Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ký ức độc quyền - Chương 07 - Phần 1
Chương 7
Bức tường của trái tim
1
“Thật là trùng hợp, quê cậu xa như vậy mà có thể gặp lại người quen, đúng là duyên phận.” Tôi thốt lên.
Nhưng không ngờ, Tống Kỳ Kỳ lại bình tĩnh nói: “Không phải duyên phận. Mình vì anh ấy mà không quản ngại đường xa thi vào trường này.”
“Hả?”
“Năm mình học lớp mười một, có một thầy giáo mới rất trẻ được phân về trường. Thầy ấy được các học sinh nhiệt liệt chào đón, người đó chính là Tiêu Chính. Lúc đó, anh ấy vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm ở tỉnh, được phân công về trường mình dạy môn Văn, tuy còn trẻ nhưng không đắc chí. Sau một năm dạy học, anh ấy đã thi đỗ công chức của thành phố A, vì thế mà mình cũng đã chọn thi vào trường Đại học A.”
Tôi cố gắng kiềm chế sự kinh ngạc, dù trước đây có đoán thế nào, tôi cũng không thể ngờ rằng Tống Kỳ Kỳ thi vào Đại học A là vì nguyên nhân này. Vì tình yêu. Một Tống Kỳ Kỳ ngày thường e lệ, thẹn thùng, hướng nội như vậy, thật không ngờ lại là người có dũng khí đến thế.
Tôi nói: “Cuối cùng thì cậu cũng chờ được rồi. Chuyện này... mình có thể kể cho Bạch Lâm và Hiểu Đường nghe không?” Tôi không giữ được bí mật nhưng lại không biết Kỳ Kỳ có muốn cho người thứ ba biết hay không.
“Không sao, chúng ta đều là bạn bè tốt của nhau mà. Cậu cứ nói đi, không sao.” Tống Kỳ Kỳ nói.
Sau đó, cô ấy không nói thêm gì nữa, tôi cũng đành giữ im lặng.
“Ngày 10 tháng 4, Chủ nhật, trời trong xanh.
Hôm nay, lúc ở trên đường, mình đã trông thấy Tống Kỳ Kỳ và Tiêu Chính ngồi đối diện nhau, nói chuyện có vẻ hòa hợp và hạnh phúc, thật khiến người ta phải ganh tỵ.
Vậy... đối với Mộ Thừa Hòa, Tiết Đồng này được xem là gì nhỉ?”
Tháng Năm là đến kỳ thực tập, mỗi người một việc, đều đã đi hết cả rồi.
Tôi đã sắp xếp ở lại trường thực tập từ học kỳ trước. Sau vài ngày tiếp xúc với thực tiễn, tôi mới phát hiện ra nhiệm vụ thực tập của mình chính là ngồi trước máy vi tính xử lý các công việc hành chính của Học viện Ngoại ngữ, giúp việc cho người khác, hằng ngày phải đối diện với máy in và máy photo đến đờ đẫn cả người, thú tiêu khiển duy nhất là có thể nghe được những câu chuyện phiếm của các giảng viên mà bình thường cứ ngỡ như là nó xa lắc xa lơ không thể nào với được.
Giảng viên A chợt nói với giảng viên B: “Đoán thử xem cuối tuần trước tôi gặp ai ngoài đường?”
Giảng viên B nói: “Ai?”
Giảng viên A: “Chính là cô bé cao ráo học năm nhất khoa tiếng Pháp đó, tên Vương Dĩnh đúng không?”
Giảng viên B: “Đúng là có một người tên là Vương Dĩnh.”
Giảng viên A: “Cô bé ấy cùng với một người trong quân ngũ đi dạo trên phố, người đó rất giống huấn luyện viên quân sự khóa này.”
Giáo viên B ngẩn người một lát: “Vậy sao?”, sau đó chẳng nói thêm lời nào.
Nhưng giảng viên A cứ huyên thuyên mãi: “Lúc đó tôi và chị cùng dẫn bọn nhỏ đi tập huấn quân sự mà, không sai đâu. Thật không ngờ mới đó mà đã thành một đôi rồi.”
Giảng viên C xoay ghế lại lắc đầu nói: “Thanh niên bây giờ là như thế. Thật ra, đó đâu đã phải là tình yêu, nhất thời nông nổi thôi.”
Giảng viên A cũng gật đầu tán đồng: “Tôi cũng cảm thấy thế.”
Giảng viên C: “Hai người nói chuyện này làm tôi nhớ chuyện tôi đứng lớp hồi năm ngoái.” Đây là một giảng viên chuyên trách, do đó rất có kinh nghiệm trong việc quản lý sinh viên.
“Tân sinh viên phải tham gia huấn luyện quân sự một tháng. Mấy đứa trẻ đó lúc bắt đầu học thì hận huấn luyện viên lắm, vậy mà đến lúc kết thúc khóa học, cả bọn lại khóc lóc, níu tay áo thầy, còn nói là không nỡ xa thầy. Nhưng doanh trại đó rất nghiêm ngặt, không cho huấn luyện viên để lại bất kỳ cách thức liên lạc nào với sinh viên. Sau đó có một nữ sinh đến cầu xin tôi hỏi giúp số điện thoại. Bảo là huấn luyện viên này cuối tháng Mười phải rời khỏi đó rồi, họ muốn ra trạm xe lửa tiễn thầy.”
Giảng viên C tiếp tục: “Thấy bọn trẻ khóc lóc như thế, tôi cũng nhận lời. Còn nói nếu hôm đó có tiết học, tôi cho bọn chúng nghỉ một hôm. Kết quả là sau khi trở về, ba tuần sau thầy huấn luyện viên đó phải đi thật, nhưng nhóm tiểu thư này sớm đã quên người ta rồi.”
Ba người cười phá lên.
“Bởi thế mới nói chỉ là nhiệt tình nhất thời thôi.” Giảng viên A tổng kết. “Chỉ là trong một tình huống đặc biệt, có tình cảm sùng bái với một người đặc biệt. Chúng còn nhỏ, không hiểu nên mù quáng, ảo tưởng sự sùng bái này chính là tình yêu.”
Tôi cúi mặt, lặng lẽ ngồi yên, giả vờ như viết gì đó, không nói lời nào.
Đúng lúc này, Trần Đình mang đồ bước vào.
Giảng viên A vừa khéo chuyển đề tài qua thầy Trần Đình: “Thầy giáo huấn luyện quân sự hay thầy giáo trong trường cũng vậy thôi. Cứ như thầy Trần đây này, cũng nguy hiểm đấy. Vừa trẻ trung, gương mặt lại ưa nhìn, chênh lệch tuổi tác với sinh viên không nhiều, rất dễ bị nữ sinh xem là tiêu điểm.”
Giảng viên C cười ha ha nói: “Thầy Trần à, phải cẩn thận đấy.”
Trần Đình chẳng hiểu gì cả, bị tiếng cười của họ làm cho mơ hồ, bối rối, nhìn một vòng xung quanh, cuối cùng dừng lại ở chỗ tôi. Tôi cũng cười theo, mặc dù thấy hơi chột dạ.
Nếu diễn tả theo kiểu của Bành Vũ thì tôi và Trần Đình cũng không phải một nhà.
Trong thời gian thực tập, bố của Bạch Lâm tìm cho cô ấy một căn nhà. Bố cô ấy nói giá nhà tăng nhanh quá, trước tiên cần phải giúp cô ấy ổn định chỗ ở, sau khi có chỗ trú chân, cô ấy mới có thể không lo nghĩ gì mà dốc sức làm việc.
Sau đó, Bạch Lâm còn rủ chúng tôi cùng đi để tham mưu xem ngôi nhà ấy như thế nào.
Ngôi nhà ấy nằm ở tiểu khu, xa khu dân cư thành thị đông đúc, xung quanh vẫn đang đợi mở rộng, nhưng đó đúng là ngôi nhà ở cao cấp dành cho những người giàu có của thành phố này.
Triệu Hiểu Đường cảm thán: “Thì ra trên thế giới này, người đáng dựa dẫm nhất không phải là bản thân, cũng không phải là người đàn ông của mình, mà là người cha có tiền.”
Bạch Lâm lườm Hiểu Đường một cái sắc lẹm.
Một lúc sau, khi ngồi trên xe, Bạch Lâm hỏi tôi bằng một ngữ khí thật khó xác định: “Tiểu Đồng, cậu là người sống ở đây, cậu thấy sao?”
Tôi nói: “Rất tốt, thật đấy. Tuy có hơi đắt, nhưng cảnh quan xung quanh khá tốt, chắc chắn sẽ còn tăng giá.”
“Vậy mà cậu cũng thấy khá à? Mình thì cảm thấy nó xa trung tâm thành phố quá, từ giờ cho tới trước khi nó được hoàn thành, thật là quạnh quẽ, vắng vẻ.” Hai bên vỉa hè của con phố rộng rãi này toàn là cao ốc đang chờ xây dựng, suốt chặng đường đến đây chỉ gặp có vài người, chẳng cảm nhận được hơi thở của cuộc sống. Cửa hàng thương mại duy nhất cũng là cửa hàng bán xe 4S danh tiếng.
Thế nên, Bạch Lâm lại cằn nhằn: “Mấy cậu xem, mua cái gì cũng không tiện lợi.”
Tôi chỉ tay ra tiệm xe 4S ngoài cửa sổ, nói một cách thành khẩn: “Sao mà cái gì cũng không tiện được? Chẳng phải mua Porsche rất tiện sao?”
Bạch Lâm: “...”
Tống Kỳ Kỳ: “...”
2
Có lần, tôi đã không kiềm chế nổi tâm trạng, lấy hết dũng khí gọi cho thầy. Tôi đang thấp thỏm đắn đo xem phải mở đầu như thế nào thì đáp lại tôi ở đầu dây bên kia lại là tín hiệu thông báo đã tắt máy.
Sau đó, tôi thử thêm mấy lần, vẫn là tín hiệu đó. Thế là dần dà, việc gọi vào số của thầy trở thành việc làm giúp tôi đỡ buồn những lúc nhàn rỗi.
Cuối tháng Sáu, thành phố này đột nhiên giống như bước vào tiết đại thử[27], nghe nói máy điều hòa nhiệt độ trên khắp thành phố bán hết sạch.
[27] Tiết đại thử: một trong hai mươi tư tiết của một năm tính theo Âm lịch, tiết đại thử vào tháng Năm Âm lịch, lúc nóng nhất.
Chiều thứ Sáu, cuối cùng cũng đón được một cơn mưa lớn. Bắt đầu mưa từ hơn sáu giờ chiều mà đến giữa khuya mới ngớt, một phần không khí nóng bức, ngột ngạt đã bị xua tan.
Hôm sau, khi thức dậy, tôi bước ra ngoài lan can, hít bầu không khí trong lành của buổi sớm mai, tinh thần sảng khoái hẳn, sau đó mới vào nhà vệ sinh.
Vừa ngồi xuống, phát hiện điện thoại đang ở trong túi quần, thế là lại lấy ra nghịch. Mở nhật ký cuộc gọi ra, nhìn thấy tên của Mộ Thừa Hòa, tiện tay nhấn luôn nút gọi. Thật không ngờ cái âm báo tắt máy quen thuộc kia không còn xuất hiện nữa, thay vào đó là tiếng chuông reo rất có tiết tấu. Đầu tôi đột nhiên trống rỗng, trong khi tôi còn chưa nghĩ ra bước tiếp theo phải phản ứng thế nào thì bên kia đã bắt máy.
“A lô?” Mộ Thừa Hòa nói.
Cuối cùng tôi lại được nghe thấy giọng nói đã biến mất suốt ba tháng trời trong thế giới của tôi.
Trong ba tháng qua, vô số lần tôi diễn tập trong đầu. Nếu như bất chợt gọi mà có người nghe máy, tôi phải dùng lời nói như thế nào mới để mình không quá đường đột. Nhưng dù tôi có chuẩn bị tốt thế nào đi nữa, cũng không thể ngờ rằng tình cảnh lúc đó lại là thế này - tôi đang ngồi trong phòng vệ sinh, tay cầm điện thoại, và Mộ Thừa Hòa ở bên kia đã lên tiếng.
“Ơ...” Tôi phát ra một âm thanh không rõ ràng, chỉ cảm giác thời tiết tự nhiên nóng hừng hực, trán đẫm mồ hôi.
“Có phải Tiết Đồng không?” Mộ Thừa Hòa hỏi.
“Dạ, là em, thầy Mộ.”
“Lâu quá không gặp.” Thầy nói. “Đợt vừa rồi tôi đi công tác, không ngờ vừa về thì đã nhận được điện thoại của em.”
“Hi hi.” Tôi cười khờ khạo.
“Em đang ở đâu?”
“Em...” Tôi đành nói dối. “Em đang ở trong lớp.”
Tôi vừa đứng dậy trả lời vừa một tay kéo quần, sau đó nhấn nút xả nước theo quán tính, làm hết tất cả các động tác này, tôi mới giật mình sực nhớ âm thanh như thế đủ làm cho thầy biết tôi chắc chắn không phải đang ở trong lớp.
Một giây sau: “Ào ào...” một tiếng, tiếng nước phát ra thật to, không thể cứu vãn...
Tôi ngượng ngùng ho khan hai tiếng, sau đó chuyển đề tài.
“À... Thời tiết hôm nay khá mát mẻ, thầy mới về, vậy để em mời nhé!”
“Vậy em định mời như thế nào?” Thầy hỏi tôi, trong giọng nói có mang nét cười.
“Trước đây toàn là thầy mời em, đáng lẽ lần này phải đến lượt em mời thầy. Nhưng hiện giờ em vẫn chưa kiếm được tiền, do đó mời thầy tiếp tục mời em vậy.” Tôi mặt dày nói.
“Được.” Mộ Thừa Hòa cười.
Chúng tôi hẹn mười hai giờ gặp nhau ở cổng Tây của Quảng trường Thị Chính.
Vì xe buýt đi vào trung tâm bị hỏng dọc đường, làm tôi phải đứng chờ hai tuyến mới chen lên được, kết quả là đến muộn mất hai mươi phút.
Tôi vội vã chạy đến điểm hẹn, thấy Mộ Thừa Hòa đang ngồi dưới bóng râm. Thầy ngồi bên thềm của bồn hoa, hai chân thon dài bắt tréo, mặc áo phông trắng tay ngắn rất đơn giản. Khóe môi khẽ cong lên, lắng nghe người thanh niên ngồi cách thầy khoảng ba mét đang đàn nhị hồ[28]. Người thanh niên đó tôi đã từng gặp qua, hình như vì kinh tế gia đình rất khó khăn nên mới ra đây biểu diễn để kiếm tiền sinh hoạt và học phí. Người thanh niên ấy đàn nhị hồ rất hay, có thể chơi một bản nhạc trẻ quen thuộc biên soạn bằng đàn nhị hồ, rất nhiều người đều chú ý đến cậu ấy.
[28] Đàn nhị hồ: một loại đàn dân tộc của Trung Quốc, hơi giống đàn nhị của Việt Nam. Với người Trung Quốc, đàn nhị hồ cũng giống như đàn vĩ cầm của Tây phương, người ta chỉ cần nghe tiếng đàn là có thể cảm nhận sự đẹp đẽ, buồn bã, đau thương và hạnh phúc mà nó có thể khơi dậy từ trong lòng.
Chỉ là hôm nay, có lẽ vì đang là buổi trưa nên chỉ có một mình Mộ Thừa Hòa là thính giả.
Tôi rón rén đi vòng ra phía sau lưng thầy, rồi gọi: “Thầy Mộ!”
Thầy quay đầu lại, nhìn thấy tôi liền cười.
Lần đầu tiên khi Mộ Thừa Hòa đến dạy thay lớp chúng tôi là vào mùa thu, lần cuối cùng nhìn thấy thầy là mồng Một Tết. Vì vậy, tôi chưa từng nhìn thấy dáng vẻ của thầy trong mùa hè, thật không ngờ lại chỉ là chiếc quần jean, áo phông, vô cùng đơn giản, hoàn toàn không giống một học giả, trái lại nhìn rất giống sinh viên. Tóc đã ngắn hơn. Người trông cũng gầy hơn một chút.
Mộ Thừa Hòa lái xe đến một quán ăn kiểu Trung Quốc mà thầy hay đến. Lúc này đang là giữa trưa, khí nóng vốn dĩ đã bị cơn mưa to đêm qua đuổi đi, giờ lại cuồn cuộn trở về. Khi mở cửa xuống xe, trong giây phút mặt trời chói chang và hơi nóng ập tới, cặp chân mày của Mộ Thừa Hòa nhíu lại, nhanh chóng đi qua bãi giữ xe trốn vào chỗ điều hòa trong quán ăn.
“Thầy rất sợ nóng à?” Sau khi ngồi xuống, tôi hỏi.
“Cũng hơi hơi.” Thầy cứng đầu.
Nhưng mồ hôi trên chóp mũi đã phản bội thầy rồi. Tôi không nhịn được, cười một mình, không ngờ người này lại sợ nóng đến thế. Rồi cũng ngay lập tức, tôi nhớ ra mới khi nãy thầy còn ngồi chờ tôi gần nửa tiếng đồng hồ ở ngoài đường, tôi hơi giận mình mà nói: “Vậy sao lúc nãy khi đợi em, thầy không tìm một chỗ mát mẻ để ngồi?”
“Ngồi đó có thể nghe được đàn nhị hồ.”
“Thầy có hứng thú với đàn nhị hồ à?”
“Tôi có hứng thú với mọi thứ tốt đẹp trên thế giới này.” Thầy cười.
Nói đến đây, điện thoại của Mộ Thừa Hòa rung lên. Thầy bắt máy, hàn huyên vài câu, chắc là đối phương hỏi thầy đang làm gì.
Thầy nói: “Đang ăn ở ngoài. Anh cũng tới đây đi. Có Tiết Đồng lớp anh nữa.”
Nghe thấy câu này, tim tôi khẽ rung lên, tức thì đoán ra người đang gọi điện là ai.
Mộ Thừa Hòa cúp máy rồi nói: “Là thầy Trần lớp em, lát nữa sẽ tới đây.”
“Ừm.” Tôi gật gật đầu một cách không tự nhiên.
Khoảng mười lăm phút sau thì Trần Đình xuất hiện. Tự nhiên bữa ăn biến thành cuộc đàm thoại của ba người. Tôi thật sự hụt hẫng. Ăn cơm xong, họ bảo muốn đưa tôi về trường, nhưng tôi kiên quyết tự bắt xe buýt. Mộ Thừa Hòa nhìn tôi lên xe rồi mới quay lưng cùng Trần Đình rời khỏi.
Tôi nhìn bóng lưng của thầy, ngoài rầu rĩ, còn có cảm giác khó tả.
Bấy lâu tôi vẫn tưởng rằng, cho dù là vì thương tình tôi thì chí ít trong mắt thầy chắc chắn tôi cũng không giống người khác. Cũng chính vì suy nghĩ này mà tôi có thể hết lần này đến lần khác vác khuôn mặt chai lì xuất hiện trước mặt thầy. Giờ tôi chợt nhận ra, thầy quan tâm đến tôi thật. Nhưng mỗi khi tôi tiến lên một bước, thầy sẽ lại lùi một bước, dựng lên một bức tường vô hình giữa hai chúng tôi. Cũng giống như hôm nay vậy, chẳng lẽ thầy không biết rằng tôi nhớ thầy thế nào, có nhiều lời muốn nói với thầy thế nào sao? Thế mà thầy lại để người thứ ba xuất hiện giữa hai chúng tôi.
3
Trở về ký túc xá nữ, tôi bắt gặp Lưu Khải đang ở trước cổng.
Cậu ấy cười hì hì bước tới: “Sao vậy? Tiết Đồng, sao mặt buồn rầu thế?”
Tôi sợ cậu ấy hỏi tiếp, bèn nói qua loa: “Mình đau bụng.”
Cậu ấy hỏi, vẻ mặt hơi lo lắng: “Đi khám chưa?”
Tôi nói: “Không, mình về phòng nghỉ ngơi một lúc là khỏe lại thôi.” Tôi nói rồi bỏ lại cậu ấy, trở về phòng.
Về đến phòng, Tống Kỳ Kỳ nói: “Cuối cùng cậu cũng về rồi. Lưu Khải mang hoa quả tới cho cậu, nhưng phòng tụi mình lại chẳng có lấy một người, cậu ấy đứng chờ ngoài cổng, mình vừa về tới trông thấy nên đã mang lên giúp cậu.” Cô ấy nói xong thì chỉ chỉ vào quả dưa hấu mà tôi thích ăn nhất đang được đặt trên bàn.
“Hả?”
“Vừa nãy cậu không thấy cậu ấy sao?”
“Thấy rồi...”
Buổi tối, tôi lên MSN, thấy Mộ Thừa Hòa đang online. Tôi nghĩ ngợi hồi lâu, cuối cùng cũng gửi một tin nhắn.
Po3a: Lúc sáng quên hỏi, thầy về khi nào thế?
Mộ Thừa Hòa: Hôm kia.
Po3a: Thầy đột nhiên biến mất, giống như bị người ngoài hành tinh bắt cóc vậy.
Mộ Thừa Hòa: Bây giờ người ngoài hành tinh phát hiện hóa ra tôi cũng chỉ là một người bình thường nên thả tôi về rồi.
Po3a: Thầy mà là người bình thường sao? Họ nói chỉ số IQ của thầy tận hơn 200.
Mộ Thừa Hòa: Em chắc chắn rằng không phải họ nói chỉ số IQ của tôi 250?
Po3a: Hihi.
Tôi không nhịn được cười, nhưng khi tiếng cười qua đi, tôi chợt nghiêm mặt, nhìn quả dưa hấu còn nguyên trên bàn, đặt tay lên bàn phím gõ gõ.
Po3a: Thầy Mộ, thầy cảm thấy ở tuổi của chúng em bây giờ có thích hợp để yêu đương không?
Cuối cùng cũng đi đến bước này rồi.
Tôi chỉ muốn biết thầy nghĩ gì thôi.
Và lần này, bên kia trả lời không nhanh như trước đó.
Mộ Thừa Hòa: Sao? Con nít cũng muốn yêu rồi sao?
Tôi hít một hơi, viết tiếp
Po3a: Một bạn nam cùng khóa với em, nhưng không phải khoa Anh.
Sau đó, thời gian như ngừng chảy.
Tôi nhìn thấy con trỏ chuột của mình nhấp nháy trên màn hình, giống như con tim đang thấp thỏm, bất an của tôi vậy. Trong cửa sổ chat, trạng thái của đối phương là “đang nhập chữ”, kéo dài vài giây, dòng “đang nhập chữ” ấy biến mất.
Dường như thầy đã ngừng lại một lúc.
Và trái tim của tôi cũng như ngừng đập.
Lúc dừng lại ấy, có thể đối với Mộ Thừa Hòa chỉ là một chốc lát, nhưng đối với tôi, nó là một sự giày vò dài đằng đẵng, tôi thậm chí có ý nghĩ tắt máy, chạy ra ngoài.
Tôi tự an ủi mình, có lẽ đó chỉ là một lúc ngừng lại rất bình thường của Mộ Thừa Hòa thôi, có lẽ thầy đang viết gì đó rồi phát hiện mình viết sai nên đã sửa lại. Cuối cùng, thầy đã gửi cho tôi một câu trả lời rất dài.
Mộ Thừa Hòa: Tình yêu ở tuổi của các em hiện giờ luôn tươi đẹp, hãy cố nắm bắt, nhưng chú ý đừng để mình bị tổn thương.
Tôi đọc đi đọc lại dòng chữ ấy. Cách dùng từ thỏa đáng, câu cú hợp lý, không bắt bẻ được một chữ nào, hoàn toàn là ngữ khí nói chuyện của một thầy giáo, một trưởng bối, nghiêm ngặt và chân thành.
Nhưng... nhưng cái mà tôi muốn nghe không phải như thế, hoàn toàn không phải.
Po3a: Cảm ơn thầy, em out đây!
Tim tôi quặn thắt, vội vã để lại vài chữ rồi lập tức tắt máy.
Tống Kỳ Kỳ ra ngoài chưa về, trong phòng chỉ có mình tôi, tôi đã sử dụng bàn phím thành thạo nên không bật đèn trong phòng. Khi máy tính tắt, luồng ánh sáng xanh ấy cũng lập tức biến mất.
Cả căn phòng lập tức chìm vào bóng tối.
Tôi lặng lẽ ngồi trong bóng đêm đen kịt, nghe tiếng vù vù phát ra từ chiếc quạt trần cũ kỹ, không động đậy.
Đầu tháng Tám, mẹ tôi nhận được lệnh phải điều chuyển đến một trại giam ở thành phố C để nhậm chức phó giám đốc sở. Mẹ nói đây là lệnh điều động luân phiên rất bình thường của cán bộ cấp sở.
Thông báo đến nhanh, do đó mẹ đi cũng nhanh.
Về việc này tôi không có ý kiến gì, dù sao mẹ cũng thường xuyên không ở nhà, khoảng cách giữa tôi và mẹ là mười mấy kilômét hay mấy trăm kilômét cũng không có gì khác biệt.
Vài ngày trước khi đi, tôi và mẹ đã đến thăm mộ bố. Mẹ cẩn thận lau sạch mộ của bố hai lần, sau đó đứng dậy, nhìn tôi và nói: “Tiểu Đồng, hôm nay đứng trước bố con, mẹ có chuyện này muốn thương lượng với con.”
“Vâng, mẹ nói đi.”
“Con còn nhớ bác Trần làm cùng đơn vị với mẹ không?”
“Bác Trần?” Tôi không nhớ người này.
“Lần đó con đi ăn Tất niên với đồng nghiệp của mẹ, ông ấy ngồi ở bên cạnh con.” Mẹ nhắc.
Tôi suy nghĩ một lúc, vẫn không nhớ ra.
Mẹ do dự nói: “Mẹ muốn tái hôn với ông ấy.”
Tôi khựng người, quay qua nhìn mẹ: “Mẹ nói gì?”
“Mẹ muốn tái hôn với ông ấy.” Mẹ lặp lại lần nữa, ánh mắt đã trở nên kiên định: “Mẹ định xem con nghĩ thế nào rồi mới nói. Nhưng bây giờ mẹ phải đến nơi khác làm việc rồi, con còn một năm nữa mới tốt nghiệp, nếu không có một người mà mẹ tin tưởng chăm sóc con, mẹ sẽ không an tâm.”
Tôi ngẩn người đứng nhìn bờ môi của mẹ mấp máy, chợt cảm thấy nước mắt mình như sắp trào ra. Tôi chỉ biết cố trợn to mắt, sau đó nghiến chặt răng nói: “Con không đồng ý!”
“Đồng Đồng...”
“Con nói, con không đồng ý!” Lần lặp lại này, tôi đã lên cao giọng. Cùng lúc đó, tôi chớp mắt một cái, và lệ đã trào tuôn.
“Đồng Đồng...” Mẹ lại gọi tôi.
“Mẹ muốn kết hôn với ông ấy mà lại nói là vì muốn chăm sóc cho con. Mẹ, sao mẹ lại có thể ích kỷ như vậy? Bố mới mất có bốn năm, bố đang nằm ở dưới này, hình của bố còn đang nhìn chúng ta mỉm cười, thế mà mẹ đã quên bố, muốn kết hôn với người khác.”
“Đồng Đồng, sao con lại nói mẹ ích kỷ?”
“Vốn dĩ là vậy!” Tôi kích động. “Mẹ từng nghĩ cho con sao? Mẹ có nghĩ đến bố sao? Nếu để bố biết, bố sẽ đau lòng đến mức nào? Đổi lại, nếu người nằm ở dưới này là mẹ, người đứng nói chuyện với con là bố, bố tuyệt đối sẽ không làm như vậy!”
Mẹ hơi giận: “Mẹ chính vì nghĩ cho con nên mới kéo dài chuyện với bác Trần đến hôm nay! Cái gì gọi là nếu là bố con thì sẽ tuyệt đối không làm như vậy? Con hiểu gì chứ? Con biết gì chứ? Bố của con, ông ấy...” Mẹ càng nói càng giận, câu cuối cùng như đã giận quá rồi, lời vừa tuôn ra được một nửa thì sắc mặt của mẹ khựng lại, lập tức im lặng.
“Cái gì gọi là “con thì biết gì chứ”?” Tôi lau nước mắt, hỏi ngược lại bà ấy.
“... Không có gì.” Mẹ nhìn sang hướng khác. “Chuyện đã qua rồi, mẹ cũng không định nói cho con biết.”
“Bố con thế nào?”
Mẹ thở dài, chuyển đề tài: “Con đã không đồng ý, vậy việc tái hôn mẹ sẽ không nhắc đến nữa, sau này hãy nói.”
Sau đó, dù cho tôi có hỏi thế nào, mẹ cũng không nhắc đến một từ nào khác về câu nói bỏ dở hôm đó.
Bức tường của trái tim
1
“Thật là trùng hợp, quê cậu xa như vậy mà có thể gặp lại người quen, đúng là duyên phận.” Tôi thốt lên.
Nhưng không ngờ, Tống Kỳ Kỳ lại bình tĩnh nói: “Không phải duyên phận. Mình vì anh ấy mà không quản ngại đường xa thi vào trường này.”
“Hả?”
“Năm mình học lớp mười một, có một thầy giáo mới rất trẻ được phân về trường. Thầy ấy được các học sinh nhiệt liệt chào đón, người đó chính là Tiêu Chính. Lúc đó, anh ấy vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm ở tỉnh, được phân công về trường mình dạy môn Văn, tuy còn trẻ nhưng không đắc chí. Sau một năm dạy học, anh ấy đã thi đỗ công chức của thành phố A, vì thế mà mình cũng đã chọn thi vào trường Đại học A.”
Tôi cố gắng kiềm chế sự kinh ngạc, dù trước đây có đoán thế nào, tôi cũng không thể ngờ rằng Tống Kỳ Kỳ thi vào Đại học A là vì nguyên nhân này. Vì tình yêu. Một Tống Kỳ Kỳ ngày thường e lệ, thẹn thùng, hướng nội như vậy, thật không ngờ lại là người có dũng khí đến thế.
Tôi nói: “Cuối cùng thì cậu cũng chờ được rồi. Chuyện này... mình có thể kể cho Bạch Lâm và Hiểu Đường nghe không?” Tôi không giữ được bí mật nhưng lại không biết Kỳ Kỳ có muốn cho người thứ ba biết hay không.
“Không sao, chúng ta đều là bạn bè tốt của nhau mà. Cậu cứ nói đi, không sao.” Tống Kỳ Kỳ nói.
Sau đó, cô ấy không nói thêm gì nữa, tôi cũng đành giữ im lặng.
“Ngày 10 tháng 4, Chủ nhật, trời trong xanh.
Hôm nay, lúc ở trên đường, mình đã trông thấy Tống Kỳ Kỳ và Tiêu Chính ngồi đối diện nhau, nói chuyện có vẻ hòa hợp và hạnh phúc, thật khiến người ta phải ganh tỵ.
Vậy... đối với Mộ Thừa Hòa, Tiết Đồng này được xem là gì nhỉ?”
Tháng Năm là đến kỳ thực tập, mỗi người một việc, đều đã đi hết cả rồi.
Tôi đã sắp xếp ở lại trường thực tập từ học kỳ trước. Sau vài ngày tiếp xúc với thực tiễn, tôi mới phát hiện ra nhiệm vụ thực tập của mình chính là ngồi trước máy vi tính xử lý các công việc hành chính của Học viện Ngoại ngữ, giúp việc cho người khác, hằng ngày phải đối diện với máy in và máy photo đến đờ đẫn cả người, thú tiêu khiển duy nhất là có thể nghe được những câu chuyện phiếm của các giảng viên mà bình thường cứ ngỡ như là nó xa lắc xa lơ không thể nào với được.
Giảng viên A chợt nói với giảng viên B: “Đoán thử xem cuối tuần trước tôi gặp ai ngoài đường?”
Giảng viên B nói: “Ai?”
Giảng viên A: “Chính là cô bé cao ráo học năm nhất khoa tiếng Pháp đó, tên Vương Dĩnh đúng không?”
Giảng viên B: “Đúng là có một người tên là Vương Dĩnh.”
Giảng viên A: “Cô bé ấy cùng với một người trong quân ngũ đi dạo trên phố, người đó rất giống huấn luyện viên quân sự khóa này.”
Giáo viên B ngẩn người một lát: “Vậy sao?”, sau đó chẳng nói thêm lời nào.
Nhưng giảng viên A cứ huyên thuyên mãi: “Lúc đó tôi và chị cùng dẫn bọn nhỏ đi tập huấn quân sự mà, không sai đâu. Thật không ngờ mới đó mà đã thành một đôi rồi.”
Giảng viên C xoay ghế lại lắc đầu nói: “Thanh niên bây giờ là như thế. Thật ra, đó đâu đã phải là tình yêu, nhất thời nông nổi thôi.”
Giảng viên A cũng gật đầu tán đồng: “Tôi cũng cảm thấy thế.”
Giảng viên C: “Hai người nói chuyện này làm tôi nhớ chuyện tôi đứng lớp hồi năm ngoái.” Đây là một giảng viên chuyên trách, do đó rất có kinh nghiệm trong việc quản lý sinh viên.
“Tân sinh viên phải tham gia huấn luyện quân sự một tháng. Mấy đứa trẻ đó lúc bắt đầu học thì hận huấn luyện viên lắm, vậy mà đến lúc kết thúc khóa học, cả bọn lại khóc lóc, níu tay áo thầy, còn nói là không nỡ xa thầy. Nhưng doanh trại đó rất nghiêm ngặt, không cho huấn luyện viên để lại bất kỳ cách thức liên lạc nào với sinh viên. Sau đó có một nữ sinh đến cầu xin tôi hỏi giúp số điện thoại. Bảo là huấn luyện viên này cuối tháng Mười phải rời khỏi đó rồi, họ muốn ra trạm xe lửa tiễn thầy.”
Giảng viên C tiếp tục: “Thấy bọn trẻ khóc lóc như thế, tôi cũng nhận lời. Còn nói nếu hôm đó có tiết học, tôi cho bọn chúng nghỉ một hôm. Kết quả là sau khi trở về, ba tuần sau thầy huấn luyện viên đó phải đi thật, nhưng nhóm tiểu thư này sớm đã quên người ta rồi.”
Ba người cười phá lên.
“Bởi thế mới nói chỉ là nhiệt tình nhất thời thôi.” Giảng viên A tổng kết. “Chỉ là trong một tình huống đặc biệt, có tình cảm sùng bái với một người đặc biệt. Chúng còn nhỏ, không hiểu nên mù quáng, ảo tưởng sự sùng bái này chính là tình yêu.”
Tôi cúi mặt, lặng lẽ ngồi yên, giả vờ như viết gì đó, không nói lời nào.
Đúng lúc này, Trần Đình mang đồ bước vào.
Giảng viên A vừa khéo chuyển đề tài qua thầy Trần Đình: “Thầy giáo huấn luyện quân sự hay thầy giáo trong trường cũng vậy thôi. Cứ như thầy Trần đây này, cũng nguy hiểm đấy. Vừa trẻ trung, gương mặt lại ưa nhìn, chênh lệch tuổi tác với sinh viên không nhiều, rất dễ bị nữ sinh xem là tiêu điểm.”
Giảng viên C cười ha ha nói: “Thầy Trần à, phải cẩn thận đấy.”
Trần Đình chẳng hiểu gì cả, bị tiếng cười của họ làm cho mơ hồ, bối rối, nhìn một vòng xung quanh, cuối cùng dừng lại ở chỗ tôi. Tôi cũng cười theo, mặc dù thấy hơi chột dạ.
Nếu diễn tả theo kiểu của Bành Vũ thì tôi và Trần Đình cũng không phải một nhà.
Trong thời gian thực tập, bố của Bạch Lâm tìm cho cô ấy một căn nhà. Bố cô ấy nói giá nhà tăng nhanh quá, trước tiên cần phải giúp cô ấy ổn định chỗ ở, sau khi có chỗ trú chân, cô ấy mới có thể không lo nghĩ gì mà dốc sức làm việc.
Sau đó, Bạch Lâm còn rủ chúng tôi cùng đi để tham mưu xem ngôi nhà ấy như thế nào.
Ngôi nhà ấy nằm ở tiểu khu, xa khu dân cư thành thị đông đúc, xung quanh vẫn đang đợi mở rộng, nhưng đó đúng là ngôi nhà ở cao cấp dành cho những người giàu có của thành phố này.
Triệu Hiểu Đường cảm thán: “Thì ra trên thế giới này, người đáng dựa dẫm nhất không phải là bản thân, cũng không phải là người đàn ông của mình, mà là người cha có tiền.”
Bạch Lâm lườm Hiểu Đường một cái sắc lẹm.
Một lúc sau, khi ngồi trên xe, Bạch Lâm hỏi tôi bằng một ngữ khí thật khó xác định: “Tiểu Đồng, cậu là người sống ở đây, cậu thấy sao?”
Tôi nói: “Rất tốt, thật đấy. Tuy có hơi đắt, nhưng cảnh quan xung quanh khá tốt, chắc chắn sẽ còn tăng giá.”
“Vậy mà cậu cũng thấy khá à? Mình thì cảm thấy nó xa trung tâm thành phố quá, từ giờ cho tới trước khi nó được hoàn thành, thật là quạnh quẽ, vắng vẻ.” Hai bên vỉa hè của con phố rộng rãi này toàn là cao ốc đang chờ xây dựng, suốt chặng đường đến đây chỉ gặp có vài người, chẳng cảm nhận được hơi thở của cuộc sống. Cửa hàng thương mại duy nhất cũng là cửa hàng bán xe 4S danh tiếng.
Thế nên, Bạch Lâm lại cằn nhằn: “Mấy cậu xem, mua cái gì cũng không tiện lợi.”
Tôi chỉ tay ra tiệm xe 4S ngoài cửa sổ, nói một cách thành khẩn: “Sao mà cái gì cũng không tiện được? Chẳng phải mua Porsche rất tiện sao?”
Bạch Lâm: “...”
Tống Kỳ Kỳ: “...”
2
Có lần, tôi đã không kiềm chế nổi tâm trạng, lấy hết dũng khí gọi cho thầy. Tôi đang thấp thỏm đắn đo xem phải mở đầu như thế nào thì đáp lại tôi ở đầu dây bên kia lại là tín hiệu thông báo đã tắt máy.
Sau đó, tôi thử thêm mấy lần, vẫn là tín hiệu đó. Thế là dần dà, việc gọi vào số của thầy trở thành việc làm giúp tôi đỡ buồn những lúc nhàn rỗi.
Cuối tháng Sáu, thành phố này đột nhiên giống như bước vào tiết đại thử[27], nghe nói máy điều hòa nhiệt độ trên khắp thành phố bán hết sạch.
[27] Tiết đại thử: một trong hai mươi tư tiết của một năm tính theo Âm lịch, tiết đại thử vào tháng Năm Âm lịch, lúc nóng nhất.
Chiều thứ Sáu, cuối cùng cũng đón được một cơn mưa lớn. Bắt đầu mưa từ hơn sáu giờ chiều mà đến giữa khuya mới ngớt, một phần không khí nóng bức, ngột ngạt đã bị xua tan.
Hôm sau, khi thức dậy, tôi bước ra ngoài lan can, hít bầu không khí trong lành của buổi sớm mai, tinh thần sảng khoái hẳn, sau đó mới vào nhà vệ sinh.
Vừa ngồi xuống, phát hiện điện thoại đang ở trong túi quần, thế là lại lấy ra nghịch. Mở nhật ký cuộc gọi ra, nhìn thấy tên của Mộ Thừa Hòa, tiện tay nhấn luôn nút gọi. Thật không ngờ cái âm báo tắt máy quen thuộc kia không còn xuất hiện nữa, thay vào đó là tiếng chuông reo rất có tiết tấu. Đầu tôi đột nhiên trống rỗng, trong khi tôi còn chưa nghĩ ra bước tiếp theo phải phản ứng thế nào thì bên kia đã bắt máy.
“A lô?” Mộ Thừa Hòa nói.
Cuối cùng tôi lại được nghe thấy giọng nói đã biến mất suốt ba tháng trời trong thế giới của tôi.
Trong ba tháng qua, vô số lần tôi diễn tập trong đầu. Nếu như bất chợt gọi mà có người nghe máy, tôi phải dùng lời nói như thế nào mới để mình không quá đường đột. Nhưng dù tôi có chuẩn bị tốt thế nào đi nữa, cũng không thể ngờ rằng tình cảnh lúc đó lại là thế này - tôi đang ngồi trong phòng vệ sinh, tay cầm điện thoại, và Mộ Thừa Hòa ở bên kia đã lên tiếng.
“Ơ...” Tôi phát ra một âm thanh không rõ ràng, chỉ cảm giác thời tiết tự nhiên nóng hừng hực, trán đẫm mồ hôi.
“Có phải Tiết Đồng không?” Mộ Thừa Hòa hỏi.
“Dạ, là em, thầy Mộ.”
“Lâu quá không gặp.” Thầy nói. “Đợt vừa rồi tôi đi công tác, không ngờ vừa về thì đã nhận được điện thoại của em.”
“Hi hi.” Tôi cười khờ khạo.
“Em đang ở đâu?”
“Em...” Tôi đành nói dối. “Em đang ở trong lớp.”
Tôi vừa đứng dậy trả lời vừa một tay kéo quần, sau đó nhấn nút xả nước theo quán tính, làm hết tất cả các động tác này, tôi mới giật mình sực nhớ âm thanh như thế đủ làm cho thầy biết tôi chắc chắn không phải đang ở trong lớp.
Một giây sau: “Ào ào...” một tiếng, tiếng nước phát ra thật to, không thể cứu vãn...
Tôi ngượng ngùng ho khan hai tiếng, sau đó chuyển đề tài.
“À... Thời tiết hôm nay khá mát mẻ, thầy mới về, vậy để em mời nhé!”
“Vậy em định mời như thế nào?” Thầy hỏi tôi, trong giọng nói có mang nét cười.
“Trước đây toàn là thầy mời em, đáng lẽ lần này phải đến lượt em mời thầy. Nhưng hiện giờ em vẫn chưa kiếm được tiền, do đó mời thầy tiếp tục mời em vậy.” Tôi mặt dày nói.
“Được.” Mộ Thừa Hòa cười.
Chúng tôi hẹn mười hai giờ gặp nhau ở cổng Tây của Quảng trường Thị Chính.
Vì xe buýt đi vào trung tâm bị hỏng dọc đường, làm tôi phải đứng chờ hai tuyến mới chen lên được, kết quả là đến muộn mất hai mươi phút.
Tôi vội vã chạy đến điểm hẹn, thấy Mộ Thừa Hòa đang ngồi dưới bóng râm. Thầy ngồi bên thềm của bồn hoa, hai chân thon dài bắt tréo, mặc áo phông trắng tay ngắn rất đơn giản. Khóe môi khẽ cong lên, lắng nghe người thanh niên ngồi cách thầy khoảng ba mét đang đàn nhị hồ[28]. Người thanh niên đó tôi đã từng gặp qua, hình như vì kinh tế gia đình rất khó khăn nên mới ra đây biểu diễn để kiếm tiền sinh hoạt và học phí. Người thanh niên ấy đàn nhị hồ rất hay, có thể chơi một bản nhạc trẻ quen thuộc biên soạn bằng đàn nhị hồ, rất nhiều người đều chú ý đến cậu ấy.
[28] Đàn nhị hồ: một loại đàn dân tộc của Trung Quốc, hơi giống đàn nhị của Việt Nam. Với người Trung Quốc, đàn nhị hồ cũng giống như đàn vĩ cầm của Tây phương, người ta chỉ cần nghe tiếng đàn là có thể cảm nhận sự đẹp đẽ, buồn bã, đau thương và hạnh phúc mà nó có thể khơi dậy từ trong lòng.
Chỉ là hôm nay, có lẽ vì đang là buổi trưa nên chỉ có một mình Mộ Thừa Hòa là thính giả.
Tôi rón rén đi vòng ra phía sau lưng thầy, rồi gọi: “Thầy Mộ!”
Thầy quay đầu lại, nhìn thấy tôi liền cười.
Lần đầu tiên khi Mộ Thừa Hòa đến dạy thay lớp chúng tôi là vào mùa thu, lần cuối cùng nhìn thấy thầy là mồng Một Tết. Vì vậy, tôi chưa từng nhìn thấy dáng vẻ của thầy trong mùa hè, thật không ngờ lại chỉ là chiếc quần jean, áo phông, vô cùng đơn giản, hoàn toàn không giống một học giả, trái lại nhìn rất giống sinh viên. Tóc đã ngắn hơn. Người trông cũng gầy hơn một chút.
Mộ Thừa Hòa lái xe đến một quán ăn kiểu Trung Quốc mà thầy hay đến. Lúc này đang là giữa trưa, khí nóng vốn dĩ đã bị cơn mưa to đêm qua đuổi đi, giờ lại cuồn cuộn trở về. Khi mở cửa xuống xe, trong giây phút mặt trời chói chang và hơi nóng ập tới, cặp chân mày của Mộ Thừa Hòa nhíu lại, nhanh chóng đi qua bãi giữ xe trốn vào chỗ điều hòa trong quán ăn.
“Thầy rất sợ nóng à?” Sau khi ngồi xuống, tôi hỏi.
“Cũng hơi hơi.” Thầy cứng đầu.
Nhưng mồ hôi trên chóp mũi đã phản bội thầy rồi. Tôi không nhịn được, cười một mình, không ngờ người này lại sợ nóng đến thế. Rồi cũng ngay lập tức, tôi nhớ ra mới khi nãy thầy còn ngồi chờ tôi gần nửa tiếng đồng hồ ở ngoài đường, tôi hơi giận mình mà nói: “Vậy sao lúc nãy khi đợi em, thầy không tìm một chỗ mát mẻ để ngồi?”
“Ngồi đó có thể nghe được đàn nhị hồ.”
“Thầy có hứng thú với đàn nhị hồ à?”
“Tôi có hứng thú với mọi thứ tốt đẹp trên thế giới này.” Thầy cười.
Nói đến đây, điện thoại của Mộ Thừa Hòa rung lên. Thầy bắt máy, hàn huyên vài câu, chắc là đối phương hỏi thầy đang làm gì.
Thầy nói: “Đang ăn ở ngoài. Anh cũng tới đây đi. Có Tiết Đồng lớp anh nữa.”
Nghe thấy câu này, tim tôi khẽ rung lên, tức thì đoán ra người đang gọi điện là ai.
Mộ Thừa Hòa cúp máy rồi nói: “Là thầy Trần lớp em, lát nữa sẽ tới đây.”
“Ừm.” Tôi gật gật đầu một cách không tự nhiên.
Khoảng mười lăm phút sau thì Trần Đình xuất hiện. Tự nhiên bữa ăn biến thành cuộc đàm thoại của ba người. Tôi thật sự hụt hẫng. Ăn cơm xong, họ bảo muốn đưa tôi về trường, nhưng tôi kiên quyết tự bắt xe buýt. Mộ Thừa Hòa nhìn tôi lên xe rồi mới quay lưng cùng Trần Đình rời khỏi.
Tôi nhìn bóng lưng của thầy, ngoài rầu rĩ, còn có cảm giác khó tả.
Bấy lâu tôi vẫn tưởng rằng, cho dù là vì thương tình tôi thì chí ít trong mắt thầy chắc chắn tôi cũng không giống người khác. Cũng chính vì suy nghĩ này mà tôi có thể hết lần này đến lần khác vác khuôn mặt chai lì xuất hiện trước mặt thầy. Giờ tôi chợt nhận ra, thầy quan tâm đến tôi thật. Nhưng mỗi khi tôi tiến lên một bước, thầy sẽ lại lùi một bước, dựng lên một bức tường vô hình giữa hai chúng tôi. Cũng giống như hôm nay vậy, chẳng lẽ thầy không biết rằng tôi nhớ thầy thế nào, có nhiều lời muốn nói với thầy thế nào sao? Thế mà thầy lại để người thứ ba xuất hiện giữa hai chúng tôi.
3
Trở về ký túc xá nữ, tôi bắt gặp Lưu Khải đang ở trước cổng.
Cậu ấy cười hì hì bước tới: “Sao vậy? Tiết Đồng, sao mặt buồn rầu thế?”
Tôi sợ cậu ấy hỏi tiếp, bèn nói qua loa: “Mình đau bụng.”
Cậu ấy hỏi, vẻ mặt hơi lo lắng: “Đi khám chưa?”
Tôi nói: “Không, mình về phòng nghỉ ngơi một lúc là khỏe lại thôi.” Tôi nói rồi bỏ lại cậu ấy, trở về phòng.
Về đến phòng, Tống Kỳ Kỳ nói: “Cuối cùng cậu cũng về rồi. Lưu Khải mang hoa quả tới cho cậu, nhưng phòng tụi mình lại chẳng có lấy một người, cậu ấy đứng chờ ngoài cổng, mình vừa về tới trông thấy nên đã mang lên giúp cậu.” Cô ấy nói xong thì chỉ chỉ vào quả dưa hấu mà tôi thích ăn nhất đang được đặt trên bàn.
“Hả?”
“Vừa nãy cậu không thấy cậu ấy sao?”
“Thấy rồi...”
Buổi tối, tôi lên MSN, thấy Mộ Thừa Hòa đang online. Tôi nghĩ ngợi hồi lâu, cuối cùng cũng gửi một tin nhắn.
Po3a: Lúc sáng quên hỏi, thầy về khi nào thế?
Mộ Thừa Hòa: Hôm kia.
Po3a: Thầy đột nhiên biến mất, giống như bị người ngoài hành tinh bắt cóc vậy.
Mộ Thừa Hòa: Bây giờ người ngoài hành tinh phát hiện hóa ra tôi cũng chỉ là một người bình thường nên thả tôi về rồi.
Po3a: Thầy mà là người bình thường sao? Họ nói chỉ số IQ của thầy tận hơn 200.
Mộ Thừa Hòa: Em chắc chắn rằng không phải họ nói chỉ số IQ của tôi 250?
Po3a: Hihi.
Tôi không nhịn được cười, nhưng khi tiếng cười qua đi, tôi chợt nghiêm mặt, nhìn quả dưa hấu còn nguyên trên bàn, đặt tay lên bàn phím gõ gõ.
Po3a: Thầy Mộ, thầy cảm thấy ở tuổi của chúng em bây giờ có thích hợp để yêu đương không?
Cuối cùng cũng đi đến bước này rồi.
Tôi chỉ muốn biết thầy nghĩ gì thôi.
Và lần này, bên kia trả lời không nhanh như trước đó.
Mộ Thừa Hòa: Sao? Con nít cũng muốn yêu rồi sao?
Tôi hít một hơi, viết tiếp
Po3a: Một bạn nam cùng khóa với em, nhưng không phải khoa Anh.
Sau đó, thời gian như ngừng chảy.
Tôi nhìn thấy con trỏ chuột của mình nhấp nháy trên màn hình, giống như con tim đang thấp thỏm, bất an của tôi vậy. Trong cửa sổ chat, trạng thái của đối phương là “đang nhập chữ”, kéo dài vài giây, dòng “đang nhập chữ” ấy biến mất.
Dường như thầy đã ngừng lại một lúc.
Và trái tim của tôi cũng như ngừng đập.
Lúc dừng lại ấy, có thể đối với Mộ Thừa Hòa chỉ là một chốc lát, nhưng đối với tôi, nó là một sự giày vò dài đằng đẵng, tôi thậm chí có ý nghĩ tắt máy, chạy ra ngoài.
Tôi tự an ủi mình, có lẽ đó chỉ là một lúc ngừng lại rất bình thường của Mộ Thừa Hòa thôi, có lẽ thầy đang viết gì đó rồi phát hiện mình viết sai nên đã sửa lại. Cuối cùng, thầy đã gửi cho tôi một câu trả lời rất dài.
Mộ Thừa Hòa: Tình yêu ở tuổi của các em hiện giờ luôn tươi đẹp, hãy cố nắm bắt, nhưng chú ý đừng để mình bị tổn thương.
Tôi đọc đi đọc lại dòng chữ ấy. Cách dùng từ thỏa đáng, câu cú hợp lý, không bắt bẻ được một chữ nào, hoàn toàn là ngữ khí nói chuyện của một thầy giáo, một trưởng bối, nghiêm ngặt và chân thành.
Nhưng... nhưng cái mà tôi muốn nghe không phải như thế, hoàn toàn không phải.
Po3a: Cảm ơn thầy, em out đây!
Tim tôi quặn thắt, vội vã để lại vài chữ rồi lập tức tắt máy.
Tống Kỳ Kỳ ra ngoài chưa về, trong phòng chỉ có mình tôi, tôi đã sử dụng bàn phím thành thạo nên không bật đèn trong phòng. Khi máy tính tắt, luồng ánh sáng xanh ấy cũng lập tức biến mất.
Cả căn phòng lập tức chìm vào bóng tối.
Tôi lặng lẽ ngồi trong bóng đêm đen kịt, nghe tiếng vù vù phát ra từ chiếc quạt trần cũ kỹ, không động đậy.
Đầu tháng Tám, mẹ tôi nhận được lệnh phải điều chuyển đến một trại giam ở thành phố C để nhậm chức phó giám đốc sở. Mẹ nói đây là lệnh điều động luân phiên rất bình thường của cán bộ cấp sở.
Thông báo đến nhanh, do đó mẹ đi cũng nhanh.
Về việc này tôi không có ý kiến gì, dù sao mẹ cũng thường xuyên không ở nhà, khoảng cách giữa tôi và mẹ là mười mấy kilômét hay mấy trăm kilômét cũng không có gì khác biệt.
Vài ngày trước khi đi, tôi và mẹ đã đến thăm mộ bố. Mẹ cẩn thận lau sạch mộ của bố hai lần, sau đó đứng dậy, nhìn tôi và nói: “Tiểu Đồng, hôm nay đứng trước bố con, mẹ có chuyện này muốn thương lượng với con.”
“Vâng, mẹ nói đi.”
“Con còn nhớ bác Trần làm cùng đơn vị với mẹ không?”
“Bác Trần?” Tôi không nhớ người này.
“Lần đó con đi ăn Tất niên với đồng nghiệp của mẹ, ông ấy ngồi ở bên cạnh con.” Mẹ nhắc.
Tôi suy nghĩ một lúc, vẫn không nhớ ra.
Mẹ do dự nói: “Mẹ muốn tái hôn với ông ấy.”
Tôi khựng người, quay qua nhìn mẹ: “Mẹ nói gì?”
“Mẹ muốn tái hôn với ông ấy.” Mẹ lặp lại lần nữa, ánh mắt đã trở nên kiên định: “Mẹ định xem con nghĩ thế nào rồi mới nói. Nhưng bây giờ mẹ phải đến nơi khác làm việc rồi, con còn một năm nữa mới tốt nghiệp, nếu không có một người mà mẹ tin tưởng chăm sóc con, mẹ sẽ không an tâm.”
Tôi ngẩn người đứng nhìn bờ môi của mẹ mấp máy, chợt cảm thấy nước mắt mình như sắp trào ra. Tôi chỉ biết cố trợn to mắt, sau đó nghiến chặt răng nói: “Con không đồng ý!”
“Đồng Đồng...”
“Con nói, con không đồng ý!” Lần lặp lại này, tôi đã lên cao giọng. Cùng lúc đó, tôi chớp mắt một cái, và lệ đã trào tuôn.
“Đồng Đồng...” Mẹ lại gọi tôi.
“Mẹ muốn kết hôn với ông ấy mà lại nói là vì muốn chăm sóc cho con. Mẹ, sao mẹ lại có thể ích kỷ như vậy? Bố mới mất có bốn năm, bố đang nằm ở dưới này, hình của bố còn đang nhìn chúng ta mỉm cười, thế mà mẹ đã quên bố, muốn kết hôn với người khác.”
“Đồng Đồng, sao con lại nói mẹ ích kỷ?”
“Vốn dĩ là vậy!” Tôi kích động. “Mẹ từng nghĩ cho con sao? Mẹ có nghĩ đến bố sao? Nếu để bố biết, bố sẽ đau lòng đến mức nào? Đổi lại, nếu người nằm ở dưới này là mẹ, người đứng nói chuyện với con là bố, bố tuyệt đối sẽ không làm như vậy!”
Mẹ hơi giận: “Mẹ chính vì nghĩ cho con nên mới kéo dài chuyện với bác Trần đến hôm nay! Cái gì gọi là nếu là bố con thì sẽ tuyệt đối không làm như vậy? Con hiểu gì chứ? Con biết gì chứ? Bố của con, ông ấy...” Mẹ càng nói càng giận, câu cuối cùng như đã giận quá rồi, lời vừa tuôn ra được một nửa thì sắc mặt của mẹ khựng lại, lập tức im lặng.
“Cái gì gọi là “con thì biết gì chứ”?” Tôi lau nước mắt, hỏi ngược lại bà ấy.
“... Không có gì.” Mẹ nhìn sang hướng khác. “Chuyện đã qua rồi, mẹ cũng không định nói cho con biết.”
“Bố con thế nào?”
Mẹ thở dài, chuyển đề tài: “Con đã không đồng ý, vậy việc tái hôn mẹ sẽ không nhắc đến nữa, sau này hãy nói.”
Sau đó, dù cho tôi có hỏi thế nào, mẹ cũng không nhắc đến một từ nào khác về câu nói bỏ dở hôm đó.