Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 12
TỆ HẠI NHẤT LÀ THAM LAM
DỤC VỌNG LÀ ĐIỀU TỐT HAY XẤU TÙY THEO CÁCH BIỂU HIỆN
Có nhiều thói xấu tồn tại trong xã hội. Trong quan hệ giữa con người và con người thì tham lam là thói tệ hại nhất. Tham lam, xa xỉ, gièm pha là nhũng thói xấu tiêu biểu. Tuy vậy, nếu tìm hiểu kỹ lưỡng thực chất thì dục vọng - nguyên nhân dẫn tới những hành vi trên - tự nó không hẳn đã là xấu. Bởi vì còn tùy trường hợp, tùy nơi tùy chỗ phát sinh, tùy mức độ nặng nhẹ và tùy theo mục đích mà lòng ham muốn đó hướng đến.
Ví dụ, người ta gọi lòng ham muốn tiền bạc là thói tham lam. Nhưng con người thì ai mà chẳng ham muốn, quý trọng tiền bạc. Vì vậy, bản thân việc thỏa mãn nhu cầu về tiền bạc không phải là điều đáng phê phán.
Nhưng, nếu không phân biệt rạch ròi nơi chốn, trường hợp phát sinh lòng ham muốn đó, nếu mức độ ham muốn tiền bạc vượt quá giới hạn và nếu lầm lẫn mục đích tìm kiếm tiền bạc thì sẽ dẫn tới việc chạy theo đồng tiền trái đạo lý, và khi đó dục vọng sẽ trở thành thói xấu: thói tham lam.
Có một đạo lý làm ranh giới để phân biệt dục vọng tiềm ẩn ham thích tiền bạc có là thói xấu hay không. Nếu không vượt qua ranh giới này thì được coi là tiết kiệm, hợp lý và là đức tính tốt được khen ngợi mà con người thực sự phải nỗ lực.
Cũng tương tự như vậy khi đề cập tới sự xa xỉ. Để kết luận là thói xấu hay không, phải xem xét dựa trên việc người ta có sống đúng với thực chất của mình hay vượt quá địa vị, năng lực của chính họ.
Mong có tấm áo lành để mặc, mong có ngôi nhà thoáng mát khang trang để ở là dục vọng đương nhiên của con người. Vậy thì tại sao lại coi đó là xa xỉ, là thói xấu.
Tích luỹ tiền bạc, chi tiêu chừng mực, sống đúng với địa vị của mình phải được côi là điểm tốt của con người chứ, sao lại coi đó là keo kiệt, bủn xỉn?
Ngoài ra, giữa gièm pha và phê phán thì ranh giới chỉ như sợi tóc. Gièm pha là việc nói xấu và chê bai người khác. Phê phán là sự nhận định về những cái dở và phê bình người khác dựa trên cơ sở đạo lý mà mình tin.
Tuy vậy, khi chưa tìm ra được cái đúng tuyệt đối trong xã hội, khi trong cuộc sống “chính nghĩa mang tính tuyệt đối” vẫn chưa tồn tại thì khó có thể phán định ngay đúng sai, hay phải trái của một vấn đề bàn luận. Vì lẽ đó, mới nhìn thấy người này gièm pha người khác lập tức quy kết cho anh ta là kẻ thất đức thì thật vô lý. Khi quy kết việc tranh cãi là sự gièm pha, hay là sự phê phán nghiêm túc về một vấn đề thì phải tìm cho ra chính nghĩa mang tính tuyệt đối, chân lý mang tính phổ biển trong cuộc sống trước đã.
“THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC CỦA MỌI THÓI XẤU
Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.
Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.
Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thỏa mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.
Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.
Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn... tất cả đều phát sinh từ tham lam.
Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.
NGHÈO KHỔ KHÔNG PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN
Trên đây tôi đã đề cập tới tác hại của lòng tham trong quan hệ giao tiếp giữa con người với con người.
Vậy thì cái gì là nguyên nhân chủ yếu khiến cho con người ghen tức trước hạnh phúc của người khác, cầu cho người khác gặp bất hạnh?
Phải chăng đó là do cuộc sống quá khổ cực, quá bế tắc?
Không, không phải như vậy. Nếu cho rằng gốc rễ của lòng tham lam là nghèo khổ thì tất cả những người nghèo khổ trong xã hội đều bày tỏ sự bất bình, những người giàu có trong xã hội sẽ trở thành cái “đích” của sự căm tức và như thế thì mọi quan hệ, giao tiếp trong thế giới này một ngày cũng không giữ nổi.
Nhưng thực tế thì khác hẳn. Con người dù có nghèo khổ đến đâu đi nữa, khi đã hiểu được vì sao mình nghèo khổ, vì sao mình hèn kém và nguyên nhân là tại mình thì sẽ không bao giờ họ mang thói đố kỵ bừa bãi đối với người khác. Bằng chứng có lẽ cũng không cần phải trưng ra đây.
Hiện nay, trong xã hội tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo, sang hèn... cứ nhìn vào quan hệ giao tiếp giữa người với người thì sẽ rõ. Vì thế tôi mới nói rằng, phú quý giàu sang không phải là đối tượng của sự căm tức. Và nghèo khổ hèn kém không phải là nguồn gốc của sự bất bình.
LỜI THAN CỦA KHỔNG TỬ
Tham lam không bắt nguồn từ nghèo khó. Tham lam sẽ hoành hành khắp xã hội khi sự phát triển tự do về tinh thần, về hành động của con người bị cản trở, khi niềm hạnh phúc cũng như nỗi bất hạnh đều ngẫu nhiên mà xảy ra.
Ngày xưa, Khổng Tử có than rằng: “Đàn bà con gái và trẻ con là những kẻ khó dạy. Thân với họ thì họ nhờn, mà nghiêm với họ thì họ oán”. Giờ đây ngẫm lại, có thể khẳng định là Đức Khổng Tử gieo hạt nào thì đã được quả đó.
Tâm hồn con người dù là nam hay là nữ đều giống nhau. Hơn nữa, nói tới “kẻ tiểu nhân” có lẽ Đức Khổng Tử muốn ám chỉ những người thấp cổ bé họng. Không có đạo lý nào quy định rằng đứa trẻ do người hạ đẳng sinh ra nhất định sẽ trở thành hạ đẳng. Những đứa trẻ mới lọt lòng, dù chúng sinh ra trong nghèo khó hay trong giàu sang, đều bình đẳng, không thể bị kỳ thị hay bị phân biệt.
Ngày nay những người rao giảng cho dân chúng phải nhẫn nhục, phải khom lưng quỳ gối, trói buộc tự do của những kẻ yếu - những người bị gọi là lũ đàn bà, kẻ tiểu nhân - họ là ai và ở quốc gia nào vậy? Hạt giống tự mình gieo, cuối cùng biến thành thói tham lam. Và kết cục là ngay cả Đức Khổng Tử cũng chỉ còn biết than trời.
Con người vốn dĩ nếu bị ai đó cướp đi tự do thể chất cũng như tinh thần thì sẽ căm tức người đó. Nhân quả ứng báo rõ ràng: gieo gì gặt nấy. Chẳng lẽ Khổng Tử tiên sinh - người được tôn là bậc thánh nhân - mà cũng không hiểu được bản chất của sự vật, không biết phải làm cách nào để giải quyết, lại chỉ biết buộc miệng than vãn... thì quả là không đáng khâm phục.
Trước hết, phải hiểu rằng thời đại mà Khổng Tử đã sống là thời đại mông muội, chưa khai hoá, cách thời đại hiện nay hơn hai ngàn năm. Và chủ ý của những lời dạy của Khổng Tử cũng là những điều phù hợp với phong tục, lòng người thời đó. Để nắm được quần chúng, để duy trì sự cai trị, dù biết đó không phải là thượng sách, nhưng cần phải chứng tỏ uy quyền bằng cách trói buộc dân chúng. Nếu như thực sự Khổng Tử là bậc thánh nhân, có khả năng tiên kiến tương lai hậu thế thì chắc chắn ngài không bao giờ nghĩ rằng quyền uy thời đó là tuyệt đối mãi mãi.
Vì vậy, những người nghiên cứu lời dạy của Khổng Tử để áp dụng cho đời sau, cần phải suy nghĩ về bối cảnh lịch sử mà đánh giá. Tôi không thể coi những người định bê nguyên xi những lời dạy cách đây cả hai nghìn năm áp vào thời đại ngày nay là những người hiểu biết đầy đủ về giá trị của sự vật.
THỰC TRẠNG HẬU CUNG, NƠI THÓI THAM LAM HOÀNH HÀNH
Những cung tần, mỹ nữ trong hậu cung hầu hạ lãnh chúa trong thời đại phong kiến ở nước ta là ví dụ rõ ràng nhất về sự tham lam hoành hành, về sự cản trở giao tiếp.
Chốn hậu cung là nơi cư ngụ của các cung tần, mỹ nữ để hầu hạ các bậc lãnh chúa thất đức. Các cung tần, mỹ nữ có chăm chỉ chuyên cần cũng không được khen, có lười nhác cũng không bị phạt. Có can ngăn cũng bị quở trách, mà không can ngăn cũng bị quở trách. Tóm lại, đó là một thế giới khác hẳn với xã hội bình thường, là nơi mà các cung tần mỹ nữ dùng mọi thủ đoạn lấy lòng lãnh chúa, triệt hạ lẫn nhau, miễn sao thỏa mãn giấc mộng được lãnh chúa sủng ái.
Sống trong thế giới như thế, tính cách con người trở nên khác thường, vui buồn, cáu giận đều bị biến dạng. Thấy đồng cung được sủng ái là lập tức ghen ghét đố kỵ, rồi căm tức luôn cả lãnh chúa. Trung, tín, tiết nghĩa chỉ còn là mỹ từ. Lãnh chúa có ốm thập tử nhất sinh thì cũng chỉ vì đố kỵ và sợ bị đồng cung gièm pha mà bỏ mặc chẳng thèm chăm sóc. Tham lam, ghen tức trở nên cực đoan đã dẫn tới những vụ giết người bằng thuốc độc. Nếu có bảng thống kê các vụ đầu độc từ trước tới nay, thì sẽ thấy rõ các hành động tội ác trong hậu cung đã hoành hành dữ dội như thế nào so với các vụ đầu độc ngoài xã hội. Chúng ta cần phải thấy tham vọng khủng khiếp đến nhường nào.
NHẬT BẢN HIỆN NAY VẪN CHƯA THOÁT KHỎI TÍNH CHẤT “HẬU CUNG”
Thói xấu xa tệ hại nhất trong xã hội là tham lam. Nguồn gốc của tham lam là ở chỗ trói buộc tự do. Vì thế, ngôn luận phải được tự do. Hoạt động của con người không thể bị cản trở.
Thử so sánh giữa xã hội Nhật Bản và xã hội các nước Âu Mỹ xem sao. Xã hội nào gần giống với tình trạng trong chốn hậu cung nói trên? Chẳng phải là xã hội Nhật Bản đó sao. Ở dân chúng Anh, Mỹ không phải là không có thói tham lam, xa xỉ, lỗ mãng... Họ cũng không thiếu những kẻ lừa đảo, bịp bợm. Và không phải là cái gì trong phong tục của họ cũng đều tốt đẹp cả.
Nhưng có một điểm không thể nói là giống hệt với tình trạng của xã hội Nhật Bản. Đó là tham vọng. Trong xã hội văn minh người ta không đến nỗi ghen ghét, căm tức trước hạnh phúc của người khác và ngấm ngầm mong cho người khác gặp bất hạnh như con người trong xã hội Nhật Bản.
Hiện nay, trong xã hội Nhật Bản, những người hiểu biết, các thức giả đang nói lên tiếng đòi tự do xuất bản, tự do ngôn luận, yêu cầu lập viện dân biểu. Và sao và hoàn cảnh nào buộc những thức giả phải lên tiếng như vậy?
Xã hội không thể là chốn hậu cung như trước đây. Nhân dân không thể như những cung tần, mỹ nữ. Chỉ có đoạn tuyệt với tham lam, lòng đố kỵ, ghen ghét và được tự do mới có thể giành lại và dấy lên dũng khí ganh đua lẫn nhau. Hạnh phúc hay bất hạnh, danh dự hay nhơ nhuốc... phải làm sao để đó là kết quả đương nhiên từ nỗ lực của mọi cá nhân.
Cản trở tự do ngôn luận, trói buộc hoạt động của dân chúng đa phần đều liên quan đến chính sách của chính phủ. Và ai cũng đổ hết cho nền chính trị. Nhưng thực ra không hẳn là vậy. Chính trong nhân dân cũng thải ra nhiều thứ độc hại không kém. Nếu chỉ cải cách chính trị không thôi cũng không thể gột sạch những thứ độc hại đó ngay được. Tôi xin bổ sung thêm hai, ba điểm nữa.
MẶT ĐỐI MẶT MỚI VỠ LẼ...
Thông thường, con người cảm thấy vui sướng trong quan hệ, trong giao tiếp với người khác. Vậy mà cũng có người lại cảm thấy ghét giao tiếp. Trong xã hội, có những người khác thường, họ cố tình chuyển về sống trong rừng núi, xa lánh cuộc sống. Và người ta gọi họ là những người “ẩn cư”. Hoặc có những người không đến mức cực đoan đến vậy, nhưng không thích giao tiếp với xã hội, ở lỳ trong nhà không bao giờ ló mặt ra ngoài và lấy làm đắc ý “lánh đời ô trọc”.
Tư thế của những loại người này không phải chỉ là do không bằng lòng với đường lối của chính phủ. Mà cái chính là họ không có dũng khí trong các mối quan hệ với sự việc vì ý chí yếu đuối. Họ không có lòng bao dung vì thiếu sự độ lượng. Họ không thể thu nhận được người. Và người ta cũng không thu nhận được họ. Cả hai phía từng bước từng bước tránh mặt nhau. Kết cục là cả hai phía đều mang ý nghĩ phân biệt, nhìn nhau bằng con mắt xa lạ. Và rồi chẳng biết tự lúc nào trở thành kẻ thù của nhau. Bên nào cũng mang những bất mãn đối với nhau. Không có gì bất hạnh hơn thế. Mặt khác họ cũng chẳng muốn biết, muốn hiểu đầy đủ về đối phương. Chỉ nghe thông tin một chiều mà không kiểm chứng, cũng không thèm xác nhận. Chỉ cần thấy đối phương suy nghĩ khác mình là không còn giữ được bình tĩnh... căm ghét đố kỵ xuất hiện ngay cả trong ý nghĩ.
Văn bản thư từ nhiều khi không giải quyết được vấn đề ban thảo mà còn gây hiểu sai, hiểu lầm. Nhưng khi gặp gỡ trực tiếp thì lại giải quyết được mọi thứ. Lúc đó con người mới vỡ lẽ “vậy mà cứ nghĩ xấu về nhau...”, hoặc “không gặp trực tiếp thì đúng là sẽ gây nên tai họa cho nhau...”.
Lo lắng, quan tâm lẫn nhau vốn là tình cảm bẩm sinh ở trong con người. Sự thật tình, thật lòng sẽ làm hai phía xích lại với nhau. Và chỉ khi đó thì sự đố kỵ, lòng ghen tức mới biến mất.
Từ xưa tới nay có vô số những vụ ám sát. Tôi vẫn thường nói thế này: “Nếu như cả hai phía ám sát và bị ám sát cùng ngồi lại với nhau, có cơ hội trao đổi thẳng thắn, không che giấu, không úp mở những suy nghĩ của cả hai bên, thì cho dù có là kẻ thù không đội trời chung của nhau, họ nhất định sẽ hòa giải và không những thế mà có khi lại trở thành bạn hữu.”
Mới hay là việc cản trở tự do ngôn luận, tự do hành động, hoàn toàn không phải chỉ là lỗi do chính phủ, mà còn là lỗi trong dân chúng. Ngay cả trong giới học giả cũng vậy.
Năng lượng làm cuộc đời sống động khó có thể sinh ra nếu không tiếp xúc, tiếp cận với sự vật. Phải làm sao trong các mối quan hệ, các cuộc giao tiếp mọi người đều tự do nói lên suy nghĩ của mình, tự do hành động. Và sự suy nghĩ ấy, hành động ấy là kết quả của việc tự lựa chọn bất kể con người đó thuộc đẳng cấp nào, quý tộc, giàu có hay hạ đẳng, nghèo hèn.
Không ai có thể cản trở tự do của con người.
Tháng 12 năm Minh Trị thứ bảy (tức năm 1874)
DỤC VỌNG LÀ ĐIỀU TỐT HAY XẤU TÙY THEO CÁCH BIỂU HIỆN
Có nhiều thói xấu tồn tại trong xã hội. Trong quan hệ giữa con người và con người thì tham lam là thói tệ hại nhất. Tham lam, xa xỉ, gièm pha là nhũng thói xấu tiêu biểu. Tuy vậy, nếu tìm hiểu kỹ lưỡng thực chất thì dục vọng - nguyên nhân dẫn tới những hành vi trên - tự nó không hẳn đã là xấu. Bởi vì còn tùy trường hợp, tùy nơi tùy chỗ phát sinh, tùy mức độ nặng nhẹ và tùy theo mục đích mà lòng ham muốn đó hướng đến.
Ví dụ, người ta gọi lòng ham muốn tiền bạc là thói tham lam. Nhưng con người thì ai mà chẳng ham muốn, quý trọng tiền bạc. Vì vậy, bản thân việc thỏa mãn nhu cầu về tiền bạc không phải là điều đáng phê phán.
Nhưng, nếu không phân biệt rạch ròi nơi chốn, trường hợp phát sinh lòng ham muốn đó, nếu mức độ ham muốn tiền bạc vượt quá giới hạn và nếu lầm lẫn mục đích tìm kiếm tiền bạc thì sẽ dẫn tới việc chạy theo đồng tiền trái đạo lý, và khi đó dục vọng sẽ trở thành thói xấu: thói tham lam.
Có một đạo lý làm ranh giới để phân biệt dục vọng tiềm ẩn ham thích tiền bạc có là thói xấu hay không. Nếu không vượt qua ranh giới này thì được coi là tiết kiệm, hợp lý và là đức tính tốt được khen ngợi mà con người thực sự phải nỗ lực.
Cũng tương tự như vậy khi đề cập tới sự xa xỉ. Để kết luận là thói xấu hay không, phải xem xét dựa trên việc người ta có sống đúng với thực chất của mình hay vượt quá địa vị, năng lực của chính họ.
Mong có tấm áo lành để mặc, mong có ngôi nhà thoáng mát khang trang để ở là dục vọng đương nhiên của con người. Vậy thì tại sao lại coi đó là xa xỉ, là thói xấu.
Tích luỹ tiền bạc, chi tiêu chừng mực, sống đúng với địa vị của mình phải được côi là điểm tốt của con người chứ, sao lại coi đó là keo kiệt, bủn xỉn?
Ngoài ra, giữa gièm pha và phê phán thì ranh giới chỉ như sợi tóc. Gièm pha là việc nói xấu và chê bai người khác. Phê phán là sự nhận định về những cái dở và phê bình người khác dựa trên cơ sở đạo lý mà mình tin.
Tuy vậy, khi chưa tìm ra được cái đúng tuyệt đối trong xã hội, khi trong cuộc sống “chính nghĩa mang tính tuyệt đối” vẫn chưa tồn tại thì khó có thể phán định ngay đúng sai, hay phải trái của một vấn đề bàn luận. Vì lẽ đó, mới nhìn thấy người này gièm pha người khác lập tức quy kết cho anh ta là kẻ thất đức thì thật vô lý. Khi quy kết việc tranh cãi là sự gièm pha, hay là sự phê phán nghiêm túc về một vấn đề thì phải tìm cho ra chính nghĩa mang tính tuyệt đối, chân lý mang tính phổ biển trong cuộc sống trước đã.
“THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC CỦA MỌI THÓI XẤU
Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.
Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.
Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thỏa mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.
Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.
Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn... tất cả đều phát sinh từ tham lam.
Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.
NGHÈO KHỔ KHÔNG PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN
Trên đây tôi đã đề cập tới tác hại của lòng tham trong quan hệ giao tiếp giữa con người với con người.
Vậy thì cái gì là nguyên nhân chủ yếu khiến cho con người ghen tức trước hạnh phúc của người khác, cầu cho người khác gặp bất hạnh?
Phải chăng đó là do cuộc sống quá khổ cực, quá bế tắc?
Không, không phải như vậy. Nếu cho rằng gốc rễ của lòng tham lam là nghèo khổ thì tất cả những người nghèo khổ trong xã hội đều bày tỏ sự bất bình, những người giàu có trong xã hội sẽ trở thành cái “đích” của sự căm tức và như thế thì mọi quan hệ, giao tiếp trong thế giới này một ngày cũng không giữ nổi.
Nhưng thực tế thì khác hẳn. Con người dù có nghèo khổ đến đâu đi nữa, khi đã hiểu được vì sao mình nghèo khổ, vì sao mình hèn kém và nguyên nhân là tại mình thì sẽ không bao giờ họ mang thói đố kỵ bừa bãi đối với người khác. Bằng chứng có lẽ cũng không cần phải trưng ra đây.
Hiện nay, trong xã hội tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo, sang hèn... cứ nhìn vào quan hệ giao tiếp giữa người với người thì sẽ rõ. Vì thế tôi mới nói rằng, phú quý giàu sang không phải là đối tượng của sự căm tức. Và nghèo khổ hèn kém không phải là nguồn gốc của sự bất bình.
LỜI THAN CỦA KHỔNG TỬ
Tham lam không bắt nguồn từ nghèo khó. Tham lam sẽ hoành hành khắp xã hội khi sự phát triển tự do về tinh thần, về hành động của con người bị cản trở, khi niềm hạnh phúc cũng như nỗi bất hạnh đều ngẫu nhiên mà xảy ra.
Ngày xưa, Khổng Tử có than rằng: “Đàn bà con gái và trẻ con là những kẻ khó dạy. Thân với họ thì họ nhờn, mà nghiêm với họ thì họ oán”. Giờ đây ngẫm lại, có thể khẳng định là Đức Khổng Tử gieo hạt nào thì đã được quả đó.
Tâm hồn con người dù là nam hay là nữ đều giống nhau. Hơn nữa, nói tới “kẻ tiểu nhân” có lẽ Đức Khổng Tử muốn ám chỉ những người thấp cổ bé họng. Không có đạo lý nào quy định rằng đứa trẻ do người hạ đẳng sinh ra nhất định sẽ trở thành hạ đẳng. Những đứa trẻ mới lọt lòng, dù chúng sinh ra trong nghèo khó hay trong giàu sang, đều bình đẳng, không thể bị kỳ thị hay bị phân biệt.
Ngày nay những người rao giảng cho dân chúng phải nhẫn nhục, phải khom lưng quỳ gối, trói buộc tự do của những kẻ yếu - những người bị gọi là lũ đàn bà, kẻ tiểu nhân - họ là ai và ở quốc gia nào vậy? Hạt giống tự mình gieo, cuối cùng biến thành thói tham lam. Và kết cục là ngay cả Đức Khổng Tử cũng chỉ còn biết than trời.
Con người vốn dĩ nếu bị ai đó cướp đi tự do thể chất cũng như tinh thần thì sẽ căm tức người đó. Nhân quả ứng báo rõ ràng: gieo gì gặt nấy. Chẳng lẽ Khổng Tử tiên sinh - người được tôn là bậc thánh nhân - mà cũng không hiểu được bản chất của sự vật, không biết phải làm cách nào để giải quyết, lại chỉ biết buộc miệng than vãn... thì quả là không đáng khâm phục.
Trước hết, phải hiểu rằng thời đại mà Khổng Tử đã sống là thời đại mông muội, chưa khai hoá, cách thời đại hiện nay hơn hai ngàn năm. Và chủ ý của những lời dạy của Khổng Tử cũng là những điều phù hợp với phong tục, lòng người thời đó. Để nắm được quần chúng, để duy trì sự cai trị, dù biết đó không phải là thượng sách, nhưng cần phải chứng tỏ uy quyền bằng cách trói buộc dân chúng. Nếu như thực sự Khổng Tử là bậc thánh nhân, có khả năng tiên kiến tương lai hậu thế thì chắc chắn ngài không bao giờ nghĩ rằng quyền uy thời đó là tuyệt đối mãi mãi.
Vì vậy, những người nghiên cứu lời dạy của Khổng Tử để áp dụng cho đời sau, cần phải suy nghĩ về bối cảnh lịch sử mà đánh giá. Tôi không thể coi những người định bê nguyên xi những lời dạy cách đây cả hai nghìn năm áp vào thời đại ngày nay là những người hiểu biết đầy đủ về giá trị của sự vật.
THỰC TRẠNG HẬU CUNG, NƠI THÓI THAM LAM HOÀNH HÀNH
Những cung tần, mỹ nữ trong hậu cung hầu hạ lãnh chúa trong thời đại phong kiến ở nước ta là ví dụ rõ ràng nhất về sự tham lam hoành hành, về sự cản trở giao tiếp.
Chốn hậu cung là nơi cư ngụ của các cung tần, mỹ nữ để hầu hạ các bậc lãnh chúa thất đức. Các cung tần, mỹ nữ có chăm chỉ chuyên cần cũng không được khen, có lười nhác cũng không bị phạt. Có can ngăn cũng bị quở trách, mà không can ngăn cũng bị quở trách. Tóm lại, đó là một thế giới khác hẳn với xã hội bình thường, là nơi mà các cung tần mỹ nữ dùng mọi thủ đoạn lấy lòng lãnh chúa, triệt hạ lẫn nhau, miễn sao thỏa mãn giấc mộng được lãnh chúa sủng ái.
Sống trong thế giới như thế, tính cách con người trở nên khác thường, vui buồn, cáu giận đều bị biến dạng. Thấy đồng cung được sủng ái là lập tức ghen ghét đố kỵ, rồi căm tức luôn cả lãnh chúa. Trung, tín, tiết nghĩa chỉ còn là mỹ từ. Lãnh chúa có ốm thập tử nhất sinh thì cũng chỉ vì đố kỵ và sợ bị đồng cung gièm pha mà bỏ mặc chẳng thèm chăm sóc. Tham lam, ghen tức trở nên cực đoan đã dẫn tới những vụ giết người bằng thuốc độc. Nếu có bảng thống kê các vụ đầu độc từ trước tới nay, thì sẽ thấy rõ các hành động tội ác trong hậu cung đã hoành hành dữ dội như thế nào so với các vụ đầu độc ngoài xã hội. Chúng ta cần phải thấy tham vọng khủng khiếp đến nhường nào.
NHẬT BẢN HIỆN NAY VẪN CHƯA THOÁT KHỎI TÍNH CHẤT “HẬU CUNG”
Thói xấu xa tệ hại nhất trong xã hội là tham lam. Nguồn gốc của tham lam là ở chỗ trói buộc tự do. Vì thế, ngôn luận phải được tự do. Hoạt động của con người không thể bị cản trở.
Thử so sánh giữa xã hội Nhật Bản và xã hội các nước Âu Mỹ xem sao. Xã hội nào gần giống với tình trạng trong chốn hậu cung nói trên? Chẳng phải là xã hội Nhật Bản đó sao. Ở dân chúng Anh, Mỹ không phải là không có thói tham lam, xa xỉ, lỗ mãng... Họ cũng không thiếu những kẻ lừa đảo, bịp bợm. Và không phải là cái gì trong phong tục của họ cũng đều tốt đẹp cả.
Nhưng có một điểm không thể nói là giống hệt với tình trạng của xã hội Nhật Bản. Đó là tham vọng. Trong xã hội văn minh người ta không đến nỗi ghen ghét, căm tức trước hạnh phúc của người khác và ngấm ngầm mong cho người khác gặp bất hạnh như con người trong xã hội Nhật Bản.
Hiện nay, trong xã hội Nhật Bản, những người hiểu biết, các thức giả đang nói lên tiếng đòi tự do xuất bản, tự do ngôn luận, yêu cầu lập viện dân biểu. Và sao và hoàn cảnh nào buộc những thức giả phải lên tiếng như vậy?
Xã hội không thể là chốn hậu cung như trước đây. Nhân dân không thể như những cung tần, mỹ nữ. Chỉ có đoạn tuyệt với tham lam, lòng đố kỵ, ghen ghét và được tự do mới có thể giành lại và dấy lên dũng khí ganh đua lẫn nhau. Hạnh phúc hay bất hạnh, danh dự hay nhơ nhuốc... phải làm sao để đó là kết quả đương nhiên từ nỗ lực của mọi cá nhân.
Cản trở tự do ngôn luận, trói buộc hoạt động của dân chúng đa phần đều liên quan đến chính sách của chính phủ. Và ai cũng đổ hết cho nền chính trị. Nhưng thực ra không hẳn là vậy. Chính trong nhân dân cũng thải ra nhiều thứ độc hại không kém. Nếu chỉ cải cách chính trị không thôi cũng không thể gột sạch những thứ độc hại đó ngay được. Tôi xin bổ sung thêm hai, ba điểm nữa.
MẶT ĐỐI MẶT MỚI VỠ LẼ...
Thông thường, con người cảm thấy vui sướng trong quan hệ, trong giao tiếp với người khác. Vậy mà cũng có người lại cảm thấy ghét giao tiếp. Trong xã hội, có những người khác thường, họ cố tình chuyển về sống trong rừng núi, xa lánh cuộc sống. Và người ta gọi họ là những người “ẩn cư”. Hoặc có những người không đến mức cực đoan đến vậy, nhưng không thích giao tiếp với xã hội, ở lỳ trong nhà không bao giờ ló mặt ra ngoài và lấy làm đắc ý “lánh đời ô trọc”.
Tư thế của những loại người này không phải chỉ là do không bằng lòng với đường lối của chính phủ. Mà cái chính là họ không có dũng khí trong các mối quan hệ với sự việc vì ý chí yếu đuối. Họ không có lòng bao dung vì thiếu sự độ lượng. Họ không thể thu nhận được người. Và người ta cũng không thu nhận được họ. Cả hai phía từng bước từng bước tránh mặt nhau. Kết cục là cả hai phía đều mang ý nghĩ phân biệt, nhìn nhau bằng con mắt xa lạ. Và rồi chẳng biết tự lúc nào trở thành kẻ thù của nhau. Bên nào cũng mang những bất mãn đối với nhau. Không có gì bất hạnh hơn thế. Mặt khác họ cũng chẳng muốn biết, muốn hiểu đầy đủ về đối phương. Chỉ nghe thông tin một chiều mà không kiểm chứng, cũng không thèm xác nhận. Chỉ cần thấy đối phương suy nghĩ khác mình là không còn giữ được bình tĩnh... căm ghét đố kỵ xuất hiện ngay cả trong ý nghĩ.
Văn bản thư từ nhiều khi không giải quyết được vấn đề ban thảo mà còn gây hiểu sai, hiểu lầm. Nhưng khi gặp gỡ trực tiếp thì lại giải quyết được mọi thứ. Lúc đó con người mới vỡ lẽ “vậy mà cứ nghĩ xấu về nhau...”, hoặc “không gặp trực tiếp thì đúng là sẽ gây nên tai họa cho nhau...”.
Lo lắng, quan tâm lẫn nhau vốn là tình cảm bẩm sinh ở trong con người. Sự thật tình, thật lòng sẽ làm hai phía xích lại với nhau. Và chỉ khi đó thì sự đố kỵ, lòng ghen tức mới biến mất.
Từ xưa tới nay có vô số những vụ ám sát. Tôi vẫn thường nói thế này: “Nếu như cả hai phía ám sát và bị ám sát cùng ngồi lại với nhau, có cơ hội trao đổi thẳng thắn, không che giấu, không úp mở những suy nghĩ của cả hai bên, thì cho dù có là kẻ thù không đội trời chung của nhau, họ nhất định sẽ hòa giải và không những thế mà có khi lại trở thành bạn hữu.”
Mới hay là việc cản trở tự do ngôn luận, tự do hành động, hoàn toàn không phải chỉ là lỗi do chính phủ, mà còn là lỗi trong dân chúng. Ngay cả trong giới học giả cũng vậy.
Năng lượng làm cuộc đời sống động khó có thể sinh ra nếu không tiếp xúc, tiếp cận với sự vật. Phải làm sao trong các mối quan hệ, các cuộc giao tiếp mọi người đều tự do nói lên suy nghĩ của mình, tự do hành động. Và sự suy nghĩ ấy, hành động ấy là kết quả của việc tự lựa chọn bất kể con người đó thuộc đẳng cấp nào, quý tộc, giàu có hay hạ đẳng, nghèo hèn.
Không ai có thể cản trở tự do của con người.
Tháng 12 năm Minh Trị thứ bảy (tức năm 1874)
Bình luận facebook