Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 31-32
Chap 31
Cậu Đăng khẽ nhíu mày 1 cái, sau đấy vội đi ra ngoài, Diệp thấy vậy cũng lo lắng theo sau.
Lúc này ở khoảng sân rộng, mợ ba quần áo xộc xệch ngồi dưới đất đầu tóc rũ rượi, đứng ngay đấy là 1 đám người có vài tên ngoại quốc.
Cậu đi lại phía chúng nó hỏi:
- Mấy người là....?
1 tên trong số chúng là người Việt, ăn bận vest tây bước lên nói:
- Cậu Đăng phải không? Cậu là chồng của cô Đoan?
Cậu nghe thế lại nhìn xuống mợ ba 1 cái, sau đấy khẽ gật đầu:
- Có chuyện gì sao?
Lúc này, tên kia mới lấy trong túi áo của mình ra 1 xấp giấy rồi nói:
- Chả là thế này, cô Đoan có đến sòng bài chúng tôi để giải trí, thắng thua thế nào thì tôi không rõ nhưng có vay của chúng tôi 1 khoản tiền nói là để gỡ. Không biết có gỡ được không mà số nợ lại càng tăng lên, khi chúng tôi không cho mượn thêm nữa và yêu cầu trả hết số tiền đã mượn trước đó thì cô Đoan lại trở mặt lật lọng, không muốn trả. Thành thật mà nói thì người bên tôi cũng có đụng tay đụng chân 1 chút, cô Đoan mới nói chồng là người có tiền, có thể trả được số nợ, nên mới phiền cô ấy dẫn chúng tôi đến đây. Chúng tôi chỉ muốn đến để lấy lại số tiền, hi vọng có thể trao đổi 1 cách êm đẹp.
Cậu Đăng lúc này cầm lấy xấp giấy của tên kia, lần lượt nhìn từng tờ, trên đó là những con số chóng mặt:
- Nhiều thế này, rốt cuộc mợ ấy đã nợ mấy người bao nhiêu?
- Cả gốc cả lãi là 500 lượng vàng!
Vừa nghe thế, trên dưới nhà Trịnh đều bàng hoàng, bà cả ở trong nhà loáng thoáng nghe được liền vội chạy ra, giật xấp giấy tờ trên tay cậu vừa nhìn vừa nói:
- 500 lượng vàng, làm gì mà nhiều thế?
Cậu Đăng lúc này cũng có 1 chút chấn động nhìn xuống mợ ba:
- Mợ ba, ruốt cuộc mợ làm cái gì mà lại vay của họ nhiều như vậy?
Mợ ta nước mắt nước mũi vừa khóc vừa nói:
- Cậu Đăng, em chi là lâu lâu đi đánh vài ván bài chắn, cũng có thua, em đúng là mượn tiền của bọn họ nhưng không nhiều thế đâu cậu. Bọn chúng lừa đảo đấy.
Vừa nghe thế, tên kia liền ngồi xuống bóp cằm mợ ta mà nâng ngược lên, nghiến răng mà nói:
- Cô em ăn nói cho cẩn thận, vay bao nhiêu trả bao nhiêu đều tự cô em viết và ký vào giấy, sao lại bảo bọn anh lừa được.
- Tôi có vay của mấy anh....nhưng không nhiều như vậy.....chắc chắn các anh đã làm giả nó...!
Vừa nghe thế, tên đấy liền túm tóc mợ ta giật ngửa đầu ra sau, sau đó nhìn lên cậu mà nói:
- Cậu Đăng, cậu tính thế nào, nếu không trả được thôi thì chúng tôi chỉ có thể giữ vợ cậu lại để phục vụ khách của chúng tôi khi có nhu cầu thôi. Tới lúc nào làm đủ trả hết nợ thì chúng tôi sẽ đem trả lại cho cậu.
Vừa nghe thế, mợ ba liền vùng vằng khỏi tên đó rồi bò đến túm lấy chân cậu, khóc lóc nói:
- Cậu Đăng, cậu cứu em đi, em không muốn phải đi làm cho chúng nó đâu.
Cậu nhìn mợ như vậy trong lòng chán nản, thở dài 1 cái mà quay mặt đi, thực tâm lúc này cậu cũng không biết nên làm thế nào.
Bà cả thấy vậy lại lên tiếng:
- Từ ngày gả về đây, cô được ăn sung mặc sướng, có người hầu kẻ hạ, bu vẫn cứ thấy lạ là rốt cuộc cô cứ đi đâu cả ngày không thấy mặt ở nhà. Thật không ngờ thân là đàn bà con gái mà cô lại dám đến nhưng nơi như thế, rồi bây giờ mang nợ về cái nhà này sao?
Nghe thế, mợ ba liền bò đến chân bà cầu xin:
- Bu ơi, con sai rồi, con xin bu hãy cứu con. Giờ chỉ có nhà mình mới cứu được con thôi bu.
- Cô nghĩ cái nhà này còn được bao nhiêu của cải mà trả được hết nợ cho cô?
- Có mà....con biết nhà mình có mà....bu ơi, bu cứu con đi!
Cậu Đăng nghe vậy nhìn mợ ba mà gắt:
- Mợ biết trên dưới nhà Trịnh có bao nhiêu người phải nuôi không? Trả hết nợ cho mợ rồi mọi người sống bằng gì?
Mợ ba lúc này lại bò sang bên phía cậu, vừa nói vừa khóc:
- Cậu Đăng, cậu cứu em đi, dù thế nào em gả về đây là để xung hỷ cho cậu. Từ ngày về đây, cậu cũng chẳng để ý đến em, các mợ cũng không ai chịu trò chuyện, em buồn chán nên mới sinh sự đi kiếm cái để giải khuây, thật sự không nghĩ lại đi đến nước này.
Cậu nghe vậy cũng không biết nên nói gì, tên kia lại lên tiếng chen vào:
- Cậu Đăng, hôm nay chúng tôi đến đây để lấy tiền, không có nhã hứng để xem chuyện gia đình các người. Bây giờ cậu tính sao thì nói nhanh đi!
Cậu Đăng suy nghĩ 1 hồi rồi mới lên tiếng:
- Nợ tôi sẽ trả, chỉ là số tiền này cũng quá lớn nên cần thêm thời gian.
- Vậy để tôi nói thế này nhé, tôi cũng không muốn gây khó dễ gì cho gia đình, thế nên tôi sẽ cho cậu 3 ngày để chuẩn bị đủ số tiền. Trong 3 ngày đó, cô Đoan sẽ phải ở chỗ chúng tôi để làm việc, tất nhiên nếu trả sớm thì vợ cậu sẽ bớt vất vả sớm. Thêm nữa, cậu cũng nên suy nghĩ kỹ nếu muốn làm lớn chuyện này. Thời buổi loạn lạc thì nên xem ai mới là kẻ mạnh nhất, chắc cậu chưa biết sòng bài chúng tôi mở ra là được người Tây chống lưng, ông chủ của chúng tôi là 1 tướng cao của đế quốc Mỹ!
Nói rồi, tên đấy túm lấy mợ ba rồi trừng mắt nói lớn:
- Go! (Đi!)
Sau câu nói ấy, hắn cũng kéo mợ ba đi, đám ngoại quốc kia cũng theo sau.
Mợ Đoan bị lôi sền sệt nhưng vẫn cố gắng chống đối lại mà ngoái đầu gào lên:
- Cậu Đăng....cậu cứu em với....em không muốn làm việc cho bọn chúng!
Cậu Đăng lúc này có 1 chút phiền não, định nói gì đó nhưng sau đấy lại thở dài rồi quay người đi vào nhà.
Diệp thấy vậy cũng chỉ biết im lặng theo sau, bà cả nét mặt rầu rĩ chán nản nói:
- Cái con bé này, chơi bời kiểu gì, 500 lượng vàng chứ có ít gì đâu. Giờ phải thế nào đây. Bán cả cái cơ ngơi này chắc mới đủ trả cho nó.
- Bu trước giờ không để ý chuyện này sao?
- Nào bu biết được, thường ngày thấy nó cứ đi miết, chẳng bao giờ thấy mặt ở nhà, cứ nghĩ nó còn ham chơi nên vậy, ai ngờ nó lại bài bạc thế này cơ chứ. Cái nhà này rốt cuộc gây ra bao nhiêu nghiệp mà từng chuyện cứ lần lượt đổ xuống. Hết cái Yên lại cái Hiền, giờ thì đến cái Đoan.
Nghe bà than, cậu Đăng lại càng thêm rối:
- Nếu ngày xưa thầy bu không tin lời gã đạo sĩ dởm cưới vợ xung hỷ cho con, thì giờ mọi chuyện cũng không loạn như thế này.
Bà cả nghe vậy lại mếu máo:
- Phải, lỗi tại bu hết, nhưng mà bu cũng chỉ muốn tốt cho con thôi. Không thì hay cứ mặc nó, từ ngày nó về đây nhà này cũng đối xử với nó không tệ, xem như cũng được rồi. Giờ nó gây hoạ cứ để nó chịu lấy đi.
- Bu, cưới Đoan về cũng là do thầy bu ép, làm gì có cô gái nào chịu gả làm lẽ cho 1 người ốm đau sắp chết, nói cho cùng thì nhà ta cũng là có chút quá đáng trong chuyện này. mặc dù thời gian qua con với mợ ấy không gần gũi gì nhưng cả cái làng này ai mà không biết mợ ba nhà họ Trịnh, giờ để mặc mợ ấy như vậy, trước là chúng ta không có tình nghĩa, sau là xấu hổ với làng xóm. Thêm nữa, nếu ai cũng biết mợ ba nhà họ Trịnh lại làm việc cho bọn Tây 1 lũ bán nước, vậy là chúng ta có lỗi với dòng họ gia tiên!
Cậu Đăng nói 1 hồi rồi tức giận đứng dậy trở về phòng, bà cả lúc này chỉ biết ngồi khóc nấc than trời than đất, còn Diệp, phận làm lẽ thấp bé lại chẳng dám khuyên can gì.
Tối hôm đấy, khi mợ và cậu ở trên giường nghỉ ngơi, Diệp thấy cậu cứ trằn trọc thi thoảng lại thở dài bèn lên tiếng:
- Cậu Đăng, cậu đang nghĩ chuyện mợ ba sao?
Cậu nằm vắt tay lên trán, đôi mắt nhìn lên trần nhà, ưu tư mà nói:
- Tôi với Đoan là vợ chồng, nhưng từ ngày mợ ấy gả về đây, có khi số lần nói chuyện với nhau còn tính được trên đầu ngón tay. Mợ ấy cũng chưa bao giờ quan tâm hay hỏi han sức khoẻ tôi, mà tôi cũng chẳng bao giờ để mắt đến mợ ấy 1 lần. Chỉ là vào lúc này, nếu như phũ sạch mà mặc kệ, lương tâm tôi lại cảm thấy áy náy. Dù là không có tình cảm nhưng đã là vợ chồng thì tôi cũng phải có trách nhiệm. Thực ra Đoan nói cũng đúng, gả về đây làm lẽ mà ngay cả vợ lẽ cũng không ra vợ lẽ, chẳng ai để mắt đến khó tránh mợ ấy tự đi tìm thú vui khác.
Diệp nghe vậy lại khẽ quay người sang cậu:
- Cậu Đăng, dù cậu làm bất cứ chuyện gì em cũng đều sẽ ủng hộ!
Cậu nghe thế lại quay sang mợ, dưới cái ánh sáng mờ nhạt buổi đêm, 2 gương mặt kề cận nhau nghe rõ từng hơi thở của đối phương:
- Diệp, tôi không sợ nghèo, cũng không sợ vất vả, tôi chỉ sợ lo cho em không đủ, cả bu tôi nữa, bà cũng có tuổi rồi, đáng lẽ giờ này nên an hưởng mà sống về già, nếu như tôi làm vậy liệu có phải là đã bất hiếu với bà hay không?
- Cậu Đăng, em nghĩ bu sẽ hiểu cho cậu, thêm nữa, em vất vả quen rồi, ngày chưa gả về đây việc nặng nhẹ thế nào em cũng đều làm cả rồi, em không sợ khổ miễn cậu đừng chê em không có tiền đồ là được.
Cậu nghe vậy lại bật cười:
- Người không có tiền đồ là tôi mới phải. Suốt những năm qua nhà tôi đều sống bằng tiền mà ông ngoại để lại, tôi ngoài việc đọc sách ra thì quả thực chẳng làm gì cả. Chỉ sợ sau này lại làm phiền em.
- Không phiền, chỉ cần là cậu, bảo em bước qua ba vạn dặm sông, đi hết thảy núi cao ngàn trượng em đều cam tâm tình nguyện!
Cậu cúi đầu hôn nhẹ lên trán mợ, bàn tay dịu dàng ôm lấy 1 bên má, giọng nói trầm ấm:
- Diệp, tôi nghĩ rồi, cả gia tài ông tôi để lại đem bán đi có thể trả hết nợ cho mợ ba, và vẫn còn dư ra được 1 khoản. Sau khi trả nợ cho Đoan, tôi và mợ ấy sẽ cắt đứt hết mọi quan hệ, bán nhà rồi, khi đấy chắc ông bà Phú Huế cũng sẽ đến đón mợ cả về. Tôi và em cùng cả bu tôi nữa, mua 1 căn nhà nhỏ để ở, tôi cũng sẽ kiếm việc để làm, nặng nhẹ gì đều được làm sao lo được cho cả 2 người!
Diệp nghe vậy khẽ cười rồi gật nhẹ đầu 1 cái, 2 tâm hồn họ trong bạt ngàn âu lo lại nhóm lên cái mùi vị ái tình. Bờ môi xích lại gần nhau hơn, chạm rãi cuốn lấy mà dây dưa qua lại.
Dưới đêm tối hôm đó, cảnh xuân đẹp đẽ được tái hiện, lửa nồng rạo rực ôm trọn đối phương.
Ngày hôm sau, cậu Đăng cũng nói chuyện với bà cả về suy nghĩ của mình.
- Con tính như vậy, không biết ý của bu thấy sao?
Bà cả thở dài đưa mắt nhìn quanh căn phòng 1 lượt rồi nói:
- Căn nhà này cũng gắn bó với chúng ta lâu rồi, nó là tất cả gia tài mà ông ngoại để lại, giờ phải bán nó, nói thật lòng là bu không nỡ.
- Bu, con biết là bu buồn nhưng chuyện đã đến nước này, mợ ba như vậy bỏ thì thương mà vương thì tội. Con cũng tính rồi, nếu như bán đi, mợ cả về nhà mợ ấy, mợ ba xem như cũng cắt hết mọi quan hệ. Gia đình còn 3 người chúng ta, ở 1 căn nhà nhỏ hơn là vừa đủ.
Bà cả đôi mắt đỏ ngàu mà rưng rưng nước, suy tư 1 hồi lâu rồi khẽ gật đầu 1 cái:
- Thôi thì đành như vậy. Năm xưa ông ngoại mất, giao toàn quyền cho con, con muốn làm như thế nào là tuỳ con. Bu giờ này chỉ cần có thể yên ổn sống là được rồi. Xem như làm thiện cứu người để đỡ cái nghiệp của nhà này.
Sau khi được sự đồng ý của bà cả, cậu cũng gấp gáp đem hết tất cả giấy khế ước nhà, đất, ruộng, vườn đi thế chấp sau đó ngồi lên 1 chiếc xích lô đi thẳng đến casino Đại Thế Giới - nơi tụ tập những giai cấp thượng lưu đến giải trí, rửa tiền.
Chiếc xích lô dừng lại trước cửa toà nhà to lớn với đủ ánh đèn màu nhấp nháy.
Cậu bước xuống trả tiền xe xách theo 1 vali bước vào thì 1 tên ngoại quốc gác cổng liền đưa tay ra chắn:
- Where do you go? (Đi đâu đây?)
- I wanna see your boss. You say that I’m Mr. Dang! (Tôi muốn gặp ông chủ của mấy người. Cứ nói là cậu Đăng)!
Sau câu nói ấy, tên ngoại quốc quay người đi vào trong, 1 lúc sau đó hắn trở ra nhìn cậu nói:
- Come in! (Vào đi)
Nói rồi, hắn cũng đi vào dẫn đường, cậu cũng liền theo sau.
Bên trong toà nhà lúc này là cảnh tượng sầm uất náo nhiệt.
Người ở đây đại đa số đều là giới thượng lưu, kẻ có tiền và quan tướng của đế quốc Mỹ.
Bọn họ trò chuyện với nhau bởi đủ thứ tiếng tạo nên những âm thanh tạm nham nghe đến inh tai.
Lúc này, tên ngoại quốc kia dẫn cậu đi vào 1 căn phòng, mà người ngồi trong đấy nghiễm nhiên là kẻ đã đến nhà cậu bữa qua và giao hẹn.
Cậu Đăng cũng chẳng muốn nán lại ở nơi này lâu làm gì, liền xách vali nhỏ đi lại phía tên đấy rồi đặt nó lên bàn mà nói:
- 500 lượng vàng tôi đã quy đủ ra tiền mặt, không thiếu 1 đồng, giờ thì thả người được chưa?
Tên kia nghe vậy lại cười cợt nhả:
- Xem ra cô Đoan cũng không phải nói khoác, cậu Đăng đây quả nhiên nhiều tiền. Tôi còn nghe nói, gia tiên của cậu năm xưa lại là quan thần trong triều đại vua chúa cuối cùng, xem ra của cải để lại dùng mấy đời không hết.
- Đừng nói nhiều lời nữa, tiền đã đem đến đủ thì mau thả người đi.
- Cậu Đăng cứ bình tĩnh, chúng tôi còn phải đếm lại nữa chứ. Yên tâm, nếu đủ chúng tôi nhất định sẽ thả người. Đế quốc của chúng tôi rất biết giữ lời hứa.
Nghe vậy, cậu lại khẽ cười khẩy 1 cái:
- Đế quốc của chúng tôi? Nếu tôi không nhầm thì anh là người gốc Việt, nói vậy xem ra cũng chỉ là 1 kẻ bán nước cầu vinh.
- Cậu Đăng quá lời rồi. Ông cha có nói kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt, thời buổi này chẳng bao lâu nữa rồi cũng chịu sự chi phối của đế quốc Mỹ thôi. Tất nhiên kẻ nào mạnh thì ta theo kẻ đó.
- Hay cho câu kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt. Nghe nói vừa qua đế quốc của các anh đưa máy bay thả bom vào khu vực miền Bắc hòng phá huỷ nhưng lại bị quân Cộng Sản bắn hạ hơn 300 chiếc , nghĩ xem ai mới là kẻ nên thức thời?
- 30 vẫn chưa phải là Tết, thắng thua giờ này không nói trước được đâu.
Cậu Đăng nghe vậy khẽ mỉm cười rồi gật đầu:
- Được, tôi cũng muốn để cho anh có 1 giấc mơ cho trọn vẹn vậy.
Tên kia không đối đáp lại được, nét giận hiện rõ trên gương mặt mà gằn lên:
- Hôm nay cậu Đăng đến muốn đón người, vậy chúng ta không nên bàn chuyện không liên quan nữa. Thế nên mời cậu ra ngoài chờ, khi đếm đủ số tiền tôi sẽ cho người ra.
- Vậy cũng tốt, tôi cũng không muốn ở nơi này quá lâu, cảm thấy không khí có chút ô nhiễm. Tôi ra ngoài đợi, hy vọng đế quốc của anh không làm tôi thất vọng.
Nói rồi, cậu cũng quay người trở ra ngoài, đứng trước cổng của Đại Thế Giới, cậu đưa đôi mắt nhìn đường phố ở nơi đây, thoáng qua trong ánh mắt ai cũng nghĩ nơi đây sầm uất và nhộn nhịp, nhưng nó vốn dĩ chỉ là vỏ bọc bên ngoài do đám đu bám giặc nguỵ tạo dựng nên, còn dân đen vẫn lầm than khốn khổ vô cùng.
Bầu trời vào thời điểm này lúc nào cũng mơ hồ phủ 1 lớp khói xám của bom mìn, cậu linh tính rằng chẳng bao lâu nữa chiến tranh sẽ xảy ra, máu đổ người ngã xuống, hoà bình trở thành nỗi khát vọng lớn lao.
Đang mải miết theo đuổi tâm tư của mình, thì 1 giọng nói vang lên:
- Cậu Đăng!
Cậu quay người nhìn lại, mợ ba được 1 tên ngoại quốc đưa ra, hắn sau đấy cũng đẩy mạnh mợ lại phía cậu mà chửi thề vài câu.
Cậu lúc này đỡ lấy mợ ta, nhìn từ trên xuống cả người đều là vết bị đánh đập, cậu nhẹ giọng hỏi:
- Không sao chứ?
Mợ Đoan gương mặt nhiều vết thâm tím mếu máo nói:
- Cậu Đăng, chúng nó đánh em....!
Cậu lúc này thở dài 1 cái, sau đấy rút trong túi ra 1 khoản tiền nhỏ rồi đặt vào tay mợ:
- Đoan, mợ gả vào nhà tôi thực ra cũng là bất đắc dĩ, giờ nợ tôi đã trả hết rồi, chỗ này còn 1 khoản tiền nhỏ mợ cầm lấy rồi trở về tự lo cho cuộc sống sau này. Từ giờ, giữa chúng ta không còn bất cứ mối quan hệ nào nữa!
Nghe thế, mợ ba liền hốt hoảng túm lấy tay cậu:
- Cậu Đăng, cậu đuổi em đi sao? Em xin cậu, cậu đừng đuổi em, em hứa sẽ không chơi bài nữa!
- Mợ Đoan, để trả được số nợ cho mợ, tôi đã phải bán hết cả gia tài mà ông ngoại để lại, giờ tôi không còn gì cả, mợ theo tôi tôi cũng không lo nổi đâu. Giờ mợ cầm số tiền này trở về, hi vọng mợ có thể thay đổi sử dụng nó đúng nghĩa.
Nói rồi, cậu liền đưa tay vẫy 1 chiếc xích lô đi lại, sau đó lại nhìn mợ nói tiếp:
- Mợ gả cho tôi ngần ấy thời gian, tôi cũng chưa lo gì cho mợ, đây việc duy nhất tôi có thể làm, như vậy xem ra chúng ta đã không còn ai nợ ai nữa, từ giờ hãy sống tốt. Mau lên xe ngồi đi!
Mợ ba nghe vậy gương mặt mếu máo nhìn cậu, 2 hàng nước mắt chảy dài ra:
- Cậu Đăng....em xin lỗi....và cảm ơn cậu rất nhiều!
- Được rồi, đừng nói nữa, hãy mau lên xe đi!
Nghe thế, mợ ta có phần luyến tiếc nhìn cậu nhưng rồi cũng trèo lên xe ngồi.
Khi chiếc xe rời đi, cậu nhìn theo đến khuất rồi cũng mới gọi 1 chiếc xe khác để trở về nhà.
Vừa về đến cổng, đã thấy ông bà Phú Huế ở ngay đấy, cậu liền vội đi lại:
- Thầy, bu!
Ông Phú nghe thế quay ngừoi lại nói:
- Đăng à, thầy cũng nghe chuyện nhà con rồi, bây giờ sự tình đã thế này, cái Hiền từ qua đến giờ cứ như người mất hồn, nói nói cười cười chẳng tỉnh táo gì, nhà con lại xảy ra chuyện, thôi thì thầy bu sang đón nó về để tiện chăm sóc, đỡ phiền cho con.
Cậu nghe vậy khẽ cúi đầu 1 cái:
- Cảm ơn thầy bu đã hiểu cho con!
Ông Phú đặt tay lên vai cậu vỗ vài cái:
- Cố gắng lên, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi. Nếu cần gì thì cứ nói với thầy, thầy sẽ giúp.
- Dạ! Con cảm ơn!
Cùng lúc đó, con Mướt cũng dẫn mợ cả đi ra ngoài, mợ tư cùng bà Tú Liên cũng trở ra sau.
Khi bọn họ chào hỏi nhau để từ biệt, chuẩn bị quay đi, thì lúc này 1 bóng người xuất hiện bước đến:
- Ai da, cảnh tượng gì thế này, thật khiến người ta cảm thấy hả dạ mà
Chap 32
Mọi người cùng hướng về nơi phát ra âm thanh đó, ai cũng có chút bất ngờ khi nhìn thấy mợ hai ăn mặc bóng lộn đứng ở đây, cậu Đăng cũng khẽ nhíu mày:
- Yên, mợ đến đây làm gì?
Mợ ta đỏng đảnh đi lại, nét mặt đắc ý mà nói:
- Còn để làm gì nữa, tất nhiên là đến xem trên dưới nhà Trịnh mấy người lần lượt khăn gói đi khỏi đây chứ sao? Lúc đó, mấy người đuổi con này đi, giờ thì được nếm cảm giác của con này rồi chứ.
- Hôm nay tôi không thời gian để đôi co với mợ, nếu không có chuyện gì thì đường mợ, mợ cứ đi, đừng làm phiền đến gia đình tôi.
Nghe thế, mợ ta liền tiến sát lại, có lẽ vẫn còn ôm ấm ức chuyện cũ nên tức giận mà nói:
- Cậu Đăng, cậu ra vẻ cái gì? Giờ cậu có còn là cậu ấm nhà giàu nữa đâu. Đến cái nhà cũ rích này còn phải bán đi thì mấy chốc phải ra đường ở đây. Lúc đó, cậu vô duyên vô cớ đuổi con này đi, giờ xem ra cũng là quả báo thôi.
Cậu Đăng khẽ nhíu mày 1 cái, có phần khó chịu khi mợ hai cứ cố gắng kiếm chuyện:
- Mợ hai, nếu không phải mợ mưu hại đổ tội cho Diệp, lại còn làm mấy trò ma quỷ tà thuật vớ vẩn đấy, thì tôi có đụng đến mợ không?
- Này, nói cho mà biết nhé, cái đó không phải của con này đâu, nó là.....
Còn chưa kịp nói ra thì Diệp đã liền lên tiếng chen vào:
- Mợ hai, chuyện đã qua mọi người không còn muốn nhắc đến nữa, mợ lại nhất quyết muốn khơi lại, hay là muốn tôi nói thẳng ra lần đó người đẩy tôi ngã xuống núi suýt chút nữa thì mất mạng là do mợ sao?
Vừa nghe thế, cậu Đăng liền sửng sốt:
- Diệp, em nói cái gì?
- Hôm đó em muốn đi đến thượng nguồn lấy nước cho cậu, khi leo lên được đỉnh núi thì bất ngờ bị 1 người khác đẩy ngã xuống, hắn ta cứ nghĩ rằng em rơi xuống đó sẽ chắc chắn chết nên trước đó đã nói với em là do mợ hai mướn hắn làm vậy. Thật may, em không những không chết, còn trở về khiến mợ ta lo sợ nên mới vội vàng lên kế hoạch để đổ tội cho em.
Nghe vậy, mợ ta liền chỉ tay vào mặt Diệp mà gắt lên:
- Nói láo, hình nhân thế mạng đó là do mày cùng mợ cả mưu đồ đổ tội cho tao.
Người ở làng bắt đầu chú ý đến bọn họ, kéo nhau xúm lại nhìn chằm chằm.
Cậu Đăng lúc này nét mặt hiện rõ 1 sự tức giận, liền túm lấy tay mợ ta siết chặt lấy rồi gằn giọng:
- Có đúng là mợ đã mướn ngừoi hại Diệp không?
Mợ hai nhìn dáng vẻ của cậu bỗng nhiên có chút ớn lạnh, nhưng lại nghĩ cậu chẳng còn gì nên vẫn mạnh miệng nghênh mặt lên:
- Phải đấy thì sao nào?
Cậu vừa nghe thế, cảm giác trong người lửa giận nổi bừng lên, cứ nghĩ cậu sẽ làm gì mợ hai, nhưng 1 lúc sau đó lại chỉ thẳng tay đẩy mợ ra rồi lạnh giọng nói:
- Mợ tốt nhất nên biến khỏi đây trước khi tôi lôi cổ mợ đi!
- Hừ, cậu nghĩ con này sợ chắc, cậu tưởng cậu còn cái uy để doạ người à. Thế để con này nói cho rõ này!
Nói đến đó, mợ ta chỉ tay về phía mợ cả, nét mặt hả dạ mà nói:
- Nói để cái làng này biết luôn, mợ cả của cậu Đăng, hay là con gái nhà ông bà bá hộ đây, đã ăn nằm với bao nhiêu gã đàn ông rồi, mọi người có biết không?
Vừa nghe thế, cậu Đăng liền quát:
- Yên, mợ nói cái gì thế?!
- Thôi đi, còn định giấu đến khi nào. Để con này lật bài ngửa luôn nhé.
Nói đến đó, mợ ta hạ nhỏ giọng, nét mặt thoả mãn mà nói:
- Là con này đã mướn người hiếp mợ ta đấy, xong rồi đổ lên đầu mợ tư, để cho 2 đứa nó đánh nhau, con này ở ngoài được xem kịch hay. Giống như lần đó, chúng nó đã làm vậy với con này đấy.
Cậu Đăng không còn giữ bình tĩnh nữa liền túm lấy vai mợ ta siết chặt lại:
- Rốt cuộc mợ có còn là con người không? Sao lại có thể tàn nhẫn làm ra chuyện mất nhân tính như vậy?
Mợ ta cũng chẳng kiêng dè gì nữa liền vùng vằng hắt tay cậu ra rồi gào lên:
- Thế lúc chúng nó làm vậy với con này, chúng nó có còn là con người không? Phải, là tôi đã mướn người hại mợ tư đấy, nhưng đúng số mợ ta mệnh lớn, không chết mà còn trở về hại lại con này, tất nhiên con này sẽ không chịu ngồi không rồi.
Nghe thế, Diệp vốn định bước tới nói gì đó, nhưng lúc này, bỗng 1 bóng người vụt qua rất nhanh, lao thẳng về phía mợ hai.
Nhanh đến mức mọi người không kịp hiểu chuyện gì, chỉ thấy sau đó mợ hai trợn mắt lên, ông Phú cũng vội đi đến:
- Hiền, con làm gì thế.
Ngay sau đó, ông liền kéo mợ cả lại, lúc này mọi người mới kinh hãi phát hiện, giữa ngực mợ hai là 1 cây kéo găm thẳng vào, máu theo đường đấy chảy da thấm vào áo đỏ sẫm.
Diệp kinh hãi cứng cả chân tay, nhìn mợ hai cứ từ từ ngã gục xuống, bà con làng xóm quanh đấy tá hoả tản ra mà hét lên, còn mợ cả lúc này lại cứ thế chỉ tay vào mợ hai cười điên dại.
Mọi người quanh đấy sợ hãi, chẳng ai dám lại gần, cậu Đăng lúc này mới tiến đến ngồi xuống bên cạnh, nhìn mợ cũng có chút thương cảm mà nói:
- Yên, mợ thấy vui không khi cứ phải tính kế nhau như vậy? Rốt cuộc đổi lại được gì? Mợ hại Hiền, hại Diệp, rồi đến bây giờ mợ như thế này, có thoả mãn không?
Mợ ta sắc mặt đã tái nhợt đi, bờ môi run rẩy mà mấp máy:
- Con...con này....đã không....ăn được....thì sẽ nhất định....phải đạp đổ!
Nói xong được câu đấy, mợ ta cũng trừng mắt như vậy mà nằm im lặng mãi.
Cậu Đăng nhìn vậy chỉ khẽ thở dài 1 cái rồi đưa bàn tay lên vuốt mắt mợ ta xuống.
- Haha, cho mày chết, đáng đời, đồ quái thai, chết đi, haha!
Tiếng cười nói điên dại vang lên, cậu Đăng khẽ ngước mặt nhìn mợ cả đứng đấy, đầu tóc chải gọn tươm tuốt, quần áo bóng lộn khí khái nhưng gương mặt lại điên dại đến đáng thương.
Cảnh tượng ấy thật khiến người khác cảm thấy đau lòng.
Sau khi cho người đưa mợ hai đi chôn cất cẩn thận, về phần mợ cả tâm trí cũng không được bình thường, lại có ông bà Phú Huế lo nên vụ việc cũng không được làm lớn.
Cậu Đăng lúc này ngồi ở trong nhà, trước mặt là đám gia nô đang xếp hàng đứng đấy, đứa nào đứa nấy sắc mặt ỉu xìu.
Cậu Đăng cầm lấy 1 túi tiền nhỏ đã chuẩn bị sẵn rồi đưa về phía con Sen:
- Sen, đây là của con, cầm lấy!
Con Sen có vẻ chần chừ nhưng rồi cũng đưa tay ra nhận:
- Cậu chủ, cậu thực sự không cần con hầu hạ sao?
- Giờ cái nhà này bán rồi, cậu tính mua 1 căn nhà nhỏ đủ 3 người ở thôi, cũng không cần người hầu kẻ hạ làm gì, cậu lúc này không còn đủ khả năng để lo cho mấy đứa nữa rồi. Số tiền này cầm lấy về quê, muốn làm gì thì làm.
Nói rồi, cậu lại lấy 1 túi khác đưa về hướng thằng Cuội:
- Cuội, còn đây là của con!
Thường ngày thằng Cuội láu cá, nhưng lúc này nó lại mếu máo rưng rưng nước mắt:
- Cậu chủ, cậu cho con theo hầu cậu mợ và bà chủ đi, con không cần cậu trả lương, chỉ cần 1 chỗ nhỏ để ngủ, cơm ngày 2 bữa thôi cũng được, con không ăn nhiều đâu.
- Cái thằng này!
Nói thế nhưng cậu vẫn cầm lấy tay nó đặt túi tiền vào rồi nói:
- Cầm lấy, chỗ này đủ để cho con mua 1 ngôi nhà nhỏ để sinh sống đấy.
Thằng Cuội lúc này khóc tu tu, nó đưa tay quẹt ngang mặt rồi nói:
- Từ nhỏ con đã theo hầu ông bà và cậu, con xem mọi người là người thân của mình, giờ cậu bảo con đi, con biết đi đâu.
- Cuội, thời buổi bây giờ loạn lạc, chiến tranh không biết khi nào sẽ xảy ra, cậu bây giờ cũng chỉ có thể lo cho bà và mợ tư thôi. căn nhà này cũng vậy, to lớn thế nhưng không biết khi nào thì bị vùi dưới bom mìn, thế nên khi nó còn giá trị bán nó đi cũng là tốt. Con cầm số tiền này đo đâu đó mà sống, rồi kiếm lấy 1 cô vợ để đỡ đần lẫn nhau.
- Cậu chủ....!
- Được rồi, đừng khóc nữa. Nước mắt đàn ông là vàng, khóc cha, khóc mẹ, khóc vợ, khóc con chứ đừng khóc vì những điều như này. Con rời xa nơi này, sẽ có 1 tương lai khác tốt hơn, nhưng nhớ là bỏi cái tính lanh chanh đi.
Thằng Cuội nghe thế lại càng khóc lớn hơn, kéo theo cả đám gia nô kia cũng không kìm được nước mắt.
Cậu Đăng nhìn chúng nó cũng cay sống mũi, đôi đồng tử đỏ ngàu đang cố kìm nén xuống những dòng lệ muốn trực rơi ra.
- Mấy đứa có thôi đi không, ngày này sớm muộn gì chẳng xảy ra. Lại đây, cậu đã đều chuẩn bị cho mỗi đứa 1 phần rồi, cầm lấy nó để tìm cuộc sống tốt hơn, nghe chưa!
Chúng nó mếu máo gật đầu, nhận tiền xong rồi cũng lủi thủi đi về phòng để dọn dẹp lại đồ đoàn của mình mà chuẩn bị rời đi.
Diệp lúc này đi vào, thấy cậu thẫn thờ đưa mắt nhìn xung quanh, mợ hiểu cậu cũng cảm thấy đau lòng và tiếc nuối khi phải rời ra nơi này, rời xa những người đã tưởng là thân thiết bao lâu.
Mợ tiến lại, ngồi xuống trước mặt cậy, bàn tay nhẹ nhàng đặt lên tay cậu mà nói:
- Cậu Đăng, cậu vẫn còn có em nữa!
Cậu nghe vậy lại kéo mợ vào lòng, vòng tay siết chặt lấy mợ như sợ vuột mất:
- Diệp, giờ tôi chỉ còn em và bu, tôi nhất định sẽ lo tốt cho cuộc sống của 2 người.
Mợ vòng tay ôm lấy cậu, khẽ gật đầu:
- Em biết cậu sẽ làm được!
Sau hôm đó, đám gia nô cũng chia mỗi hướng mà rời đi, chì có con Sen với thằng Cuội hỗ trợ giúp cậu chuyển đồ sang nơi ở mới sau đó cũng mới chia tay mỗi người mỗi ngả.
- Cậu Đăng, cậu nhìn thế nào?
Diệp kéo cậu đi vào phòng chỉ trỏ, cậu chỉ khẽ cười rồi gật 1 cái:
- Em cứ ưng là được!
Nghe thế, mợ lại kéo cậu sang phòng khác:
- Còn đây là phòng của bu nè cậu, em sắp xếp để phòng bu có cửa số hướng ra phía Nam, mùa hè gió mát còn mua đông thì không sợ lạnh.
Nói rồi, mợ lại kéo cậu đi tiếp:
- Đây là phòng nhỏ nhất nên em để làm phòng thờ gia tiên, cái bàn ở nhà cũ lớn quá nên em bán đi mua 1 cái bàn nhỏ hơn, bày vừa đủ đồ là được. Còn nữa!
Mợ định kéo cậu đi, nhưng cậu lúc này lại giữa mợ lại, cầm lấy tay mợ mà nói:
- Không cần đưa tôi đi xem nữa, em làm gì tôi đều ưng hết.
- Cậu chủ, em tính rồi, bà Năm ở đầu làng có mở 1 tiệm may nhỏ, em tính ra đo xin bà cho vừa học vừa làm, có thể tiền công không cao nhưng đỡ được đâu hay đó.
- Diệp, vậy uỷ khuất cho em quá. Em gả cho tôi dù là bây giờ hay là lúc trước, vẫn chưa ngày nào em được sống sung túc cả, tôi thật sự thấy có lỗi.
- Cậu đừng nói như vậy, với em giàu có hay nghèo khổ đều không quan trọng bằng cậu.
Cậu nghe vậy khẽ mỉm cười, sau đó đưa tay xoa đầu mợ:
- Tôi cũng đã nói chuyện với thầy Bảo rồi, thầy ấy nói đợt này học sinh nhiều, thế nên đồng ý để tôi đến dạy học cho bọn trẻ. Ngày 2 buổi sáng và chiều!
- Vậy thì tốt quá, em cứ lo cậu kiếm việc gì nặng nhọc quá sức.
- Việc nặng tôi cũng sẽ làm, chỉ cần có thể lo được cho 2 người tôi đều làm hết.
Những ngày sau đó, bọn họ sống trong 1 sự yên bình đúng nghĩa, cho đến khi....
Cậu Đăng vừa đi dạy về trưa, bước vào nhà đã ngửi thấy mùi thức ăn thơm lừng:
- Vừa về đến nhà là đã thấy đói rồi!
Diệp lúc này từ dưới bếp bưng lên 1 chén canh đặt xuống bàn ăn đã đầy đủ rồi cười:
- Cậu về rồi, mau ngồi xuống đi, để em vào gọi bu rồi chúng ta ăn luôn!
Nói rồi, Diệp liền quay người chạy vào, sau đó cùng bà cả đi ra ngoài.
Cả ba vừa mới ngồi xuống, cầm đũa thì chợt 1 âm thanh inh tai vang lên.
“ĐOÀNG! ĐOÀNG!”
Tiếng súng nổ khiến mọi người hoảng sợ, bên ngoài bắt đầu là những âm thanh la hét, chạy toán loạn:
- Chạy đi bà con ơi, chạy mau đi, bọn giặc Mỹ nó tới rồi!
“ĐOÀNG! ĐOÀNG!”
2 tiếng súng tiếp theo vang lên, cậu Đăng vội đứng dậy mà nói:
- 2 người ở trong này, không được ra ngoài!
Nói rồi, cậu liền quAy ngừoi đi thẳng ra ngoài, Diệp lo lắng nói với theo:
- Cậu Đăng, cẩn thận đấy!
Bà cả thấy thế cũng lo lắng:
- Đăng, kệ chúng nó, vào nhà đi con!
Cậu Đăng lúc này đi ra ngoài, nhìn cảnh tượng trước mắt không khỏi ngỡ ngàng.
Giặc mỹ tay súng tay đấm, lao vào cướp bóc tiền của của bà con, nhưng âm thanh la hét ai oán, thế mà chúng nó vẫn ngông cuồng làm càn.
- - Don't run, stop! (Không được chạy, đứng yên!)
- - I will shoot anyone who runs! (Đứa nào chạy, tao bắn bỏ)
Lời đe doạ của bọn chúng kèm theo tiếng súng nổ, bà con kéo nhau bỏ chạy liền bị chúng thẳng tay bắn không do dự.
1 tên trong đấy ngang nhiên giữa ban ngày ban mặt, túm lấy 1 cô gái xé toạc quần áo ra rồi xô ngã xuống đất, hắn muốn giữa thanh thiên bạch nhật làm cái trò đồi bại, đúng là đáng căm hận.
Cậu Đăng không chịu được liền lao đến đấm thẳng vào mặt tên đó khiến hắn ngã văn ra, sau đấy quay sang nhìn cô gái kia mà nói:
- Mau chạy đi!
Cô gái vội vàng kéo lại quần áo của mình rồi bỏ chạy, ngay lúc đó, nòng súng liền chĩa thẳng vào đầu cậu.
Ấy vậy mà cậu vẫn trừng mắt nhìn chúng nó mà nói:
- This is Vietnamese teritory, Do you darento do an assault here? (Đây là lãnh thổ của Việt Nam, đám giặc chúng mà lại dám ở đây làm càn sao?)
Nghe thế, 1 tên có vẻ là đội trưởng có đám giặc liền đi lại khẽ nhíu mày nói:
- Who are you? (Mày là thằng nào?)
- I am just a Vietnamese son, and you offend my eyes! (Tao là 1 người con Việt Nam, và chướng mắt đám giặc ngông cuồng chúng mày)
Nghe vậy, tên kia liền nhăn mặt cau có:
- Fuck you! (Mẹ kiếp thằng này)!
Nói rồi, tên đấy đưa tay lên định ra hiệu cho nổ súng, nhưng lúc này bỗng 1 giọng nói vang lên:
- Stop! (Khoan đã)
Tất cả tập trung về nơi hướng ra âm thanh, đám giặc Mỹ cũng hạ súng xuống, sau đó đứng gọn lại cho 1 bóng người từ sau bước đến trước mặt cậu, cười 1 nụ cười cợt nhà mà nói:
- Cậu Đăng, cậu vẫn khoẻ chứ?
Cậu Đăng khẽ nhíu mày 1 cái, sau đấy vội đi ra ngoài, Diệp thấy vậy cũng lo lắng theo sau.
Lúc này ở khoảng sân rộng, mợ ba quần áo xộc xệch ngồi dưới đất đầu tóc rũ rượi, đứng ngay đấy là 1 đám người có vài tên ngoại quốc.
Cậu đi lại phía chúng nó hỏi:
- Mấy người là....?
1 tên trong số chúng là người Việt, ăn bận vest tây bước lên nói:
- Cậu Đăng phải không? Cậu là chồng của cô Đoan?
Cậu nghe thế lại nhìn xuống mợ ba 1 cái, sau đấy khẽ gật đầu:
- Có chuyện gì sao?
Lúc này, tên kia mới lấy trong túi áo của mình ra 1 xấp giấy rồi nói:
- Chả là thế này, cô Đoan có đến sòng bài chúng tôi để giải trí, thắng thua thế nào thì tôi không rõ nhưng có vay của chúng tôi 1 khoản tiền nói là để gỡ. Không biết có gỡ được không mà số nợ lại càng tăng lên, khi chúng tôi không cho mượn thêm nữa và yêu cầu trả hết số tiền đã mượn trước đó thì cô Đoan lại trở mặt lật lọng, không muốn trả. Thành thật mà nói thì người bên tôi cũng có đụng tay đụng chân 1 chút, cô Đoan mới nói chồng là người có tiền, có thể trả được số nợ, nên mới phiền cô ấy dẫn chúng tôi đến đây. Chúng tôi chỉ muốn đến để lấy lại số tiền, hi vọng có thể trao đổi 1 cách êm đẹp.
Cậu Đăng lúc này cầm lấy xấp giấy của tên kia, lần lượt nhìn từng tờ, trên đó là những con số chóng mặt:
- Nhiều thế này, rốt cuộc mợ ấy đã nợ mấy người bao nhiêu?
- Cả gốc cả lãi là 500 lượng vàng!
Vừa nghe thế, trên dưới nhà Trịnh đều bàng hoàng, bà cả ở trong nhà loáng thoáng nghe được liền vội chạy ra, giật xấp giấy tờ trên tay cậu vừa nhìn vừa nói:
- 500 lượng vàng, làm gì mà nhiều thế?
Cậu Đăng lúc này cũng có 1 chút chấn động nhìn xuống mợ ba:
- Mợ ba, ruốt cuộc mợ làm cái gì mà lại vay của họ nhiều như vậy?
Mợ ta nước mắt nước mũi vừa khóc vừa nói:
- Cậu Đăng, em chi là lâu lâu đi đánh vài ván bài chắn, cũng có thua, em đúng là mượn tiền của bọn họ nhưng không nhiều thế đâu cậu. Bọn chúng lừa đảo đấy.
Vừa nghe thế, tên kia liền ngồi xuống bóp cằm mợ ta mà nâng ngược lên, nghiến răng mà nói:
- Cô em ăn nói cho cẩn thận, vay bao nhiêu trả bao nhiêu đều tự cô em viết và ký vào giấy, sao lại bảo bọn anh lừa được.
- Tôi có vay của mấy anh....nhưng không nhiều như vậy.....chắc chắn các anh đã làm giả nó...!
Vừa nghe thế, tên đấy liền túm tóc mợ ta giật ngửa đầu ra sau, sau đó nhìn lên cậu mà nói:
- Cậu Đăng, cậu tính thế nào, nếu không trả được thôi thì chúng tôi chỉ có thể giữ vợ cậu lại để phục vụ khách của chúng tôi khi có nhu cầu thôi. Tới lúc nào làm đủ trả hết nợ thì chúng tôi sẽ đem trả lại cho cậu.
Vừa nghe thế, mợ ba liền vùng vằng khỏi tên đó rồi bò đến túm lấy chân cậu, khóc lóc nói:
- Cậu Đăng, cậu cứu em đi, em không muốn phải đi làm cho chúng nó đâu.
Cậu nhìn mợ như vậy trong lòng chán nản, thở dài 1 cái mà quay mặt đi, thực tâm lúc này cậu cũng không biết nên làm thế nào.
Bà cả thấy vậy lại lên tiếng:
- Từ ngày gả về đây, cô được ăn sung mặc sướng, có người hầu kẻ hạ, bu vẫn cứ thấy lạ là rốt cuộc cô cứ đi đâu cả ngày không thấy mặt ở nhà. Thật không ngờ thân là đàn bà con gái mà cô lại dám đến nhưng nơi như thế, rồi bây giờ mang nợ về cái nhà này sao?
Nghe thế, mợ ba liền bò đến chân bà cầu xin:
- Bu ơi, con sai rồi, con xin bu hãy cứu con. Giờ chỉ có nhà mình mới cứu được con thôi bu.
- Cô nghĩ cái nhà này còn được bao nhiêu của cải mà trả được hết nợ cho cô?
- Có mà....con biết nhà mình có mà....bu ơi, bu cứu con đi!
Cậu Đăng nghe vậy nhìn mợ ba mà gắt:
- Mợ biết trên dưới nhà Trịnh có bao nhiêu người phải nuôi không? Trả hết nợ cho mợ rồi mọi người sống bằng gì?
Mợ ba lúc này lại bò sang bên phía cậu, vừa nói vừa khóc:
- Cậu Đăng, cậu cứu em đi, dù thế nào em gả về đây là để xung hỷ cho cậu. Từ ngày về đây, cậu cũng chẳng để ý đến em, các mợ cũng không ai chịu trò chuyện, em buồn chán nên mới sinh sự đi kiếm cái để giải khuây, thật sự không nghĩ lại đi đến nước này.
Cậu nghe vậy cũng không biết nên nói gì, tên kia lại lên tiếng chen vào:
- Cậu Đăng, hôm nay chúng tôi đến đây để lấy tiền, không có nhã hứng để xem chuyện gia đình các người. Bây giờ cậu tính sao thì nói nhanh đi!
Cậu Đăng suy nghĩ 1 hồi rồi mới lên tiếng:
- Nợ tôi sẽ trả, chỉ là số tiền này cũng quá lớn nên cần thêm thời gian.
- Vậy để tôi nói thế này nhé, tôi cũng không muốn gây khó dễ gì cho gia đình, thế nên tôi sẽ cho cậu 3 ngày để chuẩn bị đủ số tiền. Trong 3 ngày đó, cô Đoan sẽ phải ở chỗ chúng tôi để làm việc, tất nhiên nếu trả sớm thì vợ cậu sẽ bớt vất vả sớm. Thêm nữa, cậu cũng nên suy nghĩ kỹ nếu muốn làm lớn chuyện này. Thời buổi loạn lạc thì nên xem ai mới là kẻ mạnh nhất, chắc cậu chưa biết sòng bài chúng tôi mở ra là được người Tây chống lưng, ông chủ của chúng tôi là 1 tướng cao của đế quốc Mỹ!
Nói rồi, tên đấy túm lấy mợ ba rồi trừng mắt nói lớn:
- Go! (Đi!)
Sau câu nói ấy, hắn cũng kéo mợ ba đi, đám ngoại quốc kia cũng theo sau.
Mợ Đoan bị lôi sền sệt nhưng vẫn cố gắng chống đối lại mà ngoái đầu gào lên:
- Cậu Đăng....cậu cứu em với....em không muốn làm việc cho bọn chúng!
Cậu Đăng lúc này có 1 chút phiền não, định nói gì đó nhưng sau đấy lại thở dài rồi quay người đi vào nhà.
Diệp thấy vậy cũng chỉ biết im lặng theo sau, bà cả nét mặt rầu rĩ chán nản nói:
- Cái con bé này, chơi bời kiểu gì, 500 lượng vàng chứ có ít gì đâu. Giờ phải thế nào đây. Bán cả cái cơ ngơi này chắc mới đủ trả cho nó.
- Bu trước giờ không để ý chuyện này sao?
- Nào bu biết được, thường ngày thấy nó cứ đi miết, chẳng bao giờ thấy mặt ở nhà, cứ nghĩ nó còn ham chơi nên vậy, ai ngờ nó lại bài bạc thế này cơ chứ. Cái nhà này rốt cuộc gây ra bao nhiêu nghiệp mà từng chuyện cứ lần lượt đổ xuống. Hết cái Yên lại cái Hiền, giờ thì đến cái Đoan.
Nghe bà than, cậu Đăng lại càng thêm rối:
- Nếu ngày xưa thầy bu không tin lời gã đạo sĩ dởm cưới vợ xung hỷ cho con, thì giờ mọi chuyện cũng không loạn như thế này.
Bà cả nghe vậy lại mếu máo:
- Phải, lỗi tại bu hết, nhưng mà bu cũng chỉ muốn tốt cho con thôi. Không thì hay cứ mặc nó, từ ngày nó về đây nhà này cũng đối xử với nó không tệ, xem như cũng được rồi. Giờ nó gây hoạ cứ để nó chịu lấy đi.
- Bu, cưới Đoan về cũng là do thầy bu ép, làm gì có cô gái nào chịu gả làm lẽ cho 1 người ốm đau sắp chết, nói cho cùng thì nhà ta cũng là có chút quá đáng trong chuyện này. mặc dù thời gian qua con với mợ ấy không gần gũi gì nhưng cả cái làng này ai mà không biết mợ ba nhà họ Trịnh, giờ để mặc mợ ấy như vậy, trước là chúng ta không có tình nghĩa, sau là xấu hổ với làng xóm. Thêm nữa, nếu ai cũng biết mợ ba nhà họ Trịnh lại làm việc cho bọn Tây 1 lũ bán nước, vậy là chúng ta có lỗi với dòng họ gia tiên!
Cậu Đăng nói 1 hồi rồi tức giận đứng dậy trở về phòng, bà cả lúc này chỉ biết ngồi khóc nấc than trời than đất, còn Diệp, phận làm lẽ thấp bé lại chẳng dám khuyên can gì.
Tối hôm đấy, khi mợ và cậu ở trên giường nghỉ ngơi, Diệp thấy cậu cứ trằn trọc thi thoảng lại thở dài bèn lên tiếng:
- Cậu Đăng, cậu đang nghĩ chuyện mợ ba sao?
Cậu nằm vắt tay lên trán, đôi mắt nhìn lên trần nhà, ưu tư mà nói:
- Tôi với Đoan là vợ chồng, nhưng từ ngày mợ ấy gả về đây, có khi số lần nói chuyện với nhau còn tính được trên đầu ngón tay. Mợ ấy cũng chưa bao giờ quan tâm hay hỏi han sức khoẻ tôi, mà tôi cũng chẳng bao giờ để mắt đến mợ ấy 1 lần. Chỉ là vào lúc này, nếu như phũ sạch mà mặc kệ, lương tâm tôi lại cảm thấy áy náy. Dù là không có tình cảm nhưng đã là vợ chồng thì tôi cũng phải có trách nhiệm. Thực ra Đoan nói cũng đúng, gả về đây làm lẽ mà ngay cả vợ lẽ cũng không ra vợ lẽ, chẳng ai để mắt đến khó tránh mợ ấy tự đi tìm thú vui khác.
Diệp nghe vậy lại khẽ quay người sang cậu:
- Cậu Đăng, dù cậu làm bất cứ chuyện gì em cũng đều sẽ ủng hộ!
Cậu nghe thế lại quay sang mợ, dưới cái ánh sáng mờ nhạt buổi đêm, 2 gương mặt kề cận nhau nghe rõ từng hơi thở của đối phương:
- Diệp, tôi không sợ nghèo, cũng không sợ vất vả, tôi chỉ sợ lo cho em không đủ, cả bu tôi nữa, bà cũng có tuổi rồi, đáng lẽ giờ này nên an hưởng mà sống về già, nếu như tôi làm vậy liệu có phải là đã bất hiếu với bà hay không?
- Cậu Đăng, em nghĩ bu sẽ hiểu cho cậu, thêm nữa, em vất vả quen rồi, ngày chưa gả về đây việc nặng nhẹ thế nào em cũng đều làm cả rồi, em không sợ khổ miễn cậu đừng chê em không có tiền đồ là được.
Cậu nghe vậy lại bật cười:
- Người không có tiền đồ là tôi mới phải. Suốt những năm qua nhà tôi đều sống bằng tiền mà ông ngoại để lại, tôi ngoài việc đọc sách ra thì quả thực chẳng làm gì cả. Chỉ sợ sau này lại làm phiền em.
- Không phiền, chỉ cần là cậu, bảo em bước qua ba vạn dặm sông, đi hết thảy núi cao ngàn trượng em đều cam tâm tình nguyện!
Cậu cúi đầu hôn nhẹ lên trán mợ, bàn tay dịu dàng ôm lấy 1 bên má, giọng nói trầm ấm:
- Diệp, tôi nghĩ rồi, cả gia tài ông tôi để lại đem bán đi có thể trả hết nợ cho mợ ba, và vẫn còn dư ra được 1 khoản. Sau khi trả nợ cho Đoan, tôi và mợ ấy sẽ cắt đứt hết mọi quan hệ, bán nhà rồi, khi đấy chắc ông bà Phú Huế cũng sẽ đến đón mợ cả về. Tôi và em cùng cả bu tôi nữa, mua 1 căn nhà nhỏ để ở, tôi cũng sẽ kiếm việc để làm, nặng nhẹ gì đều được làm sao lo được cho cả 2 người!
Diệp nghe vậy khẽ cười rồi gật nhẹ đầu 1 cái, 2 tâm hồn họ trong bạt ngàn âu lo lại nhóm lên cái mùi vị ái tình. Bờ môi xích lại gần nhau hơn, chạm rãi cuốn lấy mà dây dưa qua lại.
Dưới đêm tối hôm đó, cảnh xuân đẹp đẽ được tái hiện, lửa nồng rạo rực ôm trọn đối phương.
Ngày hôm sau, cậu Đăng cũng nói chuyện với bà cả về suy nghĩ của mình.
- Con tính như vậy, không biết ý của bu thấy sao?
Bà cả thở dài đưa mắt nhìn quanh căn phòng 1 lượt rồi nói:
- Căn nhà này cũng gắn bó với chúng ta lâu rồi, nó là tất cả gia tài mà ông ngoại để lại, giờ phải bán nó, nói thật lòng là bu không nỡ.
- Bu, con biết là bu buồn nhưng chuyện đã đến nước này, mợ ba như vậy bỏ thì thương mà vương thì tội. Con cũng tính rồi, nếu như bán đi, mợ cả về nhà mợ ấy, mợ ba xem như cũng cắt hết mọi quan hệ. Gia đình còn 3 người chúng ta, ở 1 căn nhà nhỏ hơn là vừa đủ.
Bà cả đôi mắt đỏ ngàu mà rưng rưng nước, suy tư 1 hồi lâu rồi khẽ gật đầu 1 cái:
- Thôi thì đành như vậy. Năm xưa ông ngoại mất, giao toàn quyền cho con, con muốn làm như thế nào là tuỳ con. Bu giờ này chỉ cần có thể yên ổn sống là được rồi. Xem như làm thiện cứu người để đỡ cái nghiệp của nhà này.
Sau khi được sự đồng ý của bà cả, cậu cũng gấp gáp đem hết tất cả giấy khế ước nhà, đất, ruộng, vườn đi thế chấp sau đó ngồi lên 1 chiếc xích lô đi thẳng đến casino Đại Thế Giới - nơi tụ tập những giai cấp thượng lưu đến giải trí, rửa tiền.
Chiếc xích lô dừng lại trước cửa toà nhà to lớn với đủ ánh đèn màu nhấp nháy.
Cậu bước xuống trả tiền xe xách theo 1 vali bước vào thì 1 tên ngoại quốc gác cổng liền đưa tay ra chắn:
- Where do you go? (Đi đâu đây?)
- I wanna see your boss. You say that I’m Mr. Dang! (Tôi muốn gặp ông chủ của mấy người. Cứ nói là cậu Đăng)!
Sau câu nói ấy, tên ngoại quốc quay người đi vào trong, 1 lúc sau đó hắn trở ra nhìn cậu nói:
- Come in! (Vào đi)
Nói rồi, hắn cũng đi vào dẫn đường, cậu cũng liền theo sau.
Bên trong toà nhà lúc này là cảnh tượng sầm uất náo nhiệt.
Người ở đây đại đa số đều là giới thượng lưu, kẻ có tiền và quan tướng của đế quốc Mỹ.
Bọn họ trò chuyện với nhau bởi đủ thứ tiếng tạo nên những âm thanh tạm nham nghe đến inh tai.
Lúc này, tên ngoại quốc kia dẫn cậu đi vào 1 căn phòng, mà người ngồi trong đấy nghiễm nhiên là kẻ đã đến nhà cậu bữa qua và giao hẹn.
Cậu Đăng cũng chẳng muốn nán lại ở nơi này lâu làm gì, liền xách vali nhỏ đi lại phía tên đấy rồi đặt nó lên bàn mà nói:
- 500 lượng vàng tôi đã quy đủ ra tiền mặt, không thiếu 1 đồng, giờ thì thả người được chưa?
Tên kia nghe vậy lại cười cợt nhả:
- Xem ra cô Đoan cũng không phải nói khoác, cậu Đăng đây quả nhiên nhiều tiền. Tôi còn nghe nói, gia tiên của cậu năm xưa lại là quan thần trong triều đại vua chúa cuối cùng, xem ra của cải để lại dùng mấy đời không hết.
- Đừng nói nhiều lời nữa, tiền đã đem đến đủ thì mau thả người đi.
- Cậu Đăng cứ bình tĩnh, chúng tôi còn phải đếm lại nữa chứ. Yên tâm, nếu đủ chúng tôi nhất định sẽ thả người. Đế quốc của chúng tôi rất biết giữ lời hứa.
Nghe vậy, cậu lại khẽ cười khẩy 1 cái:
- Đế quốc của chúng tôi? Nếu tôi không nhầm thì anh là người gốc Việt, nói vậy xem ra cũng chỉ là 1 kẻ bán nước cầu vinh.
- Cậu Đăng quá lời rồi. Ông cha có nói kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt, thời buổi này chẳng bao lâu nữa rồi cũng chịu sự chi phối của đế quốc Mỹ thôi. Tất nhiên kẻ nào mạnh thì ta theo kẻ đó.
- Hay cho câu kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt. Nghe nói vừa qua đế quốc của các anh đưa máy bay thả bom vào khu vực miền Bắc hòng phá huỷ nhưng lại bị quân Cộng Sản bắn hạ hơn 300 chiếc , nghĩ xem ai mới là kẻ nên thức thời?
- 30 vẫn chưa phải là Tết, thắng thua giờ này không nói trước được đâu.
Cậu Đăng nghe vậy khẽ mỉm cười rồi gật đầu:
- Được, tôi cũng muốn để cho anh có 1 giấc mơ cho trọn vẹn vậy.
Tên kia không đối đáp lại được, nét giận hiện rõ trên gương mặt mà gằn lên:
- Hôm nay cậu Đăng đến muốn đón người, vậy chúng ta không nên bàn chuyện không liên quan nữa. Thế nên mời cậu ra ngoài chờ, khi đếm đủ số tiền tôi sẽ cho người ra.
- Vậy cũng tốt, tôi cũng không muốn ở nơi này quá lâu, cảm thấy không khí có chút ô nhiễm. Tôi ra ngoài đợi, hy vọng đế quốc của anh không làm tôi thất vọng.
Nói rồi, cậu cũng quay người trở ra ngoài, đứng trước cổng của Đại Thế Giới, cậu đưa đôi mắt nhìn đường phố ở nơi đây, thoáng qua trong ánh mắt ai cũng nghĩ nơi đây sầm uất và nhộn nhịp, nhưng nó vốn dĩ chỉ là vỏ bọc bên ngoài do đám đu bám giặc nguỵ tạo dựng nên, còn dân đen vẫn lầm than khốn khổ vô cùng.
Bầu trời vào thời điểm này lúc nào cũng mơ hồ phủ 1 lớp khói xám của bom mìn, cậu linh tính rằng chẳng bao lâu nữa chiến tranh sẽ xảy ra, máu đổ người ngã xuống, hoà bình trở thành nỗi khát vọng lớn lao.
Đang mải miết theo đuổi tâm tư của mình, thì 1 giọng nói vang lên:
- Cậu Đăng!
Cậu quay người nhìn lại, mợ ba được 1 tên ngoại quốc đưa ra, hắn sau đấy cũng đẩy mạnh mợ lại phía cậu mà chửi thề vài câu.
Cậu lúc này đỡ lấy mợ ta, nhìn từ trên xuống cả người đều là vết bị đánh đập, cậu nhẹ giọng hỏi:
- Không sao chứ?
Mợ Đoan gương mặt nhiều vết thâm tím mếu máo nói:
- Cậu Đăng, chúng nó đánh em....!
Cậu lúc này thở dài 1 cái, sau đấy rút trong túi ra 1 khoản tiền nhỏ rồi đặt vào tay mợ:
- Đoan, mợ gả vào nhà tôi thực ra cũng là bất đắc dĩ, giờ nợ tôi đã trả hết rồi, chỗ này còn 1 khoản tiền nhỏ mợ cầm lấy rồi trở về tự lo cho cuộc sống sau này. Từ giờ, giữa chúng ta không còn bất cứ mối quan hệ nào nữa!
Nghe thế, mợ ba liền hốt hoảng túm lấy tay cậu:
- Cậu Đăng, cậu đuổi em đi sao? Em xin cậu, cậu đừng đuổi em, em hứa sẽ không chơi bài nữa!
- Mợ Đoan, để trả được số nợ cho mợ, tôi đã phải bán hết cả gia tài mà ông ngoại để lại, giờ tôi không còn gì cả, mợ theo tôi tôi cũng không lo nổi đâu. Giờ mợ cầm số tiền này trở về, hi vọng mợ có thể thay đổi sử dụng nó đúng nghĩa.
Nói rồi, cậu liền đưa tay vẫy 1 chiếc xích lô đi lại, sau đó lại nhìn mợ nói tiếp:
- Mợ gả cho tôi ngần ấy thời gian, tôi cũng chưa lo gì cho mợ, đây việc duy nhất tôi có thể làm, như vậy xem ra chúng ta đã không còn ai nợ ai nữa, từ giờ hãy sống tốt. Mau lên xe ngồi đi!
Mợ ba nghe vậy gương mặt mếu máo nhìn cậu, 2 hàng nước mắt chảy dài ra:
- Cậu Đăng....em xin lỗi....và cảm ơn cậu rất nhiều!
- Được rồi, đừng nói nữa, hãy mau lên xe đi!
Nghe thế, mợ ta có phần luyến tiếc nhìn cậu nhưng rồi cũng trèo lên xe ngồi.
Khi chiếc xe rời đi, cậu nhìn theo đến khuất rồi cũng mới gọi 1 chiếc xe khác để trở về nhà.
Vừa về đến cổng, đã thấy ông bà Phú Huế ở ngay đấy, cậu liền vội đi lại:
- Thầy, bu!
Ông Phú nghe thế quay ngừoi lại nói:
- Đăng à, thầy cũng nghe chuyện nhà con rồi, bây giờ sự tình đã thế này, cái Hiền từ qua đến giờ cứ như người mất hồn, nói nói cười cười chẳng tỉnh táo gì, nhà con lại xảy ra chuyện, thôi thì thầy bu sang đón nó về để tiện chăm sóc, đỡ phiền cho con.
Cậu nghe vậy khẽ cúi đầu 1 cái:
- Cảm ơn thầy bu đã hiểu cho con!
Ông Phú đặt tay lên vai cậu vỗ vài cái:
- Cố gắng lên, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi. Nếu cần gì thì cứ nói với thầy, thầy sẽ giúp.
- Dạ! Con cảm ơn!
Cùng lúc đó, con Mướt cũng dẫn mợ cả đi ra ngoài, mợ tư cùng bà Tú Liên cũng trở ra sau.
Khi bọn họ chào hỏi nhau để từ biệt, chuẩn bị quay đi, thì lúc này 1 bóng người xuất hiện bước đến:
- Ai da, cảnh tượng gì thế này, thật khiến người ta cảm thấy hả dạ mà
Chap 32
Mọi người cùng hướng về nơi phát ra âm thanh đó, ai cũng có chút bất ngờ khi nhìn thấy mợ hai ăn mặc bóng lộn đứng ở đây, cậu Đăng cũng khẽ nhíu mày:
- Yên, mợ đến đây làm gì?
Mợ ta đỏng đảnh đi lại, nét mặt đắc ý mà nói:
- Còn để làm gì nữa, tất nhiên là đến xem trên dưới nhà Trịnh mấy người lần lượt khăn gói đi khỏi đây chứ sao? Lúc đó, mấy người đuổi con này đi, giờ thì được nếm cảm giác của con này rồi chứ.
- Hôm nay tôi không thời gian để đôi co với mợ, nếu không có chuyện gì thì đường mợ, mợ cứ đi, đừng làm phiền đến gia đình tôi.
Nghe thế, mợ ta liền tiến sát lại, có lẽ vẫn còn ôm ấm ức chuyện cũ nên tức giận mà nói:
- Cậu Đăng, cậu ra vẻ cái gì? Giờ cậu có còn là cậu ấm nhà giàu nữa đâu. Đến cái nhà cũ rích này còn phải bán đi thì mấy chốc phải ra đường ở đây. Lúc đó, cậu vô duyên vô cớ đuổi con này đi, giờ xem ra cũng là quả báo thôi.
Cậu Đăng khẽ nhíu mày 1 cái, có phần khó chịu khi mợ hai cứ cố gắng kiếm chuyện:
- Mợ hai, nếu không phải mợ mưu hại đổ tội cho Diệp, lại còn làm mấy trò ma quỷ tà thuật vớ vẩn đấy, thì tôi có đụng đến mợ không?
- Này, nói cho mà biết nhé, cái đó không phải của con này đâu, nó là.....
Còn chưa kịp nói ra thì Diệp đã liền lên tiếng chen vào:
- Mợ hai, chuyện đã qua mọi người không còn muốn nhắc đến nữa, mợ lại nhất quyết muốn khơi lại, hay là muốn tôi nói thẳng ra lần đó người đẩy tôi ngã xuống núi suýt chút nữa thì mất mạng là do mợ sao?
Vừa nghe thế, cậu Đăng liền sửng sốt:
- Diệp, em nói cái gì?
- Hôm đó em muốn đi đến thượng nguồn lấy nước cho cậu, khi leo lên được đỉnh núi thì bất ngờ bị 1 người khác đẩy ngã xuống, hắn ta cứ nghĩ rằng em rơi xuống đó sẽ chắc chắn chết nên trước đó đã nói với em là do mợ hai mướn hắn làm vậy. Thật may, em không những không chết, còn trở về khiến mợ ta lo sợ nên mới vội vàng lên kế hoạch để đổ tội cho em.
Nghe vậy, mợ ta liền chỉ tay vào mặt Diệp mà gắt lên:
- Nói láo, hình nhân thế mạng đó là do mày cùng mợ cả mưu đồ đổ tội cho tao.
Người ở làng bắt đầu chú ý đến bọn họ, kéo nhau xúm lại nhìn chằm chằm.
Cậu Đăng lúc này nét mặt hiện rõ 1 sự tức giận, liền túm lấy tay mợ ta siết chặt lấy rồi gằn giọng:
- Có đúng là mợ đã mướn ngừoi hại Diệp không?
Mợ hai nhìn dáng vẻ của cậu bỗng nhiên có chút ớn lạnh, nhưng lại nghĩ cậu chẳng còn gì nên vẫn mạnh miệng nghênh mặt lên:
- Phải đấy thì sao nào?
Cậu vừa nghe thế, cảm giác trong người lửa giận nổi bừng lên, cứ nghĩ cậu sẽ làm gì mợ hai, nhưng 1 lúc sau đó lại chỉ thẳng tay đẩy mợ ra rồi lạnh giọng nói:
- Mợ tốt nhất nên biến khỏi đây trước khi tôi lôi cổ mợ đi!
- Hừ, cậu nghĩ con này sợ chắc, cậu tưởng cậu còn cái uy để doạ người à. Thế để con này nói cho rõ này!
Nói đến đó, mợ ta chỉ tay về phía mợ cả, nét mặt hả dạ mà nói:
- Nói để cái làng này biết luôn, mợ cả của cậu Đăng, hay là con gái nhà ông bà bá hộ đây, đã ăn nằm với bao nhiêu gã đàn ông rồi, mọi người có biết không?
Vừa nghe thế, cậu Đăng liền quát:
- Yên, mợ nói cái gì thế?!
- Thôi đi, còn định giấu đến khi nào. Để con này lật bài ngửa luôn nhé.
Nói đến đó, mợ ta hạ nhỏ giọng, nét mặt thoả mãn mà nói:
- Là con này đã mướn người hiếp mợ ta đấy, xong rồi đổ lên đầu mợ tư, để cho 2 đứa nó đánh nhau, con này ở ngoài được xem kịch hay. Giống như lần đó, chúng nó đã làm vậy với con này đấy.
Cậu Đăng không còn giữ bình tĩnh nữa liền túm lấy vai mợ ta siết chặt lại:
- Rốt cuộc mợ có còn là con người không? Sao lại có thể tàn nhẫn làm ra chuyện mất nhân tính như vậy?
Mợ ta cũng chẳng kiêng dè gì nữa liền vùng vằng hắt tay cậu ra rồi gào lên:
- Thế lúc chúng nó làm vậy với con này, chúng nó có còn là con người không? Phải, là tôi đã mướn người hại mợ tư đấy, nhưng đúng số mợ ta mệnh lớn, không chết mà còn trở về hại lại con này, tất nhiên con này sẽ không chịu ngồi không rồi.
Nghe thế, Diệp vốn định bước tới nói gì đó, nhưng lúc này, bỗng 1 bóng người vụt qua rất nhanh, lao thẳng về phía mợ hai.
Nhanh đến mức mọi người không kịp hiểu chuyện gì, chỉ thấy sau đó mợ hai trợn mắt lên, ông Phú cũng vội đi đến:
- Hiền, con làm gì thế.
Ngay sau đó, ông liền kéo mợ cả lại, lúc này mọi người mới kinh hãi phát hiện, giữa ngực mợ hai là 1 cây kéo găm thẳng vào, máu theo đường đấy chảy da thấm vào áo đỏ sẫm.
Diệp kinh hãi cứng cả chân tay, nhìn mợ hai cứ từ từ ngã gục xuống, bà con làng xóm quanh đấy tá hoả tản ra mà hét lên, còn mợ cả lúc này lại cứ thế chỉ tay vào mợ hai cười điên dại.
Mọi người quanh đấy sợ hãi, chẳng ai dám lại gần, cậu Đăng lúc này mới tiến đến ngồi xuống bên cạnh, nhìn mợ cũng có chút thương cảm mà nói:
- Yên, mợ thấy vui không khi cứ phải tính kế nhau như vậy? Rốt cuộc đổi lại được gì? Mợ hại Hiền, hại Diệp, rồi đến bây giờ mợ như thế này, có thoả mãn không?
Mợ ta sắc mặt đã tái nhợt đi, bờ môi run rẩy mà mấp máy:
- Con...con này....đã không....ăn được....thì sẽ nhất định....phải đạp đổ!
Nói xong được câu đấy, mợ ta cũng trừng mắt như vậy mà nằm im lặng mãi.
Cậu Đăng nhìn vậy chỉ khẽ thở dài 1 cái rồi đưa bàn tay lên vuốt mắt mợ ta xuống.
- Haha, cho mày chết, đáng đời, đồ quái thai, chết đi, haha!
Tiếng cười nói điên dại vang lên, cậu Đăng khẽ ngước mặt nhìn mợ cả đứng đấy, đầu tóc chải gọn tươm tuốt, quần áo bóng lộn khí khái nhưng gương mặt lại điên dại đến đáng thương.
Cảnh tượng ấy thật khiến người khác cảm thấy đau lòng.
Sau khi cho người đưa mợ hai đi chôn cất cẩn thận, về phần mợ cả tâm trí cũng không được bình thường, lại có ông bà Phú Huế lo nên vụ việc cũng không được làm lớn.
Cậu Đăng lúc này ngồi ở trong nhà, trước mặt là đám gia nô đang xếp hàng đứng đấy, đứa nào đứa nấy sắc mặt ỉu xìu.
Cậu Đăng cầm lấy 1 túi tiền nhỏ đã chuẩn bị sẵn rồi đưa về phía con Sen:
- Sen, đây là của con, cầm lấy!
Con Sen có vẻ chần chừ nhưng rồi cũng đưa tay ra nhận:
- Cậu chủ, cậu thực sự không cần con hầu hạ sao?
- Giờ cái nhà này bán rồi, cậu tính mua 1 căn nhà nhỏ đủ 3 người ở thôi, cũng không cần người hầu kẻ hạ làm gì, cậu lúc này không còn đủ khả năng để lo cho mấy đứa nữa rồi. Số tiền này cầm lấy về quê, muốn làm gì thì làm.
Nói rồi, cậu lại lấy 1 túi khác đưa về hướng thằng Cuội:
- Cuội, còn đây là của con!
Thường ngày thằng Cuội láu cá, nhưng lúc này nó lại mếu máo rưng rưng nước mắt:
- Cậu chủ, cậu cho con theo hầu cậu mợ và bà chủ đi, con không cần cậu trả lương, chỉ cần 1 chỗ nhỏ để ngủ, cơm ngày 2 bữa thôi cũng được, con không ăn nhiều đâu.
- Cái thằng này!
Nói thế nhưng cậu vẫn cầm lấy tay nó đặt túi tiền vào rồi nói:
- Cầm lấy, chỗ này đủ để cho con mua 1 ngôi nhà nhỏ để sinh sống đấy.
Thằng Cuội lúc này khóc tu tu, nó đưa tay quẹt ngang mặt rồi nói:
- Từ nhỏ con đã theo hầu ông bà và cậu, con xem mọi người là người thân của mình, giờ cậu bảo con đi, con biết đi đâu.
- Cuội, thời buổi bây giờ loạn lạc, chiến tranh không biết khi nào sẽ xảy ra, cậu bây giờ cũng chỉ có thể lo cho bà và mợ tư thôi. căn nhà này cũng vậy, to lớn thế nhưng không biết khi nào thì bị vùi dưới bom mìn, thế nên khi nó còn giá trị bán nó đi cũng là tốt. Con cầm số tiền này đo đâu đó mà sống, rồi kiếm lấy 1 cô vợ để đỡ đần lẫn nhau.
- Cậu chủ....!
- Được rồi, đừng khóc nữa. Nước mắt đàn ông là vàng, khóc cha, khóc mẹ, khóc vợ, khóc con chứ đừng khóc vì những điều như này. Con rời xa nơi này, sẽ có 1 tương lai khác tốt hơn, nhưng nhớ là bỏi cái tính lanh chanh đi.
Thằng Cuội nghe thế lại càng khóc lớn hơn, kéo theo cả đám gia nô kia cũng không kìm được nước mắt.
Cậu Đăng nhìn chúng nó cũng cay sống mũi, đôi đồng tử đỏ ngàu đang cố kìm nén xuống những dòng lệ muốn trực rơi ra.
- Mấy đứa có thôi đi không, ngày này sớm muộn gì chẳng xảy ra. Lại đây, cậu đã đều chuẩn bị cho mỗi đứa 1 phần rồi, cầm lấy nó để tìm cuộc sống tốt hơn, nghe chưa!
Chúng nó mếu máo gật đầu, nhận tiền xong rồi cũng lủi thủi đi về phòng để dọn dẹp lại đồ đoàn của mình mà chuẩn bị rời đi.
Diệp lúc này đi vào, thấy cậu thẫn thờ đưa mắt nhìn xung quanh, mợ hiểu cậu cũng cảm thấy đau lòng và tiếc nuối khi phải rời ra nơi này, rời xa những người đã tưởng là thân thiết bao lâu.
Mợ tiến lại, ngồi xuống trước mặt cậy, bàn tay nhẹ nhàng đặt lên tay cậu mà nói:
- Cậu Đăng, cậu vẫn còn có em nữa!
Cậu nghe vậy lại kéo mợ vào lòng, vòng tay siết chặt lấy mợ như sợ vuột mất:
- Diệp, giờ tôi chỉ còn em và bu, tôi nhất định sẽ lo tốt cho cuộc sống của 2 người.
Mợ vòng tay ôm lấy cậu, khẽ gật đầu:
- Em biết cậu sẽ làm được!
Sau hôm đó, đám gia nô cũng chia mỗi hướng mà rời đi, chì có con Sen với thằng Cuội hỗ trợ giúp cậu chuyển đồ sang nơi ở mới sau đó cũng mới chia tay mỗi người mỗi ngả.
- Cậu Đăng, cậu nhìn thế nào?
Diệp kéo cậu đi vào phòng chỉ trỏ, cậu chỉ khẽ cười rồi gật 1 cái:
- Em cứ ưng là được!
Nghe thế, mợ lại kéo cậu sang phòng khác:
- Còn đây là phòng của bu nè cậu, em sắp xếp để phòng bu có cửa số hướng ra phía Nam, mùa hè gió mát còn mua đông thì không sợ lạnh.
Nói rồi, mợ lại kéo cậu đi tiếp:
- Đây là phòng nhỏ nhất nên em để làm phòng thờ gia tiên, cái bàn ở nhà cũ lớn quá nên em bán đi mua 1 cái bàn nhỏ hơn, bày vừa đủ đồ là được. Còn nữa!
Mợ định kéo cậu đi, nhưng cậu lúc này lại giữa mợ lại, cầm lấy tay mợ mà nói:
- Không cần đưa tôi đi xem nữa, em làm gì tôi đều ưng hết.
- Cậu chủ, em tính rồi, bà Năm ở đầu làng có mở 1 tiệm may nhỏ, em tính ra đo xin bà cho vừa học vừa làm, có thể tiền công không cao nhưng đỡ được đâu hay đó.
- Diệp, vậy uỷ khuất cho em quá. Em gả cho tôi dù là bây giờ hay là lúc trước, vẫn chưa ngày nào em được sống sung túc cả, tôi thật sự thấy có lỗi.
- Cậu đừng nói như vậy, với em giàu có hay nghèo khổ đều không quan trọng bằng cậu.
Cậu nghe vậy khẽ mỉm cười, sau đó đưa tay xoa đầu mợ:
- Tôi cũng đã nói chuyện với thầy Bảo rồi, thầy ấy nói đợt này học sinh nhiều, thế nên đồng ý để tôi đến dạy học cho bọn trẻ. Ngày 2 buổi sáng và chiều!
- Vậy thì tốt quá, em cứ lo cậu kiếm việc gì nặng nhọc quá sức.
- Việc nặng tôi cũng sẽ làm, chỉ cần có thể lo được cho 2 người tôi đều làm hết.
Những ngày sau đó, bọn họ sống trong 1 sự yên bình đúng nghĩa, cho đến khi....
Cậu Đăng vừa đi dạy về trưa, bước vào nhà đã ngửi thấy mùi thức ăn thơm lừng:
- Vừa về đến nhà là đã thấy đói rồi!
Diệp lúc này từ dưới bếp bưng lên 1 chén canh đặt xuống bàn ăn đã đầy đủ rồi cười:
- Cậu về rồi, mau ngồi xuống đi, để em vào gọi bu rồi chúng ta ăn luôn!
Nói rồi, Diệp liền quay người chạy vào, sau đó cùng bà cả đi ra ngoài.
Cả ba vừa mới ngồi xuống, cầm đũa thì chợt 1 âm thanh inh tai vang lên.
“ĐOÀNG! ĐOÀNG!”
Tiếng súng nổ khiến mọi người hoảng sợ, bên ngoài bắt đầu là những âm thanh la hét, chạy toán loạn:
- Chạy đi bà con ơi, chạy mau đi, bọn giặc Mỹ nó tới rồi!
“ĐOÀNG! ĐOÀNG!”
2 tiếng súng tiếp theo vang lên, cậu Đăng vội đứng dậy mà nói:
- 2 người ở trong này, không được ra ngoài!
Nói rồi, cậu liền quAy ngừoi đi thẳng ra ngoài, Diệp lo lắng nói với theo:
- Cậu Đăng, cẩn thận đấy!
Bà cả thấy thế cũng lo lắng:
- Đăng, kệ chúng nó, vào nhà đi con!
Cậu Đăng lúc này đi ra ngoài, nhìn cảnh tượng trước mắt không khỏi ngỡ ngàng.
Giặc mỹ tay súng tay đấm, lao vào cướp bóc tiền của của bà con, nhưng âm thanh la hét ai oán, thế mà chúng nó vẫn ngông cuồng làm càn.
- - Don't run, stop! (Không được chạy, đứng yên!)
- - I will shoot anyone who runs! (Đứa nào chạy, tao bắn bỏ)
Lời đe doạ của bọn chúng kèm theo tiếng súng nổ, bà con kéo nhau bỏ chạy liền bị chúng thẳng tay bắn không do dự.
1 tên trong đấy ngang nhiên giữa ban ngày ban mặt, túm lấy 1 cô gái xé toạc quần áo ra rồi xô ngã xuống đất, hắn muốn giữa thanh thiên bạch nhật làm cái trò đồi bại, đúng là đáng căm hận.
Cậu Đăng không chịu được liền lao đến đấm thẳng vào mặt tên đó khiến hắn ngã văn ra, sau đấy quay sang nhìn cô gái kia mà nói:
- Mau chạy đi!
Cô gái vội vàng kéo lại quần áo của mình rồi bỏ chạy, ngay lúc đó, nòng súng liền chĩa thẳng vào đầu cậu.
Ấy vậy mà cậu vẫn trừng mắt nhìn chúng nó mà nói:
- This is Vietnamese teritory, Do you darento do an assault here? (Đây là lãnh thổ của Việt Nam, đám giặc chúng mà lại dám ở đây làm càn sao?)
Nghe thế, 1 tên có vẻ là đội trưởng có đám giặc liền đi lại khẽ nhíu mày nói:
- Who are you? (Mày là thằng nào?)
- I am just a Vietnamese son, and you offend my eyes! (Tao là 1 người con Việt Nam, và chướng mắt đám giặc ngông cuồng chúng mày)
Nghe vậy, tên kia liền nhăn mặt cau có:
- Fuck you! (Mẹ kiếp thằng này)!
Nói rồi, tên đấy đưa tay lên định ra hiệu cho nổ súng, nhưng lúc này bỗng 1 giọng nói vang lên:
- Stop! (Khoan đã)
Tất cả tập trung về nơi hướng ra âm thanh, đám giặc Mỹ cũng hạ súng xuống, sau đó đứng gọn lại cho 1 bóng người từ sau bước đến trước mặt cậu, cười 1 nụ cười cợt nhà mà nói:
- Cậu Đăng, cậu vẫn khoẻ chứ?
Bình luận facebook