• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Truyện dài : Ma quỷ dân gian kỳ truyện (2 Viewers)

  • ĐÊM TRĂNG THỨ 25: GHI CHÉP VỀ MA CÀ RỒNG VIỆT NAM

Khi nói về Ma Cà Rồng chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến hình tượng bá tước Dracula trong tác phẩm văn học cùng tên nổi tiếng của nhà văn người Ireland là Bram Stoker. Ma được mô tả với bộ đồ trắng lịch lãm, khoác một cái áo choàng to màu đen. Ban ngày thì lẩn trốn ánh sáng bằng cách ngủ trong quan tài, tới đêm lại biến thành dơi đi hút máu. Dracula được lấy nguyên bản từ Vlad Tepes III (1431 - 1476) là một vương công xứ Wallachia (một vùng đất ở Châu Âu, thuộc phía nam Romania ngày nay). Đó cũng là câu chuyện mang hình ảnh phổ biến nhất về Ma Cà Rồng mà chúng ta biết ngày nay. Thực chất Ma Cà Rồng là một hình tượng có từ lâu đời và xuất hiện trong ghi chép của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới

⭕️
Truyền thuyết sơ khai về Ma Cà Rồng:

➤ Xuất hiện từ ít nhất 4000 năm về trước, trong những văn tự cổ xưa của người Assyrian và Babylon ở vùng Lưỡng Hà với cái tên Lamastu (con gái của thần Anu). Nữ ác thần được mô tả với một đôi cánh lớn, móng vuốt sắc nhọn như của loài chim và đôi khi có cái đầu giống sư tử. Thói quen của vị thần này là xông vào nhà dân mỗi tối để cướp đi sinh mạng của những đứa trẻ, dù chúng đã ở trên cũi hay vẫn còn trong bụng mẹ. Đặc biệt hơn Lamastu còn rất thích hút máu những thanh niên trẻ.

➤ Trong văn tự cổ của người Do Thái lưu truyền một dị bản câu chuyện của 2 người được Chúa sinh ra đầu tiên là Adam và Lilith (theo chính thống ngày nay biết Eva). Vì mâu thuẫn với chồng, Lilith rời bỏ vùng đất Eden và tự sinh ra những đứa con của riêng mình. Chúa cử đến ba thiên thần để mang bà trở về, và khi Lilith từ chối, họ đã giết hết những người con của Lilith. Để báo thù, Lilith thề rằng bà sẽ lấy đi sinh mạng của những đứa trẻ, dù đã chào đời hay vẫn còn trong bụng mẹ.

➤ Tại quê hương xứ Cà-ri Ấn lưu truyền câu chuyện về Rakshasa, một sinh vật hình dạng giống với loài dơi, với thói quen ăn thịt trẻ nhỏ, hay Vetala, loài quỷ dữ chuyên nhập vào thân xác những người vừa qua đời và sử dụng chúng để gieo rắc chết chóc và bệnh tật.

➤ Ở Trung Quốc: Một tên gọi khác cho Ma Cà Rồng là Hấp Huyết Quỷ(吸血鬼) được xem một loài cương thi nhưng có thể bay lượn và giết người để hút máu.

➤ Với nguồn gốc lâu đời của Ma Cà Rồng khi sang tới châu Âu, chúng được khắc họa chi tiết rõ nét hơn với cái tên Vampire (đặc biệt ở những vùng Đông Âu).

➤ Theo quan niệm thuở ấy của những người theo đạo Kito (đức tin chiếm số đông lúc bấy giờ) là những kẻ ngoại đạo, kẻ tội đồ, hay những đứa trẻ chưa được “rửa tội” sẽ dễ bị nguyền rủa và dễ bị Ma quỷ chiếm đoạt thân xác. Sau khi chết họ sẽ đội mồ sống dậy và gieo rắc nỗi kinh hoàng bởi sự chết chóc và dịch bệnh.

➤ Trong truyền truyền thuyết ở Romania, Ma Cà Rồng thường được gọi là Strigoi- Chỉ những linh hồn về từ cõi chết. Ban đầu, chúng chỉ quấy phá đi chuyển đồ đạc nhưng sau khi lấy được thân xác con người, chúng sẽ tìm giết người bằng cách hút máu, ăn tim nạn nhân xấu số (Tên gọi khác của Strigoi là Vampir, hoặc Vampyr – nguồn gốc của cái tên Vampire). Chúng sợ những thứ như ánh sáng mặt trời, thánh giá, đặc biệt là các cọc nhọn. Vì theo giáo hội, sau khoản thời gian kiếm ăn, Ma Cà Rồng sẽ trở về nơi ở của chúng dưới các nấm mộ để hồi sức. Con người sẽ tìm diệt chúng bằng cách chặt đầu các xác, đốt chúng hay dùng các cọc nhọn đâm sâu xuống các mộ huyệt.

Đó là những giải thích về nguồn gốc Ma Cà Rồng theo truyền thuyết, chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo. Theo một ý kiến trong phần thảo luận về MCR ở Wikipedia, có một giải thích khác cho rằng Ma Cà Rồng cũng là con người bình thường, có điều vì một chứng bệnh nào đó giúp họ có khả năng sống rất lâu (nhiều người cho rằng họ bất tử, do không thể chứng kiến MCR chết trước mình), họ không giết người uống máu vô tội vạ mà sẽ đi săn mồi vào 13-15 m Lịch mỗi tháng.

Chúng ta đã cùng điểm lại những truyền thuyết về Ma Cà Rồng đại diện trong văn hoá của các nền văn minh trên thế giới, có cả anh bạn láng giềng Trung Quốc. Vậy với nền văn hoá cũng 4000 năm tuổi, đâu là đại diện cho Việt Nam ?

Đêm trăng này hãy cùng Ma Quỷ dân Gian Ký mở cuộc “điều tra” về nguồn gốc của MA CÀ RỒNG VIỆT NAM. Nỗi khiếp sợ một thời gian dài của các dân tộc vùng cao.

1️⃣
Đi tìm “hậu duệ” MA CÀ RỒNG ở Việt Nam

Lục tìm trong Ma quỷ dân gian Việt Nam, có không ít những “profile” điển hình với những đặc điểm: Liên quan trẻ con, ăn thịt, hút máu, có khả năng sống lẫn trong thế giới con người.
Ví như: Quỷ Nhập Tràng (dạng Zombie sống nhờ thân xác, ký sinh, cắn hút máu tươi). Chúng ta có: Ma Lai rút ruột (tuy ăn phân, nhưng một số vùng đồn thổi nó bắt cóc ăn nội tạng trẻ con). Bà già thành Tinh hay Quỷ rừng (ngày làm người, tối hoá thân thành quỷ đi bắt người uống máu, ăn thịt)... đây là những ví dụ khá mơ hồ nhưng cũng khiến ta đáng suy xét liệu có phải hình ảnh của Ma Cà Rồng khi vào lãnh thổ Việt có bị “địa phương hoá”

Rất may, trái với những hình dung mơ hồ thì Ma Cà Rồng Việt Nam xuất hiện trong nhiều ghi chép mang tính lịch sử.

Vào thời Lê Sơ, Lê Quý Đôn mô tả: Ma Cà Rồng ban ngày cày cấy như người thường, ban đêm thì đút hai ngón chân vào lỗ mũi bay đi, thích vào nhà bà đẻ hút máu, nếu thấy ánh đèn có sự khác lạ, tức là loài ma này sắp tới.

Đến thời Nguyễn, Trương Quốc Dụng viết: "Ma Cà Rồng không khác gì người, chỉ có trán đỏ, mắt nhiều lòng trắng là khác biệt, thích ở một mình, ban đêm lấy hai ngón chân cái đút vào mũi, tay xách tai bay đi, thích ăn máu mủ, mụn nhọt và bà đẻ. Đến đêm phải phòng thủ, thấy đèn chuyển thành màu xanh thì là điềm ma đến, bấy giờ phải gõ vào vách tường, thành giường để đuổi nó, bằng không thì bệnh sẽ nặng".

Nhưng khác với ghi chép của họ Trương về việc ma Cà Rồng thích ở một mình, Phạm Thận Duật cho biết: "Ma này cũng là người, cũng có vợ con, thường bí mật lẻn vào chỗ người ta nằm, hút tinh huyết, người không biết phần nhiều bị chết".

Ông Phạm còn cho biết: "Sách 'Hưng Hóa lục' của họ Trần (làm chức quan Hiệp trấn) nói: Ma này lỗ mũi rất to, ban đêm cho hai chân vào lỗ mũi, bay vào nhà người ta, biến ra hình chó, mèo, hút máu người. Nay xem thấy lỗ mũi nó cũng như người thường thôi" — Trần Quang Đức, Vân Trai tùng thoại, 2016. Ma cà rồng.

2️⃣
Qua những ghi chép trên ta có được tổng kết như sau:

➤ Định nghĩa: Ma Cà Rồng (ma Cà Rồng (茄蠬鬼), ma Cà Rằng (奇䗀鬼) hoặc ma Càn Sùng (乾崇鬼)- cách gọi khác) là loài ma hút máu tồn tại trong văn hoá dân gian các dân tộc phía Bắc nước ta. Cụ thể chúng xuất hiện ở vùng Hưng Hoá (ngày xưa) là tiền thân là đạo thừa tuyên Hưng Hóa gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ ngày nay.

➤ Đặc tính tâm linh:

Ban ngày Ma là người thường, khó nhận biết: Theo mô tả Ma không khác gì người thường chỉ có trán đỏ, lỗ mũi to, mắt nhiều tròng trắng là khác biệt.

Đặc tính săn mồi kì dị: Đến đêm đi săn, Ma xỏ 2 ngón chân cái vào lỗ mũi, tay nắm lấy 2 lỗ tai mà bay lên. Ma hay tìm bà bầu, hay nhà có con nhỏ mà hút máu mủ, mụn nhọt, hút máu các thứ gia súc, gia cầm, bắt ếch nhái... (nghe mô tả khá giống truyền thuyết về ma Lai, Nhiều người cho rằng Ma Lai là hiện thân của Ma Cà Rồng ở Miền Nam). Trời dần sáng Ma bay về nhà đút chân vào một chậu nước thảo mộc (theo mình đoán một loại cây đặc biệt của tộc ma, có thể loại ngải nào đó), mà rút chân ra khỏi mũi. Trở lại như người thường.
Cũng theo ghi chép trong các sách, ngoài việc bay là đà với kiểu bay quái dị không giống ai, Ma Cà Rồng Việt còn có thể biến hình thành Chó,mèo mà tiếp cận con người… điều này cũng dễ gây lầm lẫn với các loài yêu tinh dưới hình hài mèo, chó.
Ma Cà Rồng thường đi săn vào ban đêm thường theo đàn (giống dơi), một số nơi ghi nhận ma đi săn 1 mình như kiểu Ma Lai ở Miền Nam. (Cái này mình nghĩ do phân bố, một số sống theo đàn số khác thích tự do)

➤ Dấu hiệu nhận biết:

Dấu hiệu trên người nạn nhân: Trẻ con/ người bị Ma Cà Rồng cắn có thể mất máu hay nhiễm bệnh lạ mà chết, người xanh sao, khô đét, trên người xuất hiện nhiều chấm đỏ (cho là dấu răng của ma)

Thay đổi của đèn: Theo ghi chép của các vị danh sĩ điểm để nhận biết Ma Cà Rồng tới là thấy ánh đèn dầu trong nhà “có sự khác lạ”: “chuyển từ đỏ sang xanh là điềm ma tới”.
Khi ấy để đối phó, họ sẽ gõ vào vách lá phát ra tiếng động mà đuổi ma, giống với cách đuổi các loài thú dữ khi chúng quanh nhà.
Ngày nay, trong nhà của một số dân tộc Tây Bắc, còn treo thêm một số loại bùa chú, cây cỏ thảo mộc có hương thơm gần cửa sổ để Ma không đánh hơi được nhà có trẻ em mà bay đi. Số khác thường rào kín cửa gài thêm nhiều loại tre đan, cọc nhọn quanh nhà, chuồng trại để ma không thể vào.

Dựa trên đặc điểm về “nhảy cảm” mùi:
Ma Theo cách mô tả xưa là có tráng đỏ, lỗ mũi to, nhạy cảm với mùi máu thức ăn (ếch, nhái..), tròn mắt tròng trắng nhiều hơn (chỉ mang tính tham khảo), tuy nhiên qua thời gian ma Cà Rồng biết cách ẩn mình trong cộng đồng.

➤ Cách nhận biết: Cánh dân bản kháo nhau một cách để biết cô gái họ quen có phải Ma Cà Rồng hay không, trong đêm cô gái hẹn gặp mặt, lén đem theo một con ếch nhái đã cắt chân, mang theo bên người. Ma Cà Rồng vốn dĩ nhạy cảm với mùi hương, đặc biệt là thức ăn nên dễ dàng hiện nguyên hình hay có cử chỉ lạ để nhận biết (ngứa ngái, khó chịu, hay khịt mũi). Khi đó tìm cách chạy thoát thân…

Và hẳn còn nhiều cách khác nữa tồn tại trong dân gian mà tụi mình chưa được biết hết, mong bạn đọc có thể chia sẻ thêm.

➤ Ma Cà Rồng và quan niệm khoa học hiện đại:
Khoa học ngày nay cũng có nhiều bằng chứng chứng minh hiện tượng Ma Cà Rồng là Porphyria-một chứng bệnh hiếm gây thiếu hụt hồng cầu. Trong quá khứ có thể những người này thường phải bổ sung máu liên tục nên gián tiếp gây ra nhiều vụ án mạng để lấy máu.
Hội chứng giữ nguyên tư thế (catalepsy) cũng có thể là lời giải thích. Trong cơn cấp tính, nhiệt độ cơ thể thường hạ xuống nhanh chóng. Các cơ trở nên căng cứng, nhịp tim và nhịp thở chậm dần – những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với một người đã chết. Một cơn căng cứng cơ cấp tính như vậy có thể kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày – thời gian quá đủ cho việc chôn cất. Và khi nạn nhân qua khỏi, họ hoàn toàn có khả năng bật nắp quan tài trở về nhà.

Mặt khác, những biểu hiện sau khi chết cũng để lại rất nhiều nghi vấn. Lông, tóc, móng thường vẫn tiếp tục dài ra do sự co lại của phần da xung quanh, điều này rất có thể khiến nhiều người nghĩ rằng xác chết đó vẫn còn sống. Sự phân hủy tạo ra một lượng lớn khí, đặc biệt là ở trong lòng ruột, làm ổ bụng xác chết trướng căng. Các chất dịch trào ra khỏi các lỗ tự nhiên – trong đó có miệng. Hai dấu hiệu này khiến người ta tưởng rằng những xác chết này vẫn tiếp tục cuộc săn mồi vào ban đêm. - theo GenK.

Trong tự nhiên, ở Trung Phi và Nam Á có họ dơi ma gọi là Megadermatidae (họ dơi ma cà rồng), trong đó nổi tiếng nhất là chi Macroderma với loài dơi ma lớn nhất là Macroderma gigas cùng với loài dơi ma bắc (Megaderma lyra) và loài dơi ma nam (Megaderma spasma). Chưa dừng lại đó, tại Việt Nam, Mỹ và Úc người ta còn thấy có loài ếch gọi là ếch cây ma cà rồng hay ếch cây quỷ (Rhacophorus vampyrus). Cũng một phần gián tiếp tạo ra những lời đồn thổi đáng sợ này.
Cho dù là một truyền thuyết tâm linh có thật hay những căn bệnh, hội chứng có thật trong y học. Việc xuất hiện một loài ma chuyên hút máu người trong dân gian Việt Nam cũng là một câu chuyện khá hấp dẫn phải không các bạn, minh chứng bản sắc riêng của nền văn hoá dân gian nước nhà về vấn đề Ma Quỷ. Hiểu hơn về Ma quỷ, bạn sẽ có câu trả lời cho những phong tục tập quán địa phương, qua đó có cách ứng xử cho phù hợp - theo báo Thanh Niên.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom