Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ván bài lật ngửa - Phần IX - Chương kết (1)
P9 - Chương Kết
Tết Nguyên Đán Ất Tỵ là một cái Tết không vui của mẹ con Thùy Dung. Nhà vắng vẻ, tuy vẫn có đủ mọi thứ của ngày Tết, vẫn nhận được quà và thiệp chẳng kém hơn bất kì năm nào. Luân không ở nhà, lí dó đó chưa thật sự quan trọng, quan trọng là tương lai của Luân.
Luân đi rồi, Dung bình tĩnh làm một cuộc tính sổ mười năm. Sơ hở không ít trong từng ấy thời gian hoạt động song cô tin chắc rằng không có sơ hở nào đến độ bộc lộ chân tướng của Luân cũng như cô. Xét cho cùng, kẻ đáng gờm nhất là John Hing, qua đánh giá của cô chưa vượt qua những dấu hỏi nghi ngờ, phân vân thông thường trước một nhân vật kiểu Luân.
Thế thì, điều nguy hiểm chỉ có thể từ hai hướng: một là chính sách Mỹ thay đổi sâu xa, thay đổi ở tầm vóc chiến lược và Luân không phải là con bài đáp ứng cho chiến lược Mỹ tại Nam Việt, Mỹ cần một tay sai ngoan ngoãn đảm bảo trang trí mặt tiền nhằm giảm nhẹ phản ứng của các nguồn dư luận bản địa và quốc tế khi Mỹ đưa một khối lượng thực binh lớn vào đây, biến cuộc chiến tranh ít nhiều mang ý nghĩa nội chiến thành cuộc chiến tranh Mỹ. Luân bỗng nhiên hóa ra một trở lực Mỹ cần thu xếp; hai là các tay sai Mỹ ganh tị, chúng đều tự thấy bé nhỏ trước Luân và cố loại Luân bằng mọi giá để giữ chân độc quyền chấp hành ý muốn của Mỹ - các tay sai quân phiệt này đều liên quan với các công ty Mỹ, với các phe nhóm “diều hâu” Mỹ, đều phần nào ý thức vai trò cai trị mà mười năm qua Mỹ đã tập tành cho chúng, chúng đích thị là tầng lớp giàu có và không bao giờ chịu rời quyền lực gắn chặt với của cải, giống bọn độc tài Nam Mỹ, châu Phi, một số nước châu Á...
Thái độ chính trị của Luân có quá cứng không? Hơn ai hết, Dung hiểu chồng mình: nỗi đau khổ dằn vặt anh là viễn cảnh chiến tranh quy mô và hiện đại tàn phá quê hương, không thu hẹp ở miền Nam và anh tự đặt cho mình ngăn ngừa tai họa ấy, tai họa dân tộc. Nhưng, lãnh đạo hơn một lần dặn Luân: trong mọi tình huống, phải giữ đúng thân phận phần tử quốc gia, thậm chí thân Mỹ, để tồn tại trong lòng địch càng lâu càng tốt, leo càng cao càng tốt. Sự can thiệp của Mỹ ở Nam Việt biến thành cuộc chiến tranh xâm lược, theo Dung, đã quá hiển nhiên. Vấn đề là Luân có thể đóng vai trò một gã hỗ trợ cho cuộc chiến tranh xâm lược ấy, cuộc tàn sát đại quy mô không?
Đến tướng Big Minh còn không cam tâm thực hành ý định của Mỹ thì Luân làm sao nhận thân phận tên bù nhìn để mỗi ngày chứng kiến hàng vạn đồng bào mình chết vì bom đạn Mỹ? Luân giữ cá tính riêng: anh phản đối mọi hình thức chiến tranh xâm lược. Trong một bối cảnh nào đó, cá tính của anh phù hợp với mưu toan của Mỹ, nhưng nay thì rõ ràng mưu toan của Mỹ khác xa với quan điểm của Luân từng bảo vệ. Tuy vậy, theo Dung, chiến tranh ở cường độ cao không thể kéo dài. Rồi, Mỹ cũng phải theo các giáo điều của cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn: đánh nhanh; khi không đánh nhanh đươc, một lần nữa, Mỹ sẽ thay đổi chiến lược. Luân có thể ẩn nhẫn chờ thời cơ không? Đáng tiếc, Dung là vợ của Luân, cô giãi bày suy nghĩ chứ không ra lệnh được cho Luân – cô biết, Luân rất tôn trọng kỉ luật.
Phần Dung, cô luôn giữ thân phận một sĩ quan cảnh sát mẫn cán, chưa một lần bị khiển trách về công vụ. Thái độ của Mỹ, của các tướng Nam Việt khiến cô yên lòng – không phải yên lòng cho cô mà cho chồng cô. Ít nhất, người ta chưa quyết xóa bỏ Luân bằng một hình thức nào đó. Dĩ nhiên, cần xin chỉ thị của cấp trên, của anh Sáu Đăng hay của chú Thuận. Dung nghĩ cách trực tiếp báo cáo và xin chỉ thị...
Giữa lúc ấy, M. George Bundy, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Johnson đến Sài Gòn. Một trong những người mà Bundy đề nghị gặp và làm việc là Dung.
Bundy tiếp Dung tại phòng khách đại sứ quán Mỹ.
- Tôi rất hân hạnh chào bà. – Bundy mở lời rất nhã nhặn – Tôi nghe tin Đại tá Nguyễn Thành Luân sang Washington, nhưng chưa được gặp... Bà đã biết nhiệm vụ của tôi trong chuyến khảo sát tại chỗ tình hình Nam Việt, tôi muốn trình với Tổng thống Johnson một hoàn cảnh Nam Việt thật trung thực. Tôi đã làm việc với đại sứ nước chúng tôi, với tư lệnh Westmorland và phó của ông ta, tướng Throckmorton, với quyền Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Xuân Oánh, với một số tướng lãnh và với đại tá Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia. Nếu bà vui lòng, thưa bà thiếu tá, tôi xin phép hỏi bà một số khía cạnh mà tôi tin bà rất am tường, khía cạnh dính đến ngành mà bà làm việc.
- Thưa ông cố vấn đặc biệt, tôi rất sẵn lòng, tuy nhiên, tôi xin thưa trước: sự hiểu biết của tôi có giới hạn...
Bundy xua tay:
- Trước khi gặp bà, tôi đã được nghe nói về bà... Ta hãy tiết kiệm thời gian. Theo bà, tình hình an ninh Nam Việt hiện nay như thế nào? Tốt, xấu? Tại sao?
- Câu hỏi của ông hơi rộng. Thưa ông, nước chúng tôi đang ở trong một dạng chiến tranh, tùy cách gọi của mỗi phía, “chiến tranh đặc biệt,” “chiến tranh không tuyên chiến” và “chiến tranh chống du kích.”... Với thực tế như thế, an ninh cần được hiểu theo nghĩa nào, thưa ông?
Bundy mỉm cười:
- Bà đúng là một sĩ quan cảnh sát... Tôi xin thu hẹp nghĩa an ninh ở các vùng do Chính phủ kiểm soát, chủ yếu, ở các thành thị...
- Điều này, có lẽ ông không cần hỏi cũng đã nắm được các diễn biến: chưa lúc nào ở Việt Nam Cộng hòa nhiều cuộc bãi công, bãi khóa, chiếm trường biểu tình và xung đột trên đường phố như lúc này...
- Xin lỗi bà. – Bundy ngắt lời Dung - Từ tháng 5-1963 đến chính biến 1-11, xáo trộn chính trị không kém bây giờ...
- Ông nhận xét không sai. – Dung nhỏ nhẹ - Nhưng, đó chỉ là nhận xét về hình thức, về cái biểu hiện bên ngoài...
- Tôi chưa hiểu ý bà...
- Trước kia, xung đột xuất phát từ những bất đồng quan điểm giữa thế lực chống ông Diệm và ông Diệm, trong khuôn khổ chủ nghĩa quốc gia. Còn bây giờ...
Bundy chăm chú nghe, gật đầu như đã nắm được ý của Dung.
- Còn bây giờ, một sự phân hóa sâu sắc trong cách nhìn vận mệnh Nam Việt. Không ít người cho rằng quân đội Mỹ cần đến Việt Nam Cộng hòa càng đông càng tốt, không giới hạn khu vực và cường độ chiến tranh dưới vĩ tuyến 17, xóa bỏ các hình thức cai trị đất nước bằng bầu cử và dân sự mà có ngay một chế độ độc tài quân sự đủ cứng rắn. Phía khác, đông hơn, cho rằng quân đội Mỹ vào Việt Nam Cộng hòa tức nền độc lập ở đây bị sứt mẻ, Mỹ khôi phục hình ảnh của Pháp ngày xưa, là quốc gia xâm lăng và để bảo đảm cho ý định xâm lăng Mỹ chỉ dùng những người bản xứ dễ sai bảo... Đáng quan tâm là lối nhìn sau không phải chịu tác động của Việt Cộng, và nó được chia sẻ bởi nhiều giới kể cả giới thượng lưu, tu hành, tầng lớp trí thức, đặc biệt là số trẻ.
Dung ngừng nói. Bundy ngó lên trần nhà.
- Xin bà nói tiếp... Những lời vừa rồi của bà hết sức bổ ích đối với tôi, chắc chắn nó sẽ là một bộ phần hợp thành bản báo cáo mà tôi sẽ trình cho Tổng thống Johnson.
- Do đó khía cạnh an ninh của Việt Nam Cộng hòa khá phức tạp. Từ hoàn cảnh khách quan xáo trộn nên an ninh và sinh nở các nhân tố mất an ninh có vẻ ngày càng thêm đậm nét và sẽ triền miên. Như ông có thể xác minh, sự ổn định đòi hỏi một loạt điều kiện mà trung tâm phải là đời sống chính trị trở lại trạng thái bình thường, luật pháp với các điều khoản chi tiết hướng đất nước chứ không phải các tuyên cáo, tuyên ngôn, quân luật... Tôi không ngại Việt Cộng quấy rối an ninh – giải quyết vấn đề Việt Cộng là cả một chiến lược lâu dài – mà tôi ngại những xáo trộn từ bản thân chế độ Việt Nam Cộng hòa. Tôi chưa rõ cấp trên của tôi phát biểu với ông ra sao, riêng tôi, nếu không thu xếp ổn thỏa nội bộ chúng ta, thì, ngành an ninh đành bất lực. Làm sao chúng tôi dám nổ súng vào các đám biểu tình?
- Bà có lí... Càng không dám nổ súng vào đám biểu tình khi đám biểu tình chống quân Mỹ đổ bộ lên đây, đất nước đầy ý thức quốc gia. Chỉ có thể ngăn ngừa điều đó bằng một cuộc vận động lớn, rộng rãi, để mọi người Việt Nam Cộng hòa hiểu sự cần thiết phải có mặt quân đội Mỹ...
- Nhưng đó không phải là trách nhiệm của ngành cảnh sát chúng tôi.
- Tôi hiểu... Bây giờ, tôi xin được hỏi bà một câu hoàn toàn riêng: Bà có tán thành sự có mặt của quân đội Mỹ ở Việt Nam Cộng hòa không?
Bundy ngó thẳng vào Dung.
- Thưa ông cố vấn đặc biệt, tôi chỉ là một sĩ quan cảnh sát trung cấp, một người thừa hành. – Dung tránh đôi mắt của Bundy, làm ra vẻ nghiêm túc.
- Bà vẫn có quyền có ý kiến riêng. Bà đỗ cao học luật, một trí thức. – Bundy không rời khỏi mắt Dung.
- Thưa ông, nếu thế thì tôi xin nói: tôi không tán thành!
- Lí do?
- Không cần thiết!
- Không cần thiết hay bà cho đó là một hành động xâm lược?
Đến lượt Dung ngó thẳng vào mắt Bundy:
- Không cần thiết để phải mang tiếng xâm lược.
- Nếu tôi hay ai đó chứng minh với bà sự cần thiết có mặt của quân đội Mỹ, chứng minh đầy thuyết phục, bà sẽ nói sao?
- Tôi sẵn sàng nghe ông chứng minh!
- Tôi không đủ sức làm việc đó. Người khác sẽ làm...
Dung mỉm cười.
- Bà không tò mò hỏi ai sẽ chứng minh sao?
- Không! Vì tôi đã biết...
- Ai?
- Quân đội Mỹ!
- Bà cực kì thông minh.
- Nhưng, quân đội Mỹ sẽ thuyết phục tôi hay ông, điều đó tương lai sẽ trả lời.
- Tôi khâm phục bà, bà thiếu tá! – Bundy đứng lên.
- Rất cám ơn ông cố vấn...
... Hôm sau Trần Thanh Bền gặp Dung:
- Bundy nể bà lắm, bà Luân... Ông ta bảo không dễ gì có được một trợ tá cỡ như bà. Bà làm tôi vinh dự lây!
... Tờ Ngôn luận và vài tờ báo đăng mẩu rao vặt:
“Đồn điền cà phê rộng 20 mẫu gần thị xã Buôn Mê Thuột cần bán gấp. Đồn điền đã khai thác mùa thứ hai, có nhà ở, điện nước. Liên lạc với Madame Vũ, 96 Đồng Khánh trong giờ làm việc.”
Bốn ngày sau mẩu rao vặt xuất hiện trên báo, trong giờ làm việc, Sa gọi điện thoại cho Dung:
- Chào chị! Sáu giờ chiều thứ Bảy, mời chị đến nhà tụi em ăn cơm.
Dung nén xúc động.
- Vụ gì mà mời chị ăn cơm?
- Nhà em sinh cháu, có bữa cơm mừng.
- Thế à? Tốt quá... Trai hay gái?
- Dạ trai... Chị nhớ nhà tụi em không?
- Nhớ chứ. Đường Trương Minh Giảng...
- Dạ đúng...
... Chiều thứ Bảy, Dung dặn chị Sáu hễ ai hỏi thì bảo Dung đi chơi cuối tuần đâu đó, mang Lý gởi nhà bác sĩ Soạn, lái xe qua cầu Trương Minh Giảng. Sa, ăn vận như một sĩ quan bộ binh, đón Dung quá chợ một quãng, thay Dung cầm lái rẽ vào một con đường nhỏ. Xe chui vào một gara. Sau đóng kín cửa gara hai người chuyển sang xe Peugeot, vẫn do Sa cầm lái, phóng lên ngã tư Bảy Hiền.
- Có việc gì gấp lắm sao chị nhắn tin trên báo?
- Gấp. Chị muốn báo cáo trực tiếp với cấp trên một số tình hình và xin chủ trương.
- Anh Luân có tin gì về không?
- Có, anh gọi điện cho chị luôn... Ta đi đâu đây?
- Suối Cụt. Em định đón chị và đưa đến điểm hẹn. Khi nào em ngừng xe, chị cứ xuống, ngay tay mặt có một con đường đất nhỏ. Chị đường hoàng theo con đường đất, đi chừng non trăm mét, thấy ngôi nhà nào cổng gạch thì vào. Sáng mai, trời mờ mờ, sẽ có người đưa chị bằng ô tô trở ngược về Sài Gòn, em đón chị phía trên ngã tư Hóc Môn...
- Chị sẽ gặp ai?
- Em không rõ...
- Sa lập gia đình chưa?
- Thời buổi này, với công tác của em, độc thân dễ xoay sở hơn.
- Em có học hành gì thêm không?
- Có chớ. Em học trường tư, vừa học kĩ thuật cơ khí vừa học ngoại ngữ. Sắp dự thi theo lối ghi danh để lấy bằng kĩ sư.
- Chà, giỏi quá!
- Em còn theo lớp hàm thụ điện Trường Đại học Canberra ở Úc nữa...
- Chị mừng cho em. Sống thế nào?
- Mỗi ngày em làm thợ nửa ngày trong một xưởng, lương khá. Chỉ mỗi một cái là chưa xoay được giấy miễn quân dịch. Nhưng, thế nào cũng xoay cho xong.
- Có tìn gì về Quyến không?
- Ảnh lại đi tu nghiệp bên Mỹ.
- À! Chị nhớ rồi... Thảo nào!
- Sao?
- Chỗ chị làm có cô thiếu úy, cô ấy với Quyến hình như yêu nhau. Một hôm, tình cờ chị thấy cô ta đọc một lá thư mà phong bì đóng dấy bưu điện Philadelphia.
- Em biết. Chị Hằng mà. Anh Quyến đã hứa hôn với chị Hằng...
- Hằng hiểu rõ Quyến không?
- Không đâu! Anh Quyến giữ nguyên tắc kĩ lắm. Say này, thành vợ chồng rồi chắc anh Quyến phải nói thiệt thôi. Nghe đâu chị Hằng tốt...
- Cô ấy tốt. Gia đình cũng tốt. Cô ấy là thư kí của chị.
- Chà! Ngộ quá há! Vậy là lão Quyến yên chí lớn rồi. Có chị kiểm tra, lão khỏi lo.
- Sa thường gặp Hằng không?
- Không... Em nghe anh Quyến nói lúc em còn công tác chung, trước khi anh Quyến đi Mỹ. Bây giờ, tụi em sinh hoạt đơn tuyến, không được quyền gặp nhau. Chị Hằng đẹp không hả chị?
- Rất đẹp!
- Tình hình coi bộ rối quá. – Sa đổi chủ đề - Mỹ vô nước mình đông quá, em lo bên mình vất vả...
- Tất nhiên là vất cả rồi.
Trời tối. Xe giảm tốc độ đỗ ngay đầu một con đường đất, giữa khu phố đèn leo lét. Dung xuống xe, khuất vào bóng đêm. Xe Sa tiếp tục lao về hướng Trảng Bàng.
Dung tìm ngôi nhà cổng gạch không khó – nó nằm thụt sâu trong xóm và là ngôi nhà duy nhất có cổng gạch. Qua khỏi cổng đã có người đón.
- À, cô Hai bây về tới rồi... - Giọng một phụ nữ lớn tuổi.
Người phụ nữ đó kéo Dung ra phía sau nhà.
- Cô vòng phía cửa hông, mấy ảnh đang đợi cô. – Bà nói vào tai Dung.
Cửa hông hé mở. Dung lách vào và cửa khép lại. Ngọn đèn điện đủ sáng căn phòng và đủ cho Dung nhận ra ông Thuận, chú cô, đang dang rộng tay đón cô.
- Chú!
- Con!
Chú Thuận trỏ người kia – trạc bốn mươi, da ngăm, mặt mũi khôi ngô, mặt đồ bà ba đen.
- Đây là anh Chín...
Tự nhiên, Dung đoán ra ngay người mà lần đầu cô gặp.
- Thưa anh... Có phải anh là Chín Dũng...
Người kia cười:
- Chà! Bà thiếu tá Tổng nha theo dõi kĩ các nhân vật Việt Cộng quá... Xem hình tôi ở Tổng nha, phải không?
Dung bẽn lẽn. Về đây, cô thấy như về nhà, nên không giữ ý tứ.
- Ngồi xuống! - Người mà Dung gọi là Chín Dũng mời Dung ngồi trên một trong các chiếc ghế tựa kê quanh một bàn.
- Dạ có ảnh của anh... Có khá nhiều báo cáo về anh.
- Chúng nói giống gì về tôi?
- Dạ, Tổng nha biết anh Chín làm bí thư khu ủy, có chân trong Trung ương Đảng, trong vụ Phật giáo năm 1963, anh Chín đột nhập vào Sài Gòn, nay đóng căn cứ ở vùng Hố Bò. Chúng biết tên thật, quê quán, bí danh của anh Chín.
- Vậy là quá đủ! - Anh Chín cười – Cô đã dùng cơm chưa?
- Dạ, em ăn rồi.
- Có tin gì anh Bảy không?
- Dạ, nhà em gọi điện cho em, lần mới nhất hôm thứ Năm rồi. Nhà em đang đi các bang phía Đông nước Mỹ.
- Cháu khỏe không?
- Cám ơn, cháu khỏe.
- Bây giờ, chúng ta làm việc. Tôi được ủy nhiệm của A.07 gặp cô. Lẽ ra, anh Sáu Đăng cũng gặp, song anh ấy ở xa, được tin cô nhắn khẩn trên báo, tôi nghĩ là cô không thể chờ đợi, nên một mặt báo về trên, một mặt nhờ anh Thuận tổ chức gặp cô. Tôi không dám dùng điện thoại, e mật mã bị phát hiện, nên viết thư tay báo về trên, thơ tay đi hơi chậm. Tôi và anh Thuận sẽ nghe cô. Lúc đầu, tôi định phái anh Thuận vào Thành, song đầu mối đi vắng, đến nhà cô không tiện nên đành mời cô ra. Liệu kế hoạch đi lại của cô đảm bảo không?
Tết Nguyên Đán Ất Tỵ là một cái Tết không vui của mẹ con Thùy Dung. Nhà vắng vẻ, tuy vẫn có đủ mọi thứ của ngày Tết, vẫn nhận được quà và thiệp chẳng kém hơn bất kì năm nào. Luân không ở nhà, lí dó đó chưa thật sự quan trọng, quan trọng là tương lai của Luân.
Luân đi rồi, Dung bình tĩnh làm một cuộc tính sổ mười năm. Sơ hở không ít trong từng ấy thời gian hoạt động song cô tin chắc rằng không có sơ hở nào đến độ bộc lộ chân tướng của Luân cũng như cô. Xét cho cùng, kẻ đáng gờm nhất là John Hing, qua đánh giá của cô chưa vượt qua những dấu hỏi nghi ngờ, phân vân thông thường trước một nhân vật kiểu Luân.
Thế thì, điều nguy hiểm chỉ có thể từ hai hướng: một là chính sách Mỹ thay đổi sâu xa, thay đổi ở tầm vóc chiến lược và Luân không phải là con bài đáp ứng cho chiến lược Mỹ tại Nam Việt, Mỹ cần một tay sai ngoan ngoãn đảm bảo trang trí mặt tiền nhằm giảm nhẹ phản ứng của các nguồn dư luận bản địa và quốc tế khi Mỹ đưa một khối lượng thực binh lớn vào đây, biến cuộc chiến tranh ít nhiều mang ý nghĩa nội chiến thành cuộc chiến tranh Mỹ. Luân bỗng nhiên hóa ra một trở lực Mỹ cần thu xếp; hai là các tay sai Mỹ ganh tị, chúng đều tự thấy bé nhỏ trước Luân và cố loại Luân bằng mọi giá để giữ chân độc quyền chấp hành ý muốn của Mỹ - các tay sai quân phiệt này đều liên quan với các công ty Mỹ, với các phe nhóm “diều hâu” Mỹ, đều phần nào ý thức vai trò cai trị mà mười năm qua Mỹ đã tập tành cho chúng, chúng đích thị là tầng lớp giàu có và không bao giờ chịu rời quyền lực gắn chặt với của cải, giống bọn độc tài Nam Mỹ, châu Phi, một số nước châu Á...
Thái độ chính trị của Luân có quá cứng không? Hơn ai hết, Dung hiểu chồng mình: nỗi đau khổ dằn vặt anh là viễn cảnh chiến tranh quy mô và hiện đại tàn phá quê hương, không thu hẹp ở miền Nam và anh tự đặt cho mình ngăn ngừa tai họa ấy, tai họa dân tộc. Nhưng, lãnh đạo hơn một lần dặn Luân: trong mọi tình huống, phải giữ đúng thân phận phần tử quốc gia, thậm chí thân Mỹ, để tồn tại trong lòng địch càng lâu càng tốt, leo càng cao càng tốt. Sự can thiệp của Mỹ ở Nam Việt biến thành cuộc chiến tranh xâm lược, theo Dung, đã quá hiển nhiên. Vấn đề là Luân có thể đóng vai trò một gã hỗ trợ cho cuộc chiến tranh xâm lược ấy, cuộc tàn sát đại quy mô không?
Đến tướng Big Minh còn không cam tâm thực hành ý định của Mỹ thì Luân làm sao nhận thân phận tên bù nhìn để mỗi ngày chứng kiến hàng vạn đồng bào mình chết vì bom đạn Mỹ? Luân giữ cá tính riêng: anh phản đối mọi hình thức chiến tranh xâm lược. Trong một bối cảnh nào đó, cá tính của anh phù hợp với mưu toan của Mỹ, nhưng nay thì rõ ràng mưu toan của Mỹ khác xa với quan điểm của Luân từng bảo vệ. Tuy vậy, theo Dung, chiến tranh ở cường độ cao không thể kéo dài. Rồi, Mỹ cũng phải theo các giáo điều của cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn: đánh nhanh; khi không đánh nhanh đươc, một lần nữa, Mỹ sẽ thay đổi chiến lược. Luân có thể ẩn nhẫn chờ thời cơ không? Đáng tiếc, Dung là vợ của Luân, cô giãi bày suy nghĩ chứ không ra lệnh được cho Luân – cô biết, Luân rất tôn trọng kỉ luật.
Phần Dung, cô luôn giữ thân phận một sĩ quan cảnh sát mẫn cán, chưa một lần bị khiển trách về công vụ. Thái độ của Mỹ, của các tướng Nam Việt khiến cô yên lòng – không phải yên lòng cho cô mà cho chồng cô. Ít nhất, người ta chưa quyết xóa bỏ Luân bằng một hình thức nào đó. Dĩ nhiên, cần xin chỉ thị của cấp trên, của anh Sáu Đăng hay của chú Thuận. Dung nghĩ cách trực tiếp báo cáo và xin chỉ thị...
Giữa lúc ấy, M. George Bundy, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Johnson đến Sài Gòn. Một trong những người mà Bundy đề nghị gặp và làm việc là Dung.
Bundy tiếp Dung tại phòng khách đại sứ quán Mỹ.
- Tôi rất hân hạnh chào bà. – Bundy mở lời rất nhã nhặn – Tôi nghe tin Đại tá Nguyễn Thành Luân sang Washington, nhưng chưa được gặp... Bà đã biết nhiệm vụ của tôi trong chuyến khảo sát tại chỗ tình hình Nam Việt, tôi muốn trình với Tổng thống Johnson một hoàn cảnh Nam Việt thật trung thực. Tôi đã làm việc với đại sứ nước chúng tôi, với tư lệnh Westmorland và phó của ông ta, tướng Throckmorton, với quyền Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Xuân Oánh, với một số tướng lãnh và với đại tá Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia. Nếu bà vui lòng, thưa bà thiếu tá, tôi xin phép hỏi bà một số khía cạnh mà tôi tin bà rất am tường, khía cạnh dính đến ngành mà bà làm việc.
- Thưa ông cố vấn đặc biệt, tôi rất sẵn lòng, tuy nhiên, tôi xin thưa trước: sự hiểu biết của tôi có giới hạn...
Bundy xua tay:
- Trước khi gặp bà, tôi đã được nghe nói về bà... Ta hãy tiết kiệm thời gian. Theo bà, tình hình an ninh Nam Việt hiện nay như thế nào? Tốt, xấu? Tại sao?
- Câu hỏi của ông hơi rộng. Thưa ông, nước chúng tôi đang ở trong một dạng chiến tranh, tùy cách gọi của mỗi phía, “chiến tranh đặc biệt,” “chiến tranh không tuyên chiến” và “chiến tranh chống du kích.”... Với thực tế như thế, an ninh cần được hiểu theo nghĩa nào, thưa ông?
Bundy mỉm cười:
- Bà đúng là một sĩ quan cảnh sát... Tôi xin thu hẹp nghĩa an ninh ở các vùng do Chính phủ kiểm soát, chủ yếu, ở các thành thị...
- Điều này, có lẽ ông không cần hỏi cũng đã nắm được các diễn biến: chưa lúc nào ở Việt Nam Cộng hòa nhiều cuộc bãi công, bãi khóa, chiếm trường biểu tình và xung đột trên đường phố như lúc này...
- Xin lỗi bà. – Bundy ngắt lời Dung - Từ tháng 5-1963 đến chính biến 1-11, xáo trộn chính trị không kém bây giờ...
- Ông nhận xét không sai. – Dung nhỏ nhẹ - Nhưng, đó chỉ là nhận xét về hình thức, về cái biểu hiện bên ngoài...
- Tôi chưa hiểu ý bà...
- Trước kia, xung đột xuất phát từ những bất đồng quan điểm giữa thế lực chống ông Diệm và ông Diệm, trong khuôn khổ chủ nghĩa quốc gia. Còn bây giờ...
Bundy chăm chú nghe, gật đầu như đã nắm được ý của Dung.
- Còn bây giờ, một sự phân hóa sâu sắc trong cách nhìn vận mệnh Nam Việt. Không ít người cho rằng quân đội Mỹ cần đến Việt Nam Cộng hòa càng đông càng tốt, không giới hạn khu vực và cường độ chiến tranh dưới vĩ tuyến 17, xóa bỏ các hình thức cai trị đất nước bằng bầu cử và dân sự mà có ngay một chế độ độc tài quân sự đủ cứng rắn. Phía khác, đông hơn, cho rằng quân đội Mỹ vào Việt Nam Cộng hòa tức nền độc lập ở đây bị sứt mẻ, Mỹ khôi phục hình ảnh của Pháp ngày xưa, là quốc gia xâm lăng và để bảo đảm cho ý định xâm lăng Mỹ chỉ dùng những người bản xứ dễ sai bảo... Đáng quan tâm là lối nhìn sau không phải chịu tác động của Việt Cộng, và nó được chia sẻ bởi nhiều giới kể cả giới thượng lưu, tu hành, tầng lớp trí thức, đặc biệt là số trẻ.
Dung ngừng nói. Bundy ngó lên trần nhà.
- Xin bà nói tiếp... Những lời vừa rồi của bà hết sức bổ ích đối với tôi, chắc chắn nó sẽ là một bộ phần hợp thành bản báo cáo mà tôi sẽ trình cho Tổng thống Johnson.
- Do đó khía cạnh an ninh của Việt Nam Cộng hòa khá phức tạp. Từ hoàn cảnh khách quan xáo trộn nên an ninh và sinh nở các nhân tố mất an ninh có vẻ ngày càng thêm đậm nét và sẽ triền miên. Như ông có thể xác minh, sự ổn định đòi hỏi một loạt điều kiện mà trung tâm phải là đời sống chính trị trở lại trạng thái bình thường, luật pháp với các điều khoản chi tiết hướng đất nước chứ không phải các tuyên cáo, tuyên ngôn, quân luật... Tôi không ngại Việt Cộng quấy rối an ninh – giải quyết vấn đề Việt Cộng là cả một chiến lược lâu dài – mà tôi ngại những xáo trộn từ bản thân chế độ Việt Nam Cộng hòa. Tôi chưa rõ cấp trên của tôi phát biểu với ông ra sao, riêng tôi, nếu không thu xếp ổn thỏa nội bộ chúng ta, thì, ngành an ninh đành bất lực. Làm sao chúng tôi dám nổ súng vào các đám biểu tình?
- Bà có lí... Càng không dám nổ súng vào đám biểu tình khi đám biểu tình chống quân Mỹ đổ bộ lên đây, đất nước đầy ý thức quốc gia. Chỉ có thể ngăn ngừa điều đó bằng một cuộc vận động lớn, rộng rãi, để mọi người Việt Nam Cộng hòa hiểu sự cần thiết phải có mặt quân đội Mỹ...
- Nhưng đó không phải là trách nhiệm của ngành cảnh sát chúng tôi.
- Tôi hiểu... Bây giờ, tôi xin được hỏi bà một câu hoàn toàn riêng: Bà có tán thành sự có mặt của quân đội Mỹ ở Việt Nam Cộng hòa không?
Bundy ngó thẳng vào Dung.
- Thưa ông cố vấn đặc biệt, tôi chỉ là một sĩ quan cảnh sát trung cấp, một người thừa hành. – Dung tránh đôi mắt của Bundy, làm ra vẻ nghiêm túc.
- Bà vẫn có quyền có ý kiến riêng. Bà đỗ cao học luật, một trí thức. – Bundy không rời khỏi mắt Dung.
- Thưa ông, nếu thế thì tôi xin nói: tôi không tán thành!
- Lí do?
- Không cần thiết!
- Không cần thiết hay bà cho đó là một hành động xâm lược?
Đến lượt Dung ngó thẳng vào mắt Bundy:
- Không cần thiết để phải mang tiếng xâm lược.
- Nếu tôi hay ai đó chứng minh với bà sự cần thiết có mặt của quân đội Mỹ, chứng minh đầy thuyết phục, bà sẽ nói sao?
- Tôi sẵn sàng nghe ông chứng minh!
- Tôi không đủ sức làm việc đó. Người khác sẽ làm...
Dung mỉm cười.
- Bà không tò mò hỏi ai sẽ chứng minh sao?
- Không! Vì tôi đã biết...
- Ai?
- Quân đội Mỹ!
- Bà cực kì thông minh.
- Nhưng, quân đội Mỹ sẽ thuyết phục tôi hay ông, điều đó tương lai sẽ trả lời.
- Tôi khâm phục bà, bà thiếu tá! – Bundy đứng lên.
- Rất cám ơn ông cố vấn...
... Hôm sau Trần Thanh Bền gặp Dung:
- Bundy nể bà lắm, bà Luân... Ông ta bảo không dễ gì có được một trợ tá cỡ như bà. Bà làm tôi vinh dự lây!
... Tờ Ngôn luận và vài tờ báo đăng mẩu rao vặt:
“Đồn điền cà phê rộng 20 mẫu gần thị xã Buôn Mê Thuột cần bán gấp. Đồn điền đã khai thác mùa thứ hai, có nhà ở, điện nước. Liên lạc với Madame Vũ, 96 Đồng Khánh trong giờ làm việc.”
Bốn ngày sau mẩu rao vặt xuất hiện trên báo, trong giờ làm việc, Sa gọi điện thoại cho Dung:
- Chào chị! Sáu giờ chiều thứ Bảy, mời chị đến nhà tụi em ăn cơm.
Dung nén xúc động.
- Vụ gì mà mời chị ăn cơm?
- Nhà em sinh cháu, có bữa cơm mừng.
- Thế à? Tốt quá... Trai hay gái?
- Dạ trai... Chị nhớ nhà tụi em không?
- Nhớ chứ. Đường Trương Minh Giảng...
- Dạ đúng...
... Chiều thứ Bảy, Dung dặn chị Sáu hễ ai hỏi thì bảo Dung đi chơi cuối tuần đâu đó, mang Lý gởi nhà bác sĩ Soạn, lái xe qua cầu Trương Minh Giảng. Sa, ăn vận như một sĩ quan bộ binh, đón Dung quá chợ một quãng, thay Dung cầm lái rẽ vào một con đường nhỏ. Xe chui vào một gara. Sau đóng kín cửa gara hai người chuyển sang xe Peugeot, vẫn do Sa cầm lái, phóng lên ngã tư Bảy Hiền.
- Có việc gì gấp lắm sao chị nhắn tin trên báo?
- Gấp. Chị muốn báo cáo trực tiếp với cấp trên một số tình hình và xin chủ trương.
- Anh Luân có tin gì về không?
- Có, anh gọi điện cho chị luôn... Ta đi đâu đây?
- Suối Cụt. Em định đón chị và đưa đến điểm hẹn. Khi nào em ngừng xe, chị cứ xuống, ngay tay mặt có một con đường đất nhỏ. Chị đường hoàng theo con đường đất, đi chừng non trăm mét, thấy ngôi nhà nào cổng gạch thì vào. Sáng mai, trời mờ mờ, sẽ có người đưa chị bằng ô tô trở ngược về Sài Gòn, em đón chị phía trên ngã tư Hóc Môn...
- Chị sẽ gặp ai?
- Em không rõ...
- Sa lập gia đình chưa?
- Thời buổi này, với công tác của em, độc thân dễ xoay sở hơn.
- Em có học hành gì thêm không?
- Có chớ. Em học trường tư, vừa học kĩ thuật cơ khí vừa học ngoại ngữ. Sắp dự thi theo lối ghi danh để lấy bằng kĩ sư.
- Chà, giỏi quá!
- Em còn theo lớp hàm thụ điện Trường Đại học Canberra ở Úc nữa...
- Chị mừng cho em. Sống thế nào?
- Mỗi ngày em làm thợ nửa ngày trong một xưởng, lương khá. Chỉ mỗi một cái là chưa xoay được giấy miễn quân dịch. Nhưng, thế nào cũng xoay cho xong.
- Có tìn gì về Quyến không?
- Ảnh lại đi tu nghiệp bên Mỹ.
- À! Chị nhớ rồi... Thảo nào!
- Sao?
- Chỗ chị làm có cô thiếu úy, cô ấy với Quyến hình như yêu nhau. Một hôm, tình cờ chị thấy cô ta đọc một lá thư mà phong bì đóng dấy bưu điện Philadelphia.
- Em biết. Chị Hằng mà. Anh Quyến đã hứa hôn với chị Hằng...
- Hằng hiểu rõ Quyến không?
- Không đâu! Anh Quyến giữ nguyên tắc kĩ lắm. Say này, thành vợ chồng rồi chắc anh Quyến phải nói thiệt thôi. Nghe đâu chị Hằng tốt...
- Cô ấy tốt. Gia đình cũng tốt. Cô ấy là thư kí của chị.
- Chà! Ngộ quá há! Vậy là lão Quyến yên chí lớn rồi. Có chị kiểm tra, lão khỏi lo.
- Sa thường gặp Hằng không?
- Không... Em nghe anh Quyến nói lúc em còn công tác chung, trước khi anh Quyến đi Mỹ. Bây giờ, tụi em sinh hoạt đơn tuyến, không được quyền gặp nhau. Chị Hằng đẹp không hả chị?
- Rất đẹp!
- Tình hình coi bộ rối quá. – Sa đổi chủ đề - Mỹ vô nước mình đông quá, em lo bên mình vất vả...
- Tất nhiên là vất cả rồi.
Trời tối. Xe giảm tốc độ đỗ ngay đầu một con đường đất, giữa khu phố đèn leo lét. Dung xuống xe, khuất vào bóng đêm. Xe Sa tiếp tục lao về hướng Trảng Bàng.
Dung tìm ngôi nhà cổng gạch không khó – nó nằm thụt sâu trong xóm và là ngôi nhà duy nhất có cổng gạch. Qua khỏi cổng đã có người đón.
- À, cô Hai bây về tới rồi... - Giọng một phụ nữ lớn tuổi.
Người phụ nữ đó kéo Dung ra phía sau nhà.
- Cô vòng phía cửa hông, mấy ảnh đang đợi cô. – Bà nói vào tai Dung.
Cửa hông hé mở. Dung lách vào và cửa khép lại. Ngọn đèn điện đủ sáng căn phòng và đủ cho Dung nhận ra ông Thuận, chú cô, đang dang rộng tay đón cô.
- Chú!
- Con!
Chú Thuận trỏ người kia – trạc bốn mươi, da ngăm, mặt mũi khôi ngô, mặt đồ bà ba đen.
- Đây là anh Chín...
Tự nhiên, Dung đoán ra ngay người mà lần đầu cô gặp.
- Thưa anh... Có phải anh là Chín Dũng...
Người kia cười:
- Chà! Bà thiếu tá Tổng nha theo dõi kĩ các nhân vật Việt Cộng quá... Xem hình tôi ở Tổng nha, phải không?
Dung bẽn lẽn. Về đây, cô thấy như về nhà, nên không giữ ý tứ.
- Ngồi xuống! - Người mà Dung gọi là Chín Dũng mời Dung ngồi trên một trong các chiếc ghế tựa kê quanh một bàn.
- Dạ có ảnh của anh... Có khá nhiều báo cáo về anh.
- Chúng nói giống gì về tôi?
- Dạ, Tổng nha biết anh Chín làm bí thư khu ủy, có chân trong Trung ương Đảng, trong vụ Phật giáo năm 1963, anh Chín đột nhập vào Sài Gòn, nay đóng căn cứ ở vùng Hố Bò. Chúng biết tên thật, quê quán, bí danh của anh Chín.
- Vậy là quá đủ! - Anh Chín cười – Cô đã dùng cơm chưa?
- Dạ, em ăn rồi.
- Có tin gì anh Bảy không?
- Dạ, nhà em gọi điện cho em, lần mới nhất hôm thứ Năm rồi. Nhà em đang đi các bang phía Đông nước Mỹ.
- Cháu khỏe không?
- Cám ơn, cháu khỏe.
- Bây giờ, chúng ta làm việc. Tôi được ủy nhiệm của A.07 gặp cô. Lẽ ra, anh Sáu Đăng cũng gặp, song anh ấy ở xa, được tin cô nhắn khẩn trên báo, tôi nghĩ là cô không thể chờ đợi, nên một mặt báo về trên, một mặt nhờ anh Thuận tổ chức gặp cô. Tôi không dám dùng điện thoại, e mật mã bị phát hiện, nên viết thư tay báo về trên, thơ tay đi hơi chậm. Tôi và anh Thuận sẽ nghe cô. Lúc đầu, tôi định phái anh Thuận vào Thành, song đầu mối đi vắng, đến nhà cô không tiện nên đành mời cô ra. Liệu kế hoạch đi lại của cô đảm bảo không?
Bình luận facebook