-
Chương 4
13.
[Những điều mà các nhân viên của Viện nghiên cứu dân gian Mạc Hồ cần phải biết]
[Một. Phòng triển lãm này là một tổ chức phúc lợi công cộng trực thuộc hệ thống của Bệ.nh vi.ện t.âm th.ần Bạch Hổ Sơn, quyền được giải thích cuối cùng về tất cả vấn đề lương thưởng và đãi ngộ sẽ thuộc về Bệ.nh vi.ện t.âm th.ần Bạch Hổ Sơn. Các nhân viên phải uống thuốc đúng giờ và tuân thủ theo quy định kiểm tra trong thời gian làm việc.]
[Hai. Nội dung những công việc trong bảo tàng bao gồm việc dọn dẹp, quản lý, niêm phong cất vào kho, thu nhận, ti.êu h.ủy, và không bao gồm bất kỳ công việc nào liên quan tới tiếp xúc với khách du lịch. Xin hãy đảm bảo rằng tất cả đối tượng làm việc mà bạn tác động vào là những vật phẩm trưng bày trong phòng triển lãm.]
[Ba. Tất cả nhân viên đều không được giả làm vật phẩm trưng bày hay trực tiếp biến thành vật phẩm trưng bày, đối tượng nào vi phạm thì sẽ lập tức bị đưa về xử lý.]
[Bốn. Những vật phẩm phong tục dân gian khác nhau sẽ được phân biệt bằng những màu sắc khác nhau, vật phẩm trưng bày nào không biết màu sắc của mình là gì thì vui lòng không trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề màu sắc, bất kể đối phương là vật phẩm trưng bày khác, đồng nghiệp hay là khách tham quan.]
[Năm. Nhân viên quản lý không phải là đồng nghiệp của các bạn, các bạn cũng không cần nghe theo bất kỳ chỉ thỉ hay mệnh lệnh làm việc nào đến từ nhân viên quản lý. Trừ khi trong chỉ lệnh có nhắc tới “Người đàn ông bảy đầ.u l.âu”, thì xin hãy lập tức làm theo và đồng thời báo cáo với Viện.]
[Sáu. Nhà Hiện Đại vẫn chưa được xây dựng xong và không mở cửa cho công chúng vào tham quan. Sẽ không và không nên có bất kỳ khách du lịch nào trong Nhà Hiện đại. Hãy bỏ qua mọi yêu cầu giúp đỡ từ bất kỳ khách du lịch nào bị lạc đường trong Nhà Hiện đại. Khách du lịch sẽ không bị lạc đường. Người bị lạc đường thì không còn là khách du lịch nữa.]
[Bảy. Sợi dây đỏ không còn đáng tin cậy nữa.]
[Tám. Do tính chất đặc thù của các vật phẩm triển lãm trong phòng triển lãm, bất kỳ cảnh tượng và sự tồn tại quen thuộc nào đối với các bạn cũng có thể xuất hiện trong phòng triển lãm, đừng tin tưởng các thành viên trong gia đình trong phòng triển lãm, không đến gần vật nuôi trong phòng triển lãm, không ăn thức ăn của phòng triển lãm và đừng s.ợ h.ãi trước sự đi.ên r.ồ của phòng triển lãm. Các nhân viên chắc chắn là an toàn. Trừ khi bạn thực sự không phải là nhân viên.]
[Chín. Nếu trong bất kỳ trường hợp nào, bạn nhìn thấy một phiên bản khác của chính mình trong gương, dọc hành lang, ở cửa sổ tầng trên hoặc trong khu rừng phía xa xa, xin hãy cởi bỏ quần áo làm việc ngay lập tức và tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên quản lý. Trong khoảng thời gian này, vui lòng không trả lời bất kỳ tiếng gọi nào hoặc quay lại nhìn, nếu không phòng triển lãm không thể đảm bảo được sự an toàn của bạn.]
[Mười. Nhân viên vào phòng triển lãm không cần mua vé vào cửa, vui lòng không mua vé màu đen từ người bán vé mặc đồng phục đen. Người bán vé không phải là đồng nghiệp của các bạn, nếu như nhìn thấy sự xuất hiện của thứ đó thì xin hãy báo ngay cho nhân viên quản lý. Nhưng không cần phải lo lắng, mục tiêu của nó không phải là các bạn.]
[Mười một. Nếu người đang đọc bảng nội quy này không phải là nhân viên nhưng lại đến nơi này từ lối vào C1, xin hãy đảm bảo rằng bạn chưa trò chuyện hay giao tiếp với bất kỳ sinh vật hình người nào trong phòng triển lãm và ngay lập tức rẽ phải vào Nhà Hiện đại, tìm một lối thoát an toàn và rời đi. Ngay lập tức! Ngay bây giờ!]
[Mười hai. Nếu bạn đã có cuộc giao tiếp nói trên thì vui lòng tiếp tục tham quan phòng triển lãm với tâm trạng vui vẻ.]
[Mười ba. Bệ.nh vi.ện t.âm th.ần Bạch Hổ Sơn và Phòng triển lãm văn hóa dân gian Mạc Hồ chúc bạn làm việc vui vẻ và cuộc sống suôn sẻ.]
14.
Lại là mấy quy tắc cổ qu.ái.
Nhưng theo như trên đó viết thì chắc là tôi có thể tiếp tục tham quan… nhỉ.
Chỉ là sao tôi lại cứ cảm thấy âm u, buồn bã thế nhỉ.
Nhìn vào điện thoại, trong phòng phát sóng trực tiếp lại dấy lên một làn sóng thảo luận sôi nổi, tôi muốn xem xem họ đang nói chuyện gì, nhưng đột nhiên, những ngọn đèn trắng ở phía xa lại dần dần tắt phụt.
Ở tận cùng bóng tối đằng sau lưng, hướng văn phòng của nhân viên quản lý, dường như truyền tới tiếng bước chân trầm thấp của ai đó.
Ch.ết ti.ệt, không lẽ thật sự có tên thần kinh nào đó ở đầu bên kia đấy chứ.
Toàn bộ phòng triển lãm thoạt nhìn không hề bình thường cho lắm, còn là đơn vị trực thuộc của bệ.nh vi.ện t.âm th.ần nào đó, hơn nữa còn có những quy định quản lý khó hiểu và những từ ngữ xa lạ khó hiểu.
Dù thế nào đi chăng nữa thì cũng phải chạy trốn đã rồi tính sau!
Tôi lập tức xông vào trong hành lang và chạy về phía Nhà Truyền Thống.
Hai bên hành lang là hai hàng cửa gỗ giống như văn phòng, lúc này đều đóng chặt cả, trên những cánh cửa đó treo những tấm biển nhỏ khác nhau, điều kỳ lạ là chữ viết trên đó không phải bằng tiếng Trung Quốc mà là những ký hiệu ngoằn ngoèo mà tôi không thể hiểu được.
Xem ra chắc là tôi đã đi nhầm lối vào thật rồi, nơi này giống nơi nghỉ ngơi của nhân viên hơn là khu triển lãm.
Nhưng thật kỳ lạ là nếu phòng triển lãm mở cửa 24 giờ trong ngày thì bây giờ chẳng phải nên có nhân viên ở đó hay sao? Khu vực nghỉ ngơi chắc là phải có người chứ nhỉ.
Nhưng kể từ lúc vào đây cho đến tận bây giờ, ngoại trừ cô gái đó, đến một cái bóng người tôi cũng chưa từng thấy.
Càng nghĩ tôi càng hoảng sợ, tốc độ bước chân càng lúc càng nhanh, may mà hành lang không dài, chẳng mấy chốc đã đến được một cánh cửa chống trộm không khóa ở điểm cuối.
Tôi kéo cửa ra, tôi cẩn thận dè dặt thò đầu vào nhìn, sau đó cuối cùng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm được một hơi.
Cuối cùng cũng đến phòng triển lãm bình thường.
Ngoài cửa là một căn phòng nhỏ hình tròn được bố trí có phần kỳ lạ, không hề có bất kỳ tủ kính trưng bày nào, chỉ vẻn vẹn có một tấm biển ở giữa ghi "Nhà Truyền Thống (Phi Nhân Loại)". Mà ngoài cánh cửa chống trộm này thì còn có sáu, bảy cánh cửa phòng nữa bao quanh căn phòng hình tròn này, đối diện ngay với cánh cửa chống trộm là một hành lang không biết là sẽ dẫn đến nơi nào.
15.
Bước vào căn phòng nhỏ, tôi giơ điện thoại di động lên, đi sang trái hai bước, tới một cánh cửa thì thấy trên cửa treo một tấm biển nhỏ bằng gỗ:
[Tác phẩm trưng bày: Ba Không Lấy]
??
Đây là cái thể loại tác phẩm trưng bày gì vậy chứ?
Sao trong phong tục dân gian lại còn có cái thứ này?
Trước đây vào lúc học đại học, tôi cũng từng nghe người ta nhắc đến cái gì mà đàn ông không được lấy ba đối tượng là y tá, giáo viên mầm non, cô gái làm ngân hàng, cũng có ý kiến là tiếp viên hàng không hay là nhân viên bán hàng, tóm lại là những trò đùa t.ục t.ĩu hay lời vè đọc nhanh được cố ý tạo ra trên mạng để câu view, câu like và kích động sự ph.ân bi.ệt đố.i x.ử giữa các nghề nghiệp mà thôi. Sao cái này lại thuộc về phong tục dân gian được?
Tôi liếc nhìn điện thoại của mình, quả nhiên là trên màn hình bình luận hiện lên một loạt dấu chấm hỏi.
Ngoài ra thì còn có không ít người bảo tôi mau vào xem thử.
"So với lý do tại sao thứ này lại ở đây thì tôi tò mò về việc bên trong đặt cái gì hơn."
“Cũng đâu thể nhốt một y tá, một giáo viên, và cả một cô gái làm ngân hàng xinh đẹp, là thành phần tri thức ở bên trong đó được chứ.”
“M.ẹ n.ó, đây là tình tiết trong bộ phim người lớn nào vậy chứ? Tôi đã hưng phấn không kìm được đây này.”
“Chủ phòng ch.ó m.á mau vào bên trong đi, lỡ như lại xuất hiện thêm ba cô gái xinh đẹp cùng đẳng cấp với cái cô ban nãy thì phen này chẳng phải là kiếm đậm rồi hay sao?”
Lời của khán giả là lời của ông trời thì đương nhiên phải nghe, huống hồ tôi cũng tò mò, cái “Ba Không Lấy” này rốt cuộc là phong tục dân gian gì vậy chứ, mà bên trong có thể đặt thứ gì được đây?
“Cạch” một tiếng, tôi một tay cầm thiết bị phát sóng trực tiếp, tay kia mở cửa rồi chậm rãi bước vào.
Điều ngoài dự liệu của tôi là bên trong không hề có y tá hay giáo viên mẫu giáo nào, chứ đừng nói đến tiếp viên hàng không.
Điều đầu tiên tôi nhìn thấy là một con hổ nhồi bông nhỏ đang ngồi một mình trên bục triển lãm.
Con hổ được làm bằng vải đỏ và bông trắng, trên trán có thêu những sợi vàng, trông rất sống động, giống như loại đồ chơi thường thấy ở vùng quê trong những phiên chợ Tết khi tôi còn nhỏ.
Bên trái bục triển lãm không ngờ lại có một con cừu đang cúi đầu chậm rãi nhai một đống cỏ trên mặt đất.
Tại sao trong phòng này lại có cừu? !
16.
Dường như nghe thấy tiếng mở cửa nên con cừu ngẩng đầu lên, liếc nhìn tôi điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra rồi quay nửa người, quay mông về phía tôi như để bảo vệ thức ăn rồi tiếp tục quay lưng với tôi mà ăn cỏ.
Trong phòng phát sóng trực tiếp, bình luận cũng liên tục nhảy ra.
“Đã bảo là “Ba Không Lấy” rồi mà, mấy cái này là cái gì đây?”
“Tại sao bên trong đó còn nhốt một con cừu vậy? Nó có sống thật không đấy?”
“Chủ phòng ch.ó m.á mau đi xem trên tấm biển viết cái gì đi!”
Ở bên dưới bục triển lãm đúng là có treo một tấm biển bằng vàng, bên trên đó có viết mấy hàng chữ nhỏ.
Tôi quay qua nhìn, phát hiện đúng là lời giới thiệu cho vật phẩm triển lãm ở trong phòng này thật:
[Tác phẩm triển lãm: Ba Không Lấy]
[Ý nghĩa tác phẩm muốn biểu đạt: Người xưa có câu “Ba Không Lấy”, cừu và hổ bốn mắt trắng]
Ý là sao?
Tôi nhìn màn hình bình luận hiện lên ở điện thoại trong tay, mọi người trong phòng phát sóng trực tiếp cũng nhìn tôi, tất cả mọi người ngơ ngác nhìn nhau, chẳng có ai hiểu đây là cái phong tục dân gian gì.
Nhưng trong phòng phát sóng trực tiếp đúng là ngọa hổ tàng long*, ngay sau đó liền có người giải thích cho tôi.
*Ngọa hổ tàng long: ý chỉ người tài vẫn chưa được phát hiện tài năng vốn có hoặc những người có tài nhưng lại giấu tài, không muốn cho người khác biết
“Tôi biết, tôi biết này, quê nhà chúng tôi có cách nói như thế đấy.”
“Cừu ý chỉ tính cách, ý là không được lấy người phụ nữ hèn nhát, không có chủ kiến, nói gì nghe đấy.”
“Hổ là nói đến tuổi cầm tinh, nghe nói rằng người phụ nữ tuổi Dần (Hổ) sẽ gây chướng ngại cho chồng, nếu lấy về nhà thì sẽ gây ra tai họa.”
“Còn về bốn mắt trắng ấy mà…”
“Chủ phòng ch.ó m.á, anh thử nhìn trong phòng xem có còn thứ gì khác hay không?”
Thứ khác?
Không có, chỉ có mấy thứ này thôi…
……
……
……
Tôi vừa lẩm bẩm vừa quay người lại, cố gắng quay rõ ràng khung cảnh cả căn phòng cho tất cả mọi người đang xem phát sóng trực tiếp, nhưng đang định quay đầu lại thì tôi cảm thấy hơi thở của mình dường như ngừng lại một nhịp, đầu óc trống rỗng.
Cánh cửa đằng sau lưng tôi không biết từ lúc nào đã lặng lẽ đóng chặt lại rồi.
Thứ nằm ở phía bên phải của cánh cửa lẽ ra nên là bức tường có tấm cửa chặn lại nơi tôi đẩy cửa bước vào ban nãy, bây giờ lại có một người phụ nữ mặc váy cưới màu đỏ tươi, đội mũ phượng hà phi* đang đứng đó, toàn bộ phần đầu của đối phương đều được che phủ bởi một chiếc khăn trùm đầu màu đỏ làm, không thể nhìn thấy được bên trong, cô ta đi một đôi giày có hình dáng giống như bát sứ men ngọc lộn ngược, toàn thân được che chắn kín đáo, chỉ để lộ ra hai cổ tay, làn da trắng hơn tuyết, gần như có màu da em bé còn bú sữa, nơi cổ tay phải của cô ta còn được buộc một sợi dây nhỏ màu đỏ.
*Mũ phượng hà phi: hay là “Phụng quan hà phi” 凤冠霞披 là chế độ của nhà Hán, chỉ có Thái hoàng thái hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu khi vào miếu hành lễ mới dùng. Trên quan có trang sức chim phụng. “Hà phi” 霞披 là loại dành cho mệnh phụ được phong hiệu. Đến thời Tống nếu không được ân tứ thì không được dùng.