Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1
NGƯỜI CHỊU THIỆT THÒI NHẤT LÀ NHỮNG KẺ VÔ HỌC KHÔNG THỂ CÓ MIẾNG ĂN NGON NẾU CHỈ LÀ CÁI “TỦ KIẾN THỨC”
Từ học vấn có nghĩa rất rộng, vừa trừu tượng vừa cụ thể. Tính trừu tượng (vô hình) trong học vấn thể hiện qua các môn Đạo đức, Thần học, Triết học... Còn các môn như Thiên văn học, Địa lý học, Hóa học... là học vấn mang tính cụ thể (hữu hình). Nhưng dù có trừu tượng hay cụ thể thì mục đích của học vấn là làm cho con người mở mang kiến thức, biết quan sát, lắng nghe, lý giải được đạo lý của sự vật, làm cho con người tự giác về trách nhiệm của bản thân.
Để mở mang kiến thức, để quan sát tiếp thu tốt thì phải lắng nghe ý kiến những người xung quanh, phải đào sâu suy nghĩ, phải đọc nhiều. Vì thế, để có học vấn cần phải biết chữ. Nhưng “chỉ cần biết chữ là có học vấn” như người xưa thường nghĩ là sai lầm lớn. “Biết chữ” mới chỉ là công cụ trên con đường học vấn, cũng giống như cái đục, cái cưa - những công cụ không thể thiếu để cất nhà. Nếu chỉ biết gọi đúng tên những thứ đó, không có tư duy, không biết cách đóng bàn, ghế, giường tủ.. thì không thể gọi là thợ mộc được. Cũng như vậy, người biết chữ không thể gọi là người có học vấn nếu người đó không biết lý giải, không hiểu biết đầy đủ đạo lý của sự vật.
Tục ngữ có câu: “Đọc Luận ngữ mà không biết luận ngữ” (không biết ý nghĩa của lời lẽ, ngôn từ). Tức là dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào hành động thực tế thì cũng vô nghĩa.
Dù có thuộc làu làu truyện xưa tích cũ nhưng không biết giá một ký gạo, một mớ rau là bao nhiêu.
Dù có hiểu biết cặn kẽ kinh điển Trung Hoa nhưng không biết làm thương mại, không biết giao dịch làm ăn.
Mất nhiều năm gian khổ đèn sách, tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc để học hành, trang bị đủ loại kiến thức Âu Tây, nhưng kiếm miếng ăn chỉ nuôi miệng mình cũng không nỗi.
Những người ấy chỉ là “cái tủ kiến thức” suông. Đối với chính miếng cơm của bản thân, đối với lợi ích của đất nước, đối với nền kinh tế của quốc gia, họ hoàn toàn vô dụng, họ chỉ là hạng người “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”.
Tựa đề của cuốn sách này là “Khuyến học”, nhưng không có nghĩa là tôi khuyên các bạn chỉ có đọc sách.
Đề cập tới tinh thần cơ bản của con người, đề cập tới mục đích thực thụ của học vấn là chủ đích chính mà tôi muốn nói với các bạn.
TẠI SAO KHÔNG TRIỆT ĐỂ VẬN DỤNG “BÌNH ĐẲNG”?
Những dòng đầu tiên trong Phần một, tôi đã nói tới vấn đề bình đẳng giữa người và người. Kể từ khi được sinh ra, ai ai cũng được quyền tự do sinh sống, không phân biệt trên dưới.
Tôi muốn bàn rộng hơn ý nghĩa: “Mọi người đều bình đẳng.”
Con người sinh ra là do ý muốn của Trời, chứ không phải là do ý muốn của con người. Con người vốn cùng một loài, cùng sinh sống ở trong trời đất, vì thế yêu thương nhau, tôn trọng nhau, mình làm trọn bổn phận của mình, người ta làm trọn bổn phận của người ta, không ai cản trở ai. Trong gia đình, anh em hòa thuận, giúp đỡ nhường nhịn nhau cũng do dựa theo đạo lý cơ bản là được sinh ra cùng một nhà, được nuôi dưỡng cùng một cha mẹ.
MỌI “HAM MUỐN” KHÔNG LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI NGƯỜI KHÁC ĐỀU LÀ THIỆN
Bây giờ hãy mang giá trị của con người ra so sánh thử xem? Chẳng phải là tất cả đều bình đẳng đó sao? Nhưng “bình đẳng” ở đây, không có nghĩa là người nào cũng phải có điều kiện sống ngang nhau. Mà “bình đẳng” ở đây có nghĩa là ai ai cũng đều có quyền lợi ngang nhau, vì chúng ta đều là con người cả.
Nếu nói về điều kiện sống thì có người giàu, người nghèo; kẻ mạnh, kẻ yếu, người thông minh, người đần độn. Có người sinh ra thuộc tầng lớp lãnh chúa, quý tộc, ở trong lâu đài, biệt thự, ăn ngon mặc đẹp, thì cũng có người sinh ra phải đi làm thuê làm mướn, sống trong hang cùng ngõ hẻm, hàng ngày chỉ đủ vắt mũi bỏ miệng.
Bằng tài năng, có người trở thành chính khách, thành doanh nhân tầm cỡ có thể xoay chuyển thế gian, thì cũng có người chỉ có trí tuệ vừa phải, buôn bán lặt vặt, đến đâu hay đó. Có lực sĩ, đô vật Sumo lực lưỡng thì cũng có công tử bột, thiếu nữ liễu yếu đào tơ. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng quyền lợi cơ bản với tư cách là con người thì ai cũng như ai, hoàn toàn ngang nhau.
Vậy thì thế nào là quyền lợi của con người? Đó chính là quyền coi trọng sinh mạng, quyền bảo vệ tài sản, quyền tôn trọng nhân cách và danh dự.
Kể từ khi sinh ra con người trên thế giới này, Trời đã truyền cho con người năng lượng thể xác và tinh thần, đã qui định rõ ai cũng có quyền sống. Không kẻ nào được phép xâm phạm quyền lợi đó. Sinh mạng của lãnh chúa cũng quý giá như sinh mạng của người làm thuê. Ý thức bảo vệ đống gia tài khổng lồ của các nhà tư bản kếch sù cũng không khác gì ý thức bảo vệ đồng vốn ít ỏi của những người buôn bán lặt vặt.
Người xưa có câu: “Trẻ con mà khóc thì ai cũng phải chào thua.” Lại còn có câu: “Cha mẹ có nói sai thì con cái vẫn phải cho là phải. Ông chủ bảo gì người làm cũng phải dạ theo.” Ngụ ý là con người không thể có chuyện ngang nhau về quyền lợi. Đấy chính là ví dụ “vơ đũa cả nắm”, ví dụ điển hình cho việc không biết phân biệt đâu là “điều kiện sống”, đâu là “quyền lợi của con người”.
Dân cày có thể khác với địa chủ về điều kiện sống nhưng không khác về quyền lợi. Giẫm phải gai, người dân kêu đau, không lẽ cũng giẫm phải gai mà địa chủ bảo không đau. Ăn của ngon, chủ đất khen ngon, không lẽ cùng ăn của ngon mà dân làm thuê cuốc mướn lại chê dở.
Đã là con người thì ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, có nhà cao cửa rộng và chẳng có ai lại muốn khổ cả. Âu cũng là lẽ thường.
Người nắm quyền lực vừa có tiền vừa có thế, người nông dân thì lại vừa nghèo vừa kém thế. Phải thừa nhận rằng ở trên cõi đời có người mạnh người yếu, người giàu người nghèo, có sự khác biệt trong điều kiện sống.
Nhưng việc cậy thế vì có tiền, có quyền, lợi dụng sự hơn kém trong điều kiện sinh hoạt để chèn ép người nghèo yếu, chính là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người khác.
Kẻ yếu có cách của kẻ yếu, họ sẽ tự bổ khuyết cho họ. Không có sự chèn ép nào tệ hại hơn việc sự dụng quyền thế để ức hiếp những người nghèo yếu.
HỌC ĐỂ HIỂU “THẾ NÀO LÀ LÀM TRÒN CÔNG VIỆC CỦA MÌNH”
Dưới thời Mạc phủ, giữa tầng lớp Võ sĩ và tầng lớp thường dân có sự phân biệt sâu sắc. Võ sĩ ra sức lộng quyền, coi nông dân và thị dân như những kẻ tội phạm. Chúng còn đặt ra luật “chém trước, xử sau”. Theo luật này, người dân chỉ cần có biểu hiện trái ý Võ sĩ là lập tức bị hành quyết tại chỗ. Tính mạng của dân không khác sâu bọ, cho sống thì được sống, bảo chết thì phải chết.
Ngược lại, nông dân và thị dân lúc nào cũng phải cúi lạy, nhường lối tránh chỗ cho Võ sĩ dù chẳng có quan hệ, duyên nợ gì. Ngựa mình nuôi nhưng bị cấm cưỡi. Thật đáng căm giận.
Mối quan hệ giữa Võ sĩ và thường dân là quan hệ “giữa cá nhân với cá nhân” mà đã bất công đến như vậy, thử hỏi quan hệ giữa chính phủ và nhân dân là quan hệ giữa “tập thể với tập thể” sẽ như thế nào? Các bạn hãy cùng tôi xem xét.
Có thể nói: Mối quan hệ giữa chính phủ với nhân dân còn tệ hại hơn nhiều. Không chỉ chính quyền trung ương Mạc phủ, mà tại các địa phương, các lãnh chúa điều lập ra chính phủ con trên lãnh địa mình cai quản, mặc sức hà hiếp bóc lột dân chúng, mọi quyền con người của người dân đều không được thừa nhận. Thi thoảng lắm, các lãnh chúa ra vẻ từ bi đưa ra một vài chính sách tử tế (thực ra chỉ khi bị các lãnh chúa vùng khâc âm mưu thôn tính lãnh địa của mình thì họ mới làm thế), nhưng cũng chỉ nhằm mị dân nhất thời mà thôi.
Quan hệ giữa chính phủ và nhân dân, như tôi nói ở đoạn trên, chỉ khác nhau ở tình trạng giàu nghèo, mạnh yếu. Còn quyền lợi thì hoàn toàn ngang nhau.
Người nông dân làm ra thóc gạo, nuôi sống con người; người thị dân buôn bán, lưu thông hàng hóa mạng lại sự tiện lợi trong cuộc sống. Đó là công việc của bản thân họ.
Mặt khác, chính phủ đặt ra luật lệ, trấn áp kẻ bất lương, bảo vệ dân lành. Đó là công việc phải làm của chính phủ.
Để làm việc này, chính phủ cần nhiều tiền. Nhưng chính phủ lại không tự làm ra được lúa gạo, không có tiền nong. Vì thế nông dân và thị dân nộp thuế, nộp thóc, tạo ra nguồn ngân sách cho chính phủ.
Hai phía, dân và chính phủ bàn bạc cùng nhau thoả thuận về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên như nêu trên. Quan hệ giữa nhân dân và chính phủ là quan hệ như vậy.
Nộp thóc, đóng thuế, làm theo pháp luật là nghĩa vụ và trách nhiệm của dân.
Thu đủ thóc, đủ thuế, sử dụng đúng và công khai nguồn tài chính, bảo vệ dân là nghĩa vụ và trách nhiệm của chính phủ.
Nếu cả hai phía đều thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên như trên đây thì chẳng có gì để mà nói. Vì hai bên, bên nào bên nấy cũng đều làm đúng bổn phận của mình, chính phủ không làm phiền dân và dân cũng không làm phiền chính phủ.
Không còn cảnh bị “cùm chân, cùm tay” về tinh thần và vật chất.
Trong xã hội Mạc phủ Tokugawa, người ta đã tôn chính quyền thành “Đấng bề trên”. Mỗi khi “Đấng bề trên” vi hành thì tiền nhà trọ cũng không trả, tiền đò qua sông cũng không thanh toán, tiền công người phục dịch cũng không trao, ngược lại còn đòi hỏi các nơi phải chi tiền rượu chè. Thật là hết chỗ nói. Các lãnh chúa, quan chức chính quyền nghĩ ra đủ trò để tiêu xài, làm cạn kiệt nguồn tài chính. Và để tiếp tục có tiền tiêu xài, họ liền đặt ra đủ loại sắc thuế bắt chẹt dân, buộc dân phải đóng góp. Dân chúng kêu ca, họ nguỵ biện rằng đó là sự “đền ơn, báo đáp đất nước”.
Cái mà họ gọi là “đền ơn, báo đáp đất nước” là gì? Chắc là họ muốn nói rằng nhờ có chính quyền này mà dân chúng mới được sống thanh bình, yên ổn làm ăn, không phải lo sợ kẻ xấu. Thế nhưng lập ra pháp luật, bảo vệ dân chúng giữ gìn an ninh... là công việc, là nghĩa vụ đương nhiên của chính quyền. Không thể coi đó là sự ban ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn hay báo đáp lại chính quyền. Nếu như chính quyền nghĩ như vậy thì ngược lại người dân sẽ nói rằng: Chính quyền phải hàm ơn dân và báo đáp cho dân mới phải, vì chính quyền sống bằng tiền thuế, tiền thóc lúa do dân đóng, cớ vì sao lại có chuyện ngược đời như thế được?
Thực ra bên nào cũng nhận “ơn” của bên kia. Đó là sự có đi, có lại.
Không có đạo lý nào buộc dân phải hàm ơn chính quyền mà chính quyền lại không cần phải hàm ơn dân cả.
Vì sao tập quán xấu này vẫn diễn ra trong cuộc sống hằng ngày? Đó là vì chính quyền miệng nói bình đẳng nhưng không hiểu bình đẳng, lợi dụng chênh lệch giàu nghèo, mạnh yếu, sử dụng quyền lực chèn ép quyền lợi của dân lành.
Đã là con người thì phải thường xuyên nhớ rằng: mọi người sinh ra đều bình đẳng về tư cách và quyền lợi. Đây là điều quan trọng nhất. Ở châu Âu, người ta gọi là reciprocity, tức là quan hệ có đi có lại, có tác động lẫn nhau, lợi ích song phương.
Trong Phần một, tôi viết tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, có cùng địa vị cùng tư cách có nghĩa là như vậy.
KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG SỢ HƠN LÀ NGU DỐT
Đoạn trên, đứng trên góc độ của người dân, tôi đã bàn luận về “quyền lợi” theo như sự suy nghĩ của tôi.
Thế nhưng đứng trên góc độ chính quyền để nhìn nhận, trường hợp dùng người thì phải thấy được sự khác nhau ở mỗi người, phải suy xét kỹ khi áp dụng luật pháp.
Người này được coi là nhân dân, người kia được coi là quan chức chính quyền, nhưng đứng ở vị trí nào cũng đều là người Nhật. Và người Nhật phân chia công việc lẫn nhau, lập ra chính phủ đại diện cho nhân dân. Nhân dân và chính phủ thoả thuận với nhau để chính phủ soạn thảo, ban hành các đạo luật, nhân dân dựa trên các đạo luật đó là ăn sinh sống.
Hiện nay, người dân của thời Minh Trị đã ký thoả ước với chính phủ tuân theo các luật pháp hiện hành. Quốc pháp đặt ra có thể không làm hài lòng tất cả mọi cá nhân, nhưng không vì thế mà chúng ta lại hành động tùy tiện, mà hãy kiên nhẫn trong việc sửa đổi nó. Nghĩa vụ của người dân là thực hiện thật đúng luật, tôn trọng và bảo vệ luật.
Nhưng thử nhìn lại xem, không ít người trong nhân dân dưới thời Minh Trị vô học, mù chữ, cái thiện cái ác không phân biệt nỗi, chỉ biết ăn xong rồi lại ngủ, “vô công rồi nghề”. Không những thế, thường đã ngu dốt lại hay tham vọng, tìm mọi cách lừa đảo, luồn lách luật pháp, không cần hiểu ý nghĩa của luật pháp, không cần biết đến nghĩa vụ của bản thân, chỉ biết đẻ cho thật nhiều con nhưng lại không hề chăm sóc, dạy dỗ chúng.
Những kẻ ngu dốt đó không hề biết xấu hổ và con cái của họ khi lớn lên cũng chẳng có ích gì cho đất nước, trái lại chỉ là gánh nặng, nỗi khổ cho xã hội. Xã hội mà toàn là những con người như vậy thì có đem đạo lý ra giảng giải cũng vô ích, chỉ còn cách buộc phải làm là dùng sức mạnh để răn đe, để trấn áp những hành động bạo lực, hành vi quậy phá, phá rối mà thôi. Và đó cũng là lý do khiến cho các chính phủ chuyên chế, chính phủ độc tài được thể tồn tại trên thế giới.
Chính quyền Mạc phủ ở nước ta đã vậy, các chính quyền ở một số nước châu Á cũng có khác là bao.
Có thể nói, nền chính trị hà khắc không chỉ là tội do một bạo chúa hay những kẻ nắm quyền lực gây ra, mà còn là lỗi ở chính người dân chúng ta, do vô học do ngu dốt nên mới dẫn tới thảm họa cho chính mình.
Đâm thuê chém mướn, giết người cướp của, kéo bè kéo cánh tụ họp nổi loạn, chà đạp lên mọi pháp luật..., không một vụ việc nào trong số những hiện tượng trên đây lại được coi là hành động của con người cả. Vậy mà chúng ta đang là hình ảnh hiện thời của xã hội Minh Trị chúng ta. Trong xã hội toàn là “giặc dân” như thế này dẫu có vời tới Đức Phật hay Khổng Tử thì hai ngài có lẽ cũng đành phải bó tay. Để cai trị chắc phải dùng tới chế độ chính trị tàn bạo chuyên chế. Nhưng tôi tin rằng không người dân nào lại muốn được cai trị bằng chế độ chính trị hà khắc cả.
Ngay bây giờ chúng ta phải học, mài dũa tài năng và nhân cách, phải có thực lực để đứng vững trên địa vị và tư cách bình đẳng, để đấu tranh với những sai trái của chính quyền.
Đây cũng chính là mục đích của học vấn tôi muốn khuyên các bạn.
Tháng 11 năm Minh Trị thứ sáu (tức năm 1872)
Từ học vấn có nghĩa rất rộng, vừa trừu tượng vừa cụ thể. Tính trừu tượng (vô hình) trong học vấn thể hiện qua các môn Đạo đức, Thần học, Triết học... Còn các môn như Thiên văn học, Địa lý học, Hóa học... là học vấn mang tính cụ thể (hữu hình). Nhưng dù có trừu tượng hay cụ thể thì mục đích của học vấn là làm cho con người mở mang kiến thức, biết quan sát, lắng nghe, lý giải được đạo lý của sự vật, làm cho con người tự giác về trách nhiệm của bản thân.
Để mở mang kiến thức, để quan sát tiếp thu tốt thì phải lắng nghe ý kiến những người xung quanh, phải đào sâu suy nghĩ, phải đọc nhiều. Vì thế, để có học vấn cần phải biết chữ. Nhưng “chỉ cần biết chữ là có học vấn” như người xưa thường nghĩ là sai lầm lớn. “Biết chữ” mới chỉ là công cụ trên con đường học vấn, cũng giống như cái đục, cái cưa - những công cụ không thể thiếu để cất nhà. Nếu chỉ biết gọi đúng tên những thứ đó, không có tư duy, không biết cách đóng bàn, ghế, giường tủ.. thì không thể gọi là thợ mộc được. Cũng như vậy, người biết chữ không thể gọi là người có học vấn nếu người đó không biết lý giải, không hiểu biết đầy đủ đạo lý của sự vật.
Tục ngữ có câu: “Đọc Luận ngữ mà không biết luận ngữ” (không biết ý nghĩa của lời lẽ, ngôn từ). Tức là dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào hành động thực tế thì cũng vô nghĩa.
Dù có thuộc làu làu truyện xưa tích cũ nhưng không biết giá một ký gạo, một mớ rau là bao nhiêu.
Dù có hiểu biết cặn kẽ kinh điển Trung Hoa nhưng không biết làm thương mại, không biết giao dịch làm ăn.
Mất nhiều năm gian khổ đèn sách, tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc để học hành, trang bị đủ loại kiến thức Âu Tây, nhưng kiếm miếng ăn chỉ nuôi miệng mình cũng không nỗi.
Những người ấy chỉ là “cái tủ kiến thức” suông. Đối với chính miếng cơm của bản thân, đối với lợi ích của đất nước, đối với nền kinh tế của quốc gia, họ hoàn toàn vô dụng, họ chỉ là hạng người “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”.
Tựa đề của cuốn sách này là “Khuyến học”, nhưng không có nghĩa là tôi khuyên các bạn chỉ có đọc sách.
Đề cập tới tinh thần cơ bản của con người, đề cập tới mục đích thực thụ của học vấn là chủ đích chính mà tôi muốn nói với các bạn.
TẠI SAO KHÔNG TRIỆT ĐỂ VẬN DỤNG “BÌNH ĐẲNG”?
Những dòng đầu tiên trong Phần một, tôi đã nói tới vấn đề bình đẳng giữa người và người. Kể từ khi được sinh ra, ai ai cũng được quyền tự do sinh sống, không phân biệt trên dưới.
Tôi muốn bàn rộng hơn ý nghĩa: “Mọi người đều bình đẳng.”
Con người sinh ra là do ý muốn của Trời, chứ không phải là do ý muốn của con người. Con người vốn cùng một loài, cùng sinh sống ở trong trời đất, vì thế yêu thương nhau, tôn trọng nhau, mình làm trọn bổn phận của mình, người ta làm trọn bổn phận của người ta, không ai cản trở ai. Trong gia đình, anh em hòa thuận, giúp đỡ nhường nhịn nhau cũng do dựa theo đạo lý cơ bản là được sinh ra cùng một nhà, được nuôi dưỡng cùng một cha mẹ.
MỌI “HAM MUỐN” KHÔNG LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI NGƯỜI KHÁC ĐỀU LÀ THIỆN
Bây giờ hãy mang giá trị của con người ra so sánh thử xem? Chẳng phải là tất cả đều bình đẳng đó sao? Nhưng “bình đẳng” ở đây, không có nghĩa là người nào cũng phải có điều kiện sống ngang nhau. Mà “bình đẳng” ở đây có nghĩa là ai ai cũng đều có quyền lợi ngang nhau, vì chúng ta đều là con người cả.
Nếu nói về điều kiện sống thì có người giàu, người nghèo; kẻ mạnh, kẻ yếu, người thông minh, người đần độn. Có người sinh ra thuộc tầng lớp lãnh chúa, quý tộc, ở trong lâu đài, biệt thự, ăn ngon mặc đẹp, thì cũng có người sinh ra phải đi làm thuê làm mướn, sống trong hang cùng ngõ hẻm, hàng ngày chỉ đủ vắt mũi bỏ miệng.
Bằng tài năng, có người trở thành chính khách, thành doanh nhân tầm cỡ có thể xoay chuyển thế gian, thì cũng có người chỉ có trí tuệ vừa phải, buôn bán lặt vặt, đến đâu hay đó. Có lực sĩ, đô vật Sumo lực lưỡng thì cũng có công tử bột, thiếu nữ liễu yếu đào tơ. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng quyền lợi cơ bản với tư cách là con người thì ai cũng như ai, hoàn toàn ngang nhau.
Vậy thì thế nào là quyền lợi của con người? Đó chính là quyền coi trọng sinh mạng, quyền bảo vệ tài sản, quyền tôn trọng nhân cách và danh dự.
Kể từ khi sinh ra con người trên thế giới này, Trời đã truyền cho con người năng lượng thể xác và tinh thần, đã qui định rõ ai cũng có quyền sống. Không kẻ nào được phép xâm phạm quyền lợi đó. Sinh mạng của lãnh chúa cũng quý giá như sinh mạng của người làm thuê. Ý thức bảo vệ đống gia tài khổng lồ của các nhà tư bản kếch sù cũng không khác gì ý thức bảo vệ đồng vốn ít ỏi của những người buôn bán lặt vặt.
Người xưa có câu: “Trẻ con mà khóc thì ai cũng phải chào thua.” Lại còn có câu: “Cha mẹ có nói sai thì con cái vẫn phải cho là phải. Ông chủ bảo gì người làm cũng phải dạ theo.” Ngụ ý là con người không thể có chuyện ngang nhau về quyền lợi. Đấy chính là ví dụ “vơ đũa cả nắm”, ví dụ điển hình cho việc không biết phân biệt đâu là “điều kiện sống”, đâu là “quyền lợi của con người”.
Dân cày có thể khác với địa chủ về điều kiện sống nhưng không khác về quyền lợi. Giẫm phải gai, người dân kêu đau, không lẽ cũng giẫm phải gai mà địa chủ bảo không đau. Ăn của ngon, chủ đất khen ngon, không lẽ cùng ăn của ngon mà dân làm thuê cuốc mướn lại chê dở.
Đã là con người thì ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, có nhà cao cửa rộng và chẳng có ai lại muốn khổ cả. Âu cũng là lẽ thường.
Người nắm quyền lực vừa có tiền vừa có thế, người nông dân thì lại vừa nghèo vừa kém thế. Phải thừa nhận rằng ở trên cõi đời có người mạnh người yếu, người giàu người nghèo, có sự khác biệt trong điều kiện sống.
Nhưng việc cậy thế vì có tiền, có quyền, lợi dụng sự hơn kém trong điều kiện sinh hoạt để chèn ép người nghèo yếu, chính là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người khác.
Kẻ yếu có cách của kẻ yếu, họ sẽ tự bổ khuyết cho họ. Không có sự chèn ép nào tệ hại hơn việc sự dụng quyền thế để ức hiếp những người nghèo yếu.
HỌC ĐỂ HIỂU “THẾ NÀO LÀ LÀM TRÒN CÔNG VIỆC CỦA MÌNH”
Dưới thời Mạc phủ, giữa tầng lớp Võ sĩ và tầng lớp thường dân có sự phân biệt sâu sắc. Võ sĩ ra sức lộng quyền, coi nông dân và thị dân như những kẻ tội phạm. Chúng còn đặt ra luật “chém trước, xử sau”. Theo luật này, người dân chỉ cần có biểu hiện trái ý Võ sĩ là lập tức bị hành quyết tại chỗ. Tính mạng của dân không khác sâu bọ, cho sống thì được sống, bảo chết thì phải chết.
Ngược lại, nông dân và thị dân lúc nào cũng phải cúi lạy, nhường lối tránh chỗ cho Võ sĩ dù chẳng có quan hệ, duyên nợ gì. Ngựa mình nuôi nhưng bị cấm cưỡi. Thật đáng căm giận.
Mối quan hệ giữa Võ sĩ và thường dân là quan hệ “giữa cá nhân với cá nhân” mà đã bất công đến như vậy, thử hỏi quan hệ giữa chính phủ và nhân dân là quan hệ giữa “tập thể với tập thể” sẽ như thế nào? Các bạn hãy cùng tôi xem xét.
Có thể nói: Mối quan hệ giữa chính phủ với nhân dân còn tệ hại hơn nhiều. Không chỉ chính quyền trung ương Mạc phủ, mà tại các địa phương, các lãnh chúa điều lập ra chính phủ con trên lãnh địa mình cai quản, mặc sức hà hiếp bóc lột dân chúng, mọi quyền con người của người dân đều không được thừa nhận. Thi thoảng lắm, các lãnh chúa ra vẻ từ bi đưa ra một vài chính sách tử tế (thực ra chỉ khi bị các lãnh chúa vùng khâc âm mưu thôn tính lãnh địa của mình thì họ mới làm thế), nhưng cũng chỉ nhằm mị dân nhất thời mà thôi.
Quan hệ giữa chính phủ và nhân dân, như tôi nói ở đoạn trên, chỉ khác nhau ở tình trạng giàu nghèo, mạnh yếu. Còn quyền lợi thì hoàn toàn ngang nhau.
Người nông dân làm ra thóc gạo, nuôi sống con người; người thị dân buôn bán, lưu thông hàng hóa mạng lại sự tiện lợi trong cuộc sống. Đó là công việc của bản thân họ.
Mặt khác, chính phủ đặt ra luật lệ, trấn áp kẻ bất lương, bảo vệ dân lành. Đó là công việc phải làm của chính phủ.
Để làm việc này, chính phủ cần nhiều tiền. Nhưng chính phủ lại không tự làm ra được lúa gạo, không có tiền nong. Vì thế nông dân và thị dân nộp thuế, nộp thóc, tạo ra nguồn ngân sách cho chính phủ.
Hai phía, dân và chính phủ bàn bạc cùng nhau thoả thuận về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên như nêu trên. Quan hệ giữa nhân dân và chính phủ là quan hệ như vậy.
Nộp thóc, đóng thuế, làm theo pháp luật là nghĩa vụ và trách nhiệm của dân.
Thu đủ thóc, đủ thuế, sử dụng đúng và công khai nguồn tài chính, bảo vệ dân là nghĩa vụ và trách nhiệm của chính phủ.
Nếu cả hai phía đều thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên như trên đây thì chẳng có gì để mà nói. Vì hai bên, bên nào bên nấy cũng đều làm đúng bổn phận của mình, chính phủ không làm phiền dân và dân cũng không làm phiền chính phủ.
Không còn cảnh bị “cùm chân, cùm tay” về tinh thần và vật chất.
Trong xã hội Mạc phủ Tokugawa, người ta đã tôn chính quyền thành “Đấng bề trên”. Mỗi khi “Đấng bề trên” vi hành thì tiền nhà trọ cũng không trả, tiền đò qua sông cũng không thanh toán, tiền công người phục dịch cũng không trao, ngược lại còn đòi hỏi các nơi phải chi tiền rượu chè. Thật là hết chỗ nói. Các lãnh chúa, quan chức chính quyền nghĩ ra đủ trò để tiêu xài, làm cạn kiệt nguồn tài chính. Và để tiếp tục có tiền tiêu xài, họ liền đặt ra đủ loại sắc thuế bắt chẹt dân, buộc dân phải đóng góp. Dân chúng kêu ca, họ nguỵ biện rằng đó là sự “đền ơn, báo đáp đất nước”.
Cái mà họ gọi là “đền ơn, báo đáp đất nước” là gì? Chắc là họ muốn nói rằng nhờ có chính quyền này mà dân chúng mới được sống thanh bình, yên ổn làm ăn, không phải lo sợ kẻ xấu. Thế nhưng lập ra pháp luật, bảo vệ dân chúng giữ gìn an ninh... là công việc, là nghĩa vụ đương nhiên của chính quyền. Không thể coi đó là sự ban ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn hay báo đáp lại chính quyền. Nếu như chính quyền nghĩ như vậy thì ngược lại người dân sẽ nói rằng: Chính quyền phải hàm ơn dân và báo đáp cho dân mới phải, vì chính quyền sống bằng tiền thuế, tiền thóc lúa do dân đóng, cớ vì sao lại có chuyện ngược đời như thế được?
Thực ra bên nào cũng nhận “ơn” của bên kia. Đó là sự có đi, có lại.
Không có đạo lý nào buộc dân phải hàm ơn chính quyền mà chính quyền lại không cần phải hàm ơn dân cả.
Vì sao tập quán xấu này vẫn diễn ra trong cuộc sống hằng ngày? Đó là vì chính quyền miệng nói bình đẳng nhưng không hiểu bình đẳng, lợi dụng chênh lệch giàu nghèo, mạnh yếu, sử dụng quyền lực chèn ép quyền lợi của dân lành.
Đã là con người thì phải thường xuyên nhớ rằng: mọi người sinh ra đều bình đẳng về tư cách và quyền lợi. Đây là điều quan trọng nhất. Ở châu Âu, người ta gọi là reciprocity, tức là quan hệ có đi có lại, có tác động lẫn nhau, lợi ích song phương.
Trong Phần một, tôi viết tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, có cùng địa vị cùng tư cách có nghĩa là như vậy.
KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG SỢ HƠN LÀ NGU DỐT
Đoạn trên, đứng trên góc độ của người dân, tôi đã bàn luận về “quyền lợi” theo như sự suy nghĩ của tôi.
Thế nhưng đứng trên góc độ chính quyền để nhìn nhận, trường hợp dùng người thì phải thấy được sự khác nhau ở mỗi người, phải suy xét kỹ khi áp dụng luật pháp.
Người này được coi là nhân dân, người kia được coi là quan chức chính quyền, nhưng đứng ở vị trí nào cũng đều là người Nhật. Và người Nhật phân chia công việc lẫn nhau, lập ra chính phủ đại diện cho nhân dân. Nhân dân và chính phủ thoả thuận với nhau để chính phủ soạn thảo, ban hành các đạo luật, nhân dân dựa trên các đạo luật đó là ăn sinh sống.
Hiện nay, người dân của thời Minh Trị đã ký thoả ước với chính phủ tuân theo các luật pháp hiện hành. Quốc pháp đặt ra có thể không làm hài lòng tất cả mọi cá nhân, nhưng không vì thế mà chúng ta lại hành động tùy tiện, mà hãy kiên nhẫn trong việc sửa đổi nó. Nghĩa vụ của người dân là thực hiện thật đúng luật, tôn trọng và bảo vệ luật.
Nhưng thử nhìn lại xem, không ít người trong nhân dân dưới thời Minh Trị vô học, mù chữ, cái thiện cái ác không phân biệt nỗi, chỉ biết ăn xong rồi lại ngủ, “vô công rồi nghề”. Không những thế, thường đã ngu dốt lại hay tham vọng, tìm mọi cách lừa đảo, luồn lách luật pháp, không cần hiểu ý nghĩa của luật pháp, không cần biết đến nghĩa vụ của bản thân, chỉ biết đẻ cho thật nhiều con nhưng lại không hề chăm sóc, dạy dỗ chúng.
Những kẻ ngu dốt đó không hề biết xấu hổ và con cái của họ khi lớn lên cũng chẳng có ích gì cho đất nước, trái lại chỉ là gánh nặng, nỗi khổ cho xã hội. Xã hội mà toàn là những con người như vậy thì có đem đạo lý ra giảng giải cũng vô ích, chỉ còn cách buộc phải làm là dùng sức mạnh để răn đe, để trấn áp những hành động bạo lực, hành vi quậy phá, phá rối mà thôi. Và đó cũng là lý do khiến cho các chính phủ chuyên chế, chính phủ độc tài được thể tồn tại trên thế giới.
Chính quyền Mạc phủ ở nước ta đã vậy, các chính quyền ở một số nước châu Á cũng có khác là bao.
Có thể nói, nền chính trị hà khắc không chỉ là tội do một bạo chúa hay những kẻ nắm quyền lực gây ra, mà còn là lỗi ở chính người dân chúng ta, do vô học do ngu dốt nên mới dẫn tới thảm họa cho chính mình.
Đâm thuê chém mướn, giết người cướp của, kéo bè kéo cánh tụ họp nổi loạn, chà đạp lên mọi pháp luật..., không một vụ việc nào trong số những hiện tượng trên đây lại được coi là hành động của con người cả. Vậy mà chúng ta đang là hình ảnh hiện thời của xã hội Minh Trị chúng ta. Trong xã hội toàn là “giặc dân” như thế này dẫu có vời tới Đức Phật hay Khổng Tử thì hai ngài có lẽ cũng đành phải bó tay. Để cai trị chắc phải dùng tới chế độ chính trị tàn bạo chuyên chế. Nhưng tôi tin rằng không người dân nào lại muốn được cai trị bằng chế độ chính trị hà khắc cả.
Ngay bây giờ chúng ta phải học, mài dũa tài năng và nhân cách, phải có thực lực để đứng vững trên địa vị và tư cách bình đẳng, để đấu tranh với những sai trái của chính quyền.
Đây cũng chính là mục đích của học vấn tôi muốn khuyên các bạn.
Tháng 11 năm Minh Trị thứ sáu (tức năm 1872)
Bình luận facebook