Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 59 - Chương 59 XUÂN ĐI XUÂN LẠI VỀ (2)
Chương 59 XUÂN ĐI XUÂN LẠI VỀ (2)
Đây là cuối tuần đầu tiên kể từ khi Tang Nhu vào trung tâm cai nghiện.
Lúc này, cô đang tắm nắng ngoài bãi cỏ.
Cả ngày hôm qua, Tang Nhu chỉ quanh quẩn trong phòng bệnh. Trong gian phòng chỉ một màu trắng toát ấy, cô những tưởng cả thế giới cung quanh mình sắp sụp đổ rồi, tưởng rằng bản thân sẽ ngột ngạt đến chết mất thôi.
Ngày đầu tiên vào trung tâm cai nghiện, Tang Nhu đã nói rõ với bác sĩ rằng mình không muốn trị liệu bằng thuốc. Cô hy vọng, dựa vào nghị lực của bản thân, quá trình tư vấn tâm lý và cách thức huấn luyện khoa học, cô có thể hoàn thành đợt cai nghiện này.
Mới một ngày trôi qua, mà cổ tay và cổ chân Tang Nhu đã có thêm mấy vết hằn từ dây trói, trán cũng sưng cục xanh cục tím.
Đến cuối tuần, dưới ánh mặt trời, Tang Nhu cầm bút viết cho Utah Tụng Hương một lá thư.
Vào đêm cô lấy hết can đảm của mình đến tìm anh, lúc tạm biệt, cô đã cầu xin anh đồng ý với mình một chuyện.
"Ngài Thủ tướng, tôi có thể viết thư cho anh không? Chỉ cần anh cho tôi địa chỉ gửi thư thôi, anh không cần phải mở xem bất cứ lá thư nào cả."
Anh không hỏi cô lý do, cũng không lên tiếng trả lời.
Cô phải giải thích rằng, cô chỉ muốn giết thời gian mà thôi. Bởi lẽ khoảng thời gian sống trong trung tâm cai nghiện nhất định sẽ rất nhàm chán, rằng mình rất muốn hỏi chuyện về anh trai thông qua bạn bè của anh ấy. Có lẽ thông qua những điều ấy, cô có thể tìm được hình bóng của anh trai.
Dù vậy, Utah Tụng Hương vẫn có vẻ rất thờ ơ. Cô thầm nghĩ, cũng đúng thôi, lý do này không hợp lý cho lắm.
Cuối cùng, cô đành phải cắn răng nói thêm: "Nếu được như vậy, có lẽ những ngày tháng trong trung tâm cai nghiện sẽ không còn quá khó khăn nữa."
Cuối cùng, Utah Tụng Hương cho cô một địa chỉ, lúc đưa còn nói thêm: "Tôi rất bận, không có nhiều thời gian. Hơn nữa, nói không chừng có khi tôi sẽ quên luôn cả chuyện bản thân đã từng cho người nào đó địa chỉ gửi thư này."
Nhưng như thế này đã là quá đủ với Tang Nhu rồi.
Cô mãn nguyện mang theo địa chỉ gửi thư anh đưa cho rồi rời đi.
Dưới ánh mặt trời, giấy viết thư màu trắng đục được trải rộng ra.
Tang Nhu nhìn lên bầu trời, bắt đầu viết cho Utah Tụng Hương lá thư đầu tiên.
"Thưa ngài Thủ tướng,
Anh vẫn khỏe chứ? Nơi này cách thành phố Goose chừng bảy mươi sáu kilomet, cách Văn phòng Thủ tướng chừng tám mươi hai kilomet.
Thưa ngài Thủ tướng, đây là cuối tuần đầu tiên tôi sống tại đây, cổ tay tôi có thêm tận sáu vết bầm, trán có thêm ba chỗ sưng.
Thưa ngài Thủ tướng, tôi vờ như thể vào cuối tuần này đây, anh trai đã đến thăm tôi. Lúc đến, anh ấy mặc một chiếc áo khoác màu xám nhạt, vô cùng khôi ngô cao ráo.
Tôi đã cho anh ấy xem chín vết thương trên người mình, tự hào khoe rằng: "Thấy gì không? Đây chính là huy chương của em đấy."
Anh ấy đã nhẹ nhàng vỗ lên vai tôi nói: "Tiểu Nhu vẫn khỏe chứ?" Lại còn an ủi thêm: "Tiểu Nhu vất vả rồi."
Lá thư đầu tiên tôi viết cho ngài Thủ tướng đến đây là hết rồi.
Thưa Thủ tướng, thời tiết hôm nay không tồi chút nào.
Tạm biệt, ngài Thủ tướng."
Xong xuôi, cô gấp giấy viết thư cho vào phong bì. Ngày mai thôi, lá thư này sẽ được giao đến hộp thư của số Một đường Jose.
Ở thời đại này, rất ít người còn viết thư tay thế này. Tuy vậy, khi email còn chưa xuất hiện, các phần mềm trò chuyện tán gẫu vẫn chưa phát triển, thư tay đã từng rất phổ biến.
Ngay cả những thôn dân ở miền núi xa xăm của Goran cũng biết, trước cổng số Một đường Jose có một dãy hòm thư sơn đỏ. Cứ đến mỗi mùa thu hoạch, những thôn dân ấy sẽ viết thư cho Thủ tướng, hay khi bị đối xử không công bằng, họ cũng sẽ viết thư gửi đến. Chính vì thế, Văn phòng của Thủ tướng thậm chí còn lập một nhóm công tác chỉ chuyên hủy thư.
Bước vào kỷ nguyên mới, nhóm công tác chuyên làm nhiệm vụ hủy thư cũng bị giải thể, bởi vì số thư bên trong hòm thư ngày càng ít, một tháng có cả nghìn lá thư giảm còn một tháng mười mấy lá thư. Những ông bà lão từng viết thư tay cho Thủ tướng nay cũng đã rời khỏi nhân thế, hòm thư sơn đỏ cũng dần trở nên mờ nhạt trong mắt mọi người, ngay cả các nhân viên của số Một đường Jose cũng chỉ mở hòm thư mỗi tháng một lần mà thôi. Hầu hết thời gian, hòm thư này đều trống rỗng, thảng hoặc mới có một hai lá thư do mấy ông bà lão ở miền núi xa xôi gửi đến.
Địa chỉ gửi thư mà Utah Tụng Hương cho Tang Nhu chính là địa chỉ một trong những hòm thư sơn đỏ kia.
"Tôi cũng không biết những lá thư này sẽ bị mang đến phòng ban nào." Đêm đó, anh đã nói với cô như thế.
Anh đang dùng một cách thức khá khéo léo để nhắn nhủ cô rằng, những lá thư mà cô viết sẽ không bao giờ đến được tay anh.
Không đến được tay anh cũng không sao. Cô cũng không hy vọng anh sẽ nhận được những lá thư này.
Hai ngày sau, Tang Nhu viết cho Utah Tụng Hương lá thư thứ hai.
Hôm ấy trời đổ mưa to, mà nếu không vì cơn mưa này, cô cũng đã không viết thư cho anh.
Cô nằm sấp bên bệ cửa sổ, ngoài trời mưa vẫn rơi không ngớt.
Cô vươn tay, dùng lòng bàn tay hứng mưa rơi, một lúc sau mới nhớ mình vẫn chưa viết xong thư gửi ngài Thủ tướng.
Tô Thâm Tuyết liên tục nhận được tin tức của Tang Nhu trong trung tâm cai nghiện. Tình trạng của cô ấy rất tốt, rất hợp tác với việc chữa trị.
Bác sĩ phụ trách Tang Nhu đã nhiều lần nói với Tô Thâm Tuyết qua điện thoại rằng: "Nghị lực của cô bé kia khiến người ta phải thầm kính phục."
Giữa tháng Bảy, Tang Nhu rời khỏi trung tâm cai nghiện, trở thành bệnh nhân thứ bốn trăm ba mươi mốt của trung tâm được điều trị thành công.
Chỉ cần qua thêm chín mươi ngày theo dõi tâm lý nữa thôi, cô đã có thể được chứng minh mình hoàn toàn khỏe mạnh.
Ngày Tang Nhu rời trung tâm cai nghiện cũng là ngày Tô Thâm Tuyết đi công du tại Nam Phi.
Đây là chuyến công du đầu tiên của cô kể từ ngày trở thành Nữ hoàng Goran. Chuyến đi này kéo dài mười hai ngày, hành trình bao gồm đi thăm viếng các trại tị nạn, các trường học công ích, phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên truyền các biện pháp tránh thai khoa học; chăm sóc động vật hoang dã; dạy ngoại ngữ cho trẻ em; trải nghiệm cuộc sống của thổ dân; một ngày mặc áo blouse trắng để phục vụ công ích.
Hành trình công du kéo dài mười hai ngày này rất thuận lợi, mang đến hiệu ứng rất tốt. Các cơ quan truyền thông chính thống của Nam Phi cũng đánh giá cao chuyến đi lần này của Nữ hoàng Goran. Nhờ có cô, rất nhiều người dân Nam Phi được biết đến đất nước Goran.
Trong một sự kiện cộng đồng, một ông lão từng ghé thăm Goran đã hỏi mấy câu hỏi khiến người ta phải dở khóc dở cười. "Có phải bây giờ đàn ông Goran vẫn còn mang giày đan từ mây tre không? Có phải phụ nữ vẫn còn dùng các loại cây cối để làm son môi không?"
"Trong tủ giày của các chàng trai Goran, ai nấy đều có ít nhất một đôi Nike, không phải Nike thì cũng là Adidas. Son Chanel là loại son được các cô gái Goran ưa chuộng nhất. Khoảng sáu mươi phần trăm phụ nữ Goran đều có thể mua một loạt màu son mà không phải lo lắng chần chừ."
"Ở Goran có tiệm uốn tóc không?"
"Goran có tiệm uốn tóc, nhưng rất ít. Đa số phụ nữ đều thích các salon chăm sóc tóc quy mô lớn hơn."
"Ở Goran có được uống Coca Cola không?"
"Tất nhiên là được. Nếu ông ở khu vực đồ uống của siêu thị, chỉ cần xuất trình hộ chiếu và vé máy bay, ông có thể uống Coca Cola miễn phí bao nhiêu cũng được."
Mỗi câu hỏi và trả lời giữa Tô Thâm Tuyết và ông lão người Nam Phi được đăng tải đầy đủ trên trang mạng xã hội của Goran. Nghe nói, vì chuyện này mà hàng nghìn cư dân mạng đã để lại tin nhắn trên website của Hoàng gia, nói rằng họ sẽ mang hoa đến sân bay đón Nữ hoàng trở về.
Vào đêm cuối cùng của chuyến công du Nam phi, Tô Thâm Tuyết đi ăn tối với em gái cùng cha khác mẹ của Utah Tụng Hương. Giữa bữa ăn, cô nhận được điện thoại của anh, câu nào cũng bùi tai: "Anh cũng đã để lại tin nhắn trên website chính thức của Nữ hoàng, cũng cảm thấy vô cùng tự hào vì Nữ hoàng." Còn gì nữa không…
"Còn nữa, Thâm Tuyết, trở về nhanh chút nhé."
Chỉ một câu như thế thôi cũng đủ để cô đổi lịch bay từ ban ngày thành ban đêm.
Lần đổi vé này có vẻ không được sáng suốt cho lắm. Bởi đêm hôm đó, chuyến bay về Goran gặp phải luồng không khí nhiễu động, buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Sydney. Tuy vậy, nhờ có sự cố nhỏ ấy mà mấy nghìn người dân đến sân bay đón tiếp may mắn được chứng kiến cảnh một người đàn ông dáng người cao ráo bước xuống xe an ninh sân bay, sải bước về phía Nữ hoàng vừa xuống máy bay, ôm chầm lấy Nữ hoàng trước ánh mắt của biết bao người.
Mà đương nhiên, người đàn ông cao ráo kia chính là ngài Thủ tướng.
Dõi mắt khắp Goran này mà xem, chẳng lẽ còn có người đàn ông nào khác dám ôm chầm lấy Nữ hoàng như thế sao.
Sau khi hoàn thành chuyến công du ở Nam Phi, Tô Thâm Tuyết có ba ngày nghỉ, mà suốt thời gian ấy, cô đều ở tại số Một đường Jose.
Trong ba ngày này, Tô Thâm Tuyết quả thật không bước chân ra ngoài nửa bước, mà ngoài lúc phải đi làm việc, Utah Tụng Hương cũng thoái thác mọi lịch trình.
Ngày đầu tiên, cô tiễn anh đi làm, chờ anh tan làm thì cùng anh dùng bữa. Đêm đó, hai người làm hai lần.
Ngày thứ hai, cô cũng tiễn anh đi làm rồi chờ anh tan làm. Hôm đó, hai người làm ba lần, trong đó còn có một lần vào ban ngày. Buổi trưa, anh quay về đúng lúc cô đang thay quần áo trong phòng thay đồ. Cả buổi sáng hôm ấy, anh đều phải quanh quẩn trong Quốc hội. Goran vốn là một dân tộc du mục, văn hóa súng ống cũng đã ăn sâu bén rễ từ lâu. Sau khi "Sự kiện Blue Lake" dần bị một số người lãng quên, đảng phái ủng hộ súng ống lại bắt đầu manh nha trỗi dậy, hai phe phái cứ thế lời qua tiếng lại không ngừng.
"Đám người đó làm anh bực chết đi được." Trong phòng thay đồ, anh ép cô sát vào một góc, miệng lẩm bẩm. Chỉ cần nhìn thấy hàng mày nhíu chặt của anh thôi, cô đã cảm thấy bực hết cả phần anh rồi. Cô chỉ biết khẽ vuốt ve trán anh, nói mấy câu ngốc nghếch như, "Đừng bực nữa, cả em và anh đều ghét bọn họ" để cặp lông mày của anh giãn ra thành một đường cong vô cùng đẹp.
Đôi mắt hút hồn của anh nhìn cô, miệng không ngừng kêu bực, trong khi giọng điệu lại chẳng có vẻ gì là bực cả: "Đám người đó làm anh bực chết đi được, anh phải đi hít thở không khí trong lành một chút." Câu nói này đã giải thích lý do vì sao anh có mặt ở đây lúc này. Đôi mắt đẹp kia cứ nhìn cô mãi, khiến cô khó nén cảm giác ngại ngùng.
"Đi ra ngoài hóng mát là một ý kiến hay." Cô ấp úng nói. Cô vốn còn định nói với anh rằng, muốn hít thở không khí thì phải ra vườn hoa thoáng đãng mới đúng. Đây là phòng thay đồ, hóng mát trong phòng thay đồ thì hơi kỳ quặc đấy.
Tuy vậy, cuối cùng cô lại không nói thêm gì.
"Anh cũng cảm thấy đó là một ý kiến hay."
"Bây giờ anh vẫn đang hóng mát sao?"
"Đúng thế."
"Vậy anh cứ hít thở không khí cho thoải mái đi."
"Ừ."
Cứ thế, để không quấy rầy thời gian "hóng mát" của anh, cô có tức tối cũng không dám lớn tiếng. Hai người cứ thế đứng trong không gian chật hẹp nhìn qua liếc lại, dần dà, cô không dám nhìn thẳng vào mắt anh nữa.
"Vẫn là Thâm Tuyết ngoan." Anh nói.
Đây là lần đầu tiên cô nghe thấy nói mấy lời trẻ con như thế.
"Em ngoan á?" Cô khẽ hỏi.
"Ừ, Thâm Tuyết ngoan nhất."
Dần dần, đầu óc cô chậm rãi quay cuồng, chỉ có thể chiều theo ý anh. Cô cắn chặt môi, nhìn chằm chằm lên trần nhà không ngừng lắc lư bên trên.
Khi kết thúc, ngay cả cà vạt anh cũng không cần chỉnh lại, còn cô thì phải vịn vào tay nắm cửa mới có thể đứng thẳng người. Môi anh khẽ khàng đặt lên trán cô: "Anh đi đây."
Cô gật đầu, không lo chỉnh lại quần áo, chỉ biết ngây ngô hỏi: "Tụng Hương, bây giờ anh còn cảm thấy bực nữa không?"
"Không bực, không còn bực chút nào nữa hết."
Nghe thấy thế, cô liền nở nụ cười hài lòng.
Ba ngày qua, Tô Thâm Tuyết cho rằng mình đã nhận được một vài thứ, ngay cả khi vẫn chưa hoàn toàn sở hữu, cô tin rằng mình cũng đã có thể chạm vào chúng rồi.
Ít nhất, trong màn đêm bao phủ, anh không ngừng thì thầm bên tai cô, khiến cô tin rằng, cô thuộc về anh, mà anh cũng thuộc về cô. Cô chìm sâu trong ảo giác của bóng đêm, thả mình vào lời nói dịu dàng của anh, khiến bản thân quên đi buổi tối tại biên giới Syria, quên đi cô gái tên Tang Nhu kia.
Lần tiếp theo nghe thấy tin tức của Tang Nhu là một tuần sau khi Tô Thâm Tuyết hoàn thành chuyến công du Nam Phi. Hà Tinh Tinh giúp Tang Nhu chuyển cho Tô Thâm Tuyết một món quà. Đó là một chiếc đồng hồ cát thủ công cao cấp.
Ngày thứ hai sau khi Tô Thâm Tuyết quay về Goran, Tang Nhu đến Cung điện Jose, nói rằng muốn chào tạm biệt Nữ hoàng.
Tang Nhu sẽ trở thành học viên của một Chủng viện* nằm ở phía Đông của Goran, cách thành phố Goose chừng ba trăm hai mươi hai kilomet.
(*) Chủng viện: (tiếng Latinh: seminarium, vườn ươm, trước đây còn gọi là nhà tràng) là nơi đào tạo các chủng sinh, tu sĩ Công giáo trở thành linh mục.
Chủng viện mà Tang Nhu theo học cũng có chút danh tiếng tại Goran. Mặc dù được xưng là Chủng viện, nhưng ngôi trường này vẫn lấy tôn chỉ phục vụ xã hội làm đầu. Rất nhiều người đứng đầu các tổ chức phúc lợi xã hội ở Goran đều xuất thân từ học viện này. Tang Nhu cũng chọn theo học ngành Công tác xã hội.
Lúc món quà thủ công cao cấp tỏa ra ánh sáng xanh lam nhạt được giao đến tay Tô Thâm Tuyết, Tang Nhu đã đến phía Đông học tập rồi.
Như vậy cũng tốt.
Tô Thâm Tuyết bảo Hà Tinh Tinh gọi điện cho Chủng viện nơi Tang Nhu theo học.
Trong điện thoại, Tô Thâm Tuyết nói chuyện với người phụ trách của Chủng viện về học viên mới tên Tang Nhu kia, còn nhấn mạnh đó là em gái một người bạn thân thiết với Nữ hoàng và Thủ tướng.
Tuy cách nói này không chính xác một trăm phần trăm, nhưng cũng có đến tám mươi phần trăm thật lòng. Sự chân thành này xuất phát từ lòng tôn trọng và cảm kích đối với linh hồn bất khuất đang yên nghỉ dưới băng ghế dài màu trắng kia.
Người đứng đầu Chủng viện lại bảo đảm thêm lần nữa để Nữ hoàng và Thủ tướng yên tâm, còn hứa hẹn sẽ thường xuyên báo cáo tình hình của Tang Nhu cho Nữ hoàng.
Tô Thâm Tuyết đã sớm đoán ra được, Chủng viện này là do chính Văn phòng Thủ tướng đưa ra cho Tang Nhu chọn lựa.
Khi ấy, đã có mấy trường học được đưa đến trước mặt Tang Nhu, trong đó còn có một trường học ở ngay tại thành phố Goose. Tuy vậy, Tang Nhu không chọn ở lại thành phố Goose mà chọn học tại Chủng viện phía Đông cách rất xa nơi này. Đây cũng là điều khiến Tô Thâm Tuyết cảm thấy bất ngờ.
Đêm đó cũng là một ngày Tô Thâm Tuyết ở số Một đường Jose.
Cô hỏi Utah Tụng Hương về chuyện của Tang Nhu, hỏi anh có biết chuyện Tang Nhu chọn học tại một Chủng viện ở phía Đông hay không. Anh thản nhiên đáp rằng mình biết. Nhưng khi cô hỏi thêm rằng anh có ý kiến gì không, anh chỉ khẽ nhíu mày.
Cô vốn chỉ thuận miệng hỏi mà thôi, nhưng dưới ánh mắt độc đoán của anh, cô lại cảm thấy chột dạ.
Hóa ra, sâu tận đáy lòng, cô vẫn canh cánh chuyện anh đã từng đeo chiếc nhẫn tượng trưng cho hôn nhân lên ngón áp út của một cô gái khác. Để che giấu sự chột dạ của bản thân, cô chủ động dâng hiến đôi môi mình cho anh, không cho anh bất cứ cơ hội nào để dạy dỗ cô. Khoảnh khắc anh bế cô lên, vung chân đá văng cửa phòng ngủ, chuyện chiếc nhẫn và cả cô gái tên Tang Nhu kia đã bị cô quẳng hết ra sau đầu.
Cùng với việc Tang Nhu theo học tại Chủng viện, thời gian Tô Thâm Tuyết nhớ đến cô gái ấy cũng càng ngày càng ít.
Khoảng thời gian này chính là lúc diễn ra nhiều hoạt động của Hoàng gia nhất. Các buổi đua ngựa, săn thú, đi dạo, lễ kết hôn của thành viên Hoàng gia và bốn gia tộc lớn diễn ra không ngừng.
Cũng trong khoảng thời gian này, Utah Tụng Hương dường như có một thú vui mới, chính là cứ chờ đến tối lại gọi điện bảo cô sang chỗ anh.
Trước kia, nếu không tính các việc công, một tháng hai người có chừng bốn đến năm lần ở cùng nhau. Tuy nhiên, kể từ khi anh có sở thích gọi điện cho cô vào buổi tối, mỗi tháng, số lần hai người gặp riêng nhau đã lên đến hơn mười lần. Chỉ mới qua giữa tháng Chín, Tô Thâm Tuyết đã nhận được năm cuộc gọi trước khi đi ngủ của Utah Tụng Hương, lần nào anh cũng luôn mồm gọi cô là "cô nàng ngực khủng", khiến cô cáu kỉnh đến mức phải quát lên: "Trật tự, trật tự, Utah Tụng Hương, anh trật tự ngay cho em." Ấy thế mà, anh lại càng đắc chí gọi.
"Tại sao lúc nào cũng là em sang chỗ anh mà không phải là anh sang chỗ em chứ?" Cô bất bình vặn hỏi.
Đáp lại cô, lúc nào anh cũng giải thích đủ loại lý do như "Anh bận việc", "Ngày mai anh có cuộc họp lúc sáng sớm"… Cuối cùng còn nói thẳng luôn rằng, "Vì anh không thích Cung điện Jose, anh ghét bị cả đống ánh mắt nhìn chòng chọc vào."
Thật ra thì, Tô Thâm Tuyết cũng không thích Cung điện Jose.
Đối với cô, số Một đường Jose còn đỡ hơn một chút, hệ thống cách âm cũng tốt hơn Cung điện Jose nhiều. Tất cả cũng là vì Cung điện Jose được xây dựng đã lâu. Khi ấy không ai có khái niệm gì về hệ thống cách âm, do đó, khả năng cách âm ở Cung điện Jose cũng chỉ tốt hơn nhà dân bình thường một chút mà thôi, Nữ hoàng cũng phải dè dặt hơn rất nhiều.
Cũng còn may, mỗi lần anh muốn cô sang chỗ anh, anh đều sẽ nói trước với Christie, hơn nữa còn điều động xe đến Cung điện Jose đón cô. Thậm chí thỉnh thoảng anh còn tự mình lái xe đến đón cô.
Những hôm không cần tham dự công vụ vào buổi sáng, cô sẽ chậm rãi tỉnh giấc trong phòng ngủ của anh, nếu vào trúng những ngày anh làm việc ngay tại số Một đường Jose, hai người thậm chí còn có thể dùng bữa trưa cùng nhau.
Khoảng thời gian này, giới truyền thông thành phố Goose luôn miêu tả Nữ hoàng của bọn họ bằng mấy chữ "tươi cười rạng rỡ."
Tươi cười rạng rỡ ư? Xưa nay, Tô Thâm Tuyết chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có bất cứ liên quan gì với những từ như thế, nên không khỏi oán trách với Hà Tinh Tinh sao giới truyền thông cứ dùng từ linh tinh như thế.
"Thưa Nữ hoàng, họ không hề dùng sai từ." Thế mà Hà Tinh Tinh lại đáp.
w●ebtruy●enonlin●e●com
Không có sao? Giới truyền thông thật sự không dùng sai từ sao?
Cô liếc mắt về phía gương, hai tay khẽ ôm gương mặt mình, sao hai má cô lại ửng đỏ lên thế kia?
Cô giáo ơi, lúc này đây em có thật sự "tươi cười rạng rỡ" như đám người đó đã nói hay không thì vẫn chưa biết, nhưng người con gái với đôi mắt long lanh trong gương kia lại là thật.
Cô giáo ơi, cô không biết Tụng Hương đáng ghét thế nào đâu. Cũng như tối qua, anh ấy lái thẳng xe đến ven hồ đã làm em sợ chết khiếp.
Phải biết rằng, bên người hai người họ khi ấy không có bất cứ vệ sĩ nào. Vốn dĩ cũng có hai vệ sĩ riêng, nhưng không biết anh làm thế nào mà hai vệ sĩ ấy không đuổi theo hai người họ nữa. Lúc ấy, bên bờ hồ không một bóng người, xung quanh toàn là cây cối, tuy nói là xe chống đạn, nhưng lỡ may có kẻ tập kích thì sao đây?
Cô bảo anh quay đầu xe lại, nhưng anh lại càng lái nhanh hơn. Cô nói với anh rằng mình lo lắng, vậy mà anh cũng chẳng mảy may quan tâm.
Xe dừng lại dưới bóng râm của mấy thân cây to. Cô cứ tưởng anh đang định đưa cô đến ven hồ ngắm cảnh. Nhưng không, anh lại còn đưa cho cô một hộp vuông, nói rằng mình đã nhờ vệ sĩ riêng đi mua giúp. Vừa chạm tay đến nhãn hiệu của chiếc hộp, sắc mặt Tô Thâm Tuyết tức thì nóng bừng như thiêu đốt, nhận không được mà ném trả cũng không xong. Cô chỉ biết đờ người ra nhìn anh, rồi lại nhìn quanh xem bên ngoài có ai không, xong lại nhìn trong xe một lượt, tim đập thình thịch quan sát nóc xe. Đã thế, lúc này đây, anh còn bồi thêm một câu: "Giờ em đã biết vì sao mấy người họ không dám bám theo chúng ta rồi chứ?"
Đương nhiên, Utah Tụng Hương đang nhắc đến hai vệ sĩ riêng của mình.
Anh lại bồi thêm: "Bây giờ họ đang ở lối ra của bờ hồ, anh đã dặn họ bốn mươi phút nữa hẵng đến đây."
"Thâm Tuyết."
"Ừm." Cô nhìn quanh quất, đáp lại thật khẽ.
"Chúng ta có bốn mươi phút." Anh kéo chiếc kẹp trên mái tóc cô xuống.
Trong không gian chật hẹp bên trong buồng xe, chiếc kẹp tóc tuột khỏi tay anh, mái tóc thật dài của cô xõa xuống, che phủ một nửa gương mặt cô.
Cô giáo ơi, "người bạn xinh đẹp" kia của em có phải đã quá hư hỏng rồi không?
Lòng bàn tay Tô Thâm Tuyết che kín gương mặt mình, nhưng đôi mắt lại không nghe sai bảo, xuyên qua kẽ tay, nhìn về hình ảnh của chính mình trong gương.
Đây là cuối tuần đầu tiên kể từ khi Tang Nhu vào trung tâm cai nghiện.
Lúc này, cô đang tắm nắng ngoài bãi cỏ.
Cả ngày hôm qua, Tang Nhu chỉ quanh quẩn trong phòng bệnh. Trong gian phòng chỉ một màu trắng toát ấy, cô những tưởng cả thế giới cung quanh mình sắp sụp đổ rồi, tưởng rằng bản thân sẽ ngột ngạt đến chết mất thôi.
Ngày đầu tiên vào trung tâm cai nghiện, Tang Nhu đã nói rõ với bác sĩ rằng mình không muốn trị liệu bằng thuốc. Cô hy vọng, dựa vào nghị lực của bản thân, quá trình tư vấn tâm lý và cách thức huấn luyện khoa học, cô có thể hoàn thành đợt cai nghiện này.
Mới một ngày trôi qua, mà cổ tay và cổ chân Tang Nhu đã có thêm mấy vết hằn từ dây trói, trán cũng sưng cục xanh cục tím.
Đến cuối tuần, dưới ánh mặt trời, Tang Nhu cầm bút viết cho Utah Tụng Hương một lá thư.
Vào đêm cô lấy hết can đảm của mình đến tìm anh, lúc tạm biệt, cô đã cầu xin anh đồng ý với mình một chuyện.
"Ngài Thủ tướng, tôi có thể viết thư cho anh không? Chỉ cần anh cho tôi địa chỉ gửi thư thôi, anh không cần phải mở xem bất cứ lá thư nào cả."
Anh không hỏi cô lý do, cũng không lên tiếng trả lời.
Cô phải giải thích rằng, cô chỉ muốn giết thời gian mà thôi. Bởi lẽ khoảng thời gian sống trong trung tâm cai nghiện nhất định sẽ rất nhàm chán, rằng mình rất muốn hỏi chuyện về anh trai thông qua bạn bè của anh ấy. Có lẽ thông qua những điều ấy, cô có thể tìm được hình bóng của anh trai.
Dù vậy, Utah Tụng Hương vẫn có vẻ rất thờ ơ. Cô thầm nghĩ, cũng đúng thôi, lý do này không hợp lý cho lắm.
Cuối cùng, cô đành phải cắn răng nói thêm: "Nếu được như vậy, có lẽ những ngày tháng trong trung tâm cai nghiện sẽ không còn quá khó khăn nữa."
Cuối cùng, Utah Tụng Hương cho cô một địa chỉ, lúc đưa còn nói thêm: "Tôi rất bận, không có nhiều thời gian. Hơn nữa, nói không chừng có khi tôi sẽ quên luôn cả chuyện bản thân đã từng cho người nào đó địa chỉ gửi thư này."
Nhưng như thế này đã là quá đủ với Tang Nhu rồi.
Cô mãn nguyện mang theo địa chỉ gửi thư anh đưa cho rồi rời đi.
Dưới ánh mặt trời, giấy viết thư màu trắng đục được trải rộng ra.
Tang Nhu nhìn lên bầu trời, bắt đầu viết cho Utah Tụng Hương lá thư đầu tiên.
"Thưa ngài Thủ tướng,
Anh vẫn khỏe chứ? Nơi này cách thành phố Goose chừng bảy mươi sáu kilomet, cách Văn phòng Thủ tướng chừng tám mươi hai kilomet.
Thưa ngài Thủ tướng, đây là cuối tuần đầu tiên tôi sống tại đây, cổ tay tôi có thêm tận sáu vết bầm, trán có thêm ba chỗ sưng.
Thưa ngài Thủ tướng, tôi vờ như thể vào cuối tuần này đây, anh trai đã đến thăm tôi. Lúc đến, anh ấy mặc một chiếc áo khoác màu xám nhạt, vô cùng khôi ngô cao ráo.
Tôi đã cho anh ấy xem chín vết thương trên người mình, tự hào khoe rằng: "Thấy gì không? Đây chính là huy chương của em đấy."
Anh ấy đã nhẹ nhàng vỗ lên vai tôi nói: "Tiểu Nhu vẫn khỏe chứ?" Lại còn an ủi thêm: "Tiểu Nhu vất vả rồi."
Lá thư đầu tiên tôi viết cho ngài Thủ tướng đến đây là hết rồi.
Thưa Thủ tướng, thời tiết hôm nay không tồi chút nào.
Tạm biệt, ngài Thủ tướng."
Xong xuôi, cô gấp giấy viết thư cho vào phong bì. Ngày mai thôi, lá thư này sẽ được giao đến hộp thư của số Một đường Jose.
Ở thời đại này, rất ít người còn viết thư tay thế này. Tuy vậy, khi email còn chưa xuất hiện, các phần mềm trò chuyện tán gẫu vẫn chưa phát triển, thư tay đã từng rất phổ biến.
Ngay cả những thôn dân ở miền núi xa xăm của Goran cũng biết, trước cổng số Một đường Jose có một dãy hòm thư sơn đỏ. Cứ đến mỗi mùa thu hoạch, những thôn dân ấy sẽ viết thư cho Thủ tướng, hay khi bị đối xử không công bằng, họ cũng sẽ viết thư gửi đến. Chính vì thế, Văn phòng của Thủ tướng thậm chí còn lập một nhóm công tác chỉ chuyên hủy thư.
Bước vào kỷ nguyên mới, nhóm công tác chuyên làm nhiệm vụ hủy thư cũng bị giải thể, bởi vì số thư bên trong hòm thư ngày càng ít, một tháng có cả nghìn lá thư giảm còn một tháng mười mấy lá thư. Những ông bà lão từng viết thư tay cho Thủ tướng nay cũng đã rời khỏi nhân thế, hòm thư sơn đỏ cũng dần trở nên mờ nhạt trong mắt mọi người, ngay cả các nhân viên của số Một đường Jose cũng chỉ mở hòm thư mỗi tháng một lần mà thôi. Hầu hết thời gian, hòm thư này đều trống rỗng, thảng hoặc mới có một hai lá thư do mấy ông bà lão ở miền núi xa xôi gửi đến.
Địa chỉ gửi thư mà Utah Tụng Hương cho Tang Nhu chính là địa chỉ một trong những hòm thư sơn đỏ kia.
"Tôi cũng không biết những lá thư này sẽ bị mang đến phòng ban nào." Đêm đó, anh đã nói với cô như thế.
Anh đang dùng một cách thức khá khéo léo để nhắn nhủ cô rằng, những lá thư mà cô viết sẽ không bao giờ đến được tay anh.
Không đến được tay anh cũng không sao. Cô cũng không hy vọng anh sẽ nhận được những lá thư này.
Hai ngày sau, Tang Nhu viết cho Utah Tụng Hương lá thư thứ hai.
Hôm ấy trời đổ mưa to, mà nếu không vì cơn mưa này, cô cũng đã không viết thư cho anh.
Cô nằm sấp bên bệ cửa sổ, ngoài trời mưa vẫn rơi không ngớt.
Cô vươn tay, dùng lòng bàn tay hứng mưa rơi, một lúc sau mới nhớ mình vẫn chưa viết xong thư gửi ngài Thủ tướng.
Tô Thâm Tuyết liên tục nhận được tin tức của Tang Nhu trong trung tâm cai nghiện. Tình trạng của cô ấy rất tốt, rất hợp tác với việc chữa trị.
Bác sĩ phụ trách Tang Nhu đã nhiều lần nói với Tô Thâm Tuyết qua điện thoại rằng: "Nghị lực của cô bé kia khiến người ta phải thầm kính phục."
Giữa tháng Bảy, Tang Nhu rời khỏi trung tâm cai nghiện, trở thành bệnh nhân thứ bốn trăm ba mươi mốt của trung tâm được điều trị thành công.
Chỉ cần qua thêm chín mươi ngày theo dõi tâm lý nữa thôi, cô đã có thể được chứng minh mình hoàn toàn khỏe mạnh.
Ngày Tang Nhu rời trung tâm cai nghiện cũng là ngày Tô Thâm Tuyết đi công du tại Nam Phi.
Đây là chuyến công du đầu tiên của cô kể từ ngày trở thành Nữ hoàng Goran. Chuyến đi này kéo dài mười hai ngày, hành trình bao gồm đi thăm viếng các trại tị nạn, các trường học công ích, phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên truyền các biện pháp tránh thai khoa học; chăm sóc động vật hoang dã; dạy ngoại ngữ cho trẻ em; trải nghiệm cuộc sống của thổ dân; một ngày mặc áo blouse trắng để phục vụ công ích.
Hành trình công du kéo dài mười hai ngày này rất thuận lợi, mang đến hiệu ứng rất tốt. Các cơ quan truyền thông chính thống của Nam Phi cũng đánh giá cao chuyến đi lần này của Nữ hoàng Goran. Nhờ có cô, rất nhiều người dân Nam Phi được biết đến đất nước Goran.
Trong một sự kiện cộng đồng, một ông lão từng ghé thăm Goran đã hỏi mấy câu hỏi khiến người ta phải dở khóc dở cười. "Có phải bây giờ đàn ông Goran vẫn còn mang giày đan từ mây tre không? Có phải phụ nữ vẫn còn dùng các loại cây cối để làm son môi không?"
"Trong tủ giày của các chàng trai Goran, ai nấy đều có ít nhất một đôi Nike, không phải Nike thì cũng là Adidas. Son Chanel là loại son được các cô gái Goran ưa chuộng nhất. Khoảng sáu mươi phần trăm phụ nữ Goran đều có thể mua một loạt màu son mà không phải lo lắng chần chừ."
"Ở Goran có tiệm uốn tóc không?"
"Goran có tiệm uốn tóc, nhưng rất ít. Đa số phụ nữ đều thích các salon chăm sóc tóc quy mô lớn hơn."
"Ở Goran có được uống Coca Cola không?"
"Tất nhiên là được. Nếu ông ở khu vực đồ uống của siêu thị, chỉ cần xuất trình hộ chiếu và vé máy bay, ông có thể uống Coca Cola miễn phí bao nhiêu cũng được."
Mỗi câu hỏi và trả lời giữa Tô Thâm Tuyết và ông lão người Nam Phi được đăng tải đầy đủ trên trang mạng xã hội của Goran. Nghe nói, vì chuyện này mà hàng nghìn cư dân mạng đã để lại tin nhắn trên website của Hoàng gia, nói rằng họ sẽ mang hoa đến sân bay đón Nữ hoàng trở về.
Vào đêm cuối cùng của chuyến công du Nam phi, Tô Thâm Tuyết đi ăn tối với em gái cùng cha khác mẹ của Utah Tụng Hương. Giữa bữa ăn, cô nhận được điện thoại của anh, câu nào cũng bùi tai: "Anh cũng đã để lại tin nhắn trên website chính thức của Nữ hoàng, cũng cảm thấy vô cùng tự hào vì Nữ hoàng." Còn gì nữa không…
"Còn nữa, Thâm Tuyết, trở về nhanh chút nhé."
Chỉ một câu như thế thôi cũng đủ để cô đổi lịch bay từ ban ngày thành ban đêm.
Lần đổi vé này có vẻ không được sáng suốt cho lắm. Bởi đêm hôm đó, chuyến bay về Goran gặp phải luồng không khí nhiễu động, buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Sydney. Tuy vậy, nhờ có sự cố nhỏ ấy mà mấy nghìn người dân đến sân bay đón tiếp may mắn được chứng kiến cảnh một người đàn ông dáng người cao ráo bước xuống xe an ninh sân bay, sải bước về phía Nữ hoàng vừa xuống máy bay, ôm chầm lấy Nữ hoàng trước ánh mắt của biết bao người.
Mà đương nhiên, người đàn ông cao ráo kia chính là ngài Thủ tướng.
Dõi mắt khắp Goran này mà xem, chẳng lẽ còn có người đàn ông nào khác dám ôm chầm lấy Nữ hoàng như thế sao.
Sau khi hoàn thành chuyến công du ở Nam Phi, Tô Thâm Tuyết có ba ngày nghỉ, mà suốt thời gian ấy, cô đều ở tại số Một đường Jose.
Trong ba ngày này, Tô Thâm Tuyết quả thật không bước chân ra ngoài nửa bước, mà ngoài lúc phải đi làm việc, Utah Tụng Hương cũng thoái thác mọi lịch trình.
Ngày đầu tiên, cô tiễn anh đi làm, chờ anh tan làm thì cùng anh dùng bữa. Đêm đó, hai người làm hai lần.
Ngày thứ hai, cô cũng tiễn anh đi làm rồi chờ anh tan làm. Hôm đó, hai người làm ba lần, trong đó còn có một lần vào ban ngày. Buổi trưa, anh quay về đúng lúc cô đang thay quần áo trong phòng thay đồ. Cả buổi sáng hôm ấy, anh đều phải quanh quẩn trong Quốc hội. Goran vốn là một dân tộc du mục, văn hóa súng ống cũng đã ăn sâu bén rễ từ lâu. Sau khi "Sự kiện Blue Lake" dần bị một số người lãng quên, đảng phái ủng hộ súng ống lại bắt đầu manh nha trỗi dậy, hai phe phái cứ thế lời qua tiếng lại không ngừng.
"Đám người đó làm anh bực chết đi được." Trong phòng thay đồ, anh ép cô sát vào một góc, miệng lẩm bẩm. Chỉ cần nhìn thấy hàng mày nhíu chặt của anh thôi, cô đã cảm thấy bực hết cả phần anh rồi. Cô chỉ biết khẽ vuốt ve trán anh, nói mấy câu ngốc nghếch như, "Đừng bực nữa, cả em và anh đều ghét bọn họ" để cặp lông mày của anh giãn ra thành một đường cong vô cùng đẹp.
Đôi mắt hút hồn của anh nhìn cô, miệng không ngừng kêu bực, trong khi giọng điệu lại chẳng có vẻ gì là bực cả: "Đám người đó làm anh bực chết đi được, anh phải đi hít thở không khí trong lành một chút." Câu nói này đã giải thích lý do vì sao anh có mặt ở đây lúc này. Đôi mắt đẹp kia cứ nhìn cô mãi, khiến cô khó nén cảm giác ngại ngùng.
"Đi ra ngoài hóng mát là một ý kiến hay." Cô ấp úng nói. Cô vốn còn định nói với anh rằng, muốn hít thở không khí thì phải ra vườn hoa thoáng đãng mới đúng. Đây là phòng thay đồ, hóng mát trong phòng thay đồ thì hơi kỳ quặc đấy.
Tuy vậy, cuối cùng cô lại không nói thêm gì.
"Anh cũng cảm thấy đó là một ý kiến hay."
"Bây giờ anh vẫn đang hóng mát sao?"
"Đúng thế."
"Vậy anh cứ hít thở không khí cho thoải mái đi."
"Ừ."
Cứ thế, để không quấy rầy thời gian "hóng mát" của anh, cô có tức tối cũng không dám lớn tiếng. Hai người cứ thế đứng trong không gian chật hẹp nhìn qua liếc lại, dần dà, cô không dám nhìn thẳng vào mắt anh nữa.
"Vẫn là Thâm Tuyết ngoan." Anh nói.
Đây là lần đầu tiên cô nghe thấy nói mấy lời trẻ con như thế.
"Em ngoan á?" Cô khẽ hỏi.
"Ừ, Thâm Tuyết ngoan nhất."
Dần dần, đầu óc cô chậm rãi quay cuồng, chỉ có thể chiều theo ý anh. Cô cắn chặt môi, nhìn chằm chằm lên trần nhà không ngừng lắc lư bên trên.
Khi kết thúc, ngay cả cà vạt anh cũng không cần chỉnh lại, còn cô thì phải vịn vào tay nắm cửa mới có thể đứng thẳng người. Môi anh khẽ khàng đặt lên trán cô: "Anh đi đây."
Cô gật đầu, không lo chỉnh lại quần áo, chỉ biết ngây ngô hỏi: "Tụng Hương, bây giờ anh còn cảm thấy bực nữa không?"
"Không bực, không còn bực chút nào nữa hết."
Nghe thấy thế, cô liền nở nụ cười hài lòng.
Ba ngày qua, Tô Thâm Tuyết cho rằng mình đã nhận được một vài thứ, ngay cả khi vẫn chưa hoàn toàn sở hữu, cô tin rằng mình cũng đã có thể chạm vào chúng rồi.
Ít nhất, trong màn đêm bao phủ, anh không ngừng thì thầm bên tai cô, khiến cô tin rằng, cô thuộc về anh, mà anh cũng thuộc về cô. Cô chìm sâu trong ảo giác của bóng đêm, thả mình vào lời nói dịu dàng của anh, khiến bản thân quên đi buổi tối tại biên giới Syria, quên đi cô gái tên Tang Nhu kia.
Lần tiếp theo nghe thấy tin tức của Tang Nhu là một tuần sau khi Tô Thâm Tuyết hoàn thành chuyến công du Nam Phi. Hà Tinh Tinh giúp Tang Nhu chuyển cho Tô Thâm Tuyết một món quà. Đó là một chiếc đồng hồ cát thủ công cao cấp.
Ngày thứ hai sau khi Tô Thâm Tuyết quay về Goran, Tang Nhu đến Cung điện Jose, nói rằng muốn chào tạm biệt Nữ hoàng.
Tang Nhu sẽ trở thành học viên của một Chủng viện* nằm ở phía Đông của Goran, cách thành phố Goose chừng ba trăm hai mươi hai kilomet.
(*) Chủng viện: (tiếng Latinh: seminarium, vườn ươm, trước đây còn gọi là nhà tràng) là nơi đào tạo các chủng sinh, tu sĩ Công giáo trở thành linh mục.
Chủng viện mà Tang Nhu theo học cũng có chút danh tiếng tại Goran. Mặc dù được xưng là Chủng viện, nhưng ngôi trường này vẫn lấy tôn chỉ phục vụ xã hội làm đầu. Rất nhiều người đứng đầu các tổ chức phúc lợi xã hội ở Goran đều xuất thân từ học viện này. Tang Nhu cũng chọn theo học ngành Công tác xã hội.
Lúc món quà thủ công cao cấp tỏa ra ánh sáng xanh lam nhạt được giao đến tay Tô Thâm Tuyết, Tang Nhu đã đến phía Đông học tập rồi.
Như vậy cũng tốt.
Tô Thâm Tuyết bảo Hà Tinh Tinh gọi điện cho Chủng viện nơi Tang Nhu theo học.
Trong điện thoại, Tô Thâm Tuyết nói chuyện với người phụ trách của Chủng viện về học viên mới tên Tang Nhu kia, còn nhấn mạnh đó là em gái một người bạn thân thiết với Nữ hoàng và Thủ tướng.
Tuy cách nói này không chính xác một trăm phần trăm, nhưng cũng có đến tám mươi phần trăm thật lòng. Sự chân thành này xuất phát từ lòng tôn trọng và cảm kích đối với linh hồn bất khuất đang yên nghỉ dưới băng ghế dài màu trắng kia.
Người đứng đầu Chủng viện lại bảo đảm thêm lần nữa để Nữ hoàng và Thủ tướng yên tâm, còn hứa hẹn sẽ thường xuyên báo cáo tình hình của Tang Nhu cho Nữ hoàng.
Tô Thâm Tuyết đã sớm đoán ra được, Chủng viện này là do chính Văn phòng Thủ tướng đưa ra cho Tang Nhu chọn lựa.
Khi ấy, đã có mấy trường học được đưa đến trước mặt Tang Nhu, trong đó còn có một trường học ở ngay tại thành phố Goose. Tuy vậy, Tang Nhu không chọn ở lại thành phố Goose mà chọn học tại Chủng viện phía Đông cách rất xa nơi này. Đây cũng là điều khiến Tô Thâm Tuyết cảm thấy bất ngờ.
Đêm đó cũng là một ngày Tô Thâm Tuyết ở số Một đường Jose.
Cô hỏi Utah Tụng Hương về chuyện của Tang Nhu, hỏi anh có biết chuyện Tang Nhu chọn học tại một Chủng viện ở phía Đông hay không. Anh thản nhiên đáp rằng mình biết. Nhưng khi cô hỏi thêm rằng anh có ý kiến gì không, anh chỉ khẽ nhíu mày.
Cô vốn chỉ thuận miệng hỏi mà thôi, nhưng dưới ánh mắt độc đoán của anh, cô lại cảm thấy chột dạ.
Hóa ra, sâu tận đáy lòng, cô vẫn canh cánh chuyện anh đã từng đeo chiếc nhẫn tượng trưng cho hôn nhân lên ngón áp út của một cô gái khác. Để che giấu sự chột dạ của bản thân, cô chủ động dâng hiến đôi môi mình cho anh, không cho anh bất cứ cơ hội nào để dạy dỗ cô. Khoảnh khắc anh bế cô lên, vung chân đá văng cửa phòng ngủ, chuyện chiếc nhẫn và cả cô gái tên Tang Nhu kia đã bị cô quẳng hết ra sau đầu.
Cùng với việc Tang Nhu theo học tại Chủng viện, thời gian Tô Thâm Tuyết nhớ đến cô gái ấy cũng càng ngày càng ít.
Khoảng thời gian này chính là lúc diễn ra nhiều hoạt động của Hoàng gia nhất. Các buổi đua ngựa, săn thú, đi dạo, lễ kết hôn của thành viên Hoàng gia và bốn gia tộc lớn diễn ra không ngừng.
Cũng trong khoảng thời gian này, Utah Tụng Hương dường như có một thú vui mới, chính là cứ chờ đến tối lại gọi điện bảo cô sang chỗ anh.
Trước kia, nếu không tính các việc công, một tháng hai người có chừng bốn đến năm lần ở cùng nhau. Tuy nhiên, kể từ khi anh có sở thích gọi điện cho cô vào buổi tối, mỗi tháng, số lần hai người gặp riêng nhau đã lên đến hơn mười lần. Chỉ mới qua giữa tháng Chín, Tô Thâm Tuyết đã nhận được năm cuộc gọi trước khi đi ngủ của Utah Tụng Hương, lần nào anh cũng luôn mồm gọi cô là "cô nàng ngực khủng", khiến cô cáu kỉnh đến mức phải quát lên: "Trật tự, trật tự, Utah Tụng Hương, anh trật tự ngay cho em." Ấy thế mà, anh lại càng đắc chí gọi.
"Tại sao lúc nào cũng là em sang chỗ anh mà không phải là anh sang chỗ em chứ?" Cô bất bình vặn hỏi.
Đáp lại cô, lúc nào anh cũng giải thích đủ loại lý do như "Anh bận việc", "Ngày mai anh có cuộc họp lúc sáng sớm"… Cuối cùng còn nói thẳng luôn rằng, "Vì anh không thích Cung điện Jose, anh ghét bị cả đống ánh mắt nhìn chòng chọc vào."
Thật ra thì, Tô Thâm Tuyết cũng không thích Cung điện Jose.
Đối với cô, số Một đường Jose còn đỡ hơn một chút, hệ thống cách âm cũng tốt hơn Cung điện Jose nhiều. Tất cả cũng là vì Cung điện Jose được xây dựng đã lâu. Khi ấy không ai có khái niệm gì về hệ thống cách âm, do đó, khả năng cách âm ở Cung điện Jose cũng chỉ tốt hơn nhà dân bình thường một chút mà thôi, Nữ hoàng cũng phải dè dặt hơn rất nhiều.
Cũng còn may, mỗi lần anh muốn cô sang chỗ anh, anh đều sẽ nói trước với Christie, hơn nữa còn điều động xe đến Cung điện Jose đón cô. Thậm chí thỉnh thoảng anh còn tự mình lái xe đến đón cô.
Những hôm không cần tham dự công vụ vào buổi sáng, cô sẽ chậm rãi tỉnh giấc trong phòng ngủ của anh, nếu vào trúng những ngày anh làm việc ngay tại số Một đường Jose, hai người thậm chí còn có thể dùng bữa trưa cùng nhau.
Khoảng thời gian này, giới truyền thông thành phố Goose luôn miêu tả Nữ hoàng của bọn họ bằng mấy chữ "tươi cười rạng rỡ."
Tươi cười rạng rỡ ư? Xưa nay, Tô Thâm Tuyết chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có bất cứ liên quan gì với những từ như thế, nên không khỏi oán trách với Hà Tinh Tinh sao giới truyền thông cứ dùng từ linh tinh như thế.
"Thưa Nữ hoàng, họ không hề dùng sai từ." Thế mà Hà Tinh Tinh lại đáp.
w●ebtruy●enonlin●e●com
Không có sao? Giới truyền thông thật sự không dùng sai từ sao?
Cô liếc mắt về phía gương, hai tay khẽ ôm gương mặt mình, sao hai má cô lại ửng đỏ lên thế kia?
Cô giáo ơi, lúc này đây em có thật sự "tươi cười rạng rỡ" như đám người đó đã nói hay không thì vẫn chưa biết, nhưng người con gái với đôi mắt long lanh trong gương kia lại là thật.
Cô giáo ơi, cô không biết Tụng Hương đáng ghét thế nào đâu. Cũng như tối qua, anh ấy lái thẳng xe đến ven hồ đã làm em sợ chết khiếp.
Phải biết rằng, bên người hai người họ khi ấy không có bất cứ vệ sĩ nào. Vốn dĩ cũng có hai vệ sĩ riêng, nhưng không biết anh làm thế nào mà hai vệ sĩ ấy không đuổi theo hai người họ nữa. Lúc ấy, bên bờ hồ không một bóng người, xung quanh toàn là cây cối, tuy nói là xe chống đạn, nhưng lỡ may có kẻ tập kích thì sao đây?
Cô bảo anh quay đầu xe lại, nhưng anh lại càng lái nhanh hơn. Cô nói với anh rằng mình lo lắng, vậy mà anh cũng chẳng mảy may quan tâm.
Xe dừng lại dưới bóng râm của mấy thân cây to. Cô cứ tưởng anh đang định đưa cô đến ven hồ ngắm cảnh. Nhưng không, anh lại còn đưa cho cô một hộp vuông, nói rằng mình đã nhờ vệ sĩ riêng đi mua giúp. Vừa chạm tay đến nhãn hiệu của chiếc hộp, sắc mặt Tô Thâm Tuyết tức thì nóng bừng như thiêu đốt, nhận không được mà ném trả cũng không xong. Cô chỉ biết đờ người ra nhìn anh, rồi lại nhìn quanh xem bên ngoài có ai không, xong lại nhìn trong xe một lượt, tim đập thình thịch quan sát nóc xe. Đã thế, lúc này đây, anh còn bồi thêm một câu: "Giờ em đã biết vì sao mấy người họ không dám bám theo chúng ta rồi chứ?"
Đương nhiên, Utah Tụng Hương đang nhắc đến hai vệ sĩ riêng của mình.
Anh lại bồi thêm: "Bây giờ họ đang ở lối ra của bờ hồ, anh đã dặn họ bốn mươi phút nữa hẵng đến đây."
"Thâm Tuyết."
"Ừm." Cô nhìn quanh quất, đáp lại thật khẽ.
"Chúng ta có bốn mươi phút." Anh kéo chiếc kẹp trên mái tóc cô xuống.
Trong không gian chật hẹp bên trong buồng xe, chiếc kẹp tóc tuột khỏi tay anh, mái tóc thật dài của cô xõa xuống, che phủ một nửa gương mặt cô.
Cô giáo ơi, "người bạn xinh đẹp" kia của em có phải đã quá hư hỏng rồi không?
Lòng bàn tay Tô Thâm Tuyết che kín gương mặt mình, nhưng đôi mắt lại không nghe sai bảo, xuyên qua kẽ tay, nhìn về hình ảnh của chính mình trong gương.
Bình luận facebook