Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 52
Chương 104
Vầng mặt trời vàng vọt buổi chiều đã lặn xuống phía trên Cung điện Duomo, phản chiếu lên lớp gạch men trắng của tháp chuông Giotto và đổ những cái bóng dài ngang qua Thánh đường Santa Maria del Fiore tráng lệ của Florence.
Đám tang của Ignazio Busoni vừa mới bắt đầu lúc Robert Langdon vào thánh đường và tìm được một chỗ ngồi, lòng cảm thấy vui vì Ignazio được tưởng niệm tại đây, trong nhà thờ không nhuốm màu thời gian mà ông ấy đã trông coi suốt nhiều năm trời.
Mặc dù bên ngoài tráng lệ, nhưng bên trong nhà thờ lớn của Florence lại bình dị, trống trải và chân phương. Tuy nhiên điện thờ có phần khổ hạnh dường như lại tỏa ra một không khí ca tụng trong ngày hôm nay. Từ khắp nơi trên toàn nước Ý, các quan chức chính phủ, bạn bè, và đồng nghiệp trong giới nghệ thuật đều đổ về nhà thờ này để tưởng nhớ một con người vui vẻ được họ gọi bằng cái tên trìu mến Tiểu Mái vòm.
Giới truyền thông đưa tin rằng Busoni qua đời trong khi đang làm công việc mình yêu thích nhất - đi dạo quanh Duomo lúc đêm khuya.
Không khí đám tang vui vẻ đến ngạc nhiên trong những lời nhận xét hài hước từ bạn bè và gia đình. Một đồng nghiệp cho biết chính Busoni đã tuyên bố rằng tình yêu của ông dành cho nghệ thuật Phục Hưng, chỉ có thể so sánh với tình yêu của ông dành cho món mì ông Bolognese và món caramen budino.
Sau lễ truy điệu, trong khi những người dự tang lễ gặp gỡ nhau và trìu mến nhớ lại những sự kiện trong cuộc đời của Ignazio thì Langdon đi vẩn vơ bên trong Duomo, chiêm ngưỡng công trình nghệ thuật mà Ignazio vô cùng yêu mến - bức Phán xét cuối cùng của Vasari - ngay bên dưới mái vòm, những ô cửa sổ kính hoa Donatello và Ghiberti, chiếc đồng hồ của Uccello, và những lối đi khảm gốm thường hay bị bỏ qua tô điểm cho sàn nhà.
Một lúc, Langdon mới nhận ra mình đang đứng trước một gương mặt quen thuộc - gương mặt của Dante Aleghieri. Bức tranh tường huyền thoại của Michelino khắc họa cảnh đại thi hào đứng trước núi Luyện ngục, tay cầm kiệt tác Thần khúc của mình xoay ra ngoài, như thể đang kính cẩn dâng lên.
Langdon không thể không tự hỏi Dante nghĩ gì nếu ông ấy biết được tác động mà thiên trường ca của mình tạo ra cho thế giới, nhiều thế kỷ sau này, trong một tương lai ngay cả chính thi hào của Florence cũng không bao giờ hình dung được.
Ông ấy đã tìm thấy một cuộc sống vĩnh hằng, Langdon nghĩ, nhớ lại những quan điểm của các triết gia Hy Lạp cổ đại về danh tiếng. Chừng nào người ta còn nhắc đến tên ngươi, ngươi sẽ chẳng bao giờ chết.
Lúc chập tối, Langdon băng qua Quảng trường Sant’Elisabetta và trở lại khách sạn Brunelleschi trang nhã của Florence. Trong căn phòng trên gác, anh có cảm giác thư thái hơn khi tìm thấy một gói đồ khá lớn đang đợi sẵn.
Cuối cùng, hàng ký gửi cũng đã đến nơi.
Gói đồ mình yêu cầu từ Sinskey.
Langdon vội vã cắt băng keo niêm phong và nhấc những thứ quý giá bên trong ra, cảm thấy an tâm khi thấy nó đã được gói ghém cẩn thận và có đệm kỹ bằng giấy bọc bọt khí.
Tuy nhiên, Langdon hết sức ngạc nhiên khi thấy gói đồ còn có thêm một số thức khác. Dường như Elizabeth Sinskey đã sử dụng uy lực rất lớn của mình để bù đắp cho anh nhiều hơn một chút so với yêu cầu. Gói đồ còn có cả quần áo của Langdon - chiếc áo sơ mi cài cúc, quần khaki, và chiếc áo khoác Harris Tweed tả tơi - tất cả được giặt giũ và là cẩn thận. Ngay cả đôi giày da thuộc đế mềm của anh cũng ở đây, được đánh bóng lại. Bên trong gói đồ, anh còn rất vui khi thấy chiếc ví của mình.
Tuy nhiên, khi phát hiện ra món đồ cuối cùng, Langdon đã bật cười. Phản ứng của anh lúc này có một nửa là tâm trạng nhẹ nhõm khi món đồ trở về, nửa còn lại là thái độ bẽn lẽn vì mình đã quá ư coi trọng nó.
Chiếc đồng hồ Chuột Mickey của mình.
Langdon lập tức đeo ngay chiếc đồng hồ cổ lỗ sỉ vào cổ tay. Cái cảm giác quai da ấm áp chạm vào da thịt khiến anh thấy bình yên một cách lạ lùng. Lúc mặc xong quần áo và xỏ hai chân vào đôi giày lười, Robert Langdon cảm thấy gần như lại được là chính mình.
Langdon ra khỏi khách sạn Brunelleschi, mang theo gói đồ trong một túi xách của khách sạn mà anh xin được từ nhân viên khuân vác đồ đạc. Buổi tối ấm áp khác thường, càng làm tăng thêm tính chất thi vị cho chặng đi bộ của anh dọc Đại lộ Calzaiuoli tới ngọn tháp duy nhất của Cung điện Vecchio.
Khi đến nơi, Langdon ký sổ tại bộ phận an ninh, nơi có tên của anh trong danh sách gặp Marta Alvarez. Anh được hướng dẫn tới Sảnh Năm trăm, lúc này vẫn rất đông du khách. Langdon đến vừa đúng giờ, cứ ngỡ sẽ gặp Marta tại lối vào, nhưng không nhìn thấy cô ấy đâu cả.
Anh chặn một thuyết trình viên đi ngang qua lại.
“Xin lỗi?”, Langdon hỏi bằng tiếng Ý. “Tôi có thể tìm Marta Alvarez ở đâu?”
Nhân viên thuyết trình cười tươi. “Bà Alvarez à?! Bà ấy không ở đây! Bà ấy sinh con rồi! Catalina! Xinh lắm!”
Langdon rất mừng khi nghe tin vui của Marta. “À… hay quá”, anh đáp. “Thật tuyệt vời!”
Khi nhân viên thuyết trình vội vã rời đi, Langdon tự hỏi sẽ phải làm gì với cái gói mình đang mang theo.
Anh nhanh chóng quyết định rồi băng qua Sảnh Năm trăm đông đúc, đi bên dưới bức tranh tường của Vasari và tiến thẳng vào khu bảo tàng trong cung điện, cố gắng không để bất kỳ nhân viên an ninh nào nhìn thấy.
Cuối cùng, anh cũng tới bên ngoài hành lang hẹp của bảo tàng. Khu vực này tối om, được chặn lại bằng cọc rào, một sợi dây chăng ngang, và tấm biển: CHIUSO/ ĐÓNG CỬA.
Langdon cẩn thận nhìn quanh, sau đó luồn mình dưới sợi dây để lọt vào không gian tối om ấy. Anh thò tay vào chiếc túi và cẩn thận lấy gói đồ ra, tháo lớp giấy bọt.
Khi lớp nhựa rơi ra, chiếc mặt nạ người chết của Dante lại trừng trừng nhìn anh. Lớp thạch cao dễ vỡ vẫn còn nguyên trong chiếc túi Ziploc, được lấy lại từ ngăn két tại nhà ga tàu hỏa Venice đúng như Langdon yêu cầu. Chiếc mặt nạ vẫn trong tình trạng nguyên vẹn, không hề hư hại trừ một chí tiết nhỏ: Có thêm một bài thơ, được khắc thành hình xoáy trôn ốc trang nhã ở mặt trái của nó.
Langdon nhìn chiếc tủ trưng bày cổ. Mặt nạ người chết của Dante được trưng mặt phải ra đằng trước… sẽ không ai chú ý cả.
Anh cẩn thận lấy chiếc mặt nạ từ trong túi Ziploc. Sau đó, rất nhẹ nhàng, anh đặt nó trở lại chiếc đế bên trong tủ trưng bày. Chiếc mặt nạ lại nằm vào vị trí, yên ổn trong lớp nhung đỏ quen thuộc.
Langdon đóng đủ và đứng một lúc, chăm chú nhìn bộ mặt nhợt nhạt của Dante, một sự hiện diện ma quái trong căn phòng tối om. Cuối cùng cũng trở về nhà.
Trước khi ra khỏi phòng, Langdon còn thận trọng tháo bỏ hết rào cọc, dây và tấm biển ở lối vào. Khi đi qua phòng trưng bày, anh dừng lại để nói với một thuyết trình viên nữa còn trẻ.
“Thưa cô?”, Langdon nói. “Đèn phía trên cái mặt nạ người chết của Dante cần phải được bật lên. Xem trong bóng tối khó quá.”
“Tôi xin lỗi”, người phụ nữ trẻ nói, “nhưng khu trưng bày đó đóng cửa. Mặt nạ người chết của Dante không còn ở đây nữa”.
“Kỳ cục nhỉ.” Langdon cố tạo vẻ mặt ngạc nhiên. “Tôi vừa xem nó mà.”
Gương mặt của cô gái tỏ ra hết sức bối rối.
Khi cô ấy chạy về phía hành lang, Langdon lặng lẽ rời khỏi bảo tàng.
Chương 105
Bên trên khoảng không mờ tối của vịnh Biscay mười hai nghìn mét, chiếc máy bay hãng Alitalia bay tới Boston đang nhắm về phía tây trong một đêm trăng sáng.
Trên khoang, Robert Langdon ngồi đọc mải mê một bản Thần khúc bìa mềm. Nhịp điệu du dương của trường ca, cùng với tiếng ầm ĩ của động cơ phản lực cuốn anh vào trạng thái thôi miên. Những lời văn của Dante dường như chảy tràn trên trang giấy, ngân nga trong tim anh, như thể chúng được viết ra cho riêng anh vào đúng thời khắc này.
Giờ đây Langdon biết rằng, trường ca của Dante không nói nhiều về nỗi thống khổ chốn địa ngục bằng nói về sức mạnh của tinh thần con người khi chịu đựng thử thách, cho dù có gian nan đến đâu.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]
Bên ngoài cửa sổ, vầng trăng tròn đã nhô lên cao, sáng rõ vằng vặc, làm mờ hết những thực thể khác trên bầu trời. Langdon nhìn ra không trung, đắm mình trong suy nghĩ về tất cả những gì đã diễn ra trong mấy ngày qua.
Những nơi tối tăm nhất của địa ngục dành riêng cho những kẻ giữ thái độ trung dung trong những thời kỳ khủng hoảng đạo đức. Với Langdon, ý nghĩa của lời này chưa bao giờ rõ ràng hơn thế: Trong những thời khắc nguy hiểm, không có tội lỗi nào lớn hơn sự chây ì.
Langdon biết rằng bản thân mình, cũng như hàng triệu người khác, cũng mặc tội lỗi này. Khi thế giới xảy ra những hoàn cảnh khó khăn, thái độ từ chối đã trở thành một đại dịch toàn cầu. Langdon tự hứa sẽ không bao giờ quên điều đó.
Khi chiếc máy bay lao vùn vụt về phía Tây, Langdon nghĩ đến hai người phụ nữ dũng cảm giờ này đang ở Geneva, đương đầu với tương lai và chèo chống qua những điều phức tạp của một thế giới đã thay đổi.
Bên ngoài cửa sổ, một dải mây xuất hiện phía chân trời, chầm chậm nhích qua bầu trời. cuối cùng lướt qua mặt trăng và che khuất ánh sáng của nó.
Robert Langdon thả người trên ghế, cảm thấy đã đến lúc chợp mắt.
Khi tắt ngọn đèn phía trên đầu, anh đưa mắt nhìn ra bầu trời lần cuối cùng. Bên ngoài, trong màn đêm tối đen vừa mới hình thành, thế giới đã biến đổi. Bầu trời trở thành một thảm tinh tú sáng lấp lánh.
Hết
END.
Vầng mặt trời vàng vọt buổi chiều đã lặn xuống phía trên Cung điện Duomo, phản chiếu lên lớp gạch men trắng của tháp chuông Giotto và đổ những cái bóng dài ngang qua Thánh đường Santa Maria del Fiore tráng lệ của Florence.
Đám tang của Ignazio Busoni vừa mới bắt đầu lúc Robert Langdon vào thánh đường và tìm được một chỗ ngồi, lòng cảm thấy vui vì Ignazio được tưởng niệm tại đây, trong nhà thờ không nhuốm màu thời gian mà ông ấy đã trông coi suốt nhiều năm trời.
Mặc dù bên ngoài tráng lệ, nhưng bên trong nhà thờ lớn của Florence lại bình dị, trống trải và chân phương. Tuy nhiên điện thờ có phần khổ hạnh dường như lại tỏa ra một không khí ca tụng trong ngày hôm nay. Từ khắp nơi trên toàn nước Ý, các quan chức chính phủ, bạn bè, và đồng nghiệp trong giới nghệ thuật đều đổ về nhà thờ này để tưởng nhớ một con người vui vẻ được họ gọi bằng cái tên trìu mến Tiểu Mái vòm.
Giới truyền thông đưa tin rằng Busoni qua đời trong khi đang làm công việc mình yêu thích nhất - đi dạo quanh Duomo lúc đêm khuya.
Không khí đám tang vui vẻ đến ngạc nhiên trong những lời nhận xét hài hước từ bạn bè và gia đình. Một đồng nghiệp cho biết chính Busoni đã tuyên bố rằng tình yêu của ông dành cho nghệ thuật Phục Hưng, chỉ có thể so sánh với tình yêu của ông dành cho món mì ông Bolognese và món caramen budino.
Sau lễ truy điệu, trong khi những người dự tang lễ gặp gỡ nhau và trìu mến nhớ lại những sự kiện trong cuộc đời của Ignazio thì Langdon đi vẩn vơ bên trong Duomo, chiêm ngưỡng công trình nghệ thuật mà Ignazio vô cùng yêu mến - bức Phán xét cuối cùng của Vasari - ngay bên dưới mái vòm, những ô cửa sổ kính hoa Donatello và Ghiberti, chiếc đồng hồ của Uccello, và những lối đi khảm gốm thường hay bị bỏ qua tô điểm cho sàn nhà.
Một lúc, Langdon mới nhận ra mình đang đứng trước một gương mặt quen thuộc - gương mặt của Dante Aleghieri. Bức tranh tường huyền thoại của Michelino khắc họa cảnh đại thi hào đứng trước núi Luyện ngục, tay cầm kiệt tác Thần khúc của mình xoay ra ngoài, như thể đang kính cẩn dâng lên.
Langdon không thể không tự hỏi Dante nghĩ gì nếu ông ấy biết được tác động mà thiên trường ca của mình tạo ra cho thế giới, nhiều thế kỷ sau này, trong một tương lai ngay cả chính thi hào của Florence cũng không bao giờ hình dung được.
Ông ấy đã tìm thấy một cuộc sống vĩnh hằng, Langdon nghĩ, nhớ lại những quan điểm của các triết gia Hy Lạp cổ đại về danh tiếng. Chừng nào người ta còn nhắc đến tên ngươi, ngươi sẽ chẳng bao giờ chết.
Lúc chập tối, Langdon băng qua Quảng trường Sant’Elisabetta và trở lại khách sạn Brunelleschi trang nhã của Florence. Trong căn phòng trên gác, anh có cảm giác thư thái hơn khi tìm thấy một gói đồ khá lớn đang đợi sẵn.
Cuối cùng, hàng ký gửi cũng đã đến nơi.
Gói đồ mình yêu cầu từ Sinskey.
Langdon vội vã cắt băng keo niêm phong và nhấc những thứ quý giá bên trong ra, cảm thấy an tâm khi thấy nó đã được gói ghém cẩn thận và có đệm kỹ bằng giấy bọc bọt khí.
Tuy nhiên, Langdon hết sức ngạc nhiên khi thấy gói đồ còn có thêm một số thức khác. Dường như Elizabeth Sinskey đã sử dụng uy lực rất lớn của mình để bù đắp cho anh nhiều hơn một chút so với yêu cầu. Gói đồ còn có cả quần áo của Langdon - chiếc áo sơ mi cài cúc, quần khaki, và chiếc áo khoác Harris Tweed tả tơi - tất cả được giặt giũ và là cẩn thận. Ngay cả đôi giày da thuộc đế mềm của anh cũng ở đây, được đánh bóng lại. Bên trong gói đồ, anh còn rất vui khi thấy chiếc ví của mình.
Tuy nhiên, khi phát hiện ra món đồ cuối cùng, Langdon đã bật cười. Phản ứng của anh lúc này có một nửa là tâm trạng nhẹ nhõm khi món đồ trở về, nửa còn lại là thái độ bẽn lẽn vì mình đã quá ư coi trọng nó.
Chiếc đồng hồ Chuột Mickey của mình.
Langdon lập tức đeo ngay chiếc đồng hồ cổ lỗ sỉ vào cổ tay. Cái cảm giác quai da ấm áp chạm vào da thịt khiến anh thấy bình yên một cách lạ lùng. Lúc mặc xong quần áo và xỏ hai chân vào đôi giày lười, Robert Langdon cảm thấy gần như lại được là chính mình.
Langdon ra khỏi khách sạn Brunelleschi, mang theo gói đồ trong một túi xách của khách sạn mà anh xin được từ nhân viên khuân vác đồ đạc. Buổi tối ấm áp khác thường, càng làm tăng thêm tính chất thi vị cho chặng đi bộ của anh dọc Đại lộ Calzaiuoli tới ngọn tháp duy nhất của Cung điện Vecchio.
Khi đến nơi, Langdon ký sổ tại bộ phận an ninh, nơi có tên của anh trong danh sách gặp Marta Alvarez. Anh được hướng dẫn tới Sảnh Năm trăm, lúc này vẫn rất đông du khách. Langdon đến vừa đúng giờ, cứ ngỡ sẽ gặp Marta tại lối vào, nhưng không nhìn thấy cô ấy đâu cả.
Anh chặn một thuyết trình viên đi ngang qua lại.
“Xin lỗi?”, Langdon hỏi bằng tiếng Ý. “Tôi có thể tìm Marta Alvarez ở đâu?”
Nhân viên thuyết trình cười tươi. “Bà Alvarez à?! Bà ấy không ở đây! Bà ấy sinh con rồi! Catalina! Xinh lắm!”
Langdon rất mừng khi nghe tin vui của Marta. “À… hay quá”, anh đáp. “Thật tuyệt vời!”
Khi nhân viên thuyết trình vội vã rời đi, Langdon tự hỏi sẽ phải làm gì với cái gói mình đang mang theo.
Anh nhanh chóng quyết định rồi băng qua Sảnh Năm trăm đông đúc, đi bên dưới bức tranh tường của Vasari và tiến thẳng vào khu bảo tàng trong cung điện, cố gắng không để bất kỳ nhân viên an ninh nào nhìn thấy.
Cuối cùng, anh cũng tới bên ngoài hành lang hẹp của bảo tàng. Khu vực này tối om, được chặn lại bằng cọc rào, một sợi dây chăng ngang, và tấm biển: CHIUSO/ ĐÓNG CỬA.
Langdon cẩn thận nhìn quanh, sau đó luồn mình dưới sợi dây để lọt vào không gian tối om ấy. Anh thò tay vào chiếc túi và cẩn thận lấy gói đồ ra, tháo lớp giấy bọt.
Khi lớp nhựa rơi ra, chiếc mặt nạ người chết của Dante lại trừng trừng nhìn anh. Lớp thạch cao dễ vỡ vẫn còn nguyên trong chiếc túi Ziploc, được lấy lại từ ngăn két tại nhà ga tàu hỏa Venice đúng như Langdon yêu cầu. Chiếc mặt nạ vẫn trong tình trạng nguyên vẹn, không hề hư hại trừ một chí tiết nhỏ: Có thêm một bài thơ, được khắc thành hình xoáy trôn ốc trang nhã ở mặt trái của nó.
Langdon nhìn chiếc tủ trưng bày cổ. Mặt nạ người chết của Dante được trưng mặt phải ra đằng trước… sẽ không ai chú ý cả.
Anh cẩn thận lấy chiếc mặt nạ từ trong túi Ziploc. Sau đó, rất nhẹ nhàng, anh đặt nó trở lại chiếc đế bên trong tủ trưng bày. Chiếc mặt nạ lại nằm vào vị trí, yên ổn trong lớp nhung đỏ quen thuộc.
Langdon đóng đủ và đứng một lúc, chăm chú nhìn bộ mặt nhợt nhạt của Dante, một sự hiện diện ma quái trong căn phòng tối om. Cuối cùng cũng trở về nhà.
Trước khi ra khỏi phòng, Langdon còn thận trọng tháo bỏ hết rào cọc, dây và tấm biển ở lối vào. Khi đi qua phòng trưng bày, anh dừng lại để nói với một thuyết trình viên nữa còn trẻ.
“Thưa cô?”, Langdon nói. “Đèn phía trên cái mặt nạ người chết của Dante cần phải được bật lên. Xem trong bóng tối khó quá.”
“Tôi xin lỗi”, người phụ nữ trẻ nói, “nhưng khu trưng bày đó đóng cửa. Mặt nạ người chết của Dante không còn ở đây nữa”.
“Kỳ cục nhỉ.” Langdon cố tạo vẻ mặt ngạc nhiên. “Tôi vừa xem nó mà.”
Gương mặt của cô gái tỏ ra hết sức bối rối.
Khi cô ấy chạy về phía hành lang, Langdon lặng lẽ rời khỏi bảo tàng.
Chương 105
Bên trên khoảng không mờ tối của vịnh Biscay mười hai nghìn mét, chiếc máy bay hãng Alitalia bay tới Boston đang nhắm về phía tây trong một đêm trăng sáng.
Trên khoang, Robert Langdon ngồi đọc mải mê một bản Thần khúc bìa mềm. Nhịp điệu du dương của trường ca, cùng với tiếng ầm ĩ của động cơ phản lực cuốn anh vào trạng thái thôi miên. Những lời văn của Dante dường như chảy tràn trên trang giấy, ngân nga trong tim anh, như thể chúng được viết ra cho riêng anh vào đúng thời khắc này.
Giờ đây Langdon biết rằng, trường ca của Dante không nói nhiều về nỗi thống khổ chốn địa ngục bằng nói về sức mạnh của tinh thần con người khi chịu đựng thử thách, cho dù có gian nan đến đâu.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]
Bên ngoài cửa sổ, vầng trăng tròn đã nhô lên cao, sáng rõ vằng vặc, làm mờ hết những thực thể khác trên bầu trời. Langdon nhìn ra không trung, đắm mình trong suy nghĩ về tất cả những gì đã diễn ra trong mấy ngày qua.
Những nơi tối tăm nhất của địa ngục dành riêng cho những kẻ giữ thái độ trung dung trong những thời kỳ khủng hoảng đạo đức. Với Langdon, ý nghĩa của lời này chưa bao giờ rõ ràng hơn thế: Trong những thời khắc nguy hiểm, không có tội lỗi nào lớn hơn sự chây ì.
Langdon biết rằng bản thân mình, cũng như hàng triệu người khác, cũng mặc tội lỗi này. Khi thế giới xảy ra những hoàn cảnh khó khăn, thái độ từ chối đã trở thành một đại dịch toàn cầu. Langdon tự hứa sẽ không bao giờ quên điều đó.
Khi chiếc máy bay lao vùn vụt về phía Tây, Langdon nghĩ đến hai người phụ nữ dũng cảm giờ này đang ở Geneva, đương đầu với tương lai và chèo chống qua những điều phức tạp của một thế giới đã thay đổi.
Bên ngoài cửa sổ, một dải mây xuất hiện phía chân trời, chầm chậm nhích qua bầu trời. cuối cùng lướt qua mặt trăng và che khuất ánh sáng của nó.
Robert Langdon thả người trên ghế, cảm thấy đã đến lúc chợp mắt.
Khi tắt ngọn đèn phía trên đầu, anh đưa mắt nhìn ra bầu trời lần cuối cùng. Bên ngoài, trong màn đêm tối đen vừa mới hình thành, thế giới đã biến đổi. Bầu trời trở thành một thảm tinh tú sáng lấp lánh.
Hết
END.
Thực hiện bởi
nhóm Biên tập viên Gác Sách:
Mai – Kú đốm – H.y
(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)
nhóm Biên tập viên Gác Sách:
Mai – Kú đốm – H.y
(Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)
Bình luận facebook