Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 49
Chương 99
Langdon đi chầm chậm, cảm thấy mất phương hướng một cách lạ lùng, như thể đang đi qua một cơn ác mộng cực kỳ sống động. Còn thứ gì nguy hiểm hơn cả một đại dịch chứ?
Sienna không nói gì thêm kể từ lúc leo lên khỏi chiếc xuồng và ra hiệu cho Langdon theo mình rời khỏi cầu cảng, đi dọc một lối đi rải sỏi vắng vẻ, tránh xa bờ nước và đám đông.
Mặc dù Sienna đã thôi khóc, nhưng Langdon vẫn cảm thấy cả một cơn bão lòng đang hình thành trong cô. Anh nghe thấy những tiếng còi rít lên lanh lảnh phía xa, nhưng Sienna có vẻ không chú ý. Cô trân trân nhìn xuống đất, dường như đang bị thôi miên bởi tiếng sỏi lạo xạo nhịp nhàng dưới chân họ.
Họ tiến vào một công viên nhỏ, và Sienna dẫn anh tới một lùm cây rậm, nơi họ có thể lánh xa thế giới. Đến đây, họ ngồi lên một băng ghế nhìn xuống nước. Ở bờ bên kia, tháp Galata cổ kính sáng lấp lánh phía trên những khu nhà im ắng trên triền đồi. Từ đây, thế giới bình yên đến kỳ lạ, Langdon hình dung nó khác xa với những gì có lẽ đang diễn ra ở bể chứa nước. Anh cho rằng đến giờ này, hẳn nhóm SRS cũng đã nhận ra họ đến quá muộn và không thể ngăn chặn được dịch bệnh nữa.
Bên cạnh anh, Sienna đăm đăm nhìn ra biển. “Em không có nhiều thời gian, Robert”, cô nói. “Cuối cùng thì chính quyền cũng sẽ đoán ra em đã đi đâu. Nhưng trước khi họ làm được như vậy, em cần anh nghe toàn bộ sự thật...”
Langdon im lặng gật đầu.
Sienna gạt nước mắt và đổi tư thế để có thể đối diện hoàn toàn với anh. “Bertrand Zobrist…”, cô bắt đầu nói. “Anh ấy là tình yêu đầu của em. Anh ấy trở thành người dẫn dắt em.”
“Tôi đã được nghe kể rồi, Sienna”, Langdon nói.
Cô giật mình nhìn anh nhưng vẫn tiếp tục nói, như thể sợ sẽ đánh mất động lực của mình. “Em gặp anh ấy ở cái tuổi dễ rung động, và những ý tưởng cùng tri thức của anh ấy làm em mê mẩn. Giống như em, Bertrand tin rằng loài người chúng ta đang đứng trên bờ vực diệt vong… rằng chúng ta đang đối mặt với một kết cục đáng sợ, cái kết cục đang lao tới chúng ta còn nhanh hơn những gì bất kỳ ai trong chúng ta dám chấp nhận.”
Langdon không trả lời.
“Toàn bộ tuổi thơ của em”, Sienna nói, “em muốn cứu lấy thế giới. Và tất cả những gì người ta nói với em là: ‘Cô không thể cứu thế giới, cho nên đừng hy sinh hạnh phúc của mình để làm việc đó’”. Cô ngừng lại, mặt đầy căng thẳng, cố kìm nước mắt. “Rồi em gặp Bertrand - một con người xuất chúng, điển trai, anh ấy không chỉ nói với em rằng việc cứu thế giới là khả thi… mà còn nói rằng thực hiện việc đó là nhu cầu đạo đức. Anh ấy giới thiệu với em cả một cộng đồng những con người có cùng chính kiến - những con người với tri thức và năng lực phi thường… những con người thực sự có thể thay đổi tương lai. Lần đầu tiên trong đời mình, em không còn cảm thấy cô độc nữa, Robert ạ.”
Langdon khẽ mỉm cười, cảm nhận được nỗi đau trong những lời của cô.
“Trong đời mình, em đã phải gánh chịu một số việc kinh khủng”, Sienna tiếp tục, giọng cô càng lúc càng run rẩy. “Những điều em gặp phải làm xáo trộn quá khứ…” Cô dứt khỏi ánh mắt của anh và đưa bàn tay lóng ngóng xoa lớp da đầu nhẵn nhụi trước khi định thần và ngoảnh lại nhìn anh. “Và có lẽ đó là lý do tại sao điều duy nhất giúp em đi tới chính là tin rằng chúng ta có thể làm được tốt hơn hiện tại… có thể hành động để tránh một tương lai thảm khốc.”
“Và Bertrand cũng tin như vậy phải không?”, Langdon hỏi.
“Đúng vậy. Bertrand có niềm tin vô hạn dành cho nhân loại. Anh ấy là một người theo phong trào Siêu nhân học có niềm tin rằng chúng ta đang sống ở ngưỡng cửa của một kỷ nguyên ‘hậu nhân loại’ tươi sáng - một kỷ nguyên của biến đổi thật sự. Anh ấy có tư duy của một nhà vị lai, có đôi mắt nhìn ra con đường mà rất ít người có thể hình dung nổi. Anh ấy hiểu sức mạnh ghê gớm của công nghệ và tin rằng chỉ vài thế hệ nữa, loài người chúng ta sẽ trở thành một loài động vật hoàn toàn khác - được tăng cường về mặt di truyền để khỏe hơn, thông minh hơn, mạnh mẽ hơn, và thậm chí nhân ái hơn.” Cô ngừng lại. “Ngoại trừ một vấn đề. Anh ấy không nghĩ rằng chúng ta sống được đủ lâu với tư cách một giống loài để thực hiện được khả năng đó.”
“Do tình trạng quá tải dân số…”, Langdon nói.
Cô gật đầu. “Thảm họa theo thuyết Malthus. Bertrand thường nói với em là anh ấy cảm thấy giống như Thánh George cố gắng hạ gục con quái vật địa phủ.”
Langdon không hiểu kịp ý cô. “Medusa phải không?”
“Nói một cách ẩn dụ thì đúng vậy. Medusa và toàn bộ các thần linh địa phủ sống dưới lòng đất bởi vì họ có liên hệ trực tiếp với Mẹ trái đất. Về mặt phúng dụ, địa phủ luôn là biểu tượng của…”
“Sự sinh sôi”, Langdon nói, giật mình vì đã không nghĩ ra phép so sánh này sớm hơn. Sự sinh sôi. Dân số.
“Vâng, sự sinh sôi”, Sienna đáp. “Bertrand dùng thuật ngữ ‘quái vật địa phủ’ để thể hiện cho hiểm họa đáng sợ là tình trạng sinh bừa bãi của chính chúng ta. Anh ấy mô tả việc sinh sản quá nhiều con cháu giống như một con quái vật đang hiện dần ra ở đường chân trời… Một con quái vật chúng ta cần ngăn chặn ngay lập tức, trước khi nó làm thịt tất cả chúng ta.
Khả năng sinh sản của chúng ta làm hại chính chúng ta, Langdon nhận ra như vậy. Con quái vật địa phủ. “Và Bertrand chiến đấu với con quái vật ấy… bằng cách nào?”
“Xin hãy hiểu cho”, cô lên tiếng bênh vực, “có những vấn đề không dễ giải quyết. Việc lựa chọn thứ tự giải quyết luôn là một quá trình rối beng. Một người cắt rời chân của đứa bé ba tuổi là một tội ác khủng khiếp… trừ phi người đó là một bác sĩ muốn cứu đứa trẻ khỏi bị hoại tử. Đôi khi, lựa chọn duy nhất lại là chọn thứ ít tội lỗi hơn trong hai tội”. Cô lại bắt đầu ứa nước mắt. “Em tin Bertrand có một mục đích cao quý… nhưng phương pháp của anh ấy…” Cô nhìn đi chỗ khác, dường như sắp vỡ òa đến nơi.
“Sienna”, Langdon dịu dàng thì thầm. “Anh cần hiểu tất cả chuyện này. Anh cần em giải thích cho anh những gì Bertrand đã làm. Anh ta đã tung ra thế giới thứ gì?”
Sienna lại ngoảnh lại nhìn anh, đôi mắt nâu dịu dàng của cô toát ra một nỗi sợ hãi u ám hơn. “Anh ấy tung ra một loại vi rút”, cô thì thầm. “Một loại vi rút rất đặc biệt.”
Langdon như nín thở. “Kể cho anh đi.”
“Bertrand tạo ra thứ gì đó gọi là vi rút định hướng. Đó là một loại vi rút được tạo ra một cách chủ định nhằm chèn những thông tin di truyền vào tế bào mà nó tấn công.” Sienna ngừng lại để anh nắm được ý tưởng. “Một loại vi rút như thế… thay vì giết chết tế bào chủ… lại chèn một đoạn DNA đã được quyết định trước vào tế bào đó, cơ bản là thay đổi gene của tế bào.”
Langdon cố gắng hiểu ý nghĩa của cô. Loại vi rút này thay đổi DNA của chúng ta sao?
“Bản chất ngầm của loại vi rút này”, Sienna nói tiếp, “là không ai trong chúng ta biết nó đã nhiễm vào mình. Không ai bị bệnh. Nó không hề gây ra những triệu chứng cho thấy nó đang thay đổi chúng ta về mặt di truyền.”
Langdon cảm thấy mạch máu đập rộn lên mất một lúc. “Và nó tạo ra những thay đổi gì?”
Sienna nhắm mắt lại một lúc. “Robert”, cô thì thào, “ngay khi loại vi rút được giải phóng trong đầm nước ở bể chứa, một phản ứng dây chuyền bắt đầu. Tất cả những người xuống dưới cái hang đó và hít thở không khí đều bị nhiễm. Họ trở thành vật chủ… những đồng phạm vô thức lây truyền vi rút cho người khác, làm cho bệnh lây lan nhanh kinh khủng để đến giờ này đã loang khắp hành tinh như một đám cháy rừng. Đến giờ, vi rút đó sẽ xâm nhập vào dân số toàn cầu. “Anh, em… tất cả mọi người.”
Langdon đứng lên khỏi ghế và bắt đầu đi tới đi lui trước mặt cô. “Và nó gây ra điều gì với chúng ta?”, anh nhắc lại.
Sienna im lặng một lúc lâu. “Vi rút ấy có khả năng làm cho cơ thể người… thành vô sinh.” Cô thay đổi tư thế vẻ bứt rứt. “Bertrand tạo ra một loại dịch bệnh gây vô sinh.”
Những lời của cô tác động mạnh đến Langdon. Một loại vi rút làm cho chúng ta vô sinh sao? Langdon biết có tồn tại những loại vi rút có thể gây vô sinh, nhưng một loại bệnh dịch lây lan nhanh trong không khí có thể làm như vậy, bằng cách thay đổi chúng ta về mặt di truyền, dường như chỉ có ở thế giới khác… Một xã hội đọa đầy giả tưởng kiểu Orwell (60).
(60) nguyên văn: Orwellian dystopia, chỉ một dạng xã hội đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng (utopia). Bởi vậy, xã hội “dystopia” có thể hiểu là cuộc sống như từ đáy địa ngục. Một tác phẩm tiêu biểu mô tả về xã hội này là 1984 của George Orwell. Ông là tiểu thuyết gia, nhà báo người Anh, nổi tiếng với những tác phẩm phê phán bất công xã hội, chế độ chuyến chế.
Bertrand thường đưa ra lý thuyết về một loại vi rút như thế này”, Sienna nói khẽ, “nhưng em chưa bao giờ nghĩ anh ấy sẽ tìm cách tạo ra nó… lại càng không thể thành công. Khi em nhận được lá thư của anh ấy và biết được những gì anh ấy đã làm, em rất sốc. Em ra sức tìm anh ấy, van nài anh ấy hủy bỏ công trình của mình. Nhưng em đã đến quá trễ”.
“Khoan đã”, Langdon xen ngang. “Nếu loại vi rút làm cho tất cả mọi người trên trái đất trở thành vô sinh, thì sẽ không thể có thế hệ mới, và loài người sẽ bắt đầu chết dần… ngay tức thì.”
“Đúng vậy”, cô đáp lời, giọng cô nghe rất nhỏ. “Trừ phi tuyệt chủng không phải là mục tiêu của Bertrand - mà ngược lại, thực tế là vậy - và đó là lý do tại sao anh ấy tạo ra một loại vi rút hoạt động ngẫu nhiên - vi rút Hỏa ngục. Mặc dù lúc này vi rút đã lây nhiễm vào toàn bộ DNA của loài người và sẽ truyền cho tất cả chúng ta từ thế hệ này trở đi, nhưng nó sẽ chỉ ‘hoạt động’ ở một tỷ lệ người rất nhỏ. Nói cách khác, loại vi rút này hiện có trong tất cả mọi người trên trái đất, nhưng nó sẽ chỉ gây vô sinh ở một bộ phận dân số được lựa chọn ngẫu nhiên mà thôi.”
“Bộ phận… nào?”, Langdon nghe rõ chính mình thốt lên, đầy vẻ hoài nghi khi đặt ra một câu hỏi như vậy.
“Chà, như anh đã biết, Bertrand rất lưu tâm đến Cái chết Đen - đại dịch đã giết chết một phần ba dân số châu Âu, không phân biệt ai cả. Anh ấy tin rằng tự nhiên biết cách tự chọn lọc. Khi tính toán tỷ lệ vô sinh, anh ấy đã rất phấn khởi khi phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong một phần ba do bệnh dịch hạch dường như là tỷ lệ chính xác cần thiết để bắt đầu sàn lọc dân số loài người theo một tốc độ có thể điều khiển được.
Đúng là quái đản, Langdon thầm nghĩ.
“Cái chết Đen làm vơi dân số và mở đường cho thời Phục Hưng”, cô nói, “và Bertrand tạo ra vi rút Hỏa ngục như một dạng chất xúc tác hiện đại cho quá trình phục hồi toàn cầu - một Cái chết Đen theo thuyết Siêu nhân học. Điểm khác biệt nằm ở chỗ những người bị mắc bệnh, thay vì tử vong, sẽ chỉ bị vô sinh. Giả định rằng vi rút của Bertrand phát huy tác dụng thì giờ đây một phần ba dân số thế giới không còn khả năng sinh sản… và luôn luôn có một phần ba dân số sẽ tiếp tục vô sinh. Ảnh hưởng cũng sẽ giống như tác động của một gene lặn, tức là di truyền cho tất cả con cháu, nhưng chỉ gây ảnh hưởng đến một tỷ lệ nhỏ trong số họ mà thôi”.
Tay Sienna run rẩy trong lúc tiếp tục nói, “Trong lá thư gửi cho em, Bertrand đầy tự hào nói rằng anh ấy coi vi rút Hỏa ngục là một giải pháp rất nhân văn cho vấn đề quá tải dân số”. Mắt cô lại ngân ngấn lệ, và cô vội gạt đi. “So với mức độ nguy hiểm của Cái chết Đen thì em phải thừa nhận cách tiếp cận này ít nhiều nhân hậu. Sẽ không có chuyện các bệnh viện quá tải người bệnh và người hấp hối, không có những xác chết thối rữa trên đường phố, và không có những người sống sót những đau đớn trước cái chết của người thân yêu. Chỉ đơn giản là con người sẽ không có nhiều con cái. Hành tinh của chúng ta sẽ trải qua một giai đoạn suy giảm liên tục tỷ lệ sinh cho tới khi đường cong dân số thay đổi, và tổng số dân của chúng ta bắt đầu giảm xuống.”
Cô ngừng lại. “Kết quả sẽ hiệu nghiệm hơn hẳn dịch hạch, chỉ là khống chế số lượng của con người, tạo ra xu hướng đi xuống tạm thời trên đồ thị tăng dân số. Với Hỏa ngục, Bertrand tạo ra một giải pháp lâu dài, một giải pháp vĩnh viễn… một giải pháp Siêu nhân học. Anh ấy là một chuyên gia di truyền chuỗi phôi. Anh ấy giải quyết các vấn đề ở cấp độ căn nguyên gốc rễ.”
“Như thế là khủng bố di truyền…”, Langdon nói khẽ. “Nó làm thay đổi con người chúng ta lúc này, con người chúng ta vẫn luôn như vậy, ở cấp độ cơ bản nhất.”
“Bertrand không nhìn nhận mọi việc như thế. Anh ấy ao ước có thể giải quyết được khiếm khuyết cốt tử trong quá trình tiến hóa của nhân loại… Sự thật là loài người chúng ta sinh sản quá nhiều. Chúng ta là một sinh vật, mặc dù có trí tuệ vượt trội, song dường như lại không thể kiểm soát được số lượng của chính mình. Không có biện pháp tránh thai tự do, giáo dục hay lời vận động nào của chính phủ có tác dụng cả. Chúng ta cứ có con… cho dù muốn hay không. Anh có biết CDC vừa tuyên bố rằng gần một nửa ca mang thai ở Hoa Kỳ là do vỡ kế hoạch không? Và, ở những quốc gia kém phát triển, con số đó là hơn bảy mươi phần trăm!”
Langdon đã nhìn thấy những số liệu thống kê này trước đó nhưng chỉ đến lúc này anh mới bắt đầu hiểu ý nghĩa của chúng. Là một giống loài, con người cũng giống như giống thỏ rừng được đưa tới một số chuỗi đảo ở Thái Bình Dương, có thể sinh sản thoải mái tới mức tự phá hủy hệ sinh thái của chính mình và cuối cùng tự tuyệt chủng.
Bertrand Zobrist đã thiết kế lại giống loài chúng ta… nhằm cố gắng cứu lấy chúng ta… biến cải chúng ta thành loài có tỷ lệ sinh sản thấp.
Langdon hít một hơi thật sâu và đăm đăm nhìn ra eo biển Bosporus, cảm thấy lâng lâng, giống như những con tàu đang trôi nổi phía xa. Những tiếng còi hụ vẫn càng lúc càng to, đang vọng lại từ phía cầu cảng, và Langdon cảm thấy thời gian đang cạn dần.
“Điều khủng khiếp nhất”, Sienna nói, “không phải là vi rút Hỏa ngục gây ra tình trạng vô sinh, mà là nó có khả năng làm điều đó. Một vi rút định hướng tồn tại trong không khí là một bước tiến vượt bậc - vượt xa thời đại nhiều năm. Bertrand bỗng chốc đưa chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ tăm tối của điều khiển di truyền và đẩy chúng ta tiến nhanh vào tương lai. Anh ấy đã mở khóa quá trình tiến hóa và cho nhân loại khả năng định nghĩa lại giống loài của mình bằng những hành động có quy mô và ảnh hưởng sâu rộng. Pandora đã thoát ra khỏi hộp chứa, và không thể nhốt nó trở lại được nữa. Bertrand đã tạo ra chìa khóa để thay đổi loài người… và nếu các chìa khóa đó rơi vào những bàn tay không xứng đáng thì khi đó xin Chúa phù hộ chúng ta. Công nghệ này đáng lẽ không bao giờ được tạo ra. Ngay khi em đọc bức thư của Bertrand giải thích cách anh ấy đạt được mục tiêu của mình, em đã đốt nó đi. Sau đó em thề tìm cho ra vi rút của anh ấy và phá hủy mọi vết tích của nó”.
“Anh không hiểu”, Langdon nói, giọng đầy giận dữ. “Nếu em muốn tiêu diệt loại vi rút đó, tại sao em lại không hợp tác với tiến sĩ Sinskey và WHO? Lẽ ra em nên gọi cho CDC hay ai đó.”
Anh nghĩ một cách nghiêm túc xem! Các cơ quan chính phủ là những chủ thể cuối cùng trên trái đất nên được trao quyền tiếp cận với công nghệ này! Hãy nghĩ về điều đó, anh Robert. Trong suốt lịch sử loài người, mọi công nghệ mang tính đột phát từng được giới khoa học nghĩ ra đều bị biến thành vũ khí - từ hỏa khí đơn giản tới năng lượng nguyên tử - và gần như luôn nằm trong tay các chính phủ mạnh. Anh nghĩ các vũ khí sinh học của chúng ta từ đâu mà ra? Chúng khởi nguồn từ những nghiên cứu được thực hiện tại các địa điểm như WHO và CDC đấy. Công nghệ của Bertrand - một loại vi rút dịch bệnh được sử dụng như một phần tử mang thông tin di truyền - là thứ vũ khí hùng mạnh nhất từng được tạo ra. Nó mở đường cho những điều kinh khủng mà chúng ta thậm chí không thể hình dung nổi, kể cả những vũ khí sinh học có mục tiêu. Hãy thử hình dung ra một loại dịch bệnh chỉ tấn công những người mà mã di truyền có chứa những tín hiệu chủng tộc nhất định. Điều đó có thể giúp thực hiện việc loại trừ chủng tộc quy mô lớn ở cấp độ di truyền!”
“Anh hiểu những lo lắng của em, Sienna, anh hiểu, nhưng công nghệ này cũng có thể sử dụng cho những điều tốt đẹp, phải không? Lẽ nào phát hiện này không phải là một may mắn bất ngờ cho lĩnh vực y học di truyền? Một con đường mới để thực hiện tiêm chủng toàn cầu chẳng hạn?”
“Có lẽ như vậy, nhưng rất tiếc, em đã đủ kinh nghiệm để nhận ra những điều tệ hại nhất từ những con người nắm giữ quyền lực.”
Phía xa, Langdon nghe thấy tiếng rền vang của một chiếc trực thăng đang phá tan bầu không khí. Anh dõi mắt qua những tán cây về phía chợ Gia vị và thấy những ánh đèn của một chiếc máy bay đang lượn phía trên khu đồi, bay nhanh về phía cầu cảng.
Sienna tỏ ra bồn chồn. “Em cần phải đi”, cô nói, đứng lên và ngó về cầu Atatürk ở phía tây. “Em nghĩ em có thể đi bộ qua cầu, và từ đó tới…”
“Em không đi được, Sienna”, anh nói rất kiên quyết.
“Robert, em quay lại bởi vì em cảm thấy em nợ anh một lời giải thích. Giờ anh đã có rồi.”
“Không, Sienna”, Langdon nói. “Em quay lại bởi vì em đã trốn chạy cả đời mình rồi, và cuối cùng em nhận ra em không thể chạy thêm được nữa.”
Dường như Sienna co rúm lại trước mặt anh. “Em còn lựa chọn nào đây?”, cô hỏi, mắt nhìn chiếc trực thăng đang dõi khắp vùng nước. “Họ sẽ tống em vào tù ngay khi họ tìm thấy em.”
“Em chẳng làm gì sai trái cả, Sienna. Em không hề tạo ra loại vi rút này… cũng không hề giải phóng nó.”
“Đúng, nhưng em đã đi quá xa trong việc ngăn cản Tổ chức Y tế Thế giới tìm ra nó. Nếu không kết thúc mọi chuyện trong một nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ thì em cũng sẽ đối mặt với một tòa án quốc tế nào đó với tội danh khủng bố sinh học.”
Khi tiếng động cơ trực thăng nghe to hơn, Langdon nhìn về cầu cảng phía xa. Chiếc máy bay đang lơ lửng tại chỗ, cánh quạt khuấy tung nước trong khi ánh đèn pha của nó quét qua những chiếc thuyền.
Trông Sienna như sẵn sàng lao đi bất cứ lúc nào.
“Nghe anh này”, Langdon nói, giọng dịu hẳn. “Anh biết em đã trải qua quá nhiều việc, và anh biết em sợ, nhưng em cần nghĩ đến một bức tranh lớn hơn. Bertrand tạo ra loại vi rút này. Còn em cố gắng ngăn chặn nó.”
“Nhưng em đã thất bại.”
“Đúng, giờ loại vi rút đó đã thoát ra, cộng đồng khoa học và y học sẽ cần phải hiểu nó một cách đầy đủ. Em là người duy nhất biết rõ về nó. Có lẽ có cách để vô hiệu hóa nó… hoặc làm gì đó để chuẩn bị.” Ánh mắt của Langdon nhìn như xoáy vào cô. “Sienna, thế giới cần biết những gì em biết. Em không thể biến mất được.”
Giờ thân hình mảnh dẻ của Sienna run lên bần bật, như thể toàn bộ nỗi đau khổ và tâm trạng không chắc chắn vỡ òa. “Robert, em… em không biết phải làm gì. Em thậm chí không biết mình là ai nữa. Hãy nhìn em đi.” Cô đưa một tay lên cái đầu trọc lóc của mình. “Em đã biến thành một con quái vật. Làm sao em có thể đối diện với…”
Langdon bước tới và vòng tay quanh người cô. Anh cảm nhận được cơ thể của cô run lên, cảm nhận được sự mỏng manh của cô truyền qua ngực mình. Anh khẽ thì thầm vào tai cô.
“Sienna, anh biết em muốn bỏ đi, nhưng anh sẽ không để em đi. Sớm muộn em cũng cần học cách tin tưởng ai đó.”
“Em không thể...”, cô thổn thức. “Em không chắc phải làm như thế nào.”
Langdon ôm chặt cô hơn. “Em hãy bắt đầu từ điều nhỏ thôi. Một bước đầu tiên đơn giản. Hãy tin tưởng anh.”
Langdon đi chầm chậm, cảm thấy mất phương hướng một cách lạ lùng, như thể đang đi qua một cơn ác mộng cực kỳ sống động. Còn thứ gì nguy hiểm hơn cả một đại dịch chứ?
Sienna không nói gì thêm kể từ lúc leo lên khỏi chiếc xuồng và ra hiệu cho Langdon theo mình rời khỏi cầu cảng, đi dọc một lối đi rải sỏi vắng vẻ, tránh xa bờ nước và đám đông.
Mặc dù Sienna đã thôi khóc, nhưng Langdon vẫn cảm thấy cả một cơn bão lòng đang hình thành trong cô. Anh nghe thấy những tiếng còi rít lên lanh lảnh phía xa, nhưng Sienna có vẻ không chú ý. Cô trân trân nhìn xuống đất, dường như đang bị thôi miên bởi tiếng sỏi lạo xạo nhịp nhàng dưới chân họ.
Họ tiến vào một công viên nhỏ, và Sienna dẫn anh tới một lùm cây rậm, nơi họ có thể lánh xa thế giới. Đến đây, họ ngồi lên một băng ghế nhìn xuống nước. Ở bờ bên kia, tháp Galata cổ kính sáng lấp lánh phía trên những khu nhà im ắng trên triền đồi. Từ đây, thế giới bình yên đến kỳ lạ, Langdon hình dung nó khác xa với những gì có lẽ đang diễn ra ở bể chứa nước. Anh cho rằng đến giờ này, hẳn nhóm SRS cũng đã nhận ra họ đến quá muộn và không thể ngăn chặn được dịch bệnh nữa.
Bên cạnh anh, Sienna đăm đăm nhìn ra biển. “Em không có nhiều thời gian, Robert”, cô nói. “Cuối cùng thì chính quyền cũng sẽ đoán ra em đã đi đâu. Nhưng trước khi họ làm được như vậy, em cần anh nghe toàn bộ sự thật...”
Langdon im lặng gật đầu.
Sienna gạt nước mắt và đổi tư thế để có thể đối diện hoàn toàn với anh. “Bertrand Zobrist…”, cô bắt đầu nói. “Anh ấy là tình yêu đầu của em. Anh ấy trở thành người dẫn dắt em.”
“Tôi đã được nghe kể rồi, Sienna”, Langdon nói.
Cô giật mình nhìn anh nhưng vẫn tiếp tục nói, như thể sợ sẽ đánh mất động lực của mình. “Em gặp anh ấy ở cái tuổi dễ rung động, và những ý tưởng cùng tri thức của anh ấy làm em mê mẩn. Giống như em, Bertrand tin rằng loài người chúng ta đang đứng trên bờ vực diệt vong… rằng chúng ta đang đối mặt với một kết cục đáng sợ, cái kết cục đang lao tới chúng ta còn nhanh hơn những gì bất kỳ ai trong chúng ta dám chấp nhận.”
Langdon không trả lời.
“Toàn bộ tuổi thơ của em”, Sienna nói, “em muốn cứu lấy thế giới. Và tất cả những gì người ta nói với em là: ‘Cô không thể cứu thế giới, cho nên đừng hy sinh hạnh phúc của mình để làm việc đó’”. Cô ngừng lại, mặt đầy căng thẳng, cố kìm nước mắt. “Rồi em gặp Bertrand - một con người xuất chúng, điển trai, anh ấy không chỉ nói với em rằng việc cứu thế giới là khả thi… mà còn nói rằng thực hiện việc đó là nhu cầu đạo đức. Anh ấy giới thiệu với em cả một cộng đồng những con người có cùng chính kiến - những con người với tri thức và năng lực phi thường… những con người thực sự có thể thay đổi tương lai. Lần đầu tiên trong đời mình, em không còn cảm thấy cô độc nữa, Robert ạ.”
Langdon khẽ mỉm cười, cảm nhận được nỗi đau trong những lời của cô.
“Trong đời mình, em đã phải gánh chịu một số việc kinh khủng”, Sienna tiếp tục, giọng cô càng lúc càng run rẩy. “Những điều em gặp phải làm xáo trộn quá khứ…” Cô dứt khỏi ánh mắt của anh và đưa bàn tay lóng ngóng xoa lớp da đầu nhẵn nhụi trước khi định thần và ngoảnh lại nhìn anh. “Và có lẽ đó là lý do tại sao điều duy nhất giúp em đi tới chính là tin rằng chúng ta có thể làm được tốt hơn hiện tại… có thể hành động để tránh một tương lai thảm khốc.”
“Và Bertrand cũng tin như vậy phải không?”, Langdon hỏi.
“Đúng vậy. Bertrand có niềm tin vô hạn dành cho nhân loại. Anh ấy là một người theo phong trào Siêu nhân học có niềm tin rằng chúng ta đang sống ở ngưỡng cửa của một kỷ nguyên ‘hậu nhân loại’ tươi sáng - một kỷ nguyên của biến đổi thật sự. Anh ấy có tư duy của một nhà vị lai, có đôi mắt nhìn ra con đường mà rất ít người có thể hình dung nổi. Anh ấy hiểu sức mạnh ghê gớm của công nghệ và tin rằng chỉ vài thế hệ nữa, loài người chúng ta sẽ trở thành một loài động vật hoàn toàn khác - được tăng cường về mặt di truyền để khỏe hơn, thông minh hơn, mạnh mẽ hơn, và thậm chí nhân ái hơn.” Cô ngừng lại. “Ngoại trừ một vấn đề. Anh ấy không nghĩ rằng chúng ta sống được đủ lâu với tư cách một giống loài để thực hiện được khả năng đó.”
“Do tình trạng quá tải dân số…”, Langdon nói.
Cô gật đầu. “Thảm họa theo thuyết Malthus. Bertrand thường nói với em là anh ấy cảm thấy giống như Thánh George cố gắng hạ gục con quái vật địa phủ.”
Langdon không hiểu kịp ý cô. “Medusa phải không?”
“Nói một cách ẩn dụ thì đúng vậy. Medusa và toàn bộ các thần linh địa phủ sống dưới lòng đất bởi vì họ có liên hệ trực tiếp với Mẹ trái đất. Về mặt phúng dụ, địa phủ luôn là biểu tượng của…”
“Sự sinh sôi”, Langdon nói, giật mình vì đã không nghĩ ra phép so sánh này sớm hơn. Sự sinh sôi. Dân số.
“Vâng, sự sinh sôi”, Sienna đáp. “Bertrand dùng thuật ngữ ‘quái vật địa phủ’ để thể hiện cho hiểm họa đáng sợ là tình trạng sinh bừa bãi của chính chúng ta. Anh ấy mô tả việc sinh sản quá nhiều con cháu giống như một con quái vật đang hiện dần ra ở đường chân trời… Một con quái vật chúng ta cần ngăn chặn ngay lập tức, trước khi nó làm thịt tất cả chúng ta.
Khả năng sinh sản của chúng ta làm hại chính chúng ta, Langdon nhận ra như vậy. Con quái vật địa phủ. “Và Bertrand chiến đấu với con quái vật ấy… bằng cách nào?”
“Xin hãy hiểu cho”, cô lên tiếng bênh vực, “có những vấn đề không dễ giải quyết. Việc lựa chọn thứ tự giải quyết luôn là một quá trình rối beng. Một người cắt rời chân của đứa bé ba tuổi là một tội ác khủng khiếp… trừ phi người đó là một bác sĩ muốn cứu đứa trẻ khỏi bị hoại tử. Đôi khi, lựa chọn duy nhất lại là chọn thứ ít tội lỗi hơn trong hai tội”. Cô lại bắt đầu ứa nước mắt. “Em tin Bertrand có một mục đích cao quý… nhưng phương pháp của anh ấy…” Cô nhìn đi chỗ khác, dường như sắp vỡ òa đến nơi.
“Sienna”, Langdon dịu dàng thì thầm. “Anh cần hiểu tất cả chuyện này. Anh cần em giải thích cho anh những gì Bertrand đã làm. Anh ta đã tung ra thế giới thứ gì?”
Sienna lại ngoảnh lại nhìn anh, đôi mắt nâu dịu dàng của cô toát ra một nỗi sợ hãi u ám hơn. “Anh ấy tung ra một loại vi rút”, cô thì thầm. “Một loại vi rút rất đặc biệt.”
Langdon như nín thở. “Kể cho anh đi.”
“Bertrand tạo ra thứ gì đó gọi là vi rút định hướng. Đó là một loại vi rút được tạo ra một cách chủ định nhằm chèn những thông tin di truyền vào tế bào mà nó tấn công.” Sienna ngừng lại để anh nắm được ý tưởng. “Một loại vi rút như thế… thay vì giết chết tế bào chủ… lại chèn một đoạn DNA đã được quyết định trước vào tế bào đó, cơ bản là thay đổi gene của tế bào.”
Langdon cố gắng hiểu ý nghĩa của cô. Loại vi rút này thay đổi DNA của chúng ta sao?
“Bản chất ngầm của loại vi rút này”, Sienna nói tiếp, “là không ai trong chúng ta biết nó đã nhiễm vào mình. Không ai bị bệnh. Nó không hề gây ra những triệu chứng cho thấy nó đang thay đổi chúng ta về mặt di truyền.”
Langdon cảm thấy mạch máu đập rộn lên mất một lúc. “Và nó tạo ra những thay đổi gì?”
Sienna nhắm mắt lại một lúc. “Robert”, cô thì thào, “ngay khi loại vi rút được giải phóng trong đầm nước ở bể chứa, một phản ứng dây chuyền bắt đầu. Tất cả những người xuống dưới cái hang đó và hít thở không khí đều bị nhiễm. Họ trở thành vật chủ… những đồng phạm vô thức lây truyền vi rút cho người khác, làm cho bệnh lây lan nhanh kinh khủng để đến giờ này đã loang khắp hành tinh như một đám cháy rừng. Đến giờ, vi rút đó sẽ xâm nhập vào dân số toàn cầu. “Anh, em… tất cả mọi người.”
Langdon đứng lên khỏi ghế và bắt đầu đi tới đi lui trước mặt cô. “Và nó gây ra điều gì với chúng ta?”, anh nhắc lại.
Sienna im lặng một lúc lâu. “Vi rút ấy có khả năng làm cho cơ thể người… thành vô sinh.” Cô thay đổi tư thế vẻ bứt rứt. “Bertrand tạo ra một loại dịch bệnh gây vô sinh.”
Những lời của cô tác động mạnh đến Langdon. Một loại vi rút làm cho chúng ta vô sinh sao? Langdon biết có tồn tại những loại vi rút có thể gây vô sinh, nhưng một loại bệnh dịch lây lan nhanh trong không khí có thể làm như vậy, bằng cách thay đổi chúng ta về mặt di truyền, dường như chỉ có ở thế giới khác… Một xã hội đọa đầy giả tưởng kiểu Orwell (60).
(60) nguyên văn: Orwellian dystopia, chỉ một dạng xã hội đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng (utopia). Bởi vậy, xã hội “dystopia” có thể hiểu là cuộc sống như từ đáy địa ngục. Một tác phẩm tiêu biểu mô tả về xã hội này là 1984 của George Orwell. Ông là tiểu thuyết gia, nhà báo người Anh, nổi tiếng với những tác phẩm phê phán bất công xã hội, chế độ chuyến chế.
Bertrand thường đưa ra lý thuyết về một loại vi rút như thế này”, Sienna nói khẽ, “nhưng em chưa bao giờ nghĩ anh ấy sẽ tìm cách tạo ra nó… lại càng không thể thành công. Khi em nhận được lá thư của anh ấy và biết được những gì anh ấy đã làm, em rất sốc. Em ra sức tìm anh ấy, van nài anh ấy hủy bỏ công trình của mình. Nhưng em đã đến quá trễ”.
“Khoan đã”, Langdon xen ngang. “Nếu loại vi rút làm cho tất cả mọi người trên trái đất trở thành vô sinh, thì sẽ không thể có thế hệ mới, và loài người sẽ bắt đầu chết dần… ngay tức thì.”
“Đúng vậy”, cô đáp lời, giọng cô nghe rất nhỏ. “Trừ phi tuyệt chủng không phải là mục tiêu của Bertrand - mà ngược lại, thực tế là vậy - và đó là lý do tại sao anh ấy tạo ra một loại vi rút hoạt động ngẫu nhiên - vi rút Hỏa ngục. Mặc dù lúc này vi rút đã lây nhiễm vào toàn bộ DNA của loài người và sẽ truyền cho tất cả chúng ta từ thế hệ này trở đi, nhưng nó sẽ chỉ ‘hoạt động’ ở một tỷ lệ người rất nhỏ. Nói cách khác, loại vi rút này hiện có trong tất cả mọi người trên trái đất, nhưng nó sẽ chỉ gây vô sinh ở một bộ phận dân số được lựa chọn ngẫu nhiên mà thôi.”
“Bộ phận… nào?”, Langdon nghe rõ chính mình thốt lên, đầy vẻ hoài nghi khi đặt ra một câu hỏi như vậy.
“Chà, như anh đã biết, Bertrand rất lưu tâm đến Cái chết Đen - đại dịch đã giết chết một phần ba dân số châu Âu, không phân biệt ai cả. Anh ấy tin rằng tự nhiên biết cách tự chọn lọc. Khi tính toán tỷ lệ vô sinh, anh ấy đã rất phấn khởi khi phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong một phần ba do bệnh dịch hạch dường như là tỷ lệ chính xác cần thiết để bắt đầu sàn lọc dân số loài người theo một tốc độ có thể điều khiển được.
Đúng là quái đản, Langdon thầm nghĩ.
“Cái chết Đen làm vơi dân số và mở đường cho thời Phục Hưng”, cô nói, “và Bertrand tạo ra vi rút Hỏa ngục như một dạng chất xúc tác hiện đại cho quá trình phục hồi toàn cầu - một Cái chết Đen theo thuyết Siêu nhân học. Điểm khác biệt nằm ở chỗ những người bị mắc bệnh, thay vì tử vong, sẽ chỉ bị vô sinh. Giả định rằng vi rút của Bertrand phát huy tác dụng thì giờ đây một phần ba dân số thế giới không còn khả năng sinh sản… và luôn luôn có một phần ba dân số sẽ tiếp tục vô sinh. Ảnh hưởng cũng sẽ giống như tác động của một gene lặn, tức là di truyền cho tất cả con cháu, nhưng chỉ gây ảnh hưởng đến một tỷ lệ nhỏ trong số họ mà thôi”.
Tay Sienna run rẩy trong lúc tiếp tục nói, “Trong lá thư gửi cho em, Bertrand đầy tự hào nói rằng anh ấy coi vi rút Hỏa ngục là một giải pháp rất nhân văn cho vấn đề quá tải dân số”. Mắt cô lại ngân ngấn lệ, và cô vội gạt đi. “So với mức độ nguy hiểm của Cái chết Đen thì em phải thừa nhận cách tiếp cận này ít nhiều nhân hậu. Sẽ không có chuyện các bệnh viện quá tải người bệnh và người hấp hối, không có những xác chết thối rữa trên đường phố, và không có những người sống sót những đau đớn trước cái chết của người thân yêu. Chỉ đơn giản là con người sẽ không có nhiều con cái. Hành tinh của chúng ta sẽ trải qua một giai đoạn suy giảm liên tục tỷ lệ sinh cho tới khi đường cong dân số thay đổi, và tổng số dân của chúng ta bắt đầu giảm xuống.”
Cô ngừng lại. “Kết quả sẽ hiệu nghiệm hơn hẳn dịch hạch, chỉ là khống chế số lượng của con người, tạo ra xu hướng đi xuống tạm thời trên đồ thị tăng dân số. Với Hỏa ngục, Bertrand tạo ra một giải pháp lâu dài, một giải pháp vĩnh viễn… một giải pháp Siêu nhân học. Anh ấy là một chuyên gia di truyền chuỗi phôi. Anh ấy giải quyết các vấn đề ở cấp độ căn nguyên gốc rễ.”
“Như thế là khủng bố di truyền…”, Langdon nói khẽ. “Nó làm thay đổi con người chúng ta lúc này, con người chúng ta vẫn luôn như vậy, ở cấp độ cơ bản nhất.”
“Bertrand không nhìn nhận mọi việc như thế. Anh ấy ao ước có thể giải quyết được khiếm khuyết cốt tử trong quá trình tiến hóa của nhân loại… Sự thật là loài người chúng ta sinh sản quá nhiều. Chúng ta là một sinh vật, mặc dù có trí tuệ vượt trội, song dường như lại không thể kiểm soát được số lượng của chính mình. Không có biện pháp tránh thai tự do, giáo dục hay lời vận động nào của chính phủ có tác dụng cả. Chúng ta cứ có con… cho dù muốn hay không. Anh có biết CDC vừa tuyên bố rằng gần một nửa ca mang thai ở Hoa Kỳ là do vỡ kế hoạch không? Và, ở những quốc gia kém phát triển, con số đó là hơn bảy mươi phần trăm!”
Langdon đã nhìn thấy những số liệu thống kê này trước đó nhưng chỉ đến lúc này anh mới bắt đầu hiểu ý nghĩa của chúng. Là một giống loài, con người cũng giống như giống thỏ rừng được đưa tới một số chuỗi đảo ở Thái Bình Dương, có thể sinh sản thoải mái tới mức tự phá hủy hệ sinh thái của chính mình và cuối cùng tự tuyệt chủng.
Bertrand Zobrist đã thiết kế lại giống loài chúng ta… nhằm cố gắng cứu lấy chúng ta… biến cải chúng ta thành loài có tỷ lệ sinh sản thấp.
Langdon hít một hơi thật sâu và đăm đăm nhìn ra eo biển Bosporus, cảm thấy lâng lâng, giống như những con tàu đang trôi nổi phía xa. Những tiếng còi hụ vẫn càng lúc càng to, đang vọng lại từ phía cầu cảng, và Langdon cảm thấy thời gian đang cạn dần.
“Điều khủng khiếp nhất”, Sienna nói, “không phải là vi rút Hỏa ngục gây ra tình trạng vô sinh, mà là nó có khả năng làm điều đó. Một vi rút định hướng tồn tại trong không khí là một bước tiến vượt bậc - vượt xa thời đại nhiều năm. Bertrand bỗng chốc đưa chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ tăm tối của điều khiển di truyền và đẩy chúng ta tiến nhanh vào tương lai. Anh ấy đã mở khóa quá trình tiến hóa và cho nhân loại khả năng định nghĩa lại giống loài của mình bằng những hành động có quy mô và ảnh hưởng sâu rộng. Pandora đã thoát ra khỏi hộp chứa, và không thể nhốt nó trở lại được nữa. Bertrand đã tạo ra chìa khóa để thay đổi loài người… và nếu các chìa khóa đó rơi vào những bàn tay không xứng đáng thì khi đó xin Chúa phù hộ chúng ta. Công nghệ này đáng lẽ không bao giờ được tạo ra. Ngay khi em đọc bức thư của Bertrand giải thích cách anh ấy đạt được mục tiêu của mình, em đã đốt nó đi. Sau đó em thề tìm cho ra vi rút của anh ấy và phá hủy mọi vết tích của nó”.
“Anh không hiểu”, Langdon nói, giọng đầy giận dữ. “Nếu em muốn tiêu diệt loại vi rút đó, tại sao em lại không hợp tác với tiến sĩ Sinskey và WHO? Lẽ ra em nên gọi cho CDC hay ai đó.”
Anh nghĩ một cách nghiêm túc xem! Các cơ quan chính phủ là những chủ thể cuối cùng trên trái đất nên được trao quyền tiếp cận với công nghệ này! Hãy nghĩ về điều đó, anh Robert. Trong suốt lịch sử loài người, mọi công nghệ mang tính đột phát từng được giới khoa học nghĩ ra đều bị biến thành vũ khí - từ hỏa khí đơn giản tới năng lượng nguyên tử - và gần như luôn nằm trong tay các chính phủ mạnh. Anh nghĩ các vũ khí sinh học của chúng ta từ đâu mà ra? Chúng khởi nguồn từ những nghiên cứu được thực hiện tại các địa điểm như WHO và CDC đấy. Công nghệ của Bertrand - một loại vi rút dịch bệnh được sử dụng như một phần tử mang thông tin di truyền - là thứ vũ khí hùng mạnh nhất từng được tạo ra. Nó mở đường cho những điều kinh khủng mà chúng ta thậm chí không thể hình dung nổi, kể cả những vũ khí sinh học có mục tiêu. Hãy thử hình dung ra một loại dịch bệnh chỉ tấn công những người mà mã di truyền có chứa những tín hiệu chủng tộc nhất định. Điều đó có thể giúp thực hiện việc loại trừ chủng tộc quy mô lớn ở cấp độ di truyền!”
“Anh hiểu những lo lắng của em, Sienna, anh hiểu, nhưng công nghệ này cũng có thể sử dụng cho những điều tốt đẹp, phải không? Lẽ nào phát hiện này không phải là một may mắn bất ngờ cho lĩnh vực y học di truyền? Một con đường mới để thực hiện tiêm chủng toàn cầu chẳng hạn?”
“Có lẽ như vậy, nhưng rất tiếc, em đã đủ kinh nghiệm để nhận ra những điều tệ hại nhất từ những con người nắm giữ quyền lực.”
Phía xa, Langdon nghe thấy tiếng rền vang của một chiếc trực thăng đang phá tan bầu không khí. Anh dõi mắt qua những tán cây về phía chợ Gia vị và thấy những ánh đèn của một chiếc máy bay đang lượn phía trên khu đồi, bay nhanh về phía cầu cảng.
Sienna tỏ ra bồn chồn. “Em cần phải đi”, cô nói, đứng lên và ngó về cầu Atatürk ở phía tây. “Em nghĩ em có thể đi bộ qua cầu, và từ đó tới…”
“Em không đi được, Sienna”, anh nói rất kiên quyết.
“Robert, em quay lại bởi vì em cảm thấy em nợ anh một lời giải thích. Giờ anh đã có rồi.”
“Không, Sienna”, Langdon nói. “Em quay lại bởi vì em đã trốn chạy cả đời mình rồi, và cuối cùng em nhận ra em không thể chạy thêm được nữa.”
Dường như Sienna co rúm lại trước mặt anh. “Em còn lựa chọn nào đây?”, cô hỏi, mắt nhìn chiếc trực thăng đang dõi khắp vùng nước. “Họ sẽ tống em vào tù ngay khi họ tìm thấy em.”
“Em chẳng làm gì sai trái cả, Sienna. Em không hề tạo ra loại vi rút này… cũng không hề giải phóng nó.”
“Đúng, nhưng em đã đi quá xa trong việc ngăn cản Tổ chức Y tế Thế giới tìm ra nó. Nếu không kết thúc mọi chuyện trong một nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ thì em cũng sẽ đối mặt với một tòa án quốc tế nào đó với tội danh khủng bố sinh học.”
Khi tiếng động cơ trực thăng nghe to hơn, Langdon nhìn về cầu cảng phía xa. Chiếc máy bay đang lơ lửng tại chỗ, cánh quạt khuấy tung nước trong khi ánh đèn pha của nó quét qua những chiếc thuyền.
Trông Sienna như sẵn sàng lao đi bất cứ lúc nào.
“Nghe anh này”, Langdon nói, giọng dịu hẳn. “Anh biết em đã trải qua quá nhiều việc, và anh biết em sợ, nhưng em cần nghĩ đến một bức tranh lớn hơn. Bertrand tạo ra loại vi rút này. Còn em cố gắng ngăn chặn nó.”
“Nhưng em đã thất bại.”
“Đúng, giờ loại vi rút đó đã thoát ra, cộng đồng khoa học và y học sẽ cần phải hiểu nó một cách đầy đủ. Em là người duy nhất biết rõ về nó. Có lẽ có cách để vô hiệu hóa nó… hoặc làm gì đó để chuẩn bị.” Ánh mắt của Langdon nhìn như xoáy vào cô. “Sienna, thế giới cần biết những gì em biết. Em không thể biến mất được.”
Giờ thân hình mảnh dẻ của Sienna run lên bần bật, như thể toàn bộ nỗi đau khổ và tâm trạng không chắc chắn vỡ òa. “Robert, em… em không biết phải làm gì. Em thậm chí không biết mình là ai nữa. Hãy nhìn em đi.” Cô đưa một tay lên cái đầu trọc lóc của mình. “Em đã biến thành một con quái vật. Làm sao em có thể đối diện với…”
Langdon bước tới và vòng tay quanh người cô. Anh cảm nhận được cơ thể của cô run lên, cảm nhận được sự mỏng manh của cô truyền qua ngực mình. Anh khẽ thì thầm vào tai cô.
“Sienna, anh biết em muốn bỏ đi, nhưng anh sẽ không để em đi. Sớm muộn em cũng cần học cách tin tưởng ai đó.”
“Em không thể...”, cô thổn thức. “Em không chắc phải làm như thế nào.”
Langdon ôm chặt cô hơn. “Em hãy bắt đầu từ điều nhỏ thôi. Một bước đầu tiên đơn giản. Hãy tin tưởng anh.”
Bình luận facebook