Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ngoại Truyện 2
Ngoại truyện 2
Người phụ nữ ban nãy còn buông lời mời anh Tư làm con rể, nhìn thấy Diệp như vậy cũng có chút thương lòng mà đi lại đỡ mợ lên:
- Này cô gái, đứng dậy đi!
Bà ấy đưa mợ lại chiếc ghế nhỏ trên vỉa hè ngồi xuống rồi nói:
- Có khi nào cô nhầm người không? Chứ cậu Tư này ở xứ khác đến thì phải.
Diệp nghe vậy mới ngẩng mặt lên nhìn bà:
- Bà biết anh ấy ạ?
- Thì nó cứ hay đi theo xe đến đây bốc hàng cho bà đấy. Được cái cần cù chịu khó, mỗi tội chân nó bị thương nên đi lại hơi bất tiện xíu. Nhưng mà cái cậu....cậu gì nhỉ....Đăng phải không? Cậu ta rất giống thằng Tư sao?
Diệp khẽ gật đầu 1 cái:
- Dạ!
- Thằng Tư này nó ở đây cũng lâu rồi, nếu nó có nhà cửa, có vợ thì nó phải về chứ nhỉ, sao còn mướn phòng ở nhờ làm gì. Hay có khi nào con nhầm không?
Diệp nghe vậy đầu óc cũng trở nên mơ hồ, mợ cũng không thể chắc rằng người đàn ông đấy có phải là cậu Đăng hay không, nhưng rõ là anh ta rất giống, giống như 2 giọt nước vậy:
- Bà có biết anh ấy ở đâu không ạ?
- Thằng Tư ấy hả? Nó mướn được cái phòng nhỏ ở cuối cái đường này nè. Đi hết đường lớn này rẽ phải là sẽ thấy 1 con hẻm nhỏ. Nó ở trong hẻm đấy. Đến đó cứ hỏi nhà anh Tư bảnh là người ta chỉ cho.
- Anh Tư bảnh sao?
- Ừa, thì thằng đấy nó đẹp trai thế mà, trước mọi người gọi nó là Tư què, tại chân nó bị thương á, có đi bình thường được đâu, nhưng thấy gọi nó thế nó không vui nên gọi nó là thằng Tư bảnh!
- Chân anh ấy sao lại bị như vậy bà?
- Ai mà biết đâu, từ ngày nó về đây nó đã vậy rồi, trước bà có hỏi nó chỉ nói là gặp tai nạn thôi.
Diệp nghe vậy khẽ gật đầu vài cái vẻ hiểu chuyện, sau đó mợ cũng đứng dậy:
- Cảm ơn bà đã giúp con. Con xin phép đi ạ!
- Này, bà bảo. Nếu cái cậu gì của con mà không về ấy, thối thì lấy thằng Tư cũng được con ơi. Nó tuy bị tật thế thôi nhưng chịu khó lắm. Thấy nó cứ lủi thủi 1 mình bà thấy thương, mà bảo nó về làm rể nó đâu có chịu. Nếu nó mà đã hao hao giống cái cậu gì ấy, xem biết đâu ai đứa là có duyên thì sao?!
Diệp nghe vậy chỉ gượng gạo cười 1 cái, sau đấy gật đầu chào bà rồi quay người rời đi.
Mợ theo lời chỉ dẫn của người phụ nữ kia đi đến con hẻm mà bà đã nói.
Cái hẻm này bé chỉ vừa được 2 người cùng đi vào, tiến sâu hơn vào bên trong mới thấy 1 khu tập thể nhỏ trong đấy.
Mọi người đều chung nhau 1 cái sân để sinh hoạt.
Diệp đứng ở đấy đưa mắt nhìn xung quanh, rồi đi lại phía 1 người phụ nữ đang giặt đồ mà hỏi:
- Thưa cô, cô có biết anh Tư bảnh ở nhà nào không ạ?
Người phụ nữ kia nghe vậy cũng nhìn lên:
- À, thằng Tư mà chân bị què ấy hả? Đấy, nhà nó ở cuối kia kìa!
Nói rồi, cô ta đưa ta còn dính đầy bọt xà phòng chỉ về phía cuối của khu tập thể.
Diệp nhìn theo hướng đó sau đấy cũng vội cúi đầu chào:
- Dạ, cháu cảm ơn!
Nói rồi, mợ cũng đi về phía đấy, ở sau lưng mấy bàn hàng xóm lại thì thầm tai nhau:
- Thằng Tư nay lại quen được con bé nào mà xinh xắn phết.
- Ôi dào, chắc người quen gì thôi chứ làm gì cô nào lại đi yêu 1 người què rồi về mà hầu hạ cả ngày.
Diệp nghe vậy có quay đầu lại nhìn, mấy bà kia thấy thế cũng im bặt luôn, mợ cũng chẳng để ý nhiều, đi thẳng về phía căn phòng cuối cùng.
Qua cái song sắt cửa sổ, Diệp nhìn vào bên trong, căn phòng đơn sơ chẳng có mấy đồ đạc gì, chỉ có 1 chiếc giường đơn nhỏ đã cũ kỹ, 1 góc bàn làm việc, vài cái bát úp vội trong cái rổ nhỏ. Diệp nhìn mọi thứ trong lòng trở nên nặng trĩu.
Khi mợ vẫn còn miệt mài theo đuổi dòng suy nghĩ, thì bất chợt 1 giọng nói vang lên:
- Sao cô lại ở đây?
Diệp quay người lại, cái cậu con trai mà mợ đã lầm tưởng đấy là cậu đứng ngay đó, nhìn mợ với ánh mắt có vẻ là khó chịu.
Diệp thấy thế có phần lúng túng nói:
- Em....Em...!
Thấy mợ cứ lắp bắp như vậy, anh Tư cũng chẳng mấy để tâm, đi lại mở cửa phòng mà lạnh nhạt nói:
- Tôi nói rồi, tôi không phải là cái cậu gì đó mà cô đang đợi đâu, cô nhầm người rồi!
Diệp nghe thế vội vàng đi lại trước cửa:
- Nhưng mà.....cậu rất giống cậu ấy....cảm nhận của em.....nói rằng......cậu chính là cậu Đăng!
Anh Tư nhìn mợ 1 hồi, có lẽ dáng vẻ này của mợ khiến anh cũng thương cảm. Những mọi thứ có lẽ chỉ dừng ở đấy:
- Tôi không biết cái cậu Đăng mà cô nói là người như thế nào, có thể cậu ta giống tôi nhưng thật sự....tôi không biết cô là ai cả.
Diệp nghe vậy nước mắt lại chảy dài xuống, mợ nhìn người đàn ông có gương mặt giống cậu đấy mà chậm rãi nói:
- Cậu ấy là người có hoài bão, có lý tưởng lớn, là sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để đem cuộc sống yên bình đến cho bà con. Là đã từng là 1 cậu ấm của nhà phú ông, nhưng sớm tối chỉ lo đèn sách. Cậu ấy là người có lòng bao dung, có trái tim lương thiện. Là dù biết mình ốm đau bệnh tật nhưng nhất quyết vẫn bước ra để bảo vệ em, là dù biết chẳng còn nhiều thời gian nhưng nghe tin em gặp chuyện vẫn 1 mực vượt núi mà sảy chân ngã, là dù em có làm gì sai, có quá đáng cỡ nào thì cậu vẫn nói “vì tôi thương em”! Cậu ấy là người đàn ông đối với em chính là tín ngưỡng!
Lời nói của mợ dường như có sức truyền cảm xúc đến người nghe, anh Tư sau đấy ánh mắt cũng chuyển sang đỏ, chỉ là:
- Cậu ấy, đúng thật là 1 người vĩ đại. Nhưng xin lỗi, tôi không được như cậu ấy, cô thật sự nhận nhầm người rồi!
Sau câu nói ấy, anh Tư cũng liền đóng cửa, Diệp thấy vậy vội vàng đưa tay ra cản, không cẩn thận liền bị cánh cửa kẹp vào ngón tay, mợ khẽ kêu nhẹ 1 tiếng:
- Ahh!
Anh Tư thấy vậy cũng hốt hoảng mở cửa ra rồi cầm lấy tay mợ soi xét mà gắt nhẹ:
- Không sao chứ? Ai bảo cô đưa tay ra làm gì?
Diệp lúc này chẳng bận tâm đến vết thương ở bàn tay mình, chỉ nhìn người đàn ông trước mặt mà không ngăn nổi nước mắt:
- Thật sự....cậu không phải là cậu Đăng sao?
Anh Tư nghe vậy mới chậm rãi nhìn lên mợ, bàn tay cũng dần dần buông lỏng rồi tuột khỏi nhau, gương mặt cương nghị ấy vẫn nhẫn tâm mà trả lời:
- Không phải!
Lời nói ấy 1 lần nữa rạch lên vết thương đã chắp vá của mợ, liên tục dập tắt đi chút hi vọng mỏng manh mà mợ đang cố gắt níu vớt.
Diệp đau đớn mà khẽ gật đầu 1 cái:
- Thật xin lỗi, đã làm phiền anh rồi!
Sau câu nói ấy, Diệp cũng quay người mà rời đi, bờ vai nhỏ bé vẫn không ngừng run lên, dáng vẻ đấy thật khiến người ta muốn ôm vào lòng mà vỗ về.
Anh Tư đưa mắt trông theo mợ, người con gái này quả thực rất biết cách khiến người khác phải đau lòng.
Cách cửa dần dần khép lại, bóng dáng ấy thu nhỏ hẹp rồi biến mất sau lớp cửa gỗ cũ kỹ, 1 sự tuyệt vọng và day dứt!
Diệp quay trở về nhà trong dòng cảm xúc vẫn chưa thể được điều chỉnh.
Lúc này, cậu Thịnh có vẻ như đã đợi rất lâu, thấy mợ liền vội đi ra:
- Diệp!
Tiếng gọi kéo mợ trở về thực tại, mợ khẽ nhìn lên, có chút ngạc nhiên:
- Cậu Thịnh?! Cậu ở đây làm gì?
- Bà cả nói có cãi nhau với em, em bỏ đi nên nhờ tôi tìm, bà sợ em lại nghĩ quẩn gì đó.
Diệp nghe vậy lại thở dài:
- Bu lo xa quá rồi, em còn phải nuôi 2 đứa nhỏ, sao nghĩ quẩn được!
Nói rồi, mợ cũng đi vào nhà, cậu Thịnh thấy vậy theo sau hỏi:
- Em đi đâu thế? Tôi cũng chạy đi tìm em mãi mà không thấy!
Diệp ngồi trên ghế thơ thẩn nghĩ về chuyện khi nãy mà cũng chẳng để tâm đến câu hỏi của cậu Thịnh.
- Cậu Thịnh này, năm đó, làm sao biết được cậu Đăng chắc chắn đã tử nạn?
Cậu nghe vậy cũng trả lời:
- Cái đấy tôi cũng không rõ vì tôi không cùng trong tiểu đoàn với cậu ấy. Nhưng cấp trên nói, lần bom nổ ấy đã khiến cả tiểu đội bị tan xác và vùi trong lớp bùn đất. Mặc dù đã cố gắng tìm kiếm nhưng thật sự những phần thi thể nát vụn không cách nào xác định được của ai với ai cả.
- Nói vậy là vẫn không thể chắc chắn cậu Đăng đã tử nạn đúng không?
- Nhưng sau đó cấp trên cũng hạ lệnh cho đoàn độ đến đó đào bới và tìm kiếm, nếu như cậu ấy không sao, vậy tại sao không tìm ra được?
Diệp bỗng chợt suy tư 1 hồi, cậu Thịnh thấy vậy cũng có chút nghi hoặc nhìn mợ, lúc này mới phát những ngón tay của Diệp có phần sưng đỏ, cậu ta lo lắng mà vội cầm lấy:
- Sao thế này? Em gặp chuyện gì à?
Hành động có chút thân mật khiến Diệp hơi bất ngờ mà vội rụt tay lại.
Cái phản xạ ấy khiến cậu Thịnh chợt sững người, 1 nét buồn thoáng trên gương mặt:
- Diệp, em cứ định ở vậy mãi đến bao giờ?
Thật ra, suốt thời gian qua, cậu Thịnh vẫn luôn qua nhà giúp đỡ mợ nhiều chuyện, có đôi lần cậu cũng trãi bày nỗi lòng mà mợ thừa hiểu tâm ý của cậu Thịnh, nhưng chỉ là mợ ngại đối mặt, nghe vậy, Diệp chỉ khẽ cười gượng 1 cái:
- Em thấy như vậy cũng rất tốt mà, nếu như cậu Đăng trở về, còn không em không muốn thay đổi nó!
- Diệp, đã 2 năm rồi, em vẫn không chấp nhận sự thật sao?
Mợ khẽ nhìn lên cậu, mỗi khi cứ nhắc đến nỗi đau ấy, không lần nào mà đôi mắt ấy không chất chứa lệ:
- Cậu muốn em chấp nhận thế nào khi mà ngay cả thi thể chẳng tìm thấy, tất cả chỉ gói gọn vào 1 tờ giấy báo tử?
- Nhưng nếu cậu ấy còn sống, vậy thì 2 năm qua cậu ấy ở đâu? Tại sao không trở về?
Diệp nghe vậy sững người lại, đó là điều suốt những ngày qua mợ vẫn luôn tự hỏi, và tự trả lời với mình rằng là có 1 nguyên nhân nào đó.
Lại nhớ về người đàn ông tên Tư có dáng vẻ giống cậu khi nãy, mợ lại lên tiếng:
- Cậu Thịnh....liệu có khi nào....có thể cậu ấy không bị bom rơi trúng....nhưng cũng bị ảnh hưởng nặng....mà....kiểu như....quên mất mình là ai.....không nhớ được mọi chuyện không?
- Diệp, những điều đó là tự em đang lừa dối mình, em luôn cho rằng Đăng chưa chết nên lúc nào cũng nghĩ ra những khả năng tại sao cậu ấy chưa trở về. Diệp, tôi biết giữa 2 người là thứ tình cảm không chia cắt được, nhưng mọi chuyện đã đến ngày hôm nay....tôi không ao ước quá lớn....tôi chỉ xin có thể được thương em....xin cái quyền được bảo vệ, chăm sóc cho em và 2 đứa nhỏ.....chuyện đó....khó lắm sao?
- Em nhớ đã từng nói với cậu, cái thương của em nhỏ bé lắm. Thế nên đời này, chỉ muốn thương duy nhất 1 người đàn ông, cũng chỉ cần duy nhất 1 người đàn ông thương mình. Không phải cậu ấy thì không là ai cả.
Đây cũng chẳng phải là lần đầu cậu Thịnh bị Diệp khước từ, nhưng có vẻ lần này, mợ đã muốn vạch rõ giới hạn rồi.
Cậu Thịnh nhìn mợ khẽ cười khổ 1 cái, sau đấy chỉ đành hụt hẫng gật đầu:
- Tôi cứ nghĩ là do tôi chưa đủ tâm ý, nhưng xem ra dù tôi có làm gì, có tốt cỡ nào thì cũng không thể, chỉ đơn giản vì tôi không phải là cậu ấy.
- Cậu Thịnh, em biết thời gian qua cậu đã giúp đỡ nhà em rất nhiều, em rất cảm kích, nhưng chuyện này...thật sự xin lỗi cậu!
- Đừng xin lỗi, bởi vì em không làm gì sai. Dù thế nào tôi vẫn cảm ơn em đã dành cho tôi sự cảm kích đấy! Được rồi, tôi cũng không làm phiền em nữa, tôi về đây. Nhớ lấy thuốc xoa lên tay không là sẽ sưng đấy!
Nói rồi, cậu Thịnh cũng quay người trở ra ngoài, mà Diệp ở đấy cũng chỉ có thể dõi mắt nhìn theo.
Bà cả lúc này ở trong nhà đi ra, tiến lại phía mợ mà lên tiếng:
- Diệp, lúc sáng là bu cũng quá lời với con, con cũng đừng để bụng!
Mợ nghe vậy mới nhìn sang bà:
- Bu đừng nói vậy, là con đã nặng lời với bu, con nên hiểu tâm trạng của bu!
- Được rồi, chúng ta không hiểu lầm nhau nữa là tốt rồi. Chỉ là bu thấy, thằng Thịnh nó cũng tốt, mấy năm qua nó cũng chờ đợi mỗi mình con, không bằng hãy cho nó 1 cơ hội. Nói thật, bu nhìn con vất vả nuôi 2 đứa nhỏ, bu cũng thấy thương.
Diệp vốn định nói với bà về người tên Tư, nhưng mợ nghĩ lại rồi cũng đành thôi:
- Bu, con thấy như thế này vẫn rất tốt, bu đừng lo. Chúng ta đừng nhắc chuyện này nữa, nha bu!
Nói thế, mợ cũng đi vào nhà, mà bà cả đứng đấy chỉ biết thở dài:
- Đăng, nếu con còn sống thì mau quay về đi! Còn không, hãy để cho con bé được mở lòng 1 lần nữa!
Sáng ngày hôm sau, Diệp lai cu Hạo và cái Niệm đến trường học. Trên đường trở về, chẳng hiểu cái gì thôi thúc mợ đi đến con hẻm hôm qua.
Diệp dựng xe để gọn ở ngoài hiểm, sang 1 cửa tiệm bán hoa quả gần đấy mua vài trái rồi xách đi vào trong.
Buổi sáng ở đây, bà con đã dạy sớm để tận hưởng cái khí trời của ngày mới, vừa thấy Diệp đi vào, người phụ nữ hôm qua mà mợ hỏi nhà đã liền đi lại:
- Này cô gái, hôm nay lại đến à?
Diệp nghe vậy chỉ khẽ mỉm cười rồi cúi chào cô ta 1 cái, thấy vậy cô ta lại hỏi:
- Này, thế cháu là quan hệ như thế nào với thằng Tư thế? Đừng trách cô nhiều chuyện nha, tại từ bữa nó về đây ở cứ lui thủi 1 mình như vậy, chẳng thấy người nhà hay bạn bè gì, nên cô tò mò thôi.
Diệp cũng chẳng biết nên trả lời như thế nào, cô chỉ đành nói qua loa:
- Con là 1 người quen cũ thôi, con xin phép đi lại đó 1 chút!
Nói rồi, mợ cũng vội đi nhanh, sợ mấy bà nhiều chuyện hỏi kỹ, mợ không biết trả lời thế nào.
Diệp đứng trước cửa nhà của anh Tư, mợ đắn đo mãi không biết có nên gõ cửa hay không, thì 1 lúc sau đấy, cánh cửa liền mở ra.
Sự xuất hiện của mợ cũng khiến anh Tư có chút kinh ngạc, sau đó anh khẽ nhíu mày lại:
- Sao cô lại đến nữa?
Diệp nghe vậy có chút ái ngại, cười gượng gạo mà nói:
- Tôi....tôi muốn đến xin lỗi chuyện hôm qua....đã làm phiền anh!
Anh Tư thấy thế lại lách qua cô mà đi ra ngoài:
- Không cần xin lỗi gì đâu, cô về đi, sau không đến đây nữa là được!
Diệp theo anh đi lại phía sân rửa mặt, mợ còn xách giỏ hoa quả đưa lên:
- Cái này....coi như là quà tạ lỗi....mong anh nhận cho!
- Cái đó, cô cũng cầm về luôn đi, tôi không ăn đến!
Diệp nghe vậy lại càng cố theo sát anh mà đưa giỏ hoa quả:
- Anh nhận đi, nếu không tôi sẽ áy náy!
Lúc đấy, 1 bên chân bị thương của anh Tư bỗng nhiên đau nhói lên, anh khẽ nhăn mặt rồi gạt tay cô:
- Tôi không dùng đến thật, cô cầm về đi!
Chẳng hiểu do cơn đau kéo đến hay chỉ là vô tình, anh Tư có chút dùng sức khiến giỏ trên tay Diệp bị hắt xuống, những trái quả lăn lông lốc trên nền sân ướt át, Diệp có chút sững người, mà anh cũng cảm thấy mình có phần lỡ tay.
Diệp lúc này đôi mắt trở nên đỏ hoe, mợ vội vàng cúi xuống nhặt lại đồ, sau đấy lại đưa cho anh, thanh âm có phần nghẹn lại:
- Tôi chỉ muốn xin lỗi vì chuyện hôm qua thôi, phiền anh lắm sao?
Anh Tư nhìn dáng vẻ mợ như vậy, trong lòng cũng có phần day dứt, bàn tay vốn đã định đưa ra nhận lấy, nhưng nghĩ ngợi gì lại liền thu lại, giọng nói lạnh nhạt:
- Cô chỉ là nhận nhầm người, giữa chúng ta cũng không quen biết, tôi cũng chẳng thiệt hại gì cả nên cô cũng không cần phải xin lỗi, mấy thứ này cũng càng không cần phải đem đến. Cuộc sống của tôi lâu nay rất khép kín, nên từ giờ cô cũng đừng đến đây nữa, thật sự...tôi thấy rất phiền!
Nghe những lời đấy không hiểu sao nước mắt mợ lại rơi ra, Diệp siết chặt chiếc giỏ trong tay mà vẫn gắng lấy 1 nụ cười, rồi nói:
- Tôi không biết là muốn xin lỗi cũng làm người khác thấy phiền. 1 lần nữa xin lỗi anh!
Nói rồi, mợ cũng quay người rời đi. Chẳng biết được có phải người đàn ông ấy là cậu không, nhưng gương mặt đó, dáng vẻ đó nó đã khiến mợ đau. Đau đến mức từng lớp tế bào nó đang quằn quại, kêu la ở trong cái tâm hồn nhiều tổn thương này.
Anh Tư nhìn theo dáng vẻ mảnh mai ấy, vì cớ gì mà đôi mắt lại trở nên đỏ hoe, giữa cơn gió nhẹ của buổi sớm thổi qua, 1 giọt nước trong suốt trượt dài mà rơi xuống đất, ngấm vào những lớp xi măng sần sùi rồi tan ra!
Người phụ nữ ban nãy còn buông lời mời anh Tư làm con rể, nhìn thấy Diệp như vậy cũng có chút thương lòng mà đi lại đỡ mợ lên:
- Này cô gái, đứng dậy đi!
Bà ấy đưa mợ lại chiếc ghế nhỏ trên vỉa hè ngồi xuống rồi nói:
- Có khi nào cô nhầm người không? Chứ cậu Tư này ở xứ khác đến thì phải.
Diệp nghe vậy mới ngẩng mặt lên nhìn bà:
- Bà biết anh ấy ạ?
- Thì nó cứ hay đi theo xe đến đây bốc hàng cho bà đấy. Được cái cần cù chịu khó, mỗi tội chân nó bị thương nên đi lại hơi bất tiện xíu. Nhưng mà cái cậu....cậu gì nhỉ....Đăng phải không? Cậu ta rất giống thằng Tư sao?
Diệp khẽ gật đầu 1 cái:
- Dạ!
- Thằng Tư này nó ở đây cũng lâu rồi, nếu nó có nhà cửa, có vợ thì nó phải về chứ nhỉ, sao còn mướn phòng ở nhờ làm gì. Hay có khi nào con nhầm không?
Diệp nghe vậy đầu óc cũng trở nên mơ hồ, mợ cũng không thể chắc rằng người đàn ông đấy có phải là cậu Đăng hay không, nhưng rõ là anh ta rất giống, giống như 2 giọt nước vậy:
- Bà có biết anh ấy ở đâu không ạ?
- Thằng Tư ấy hả? Nó mướn được cái phòng nhỏ ở cuối cái đường này nè. Đi hết đường lớn này rẽ phải là sẽ thấy 1 con hẻm nhỏ. Nó ở trong hẻm đấy. Đến đó cứ hỏi nhà anh Tư bảnh là người ta chỉ cho.
- Anh Tư bảnh sao?
- Ừa, thì thằng đấy nó đẹp trai thế mà, trước mọi người gọi nó là Tư què, tại chân nó bị thương á, có đi bình thường được đâu, nhưng thấy gọi nó thế nó không vui nên gọi nó là thằng Tư bảnh!
- Chân anh ấy sao lại bị như vậy bà?
- Ai mà biết đâu, từ ngày nó về đây nó đã vậy rồi, trước bà có hỏi nó chỉ nói là gặp tai nạn thôi.
Diệp nghe vậy khẽ gật đầu vài cái vẻ hiểu chuyện, sau đó mợ cũng đứng dậy:
- Cảm ơn bà đã giúp con. Con xin phép đi ạ!
- Này, bà bảo. Nếu cái cậu gì của con mà không về ấy, thối thì lấy thằng Tư cũng được con ơi. Nó tuy bị tật thế thôi nhưng chịu khó lắm. Thấy nó cứ lủi thủi 1 mình bà thấy thương, mà bảo nó về làm rể nó đâu có chịu. Nếu nó mà đã hao hao giống cái cậu gì ấy, xem biết đâu ai đứa là có duyên thì sao?!
Diệp nghe vậy chỉ gượng gạo cười 1 cái, sau đấy gật đầu chào bà rồi quay người rời đi.
Mợ theo lời chỉ dẫn của người phụ nữ kia đi đến con hẻm mà bà đã nói.
Cái hẻm này bé chỉ vừa được 2 người cùng đi vào, tiến sâu hơn vào bên trong mới thấy 1 khu tập thể nhỏ trong đấy.
Mọi người đều chung nhau 1 cái sân để sinh hoạt.
Diệp đứng ở đấy đưa mắt nhìn xung quanh, rồi đi lại phía 1 người phụ nữ đang giặt đồ mà hỏi:
- Thưa cô, cô có biết anh Tư bảnh ở nhà nào không ạ?
Người phụ nữ kia nghe vậy cũng nhìn lên:
- À, thằng Tư mà chân bị què ấy hả? Đấy, nhà nó ở cuối kia kìa!
Nói rồi, cô ta đưa ta còn dính đầy bọt xà phòng chỉ về phía cuối của khu tập thể.
Diệp nhìn theo hướng đó sau đấy cũng vội cúi đầu chào:
- Dạ, cháu cảm ơn!
Nói rồi, mợ cũng đi về phía đấy, ở sau lưng mấy bàn hàng xóm lại thì thầm tai nhau:
- Thằng Tư nay lại quen được con bé nào mà xinh xắn phết.
- Ôi dào, chắc người quen gì thôi chứ làm gì cô nào lại đi yêu 1 người què rồi về mà hầu hạ cả ngày.
Diệp nghe vậy có quay đầu lại nhìn, mấy bà kia thấy thế cũng im bặt luôn, mợ cũng chẳng để ý nhiều, đi thẳng về phía căn phòng cuối cùng.
Qua cái song sắt cửa sổ, Diệp nhìn vào bên trong, căn phòng đơn sơ chẳng có mấy đồ đạc gì, chỉ có 1 chiếc giường đơn nhỏ đã cũ kỹ, 1 góc bàn làm việc, vài cái bát úp vội trong cái rổ nhỏ. Diệp nhìn mọi thứ trong lòng trở nên nặng trĩu.
Khi mợ vẫn còn miệt mài theo đuổi dòng suy nghĩ, thì bất chợt 1 giọng nói vang lên:
- Sao cô lại ở đây?
Diệp quay người lại, cái cậu con trai mà mợ đã lầm tưởng đấy là cậu đứng ngay đó, nhìn mợ với ánh mắt có vẻ là khó chịu.
Diệp thấy thế có phần lúng túng nói:
- Em....Em...!
Thấy mợ cứ lắp bắp như vậy, anh Tư cũng chẳng mấy để tâm, đi lại mở cửa phòng mà lạnh nhạt nói:
- Tôi nói rồi, tôi không phải là cái cậu gì đó mà cô đang đợi đâu, cô nhầm người rồi!
Diệp nghe thế vội vàng đi lại trước cửa:
- Nhưng mà.....cậu rất giống cậu ấy....cảm nhận của em.....nói rằng......cậu chính là cậu Đăng!
Anh Tư nhìn mợ 1 hồi, có lẽ dáng vẻ này của mợ khiến anh cũng thương cảm. Những mọi thứ có lẽ chỉ dừng ở đấy:
- Tôi không biết cái cậu Đăng mà cô nói là người như thế nào, có thể cậu ta giống tôi nhưng thật sự....tôi không biết cô là ai cả.
Diệp nghe vậy nước mắt lại chảy dài xuống, mợ nhìn người đàn ông có gương mặt giống cậu đấy mà chậm rãi nói:
- Cậu ấy là người có hoài bão, có lý tưởng lớn, là sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để đem cuộc sống yên bình đến cho bà con. Là đã từng là 1 cậu ấm của nhà phú ông, nhưng sớm tối chỉ lo đèn sách. Cậu ấy là người có lòng bao dung, có trái tim lương thiện. Là dù biết mình ốm đau bệnh tật nhưng nhất quyết vẫn bước ra để bảo vệ em, là dù biết chẳng còn nhiều thời gian nhưng nghe tin em gặp chuyện vẫn 1 mực vượt núi mà sảy chân ngã, là dù em có làm gì sai, có quá đáng cỡ nào thì cậu vẫn nói “vì tôi thương em”! Cậu ấy là người đàn ông đối với em chính là tín ngưỡng!
Lời nói của mợ dường như có sức truyền cảm xúc đến người nghe, anh Tư sau đấy ánh mắt cũng chuyển sang đỏ, chỉ là:
- Cậu ấy, đúng thật là 1 người vĩ đại. Nhưng xin lỗi, tôi không được như cậu ấy, cô thật sự nhận nhầm người rồi!
Sau câu nói ấy, anh Tư cũng liền đóng cửa, Diệp thấy vậy vội vàng đưa tay ra cản, không cẩn thận liền bị cánh cửa kẹp vào ngón tay, mợ khẽ kêu nhẹ 1 tiếng:
- Ahh!
Anh Tư thấy vậy cũng hốt hoảng mở cửa ra rồi cầm lấy tay mợ soi xét mà gắt nhẹ:
- Không sao chứ? Ai bảo cô đưa tay ra làm gì?
Diệp lúc này chẳng bận tâm đến vết thương ở bàn tay mình, chỉ nhìn người đàn ông trước mặt mà không ngăn nổi nước mắt:
- Thật sự....cậu không phải là cậu Đăng sao?
Anh Tư nghe vậy mới chậm rãi nhìn lên mợ, bàn tay cũng dần dần buông lỏng rồi tuột khỏi nhau, gương mặt cương nghị ấy vẫn nhẫn tâm mà trả lời:
- Không phải!
Lời nói ấy 1 lần nữa rạch lên vết thương đã chắp vá của mợ, liên tục dập tắt đi chút hi vọng mỏng manh mà mợ đang cố gắt níu vớt.
Diệp đau đớn mà khẽ gật đầu 1 cái:
- Thật xin lỗi, đã làm phiền anh rồi!
Sau câu nói ấy, Diệp cũng quay người mà rời đi, bờ vai nhỏ bé vẫn không ngừng run lên, dáng vẻ đấy thật khiến người ta muốn ôm vào lòng mà vỗ về.
Anh Tư đưa mắt trông theo mợ, người con gái này quả thực rất biết cách khiến người khác phải đau lòng.
Cách cửa dần dần khép lại, bóng dáng ấy thu nhỏ hẹp rồi biến mất sau lớp cửa gỗ cũ kỹ, 1 sự tuyệt vọng và day dứt!
Diệp quay trở về nhà trong dòng cảm xúc vẫn chưa thể được điều chỉnh.
Lúc này, cậu Thịnh có vẻ như đã đợi rất lâu, thấy mợ liền vội đi ra:
- Diệp!
Tiếng gọi kéo mợ trở về thực tại, mợ khẽ nhìn lên, có chút ngạc nhiên:
- Cậu Thịnh?! Cậu ở đây làm gì?
- Bà cả nói có cãi nhau với em, em bỏ đi nên nhờ tôi tìm, bà sợ em lại nghĩ quẩn gì đó.
Diệp nghe vậy lại thở dài:
- Bu lo xa quá rồi, em còn phải nuôi 2 đứa nhỏ, sao nghĩ quẩn được!
Nói rồi, mợ cũng đi vào nhà, cậu Thịnh thấy vậy theo sau hỏi:
- Em đi đâu thế? Tôi cũng chạy đi tìm em mãi mà không thấy!
Diệp ngồi trên ghế thơ thẩn nghĩ về chuyện khi nãy mà cũng chẳng để tâm đến câu hỏi của cậu Thịnh.
- Cậu Thịnh này, năm đó, làm sao biết được cậu Đăng chắc chắn đã tử nạn?
Cậu nghe vậy cũng trả lời:
- Cái đấy tôi cũng không rõ vì tôi không cùng trong tiểu đoàn với cậu ấy. Nhưng cấp trên nói, lần bom nổ ấy đã khiến cả tiểu đội bị tan xác và vùi trong lớp bùn đất. Mặc dù đã cố gắng tìm kiếm nhưng thật sự những phần thi thể nát vụn không cách nào xác định được của ai với ai cả.
- Nói vậy là vẫn không thể chắc chắn cậu Đăng đã tử nạn đúng không?
- Nhưng sau đó cấp trên cũng hạ lệnh cho đoàn độ đến đó đào bới và tìm kiếm, nếu như cậu ấy không sao, vậy tại sao không tìm ra được?
Diệp bỗng chợt suy tư 1 hồi, cậu Thịnh thấy vậy cũng có chút nghi hoặc nhìn mợ, lúc này mới phát những ngón tay của Diệp có phần sưng đỏ, cậu ta lo lắng mà vội cầm lấy:
- Sao thế này? Em gặp chuyện gì à?
Hành động có chút thân mật khiến Diệp hơi bất ngờ mà vội rụt tay lại.
Cái phản xạ ấy khiến cậu Thịnh chợt sững người, 1 nét buồn thoáng trên gương mặt:
- Diệp, em cứ định ở vậy mãi đến bao giờ?
Thật ra, suốt thời gian qua, cậu Thịnh vẫn luôn qua nhà giúp đỡ mợ nhiều chuyện, có đôi lần cậu cũng trãi bày nỗi lòng mà mợ thừa hiểu tâm ý của cậu Thịnh, nhưng chỉ là mợ ngại đối mặt, nghe vậy, Diệp chỉ khẽ cười gượng 1 cái:
- Em thấy như vậy cũng rất tốt mà, nếu như cậu Đăng trở về, còn không em không muốn thay đổi nó!
- Diệp, đã 2 năm rồi, em vẫn không chấp nhận sự thật sao?
Mợ khẽ nhìn lên cậu, mỗi khi cứ nhắc đến nỗi đau ấy, không lần nào mà đôi mắt ấy không chất chứa lệ:
- Cậu muốn em chấp nhận thế nào khi mà ngay cả thi thể chẳng tìm thấy, tất cả chỉ gói gọn vào 1 tờ giấy báo tử?
- Nhưng nếu cậu ấy còn sống, vậy thì 2 năm qua cậu ấy ở đâu? Tại sao không trở về?
Diệp nghe vậy sững người lại, đó là điều suốt những ngày qua mợ vẫn luôn tự hỏi, và tự trả lời với mình rằng là có 1 nguyên nhân nào đó.
Lại nhớ về người đàn ông tên Tư có dáng vẻ giống cậu khi nãy, mợ lại lên tiếng:
- Cậu Thịnh....liệu có khi nào....có thể cậu ấy không bị bom rơi trúng....nhưng cũng bị ảnh hưởng nặng....mà....kiểu như....quên mất mình là ai.....không nhớ được mọi chuyện không?
- Diệp, những điều đó là tự em đang lừa dối mình, em luôn cho rằng Đăng chưa chết nên lúc nào cũng nghĩ ra những khả năng tại sao cậu ấy chưa trở về. Diệp, tôi biết giữa 2 người là thứ tình cảm không chia cắt được, nhưng mọi chuyện đã đến ngày hôm nay....tôi không ao ước quá lớn....tôi chỉ xin có thể được thương em....xin cái quyền được bảo vệ, chăm sóc cho em và 2 đứa nhỏ.....chuyện đó....khó lắm sao?
- Em nhớ đã từng nói với cậu, cái thương của em nhỏ bé lắm. Thế nên đời này, chỉ muốn thương duy nhất 1 người đàn ông, cũng chỉ cần duy nhất 1 người đàn ông thương mình. Không phải cậu ấy thì không là ai cả.
Đây cũng chẳng phải là lần đầu cậu Thịnh bị Diệp khước từ, nhưng có vẻ lần này, mợ đã muốn vạch rõ giới hạn rồi.
Cậu Thịnh nhìn mợ khẽ cười khổ 1 cái, sau đấy chỉ đành hụt hẫng gật đầu:
- Tôi cứ nghĩ là do tôi chưa đủ tâm ý, nhưng xem ra dù tôi có làm gì, có tốt cỡ nào thì cũng không thể, chỉ đơn giản vì tôi không phải là cậu ấy.
- Cậu Thịnh, em biết thời gian qua cậu đã giúp đỡ nhà em rất nhiều, em rất cảm kích, nhưng chuyện này...thật sự xin lỗi cậu!
- Đừng xin lỗi, bởi vì em không làm gì sai. Dù thế nào tôi vẫn cảm ơn em đã dành cho tôi sự cảm kích đấy! Được rồi, tôi cũng không làm phiền em nữa, tôi về đây. Nhớ lấy thuốc xoa lên tay không là sẽ sưng đấy!
Nói rồi, cậu Thịnh cũng quay người trở ra ngoài, mà Diệp ở đấy cũng chỉ có thể dõi mắt nhìn theo.
Bà cả lúc này ở trong nhà đi ra, tiến lại phía mợ mà lên tiếng:
- Diệp, lúc sáng là bu cũng quá lời với con, con cũng đừng để bụng!
Mợ nghe vậy mới nhìn sang bà:
- Bu đừng nói vậy, là con đã nặng lời với bu, con nên hiểu tâm trạng của bu!
- Được rồi, chúng ta không hiểu lầm nhau nữa là tốt rồi. Chỉ là bu thấy, thằng Thịnh nó cũng tốt, mấy năm qua nó cũng chờ đợi mỗi mình con, không bằng hãy cho nó 1 cơ hội. Nói thật, bu nhìn con vất vả nuôi 2 đứa nhỏ, bu cũng thấy thương.
Diệp vốn định nói với bà về người tên Tư, nhưng mợ nghĩ lại rồi cũng đành thôi:
- Bu, con thấy như thế này vẫn rất tốt, bu đừng lo. Chúng ta đừng nhắc chuyện này nữa, nha bu!
Nói thế, mợ cũng đi vào nhà, mà bà cả đứng đấy chỉ biết thở dài:
- Đăng, nếu con còn sống thì mau quay về đi! Còn không, hãy để cho con bé được mở lòng 1 lần nữa!
Sáng ngày hôm sau, Diệp lai cu Hạo và cái Niệm đến trường học. Trên đường trở về, chẳng hiểu cái gì thôi thúc mợ đi đến con hẻm hôm qua.
Diệp dựng xe để gọn ở ngoài hiểm, sang 1 cửa tiệm bán hoa quả gần đấy mua vài trái rồi xách đi vào trong.
Buổi sáng ở đây, bà con đã dạy sớm để tận hưởng cái khí trời của ngày mới, vừa thấy Diệp đi vào, người phụ nữ hôm qua mà mợ hỏi nhà đã liền đi lại:
- Này cô gái, hôm nay lại đến à?
Diệp nghe vậy chỉ khẽ mỉm cười rồi cúi chào cô ta 1 cái, thấy vậy cô ta lại hỏi:
- Này, thế cháu là quan hệ như thế nào với thằng Tư thế? Đừng trách cô nhiều chuyện nha, tại từ bữa nó về đây ở cứ lui thủi 1 mình như vậy, chẳng thấy người nhà hay bạn bè gì, nên cô tò mò thôi.
Diệp cũng chẳng biết nên trả lời như thế nào, cô chỉ đành nói qua loa:
- Con là 1 người quen cũ thôi, con xin phép đi lại đó 1 chút!
Nói rồi, mợ cũng vội đi nhanh, sợ mấy bà nhiều chuyện hỏi kỹ, mợ không biết trả lời thế nào.
Diệp đứng trước cửa nhà của anh Tư, mợ đắn đo mãi không biết có nên gõ cửa hay không, thì 1 lúc sau đấy, cánh cửa liền mở ra.
Sự xuất hiện của mợ cũng khiến anh Tư có chút kinh ngạc, sau đó anh khẽ nhíu mày lại:
- Sao cô lại đến nữa?
Diệp nghe vậy có chút ái ngại, cười gượng gạo mà nói:
- Tôi....tôi muốn đến xin lỗi chuyện hôm qua....đã làm phiền anh!
Anh Tư thấy thế lại lách qua cô mà đi ra ngoài:
- Không cần xin lỗi gì đâu, cô về đi, sau không đến đây nữa là được!
Diệp theo anh đi lại phía sân rửa mặt, mợ còn xách giỏ hoa quả đưa lên:
- Cái này....coi như là quà tạ lỗi....mong anh nhận cho!
- Cái đó, cô cũng cầm về luôn đi, tôi không ăn đến!
Diệp nghe vậy lại càng cố theo sát anh mà đưa giỏ hoa quả:
- Anh nhận đi, nếu không tôi sẽ áy náy!
Lúc đấy, 1 bên chân bị thương của anh Tư bỗng nhiên đau nhói lên, anh khẽ nhăn mặt rồi gạt tay cô:
- Tôi không dùng đến thật, cô cầm về đi!
Chẳng hiểu do cơn đau kéo đến hay chỉ là vô tình, anh Tư có chút dùng sức khiến giỏ trên tay Diệp bị hắt xuống, những trái quả lăn lông lốc trên nền sân ướt át, Diệp có chút sững người, mà anh cũng cảm thấy mình có phần lỡ tay.
Diệp lúc này đôi mắt trở nên đỏ hoe, mợ vội vàng cúi xuống nhặt lại đồ, sau đấy lại đưa cho anh, thanh âm có phần nghẹn lại:
- Tôi chỉ muốn xin lỗi vì chuyện hôm qua thôi, phiền anh lắm sao?
Anh Tư nhìn dáng vẻ mợ như vậy, trong lòng cũng có phần day dứt, bàn tay vốn đã định đưa ra nhận lấy, nhưng nghĩ ngợi gì lại liền thu lại, giọng nói lạnh nhạt:
- Cô chỉ là nhận nhầm người, giữa chúng ta cũng không quen biết, tôi cũng chẳng thiệt hại gì cả nên cô cũng không cần phải xin lỗi, mấy thứ này cũng càng không cần phải đem đến. Cuộc sống của tôi lâu nay rất khép kín, nên từ giờ cô cũng đừng đến đây nữa, thật sự...tôi thấy rất phiền!
Nghe những lời đấy không hiểu sao nước mắt mợ lại rơi ra, Diệp siết chặt chiếc giỏ trong tay mà vẫn gắng lấy 1 nụ cười, rồi nói:
- Tôi không biết là muốn xin lỗi cũng làm người khác thấy phiền. 1 lần nữa xin lỗi anh!
Nói rồi, mợ cũng quay người rời đi. Chẳng biết được có phải người đàn ông ấy là cậu không, nhưng gương mặt đó, dáng vẻ đó nó đã khiến mợ đau. Đau đến mức từng lớp tế bào nó đang quằn quại, kêu la ở trong cái tâm hồn nhiều tổn thương này.
Anh Tư nhìn theo dáng vẻ mảnh mai ấy, vì cớ gì mà đôi mắt lại trở nên đỏ hoe, giữa cơn gió nhẹ của buổi sớm thổi qua, 1 giọt nước trong suốt trượt dài mà rơi xuống đất, ngấm vào những lớp xi măng sần sùi rồi tan ra!
Bình luận facebook