Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ván bài lật ngửa - Phần II - Chương 09
P2 - Chương 9
Luân đến nhà sách Yểm Yểm – đường Kitchener – hơn giờ quy định một chút. Anh giả vờ chọn sách, nhưng để mắt khắp cửa hiệu. Khách mua sách khá đông.
Ai kia... Một cô gái thon thả, cao, mặc áo dài xanh. Hai điểm trùng quy ước. Nhưng “người cộng tác tin cẩn và gần gũi” lại là một cô gái? Cô đang ôm một quyển sách. Nếu đó là quyển “Gone with the wind” của Margaret Mitchell thì thật là kì lạ. Trong một thoáng, Luân bỗng sợ: nếu không phải là người của A.07. Cô gái – đôi mắt to và linh lợi – mải mê với giá sách.
Một cô gái khác len lỏi giữa các kệ, vận áo dài màu xanh nhưng là kiểu áo Thượng Hải, tay cũng khư khư một quyển sách. Cô đẹp, cái đẹp cố ý phơi bày – ngược lại với cô kia. Cô lại ngó Luân và nhoẻn cười. Không thể được… Đây là cô Tiểu Phụng, người ca sĩ giọng trầm đã trình bày bài “Trung Hoa dạ khúc” tại nhà riêng Lại Văn Sang và là cô gái mang rượu tại Tổng hành dinh Bình Xuyên.
Cô đến gần Luân:
- Chào ông kĩ sư! - Cô đưa tay cho Luân – Em là Tiểu Phụng… Ông kĩ sư nhớ em không?
Luân dán mắt vào quyển sách của cô. Đó là quyển “Ngựa đã thuần rôi, mời Ngài lên” của Lê Văn Trương.
Tự nhiên Luân thở phào.
- Em muốn nói chuyện với ông kĩ sư…
Cô gái ngước mặt, đắm đuối nhìn Luân.
- Cám ơn… - Luân lúng túng.
- Anh! – Một tiếng reo vui lọt vào tai Luân. Cô gái mặc áo xanh – đúng là cô gái ôm quyển tiểu thuyết lừng danh của nữ văn sĩ Mỹ - đứng ngay trước mặt Luân.
- Em!... - Luân đáp lại. Hai người như sắp ôm chầm nhau…
- Cô Tiểu Phụng, làm việc với thiếu tướng Lê Văn Viễn. - Luân giới thiệu Tiểu Phụng với cô gái.
Tiểu Phụng bắt tay cô gái, mắt tối sầm.
- Bà kĩ sư? – Tiểu Phụng hỏi.
Luân đỏ nhừ mặt. Nhưng cô gái nhanh nhảu cặp tay Luân:
- Chị gọi thế là hơi sớm… Song không có gì trở ngại nếu chị thích… - Cô nói giọng Hà Nội, hơi trầm, rất đỏng đảnh.
Rồi cô quay sang Luân:
- Em đói bụng quá, đợi anh mãi...
Giọng Hà Nội của cô thật dễ thương.
- Chào cô Tiểu Phụng. Tôi sẽ gặp cô...
Luân từ giã Tiểu Phụng – anh còn kịp nghe tiếng thở dài buồn bã của cô gái.
- Em là Dung... – Cô gái nói thật nhanh vào tai Luân – Mimôsa!
- Tôi là Nguyễn Thành Luân, “Kị sĩ.” - Luân cũng giới thiệu thật nhanh.
Lên xe, Luân giới thiệu:
- Đây là anh Thạch, giúp việc với tôi, đây là anh Lục, lái xe... Còn đây là Dung...
Luân ngừng ngang lời giới thiệu.
- Dung là gì của anh? – Dung cười nắc nẻ - Không phải là em họ, chẳng phải bạn của em gái...
Lục và Thạch đều cười. Họ khẽ liếc hai người ngồi sát nhau trên xe.
- Bây giờ đi đâu? – Luân hỏi.
- Đi ăn phở! – Dung vẫn hồn nhiên – Em thích phở 79 Frères Louis, chỗ hai đứa mình vẫn đến, anh quên sao? À! Cô Tiểu Phụng lúc nãy quen với anh lâu chưa? – Dung hỏi đột ngột.
- Đây là lần đầu tiên tôi nói chuyện với cô ta.
- Thật không? – Dung dồn Luân, mắt long lanh.
- Cô hỏi anh Thạch, anh Lục thì biết!
Thạch quay lại sau:
- Ông kĩ sư chẳng có bạn gái trừ cô. Tôi dám cam đoan bằng cái đầu của tôi! Ông bí mật đến nỗi hôm nay, tụi tôi mới bật ngửa!
Có lẽ Lục kinh ngạc hơn Thạch: ông kĩ sư đi với cô gái xinh đẹp này từ bao giờ?
Luân cảm thấy vui vui. Thỉnh thoảng anh rụt rè liếc cô gái.
- Cô hỏi anh đi đâu suốt mấy ngày Tết… Cô giận anh đấy!
Dung cứ huyên thuyên và rõ ràng, cô khéo léo hướng dẫn Luân từng hiểu biết cần thiết về cô.
Trong tiệm phở, hai người ngồi một bàn. Lục và Thạch ngồi bàn khác. Lục chia sẻ nồng nhiệt hạnh phúc của Luân: anh cứ nhìn Luân, Dung cười tủm tỉm mãi.
- Đây là những điểm A.07 dặn anh – Dung đẩy cho Luân gói thuốc lá – Em là thư kí văn phòng Trần Vĩnh Đắt, người Hà Nội, con gái ông Hoàng Tích Bảo, Chủ sự Sở Tài chính… Cô em, dòng họ Cự Doanh, vợ bác sĩ Trần Văn Soạn. Chúng ta quen nhau nhân một dịp nào đó... tùy anh. Một buổi xem phim “Valse dans L’ombre”(1) hay “Tant qu’il y aura des homes”(2) cũng được. Đại khái là như vậy.
(1) Vũ khúc trong bóng mờ.
(2) Khi còn có đàn ông.
Dung không còn liến thoắng nữa. Cô nói câu chót hơi ngập ngừng..
*
- Nhờ đâu cô nhận ra tôi?
Dung không trả lời ngay. Khi Dung cười, Luân phát hiện ra cái đẹp rất mực hồn nhiên. Dung dùng phấn chỉ một lượt rất nhẹ, son cũng vậy. Nhưng, Luân thấy người ngồi trước mặt anh lộng lẫy – giống như bức danh họa châu Âu vào các thế kỉ trước.
Từ bé, Luân nhát gái. Cho đến nay, anh chưa hề có một bạn gái. Quý thường chế giễu: “Đáng lí mày không nên sinh làm giống đực!” Anh biết chỗ vô lí của mình, song hễ gặp các cô gái, anh không dám nhìn và càng ít dám bắt chuyện. Rồi anh tham gia cách mạng. Hoàn cảnh không cho phép anh làm quen với các cô. Hôm nay, tự nhiên anh dạn dĩ hẳn. Anh ngắm “người cộng tác tin cẩn và gần gũi” mà lòng rộn một xúc cảm như chưa bao giờ có. Công việc của anh bỗng trở nên nên thơ lạ lùng. Bức danh họa kia sống động hơn những bức danh họa trên giấy. Cô ấy cười, đôi má phớt hồng lúm đồng tiền. Luân cố lục trong trí nhớ những miêu tả của các nhà văn về một cô gái đẹp. Nhưng, anh không làm nổi.
Thực ra, anh đến quán phở “Tàu bay” 79 Frères Louis lần này là lần đầu. Người ta đồn đãi nó ngon nhất nhì thành phố. Có lẽ đúng, vì khách chật ních. Thế nhưng, anh chẳng thể đánh giá bát phở trước anh. Vì trước anh còn có Dung.
“Kì cục!” Sau cùng, Luân xua ý nghĩ trong đầu. Đúng là kì cục, anh cứ xua, ý nghĩ cứ bám.
- Em nhận ra anh!
Dung trả lời, đôi mắt ánh lên sự tinh nghịch.
Hình như bây giờ Dung mới thoát hẳn vai diễn viên – nói chung, theo Luân, cô đóng khá đạt, tuy vẫn còn một ít sơ hở mà anh định bụng sẽ trao đổi với cô.
- Nhận ra tôi? Cô ở Sài Gòn nầy?
- Không! Em vừa vào, mới được vài tháng...
- Vào?
- Vâng!
... Còn hai hôm nữa là Dung lên đường vào Nam. Chú Dung đưa cô đến một ngôi nhà vừa dựng vội, kèo cột bằng nứa, lợp lá cọ, nằm bên trong con đường dẫn lên thị xã Thái Nguyên. Phía dưới kia, làng Trung Giã – một làng chỉ được nổi tiếng từ khi Ủy ban liên hợp đình chiến Việt – Pháp lấy nơi đó làm điểm họp.
Trời đã sang thu. Xa xa, núi Gióng nhuộm màu biếc. Chân ruộng bỏ hoang, cỏ bắt đần xanh.
Người tiếp Dung là một bác Nam Bộ, đầu húi ngắn, hơi thấp nhưng thân thể khá lực lưỡng.
Chú Dung dặn truớc: Dung gặp A.07 – và chỉ biết như vậy thôi. Tuy nhiên, Dung không phải là đứa ngốc để không xác định được vị trí của người có nét mặt vừa rất hiền vừa rất kiên quyết, cười thường hết đà, nhưng lại không cười lâu – chú của Dung là cục phó, người kia nhất định cao cấp hơn cục trưởng…
- Cháu có gì cần hỏi thêm không? – Người đó chỉ chỗ cho Dung ngồi: tấm vạt tre xếp thành chiếc ghế dài.
- Thưa bác, không ạ!
- Cháu được đào tạo khá lâu, khá kĩ. Đây là lúc cháu ra trận. Bao giờ cũng vậy, những điều trong bài vở với những điều trong thực tế vẫn còn một khoảng cách. Phải tùy hoàn cảnh mà vận dụng…
Bác cán bộ vấn thuốc – những sợi thuốc Lạng Sơn vàng, giống như loại thuốc mà chú Dung thường hút. Sau mấy làn khói – bác rít rất ngon lành – bác nói tiếp:
- Cháu sẽ giúp đỡ một người của ta. Đừng tự ái vì chữ “giúp đỡ.” Cộng tác cũng được. Người đó cần có cháu. Đây, cháu nhìn kĩ ảnh anh ta!
Bác cán bộ đưa cho Dung bức ảnh chụp một Vệ quốc đoàn vận quân phục kaki; đeo súng ngắn, tóc hơi lòa xòa, mắt thật sáng. Tuổi thì khó đoán nhưng chắc không còn trẻ.
- Nhìn kĩ! – Bác cán bộ nhắc lại vì thấy Dung không được chăm chú lắm – Cháu sẽ phải nhận anh ta trước. Nên nhớ, anh ta không mặc như thế này đâu. Chú ý, mũi anh ta… trạc ba mươi ba, ba mươi tư tuổi, da ngăm ngăm đen, người dong dỏng… Cháu không được giữ ảnh nầy, phải ghi bằng trí nhớ thôi.
Dung cầm bức ảnh, tập trung đầu óc. Anh Vệ quốc đoàn có vẻ như cười với cô.
- Mật danh anh ta là “Kị sĩ.”
- Anh ấy “dinh tê” sao? – Dung hỏi.
- Không! Anh ta thi hành hiệp định Genève, trở lại đời sống dân sự, đảng viên…
- Chà! Kị sĩ! – Dung khẽ kêu lên vì bức ảnh không thể hiện chỗ nào anh chàng này có dáng kị sĩ, dù cho anh vẫn bộ quân phục và đeo súng ngắn.
- Đánh giặc rất giỏi, rất gan, đáng lí phong tặng anh ta xứng đáng, song anh phải gánh vác công tác mới, việc đó sau nầy sẽ tính.
- Cháu có ngại điều gì không? – Bác cán bộ hỏi đột ngột.
- Dạ, bác muốn nói ngại về loại vấn đề nào? – Dung hơi bối rối, hỏi lại.
- Dĩ nhiên, bác không nói về sự nguy hiểm của công việc. Bác tin cháu. Tính bác thẳng, bác hỏi cháu vậy chớ cháu có thấy bất tiện khi cháu cộng tác với một người đàn ông – gọi anh ta là thanh niên cũng đúng, vì anh ta chưa vợ, chưa có người yêu.
- Sao mà bất tiện, hở bác? – Dung hỏi, không vui.
- Đừng tự ái... Cháu là gái, chưa lập gia đình, bác muốn đâu đó cho rõ ràng… Bởi cháu phải đóng vai người yêu của anh ta.
Bác cán bộ vẫn từ tốn. Dung bắt đầu nong nóng má…
“Chà, người yêu!” Cô than thầm.
- Trước mắt kẻ thù và trong xã hội đó, cháu và “Kị sĩ” sắp cưới, thậm chí đã cưới… Yêu cầu của công việc đòi hỏi như vậy. Cháu có thể từ chối nếu cháu thấy không thể đóng tròn vai kịch. Cũng vì việc tế nhị như vậy mà bác gặp cháu hôm nay, chứ công tác thì đồng chí Thuận đã hướng dẫn cháu cặn kẽ rồi…
Chú Dung – đồng chí Thuận – từ đầu ngồi yên ở góc nhà, bây giờ lên tiếng:
- Tôi chưa nói với nó việc đó vì tôi tin là nó không từ chối…
- Bác tôn trọng những cái thuộc tình cảm. Đây là lĩnh vực mà đôi khi nghị quyết cũng phải chịu thua. Cháu còn trẻ, còn tương lai, vả lại không phải không có công việc cho cháu… Tùy cháu.
Bác cán bộ vẫn ôn tồn.
- Nếu cháu không nhận – Dung đắn đo một lúc – thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với yêu cầu chung?
- Tất nhiên là khó khăn… Song, ta sẽ tìm cách khắc phục. - Bác cán bộ trả lời.
- Hoặc, cháu đóng vai em, vai bạn, vai thân thuộc, được không?
- Không tốt! Cháu người Hà Nội, anh là người Nam, bà con quen thuộc sao được. Hơn nữa, muốn đánh lạc hướng kẻ thù trong trường hợp nầy, vai anh chị yêu nhau là thích hợp hơn hết.
Dung ngồi thừ khá lâu. Ngôi nhà lặng lẽ hẳn. Vô tình, Dung giữ mãi tấm ảnh của “Kị sĩ” trong tay.
- Có lẽ như thế nầy, anh Thuận! – Bác cán bộ bảo chú Dung – Anh hãy đổi với cháu về phương án II. Như vậy, cháu bỏ qua, quên tất cả những gì bác nói với cháu bữa nay. Cháu sẽ vào trong đó, với nhiệm vụ khác. Còn “Kị sĩ,” các bác sẽ bàn thêm…
Bác cán bộ toan lấy tấm ảnh lại. Dung không đưa. Cô nhìn thật lâu tấm ảnh.
- Cháu xin nhận nhiệm vụ! – Dung nói, giọng quả quyết, song hơi run.
- Cháu suy tính kĩ chưa?
- Kĩ rồi ạ!
- Thật không?
- Sao bác lại hỏi thế?
- Cháu có nghĩ đến tương lai riêng của cháu không?
- Cháu chưa nghĩ vì có lẽ không nên nghĩ quá xa về những việc riêng…
- Hay! Vả lại… - Bác cán bộ bỗng ngừng ngang, kèm một nụ cười thật nhân hậu. Bác không nói, song Dung hiểu bác định nói gì. Má cô đỏ bừng. Chính cô, sau đó, trách mình vô lí.
- Vậy là xong. Bác chúc mừng cháu… Bây giờ, bác dặn cháu khi gặp “Kị sĩ,” cháu nói với anh ta: Bác Hai nhắc, đây là cuộc chiến đấu của bộ óc. Tay chân càng ít dùng tới càng hay… Sở dĩ bác dặn cháu như vậy…
- Bác Hai nào, hở bác? – Dung hỏi.
- Cứ nói như vậy là đủ! – Bác cán bộ nghiêm giọng và Dung không kềm chế được, thè lưỡi – Bác phải dặn cháu là vì anh chàng nầy muốn làm kị sĩ thiệt! Anh ta hấp tấp trong vụ Sáu Thưng – cháu cứ nói với anh ta – dễ tạo sơ hở cho kẻ địch phăng ra đầu mối. Không nhất thiết khử Sáu Thưng bằng cách đó. Anh ta cần khôn khéo hơn... Cháu nhớ hết chưa?
Dung trả lời bằng cái gật đầu, mặc dù cô chẳng rõ Sáu Thưng là ai, sao phải “khử?”
- Công việc của cháu sẽ rất căng thẳng. Nó đòi hỏi cháu sự say mê. Cái chủ yếu là biết kết hợp suy nghĩ chín chắn của toán học với sự nhạy cảm thành bản năng và tinh thần gan dạ! Luôn luôn ghi trong lòng: Nhiệm vụ chiến lược! Nhiệm vụ chiến lược! Cốt thắng toàn cuộc…
- Bao giờ thì công việc của cháu xong? – Dung hỏi, rụt rè.
Bác cán bộ không ngó Dung mà ngó ra xa chân trời.
- Bao giờ cháu cảm thấy nó xong thì nó xong!
Câu trả lời mông mênh vẫn giúp Dung một khái niệm: Lâu dài…
… Và, anh chàng “Kị sĩ” đang ngồi kia. Không khác người trong ảnh bao nhiêu. Trong ảnh, khó nhận ra những sợi tóc bạc, còn trước Dung, mái tóc của Luân có khá nhiều sợ trắng.
Tự nhiên, Dung thấy thân thiết với Luân – đồng đội mà từ nay cô sẽ cùng cột chung số phận.
- Hai người đi với tôi, một tên Thạch, nguyên là cảnh sát công lộ, nay chuyển sang an ninh, quê ở Chợ Gạo, Mỹ Tho; một tên Lục, quê Nam Định, mới di cư, lái xe. Tất cả đều là người của Ngô Đình Nhu…
- Và, thêm em, bí thư của giám đốc Nha Cảnh sát! - Dung pha trò. Song, cô bặt cười ngay. - Tài xế là Vũ Huy Lục, phải không?
Luân lo lắng:
- Phải, mà sao?
- Không có gì, anh yên tâm… Tí nữa em sẽ nói…
- Ta đi thôi! – Luân xem đồng hồ, họ vào quán hơn nửa giờ rồi. - Bây giờ, tôi với cô gặp nhau ở đâu?
Dung cười phá:
- Còn ở đâu nữa? Hoặc em đến nhà anh, hoặc anh đến nhà cô… Nhớ chưa, cô của chúng ta!
Những lúc như vậy, Dung trông thật sắc sảo.
- Hôm nay, anh đến nhà cô… Ở đó, ta nói chuyện có lẽ tiện hơn.
Nhà của cô chú Dung trên đường Paulus Của, xéo nhà thờ Chợ Quán, trong một dãy nhiều căn, bên ngoài có vẻ xuềnh xoàng, nhưng bên trong rất khang trang. Dung được chia trọn hai phòng rộng trên lầu với đầy đủ tiện nghi.
Bác sĩ Soạn và vợ đón Luân như đón người thân. Họ trách Luân nào không đến chơi, nào bỏ mấy bữa cơm mà Dung ra công nấu nướng và chờ Luân mãi…
Rồi cả hai giục Luân và Dung lên lầu, ông bà tiếp Thạch và Lục ở nhà dưới.
- Em vừa chuyển theo bưu điện thư nhà cho anh lái xe của anh…
Nghe Dung nói, Luân kinh ngạc một lúc.
- Bộ Công an giao cho em...
Luân bồi hồi ngó Dung: các đồng chí chu đáo đến những cái mà anh không ngờ.
Hai người to nhỏ gần suốt buổi. Trưa, Luân dùng cơm với gia đình.
Dung tiễn Luân ra cửa. Bỗng cô bối rối: Luân vụt ghì vai cô và hôn lên má. Suýt chút nữa, Dung xô Luân ra và mắng cho một trận. Nhưng, Luân thì thào:
- Chúng nó chụp ảnh!
Dung cũng vừa nhận ra, bên kia, một ống kính máy ảnh thò ra ngoài vòng rào nhà thờ.
*
Lục hí hửng tìm Luân đang xén chậu hoa hồng do Dung mang lại:
- Em vừa nhận thư của vợ em. Có cả ảnh bà và cháu nữa… Chẳng rõ vì sao họ biết địa chỉ em. Mà dấu bưu điện Sài Gòn… Hẳn ai đó mang hộ vào. Làm sao gặp được người mang thư để cám ơn…
Giọng Lục đứt quãng.
- Gia đình bình yên không?
- Tốt lắm, ông ạ! Cả tin cậu em nữa..
- Vậy hả? Cậu anh nhắn gì không?
- Có chứ… Bảo em đừng làm gì bậy, rồi thế nào cũng sum họp gia đình…
- Tôi mừng cho anh. Anh chớ nói với ai là anh nhận được tin nhà. Nhất là Sở Mật vụ… Không phải ai cũng thích tin bình yên ở miền Bắc đâu...
Lục gãi tai:
- Em trót nói với anh Thạch...
- Chú Thạch bảo sao?
- Dạ, anh Thạch cũng dặn em đừng khoe, không có lợi...
- Chú Thạch dặn đúng. Anh nên nhớ, anh là nhân viên Sở Mật vụ.
- Em muốn trả quách của nợ “mật vụ” này! - Lục càu nhàu.
- Chớ! Chớ làm bậy! Anh xin ra khỏi mật vụ là vào khám ngay...
Lục đi rồi, Luân nhìn theo, thấy hình như không phải chỉ có mỗi Dung tiếp sức cho anh.
Luân đến nhà sách Yểm Yểm – đường Kitchener – hơn giờ quy định một chút. Anh giả vờ chọn sách, nhưng để mắt khắp cửa hiệu. Khách mua sách khá đông.
Ai kia... Một cô gái thon thả, cao, mặc áo dài xanh. Hai điểm trùng quy ước. Nhưng “người cộng tác tin cẩn và gần gũi” lại là một cô gái? Cô đang ôm một quyển sách. Nếu đó là quyển “Gone with the wind” của Margaret Mitchell thì thật là kì lạ. Trong một thoáng, Luân bỗng sợ: nếu không phải là người của A.07. Cô gái – đôi mắt to và linh lợi – mải mê với giá sách.
Một cô gái khác len lỏi giữa các kệ, vận áo dài màu xanh nhưng là kiểu áo Thượng Hải, tay cũng khư khư một quyển sách. Cô đẹp, cái đẹp cố ý phơi bày – ngược lại với cô kia. Cô lại ngó Luân và nhoẻn cười. Không thể được… Đây là cô Tiểu Phụng, người ca sĩ giọng trầm đã trình bày bài “Trung Hoa dạ khúc” tại nhà riêng Lại Văn Sang và là cô gái mang rượu tại Tổng hành dinh Bình Xuyên.
Cô đến gần Luân:
- Chào ông kĩ sư! - Cô đưa tay cho Luân – Em là Tiểu Phụng… Ông kĩ sư nhớ em không?
Luân dán mắt vào quyển sách của cô. Đó là quyển “Ngựa đã thuần rôi, mời Ngài lên” của Lê Văn Trương.
Tự nhiên Luân thở phào.
- Em muốn nói chuyện với ông kĩ sư…
Cô gái ngước mặt, đắm đuối nhìn Luân.
- Cám ơn… - Luân lúng túng.
- Anh! – Một tiếng reo vui lọt vào tai Luân. Cô gái mặc áo xanh – đúng là cô gái ôm quyển tiểu thuyết lừng danh của nữ văn sĩ Mỹ - đứng ngay trước mặt Luân.
- Em!... - Luân đáp lại. Hai người như sắp ôm chầm nhau…
- Cô Tiểu Phụng, làm việc với thiếu tướng Lê Văn Viễn. - Luân giới thiệu Tiểu Phụng với cô gái.
Tiểu Phụng bắt tay cô gái, mắt tối sầm.
- Bà kĩ sư? – Tiểu Phụng hỏi.
Luân đỏ nhừ mặt. Nhưng cô gái nhanh nhảu cặp tay Luân:
- Chị gọi thế là hơi sớm… Song không có gì trở ngại nếu chị thích… - Cô nói giọng Hà Nội, hơi trầm, rất đỏng đảnh.
Rồi cô quay sang Luân:
- Em đói bụng quá, đợi anh mãi...
Giọng Hà Nội của cô thật dễ thương.
- Chào cô Tiểu Phụng. Tôi sẽ gặp cô...
Luân từ giã Tiểu Phụng – anh còn kịp nghe tiếng thở dài buồn bã của cô gái.
- Em là Dung... – Cô gái nói thật nhanh vào tai Luân – Mimôsa!
- Tôi là Nguyễn Thành Luân, “Kị sĩ.” - Luân cũng giới thiệu thật nhanh.
Lên xe, Luân giới thiệu:
- Đây là anh Thạch, giúp việc với tôi, đây là anh Lục, lái xe... Còn đây là Dung...
Luân ngừng ngang lời giới thiệu.
- Dung là gì của anh? – Dung cười nắc nẻ - Không phải là em họ, chẳng phải bạn của em gái...
Lục và Thạch đều cười. Họ khẽ liếc hai người ngồi sát nhau trên xe.
- Bây giờ đi đâu? – Luân hỏi.
- Đi ăn phở! – Dung vẫn hồn nhiên – Em thích phở 79 Frères Louis, chỗ hai đứa mình vẫn đến, anh quên sao? À! Cô Tiểu Phụng lúc nãy quen với anh lâu chưa? – Dung hỏi đột ngột.
- Đây là lần đầu tiên tôi nói chuyện với cô ta.
- Thật không? – Dung dồn Luân, mắt long lanh.
- Cô hỏi anh Thạch, anh Lục thì biết!
Thạch quay lại sau:
- Ông kĩ sư chẳng có bạn gái trừ cô. Tôi dám cam đoan bằng cái đầu của tôi! Ông bí mật đến nỗi hôm nay, tụi tôi mới bật ngửa!
Có lẽ Lục kinh ngạc hơn Thạch: ông kĩ sư đi với cô gái xinh đẹp này từ bao giờ?
Luân cảm thấy vui vui. Thỉnh thoảng anh rụt rè liếc cô gái.
- Cô hỏi anh đi đâu suốt mấy ngày Tết… Cô giận anh đấy!
Dung cứ huyên thuyên và rõ ràng, cô khéo léo hướng dẫn Luân từng hiểu biết cần thiết về cô.
Trong tiệm phở, hai người ngồi một bàn. Lục và Thạch ngồi bàn khác. Lục chia sẻ nồng nhiệt hạnh phúc của Luân: anh cứ nhìn Luân, Dung cười tủm tỉm mãi.
- Đây là những điểm A.07 dặn anh – Dung đẩy cho Luân gói thuốc lá – Em là thư kí văn phòng Trần Vĩnh Đắt, người Hà Nội, con gái ông Hoàng Tích Bảo, Chủ sự Sở Tài chính… Cô em, dòng họ Cự Doanh, vợ bác sĩ Trần Văn Soạn. Chúng ta quen nhau nhân một dịp nào đó... tùy anh. Một buổi xem phim “Valse dans L’ombre”(1) hay “Tant qu’il y aura des homes”(2) cũng được. Đại khái là như vậy.
(1) Vũ khúc trong bóng mờ.
(2) Khi còn có đàn ông.
Dung không còn liến thoắng nữa. Cô nói câu chót hơi ngập ngừng..
*
- Nhờ đâu cô nhận ra tôi?
Dung không trả lời ngay. Khi Dung cười, Luân phát hiện ra cái đẹp rất mực hồn nhiên. Dung dùng phấn chỉ một lượt rất nhẹ, son cũng vậy. Nhưng, Luân thấy người ngồi trước mặt anh lộng lẫy – giống như bức danh họa châu Âu vào các thế kỉ trước.
Từ bé, Luân nhát gái. Cho đến nay, anh chưa hề có một bạn gái. Quý thường chế giễu: “Đáng lí mày không nên sinh làm giống đực!” Anh biết chỗ vô lí của mình, song hễ gặp các cô gái, anh không dám nhìn và càng ít dám bắt chuyện. Rồi anh tham gia cách mạng. Hoàn cảnh không cho phép anh làm quen với các cô. Hôm nay, tự nhiên anh dạn dĩ hẳn. Anh ngắm “người cộng tác tin cẩn và gần gũi” mà lòng rộn một xúc cảm như chưa bao giờ có. Công việc của anh bỗng trở nên nên thơ lạ lùng. Bức danh họa kia sống động hơn những bức danh họa trên giấy. Cô ấy cười, đôi má phớt hồng lúm đồng tiền. Luân cố lục trong trí nhớ những miêu tả của các nhà văn về một cô gái đẹp. Nhưng, anh không làm nổi.
Thực ra, anh đến quán phở “Tàu bay” 79 Frères Louis lần này là lần đầu. Người ta đồn đãi nó ngon nhất nhì thành phố. Có lẽ đúng, vì khách chật ních. Thế nhưng, anh chẳng thể đánh giá bát phở trước anh. Vì trước anh còn có Dung.
“Kì cục!” Sau cùng, Luân xua ý nghĩ trong đầu. Đúng là kì cục, anh cứ xua, ý nghĩ cứ bám.
- Em nhận ra anh!
Dung trả lời, đôi mắt ánh lên sự tinh nghịch.
Hình như bây giờ Dung mới thoát hẳn vai diễn viên – nói chung, theo Luân, cô đóng khá đạt, tuy vẫn còn một ít sơ hở mà anh định bụng sẽ trao đổi với cô.
- Nhận ra tôi? Cô ở Sài Gòn nầy?
- Không! Em vừa vào, mới được vài tháng...
- Vào?
- Vâng!
... Còn hai hôm nữa là Dung lên đường vào Nam. Chú Dung đưa cô đến một ngôi nhà vừa dựng vội, kèo cột bằng nứa, lợp lá cọ, nằm bên trong con đường dẫn lên thị xã Thái Nguyên. Phía dưới kia, làng Trung Giã – một làng chỉ được nổi tiếng từ khi Ủy ban liên hợp đình chiến Việt – Pháp lấy nơi đó làm điểm họp.
Trời đã sang thu. Xa xa, núi Gióng nhuộm màu biếc. Chân ruộng bỏ hoang, cỏ bắt đần xanh.
Người tiếp Dung là một bác Nam Bộ, đầu húi ngắn, hơi thấp nhưng thân thể khá lực lưỡng.
Chú Dung dặn truớc: Dung gặp A.07 – và chỉ biết như vậy thôi. Tuy nhiên, Dung không phải là đứa ngốc để không xác định được vị trí của người có nét mặt vừa rất hiền vừa rất kiên quyết, cười thường hết đà, nhưng lại không cười lâu – chú của Dung là cục phó, người kia nhất định cao cấp hơn cục trưởng…
- Cháu có gì cần hỏi thêm không? – Người đó chỉ chỗ cho Dung ngồi: tấm vạt tre xếp thành chiếc ghế dài.
- Thưa bác, không ạ!
- Cháu được đào tạo khá lâu, khá kĩ. Đây là lúc cháu ra trận. Bao giờ cũng vậy, những điều trong bài vở với những điều trong thực tế vẫn còn một khoảng cách. Phải tùy hoàn cảnh mà vận dụng…
Bác cán bộ vấn thuốc – những sợi thuốc Lạng Sơn vàng, giống như loại thuốc mà chú Dung thường hút. Sau mấy làn khói – bác rít rất ngon lành – bác nói tiếp:
- Cháu sẽ giúp đỡ một người của ta. Đừng tự ái vì chữ “giúp đỡ.” Cộng tác cũng được. Người đó cần có cháu. Đây, cháu nhìn kĩ ảnh anh ta!
Bác cán bộ đưa cho Dung bức ảnh chụp một Vệ quốc đoàn vận quân phục kaki; đeo súng ngắn, tóc hơi lòa xòa, mắt thật sáng. Tuổi thì khó đoán nhưng chắc không còn trẻ.
- Nhìn kĩ! – Bác cán bộ nhắc lại vì thấy Dung không được chăm chú lắm – Cháu sẽ phải nhận anh ta trước. Nên nhớ, anh ta không mặc như thế này đâu. Chú ý, mũi anh ta… trạc ba mươi ba, ba mươi tư tuổi, da ngăm ngăm đen, người dong dỏng… Cháu không được giữ ảnh nầy, phải ghi bằng trí nhớ thôi.
Dung cầm bức ảnh, tập trung đầu óc. Anh Vệ quốc đoàn có vẻ như cười với cô.
- Mật danh anh ta là “Kị sĩ.”
- Anh ấy “dinh tê” sao? – Dung hỏi.
- Không! Anh ta thi hành hiệp định Genève, trở lại đời sống dân sự, đảng viên…
- Chà! Kị sĩ! – Dung khẽ kêu lên vì bức ảnh không thể hiện chỗ nào anh chàng này có dáng kị sĩ, dù cho anh vẫn bộ quân phục và đeo súng ngắn.
- Đánh giặc rất giỏi, rất gan, đáng lí phong tặng anh ta xứng đáng, song anh phải gánh vác công tác mới, việc đó sau nầy sẽ tính.
- Cháu có ngại điều gì không? – Bác cán bộ hỏi đột ngột.
- Dạ, bác muốn nói ngại về loại vấn đề nào? – Dung hơi bối rối, hỏi lại.
- Dĩ nhiên, bác không nói về sự nguy hiểm của công việc. Bác tin cháu. Tính bác thẳng, bác hỏi cháu vậy chớ cháu có thấy bất tiện khi cháu cộng tác với một người đàn ông – gọi anh ta là thanh niên cũng đúng, vì anh ta chưa vợ, chưa có người yêu.
- Sao mà bất tiện, hở bác? – Dung hỏi, không vui.
- Đừng tự ái... Cháu là gái, chưa lập gia đình, bác muốn đâu đó cho rõ ràng… Bởi cháu phải đóng vai người yêu của anh ta.
Bác cán bộ vẫn từ tốn. Dung bắt đầu nong nóng má…
“Chà, người yêu!” Cô than thầm.
- Trước mắt kẻ thù và trong xã hội đó, cháu và “Kị sĩ” sắp cưới, thậm chí đã cưới… Yêu cầu của công việc đòi hỏi như vậy. Cháu có thể từ chối nếu cháu thấy không thể đóng tròn vai kịch. Cũng vì việc tế nhị như vậy mà bác gặp cháu hôm nay, chứ công tác thì đồng chí Thuận đã hướng dẫn cháu cặn kẽ rồi…
Chú Dung – đồng chí Thuận – từ đầu ngồi yên ở góc nhà, bây giờ lên tiếng:
- Tôi chưa nói với nó việc đó vì tôi tin là nó không từ chối…
- Bác tôn trọng những cái thuộc tình cảm. Đây là lĩnh vực mà đôi khi nghị quyết cũng phải chịu thua. Cháu còn trẻ, còn tương lai, vả lại không phải không có công việc cho cháu… Tùy cháu.
Bác cán bộ vẫn ôn tồn.
- Nếu cháu không nhận – Dung đắn đo một lúc – thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với yêu cầu chung?
- Tất nhiên là khó khăn… Song, ta sẽ tìm cách khắc phục. - Bác cán bộ trả lời.
- Hoặc, cháu đóng vai em, vai bạn, vai thân thuộc, được không?
- Không tốt! Cháu người Hà Nội, anh là người Nam, bà con quen thuộc sao được. Hơn nữa, muốn đánh lạc hướng kẻ thù trong trường hợp nầy, vai anh chị yêu nhau là thích hợp hơn hết.
Dung ngồi thừ khá lâu. Ngôi nhà lặng lẽ hẳn. Vô tình, Dung giữ mãi tấm ảnh của “Kị sĩ” trong tay.
- Có lẽ như thế nầy, anh Thuận! – Bác cán bộ bảo chú Dung – Anh hãy đổi với cháu về phương án II. Như vậy, cháu bỏ qua, quên tất cả những gì bác nói với cháu bữa nay. Cháu sẽ vào trong đó, với nhiệm vụ khác. Còn “Kị sĩ,” các bác sẽ bàn thêm…
Bác cán bộ toan lấy tấm ảnh lại. Dung không đưa. Cô nhìn thật lâu tấm ảnh.
- Cháu xin nhận nhiệm vụ! – Dung nói, giọng quả quyết, song hơi run.
- Cháu suy tính kĩ chưa?
- Kĩ rồi ạ!
- Thật không?
- Sao bác lại hỏi thế?
- Cháu có nghĩ đến tương lai riêng của cháu không?
- Cháu chưa nghĩ vì có lẽ không nên nghĩ quá xa về những việc riêng…
- Hay! Vả lại… - Bác cán bộ bỗng ngừng ngang, kèm một nụ cười thật nhân hậu. Bác không nói, song Dung hiểu bác định nói gì. Má cô đỏ bừng. Chính cô, sau đó, trách mình vô lí.
- Vậy là xong. Bác chúc mừng cháu… Bây giờ, bác dặn cháu khi gặp “Kị sĩ,” cháu nói với anh ta: Bác Hai nhắc, đây là cuộc chiến đấu của bộ óc. Tay chân càng ít dùng tới càng hay… Sở dĩ bác dặn cháu như vậy…
- Bác Hai nào, hở bác? – Dung hỏi.
- Cứ nói như vậy là đủ! – Bác cán bộ nghiêm giọng và Dung không kềm chế được, thè lưỡi – Bác phải dặn cháu là vì anh chàng nầy muốn làm kị sĩ thiệt! Anh ta hấp tấp trong vụ Sáu Thưng – cháu cứ nói với anh ta – dễ tạo sơ hở cho kẻ địch phăng ra đầu mối. Không nhất thiết khử Sáu Thưng bằng cách đó. Anh ta cần khôn khéo hơn... Cháu nhớ hết chưa?
Dung trả lời bằng cái gật đầu, mặc dù cô chẳng rõ Sáu Thưng là ai, sao phải “khử?”
- Công việc của cháu sẽ rất căng thẳng. Nó đòi hỏi cháu sự say mê. Cái chủ yếu là biết kết hợp suy nghĩ chín chắn của toán học với sự nhạy cảm thành bản năng và tinh thần gan dạ! Luôn luôn ghi trong lòng: Nhiệm vụ chiến lược! Nhiệm vụ chiến lược! Cốt thắng toàn cuộc…
- Bao giờ thì công việc của cháu xong? – Dung hỏi, rụt rè.
Bác cán bộ không ngó Dung mà ngó ra xa chân trời.
- Bao giờ cháu cảm thấy nó xong thì nó xong!
Câu trả lời mông mênh vẫn giúp Dung một khái niệm: Lâu dài…
… Và, anh chàng “Kị sĩ” đang ngồi kia. Không khác người trong ảnh bao nhiêu. Trong ảnh, khó nhận ra những sợi tóc bạc, còn trước Dung, mái tóc của Luân có khá nhiều sợ trắng.
Tự nhiên, Dung thấy thân thiết với Luân – đồng đội mà từ nay cô sẽ cùng cột chung số phận.
- Hai người đi với tôi, một tên Thạch, nguyên là cảnh sát công lộ, nay chuyển sang an ninh, quê ở Chợ Gạo, Mỹ Tho; một tên Lục, quê Nam Định, mới di cư, lái xe. Tất cả đều là người của Ngô Đình Nhu…
- Và, thêm em, bí thư của giám đốc Nha Cảnh sát! - Dung pha trò. Song, cô bặt cười ngay. - Tài xế là Vũ Huy Lục, phải không?
Luân lo lắng:
- Phải, mà sao?
- Không có gì, anh yên tâm… Tí nữa em sẽ nói…
- Ta đi thôi! – Luân xem đồng hồ, họ vào quán hơn nửa giờ rồi. - Bây giờ, tôi với cô gặp nhau ở đâu?
Dung cười phá:
- Còn ở đâu nữa? Hoặc em đến nhà anh, hoặc anh đến nhà cô… Nhớ chưa, cô của chúng ta!
Những lúc như vậy, Dung trông thật sắc sảo.
- Hôm nay, anh đến nhà cô… Ở đó, ta nói chuyện có lẽ tiện hơn.
Nhà của cô chú Dung trên đường Paulus Của, xéo nhà thờ Chợ Quán, trong một dãy nhiều căn, bên ngoài có vẻ xuềnh xoàng, nhưng bên trong rất khang trang. Dung được chia trọn hai phòng rộng trên lầu với đầy đủ tiện nghi.
Bác sĩ Soạn và vợ đón Luân như đón người thân. Họ trách Luân nào không đến chơi, nào bỏ mấy bữa cơm mà Dung ra công nấu nướng và chờ Luân mãi…
Rồi cả hai giục Luân và Dung lên lầu, ông bà tiếp Thạch và Lục ở nhà dưới.
- Em vừa chuyển theo bưu điện thư nhà cho anh lái xe của anh…
Nghe Dung nói, Luân kinh ngạc một lúc.
- Bộ Công an giao cho em...
Luân bồi hồi ngó Dung: các đồng chí chu đáo đến những cái mà anh không ngờ.
Hai người to nhỏ gần suốt buổi. Trưa, Luân dùng cơm với gia đình.
Dung tiễn Luân ra cửa. Bỗng cô bối rối: Luân vụt ghì vai cô và hôn lên má. Suýt chút nữa, Dung xô Luân ra và mắng cho một trận. Nhưng, Luân thì thào:
- Chúng nó chụp ảnh!
Dung cũng vừa nhận ra, bên kia, một ống kính máy ảnh thò ra ngoài vòng rào nhà thờ.
*
Lục hí hửng tìm Luân đang xén chậu hoa hồng do Dung mang lại:
- Em vừa nhận thư của vợ em. Có cả ảnh bà và cháu nữa… Chẳng rõ vì sao họ biết địa chỉ em. Mà dấu bưu điện Sài Gòn… Hẳn ai đó mang hộ vào. Làm sao gặp được người mang thư để cám ơn…
Giọng Lục đứt quãng.
- Gia đình bình yên không?
- Tốt lắm, ông ạ! Cả tin cậu em nữa..
- Vậy hả? Cậu anh nhắn gì không?
- Có chứ… Bảo em đừng làm gì bậy, rồi thế nào cũng sum họp gia đình…
- Tôi mừng cho anh. Anh chớ nói với ai là anh nhận được tin nhà. Nhất là Sở Mật vụ… Không phải ai cũng thích tin bình yên ở miền Bắc đâu...
Lục gãi tai:
- Em trót nói với anh Thạch...
- Chú Thạch bảo sao?
- Dạ, anh Thạch cũng dặn em đừng khoe, không có lợi...
- Chú Thạch dặn đúng. Anh nên nhớ, anh là nhân viên Sở Mật vụ.
- Em muốn trả quách của nợ “mật vụ” này! - Lục càu nhàu.
- Chớ! Chớ làm bậy! Anh xin ra khỏi mật vụ là vào khám ngay...
Lục đi rồi, Luân nhìn theo, thấy hình như không phải chỉ có mỗi Dung tiếp sức cho anh.
Bình luận facebook