Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ván bài lật ngửa - Phần III - Chương 17 phần 1
P3 - Chương 17
So với Huế mà Luân từng qua lại nhiều lần, sống nhiều ngày trước Cách mạng tháng Tám, bề ngoài Huế thay đổi tuy chậm song rõ rệt. Bờ phải sông Hương dần dần khoác chiếc áo hiện đại với con đường dọc sông rộng thoáng và với những ngôi nhà cao tầng quét vôi – thật sự chưa hài hòa trong một không gian vẫn đậm nét xa xưa. Cái màu xam xám của khu hoàng thành bên bờ trái sông chập chờn như cố chứng minh một sức sống nào đó không chịu lui về vị trí di tích, nhưng lại phơi bày nỗi bất lực. Kì đài bị sụp trong xung đột Việt – Pháp đầu năm 1947, tuy được hội đồng chấp chính Trung phần khôi phục, vẫn trơ trọi, buồn bã.
Cơn sóng phế hưng hủy phá đất Thần Kinh hơn đâu hết. Cái ẻo lả của cành liễu, lững lờ của dòng Hương Giang và da diết của giọng hò mái đẩy không đương cự nổi với trùng trùng lớp lớp biến thiên – càng về sau càng hung hãn. Kể từ khi Vua Anh Tông nhà Trần, vào những năm đầu thế kỉ XIV thiết lập cơ chế hành chính châu Hóa – bên nầy và bên kia đèo Hải Vân, vốn là châu Lý mà Chế Mân đổi lấy Công chú Huyền Trân – trải buổi thịnh suy của các Chúa Nguyễn, triều Tây Sơn, Vua Nguyễn. Chưa bao giờ Huế đứng trước những thử thách ghê gớm như mấy chục năm trở lại đây. Tất nhiên, Huế hiên ngang trong cơn bùng dậy mãnh liệt mùa thu 1945 và đã tồn tại với tư cách đó suốt một năm rưỡi trời, nhưng những người làm ra một Huế như thế không phải là những người định đoạt cuộc sống của Huế mười năm năm qua. Trước kia, Huế dưới ách của “hùm xám” Phan Văn Giáo. Bây giờ, đến ách của cụ “Cố Trầu”…
Trời tháng ba không âm u, song từ trường bay Phú Bài về trung tâm thành phố, Luân và Dung tiếp xúc lập tức với một bầu không khí nặng nề, trên 14 cây số ngắn ngủi ấy.
Mới lần đầu đặt chân lên cố đô, Dung lặng lẽ quan sát. Cô cảm thấy một cái gì man mác, bùi ngùi dù cho đoàn công xa nối đuôi như bất tận, tung bụi mịt mù. Bởi vậy, cô khen nức nở mấy đoạn thơ của Đông Hồ mà Luân thuộc lõm bõm:
“Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ.
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ
Gió cầu vướng áo nàng Tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ…
…
Lá liễu lơ thơ mưa thúy dịch
Bông đào e ấp gió đan đình
Vàng xây ngọc dựng đền vương bá
Một ảnh tàn xuân nỗi mỏng manh…”
Ngồi chung xe với hai người, ngoài Thạch – anh chàng ít nói, mà hễ nói thì khen chê từ góc độ ruộng đất tốt xấu, người lành rách – còn một thiếu úy, tên Đặng Sĩ, một con người cao lêu đêu và lạnh lùng hơn cả cố đô. Từ Phú Bài về đến thành phố, anh ta im ỉm.
Xe qua nhiều ngôi chùa tuy nhỏ mà cổ kính, Dung trầm trồ:
- Đẹp quá! Chùa tên gì, hở anh?
Luân không nhớ tên chùa. Đặng Sĩ cau mày:
- Ở Huế, không thể nhớ hết tên chùa. Chùa nhiều hơn nhà thờ, không tốt!
Luân mỉm cười, Dung cãi liền
- Tại sao không tốt?
- Thưa bà thiếu tá, nhiều chùa có nghĩa là nhiều ổ Việt Cộng!
Dung lắc đầu:
- Tôi không tin như thế!
- Thưa bà, tôi nói điều đó với tư cách một sĩ quan chịu trách nhiệm an ninh công cộng ở tỉnh Thừa Thiên. Nếu Tổng thống ra lệnh, tôi cam đoan không dưới một nghìn sư bị nhốt, ra tòa…
Dung vẫn hoài nghi – một hoài nghi thích thú:
- Lẽ nào đông đến thế?
- Tôi đã giảm con số đến mức thấp nhất. Ngoài sư, ni, còn cư sĩ, tín đồ…
- Thưa bà, Huế bị tràn ngập! – Đặng Sĩ nói với giọng hậm hực.
- Nếu thiếu úy nói đúng, ta phải làm sao? – Luân hỏi.
- Thưa thiếu tá, đó là việc ngoài quyền hạn của một sĩ quan an ninh địa phương. Thiếu tá trong tham mưu biệt bộ, kề cận Tổng thống, nhất định rõ hơn tôi về việc phải làm…
- Thiếu úy muốn dùng xe tăng với Phật tử? – Luân châm biếm.
- Tất nhiên, không loại trừ xe tăng! – Đặng Sĩ dứt khoát. Luân kinh ngạc, chăm chú nhìn anh ta.
- Nhưng chúng ta cũng có nhà thờ! – Luân thăm dò.
- Chừng nào tất cả tượng Phật được thay bằng tượng Chúa, Huế và Thừa Thiên mới thật sự an toàn!
Luân không tranh luận với Đặng Sĩ nữa. Té ra, không có khẩu Mi Mas trên cao nguyên. Đất Thần Kinh nổi tiếng hiền lành vẫn uy hiếp “chế độ.” Có điều, một khẩu Mi Mas hỏng hóc, còn hàng vạn con người, không phải là máy, biết lúc nào nên nổ và nổ ra trò.
Bỗng nhiên, Luân nhận thức rằng Huế không chỉ là cố đô, không chỉ biểu tượng bằng Tử cấm thành và Phu Văn lâu…
*
Được điện mật từ mấy hôm trước báo Tổng thống, giám mục, cố vấn Ngô Đình Nhu và thân tộc sẽ về Huế, cậu Út Cẩn vẫn coi như chẳng có gì phải bận tâm. Thì họ về, chi mà lăng xăng! Cậu không ưa bà chị dâu lắm tai tiếng. Thật ra, cậu chẳng để ý lắm về đức hạnh của Trần Lệ Xuân, bởi cậu cũng có hai con không chính thức phải gán làm con nuôi bà Cả Lễ. Cậu ghét thói làm kinh tài phỗng tay trên của Lệ Xuân.
Quan viên to đầu sở tại, trái lại, sợ quá chừng. Nếu Tổng thống, đức giám mục, Ngài cố vấn và phu nhân giận cá chém thớt thì sao? Ai đời, Tổng thống vinh quy mà nhà không trang hoàng, đường xá không sửa sang, việc tiệc tùng chưa đâu ra đâu, còn nơi nghỉ, nơi chơi của cả bộ sậu trăm người là ít – thì chắc bị dần đến mềm xương. Bởi vậy, đại biểu Chính phủ ở Trung phần, tỉnh trưởng Thừa Thiên, thị trưởng Huế phải lòn cửa hậu bẩm với tổng đống phu nhân Ngô Đình Khôi và nhờ tổng đốc phu nhân đạo đạt lên cụ cố, xin cho nhân viên vào khu nhà riêng - một dinh cơ kín cổng cao tường, vừa là từ đường họ Ngô Đình, vừa nơi ở và làm việc của Ngài cố vấn chỉ đạo các đoàn thể miền Trung, cách nhà thờ Phú Cam hai trăm thước – để quét dọn, treo đèn, bày hoa. Cậu Út Cẩn miễn cưỡng đồng ý:
- Bọn mi mần chi thì mần, song nhà tao chật chội, tao với cụ Cố, chị tổng đốc ghét ồn ào. Bọn mi dọn tòa đại biểu Chính phủ để ông bà cố vấn ăn ở, riêng anh Tổng thống tao, nếu ảnh ưng thì ở đây, trong ngôi nhà mới xây đó… Anh giám mục tao chắc về Phú Cam.
Sáng hôm sau, trước ngày gia đình tụ hội, cậu Cẩn vẫn dùng thì giờ như cậu đã dùng từ khi họ Ngô Đình giành được quyền bính. Tờ mờ, cậu vào phòng vấn an mẹ, rồi sang vấn an chị dâu. Thói quen mới tập vài năm, tuy bực bội song vẫn được đền bù: nhà Ngô Đình nổi tiếng nào văn hay, nào đạo cao, nào học rộng, nào đủ tài kinh bang tế thế, thì cậu cũng phải nổi tiếng một đứa con chí hiếu, một đứa em chí thành. Bởi vậy, cậu không dám công khai nhận hai giọt máu của cậu – anh Thục của cậu hiến mình cho Chúa, anh Diệm hiến mình cho nước, cậu không lấy vợ bởi cậu đã nguyện hiến mình cho nhà – ngoài cái lẽ bà thượng thư, mẹ cậu không thể nào chấp nhận nổi một con ở dở hơi y như cậu, nhan sắc xấp xỉ cậu làm dâu họ Ngô Đình.
Xong chuyện “thần thỉnh mộ khang” rồi, cậu Út Cẩn ra vườn. Khu vườn rộng như một thảo cầm viên nho nhỏ. Con két trong lồng ré lên “Tui méc cậu Cẩn! Tui méc cậu Cẩn!” Cậu cười sặc sụa, phun cả cổ trầu vấy lem chiếc áo bà ba cổ bâu.
- Chu cha, mi khôn hỉ!
Cậu phì phà điếu thuốc lá quấn sâu kèn to bằng ngón ta, cho thức ăn vào lồng két. Quanh cậu, hàng trăm lồng đủ cỡ, sơn phết màu mè.
Rồi, cậu sang cũi trăn. Những con trăn to, cuộn tròn, ưỡn ẹo, cạnh đống trứng gà mơn mởn. Cậu tiếp bước theo con đường rải sỏi, giữa hàng hoa rực rỡ, dưới tàn cây còn đọng sương.
Cậu thỏa mãn. Các anh cậu xông pha đây đó, cậu chỉ thích mảnh vườn, ngôi nhà cổ với mùi mốc nằng nặng.
- Con chào ông cố vấn chỉ đạo!
Ngô Đình Cẩn không ngoảnh lại, dù tiếng chào gần như đột ngột.
- Hỉ? Thằng Đông hỉ? – Cậu mải trẩy mấy lá khô trên cành cây mãn đình hồng – quà của viên tỉnh trưởng Quảng Trị.
Một người vận Âu phục loại hàng đắt tiền, màu xám tro, nghiêng mình:
- Thưa, xong xuôi…
- Như ri mà xong xuôi? – Cẩn vẫn chăm chú cành cây – Giống ni trồng khó. Mi hỏi cho tau cách trồng…
- Thưa ông cố vấn chỉ đạo để đó cho con… Còn vụ đó, đêm hôm…
- Ừ! Cái khách sạn mi đừng để tên tau. Để tên chị tổng đốc, được không?
- Thưa, được!
- Khen mi mau chân lẹ tay đó! Mi về!
Sau tiếng “Dạ” nho nhỏ, người bận Âu phục rón rén theo các lối quanh co của khu vườn, mất dạng.
*
Nhà thầu Nguyễn Đắc Phương đang thoi thóp. Ông bị đánh bằng gậy sắt đến gãy xương đùi, xương vai. Trên tầng lầu khách sạn Soar, cửa sổ che màu kín như bưng, ba người ngồi quanh thân thể đẫm máu của ông Phương, nốc những li Whisky sec, nhắm đậu phộng rang. Đã quá nửa đêm. Trên bàn, một tờ cung viết sẵn, nhưng chưa có chữ kí.
- Tóe nước vào nó để nó còn kí tên trước khi chết chứ! - Phan Quang Đông ra lệnh.
Nhà thầy Nguyễn Đức Phương tỉnh dần. Ông từ từ mở mắt, rên khẽ:
- Đau quá, trời ơi!
- Mầy là gián điệp Pháp. Mầy buôn á phiện… Mầy… Thôi, bấy nhiêu là đủ. Mầy kí tên vào đây.
Phan Quang Đông nhét cây bút vào tay nhà thầu, chìa mảnh giấy. Ông Phương không còn cử động được. Và, trong một cái hắt hơi, ông lịm đi.
- Nó chết rồi! – Một tên nói.
- Chưa! – Một tên khác ghé tai nghe tim ông Phương.
- Mặc bố nó! Thằng lì gớm! Tao khuyên nó nhường vụ sửa điện Thái Hòa cho bà Cả Lễ, như ý ông cố vấn, nó một mực không nghe. Đáng đời! Đồ ngu… Nào! – Pha Quang Đông vẫy đồng bọn…
Ông Phương chợt hồi tỉnh:
- Cho xin chút nước!
Từ trên cửa sổ tầng lầu bốn, một bóng người rơi thẳng xuống đất, tiếp theo là tiếng hô hoán náo động:
- Phạm nhân tự sát!
*
Lễ mừng Tổng thống bình an long trọng hơn cả lễ mừng thọ Bảo Đại khi ông nầy chưa bị phế truất. Mặc dù Tổng thống đã ban lời khuyên “nên theo gương người xưa hết sức giữ chữ tiết kiệm.” Con đường từ thành phố lên Phú Cam chen chúc các loại xe; không chỉ của miền Trung mà toàn miền Nam. Hàng không dân sự, quân sự tăng chuyến. Tận vịnh Thái Lan, linh mục Nguyễn Lạc Hóa vẫn có mặt, có cả tướng Lê Văn Kim từ Tây Nguyên, trung tá Hồ Tấn Quyền từ các tàu tuần, còn tỉnh trưởng, quận trưởng. Nhà thờ Phú Cam cũng đông nghịt – đức giám mục cử hành lễ tạ ơn cho mẹ, cho em và cho bản thân. Phái đoàn Chính phủ do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, phái đoàn quân đội do Đại tướng Lê Văn Tỵ cầm đầu.
Khuôn viên nhà thờ họ Ngô Đình – đáng lí ở Đài Phong, thuộc Lệ Thủy, song đó lại là vùng Bắc Việt kiểm soát nên dời vào Huế - náo nhiệt lạ thường. Ngày lễ chính đồng thời cử hành tại đây và tại nhà thờ Phú Cam. Tại đây, theo tục Nho, ở nhà thờ theo phép đạo. Cả thành Huế treo cờ. Tổng thống quở: đã bảo đừng làm quá. Song, chính Tổng thống lại ban khen quan chức địa phương. “Họ mừng lãnh tụ thoát nạn, mừng cụ cố thêm tuổi và giám mục thêm tuổi, âu cũng là sự thường.” Tổng thống hả lòng hả dạ.
Cụ cố bà tám mươi sáu tuổi, ngồi trên sập gụ kê xéo nhà – nơi ngày xưa cụ ông vẫn ngồi – tựa lưng vào gối. Tổng thống ngồi giữa nhà trên chiếc ghế bành gỗ trắc chạm trổ công phu, trong bộ quốc phục. Giám mục ngồi trên một chiếc ghế bành kê cạnh đấy. Ngô Đình Cẩn vẫn bộ bà ba, nhai trầu bỏm bẻm, ngồi cạnh mẹ. Ngồi cạnh bà Ngô Đình Khả còn có vợ chồng Ngô Đình Khôi. Số còn lại đứng sau lưng cụ cố - kể cả Ngô Đình Nhu và vợ.
Diệm nhìn khắp lượt. Cơn sốt hãnh diện chạy rân trong cơ thể ông. Dòng họ Ngô Đình chưa ai tạo được cảnh nầy. Đại Nam hoàng đế chưa bao giờ thiết đại triều uy nghiêm đến thế.
Bà Ngô Đình Khả đã quá già để suy tính. Dẫu sao, bà ta cũng mãn nguyện. Bà gật đầu đáp lễ, sức dường như được tăng thêm. Giám mục tươi cười. Nhà thờ Phú Cam, bằng một lời kêu gọi các thương gia của ông, sẽ trở thành nhà thờ lộng lẫy nhất Thừa Thiên, hoàn thành vào tháng mười sang năm, nhân lễ Ngân Khánh của ông, tròn hai mươi năm ông thụ phong giám mục. Nay mai, ông sẽ kêu gọi mở hẳn một giáo khu vùng La Vang Quảng Trị, nơi tiếp giáp Bắc Việt Cộng sản. Ngô Đình Cẩn thích thú với bài toán cộng các lễ vật phải dùng hẳn một nhà mới xây làm kho.
Ngô Đình Nhu trầm lặng. Anh ta biết thưởng thức quyền uy, biết hả lòng về cảnh tượng ngày hôm nay. Song, anh lo. Tổng thống như người ăn đến độ không còn ăn được nữa – chí tiến thủ lần lụt dần. Đó là một nguy cơ. Nhu nghe dư luận về anh giám mục, về chị Cả Lễ, về đứa em út, quanh các vụ buôn bán, độc quyền. Cả vợ anh nữa. Phải làm sao giữ cái tột đỉnh nầy miên viễn. Anh chợt nhớ bài thơ của Vua Minh Mạng. Liệu rằng họ Ngô Đình lại còn mỏng hơn họ Nguyễn Phúc không?
Trần Lệ Xuân khôn khéo như một người dâu thuần hóa đến mức chỉ biết vâng, dạ. Mụ tìm chỗ dựa và tìm được ngay. Bà mẹ chồng già nua quên lẫn, hài lòng về con dâu biết chiều chuộng. Chính Lệ Xuân đang quạt – bằng chiếc quạt lông công – cho mẹ chồng. Hơn nữa, mấy đứa con của Lệ Xuân là cái mộc che chở cho mụ trước sự gièm pha của bất kì ai.
Những gì gây ít nhiều khó chịu cho đại gia đình trong ngày đại lễ lại là tính tự do quá lộ liễu của Ngô Đình Luyện. Anh ta ra Huế bằng ô tô, cặp kè với một cô gái nhảy nổi tiếng “bốc lửa,” ngụ tại khách sạn Morin, tạt vào nhà một thoáng rồi biệt mất. Nhưng Luyện không dính với những tranh chấp tiền nong, và do đó, người ta chóng quên anh ta.
Nguyễn Thành Luân và Hoàng Thị Thùy Dung góp mặt trong gia tộc Ngô Đình hoàn toàn gượng gạo nhưng lại được săn đón chu đáo, ít ra là về bề ngoài. Thế mạnh đó một phần do vị trí của đức giám mục – đến bà cụ cố còn phải gọi con đẻ mình là “đức cha” kia mà! Phần khác do Tổng thống – ông dành cho Luân một sự đãi ngộ khá đặc biệt, nửa đối với đứa cháu, nửa đối với một cộng sự có tài. Phần do Nhu, Lệ Xuân, Luyện và Trần Trung Dung cũng quan trọng: họ là bạn bè. Phần sau cùng do chính Luân và Dung. Cả hai đều nghiêm trang và cả hai đều giữ khoảng cách vừa phải với mọi người, trước bàn thờ Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi cũng như trước bà cụ cố và những người khác, Thùy Dung được cảm tình khá nhanh: dịu dàng, đoan trang, ít nói. Đến như cậu Út Cẩn mà phải thốt:
- Rứa mới là con dâu họ nhà tau!
*
- Tôi cám ơn các ông, các bà đến chia vui với tôi sau tai biến. Chúa luôn phù hộ chúng ta.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đáp lễ mọi người, cố giữ giọng bình dân tuy vẫn ngồi trên ghế bành.
Một nữ phóng viên – Helen Fanfani – len lỏi giữa quan khách, bấm pô ảnh lúc Tổng thống nói.
Có lẽ chỉ có bốn người – Luân, Dung và hai anh em Nhu, Luyện – hiểu ý nghĩa bức ảnh sẽ công bố: Fanfani gợi cho độc giả tờ Financial Affairs sự liên nghĩ giữa Tổng thống Diệm và một nhà độc tài nào đó, hơn nữa, một ông vua nào đó.
Hôm nay, Diệm rất vui. Điều ít xảy ra là ông hỏi Fanfani:
- Cô nhà báo dùng máy hiệu chi? Không có flash liệu chụp được không?
Khách khứa được mời ngồi ở các bàn kê trong vườn. Bữa tiệc bắt đầu. Dung, như đứa cháu dâu, bận chăm lo mời mọc. Luân cũng vậy, Fanfani đến gần Luân:
- Tôi muốn hỏi ông kĩ sư một việc…
- Sẵn sàng! Tuy vậy, cuộc nói chuyện có thể bị đứt đoạn, – Luân cười – vì tôi đang là “chiêu đãi viên!”
- Không sao! Ta nói ngắn thôi. Bây giờ, thật bất tiện nếu chúng ta nói dài, phải không? – Fanfani nháy mắt, hướng về Dung – Theo ông, hai phát tiểu liên ở Buôn Mê Thuột có thể được coi là dự báo không?
- Chúng ta đã nói chuyện ở nhà thờ Đức Bà!
- Đó là tôi nói. Chưa phải chúng ta. Còn ông?
- Tùy theo cách hiểu của mỗi người về sức nổ của hai viên đạn đó. Nó là hai viên đạn tiểu liên Mas-49 cỡ 7,65. Bé, rất bé.
- Song tiếng nổ khá to!
- Rồi, sao nữa?
- Ông đã thấy, nếu người bắn là một Việt Cộng, nó chứng tỏ Việt Cộng là một cái gì đó không giản đơn ở miền Nam. Nếu người bắn thuộc cánh Quốc gia bị quét, nó chứng tỏ ông Diệm quét còn sót đến cả những khẩu tiểu liên! Nếu người bắn là nhân viên của chế độ, ông nghĩ sao? Nguy hiểm trăm lần!
- Và nếu người bắn là quân nhân, mức nguy hiểm lên nghìn lần, phải không?
- Đúng! - Fanfani đồng ý – Tiếng nổ đã tắt nhưng dư âm cứ tỏa ra, độ vang nhân lên…
- Tôi chưa nói hết. – Luân cười mỉm – Sau chót, nếu tiếng nổ là tín hiệu xanh của CIA – không chính thức, tất nhiên, thì đó là bom nguyên tử!
- Chưa phải lúc đại sứ Rheinardt bật đèn xanh!
- Tôi tin phán đoán của cô! Nhưng, người Mỹ hình như bắt đầu chăm sóc Tổng thống nước chúng tôi cẩn thận hơn trước. Bằng chứng là cô Helen Fanfani chịu khó lặn lội ra Huế săn tin, săn ảnh ở một cuộc lễ không có giá trị đối với dư luận Mỹ…
- Chưa chắc đã không có giá trị. - Fanfani cười nửa miệng.
- Xin lỗi cô… Tôi phải đi làm phận sự. - Luân trở lại một bàn ăn mà các li rượu đều cạn…
Fanfani vừa buông Luân đã bắt chộp ngay giám mục. Giám mục rời bàn hình như định đi lại chỗ của Nguyễn Đôn Duyến, đại biểu Chính phủ ở Trung phần. Fanfani mở máy ghi âm:
- Thưa đức cha, con xin đức cha một phút!
So với Huế mà Luân từng qua lại nhiều lần, sống nhiều ngày trước Cách mạng tháng Tám, bề ngoài Huế thay đổi tuy chậm song rõ rệt. Bờ phải sông Hương dần dần khoác chiếc áo hiện đại với con đường dọc sông rộng thoáng và với những ngôi nhà cao tầng quét vôi – thật sự chưa hài hòa trong một không gian vẫn đậm nét xa xưa. Cái màu xam xám của khu hoàng thành bên bờ trái sông chập chờn như cố chứng minh một sức sống nào đó không chịu lui về vị trí di tích, nhưng lại phơi bày nỗi bất lực. Kì đài bị sụp trong xung đột Việt – Pháp đầu năm 1947, tuy được hội đồng chấp chính Trung phần khôi phục, vẫn trơ trọi, buồn bã.
Cơn sóng phế hưng hủy phá đất Thần Kinh hơn đâu hết. Cái ẻo lả của cành liễu, lững lờ của dòng Hương Giang và da diết của giọng hò mái đẩy không đương cự nổi với trùng trùng lớp lớp biến thiên – càng về sau càng hung hãn. Kể từ khi Vua Anh Tông nhà Trần, vào những năm đầu thế kỉ XIV thiết lập cơ chế hành chính châu Hóa – bên nầy và bên kia đèo Hải Vân, vốn là châu Lý mà Chế Mân đổi lấy Công chú Huyền Trân – trải buổi thịnh suy của các Chúa Nguyễn, triều Tây Sơn, Vua Nguyễn. Chưa bao giờ Huế đứng trước những thử thách ghê gớm như mấy chục năm trở lại đây. Tất nhiên, Huế hiên ngang trong cơn bùng dậy mãnh liệt mùa thu 1945 và đã tồn tại với tư cách đó suốt một năm rưỡi trời, nhưng những người làm ra một Huế như thế không phải là những người định đoạt cuộc sống của Huế mười năm năm qua. Trước kia, Huế dưới ách của “hùm xám” Phan Văn Giáo. Bây giờ, đến ách của cụ “Cố Trầu”…
Trời tháng ba không âm u, song từ trường bay Phú Bài về trung tâm thành phố, Luân và Dung tiếp xúc lập tức với một bầu không khí nặng nề, trên 14 cây số ngắn ngủi ấy.
Mới lần đầu đặt chân lên cố đô, Dung lặng lẽ quan sát. Cô cảm thấy một cái gì man mác, bùi ngùi dù cho đoàn công xa nối đuôi như bất tận, tung bụi mịt mù. Bởi vậy, cô khen nức nở mấy đoạn thơ của Đông Hồ mà Luân thuộc lõm bõm:
“Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ.
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ
Gió cầu vướng áo nàng Tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ…
…
Lá liễu lơ thơ mưa thúy dịch
Bông đào e ấp gió đan đình
Vàng xây ngọc dựng đền vương bá
Một ảnh tàn xuân nỗi mỏng manh…”
Ngồi chung xe với hai người, ngoài Thạch – anh chàng ít nói, mà hễ nói thì khen chê từ góc độ ruộng đất tốt xấu, người lành rách – còn một thiếu úy, tên Đặng Sĩ, một con người cao lêu đêu và lạnh lùng hơn cả cố đô. Từ Phú Bài về đến thành phố, anh ta im ỉm.
Xe qua nhiều ngôi chùa tuy nhỏ mà cổ kính, Dung trầm trồ:
- Đẹp quá! Chùa tên gì, hở anh?
Luân không nhớ tên chùa. Đặng Sĩ cau mày:
- Ở Huế, không thể nhớ hết tên chùa. Chùa nhiều hơn nhà thờ, không tốt!
Luân mỉm cười, Dung cãi liền
- Tại sao không tốt?
- Thưa bà thiếu tá, nhiều chùa có nghĩa là nhiều ổ Việt Cộng!
Dung lắc đầu:
- Tôi không tin như thế!
- Thưa bà, tôi nói điều đó với tư cách một sĩ quan chịu trách nhiệm an ninh công cộng ở tỉnh Thừa Thiên. Nếu Tổng thống ra lệnh, tôi cam đoan không dưới một nghìn sư bị nhốt, ra tòa…
Dung vẫn hoài nghi – một hoài nghi thích thú:
- Lẽ nào đông đến thế?
- Tôi đã giảm con số đến mức thấp nhất. Ngoài sư, ni, còn cư sĩ, tín đồ…
- Thưa bà, Huế bị tràn ngập! – Đặng Sĩ nói với giọng hậm hực.
- Nếu thiếu úy nói đúng, ta phải làm sao? – Luân hỏi.
- Thưa thiếu tá, đó là việc ngoài quyền hạn của một sĩ quan an ninh địa phương. Thiếu tá trong tham mưu biệt bộ, kề cận Tổng thống, nhất định rõ hơn tôi về việc phải làm…
- Thiếu úy muốn dùng xe tăng với Phật tử? – Luân châm biếm.
- Tất nhiên, không loại trừ xe tăng! – Đặng Sĩ dứt khoát. Luân kinh ngạc, chăm chú nhìn anh ta.
- Nhưng chúng ta cũng có nhà thờ! – Luân thăm dò.
- Chừng nào tất cả tượng Phật được thay bằng tượng Chúa, Huế và Thừa Thiên mới thật sự an toàn!
Luân không tranh luận với Đặng Sĩ nữa. Té ra, không có khẩu Mi Mas trên cao nguyên. Đất Thần Kinh nổi tiếng hiền lành vẫn uy hiếp “chế độ.” Có điều, một khẩu Mi Mas hỏng hóc, còn hàng vạn con người, không phải là máy, biết lúc nào nên nổ và nổ ra trò.
Bỗng nhiên, Luân nhận thức rằng Huế không chỉ là cố đô, không chỉ biểu tượng bằng Tử cấm thành và Phu Văn lâu…
*
Được điện mật từ mấy hôm trước báo Tổng thống, giám mục, cố vấn Ngô Đình Nhu và thân tộc sẽ về Huế, cậu Út Cẩn vẫn coi như chẳng có gì phải bận tâm. Thì họ về, chi mà lăng xăng! Cậu không ưa bà chị dâu lắm tai tiếng. Thật ra, cậu chẳng để ý lắm về đức hạnh của Trần Lệ Xuân, bởi cậu cũng có hai con không chính thức phải gán làm con nuôi bà Cả Lễ. Cậu ghét thói làm kinh tài phỗng tay trên của Lệ Xuân.
Quan viên to đầu sở tại, trái lại, sợ quá chừng. Nếu Tổng thống, đức giám mục, Ngài cố vấn và phu nhân giận cá chém thớt thì sao? Ai đời, Tổng thống vinh quy mà nhà không trang hoàng, đường xá không sửa sang, việc tiệc tùng chưa đâu ra đâu, còn nơi nghỉ, nơi chơi của cả bộ sậu trăm người là ít – thì chắc bị dần đến mềm xương. Bởi vậy, đại biểu Chính phủ ở Trung phần, tỉnh trưởng Thừa Thiên, thị trưởng Huế phải lòn cửa hậu bẩm với tổng đống phu nhân Ngô Đình Khôi và nhờ tổng đốc phu nhân đạo đạt lên cụ cố, xin cho nhân viên vào khu nhà riêng - một dinh cơ kín cổng cao tường, vừa là từ đường họ Ngô Đình, vừa nơi ở và làm việc của Ngài cố vấn chỉ đạo các đoàn thể miền Trung, cách nhà thờ Phú Cam hai trăm thước – để quét dọn, treo đèn, bày hoa. Cậu Út Cẩn miễn cưỡng đồng ý:
- Bọn mi mần chi thì mần, song nhà tao chật chội, tao với cụ Cố, chị tổng đốc ghét ồn ào. Bọn mi dọn tòa đại biểu Chính phủ để ông bà cố vấn ăn ở, riêng anh Tổng thống tao, nếu ảnh ưng thì ở đây, trong ngôi nhà mới xây đó… Anh giám mục tao chắc về Phú Cam.
Sáng hôm sau, trước ngày gia đình tụ hội, cậu Cẩn vẫn dùng thì giờ như cậu đã dùng từ khi họ Ngô Đình giành được quyền bính. Tờ mờ, cậu vào phòng vấn an mẹ, rồi sang vấn an chị dâu. Thói quen mới tập vài năm, tuy bực bội song vẫn được đền bù: nhà Ngô Đình nổi tiếng nào văn hay, nào đạo cao, nào học rộng, nào đủ tài kinh bang tế thế, thì cậu cũng phải nổi tiếng một đứa con chí hiếu, một đứa em chí thành. Bởi vậy, cậu không dám công khai nhận hai giọt máu của cậu – anh Thục của cậu hiến mình cho Chúa, anh Diệm hiến mình cho nước, cậu không lấy vợ bởi cậu đã nguyện hiến mình cho nhà – ngoài cái lẽ bà thượng thư, mẹ cậu không thể nào chấp nhận nổi một con ở dở hơi y như cậu, nhan sắc xấp xỉ cậu làm dâu họ Ngô Đình.
Xong chuyện “thần thỉnh mộ khang” rồi, cậu Út Cẩn ra vườn. Khu vườn rộng như một thảo cầm viên nho nhỏ. Con két trong lồng ré lên “Tui méc cậu Cẩn! Tui méc cậu Cẩn!” Cậu cười sặc sụa, phun cả cổ trầu vấy lem chiếc áo bà ba cổ bâu.
- Chu cha, mi khôn hỉ!
Cậu phì phà điếu thuốc lá quấn sâu kèn to bằng ngón ta, cho thức ăn vào lồng két. Quanh cậu, hàng trăm lồng đủ cỡ, sơn phết màu mè.
Rồi, cậu sang cũi trăn. Những con trăn to, cuộn tròn, ưỡn ẹo, cạnh đống trứng gà mơn mởn. Cậu tiếp bước theo con đường rải sỏi, giữa hàng hoa rực rỡ, dưới tàn cây còn đọng sương.
Cậu thỏa mãn. Các anh cậu xông pha đây đó, cậu chỉ thích mảnh vườn, ngôi nhà cổ với mùi mốc nằng nặng.
- Con chào ông cố vấn chỉ đạo!
Ngô Đình Cẩn không ngoảnh lại, dù tiếng chào gần như đột ngột.
- Hỉ? Thằng Đông hỉ? – Cậu mải trẩy mấy lá khô trên cành cây mãn đình hồng – quà của viên tỉnh trưởng Quảng Trị.
Một người vận Âu phục loại hàng đắt tiền, màu xám tro, nghiêng mình:
- Thưa, xong xuôi…
- Như ri mà xong xuôi? – Cẩn vẫn chăm chú cành cây – Giống ni trồng khó. Mi hỏi cho tau cách trồng…
- Thưa ông cố vấn chỉ đạo để đó cho con… Còn vụ đó, đêm hôm…
- Ừ! Cái khách sạn mi đừng để tên tau. Để tên chị tổng đốc, được không?
- Thưa, được!
- Khen mi mau chân lẹ tay đó! Mi về!
Sau tiếng “Dạ” nho nhỏ, người bận Âu phục rón rén theo các lối quanh co của khu vườn, mất dạng.
*
Nhà thầu Nguyễn Đắc Phương đang thoi thóp. Ông bị đánh bằng gậy sắt đến gãy xương đùi, xương vai. Trên tầng lầu khách sạn Soar, cửa sổ che màu kín như bưng, ba người ngồi quanh thân thể đẫm máu của ông Phương, nốc những li Whisky sec, nhắm đậu phộng rang. Đã quá nửa đêm. Trên bàn, một tờ cung viết sẵn, nhưng chưa có chữ kí.
- Tóe nước vào nó để nó còn kí tên trước khi chết chứ! - Phan Quang Đông ra lệnh.
Nhà thầy Nguyễn Đức Phương tỉnh dần. Ông từ từ mở mắt, rên khẽ:
- Đau quá, trời ơi!
- Mầy là gián điệp Pháp. Mầy buôn á phiện… Mầy… Thôi, bấy nhiêu là đủ. Mầy kí tên vào đây.
Phan Quang Đông nhét cây bút vào tay nhà thầu, chìa mảnh giấy. Ông Phương không còn cử động được. Và, trong một cái hắt hơi, ông lịm đi.
- Nó chết rồi! – Một tên nói.
- Chưa! – Một tên khác ghé tai nghe tim ông Phương.
- Mặc bố nó! Thằng lì gớm! Tao khuyên nó nhường vụ sửa điện Thái Hòa cho bà Cả Lễ, như ý ông cố vấn, nó một mực không nghe. Đáng đời! Đồ ngu… Nào! – Pha Quang Đông vẫy đồng bọn…
Ông Phương chợt hồi tỉnh:
- Cho xin chút nước!
Từ trên cửa sổ tầng lầu bốn, một bóng người rơi thẳng xuống đất, tiếp theo là tiếng hô hoán náo động:
- Phạm nhân tự sát!
*
Lễ mừng Tổng thống bình an long trọng hơn cả lễ mừng thọ Bảo Đại khi ông nầy chưa bị phế truất. Mặc dù Tổng thống đã ban lời khuyên “nên theo gương người xưa hết sức giữ chữ tiết kiệm.” Con đường từ thành phố lên Phú Cam chen chúc các loại xe; không chỉ của miền Trung mà toàn miền Nam. Hàng không dân sự, quân sự tăng chuyến. Tận vịnh Thái Lan, linh mục Nguyễn Lạc Hóa vẫn có mặt, có cả tướng Lê Văn Kim từ Tây Nguyên, trung tá Hồ Tấn Quyền từ các tàu tuần, còn tỉnh trưởng, quận trưởng. Nhà thờ Phú Cam cũng đông nghịt – đức giám mục cử hành lễ tạ ơn cho mẹ, cho em và cho bản thân. Phái đoàn Chính phủ do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, phái đoàn quân đội do Đại tướng Lê Văn Tỵ cầm đầu.
Khuôn viên nhà thờ họ Ngô Đình – đáng lí ở Đài Phong, thuộc Lệ Thủy, song đó lại là vùng Bắc Việt kiểm soát nên dời vào Huế - náo nhiệt lạ thường. Ngày lễ chính đồng thời cử hành tại đây và tại nhà thờ Phú Cam. Tại đây, theo tục Nho, ở nhà thờ theo phép đạo. Cả thành Huế treo cờ. Tổng thống quở: đã bảo đừng làm quá. Song, chính Tổng thống lại ban khen quan chức địa phương. “Họ mừng lãnh tụ thoát nạn, mừng cụ cố thêm tuổi và giám mục thêm tuổi, âu cũng là sự thường.” Tổng thống hả lòng hả dạ.
Cụ cố bà tám mươi sáu tuổi, ngồi trên sập gụ kê xéo nhà – nơi ngày xưa cụ ông vẫn ngồi – tựa lưng vào gối. Tổng thống ngồi giữa nhà trên chiếc ghế bành gỗ trắc chạm trổ công phu, trong bộ quốc phục. Giám mục ngồi trên một chiếc ghế bành kê cạnh đấy. Ngô Đình Cẩn vẫn bộ bà ba, nhai trầu bỏm bẻm, ngồi cạnh mẹ. Ngồi cạnh bà Ngô Đình Khả còn có vợ chồng Ngô Đình Khôi. Số còn lại đứng sau lưng cụ cố - kể cả Ngô Đình Nhu và vợ.
Diệm nhìn khắp lượt. Cơn sốt hãnh diện chạy rân trong cơ thể ông. Dòng họ Ngô Đình chưa ai tạo được cảnh nầy. Đại Nam hoàng đế chưa bao giờ thiết đại triều uy nghiêm đến thế.
Bà Ngô Đình Khả đã quá già để suy tính. Dẫu sao, bà ta cũng mãn nguyện. Bà gật đầu đáp lễ, sức dường như được tăng thêm. Giám mục tươi cười. Nhà thờ Phú Cam, bằng một lời kêu gọi các thương gia của ông, sẽ trở thành nhà thờ lộng lẫy nhất Thừa Thiên, hoàn thành vào tháng mười sang năm, nhân lễ Ngân Khánh của ông, tròn hai mươi năm ông thụ phong giám mục. Nay mai, ông sẽ kêu gọi mở hẳn một giáo khu vùng La Vang Quảng Trị, nơi tiếp giáp Bắc Việt Cộng sản. Ngô Đình Cẩn thích thú với bài toán cộng các lễ vật phải dùng hẳn một nhà mới xây làm kho.
Ngô Đình Nhu trầm lặng. Anh ta biết thưởng thức quyền uy, biết hả lòng về cảnh tượng ngày hôm nay. Song, anh lo. Tổng thống như người ăn đến độ không còn ăn được nữa – chí tiến thủ lần lụt dần. Đó là một nguy cơ. Nhu nghe dư luận về anh giám mục, về chị Cả Lễ, về đứa em út, quanh các vụ buôn bán, độc quyền. Cả vợ anh nữa. Phải làm sao giữ cái tột đỉnh nầy miên viễn. Anh chợt nhớ bài thơ của Vua Minh Mạng. Liệu rằng họ Ngô Đình lại còn mỏng hơn họ Nguyễn Phúc không?
Trần Lệ Xuân khôn khéo như một người dâu thuần hóa đến mức chỉ biết vâng, dạ. Mụ tìm chỗ dựa và tìm được ngay. Bà mẹ chồng già nua quên lẫn, hài lòng về con dâu biết chiều chuộng. Chính Lệ Xuân đang quạt – bằng chiếc quạt lông công – cho mẹ chồng. Hơn nữa, mấy đứa con của Lệ Xuân là cái mộc che chở cho mụ trước sự gièm pha của bất kì ai.
Những gì gây ít nhiều khó chịu cho đại gia đình trong ngày đại lễ lại là tính tự do quá lộ liễu của Ngô Đình Luyện. Anh ta ra Huế bằng ô tô, cặp kè với một cô gái nhảy nổi tiếng “bốc lửa,” ngụ tại khách sạn Morin, tạt vào nhà một thoáng rồi biệt mất. Nhưng Luyện không dính với những tranh chấp tiền nong, và do đó, người ta chóng quên anh ta.
Nguyễn Thành Luân và Hoàng Thị Thùy Dung góp mặt trong gia tộc Ngô Đình hoàn toàn gượng gạo nhưng lại được săn đón chu đáo, ít ra là về bề ngoài. Thế mạnh đó một phần do vị trí của đức giám mục – đến bà cụ cố còn phải gọi con đẻ mình là “đức cha” kia mà! Phần khác do Tổng thống – ông dành cho Luân một sự đãi ngộ khá đặc biệt, nửa đối với đứa cháu, nửa đối với một cộng sự có tài. Phần do Nhu, Lệ Xuân, Luyện và Trần Trung Dung cũng quan trọng: họ là bạn bè. Phần sau cùng do chính Luân và Dung. Cả hai đều nghiêm trang và cả hai đều giữ khoảng cách vừa phải với mọi người, trước bàn thờ Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi cũng như trước bà cụ cố và những người khác, Thùy Dung được cảm tình khá nhanh: dịu dàng, đoan trang, ít nói. Đến như cậu Út Cẩn mà phải thốt:
- Rứa mới là con dâu họ nhà tau!
*
- Tôi cám ơn các ông, các bà đến chia vui với tôi sau tai biến. Chúa luôn phù hộ chúng ta.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đáp lễ mọi người, cố giữ giọng bình dân tuy vẫn ngồi trên ghế bành.
Một nữ phóng viên – Helen Fanfani – len lỏi giữa quan khách, bấm pô ảnh lúc Tổng thống nói.
Có lẽ chỉ có bốn người – Luân, Dung và hai anh em Nhu, Luyện – hiểu ý nghĩa bức ảnh sẽ công bố: Fanfani gợi cho độc giả tờ Financial Affairs sự liên nghĩ giữa Tổng thống Diệm và một nhà độc tài nào đó, hơn nữa, một ông vua nào đó.
Hôm nay, Diệm rất vui. Điều ít xảy ra là ông hỏi Fanfani:
- Cô nhà báo dùng máy hiệu chi? Không có flash liệu chụp được không?
Khách khứa được mời ngồi ở các bàn kê trong vườn. Bữa tiệc bắt đầu. Dung, như đứa cháu dâu, bận chăm lo mời mọc. Luân cũng vậy, Fanfani đến gần Luân:
- Tôi muốn hỏi ông kĩ sư một việc…
- Sẵn sàng! Tuy vậy, cuộc nói chuyện có thể bị đứt đoạn, – Luân cười – vì tôi đang là “chiêu đãi viên!”
- Không sao! Ta nói ngắn thôi. Bây giờ, thật bất tiện nếu chúng ta nói dài, phải không? – Fanfani nháy mắt, hướng về Dung – Theo ông, hai phát tiểu liên ở Buôn Mê Thuột có thể được coi là dự báo không?
- Chúng ta đã nói chuyện ở nhà thờ Đức Bà!
- Đó là tôi nói. Chưa phải chúng ta. Còn ông?
- Tùy theo cách hiểu của mỗi người về sức nổ của hai viên đạn đó. Nó là hai viên đạn tiểu liên Mas-49 cỡ 7,65. Bé, rất bé.
- Song tiếng nổ khá to!
- Rồi, sao nữa?
- Ông đã thấy, nếu người bắn là một Việt Cộng, nó chứng tỏ Việt Cộng là một cái gì đó không giản đơn ở miền Nam. Nếu người bắn thuộc cánh Quốc gia bị quét, nó chứng tỏ ông Diệm quét còn sót đến cả những khẩu tiểu liên! Nếu người bắn là nhân viên của chế độ, ông nghĩ sao? Nguy hiểm trăm lần!
- Và nếu người bắn là quân nhân, mức nguy hiểm lên nghìn lần, phải không?
- Đúng! - Fanfani đồng ý – Tiếng nổ đã tắt nhưng dư âm cứ tỏa ra, độ vang nhân lên…
- Tôi chưa nói hết. – Luân cười mỉm – Sau chót, nếu tiếng nổ là tín hiệu xanh của CIA – không chính thức, tất nhiên, thì đó là bom nguyên tử!
- Chưa phải lúc đại sứ Rheinardt bật đèn xanh!
- Tôi tin phán đoán của cô! Nhưng, người Mỹ hình như bắt đầu chăm sóc Tổng thống nước chúng tôi cẩn thận hơn trước. Bằng chứng là cô Helen Fanfani chịu khó lặn lội ra Huế săn tin, săn ảnh ở một cuộc lễ không có giá trị đối với dư luận Mỹ…
- Chưa chắc đã không có giá trị. - Fanfani cười nửa miệng.
- Xin lỗi cô… Tôi phải đi làm phận sự. - Luân trở lại một bàn ăn mà các li rượu đều cạn…
Fanfani vừa buông Luân đã bắt chộp ngay giám mục. Giám mục rời bàn hình như định đi lại chỗ của Nguyễn Đôn Duyến, đại biểu Chính phủ ở Trung phần. Fanfani mở máy ghi âm:
- Thưa đức cha, con xin đức cha một phút!