• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Truyện dài : Ma quỷ dân gian kỳ truyện (4 Viewers)

  • ĐÊM TRĂNG THỨ 22: ĐỪNG ĐI ĐÊM VÀO THÁNG CÔ HỒN.

Khi số truyện tuần này đăng lên, chắc hẳn mọi người đam mê tâm linh ở đây đều biết chúng ta đã bước sang Tháng 7 Âm Lịch - khoảng thời gian có nhiều ngày lễ truyền thống mang đậm màu sắc tâm linh và triết lý nhân sinh như: Lễ Thất Tịch, Tết Trung Nguyên, Lễ Vu Lan Báo Hiếu. Nhưng phần lớn chúng ta đều biết đến Tháng 7 Âm Lịch dưới tên gọi THÁNG CÔ HỒN.

Cứ vào những dịp như thế này, nhiều hoạt động tâm linh được diễn ra như: cúng cô hồn, rải muối gạo, đốt hoa đăng, lễ cầu Siêu,... Tất cả những tập tục này đều đã truyền từ nghìn xưa và mang đậm bản sắc tín ngưỡng tôn giáo. Không chỉ Việt Nam, nhiều nước Á Đông cũng duy trì một số tập tục trong dịp tháng 7 âm lịch. Để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của Tháng 7 Âm Lịch trong đời sống của người dân Việt Nam, hãy cùng MQDGK tìm hiểu trong đêm trăng hôm nay nhé!


1️⃣
̂̀ ̂́ ̀ ́ ̃ ̉ ́ ̂ ̣

Có rất nhiều tích truyện khác nhau giữa các tôn giáo (Đạo Giáo, Phật Giáo và Dân Gian) về nguồn gốc của Tháng 7 Âm Lịch, nhưng quan niệm phổ biến nhất là câu chuyện về Diêm Vương cho mở cổng địa ngục (Quỷ Môn Quan).

Vào dịp tết Trung Nguyên (bắt đầu từ 1/7 đến 30/7 theo âm lịch), Quỷ Môn Quan sẽ được mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được cho lên dương thế để thụ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng. Con người muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày rằm tháng 7 họ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình.

Trong văn hoá Á Đông, những sự ảnh hưởng tư tưởng khác nhau giữa các tín ngưỡng thờ cúng khiến cho Rằm Tháng 7 có những tên gọi và ý nghĩa khác nhau:
Tết Trung Nguyên (theo tư tưởng Đạo giáo), Lễ Vu Lan (theo cách gọi nhà Phật) và Lễ Xá Tội Vong Nhân (theo quan niệm Dân Gian).

⭕️
Theo trang Trung tâm lưu trữ quốc gia (https://www.archives.org.vn/) về nguồn gốc và ý nghĩa các tên gọi của Rằm Tháng 7.

➤ Trung nguyên (中元) là một tiết của Đạo giáo vào ngày 15 tháng 7 Nông lịch. Ngày đó các đạo quán lập “trai tiếu”, tăng tự lập “vu lan bồn trai” (tức đàn chay của những người theo đạo).
Ý nghĩa: lễ giữa năm, thành kính tổ tiên, hồi hướng người âm mau chuyển kiếp đầu thai. Người ta thường đốt giấy tiền vàng mã, lập đàn cúng, thả thuyền hoa đăng trong văn hoá một số nước để ánh sáng hoa đăng có thể dẫn dắt linh hồn qua Cầu Nại Hà sớm đầu thai chuyển kiếp)

➤ Vu lan (hay Vu lan bồn 盂蘭盆) tiếng Phạn là Ô Lan Bà Noa (烏藍婆拏) ý nghĩa là “cứu đảo huyền” (tức cứu người bị treo ngược). “Vu lan bồn” nơi đặt dâng ngũ quả, ban phát cho chúng sinh, ban ơn nhà Phật để họ thoát khỏi cảnh ngạ quỷ, lưu dày địa ngục.
Ý nghĩa: Lễ Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ câu chuyện về lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên Bồ tát . Ngài đã xuống tận Địa phủ để gánh chịu nỗi đau giúp mẹ, Đức Phật thấu cảm lòng thành của ông cùng chư tăng đã cho khai mở lễ này hàng năm vào ngày rằm tháng bảy và dần trở thành truyền thống báo hiếu cha mẹ. Ở Việt Nam là một ngày lễ ý nghĩa với hình ảnh Bông hồng cài áo (còn mẹ bông đỏ, mất mẹ cài bông trắng).

➤ Xá tội vong nhân (舍罪忘人) theo phong tục của một số nước Á Đông là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các vong linh không nơi nương tựa. Người ta thường dâng cúng lễ vật vào ngày rằm tháng 7 để cầu mong sự bình yên.
Các hoạt động tâm linh như lập đàn cầu siêu, cúng (chay,mặn) ở chùa hay trước nhà, sau đó rải muối gạo, đốt tiền vàng mã, tưởng nhớ công trạng người đã mất.
Ý nghĩa: Để các linh hồn lang bạt không quấy nhiễu cuộc sống dương gian, hồi hướng các linh hồn vất vưởng sớm siêu thoát sang kiếp luân hồi mới tốt đẹp hơn…

⭕️
Dưới góc nhìn của Lý học Đông phương, trong một bài viết trên báo Vietnamnet có đoạn:
Tháng 7 Âm Lịch là tháng thứ chín, tính từ tháng Một Việt lịch (Một, Chạp, Giêng, Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu và Bảy). Theo chu kỳ Cửu cung, tháng này nhập trung cung Hà Đồ, tương ứng với độ số 10 của Thiên Can Quý thuộc thủy. Tháng này có Thiên can là m Thủy và thiên can Quý đang quản trung cung. Do đó, theo Lý học Việt, tháng này âm khí rất vượng.

Theo nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh chia sẻ: Chúng ta ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy tháng 7 âm lịch có thời tiết phổ biến là mưa gió sụt sùi (mưa ngâu), hoặc mưa, bão, lũ lụt.. gây cho không khí ẩm ướt... Lúc này mỗi chúng ta đứng ở vị trí địa hình khác nhau sẽ chịu tương tác khác nhau của âm khí.
Chính vì tính thể hiện âm khí vượng, nên nó được mô tả bằng "Địa Ngục" ("Địa" là Đất/Thổ; "Ngục" là hình tượng mô tả khí chất dưới đất) và nó được dựng lên thành những truyền thuyết liên quan đến "tháng cô hồn" với những ma quỷ từ địa ngục chui lên, hoành hành trên thế gian”

⭕️
Theo quan điểm khoa học:
Tháng 7 Âm lịch cũng không phải mang đến điềm xui rủi hay bất lợi mà bởi đây là thời điểm chuyển mùa, con người dễ bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt là trẻ nhỏ khiến cuộc sống của con người khó khăn hơn. Thời tiết không tốt là lý do chính không nên làm nhà vào mùa này nên không liên quan đến ma quỷ.

2️⃣
́ ̂ ̣ ̀ :

Tuy ra đời là một ngày lễ có ý nghĩa, biểu thị cho sự tôn trọng tổ tiên, tính hiếu sinh của con người nhưng ngày nay việc cúng Rằm Tháng 7 không còn giữ được những giá trị ban đầu do sự cuồng tín thái quá và tư tưởng lệch lạc dẫn đến biến tướng. Ví như việc cúng chay trong các đạo giáo, khi lưu truyền trong dân gian trở thành cúng mặn, thậm chí là sát sinh nhiều động vật để cầu xin điều mình mong muốn với ma quỷ. Như vậy càng tạo thêm nhiều nghiệp quả.

Trung tâm lưu trữ quốc gia từng chia sẻ: Ngày nay một số quan niệm đang ngày càng tách rời ý nghĩa nguyên bản, thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn giữa lễ Vu lan và Xá tội vong nhân là một. Những năm gần đây người Việt ngày càng chú trọng các lễ tiết này nhưng đôi khi trở nên thái quá. Một số người cho rằng tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn” có nhiều điều đen đủi cần kiêng tránh khiến nhiều hoạt động công việc bị đình trệ. Tục đốt vàng mã cũng bị lạm dụng, tâm lý càng cúng biếu nhiều càng thể hiện sự hiếu kính và nhận được nhiều bổng lộc từ cõi âm khiến cho việc này đang gây ra rất nhiều lãng phí. Thậm chí gần đây nhiều nơi việc cúng vong cô hồn còn biến tướng thành tục “cướp lễ”, “giật cô hồn” làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp nguyên bản của phong tục này.

̂́ ̣̂:
Dù theo quan niệm hay góc nhìn nào đi nữa, chúng ta vẫn nằm trong dòng chảy văn hoá tín ngưỡng địa phương và đặc biệt phần lớn người Việt chúng ta vẫn tin dùng/ảnh hưởng bởi thành ngữ “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do đó việc bác bỏ hoàn toàn các tập tục truyền thống trong tháng 7 âm lịch là không thể. Tuy vậy, chúng ta vẫn không nên cổ súy cho việc lạm dụng các tập tục truyền thống để vụ lợi cá nhân. Bên cạnh đó, thờ với kiêng có chừng mực chứ không sa đà quá độ thành mê tín dị đoan.

Xét theo giá trị nhân văn, Tháng Cô Hồn là thời gian để tưởng nhớ tới những người đã khuất trong gia đình hay những người có công đất nước, báo hiếu sinh thành cha mẹ và quan trọng hơn nữa là ban phát duyên lành để cứu khổ chúng sanh (cúng Cô Hồn vất vưởng ngoài đường). Mưu cầu sự bình an, may mắn. Vì vậy, chúng ta cũng nên tôn trọng văn hoá tín ngưỡng nơi mình sinh sống.

3️⃣
̛̃ đ̂̀ ̂ ̣ ̀ ́ ̂ ̣:

Tháng 7 là tháng ma quỷ lên dương gian quấy phá, vì vậy dân gian ta cũng truyền tai nhau nhiều quy tắc phòng tránh để tránh các vấn đề xui rủi do khí m lấn át. Chúng ta cùng tham khảo qua một số điều kiêng kỵ nên tránh nhé!

1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.

2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào tháng này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến. Nên đốt ở Đình, Chùa nơi thờ tự, sau lễ cúng.

5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình. Không giật lấy đồ cúng khỏi nơi cúng, khi nhang chưa tàn.

6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.

7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu. Ma quỷ dựa vào tên gọi dễ bắt hồn

8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân.

9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập.

10. Không đứng ở nơi có nhiều cây cối vào ban đêm, nhất là những cây thân gỗ lớn, cây đa, cây đề… Ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.

11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.

12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.

13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác hình như có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.

15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, Theo phong thuỷ, dép giày ngoài đường đi vào dễ nhiễm các tạp khí, nên đặt ngoài cửa, nếu mang vào nhà mũi phải đặt hướng ra ngoài, để ma quỷ nếu từ ngoài vào sẽ không theo hướng đó mà chui vào giấc mơ của bạn.

16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.

18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.

Ngoài ra ông bà ta còn nhiều điều cấm kỵ khác như: không chải tóc trước gương lúc nửa đêm, không mở ô dù trong nhà, không huýt sáo trong nhà hay là không nên gõ đũa vào chén cơm khi ăn vì âm thanh đó sẽ kêu gọi ma quỷ vào nhà...

Theo mặt tâm linh là vậy, tuy nhiên cuộc sống chúng ta vẫn phải tiếp diễn. Giữ tinh thần tốt để công việc thuận lợi, không đổ thừa hoàn cảnh hay kiêng cữ quá mức mà trì trệ công việc, đó là tự tạo xui xẻo cho mình.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom