Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 2
HUN ĐÚC, NUÔI DƯỠNG CHÍ KHÍ ĐỘC LẬP RA SAO?
NỖ LỰC CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC THIÊN MỆNH
Đã là con người thì dù là người giàu hay người nghèo, kẻ mạnh lẫn kẻ yếu, nhân dân hay chính phủ, tất cả đều bình đẳng về quyền lợi. Tôi đã viết rõ ở Phần hai về vấn đề này.
Chữ Quyền lợi, tương ứng với chữ Right trong tiếng Anh.
Bây giờ, tôi thử luận từ này rộng ra, ở góc độ quốc gia với quốc gia xem sao.
Quốc gia là nơi người dân xứ sở đó ở. Nhật Bản là nơi dân Nhật ở. Anh quốc là nơi dân Anh ở. Người Nhật cũng như người Anh, đều là con người, được tạo hóa sinh ra trong cùng trời đất. Nên không có đạo lý nào cho phép dân hai nước chà đạp lên quyền lợi của nhau. Không một đạo lý nào cho phép người này làm hại người kia. Cũng không có lý lẽ nào dung thứ cho một nhóm người này xâm phạm quyền lợi của một nhóm người kia. Đạo lý đó đúng với mọi trường hợp, không phụ thuộc vào đa số hay thiểu số. Kể cả có là một triệu người hay một trăm triệu người cũng vậy.
Trên thế giới hiện nay, có quốc gia giàu mạnh, văn minh tiến bộ, giáo dục phát triển, quốc phòng vững mạnh thì cũng có quốc gia còn nghèo khổ, man rợ hoang sơ, giáo dục lạc hậu, quốc phòng yếu kém. Nhìn chung thì châu Âu, châu Mĩ giàu mạnh, còn châu Á, châu Phi nghèo yếu. Thế nhưng, sự giàu nghèo, mạnh yếu ở mỗi quốc gia là do thực trạng của từng quốc gia và do điều kiện của mỗi nước nên mới có sự khác nhau. Nhưng sẽ ra sao, nếu có quốc gia viện cớ giúp đỡ các nước nhỏ yếu phát triển giàu mạnh như nước mình để áp đặt những điều vô lý lên các nước đó. Làm như vậy có khác nào một đô vật Sumo lực lưỡng cứ đòi vật nhau với một người đau ốm lẻo khoẻo. Cho dù họ có biện minh cho hành động của mình là vì quyền lợi quốc gia, nhưng đó là những hành động bạo ngược không thể dung thứ.
Nước Nhật Bản chúng ta hiện nay yếu kém, hoàn toàn không thể sánh vai với các cường quốc Âu Mĩ giàu mạnh. Nhưng về quyền lợi, với tư cách là một quốc gia, thì chúng ta hoàn toàn ngang hàng với họ. Trường hợp nếu các cường quốc phương Tây đi ngược lại đạo lý Quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì cho dù có phải biến cả thế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ. Như tôi đã nói ở Phần một, khi đất nước bị làm ô nhục thì tất cả người Nhật Bản chúng ta sẵn sàng xả thân để bảo vệ đến cùng thanh danh của Tổ quốc.
Nhưng còn tình trạng giàu nghèo, mạnh yếu dứt khoát không phải do mệnh Trời hoặc là do ý Trời mà ta đành phải cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưng ngày mai đã trở thành người tài giỏi; mới hôm qua còn tự vỗ ngực giàu mạnh, nhưng ngày mai trở nên hèn kém. Từ xa xưa, lịch sử đã nhiều lần minh chứng cho điều này.
Quốc dân Nhật Bản chúng ta phải xắn tay ngay vào học tập, hun đúc chí khí. Trước hết mỗi cá nhân, từng con người hãy kiên quyết tự chủ, độc lập. Có như vậy, đất nước mới giàu mạnh. Có như vậy chúng ta mới hết mặc cảm, hết sợ hãi trước các thế lực phương Tây.
Nói tóm lại, nước Nhật Bản chỉ có một con đường là phải mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia tôn trọng đạo nghĩa. Còn đối với các nước không tôn trọng đạo nghĩa chỉ muốn dùng sức mạnh thì chúng ta phải can đảm tranh đấu để xóa bỏ các cuộc thương lượng bất bình đẳng.
Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập, nghĩa là vậy.
THƯỜNG XUYÊN “TÔI LUYỆN CHÍ KHÍ TINH THẦN” LÀ RẤT QUAN TRỌNG
Như tôi đã trình bày, quan hệ giữa quốc gia với quốc gia là mối quan hệ bình đẳng. Nhưng người dân nước đó thiếu tinh thần tự chủ, thiếu ý chí độc lập thì khó có thể tranh đấu với thế giới để bình đẳng về quyền lợi với tư cách là một quốc gia độc lập.
Đó là do ba lý do dưới đây.
Thứ nhất, Quốc dân không có tính cách độc lập thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm.
Tính cách độc lập là gì? Là tính cách không dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác. Việc của mình, mình phải tự lo giải quyết. Người có tính cách độc lập là người không bị chi phối hoặc chịu ảnh hưởng của người khác, tự mình biết phân biệt sự thể đúng sai, phải trái, không phạm sai lầm trong hành động. Người độc lập về kinh tế là người có thể sống mà không cần dựa vào sự viện trợ của người khác.
Nếu như toàn thể quốc dân, ai nấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, không có tính độc lập thì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thành những kẻ chuyên ăn bám đục khoét tiền của của đất nước, của các tổ chức xã hội. Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũng chẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ ai. Tất cả đều dửng dưng với nhau, có nhìn thấy người mù loà qua đường cũng không một ai chìa tay ra giúp đỡ.
Cổ nhân có câu: “Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào thì dân không cần phải biết.” Câu này có nghĩa là ở trên đời, những người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm chính trị, cai trị nhân dân, bắt dân phải tuân theo chính sách vạch ra là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn là việc cái gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy, cứ như nước đổ đầu vịt vậy.
Đây là lời răng dạy của Khổng Tử. Nhưng lời răng dạy này thật phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.
Người có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi. Trong cả ngàn người may ra mới có được một người. Giả dụ, dân số của một quốc gia nọ là một triệu người. Trong số đó chỉ có một nghìn người có tri thức. Chín trăm chín mươi chín nghìn người còn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng một nghìn người có trí tuệ đó, cai trị số dân ngu bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu. Và chín trăm chín mươi chín nghìn ngưòi mù chữ này cũng một mực tuân theo lời răng dạy của “cha mẹ dân”, sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ giữa người cai trị và nhân dân sẽ trở thành quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã là thân phận ăn nhờ ở đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân). Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng tới vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đại sự đã có chủ nhân lo rồi.
Và cũng giả dụ, quốc gia này bị nước ngoài gây hấn, chiến tranh bùng nổ. Và cứ giả sử là không có một người dân nào phản bội, bán mình cho nước ngoài. Vậy thì sự thể sẽ ra sao?
Từ trước tới nay, dân chúng như bầy cứu ngoan ngoãn nghe theo chính phủ và họ cũng chẳng có điều gì phải phàn nàn về chính phủ cả, nhưng khi bảo họ phải hi sinh tính mạng để bảo vệ đất nước thì đừng tưởng rằng họ cũng sẽ một mực tuân theo. Tôi chắc rằng phần lớn sẽ tìm cách thoái thác, tìm cách bỏ trốn. Tức là khi có việc đại sự như lúc đất nước lâm nguy thì người dân chỉ biết lo cho sự an toàn của bản thân, không có lòng yêu nước. Và như thế khó mà giữ được độc lập cho đất nước.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HUN ĐÚC VÀ GÌN GIỮ ĐƯỢC CHÍ KHÍ ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO
Để bảo vệ độc lập cho đất nước trước hiểm họa ngoại bang, toàn thể quốc dân phải ý thức được tinh thần Độc lập và Tự do, trên dưới một lòng, coi vận mệnh Tổ quốc như vận mệnh của bản thân, đem hết tinh thần và trách nhiệm với tư cách là người Nhật Bản ra phục vụ.
Người Anh coi nước Anh là Tổ quốc thì người Nhật chúng ta cũng phải coi Nhật Bản là Tổ quốc. Đất đai của Tổ quốc là đất đai của mình, phải giữ gìn nó như giữ gìn nhà mình vậy, sẵn sàng dâng hiến tính mạng và tài sản. Như thế mới là đại nghĩa để báo đáp cho đất nước.
Đương nhiên, chính trị là công việc của chính phủ, nhân dân sống trong nền chính trị ấy. Nhưng chính phủ hay nhân dân, chẳng qua là sự phân chia vai trò, phân chia vị trí để mỗi bên gánh vác, chỉ khác nhau trong công việc mà thôi.
Không có đạo lý nào cho phép chúng ta với tư cách là con người lại khoanh tay ngồi nhìn, bỏ mặc hay phó thác cho chính phủ giải quyết vận mệnh đất nước trước nguy cơ trọng đại liên quan tới sự tồn vong của Tổ quốc.
Tên, họ của chúng ta là “người Nhật Bản”. Chức trách của chúng ta là “chức trách của người Nhật Bản”. Với tư cách đó, chúng ta mang trên mình bổn phận của quốc dân - quốc dân Nhật Bản. Hơn thế nữa, chúng ta đang được quyền tự do sinh sống, tự do hành động tại Nhật Bản. Vậy thì, đi đôi với quyền lợi đó, đương nhiên chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm.
“DÂN” CỦA IMAGAWA YOSHIMOTO VÀ “DÂN” CỦA NAPOLEON ĐỆ TAM
Vào thời Chiến quốc, Imagawa Yoshimoto, lãnh chúa của vùng Suruga thống lĩnh một đội quân lên tới hàng vạn người tiến đánh Nobunaga Oda, lãnh chúa vùng Aichi. Nobunaga đã tổ chức mai phục tại khe núi Oke tỉnh Aichi, rồi bất ngờ tập kích đánh thẳng vào đại bản doanh và chém đầu Imagawa. Quân sĩ của Imagawa mất chủ tướng, hoảng loạn chạy như “ong vỡ tổ”. Sự nghiệp lẫy lừng một thời của Imagawa bỗng chốc tan thành mây khói.
5. Thời Chiến quốc: Đây là thời đại loạn tại Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1507 đến mãi năm 1615 mới chấm dứt.
6. Ngày nay là tỉnh Sizuoka, Nhật Bản.
Trái lại, trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871) xảy ra cách đây vài năm, lúc đầu quân Pháp thua trận, Napoleon Đệ tam bị quân Phổ bắt làm tù binh. Thế nhưng quốc dân Pháp không vì thế mà tuyệt vọng. Họ tiếp tục chiến đấu với lòng quả cảm, tử thủ bảo vệ Paris bằng mọi giá, cuối cùng buộc quân Phổ phải chấp nhận ký Hòa ước. Nhờ thế mà nước Pháp giữ được lãnh thổ toàn vẹn, không bị mất vào tay người Phổ.
Quả là khập khiểng nếu so sánh tinh thần binh sĩ của Imagawa với binh sĩ của Napoleon. Bởi người dân xứ Suruga chỉ là những kẻ ăn nhờ ở đậu, mọi việc đều ỷ lại, trông cậy vào một mình chủ tướng Imagawa Yoshimoto. Không một ai trong số họ, coi xứ sở Suruga là nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Họ suy nghĩ nông cạn và tin tưởng rằng xứ Suruga có làm sao thì đã có tướng Imagawa rồi.
Trong khi đó ở Pháp, có nhiều quốc dân mang trong mình tinh thần báo đáp cho Tổ quốc. Họ coi nguy cơ của đất nước cũng là nguy cơ của chính mình, vì vậy họ sẵn sàng xả thân chiến đấu vì Tổ quốc. Nhờ tinh thần xả thân của nhân dân nên đã cứu được nước Pháp.
Sự khác nhau căn bản của hai nước là vậy.
Từ thực tế trên, để bảo vệ nước mình trước họa xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân sẽ tăng lên khi trong con người họ có tinh thần, có chí khí độc lập mạnh mẽ. Nói đến đây chắc các bạn sẽ hiểu như tôi rằng: người Nhật chúng ta, nếu thiếu chí khí độc lập thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn.
Lý do thứ hai là tự bản thân không giác ngộ về tính độc lập, thì khi thương lượng với ngoại bang cũng không thể tranh đấu cho quyền lợi của mình được.
Người không có tính độc lập thì thường phải dựa dẫm vào kẻ khác. Người dựa dẫm vào kẻ khác thì lúc nào cũng phải thăm dò ý tứ, trông vào thái độ của người khác thì nhất định phải tìm cách lấy lòng người đó. Luôn phải lấy lòng thành ra chịu ơn, lâu dần trở nên xu nịnh và luồn cúi người mình dựa dẫm. Chẳng mấy chốc, tính xu nịnh, luồn cúi trở thành thói quen. Một khi đã quen xu nịnh, quen luồn cúi thì mặt phải “trơ” ra và “dây thần kinh” xấu hổ cũng mất. Điều muốn nói không dám nói, gặp ai cũng phải xum xoe, khúm na khúm núm. Và cuối cùng thói quen xu nịnh, thói luồn cúi trở thành bản chất, tính cách. Nên người xưa mới có câu “Thói hư thành tật” cũng là vậy. Đã là tật, là bản chất, là tính cách thì khó sửa.
Hiện nay, ở nước Nhật chúng ta, thường dân đã được phép mang họ, được phép cưỡi ngựa. Tòa án cũng đã thay đổi. Việc xét xử công bằng hơn, chính trực hơn. Và nhất là luật pháp ít ra cũng đã quy định thường dân ngang hàng với sĩ tộc. Tuy vậy, để thay đổi lề thói cũ, tập quán cũ cũng cần phải có thời gian, không thể một sớm một chiều mà gột bỏ hết được. Ý thức của người dân chúng ta vẫn như xưa. Văng tục khi nói, bỗ bã khi ăn, nhu nhược trong thái độ, gặp cấp trên thì run sợ, bảo đứng thì đứng, bảo ngồi thì ngồi, bảo múa cũng phải múa, cứ y như lũ chó nuôi mãi mà cứ ốm nhom, chỉ biết xun xoe trước mặt chủ. Thật là khí lực không có, hổ thẹn cũng không.
Nếu là xã hội phong kiến Mạc phủ - một xã hội hoàn toàn mất tự do - trong thời kỳ “bế quan tỏa cảng” thì người dân càng mất sinh khí lại càng tốt cho chính quyền. Vì tầng lớp cai trị khi đó chỉ muốn dân ngu để dễ bề dạy bảo.
Nhưng thời thế giờ đây đã đổi khác. Cứ kéo dài mãi tình trạng này thì chỉ mang lại tổn hại cho quốc gia trong thời buổi phải giao thương với ngoại quốc.
NỖI HỔ NHỤC CỦA BẢN THÂN CŨNG LÀ NỖI HỔ NHỤC CỦA QUỐC GIA
Giả dụ, có một số thương nhân địa phương muốn kiếm lời bằng cách buôn bán với người ngoại quốc, bèn khăn gói lên đường tới những đặc khu ngoại kiều như Yokohama chẳng hạn. Lần đầu tiên trong đời đi gặp “ông Tây” để tính chuyện làm ăn. Vừa thấy cái dáng to lớn lừng lững của họ thì thương nhân ta đã hồn xiêu phách lạc. Lại càng khiếp vía khi thấy trong ca-táp của “Tây” hàng xấp giấy bạc. Được “Tây” đưa vào văn phòng bóng lộn nằm trong những toà nhà lộng lẫy thì thương nhân ta lại càng lúng túng, không biết đứng ngồi ở đâu, chân tay cứ lóng ngóng, không biết để đâu đặt đâu. “Tây” mời lên tàu hơi nước chạy một vòng biểu diễn, thương nhân ta cứ chóng hết mặt mày vì con “quái vật” đen xì này chạy nhanh quá. Và thế là ngay từ đầu, cái “gan” làm ăn của thương nhân ta teo hết cả lại.
7. Khu kiều dân: Theo hiệp ước ký với các cường quốc phương Tây, chính quyền phong kiến Mạc phủ phải để cho các nước phương Tây thiết lập các khu định cư cho người nước ngoài trên lãnh thổ Nhật Bản. Người phương Tây được quyền tự trị, quyền cư trú vĩnh viễn và quyền tự do buôn bán với các thương nhân Nhật Bản trong khu vực cư ngụ đó.
Có thương nhân đánh liều giao dịch thử thì trong bụng thán phục sao “Tây” cái gì cũng thông thạo, nhưng cũng lại sờ sợ vì thấy họ thật lắm thủ đoạn, thương thảo lúc cương lúc nhu thật khó lường. Cuối cùng bị ép ký hợp đồng, dù biết là thiệt mà vẫn phải nhắm mắt đặt bút ký, vì run sợ trước thái độ hung hăng xấn xổ của “Tây”. Kết cuộc là phải nhận phần thua thiệt về mình.
Ví dụ trên đây cho thấy không chỉ người thương nhân ấy thiệt hại mà phải xem đó là thiệt hại của cả quốc gia và không chỉ người thương nhân đó chịu sỉ nhục mà phải coi đó là sự sỉ nhục của cả quốc gia.
Xét cho cùng, có lẽ từ bao đời nay, tầng lớp Thị dân luôn sống khom lưng luồn cúi, không có tính độc lập nên mục rỗng từ trong ruột mục ra. Trong xã hội Nhật Bản, Thi dân bị Samurai chèn ép đầy đọa. Tại các phiên tòa họ cũng luôn bị xử ép, xử oan nên phần hồn của họ khó mà vực lại được. Đã không vực lại được cả phần xác lẫn phần hồn thì cũng đừng mong giao dịch, quan hệ bình đẳng với nước ngoài.
8. Thị dân: Tiếng Nhật gọi là chonin, chỉ hai thành phần dân buôn bán và thợ thủ công sống ở các thị trấn hình thành vào thời Cận đại ở Nhật Bản. Dưới thời phong kiến Mạc phủ với chính sách “trọng nông, ức thương”, hai thành phần này luôn bị khinh miệt.
Nói tóm lại bản thân mỗi người chúng ta không có tính độc lập thì cũng không thể giành được độc lập với nước ngoài.
Lý do thứ ba là người không có tinh thần độc lập là người dựa dẫm vào quyền lực của người khác, chạy theo cái xấu.
Dưới thời phong kiến Mạc phủ, có một kiểu tín dụng được goị là “tín dụng mượn danh chúa”. Đây là hình thức nhà giàu đứng tên lãnh chúa cho vây lấy lãi. Khi con nợ chậm trả, chủ nợ lợi dụng “cái ô” quyền uy của lãnh chúa để khiếu kiện và bao giờ cũng được tòa xử cho thắng kiện kèm theo những điều kiện bắt bí con nợ. Vì sợ lãnh chúa, nên con nợ cũng phải tìm cách trả trước cho chủ nợ nếu không muốn bị rầy rà. Đây là cách làm để tiện. Lẽ ra, người vây chưa trả được thì người cho vay phải kiện lên chính phủ nhờ chính phủ can thiệp đòi giúp. Đằng này họ lại cứ mượn oai của lãnh chúa đe dọa người cho vay. Đương nhiên chắc cũng biết biếu xén hối lộ cho lãnh chúa. Thật là quá quắt.
Bây giờ không còn nghe nói về kiểu tín dụng ấy nữa, nhưng biết đâu đấy vẫn có nhà giàu cấu kết với ngoại quốc có quyền thế, mượn danh họ để cho vay và bắt chẹt dân.
Những thói quen xấu, tập quán xấu như vậy vẫn còn tồn tại. Sau này, người phương Tây được quyền tự do cư trú ngoài khu vực kiều dân thì các tập quán đó gặp thời chắc lại nổi lên lúc nào không hay. Cứ như thế thì quốc gia sẽ chịu tổn thất. Các tập quán đó cũng có thể coi là hành vi bán nước. Lợi dụng, cậy thế người có quyền lực làm bậy là như vậy.
Tôi phải nói như trên, vì xuất phát từ thực tế là người Nhật Bản chúng ta không có tinh thần độc lập nên mới sinh ra đủ thứ xấu xa. Hiện nay, với tư cách là người Nhật Bản, nếu có lòng yêu nước thì mỗi người chúng ta đều phải suy nghĩ trước hết về độc lập cho bản thân mình, rồi hãy giúp đỡ người khác cùng độc lập. Cha mẹ phải khuyên dạy cho con cái, thầy giáo phải khuyên dạy cho học trò về tinh thần độc lập. Toàn thể nhân dân cùng phải giữ gìn độc lập, phải bảo vệ đất nước.
Các chính trị gia, thay vì trói buộc nhân dân, chỉ biết tự mình khổ tâm động não lo chuyện quốc sự, chi bằng biết kết gắn nhân dân thành một khối, mang lại tự do cho nhân dân, dựa vào dân, sướng khổ cùng dân, có như vậy mới mong vượt qua được nguy cơ cho cả dân tộc.
Tháng 2 năm Minh Trị thứ sáu (tức năm 1873)
NỖ LỰC CÓ THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC THIÊN MỆNH
Đã là con người thì dù là người giàu hay người nghèo, kẻ mạnh lẫn kẻ yếu, nhân dân hay chính phủ, tất cả đều bình đẳng về quyền lợi. Tôi đã viết rõ ở Phần hai về vấn đề này.
Chữ Quyền lợi, tương ứng với chữ Right trong tiếng Anh.
Bây giờ, tôi thử luận từ này rộng ra, ở góc độ quốc gia với quốc gia xem sao.
Quốc gia là nơi người dân xứ sở đó ở. Nhật Bản là nơi dân Nhật ở. Anh quốc là nơi dân Anh ở. Người Nhật cũng như người Anh, đều là con người, được tạo hóa sinh ra trong cùng trời đất. Nên không có đạo lý nào cho phép dân hai nước chà đạp lên quyền lợi của nhau. Không một đạo lý nào cho phép người này làm hại người kia. Cũng không có lý lẽ nào dung thứ cho một nhóm người này xâm phạm quyền lợi của một nhóm người kia. Đạo lý đó đúng với mọi trường hợp, không phụ thuộc vào đa số hay thiểu số. Kể cả có là một triệu người hay một trăm triệu người cũng vậy.
Trên thế giới hiện nay, có quốc gia giàu mạnh, văn minh tiến bộ, giáo dục phát triển, quốc phòng vững mạnh thì cũng có quốc gia còn nghèo khổ, man rợ hoang sơ, giáo dục lạc hậu, quốc phòng yếu kém. Nhìn chung thì châu Âu, châu Mĩ giàu mạnh, còn châu Á, châu Phi nghèo yếu. Thế nhưng, sự giàu nghèo, mạnh yếu ở mỗi quốc gia là do thực trạng của từng quốc gia và do điều kiện của mỗi nước nên mới có sự khác nhau. Nhưng sẽ ra sao, nếu có quốc gia viện cớ giúp đỡ các nước nhỏ yếu phát triển giàu mạnh như nước mình để áp đặt những điều vô lý lên các nước đó. Làm như vậy có khác nào một đô vật Sumo lực lưỡng cứ đòi vật nhau với một người đau ốm lẻo khoẻo. Cho dù họ có biện minh cho hành động của mình là vì quyền lợi quốc gia, nhưng đó là những hành động bạo ngược không thể dung thứ.
Nước Nhật Bản chúng ta hiện nay yếu kém, hoàn toàn không thể sánh vai với các cường quốc Âu Mĩ giàu mạnh. Nhưng về quyền lợi, với tư cách là một quốc gia, thì chúng ta hoàn toàn ngang hàng với họ. Trường hợp nếu các cường quốc phương Tây đi ngược lại đạo lý Quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì cho dù có phải biến cả thế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ. Như tôi đã nói ở Phần một, khi đất nước bị làm ô nhục thì tất cả người Nhật Bản chúng ta sẵn sàng xả thân để bảo vệ đến cùng thanh danh của Tổ quốc.
Nhưng còn tình trạng giàu nghèo, mạnh yếu dứt khoát không phải do mệnh Trời hoặc là do ý Trời mà ta đành phải cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưng ngày mai đã trở thành người tài giỏi; mới hôm qua còn tự vỗ ngực giàu mạnh, nhưng ngày mai trở nên hèn kém. Từ xa xưa, lịch sử đã nhiều lần minh chứng cho điều này.
Quốc dân Nhật Bản chúng ta phải xắn tay ngay vào học tập, hun đúc chí khí. Trước hết mỗi cá nhân, từng con người hãy kiên quyết tự chủ, độc lập. Có như vậy, đất nước mới giàu mạnh. Có như vậy chúng ta mới hết mặc cảm, hết sợ hãi trước các thế lực phương Tây.
Nói tóm lại, nước Nhật Bản chỉ có một con đường là phải mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia tôn trọng đạo nghĩa. Còn đối với các nước không tôn trọng đạo nghĩa chỉ muốn dùng sức mạnh thì chúng ta phải can đảm tranh đấu để xóa bỏ các cuộc thương lượng bất bình đẳng.
Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập, nghĩa là vậy.
THƯỜNG XUYÊN “TÔI LUYỆN CHÍ KHÍ TINH THẦN” LÀ RẤT QUAN TRỌNG
Như tôi đã trình bày, quan hệ giữa quốc gia với quốc gia là mối quan hệ bình đẳng. Nhưng người dân nước đó thiếu tinh thần tự chủ, thiếu ý chí độc lập thì khó có thể tranh đấu với thế giới để bình đẳng về quyền lợi với tư cách là một quốc gia độc lập.
Đó là do ba lý do dưới đây.
Thứ nhất, Quốc dân không có tính cách độc lập thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm.
Tính cách độc lập là gì? Là tính cách không dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác. Việc của mình, mình phải tự lo giải quyết. Người có tính cách độc lập là người không bị chi phối hoặc chịu ảnh hưởng của người khác, tự mình biết phân biệt sự thể đúng sai, phải trái, không phạm sai lầm trong hành động. Người độc lập về kinh tế là người có thể sống mà không cần dựa vào sự viện trợ của người khác.
Nếu như toàn thể quốc dân, ai nấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, không có tính độc lập thì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thành những kẻ chuyên ăn bám đục khoét tiền của của đất nước, của các tổ chức xã hội. Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũng chẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ ai. Tất cả đều dửng dưng với nhau, có nhìn thấy người mù loà qua đường cũng không một ai chìa tay ra giúp đỡ.
Cổ nhân có câu: “Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào thì dân không cần phải biết.” Câu này có nghĩa là ở trên đời, những người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm chính trị, cai trị nhân dân, bắt dân phải tuân theo chính sách vạch ra là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn là việc cái gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy, cứ như nước đổ đầu vịt vậy.
Đây là lời răng dạy của Khổng Tử. Nhưng lời răng dạy này thật phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.
Người có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi. Trong cả ngàn người may ra mới có được một người. Giả dụ, dân số của một quốc gia nọ là một triệu người. Trong số đó chỉ có một nghìn người có tri thức. Chín trăm chín mươi chín nghìn người còn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng một nghìn người có trí tuệ đó, cai trị số dân ngu bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu. Và chín trăm chín mươi chín nghìn ngưòi mù chữ này cũng một mực tuân theo lời răng dạy của “cha mẹ dân”, sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ giữa người cai trị và nhân dân sẽ trở thành quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã là thân phận ăn nhờ ở đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân). Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng tới vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đại sự đã có chủ nhân lo rồi.
Và cũng giả dụ, quốc gia này bị nước ngoài gây hấn, chiến tranh bùng nổ. Và cứ giả sử là không có một người dân nào phản bội, bán mình cho nước ngoài. Vậy thì sự thể sẽ ra sao?
Từ trước tới nay, dân chúng như bầy cứu ngoan ngoãn nghe theo chính phủ và họ cũng chẳng có điều gì phải phàn nàn về chính phủ cả, nhưng khi bảo họ phải hi sinh tính mạng để bảo vệ đất nước thì đừng tưởng rằng họ cũng sẽ một mực tuân theo. Tôi chắc rằng phần lớn sẽ tìm cách thoái thác, tìm cách bỏ trốn. Tức là khi có việc đại sự như lúc đất nước lâm nguy thì người dân chỉ biết lo cho sự an toàn của bản thân, không có lòng yêu nước. Và như thế khó mà giữ được độc lập cho đất nước.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HUN ĐÚC VÀ GÌN GIỮ ĐƯỢC CHÍ KHÍ ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO
Để bảo vệ độc lập cho đất nước trước hiểm họa ngoại bang, toàn thể quốc dân phải ý thức được tinh thần Độc lập và Tự do, trên dưới một lòng, coi vận mệnh Tổ quốc như vận mệnh của bản thân, đem hết tinh thần và trách nhiệm với tư cách là người Nhật Bản ra phục vụ.
Người Anh coi nước Anh là Tổ quốc thì người Nhật chúng ta cũng phải coi Nhật Bản là Tổ quốc. Đất đai của Tổ quốc là đất đai của mình, phải giữ gìn nó như giữ gìn nhà mình vậy, sẵn sàng dâng hiến tính mạng và tài sản. Như thế mới là đại nghĩa để báo đáp cho đất nước.
Đương nhiên, chính trị là công việc của chính phủ, nhân dân sống trong nền chính trị ấy. Nhưng chính phủ hay nhân dân, chẳng qua là sự phân chia vai trò, phân chia vị trí để mỗi bên gánh vác, chỉ khác nhau trong công việc mà thôi.
Không có đạo lý nào cho phép chúng ta với tư cách là con người lại khoanh tay ngồi nhìn, bỏ mặc hay phó thác cho chính phủ giải quyết vận mệnh đất nước trước nguy cơ trọng đại liên quan tới sự tồn vong của Tổ quốc.
Tên, họ của chúng ta là “người Nhật Bản”. Chức trách của chúng ta là “chức trách của người Nhật Bản”. Với tư cách đó, chúng ta mang trên mình bổn phận của quốc dân - quốc dân Nhật Bản. Hơn thế nữa, chúng ta đang được quyền tự do sinh sống, tự do hành động tại Nhật Bản. Vậy thì, đi đôi với quyền lợi đó, đương nhiên chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm.
“DÂN” CỦA IMAGAWA YOSHIMOTO VÀ “DÂN” CỦA NAPOLEON ĐỆ TAM
Vào thời Chiến quốc, Imagawa Yoshimoto, lãnh chúa của vùng Suruga thống lĩnh một đội quân lên tới hàng vạn người tiến đánh Nobunaga Oda, lãnh chúa vùng Aichi. Nobunaga đã tổ chức mai phục tại khe núi Oke tỉnh Aichi, rồi bất ngờ tập kích đánh thẳng vào đại bản doanh và chém đầu Imagawa. Quân sĩ của Imagawa mất chủ tướng, hoảng loạn chạy như “ong vỡ tổ”. Sự nghiệp lẫy lừng một thời của Imagawa bỗng chốc tan thành mây khói.
5. Thời Chiến quốc: Đây là thời đại loạn tại Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1507 đến mãi năm 1615 mới chấm dứt.
6. Ngày nay là tỉnh Sizuoka, Nhật Bản.
Trái lại, trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871) xảy ra cách đây vài năm, lúc đầu quân Pháp thua trận, Napoleon Đệ tam bị quân Phổ bắt làm tù binh. Thế nhưng quốc dân Pháp không vì thế mà tuyệt vọng. Họ tiếp tục chiến đấu với lòng quả cảm, tử thủ bảo vệ Paris bằng mọi giá, cuối cùng buộc quân Phổ phải chấp nhận ký Hòa ước. Nhờ thế mà nước Pháp giữ được lãnh thổ toàn vẹn, không bị mất vào tay người Phổ.
Quả là khập khiểng nếu so sánh tinh thần binh sĩ của Imagawa với binh sĩ của Napoleon. Bởi người dân xứ Suruga chỉ là những kẻ ăn nhờ ở đậu, mọi việc đều ỷ lại, trông cậy vào một mình chủ tướng Imagawa Yoshimoto. Không một ai trong số họ, coi xứ sở Suruga là nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Họ suy nghĩ nông cạn và tin tưởng rằng xứ Suruga có làm sao thì đã có tướng Imagawa rồi.
Trong khi đó ở Pháp, có nhiều quốc dân mang trong mình tinh thần báo đáp cho Tổ quốc. Họ coi nguy cơ của đất nước cũng là nguy cơ của chính mình, vì vậy họ sẵn sàng xả thân chiến đấu vì Tổ quốc. Nhờ tinh thần xả thân của nhân dân nên đã cứu được nước Pháp.
Sự khác nhau căn bản của hai nước là vậy.
Từ thực tế trên, để bảo vệ nước mình trước họa xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân sẽ tăng lên khi trong con người họ có tinh thần, có chí khí độc lập mạnh mẽ. Nói đến đây chắc các bạn sẽ hiểu như tôi rằng: người Nhật chúng ta, nếu thiếu chí khí độc lập thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn.
Lý do thứ hai là tự bản thân không giác ngộ về tính độc lập, thì khi thương lượng với ngoại bang cũng không thể tranh đấu cho quyền lợi của mình được.
Người không có tính độc lập thì thường phải dựa dẫm vào kẻ khác. Người dựa dẫm vào kẻ khác thì lúc nào cũng phải thăm dò ý tứ, trông vào thái độ của người khác thì nhất định phải tìm cách lấy lòng người đó. Luôn phải lấy lòng thành ra chịu ơn, lâu dần trở nên xu nịnh và luồn cúi người mình dựa dẫm. Chẳng mấy chốc, tính xu nịnh, luồn cúi trở thành thói quen. Một khi đã quen xu nịnh, quen luồn cúi thì mặt phải “trơ” ra và “dây thần kinh” xấu hổ cũng mất. Điều muốn nói không dám nói, gặp ai cũng phải xum xoe, khúm na khúm núm. Và cuối cùng thói quen xu nịnh, thói luồn cúi trở thành bản chất, tính cách. Nên người xưa mới có câu “Thói hư thành tật” cũng là vậy. Đã là tật, là bản chất, là tính cách thì khó sửa.
Hiện nay, ở nước Nhật chúng ta, thường dân đã được phép mang họ, được phép cưỡi ngựa. Tòa án cũng đã thay đổi. Việc xét xử công bằng hơn, chính trực hơn. Và nhất là luật pháp ít ra cũng đã quy định thường dân ngang hàng với sĩ tộc. Tuy vậy, để thay đổi lề thói cũ, tập quán cũ cũng cần phải có thời gian, không thể một sớm một chiều mà gột bỏ hết được. Ý thức của người dân chúng ta vẫn như xưa. Văng tục khi nói, bỗ bã khi ăn, nhu nhược trong thái độ, gặp cấp trên thì run sợ, bảo đứng thì đứng, bảo ngồi thì ngồi, bảo múa cũng phải múa, cứ y như lũ chó nuôi mãi mà cứ ốm nhom, chỉ biết xun xoe trước mặt chủ. Thật là khí lực không có, hổ thẹn cũng không.
Nếu là xã hội phong kiến Mạc phủ - một xã hội hoàn toàn mất tự do - trong thời kỳ “bế quan tỏa cảng” thì người dân càng mất sinh khí lại càng tốt cho chính quyền. Vì tầng lớp cai trị khi đó chỉ muốn dân ngu để dễ bề dạy bảo.
Nhưng thời thế giờ đây đã đổi khác. Cứ kéo dài mãi tình trạng này thì chỉ mang lại tổn hại cho quốc gia trong thời buổi phải giao thương với ngoại quốc.
NỖI HỔ NHỤC CỦA BẢN THÂN CŨNG LÀ NỖI HỔ NHỤC CỦA QUỐC GIA
Giả dụ, có một số thương nhân địa phương muốn kiếm lời bằng cách buôn bán với người ngoại quốc, bèn khăn gói lên đường tới những đặc khu ngoại kiều như Yokohama chẳng hạn. Lần đầu tiên trong đời đi gặp “ông Tây” để tính chuyện làm ăn. Vừa thấy cái dáng to lớn lừng lững của họ thì thương nhân ta đã hồn xiêu phách lạc. Lại càng khiếp vía khi thấy trong ca-táp của “Tây” hàng xấp giấy bạc. Được “Tây” đưa vào văn phòng bóng lộn nằm trong những toà nhà lộng lẫy thì thương nhân ta lại càng lúng túng, không biết đứng ngồi ở đâu, chân tay cứ lóng ngóng, không biết để đâu đặt đâu. “Tây” mời lên tàu hơi nước chạy một vòng biểu diễn, thương nhân ta cứ chóng hết mặt mày vì con “quái vật” đen xì này chạy nhanh quá. Và thế là ngay từ đầu, cái “gan” làm ăn của thương nhân ta teo hết cả lại.
7. Khu kiều dân: Theo hiệp ước ký với các cường quốc phương Tây, chính quyền phong kiến Mạc phủ phải để cho các nước phương Tây thiết lập các khu định cư cho người nước ngoài trên lãnh thổ Nhật Bản. Người phương Tây được quyền tự trị, quyền cư trú vĩnh viễn và quyền tự do buôn bán với các thương nhân Nhật Bản trong khu vực cư ngụ đó.
Có thương nhân đánh liều giao dịch thử thì trong bụng thán phục sao “Tây” cái gì cũng thông thạo, nhưng cũng lại sờ sợ vì thấy họ thật lắm thủ đoạn, thương thảo lúc cương lúc nhu thật khó lường. Cuối cùng bị ép ký hợp đồng, dù biết là thiệt mà vẫn phải nhắm mắt đặt bút ký, vì run sợ trước thái độ hung hăng xấn xổ của “Tây”. Kết cuộc là phải nhận phần thua thiệt về mình.
Ví dụ trên đây cho thấy không chỉ người thương nhân ấy thiệt hại mà phải xem đó là thiệt hại của cả quốc gia và không chỉ người thương nhân đó chịu sỉ nhục mà phải coi đó là sự sỉ nhục của cả quốc gia.
Xét cho cùng, có lẽ từ bao đời nay, tầng lớp Thị dân luôn sống khom lưng luồn cúi, không có tính độc lập nên mục rỗng từ trong ruột mục ra. Trong xã hội Nhật Bản, Thi dân bị Samurai chèn ép đầy đọa. Tại các phiên tòa họ cũng luôn bị xử ép, xử oan nên phần hồn của họ khó mà vực lại được. Đã không vực lại được cả phần xác lẫn phần hồn thì cũng đừng mong giao dịch, quan hệ bình đẳng với nước ngoài.
8. Thị dân: Tiếng Nhật gọi là chonin, chỉ hai thành phần dân buôn bán và thợ thủ công sống ở các thị trấn hình thành vào thời Cận đại ở Nhật Bản. Dưới thời phong kiến Mạc phủ với chính sách “trọng nông, ức thương”, hai thành phần này luôn bị khinh miệt.
Nói tóm lại bản thân mỗi người chúng ta không có tính độc lập thì cũng không thể giành được độc lập với nước ngoài.
Lý do thứ ba là người không có tinh thần độc lập là người dựa dẫm vào quyền lực của người khác, chạy theo cái xấu.
Dưới thời phong kiến Mạc phủ, có một kiểu tín dụng được goị là “tín dụng mượn danh chúa”. Đây là hình thức nhà giàu đứng tên lãnh chúa cho vây lấy lãi. Khi con nợ chậm trả, chủ nợ lợi dụng “cái ô” quyền uy của lãnh chúa để khiếu kiện và bao giờ cũng được tòa xử cho thắng kiện kèm theo những điều kiện bắt bí con nợ. Vì sợ lãnh chúa, nên con nợ cũng phải tìm cách trả trước cho chủ nợ nếu không muốn bị rầy rà. Đây là cách làm để tiện. Lẽ ra, người vây chưa trả được thì người cho vay phải kiện lên chính phủ nhờ chính phủ can thiệp đòi giúp. Đằng này họ lại cứ mượn oai của lãnh chúa đe dọa người cho vay. Đương nhiên chắc cũng biết biếu xén hối lộ cho lãnh chúa. Thật là quá quắt.
Bây giờ không còn nghe nói về kiểu tín dụng ấy nữa, nhưng biết đâu đấy vẫn có nhà giàu cấu kết với ngoại quốc có quyền thế, mượn danh họ để cho vay và bắt chẹt dân.
Những thói quen xấu, tập quán xấu như vậy vẫn còn tồn tại. Sau này, người phương Tây được quyền tự do cư trú ngoài khu vực kiều dân thì các tập quán đó gặp thời chắc lại nổi lên lúc nào không hay. Cứ như thế thì quốc gia sẽ chịu tổn thất. Các tập quán đó cũng có thể coi là hành vi bán nước. Lợi dụng, cậy thế người có quyền lực làm bậy là như vậy.
Tôi phải nói như trên, vì xuất phát từ thực tế là người Nhật Bản chúng ta không có tinh thần độc lập nên mới sinh ra đủ thứ xấu xa. Hiện nay, với tư cách là người Nhật Bản, nếu có lòng yêu nước thì mỗi người chúng ta đều phải suy nghĩ trước hết về độc lập cho bản thân mình, rồi hãy giúp đỡ người khác cùng độc lập. Cha mẹ phải khuyên dạy cho con cái, thầy giáo phải khuyên dạy cho học trò về tinh thần độc lập. Toàn thể nhân dân cùng phải giữ gìn độc lập, phải bảo vệ đất nước.
Các chính trị gia, thay vì trói buộc nhân dân, chỉ biết tự mình khổ tâm động não lo chuyện quốc sự, chi bằng biết kết gắn nhân dân thành một khối, mang lại tự do cho nhân dân, dựa vào dân, sướng khổ cùng dân, có như vậy mới mong vượt qua được nguy cơ cho cả dân tộc.
Tháng 2 năm Minh Trị thứ sáu (tức năm 1873)
Bình luận facebook