Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ván bài lật ngửa - Phần III - Chương 16
P3 - Chương 16
Luân vừa đút khẩu súng Walter nhỏ xíu vào chiếc túi con trước bụng, vừa nói:
- Trong trường hợp cần, khẩu Walter nầy đắc dụng hơn khẩu P.38.
Dung lo lắng theo dõi:
- Tại sao anh lại nhắc chuyện súng đạn trước khi đi? Phải chăng anh cảm thấy có cái gì không ổn?
- Mọi thận trọng đều có ích. Nhu muốn xác định những điều hắn còn nghi bằng cách trực tiếp chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa tôi và Phúc.
- Em nghĩ là Nhu hết đặt câu hỏi về anh sau khi chính anh nêu lên hàng loạt điểm phải làm sáng tỏ, trong đó, có cả những điểm nếu quả anh liên quan đến vụ Buôn Mê Thuột thì rất tai hại cho anh. Nhất là anh từ chối đứng ra khai thác Phúc.
- Chưa hẳn vậy… Tại sao cô không tính đến khả năng Nhu càng nghi hơn khi hắn nhận ra tôi biến vấn đề rối tinh lên, chĩa vào nội bộ chúng? Với Nhu, không có sự ngây thơ…
- Nhưng, biên bản khai thác Phúc không điểm nào khiến chúng có thể nghi ngờ anh. Em chú ý, Phúc giấu cả cha, vợ, quê quán.
- Đúng… Nhưng, vì sao cô không giả định bản thân biên bản là một sáng tác của Nhu? Còn sự thật lại là ở cuộc gặp mặt sáng nay?
Dung nhận là Luân có lí. Cô thở dài.
- Nghề của chúng ta… Tôi dùng chữ không chính xác… Trách nhiệm của chúng ta, nói theo thành ngữ Pháp “L’art du Possible” – nghệ thuật của cái có thể. Cô tỉnh táo theo dõi, hễ có gì bất thường thì theo kế hoạch đã bàn rút lui ngay. Nếu phải dặn thêm, tôi nhắc cô lưu ý anh Lục, một người đáng thương.
Luân coi đồng hồ tay:
- Gần tới giờ rồi… Tôi đi! Nói thế, chứ cũng có khả năng mọi sự trót lọt… Tôi tin Phúc. Đúng hơn, tôi tin xét đoán của tôi và của cô về Phúc.
Phúc bước vào phòng, trong bộ Pyjama. Người anh xanh mướt. Những vết tím bầm hằn rõ trên má, mắt, trán anh.
Luân quyết định chọn chỗ sáng sủa nhất, ngay dưới bóng ngọn neon để gặp Phúc. Nhu ngồi chéo với Luân.
- Mời anh ngồi!
Nhu chỉ cho Phúc chiếc ghế đối diện với Luân… Phúc ngó Nhu rồi Luân, lạnh lùng ngồi xuống.
- Những chỗ đau của anh, nay đã đỡ chưa?
Luân hỏi giọng ấm.
- Còn đau… - Phúc trả lời cụt ngủn, không thèm để ý Luân.
Một nhân viên của tổng ủy tình báo giới thiệu:
- Đây là ông cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu, bào đệ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Đây là thiếu tá tham mưu biệt bộ Phủ Tổng thống Nguyễn Thành Luân…
Hình như Phúc chú ý hơn một chút, qua cái liếc chầm chậm của anh, khi nghe giới thiệu Nhu. Anh có vẻ hoàn toàn xa lạ với Luân.
- Thiếu tá Nguyễn Thành Luân trước đây đi kháng chiến làm trung đoàn phó… - Nhu nói thêm. Phúc liếc Luân, nhưng vẫn hời hợt, hơi bĩu môi nữa.
Nét mặt của Luân cho biết Luân tự đánh giá mình là kẻ có khả năng chiến thắng. Chân anh khẽ nhịp. Anh nhìn Phúc với đôi mắt khâm phục không cần giấu giếm và Nhu cũng nhìn anh như thú nhận anh ta đã lầm.
Ngồi trước Luân là Phúc. Sau nầy, Luân mới biết tên trong giấy căn cước của người thanh niên mà anh và Dung gặp đầu tháng trước, trong lễ khai mạc thí điểm tố Cộng ở Gò Đen và gặp lần nữa, cách nay mấy hôm, trên Buôn Mê Thuột, khi anh đang mắc một chiếc loa phóng thanh tại hội chợ. Cả hai lần gặp, Luân chỉ biết anh với tên khác, là rể của ông giáo Đầy, có quan hệ với các đồng chí trong rừng Tây Ninh được “cấy” vào cơ quan công dân vụ tỉnh. Chính anh đã bắn liền ba phát súng ngắn vào ảnh Ngô Đình Diệm khi buổi tố Cộng tan vỡ, khi ông giáo Đầy – nằm trên cũng máu với lá quốc kì - và cũng chính anh cướp được một khẩu súng trường bắn theo tên Hoàng Đình Thể, giữa đám khói mù tịt của chiếc xe Jeep bị ném vào lửa.
… Tất cả những gì diễn ra trong mấy phút làm lảo đảo Luân. Ông giáo Đầy ngã xuống do viên đạn của tên quận trưởng, ông ngã xuống như một anh hùng. Ở đây, hai cái tương phản ghê gớm nhất, không thể đội trời chung đã đối đầu. Tính cách gian trá, man rợ bạo ngược mà bọn quan lại đại diện bộc lộ đến nét lì lợm cuối cùng. Phía nhân dân, cũng vậy, họ không còn con đường tự bảo vệ nào khác ngoài sử dụng sức mạnh vốn là ưu thế của họ.
Phải nói rằng trong khoảnh khắc Luân mất tự chủ. Nếu Dung không níu tay anh thì anh đã bắn gục tên quận trưởng mặc dù liền trước đó, anh đã can thanh niên: đừng có mà dại dột!
Luân, Dung theo con rể ông giáo Đầy và đồng bào khiêng thi thể ông giáo vô làng. Thạch, trong lúc lộn xộn, chạy ra lộ. Lần hồi, Luân suy tính và anh quyết mạo hiểm – mạo hiểm trong những điều kiện mà anh cho là đúng.
Nhà ông giáo ở cách điểm tố Cộng già cây số, theo bờ đất ngoằn ngoèo, xuyên khu vườn rậm rạp và vượt vô số cầu vắt vẻo. Một ngôi nhà ngói cất theo lối cũ, mờ mờ tối. Bàn thờ giữa nhà leo lét một ngọn đèn – đứa con trai duy nhất của ông, một người kháng chiến cũ như ông, bị giết chưa đầy năm. Thi thể ông giáp đặt trên bộ ván giữa nhà. Thân tộc ông chỉ còn cô con gái và chàng rể.
- Chúng tôi là khách đi đường, thấy cảnh đau lòng nầy, nên ghé lại, xem có thể giúp ích gì cho gia đình ông giáo không? – Luân giải thích sự có mặt của hai người.
Anh hiểu rõ: đây là khu du kích trong kháng chiến. Những người dân từng được Chính phủ cách mạng cấp cho đất. Vườn tược và ruộng mà họ có là từ mẫu đất tạm cấp đó. Chắc chắn vì lí do như vậy mà chính quyền Diệm lấy nơi đây làm thí điểm tố Cộng.
- Tức quá đi, trời đất ơi! – Người thanh niên giậm chân, thét đau đớn.
Người con gái thì như điên dại, ôm thây cha, khóc không còn ra tiếng.
- Nên lo tẩm liệm ông giáo. – Luân bảo người thanh niên – Đề phòng làng, lính vô.
Người ta bắt đầu đóng hòm, đào huyệt và tẩm liệm ông giáo. Công việc khẩn trương mà lặng lẽ, từng nét mắt khắc cái đau và nỗi giận, chỉ hạ khi họ trả được thù... Mặc dù bị từ chối, Luân cố nằn nì xin được góp phần vào mồ êm mả đẹp cho ông giáo. Số vải tẩm liệm ông chẳng là bao, nhưng anh nghĩ ông giáo sẽ ấm lòng, bởi cách mạng có mặt ngay trong giờ phút bi đát nầy.
Qua hỏi han, Luân rõ thêm: anh thanh niên mồ côi từ nhỏ, được ông giáo nuôi và khi thành người, gả con cho. Anh là du kích xã. Sau hiệp định Genève, tránh địch, anh lên Tây Ninh và bằng cách nào đó, anh vào Ty công dân vụ. Ở nhà, anh tên là Tư. Anh xem ông giáo Đầy như cha đẻ.
- Anh muốn trả thù lắm? – Luân hỏi.
Tư gật đầu quả quyết. Và, Luân do dự: “Anh ta còn trẻ… Nguy hiểm!” – Luân nghĩ thầm.
- Ông có thể giúp tôi? – Tư hỏi, hi vọng.
- Quận Thể không là cái gì đáng cho anh trả thù!
- Tôi hiểu… Tôi muốn...
Luân nhớ liền ba phát đạn bắn vào ảnh Ngô Đình Diệm.
- Khó lắm!
- Tôi không liều mạng đâu. – Tư bỗng hạ thấp giọng – Tôi còn các bác, các chú trong rừng!
Nói xong, Tư chợt sợ. Đúng thôi, Luân lạ hoắc lạ huơ mà.
Mãi sau khi hạ huyệt ông giáo Đầy, trước khi từ giã, Dung nói với cô con gái:
- Sắp tới, có hội chợ trên Buôn Mê Thuột. Ông Diệm khánh thành!
*
- Tôi rất khâm phục anh, dẫu cho hành động của anh khiến tôi căm giận. – Luân nói, vừa nói vừa trao đổi bằng mắt với Phúc – Anh đủ gan ám sát Tổng thống…
Phúc ngắt lời:
- Tổng thống của ông! Với tôi, hắn là một tên Việt gian…
- Kể cả như vậy đi, anh có quyền suy nghĩ riêng, anh cả gan ám sát người đứng đầu Chính phủ miền Nam thì cũng nên đủ gan nói sự thật. Ai phái anh lên Buôn Mê Thuột?
- Tôi trả lời đến cả chục lần rồi: Tỉnh ủy Tây Ninh!
Giọng Phúc cộc lốc.
- Tôi chưa tin! – Luân điềm đạm – Vì sao tỉnh ủy Tây Ninh lại cử anh đi ám sát ông Diệm?
- Vì Diệm bán nước!
- Nhưng, vì sao tỉnh ủy Tây Ninh biết Tổng thống có mặt ở Buôn Mê Thuột?
- Ông gặp tỉnh ủy Tây Ninh mà hỏi! – Phúc trả lời lì lợm.
- Tất nhiên, nếu rôi hân hạnh gặp tỉnh ủy Tây Ninh thì còn nói làm gì! Anh trả lời với chúng tôi như vậy giống như anh bảo: Ngọc Hoàng ra lệnh cho anh lên Buôn Mê Thuột, còn vì sao, thì tìm Ngọc Hoàng mà vấn nạn! - Luân cười hóm hỉnh.
- Ông cứ hỏi mãi, không chừng tôi nói chính ông bảo tôi lên Buôn Mê Thuột vì chính biết ông biết ông Diệm, ngày đó có mặt… - Phúc cau có.
- Đúng rồi! - Luân reo – Đại loại, tôi muốn biết ai trong chúng tôi... Đơn giản thôi, chỉ có người chúng tôi mới biết tin tối mật đó.
- Chính ông! – Phúc trỏ vào Luân, gay gắt – Ông có đi kháng chiến, ông là thằng phản... Tôi đề quyết ông để tụi nó bắn ông cho đáng đời!
Nhu lắc đầu:
- Anh nên trả lời nghiêm chỉnh. Anh lấy súng ở đâu?
Phúc trỏ tiếp vào Luân:
- Ông nầy trao cho tôi! Tôi nói thiệt…
Luân ngó lên trần nhà, cười mỉm:
- Được! Coi như tôi giao súng cho anh. Nhưng, ai cho anh tin về Tổng thống?
Phúc bĩu môi:
- Các ông cứ tưởng các ông bí mật lắm… Tôi biết tin. Nhiều người biết tin. Còn súng, đâu mà chẳng có!
Vừa lúc đó, một nhân viên vào, cúi rạp người:
- Thưa thiếu tá, có điện thoại của đại sứ quán Mỹ…
Luân đứng lên, ra hiệu xin phép Nhu. Anh bảo Phúc:
- Cả Hoa Thịnh Đốn cũng quan tâm đến anh…
Luân vừa khuất khỏi cửa, Phúc ném theo cái nhín hằn học:
- Ông nầy coi dễ ghét… Hỏi dai như đỉa!
- Tôi nhắc anh: – Nhu nói – Ai cho tin, ai giao súng?
Phúc không trả lời, lầm lì hẳn. Nhu bực dọc, đứng lên đi lại quanh phòng.
Ở máy nói, Luân cầm ống:
- A lô! Luân đây, ai đấy?… À! Đại sứ Mỹ mời tôi hả? Cô nói giùm: Tôi sẽ đúng hẹn chiều nay… Việc thế nào à? Đặt sát ống nghe vào tai nhé…
Luân hôn thật kêu trong máy. Tiếng người con gái cười phấn khởi, to đến nỗi anh nhân viên đứng khá xa cũng nghe thấy và cười lây.
Trở vào phòng, Luân bắt gặp Nhu vẫn tiếp tục đi đi lại lại, mặt đăm đăm:
- Đại sứ Mỹ muốn biết kết quả cuộc hỏi cung sáng nay của anh. Tôi nói sẽ xin ý kiến anh. Ông ta hẹn với tôi chiều nay gặp ông ta. Có vẻ ông ta muốn làm quen với anh Phúc…
- Làm quen với anh Phúc? – Nhu hỏi vặn. Rồi anh ta ngồi vào ghế tư lự.
- Mục đích của tôi hôm nay là làm quen với anh. – Luân bảo Phúc – Tôi nói rõ để anh khỏi băn khoăn. Ông cố vấn không định dụ dỗ, mua chuộc anh. Tôi tin anh hành động với một lí tưởng nào đó, có thể sai, song là lí tưởng. Nghĩa là anh hành động không vì tiền, anh không phải là một kẻ bắn mướn. Tôi cũng tạm cho anh chấp hành lệnh của tỉnh ủy Việt Cộng Tây Ninh, song tôi muốn biết bằng cách nào tỉnh ủy nắm được tin tức tối mật, ai cung cấp súng, ở Buôn Mê Thuột hay chỗ khác. Nếu ở chỗ khác thì bằng cách nào anh đưa súng an toàn lên Buôn Mê Thuột. Tại Buôn Mê Thuột, anh giấu súng ở đâu? Còn trái lựu đạn, ai cấp cho anh? Vì sao anh không ném trái lựu đạn đó?
Phúc ngắt lời Luân:
- Các câu hỏi khác, ông tìm ông Năm Xếp mà hỏi. Về trái lựu đạn, tôi không quẳng vì quẳng là chết dân.
- Kể ra anh còn chút lương tâm, tôi khen anh… Luân nói tiếp – Bàn tay nào trong chúng tôi liên lạc với tỉnh ủy. Cái mà chúng tôi cần là chuyện đó, chuyện nội bộ của chúng tôi. Mạng sống của anh sẽ được đảm bảo, nếu anh nói sự thật. Chúng tôi không cần anh khai cơ sở của Việt Cộng, khỏi kể nơi nào là tỉnh ủy đóng, ai là tỉnh ủy viên... Ai? Tướng hay tá, quận hay tỉnh trưởng, công an hay dân sự… Ai trong chúng tôi làm việc cho các anh?
Phúc lơ đãng ngó Luân. Không có vẻ gì anh sẽ khai.
Nhu xem đồng hồ tay:
- Anh đã nghe kĩ các câu hỏi của thiếu tá. Tôi kì hạn cho anh ba hôm. Giữa chừng, anh cần nói với tôi thì báo cho nhân viên nhà giam, tôi sẵn sàng…
- Hôm nay, lần đầu tôi gặp anh. Sau nầy ít có dịp. Ông cố vấn sẽ làm việc với anh. Ông cố vấn không dễ dãi như tôi đâu, anh nhớ cho. Chớ có dại dột! – Luân dặn Phúc bằng lời và ánh mắt.
Hai người rời khỏi nhà giam. Nhu rõ ràng thỏa mãn…
*
Dung đón Luân trong nhà. Cô không muốn để Thạch, Lục và chị Sáu bắt gặp cô khóc – sẽ là một thứ bằng chứng tố giác cô và Luân.
Luân bước vào, ném người xuống ghế. Cân não bị động viên đến độ cao, bây giờ, Luân rã rời. Dung sà vào Luân, một xót xa chợt ụp tới trong cô. Không thể kiềm chế được, cô khóc thút thít, vén mớ tóc lòa xòa trên trán Luân và hôn tới tấp lên đôi mắt mệt mỏi của anh.
- Anh mệt lắm không?
Luân chợt ghì đầu Dung vào ngực anh. Dung nghe rõ nhịp tim Luân.
- Cô lo lắm, phải không? – Luân hỏi nhỏ, anh đã thấy đôi mắt đẫm ướt, nặng trĩu của người bạn gái. Luân âu yếm lau nước mắt cho cô. Luân và Dung ngồi yên như vậy khá lâu… Thần kinh cả hai dãn dần…
- Anh làm rối tóc em hết trơn hết trọi!
Dung bật dậy khi chị Sáu mời họ dùng cơm, sửa lại mái tóc, nũng nịu với Luân bằng giọng Nam Bộ chưa nhuần.
- Bữa nay cô Hai làm bếp đó! - Chị Sáu giới thiệu bữa cơm hơi khác ngày thường, có món gà lá chanh mà cũng có lươn um.
- Cô Hai nói là cô phải tập nấu món Nam, nhưng lâu lâu chen món Bắc cho thầy Hai ăn lạ miệng, ăn ngon… - Chị Sáu nói tiếp, xởi lởi, như chia sẻ niềm vui với hai người.
Dung đang xới cơm cho Luân, thẹn quá, má đỏ bừng.
- Nói thiệt, thầy Hai có phước lắm! Cô Hai đây lịch sự, lại hiền…
- Em nhờ chị dạy cho, em vụng về lắm… - Dung ấp úng.
Không phải Luân không biết Dung, hễ rỗi rảnh, là mài miệt đọc các sách dạy nấu ăn. Sự chuẩn bị “có vẻ rất tự nhiên” của cô gái Hà Nội lại là niềm hạnh phúc của Luân.
Anh gắp miếng thịt gà, chấm muối tiêu chanh, khen: Ngon!
- Lần sau, em sẽ xé phay gà… Em biết làm rồi!
Bữa ăn đó, lần thứ nhứt, Luân và Dung nâng li rượu vang Bordeaux chúc mừng nhau.
- Cái trò gọi điện thoại nửa chừng của cô, kể ra cũng hay! - Luân thủ thỉ khi ở bàn ăn còn lại hai người – Tuy do Mỹ điều khiển, song Nhu có mặt độc lập tương đối của hắn. Làm rùm beng lên là tốt!
- Em suy tính mãi. Anh đi rồi, em bỗng nhớ đến “lá bùa hộ mệnh” mà anh nói.
- Tôi bảo cái trò cô hay với điều kiện cô không lộ ra sự hốt hoảng với Rheinardt!
- Đời nào! Em xin nói chuyện với bà đại sứ tại nhà riêng của họ, hỏi thăm sức khỏe như thường lệ. Bà đại sứ trao ống nói cho chồng… Tất nhiên ông ấy hỏi thăm anh. Em báo tin, anh và ông Nhu sang tổng ủy tình báo gặp hung thủ bắn ông Diệm. Đại sứ quan tâm đặc biệt vụ đó, và dặn anh cho một cái hẹn… Thế đấy!
- Cho cô điểm trên trung bình! – Luân cười.
- Anh thuật cho em nghe việc gặp anh Phúc. Em sợ quá.
Luân kể tỉ mỉ việc xảy ra.
- Anh Phúc cừ lắm! – Luân kết luận – chính anh ấy góp công làm cho vở kịch của chúng ta thêm hoàn hảo. Nhìn anh ấy, tôi muốn ôm hôn… Bằng mọi giá, phải cứu mạng sống ảnh. Dân tộc ta, Đảng ta đã tạo ra những anh hùng vĩ đại!
Dung lặng nghe, hồi hộp, phấn chấn theo câu chuyện. Anh Phúc quả là anh hùng. Nhưng… anh Luân của cô đâu có kém!
- Anh Phúc còn phải đối phó với rất nhiều câu hỏi. Về khẩu Mas-49 là một. Anh bảo vệ chúng ta, anh bảo vệ tỉnh ủy, những người cộng sự với anh và, bây giờ thì tôi tin dứt khoát rồi, anh bảo vệ viên quận trưởng Gò Dầu!
- Tức là người giống đồng chí liên trung đoàn trưởng, có lần anh nói với em?
Luân gật đầu. Điện thoại reo. Dung nghe.
- Vâng! Tôi là Thùy Dung… xin lỗi, ông là ai? Nguyễn Thuần?... Tôi không nhớ… À, tôi nhớ ra… Ông để khi khác, hôm nay tôi và anh Luân tôi bận... Vâng, tôi nhớ địa chỉ của ông rồi. Không có chi. Tôi quên mất sự việc đó, có lẽ ông cũng đừng bận tâm. Vâng, chào ông…
Dung gác máy, trở lại bàn ăn:
- Gã đại úy phi công đó!
Dung đã thuật lại cho Luân nghe chuyện đêm dạ hội ở biệt điện, khi Luân đi Buôn Hồ về.
- Anh ta nói cái gì?
- Gã xin lỗi em là đã sỗ sàng. Gã hối hận. Gã muốn gặp em và anh để nói một chuyện. Theo gã, là để em và anh hiểu gã. Hành động của gã đêm hôm đó không từ thâm tâm gã v.v…
Luân trầm ngâm một lúc:
- Cô nhớ địa chỉ của anh ta. Có thể thêm một trò khiêu khích. Và có thể đúng như anh ta nói…
- Được rồi! – Dung nũng nịu – Em cấm anh từ giờ tới sáng mai, không được nghĩ ngợi gì đến công việc… Chiều nay, hai đứa mình đi chơi đâu đó, đêm xem phim. Có hai phim hay, Napoleon màu hai tập, của Sacha Guitry và ông ta đóng luôn vai Tayllerand, chiếu ở Eden; phim kia là Sciuscia, của Victorio de Sica chiếu ở Đại Nam, báo chí coi đây là thành công của trường phái “hiện thực mới”…
- Đồng ý! – Luân kêu lên vui vẻ - Cô thích phim nào, tôi thích phim đó!
Dung, đã mang tạp dề, dọn dẹp bữa ăn, thùy mị như một cô dâu Nam Bộ…
*
Quyến đến chào Luân. Ngày mai, cậu ta lên Đà Lạt, vào trường võ bị. Từ ngày về thành, hôm nay cậu ta mới đến nhà Luân.
- Em không thích! – Quyến nói rầu rầu.
- Sao? – Luân hỏi, giọng ngạc nhiên.
- Học làm gì! Cho em tiếp công việc bây giờ, còn đỡ đần anh được ít nhiều... Vả lại…
- Chú xin ra khu phải không? – Luân hỏi, không vui
- Chớ nếu anh không cần em thì cho em ra khu… Ở với tụi nó, em chịu không thấu… - Quyến rên rỉ.
- Tôi không dè chú mềm yếu như vậy. Nhiệm vụ của chúng ta còn dài lâu. Mỗi người phải cố gắng. Chú tưởng tôi sướng lắm sao? Cách mạng cần mới giao cho chúng ta công việc phức tạp nầy. Chú là đảng viên mà không bằng thằng Sa.
- Anh giao cho em công việc của thằng Sa, em mà bợn, anh xử tử em! – Quyến vẫn nói dỗi.
Luân bỗng thấy thương Quyến vô hạn. Anh nắm vai cậu ta:
- Tôi thông cảm với chú. Nhưng, đây là quyết định của tổ chức. Không phải người nào cũng tạo được thế hợp pháp tốt như chú, thiếu úy cảnh sát Lê Ngân... Trước mắt, chú phải dấn lên theo cái đột phá khẩu đã mở đó. Tốt nghiệp, chú có thể lên cấp đại úy… Từ nấc đại úy, chú cố mà lên nữa… Phải đóng cho thật cứng vai phần tử Quốc gia chống Cộng, cuồng tín cũng được, nhưng chống Cộng có trí tuệ…
- Vậy thì chừng nào em ra khu?
- Ra khu?
- Chớ bộ ăn đời ở kiếp với tụi nó sao?
Luân vụt cười:
- Chừng nào chú đeo lon tướng thì chú ra khu!
- Trời đất! Tướng ngụy! - Quyến la thất thanh.
- Chú phải sang học ở Mỹ! – Luân bồi thêm – Chỉ bằng cách đó, chú mới làm lợi cho Đảng, cho nước.
- Phải biết vầy, em đâu có theo anh ra thành!
Quyến nói xuôi xị, song giọng nói đã bớt gay gắt.
- Chú đừng liên lạc với tôi hay với Sa... Lo học. Tất nhiên, nếu yêu ai đó mà là người tốt thì cứ lập gia đình như thiên hạ…
- Còn anh? Bao giờ anh chị làm đám cưới?
Luân cười:
- Không mời chú đâu, đừng hỏi!… Đã đặt quy ước liên lạc với anh Sáu Đăng chưa?
Quyến gật đầu…
Ở phòng riêng trong dãy nhà ngang, Lục đang nghe buổi phát thanh ca nhạc của đài Hà Nội, qua một ống nghe nhỏ.
“Cầm lá thiếp nầy, lòng hướng vô Nam…”
Bài “Tình trong lá thiếp” của Phan Huỳnh Điểu thiết tha, lắng đọng…
Luân vừa đút khẩu súng Walter nhỏ xíu vào chiếc túi con trước bụng, vừa nói:
- Trong trường hợp cần, khẩu Walter nầy đắc dụng hơn khẩu P.38.
Dung lo lắng theo dõi:
- Tại sao anh lại nhắc chuyện súng đạn trước khi đi? Phải chăng anh cảm thấy có cái gì không ổn?
- Mọi thận trọng đều có ích. Nhu muốn xác định những điều hắn còn nghi bằng cách trực tiếp chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa tôi và Phúc.
- Em nghĩ là Nhu hết đặt câu hỏi về anh sau khi chính anh nêu lên hàng loạt điểm phải làm sáng tỏ, trong đó, có cả những điểm nếu quả anh liên quan đến vụ Buôn Mê Thuột thì rất tai hại cho anh. Nhất là anh từ chối đứng ra khai thác Phúc.
- Chưa hẳn vậy… Tại sao cô không tính đến khả năng Nhu càng nghi hơn khi hắn nhận ra tôi biến vấn đề rối tinh lên, chĩa vào nội bộ chúng? Với Nhu, không có sự ngây thơ…
- Nhưng, biên bản khai thác Phúc không điểm nào khiến chúng có thể nghi ngờ anh. Em chú ý, Phúc giấu cả cha, vợ, quê quán.
- Đúng… Nhưng, vì sao cô không giả định bản thân biên bản là một sáng tác của Nhu? Còn sự thật lại là ở cuộc gặp mặt sáng nay?
Dung nhận là Luân có lí. Cô thở dài.
- Nghề của chúng ta… Tôi dùng chữ không chính xác… Trách nhiệm của chúng ta, nói theo thành ngữ Pháp “L’art du Possible” – nghệ thuật của cái có thể. Cô tỉnh táo theo dõi, hễ có gì bất thường thì theo kế hoạch đã bàn rút lui ngay. Nếu phải dặn thêm, tôi nhắc cô lưu ý anh Lục, một người đáng thương.
Luân coi đồng hồ tay:
- Gần tới giờ rồi… Tôi đi! Nói thế, chứ cũng có khả năng mọi sự trót lọt… Tôi tin Phúc. Đúng hơn, tôi tin xét đoán của tôi và của cô về Phúc.
Phúc bước vào phòng, trong bộ Pyjama. Người anh xanh mướt. Những vết tím bầm hằn rõ trên má, mắt, trán anh.
Luân quyết định chọn chỗ sáng sủa nhất, ngay dưới bóng ngọn neon để gặp Phúc. Nhu ngồi chéo với Luân.
- Mời anh ngồi!
Nhu chỉ cho Phúc chiếc ghế đối diện với Luân… Phúc ngó Nhu rồi Luân, lạnh lùng ngồi xuống.
- Những chỗ đau của anh, nay đã đỡ chưa?
Luân hỏi giọng ấm.
- Còn đau… - Phúc trả lời cụt ngủn, không thèm để ý Luân.
Một nhân viên của tổng ủy tình báo giới thiệu:
- Đây là ông cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu, bào đệ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Đây là thiếu tá tham mưu biệt bộ Phủ Tổng thống Nguyễn Thành Luân…
Hình như Phúc chú ý hơn một chút, qua cái liếc chầm chậm của anh, khi nghe giới thiệu Nhu. Anh có vẻ hoàn toàn xa lạ với Luân.
- Thiếu tá Nguyễn Thành Luân trước đây đi kháng chiến làm trung đoàn phó… - Nhu nói thêm. Phúc liếc Luân, nhưng vẫn hời hợt, hơi bĩu môi nữa.
Nét mặt của Luân cho biết Luân tự đánh giá mình là kẻ có khả năng chiến thắng. Chân anh khẽ nhịp. Anh nhìn Phúc với đôi mắt khâm phục không cần giấu giếm và Nhu cũng nhìn anh như thú nhận anh ta đã lầm.
Ngồi trước Luân là Phúc. Sau nầy, Luân mới biết tên trong giấy căn cước của người thanh niên mà anh và Dung gặp đầu tháng trước, trong lễ khai mạc thí điểm tố Cộng ở Gò Đen và gặp lần nữa, cách nay mấy hôm, trên Buôn Mê Thuột, khi anh đang mắc một chiếc loa phóng thanh tại hội chợ. Cả hai lần gặp, Luân chỉ biết anh với tên khác, là rể của ông giáo Đầy, có quan hệ với các đồng chí trong rừng Tây Ninh được “cấy” vào cơ quan công dân vụ tỉnh. Chính anh đã bắn liền ba phát súng ngắn vào ảnh Ngô Đình Diệm khi buổi tố Cộng tan vỡ, khi ông giáo Đầy – nằm trên cũng máu với lá quốc kì - và cũng chính anh cướp được một khẩu súng trường bắn theo tên Hoàng Đình Thể, giữa đám khói mù tịt của chiếc xe Jeep bị ném vào lửa.
… Tất cả những gì diễn ra trong mấy phút làm lảo đảo Luân. Ông giáo Đầy ngã xuống do viên đạn của tên quận trưởng, ông ngã xuống như một anh hùng. Ở đây, hai cái tương phản ghê gớm nhất, không thể đội trời chung đã đối đầu. Tính cách gian trá, man rợ bạo ngược mà bọn quan lại đại diện bộc lộ đến nét lì lợm cuối cùng. Phía nhân dân, cũng vậy, họ không còn con đường tự bảo vệ nào khác ngoài sử dụng sức mạnh vốn là ưu thế của họ.
Phải nói rằng trong khoảnh khắc Luân mất tự chủ. Nếu Dung không níu tay anh thì anh đã bắn gục tên quận trưởng mặc dù liền trước đó, anh đã can thanh niên: đừng có mà dại dột!
Luân, Dung theo con rể ông giáo Đầy và đồng bào khiêng thi thể ông giáo vô làng. Thạch, trong lúc lộn xộn, chạy ra lộ. Lần hồi, Luân suy tính và anh quyết mạo hiểm – mạo hiểm trong những điều kiện mà anh cho là đúng.
Nhà ông giáo ở cách điểm tố Cộng già cây số, theo bờ đất ngoằn ngoèo, xuyên khu vườn rậm rạp và vượt vô số cầu vắt vẻo. Một ngôi nhà ngói cất theo lối cũ, mờ mờ tối. Bàn thờ giữa nhà leo lét một ngọn đèn – đứa con trai duy nhất của ông, một người kháng chiến cũ như ông, bị giết chưa đầy năm. Thi thể ông giáp đặt trên bộ ván giữa nhà. Thân tộc ông chỉ còn cô con gái và chàng rể.
- Chúng tôi là khách đi đường, thấy cảnh đau lòng nầy, nên ghé lại, xem có thể giúp ích gì cho gia đình ông giáo không? – Luân giải thích sự có mặt của hai người.
Anh hiểu rõ: đây là khu du kích trong kháng chiến. Những người dân từng được Chính phủ cách mạng cấp cho đất. Vườn tược và ruộng mà họ có là từ mẫu đất tạm cấp đó. Chắc chắn vì lí do như vậy mà chính quyền Diệm lấy nơi đây làm thí điểm tố Cộng.
- Tức quá đi, trời đất ơi! – Người thanh niên giậm chân, thét đau đớn.
Người con gái thì như điên dại, ôm thây cha, khóc không còn ra tiếng.
- Nên lo tẩm liệm ông giáo. – Luân bảo người thanh niên – Đề phòng làng, lính vô.
Người ta bắt đầu đóng hòm, đào huyệt và tẩm liệm ông giáo. Công việc khẩn trương mà lặng lẽ, từng nét mắt khắc cái đau và nỗi giận, chỉ hạ khi họ trả được thù... Mặc dù bị từ chối, Luân cố nằn nì xin được góp phần vào mồ êm mả đẹp cho ông giáo. Số vải tẩm liệm ông chẳng là bao, nhưng anh nghĩ ông giáo sẽ ấm lòng, bởi cách mạng có mặt ngay trong giờ phút bi đát nầy.
Qua hỏi han, Luân rõ thêm: anh thanh niên mồ côi từ nhỏ, được ông giáo nuôi và khi thành người, gả con cho. Anh là du kích xã. Sau hiệp định Genève, tránh địch, anh lên Tây Ninh và bằng cách nào đó, anh vào Ty công dân vụ. Ở nhà, anh tên là Tư. Anh xem ông giáo Đầy như cha đẻ.
- Anh muốn trả thù lắm? – Luân hỏi.
Tư gật đầu quả quyết. Và, Luân do dự: “Anh ta còn trẻ… Nguy hiểm!” – Luân nghĩ thầm.
- Ông có thể giúp tôi? – Tư hỏi, hi vọng.
- Quận Thể không là cái gì đáng cho anh trả thù!
- Tôi hiểu… Tôi muốn...
Luân nhớ liền ba phát đạn bắn vào ảnh Ngô Đình Diệm.
- Khó lắm!
- Tôi không liều mạng đâu. – Tư bỗng hạ thấp giọng – Tôi còn các bác, các chú trong rừng!
Nói xong, Tư chợt sợ. Đúng thôi, Luân lạ hoắc lạ huơ mà.
Mãi sau khi hạ huyệt ông giáo Đầy, trước khi từ giã, Dung nói với cô con gái:
- Sắp tới, có hội chợ trên Buôn Mê Thuột. Ông Diệm khánh thành!
*
- Tôi rất khâm phục anh, dẫu cho hành động của anh khiến tôi căm giận. – Luân nói, vừa nói vừa trao đổi bằng mắt với Phúc – Anh đủ gan ám sát Tổng thống…
Phúc ngắt lời:
- Tổng thống của ông! Với tôi, hắn là một tên Việt gian…
- Kể cả như vậy đi, anh có quyền suy nghĩ riêng, anh cả gan ám sát người đứng đầu Chính phủ miền Nam thì cũng nên đủ gan nói sự thật. Ai phái anh lên Buôn Mê Thuột?
- Tôi trả lời đến cả chục lần rồi: Tỉnh ủy Tây Ninh!
Giọng Phúc cộc lốc.
- Tôi chưa tin! – Luân điềm đạm – Vì sao tỉnh ủy Tây Ninh lại cử anh đi ám sát ông Diệm?
- Vì Diệm bán nước!
- Nhưng, vì sao tỉnh ủy Tây Ninh biết Tổng thống có mặt ở Buôn Mê Thuột?
- Ông gặp tỉnh ủy Tây Ninh mà hỏi! – Phúc trả lời lì lợm.
- Tất nhiên, nếu rôi hân hạnh gặp tỉnh ủy Tây Ninh thì còn nói làm gì! Anh trả lời với chúng tôi như vậy giống như anh bảo: Ngọc Hoàng ra lệnh cho anh lên Buôn Mê Thuột, còn vì sao, thì tìm Ngọc Hoàng mà vấn nạn! - Luân cười hóm hỉnh.
- Ông cứ hỏi mãi, không chừng tôi nói chính ông bảo tôi lên Buôn Mê Thuột vì chính biết ông biết ông Diệm, ngày đó có mặt… - Phúc cau có.
- Đúng rồi! - Luân reo – Đại loại, tôi muốn biết ai trong chúng tôi... Đơn giản thôi, chỉ có người chúng tôi mới biết tin tối mật đó.
- Chính ông! – Phúc trỏ vào Luân, gay gắt – Ông có đi kháng chiến, ông là thằng phản... Tôi đề quyết ông để tụi nó bắn ông cho đáng đời!
Nhu lắc đầu:
- Anh nên trả lời nghiêm chỉnh. Anh lấy súng ở đâu?
Phúc trỏ tiếp vào Luân:
- Ông nầy trao cho tôi! Tôi nói thiệt…
Luân ngó lên trần nhà, cười mỉm:
- Được! Coi như tôi giao súng cho anh. Nhưng, ai cho anh tin về Tổng thống?
Phúc bĩu môi:
- Các ông cứ tưởng các ông bí mật lắm… Tôi biết tin. Nhiều người biết tin. Còn súng, đâu mà chẳng có!
Vừa lúc đó, một nhân viên vào, cúi rạp người:
- Thưa thiếu tá, có điện thoại của đại sứ quán Mỹ…
Luân đứng lên, ra hiệu xin phép Nhu. Anh bảo Phúc:
- Cả Hoa Thịnh Đốn cũng quan tâm đến anh…
Luân vừa khuất khỏi cửa, Phúc ném theo cái nhín hằn học:
- Ông nầy coi dễ ghét… Hỏi dai như đỉa!
- Tôi nhắc anh: – Nhu nói – Ai cho tin, ai giao súng?
Phúc không trả lời, lầm lì hẳn. Nhu bực dọc, đứng lên đi lại quanh phòng.
Ở máy nói, Luân cầm ống:
- A lô! Luân đây, ai đấy?… À! Đại sứ Mỹ mời tôi hả? Cô nói giùm: Tôi sẽ đúng hẹn chiều nay… Việc thế nào à? Đặt sát ống nghe vào tai nhé…
Luân hôn thật kêu trong máy. Tiếng người con gái cười phấn khởi, to đến nỗi anh nhân viên đứng khá xa cũng nghe thấy và cười lây.
Trở vào phòng, Luân bắt gặp Nhu vẫn tiếp tục đi đi lại lại, mặt đăm đăm:
- Đại sứ Mỹ muốn biết kết quả cuộc hỏi cung sáng nay của anh. Tôi nói sẽ xin ý kiến anh. Ông ta hẹn với tôi chiều nay gặp ông ta. Có vẻ ông ta muốn làm quen với anh Phúc…
- Làm quen với anh Phúc? – Nhu hỏi vặn. Rồi anh ta ngồi vào ghế tư lự.
- Mục đích của tôi hôm nay là làm quen với anh. – Luân bảo Phúc – Tôi nói rõ để anh khỏi băn khoăn. Ông cố vấn không định dụ dỗ, mua chuộc anh. Tôi tin anh hành động với một lí tưởng nào đó, có thể sai, song là lí tưởng. Nghĩa là anh hành động không vì tiền, anh không phải là một kẻ bắn mướn. Tôi cũng tạm cho anh chấp hành lệnh của tỉnh ủy Việt Cộng Tây Ninh, song tôi muốn biết bằng cách nào tỉnh ủy nắm được tin tức tối mật, ai cung cấp súng, ở Buôn Mê Thuột hay chỗ khác. Nếu ở chỗ khác thì bằng cách nào anh đưa súng an toàn lên Buôn Mê Thuột. Tại Buôn Mê Thuột, anh giấu súng ở đâu? Còn trái lựu đạn, ai cấp cho anh? Vì sao anh không ném trái lựu đạn đó?
Phúc ngắt lời Luân:
- Các câu hỏi khác, ông tìm ông Năm Xếp mà hỏi. Về trái lựu đạn, tôi không quẳng vì quẳng là chết dân.
- Kể ra anh còn chút lương tâm, tôi khen anh… Luân nói tiếp – Bàn tay nào trong chúng tôi liên lạc với tỉnh ủy. Cái mà chúng tôi cần là chuyện đó, chuyện nội bộ của chúng tôi. Mạng sống của anh sẽ được đảm bảo, nếu anh nói sự thật. Chúng tôi không cần anh khai cơ sở của Việt Cộng, khỏi kể nơi nào là tỉnh ủy đóng, ai là tỉnh ủy viên... Ai? Tướng hay tá, quận hay tỉnh trưởng, công an hay dân sự… Ai trong chúng tôi làm việc cho các anh?
Phúc lơ đãng ngó Luân. Không có vẻ gì anh sẽ khai.
Nhu xem đồng hồ tay:
- Anh đã nghe kĩ các câu hỏi của thiếu tá. Tôi kì hạn cho anh ba hôm. Giữa chừng, anh cần nói với tôi thì báo cho nhân viên nhà giam, tôi sẵn sàng…
- Hôm nay, lần đầu tôi gặp anh. Sau nầy ít có dịp. Ông cố vấn sẽ làm việc với anh. Ông cố vấn không dễ dãi như tôi đâu, anh nhớ cho. Chớ có dại dột! – Luân dặn Phúc bằng lời và ánh mắt.
Hai người rời khỏi nhà giam. Nhu rõ ràng thỏa mãn…
*
Dung đón Luân trong nhà. Cô không muốn để Thạch, Lục và chị Sáu bắt gặp cô khóc – sẽ là một thứ bằng chứng tố giác cô và Luân.
Luân bước vào, ném người xuống ghế. Cân não bị động viên đến độ cao, bây giờ, Luân rã rời. Dung sà vào Luân, một xót xa chợt ụp tới trong cô. Không thể kiềm chế được, cô khóc thút thít, vén mớ tóc lòa xòa trên trán Luân và hôn tới tấp lên đôi mắt mệt mỏi của anh.
- Anh mệt lắm không?
Luân chợt ghì đầu Dung vào ngực anh. Dung nghe rõ nhịp tim Luân.
- Cô lo lắm, phải không? – Luân hỏi nhỏ, anh đã thấy đôi mắt đẫm ướt, nặng trĩu của người bạn gái. Luân âu yếm lau nước mắt cho cô. Luân và Dung ngồi yên như vậy khá lâu… Thần kinh cả hai dãn dần…
- Anh làm rối tóc em hết trơn hết trọi!
Dung bật dậy khi chị Sáu mời họ dùng cơm, sửa lại mái tóc, nũng nịu với Luân bằng giọng Nam Bộ chưa nhuần.
- Bữa nay cô Hai làm bếp đó! - Chị Sáu giới thiệu bữa cơm hơi khác ngày thường, có món gà lá chanh mà cũng có lươn um.
- Cô Hai nói là cô phải tập nấu món Nam, nhưng lâu lâu chen món Bắc cho thầy Hai ăn lạ miệng, ăn ngon… - Chị Sáu nói tiếp, xởi lởi, như chia sẻ niềm vui với hai người.
Dung đang xới cơm cho Luân, thẹn quá, má đỏ bừng.
- Nói thiệt, thầy Hai có phước lắm! Cô Hai đây lịch sự, lại hiền…
- Em nhờ chị dạy cho, em vụng về lắm… - Dung ấp úng.
Không phải Luân không biết Dung, hễ rỗi rảnh, là mài miệt đọc các sách dạy nấu ăn. Sự chuẩn bị “có vẻ rất tự nhiên” của cô gái Hà Nội lại là niềm hạnh phúc của Luân.
Anh gắp miếng thịt gà, chấm muối tiêu chanh, khen: Ngon!
- Lần sau, em sẽ xé phay gà… Em biết làm rồi!
Bữa ăn đó, lần thứ nhứt, Luân và Dung nâng li rượu vang Bordeaux chúc mừng nhau.
- Cái trò gọi điện thoại nửa chừng của cô, kể ra cũng hay! - Luân thủ thỉ khi ở bàn ăn còn lại hai người – Tuy do Mỹ điều khiển, song Nhu có mặt độc lập tương đối của hắn. Làm rùm beng lên là tốt!
- Em suy tính mãi. Anh đi rồi, em bỗng nhớ đến “lá bùa hộ mệnh” mà anh nói.
- Tôi bảo cái trò cô hay với điều kiện cô không lộ ra sự hốt hoảng với Rheinardt!
- Đời nào! Em xin nói chuyện với bà đại sứ tại nhà riêng của họ, hỏi thăm sức khỏe như thường lệ. Bà đại sứ trao ống nói cho chồng… Tất nhiên ông ấy hỏi thăm anh. Em báo tin, anh và ông Nhu sang tổng ủy tình báo gặp hung thủ bắn ông Diệm. Đại sứ quan tâm đặc biệt vụ đó, và dặn anh cho một cái hẹn… Thế đấy!
- Cho cô điểm trên trung bình! – Luân cười.
- Anh thuật cho em nghe việc gặp anh Phúc. Em sợ quá.
Luân kể tỉ mỉ việc xảy ra.
- Anh Phúc cừ lắm! – Luân kết luận – chính anh ấy góp công làm cho vở kịch của chúng ta thêm hoàn hảo. Nhìn anh ấy, tôi muốn ôm hôn… Bằng mọi giá, phải cứu mạng sống ảnh. Dân tộc ta, Đảng ta đã tạo ra những anh hùng vĩ đại!
Dung lặng nghe, hồi hộp, phấn chấn theo câu chuyện. Anh Phúc quả là anh hùng. Nhưng… anh Luân của cô đâu có kém!
- Anh Phúc còn phải đối phó với rất nhiều câu hỏi. Về khẩu Mas-49 là một. Anh bảo vệ chúng ta, anh bảo vệ tỉnh ủy, những người cộng sự với anh và, bây giờ thì tôi tin dứt khoát rồi, anh bảo vệ viên quận trưởng Gò Dầu!
- Tức là người giống đồng chí liên trung đoàn trưởng, có lần anh nói với em?
Luân gật đầu. Điện thoại reo. Dung nghe.
- Vâng! Tôi là Thùy Dung… xin lỗi, ông là ai? Nguyễn Thuần?... Tôi không nhớ… À, tôi nhớ ra… Ông để khi khác, hôm nay tôi và anh Luân tôi bận... Vâng, tôi nhớ địa chỉ của ông rồi. Không có chi. Tôi quên mất sự việc đó, có lẽ ông cũng đừng bận tâm. Vâng, chào ông…
Dung gác máy, trở lại bàn ăn:
- Gã đại úy phi công đó!
Dung đã thuật lại cho Luân nghe chuyện đêm dạ hội ở biệt điện, khi Luân đi Buôn Hồ về.
- Anh ta nói cái gì?
- Gã xin lỗi em là đã sỗ sàng. Gã hối hận. Gã muốn gặp em và anh để nói một chuyện. Theo gã, là để em và anh hiểu gã. Hành động của gã đêm hôm đó không từ thâm tâm gã v.v…
Luân trầm ngâm một lúc:
- Cô nhớ địa chỉ của anh ta. Có thể thêm một trò khiêu khích. Và có thể đúng như anh ta nói…
- Được rồi! – Dung nũng nịu – Em cấm anh từ giờ tới sáng mai, không được nghĩ ngợi gì đến công việc… Chiều nay, hai đứa mình đi chơi đâu đó, đêm xem phim. Có hai phim hay, Napoleon màu hai tập, của Sacha Guitry và ông ta đóng luôn vai Tayllerand, chiếu ở Eden; phim kia là Sciuscia, của Victorio de Sica chiếu ở Đại Nam, báo chí coi đây là thành công của trường phái “hiện thực mới”…
- Đồng ý! – Luân kêu lên vui vẻ - Cô thích phim nào, tôi thích phim đó!
Dung, đã mang tạp dề, dọn dẹp bữa ăn, thùy mị như một cô dâu Nam Bộ…
*
Quyến đến chào Luân. Ngày mai, cậu ta lên Đà Lạt, vào trường võ bị. Từ ngày về thành, hôm nay cậu ta mới đến nhà Luân.
- Em không thích! – Quyến nói rầu rầu.
- Sao? – Luân hỏi, giọng ngạc nhiên.
- Học làm gì! Cho em tiếp công việc bây giờ, còn đỡ đần anh được ít nhiều... Vả lại…
- Chú xin ra khu phải không? – Luân hỏi, không vui
- Chớ nếu anh không cần em thì cho em ra khu… Ở với tụi nó, em chịu không thấu… - Quyến rên rỉ.
- Tôi không dè chú mềm yếu như vậy. Nhiệm vụ của chúng ta còn dài lâu. Mỗi người phải cố gắng. Chú tưởng tôi sướng lắm sao? Cách mạng cần mới giao cho chúng ta công việc phức tạp nầy. Chú là đảng viên mà không bằng thằng Sa.
- Anh giao cho em công việc của thằng Sa, em mà bợn, anh xử tử em! – Quyến vẫn nói dỗi.
Luân bỗng thấy thương Quyến vô hạn. Anh nắm vai cậu ta:
- Tôi thông cảm với chú. Nhưng, đây là quyết định của tổ chức. Không phải người nào cũng tạo được thế hợp pháp tốt như chú, thiếu úy cảnh sát Lê Ngân... Trước mắt, chú phải dấn lên theo cái đột phá khẩu đã mở đó. Tốt nghiệp, chú có thể lên cấp đại úy… Từ nấc đại úy, chú cố mà lên nữa… Phải đóng cho thật cứng vai phần tử Quốc gia chống Cộng, cuồng tín cũng được, nhưng chống Cộng có trí tuệ…
- Vậy thì chừng nào em ra khu?
- Ra khu?
- Chớ bộ ăn đời ở kiếp với tụi nó sao?
Luân vụt cười:
- Chừng nào chú đeo lon tướng thì chú ra khu!
- Trời đất! Tướng ngụy! - Quyến la thất thanh.
- Chú phải sang học ở Mỹ! – Luân bồi thêm – Chỉ bằng cách đó, chú mới làm lợi cho Đảng, cho nước.
- Phải biết vầy, em đâu có theo anh ra thành!
Quyến nói xuôi xị, song giọng nói đã bớt gay gắt.
- Chú đừng liên lạc với tôi hay với Sa... Lo học. Tất nhiên, nếu yêu ai đó mà là người tốt thì cứ lập gia đình như thiên hạ…
- Còn anh? Bao giờ anh chị làm đám cưới?
Luân cười:
- Không mời chú đâu, đừng hỏi!… Đã đặt quy ước liên lạc với anh Sáu Đăng chưa?
Quyến gật đầu…
Ở phòng riêng trong dãy nhà ngang, Lục đang nghe buổi phát thanh ca nhạc của đài Hà Nội, qua một ống nghe nhỏ.
“Cầm lá thiếp nầy, lòng hướng vô Nam…”
Bài “Tình trong lá thiếp” của Phan Huỳnh Điểu thiết tha, lắng đọng…
Bình luận facebook