Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ký ức độc quyền - Chương 09 - Phần 1
Chương 9
Nghe thấy (2)
1
Sau khi thầy đỗ xe xong, chúng tôi cùng leo lên tầng bốn.
Đi tới trước cửa nhà, tôi đột nhiên nhớ ra một việc rất nghiêm trọng, lập tức quay lại nhìn Mộ Thừa Hòa.
“Còn có việc khác à?”
“Em...” Tôi muốn nói: “Thầy ơi, em thay đổi ý định rồi.” Nhưng còn kịp không?
“Chờ em một phút.”
Nói xong, tôi để thầy đứng ngoài cửa, chạy thật nhanh vào nhà, dùng tốc độ của siêu nhân dọn hết đống quần áo ngủ, áo ngực, đồ sạc pin trên sofa, sau đó là sữa rửa mặt, tạp chí, thức ăn vặt trên bàn, tôi mang tất cả vào phòng ngủ rồi mới ra mở cửa mời thầy vào.
Thầy đưa mắt nhìn quanh một vòng, cười cười nói: “Cũng không tệ, sạch sẽ hơn tưởng tượng.”
Mặt tôi tối sầm lại, tôi dám cá chắc chắn thầy đang cười thầm trong bụng.
Cuối cùng, thầy ngồi trên sofa, bật điều hòa, xem ti vi, còn tôi vùi đầu trong bếp nấu nướng. Tôi vừa vo gạo vừa nhìn Mộ Thừa Hòa đang ngồi ngoài phòng khách bằng ánh mắt ai oán, trong lòng chỉ có một cảm giác: hối hận! Hối hận vì sao thầy mời đi ăn, tôi lại không đi, còn ngốc nghếch đề nghị sẽ nấu cho thầy ăn?
Trên bàn ăn là chai Vodka thầy mang đến, tôi nhìn nó rồi nuốt nước miếng cái ực.
Một lúc sau, khi tôi đang làm khoai tây chiên thì nghe thấy thầy đứng ở cửa hỏi: “Có cần giúp đỡ không?”
“Không cần, còn món cánh gà chiên nữa là xong thôi ạ.”
“Nhiều món vậy à?” Thầy nhìn nhìn. “Không ngờ em biết nấu ăn thật.”
“Trước đây mẹ đi làm, bố thì lái xe, một ngày ba bữa đều do em tự nấu, các món ăn thường ngày thế này em nấu rất giỏi, nhưng nếu là món phức tạp hơn thì em chịu.”
Mộ Thừa Hòa đi thẳng vào bếp, hỏi: “Có rượu đỏ không?”
“Có chứ. Để làm gì ạ?”
“Món tiếp theo, để tôi nấu.”
Nói xong, thầy liền lấy chiếc tạp dề hình hoa hướng dương treo trên tường xuống, mặc vào rồi rửa tay, rửa cánh gà để cho ráo nước, sau đó quay lại hỏi tôi: “Có bơ không?”
Tôi còn đang nghệt mặt ra trước một loạt hành động của thầy, thật sự vẫn chưa quen nên phải một lúc sau tôi mới trả lời: “Không có.”
“Sữa bò cũng được.”
“Sữa bò có!”
“Tương cà?”
“Có.”
Tôi chuẩn bị xong mọi thứ, đứng một bên nhìn thầy dùng các nguyên liệu đó để ướp cánh gà.
“Thầy định làm món gì?”
“Cánh gà hầm rượu đỏ.”
“Cánh gà cũng có thể làm chung với sữa bò và rượu đỏ sao?”
“Cách làm của Nga.” Sau đó, thầy còn nói thêm một câu: “Tôi thấy trẻ em thường thích ăn món này.”
“...”
“Một người bạn của em đã có cậu con trai ba tuổi rồi.” Tôi nói.
Thầy hơi khựng lại: “Bao nhiêu?”
“Ba tuổi.” Tôi giơ ba ngón tay ra trước mặt thầy. “Là bạn học thời phổ thông, thi tốt nghiệp xong, bạn ấy về quê đổi hộ khẩu rồi kết hôn luôn. Trong kỳ nghỉ đông năm hai, bọn em có một buổi họp lớp, bạn ấy dắt con trai theo, bảo nó gọi bọn em là cô, thật khiến bọn em hết hồn.”
Mộ Thừa Hòa cười một cái, không nói gì, bật bếp.
“Chắc là thầy cũng từng gặp phải chuyện như thế.” Tôi nói.
“Bạn học trước đây của tôi đều lớn tuổi hơn tôi.” Thầy nói: “Bây giờ đa phần đều đã sinh con đẻ cái rồi.”
“Phải chăng trong số đó cũng có những bạn nữ khiến thầy phải đau thương, sầu khổ?” Tôi hỏi với vẻ thăm dò.
“Một, hai người.” Thật không ngờ thầy lại thành thật trả lời!
“Hả?” Tôi kinh ngạc. “Có thật sao?”
“Nhưng người ta không để ý đến tôi, lúc ấy tôi nhỏ hơn họ đến mấy tuổi.”
“Ồ!” Tôi gật gù đầy ý vị, rút ra kết luận: “Hóa ra thầy thích người lớn tuổi hơn mình.”
Mộ Thừa Hòa mỉm cười, lắc đầu, dường như không muốn tranh cãi với tôi.
Công tắc nồi cơm điện đã bật trở lại, tôi rút phích cắm, sau đó ra ngoài bày sẵn bát đũa.
Đúng lúc này, Lưu Khải gọi đến.
“Ăn chưa?” Lưu Khải hỏi.
“Chuẩn bị ăn.”
“Hỏi thăm thầy Mộ thay anh.”
“Ừm.”
Không hiểu tại sao tôi không nói cho anh ấy biết tôi và Mộ Thừa Hòa đang nấu ăn ở nhà.
Mộ Thừa Hòa bưng đĩa cánh gà hầm rượu ra, đặt lên bàn, sau đó quay lại bếp cởi tạp dề. Đĩa cánh gà ấy nhìn đỏ đỏ, rất thơm. Thế là, tôi định bốc một miếng, ngờ đâu nóng quá, liền vội vàng bỏ ra, rồi đưa ngón tay lên miệng mút một cái. Chà... Ngọt quá! Thật hấp dẫn!
Đợi thầy ngồi vào bàn xong, tôi hỏi: “Thấy có muốn uống rượu không?”
“Em có thể uống một chút, tôi không uống.”
Tôi cười hì hì, liền chạy đi lấy ly. Vừa vào bếp thì điện thoại lại reo, liền quay ra nghe điện thoại.
“A lô?” Tôi nói.
“Đồng Đồng.” Là mẹ tôi.
“Mẹ.”
“Con đang ở đâu?”
“Ở nhà.”
“Đồng Đồng, Trần Nghiên chết rồi.”
Tôi sững cả người, hỏi lại: “Trần Nghiên? Không thể nào!”
Trong nháy mắt, chỉ nghe trong đầu nổ ầm một tiếng.
“Sao lại như thế được? Mấy hôm trước bạn ấy còn nhắn tin cho con. Chẳng phải sáng nay mẹ cũng nói về bạn ấy sao?”
“Tối hôm qua mọi người phát hiện nó mất tích, lúc nãy đã tìm lại được, nó...” Mẹ không nói tiếp chuyện đó nữa, mà nói: “Nếu con có thời gian thì đến đây đi.”
Tôi đờ người, cúp máy, rồi quay lại nhìn Mộ Thừa Hòa, sau đó tôi vừa giải thích mọi chuyện vừa tìm chứng minh thư, lấy đồ sạc pin, thu dọn quần áo.
Mộ Thừa Hòa đặt đũa xuống, ngồi trên ghế, lặng lẽ nhìn tôi. Cuối cùng, chỉ nói một câu: “Tôi đi với em.”
Khi chúng tôi cùng ngồi xe khách đi thành phố C thì đã là bốn giờ chiều. Vé của chúng tôi là 17, 18, nhưng không ngờ hai chỗ ngồi lại không cạnh nhau. Mộ Thừa Hòa đến nói vài lời với người phụ nữ lớn tuổi và dễ dàng xin đổi được chỗ.
Người phụ nữ ấy nhìn tôi rồi lại nhìn Mộ Thừa Hòa, cười cười nói: “Hai cháu là bạn học à, nghỉ hè rồi nên cùng về nhà phải không?”
Tâm trạng của tôi không tốt nên tôi không trả lời.
Mộ Thừa Hòa chỉ cười, không khẳng định cũng không phủ nhận. Tôi phát hiện rằng, khi không muốn nói chuyện với đối phương, thầy chỉ cần cười với người đó một cái là được, quả thật là một phương pháp hay.
Xe vừa chạy vào đường cao tốc, tài xế bắt đầu bật ti vi.
Hai chúng tôi đều không đọc tạp chí trên xe, chỗ ngồi lại cách ti vi quá xa nên chỉ còn cách nhìn ra cảnh vật đang vút nhanh ngoài cửa sổ.
Tôi im lặng, thầy cũng im lặng.
Xe vòng qua đường cao tốc, lúc chạy qua cầu vượt thì rẽ sang một hướng khác. Ánh mặt trời chói chang rọi vào cửa sổ bên phía chúng tôi làm tôi không thể không kéo kín rèm cửa.
Tôi ngồi không được thoải mái lắm, uể oải tựa đầu vào cửa sổ xe, xe vẫn đang chạy, lâu lâu lại bị xóc một cái. Dưới sự dao động “nhịp nhàng” đó, tôi bất giác chìm vào giấc ngủ.
Trong lúc mơ màng, cũng không thật sự ngủ được, chỉ cảm thấy có người đã tắt điều hòa trên đỉnh đầu tôi, còn khẽ chuyển đầu tôi ngoẹo sang một hướng khác, đặt lên vai của người đó.
Tôi mở mắt ra, phát hiện đây không phải là giấc mộng, đúng là tôi đang dựa vào Mộ Thừa Hòa. Thầy rất gầy, bờ vai xương xẩu, tựa vào đó cũng không mấy êm ái. Nhưng sau khi do dự một lúc, tôi vẫn quyết định duy trì tư thế này.
Thầy không động đậy.
Tôi cũng không nhúc nhích.
Tôi sợ. Nếu để phát ra bất kỳ một động tĩnh nhỏ nào sẽ làm thầy phát hiện tôi đã tỉnh.
Không biết xe đã chạy được bao nhiêu cây số, mắt tôi không nhìn được màn hình ti vi, chỉ có thể nghe thấy lời thoại của phim, trong phim, nhân vật nam chính lần đầu tiên tỏ tình đã bị nhân vật nữ chính từ chối.
Cổ tôi mỏi nhừ, cuối cùng không giữ được tư thế ấy nữa, tôi nâng đầu rời khỏi bờ vai của Mộ Thừa Hòa, lúc này tôi mới phát hiện, thật ra thầy đã ngủ rồi. Thầy ngửa đầu ra phía sau, mím chặt môi, dường như vì muốn để tôi có thể ngủ thoải mái trên bờ vai của mình nên thầy đã ngồi rất thấp. Tay phải cầm điện thoại, tay trái đặt trên chân, năm ngón nắm chặt, lòng bàn tay ngửa lên.
Thỉnh thoảng xe bị xóc, mỗi lần xóc một cái, bàn tay trên đầu gối thầy lại trượt xuống một chút. Nó từ từ trượt xuống, cuối cùng khi rơi hẳn xuống ghế thì vừa đúng chạm vào tay tôi.
Tôi thừa nhận, lúc nãy tôi đã cố ý để tay mình ở chính giữa hai người, ngồi ôm cây đợi thỏ chờ tay thầy rơi xuống. Nhưng đến khi hai tay đã chạm vào nhau, tôi lại giật bắn người, hoang mang rút tay lại. Trên xe bật điều hòa nên tay thầy hơi lạnh một chút, nhưng tay tôi lại nóng rẫy.
Tôi không khỏi tự mắng mình, đã hẹn hò với Lưu Khải rồi lại còn ôm mộng với Mộ Thừa Hòa. Nghĩ vậy, tôi lấy điện thoại ra nhắn tin cho Lưu Khải, nói với anh ấy tôi có việc gấp phải đến chỗ mẹ tôi.
Không biết có phải vì cử động của tôi đã làm Mộ Thừa Hòa thức giấc hay không. Thầy nhìn vào đồng hồ đeo tay rồi rất tự nhiên, thu bàn tay vừa chạm vào tay tôi lúc nãy trở về đầu gối.
Mấy phút sau, Lưu Khải nhắn tin trả lời.
“Việc gấp gì vậy?”
“Con gái đồng nghiệp của mẹ em vừa qua đời, em đến đó.”
“Vậy em đi đường cẩn thận.”
Nhìn dòng chữ ấy một lúc, tôi ấn nút thoát. Tôi không biết những người khác hẹn hò có giống hai chúng tôi không. Ban đầu chấp nhận Lưu Khải là vì tôi ích kỷ, tôi muốn mượn anh ấy để quên đi Mộ Thừa Hòa, sau đó Lưu Khải đối xử tốt với tôi, tôi cũng an tâm mà qua lại với anh ấy, thậm chí công khai quan hệ của chúng tôi. Khi ở bên anh ấy, tôi rất an tâm, tôi cảm thấy anh ấy tốt với mình thì mình nên chấp nhận, đồng thời cũng cho rằng tình yêu khiến đất trời cảm động ở trong sách, ở trên phim chỉ là những thủ đoạn nghệ thuật để lấy nước mắt và tiền bạc của người xem mà thôi, tình yêu trong hiện thực là phải như tôi và Lưu Khải, bình dị, giản đơn, có thời gian thì cùng ăn cơm dạo phố, khi bận rộn thì việc ai người ấy làm, mấy ngày không gặp nhau cũng không nhớ nhung hay cảm thấy trong lòng trống trải.
Tôi thậm chí còn cảm thấy thiện cảm mà tôi đối với Mộ Thừa Hòa chỉ là sự si mê và theo đuổi ngây ngô của thời thiếu nữ, khi có Lưu Khải rồi, tôi chắc chắn sẽ quên được thầy. Nhưng lúc nãy, trong giây phút chạm phải tay của Mộ Thừa Hòa, tôi cảm tưởng như mình bị con rắn độc cắn một cái thật đau, và... không biết phải làm thế nào.
“Thầy Mộ.” Tôi gọi nhỏ, thế nhưng người đàn ông cầm báo đang đứng giữa đường đi ở dãy ghế trước vẫn nghe thấy lời xưng hô này, ông ấy quay lại nhìn chúng tôi với ánh mắt tò mò.
“Ừm?” Mộ Thừa Hòa đáp.
“Hình như đã đi được hơn nửa đường rồi.” Tôi vội thay đổi điều muốn nói. Thật ra thì tôi muốn hỏi, lúc đến đó, tôi phải giới thiệu với mẹ tôi như thế nào, nói thầy là thầy của tôi, hay là bạn của tôi? Nhưng ánh mắt của người đàn ông kia đã làm tôi nhất thời không biết phải mở lời ra sao.
“Chắc khoảng tám giờ sẽ đến nơi.” Dường như thầy ý thức được điều gì đó nên nói thêm. “Sau khi đưa em đến đó, tôi sẽ quay lại thành phố A.”
“Thầy Mộ...” Tôi lại gọi.
Thầy quay sang nhìn tôi.
“Cảm ơn thầy.” Tôi nói.
Ngay cả Lưu Khải cũng không nghĩ đến việc phải đến đây với tôi, vậy mà thầy lại không một chút do dự.
Mộ Thừa Hòa cười: “Mỗi lần em nói cảm ơn, nét mặt đều rất nghiêm túc.”
“Hả?” Tôi bối rối. “Lúc nào?”
“Lần trước, khi ở Starbucks cũng thế.”
Nhớ lại lần đó một mình vừa khóc vừa đi trên phố, tôi hơi ngượng, liền nói: “Có sao đâu ạ? Với lại, thầy là thầy, em là sinh viên của thầy, đương nhiên không thể đùa cợt trước mặt thầy rồi.”
Và rồi tôi im lặng, không nói tiếp nữa, bởi vì tôi phát hiện ánh mắt thầy nhìn tôi hơi khác lạ. Chân mày thầy nhíu lại, ánh mắt dừng trên môi tôi, sau đó nhìn đi chỗ khác, điều đó khiến tôi cảm thấy hình như thầy đột nhiên cảm thấy không vui vậy.
“Có phải em đã nói sai điều gì không?” Tôi hỏi.
Thầy nhìn vào mắt tôi, hơi mơ màng, rồi lại nhìn vào bờ môi tôi.
“Em thật sự đã nói sai điều gì rồi sao?” Tôi lại hỏi.
Hình như Mộ Thừa Hòa đã hiểu rồi, thầy lắc đầu, còn nhìn tôi cố gắng mỉm cười, sau đó quay đi hướng khác, đầu vẫn tựa vào ghế, mắt nhắm lại, im lặng không nói thêm gì.
Tôi phát hiện trán thầy đẫm mồ hôi, tôi vô cùng lo lắng: “Có phải thầy không khỏe không? Say xe à?”
Thầy không trả lời.
Tôi chợt nhớ đến Giao thừa năm ngoái, thầy cũng như thế, giống như đột nhiên phản ứng chậm chạp hơn ngày thường, lời nói cũng phải lặp lại hai, ba lần nghe mới hiểu, hoàn toàn không giống với Mộ Thừa Hòa mọi ngày.
Một cảm giác không hay ùa đến.
Tôi nhìn đăm đăm vào thầy, chỉ sợ thầy không khỏe.
Không bao lâu sau thì xe giảm dần tốc độ, cuối cùng dừng hẳn. Tài xế đi hỏi thăm, mới hay phía trước xảy ra tai nạn giao thông, hiện giờ chỉ cho xe chạy một chiều. Xe dừng lại, tài xế cũng tắt luôn động cơ, lát sau còn tắt cả điều hòa. Không đến một phút, nhiệt độ trong xe bắt đầu tăng lên. Hành khách than phiền, tài xế liền nói vẻ bực dọc: “Chúng tôi dùng bao nhiêu xăng dầu là do công ty quy định, bây giờ lại không biết tắc đường đến bao giờ, chỉ còn cách tiết kiệm thôi. Cùng lắm tôi mở một lúc, tắt một lúc.”
Cho dù như vậy cũng vẫn cảm thấy rất nóng.
Mộ Thừa Hòa không hề động đậy, hai mắt nhắm chặt, chân mày xô lại.
Tôi nhớ thầy rất sợ nóng. Sợ thầy nóng thêm thì sẽ càng khó chịu, tôi liền lấy từ trong túi xách ra quyển nhật ký, xé ra vài trang giấy xếp thành cái quạt, quạt cho thầy.
Cuối cùng thầy cũng chịu mở mắt ra nhìn tôi, nhưng lại chỉ nói bốn chữ: “Tiết Đồng, không cần.”
Tôi nói: “Không sao đâu, dù gì em cũng rảnh.”
Thầy nhắm mắt, không chút cảm xúc.
Nhìn nét mặt ấy, tôi nhớ lại lúc nhỏ, khi bố còn sống, lúc ấy chúng tôi vẫn sống ở khu nhà cũ, mỗi lần khiêng bình ga về bố đều phải leo đến tầng tám. Thân hình bố béo tròn, lại dễ đổ mồ hôi, leo chưa được hai tầng thì đã phải bỏ bình ga xuống, nghỉ cho đỡ mệt, mồ hôi ướt đẫm cả lưng. Tôi chạy theo ở phía sau, cầm cây quạt nhỏ, kiễng chân lên, quạt cho bố. Thật ra thì một chút gió mát đó cũng chẳng có tác dụng gì, nhưng bố luôn vui vẻ nói: “Đồng Đồng đúng là bảo bối ngoan của bố.” Những đêm trời nóng hầm hập, lại còn bị cắt điện, bố cầm quạt giấy nằm bên cạnh quạt cho tôi, trong khi bố thì mồ hôi nhễ nhại. Nhưng thường trong những trường hợp đó, tôi chưa ngủ thì bố đã ngủ rồi.
Tôi nhớ lại chuyện xưa, lại nghĩ về sự ra đi đột ngột của Trần Nghiên và căn bệnh của Mộ Thừa Hòa, thật khó tránh khỏi niềm thương cảm bội phần, vì thế trong lòng càng thêm khó chịu. Tốc độ quạt càng ngày càng chậm, cổ tay hơi mỏi, tôi đổi sang tay kia, kiên trì không được bao lâu, lại chậm lại.
Chính lúc tôi định đổi tay thêm lần nữa, bàn tay của thầy đã giơ ra, ngón tay chạm vào cánh tay của tôi trước, sau đó từ từ dịch chuyển xuống, đến cổ tay, cuối cùng là nắm lấy bàn tay tôi.
Thầy nắm bàn tay tôi rất chặt, kéo về trước ngực, chẳng phí lời nữa mà trực tiếp dùng hành động ngăn tôi lại.
2
Tôi đang cầm cây quạt giấy, thầy thì đang nắm lấy tay tôi. Không phải kiểu mười ngón đan vào nhau như những người đang yêu, mà tay thầy phủ lấy tay tôi từ bên ngoài, đặt nó lên chân mình. Cây quạt giấy nằm trong tay tôi đã nhăn đến mức không còn là cây quạt ban đầu nữa. Tôi biết, thầy thấy tôi không nghe lời nên đã dùng hành động để khiến tôi dừng tay.
“Nếu thầy cảm thấy em làm phiền thì em không quạt nữa, được chưa?” Tôi nói.
Thầy phớt lờ như chẳng nghe thấy, vẫn không buông tay.
Trời dần tối. Trên màn hình ti vi đã chuyển sang một bộ phim khác.
Xa xa những cánh đồng đang dần bị màn đêm che lấp, thỉnh thoảng có thể nhìn thấy ánh đèn của một, hai căn nhà trên đỉnh núi. Phía trước, đèn pha của xe tụ lại, hợp thành một chùm sáng dài màu cam pha đỏ.
Lòng bàn tay thầy ươn ướt, nóng hổi.
Tôi nghĩ, có lẽ thầy không phải là không thấy nóng, có lẽ thầy không phải cảm thấy tôi làm phiền, mà chỉ sợ tôi làm như vậy sẽ mệt. Cũng giống như bố tôi năm xưa, thường hỏi: “Con dùng nhiều sức để quạt cho bố như vậy, tay của con không mỏi sao?”
Và rồi, tôi không động đậy nữa, không giải thích, cũng không giằng co, cam tâm tình nguyện nghe theo lời thầy.
Đúng lúc này, xe cũng bắt đầu chuyển từ trạng thái đứng yên sang chuyển động từ từ. Động cơ được khởi động, đèn trong xe cũng cùng lúc sáng lên.
Cạnh chỗ ngồi của Mộ Thừa Hòa là đường đi, bên kia đường đi là hai hành khách nam, bên kia nữa là kính cửa sổ. Cửa kính lúc này trông như một tấm gương, nhìn vào đó, tôi có thể nhìn thấy nửa gương mặt của Mộ Thừa Hòa, và cả tôi.
Chàng trai trên cửa kính đang nhíu chặt chân mày, nắm lấy bàn tay của cô gái một cách... hơi cố chấp. Và cô gái ấy, nhìn thì bình tĩnh, nhưng kỳ thực lại đang ngượng ngùng, sợ sệt, và... e thẹn.
Đột nhiên nhìn thấy con người thật của mình, tôi hoang mang chẳng biết làm gì.
Tôi lập tức nhìn đi chỗ khác, ngờ đâu quay trở về đây lại nhìn thấy cửa sổ bên mình, vẫn một tấm gương, còn là gần ngay trước mắt và rõ ràng hơn lúc nãy. Tôi cắn môi, lấy hết dũng khí nhìn thẳng vào đó.
Ánh mắt lướt qua hình của mình trên kính cửa xe, dừng lại ở Mộ Thừa Hòa, sau đó, tôi dùng bàn tay còn lại lấy điện thoại ra, đinh gửi cho Lưu Khải một tin nhắn.
“Chúng ta chia tay đi.”
Nhập số điện thoại xong, tôi im lặng nhìn những chữ ấy rất lâu, ngón tay cái cứ mãi chần chừ ở nút “xác nhận”, cuối cùng tôi thở dài, lưu nó vào tin nháp.
Xe đã trở về vận tốc bình thường, nhiệt độ hạ xuống, tài xế tắt đèn xe đi.
Tất cả chúng tôi lập tức rơi vào bóng tối, luồng sáng duy nhất là màn hình ti vi phía trước. Ánh sáng trong xe lúc này phụ thuộc vào sự thay đổi của ánh sáng trên màn hình ti vi nên lúc mờ lúc tỏ.
Tôi bất chợt cảm thấy, có lẽ chỉ trong khung cảnh thiếu ánh sáng như thế này, tôi mới có thể che đậy được con tim ích kỷ của mình. Nghĩ đến đây, tôi bất giác ngả hết người ra sau, cảm thấy nản lòng, cùng lúc ấy, tay tôi cũng động đậy một chút. Cử động của tôi rất nhẹ nhưng vẫn làm thầy giật mình. Thầy hơi ngừng lại một chút rồi buông lỏng tay tôi ra.
Tôi thu tay mình lại, hỏi: “Thầy khỏe hơn chưa?”
Thầy mở mắt, gật đầu, xem ra đã đỡ hơn thật rồi.
Tôi lại hỏi: “Có muốn ăn gì không?” Hai chúng tôi đều không ăn trưa thì đã ra bến xe, thậm chí bữa tối cũng chỉ có thể giải quyết ở trên xe, cho nên trước lúc lên xe thầy đã mua rất nhiều thức ăn.
Thầy nói: “Không cần đâu.”
Tôi nghiêng đầu nhìn thầy, khẽ hỏi: “Thầy bị bệnh gì? Có thể nói cho em biết không?”
Thầy quay sang nhìn tôi, sau đó điềm nhiên nói: “Có lúc tự nhiên bị ù tai, không nghe thấy gì cả, sau đó đau đầu, chóng mặt.”
Tôi kinh ngạc: “Tại sao?”
“Là một căn bệnh trong màng nhĩ, gọi là hội chứng Meniere.”
“Bắt đầu bị từ khi nào? Năm ngoái à?” Tôi nói. “Hay năm trước nữa?”
“Lúc mới mấy tuổi thì đã bị rồi. Có còn nhớ tôi từng kể với em, khi còn nhỏ tôi thường chơi ở hồ hoa sen bên thư viện, có một lần bị rơi xuống hồ không? Đó là lần phát bệnh đầu tiên.”
Tôi nhìn chằm chằm vào mắt thầy.
Thầy cười, nói như muốn an ủi tôi: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy rất ổn, bệnh nhẹ thôi, cũng không có gì phải lo lắng, chỉ có một điều hơi tiếc là rất nhiều sở thích đều bị bác sĩ hạ lệnh cấm.”
“Sở thích gì?”
“Lặn và lái xe. Sau này khó khăn lắm bác sĩ mới đồng ý cho tôi lái xe trong thành phố, chạy với tốc độ chậm.”
“Em chưa từng đi lặn, bơi em cũng không biết, em là con vịt khô mà người ta thường nói.”
“Lặn và bơi không liên quan gì đến nhau, lần sau có cơ hội, tôi sẽ dạy em.”
“Không phải thầy mới nói là bác sĩ không cho sao?”
“Chúng ta lặn lén, họ không biết đâu.”
Một lúc sau, tôi hỏi: “Bệnh của thầy chắc chắn sẽ chữa khỏi, đúng không?”
“Chóng mặt thì không nặng lắm, tôi thuộc dạng bị nặng về phần thính giác.”
“Vậy là sẽ...” Tôi không biết phải nói sao, trong đầu không ngừng tìm kiếm từ ngữ, nhưng tiếc là nghĩ hồi lâu mà vẫn uổng công.
Nhưng Mộ Thừa Hòa đã hiểu ý của tôi, thầy nói: “Không cần lo lắng, không phải là bệnh gì rất nặng, rất dễ chữa khỏi, tôi từng thấy bệnh nhân nghiêm trọng nhất, đến lúc già cũng chỉ bị điếc thôi.” Thầy nhìn sang hướng khác, nói vẻ bình thản: “Nhưng cho dù là bây giờ hay sau khi già yếu, thính giác đối với tôi cũng không phải là quá quan trọng, tôi không phải nhà soạn nhạc hay diễn viên, ca sĩ, nên dù không nghe thấy gì, tôi vẫn có thể tiếp tục làm những việc mà mình muốn làm, do vậy, việc này cũng không phải là đòn đả kích nặng nề gì đối với tôi.”
Nói xong, thầy quay lại nhìn tôi, nở một nụ cười.
Lòng tôi chợt dâng lên một cảm giác không rõ ràng, đặc biệt là sau khi nhìn thấy nụ cười đó của Mộ Thừa Hòa. Thầy không phải loại người gượng cười để làm vui lòng người khác, cũng không phải cố tình làm ra vẻ kiên cường, đó là... một sự bình thản, hiểu sự chân thực. Nụ cười nở ra trên khóe môi luôn hàm chứa ý cười của thầy, sau đó thấm đượm cả đôi mắt, đôi chân mày, nhẹ nhàng, chân thành nhưng lại khiến người ta tự nhiên cảm thấy đau lòng.
Phảng phất như trái tim trong giây phút ấy đã bị bóp nghẹt.
Lần thứ hai trong đời, tôi muốn ôm chặt thầy vào lòng.
Đột nhiên, điện thoại reo lên.
“Đồng Đồng, con đến đâu rồi?” Mẹ hỏi.
“Lúc nãy bị tắc đường, chắc là sắp ra khỏi đường cao tốc rồi.”
“Mẹ có cuộc họp khẩn, con đến nhà bác Trần trước nhé!”
“Dạ!”
“Tiểu Lý sẽ đến đón con, nhưng có lẽ sẽ muộn một chút, con nhớ phải cẩn thận, xuống xe thì đến phòng chờ, chỗ đó có bảo vệ.”
“Không sao, con không sợ, có người đi cùng với con.”
“Ai?”
“Bạn con.” Tôi nói.
Câu trả lời của tôi khiến mẹ hơi khựng lại, sau đó mới nói: “Vậy cũng tốt.”
Không ngờ Tiểu Lý còn đến sớm hơn chúng tôi. Anh ấy rất tinh mắt, tôi vừa xuống xe thì anh ấy đã trông thấy tôi lẫn trong đám người đông đúc.
“Bạn em à?” Tiểu Lý nhìn thấy Mộ Thừa Hòa đi cạnh tôi, hỏi.
Mộ Thừa Hòa chủ động bắt tay với anh ấy : “Tôi tên Mộ Thừa Hòa.”
“Tôi là Lý Bình, mọi người đều gọi tôi là Tiểu Lý.”
“Đưa Tiết Đồng đến giao tận tay anh, xem như nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, tôi vẫn còn có thể đi chuyến xe cuối cùng để trở về.”
“Sao? Muộn như vậy mà còn về sao?” Tiểu Lý vừa nói vừa nhìn tôi.
Tôi không ngờ thầy về thật, bèn nóng ruột nói: “Cả ngày hôm nay đã không ăn gì, hay là ngày mai hãy về.” Lúc nãy khi nhắc với mẹ về thầy, tôi đã quyết định sẽ không để thầy một mình đi xe về thành phố A.
Không biết là Tiểu Lý đã nhanh chóng hiểu ra ý của tôi hay là đã hiểu lầm quan hệ giữa tôi và Mộ Thừa Hòa, nhưng tóm lại anh ấy hoàn toàn đứng về phía tôi: “Nếu cảnh sát Đồng mà biết tôi để anh trở về như vậy, chắc chắn sẽ không tha cho tôi. Anh Mộ à, dù gì cũng chờ qua tối nay rồi hãy về.” Nói xong, anh ấy liền kéo tay Mộ Thừa Hòa đi ra xe.
Cũng may Mộ Thừa Hòa không phải loại người cố chấp, thầy đồng ý, ngồi chung với tôi ở dãy ghế sau.
“Chúng ta... đi thăm Trần Nghiên trước nhé !” Tôi nói.
“Được.” Tiểu Lý nói.
“Thật ra đã xảy ra chuyện gì?”
Tính tình của Tiểu Lý chợt khác hẳn ngày thường, anh ấy nói trong nghẹn ngào: “Trần Nghiên, cô ấy... Cả đêm qua cô ấy không về nhà, trước đây chưa từng xảy ra chuyện như thế, điện thoại cũng không gọi được, sau đó mọi người cùng chia ra tìm kiếm, đến sáng hôm nay cũng không có kết quả. Sau đó, có người phát hiện thấy kẹp tóc của Trần Nghiên rơi ở góc rẽ tầng một trong nhà của chính ủy và...” Anh ấy hơi dừng lại. “Đến buổi trưa, mọi người tìm thấy... thi thể của Trần Nghiên ở... trong rãnh cống phía sau bãi đậu xe của một khu chung cư nhỏ, còn bị người ta...”
Anh ấy không nói tiếp nữa.
Khi đến nơi, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều phóng viên và cảnh sát.
Có người nói: “Có lẽ hung thủ đã theo dõi nạn nhân về nhà, chụp thuốc mê ở gần cầu thang. Bãi đậu xe là hiện trường vụ án. Cưỡng hiếp rồi mới dùng dao đâm. Vết cắt ở động mạch trên cổ là vết thương chí mạng. Sau đó hung thủ kéo lê xác nạn nhân đi khoảng mấy chục mét, vứt xuống rãnh cống rồi lấy lá cây đậy lại.”
Tôi nóng lòng gạt nhóm người bao vây ra, theo sau Tiểu Lý đến phòng đặt tử thi. Tiểu Lý vào đó trước, rồi quay lại nhìn tôi. Tôi đứng ngoài cửa, nhìn người đang nằm trên giường.
Cơ thể được phủ bằng một tấm vải trắng.
Đầu ngón chân bên phải bị lộ ra ngoài, ngón tay cái sơn màu xanh lam. Màu sơn móng tay này tôi đã từng dùng thử, chúng tôi đi mua cùng nhau, lúc ấy tôi chọn màu hồng phấn, Trần Nghiên chọn màu lam bảo thạch.
Tôi từ từ bước đến bên cạnh cô ấy rồi đứng yên, mở một góc vải lên, nhìn thấy gương mặt của Trần Nghiên.
Nước da tím xanh, không ghê rợn như những người ngoài kia miêu tả, nét mặt rất khoan thai, một bên gò má bị xây xát.
Ban đầu khi nghe lời họ nói, bất kể là mẹ hay là Tiểu Lý, thậm chí là cảnh sát ở ngoài kia, tôi cũng cảm thấy không mấy thương tâm, vì tận sâu đáy lòng tôi vẫn chưa tin đây là sự thật... Cho đến bây giờ, khi nhìn thấy gương mặt dưới mảnh vải trắng này.
Đúng lúc này, tôi chợt cảm thấy dạ dày của mình bắt đầu co thắt, một dòng máu nóng đang như muốn trào ra, chớp mắt đã lên đến cổ họng, tôi bụm miệng lại, phóng nhanh ra ngoài, vịn vào góc tường nôn mửa.
Nhưng trong dạ dày vốn chẳng có gì, ngoài dịch vị, chẳng nôn ra được thứ gì nữa.
Tôi từ nhỏ đã không phải là một người nhát gan, thi thể của bố cũng là do tôi đến phòng đặt tử thi nhận lại, không ngờ năm năm sau, hai hình bóng trong đầu tôi lại chồng lên nhau.
Ban đầu là bố, sau đó là Trần Nghiên.
Bố nói: “Đồng Đồng, con là bảo bối của bố.”
Trần Nghiên nói: “Sống một mình sướng biết chừng nào, không lo âu phiền muộn, huống chi mình còn có những ước mơ khác.”
Sau đó, tôi bắt đầu thổn thức.
Một hồi sau, tôi lại nôn, mãi cho đến khi có người đến kéo tôi dậy, rồi lại rẽ dòng người đông đúc, đưa tôi ra ngoài.
Người đó nâng mặt tôi lên, không ngừng lấy tay lau nước mắt cho tôi, nói: “Tiết Đồng, đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, đừng khóc.”
Ngón tay ướt hết, người đó thay bằng mu bàn tay, mu bàn tay ướt lại đổi sang lòng bàn tay. Tôi chưa từng nhìn thấy người đó khờ khạo và vụng về như thế.
Thầy có thể lập tức đưa ra đáp án đúng của phép tính nhân bốn số mà đối với tôi đó thực sự là những con số thiên văn.
Thầy có thể đứng trên bục, trả lời thỏa đáng những câu hỏi hóc búa phức tạp một cách bình tĩnh và tự tin trước bao chuyên gia trong và ngoài nước.
Thầy có thể miêu tả một cách sơ sài qua loa về căn bệnh của mình.
Thầy có thể là mục tiêu vươn lên của rất nhiều người trong lĩnh vực chuyên môn của thầy.
Nhưng đến khi tôi khóc đến mức dường như quên mất phải hít thở, thầy lại trở nên luống cuống, chân tay vụng về, giống như một người lớn mắc lỗi, dỗ dành đứa trẻ một cách khờ khạo, miệng chỉ biết lặp đi lặp lại hai từ: “Đừng khóc.”
Nghe thấy (2)
1
Sau khi thầy đỗ xe xong, chúng tôi cùng leo lên tầng bốn.
Đi tới trước cửa nhà, tôi đột nhiên nhớ ra một việc rất nghiêm trọng, lập tức quay lại nhìn Mộ Thừa Hòa.
“Còn có việc khác à?”
“Em...” Tôi muốn nói: “Thầy ơi, em thay đổi ý định rồi.” Nhưng còn kịp không?
“Chờ em một phút.”
Nói xong, tôi để thầy đứng ngoài cửa, chạy thật nhanh vào nhà, dùng tốc độ của siêu nhân dọn hết đống quần áo ngủ, áo ngực, đồ sạc pin trên sofa, sau đó là sữa rửa mặt, tạp chí, thức ăn vặt trên bàn, tôi mang tất cả vào phòng ngủ rồi mới ra mở cửa mời thầy vào.
Thầy đưa mắt nhìn quanh một vòng, cười cười nói: “Cũng không tệ, sạch sẽ hơn tưởng tượng.”
Mặt tôi tối sầm lại, tôi dám cá chắc chắn thầy đang cười thầm trong bụng.
Cuối cùng, thầy ngồi trên sofa, bật điều hòa, xem ti vi, còn tôi vùi đầu trong bếp nấu nướng. Tôi vừa vo gạo vừa nhìn Mộ Thừa Hòa đang ngồi ngoài phòng khách bằng ánh mắt ai oán, trong lòng chỉ có một cảm giác: hối hận! Hối hận vì sao thầy mời đi ăn, tôi lại không đi, còn ngốc nghếch đề nghị sẽ nấu cho thầy ăn?
Trên bàn ăn là chai Vodka thầy mang đến, tôi nhìn nó rồi nuốt nước miếng cái ực.
Một lúc sau, khi tôi đang làm khoai tây chiên thì nghe thấy thầy đứng ở cửa hỏi: “Có cần giúp đỡ không?”
“Không cần, còn món cánh gà chiên nữa là xong thôi ạ.”
“Nhiều món vậy à?” Thầy nhìn nhìn. “Không ngờ em biết nấu ăn thật.”
“Trước đây mẹ đi làm, bố thì lái xe, một ngày ba bữa đều do em tự nấu, các món ăn thường ngày thế này em nấu rất giỏi, nhưng nếu là món phức tạp hơn thì em chịu.”
Mộ Thừa Hòa đi thẳng vào bếp, hỏi: “Có rượu đỏ không?”
“Có chứ. Để làm gì ạ?”
“Món tiếp theo, để tôi nấu.”
Nói xong, thầy liền lấy chiếc tạp dề hình hoa hướng dương treo trên tường xuống, mặc vào rồi rửa tay, rửa cánh gà để cho ráo nước, sau đó quay lại hỏi tôi: “Có bơ không?”
Tôi còn đang nghệt mặt ra trước một loạt hành động của thầy, thật sự vẫn chưa quen nên phải một lúc sau tôi mới trả lời: “Không có.”
“Sữa bò cũng được.”
“Sữa bò có!”
“Tương cà?”
“Có.”
Tôi chuẩn bị xong mọi thứ, đứng một bên nhìn thầy dùng các nguyên liệu đó để ướp cánh gà.
“Thầy định làm món gì?”
“Cánh gà hầm rượu đỏ.”
“Cánh gà cũng có thể làm chung với sữa bò và rượu đỏ sao?”
“Cách làm của Nga.” Sau đó, thầy còn nói thêm một câu: “Tôi thấy trẻ em thường thích ăn món này.”
“...”
“Một người bạn của em đã có cậu con trai ba tuổi rồi.” Tôi nói.
Thầy hơi khựng lại: “Bao nhiêu?”
“Ba tuổi.” Tôi giơ ba ngón tay ra trước mặt thầy. “Là bạn học thời phổ thông, thi tốt nghiệp xong, bạn ấy về quê đổi hộ khẩu rồi kết hôn luôn. Trong kỳ nghỉ đông năm hai, bọn em có một buổi họp lớp, bạn ấy dắt con trai theo, bảo nó gọi bọn em là cô, thật khiến bọn em hết hồn.”
Mộ Thừa Hòa cười một cái, không nói gì, bật bếp.
“Chắc là thầy cũng từng gặp phải chuyện như thế.” Tôi nói.
“Bạn học trước đây của tôi đều lớn tuổi hơn tôi.” Thầy nói: “Bây giờ đa phần đều đã sinh con đẻ cái rồi.”
“Phải chăng trong số đó cũng có những bạn nữ khiến thầy phải đau thương, sầu khổ?” Tôi hỏi với vẻ thăm dò.
“Một, hai người.” Thật không ngờ thầy lại thành thật trả lời!
“Hả?” Tôi kinh ngạc. “Có thật sao?”
“Nhưng người ta không để ý đến tôi, lúc ấy tôi nhỏ hơn họ đến mấy tuổi.”
“Ồ!” Tôi gật gù đầy ý vị, rút ra kết luận: “Hóa ra thầy thích người lớn tuổi hơn mình.”
Mộ Thừa Hòa mỉm cười, lắc đầu, dường như không muốn tranh cãi với tôi.
Công tắc nồi cơm điện đã bật trở lại, tôi rút phích cắm, sau đó ra ngoài bày sẵn bát đũa.
Đúng lúc này, Lưu Khải gọi đến.
“Ăn chưa?” Lưu Khải hỏi.
“Chuẩn bị ăn.”
“Hỏi thăm thầy Mộ thay anh.”
“Ừm.”
Không hiểu tại sao tôi không nói cho anh ấy biết tôi và Mộ Thừa Hòa đang nấu ăn ở nhà.
Mộ Thừa Hòa bưng đĩa cánh gà hầm rượu ra, đặt lên bàn, sau đó quay lại bếp cởi tạp dề. Đĩa cánh gà ấy nhìn đỏ đỏ, rất thơm. Thế là, tôi định bốc một miếng, ngờ đâu nóng quá, liền vội vàng bỏ ra, rồi đưa ngón tay lên miệng mút một cái. Chà... Ngọt quá! Thật hấp dẫn!
Đợi thầy ngồi vào bàn xong, tôi hỏi: “Thấy có muốn uống rượu không?”
“Em có thể uống một chút, tôi không uống.”
Tôi cười hì hì, liền chạy đi lấy ly. Vừa vào bếp thì điện thoại lại reo, liền quay ra nghe điện thoại.
“A lô?” Tôi nói.
“Đồng Đồng.” Là mẹ tôi.
“Mẹ.”
“Con đang ở đâu?”
“Ở nhà.”
“Đồng Đồng, Trần Nghiên chết rồi.”
Tôi sững cả người, hỏi lại: “Trần Nghiên? Không thể nào!”
Trong nháy mắt, chỉ nghe trong đầu nổ ầm một tiếng.
“Sao lại như thế được? Mấy hôm trước bạn ấy còn nhắn tin cho con. Chẳng phải sáng nay mẹ cũng nói về bạn ấy sao?”
“Tối hôm qua mọi người phát hiện nó mất tích, lúc nãy đã tìm lại được, nó...” Mẹ không nói tiếp chuyện đó nữa, mà nói: “Nếu con có thời gian thì đến đây đi.”
Tôi đờ người, cúp máy, rồi quay lại nhìn Mộ Thừa Hòa, sau đó tôi vừa giải thích mọi chuyện vừa tìm chứng minh thư, lấy đồ sạc pin, thu dọn quần áo.
Mộ Thừa Hòa đặt đũa xuống, ngồi trên ghế, lặng lẽ nhìn tôi. Cuối cùng, chỉ nói một câu: “Tôi đi với em.”
Khi chúng tôi cùng ngồi xe khách đi thành phố C thì đã là bốn giờ chiều. Vé của chúng tôi là 17, 18, nhưng không ngờ hai chỗ ngồi lại không cạnh nhau. Mộ Thừa Hòa đến nói vài lời với người phụ nữ lớn tuổi và dễ dàng xin đổi được chỗ.
Người phụ nữ ấy nhìn tôi rồi lại nhìn Mộ Thừa Hòa, cười cười nói: “Hai cháu là bạn học à, nghỉ hè rồi nên cùng về nhà phải không?”
Tâm trạng của tôi không tốt nên tôi không trả lời.
Mộ Thừa Hòa chỉ cười, không khẳng định cũng không phủ nhận. Tôi phát hiện rằng, khi không muốn nói chuyện với đối phương, thầy chỉ cần cười với người đó một cái là được, quả thật là một phương pháp hay.
Xe vừa chạy vào đường cao tốc, tài xế bắt đầu bật ti vi.
Hai chúng tôi đều không đọc tạp chí trên xe, chỗ ngồi lại cách ti vi quá xa nên chỉ còn cách nhìn ra cảnh vật đang vút nhanh ngoài cửa sổ.
Tôi im lặng, thầy cũng im lặng.
Xe vòng qua đường cao tốc, lúc chạy qua cầu vượt thì rẽ sang một hướng khác. Ánh mặt trời chói chang rọi vào cửa sổ bên phía chúng tôi làm tôi không thể không kéo kín rèm cửa.
Tôi ngồi không được thoải mái lắm, uể oải tựa đầu vào cửa sổ xe, xe vẫn đang chạy, lâu lâu lại bị xóc một cái. Dưới sự dao động “nhịp nhàng” đó, tôi bất giác chìm vào giấc ngủ.
Trong lúc mơ màng, cũng không thật sự ngủ được, chỉ cảm thấy có người đã tắt điều hòa trên đỉnh đầu tôi, còn khẽ chuyển đầu tôi ngoẹo sang một hướng khác, đặt lên vai của người đó.
Tôi mở mắt ra, phát hiện đây không phải là giấc mộng, đúng là tôi đang dựa vào Mộ Thừa Hòa. Thầy rất gầy, bờ vai xương xẩu, tựa vào đó cũng không mấy êm ái. Nhưng sau khi do dự một lúc, tôi vẫn quyết định duy trì tư thế này.
Thầy không động đậy.
Tôi cũng không nhúc nhích.
Tôi sợ. Nếu để phát ra bất kỳ một động tĩnh nhỏ nào sẽ làm thầy phát hiện tôi đã tỉnh.
Không biết xe đã chạy được bao nhiêu cây số, mắt tôi không nhìn được màn hình ti vi, chỉ có thể nghe thấy lời thoại của phim, trong phim, nhân vật nam chính lần đầu tiên tỏ tình đã bị nhân vật nữ chính từ chối.
Cổ tôi mỏi nhừ, cuối cùng không giữ được tư thế ấy nữa, tôi nâng đầu rời khỏi bờ vai của Mộ Thừa Hòa, lúc này tôi mới phát hiện, thật ra thầy đã ngủ rồi. Thầy ngửa đầu ra phía sau, mím chặt môi, dường như vì muốn để tôi có thể ngủ thoải mái trên bờ vai của mình nên thầy đã ngồi rất thấp. Tay phải cầm điện thoại, tay trái đặt trên chân, năm ngón nắm chặt, lòng bàn tay ngửa lên.
Thỉnh thoảng xe bị xóc, mỗi lần xóc một cái, bàn tay trên đầu gối thầy lại trượt xuống một chút. Nó từ từ trượt xuống, cuối cùng khi rơi hẳn xuống ghế thì vừa đúng chạm vào tay tôi.
Tôi thừa nhận, lúc nãy tôi đã cố ý để tay mình ở chính giữa hai người, ngồi ôm cây đợi thỏ chờ tay thầy rơi xuống. Nhưng đến khi hai tay đã chạm vào nhau, tôi lại giật bắn người, hoang mang rút tay lại. Trên xe bật điều hòa nên tay thầy hơi lạnh một chút, nhưng tay tôi lại nóng rẫy.
Tôi không khỏi tự mắng mình, đã hẹn hò với Lưu Khải rồi lại còn ôm mộng với Mộ Thừa Hòa. Nghĩ vậy, tôi lấy điện thoại ra nhắn tin cho Lưu Khải, nói với anh ấy tôi có việc gấp phải đến chỗ mẹ tôi.
Không biết có phải vì cử động của tôi đã làm Mộ Thừa Hòa thức giấc hay không. Thầy nhìn vào đồng hồ đeo tay rồi rất tự nhiên, thu bàn tay vừa chạm vào tay tôi lúc nãy trở về đầu gối.
Mấy phút sau, Lưu Khải nhắn tin trả lời.
“Việc gấp gì vậy?”
“Con gái đồng nghiệp của mẹ em vừa qua đời, em đến đó.”
“Vậy em đi đường cẩn thận.”
Nhìn dòng chữ ấy một lúc, tôi ấn nút thoát. Tôi không biết những người khác hẹn hò có giống hai chúng tôi không. Ban đầu chấp nhận Lưu Khải là vì tôi ích kỷ, tôi muốn mượn anh ấy để quên đi Mộ Thừa Hòa, sau đó Lưu Khải đối xử tốt với tôi, tôi cũng an tâm mà qua lại với anh ấy, thậm chí công khai quan hệ của chúng tôi. Khi ở bên anh ấy, tôi rất an tâm, tôi cảm thấy anh ấy tốt với mình thì mình nên chấp nhận, đồng thời cũng cho rằng tình yêu khiến đất trời cảm động ở trong sách, ở trên phim chỉ là những thủ đoạn nghệ thuật để lấy nước mắt và tiền bạc của người xem mà thôi, tình yêu trong hiện thực là phải như tôi và Lưu Khải, bình dị, giản đơn, có thời gian thì cùng ăn cơm dạo phố, khi bận rộn thì việc ai người ấy làm, mấy ngày không gặp nhau cũng không nhớ nhung hay cảm thấy trong lòng trống trải.
Tôi thậm chí còn cảm thấy thiện cảm mà tôi đối với Mộ Thừa Hòa chỉ là sự si mê và theo đuổi ngây ngô của thời thiếu nữ, khi có Lưu Khải rồi, tôi chắc chắn sẽ quên được thầy. Nhưng lúc nãy, trong giây phút chạm phải tay của Mộ Thừa Hòa, tôi cảm tưởng như mình bị con rắn độc cắn một cái thật đau, và... không biết phải làm thế nào.
“Thầy Mộ.” Tôi gọi nhỏ, thế nhưng người đàn ông cầm báo đang đứng giữa đường đi ở dãy ghế trước vẫn nghe thấy lời xưng hô này, ông ấy quay lại nhìn chúng tôi với ánh mắt tò mò.
“Ừm?” Mộ Thừa Hòa đáp.
“Hình như đã đi được hơn nửa đường rồi.” Tôi vội thay đổi điều muốn nói. Thật ra thì tôi muốn hỏi, lúc đến đó, tôi phải giới thiệu với mẹ tôi như thế nào, nói thầy là thầy của tôi, hay là bạn của tôi? Nhưng ánh mắt của người đàn ông kia đã làm tôi nhất thời không biết phải mở lời ra sao.
“Chắc khoảng tám giờ sẽ đến nơi.” Dường như thầy ý thức được điều gì đó nên nói thêm. “Sau khi đưa em đến đó, tôi sẽ quay lại thành phố A.”
“Thầy Mộ...” Tôi lại gọi.
Thầy quay sang nhìn tôi.
“Cảm ơn thầy.” Tôi nói.
Ngay cả Lưu Khải cũng không nghĩ đến việc phải đến đây với tôi, vậy mà thầy lại không một chút do dự.
Mộ Thừa Hòa cười: “Mỗi lần em nói cảm ơn, nét mặt đều rất nghiêm túc.”
“Hả?” Tôi bối rối. “Lúc nào?”
“Lần trước, khi ở Starbucks cũng thế.”
Nhớ lại lần đó một mình vừa khóc vừa đi trên phố, tôi hơi ngượng, liền nói: “Có sao đâu ạ? Với lại, thầy là thầy, em là sinh viên của thầy, đương nhiên không thể đùa cợt trước mặt thầy rồi.”
Và rồi tôi im lặng, không nói tiếp nữa, bởi vì tôi phát hiện ánh mắt thầy nhìn tôi hơi khác lạ. Chân mày thầy nhíu lại, ánh mắt dừng trên môi tôi, sau đó nhìn đi chỗ khác, điều đó khiến tôi cảm thấy hình như thầy đột nhiên cảm thấy không vui vậy.
“Có phải em đã nói sai điều gì không?” Tôi hỏi.
Thầy nhìn vào mắt tôi, hơi mơ màng, rồi lại nhìn vào bờ môi tôi.
“Em thật sự đã nói sai điều gì rồi sao?” Tôi lại hỏi.
Hình như Mộ Thừa Hòa đã hiểu rồi, thầy lắc đầu, còn nhìn tôi cố gắng mỉm cười, sau đó quay đi hướng khác, đầu vẫn tựa vào ghế, mắt nhắm lại, im lặng không nói thêm gì.
Tôi phát hiện trán thầy đẫm mồ hôi, tôi vô cùng lo lắng: “Có phải thầy không khỏe không? Say xe à?”
Thầy không trả lời.
Tôi chợt nhớ đến Giao thừa năm ngoái, thầy cũng như thế, giống như đột nhiên phản ứng chậm chạp hơn ngày thường, lời nói cũng phải lặp lại hai, ba lần nghe mới hiểu, hoàn toàn không giống với Mộ Thừa Hòa mọi ngày.
Một cảm giác không hay ùa đến.
Tôi nhìn đăm đăm vào thầy, chỉ sợ thầy không khỏe.
Không bao lâu sau thì xe giảm dần tốc độ, cuối cùng dừng hẳn. Tài xế đi hỏi thăm, mới hay phía trước xảy ra tai nạn giao thông, hiện giờ chỉ cho xe chạy một chiều. Xe dừng lại, tài xế cũng tắt luôn động cơ, lát sau còn tắt cả điều hòa. Không đến một phút, nhiệt độ trong xe bắt đầu tăng lên. Hành khách than phiền, tài xế liền nói vẻ bực dọc: “Chúng tôi dùng bao nhiêu xăng dầu là do công ty quy định, bây giờ lại không biết tắc đường đến bao giờ, chỉ còn cách tiết kiệm thôi. Cùng lắm tôi mở một lúc, tắt một lúc.”
Cho dù như vậy cũng vẫn cảm thấy rất nóng.
Mộ Thừa Hòa không hề động đậy, hai mắt nhắm chặt, chân mày xô lại.
Tôi nhớ thầy rất sợ nóng. Sợ thầy nóng thêm thì sẽ càng khó chịu, tôi liền lấy từ trong túi xách ra quyển nhật ký, xé ra vài trang giấy xếp thành cái quạt, quạt cho thầy.
Cuối cùng thầy cũng chịu mở mắt ra nhìn tôi, nhưng lại chỉ nói bốn chữ: “Tiết Đồng, không cần.”
Tôi nói: “Không sao đâu, dù gì em cũng rảnh.”
Thầy nhắm mắt, không chút cảm xúc.
Nhìn nét mặt ấy, tôi nhớ lại lúc nhỏ, khi bố còn sống, lúc ấy chúng tôi vẫn sống ở khu nhà cũ, mỗi lần khiêng bình ga về bố đều phải leo đến tầng tám. Thân hình bố béo tròn, lại dễ đổ mồ hôi, leo chưa được hai tầng thì đã phải bỏ bình ga xuống, nghỉ cho đỡ mệt, mồ hôi ướt đẫm cả lưng. Tôi chạy theo ở phía sau, cầm cây quạt nhỏ, kiễng chân lên, quạt cho bố. Thật ra thì một chút gió mát đó cũng chẳng có tác dụng gì, nhưng bố luôn vui vẻ nói: “Đồng Đồng đúng là bảo bối ngoan của bố.” Những đêm trời nóng hầm hập, lại còn bị cắt điện, bố cầm quạt giấy nằm bên cạnh quạt cho tôi, trong khi bố thì mồ hôi nhễ nhại. Nhưng thường trong những trường hợp đó, tôi chưa ngủ thì bố đã ngủ rồi.
Tôi nhớ lại chuyện xưa, lại nghĩ về sự ra đi đột ngột của Trần Nghiên và căn bệnh của Mộ Thừa Hòa, thật khó tránh khỏi niềm thương cảm bội phần, vì thế trong lòng càng thêm khó chịu. Tốc độ quạt càng ngày càng chậm, cổ tay hơi mỏi, tôi đổi sang tay kia, kiên trì không được bao lâu, lại chậm lại.
Chính lúc tôi định đổi tay thêm lần nữa, bàn tay của thầy đã giơ ra, ngón tay chạm vào cánh tay của tôi trước, sau đó từ từ dịch chuyển xuống, đến cổ tay, cuối cùng là nắm lấy bàn tay tôi.
Thầy nắm bàn tay tôi rất chặt, kéo về trước ngực, chẳng phí lời nữa mà trực tiếp dùng hành động ngăn tôi lại.
2
Tôi đang cầm cây quạt giấy, thầy thì đang nắm lấy tay tôi. Không phải kiểu mười ngón đan vào nhau như những người đang yêu, mà tay thầy phủ lấy tay tôi từ bên ngoài, đặt nó lên chân mình. Cây quạt giấy nằm trong tay tôi đã nhăn đến mức không còn là cây quạt ban đầu nữa. Tôi biết, thầy thấy tôi không nghe lời nên đã dùng hành động để khiến tôi dừng tay.
“Nếu thầy cảm thấy em làm phiền thì em không quạt nữa, được chưa?” Tôi nói.
Thầy phớt lờ như chẳng nghe thấy, vẫn không buông tay.
Trời dần tối. Trên màn hình ti vi đã chuyển sang một bộ phim khác.
Xa xa những cánh đồng đang dần bị màn đêm che lấp, thỉnh thoảng có thể nhìn thấy ánh đèn của một, hai căn nhà trên đỉnh núi. Phía trước, đèn pha của xe tụ lại, hợp thành một chùm sáng dài màu cam pha đỏ.
Lòng bàn tay thầy ươn ướt, nóng hổi.
Tôi nghĩ, có lẽ thầy không phải là không thấy nóng, có lẽ thầy không phải cảm thấy tôi làm phiền, mà chỉ sợ tôi làm như vậy sẽ mệt. Cũng giống như bố tôi năm xưa, thường hỏi: “Con dùng nhiều sức để quạt cho bố như vậy, tay của con không mỏi sao?”
Và rồi, tôi không động đậy nữa, không giải thích, cũng không giằng co, cam tâm tình nguyện nghe theo lời thầy.
Đúng lúc này, xe cũng bắt đầu chuyển từ trạng thái đứng yên sang chuyển động từ từ. Động cơ được khởi động, đèn trong xe cũng cùng lúc sáng lên.
Cạnh chỗ ngồi của Mộ Thừa Hòa là đường đi, bên kia đường đi là hai hành khách nam, bên kia nữa là kính cửa sổ. Cửa kính lúc này trông như một tấm gương, nhìn vào đó, tôi có thể nhìn thấy nửa gương mặt của Mộ Thừa Hòa, và cả tôi.
Chàng trai trên cửa kính đang nhíu chặt chân mày, nắm lấy bàn tay của cô gái một cách... hơi cố chấp. Và cô gái ấy, nhìn thì bình tĩnh, nhưng kỳ thực lại đang ngượng ngùng, sợ sệt, và... e thẹn.
Đột nhiên nhìn thấy con người thật của mình, tôi hoang mang chẳng biết làm gì.
Tôi lập tức nhìn đi chỗ khác, ngờ đâu quay trở về đây lại nhìn thấy cửa sổ bên mình, vẫn một tấm gương, còn là gần ngay trước mắt và rõ ràng hơn lúc nãy. Tôi cắn môi, lấy hết dũng khí nhìn thẳng vào đó.
Ánh mắt lướt qua hình của mình trên kính cửa xe, dừng lại ở Mộ Thừa Hòa, sau đó, tôi dùng bàn tay còn lại lấy điện thoại ra, đinh gửi cho Lưu Khải một tin nhắn.
“Chúng ta chia tay đi.”
Nhập số điện thoại xong, tôi im lặng nhìn những chữ ấy rất lâu, ngón tay cái cứ mãi chần chừ ở nút “xác nhận”, cuối cùng tôi thở dài, lưu nó vào tin nháp.
Xe đã trở về vận tốc bình thường, nhiệt độ hạ xuống, tài xế tắt đèn xe đi.
Tất cả chúng tôi lập tức rơi vào bóng tối, luồng sáng duy nhất là màn hình ti vi phía trước. Ánh sáng trong xe lúc này phụ thuộc vào sự thay đổi của ánh sáng trên màn hình ti vi nên lúc mờ lúc tỏ.
Tôi bất chợt cảm thấy, có lẽ chỉ trong khung cảnh thiếu ánh sáng như thế này, tôi mới có thể che đậy được con tim ích kỷ của mình. Nghĩ đến đây, tôi bất giác ngả hết người ra sau, cảm thấy nản lòng, cùng lúc ấy, tay tôi cũng động đậy một chút. Cử động của tôi rất nhẹ nhưng vẫn làm thầy giật mình. Thầy hơi ngừng lại một chút rồi buông lỏng tay tôi ra.
Tôi thu tay mình lại, hỏi: “Thầy khỏe hơn chưa?”
Thầy mở mắt, gật đầu, xem ra đã đỡ hơn thật rồi.
Tôi lại hỏi: “Có muốn ăn gì không?” Hai chúng tôi đều không ăn trưa thì đã ra bến xe, thậm chí bữa tối cũng chỉ có thể giải quyết ở trên xe, cho nên trước lúc lên xe thầy đã mua rất nhiều thức ăn.
Thầy nói: “Không cần đâu.”
Tôi nghiêng đầu nhìn thầy, khẽ hỏi: “Thầy bị bệnh gì? Có thể nói cho em biết không?”
Thầy quay sang nhìn tôi, sau đó điềm nhiên nói: “Có lúc tự nhiên bị ù tai, không nghe thấy gì cả, sau đó đau đầu, chóng mặt.”
Tôi kinh ngạc: “Tại sao?”
“Là một căn bệnh trong màng nhĩ, gọi là hội chứng Meniere.”
“Bắt đầu bị từ khi nào? Năm ngoái à?” Tôi nói. “Hay năm trước nữa?”
“Lúc mới mấy tuổi thì đã bị rồi. Có còn nhớ tôi từng kể với em, khi còn nhỏ tôi thường chơi ở hồ hoa sen bên thư viện, có một lần bị rơi xuống hồ không? Đó là lần phát bệnh đầu tiên.”
Tôi nhìn chằm chằm vào mắt thầy.
Thầy cười, nói như muốn an ủi tôi: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy rất ổn, bệnh nhẹ thôi, cũng không có gì phải lo lắng, chỉ có một điều hơi tiếc là rất nhiều sở thích đều bị bác sĩ hạ lệnh cấm.”
“Sở thích gì?”
“Lặn và lái xe. Sau này khó khăn lắm bác sĩ mới đồng ý cho tôi lái xe trong thành phố, chạy với tốc độ chậm.”
“Em chưa từng đi lặn, bơi em cũng không biết, em là con vịt khô mà người ta thường nói.”
“Lặn và bơi không liên quan gì đến nhau, lần sau có cơ hội, tôi sẽ dạy em.”
“Không phải thầy mới nói là bác sĩ không cho sao?”
“Chúng ta lặn lén, họ không biết đâu.”
Một lúc sau, tôi hỏi: “Bệnh của thầy chắc chắn sẽ chữa khỏi, đúng không?”
“Chóng mặt thì không nặng lắm, tôi thuộc dạng bị nặng về phần thính giác.”
“Vậy là sẽ...” Tôi không biết phải nói sao, trong đầu không ngừng tìm kiếm từ ngữ, nhưng tiếc là nghĩ hồi lâu mà vẫn uổng công.
Nhưng Mộ Thừa Hòa đã hiểu ý của tôi, thầy nói: “Không cần lo lắng, không phải là bệnh gì rất nặng, rất dễ chữa khỏi, tôi từng thấy bệnh nhân nghiêm trọng nhất, đến lúc già cũng chỉ bị điếc thôi.” Thầy nhìn sang hướng khác, nói vẻ bình thản: “Nhưng cho dù là bây giờ hay sau khi già yếu, thính giác đối với tôi cũng không phải là quá quan trọng, tôi không phải nhà soạn nhạc hay diễn viên, ca sĩ, nên dù không nghe thấy gì, tôi vẫn có thể tiếp tục làm những việc mà mình muốn làm, do vậy, việc này cũng không phải là đòn đả kích nặng nề gì đối với tôi.”
Nói xong, thầy quay lại nhìn tôi, nở một nụ cười.
Lòng tôi chợt dâng lên một cảm giác không rõ ràng, đặc biệt là sau khi nhìn thấy nụ cười đó của Mộ Thừa Hòa. Thầy không phải loại người gượng cười để làm vui lòng người khác, cũng không phải cố tình làm ra vẻ kiên cường, đó là... một sự bình thản, hiểu sự chân thực. Nụ cười nở ra trên khóe môi luôn hàm chứa ý cười của thầy, sau đó thấm đượm cả đôi mắt, đôi chân mày, nhẹ nhàng, chân thành nhưng lại khiến người ta tự nhiên cảm thấy đau lòng.
Phảng phất như trái tim trong giây phút ấy đã bị bóp nghẹt.
Lần thứ hai trong đời, tôi muốn ôm chặt thầy vào lòng.
Đột nhiên, điện thoại reo lên.
“Đồng Đồng, con đến đâu rồi?” Mẹ hỏi.
“Lúc nãy bị tắc đường, chắc là sắp ra khỏi đường cao tốc rồi.”
“Mẹ có cuộc họp khẩn, con đến nhà bác Trần trước nhé!”
“Dạ!”
“Tiểu Lý sẽ đến đón con, nhưng có lẽ sẽ muộn một chút, con nhớ phải cẩn thận, xuống xe thì đến phòng chờ, chỗ đó có bảo vệ.”
“Không sao, con không sợ, có người đi cùng với con.”
“Ai?”
“Bạn con.” Tôi nói.
Câu trả lời của tôi khiến mẹ hơi khựng lại, sau đó mới nói: “Vậy cũng tốt.”
Không ngờ Tiểu Lý còn đến sớm hơn chúng tôi. Anh ấy rất tinh mắt, tôi vừa xuống xe thì anh ấy đã trông thấy tôi lẫn trong đám người đông đúc.
“Bạn em à?” Tiểu Lý nhìn thấy Mộ Thừa Hòa đi cạnh tôi, hỏi.
Mộ Thừa Hòa chủ động bắt tay với anh ấy : “Tôi tên Mộ Thừa Hòa.”
“Tôi là Lý Bình, mọi người đều gọi tôi là Tiểu Lý.”
“Đưa Tiết Đồng đến giao tận tay anh, xem như nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, tôi vẫn còn có thể đi chuyến xe cuối cùng để trở về.”
“Sao? Muộn như vậy mà còn về sao?” Tiểu Lý vừa nói vừa nhìn tôi.
Tôi không ngờ thầy về thật, bèn nóng ruột nói: “Cả ngày hôm nay đã không ăn gì, hay là ngày mai hãy về.” Lúc nãy khi nhắc với mẹ về thầy, tôi đã quyết định sẽ không để thầy một mình đi xe về thành phố A.
Không biết là Tiểu Lý đã nhanh chóng hiểu ra ý của tôi hay là đã hiểu lầm quan hệ giữa tôi và Mộ Thừa Hòa, nhưng tóm lại anh ấy hoàn toàn đứng về phía tôi: “Nếu cảnh sát Đồng mà biết tôi để anh trở về như vậy, chắc chắn sẽ không tha cho tôi. Anh Mộ à, dù gì cũng chờ qua tối nay rồi hãy về.” Nói xong, anh ấy liền kéo tay Mộ Thừa Hòa đi ra xe.
Cũng may Mộ Thừa Hòa không phải loại người cố chấp, thầy đồng ý, ngồi chung với tôi ở dãy ghế sau.
“Chúng ta... đi thăm Trần Nghiên trước nhé !” Tôi nói.
“Được.” Tiểu Lý nói.
“Thật ra đã xảy ra chuyện gì?”
Tính tình của Tiểu Lý chợt khác hẳn ngày thường, anh ấy nói trong nghẹn ngào: “Trần Nghiên, cô ấy... Cả đêm qua cô ấy không về nhà, trước đây chưa từng xảy ra chuyện như thế, điện thoại cũng không gọi được, sau đó mọi người cùng chia ra tìm kiếm, đến sáng hôm nay cũng không có kết quả. Sau đó, có người phát hiện thấy kẹp tóc của Trần Nghiên rơi ở góc rẽ tầng một trong nhà của chính ủy và...” Anh ấy hơi dừng lại. “Đến buổi trưa, mọi người tìm thấy... thi thể của Trần Nghiên ở... trong rãnh cống phía sau bãi đậu xe của một khu chung cư nhỏ, còn bị người ta...”
Anh ấy không nói tiếp nữa.
Khi đến nơi, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều phóng viên và cảnh sát.
Có người nói: “Có lẽ hung thủ đã theo dõi nạn nhân về nhà, chụp thuốc mê ở gần cầu thang. Bãi đậu xe là hiện trường vụ án. Cưỡng hiếp rồi mới dùng dao đâm. Vết cắt ở động mạch trên cổ là vết thương chí mạng. Sau đó hung thủ kéo lê xác nạn nhân đi khoảng mấy chục mét, vứt xuống rãnh cống rồi lấy lá cây đậy lại.”
Tôi nóng lòng gạt nhóm người bao vây ra, theo sau Tiểu Lý đến phòng đặt tử thi. Tiểu Lý vào đó trước, rồi quay lại nhìn tôi. Tôi đứng ngoài cửa, nhìn người đang nằm trên giường.
Cơ thể được phủ bằng một tấm vải trắng.
Đầu ngón chân bên phải bị lộ ra ngoài, ngón tay cái sơn màu xanh lam. Màu sơn móng tay này tôi đã từng dùng thử, chúng tôi đi mua cùng nhau, lúc ấy tôi chọn màu hồng phấn, Trần Nghiên chọn màu lam bảo thạch.
Tôi từ từ bước đến bên cạnh cô ấy rồi đứng yên, mở một góc vải lên, nhìn thấy gương mặt của Trần Nghiên.
Nước da tím xanh, không ghê rợn như những người ngoài kia miêu tả, nét mặt rất khoan thai, một bên gò má bị xây xát.
Ban đầu khi nghe lời họ nói, bất kể là mẹ hay là Tiểu Lý, thậm chí là cảnh sát ở ngoài kia, tôi cũng cảm thấy không mấy thương tâm, vì tận sâu đáy lòng tôi vẫn chưa tin đây là sự thật... Cho đến bây giờ, khi nhìn thấy gương mặt dưới mảnh vải trắng này.
Đúng lúc này, tôi chợt cảm thấy dạ dày của mình bắt đầu co thắt, một dòng máu nóng đang như muốn trào ra, chớp mắt đã lên đến cổ họng, tôi bụm miệng lại, phóng nhanh ra ngoài, vịn vào góc tường nôn mửa.
Nhưng trong dạ dày vốn chẳng có gì, ngoài dịch vị, chẳng nôn ra được thứ gì nữa.
Tôi từ nhỏ đã không phải là một người nhát gan, thi thể của bố cũng là do tôi đến phòng đặt tử thi nhận lại, không ngờ năm năm sau, hai hình bóng trong đầu tôi lại chồng lên nhau.
Ban đầu là bố, sau đó là Trần Nghiên.
Bố nói: “Đồng Đồng, con là bảo bối của bố.”
Trần Nghiên nói: “Sống một mình sướng biết chừng nào, không lo âu phiền muộn, huống chi mình còn có những ước mơ khác.”
Sau đó, tôi bắt đầu thổn thức.
Một hồi sau, tôi lại nôn, mãi cho đến khi có người đến kéo tôi dậy, rồi lại rẽ dòng người đông đúc, đưa tôi ra ngoài.
Người đó nâng mặt tôi lên, không ngừng lấy tay lau nước mắt cho tôi, nói: “Tiết Đồng, đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, đừng khóc.”
Ngón tay ướt hết, người đó thay bằng mu bàn tay, mu bàn tay ướt lại đổi sang lòng bàn tay. Tôi chưa từng nhìn thấy người đó khờ khạo và vụng về như thế.
Thầy có thể lập tức đưa ra đáp án đúng của phép tính nhân bốn số mà đối với tôi đó thực sự là những con số thiên văn.
Thầy có thể đứng trên bục, trả lời thỏa đáng những câu hỏi hóc búa phức tạp một cách bình tĩnh và tự tin trước bao chuyên gia trong và ngoài nước.
Thầy có thể miêu tả một cách sơ sài qua loa về căn bệnh của mình.
Thầy có thể là mục tiêu vươn lên của rất nhiều người trong lĩnh vực chuyên môn của thầy.
Nhưng đến khi tôi khóc đến mức dường như quên mất phải hít thở, thầy lại trở nên luống cuống, chân tay vụng về, giống như một người lớn mắc lỗi, dỗ dành đứa trẻ một cách khờ khạo, miệng chỉ biết lặp đi lặp lại hai từ: “Đừng khóc.”
Bình luận facebook