Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 14
TIẾP THU CÓ CHỌN LỌC VĂN MINH PHƯƠNG TÂY
Nếu con người tin tưởng sự vật một cách mù quáng thì sự giả dối, ngụy tạo sẽ tràn lan. Chân lý chỉ sinh ra từ sự hoài nghi. Trong xã hội, người ta tin vào sách vở, tin vào lời nói của người khác, tin vào sự đồn đại, tin vào tục thuyết, vào lời bói toán. Trước khi thành hôn cũng phải nhờ thầy bói xem tốt xấu, có khi mất cả lương duyên vì tin lời phán. Bị ốm sốt, không đi khám bác sĩ mà lại cúng bái. Tất cả đều do lòng tín ngưỡng của con người. Tôi không nghĩ rằng chân lý được sinh ra từ tín ngưỡng. Một khi con người còn tin vào những điều không phải là sự thật thì thế giới ngụy tạo còn tồn tại mãi mãi.
VIỆC TÌM KIẾM CHÂN LÝ THƯỜNG BẮT ĐẦU TỪ SỰ HOÀI NGHI
Những tiến bộ của văn minh đều ra đời từ sự phát hiện chân lý trong quá trình nghiên cứu mọi sự vật tự nhiên xung quanh ta. Nguyên nhân phát triển của nền văn minh phương Tây cũng xuất phát từ tinh thần hoài nghi. Galile tìm ra thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời vì nghi ngờ thuyết Mặt trời quay quanh Trái đất. Newton tìm ra quy luật vạn vật hấp dẫn từ việc quan sát trái táo rơi. Watt phát minh ra máy hơi nước do để ý tới hơi khói bốc ra từ phích nước. Tất cả đều đạt tới chân lý xuất phát từ sự hoài nghi trước các hiện tượng, sự vật.
Và không phải chỉ có khoa học tự nhiên, những tiến bộ của khoa học xã hội cũng vậy. Từ chỗ hoài nghi chế độ chiếm hữu nô lệ, nên đã đề xuất Luật cấm buôn bán nô lệ. Và về sau, Thomas Clark đã chấm dứt thảm cảnh này. Hoài nghi về Công giáo Roma, Martin Luther đã thực hiện cải cách tôn giáo. Nhân dân Pháp vì căm giận sự bạo ngược của tầng lớp quý tộc nên đã là cuộc cách mạng Pháp. Nhân dân mười ba bang Hoa kỳ đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành độc lập vì hoài nghi những luật lệ của Anh quốc. Chưa hết, người Nhật Bản thường nghĩ rằng đàn ông làm việc ngoài xã hội, còn đàn bà trông nom nhà cửa, cơm nước trong nhà. Nhưng Steward Mill đã viết bài Giải phóng phụ nữ để xóa bỏ tập quán này. Nước Anh với học thuyết mậu dịch tự do được cả giới kinh tế trên toàn cầu thừa nhận. Nhưng tại Hoa Kỳ, các học giả lại chủ trương học thuyết bảo hộ mậu dịch, thể hiện lập trường coi trọng việc nuôi dưỡng và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
Tại phương Tây, cứ một học thuyết ra đời thì lại có học thuyết mới phản biện lại. Những cuộc tranh luận với các ý kiến, học thuyết khác nhau diễn ra liên tục không ngừng.
Hãy thử so sánh thực tế đó với tình hình tại các quốc gia châu Á xem sao? Châu Á vẫn trong vòng mê muội. Người ta vẫn tin không một chút nghi ngờ vào lời của những người được coi là thánh nhân từ hàng ngàn năm về trước, vẫn mê tín dị đoan, vẫn tin vào lời của các đồng cốt. Chẳng thể nào so sánh, hoàn toàn không thể bàn luận được với người phương Tây.
Tuy vậy, việc mang trong lòng sự hoài nghi, khởi xướng ra dị thuyết, tìm tòi chân lý là một việc hết sức khó khăn, nó giống như muốn dong thuyền ra khơi trong khi gió ngược vậy. Nhưng co khi vận may, gió thuận thì chẳng tốn nhiều công sức, thuyền vẫn tiến thẳng.
Tuy vậy, đừng có ảo tưởng sẽ gặp vận may như vậy trong xã hội.
Có một cách để đạt tới chân lý là phải vượt qua được cuộc phản diện, phải bảo vệ được chính kiến của mình trước mọi ý kiến đối nghịch.
Hoài nghi sinh ra chân lý.
TIN CÁI GÌ VÀ NGHI NGỜ CÁI GÌ?
Cần phải có năng lực lựa chọn: Tin vào cái gì và nghi ngờ cái gì? Kết quả của học vấn chính là ở chỗ nuôi dưỡng năng lực lựa chọn đó.
Ngay tại Nhật Bản, kể từ khi mở cửa đã có những thay đổi nhanh chóng. Hầu hết mọi lĩnh vực như chính thể, trường học, báo chí, đường sắt, điện tín, quân đội, công nghiệp... đều đã đổi khác. Có thể nói đó là một minh chứng rõ ràng cho thấy nếu không hoài nghi, không trăn trở đối với cách làm cũ đã diễn ra suốt bao năm qua thì sẽ không có cải cách và thay đổi. Tuy vậy, chỉ đến khi xóa bỏ bế quan tỏa cảng, được tiếp xúc với văn minh phương Tây và muốn bắt chước theo nó thì người Nhật Bản chúng ta mới nghi ngờ về cách làm, về các tập tục của mình xưa nay. Đó là chúng ta học theo, chứ không phải là do chính chúng ta chủ động thay đổi.
Nhưng có một vấn đề. Nếu như trước đây chúng ta tin tưởng không mảy may nghi ngờ hay phê phán về cách làm từ trước đến nay như thế nào, thì giờ đây chúng ta lại tin tưởng tới mức mù quáng vào văn minh phương Tây như thế ấy. Ngày xưa, chúng ta đã bắt chước Trung Hoa. Ngày nay, chúng ta lại quay ngoắc một trăm tám mươi độ, ra sức bắt chước phương Tây.
Chẳng phải là chúng ta không có năng lực lựa chọn, khả năng cân nhắc về việc du nhập văn minh phương Tây đó sao? Du nhập cái gì là tốt và không nên du nhập cái gì vì không hợp?
Bản thân tôi, do học vấn hạn chế, do kinh nghiệm ít ỏi cho nên cũng không thể bàn được nên du nhập cái gì và không nên du nhập cái gì của văn minh phương Tây vào nước ta. Nhưng nếu xem xét tình thế đang thay đổi một cách chóng mặt trên thế giới thì hình như người Nhật chúng ta bị sức ép của dòng chảy thay đổi, tin ngay và tin quá mức đối với văn minh phương Tây, đồng thời quên khuấy và phế bỏ luôn truyền thống và tập quán của người Nhật Bản.
Cần phải biết rằng Nhật Bản và phương Tây khác nhau về tập tục, khác nhau trong cách suy nghĩ, khác nhau về tình cảm. Tập quán, cách suy nghĩ, tình cảm - những thứ đã hình thành và tồn tại cả ngàn năm ở con người trong mỗi xứ sở - đều không thể thay đổi một sớm một chiều.
Những tập quán tốt đẹp ở phương Tây, nhưng khi du nhập vào Nhật Bản chưa chắc đã hợp, thế thì những tập quán chưa biết tốt xấu ra sao mà cũng định du nhập thì còn khó hơn nhiều.
Vì thế, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải tiếp thu có chọn lọc khi du nhập những tập quán từ phương Tây.
NẾU NHẬT BẢN LÀ PHƯƠNG TÂY...
Gần đây, nhóm người thuộc tầng lớp trung lưu trên, tự nhận là phái tiến bộ, cũng như tầng lớp trí thức thuộc nhóm chủ trương khai hóa, cứ mở miệng là khen lấy khen để văn minh phương Tây. Không chỉ trong lĩnh vực học vấn, đạo đức mà từ chính trị, kinh tế đến cả cách thức uống trà, bữa ăn hàng ngày không có cái gì là người ta không bắt chước sao cho thật giống phương Tây. Ngay cả những kẻ mù mờ về sự tình phương Tây cũng ra sức vứt bỏ những thứ xưa hay của Nhật Bản, nhắm mắt chạy theo cái mới. Chẳng phải là quá vội vàng, quá khinh suất đó sao?
Văn minh phương Tây đúng là hơn hẳn chúng ta, nhưng không có nghĩa là cái gì của nó cũng hoàn hảo cả. Văn minh phương Tây cũng đầy rẫy khiếm khuyết. Phong tục phương Tây không phải thứ gì cũng hay ho. Ngược lại, phong tục Nhật Bản không phải cái gì cũng kém cỏi, cũng cổ hủ.
Ví dụ, một anh học trò trẻ tuổi say mê đến mức tôn thờ một ông thầy, cái gì cũng muốn giống thầy. Mua sách, sắm sửa đủ loại văn phòng phẩm, suốt ngày không rời bàn học. Thấy thầy đêm thức ngày nhủ, anh học trò cũng bắt chước đến nỗi mệt quá lăn đùng ra ốm. Anh học trò cứ một mực tin rằng ông thầy là một học giả hoàn hảo không có điểm yếu, tập quán tốt xấu ở ông thầy không cần biết, cứ thế là bắt chước nên mới ra nông nỗi đó.
Ngày xưa ở Trung Hoa có nàng Tây Thi xinh đẹp. Dù nàng có nhăn mặt, nhíu mày trông vẫn “phong tình”. Thấy thế, nhiều cô gái xấu xí cũng bắt chước nhăn mày. Có lẽ không đến mức phải phê phán các cô gái ấy. Nhưng việc ngủ ngày của các học giả thì có “phong tình” gì đâu, chẳng qua là thói nằm ườn mà thôi, sao lại đi bắt chước? Thực là nực cười!(?)
Hiện nay trong xã hội, có không ít kẻ nghèo nàn kiến thức trong số những người mang danh khai hóa, cũng giống như anh học trò trẻ tuổi nọ. Sau đây, tôi xin được so sánh bằng cách đảo ngược phong tục, tập quán giữa Nhật Bản và phương Tây. Và xin phó thác vào trí tưởng tượng của độc giả về sự nông sâu trong tư tưởng của các bậc tiên sinh tự phong là người theo chủ nghĩa khai hóa.
Giả dụ, người phương Tây, ngày nào cũng tắm rửa, còn người Nhật Bản cả tháng mới vào thùng tắm một vài lần. Tức thì khai hóa tiên sinh sẽ nói thế này: “Người phương Tây rất vệ sinh. Người Nhật Bản lạc hậu thì khác”.
Người Nhật Bản khi đi ngủ, có thói quen là để bình đựng nước tiểu trong phòng, để ban đêm nếu có đi tiểu thì dùng. Hoặc sau khi đi vệ sinh thì không có thói quen rửa tay. Ngược lại, người phương Tây dù đang đêm cũng vẫn ra nhà vệ sinh đi tiểu, và bao giờ cũng rửa tay sau khi di vệ sinh. Thầy khai hóa chắc chắn sẽ nói: “Người văn minh rất sạch sẽ. Còn người Nhật chưa được khai hóa bẩn như con nít vậy. Sau này, nếu tiến bộ thì có lẽ người Nhật sẽ du nhập tập quán này của phương Tây.”
Người phương Tây, mỗi lần hỉ mũi đều dùng khăn giấy, xong vứt vào thùng rác. Còn người Nhật khi hỉ mũi dùng khăn mùi xoa, rồi giặt đi dùng lại. Thế nào thầy khai hóa cũng lập luận khiên cưỡng về thói quen này trên phương diện kinh tế: “Ở đất nước Nhật Bản nghèo tài nguyên, quốc dân cần phải có tinh tiết kiệm. Nếu người Nhật ta cũng dùng khăn giấy khi hỉ mũi thì sẽ làm hoang phí tài nguyên gỗ. Vì thế, thôi thà chịu bẩn một chút cũng không sao. Nhờ đó mà tiết kiệm được nguồn tài nguyên của đất nước.”
Nếu phụ nữ Nhật Bản trang điểm bằng cách cũng đeo khuyên tai hay thắt dây lưng như phụ nữ phương Tây, chắc thầy khai hóa sẽ mang cả môn sinh lý học ra để phê phán: “Đó là sự nhục nhã của nước Nhật lạc hậu. Vì không biết rằng cái gì tự nhiên thì cứ để tự nhiên có hay hơn không. Đằng này lại ngu ngốc đeo lủng lẳng “hành lý” trên vành tai, khiến cho cơ thể bị tổn thương. Trên cơ thể phụ nữ, chỗ quan trọng nhất là phần bụng vậy mà lại lấy cái thứ gọi là dây lưng quấn thắt vào đấy. Trông cứ như lưng ong ấy, vừa xấu vừa gây hại cho chức năng mang thai của bụng, và sẽ gây nguy hiểm khi sinh đẻ. Cứ tiếp tục thế này, sẽ gây ra nỗi bất hạnh trong gia đình, làm cản trở việc tăng dân số, tức là làm giảm nguồn nhân lực - một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội.”
Ngoài ra, ở phương Tây, nhà cửa khi chủ đi vắng không cần phải cài then khóa chốt vì ít kẻ trộm. Còn ở Nhật Bản thì phải khóa trong khóa ngoài vẫn không yên tâm. Ngay đến cả túi xách tay cũng còn phải khóa. Chắc là ông thầy khai hóa sẽ thở dài thườn thượt rồi phán: “Công giáo thật vĩ đại, thật tuyệt vời. Còn Nhật Bản thì chung sống với kẻ cắp. Nhật Bản làm sao có thể sánh nổi với phong tục, với sự tự do của phương Tây. Nền đạo đức của các nước theo Công giáo thật triệt để.”
Còn nữa, người phương Tây dùng tẩu hút thuốc. Thầy khai hóa lại than thở: “Kỹ thuật Nhật Bản thật hèn kém. Ngay cả cái tẩu hút thuốc mà cũng chưa phát minh nổi.”
Nếu người Nhật Bản đi giày tây, còn người phương Tây đi guốc mộc thì chắc thầy lại phán: “Người Nhật Bản không biết sử dụng chức năng của các ngón chân, nên phải xỏ giày...”.
Nếu canh rong biển, đậu phụ là món ăn của người phương Tây thì không hiểu là thầy khai hóa sẽ còn phán đến đâu. Nếu món lươn nướng, hay trứng hấp cũng được coi là món ăn của người phương Tây thì chắc thầy khai hóa sẽ tâng bốc nó lên thành món ngon nhất thế giới cho mà xem.
Mà thôi, những chuyện như thế không thể kể hết. Tôi xin phép được chuyển sang vấn đề khác, vấn đề tôn giáo.
Giả thử, Đức cao tăng Shinran là người phương Tây và ông Martin Luther là người Nhật Bản. Có lẽ các thầy khai hóa sẽ bình phẩm như sau: “Mục đích của tôn giáo là cứu vớt con người ra khỏi chốn u mê. Nếu có những hành vi như giết người, đi lại với mục đích tôn giáo thì chẳng qua đó là hành động đã xảy ra trước khi họ bàn luận về giáo lý mà thôi. Đức cao tăng Shiran của “phương Tây” thể hiện rất cụ thể mục đích của tôn giáo. Trải qua biết bao cay đắng khổ cực, Đức cao tăng Shiran đã hiến dâng cả cuộc đời cho công cuộc cải cách tôn giáo ở phương Tây. Nhờ đó mà quá nửa dân số phương Tây đã qui y thành tín đồ tông phái Tào động (Sodo Shinshu). Và cũng do lời dạy cao quý được phổ biến rộng rãi không sót nơi nào, nên sau khi Đức cao tăng tạ thế, không còn cảnh đầu rơi máu chảy giữa các tín đồ do tranh chấp tôn giáo. Mặt khác, “tại Nhật Bản”, ông Luther là người đi đầu, đã chủ xướng lập ra Tân giáo (Tin lành) khác hẳn với Cựu giáo Roma (Công giáo). Nhưng Cựu giáo không dễ dàng chấp nhận, nên dẫn tới các cuộc chinh phạt tàn bạo, liên tiếp xảy ra các cuộc chém giết giữa các tín đồ Cựu giáo và Tân giáo. Ngay cả sau khi ông Luther qua đời, nhiều người Nhật Bản vô tội vẫn tiếp tục bị tàn sát, tiền tài vật lực của đất nước cạn kiệt vì các lý do tranh chấp tôn giáo. Các cuộc Thập tự chinh gây ra bao thảm cảnh tàn khốc. Tân giáo do ông Luther chủ xướng cũng mới chỉ cảm hóa được non nửa dân số Nhật Bản”!
Tôn giáo ở Nhật Bản và Tây Âu hoàn toàn khác xa nhau. Từ lâu, tôi vốn nghi vấn về sự khác biệt này. Và đâu là nguyên nhân của sự khác nhau đó. Đến nay tôi vẫn chưa tự giải đáp được. Phải chăng bản chất của Thiên chúa giáo phương tây và Phật giáo tại Nhật Bản hoàn toàn như nhau? Chỉ có điều là nếu tiến hành ở một nơi lạc hậu, nghèo đói như Nhật Bản thì tự nó sẽ biến thành sự giết chóc; còn nếu tiến hành ở các nước phương Tây thì tự nó sẽ trở nên ôn hòa. Hay là do giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo vốn có bản chất khác nhau? Hay là do nhân cách của những vị khai tổ - giữa Đức cao tăng Shinran phương Tây và ông Martin Luther của Nhật Bản (?) - hơn kém nhau? Tự tôi không thể vội vã đưa ra kết luận nông nỗi được. Vì thế tôi chờ đợi và hi vọng vào kết quả của các học giả hậu thế.
__________
25. Cao tăng Shinran (1173 - 1262): Vị tổ khai sinh tông phái Sodo (Tào động) Shinshu - một tông phái Phật giáo tại Nhật Bản. Ông cho rằng con người quá yếu đuối không thể tự cứu mình trước thiên tai, loạn lạc. Vì vậy, chỉ có đức tin tuyệt đối vào đức Phật A-di-đà, chú tâm niệm Phật thì mọi người kể cả những kẻ ác nhân phạm tội, sau khi chết sẽ được thác sinh vào cõi Tây phương Cực lạc. Với ông, câu niệm Nam mô a di đà Phật đã trở thành một cách tỏ lòng biết ơn và niềm tin để cứu nhân độ thế.
26. Martin Luther (1483 - 1546) vốn là linh mục, tiến sĩ thần học, giáo sư đại học tổng hợp Wuthenberg ở Đức. Là người dẫn đầu phong trào cải cách đòi xóa bỏ những giáo luật khắt khe, những tín điều ngu xuẩn của giáo hội Roma và xây dựng tôn giáo mới.
27. Tông phái Sodo Shinshu là một tông phái Phật giáo thịnh hành vào nửa cuối thế kỉ 12 (thời đại văn hóa Kamakura) tại Nhật Bản. Hai vị khai tổ cho tông phái này là hai thầy trò: thiền sư Honen (Pháp Nhiên) (1133 - 1212) và đệ tử Shinran (Thân Loan) (xem chú thích 1), Nếu thiền sư Honen chủ trương chú tâm niệm Phật để được tái sinh vào cõi Tây phương cực lạc thì đệ tử Shinran phát triển thêm một bước quan niệm của thiền sư Honen. Đạo tràng chính của tông phái này đặt tại chùa Honganji (Bản nguyện tự) ở cố đô Kyoto.
CHỈ CÓ HỌC VẤN MỚI NUÔI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN
Những thí dụ trên đây có lẽ đã làm sáng tỏ vấn đề. Việc những người theo chủ nghĩa tiến bộ, vất bỏ tập quán cũ của Nhật Bản, tin tưởng hoàn toàn văn hóa phương Tây là hành động hết sức bộp chộp, thiếu thận trọng. Bằng thái độ hết sức bộp chộp, thiếu thận trọng. Bằng thái độ giống hệt như đã từng mù quáng tin vào những tập quán cũ Nhật Bản, giờ đây họ lại tin tưởng mù quáng cái mới - văn minh phương Tây, đến mức bắt chước rập khuôn cả những khuyết điểm của nó. Điều thể hiện rõ nhất là trong khi vẫn chưa tìm ra được tư tưởng nào cần phải tin, thì nhiều người trở nên mất phương hướng, trở nên dao động tinh thần vì đã vội vất bỏ tư tưởng đã từng một thời tin tưởng. Theo như sự báo động của các bác sĩ, thì gần đây trong xã hội có rất nhiều người mắc bệnh thần kinh, suy nhược tinh thần.
Học hỏi văn minh phương Tây là điều tốt. Nhưng thà suốt đời không tin còn hơn là việc tin tưởng thiếu phê phán.
Chính sách Phú quốc cường binh của các quốc gia phương Tây rất tuyệt vời, nhưng không thể học và bắt chước luôn cả sự chênh lệch mức sống giữa người giàu và người nghèo trong xã hội phương Tây. Tôi không nghĩ rằng tô thuế đánh vào nông dân Nhật Bản là nhẹ, nhưng nếu so với nông dân Anh quốc bị tầng lớp địa chủ ngược đãi tàn bạo ra sao thì nông dân Nhật Bản cong hạnh phúc hơn nhiều.
Vì thế tôi đã cảnh báo không thể cứ để nguyên tình trạng như hiện nay mà phát triển. Trong xã hội đang hỗn loạn giữa cái mới và cái cũ, đang chứng kiến tư tưởng cùng văn vật phương Tây tràn vào thì việc lựa chọn đúng là rất cần thiết và cấp bách trên cơ sở so sánh văn minh Nhật Bản với văn minh phương Tây, phải du nhập cái gì, phải kiên quyết loại bỏ cái gì.
Hiện nay, không có ai có thể làm được trọng trách này.
Chỉ có học sinh sinh viên của trường Keio nghĩa thục chúng ta mà thôi.
Các bạn hãy đọc nhiều, suy nghĩ khách quan mọi sự vật, nuôi dưỡng trí thức, tìm kiếm sự thực tại thực địa. Cái mà vừa mới tin hôm qua, thì hôm nay phải hoài nghi suy xét lại coi có còn đúng hay không và tìm cách giải quyết vào hôm sau.
Vì lẽ đó các bạn phải học tập.
Tháng 7 năm Minh Trị thứ chín (tức năm 1876)
Nếu con người tin tưởng sự vật một cách mù quáng thì sự giả dối, ngụy tạo sẽ tràn lan. Chân lý chỉ sinh ra từ sự hoài nghi. Trong xã hội, người ta tin vào sách vở, tin vào lời nói của người khác, tin vào sự đồn đại, tin vào tục thuyết, vào lời bói toán. Trước khi thành hôn cũng phải nhờ thầy bói xem tốt xấu, có khi mất cả lương duyên vì tin lời phán. Bị ốm sốt, không đi khám bác sĩ mà lại cúng bái. Tất cả đều do lòng tín ngưỡng của con người. Tôi không nghĩ rằng chân lý được sinh ra từ tín ngưỡng. Một khi con người còn tin vào những điều không phải là sự thật thì thế giới ngụy tạo còn tồn tại mãi mãi.
VIỆC TÌM KIẾM CHÂN LÝ THƯỜNG BẮT ĐẦU TỪ SỰ HOÀI NGHI
Những tiến bộ của văn minh đều ra đời từ sự phát hiện chân lý trong quá trình nghiên cứu mọi sự vật tự nhiên xung quanh ta. Nguyên nhân phát triển của nền văn minh phương Tây cũng xuất phát từ tinh thần hoài nghi. Galile tìm ra thuyết Trái đất quay quanh Mặt trời vì nghi ngờ thuyết Mặt trời quay quanh Trái đất. Newton tìm ra quy luật vạn vật hấp dẫn từ việc quan sát trái táo rơi. Watt phát minh ra máy hơi nước do để ý tới hơi khói bốc ra từ phích nước. Tất cả đều đạt tới chân lý xuất phát từ sự hoài nghi trước các hiện tượng, sự vật.
Và không phải chỉ có khoa học tự nhiên, những tiến bộ của khoa học xã hội cũng vậy. Từ chỗ hoài nghi chế độ chiếm hữu nô lệ, nên đã đề xuất Luật cấm buôn bán nô lệ. Và về sau, Thomas Clark đã chấm dứt thảm cảnh này. Hoài nghi về Công giáo Roma, Martin Luther đã thực hiện cải cách tôn giáo. Nhân dân Pháp vì căm giận sự bạo ngược của tầng lớp quý tộc nên đã là cuộc cách mạng Pháp. Nhân dân mười ba bang Hoa kỳ đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành độc lập vì hoài nghi những luật lệ của Anh quốc. Chưa hết, người Nhật Bản thường nghĩ rằng đàn ông làm việc ngoài xã hội, còn đàn bà trông nom nhà cửa, cơm nước trong nhà. Nhưng Steward Mill đã viết bài Giải phóng phụ nữ để xóa bỏ tập quán này. Nước Anh với học thuyết mậu dịch tự do được cả giới kinh tế trên toàn cầu thừa nhận. Nhưng tại Hoa Kỳ, các học giả lại chủ trương học thuyết bảo hộ mậu dịch, thể hiện lập trường coi trọng việc nuôi dưỡng và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
Tại phương Tây, cứ một học thuyết ra đời thì lại có học thuyết mới phản biện lại. Những cuộc tranh luận với các ý kiến, học thuyết khác nhau diễn ra liên tục không ngừng.
Hãy thử so sánh thực tế đó với tình hình tại các quốc gia châu Á xem sao? Châu Á vẫn trong vòng mê muội. Người ta vẫn tin không một chút nghi ngờ vào lời của những người được coi là thánh nhân từ hàng ngàn năm về trước, vẫn mê tín dị đoan, vẫn tin vào lời của các đồng cốt. Chẳng thể nào so sánh, hoàn toàn không thể bàn luận được với người phương Tây.
Tuy vậy, việc mang trong lòng sự hoài nghi, khởi xướng ra dị thuyết, tìm tòi chân lý là một việc hết sức khó khăn, nó giống như muốn dong thuyền ra khơi trong khi gió ngược vậy. Nhưng co khi vận may, gió thuận thì chẳng tốn nhiều công sức, thuyền vẫn tiến thẳng.
Tuy vậy, đừng có ảo tưởng sẽ gặp vận may như vậy trong xã hội.
Có một cách để đạt tới chân lý là phải vượt qua được cuộc phản diện, phải bảo vệ được chính kiến của mình trước mọi ý kiến đối nghịch.
Hoài nghi sinh ra chân lý.
TIN CÁI GÌ VÀ NGHI NGỜ CÁI GÌ?
Cần phải có năng lực lựa chọn: Tin vào cái gì và nghi ngờ cái gì? Kết quả của học vấn chính là ở chỗ nuôi dưỡng năng lực lựa chọn đó.
Ngay tại Nhật Bản, kể từ khi mở cửa đã có những thay đổi nhanh chóng. Hầu hết mọi lĩnh vực như chính thể, trường học, báo chí, đường sắt, điện tín, quân đội, công nghiệp... đều đã đổi khác. Có thể nói đó là một minh chứng rõ ràng cho thấy nếu không hoài nghi, không trăn trở đối với cách làm cũ đã diễn ra suốt bao năm qua thì sẽ không có cải cách và thay đổi. Tuy vậy, chỉ đến khi xóa bỏ bế quan tỏa cảng, được tiếp xúc với văn minh phương Tây và muốn bắt chước theo nó thì người Nhật Bản chúng ta mới nghi ngờ về cách làm, về các tập tục của mình xưa nay. Đó là chúng ta học theo, chứ không phải là do chính chúng ta chủ động thay đổi.
Nhưng có một vấn đề. Nếu như trước đây chúng ta tin tưởng không mảy may nghi ngờ hay phê phán về cách làm từ trước đến nay như thế nào, thì giờ đây chúng ta lại tin tưởng tới mức mù quáng vào văn minh phương Tây như thế ấy. Ngày xưa, chúng ta đã bắt chước Trung Hoa. Ngày nay, chúng ta lại quay ngoắc một trăm tám mươi độ, ra sức bắt chước phương Tây.
Chẳng phải là chúng ta không có năng lực lựa chọn, khả năng cân nhắc về việc du nhập văn minh phương Tây đó sao? Du nhập cái gì là tốt và không nên du nhập cái gì vì không hợp?
Bản thân tôi, do học vấn hạn chế, do kinh nghiệm ít ỏi cho nên cũng không thể bàn được nên du nhập cái gì và không nên du nhập cái gì của văn minh phương Tây vào nước ta. Nhưng nếu xem xét tình thế đang thay đổi một cách chóng mặt trên thế giới thì hình như người Nhật chúng ta bị sức ép của dòng chảy thay đổi, tin ngay và tin quá mức đối với văn minh phương Tây, đồng thời quên khuấy và phế bỏ luôn truyền thống và tập quán của người Nhật Bản.
Cần phải biết rằng Nhật Bản và phương Tây khác nhau về tập tục, khác nhau trong cách suy nghĩ, khác nhau về tình cảm. Tập quán, cách suy nghĩ, tình cảm - những thứ đã hình thành và tồn tại cả ngàn năm ở con người trong mỗi xứ sở - đều không thể thay đổi một sớm một chiều.
Những tập quán tốt đẹp ở phương Tây, nhưng khi du nhập vào Nhật Bản chưa chắc đã hợp, thế thì những tập quán chưa biết tốt xấu ra sao mà cũng định du nhập thì còn khó hơn nhiều.
Vì thế, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải tiếp thu có chọn lọc khi du nhập những tập quán từ phương Tây.
NẾU NHẬT BẢN LÀ PHƯƠNG TÂY...
Gần đây, nhóm người thuộc tầng lớp trung lưu trên, tự nhận là phái tiến bộ, cũng như tầng lớp trí thức thuộc nhóm chủ trương khai hóa, cứ mở miệng là khen lấy khen để văn minh phương Tây. Không chỉ trong lĩnh vực học vấn, đạo đức mà từ chính trị, kinh tế đến cả cách thức uống trà, bữa ăn hàng ngày không có cái gì là người ta không bắt chước sao cho thật giống phương Tây. Ngay cả những kẻ mù mờ về sự tình phương Tây cũng ra sức vứt bỏ những thứ xưa hay của Nhật Bản, nhắm mắt chạy theo cái mới. Chẳng phải là quá vội vàng, quá khinh suất đó sao?
Văn minh phương Tây đúng là hơn hẳn chúng ta, nhưng không có nghĩa là cái gì của nó cũng hoàn hảo cả. Văn minh phương Tây cũng đầy rẫy khiếm khuyết. Phong tục phương Tây không phải thứ gì cũng hay ho. Ngược lại, phong tục Nhật Bản không phải cái gì cũng kém cỏi, cũng cổ hủ.
Ví dụ, một anh học trò trẻ tuổi say mê đến mức tôn thờ một ông thầy, cái gì cũng muốn giống thầy. Mua sách, sắm sửa đủ loại văn phòng phẩm, suốt ngày không rời bàn học. Thấy thầy đêm thức ngày nhủ, anh học trò cũng bắt chước đến nỗi mệt quá lăn đùng ra ốm. Anh học trò cứ một mực tin rằng ông thầy là một học giả hoàn hảo không có điểm yếu, tập quán tốt xấu ở ông thầy không cần biết, cứ thế là bắt chước nên mới ra nông nỗi đó.
Ngày xưa ở Trung Hoa có nàng Tây Thi xinh đẹp. Dù nàng có nhăn mặt, nhíu mày trông vẫn “phong tình”. Thấy thế, nhiều cô gái xấu xí cũng bắt chước nhăn mày. Có lẽ không đến mức phải phê phán các cô gái ấy. Nhưng việc ngủ ngày của các học giả thì có “phong tình” gì đâu, chẳng qua là thói nằm ườn mà thôi, sao lại đi bắt chước? Thực là nực cười!(?)
Hiện nay trong xã hội, có không ít kẻ nghèo nàn kiến thức trong số những người mang danh khai hóa, cũng giống như anh học trò trẻ tuổi nọ. Sau đây, tôi xin được so sánh bằng cách đảo ngược phong tục, tập quán giữa Nhật Bản và phương Tây. Và xin phó thác vào trí tưởng tượng của độc giả về sự nông sâu trong tư tưởng của các bậc tiên sinh tự phong là người theo chủ nghĩa khai hóa.
Giả dụ, người phương Tây, ngày nào cũng tắm rửa, còn người Nhật Bản cả tháng mới vào thùng tắm một vài lần. Tức thì khai hóa tiên sinh sẽ nói thế này: “Người phương Tây rất vệ sinh. Người Nhật Bản lạc hậu thì khác”.
Người Nhật Bản khi đi ngủ, có thói quen là để bình đựng nước tiểu trong phòng, để ban đêm nếu có đi tiểu thì dùng. Hoặc sau khi đi vệ sinh thì không có thói quen rửa tay. Ngược lại, người phương Tây dù đang đêm cũng vẫn ra nhà vệ sinh đi tiểu, và bao giờ cũng rửa tay sau khi di vệ sinh. Thầy khai hóa chắc chắn sẽ nói: “Người văn minh rất sạch sẽ. Còn người Nhật chưa được khai hóa bẩn như con nít vậy. Sau này, nếu tiến bộ thì có lẽ người Nhật sẽ du nhập tập quán này của phương Tây.”
Người phương Tây, mỗi lần hỉ mũi đều dùng khăn giấy, xong vứt vào thùng rác. Còn người Nhật khi hỉ mũi dùng khăn mùi xoa, rồi giặt đi dùng lại. Thế nào thầy khai hóa cũng lập luận khiên cưỡng về thói quen này trên phương diện kinh tế: “Ở đất nước Nhật Bản nghèo tài nguyên, quốc dân cần phải có tinh tiết kiệm. Nếu người Nhật ta cũng dùng khăn giấy khi hỉ mũi thì sẽ làm hoang phí tài nguyên gỗ. Vì thế, thôi thà chịu bẩn một chút cũng không sao. Nhờ đó mà tiết kiệm được nguồn tài nguyên của đất nước.”
Nếu phụ nữ Nhật Bản trang điểm bằng cách cũng đeo khuyên tai hay thắt dây lưng như phụ nữ phương Tây, chắc thầy khai hóa sẽ mang cả môn sinh lý học ra để phê phán: “Đó là sự nhục nhã của nước Nhật lạc hậu. Vì không biết rằng cái gì tự nhiên thì cứ để tự nhiên có hay hơn không. Đằng này lại ngu ngốc đeo lủng lẳng “hành lý” trên vành tai, khiến cho cơ thể bị tổn thương. Trên cơ thể phụ nữ, chỗ quan trọng nhất là phần bụng vậy mà lại lấy cái thứ gọi là dây lưng quấn thắt vào đấy. Trông cứ như lưng ong ấy, vừa xấu vừa gây hại cho chức năng mang thai của bụng, và sẽ gây nguy hiểm khi sinh đẻ. Cứ tiếp tục thế này, sẽ gây ra nỗi bất hạnh trong gia đình, làm cản trở việc tăng dân số, tức là làm giảm nguồn nhân lực - một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội.”
Ngoài ra, ở phương Tây, nhà cửa khi chủ đi vắng không cần phải cài then khóa chốt vì ít kẻ trộm. Còn ở Nhật Bản thì phải khóa trong khóa ngoài vẫn không yên tâm. Ngay đến cả túi xách tay cũng còn phải khóa. Chắc là ông thầy khai hóa sẽ thở dài thườn thượt rồi phán: “Công giáo thật vĩ đại, thật tuyệt vời. Còn Nhật Bản thì chung sống với kẻ cắp. Nhật Bản làm sao có thể sánh nổi với phong tục, với sự tự do của phương Tây. Nền đạo đức của các nước theo Công giáo thật triệt để.”
Còn nữa, người phương Tây dùng tẩu hút thuốc. Thầy khai hóa lại than thở: “Kỹ thuật Nhật Bản thật hèn kém. Ngay cả cái tẩu hút thuốc mà cũng chưa phát minh nổi.”
Nếu người Nhật Bản đi giày tây, còn người phương Tây đi guốc mộc thì chắc thầy lại phán: “Người Nhật Bản không biết sử dụng chức năng của các ngón chân, nên phải xỏ giày...”.
Nếu canh rong biển, đậu phụ là món ăn của người phương Tây thì không hiểu là thầy khai hóa sẽ còn phán đến đâu. Nếu món lươn nướng, hay trứng hấp cũng được coi là món ăn của người phương Tây thì chắc thầy khai hóa sẽ tâng bốc nó lên thành món ngon nhất thế giới cho mà xem.
Mà thôi, những chuyện như thế không thể kể hết. Tôi xin phép được chuyển sang vấn đề khác, vấn đề tôn giáo.
Giả thử, Đức cao tăng Shinran là người phương Tây và ông Martin Luther là người Nhật Bản. Có lẽ các thầy khai hóa sẽ bình phẩm như sau: “Mục đích của tôn giáo là cứu vớt con người ra khỏi chốn u mê. Nếu có những hành vi như giết người, đi lại với mục đích tôn giáo thì chẳng qua đó là hành động đã xảy ra trước khi họ bàn luận về giáo lý mà thôi. Đức cao tăng Shiran của “phương Tây” thể hiện rất cụ thể mục đích của tôn giáo. Trải qua biết bao cay đắng khổ cực, Đức cao tăng Shiran đã hiến dâng cả cuộc đời cho công cuộc cải cách tôn giáo ở phương Tây. Nhờ đó mà quá nửa dân số phương Tây đã qui y thành tín đồ tông phái Tào động (Sodo Shinshu). Và cũng do lời dạy cao quý được phổ biến rộng rãi không sót nơi nào, nên sau khi Đức cao tăng tạ thế, không còn cảnh đầu rơi máu chảy giữa các tín đồ do tranh chấp tôn giáo. Mặt khác, “tại Nhật Bản”, ông Luther là người đi đầu, đã chủ xướng lập ra Tân giáo (Tin lành) khác hẳn với Cựu giáo Roma (Công giáo). Nhưng Cựu giáo không dễ dàng chấp nhận, nên dẫn tới các cuộc chinh phạt tàn bạo, liên tiếp xảy ra các cuộc chém giết giữa các tín đồ Cựu giáo và Tân giáo. Ngay cả sau khi ông Luther qua đời, nhiều người Nhật Bản vô tội vẫn tiếp tục bị tàn sát, tiền tài vật lực của đất nước cạn kiệt vì các lý do tranh chấp tôn giáo. Các cuộc Thập tự chinh gây ra bao thảm cảnh tàn khốc. Tân giáo do ông Luther chủ xướng cũng mới chỉ cảm hóa được non nửa dân số Nhật Bản”!
Tôn giáo ở Nhật Bản và Tây Âu hoàn toàn khác xa nhau. Từ lâu, tôi vốn nghi vấn về sự khác biệt này. Và đâu là nguyên nhân của sự khác nhau đó. Đến nay tôi vẫn chưa tự giải đáp được. Phải chăng bản chất của Thiên chúa giáo phương tây và Phật giáo tại Nhật Bản hoàn toàn như nhau? Chỉ có điều là nếu tiến hành ở một nơi lạc hậu, nghèo đói như Nhật Bản thì tự nó sẽ biến thành sự giết chóc; còn nếu tiến hành ở các nước phương Tây thì tự nó sẽ trở nên ôn hòa. Hay là do giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo vốn có bản chất khác nhau? Hay là do nhân cách của những vị khai tổ - giữa Đức cao tăng Shinran phương Tây và ông Martin Luther của Nhật Bản (?) - hơn kém nhau? Tự tôi không thể vội vã đưa ra kết luận nông nỗi được. Vì thế tôi chờ đợi và hi vọng vào kết quả của các học giả hậu thế.
__________
25. Cao tăng Shinran (1173 - 1262): Vị tổ khai sinh tông phái Sodo (Tào động) Shinshu - một tông phái Phật giáo tại Nhật Bản. Ông cho rằng con người quá yếu đuối không thể tự cứu mình trước thiên tai, loạn lạc. Vì vậy, chỉ có đức tin tuyệt đối vào đức Phật A-di-đà, chú tâm niệm Phật thì mọi người kể cả những kẻ ác nhân phạm tội, sau khi chết sẽ được thác sinh vào cõi Tây phương Cực lạc. Với ông, câu niệm Nam mô a di đà Phật đã trở thành một cách tỏ lòng biết ơn và niềm tin để cứu nhân độ thế.
26. Martin Luther (1483 - 1546) vốn là linh mục, tiến sĩ thần học, giáo sư đại học tổng hợp Wuthenberg ở Đức. Là người dẫn đầu phong trào cải cách đòi xóa bỏ những giáo luật khắt khe, những tín điều ngu xuẩn của giáo hội Roma và xây dựng tôn giáo mới.
27. Tông phái Sodo Shinshu là một tông phái Phật giáo thịnh hành vào nửa cuối thế kỉ 12 (thời đại văn hóa Kamakura) tại Nhật Bản. Hai vị khai tổ cho tông phái này là hai thầy trò: thiền sư Honen (Pháp Nhiên) (1133 - 1212) và đệ tử Shinran (Thân Loan) (xem chú thích 1), Nếu thiền sư Honen chủ trương chú tâm niệm Phật để được tái sinh vào cõi Tây phương cực lạc thì đệ tử Shinran phát triển thêm một bước quan niệm của thiền sư Honen. Đạo tràng chính của tông phái này đặt tại chùa Honganji (Bản nguyện tự) ở cố đô Kyoto.
CHỈ CÓ HỌC VẤN MỚI NUÔI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN
Những thí dụ trên đây có lẽ đã làm sáng tỏ vấn đề. Việc những người theo chủ nghĩa tiến bộ, vất bỏ tập quán cũ của Nhật Bản, tin tưởng hoàn toàn văn hóa phương Tây là hành động hết sức bộp chộp, thiếu thận trọng. Bằng thái độ hết sức bộp chộp, thiếu thận trọng. Bằng thái độ giống hệt như đã từng mù quáng tin vào những tập quán cũ Nhật Bản, giờ đây họ lại tin tưởng mù quáng cái mới - văn minh phương Tây, đến mức bắt chước rập khuôn cả những khuyết điểm của nó. Điều thể hiện rõ nhất là trong khi vẫn chưa tìm ra được tư tưởng nào cần phải tin, thì nhiều người trở nên mất phương hướng, trở nên dao động tinh thần vì đã vội vất bỏ tư tưởng đã từng một thời tin tưởng. Theo như sự báo động của các bác sĩ, thì gần đây trong xã hội có rất nhiều người mắc bệnh thần kinh, suy nhược tinh thần.
Học hỏi văn minh phương Tây là điều tốt. Nhưng thà suốt đời không tin còn hơn là việc tin tưởng thiếu phê phán.
Chính sách Phú quốc cường binh của các quốc gia phương Tây rất tuyệt vời, nhưng không thể học và bắt chước luôn cả sự chênh lệch mức sống giữa người giàu và người nghèo trong xã hội phương Tây. Tôi không nghĩ rằng tô thuế đánh vào nông dân Nhật Bản là nhẹ, nhưng nếu so với nông dân Anh quốc bị tầng lớp địa chủ ngược đãi tàn bạo ra sao thì nông dân Nhật Bản cong hạnh phúc hơn nhiều.
Vì thế tôi đã cảnh báo không thể cứ để nguyên tình trạng như hiện nay mà phát triển. Trong xã hội đang hỗn loạn giữa cái mới và cái cũ, đang chứng kiến tư tưởng cùng văn vật phương Tây tràn vào thì việc lựa chọn đúng là rất cần thiết và cấp bách trên cơ sở so sánh văn minh Nhật Bản với văn minh phương Tây, phải du nhập cái gì, phải kiên quyết loại bỏ cái gì.
Hiện nay, không có ai có thể làm được trọng trách này.
Chỉ có học sinh sinh viên của trường Keio nghĩa thục chúng ta mà thôi.
Các bạn hãy đọc nhiều, suy nghĩ khách quan mọi sự vật, nuôi dưỡng trí thức, tìm kiếm sự thực tại thực địa. Cái mà vừa mới tin hôm qua, thì hôm nay phải hoài nghi suy xét lại coi có còn đúng hay không và tìm cách giải quyết vào hôm sau.
Vì lẽ đó các bạn phải học tập.
Tháng 7 năm Minh Trị thứ chín (tức năm 1876)
Bình luận facebook