• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Truyện dài : Ma quỷ dân gian kỳ truyện (1 Viewer)

  • ĐÊM TRĂNG THỨ 24: CẦU CƠ, Trò chơi GIAO TIẾP VỚI CÕI ÂM

“Hồn ai ở chốn non bồng
Qua đây hồn cũng vui lòng ghé chơi
Dù hồn ở khắp mọi nơi
Ghé đây đàm đạo chuyện đời trần gian…”
Bày cơ gọi “bạn” giữa đàng
Canh khuya đã điểm trăng vàng hắt hiu
Ba người một cõi cô liêu
Lâm râm khấn nguyện vài điều thiết tha.

- Một đoạn trích từ bài thơ của bạn Trần Ngọc Thái Bình.
Phần trong " " là lời đối thoại
4 câu đầu trong bài chú cầu cơ.

Qua bài thơ trên, chắc hẳn mọi người cũng đoán được chủ đề mà MQDGK muốn nhắc trong đêm trăng này là gì đúng không nào?
Hôm nay, chúng ta cùng bàn luận về một trong những “Trò chơi dân gian” mang yếu tố tâm linh đáng sợ mà chắc chắn ai cũng rùng mình khi nhắc tới. Đó chính là CẦU CƠ - nghe qua có vẻ không mấy làm xa lạ với nhiều người, nhất là những bạn từng sinh ra và lớn lên ở nông thôn, có lẽ các bạn đã từng biết đến những câu chuyện về Cầu Cơ như:
➤ Cầu Cơ để xin số đề, vé số để cầu danh lợi.
➤ Cầu Cơ để được tiên đoán tương lai, biết trước số mệnh
➤ Cầu Cơ để hỏi về việc âm, hỏi về những người thân đã mất.

Thậm chí, người ta Cầu Cơ chỉ đơn giản vì tính tò mò và muốn kiểm chứng tâm linh! VẬY CẦU CƠ LÀ GÌ?

1️⃣
Cách gọi dân gian:
Cầu Cơ là cách gọi quen thuộc của người Việt Nam cho một trò chơi, hay nói đúng hơn là một buổi gọi hồn, thông linh với những cõi giới khác (người âm), “giao tiếp” thực hiện một số mục đích của người gọi/ người chơi.
Thông thường khi nghe đến “gọi hồn người chết” người ta hay nghĩ ngay đến các lễ đàn Đạo Pháp, phải có bàn cúng hoành tráng, có Bà Đồng/ Thanh Đồng để nhập hồn hay có Thầy Pháp với thần chú lầm rầm, bùa tứ tung. Còn đối với trò Cầu Cơ, nó không khác gì một trò chơi dân gian bình thường với vài lễ nghi đơn giản (Ví như Ma Lon, Khiêng Xác…), chỉ cần thỏa những điều kiện nhất định của trò chơi đó.

2️⃣
Nguồn gốc:
Ở đây bạn nào đam mê xem phim kinh dị Âu Mỹ chắc cũng không xa lạ gì với cái bàn cầu cơ Ouija với thiết kế là một tấm bảng gỗ lớn có các kí tự con chữ, kèm theo đó là một con “cơ” hình trái tim (nguồn gốc tên gọi cầu cơ). Được thiết kế và phổ biến ở Châu Âu từ năm 1890, Bàn Cầu Cơ Ouija lúc đó là một thứ vô hại cho tới khi một nhà ngoại cảm nhà ngoại cảm Pearl Curran sử dụng nó để tiên đoán trong Thế Chiến Thứ I thì nó mới thực sự phổ biến và trở thành một trò chơi của giới trẻ. Đạo Thiên Chúa và các nhà huyền học khuyến cáo không nên chơi Ouija do nó là công cụ kết nối với Ma Quỷ. (theo wikipedia)

Ở anh bạn láng giềng Trung Quốc - cái nôi của nhiều đạo giáo cũng có một định nghĩa về Cầu Cơ. Được biết đến với cái tên Bút Cơ (Cơ: Cái máy, sự xây chuyển như cái máy. Bút: cây viết , Theo định nghĩa danh từ Bút Cơ là: Phò cơ và Chấp bút). Nó được xem là một phương pháp thông linh với thế giới khác thông qua chữ viết. Các ý chỉ sẽ được ở trên ban phát thông qua Cơ, và người phò bút sẽ ghi chép lại. (Do cách này hơi phức tạp nên hiểu nôm na là cũng sử dụng 1 vật dẫn là “Cơ” để ghi chép lại lời dạy thành thần).
Nghi thức này cũng được tìm thấy trong nhiều nền văn hoá lớn như Ấn Độ, Hy Lạp…

Tuy cao siêu nghi thức rườm rà là vậy nhưng về tới Việt nam, Cầu Cơ trở nên là một nghi thức khá phổ biến mà bất kì ai cũng có thể chơi được từ trẻ con tới người lớn. Ban đầu nó cũng bắt nguồn từ các tôn giáo truyền bá vào Việt Nam.(Một tôn giáo ở Việt Nam cũng sử dụng phương pháp Bút Cơ là Đạo Cao Đài). Khi lưu truyền trong dân gian,Cầu Cơ ở Việt Nam cũng chơi qua việc ghép nối con chữ là chủ yếu. Qua đó nhận “thông điệp tương lai” từ cõi giới khác.

3️⃣
Cách trò Cầu Cơ vận hành

Theo kenh14: Khi bắt đầu cuộc chơi, người tham gia sẽ đặt ngón tay lên cơ, sao cho các đầu ngón tay ở sát cạnh nhau, quanh đuôi chén. Sau đó, tất cả cùng đọc thần chú trong khi nến đã được thắp, ba nén hương đã được châm.Cùng lúc này, những người chơi sẽ tập trung tư tưởng, nghĩ về điều mình muốn xin. Chiếc chén/chiếc nút chai đã di chuyển mà người chơi khẳng định họ không di chuyển chúng. Sau khi đặt câu hỏi, "cơ" sẽ di chuyển tới những chữ cái, con số để tạo thành câu có nghĩa. Rất nhiều người tin rằng, đây chính là một trò chơi "gọi hồn" và qua các chữ cái - đó chính là thông điệp mà linh hồn gửi gắm về tương lai.

Lời khuyên: Âm - Dương là 2 thế giới khác nhau, một khi người Âm không đụng chạm gì bạn, thì cũng đừng nên quấy rầy họ cho dù có tò mò đi chăng nữa.

MQDGK không khuyến khích mọi người tham gia trò chơi vì một số lí do tâm linh nguy hiểm, ở đây bọn mình chỉ đưa thông tin đến những ai có nhu cầu biết thêm về văn hoá tâm linh để có thái độ chọn lọc phù hợp. CẢNH BÁO MỌI NGƯỜI KHÔNG THỰC HIỆN CẦU CƠ MỘT MÌNH DƯỚI MỌI HÌNH THỨC - VÌ SAI CÓ THỂ ĐEM LẠI HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC.

Trong đời sống hiện nay, việc khoa học ngày càng phát triển cũng lý giải được một phần nào những vấn đề lý tính xung quanh trò chơi tâm linh này, nó được gọi là hiệu ứng vô thức ở con người (ideomotor effect), thực tế trong vô thức con người đã có ý niệm về câu trả lời đúng và bàn cầu cơ giúp con người thể hiện ra ngoài linh cảm ấy mà thôi (Theo các nhà khoa học thuộc ĐH British Columbia).
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom