Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ngoại Truyện 1
Ngoại truyện 1
2 năm sau.
Trước cổng trường Tiểu học AZ, Diệp đi 1 chiếc xe đạp dựng gọn vào vỉa hè rồi vội vàng vào trong, đi thẳng đến lớp học ở ngay tầng 1.
Vừa tới trước cửa, đã nhìn thấy cu Hạo và cái Niệm đứng ngay ở góc lớp, nhìn thấy mợ, 2 đứa nhỏ liền cúi gầm mặt xuống.
Diệp thấy vậy mới nhìn vào bên trong, ái ngại gật đầu chào cô giáo 1 cái, sau đấy cô cũng đi ra:
- Mẹ của Hạo và Niệm đến rồi à?
- Dạ, chào cô. Không biết 2 cháu nhà em đã làm gì vậy cô?
Cô giáo nghe thế thở dài 1 cái:
- Thực sự cô cũng không biết nói thế nào, mới sáng sớm 2 con đến lớp, không hiểu có khúc mắc gì mà cả 2 lao vào đánh bạn Bách.
Nói đến đó, cô quay người chỉ vào 1 đứa bé ngồi gần đấy, mặt mũi trớt trát, sưng đỏ rồi lại nhìn Diệp nói tiếp:
- Cô hỏi 2 em vì sao đánh bạn thì 2 em nhất quyết không nói, mà hỏi bạn Bách thì bạn ấy chỉ bảo là do 2 em ganh tỵ nên bắt nạt.
Diệp nghe vậy, có chút ái ngại nhìn cô, rồi đi lại gần 2 đứa nhỏ mà hỏi:
- Hạo, Niệm! Sao 2 con lại đánh bạn?
Cu Hạo lúc này nhìn lên mợ, định nói gì đấy nhưng sau đó lại cúi gầm mặt xuống, còn cái Niệm điệu bộ vẫn còn hậm hực lắm.
Diệp thấy thế mới ngồi xuống nhìn cái Niệm:
- Niệm, con nói cho bu biết vì sao con và anh Hạo lại đánh bạn?
Cái Niệm bặm môi không trả lời, Diệp lại lên tiếng:
- Niệm, con nói sẽ không làm bu phải buồn nữa mà, vậy con đang làm gì đây?
Nghe thế, cái Niệm mới mếu máo mà nói:
- Thưa bu, là do bạn ấy trước. Bạn nói con và anh Hạo là loại không có cha. Nhưng con nói, thầy là quân giải phóng mà bạn không tin, còn bảo nhà bạn ấy cũng có chú là quân giải phóng, được tặng huy chương và bằng danh hiệu, mà sao thầy không có. Bạn bảo thầy chết rồi, là con nói điêu, không ai dạy nên nói khoác......thế nên....con mới đấm bạn 1 cái.
Mợ nghe vậy, trong lòng bỗng sững lại, 2 hốc mắt cũng đã muốn lưng tròng nước. Diệp cố giấu xuống cảm xúc của mình rồi nhìn sang cu Hạo:
- Hạo, vậy con cũng hùa với em đánh bạn sao?
Thằng bé nghe vậy lắc đầu:
- Là bạn ấy đánh lại em, nên con mới đánh bạn!
Diệp nhìn 2 đứa con của mình mà lòng nặng trĩu, vừa đáng giận nhưng nhiều hơn vẫn là đáng thương.
Mợ đứng dậy quay sang cô giáo, định nói gì đó thì lúc này 1 giọng nói khác vang lên chanh chua:
- Trời ơi, con tôi đâu, nó làm sao?
Nghe vậy, Diệp quay người lại, liền thấy 1 người phụ nữ dáng người to ục ịch, gương mặt có đôi nét dữ dằn, qua khẩu ngữ mà cô ta nói, Diệp cũng mơ hồ hiểu được người phụ nữ này có lẽ là phụ huynh của đứa trẻ bị đánh kia.
Diệp lịch sự khẽ gật đầu chào 1 cái, cô ta cũng chẳng đoái hoài gì liền xồng xộc đi lại chỗ con mình rồi cáu lên:
- Trời ạ, đánh thằng nhỏ ra thế này, là con nhà ai thế?
Diệp nghe vậy mới lại gần cô ta, hạ giọng nói:
- Chào chị, tôi là phụ huynh của 2 cháu nhỏ đã đánh con nhà chị. Trước hết, 2 cháu còn nhỏ lại do tôi dạy bảo chưa nghiêm, nên tôi thay mặt 2 con xin lỗi chị và cháu. Chị xem nếu cháu có tổn thất nào, tỗi sẽ chịu toàn bộ chi phí thuốc men, hi vọng chị người lớn có thể rộng lượng bỏ qua cho 2 đứa nhỏ nhà tôi!
Cô ta lúc này mới nhìn lên mợ, sau lại nhìn về hướng cu Hạo với cái Niệm, rồi lại cười khẩy 1 cái:
- Tưởng ai, chứ hoá ra 2 đứa này là biết rồi, không cha, nhà không người dạy thì chỉ có thế thôi.
Diệp nghe vậy có chút điếng người nhưng vẫn cúi đầu 1 cái:
- Thật xin lỗi chị!
- Xin cái gì mà xin, làm con người ta ra nông nỗi này rồi xin cái là xong à?
- Tôi sẽ bồi thường tiền thuốc men cho cháu, chị xem bao nhiêu cứ nói tôi.
- 80 đồng!
Nghe thế, Diệp cũng có chút sững lại, mợ cảm thấy số tiền đó quá lớn so với việc mua thuốc men cho đứa bé, nhưng Diệp cũng không nói qua nói lại gì, chỉ lặng lẽ lấy trong túi ra vài xấp tiền giấy lẻ cùng đồng xu, đếm cho đến khi đủ thì cũng chỉ còn dư lại vài đồng, mợ cất vào rồi đưa số tiền kia cho cô ta:
- Tôi gửi chị, nhờ chị mua thuốc men cho cháu giúp tôi!
Cô ta giật lấy xấp tiền trên tay Diệp, sau đấy cũng không nói gì dẫn con của mình đi ra ngoài, lúc ngang qua cô giáo chỉ hời hợt nói:
- Hôm nay cho cháu nghỉ!
Có giáo nghe vậy chỉ biết thở dài lắc đầu, rồi hướng đến Diệp nói:
- Thực ra thằng bé cũng không bị gì nghiêm trọng, chỉ ngoài da, 80 đồng là quá nhiều.
Diệp nghe thế chỉ cười khẽ:
- Con của họ, bị đau nhẹ là họ phải sót, cô ấy chỉ muốn công bằng cho con mình thôi. Hôm nay chuyện thế này rồi, tôi cũng muốn xin cô cho hai cháu nghỉ hôm nay, tôi về nhà sẽ dạy bảo lại cháu.
Cô giáo khẽ gật đầu 1 cái, Diệp cũng cầm tay 2 đứa nhỏ mà dắt đi ra ngoài cổng.
Cu Hạo lúc này đi bên cạnh mợ khẽ ngước mặt nhìn lên:
- Bu, đưa nhiều tiền thế, có phải hôm nay nhà chúng ta không có cơm ăn không?
Diệp dừng lại bên chiếc xe đạp của mình rồi nhìn xuống 2 con:
- Đừng lo, bu vẫn sẽ lo tốt cho 2 đứa!
Nghe vậy, cu Hạo lại quay sang cái Niệm gắt nhẹ:
- Tại em cả đấy, anh đã bảo kệ cậu ta đi nhưng em không nghe!
Cái Niệm cũng chẳng vừa liền cáu lại:
- Nhưng cậu ta nói thầy mình như vậy mà anh nghe được à? Em đấm cậu ta 1 cái là còn nhẹ đấy, cái đồ béo ú lại còn xấu tính!
- Nếu không phải tại em thì bu cũng không phải mất nhiều tiền như vậy, giờ nhà chúng ta không còn cơm mà ăn này.
- Sao lại tại em, anh Hạo cũng đánh cậu ta mà!
Thấy 2 đứa cãi nhau, Diệp ngồi xuống vòng tay ôm lấy rồi nói:
- Niệm, không được cãi lại anh! Con là con gái làm gì cũng đừng cộc cằn như vậy nữa. Ai lại không vừa ý liền đánh bạn trai như vậy, thế là tính xấu đấy. Nếu bạn nói gì không đúng thì con cứ mách cô để cô phạt bạn ấy, không được đánh bạn nhớ chưa?
Cái Niệm nghe vậy chỉ uỷ khuất gật đầu 1 cái, mợ lại nhìn sang cu Hạo:
- Hạo nữa, con bảo vệ em là tốt, nhưng bây giờ các con còn quá nhỏ, đánh nhau là chuyện xấu. Lúc đó con nên gọi cô xử lý, hoặc kéo em ra chứ không nên hùa vào với em đánh bạn, nhớ chưa?
- Dạ, con biết rồi thưa bu!
Mợ khẽ cười 1 cái rồi đưa tay lên xoa đầu 2 đứa nhỏ:
- Còn nữa, các con không phải lo những chuyện khác, giờ 2 đứa chịu khó học hành, bu sẽ không để 2 đứa chịu thiệt đâu. Hôm nay chúng ta vẫn có cơm ăn, 2 đứa muốn ăn gì bu sẽ mua!
Vừa nghe thế, cái Niệm liền cười:
- Thật hả bu? Vậy con muốn ăn 1 cái đùi gà to!
Vừa nói xong, cu Hạo lại giật nhẹ tay cái Niệm như nhắc ý, Diệp thấy vậy chỉ mỉm cười rồi bế 2 đứa ngồi lên yên xe:
- Được rồi, lát nữa bu sẽ đi chợ mua 1 con gà, cả nhà chúng ta cùng ăn!
Nói rồi, mợ cũng ngồi lên xe, đạp chiếc xe theo dọc đường trở về nhà.
Về đến nơi, dựng chiếc xe đạp gọn 1 góc, bế 2 đứa xuống rồi đi vào nhà, vừa lúc đấy bà cả đi ra tay xách 1 cái làn nhìn mợ có chút giật mình nói:
- Sao lại cho 2 đứa về sớm thế?
- Ở trên trường có chút xích mích với bạn học nên con cho 2 đứa về!
Bà cả gật đầu 1 cái, định đi thì Diệp mới để ý mà nói:
- Bu định đi đâu vậy?
- À, bu ra chợ mua mấy thứ ấy mà!
Diệp nghe vậy nhìn xuống chiếc làn, mợ thấy trong đó là 1 bó hương với chút tiền vàng, lại lên tiếng hỏi:
- Bu mang vàng hương đi làm gì ạ? Hôm nay đâu phải ngày rằm đâu.
Bà cả bị hỏi vậy có chút ấp úng:
- À....bu....bu tiện qua chùa nên muốn ghé vào đó 1 tí....!
Thấy điệu bộ của bà như vậy, Diệp sinh nghi:
- Bu, bu nói thật với con đi, bu định đi đâu?
Bà cả ậm ừ 1 hồi, biết không thể nói dối nữa, nét mặt cũng rũ xuống:
- Diệp, con biết hôm nay là ngày gì không?
Diệp khẽ nhíu mày 1 cái:
- Là ngày gì thưa bu?
- Ngày giỗ thằng Đăng đấy!
Lời của bà nói chạm tới vết thương đã hoá sẹo của mợ, Diệp đôi mắt đỏ ngàu lên, cổ họng nghẹn đắt lại:
- Bu, sao bu lại nói thế? Anh ấy đã chết đâu mà có ngày giỗ!
Bà cả nước mắt rưng rưng nhìn mợ:
- Diệp, 2 năm rồi, con nên chấp nhận sự thật đi, nếu nó còn sống thì nó đã trở về rồi!
Lời nói của bà như lưỡi dao mổ xẻ vào tâm can mợ, suốt 2 năm qua, từ sau khi nhận được tờ giấy đó, mợ vẫn luôn dặn lòng chỉ là 1 sự nhầm lẫn, cậu vẫn sẽ trở về. Nhưng càng chờ, sự mong mỏi ấy càng chai sạn, lời của bà như chính những gì mợ đã suy nghĩ chỉ là bản thân đang cố chống chế lại nó.
Nước mắt đã chảy dài xuống, những cơn nấc nức nở kéo đến, Diệp có chút mất bình tĩnh mà gắt nhẹ:
- Sao đến ngay cả bu cũng nói như vậy? Anh ấy chưa chết mà tại sao bu cứ muốn điều đó xảy ra?!
Bà cả lúc này cũng không giấu nổi cảm xúc, nước mắt ào ra mà nặng lời hơn:
- Nhưng Diệp à, 2 năm rồi, 2 năm qua thằng Đăng nó lạnh lẽo, không hương không khói, người làm mẹ này làm sao mà chịu nổi. Con đau, bu cũng đau, bu là mẹ nó mà. Con không chấp nhận sự thật, chu cấp của Nhà nước con cũng từ chối, bu hiểu cảm xúc của con nên bu cũng không nói gì. Nhưng đã 2 năm rồi, nếu thằng Đăng đã chết vậy người làm mẹ này đến cuối đời cũng không thắp được cho nó 1 nén hương sao?
Diệp nhìn bà mà khóc nấc lên, những lời bà nói mợ hiểu rõ, chỉ là bản thân mợ sau ngần ấy thời gian vẫn chưa thể nào dũng cảm để chấp nhận được.
Mợ chẳng thể biết nên nói gì, chỉ quay người bỏ chạy ra ngoài, cơn gió mùa hạ năm nay đã chẳng còn dịu mát như ngày ấy, nó tát thẳng vào mặt cảm giác đau dát đến quặn lòng.
Thành phố sau 2 năm giải phóng cũng đã trở nên khác nhiều, trên nóc của những toà nhà lớn đã treo duy nhất 1 lá cờ đỏ sao vàng chói lọi, người dân ở đây vẫn thong thả tận hưởng khoảng thời gian 2 miền thống nhất.
Bầu trời những năm hoà bình mang 1 màu xanh nhẹ không khói lửa, nhưng sự hoà bình ấy đã được đổi bằng nhiều xương máu của những người quân nhân.
Ngày đất nước hoà bình, cuối cùng mợ cũng đã chờ được, nhưng chờ mãi lại chẳng thấy lời hẹn ước năm xưa đâu.
Trong lá thư ngày ấy, cậu đã nói “chỉ có hoà bình, mới có đoàn tụ” nhưng lý tưởng lớn đã thành hiện thực, còn nỗi niềm nhỏ bao giờ cậu mới cho.
Diệp lững thững đi trên vỉa hè của con phố, tính từ ngày ấy đến giờ cũng đã 7 năm rồi, mợ chờ đợi đến hồi trái tim cũng đã muốn héo úa, có phải hay chăng nên để bản thân mạnh mẽ hơn để chấp nhận mọi chuyện?
- Ê, này Tư, mày lại bê cho anh cái thùng kia lại đây!
Âm thanh lục đục của người bốc hàng vang lên bên tai, lúc đấy 1 giọng nói của phụ nữ:
- Này cái cậu Tư này trông nom cũng bảnh bao đẹp trai nhỉ, mỗi tội.....haizzzz.
Bà thở dài 1 cái rồi nói lớn:
- Này Tư, mày có để ý cô nào chưa? Không bằng về làm rể nhà bà!
Nghe thế, cậu con trang đang bê 1 cái thùng lớn, khập khễnh đi lại mà trả lời:
- Cảm ơn bà, nhưng con có người trong lòng rồi!
Chỉ 1 câu nói ấy, bỗng nhiên khiến trái tim Diệp có chút lỗi nhịp, mợ quay người nhìn lại, bóng lưng của cậu con trai khia bỗng chốc lại thấy quen mắt.
Không hiểu sao, cảm xúc của mợ khi nhìn thấy dáng người lại trở nên mất thăng bằng như vậy.
Diệp cứ đứng đấy nhìn, cho đến khi người con trai kia khẽ quay mặt, giấy phút ấy nước mắt cứ vô tư chảy dài xuống.
Gương mặt ấy ở dưới chiếc mũ vải xanh của quân nhân bị che khuất, nhưng mợ vẫn nhìn được đôi mắt năm xưa đó không thể lẫn đi đâu. Sống mũi vẫn vậy, bờ môi vẫn cảm nhận được hương vị đêm ấy, người mà suốt những năm tháng qua chờ đợi, 7 năm mong mỏi cũng là 7 năm nỗi nhớ đã chồng chất lên nhau, cuối cùng được đổi lại ngày nhìn thấy người thương của mình an yên đứng ngay trước mặt.
Diệp khẽ cười, nụ cười thấm đầy nước mắt, trong đấy là chất chứa những tủi nhục, những thương tổn, cả những điều giận hờn nhỏ bé, nhưng trên hết vẫn là 1 trời thương, thương cả đường đi, thương mọi ngã về, thương qua bao năm tháng, người đi qua bao vạn dặm, nỗi nhớ cao đến ngàn trượng vậy mà vẫn còn thương, thương đến dại khờ!
Diệp từng bước tiến lại gần dáng người đó, những giọt nước mắt nối tiếp nhau chảy dài xuống, thanh âm chất chứa nỗi khát vọng lớn lao, sự mong mỏi muốn được 1 lần gọi lên:
- Cậu Đăng!
Người đàn ông kia nghe vậy, hành động cũng chợt khựng lại, anh ta từ từ ngẩng đầu lên, trước mắt là hình dáng của 1 cô gái xinh đẹp dịu dàng mặc chiếc áo dài thướt tha với 2 hàng lệ đã ướt nhoè, dáng vẻ ấy thật khiến người ta đau lòng.
- Cô nhận nhầm người rồi!
Chỉ 1 câu ngắn ngủi ấy như 1 gáo nước lạnh dội thẳng xuống con tim vừa mới được hâm nóng.
Nụ cười ở trên môi cũng trở nên cứng ngắc lại, Diệp nức nở nói:
- Cậu Đăng, em là Diệp đây, là mợ tư của cậu!
Anh ta nghe vậy lại vẫn chỉ lạnh nhạt trả lời:
- Thật xin lỗi, tôi là Tư, tôi cũng không quen ai tên Diệp cả!
Mợ vội vàng túm lấy cánh tay cậu, nước mắt rơi lã chã xuống cánh tay rắn rỏi ấy mà gắt gao nói:
- Không đúng, cậu là Đăng, em không nhận nhầm người! 7 năm trước cậu ôm hoài bão mong 1 ngày đất nước độc lập, cậu đã tham gia giải phóng. Cậu còn nói, cậu đi để bảo vệ tương lai của chúng ta, chỉ khi đất nước hoà bình, chúng ta sẽ được đoàn tụ. Cậu Đăng, em đã chờ đợi cậu 7 năm rồi, chúng ta....về nhà được không?
1 người con gái mỏng manh ở trước mắt kể về cuộc tình 7 năm chờ đợi, dáng vẻ mong nhớ đến mức không cản nổi nước mắt ấy đều khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng thương cảm.
Anh ta ánh mắt bỗng đỏ hoe nhìn Diệp 1 hồi, sau sau đó vẫn khẳng khái gỡ tay mợ ra mà nói:
- Xin chia buồn về câu chuyện của cô, nhưng tôi....không phải là người cô đang chờ đợi!
Nói rồi, anh ta cũng đưa tay kéo chiếc mũ xuống lút mặt, rồi quay người từng chút khập khiễng đi lại phía 1 chiếc xe oto đã cũ kỹ mà mở cửa mà ngồi vào.
Diệp thấy vậy, vội vạy chạy tới đập cửa, mợ vừa khóc vừa nói:
- Cậu Đăng, chắc chắn là cậu mà...em không nhận nhầm! Cậu Đăng!
Ở bên trong xe, 1 người đàn ông lớn tuổi hơn có chút kỳ lạ nhìn Diệp qua cửa kính:
- Ai thế Tư?
Anh ta nghe vậy chỉ lắc đầu:
- Cô ấy nhận nhầm người thôi!
- Thế....đi được chưa?
Anh ta quay mặt nhìn ra phía cửa kính, gương mặt cô gái lấm lem nước mắt vẫn ở đấy không ngừng gọi tên, Tư khẽ quay mặt đi rồi gật đầu 1 cái.
Người đàn ông ở ghế bên cũng nổ máy rồi lái xe chạy đi thẳng.
Chiếc xe chạy đi, xô nhẹ thân hình nhỏ bé ngã xuống đường, mợ ngồi ở đấy nhìn theo con xe đã chạy xa tít mà khóc nấc lên, mái tóc theo gió khẽ thoáng bay, vương vài sợi lên giọt nước mắt níu lại nơi bờ má hồng:
- Cậu Đăng! Em không nhận nhầm mà! Rõ ràng là cậu.....tại sao.....cậu không nhận ra em!
2 năm sau.
Trước cổng trường Tiểu học AZ, Diệp đi 1 chiếc xe đạp dựng gọn vào vỉa hè rồi vội vàng vào trong, đi thẳng đến lớp học ở ngay tầng 1.
Vừa tới trước cửa, đã nhìn thấy cu Hạo và cái Niệm đứng ngay ở góc lớp, nhìn thấy mợ, 2 đứa nhỏ liền cúi gầm mặt xuống.
Diệp thấy vậy mới nhìn vào bên trong, ái ngại gật đầu chào cô giáo 1 cái, sau đấy cô cũng đi ra:
- Mẹ của Hạo và Niệm đến rồi à?
- Dạ, chào cô. Không biết 2 cháu nhà em đã làm gì vậy cô?
Cô giáo nghe thế thở dài 1 cái:
- Thực sự cô cũng không biết nói thế nào, mới sáng sớm 2 con đến lớp, không hiểu có khúc mắc gì mà cả 2 lao vào đánh bạn Bách.
Nói đến đó, cô quay người chỉ vào 1 đứa bé ngồi gần đấy, mặt mũi trớt trát, sưng đỏ rồi lại nhìn Diệp nói tiếp:
- Cô hỏi 2 em vì sao đánh bạn thì 2 em nhất quyết không nói, mà hỏi bạn Bách thì bạn ấy chỉ bảo là do 2 em ganh tỵ nên bắt nạt.
Diệp nghe vậy, có chút ái ngại nhìn cô, rồi đi lại gần 2 đứa nhỏ mà hỏi:
- Hạo, Niệm! Sao 2 con lại đánh bạn?
Cu Hạo lúc này nhìn lên mợ, định nói gì đấy nhưng sau đó lại cúi gầm mặt xuống, còn cái Niệm điệu bộ vẫn còn hậm hực lắm.
Diệp thấy thế mới ngồi xuống nhìn cái Niệm:
- Niệm, con nói cho bu biết vì sao con và anh Hạo lại đánh bạn?
Cái Niệm bặm môi không trả lời, Diệp lại lên tiếng:
- Niệm, con nói sẽ không làm bu phải buồn nữa mà, vậy con đang làm gì đây?
Nghe thế, cái Niệm mới mếu máo mà nói:
- Thưa bu, là do bạn ấy trước. Bạn nói con và anh Hạo là loại không có cha. Nhưng con nói, thầy là quân giải phóng mà bạn không tin, còn bảo nhà bạn ấy cũng có chú là quân giải phóng, được tặng huy chương và bằng danh hiệu, mà sao thầy không có. Bạn bảo thầy chết rồi, là con nói điêu, không ai dạy nên nói khoác......thế nên....con mới đấm bạn 1 cái.
Mợ nghe vậy, trong lòng bỗng sững lại, 2 hốc mắt cũng đã muốn lưng tròng nước. Diệp cố giấu xuống cảm xúc của mình rồi nhìn sang cu Hạo:
- Hạo, vậy con cũng hùa với em đánh bạn sao?
Thằng bé nghe vậy lắc đầu:
- Là bạn ấy đánh lại em, nên con mới đánh bạn!
Diệp nhìn 2 đứa con của mình mà lòng nặng trĩu, vừa đáng giận nhưng nhiều hơn vẫn là đáng thương.
Mợ đứng dậy quay sang cô giáo, định nói gì đó thì lúc này 1 giọng nói khác vang lên chanh chua:
- Trời ơi, con tôi đâu, nó làm sao?
Nghe vậy, Diệp quay người lại, liền thấy 1 người phụ nữ dáng người to ục ịch, gương mặt có đôi nét dữ dằn, qua khẩu ngữ mà cô ta nói, Diệp cũng mơ hồ hiểu được người phụ nữ này có lẽ là phụ huynh của đứa trẻ bị đánh kia.
Diệp lịch sự khẽ gật đầu chào 1 cái, cô ta cũng chẳng đoái hoài gì liền xồng xộc đi lại chỗ con mình rồi cáu lên:
- Trời ạ, đánh thằng nhỏ ra thế này, là con nhà ai thế?
Diệp nghe vậy mới lại gần cô ta, hạ giọng nói:
- Chào chị, tôi là phụ huynh của 2 cháu nhỏ đã đánh con nhà chị. Trước hết, 2 cháu còn nhỏ lại do tôi dạy bảo chưa nghiêm, nên tôi thay mặt 2 con xin lỗi chị và cháu. Chị xem nếu cháu có tổn thất nào, tỗi sẽ chịu toàn bộ chi phí thuốc men, hi vọng chị người lớn có thể rộng lượng bỏ qua cho 2 đứa nhỏ nhà tôi!
Cô ta lúc này mới nhìn lên mợ, sau lại nhìn về hướng cu Hạo với cái Niệm, rồi lại cười khẩy 1 cái:
- Tưởng ai, chứ hoá ra 2 đứa này là biết rồi, không cha, nhà không người dạy thì chỉ có thế thôi.
Diệp nghe vậy có chút điếng người nhưng vẫn cúi đầu 1 cái:
- Thật xin lỗi chị!
- Xin cái gì mà xin, làm con người ta ra nông nỗi này rồi xin cái là xong à?
- Tôi sẽ bồi thường tiền thuốc men cho cháu, chị xem bao nhiêu cứ nói tôi.
- 80 đồng!
Nghe thế, Diệp cũng có chút sững lại, mợ cảm thấy số tiền đó quá lớn so với việc mua thuốc men cho đứa bé, nhưng Diệp cũng không nói qua nói lại gì, chỉ lặng lẽ lấy trong túi ra vài xấp tiền giấy lẻ cùng đồng xu, đếm cho đến khi đủ thì cũng chỉ còn dư lại vài đồng, mợ cất vào rồi đưa số tiền kia cho cô ta:
- Tôi gửi chị, nhờ chị mua thuốc men cho cháu giúp tôi!
Cô ta giật lấy xấp tiền trên tay Diệp, sau đấy cũng không nói gì dẫn con của mình đi ra ngoài, lúc ngang qua cô giáo chỉ hời hợt nói:
- Hôm nay cho cháu nghỉ!
Có giáo nghe vậy chỉ biết thở dài lắc đầu, rồi hướng đến Diệp nói:
- Thực ra thằng bé cũng không bị gì nghiêm trọng, chỉ ngoài da, 80 đồng là quá nhiều.
Diệp nghe thế chỉ cười khẽ:
- Con của họ, bị đau nhẹ là họ phải sót, cô ấy chỉ muốn công bằng cho con mình thôi. Hôm nay chuyện thế này rồi, tôi cũng muốn xin cô cho hai cháu nghỉ hôm nay, tôi về nhà sẽ dạy bảo lại cháu.
Cô giáo khẽ gật đầu 1 cái, Diệp cũng cầm tay 2 đứa nhỏ mà dắt đi ra ngoài cổng.
Cu Hạo lúc này đi bên cạnh mợ khẽ ngước mặt nhìn lên:
- Bu, đưa nhiều tiền thế, có phải hôm nay nhà chúng ta không có cơm ăn không?
Diệp dừng lại bên chiếc xe đạp của mình rồi nhìn xuống 2 con:
- Đừng lo, bu vẫn sẽ lo tốt cho 2 đứa!
Nghe vậy, cu Hạo lại quay sang cái Niệm gắt nhẹ:
- Tại em cả đấy, anh đã bảo kệ cậu ta đi nhưng em không nghe!
Cái Niệm cũng chẳng vừa liền cáu lại:
- Nhưng cậu ta nói thầy mình như vậy mà anh nghe được à? Em đấm cậu ta 1 cái là còn nhẹ đấy, cái đồ béo ú lại còn xấu tính!
- Nếu không phải tại em thì bu cũng không phải mất nhiều tiền như vậy, giờ nhà chúng ta không còn cơm mà ăn này.
- Sao lại tại em, anh Hạo cũng đánh cậu ta mà!
Thấy 2 đứa cãi nhau, Diệp ngồi xuống vòng tay ôm lấy rồi nói:
- Niệm, không được cãi lại anh! Con là con gái làm gì cũng đừng cộc cằn như vậy nữa. Ai lại không vừa ý liền đánh bạn trai như vậy, thế là tính xấu đấy. Nếu bạn nói gì không đúng thì con cứ mách cô để cô phạt bạn ấy, không được đánh bạn nhớ chưa?
Cái Niệm nghe vậy chỉ uỷ khuất gật đầu 1 cái, mợ lại nhìn sang cu Hạo:
- Hạo nữa, con bảo vệ em là tốt, nhưng bây giờ các con còn quá nhỏ, đánh nhau là chuyện xấu. Lúc đó con nên gọi cô xử lý, hoặc kéo em ra chứ không nên hùa vào với em đánh bạn, nhớ chưa?
- Dạ, con biết rồi thưa bu!
Mợ khẽ cười 1 cái rồi đưa tay lên xoa đầu 2 đứa nhỏ:
- Còn nữa, các con không phải lo những chuyện khác, giờ 2 đứa chịu khó học hành, bu sẽ không để 2 đứa chịu thiệt đâu. Hôm nay chúng ta vẫn có cơm ăn, 2 đứa muốn ăn gì bu sẽ mua!
Vừa nghe thế, cái Niệm liền cười:
- Thật hả bu? Vậy con muốn ăn 1 cái đùi gà to!
Vừa nói xong, cu Hạo lại giật nhẹ tay cái Niệm như nhắc ý, Diệp thấy vậy chỉ mỉm cười rồi bế 2 đứa ngồi lên yên xe:
- Được rồi, lát nữa bu sẽ đi chợ mua 1 con gà, cả nhà chúng ta cùng ăn!
Nói rồi, mợ cũng ngồi lên xe, đạp chiếc xe theo dọc đường trở về nhà.
Về đến nơi, dựng chiếc xe đạp gọn 1 góc, bế 2 đứa xuống rồi đi vào nhà, vừa lúc đấy bà cả đi ra tay xách 1 cái làn nhìn mợ có chút giật mình nói:
- Sao lại cho 2 đứa về sớm thế?
- Ở trên trường có chút xích mích với bạn học nên con cho 2 đứa về!
Bà cả gật đầu 1 cái, định đi thì Diệp mới để ý mà nói:
- Bu định đi đâu vậy?
- À, bu ra chợ mua mấy thứ ấy mà!
Diệp nghe vậy nhìn xuống chiếc làn, mợ thấy trong đó là 1 bó hương với chút tiền vàng, lại lên tiếng hỏi:
- Bu mang vàng hương đi làm gì ạ? Hôm nay đâu phải ngày rằm đâu.
Bà cả bị hỏi vậy có chút ấp úng:
- À....bu....bu tiện qua chùa nên muốn ghé vào đó 1 tí....!
Thấy điệu bộ của bà như vậy, Diệp sinh nghi:
- Bu, bu nói thật với con đi, bu định đi đâu?
Bà cả ậm ừ 1 hồi, biết không thể nói dối nữa, nét mặt cũng rũ xuống:
- Diệp, con biết hôm nay là ngày gì không?
Diệp khẽ nhíu mày 1 cái:
- Là ngày gì thưa bu?
- Ngày giỗ thằng Đăng đấy!
Lời của bà nói chạm tới vết thương đã hoá sẹo của mợ, Diệp đôi mắt đỏ ngàu lên, cổ họng nghẹn đắt lại:
- Bu, sao bu lại nói thế? Anh ấy đã chết đâu mà có ngày giỗ!
Bà cả nước mắt rưng rưng nhìn mợ:
- Diệp, 2 năm rồi, con nên chấp nhận sự thật đi, nếu nó còn sống thì nó đã trở về rồi!
Lời nói của bà như lưỡi dao mổ xẻ vào tâm can mợ, suốt 2 năm qua, từ sau khi nhận được tờ giấy đó, mợ vẫn luôn dặn lòng chỉ là 1 sự nhầm lẫn, cậu vẫn sẽ trở về. Nhưng càng chờ, sự mong mỏi ấy càng chai sạn, lời của bà như chính những gì mợ đã suy nghĩ chỉ là bản thân đang cố chống chế lại nó.
Nước mắt đã chảy dài xuống, những cơn nấc nức nở kéo đến, Diệp có chút mất bình tĩnh mà gắt nhẹ:
- Sao đến ngay cả bu cũng nói như vậy? Anh ấy chưa chết mà tại sao bu cứ muốn điều đó xảy ra?!
Bà cả lúc này cũng không giấu nổi cảm xúc, nước mắt ào ra mà nặng lời hơn:
- Nhưng Diệp à, 2 năm rồi, 2 năm qua thằng Đăng nó lạnh lẽo, không hương không khói, người làm mẹ này làm sao mà chịu nổi. Con đau, bu cũng đau, bu là mẹ nó mà. Con không chấp nhận sự thật, chu cấp của Nhà nước con cũng từ chối, bu hiểu cảm xúc của con nên bu cũng không nói gì. Nhưng đã 2 năm rồi, nếu thằng Đăng đã chết vậy người làm mẹ này đến cuối đời cũng không thắp được cho nó 1 nén hương sao?
Diệp nhìn bà mà khóc nấc lên, những lời bà nói mợ hiểu rõ, chỉ là bản thân mợ sau ngần ấy thời gian vẫn chưa thể nào dũng cảm để chấp nhận được.
Mợ chẳng thể biết nên nói gì, chỉ quay người bỏ chạy ra ngoài, cơn gió mùa hạ năm nay đã chẳng còn dịu mát như ngày ấy, nó tát thẳng vào mặt cảm giác đau dát đến quặn lòng.
Thành phố sau 2 năm giải phóng cũng đã trở nên khác nhiều, trên nóc của những toà nhà lớn đã treo duy nhất 1 lá cờ đỏ sao vàng chói lọi, người dân ở đây vẫn thong thả tận hưởng khoảng thời gian 2 miền thống nhất.
Bầu trời những năm hoà bình mang 1 màu xanh nhẹ không khói lửa, nhưng sự hoà bình ấy đã được đổi bằng nhiều xương máu của những người quân nhân.
Ngày đất nước hoà bình, cuối cùng mợ cũng đã chờ được, nhưng chờ mãi lại chẳng thấy lời hẹn ước năm xưa đâu.
Trong lá thư ngày ấy, cậu đã nói “chỉ có hoà bình, mới có đoàn tụ” nhưng lý tưởng lớn đã thành hiện thực, còn nỗi niềm nhỏ bao giờ cậu mới cho.
Diệp lững thững đi trên vỉa hè của con phố, tính từ ngày ấy đến giờ cũng đã 7 năm rồi, mợ chờ đợi đến hồi trái tim cũng đã muốn héo úa, có phải hay chăng nên để bản thân mạnh mẽ hơn để chấp nhận mọi chuyện?
- Ê, này Tư, mày lại bê cho anh cái thùng kia lại đây!
Âm thanh lục đục của người bốc hàng vang lên bên tai, lúc đấy 1 giọng nói của phụ nữ:
- Này cái cậu Tư này trông nom cũng bảnh bao đẹp trai nhỉ, mỗi tội.....haizzzz.
Bà thở dài 1 cái rồi nói lớn:
- Này Tư, mày có để ý cô nào chưa? Không bằng về làm rể nhà bà!
Nghe thế, cậu con trang đang bê 1 cái thùng lớn, khập khễnh đi lại mà trả lời:
- Cảm ơn bà, nhưng con có người trong lòng rồi!
Chỉ 1 câu nói ấy, bỗng nhiên khiến trái tim Diệp có chút lỗi nhịp, mợ quay người nhìn lại, bóng lưng của cậu con trai khia bỗng chốc lại thấy quen mắt.
Không hiểu sao, cảm xúc của mợ khi nhìn thấy dáng người lại trở nên mất thăng bằng như vậy.
Diệp cứ đứng đấy nhìn, cho đến khi người con trai kia khẽ quay mặt, giấy phút ấy nước mắt cứ vô tư chảy dài xuống.
Gương mặt ấy ở dưới chiếc mũ vải xanh của quân nhân bị che khuất, nhưng mợ vẫn nhìn được đôi mắt năm xưa đó không thể lẫn đi đâu. Sống mũi vẫn vậy, bờ môi vẫn cảm nhận được hương vị đêm ấy, người mà suốt những năm tháng qua chờ đợi, 7 năm mong mỏi cũng là 7 năm nỗi nhớ đã chồng chất lên nhau, cuối cùng được đổi lại ngày nhìn thấy người thương của mình an yên đứng ngay trước mặt.
Diệp khẽ cười, nụ cười thấm đầy nước mắt, trong đấy là chất chứa những tủi nhục, những thương tổn, cả những điều giận hờn nhỏ bé, nhưng trên hết vẫn là 1 trời thương, thương cả đường đi, thương mọi ngã về, thương qua bao năm tháng, người đi qua bao vạn dặm, nỗi nhớ cao đến ngàn trượng vậy mà vẫn còn thương, thương đến dại khờ!
Diệp từng bước tiến lại gần dáng người đó, những giọt nước mắt nối tiếp nhau chảy dài xuống, thanh âm chất chứa nỗi khát vọng lớn lao, sự mong mỏi muốn được 1 lần gọi lên:
- Cậu Đăng!
Người đàn ông kia nghe vậy, hành động cũng chợt khựng lại, anh ta từ từ ngẩng đầu lên, trước mắt là hình dáng của 1 cô gái xinh đẹp dịu dàng mặc chiếc áo dài thướt tha với 2 hàng lệ đã ướt nhoè, dáng vẻ ấy thật khiến người ta đau lòng.
- Cô nhận nhầm người rồi!
Chỉ 1 câu ngắn ngủi ấy như 1 gáo nước lạnh dội thẳng xuống con tim vừa mới được hâm nóng.
Nụ cười ở trên môi cũng trở nên cứng ngắc lại, Diệp nức nở nói:
- Cậu Đăng, em là Diệp đây, là mợ tư của cậu!
Anh ta nghe vậy lại vẫn chỉ lạnh nhạt trả lời:
- Thật xin lỗi, tôi là Tư, tôi cũng không quen ai tên Diệp cả!
Mợ vội vàng túm lấy cánh tay cậu, nước mắt rơi lã chã xuống cánh tay rắn rỏi ấy mà gắt gao nói:
- Không đúng, cậu là Đăng, em không nhận nhầm người! 7 năm trước cậu ôm hoài bão mong 1 ngày đất nước độc lập, cậu đã tham gia giải phóng. Cậu còn nói, cậu đi để bảo vệ tương lai của chúng ta, chỉ khi đất nước hoà bình, chúng ta sẽ được đoàn tụ. Cậu Đăng, em đã chờ đợi cậu 7 năm rồi, chúng ta....về nhà được không?
1 người con gái mỏng manh ở trước mắt kể về cuộc tình 7 năm chờ đợi, dáng vẻ mong nhớ đến mức không cản nổi nước mắt ấy đều khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng thương cảm.
Anh ta ánh mắt bỗng đỏ hoe nhìn Diệp 1 hồi, sau sau đó vẫn khẳng khái gỡ tay mợ ra mà nói:
- Xin chia buồn về câu chuyện của cô, nhưng tôi....không phải là người cô đang chờ đợi!
Nói rồi, anh ta cũng đưa tay kéo chiếc mũ xuống lút mặt, rồi quay người từng chút khập khiễng đi lại phía 1 chiếc xe oto đã cũ kỹ mà mở cửa mà ngồi vào.
Diệp thấy vậy, vội vạy chạy tới đập cửa, mợ vừa khóc vừa nói:
- Cậu Đăng, chắc chắn là cậu mà...em không nhận nhầm! Cậu Đăng!
Ở bên trong xe, 1 người đàn ông lớn tuổi hơn có chút kỳ lạ nhìn Diệp qua cửa kính:
- Ai thế Tư?
Anh ta nghe vậy chỉ lắc đầu:
- Cô ấy nhận nhầm người thôi!
- Thế....đi được chưa?
Anh ta quay mặt nhìn ra phía cửa kính, gương mặt cô gái lấm lem nước mắt vẫn ở đấy không ngừng gọi tên, Tư khẽ quay mặt đi rồi gật đầu 1 cái.
Người đàn ông ở ghế bên cũng nổ máy rồi lái xe chạy đi thẳng.
Chiếc xe chạy đi, xô nhẹ thân hình nhỏ bé ngã xuống đường, mợ ngồi ở đấy nhìn theo con xe đã chạy xa tít mà khóc nấc lên, mái tóc theo gió khẽ thoáng bay, vương vài sợi lên giọt nước mắt níu lại nơi bờ má hồng:
- Cậu Đăng! Em không nhận nhầm mà! Rõ ràng là cậu.....tại sao.....cậu không nhận ra em!
Bình luận facebook