Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 11
HÃY HỌC CÁCH DIỄN THUYẾT CÓ HIỆU QUẢ
Diễn thuyết được gọi là speech trong tiếng Anh, là cách truyền đạt suy nghĩ, ý kiến của mình bằng lời trước đông đảo người nghe. Ở nước ta, từ trước tới nay, tôi chưa từng nghe nói có cách làm nào giống như vậy. Có chăng là các buổi thuyết pháp tại các nhà chùa - nhà sư giảng giải nghĩa cho tín đồ Phật giáo về Phật pháp.
Ở các nước phương Tây, các buổi diễn thuyết diễn ra thường xuyên trong nghị viện, trong cuộc họp chính phủ, trong các cuộc hội thảo học thuật của các học giả, trong các công ty thương mại, các cuộc mít tin của dân thành thị, cả trong các đám tang, các lễ cưới, hội hè, hay khai trương một cửa hiệu...
Chỉ cần trước cử tọa khoảng trên một chục người là liền có một người nào đó đứng lên diễn thuyết. Nội dung các bài nói thường là mục đích, ý nghĩa của buổi hội họp, hoặc có khi chỉ là những suy nghĩ hay nỗi niềm trong cuộc sống thường nhật, hoặc cảm tưởng của chính bản thân khi đó... Và việc diễn thuyết đã trở thành tập quán của người phương Tây.
Việc diễn thuyết ở Nhật Bản hiện nay đương nhiên là rất cần thiết.
Ví dụ, dư luận xã hội nước ta đang rất ủng họ việc lập ra nghị viện như phương Tây. Nhưng lập ra rồi mà không biết cách nói lên ý kiến của mình thì nghị viện cũng chẳng có ích lợi gì.
Đặc điểm của diễn thuyết là nói ra ý kiến của mình bằng lời. Vì vậy, có những vấn đề nếu viết ra thì không có ý nghĩa nhiều lắm. Nhưng cũng vấn đề đó, bằng lời nói trực tiếp tới người nghe, sẽ khiến người nghe hiểu ngay và cảm động. Những vần thơ waka nổi tiếng từ ngày xưa, nếu chỉ in ra thì ít ai biết đến. Nhưng được ngâm lên, được đọc lên thì cái hay, vẻ đẹp, sự hấp dẫn sẽ truyền đến người nghe làm xúc động khôn nguôi.
Có thể nói, diễn thuyết là phương pháp rất quan trọng để truyền đạt ngay tức thì tới đông đảo người nghe ý kiến của người nói.
DIỄN THUYẾT VÀ TRANH LUẬN NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC
Như các bạn đều biết, học vấn không phải là việc chỉ có đọc và cứ đọc thật nhiều sách là đủ. Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học.
Ngày trước, có chàng thư sinh lặn lội lên tận Edo cả mấy năm trời, quyết chí theo học thuyết Chu Tử. Anh ta nỗ lực, miệt mài ngày đêm sao chép kinh sách. Số lượng sách vở sao chép lên tới hàng trăm cuốn. Tự nhủ học thế là thành tài rồi, chàng thư sinh bèn trở về quê. Anh ta về theo đường bộ. Sách vở gởi hết xuống tàu thủy. Chẳng may, con tàu chở hàng gặp nạn chìm ngoài khơi tỉnh Shizouka.
Vì chỉ có sao chép chữ vào vở nên bản thân anh ta thì về tới quê, còn chữ thì theo tàu chìm xuống sông xuống biển. Thế là bao nhiêu chữ thầy trả lại thầy. Công lao học hành thành công cốc.
Chẳng phải là ở các nhà Tây học ngày nay cũng có nhược điểm như anh học trò khi xưa đó sao?
Nếu nhìn vào thực trạng giờ học ở các trường thành phố thì thấy học sinh có vẻ siêng năng học tập lắm, cứ đà này xem ra tất cả sẽ trở thành học giả. Nhưng nếu thu hết sách giáo khoa, vở chép của chúng, và “trò ở đâu trả về quê đấy” thì sự thể sẽ ra sao? Chắc là khi cha mẹ, bè bạn hỏi đến thì học sinh chỉ còn nước: “Học vấn để quên tại Tokyo mất rồi”.
Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thực sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.
Và để ứng dụng sống động ý nghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lý của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người khác nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.
Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích luỹ tri thức.
Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.
Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức.
Trong các biện pháp trên đây, có cái đạt được bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình. Có cái cần có người bàn, người nghe. Đó là khi tranh luận, diễn thuyết. Và như vậy cần thiết phải tổ chức các buổi tranh luận và diễn thuyết.
Hiện nay, vấn đề lo ngại lớn nhất ở nước ta là dân trí quá thấp kém. Khai sáng quốc dân, đưa họ đến tầm cao kiến thức vốn được xem là nhiệm vụ cơ bản của các học giả. Vì vậy các học giả, khi đã nắm bắt được cách thức nghiên cứu, thì phải nỗ lực làm tròn vai trò này.
Tranh luận, diễn thuyết cần thiết ra sao và có tầm quan trọng thế nào, các bạn đều đã rõ. Nhưng tại sao đến giờ này nó vẫn chưa được thực hiện ở nước ta? Tôi buộc phải nói rằng đó là do các học giả quá lười biếng.
Hành vi, hoạt động của con người thường hướng theo hai phía: trong và ngoài. Cần phải nỗ lực cả hai.
Đa số các học giả hiện nay thường chỉ hoạt động hạn hẹp trong phạm vi cá nhân. Họ e ngại, chây lười không muốn mở rộng ra thế giới bên ngoài. Hãy mau tỉnh ngộ. Chỉ khi nào có kiến thức sâu như vực thẳm, tiếp xúc trao đổi với người khác như chim tung cánh rộng mở tự do tự tại trong không trung, mới đúng là học giả thực thụ.
HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH MÀ KHÔNG TÍNH TOÁN ĐƯỢC NIÊU CƠM Ở NHÀ
Hiện nay, mối lo lớn nhất ở nước ta là dân trí còn quá thấp.
Kiến thức, hành động của con người, không phải cứ huyên thuyên lý luận viễn vông, khó hiểu mới là cao. Xem ra cái lý của chữ “ngộ” trong đạo Phật có vẻ thâm thúy làm sao. Nhưng hành vi thường nhật của các nhà tu hành lại thường xã rời hiện thực, không giúp ích thực tế. Tôi không cho rằng họ là những người có tri kiến.
Kiến thức, hành động của con người, không nhất thiết cứ phải có tri thức phong phú, nghe nhiều biết rộng sẽ được coi là uyên bác. Trên đời này, có không ít người, dù đã đọc cả chục ngàn cuốn sách, giao tiếp với đủ hạng người mà vẫn không có được kiến thức riêng cho bản thân. Điển hình nhất là các nhà nho học cổ hủ, thủ cựu. Và ngay cả các nhà Tây học cũng không vượt qua được khiếm khuyết này.
Các học giả hiện nay, quyết chí theo Tây học, ngày đêm vùi đầu vào nghiên cứu nào là kinh tế học, đạo đức học, nào là triết học, khoa học... Họ có vẻ giống như các đấng cứu nhân độ thế có gan nằm gai nếm mật.
Nhưng thử nhìn vào cuộc sống cá nhân của họ xem sao. Tiếng là nhà nghiên cứu và giảng dạy môn kinh tế học, nhưng lại không tính được “niêu cơm” gia đình. Tiếng là nhà nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức học, nhưng lại không giữ nổi phẩm hạnh của bản thân. Mâu thuẫn giữa lý luận và cuộc sống thực tế ở họ giống như có hai người khác nhau trong một con người vậy. Tôi không thể nào côi họ là những người có kiến thức.
Việc đọc sách, việc nghiên cứu, việc giảng dạy vốn không mâu thuẫn với thực tế cuộc sống. Nhưng các học giả đó đã không làm trọn vẹn cả hai mặt, giữa suy nghĩ - phân biệt được sự vật tốt xấu, và hành động - thực hiện suy nghĩ ấy. Cho nên mới dẫn tới kết cục như trên. Người xưa thường nói “Lương ý bất dưỡng sinh”, “Đọc Luận ngữ mà không biết luận ngữ” cũng nghĩa là vậy.
Nói tóm lại, điều tôi muốn nói là kiến thức, phẩm hạnh của con người không thể trở nên thanh cao nếu chỉ có nói toàn lý luận cao xa, hoặc chỉ có nghe nhiều, biết rộng, mà không có hành động gì cả.
BÍ QUYẾT DUY NHẤT ĐỂ NÂNG CAO KIẾN THỨC:KHÔNG ĐƯỢC TỰ MÃN
Để nâng cao kiến thức và phản ánh điều đó trong hành động thì phải làm thế nào? Bí quyết là phải suy nghĩ, so sánh trạng thái của sự vật, nhắm tới giai đoạn phát triển cao hơn, kiên quyết không được tự thỏa mãn. Tuy nhiên nếu chỉ lấy một yếu tố hay một hiện tượng để phân tích và so sánh thôi thì không đủ. Mà phải phân tích mọi “sở trường”, “sở đoản” của các yếu tố, các hiện tượng nằm trong tình thế, hình thái sự vật ở cả hai phía.
Ví dụ, có một sinh viên chăm chỉ, miệt mài học hành. Anh ta không rượu chè, không chơi bời bê tha. Anh ta tự giác học tập, không để cha mẹ, thầy giáo phải nhắc nhở hoặc quở mắng. Anh ta tỏ ra rất hãnh diện. Nhưng sự tự đắc đó chẳng qua chỉ là so sánh với những sinh viên lười nhác thôi. Học tập chăm chỉ là lẽ đương nhiên của con người, chứ đâu đến mức phải khen ngợi. Bởi lẽ, lý do sinh tồn của con người chắc chắn ở tầm cao hơn nhiều.
Nhìn vào đâu, và đạt được sự nghiệp gì thì có thể toại nguyện?
Con người luôn luôn nhắm tới hình mẫu của những người thành đạt hàng đầu. Cứ nhìn thấy sở trường của người khác hơn bản thân là bứt rứt. Thế hệ sau bao giờ cũng muốn học tập vượt hẳn thế hệ trước. Mới đạt được trình độ hiện thời mà sinh viên đã tự mãn thì hỏng. Vai trò của sinh viên chúng ta vì thế rất quan trọng.
Những kẻ suốt đời chỉ biết học suông thì chí quá thấp. Những kẻ bê tha rượu chè, chơi bời là những con người vô dụng. Vậy mà lại lấy làm hãnh diện so với cái lũ người đó. Như thế có khác nào công khai cho người đời thấy sự ngu dốt?
Trong xã hội mà phẩm cách và hành động của con người cao, thì cái kiểu tranh luận vớ vẩn này sẽ không có chỗ và có nói ra cũng cảm thấy ngượng.
TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC
Hiện nay ở nước ta, ngành giáo dục thường dựa vào các nhận xét “Trường A kỷ luật nghiêm”, hoặc “Trường B quản lý chặt”... để làm tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng trường học. Các bậc phụ huynh dường như cũng đồng tình như vậy.
Chữ “kỹ luật”, “quản lý” trong trường học được người ta hiểu như thế nào?
Đó là nội quy nhà trường phải khắt khe. Để học trò không chây lười, nhà trường phải theo dõi, giám sát từng ly từng tý, nghiêm cấm mọi quan hệ nam nữ...
Phải chăng như thế là ưu điểm của một trường học? Ngược lại, tôi coi đó là điều hổ thẹn.
Tôi chưa từng nghe nói trường tốt ở các nước phương Tây là trường chỉ cần nghiêm khắc. Lẽ đương nhiên, tôi không cho rằng cái gì trong xã hội phương Tây cũng đều tốt đẹp cả. Nhưng trong việc đánh giá về trường học, họ khác hẳn chúng ta. Đối với họ, một trường học danh tiếng trước hết phải có trình độ học vấn cao. Phương pháp giảng dạy công phu. Giáo viên có nhân cách và có khả năng tranh luận giỏi.
Vì vậy, những người tham gia công tác giáo dục, những người đang theo học tại các trường ở nước ta, phải lấy các trường hàng đầu trên thế giới để so sánh, để thấy cái hay, cái dở của mình, của họ.
Kỷ luật nghiêm, quản lý chặt cũng là một trong những ưu thế của một số trường học. Nhưng nó chỉ là ưu thế thấp nhất trong số các ưu thế lẽ ra phải có trong nhà trường. Không thể lấy nó để tự hào. Nếu so sánh trình độ giáo dục ở các trường tốt nhất của chúng ta với các trường hàng đầu trên thế giới, rõ ràng là có rất nhiều điểm đáng phải suy nghĩ. Vì vậy, nếu chỉ tập trung vào việc triệt để thi hành kỷ luật, nội quy - đang được coi là công việc cấp thiết nhất trong ngành giáo dục - để nâng cao trình độ giáo dục và cho dù điều này cũng góp phần vào việc giáo dục học sinh thì cũng không thể mãn nguyện được.
Vấn đề giáo dục cũng giống như tình trạng của một quốc gia.
Giả dụ, có một chính phủ ở đây. Thành viên chính phủ toàn là những người có đầu óc sáng suốt, có các quyết định đúng đắn nắm quyền lãnh đạo. Họ ngày đêm suy nghĩ về nỗi đau khổ và niềm hạnh phúc của dân chúng. Họ luôn đưa ra các chính sách kịp thời. Việc nào đáng khen thì khen ngay, việc nào cần phạt thì phạt ngay. Chính phủ thực thi một nền chính trị sáng suốt và đáng khâm phục. Dân chúng no ấm, xã hội ổn định, đất nước thanh bình.
Đạt được thành quả trên, đáng tự hào lắm chứ!
Tuy vậy, mọi vấn đề như đường lối của chính phủ, cuộc sống của người dân, xã hội ổn định và thanh bình... tất cả mới chỉ là nội tình quốc gia. Và đường lối chính trị đang thực thi cũng chỉ là đường lối chính trị do một hay một nhóm các chính trị gia của quốc gia đó hoạch định. Cho dù đó là nền chính trị vì dân thật đáng tự hào, là nền chính trị hơn hẳn so với qua khứ, hơn hẳn so với nền chính trị độc tài ở một số quốc gia khác, nhưng nó vẫn hoàn toàn không có triển vọng trong tương lai.
Bởi vì, nếu có tầm nhìn tổng thể trên bình diện quốc tế, có sự so sánh đối chiếu với các quốc gia văn minh khác, nếu suy tính đến lợi ích cũng như thiệt hại giữa hai quốc gia trong tương lai, thì nền chính trị trên đây có đáng để tự hào hay không vẫn chưa thể khẳng định được.
Tôi lấy ví dụ có trong thực tế để các bạn thấy.
Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử lâu đời. Nền văn minh sông Hằng có cả hàng nghìn năm trước Công nguyên. Nền triết học Ấn Độ sâu sắc không hề thua kém triết học phương Tây cận đại.
Và cả nước Thổ nữa. Nước Thổ trong quá khứ đã từng tự hào là một quốc gia hùng mạnh, quân sự, an ninh vững mạnh. Nước Thổ có đức vua anh minh, có các đại thần trung tiết, có dân số đông đúc, có binh lính quả cảm không nơi nào sánh nổi.
Nếu Ấn Độ là điển hình của quốc gia văn hóa thì nước Thổ điển hình cho một quốc gia quân sự.
Vậy mà giờ đây khi nói tới hai nước này, ai ai cũng ngao ngán. Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh quốc, dân Ấn biến thành nô lệ. Còn chính phủ Thổ buộc phải bằng lòng với nền độc lập giả hiệu. Mọi quyền giao dịch thương mại đều nằm trong tay các thương nhân Anh, Pháp. Dân chúng hoặc suốt ngày đầu tắt mặt tối trên những thửa ruộng khô cằn, hoặc phải lay lắt kiếm sống cho qua ngày. Mọi hoạt động kinh tế đều phụ thuộc vào Anh, Pháp. Ngân khố quốc gia trống rỗng.
Vì sao, nền văn hóa Ấn Độ, nền quân sự nước Thổ lại không thể đóng góp cho sự phát triển văn minh trên chính đất nước mình? Cũng bởi vì đầu óc người dân chỉ bó hẹp trong phạm vi địa phương, phạm vi một nước và thỏa mãn với tình trạng đó, không so sánh và không nhìn vào những tiến bộ vượt bậc của nước khác. Đồng thời, dân chúng lại qua quen với cảnh thanh bình, chỉ biết “mẹ hát con khen hay”. Thế là thua thiệt trong cạnh tranh kinh tế với quốc tế, và cứ thế tiềm lực quốc gia biến mất lúc nào cũng không hay.
Trong khi đó, sự xâm lăng về kinh tế của các quốc gia phương Tây đối với toàn châu Á như bão tố đang quét sạch mọi chướng ngại trên đường tiến. Thật đáng sợ.
Chúng ta, một mặt phải dè chừng sức mạnh khủng khiếp của nền kỹ nghệ Tây phương, mặt khác có nhiều điểm đáng để chúng ta học hỏi ở văn minh phương Tây.
Tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, so sánh kịp thời tình hình trong và ngoài nước, chính là điều phải tiếp tục nỗ lực, nếu không chúng ta sẽ trở thành nô lệ.
Tháng 12 năm Minh Trị thứ bảy (tức năm 1874)
Diễn thuyết được gọi là speech trong tiếng Anh, là cách truyền đạt suy nghĩ, ý kiến của mình bằng lời trước đông đảo người nghe. Ở nước ta, từ trước tới nay, tôi chưa từng nghe nói có cách làm nào giống như vậy. Có chăng là các buổi thuyết pháp tại các nhà chùa - nhà sư giảng giải nghĩa cho tín đồ Phật giáo về Phật pháp.
Ở các nước phương Tây, các buổi diễn thuyết diễn ra thường xuyên trong nghị viện, trong cuộc họp chính phủ, trong các cuộc hội thảo học thuật của các học giả, trong các công ty thương mại, các cuộc mít tin của dân thành thị, cả trong các đám tang, các lễ cưới, hội hè, hay khai trương một cửa hiệu...
Chỉ cần trước cử tọa khoảng trên một chục người là liền có một người nào đó đứng lên diễn thuyết. Nội dung các bài nói thường là mục đích, ý nghĩa của buổi hội họp, hoặc có khi chỉ là những suy nghĩ hay nỗi niềm trong cuộc sống thường nhật, hoặc cảm tưởng của chính bản thân khi đó... Và việc diễn thuyết đã trở thành tập quán của người phương Tây.
Việc diễn thuyết ở Nhật Bản hiện nay đương nhiên là rất cần thiết.
Ví dụ, dư luận xã hội nước ta đang rất ủng họ việc lập ra nghị viện như phương Tây. Nhưng lập ra rồi mà không biết cách nói lên ý kiến của mình thì nghị viện cũng chẳng có ích lợi gì.
Đặc điểm của diễn thuyết là nói ra ý kiến của mình bằng lời. Vì vậy, có những vấn đề nếu viết ra thì không có ý nghĩa nhiều lắm. Nhưng cũng vấn đề đó, bằng lời nói trực tiếp tới người nghe, sẽ khiến người nghe hiểu ngay và cảm động. Những vần thơ waka nổi tiếng từ ngày xưa, nếu chỉ in ra thì ít ai biết đến. Nhưng được ngâm lên, được đọc lên thì cái hay, vẻ đẹp, sự hấp dẫn sẽ truyền đến người nghe làm xúc động khôn nguôi.
Có thể nói, diễn thuyết là phương pháp rất quan trọng để truyền đạt ngay tức thì tới đông đảo người nghe ý kiến của người nói.
DIỄN THUYẾT VÀ TRANH LUẬN NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC
Như các bạn đều biết, học vấn không phải là việc chỉ có đọc và cứ đọc thật nhiều sách là đủ. Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học.
Ngày trước, có chàng thư sinh lặn lội lên tận Edo cả mấy năm trời, quyết chí theo học thuyết Chu Tử. Anh ta nỗ lực, miệt mài ngày đêm sao chép kinh sách. Số lượng sách vở sao chép lên tới hàng trăm cuốn. Tự nhủ học thế là thành tài rồi, chàng thư sinh bèn trở về quê. Anh ta về theo đường bộ. Sách vở gởi hết xuống tàu thủy. Chẳng may, con tàu chở hàng gặp nạn chìm ngoài khơi tỉnh Shizouka.
Vì chỉ có sao chép chữ vào vở nên bản thân anh ta thì về tới quê, còn chữ thì theo tàu chìm xuống sông xuống biển. Thế là bao nhiêu chữ thầy trả lại thầy. Công lao học hành thành công cốc.
Chẳng phải là ở các nhà Tây học ngày nay cũng có nhược điểm như anh học trò khi xưa đó sao?
Nếu nhìn vào thực trạng giờ học ở các trường thành phố thì thấy học sinh có vẻ siêng năng học tập lắm, cứ đà này xem ra tất cả sẽ trở thành học giả. Nhưng nếu thu hết sách giáo khoa, vở chép của chúng, và “trò ở đâu trả về quê đấy” thì sự thể sẽ ra sao? Chắc là khi cha mẹ, bè bạn hỏi đến thì học sinh chỉ còn nước: “Học vấn để quên tại Tokyo mất rồi”.
Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thực sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.
Và để ứng dụng sống động ý nghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lý của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người khác nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.
Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích luỹ tri thức.
Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.
Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức.
Trong các biện pháp trên đây, có cái đạt được bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình. Có cái cần có người bàn, người nghe. Đó là khi tranh luận, diễn thuyết. Và như vậy cần thiết phải tổ chức các buổi tranh luận và diễn thuyết.
Hiện nay, vấn đề lo ngại lớn nhất ở nước ta là dân trí quá thấp kém. Khai sáng quốc dân, đưa họ đến tầm cao kiến thức vốn được xem là nhiệm vụ cơ bản của các học giả. Vì vậy các học giả, khi đã nắm bắt được cách thức nghiên cứu, thì phải nỗ lực làm tròn vai trò này.
Tranh luận, diễn thuyết cần thiết ra sao và có tầm quan trọng thế nào, các bạn đều đã rõ. Nhưng tại sao đến giờ này nó vẫn chưa được thực hiện ở nước ta? Tôi buộc phải nói rằng đó là do các học giả quá lười biếng.
Hành vi, hoạt động của con người thường hướng theo hai phía: trong và ngoài. Cần phải nỗ lực cả hai.
Đa số các học giả hiện nay thường chỉ hoạt động hạn hẹp trong phạm vi cá nhân. Họ e ngại, chây lười không muốn mở rộng ra thế giới bên ngoài. Hãy mau tỉnh ngộ. Chỉ khi nào có kiến thức sâu như vực thẳm, tiếp xúc trao đổi với người khác như chim tung cánh rộng mở tự do tự tại trong không trung, mới đúng là học giả thực thụ.
HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH MÀ KHÔNG TÍNH TOÁN ĐƯỢC NIÊU CƠM Ở NHÀ
Hiện nay, mối lo lớn nhất ở nước ta là dân trí còn quá thấp.
Kiến thức, hành động của con người, không phải cứ huyên thuyên lý luận viễn vông, khó hiểu mới là cao. Xem ra cái lý của chữ “ngộ” trong đạo Phật có vẻ thâm thúy làm sao. Nhưng hành vi thường nhật của các nhà tu hành lại thường xã rời hiện thực, không giúp ích thực tế. Tôi không cho rằng họ là những người có tri kiến.
Kiến thức, hành động của con người, không nhất thiết cứ phải có tri thức phong phú, nghe nhiều biết rộng sẽ được coi là uyên bác. Trên đời này, có không ít người, dù đã đọc cả chục ngàn cuốn sách, giao tiếp với đủ hạng người mà vẫn không có được kiến thức riêng cho bản thân. Điển hình nhất là các nhà nho học cổ hủ, thủ cựu. Và ngay cả các nhà Tây học cũng không vượt qua được khiếm khuyết này.
Các học giả hiện nay, quyết chí theo Tây học, ngày đêm vùi đầu vào nghiên cứu nào là kinh tế học, đạo đức học, nào là triết học, khoa học... Họ có vẻ giống như các đấng cứu nhân độ thế có gan nằm gai nếm mật.
Nhưng thử nhìn vào cuộc sống cá nhân của họ xem sao. Tiếng là nhà nghiên cứu và giảng dạy môn kinh tế học, nhưng lại không tính được “niêu cơm” gia đình. Tiếng là nhà nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức học, nhưng lại không giữ nổi phẩm hạnh của bản thân. Mâu thuẫn giữa lý luận và cuộc sống thực tế ở họ giống như có hai người khác nhau trong một con người vậy. Tôi không thể nào côi họ là những người có kiến thức.
Việc đọc sách, việc nghiên cứu, việc giảng dạy vốn không mâu thuẫn với thực tế cuộc sống. Nhưng các học giả đó đã không làm trọn vẹn cả hai mặt, giữa suy nghĩ - phân biệt được sự vật tốt xấu, và hành động - thực hiện suy nghĩ ấy. Cho nên mới dẫn tới kết cục như trên. Người xưa thường nói “Lương ý bất dưỡng sinh”, “Đọc Luận ngữ mà không biết luận ngữ” cũng nghĩa là vậy.
Nói tóm lại, điều tôi muốn nói là kiến thức, phẩm hạnh của con người không thể trở nên thanh cao nếu chỉ có nói toàn lý luận cao xa, hoặc chỉ có nghe nhiều, biết rộng, mà không có hành động gì cả.
BÍ QUYẾT DUY NHẤT ĐỂ NÂNG CAO KIẾN THỨC:KHÔNG ĐƯỢC TỰ MÃN
Để nâng cao kiến thức và phản ánh điều đó trong hành động thì phải làm thế nào? Bí quyết là phải suy nghĩ, so sánh trạng thái của sự vật, nhắm tới giai đoạn phát triển cao hơn, kiên quyết không được tự thỏa mãn. Tuy nhiên nếu chỉ lấy một yếu tố hay một hiện tượng để phân tích và so sánh thôi thì không đủ. Mà phải phân tích mọi “sở trường”, “sở đoản” của các yếu tố, các hiện tượng nằm trong tình thế, hình thái sự vật ở cả hai phía.
Ví dụ, có một sinh viên chăm chỉ, miệt mài học hành. Anh ta không rượu chè, không chơi bời bê tha. Anh ta tự giác học tập, không để cha mẹ, thầy giáo phải nhắc nhở hoặc quở mắng. Anh ta tỏ ra rất hãnh diện. Nhưng sự tự đắc đó chẳng qua chỉ là so sánh với những sinh viên lười nhác thôi. Học tập chăm chỉ là lẽ đương nhiên của con người, chứ đâu đến mức phải khen ngợi. Bởi lẽ, lý do sinh tồn của con người chắc chắn ở tầm cao hơn nhiều.
Nhìn vào đâu, và đạt được sự nghiệp gì thì có thể toại nguyện?
Con người luôn luôn nhắm tới hình mẫu của những người thành đạt hàng đầu. Cứ nhìn thấy sở trường của người khác hơn bản thân là bứt rứt. Thế hệ sau bao giờ cũng muốn học tập vượt hẳn thế hệ trước. Mới đạt được trình độ hiện thời mà sinh viên đã tự mãn thì hỏng. Vai trò của sinh viên chúng ta vì thế rất quan trọng.
Những kẻ suốt đời chỉ biết học suông thì chí quá thấp. Những kẻ bê tha rượu chè, chơi bời là những con người vô dụng. Vậy mà lại lấy làm hãnh diện so với cái lũ người đó. Như thế có khác nào công khai cho người đời thấy sự ngu dốt?
Trong xã hội mà phẩm cách và hành động của con người cao, thì cái kiểu tranh luận vớ vẩn này sẽ không có chỗ và có nói ra cũng cảm thấy ngượng.
TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC
Hiện nay ở nước ta, ngành giáo dục thường dựa vào các nhận xét “Trường A kỷ luật nghiêm”, hoặc “Trường B quản lý chặt”... để làm tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng trường học. Các bậc phụ huynh dường như cũng đồng tình như vậy.
Chữ “kỹ luật”, “quản lý” trong trường học được người ta hiểu như thế nào?
Đó là nội quy nhà trường phải khắt khe. Để học trò không chây lười, nhà trường phải theo dõi, giám sát từng ly từng tý, nghiêm cấm mọi quan hệ nam nữ...
Phải chăng như thế là ưu điểm của một trường học? Ngược lại, tôi coi đó là điều hổ thẹn.
Tôi chưa từng nghe nói trường tốt ở các nước phương Tây là trường chỉ cần nghiêm khắc. Lẽ đương nhiên, tôi không cho rằng cái gì trong xã hội phương Tây cũng đều tốt đẹp cả. Nhưng trong việc đánh giá về trường học, họ khác hẳn chúng ta. Đối với họ, một trường học danh tiếng trước hết phải có trình độ học vấn cao. Phương pháp giảng dạy công phu. Giáo viên có nhân cách và có khả năng tranh luận giỏi.
Vì vậy, những người tham gia công tác giáo dục, những người đang theo học tại các trường ở nước ta, phải lấy các trường hàng đầu trên thế giới để so sánh, để thấy cái hay, cái dở của mình, của họ.
Kỷ luật nghiêm, quản lý chặt cũng là một trong những ưu thế của một số trường học. Nhưng nó chỉ là ưu thế thấp nhất trong số các ưu thế lẽ ra phải có trong nhà trường. Không thể lấy nó để tự hào. Nếu so sánh trình độ giáo dục ở các trường tốt nhất của chúng ta với các trường hàng đầu trên thế giới, rõ ràng là có rất nhiều điểm đáng phải suy nghĩ. Vì vậy, nếu chỉ tập trung vào việc triệt để thi hành kỷ luật, nội quy - đang được coi là công việc cấp thiết nhất trong ngành giáo dục - để nâng cao trình độ giáo dục và cho dù điều này cũng góp phần vào việc giáo dục học sinh thì cũng không thể mãn nguyện được.
Vấn đề giáo dục cũng giống như tình trạng của một quốc gia.
Giả dụ, có một chính phủ ở đây. Thành viên chính phủ toàn là những người có đầu óc sáng suốt, có các quyết định đúng đắn nắm quyền lãnh đạo. Họ ngày đêm suy nghĩ về nỗi đau khổ và niềm hạnh phúc của dân chúng. Họ luôn đưa ra các chính sách kịp thời. Việc nào đáng khen thì khen ngay, việc nào cần phạt thì phạt ngay. Chính phủ thực thi một nền chính trị sáng suốt và đáng khâm phục. Dân chúng no ấm, xã hội ổn định, đất nước thanh bình.
Đạt được thành quả trên, đáng tự hào lắm chứ!
Tuy vậy, mọi vấn đề như đường lối của chính phủ, cuộc sống của người dân, xã hội ổn định và thanh bình... tất cả mới chỉ là nội tình quốc gia. Và đường lối chính trị đang thực thi cũng chỉ là đường lối chính trị do một hay một nhóm các chính trị gia của quốc gia đó hoạch định. Cho dù đó là nền chính trị vì dân thật đáng tự hào, là nền chính trị hơn hẳn so với qua khứ, hơn hẳn so với nền chính trị độc tài ở một số quốc gia khác, nhưng nó vẫn hoàn toàn không có triển vọng trong tương lai.
Bởi vì, nếu có tầm nhìn tổng thể trên bình diện quốc tế, có sự so sánh đối chiếu với các quốc gia văn minh khác, nếu suy tính đến lợi ích cũng như thiệt hại giữa hai quốc gia trong tương lai, thì nền chính trị trên đây có đáng để tự hào hay không vẫn chưa thể khẳng định được.
Tôi lấy ví dụ có trong thực tế để các bạn thấy.
Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử lâu đời. Nền văn minh sông Hằng có cả hàng nghìn năm trước Công nguyên. Nền triết học Ấn Độ sâu sắc không hề thua kém triết học phương Tây cận đại.
Và cả nước Thổ nữa. Nước Thổ trong quá khứ đã từng tự hào là một quốc gia hùng mạnh, quân sự, an ninh vững mạnh. Nước Thổ có đức vua anh minh, có các đại thần trung tiết, có dân số đông đúc, có binh lính quả cảm không nơi nào sánh nổi.
Nếu Ấn Độ là điển hình của quốc gia văn hóa thì nước Thổ điển hình cho một quốc gia quân sự.
Vậy mà giờ đây khi nói tới hai nước này, ai ai cũng ngao ngán. Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh quốc, dân Ấn biến thành nô lệ. Còn chính phủ Thổ buộc phải bằng lòng với nền độc lập giả hiệu. Mọi quyền giao dịch thương mại đều nằm trong tay các thương nhân Anh, Pháp. Dân chúng hoặc suốt ngày đầu tắt mặt tối trên những thửa ruộng khô cằn, hoặc phải lay lắt kiếm sống cho qua ngày. Mọi hoạt động kinh tế đều phụ thuộc vào Anh, Pháp. Ngân khố quốc gia trống rỗng.
Vì sao, nền văn hóa Ấn Độ, nền quân sự nước Thổ lại không thể đóng góp cho sự phát triển văn minh trên chính đất nước mình? Cũng bởi vì đầu óc người dân chỉ bó hẹp trong phạm vi địa phương, phạm vi một nước và thỏa mãn với tình trạng đó, không so sánh và không nhìn vào những tiến bộ vượt bậc của nước khác. Đồng thời, dân chúng lại qua quen với cảnh thanh bình, chỉ biết “mẹ hát con khen hay”. Thế là thua thiệt trong cạnh tranh kinh tế với quốc tế, và cứ thế tiềm lực quốc gia biến mất lúc nào cũng không hay.
Trong khi đó, sự xâm lăng về kinh tế của các quốc gia phương Tây đối với toàn châu Á như bão tố đang quét sạch mọi chướng ngại trên đường tiến. Thật đáng sợ.
Chúng ta, một mặt phải dè chừng sức mạnh khủng khiếp của nền kỹ nghệ Tây phương, mặt khác có nhiều điểm đáng để chúng ta học hỏi ở văn minh phương Tây.
Tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, so sánh kịp thời tình hình trong và ngoài nước, chính là điều phải tiếp tục nỗ lực, nếu không chúng ta sẽ trở thành nô lệ.
Tháng 12 năm Minh Trị thứ bảy (tức năm 1874)
Bình luận facebook