Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ký ức độc quyền - Chương 06 - Phần 2
3
Thứ Hai tuần này lại là giờ dạy Ưu Ưu, mới giảng được một nửa thì nó đã ngủ mất. Tôi nghiêng đầu nhìn nét mặt mệt mỏi của cô bé, liền đặt sách xuống, định gọi nó dậy, nhưng tay chỉ mới giơ ra thì đã rút lại.
Tôi chống tay lên bàn, ngồi nhìn bức tường, nghĩ vẩn vơ một mình, được một lúc thì lấy quyển nhật ký màu xanh lá cây từ trong túi xách ra.
“Thứ Năm, ngày 14 tháng 2. Thời tiết: Trời lạnh, đã xuất hiện những bông tuyết nhỏ.
Hôm nay là ngày lễ Tình nhân, bên ngoài có những bông tuyết nhỏ tung bay trong gió lạnh. Vô cùng lãng mạn.
Sáng nay đến nhà dạy Bành Vũ, bữa trưa giải quyết qua loa bằng bát sủi cảo ngoài đường, sau đó đi dạo một vòng trong cửa hàng bách hóa ở gần nhà Ưu Ưu.
Một lễ Tình nhân thật vô vị, nhưng cũng rất đầy đủ.
Những lúc rảnh rỗi lại tự vấn lòng mình, Mộ Thừa Hòa đang làm gì nhỉ? Có nhớ hôm nay là ngày lễ Tình nhân không?
Mình rất muốn liên lạc với thầy, cho dù là gọi điện hay nhắn tin cũng được, nhưng trong lòng lại có chút lo sợ. Trong một ngày đặc biệt như thế, bất kỳ cử chỉ nào của mình cũng sẽ khiến thầy cảm thấy điều gì đó chăng?!
Buổi trưa, lúc đi vào khu vực bán quần áo dành cho nam giới, nhìn thấy chiếc áo măng tô màu nâu sẫm trên người ma nơ canh, trên cổ còn quấn một chiếc khăn choàng ca rô, mình tự nhiên dừng bước, không khống chế được suy nghĩ của mình, tưởng tượng Mộ Thừa Hòa mặc nó sẽ như thế nào.
Tuy thầy không thuộc về mình, nhưng suy nghĩ như vậy cũng khiến trong lòng mình tràn ngập niềm vui.
Thầy Mộ, lễ Tình nhân vui vẻ. ^^
Từ nhỏ tôi đã có thói quen viết nhật ký. Lúc tôi còn nhỏ, mẹ chưa làm cảnh sát trại giam, mà là giáo viên dạy văn dưới tỉnh, mẹ vô cùng nghiêm khắc với tôi. Đến giờ nghỉ trưa, nếu tôi không ngủ thì nhất định phải viết nhật ký. Bởi thế, mười mấy năm sau tôi đã hình thành thói quen này, cứ dăm ba ngày, dù chỉ có một, hai câu, tôi cũng phải viết ra thì mới cảm thấy an lòng.
Tôi thu dọn xong mọi thứ thì cầm túi xách ra khỏi phòng. Mẹ của Ưu Ưu đang ngồi thêu tranh chữ thập ngoài phòng khách, thấy tôi cầm túi xách đi ra, có hơi ngạc nhiên, rồi nhìn đồng hồ, hỏi một cách nóng vội: “Hết giờ rồi sao?”
Cô ấy hơi lên giọng nên có thể hiểu được cảm xúc trong lòng cô ấy.
Tôi giải thích: “Có lẽ Ưu Ưu hơi mệt, giảng bài như thế cũng không hiệu quả, lần sau cháu sẽ dạy bù, hôm nay không tính.”
Cô ấy khựng người, gật đầu, hơi ngượng. Tôi cảm thấy lời nói của mình dường như hơi quá, đứng hàn thuyên với cô ấy vài câu rồi vội vàng rời đi.
Chớp mắt, thời tiết đã ấm hơn, chúng tôi cũng bước vào năm học mới được vài tuần.
Tiết học tiếng Nga vẫn do Trần Đình dạy, điểm thi học kỳ trước, cả lớp không ai bị dưới trung bình, cơ hồ ai nấy đều muốn hô vang: “Thầy Mộ vạn tuế!”
Trong phòng ký túc, Triệu Hiểu Đường lại bắt đầu phát biểu kinh nghiệm của mình.
Cô ấy nói: “Bây giờ các cậu dùng cách gì để liên lạc khi lên mạng?”
“Thì vẫn dùng QQ.” Ba chúng tôi đồng thanh nói.
Triệu Hiểu Đường giơ ngón trỏ lên: “No. Dùng MSN sẽ khiến mình có đẳng cấp hơn.”
Bạch Lâm đưa mắt lườm lườm: “Triệu Hiểu Đường, vậy cậu cứ dùng cái đó đi.”
Triệu Hiểu Đường phản kích lại: “Dùng thì sao? Phải dùng mới thấy mình pro hơn chứ.”
Họ cãi nhau quyết liệt, Tống Kỳ Kỳ đi khóa cửa rồi đun nước, hoàn toàn không có hứng thú lắng nghe cuộc khẩu chiến này. Tôi tròn xoe mắt, ngồi im nhìn bọn họ.
Bạch Lâm hỏi: “Tiết Đồng, cậu điên rồi à?”
Tôi nói: “Mình đang nghĩ... mình cũng cần một MSN có đẳng cấp.” Tôi đã tìm được điểm công phá rồi!
Bạch Lâm: “...”
Tôi đập bàn đứng dậy, kêu lớn: “Hiểu Đường, giúp mình đăng ký một cái MSN có đẳng cấp. Tiểu Bạch, mình mượn máy của cậu một lát.”
Xong hết mọi việc, tôi hí hửng gửi tin nhắn cho Mộ Thừa Hòa: “Thầy ơi, gần đây thầy khỏe không? Thầy đang làm gì vậy?”
Hai phút sau, thầy trả lời: “Đang làm việc ở nhà.”
Tôi ngồi cười khờ khạo, cơ hồ có thể tưởng tượng ra dáng vẻ thầy mang dép lê, đeo kính gọng đen, tay cầm điện thoại.
“Có đang sử dụng vi tính không?” Tôi lại gửi.
“Ừm.”
“Em không làm phiền thầy chứ?”
“Không, đúng lúc giải lao một chút.”
Tôi cười tươi rói, vội gửi tiếp một tin: “Thầy có dùng MSN không? Add MSN của em đi thầy! Thầy Trần bắt chúng em viết đơn xin việc bằng tiếng Nga, em gửi cho thầy, thầy sửa giúp em được không?” Một tài khoản MSN vừa được đăng ký chưa đến năm phút đã sắp gánh lấy nhiệm vụ gian nan mang tính chất lịch sử của nó.
“Nhưng máy tôi đang dùng không thể lên mạng.”
Nhiệt huyết trong lòng tôi bị câu nói ngắn gọn của thầy dập tắt, đành thê thảm ngồi nhắn: “Account của em là [email protected], khi nào thầy có thời gian thì add em nha!”
Sau đó thầy không trả lời tin nhắn của tôi nữa.
Tôi bỏ điện thoại xuống, bưng mặt rầu rĩ, ngồi lướt web. Hai phút sau, đột nhiên hệ thống thông tin trên MSN nhắc nhở tôi có thông tin cần xác minh, trên đó viết mấy chữ: “Tiết Đồng, tôi là Mộ Thừa Hòa.”
Nhìn thấy bảy chữ này với hai dấu câu, tôi nhảy cẫng lên, cơ hồ muốn ôm chầm lấy Bạch Lâm, hét toán loạn.
Bạch Lâm nói: “Được rồi, mau tiếp tục đi. Cách mạng còn chưa thành công, trò còn phải cố gắng nhiều.”
Tôi bình tâm lại, ngồi trước máy tính.
Mộ Thừa Hòa: Tôi đổi qua máy khác, lên mạng xem thử. Gửi đơn xin việc cho tôi.
Po3a: Dạ được, cảm ơn thầy.
Mộ Thừa Hòa: Không có gì.
Po3a: Hihi, thầy dùng tên thật luôn à?
Mộ Thừa Hòa: Po3a tức là Роза?
Po3a: Bị thầy phát hiện rồi. Em cảm thấy viết như vậy trông rất giống tên tiếng Nga thầy đặt cho em nên dùng luôn.
Mộ Thừa Hòa gửi lại hình mặt cười.
Tôi cắn môi, bắt đầu suy nghĩ đề tài thích hợp, quay lại hỏi ý kiến ba người kia: “Nói chuyện gì cho hợp lý nhỉ?”
Triệu Hiểu Đường đang đắp mặt nạ, nói một cách hàm hồ: “Hỏi thầy ấy một tháng kiếm được bao nhiêu tiền.”
“...”
Bạch Lâm nói: “Cậu cứ hỏi rốt cuộc là thầy có thích em không?”
“...”
Tống Kỳ Kỳ nói: “Chẳng phải thông thường khi trò chuyện, câu đầu tiên không phải hỏi người ta ăn chưa thì hỏi đối phương gần đây đang bận chuyện gì sao?”
Nghe Tống Kỳ Kỳ nói, tôi gật đầu tán đồng, xem ra trong phòng này chỉ có tôi với Kỳ Kỳ là bình thường.
Po3a: Dạo này thầy bận việc gì vậy?
Mộ Thừa Hòa: Mẹ thầy Trần về nước thăm con, tôi đã trả lại căn nhà đó và dọn về nhà của mình rồi.
Po3a: Nhà của thầy?
Mộ Thừa Hòa: Nhà của tôi.
Po3a: Em tưởng nhà thầy ở vùng khác.
Mộ Thừa Hòa: Tôi nói như vậy sao?
Po3a: Dạ không.
4
Sau đó, đề tài này đến đây chấm dứt.
Bạch Lâm đứng bên cạnh, nhìn bảng chat của chúng tôi, thở dài: “Nói chuyện với thiên tài đúng là mệt thật, chẳng dò hỏi được gì.”
“Kỳ thực, Tiểu Đồng à, với kinh nghiệm của một người từng trải...” Triệu Hiểu Đường đang ngồi soi gương nói: “Trước mặt thầy, cậu không cần phải suy nghĩ quá nhiều, muốn nói gì thì nói cái đó.”
Cô ấy ngừng lại một lúc, hỏi: “Thầy ấy lớn hơn cậu bao nhiêu tuổi?” Cô ấy chưa từng gặp Mộ Thừa Hòa, lâu nay chỉ xây dựng hình tượng của Mộ Thừa Hòa thông qua lời tường thuật của tôi và Bạch Lâm mà thôi.
Tôi chau mày, lắc đầu. Nhìn vào thì không lớn hơn chúng tôi nhiều tuổi, nhưng chính xác là lớn hơn bao nhiêu tuổi thì tôi ngại hỏi.
Triệu Hiểu Đường há hốc miệng: “Chat nửa ngày rồi mà đến cả việc người ta bao nhiêu tuổi, cậu cũng không biết.”
Bạch Lâm tiếp lời: “Phải đó, thầy ấy với thầy Trần Đình hoàn toàn khác nhau, tuy nhìn rất ôn hòa, nhưng cứ có cảm giác... thần thánh không thể xâm phạm.”
Nghe câu “thần thánh không thể xâm phạm” được thốt ra từ chính miệng Bạch Lâm, Triệu Hiểu Đường bật cười, cong cớn chế giễu: “Thôi đủ rồi, Tiểu Bạch à, cậu nên tiết kiệm khiếu hài hước ít ỏi đến đáng thương của cậu đi.”
Trái lại, Bạch Lâm không cười, còn rất nghiêm túc nói: “Thật đấy! Cậu chưa gặp nên mới cảm thấy mình hơi khoa trương thôi. Nhưng nhìn tụi đồng hương của mình kìa, mê đến vậy mà cũng không dám biểu hiện ra trước mặt thầy. Đúng không Tiểu Đồng?” Bạch Lâm quay sang hỏi tôi.
Tôi ậm ừ cho qua chuyện.
Thật ra, tôi không hiểu rốt cuộc cảm giác mà Bạch Lâm nói là gì, tôi chỉ cảm thấy... đằng sau sự thân thiện của Mộ Thừa Hòa có một cảm giác xa vời vợi như không thể chạm đến.
Triệu Hiểu Đường trở lại đề tài đang nói dở, tiếp tục lên lớp: “Đừng nhìn vào vẻ bên ngoài hằng ngày có thể rất ngay thẳng, kiên cường của cậu và Tiểu Bạch, thật ra hai cậu chính là điển hình của loại người miệng hùm gan sứa, khi gặp phải vấn đề tình cảm là lập tức biến thành trái cà yếu đuối nhu nhược hết. Bây giờ, chúng ta tạm bỏ qua vấn đề thầy ấy lớn hơn cậu bao nhiêu, nhưng với đặc trưng của một người thuộc chủng loại thiên tài thì kinh nghiệm xã hội và trình độ giữa thầy ấy với cậu chắc chắn không nằm trên cùng một cấp bậc. Cậu mà không e dè ngập ngừng thì trông cậu càng ngây thơ, dễ thương hơn. Nói không chừng, người ta thích kiểu này đấy.”
Triệu Hiểu Đường, mệnh danh “tình thánh”, đã tận tình truyền đạt những kế sách quý trong chuyện yêu đương của cô ấy cho tôi. Tôi chớp chớp mắt, dường như đã hiểu ra gì đó, nhưng dường như lại không hiểu lắm.
Muốn nói gì thì nói ư?
Tôi xoay ghế lại, nhìn vào màn hình. Đã bảy, tám phút trôi qua từ sau chữ “Dạ không” lúc nãy của tôi, thầy không nói thêm gì nữa.
Tôi sợ thầy đã rời khỏi nên gõ:
Po3a: Thầy Mộ?
Mộ Thừa Hòa: Ừm, tôi đây.
Po3a: Em nhớ thầy từng nói, bố của thầy cũng là giảng viên của trường, hai bố con cùng làm một chỗ, chắc là rất thú vị phải không?
Câu này gửi đi, rất lâu cũng không thấy Mộ Thừa Hòa trả lời lại. Để tránh ngừng quá lâu, tôi lại viết: Bố thầy về hưu rồi à? Nếu không, lỡ như gặp nhau trong cuộc họp, thầy sẽ gọi “thầy” hay gọi “bố”?
Tôi vừa gõ chữ, vừa cười thầm, tưởng tượng cảnh thầy Tiểu Mộ gặp thầy Lão Mộ, chắc là rất thú vị.
Một phút sau, Mộ Thừa Hòa nhắn lại: Ông ấy đã qua đời rồi.
Trong chốc lát, tôi cảm thấy lúng túng, rồi đột nhiên cảm thấy thật may vì mình không phải đang nói chuyện trực tiếp với thầy về chủ đề này. Nhớ lại cảnh tượng ngày đầu tiên đến làm thủ tục nhập học, cần phải điền đầy đủ thông tin và cách thức liên lạc của cả bố và mẹ, khi đến lượt tôi nộp hồ sơ, phần tư liệu về bố mẹ, tôi đã bỏ trống chỗ của bố. Sau đó, một bạn sinh viên phụ trách công việc này kiểm tra xong liền trả lại hồ sơ cho tôi, nét mặt không vui: “Chẳng phải đã nói rồi sao? Đơn vị công tác và cách thức liên lạc của bố và mẹ đều phải điền đầy đủ, phần này không được để trống.”
Tôi cầm bút, khựng người, rồi từ từ nói: “Nhưng bố em đã mất rồi.”
Người đó lập tức cứng đơ, sau đó cúi đầu, nét mặt vô cùng ngại ngùng, không ngừng nói xin lỗi, nhưng chính như thế lại càng làm tôi không tự nhiên.
Thật ra, họ không biết rằng có nhiều lúc cái mà chúng tôi cần không phải là sự đồng cảm, mà chính là ánh mắt bình thường của những người bên cạnh.
Tôi suy nghĩ một lúc, rồi quyết định không dùng lời khách sáo trả lời Mộ Thừa Hòa mà gửi hình mặt cười: Vậy nói không chừng bố của chúng ta còn là hàng xóm ở trên thiên đàng nhỉ?
Thầy cũng gửi lại cho tôi một hình mặt cười: Phải đó, khó nói lắm.
Ngay khi tôi đang rầu rĩ không biết phải nói gì thì thầy lại nhắn.
Mộ Thừa Hòa: Nhưng bố tôi tính cách khá quái lạ, không biết bố em và ông ấy có hợp nhau không.
Tôi chợt cảm thấy buồn cười, vội nói: Không sao, không sao, bố em dễ tính lắm, trong cái bụng bự ấy không biết đã chứa bao nhiêu truyện cười, ai gặp cũng thích.
Sau đó, Mộ Thừa Hòa trả lời lại, không phải bằng chữ mà là một cuộc gọi.
Thầy mở lời trước: “Tiết Đồng?”
“Dạ!”
“Không còn sớm nữa, ngủ đi.” Thầy nói.
“Ồ, vâng ạ!” Phòng chúng tôi ai cũng là cú mèo, toàn thích ngủ muộn, lúc nãy nói chuyện kích động quá, hoàn toàn quên mất phải chăng mình đang quấy nhiễu thời gian nghỉ ngơi của thầy, bèn vội vàng bổ sung: “Thầy Mộ, xin lỗi đã làm phiền thầy.”
Thầy ngưng lại một lúc rồi mới nói: “Không phải ý đó. Tôi nói em ngủ sớm đi, tôi thì ngủ muộn lắm.”
Đến đây, tôi mới nhớ ra trước đây thầy từng nói giấc ngủ của thầy không sâu.
“Thầy vẫn còn mất ngủ sao?”
“Bệnh cũ.” Thầy nói.
“Tại sao lại không ngủ được?” Với độ tuổi của tôi thì chỉ luôn oán thán thời gian ngủ ít quá, chứ hoàn toàn không hiểu được nỗi khổ của việc mất ngủ.
“Lúc nào cũng cảm thấy còn rất nhiều việc phải làm nên không thể tĩnh tâm được.” Khi nói những lời này, giọng thầy đều đều, không nhận ra tâm trạng gì.
“Vậy à? Chuyện gì thế?” Tôi hỏi.
Thầy không trả lời mà nói: “Muộn lắm rồi, em phải ngủ rồi đấy.”
Tôi đành nói tạm biệt trong luyến tiếc.
Cuối tuần, Bạch Lâm mời cả nhóm bạn ăn cơm.
Từ tỷ lệ nam nữ tham gia trong bữa ăn có thể thấy, duyên khác phái của Bạch Lâm không tốt đẹp lắm. Ngoài những tên nam sinh cùng lớp ra thì chỉ còn Lý sư huynh, mà Lý sư huynh được tham dự cũng chỉ là vì lời yêu cầu với mục đích giúp đỡ của tôi.
Lúc ăn cơm, Lý sư huynh bị Bạch Lâm sắp xếp ngồi cạnh tôi, trước khi ngồi xuống, còn nháy mắt với tôi. Những người không hiểu chuyện còn tưởng cô ấy muốn giới thiệu “bạn cũ” của mình cho tôi.
Sau vài ba câu thăm hỏi xã giao, tôi bắt đầu chuyển đề tài về Mộ Thừa Hòa.
5
Nhưng về Mộ Thừa Hòa, Lý sư huynh chỉ biết một số việc không quan trọng, cũng chỉ là tin tức về phương diện học thuật của Mộ Thừa Hòa, như nghe nói gần đây thầy rất bận, còn phải đến một thị trấn nhỏ ở Tây Nam để làm một thí nghiệm ống gió.
“Ống gió?” Tôi không hiểu.
“Phải.” Lý sư huynh nói một cách thần bí: “Anh cũng chỉ vô tình nghe được từ một bạn lớp trưởng đi theo thầy Mộ thôi. Anh ấy nói đại khái là thầy của họ phải đến Tây Nam làm thí nghiệm. Những người trong ngành này còn có thể làm thí nghiệm gì ở Tây Nam chứ, chắc chắn là ống gió rồi, ở đó có trung tâm thí nghiệm ống gió hàng không lớn nhất của Châu Á chúng ta.”
“Ống gió?” Tôi tiếp tục bối rối vì không hiểu: “Ống gió là gì?”
“Là một khâu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu động cơ phi hành, qua thí nghiệm ống gió, ta có thể mô phỏng ra các số liệu của khí lưu đối với các tác động lên vật thể.”
“Trường chúng ta mạnh vậy sao? Thầy giáo mà cũng có thể đến đó ư?” Tôi không hiểu.
“Một trường đại học thì làm gì làm được việc này, chắc chắn là hạng mục của phía quân sự.” Lý sư huynh dùng ngữ khí sùng bái đính chính lại câu nói của tôi.
Quân sự...
Tôi bắt đầu chóng mặt rồi.
Chẳng lẽ còn có thể chế tạo ra máy bay chiến đấu tàng hình? Hay là máy bay khổng lồ sao?
Đúng y như lời Lý sư huynh nói, sau đó, tôi quả nhiên không có tin tức của Mộ Thừa Hòa nữa, ảnh chân dung trên MSN luôn là màu xám.
Tôi vô tình mở hộp thư yahoo, mới phát hiện hóa ra ngay trong đêm đó thầy đã sửa xong đơn xin việc và gửi lại cho tôi.
Trời bắt đầu nóng.
Nhân dịp cuối tuần, tôi về nhà, mang theo một số quần áo mỏng vào trường, trên đường đến trạm xe bus, có đi ngang một quán cà phê. Con người của tôi, bình thường đi ngang qua những tấm kính, tôi rất thích nhìn hình bóng lúc ẩn lúc hiện của mình trong gương, và thế là, rất tự nhiên, tôi nhìn vào bên trong.
Đó là một quán cà phê rất lớn. Nghe Bạch Lâm nói, đây là một hãng cà phê thương hiệu Mỹ. Nhiều lúc có thể bắt gặp những nam thanh nữ tú ăn mặc rất thời trang, ngồi trò chuyện, hoặc làm việc trên chiếc máy tính xách tay. Lần duy nhất tôi đẩy cửa bước vào đó, không phải để uống cà phê, mà là cùng Bạch Lâm đi nhờ nhà vệ sinh.
Và lúc này, tôi nhìn thấy Tống Kỳ Kỳ đang ngồi trước chiếc bàn tròn đặt bên cạnh tấm kính trong suốt.
Đối diện với cô ấy là một người đàn ông.
Trên bàn có hai chiếc cốc cỡ đại màu trắng.
Hai người họ đang trò chuyện.
Và chỉ cần nhìn qua tôi đã biết, Tống Kỳ Kỳ rơi vào dòng xoáy tình yêu rồi. Vì lúc nói chuyện, khóe môi cô ấy cong lên, đôi mắt lấp lánh chứa đầy niềm vui, khác hẳn với Tống Kỳ Kỳ lặng lẽ, khiêm tốn, cần cù học tập thường ngày.
Ánh sáng trong quán cà phê hơi tối, lại có kính phản quang nên tôi không nhìn rõ được gương mặt của người đàn ông kia. Nhưng giờ ngoại trừ Mộ Thừa Hòa ra, tôi không có hứng thú với gương mặt của những người khác phái khác nữa. Tôi nhớ ra chuyện Triệu Hiểu Đường kể có người đàn ông chở Tống Kỳ Kỳ về trường lần trước, chắc chắn là người này rồi. Tôi nổi hứng, nấp vào một chỗ rồi gọi điện cho Tống Kỳ Kỳ.
“Cậu đang ở đâu vậy?” Tôi biết rõ ràng nhưng vẫn cố tình hỏi.
“Mình...” Tống Kỳ Kỳ nghe máy, đưa mắt nhìn người ngồi đối diện, nói không tự nhiên: “Mình đang dạy thêm.”
“Hừm! Kỳ Kỳ, cậu nói dối mình nhé. Cậu đang ở Starbucks, ngồi cùng với một người đàn ông mặc com lê.”
“Cậu đang ở đâu?” Cô ấy lúng túng đứng dậy, cầm điện thoại nhìn quanh.
Tôi đi tới trước tấm kính, nhìn cô ấy, cười hềnh hệch. Cô ấy nhìn thấy tôi, mở to mắt, sau đó quay sang nói gì đó với người đàn ông kia, rồi cầm túi xách chạy ra. Người đàn ông đó cũng nhìn về phía tôi, lịch sự gật đầu chào. Bây giờ thì tới lượt tôi không biết phải làm sao, đành học theo kiểu nịnh hót của Bạch Lâm thường ngày, giơ tay phải lên, vẫy vẫy.
Tôi không biết đoán tuổi tác của người khác giới, chỉ có thể biết người đó lớn hơn tôi, có lẽ sấp sỉ tuổi Mộ Thừa Hòa, chắc chắn chưa quá ba mươi tuổi.
Tống Kỳ Kỳ vừa chạy ra đã kéo tôi đi: “Sao cậu lại ở đây?”
“Nhà mình gần đây mà, chẳng phải cậu cũng từng tới rồi sao?”
“Đi thôi. Bắt xe.” Cô ấy nói.
“Hả?” Tôi kinh ngạc. “Cậu cũng đi luôn à?”
“Thì về trường cùng cậu.”
“Không phải chứ? Hai người tiếp tục đi, mình không phải đến để phá rối đâu.”
“Không phải như cậu nghĩ đâu.” Tống Kỳ Kỳ vội giải thích.
“Sao cậu biết mình nghĩ gì?” Tôi hỏi ngược lại.
“Mình...” Cô ấy không nói tiếp, mặt đỏ bừng lên, khác với tính cách của tôi và Bạch Lâm, Tống Kỳ Kỳ hoàn toàn không thích đấu khẩu.
Trên đường trở về, chúng tôi ngồi trên xe buýt, Kỳ Kỳ không nói lời nào.
Cuối cùng vẫn là tôi không kìm nổi: “Người đó là ai vậy?”
“Đồng hương của mình.”
“Chỉ là đồng hương ư?”
Tống Kỳ Kỳ gật đầu.
“Trong khoa mình, cậu cũng có đến cả tá đồng hương nhưng chưa thấy cậu nhiệt tình như vậy bao giờ, còn đến Starbucks nữa. Lần trước Hiểu Đường nói có người đàn ông đưa cậu về trường, chính là người đó phải không?” Tôi nói.
Cô ấy lại gật đầu.
“Vậy tại sao lúc Hiểu Đường kể cho bọn mình nghe về người đó, cậu lại nổi giận?” Triệu Hiểu Đường khác với chúng tôi, vì chuyện này mà cô ấy đã chiến tranh lạnh với Tống Kỳ Kỳ rất lâu, mãi đến học kỳ này mới giảng hòa.
Tống Kỳ Kỳ lại im lặng, quay mặt về phía cửa sổ.
Năm giờ chiều của ngày Chủ nhật, giờ cao điểm trên mọi ngả đường.
Trên xe buýt không ngừng có người lên xuống, hai chúng tôi ngồi ở góc của dãy ghế cuối cùng, Tống Kỳ Kỳ ngồi bên cửa sổ, tôi ngồi kế bên, cạnh tôi là một cô trung tuổi, tay ôm túi siêu thị, đặt trên đùi, đang cùng người bạn đồng hành của mình nói lại việc mua đồ lúc nãy bằng giọng địa phương rất lớn.
Phải một lúc lâu sau, đến khi tôi nghĩ rằng Tống Kỳ Kỳ sẽ tiếp tục giữ im lặng về người đàn ông đó thì cô ấy đã bất ngờ mở lời.
“Anh ấy tên Tiêu Chính, không chỉ là đồng hương mà còn là thầy giáo thời phổ thông của mình.” Tống Kỳ Kỳ vừa nói vừa quay mặt lại.
Thứ Hai tuần này lại là giờ dạy Ưu Ưu, mới giảng được một nửa thì nó đã ngủ mất. Tôi nghiêng đầu nhìn nét mặt mệt mỏi của cô bé, liền đặt sách xuống, định gọi nó dậy, nhưng tay chỉ mới giơ ra thì đã rút lại.
Tôi chống tay lên bàn, ngồi nhìn bức tường, nghĩ vẩn vơ một mình, được một lúc thì lấy quyển nhật ký màu xanh lá cây từ trong túi xách ra.
“Thứ Năm, ngày 14 tháng 2. Thời tiết: Trời lạnh, đã xuất hiện những bông tuyết nhỏ.
Hôm nay là ngày lễ Tình nhân, bên ngoài có những bông tuyết nhỏ tung bay trong gió lạnh. Vô cùng lãng mạn.
Sáng nay đến nhà dạy Bành Vũ, bữa trưa giải quyết qua loa bằng bát sủi cảo ngoài đường, sau đó đi dạo một vòng trong cửa hàng bách hóa ở gần nhà Ưu Ưu.
Một lễ Tình nhân thật vô vị, nhưng cũng rất đầy đủ.
Những lúc rảnh rỗi lại tự vấn lòng mình, Mộ Thừa Hòa đang làm gì nhỉ? Có nhớ hôm nay là ngày lễ Tình nhân không?
Mình rất muốn liên lạc với thầy, cho dù là gọi điện hay nhắn tin cũng được, nhưng trong lòng lại có chút lo sợ. Trong một ngày đặc biệt như thế, bất kỳ cử chỉ nào của mình cũng sẽ khiến thầy cảm thấy điều gì đó chăng?!
Buổi trưa, lúc đi vào khu vực bán quần áo dành cho nam giới, nhìn thấy chiếc áo măng tô màu nâu sẫm trên người ma nơ canh, trên cổ còn quấn một chiếc khăn choàng ca rô, mình tự nhiên dừng bước, không khống chế được suy nghĩ của mình, tưởng tượng Mộ Thừa Hòa mặc nó sẽ như thế nào.
Tuy thầy không thuộc về mình, nhưng suy nghĩ như vậy cũng khiến trong lòng mình tràn ngập niềm vui.
Thầy Mộ, lễ Tình nhân vui vẻ. ^^
Từ nhỏ tôi đã có thói quen viết nhật ký. Lúc tôi còn nhỏ, mẹ chưa làm cảnh sát trại giam, mà là giáo viên dạy văn dưới tỉnh, mẹ vô cùng nghiêm khắc với tôi. Đến giờ nghỉ trưa, nếu tôi không ngủ thì nhất định phải viết nhật ký. Bởi thế, mười mấy năm sau tôi đã hình thành thói quen này, cứ dăm ba ngày, dù chỉ có một, hai câu, tôi cũng phải viết ra thì mới cảm thấy an lòng.
Tôi thu dọn xong mọi thứ thì cầm túi xách ra khỏi phòng. Mẹ của Ưu Ưu đang ngồi thêu tranh chữ thập ngoài phòng khách, thấy tôi cầm túi xách đi ra, có hơi ngạc nhiên, rồi nhìn đồng hồ, hỏi một cách nóng vội: “Hết giờ rồi sao?”
Cô ấy hơi lên giọng nên có thể hiểu được cảm xúc trong lòng cô ấy.
Tôi giải thích: “Có lẽ Ưu Ưu hơi mệt, giảng bài như thế cũng không hiệu quả, lần sau cháu sẽ dạy bù, hôm nay không tính.”
Cô ấy khựng người, gật đầu, hơi ngượng. Tôi cảm thấy lời nói của mình dường như hơi quá, đứng hàn thuyên với cô ấy vài câu rồi vội vàng rời đi.
Chớp mắt, thời tiết đã ấm hơn, chúng tôi cũng bước vào năm học mới được vài tuần.
Tiết học tiếng Nga vẫn do Trần Đình dạy, điểm thi học kỳ trước, cả lớp không ai bị dưới trung bình, cơ hồ ai nấy đều muốn hô vang: “Thầy Mộ vạn tuế!”
Trong phòng ký túc, Triệu Hiểu Đường lại bắt đầu phát biểu kinh nghiệm của mình.
Cô ấy nói: “Bây giờ các cậu dùng cách gì để liên lạc khi lên mạng?”
“Thì vẫn dùng QQ.” Ba chúng tôi đồng thanh nói.
Triệu Hiểu Đường giơ ngón trỏ lên: “No. Dùng MSN sẽ khiến mình có đẳng cấp hơn.”
Bạch Lâm đưa mắt lườm lườm: “Triệu Hiểu Đường, vậy cậu cứ dùng cái đó đi.”
Triệu Hiểu Đường phản kích lại: “Dùng thì sao? Phải dùng mới thấy mình pro hơn chứ.”
Họ cãi nhau quyết liệt, Tống Kỳ Kỳ đi khóa cửa rồi đun nước, hoàn toàn không có hứng thú lắng nghe cuộc khẩu chiến này. Tôi tròn xoe mắt, ngồi im nhìn bọn họ.
Bạch Lâm hỏi: “Tiết Đồng, cậu điên rồi à?”
Tôi nói: “Mình đang nghĩ... mình cũng cần một MSN có đẳng cấp.” Tôi đã tìm được điểm công phá rồi!
Bạch Lâm: “...”
Tôi đập bàn đứng dậy, kêu lớn: “Hiểu Đường, giúp mình đăng ký một cái MSN có đẳng cấp. Tiểu Bạch, mình mượn máy của cậu một lát.”
Xong hết mọi việc, tôi hí hửng gửi tin nhắn cho Mộ Thừa Hòa: “Thầy ơi, gần đây thầy khỏe không? Thầy đang làm gì vậy?”
Hai phút sau, thầy trả lời: “Đang làm việc ở nhà.”
Tôi ngồi cười khờ khạo, cơ hồ có thể tưởng tượng ra dáng vẻ thầy mang dép lê, đeo kính gọng đen, tay cầm điện thoại.
“Có đang sử dụng vi tính không?” Tôi lại gửi.
“Ừm.”
“Em không làm phiền thầy chứ?”
“Không, đúng lúc giải lao một chút.”
Tôi cười tươi rói, vội gửi tiếp một tin: “Thầy có dùng MSN không? Add MSN của em đi thầy! Thầy Trần bắt chúng em viết đơn xin việc bằng tiếng Nga, em gửi cho thầy, thầy sửa giúp em được không?” Một tài khoản MSN vừa được đăng ký chưa đến năm phút đã sắp gánh lấy nhiệm vụ gian nan mang tính chất lịch sử của nó.
“Nhưng máy tôi đang dùng không thể lên mạng.”
Nhiệt huyết trong lòng tôi bị câu nói ngắn gọn của thầy dập tắt, đành thê thảm ngồi nhắn: “Account của em là [email protected], khi nào thầy có thời gian thì add em nha!”
Sau đó thầy không trả lời tin nhắn của tôi nữa.
Tôi bỏ điện thoại xuống, bưng mặt rầu rĩ, ngồi lướt web. Hai phút sau, đột nhiên hệ thống thông tin trên MSN nhắc nhở tôi có thông tin cần xác minh, trên đó viết mấy chữ: “Tiết Đồng, tôi là Mộ Thừa Hòa.”
Nhìn thấy bảy chữ này với hai dấu câu, tôi nhảy cẫng lên, cơ hồ muốn ôm chầm lấy Bạch Lâm, hét toán loạn.
Bạch Lâm nói: “Được rồi, mau tiếp tục đi. Cách mạng còn chưa thành công, trò còn phải cố gắng nhiều.”
Tôi bình tâm lại, ngồi trước máy tính.
Mộ Thừa Hòa: Tôi đổi qua máy khác, lên mạng xem thử. Gửi đơn xin việc cho tôi.
Po3a: Dạ được, cảm ơn thầy.
Mộ Thừa Hòa: Không có gì.
Po3a: Hihi, thầy dùng tên thật luôn à?
Mộ Thừa Hòa: Po3a tức là Роза?
Po3a: Bị thầy phát hiện rồi. Em cảm thấy viết như vậy trông rất giống tên tiếng Nga thầy đặt cho em nên dùng luôn.
Mộ Thừa Hòa gửi lại hình mặt cười.
Tôi cắn môi, bắt đầu suy nghĩ đề tài thích hợp, quay lại hỏi ý kiến ba người kia: “Nói chuyện gì cho hợp lý nhỉ?”
Triệu Hiểu Đường đang đắp mặt nạ, nói một cách hàm hồ: “Hỏi thầy ấy một tháng kiếm được bao nhiêu tiền.”
“...”
Bạch Lâm nói: “Cậu cứ hỏi rốt cuộc là thầy có thích em không?”
“...”
Tống Kỳ Kỳ nói: “Chẳng phải thông thường khi trò chuyện, câu đầu tiên không phải hỏi người ta ăn chưa thì hỏi đối phương gần đây đang bận chuyện gì sao?”
Nghe Tống Kỳ Kỳ nói, tôi gật đầu tán đồng, xem ra trong phòng này chỉ có tôi với Kỳ Kỳ là bình thường.
Po3a: Dạo này thầy bận việc gì vậy?
Mộ Thừa Hòa: Mẹ thầy Trần về nước thăm con, tôi đã trả lại căn nhà đó và dọn về nhà của mình rồi.
Po3a: Nhà của thầy?
Mộ Thừa Hòa: Nhà của tôi.
Po3a: Em tưởng nhà thầy ở vùng khác.
Mộ Thừa Hòa: Tôi nói như vậy sao?
Po3a: Dạ không.
4
Sau đó, đề tài này đến đây chấm dứt.
Bạch Lâm đứng bên cạnh, nhìn bảng chat của chúng tôi, thở dài: “Nói chuyện với thiên tài đúng là mệt thật, chẳng dò hỏi được gì.”
“Kỳ thực, Tiểu Đồng à, với kinh nghiệm của một người từng trải...” Triệu Hiểu Đường đang ngồi soi gương nói: “Trước mặt thầy, cậu không cần phải suy nghĩ quá nhiều, muốn nói gì thì nói cái đó.”
Cô ấy ngừng lại một lúc, hỏi: “Thầy ấy lớn hơn cậu bao nhiêu tuổi?” Cô ấy chưa từng gặp Mộ Thừa Hòa, lâu nay chỉ xây dựng hình tượng của Mộ Thừa Hòa thông qua lời tường thuật của tôi và Bạch Lâm mà thôi.
Tôi chau mày, lắc đầu. Nhìn vào thì không lớn hơn chúng tôi nhiều tuổi, nhưng chính xác là lớn hơn bao nhiêu tuổi thì tôi ngại hỏi.
Triệu Hiểu Đường há hốc miệng: “Chat nửa ngày rồi mà đến cả việc người ta bao nhiêu tuổi, cậu cũng không biết.”
Bạch Lâm tiếp lời: “Phải đó, thầy ấy với thầy Trần Đình hoàn toàn khác nhau, tuy nhìn rất ôn hòa, nhưng cứ có cảm giác... thần thánh không thể xâm phạm.”
Nghe câu “thần thánh không thể xâm phạm” được thốt ra từ chính miệng Bạch Lâm, Triệu Hiểu Đường bật cười, cong cớn chế giễu: “Thôi đủ rồi, Tiểu Bạch à, cậu nên tiết kiệm khiếu hài hước ít ỏi đến đáng thương của cậu đi.”
Trái lại, Bạch Lâm không cười, còn rất nghiêm túc nói: “Thật đấy! Cậu chưa gặp nên mới cảm thấy mình hơi khoa trương thôi. Nhưng nhìn tụi đồng hương của mình kìa, mê đến vậy mà cũng không dám biểu hiện ra trước mặt thầy. Đúng không Tiểu Đồng?” Bạch Lâm quay sang hỏi tôi.
Tôi ậm ừ cho qua chuyện.
Thật ra, tôi không hiểu rốt cuộc cảm giác mà Bạch Lâm nói là gì, tôi chỉ cảm thấy... đằng sau sự thân thiện của Mộ Thừa Hòa có một cảm giác xa vời vợi như không thể chạm đến.
Triệu Hiểu Đường trở lại đề tài đang nói dở, tiếp tục lên lớp: “Đừng nhìn vào vẻ bên ngoài hằng ngày có thể rất ngay thẳng, kiên cường của cậu và Tiểu Bạch, thật ra hai cậu chính là điển hình của loại người miệng hùm gan sứa, khi gặp phải vấn đề tình cảm là lập tức biến thành trái cà yếu đuối nhu nhược hết. Bây giờ, chúng ta tạm bỏ qua vấn đề thầy ấy lớn hơn cậu bao nhiêu, nhưng với đặc trưng của một người thuộc chủng loại thiên tài thì kinh nghiệm xã hội và trình độ giữa thầy ấy với cậu chắc chắn không nằm trên cùng một cấp bậc. Cậu mà không e dè ngập ngừng thì trông cậu càng ngây thơ, dễ thương hơn. Nói không chừng, người ta thích kiểu này đấy.”
Triệu Hiểu Đường, mệnh danh “tình thánh”, đã tận tình truyền đạt những kế sách quý trong chuyện yêu đương của cô ấy cho tôi. Tôi chớp chớp mắt, dường như đã hiểu ra gì đó, nhưng dường như lại không hiểu lắm.
Muốn nói gì thì nói ư?
Tôi xoay ghế lại, nhìn vào màn hình. Đã bảy, tám phút trôi qua từ sau chữ “Dạ không” lúc nãy của tôi, thầy không nói thêm gì nữa.
Tôi sợ thầy đã rời khỏi nên gõ:
Po3a: Thầy Mộ?
Mộ Thừa Hòa: Ừm, tôi đây.
Po3a: Em nhớ thầy từng nói, bố của thầy cũng là giảng viên của trường, hai bố con cùng làm một chỗ, chắc là rất thú vị phải không?
Câu này gửi đi, rất lâu cũng không thấy Mộ Thừa Hòa trả lời lại. Để tránh ngừng quá lâu, tôi lại viết: Bố thầy về hưu rồi à? Nếu không, lỡ như gặp nhau trong cuộc họp, thầy sẽ gọi “thầy” hay gọi “bố”?
Tôi vừa gõ chữ, vừa cười thầm, tưởng tượng cảnh thầy Tiểu Mộ gặp thầy Lão Mộ, chắc là rất thú vị.
Một phút sau, Mộ Thừa Hòa nhắn lại: Ông ấy đã qua đời rồi.
Trong chốc lát, tôi cảm thấy lúng túng, rồi đột nhiên cảm thấy thật may vì mình không phải đang nói chuyện trực tiếp với thầy về chủ đề này. Nhớ lại cảnh tượng ngày đầu tiên đến làm thủ tục nhập học, cần phải điền đầy đủ thông tin và cách thức liên lạc của cả bố và mẹ, khi đến lượt tôi nộp hồ sơ, phần tư liệu về bố mẹ, tôi đã bỏ trống chỗ của bố. Sau đó, một bạn sinh viên phụ trách công việc này kiểm tra xong liền trả lại hồ sơ cho tôi, nét mặt không vui: “Chẳng phải đã nói rồi sao? Đơn vị công tác và cách thức liên lạc của bố và mẹ đều phải điền đầy đủ, phần này không được để trống.”
Tôi cầm bút, khựng người, rồi từ từ nói: “Nhưng bố em đã mất rồi.”
Người đó lập tức cứng đơ, sau đó cúi đầu, nét mặt vô cùng ngại ngùng, không ngừng nói xin lỗi, nhưng chính như thế lại càng làm tôi không tự nhiên.
Thật ra, họ không biết rằng có nhiều lúc cái mà chúng tôi cần không phải là sự đồng cảm, mà chính là ánh mắt bình thường của những người bên cạnh.
Tôi suy nghĩ một lúc, rồi quyết định không dùng lời khách sáo trả lời Mộ Thừa Hòa mà gửi hình mặt cười: Vậy nói không chừng bố của chúng ta còn là hàng xóm ở trên thiên đàng nhỉ?
Thầy cũng gửi lại cho tôi một hình mặt cười: Phải đó, khó nói lắm.
Ngay khi tôi đang rầu rĩ không biết phải nói gì thì thầy lại nhắn.
Mộ Thừa Hòa: Nhưng bố tôi tính cách khá quái lạ, không biết bố em và ông ấy có hợp nhau không.
Tôi chợt cảm thấy buồn cười, vội nói: Không sao, không sao, bố em dễ tính lắm, trong cái bụng bự ấy không biết đã chứa bao nhiêu truyện cười, ai gặp cũng thích.
Sau đó, Mộ Thừa Hòa trả lời lại, không phải bằng chữ mà là một cuộc gọi.
Thầy mở lời trước: “Tiết Đồng?”
“Dạ!”
“Không còn sớm nữa, ngủ đi.” Thầy nói.
“Ồ, vâng ạ!” Phòng chúng tôi ai cũng là cú mèo, toàn thích ngủ muộn, lúc nãy nói chuyện kích động quá, hoàn toàn quên mất phải chăng mình đang quấy nhiễu thời gian nghỉ ngơi của thầy, bèn vội vàng bổ sung: “Thầy Mộ, xin lỗi đã làm phiền thầy.”
Thầy ngưng lại một lúc rồi mới nói: “Không phải ý đó. Tôi nói em ngủ sớm đi, tôi thì ngủ muộn lắm.”
Đến đây, tôi mới nhớ ra trước đây thầy từng nói giấc ngủ của thầy không sâu.
“Thầy vẫn còn mất ngủ sao?”
“Bệnh cũ.” Thầy nói.
“Tại sao lại không ngủ được?” Với độ tuổi của tôi thì chỉ luôn oán thán thời gian ngủ ít quá, chứ hoàn toàn không hiểu được nỗi khổ của việc mất ngủ.
“Lúc nào cũng cảm thấy còn rất nhiều việc phải làm nên không thể tĩnh tâm được.” Khi nói những lời này, giọng thầy đều đều, không nhận ra tâm trạng gì.
“Vậy à? Chuyện gì thế?” Tôi hỏi.
Thầy không trả lời mà nói: “Muộn lắm rồi, em phải ngủ rồi đấy.”
Tôi đành nói tạm biệt trong luyến tiếc.
Cuối tuần, Bạch Lâm mời cả nhóm bạn ăn cơm.
Từ tỷ lệ nam nữ tham gia trong bữa ăn có thể thấy, duyên khác phái của Bạch Lâm không tốt đẹp lắm. Ngoài những tên nam sinh cùng lớp ra thì chỉ còn Lý sư huynh, mà Lý sư huynh được tham dự cũng chỉ là vì lời yêu cầu với mục đích giúp đỡ của tôi.
Lúc ăn cơm, Lý sư huynh bị Bạch Lâm sắp xếp ngồi cạnh tôi, trước khi ngồi xuống, còn nháy mắt với tôi. Những người không hiểu chuyện còn tưởng cô ấy muốn giới thiệu “bạn cũ” của mình cho tôi.
Sau vài ba câu thăm hỏi xã giao, tôi bắt đầu chuyển đề tài về Mộ Thừa Hòa.
5
Nhưng về Mộ Thừa Hòa, Lý sư huynh chỉ biết một số việc không quan trọng, cũng chỉ là tin tức về phương diện học thuật của Mộ Thừa Hòa, như nghe nói gần đây thầy rất bận, còn phải đến một thị trấn nhỏ ở Tây Nam để làm một thí nghiệm ống gió.
“Ống gió?” Tôi không hiểu.
“Phải.” Lý sư huynh nói một cách thần bí: “Anh cũng chỉ vô tình nghe được từ một bạn lớp trưởng đi theo thầy Mộ thôi. Anh ấy nói đại khái là thầy của họ phải đến Tây Nam làm thí nghiệm. Những người trong ngành này còn có thể làm thí nghiệm gì ở Tây Nam chứ, chắc chắn là ống gió rồi, ở đó có trung tâm thí nghiệm ống gió hàng không lớn nhất của Châu Á chúng ta.”
“Ống gió?” Tôi tiếp tục bối rối vì không hiểu: “Ống gió là gì?”
“Là một khâu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu động cơ phi hành, qua thí nghiệm ống gió, ta có thể mô phỏng ra các số liệu của khí lưu đối với các tác động lên vật thể.”
“Trường chúng ta mạnh vậy sao? Thầy giáo mà cũng có thể đến đó ư?” Tôi không hiểu.
“Một trường đại học thì làm gì làm được việc này, chắc chắn là hạng mục của phía quân sự.” Lý sư huynh dùng ngữ khí sùng bái đính chính lại câu nói của tôi.
Quân sự...
Tôi bắt đầu chóng mặt rồi.
Chẳng lẽ còn có thể chế tạo ra máy bay chiến đấu tàng hình? Hay là máy bay khổng lồ sao?
Đúng y như lời Lý sư huynh nói, sau đó, tôi quả nhiên không có tin tức của Mộ Thừa Hòa nữa, ảnh chân dung trên MSN luôn là màu xám.
Tôi vô tình mở hộp thư yahoo, mới phát hiện hóa ra ngay trong đêm đó thầy đã sửa xong đơn xin việc và gửi lại cho tôi.
Trời bắt đầu nóng.
Nhân dịp cuối tuần, tôi về nhà, mang theo một số quần áo mỏng vào trường, trên đường đến trạm xe bus, có đi ngang một quán cà phê. Con người của tôi, bình thường đi ngang qua những tấm kính, tôi rất thích nhìn hình bóng lúc ẩn lúc hiện của mình trong gương, và thế là, rất tự nhiên, tôi nhìn vào bên trong.
Đó là một quán cà phê rất lớn. Nghe Bạch Lâm nói, đây là một hãng cà phê thương hiệu Mỹ. Nhiều lúc có thể bắt gặp những nam thanh nữ tú ăn mặc rất thời trang, ngồi trò chuyện, hoặc làm việc trên chiếc máy tính xách tay. Lần duy nhất tôi đẩy cửa bước vào đó, không phải để uống cà phê, mà là cùng Bạch Lâm đi nhờ nhà vệ sinh.
Và lúc này, tôi nhìn thấy Tống Kỳ Kỳ đang ngồi trước chiếc bàn tròn đặt bên cạnh tấm kính trong suốt.
Đối diện với cô ấy là một người đàn ông.
Trên bàn có hai chiếc cốc cỡ đại màu trắng.
Hai người họ đang trò chuyện.
Và chỉ cần nhìn qua tôi đã biết, Tống Kỳ Kỳ rơi vào dòng xoáy tình yêu rồi. Vì lúc nói chuyện, khóe môi cô ấy cong lên, đôi mắt lấp lánh chứa đầy niềm vui, khác hẳn với Tống Kỳ Kỳ lặng lẽ, khiêm tốn, cần cù học tập thường ngày.
Ánh sáng trong quán cà phê hơi tối, lại có kính phản quang nên tôi không nhìn rõ được gương mặt của người đàn ông kia. Nhưng giờ ngoại trừ Mộ Thừa Hòa ra, tôi không có hứng thú với gương mặt của những người khác phái khác nữa. Tôi nhớ ra chuyện Triệu Hiểu Đường kể có người đàn ông chở Tống Kỳ Kỳ về trường lần trước, chắc chắn là người này rồi. Tôi nổi hứng, nấp vào một chỗ rồi gọi điện cho Tống Kỳ Kỳ.
“Cậu đang ở đâu vậy?” Tôi biết rõ ràng nhưng vẫn cố tình hỏi.
“Mình...” Tống Kỳ Kỳ nghe máy, đưa mắt nhìn người ngồi đối diện, nói không tự nhiên: “Mình đang dạy thêm.”
“Hừm! Kỳ Kỳ, cậu nói dối mình nhé. Cậu đang ở Starbucks, ngồi cùng với một người đàn ông mặc com lê.”
“Cậu đang ở đâu?” Cô ấy lúng túng đứng dậy, cầm điện thoại nhìn quanh.
Tôi đi tới trước tấm kính, nhìn cô ấy, cười hềnh hệch. Cô ấy nhìn thấy tôi, mở to mắt, sau đó quay sang nói gì đó với người đàn ông kia, rồi cầm túi xách chạy ra. Người đàn ông đó cũng nhìn về phía tôi, lịch sự gật đầu chào. Bây giờ thì tới lượt tôi không biết phải làm sao, đành học theo kiểu nịnh hót của Bạch Lâm thường ngày, giơ tay phải lên, vẫy vẫy.
Tôi không biết đoán tuổi tác của người khác giới, chỉ có thể biết người đó lớn hơn tôi, có lẽ sấp sỉ tuổi Mộ Thừa Hòa, chắc chắn chưa quá ba mươi tuổi.
Tống Kỳ Kỳ vừa chạy ra đã kéo tôi đi: “Sao cậu lại ở đây?”
“Nhà mình gần đây mà, chẳng phải cậu cũng từng tới rồi sao?”
“Đi thôi. Bắt xe.” Cô ấy nói.
“Hả?” Tôi kinh ngạc. “Cậu cũng đi luôn à?”
“Thì về trường cùng cậu.”
“Không phải chứ? Hai người tiếp tục đi, mình không phải đến để phá rối đâu.”
“Không phải như cậu nghĩ đâu.” Tống Kỳ Kỳ vội giải thích.
“Sao cậu biết mình nghĩ gì?” Tôi hỏi ngược lại.
“Mình...” Cô ấy không nói tiếp, mặt đỏ bừng lên, khác với tính cách của tôi và Bạch Lâm, Tống Kỳ Kỳ hoàn toàn không thích đấu khẩu.
Trên đường trở về, chúng tôi ngồi trên xe buýt, Kỳ Kỳ không nói lời nào.
Cuối cùng vẫn là tôi không kìm nổi: “Người đó là ai vậy?”
“Đồng hương của mình.”
“Chỉ là đồng hương ư?”
Tống Kỳ Kỳ gật đầu.
“Trong khoa mình, cậu cũng có đến cả tá đồng hương nhưng chưa thấy cậu nhiệt tình như vậy bao giờ, còn đến Starbucks nữa. Lần trước Hiểu Đường nói có người đàn ông đưa cậu về trường, chính là người đó phải không?” Tôi nói.
Cô ấy lại gật đầu.
“Vậy tại sao lúc Hiểu Đường kể cho bọn mình nghe về người đó, cậu lại nổi giận?” Triệu Hiểu Đường khác với chúng tôi, vì chuyện này mà cô ấy đã chiến tranh lạnh với Tống Kỳ Kỳ rất lâu, mãi đến học kỳ này mới giảng hòa.
Tống Kỳ Kỳ lại im lặng, quay mặt về phía cửa sổ.
Năm giờ chiều của ngày Chủ nhật, giờ cao điểm trên mọi ngả đường.
Trên xe buýt không ngừng có người lên xuống, hai chúng tôi ngồi ở góc của dãy ghế cuối cùng, Tống Kỳ Kỳ ngồi bên cửa sổ, tôi ngồi kế bên, cạnh tôi là một cô trung tuổi, tay ôm túi siêu thị, đặt trên đùi, đang cùng người bạn đồng hành của mình nói lại việc mua đồ lúc nãy bằng giọng địa phương rất lớn.
Phải một lúc lâu sau, đến khi tôi nghĩ rằng Tống Kỳ Kỳ sẽ tiếp tục giữ im lặng về người đàn ông đó thì cô ấy đã bất ngờ mở lời.
“Anh ấy tên Tiêu Chính, không chỉ là đồng hương mà còn là thầy giáo thời phổ thông của mình.” Tống Kỳ Kỳ vừa nói vừa quay mặt lại.
Bình luận facebook