Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 35
Chương 71
Luồn lách quan những đám đông người ở Riva degli Schiavonia, Langdon, Sienna và Ferris đi sát theo mép nước, tìm đường tiến vào Quảng trường St. Mark và đến rìa phía nam, nơi quảng trường tiếp giáp biển.
Ở đây, du khách đông nghịt, tạo thành một đám đông chen chúc vây quanh Langdon khi họ cùng đổ dồn tới quảng trường để chụp hai cây cột đồ sộ, sừng sững tại đó.
Cổng chào chính thức đi vào thành phố, Langdon nghĩ thầm, biết rằng địa điểm này từng được dùng cho các vụ hành quyết công khai cho tới cuối thế kỉ XVIII.
Trên đỉnh một trong hai trụ biểu của cổng chào là biểu tượng xuất hiện khắp mọi noi của Venice – con sư tử có cánh. Trong khắp thành phố, có thể nhìn thấy con sư tử có cánh kiêu hãnh đặt móng vuốt lên một cuốn sách mở có dòng chữ Latin Pax tibi Marce, evangelista meus (Mong người bình yên, Mark, nhà truyền giáo của ta). Theo truyền thuyết, những lời này là của một thiên thần ban cho Thánh Mark khi ngài đến Venice, cùng với lời tiên đoán rằng thân xác ngài sẽ có ngày nằm lại đây. Câu chuyện không xác thực này sau này được người dân Venice biện minh cho việc đoạt hài cốt Thánh Mark từ Alexandria để an táng tại Thánh đường St. Mark. Tới hôm nay, con sư tử có cánh vẫn được xem như biểu tượng của thành phố và gần như có thể nhìn thấy ở mọi chỗ.
Langdon ra hiệu về phía bên phải mình, vượt qua những trụ biểu, bên kia Quảng trường St. Mark. “Nếu chúng ta bị tách ra, hãy gặp nhau ở cửa trước của thánh đường.”
Hai người kia đồng ý và nhanh chóng men theo mé ngoài của đám đông, lần dọc bức tường phía tây của Dinh Tổng trấn để tiến vào quảng trường. Mặc dù có luật cấm việc tự ý cho động vật ăn nhưng những đàn bồ câu được yêu quý của Venice có vẻ vẫn sống khỏe, một số con còn kiếm mồi dưới chân đám đông trong khi những con khác sà xuống các quán cà phê ngoài trời, cướp những gói bánh mì không có ai trông giữ và quấy nhiễu những người hầu bàn mặc lễ phục.
Khu quảng trường rộng lớn này, khác với hầu hết quảng trường ở châu Âu, có hình dáng không phải của một quảng trường mà lại là chữ L. Phần chân ngắn hơn – vẫn được gọi là piazzetta – nối đại dương với Thánh đường St. Mark. Phía trước mặt, quảng trường ngoặt sang trái một góc chín mươi độ để ăn vào phần chân dài hơn, chạy suốt từ thánh đường đến Bảo tàng Correr. Rất lạ là, thay vì chạy thẳng, quảng trường này lại là một hình thang không đều, thu hẹp khá nhiều ở một đầu. Cái ảo giác kiểu ngôi nhà hoạt náo này làm cho quảng trường trông dài hơn nhiều so với thực tế, một hiệu ứng càng tăng lên thấy rõ nhờ mảng gạch lát được bố trí bao lấy những gian hàng sơ khai của các thương gia đường phố ở thế kỉ XV.
Khi tiến đến những khúc ngoặt của quảng trường, Langdon có thể nhìn rõ, thẳng trước mặt cách đó một quãng, mặt kính màu lam lấp loáng của Tháp đồng hồ St. Mark – cũng chính là cái đồng hồ thiên văn nơi điệp viên James Bond ném một tên tội phạm xuống dưới trong phim Người đi tìm trăng (43).
(43): phim Moonraker.
Không phải tới thời điểm này, khi đã tiến vào khu quảng trường kín đáo, Langdon mới đánh giá được đầy đủ món quà độc đóa nhất của thành phố này.
Âm thanh.
Hầu như không có xe hơi hay loại xe gắn động cơ nào, Venice vắng hẳn những dòng xe cộ, tàu điện ngầm, và còi xe, nhường không gian âm thanh cho món “lẩu” tiếng động rất đặc trưng và không hề có tí máy móc nào: Tiếng con người, tiếng bồ câu gù, và tiếng vĩ cầm du dương vang lên ở những quán cà phê ngoài trời. Âm thanh của Venice không giống bất kỳ đại đô thị nào trên thế giới.
Khi trời ngả chiều, mặt trời từ phía tây chiếu xuống St. Mark tạo ra những bóng đổ dài trên quảng trường lát gạch, Landon ngước nhìn tòa tháp chuông cao vút vươn cao phía trên quảng trường và sừng sững in trên bầu trời Venice cổ kính. Phần hành lang phía trên của tháp chen chúc hàng trăm con người. Chỉ nghĩ đến việc leo lên đó đã khiến anh rùng mình, cho nên anh cúi đầu xuống và tiếp tục len qua biển người.
Sienna có thể bám sát Langdon dễ dàng, nhưng Ferris tụt lại phía sau, và Sienna quyết định tách hẳn ra để có thể trông trừng cả hai người. Tuy nhiên, lúc này khi khoảng cách giữa họ thêm cách biệt, cô nôn nóng nhìn lại. Ferris chỉ tay vào ngực mình, tỏ ý ông ta mệt đứt hơi rồi, và ra hiệu cho cô cứ đi tiếp.
Sienna làm theo, nhanh chóng bám sau Langdon và khôngđể mắt đến Ferris nữa, Nhưng khi len lỏi qua đám đông, cô có cảm giác mình đang bị ai đó bám riết. Trong cô dấy lên một nỗi nghi ngờ rất lạ rằng Ferris đang cố tình tụt lại sau, như thể ông ta đang tìm cách tạo ra khoảng cách giữa họ.
Từ lâu đã học được cách tin vào bản năng của mình, Sienna lần vào một hốc tường và từ trong bóng râm nhìn ra, đưa mắt quét qua đám đông phía sau mình và tìm kiếm Ferris.
Ông ta biến đâu rồi?!
Cứ như thế ông ta thậm chí không còn tìm cách bám theo họ. Sienna nhìn kỹ từng gương mặt trong đám đông, và cuối cùng nhìn thấy ông ta. Trước vẻ ngạc nhiên của cô, Ferris dừng lại và cúi thấp, bấm lia lịa trên điện thoại của mình.
Vẫn là cái điện thoại ông ta bảo đã hết pin.
Một cảm giác sợ hãi rất bản năng của cô, và một lần nữa cô biết cô cần phải tin vào nó.
Ông ta đã nói dối mình lúc ở trên tàu.
Khi quan sát Ferris, Sienna cố gắng đoán xem ông ta đang làm gì. Bí mật gửi tin nhắn cho ai đó chăng? Tìm hiểu sau lưng cô chăng? Cố gắng giải quyết bí ẩn trong bài thơ của Zobrist trước khi Langdon và Sienna có thể làm được chăng?
Cho dù lý do là gì thì ông ta cũng đã ngang nhiên lừa dối cô.
Mình không thể tin hắn.
Sienna tự hỏi liệu cô có nên trách móc và đối đầu với ông ta không, nhưng cô nhanh chóng quyết định lẩn vào đám đông trước khi ông ta phát giác ra mình. Cô lại nhắm về phía thánh đường, tìm kiếm Langdon. Mình phải cảnh báo anh ấy đừng tiết lộ thêm gì cho Ferris.
Cô chỉ còn cách thánh đường năm mươi thước thì cảm thấy có người túm chặt lấy áo mình từ phía sau.
Cô xoay lại và thấy mình mặt đối mặt với Ferris.
Người đàn ông bị dị ứng đang thở hổn hển, rõ ràng đã phải len lách qua đám đông để bắt kịp cô. Ông ta có vẻ điên cuồng gì đó mà Sienna không nhận ra trước đó.
“Xin lỗi”, ông ta nói, gần như không thở nổi. “Tôi bị lạc trong đám đông.”
Khoảnh khắc nhìn vào mắt ông ta, Sienna thấy rất rõ.
Ông ta đang che giấu điều gì đó.
Khi đến được phía trước Thánh đường St. Mark, Langdon ngạc nhiên phát hiện ra rằng hai người bạn đồng hành đều không còn ở phía sau anh. Langdon cũng ngạc nhiên là hoàn toàn không có du khách nào đang đợi vào thăm nhà thờ. Nhưng rồi anh nhận ra giờ đã là chiều muộn ở Venice, thời điểm hầu hết du khách du lịch – do năng lượng giảm sút sau bữa trưa no nê gồm mì sốt và rượu vang – đều quyết định đi dạo trên quảng trường hoặc nhâm nhi chút cà phê thay vì cố thu nạp thêm những chi tiết lịch sử.
Nghĩ rằng Sienna và Ferris sẽ đến bất kì lúc nào, Langdon đưa mắt nhìn lối vào thánh đường trước mặt mình. Đôi khi bị cho là “có quá nhiều không gian ra vào”, phần mặt tiền dưới thấp của tòa nhà gần như bị choán hết diện tích bởi một đội hình năm lối ra vào gồm những nhóm cột trụ, những cổng tò vò uốn cong, và những cánh cửa đồng toang hoác khiến cho công trình, nếu không còn gì khác, luôn rộng mở chào đón.
Là một trong những bản mẫu đẹp nhất của kiến trúc Byzantine ở châu Âu, nhà thờ St. Mark có bề ngoài kỳ lạ và mềm mại, rất nổi bật. Trái ngược với những tòa tháp xám xịt chân phương của nhà thờ Notre-Dame hay Chartres, nhà thờ St. Mark dường như hùng vĩ nhưng lại gần gũi hơn nhiều. Nhà thờ không vươn cao mà trải rộng ra, có đỉnh là năm mái vòm quét sơn trắng, toát ra vẻ thoáng đãng, gần như náo nhiệt. Không ít cuốn sách hướng dẫn du lịch đã phải so sánh St. Mark với một chiếc bánh cưới phủ kem trứng.
Trên đỉnh của mái vòm trung tâm là bước tượng Thánh Mark nhìn xuống dưới quảng trường mang tên mình. Hai chân ngài đặt trên đỉnh một vòm cung sơm màu lam thẫm và có điểm những ngôi sao bằng vàng. Trên phông nền sặc sỡ này, con sư tử có cánh thếp vàng của Venice đứng sừng sững như linh vật lấp lánh của thành phố.
Tuy nhiên, ngay phía dưới con sư tử vàng, Thánh đường St. Mark lại khoe ra một trong những báu vật nổi tiếng nhất của mình – bốn chú ngựa đực bằng đồng to lớn – lúc này đang phản chiếu ánh nắng về chiều.
Đàn ngựa nhà thờ St. Mark.
Trong tư thế như sẵn sàng nhảy xuống quảng trường bất lỳ lúc nào, bốn con ngựa vô giá này – giống như rất nhiều bảo vật tại Venice – được cướp về từ Constantinople trong các cuộc Thập tự chinh. Một tác phẩm nghệ thuât bị tước đoạt khác cũng được trưng ra bên dưới những chú ngựa ở góc tây nam của nhà thờ – bức điêu khắc bằng tràng thạch sắc tía vẫn được gọi là Tứ đê (44). Bước tượng nổi tiếng vì bị gãy mất một chân lúc đoạt đươc từ Constantinople vào thế kỷ XIII. Thật kỳ diệu, vào những năm 1960, người ta lại đào được cái chân đó ở Istanbul. Venice thỉnh xin mảng tượng thất lạc ấy, nhưng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phúc đáp bằng một bức điện vỏn vẹn: Các vị đánh cắp bức tượng – chúng tôi giữ lại cái chân của mình.
(44) Nguyên văn: The Tetrarchs. Bức tượng điêu khắc mô tả bốn hoàng đế La Mã có niên đại khoảng năm 300. Chế độ “Tứ đế đồng trị” (Tetrarchy) là thể chất trong đó quyền lực được phân chia giữa bốn cá nhân, nhưng trong cách dùng hiện đại, thuật ngữ thường để chỉ một hệ thống do hoàng đế La MÃ Diocletian khởi xướng năm 293, đánh dấu sự phục hồi của đế chế La Mã. Chế độ này kéo dài tới khoảng năm 313, khi cuộc xung đột huynh đệ tương tàn loại bỏ hầu hết những ứng cử viên quyền lực, chỉ còn lại Constantine ở phía đông và Licinius ở phía tây.
“Thưa ông, mời ông mua?”, một giọng phụ nữ vang lên, khiến Langdon phải nhìn xuống.
Một phụ nữ Gypsy đẫy đà đang giơ ra một cây gậy dài có treo cả bộ sưu tập những chiếc mặt nạ Venice. Hầu hết đều theo phong cách volto intero rất thịnh hành – những chiếc mặt nạ cách điệu màu trắng che kín mặt thường được phụ nữ đeo trong lễ hội hóa trang Carnevale. Bộ sưu tập của bà cũng có một số mặt nạ Colombina hóm hỉnh chỉ che nửa mặt, vài cái Bauta cằm nhọn hoắt, và một cái mặt nạ tròn Morretta không quai đeo. Mặc dù có nhiều món hàng sặc sỡ nhưng chính chiếc mặt nạ đen xám duy nhất nằm ở đầu gậy mới khiến Langdon chú ý, đôi mắt chết chóc đầy hăm dọa của nó dường như đang nhìn thẳng xuống anh qua cái mũi mỏ chim dài.
Bác sĩ dịch hạch. Langdon ngoảng mặt đi, không cần phải nhớ thêm mình đang làm gì ở Venice này.
“Ông mua không?”, người phụ nữ Gypsy nhắc lại.
Langdong mỉm cười và lắc đầu. “Chúng rất đẹp, nhưng không, cảm ơn bà.”
Khi người phụ nữa rời đi, ánh mắt Langdon dõi theo cái mặt nạ dịch hạch đáng ngại trong lúc nó lắc lư phía trên đám đông. Anh thở dài nặng nề và ngước mắt nhìn lại bốn chú ngựa đồng trên ban công tầng hai.
Một ý nghĩ vụt đến với anh.
Langdon cảm thấy mọi yếu tố đột ngột va vào nhau – Đàn ngựa nhà thờ St. Mark, những chiếc mặt na Venice, và những vật cướp về từ Costantinople.
“Chúa ơi”, anh thì thầm. “Đúng nó rồi!”
Chương 72
Robert Langdon sững sờ.
Đàn ngựa nhà thờ St. Mark!
Bố chú ngựa oai vệ này – với những cái cổ vương giả và vòng cổ khỏe khoắn của chúng – làm hiện lên trong Langdon một ký ức bất ngờ, mà giờ đây anh nhận ra nó chứa đựng lời giải thích cho một yếu tố quan trọng trong bài thờ bí ẩn in trên chiếc mặt nạ người chết của Dante.
Langdon đã từng tham dự tiệc cưới của một nhân vật nổi tiếng tại trang trại Runnymede lịch sử ở New Hampshire – quê hương của chú ngựa vô địch giải Kentucky Derby có tên Hình ảnh Vũ công (45). Là một phần trong Chương trình tiếp đón thịnh soạn, các quan khách được xem một màn trình diễn của nhóm kịch ngựa nổi tiếng Behind the Mask – một Chương trình tuyệt vời trong đó các kỵ sĩ biểu diễn mặc trang phục lộng lẫy của Venice, giấu kín mặt sau những chiếc mặt nạ volto intero. Đàn ngựa ô Friesian của nhóm là những con ngựa to lớn nhất Langdon từng thấy. Những con vật ấn tượng có vóc dáng cao lớn nhất Langdon từng thấy. Những con vật ấn tượng có vóc dáng cao lớn này phi ầm ầm qua sân, để lộ những tảng cơ bắp cuồn cuộn, cặp vó gắn lông chim, và cái bờm dài gần một mét tung bay phía sau cái cổ dài duyên dáng của chúng.
(45) Nguyên văn: Dancer’s Image, là tên một con ngựa đua Mỹ giống Thoroughbred và là chú ngựa duy nhất trong lịch sử giải đua Kentucky Derby giành chiến thắng nhưng bị truất quyền thi đấu. Chú ngựa này thuộc sở hữu của doanh nhân Peter Fuller, con trai của cựu Thống đốc bang Masachusetts Alvan T. Fuller, được Lou Cavalaris, Jr. huấn luyện và được kỵ sĩ Bobby Ussery điều khiển trong giải Derby.
Vẻ đẹp của những sinh vật này để lại trong Langdon ấn tượng mạnh mẽ đến mức khi về đến nhà, anh đã ngay lập tức tìm kiếm trên mạng và phát hiện ra rằng giống ngựa đực này từng được các vị vua thời Trung cổ ưa chuộng và dùng làm ngựa chiến, nhưng trong những năm gần đây, chúng đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Vốn được biết đến như là Equus robustus, cái tên Friesian hiện đại của giống ngựa này là món quà tôn vinh quê hương chúng – Friesland, một tỉnh của Hà Lan, cũng là nơi họa sĩ đồ họa xuất chúng M. C. Escher chào đời.
Hóa ra, chính thân hình mạnh mẽ của những chú ngựa Friesian thời xưa đã truyền cảm hứng thẩm mỹ cho Đàn ngựa nhà thờ St. Mark đẹp đến mức được xếp vào hàng “những tác phẩm nghệ thật thường xuyên bị đánh cắp nhất trong lịch sử”.
Langdon trước giờ vẫn tin rằng vinh dự đáng ngờ này thuộc về tác phẩm Ghent Altarpiece và có lướt xem trang web Hiệp hội Nghiên cứu Tội phạm nghệ thuật (ARCA) để xác thực giả thuyết của mình. Hiệp hội không đưa ra xếp hạng tuyệt đối nào, nhưng họ cung cấp một câu chuyện ngắn gọn về cuộc đời phiền toái của những tượng điêu khắc vốn luôn là mục tiêu tranh cướp ấy.
Bốn chú ngựa bằng đồng được đúc trên đảo Chios vào thế kỷ IV bởi một điêu khắc gia Hy Lạp khuyết danh. Chúng nằm nguyên ở đó cho tới khi được Hoàng đế Theodosius II (46) mang tới Constantinople để trưng bày tại trường đua Hippodrome (47). Sau đó, trong cuộc Thập tự chinh thứ tư, khi binh lực của Venice cướp phá Constantinople, quan tổng trấn đương quyền đã ra lệnh chở bốn bức tượng quý giá bằng thuyền về tận Venice. Do trọng lượng và kích thước chúng rất lớn nên việc vận chuyển là gần như bất khả thi, song cuối cùng, những chú ngựa này cũng được đưa đến Venice vào những năm 1254, và được dựng phía trước mặt tiền của Vương cung Thánh đường St. Mark.
(46) Theodosius II (401-450) thường được gọi là Theodosius Trẻ hoặc Theodosius Nhà thư pháp, là hoàng đế Đông La Mã từ năm 408 đến 450. Ông được biết đến nhiều về việc ban hành bộ luật Theodosius và công xây dựng các bước tường thành Theodosius qunah Constantinople.
(47) Hippodrome là sân vận động để đua ngựa hoặc đua xe kéo. Nhưng Hippodrome của Constantinople, thủ đô của đế chế Byzantine, là một đấu trường, được xem như trung tâm xã hội và thể thao của thành phố. Hiện nay, đây là một quảng trường mang tên Sultan Ahmet taaij thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, với một số tàn tích của các công tình nguyên thủy từng tồn tại.
Hơn nửa thiên niên kỷ sau đó, vào năm 1797, Napoleon chinh phạt Venice và đoạt lấy những chú ngựa cho mình. Chúng được chở về Paris và kiêu hãnh xuất hiện trên nóc Khải hoàn môn. Cuối cùng, năm 1815, Napoleon bị đánh bại tại Waterloo và chịu đày ải, đàn ngựa đã bị hạ xuống khỏi Khải hoàn môn và vận chuyển bằng tàu ngược trở lại Venice, nơi chúng được dựng lại trên ban công phía trước của Thánh đường St. Mark.
Mặc dù Langdon đã khá quen với câu chuyện về đàn ngựa này, nhưng trang web của ARCA cò có một đoạn thông tin khiến anh giật mình.
“Phần vòng cổ trang trí được người Venice thêm vào cổ ngựa năm 1204 nhằm che đi chỗ đầu bị cắt đứt để dễ chuyên chở bằng tàu từ Constantinople về Venice”
Vị tổng trấn đã ra lệnh cắt đứt đầu Đàn ngựa nhà thờ St. Mark ư? Langdon dường như không tài nào nghĩ ra nổi.
“Robert?”, tiếng Sienna gọi to.
Langdon bừng tỉnh khỏi những suy nghĩ của mình, quay lại nhìn Sienna đang len qua đám đông cùng với Ferris đi sát bên cạnh.
“Những con ngựa trong bài thơ!”, Langdon hét to đầy phấn khởi. “Anh nghĩ ra rồi!”
“Cái gì cơ?”, Sienna có vẻ ngơ ngác.
“Chúng ta đang tìm kiếm một vị tổng trấn bội bạc chặt đứt đầu những con ngựa đấy thôi!”
“Vâng?”
“Bài thơ không nói đến những con ngựa sống.” Langdon chỉ tay lên cao phía trên mặt tiền của nhà thờ St. Mark, nơi một cột nắng chói chang đang chiếu sáng bốn bức tượng đồng. “Nó nói đến những con ngựa kia kìa!”
Luồn lách quan những đám đông người ở Riva degli Schiavonia, Langdon, Sienna và Ferris đi sát theo mép nước, tìm đường tiến vào Quảng trường St. Mark và đến rìa phía nam, nơi quảng trường tiếp giáp biển.
Ở đây, du khách đông nghịt, tạo thành một đám đông chen chúc vây quanh Langdon khi họ cùng đổ dồn tới quảng trường để chụp hai cây cột đồ sộ, sừng sững tại đó.
Cổng chào chính thức đi vào thành phố, Langdon nghĩ thầm, biết rằng địa điểm này từng được dùng cho các vụ hành quyết công khai cho tới cuối thế kỉ XVIII.
Trên đỉnh một trong hai trụ biểu của cổng chào là biểu tượng xuất hiện khắp mọi noi của Venice – con sư tử có cánh. Trong khắp thành phố, có thể nhìn thấy con sư tử có cánh kiêu hãnh đặt móng vuốt lên một cuốn sách mở có dòng chữ Latin Pax tibi Marce, evangelista meus (Mong người bình yên, Mark, nhà truyền giáo của ta). Theo truyền thuyết, những lời này là của một thiên thần ban cho Thánh Mark khi ngài đến Venice, cùng với lời tiên đoán rằng thân xác ngài sẽ có ngày nằm lại đây. Câu chuyện không xác thực này sau này được người dân Venice biện minh cho việc đoạt hài cốt Thánh Mark từ Alexandria để an táng tại Thánh đường St. Mark. Tới hôm nay, con sư tử có cánh vẫn được xem như biểu tượng của thành phố và gần như có thể nhìn thấy ở mọi chỗ.
Langdon ra hiệu về phía bên phải mình, vượt qua những trụ biểu, bên kia Quảng trường St. Mark. “Nếu chúng ta bị tách ra, hãy gặp nhau ở cửa trước của thánh đường.”
Hai người kia đồng ý và nhanh chóng men theo mé ngoài của đám đông, lần dọc bức tường phía tây của Dinh Tổng trấn để tiến vào quảng trường. Mặc dù có luật cấm việc tự ý cho động vật ăn nhưng những đàn bồ câu được yêu quý của Venice có vẻ vẫn sống khỏe, một số con còn kiếm mồi dưới chân đám đông trong khi những con khác sà xuống các quán cà phê ngoài trời, cướp những gói bánh mì không có ai trông giữ và quấy nhiễu những người hầu bàn mặc lễ phục.
Khu quảng trường rộng lớn này, khác với hầu hết quảng trường ở châu Âu, có hình dáng không phải của một quảng trường mà lại là chữ L. Phần chân ngắn hơn – vẫn được gọi là piazzetta – nối đại dương với Thánh đường St. Mark. Phía trước mặt, quảng trường ngoặt sang trái một góc chín mươi độ để ăn vào phần chân dài hơn, chạy suốt từ thánh đường đến Bảo tàng Correr. Rất lạ là, thay vì chạy thẳng, quảng trường này lại là một hình thang không đều, thu hẹp khá nhiều ở một đầu. Cái ảo giác kiểu ngôi nhà hoạt náo này làm cho quảng trường trông dài hơn nhiều so với thực tế, một hiệu ứng càng tăng lên thấy rõ nhờ mảng gạch lát được bố trí bao lấy những gian hàng sơ khai của các thương gia đường phố ở thế kỉ XV.
Khi tiến đến những khúc ngoặt của quảng trường, Langdon có thể nhìn rõ, thẳng trước mặt cách đó một quãng, mặt kính màu lam lấp loáng của Tháp đồng hồ St. Mark – cũng chính là cái đồng hồ thiên văn nơi điệp viên James Bond ném một tên tội phạm xuống dưới trong phim Người đi tìm trăng (43).
(43): phim Moonraker.
Không phải tới thời điểm này, khi đã tiến vào khu quảng trường kín đáo, Langdon mới đánh giá được đầy đủ món quà độc đóa nhất của thành phố này.
Âm thanh.
Hầu như không có xe hơi hay loại xe gắn động cơ nào, Venice vắng hẳn những dòng xe cộ, tàu điện ngầm, và còi xe, nhường không gian âm thanh cho món “lẩu” tiếng động rất đặc trưng và không hề có tí máy móc nào: Tiếng con người, tiếng bồ câu gù, và tiếng vĩ cầm du dương vang lên ở những quán cà phê ngoài trời. Âm thanh của Venice không giống bất kỳ đại đô thị nào trên thế giới.
Khi trời ngả chiều, mặt trời từ phía tây chiếu xuống St. Mark tạo ra những bóng đổ dài trên quảng trường lát gạch, Landon ngước nhìn tòa tháp chuông cao vút vươn cao phía trên quảng trường và sừng sững in trên bầu trời Venice cổ kính. Phần hành lang phía trên của tháp chen chúc hàng trăm con người. Chỉ nghĩ đến việc leo lên đó đã khiến anh rùng mình, cho nên anh cúi đầu xuống và tiếp tục len qua biển người.
Sienna có thể bám sát Langdon dễ dàng, nhưng Ferris tụt lại phía sau, và Sienna quyết định tách hẳn ra để có thể trông trừng cả hai người. Tuy nhiên, lúc này khi khoảng cách giữa họ thêm cách biệt, cô nôn nóng nhìn lại. Ferris chỉ tay vào ngực mình, tỏ ý ông ta mệt đứt hơi rồi, và ra hiệu cho cô cứ đi tiếp.
Sienna làm theo, nhanh chóng bám sau Langdon và khôngđể mắt đến Ferris nữa, Nhưng khi len lỏi qua đám đông, cô có cảm giác mình đang bị ai đó bám riết. Trong cô dấy lên một nỗi nghi ngờ rất lạ rằng Ferris đang cố tình tụt lại sau, như thể ông ta đang tìm cách tạo ra khoảng cách giữa họ.
Từ lâu đã học được cách tin vào bản năng của mình, Sienna lần vào một hốc tường và từ trong bóng râm nhìn ra, đưa mắt quét qua đám đông phía sau mình và tìm kiếm Ferris.
Ông ta biến đâu rồi?!
Cứ như thế ông ta thậm chí không còn tìm cách bám theo họ. Sienna nhìn kỹ từng gương mặt trong đám đông, và cuối cùng nhìn thấy ông ta. Trước vẻ ngạc nhiên của cô, Ferris dừng lại và cúi thấp, bấm lia lịa trên điện thoại của mình.
Vẫn là cái điện thoại ông ta bảo đã hết pin.
Một cảm giác sợ hãi rất bản năng của cô, và một lần nữa cô biết cô cần phải tin vào nó.
Ông ta đã nói dối mình lúc ở trên tàu.
Khi quan sát Ferris, Sienna cố gắng đoán xem ông ta đang làm gì. Bí mật gửi tin nhắn cho ai đó chăng? Tìm hiểu sau lưng cô chăng? Cố gắng giải quyết bí ẩn trong bài thơ của Zobrist trước khi Langdon và Sienna có thể làm được chăng?
Cho dù lý do là gì thì ông ta cũng đã ngang nhiên lừa dối cô.
Mình không thể tin hắn.
Sienna tự hỏi liệu cô có nên trách móc và đối đầu với ông ta không, nhưng cô nhanh chóng quyết định lẩn vào đám đông trước khi ông ta phát giác ra mình. Cô lại nhắm về phía thánh đường, tìm kiếm Langdon. Mình phải cảnh báo anh ấy đừng tiết lộ thêm gì cho Ferris.
Cô chỉ còn cách thánh đường năm mươi thước thì cảm thấy có người túm chặt lấy áo mình từ phía sau.
Cô xoay lại và thấy mình mặt đối mặt với Ferris.
Người đàn ông bị dị ứng đang thở hổn hển, rõ ràng đã phải len lách qua đám đông để bắt kịp cô. Ông ta có vẻ điên cuồng gì đó mà Sienna không nhận ra trước đó.
“Xin lỗi”, ông ta nói, gần như không thở nổi. “Tôi bị lạc trong đám đông.”
Khoảnh khắc nhìn vào mắt ông ta, Sienna thấy rất rõ.
Ông ta đang che giấu điều gì đó.
Khi đến được phía trước Thánh đường St. Mark, Langdon ngạc nhiên phát hiện ra rằng hai người bạn đồng hành đều không còn ở phía sau anh. Langdon cũng ngạc nhiên là hoàn toàn không có du khách nào đang đợi vào thăm nhà thờ. Nhưng rồi anh nhận ra giờ đã là chiều muộn ở Venice, thời điểm hầu hết du khách du lịch – do năng lượng giảm sút sau bữa trưa no nê gồm mì sốt và rượu vang – đều quyết định đi dạo trên quảng trường hoặc nhâm nhi chút cà phê thay vì cố thu nạp thêm những chi tiết lịch sử.
Nghĩ rằng Sienna và Ferris sẽ đến bất kì lúc nào, Langdon đưa mắt nhìn lối vào thánh đường trước mặt mình. Đôi khi bị cho là “có quá nhiều không gian ra vào”, phần mặt tiền dưới thấp của tòa nhà gần như bị choán hết diện tích bởi một đội hình năm lối ra vào gồm những nhóm cột trụ, những cổng tò vò uốn cong, và những cánh cửa đồng toang hoác khiến cho công trình, nếu không còn gì khác, luôn rộng mở chào đón.
Là một trong những bản mẫu đẹp nhất của kiến trúc Byzantine ở châu Âu, nhà thờ St. Mark có bề ngoài kỳ lạ và mềm mại, rất nổi bật. Trái ngược với những tòa tháp xám xịt chân phương của nhà thờ Notre-Dame hay Chartres, nhà thờ St. Mark dường như hùng vĩ nhưng lại gần gũi hơn nhiều. Nhà thờ không vươn cao mà trải rộng ra, có đỉnh là năm mái vòm quét sơn trắng, toát ra vẻ thoáng đãng, gần như náo nhiệt. Không ít cuốn sách hướng dẫn du lịch đã phải so sánh St. Mark với một chiếc bánh cưới phủ kem trứng.
Trên đỉnh của mái vòm trung tâm là bước tượng Thánh Mark nhìn xuống dưới quảng trường mang tên mình. Hai chân ngài đặt trên đỉnh một vòm cung sơm màu lam thẫm và có điểm những ngôi sao bằng vàng. Trên phông nền sặc sỡ này, con sư tử có cánh thếp vàng của Venice đứng sừng sững như linh vật lấp lánh của thành phố.
Tuy nhiên, ngay phía dưới con sư tử vàng, Thánh đường St. Mark lại khoe ra một trong những báu vật nổi tiếng nhất của mình – bốn chú ngựa đực bằng đồng to lớn – lúc này đang phản chiếu ánh nắng về chiều.
Đàn ngựa nhà thờ St. Mark.
Trong tư thế như sẵn sàng nhảy xuống quảng trường bất lỳ lúc nào, bốn con ngựa vô giá này – giống như rất nhiều bảo vật tại Venice – được cướp về từ Constantinople trong các cuộc Thập tự chinh. Một tác phẩm nghệ thuât bị tước đoạt khác cũng được trưng ra bên dưới những chú ngựa ở góc tây nam của nhà thờ – bức điêu khắc bằng tràng thạch sắc tía vẫn được gọi là Tứ đê (44). Bước tượng nổi tiếng vì bị gãy mất một chân lúc đoạt đươc từ Constantinople vào thế kỷ XIII. Thật kỳ diệu, vào những năm 1960, người ta lại đào được cái chân đó ở Istanbul. Venice thỉnh xin mảng tượng thất lạc ấy, nhưng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phúc đáp bằng một bức điện vỏn vẹn: Các vị đánh cắp bức tượng – chúng tôi giữ lại cái chân của mình.
(44) Nguyên văn: The Tetrarchs. Bức tượng điêu khắc mô tả bốn hoàng đế La Mã có niên đại khoảng năm 300. Chế độ “Tứ đế đồng trị” (Tetrarchy) là thể chất trong đó quyền lực được phân chia giữa bốn cá nhân, nhưng trong cách dùng hiện đại, thuật ngữ thường để chỉ một hệ thống do hoàng đế La MÃ Diocletian khởi xướng năm 293, đánh dấu sự phục hồi của đế chế La Mã. Chế độ này kéo dài tới khoảng năm 313, khi cuộc xung đột huynh đệ tương tàn loại bỏ hầu hết những ứng cử viên quyền lực, chỉ còn lại Constantine ở phía đông và Licinius ở phía tây.
“Thưa ông, mời ông mua?”, một giọng phụ nữ vang lên, khiến Langdon phải nhìn xuống.
Một phụ nữ Gypsy đẫy đà đang giơ ra một cây gậy dài có treo cả bộ sưu tập những chiếc mặt nạ Venice. Hầu hết đều theo phong cách volto intero rất thịnh hành – những chiếc mặt nạ cách điệu màu trắng che kín mặt thường được phụ nữ đeo trong lễ hội hóa trang Carnevale. Bộ sưu tập của bà cũng có một số mặt nạ Colombina hóm hỉnh chỉ che nửa mặt, vài cái Bauta cằm nhọn hoắt, và một cái mặt nạ tròn Morretta không quai đeo. Mặc dù có nhiều món hàng sặc sỡ nhưng chính chiếc mặt nạ đen xám duy nhất nằm ở đầu gậy mới khiến Langdon chú ý, đôi mắt chết chóc đầy hăm dọa của nó dường như đang nhìn thẳng xuống anh qua cái mũi mỏ chim dài.
Bác sĩ dịch hạch. Langdon ngoảng mặt đi, không cần phải nhớ thêm mình đang làm gì ở Venice này.
“Ông mua không?”, người phụ nữ Gypsy nhắc lại.
Langdong mỉm cười và lắc đầu. “Chúng rất đẹp, nhưng không, cảm ơn bà.”
Khi người phụ nữa rời đi, ánh mắt Langdon dõi theo cái mặt nạ dịch hạch đáng ngại trong lúc nó lắc lư phía trên đám đông. Anh thở dài nặng nề và ngước mắt nhìn lại bốn chú ngựa đồng trên ban công tầng hai.
Một ý nghĩ vụt đến với anh.
Langdon cảm thấy mọi yếu tố đột ngột va vào nhau – Đàn ngựa nhà thờ St. Mark, những chiếc mặt na Venice, và những vật cướp về từ Costantinople.
“Chúa ơi”, anh thì thầm. “Đúng nó rồi!”
Chương 72
Robert Langdon sững sờ.
Đàn ngựa nhà thờ St. Mark!
Bố chú ngựa oai vệ này – với những cái cổ vương giả và vòng cổ khỏe khoắn của chúng – làm hiện lên trong Langdon một ký ức bất ngờ, mà giờ đây anh nhận ra nó chứa đựng lời giải thích cho một yếu tố quan trọng trong bài thờ bí ẩn in trên chiếc mặt nạ người chết của Dante.
Langdon đã từng tham dự tiệc cưới của một nhân vật nổi tiếng tại trang trại Runnymede lịch sử ở New Hampshire – quê hương của chú ngựa vô địch giải Kentucky Derby có tên Hình ảnh Vũ công (45). Là một phần trong Chương trình tiếp đón thịnh soạn, các quan khách được xem một màn trình diễn của nhóm kịch ngựa nổi tiếng Behind the Mask – một Chương trình tuyệt vời trong đó các kỵ sĩ biểu diễn mặc trang phục lộng lẫy của Venice, giấu kín mặt sau những chiếc mặt nạ volto intero. Đàn ngựa ô Friesian của nhóm là những con ngựa to lớn nhất Langdon từng thấy. Những con vật ấn tượng có vóc dáng cao lớn nhất Langdon từng thấy. Những con vật ấn tượng có vóc dáng cao lớn này phi ầm ầm qua sân, để lộ những tảng cơ bắp cuồn cuộn, cặp vó gắn lông chim, và cái bờm dài gần một mét tung bay phía sau cái cổ dài duyên dáng của chúng.
(45) Nguyên văn: Dancer’s Image, là tên một con ngựa đua Mỹ giống Thoroughbred và là chú ngựa duy nhất trong lịch sử giải đua Kentucky Derby giành chiến thắng nhưng bị truất quyền thi đấu. Chú ngựa này thuộc sở hữu của doanh nhân Peter Fuller, con trai của cựu Thống đốc bang Masachusetts Alvan T. Fuller, được Lou Cavalaris, Jr. huấn luyện và được kỵ sĩ Bobby Ussery điều khiển trong giải Derby.
Vẻ đẹp của những sinh vật này để lại trong Langdon ấn tượng mạnh mẽ đến mức khi về đến nhà, anh đã ngay lập tức tìm kiếm trên mạng và phát hiện ra rằng giống ngựa đực này từng được các vị vua thời Trung cổ ưa chuộng và dùng làm ngựa chiến, nhưng trong những năm gần đây, chúng đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Vốn được biết đến như là Equus robustus, cái tên Friesian hiện đại của giống ngựa này là món quà tôn vinh quê hương chúng – Friesland, một tỉnh của Hà Lan, cũng là nơi họa sĩ đồ họa xuất chúng M. C. Escher chào đời.
Hóa ra, chính thân hình mạnh mẽ của những chú ngựa Friesian thời xưa đã truyền cảm hứng thẩm mỹ cho Đàn ngựa nhà thờ St. Mark đẹp đến mức được xếp vào hàng “những tác phẩm nghệ thật thường xuyên bị đánh cắp nhất trong lịch sử”.
Langdon trước giờ vẫn tin rằng vinh dự đáng ngờ này thuộc về tác phẩm Ghent Altarpiece và có lướt xem trang web Hiệp hội Nghiên cứu Tội phạm nghệ thuật (ARCA) để xác thực giả thuyết của mình. Hiệp hội không đưa ra xếp hạng tuyệt đối nào, nhưng họ cung cấp một câu chuyện ngắn gọn về cuộc đời phiền toái của những tượng điêu khắc vốn luôn là mục tiêu tranh cướp ấy.
Bốn chú ngựa bằng đồng được đúc trên đảo Chios vào thế kỷ IV bởi một điêu khắc gia Hy Lạp khuyết danh. Chúng nằm nguyên ở đó cho tới khi được Hoàng đế Theodosius II (46) mang tới Constantinople để trưng bày tại trường đua Hippodrome (47). Sau đó, trong cuộc Thập tự chinh thứ tư, khi binh lực của Venice cướp phá Constantinople, quan tổng trấn đương quyền đã ra lệnh chở bốn bức tượng quý giá bằng thuyền về tận Venice. Do trọng lượng và kích thước chúng rất lớn nên việc vận chuyển là gần như bất khả thi, song cuối cùng, những chú ngựa này cũng được đưa đến Venice vào những năm 1254, và được dựng phía trước mặt tiền của Vương cung Thánh đường St. Mark.
(46) Theodosius II (401-450) thường được gọi là Theodosius Trẻ hoặc Theodosius Nhà thư pháp, là hoàng đế Đông La Mã từ năm 408 đến 450. Ông được biết đến nhiều về việc ban hành bộ luật Theodosius và công xây dựng các bước tường thành Theodosius qunah Constantinople.
(47) Hippodrome là sân vận động để đua ngựa hoặc đua xe kéo. Nhưng Hippodrome của Constantinople, thủ đô của đế chế Byzantine, là một đấu trường, được xem như trung tâm xã hội và thể thao của thành phố. Hiện nay, đây là một quảng trường mang tên Sultan Ahmet taaij thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, với một số tàn tích của các công tình nguyên thủy từng tồn tại.
Hơn nửa thiên niên kỷ sau đó, vào năm 1797, Napoleon chinh phạt Venice và đoạt lấy những chú ngựa cho mình. Chúng được chở về Paris và kiêu hãnh xuất hiện trên nóc Khải hoàn môn. Cuối cùng, năm 1815, Napoleon bị đánh bại tại Waterloo và chịu đày ải, đàn ngựa đã bị hạ xuống khỏi Khải hoàn môn và vận chuyển bằng tàu ngược trở lại Venice, nơi chúng được dựng lại trên ban công phía trước của Thánh đường St. Mark.
Mặc dù Langdon đã khá quen với câu chuyện về đàn ngựa này, nhưng trang web của ARCA cò có một đoạn thông tin khiến anh giật mình.
“Phần vòng cổ trang trí được người Venice thêm vào cổ ngựa năm 1204 nhằm che đi chỗ đầu bị cắt đứt để dễ chuyên chở bằng tàu từ Constantinople về Venice”
Vị tổng trấn đã ra lệnh cắt đứt đầu Đàn ngựa nhà thờ St. Mark ư? Langdon dường như không tài nào nghĩ ra nổi.
“Robert?”, tiếng Sienna gọi to.
Langdon bừng tỉnh khỏi những suy nghĩ của mình, quay lại nhìn Sienna đang len qua đám đông cùng với Ferris đi sát bên cạnh.
“Những con ngựa trong bài thơ!”, Langdon hét to đầy phấn khởi. “Anh nghĩ ra rồi!”
“Cái gì cơ?”, Sienna có vẻ ngơ ngác.
“Chúng ta đang tìm kiếm một vị tổng trấn bội bạc chặt đứt đầu những con ngựa đấy thôi!”
“Vâng?”
“Bài thơ không nói đến những con ngựa sống.” Langdon chỉ tay lên cao phía trên mặt tiền của nhà thờ St. Mark, nơi một cột nắng chói chang đang chiếu sáng bốn bức tượng đồng. “Nó nói đến những con ngựa kia kìa!”
Bình luận facebook