Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 194 - Chương 194
Chương 194
THẾ NÊN CHÁU MỚI TỚI ĐÂY
Ba rưỡi chiều là giờ cho buổi gặp mặt đã hẹn trước với bác gái Tiêu.
Họ chọn địa điểm là một quán cà phê, nằm ở một vị trí náo nhiệt nhất cả Đôn Hoàng. Khi Tiêu Dã bước vào trong quán cà phê thì bà Tiêu đã tới từ lâu rồi. Bà ngồi ở một vị trí sát cửa sổ, trên bàn đặt một tách trà hoa nhưng chưa động vào. Bà đang ngắm nhìn dòng xe cộ đi lại bên ngoài cửa sổ, vẻ mặt có phần đăm chiêu.
Trong phòng bật điều hòa, nhưng có lẽ vẫn còn chê nóng nên bà Tiêu còn phải cầm một chiếc quạt nhỏ trên tay để quạt, động tác tao nhã, từ tốn, chậm rãi.
Tiêu Dã từng nhìn thấy chiếc quạt đó rồi.
Đó là một chiếc quạt thêu hai mặt dạng gấp, được chế tác cực kỳ tỉ mỉ, khung quạt được sử dụng gỗ tử đàn lá nhỏ cao cấp. Chiếc quạt đó được sử dụng tơ tằm cấp 6A, bức tranh thêu bên trên là bức “Thanh minh trên hồ”, xuất phát từ bàn tay thêu thùa của sư phụ Trang lâu đời của thêu thùa Tô Châu. Trước kia Tiêu Dã cũng từng so sánh, hình ảnh trên chiếc quạt thêu đó so với bản gốc gần như giống nhau như đúc, đến cả thần thái của nhân vật cũng không thua kém phân nào. Tất cả được thu gọn lại trong một chiếc quạt cầm tay, hơn nữa còn là thêu hai mặt.
Đấy là chưa kể đến chỉ thêu, họ dùng toàn chỉ kim ngân, cũng có một phần nhỏ là sợi bông, nhưng vẫn tạo ra cảm giác lấp lánh, rực rỡ, nghe nói là phải dùng loại thực vật cực kỳ quý giá để nhuộm màu thì mới có được chỉ thượng hạng.
Còn nhắc đến lai lịch của chiếc quạt này thì rõ ràng trở thành một trò trẻ con.
Là một lần nào đó, mẫu thân đại nhân của anh cùng phụ thân đại nhân của anh tham gia một buổi đấu giá đồ cổ. Lúc đó bố anh hỏi mẹ anh ưng ý món gì. Mẹ anh đáp một câu nhẹ tênh: Trời nóng quá, chọn đấu giá một chiếc quạt đi.
Thế là chiếc quạt này đã được đấu giá về tay họ.
Sau khi cầm về nhà, nó cũng chẳng được cưng nựng gì, mẹ anh đã thật sự coi và sử dụng nó đúng với công dụng một cái quạt. Sau này khi Tiêu Dã tham gia vào công việc, dần dà tiếp xúc với không ít các món đồ sưu tầm quý giá, anh bèn hỏi mẹ: Chiếc quạt này rất quý giá, lại còn đắt đỏ, sao mẹ nỡ đem nó ra dùng chứ?
Khi ấy, bà Tiêu rất không hiểu, bèn hỏi ngược lại anh một câu: Đầu tiên, nó phải là một chiếc quạt đã, đúng không?
Tiêu Dã nghẹn lời.
Bà Tiêu nói: Công năng chính của quạt là để làm mát, sau đó mới tới ngắm nghía. Mẹ cầm nó trên tay, vừa có thể làm mát lại vừa ngắm được, chẳng phải đã khiến cho giá trị của nó được thể hiện một cách triệt để nhất hay sao?
Nói như vậy, thật ra cũng đúng.
Nhưng khi Tiêu Dã đi vào trong quán cà phê, nhìn thấy cảnh này thì anh đã thay đổi nhận định trước đó.
Chiếc quạt này, công năng đầu tiên tới tám chín phần là để ngắm, sau đó mới là để làm mát. Với nhiệt độ ở Đôn Hoàng và đối với mẫu thân đại nhân của anh mà nói, giá trị bản chất của chiếc quạt trong tay bà chưa chắc đã được thể hiện triệt để.
Quả nhiên, đợi Tiêu Dã ngồi xuống, bà Tiêu bày ra vẻ ai oán: “Đôn Hoàng đúng là nóng quá đi mất, trong phòng bật điều hòa rồi mà vẫn không mát mẻ lên được.”
“Mẹ ấy à, tâm không tịnh nên mới nóng trong.”
Bà Tiêu thích sự mát mẻ thế nên bình thường cũng không thích tới mấy thành phố oi nóng. Cứ lấy ví dụ như nhà họ Tiêu của họ, nhiệt độ bên trong lúc nào cũng thấp hơn các nhà bình thường khoảng năm, sáu độ. Tiêu Dã từng hỏi ông Tiêu: “Bố, bố không quản mẹ con sao? Bố không lạnh à?”
Ông Tiêu đáp lại bằng thái độ bình thản vô cùng: “Mẹ con thích là được, nóng quá bà ấy sẽ bị nóng trong người rồi sinh bệnh, với lại, bố quen rồi.” Sau đó ông nhìn anh một lượt từ trên xuống dưới rồi chau mày: “Con lạnh? Thanh niên đang tuổi hừng hực sức trai mà còn sợ lạnh à? Sức khỏe của con yếu ớt quá, có thời gian thì tìm một bác sĩ Đông y nhờ kê cho một phương thuốc để bồi bổ sức khỏe, nếu không sau này làm sao lấy được vợ.”
Còn bị nghi ngờ, chê bai nữa chứ.
Bà Tiêu bị con trai chế giễu cũng chẳng phiền não. Bà lắc lắc chiếc quạt trong tay rồi nói: “Sắp phải gặp con dâu tương lai của mẹ rồi, lòng dĩ nhiên không thể bình tĩnh lại được. Này, Tiêu Dã, con ăn mặc kiểu gì đây?”
Mặc kiểu gì chứ?
Áo phông quần bò, đây chẳng phải là một cách ăn mặc hết sức bình thường sao?
Bà Tiêu bày ra thái độ chê bai: “Ăn mặc tùy tiện quá.”
Tiêu Dã lườm nguýt. Anh quên bẵng mất, mẫu thân đại nhân của anh ngoài chứng sợ nóng ra còn có một chứng bệnh là chịu không nổi đối phương ăn mặc quá giản dị, giống như mắc bệnh công chúa vậy. Nhưng chứng bệnh công chúa này nói trắng ra chẳng phải cũng do bố anh chiều quá mà thành sao?
“Mẹ, con ngày nào cũng phải chui ra chui vào hang đá, mẹ cũng không thể bắt con ngày nào cũng diện vest như bố được đúng không? Phải, nếu so với mẹ, con đúng là có ăn mặc hơi tùy tiện một chút, nhưng so với mấy người khác trong nhóm của con, con được coi là thành phần để ý cách ăn mặc rồi đấy.”
Từ lúc Tiêu Dã hiểu chuyện, anh chưa từng thấy mẫu thân đại nhân lôi thôi một lần nào, cho dù là lúc sáng sớm tỉnh dậy, đầu tóc của bà cũng không rối bung rối bét như những người khác. Mẹ của anh dường như sống cả cuộc đời là để thể hiện một từ: Tao nhã.
Ngay cả bố anh cũng nói: Từ trong bản chất, mẹ con chứa đựng kiểu tư tưởng tiểu tư sản rất mãnh liệt, với tư cách là người thân, chúng ta cần phải tôn trọng sở thích cá nhân của bà ấy.
Thế nên, bộ trang phục trên người Tiêu Dã đây quả thật chẳng thể so sánh nổi với bà Tiêu.
Hôm nay bà Tiêu diện một bộ đồ cao cấp được đặt làm riêng, chiếc váy màu trắng trân châu làm tôn lên làn da tuyệt đẹp của bà. Vì sợ nóng, thế nên bà cố gắng sống ở những khu vực có mức độ tia tử ngoại khá thấp, quanh năm suốt tháng khi đi ra ngoài không che ô thì cũng phải bôi đủ kem chống nắng, thế nên làn da lão hóa chậm hơn những người cùng tuổi, cộng thêm thường ngày bà cực kỳ chú trọng việc bảo dưỡng da, nên trông bà và nói chỉ hơn Tiêu Dã vài ba tuổi cũng có người tin.
Bà Tiêu vốn đã đẹp sẵn, đi tới đâu thi thoảng cũng có người tiến tới bắt chuyện. Lúc bước vào trong quán cà phê, Tiêu Dã đã bắt gặp ánh mắt của không ít người đàn ông liếc về phía mẹ mình. Anh thầm nghĩ trong lòng: Bố à, bố cứ chiều đi, cứ ra vẻ đi, thật sự không sợ một ngày nào đó vợ bố bị người đàn ông khác giật mất à?
“Thế mới nói công việc ở đây có cái gì hay ho? Thời tiết oi ả không nói, ngày nào cũng như người vừa từ dưới bùn lầy chui lên vậy, con xem đầu tóc của con sắp dựng đứng hết lên rồi, thật sự là quá lôi thôi, luộm thuộm.” Bà Tiêu không vui: “Hơn nữa, hôm nay là một ngày giống mọi ngày hay sao? Bình thường con sống quá cẩu thả rồi, hôm nay là ngày con dẫn bạn gái tới, ơ, mà bạn gái con đâu?”
Tiêu Dã ra hiệu cho bà nhìn đồng hồ: “Chúng ta hẹn nhau lúc ba rưỡi chiều, còn mười phút nữa cơ mà. Cô ấy có công việc gấp cần giải quyết. Mẹ yên tâm đi, sẽ tới đúng giờ mà, lúc con tới trên đường còn liên lạc, gửi định vị chỗ này cho cô ấy nữa.”
Bà Tiêu thở dài lắc đầu: “Tiêu Dã ơi là Tiêu Dã, nói con độc thân dựa vào thực lực không oan uổng cho con chút nào, con không thể đợi con bé rồi cùng tới hay sao?”
“Thì vì con sợ mẹ sốt ruột đó.”
Bà Tiêu trừng mắt với anh: “Con phải hiểu rõ một chuyện, mẹ tới đây không phải để gặp mặt con, thế nên con đến sớm hay đến muộn đối với mẹ chẳng hề quan trọng.”
Tiêu Dã chép miệng hai cái, chắc chắn là không tìm ra được một lý do hợp lý để phản bác lại.
“Lần trước Tiêu Tiêu về nhà, khóc nức nở nói con có người yêu rồi, sở dĩ đồng ý đi gặp mặt nó chẳng qua là vì con và đối phương đang giận dỗi. Người con thích chính là người hôm nay mẹ sắp gặp phải không?”
Tiêu Dã gật đầu: “Đúng vậy.”
Vừa nghe xong câu này, bà Tiêu liền trở nên hoạt bát hơn hẳn, ánh mắt ban nãy vẫn còn lạnh lùng, kiêu ngạo, bây giờ sáng lấp lánh như hai viên kim cương.
“Cô gái ấy làm nghề gì? Gia cảnh thế nào? Bố mẹ nhà người ta làm nghề gì?”
Tiêu Dã đáp qua quýt: “Mẹ, chẳng phải mẹ nói chỉ cần con chịu yêu người tử tế thì mẹ sẽ không hỏi han tới tình hình nhà người ta hay sao? Nhất là chuyện môn đăng hộ đối.”
“Mẹ biết, thì mẹ cũng chỉ hỏi cho biết vậy thôi.” Bà Tiêu ngẫm nghĩ một chút rồi lại hỏi: “Vậy xinh hay xấu chắc mẹ được hỏi chứ hả?”
“Chắc chắn là phải xinh rồi.” Tiêu Dã nói: “Mắt nhìn người của con trai mẹ thế nào chứ? Người con để ý chắc chắn là nổi bật trong ngàn vạn người.”
Tiêu Dã có mắt nhìn người thế nào thì bà Tiêu không biết, cũng chưa có đối tượng để tham khảo, nhưng nếu là nổi bật trong ngàn vạn người thì bà rất mong chờ.
…
Ba rưỡi chiều.
Không sai một phút, cánh cửa quán cà phê được đẩy ra, một người tiến vào.
Tiêu Dã ngồi quay lưng về phía cửa nên không trông thấy gì, bà Tiêu ban đầu cũng không nghĩ ngợi xa xôi, vì còn đang mải nhìn ra ngoài qua lớp cửa kính sát sàn đợi một cô gái xứng với danh hiệu “nổi bật trong ngàn vạn người”. Kết quả, người đó lại đi thẳng về phía bên này, kéo chiếc ghế bên cạnh ra, ngồi xuống bên cạnh Tiêu Dã.
Sau đó chào hỏi một cách khiêm tốn và lịch thiệp: “Cháu chào bác gái.” Nguồn : Vietwriter.vn
Âm thanh vang lên bên tai lại là giọng nói của đàn ông, quả thực khiến Tiêu Dã giật nảy mình. Anh ấy ngước mắt lên, con ngươi suýt chút nữa thì rớt ra ngoài vì mở quá to.
Bà Tiêu ngồi đối diện quả thực cũng thảng thốt, lát sau mới nói: “Cậu là?”
“Thưa bác, cháu là cấp trên cũng là bạn tốt của Tiêu Dã, là cộng sự, thi thoảng cũng là khách ngủ chung nhà vài đêm, cháu tên Giang Chấp.” Nói rồi, Giang Chấp vắt một cánh tay khoác lên bả vai Tiêu Dã.
Tiêu Dã cảm thấy da dầu của mình căng lên hết cơn này tới cơn khác.
Bà Tiêu cũng không hổ danh là người phụ nữ đã cùng ông Tiêu vượt qua những lần sóng to gió lớn, tuy là hơi bất ngờ đấy nhưng vẫn giữ nguyên được thần thái điềm đạm và tao nhã của mình. Bà lịch thiệp đáp lời: “Chào cậu Giang, cậu tìm Tiểu Dã nhà tôi có chuyện công việc gì chăng? Thật là ngại quá, hôm nay tôi bắt nó xin nghỉ, bởi vì tôi cần phải gặp con dâu tương lai của tôi.”
Giang Chấp mỉm cười: “Dạ vâng thưa bác, thế nên cháu mới tới đây ạ.”
THẾ NÊN CHÁU MỚI TỚI ĐÂY
Ba rưỡi chiều là giờ cho buổi gặp mặt đã hẹn trước với bác gái Tiêu.
Họ chọn địa điểm là một quán cà phê, nằm ở một vị trí náo nhiệt nhất cả Đôn Hoàng. Khi Tiêu Dã bước vào trong quán cà phê thì bà Tiêu đã tới từ lâu rồi. Bà ngồi ở một vị trí sát cửa sổ, trên bàn đặt một tách trà hoa nhưng chưa động vào. Bà đang ngắm nhìn dòng xe cộ đi lại bên ngoài cửa sổ, vẻ mặt có phần đăm chiêu.
Trong phòng bật điều hòa, nhưng có lẽ vẫn còn chê nóng nên bà Tiêu còn phải cầm một chiếc quạt nhỏ trên tay để quạt, động tác tao nhã, từ tốn, chậm rãi.
Tiêu Dã từng nhìn thấy chiếc quạt đó rồi.
Đó là một chiếc quạt thêu hai mặt dạng gấp, được chế tác cực kỳ tỉ mỉ, khung quạt được sử dụng gỗ tử đàn lá nhỏ cao cấp. Chiếc quạt đó được sử dụng tơ tằm cấp 6A, bức tranh thêu bên trên là bức “Thanh minh trên hồ”, xuất phát từ bàn tay thêu thùa của sư phụ Trang lâu đời của thêu thùa Tô Châu. Trước kia Tiêu Dã cũng từng so sánh, hình ảnh trên chiếc quạt thêu đó so với bản gốc gần như giống nhau như đúc, đến cả thần thái của nhân vật cũng không thua kém phân nào. Tất cả được thu gọn lại trong một chiếc quạt cầm tay, hơn nữa còn là thêu hai mặt.
Đấy là chưa kể đến chỉ thêu, họ dùng toàn chỉ kim ngân, cũng có một phần nhỏ là sợi bông, nhưng vẫn tạo ra cảm giác lấp lánh, rực rỡ, nghe nói là phải dùng loại thực vật cực kỳ quý giá để nhuộm màu thì mới có được chỉ thượng hạng.
Còn nhắc đến lai lịch của chiếc quạt này thì rõ ràng trở thành một trò trẻ con.
Là một lần nào đó, mẫu thân đại nhân của anh cùng phụ thân đại nhân của anh tham gia một buổi đấu giá đồ cổ. Lúc đó bố anh hỏi mẹ anh ưng ý món gì. Mẹ anh đáp một câu nhẹ tênh: Trời nóng quá, chọn đấu giá một chiếc quạt đi.
Thế là chiếc quạt này đã được đấu giá về tay họ.
Sau khi cầm về nhà, nó cũng chẳng được cưng nựng gì, mẹ anh đã thật sự coi và sử dụng nó đúng với công dụng một cái quạt. Sau này khi Tiêu Dã tham gia vào công việc, dần dà tiếp xúc với không ít các món đồ sưu tầm quý giá, anh bèn hỏi mẹ: Chiếc quạt này rất quý giá, lại còn đắt đỏ, sao mẹ nỡ đem nó ra dùng chứ?
Khi ấy, bà Tiêu rất không hiểu, bèn hỏi ngược lại anh một câu: Đầu tiên, nó phải là một chiếc quạt đã, đúng không?
Tiêu Dã nghẹn lời.
Bà Tiêu nói: Công năng chính của quạt là để làm mát, sau đó mới tới ngắm nghía. Mẹ cầm nó trên tay, vừa có thể làm mát lại vừa ngắm được, chẳng phải đã khiến cho giá trị của nó được thể hiện một cách triệt để nhất hay sao?
Nói như vậy, thật ra cũng đúng.
Nhưng khi Tiêu Dã đi vào trong quán cà phê, nhìn thấy cảnh này thì anh đã thay đổi nhận định trước đó.
Chiếc quạt này, công năng đầu tiên tới tám chín phần là để ngắm, sau đó mới là để làm mát. Với nhiệt độ ở Đôn Hoàng và đối với mẫu thân đại nhân của anh mà nói, giá trị bản chất của chiếc quạt trong tay bà chưa chắc đã được thể hiện triệt để.
Quả nhiên, đợi Tiêu Dã ngồi xuống, bà Tiêu bày ra vẻ ai oán: “Đôn Hoàng đúng là nóng quá đi mất, trong phòng bật điều hòa rồi mà vẫn không mát mẻ lên được.”
“Mẹ ấy à, tâm không tịnh nên mới nóng trong.”
Bà Tiêu thích sự mát mẻ thế nên bình thường cũng không thích tới mấy thành phố oi nóng. Cứ lấy ví dụ như nhà họ Tiêu của họ, nhiệt độ bên trong lúc nào cũng thấp hơn các nhà bình thường khoảng năm, sáu độ. Tiêu Dã từng hỏi ông Tiêu: “Bố, bố không quản mẹ con sao? Bố không lạnh à?”
Ông Tiêu đáp lại bằng thái độ bình thản vô cùng: “Mẹ con thích là được, nóng quá bà ấy sẽ bị nóng trong người rồi sinh bệnh, với lại, bố quen rồi.” Sau đó ông nhìn anh một lượt từ trên xuống dưới rồi chau mày: “Con lạnh? Thanh niên đang tuổi hừng hực sức trai mà còn sợ lạnh à? Sức khỏe của con yếu ớt quá, có thời gian thì tìm một bác sĩ Đông y nhờ kê cho một phương thuốc để bồi bổ sức khỏe, nếu không sau này làm sao lấy được vợ.”
Còn bị nghi ngờ, chê bai nữa chứ.
Bà Tiêu bị con trai chế giễu cũng chẳng phiền não. Bà lắc lắc chiếc quạt trong tay rồi nói: “Sắp phải gặp con dâu tương lai của mẹ rồi, lòng dĩ nhiên không thể bình tĩnh lại được. Này, Tiêu Dã, con ăn mặc kiểu gì đây?”
Mặc kiểu gì chứ?
Áo phông quần bò, đây chẳng phải là một cách ăn mặc hết sức bình thường sao?
Bà Tiêu bày ra thái độ chê bai: “Ăn mặc tùy tiện quá.”
Tiêu Dã lườm nguýt. Anh quên bẵng mất, mẫu thân đại nhân của anh ngoài chứng sợ nóng ra còn có một chứng bệnh là chịu không nổi đối phương ăn mặc quá giản dị, giống như mắc bệnh công chúa vậy. Nhưng chứng bệnh công chúa này nói trắng ra chẳng phải cũng do bố anh chiều quá mà thành sao?
“Mẹ, con ngày nào cũng phải chui ra chui vào hang đá, mẹ cũng không thể bắt con ngày nào cũng diện vest như bố được đúng không? Phải, nếu so với mẹ, con đúng là có ăn mặc hơi tùy tiện một chút, nhưng so với mấy người khác trong nhóm của con, con được coi là thành phần để ý cách ăn mặc rồi đấy.”
Từ lúc Tiêu Dã hiểu chuyện, anh chưa từng thấy mẫu thân đại nhân lôi thôi một lần nào, cho dù là lúc sáng sớm tỉnh dậy, đầu tóc của bà cũng không rối bung rối bét như những người khác. Mẹ của anh dường như sống cả cuộc đời là để thể hiện một từ: Tao nhã.
Ngay cả bố anh cũng nói: Từ trong bản chất, mẹ con chứa đựng kiểu tư tưởng tiểu tư sản rất mãnh liệt, với tư cách là người thân, chúng ta cần phải tôn trọng sở thích cá nhân của bà ấy.
Thế nên, bộ trang phục trên người Tiêu Dã đây quả thật chẳng thể so sánh nổi với bà Tiêu.
Hôm nay bà Tiêu diện một bộ đồ cao cấp được đặt làm riêng, chiếc váy màu trắng trân châu làm tôn lên làn da tuyệt đẹp của bà. Vì sợ nóng, thế nên bà cố gắng sống ở những khu vực có mức độ tia tử ngoại khá thấp, quanh năm suốt tháng khi đi ra ngoài không che ô thì cũng phải bôi đủ kem chống nắng, thế nên làn da lão hóa chậm hơn những người cùng tuổi, cộng thêm thường ngày bà cực kỳ chú trọng việc bảo dưỡng da, nên trông bà và nói chỉ hơn Tiêu Dã vài ba tuổi cũng có người tin.
Bà Tiêu vốn đã đẹp sẵn, đi tới đâu thi thoảng cũng có người tiến tới bắt chuyện. Lúc bước vào trong quán cà phê, Tiêu Dã đã bắt gặp ánh mắt của không ít người đàn ông liếc về phía mẹ mình. Anh thầm nghĩ trong lòng: Bố à, bố cứ chiều đi, cứ ra vẻ đi, thật sự không sợ một ngày nào đó vợ bố bị người đàn ông khác giật mất à?
“Thế mới nói công việc ở đây có cái gì hay ho? Thời tiết oi ả không nói, ngày nào cũng như người vừa từ dưới bùn lầy chui lên vậy, con xem đầu tóc của con sắp dựng đứng hết lên rồi, thật sự là quá lôi thôi, luộm thuộm.” Bà Tiêu không vui: “Hơn nữa, hôm nay là một ngày giống mọi ngày hay sao? Bình thường con sống quá cẩu thả rồi, hôm nay là ngày con dẫn bạn gái tới, ơ, mà bạn gái con đâu?”
Tiêu Dã ra hiệu cho bà nhìn đồng hồ: “Chúng ta hẹn nhau lúc ba rưỡi chiều, còn mười phút nữa cơ mà. Cô ấy có công việc gấp cần giải quyết. Mẹ yên tâm đi, sẽ tới đúng giờ mà, lúc con tới trên đường còn liên lạc, gửi định vị chỗ này cho cô ấy nữa.”
Bà Tiêu thở dài lắc đầu: “Tiêu Dã ơi là Tiêu Dã, nói con độc thân dựa vào thực lực không oan uổng cho con chút nào, con không thể đợi con bé rồi cùng tới hay sao?”
“Thì vì con sợ mẹ sốt ruột đó.”
Bà Tiêu trừng mắt với anh: “Con phải hiểu rõ một chuyện, mẹ tới đây không phải để gặp mặt con, thế nên con đến sớm hay đến muộn đối với mẹ chẳng hề quan trọng.”
Tiêu Dã chép miệng hai cái, chắc chắn là không tìm ra được một lý do hợp lý để phản bác lại.
“Lần trước Tiêu Tiêu về nhà, khóc nức nở nói con có người yêu rồi, sở dĩ đồng ý đi gặp mặt nó chẳng qua là vì con và đối phương đang giận dỗi. Người con thích chính là người hôm nay mẹ sắp gặp phải không?”
Tiêu Dã gật đầu: “Đúng vậy.”
Vừa nghe xong câu này, bà Tiêu liền trở nên hoạt bát hơn hẳn, ánh mắt ban nãy vẫn còn lạnh lùng, kiêu ngạo, bây giờ sáng lấp lánh như hai viên kim cương.
“Cô gái ấy làm nghề gì? Gia cảnh thế nào? Bố mẹ nhà người ta làm nghề gì?”
Tiêu Dã đáp qua quýt: “Mẹ, chẳng phải mẹ nói chỉ cần con chịu yêu người tử tế thì mẹ sẽ không hỏi han tới tình hình nhà người ta hay sao? Nhất là chuyện môn đăng hộ đối.”
“Mẹ biết, thì mẹ cũng chỉ hỏi cho biết vậy thôi.” Bà Tiêu ngẫm nghĩ một chút rồi lại hỏi: “Vậy xinh hay xấu chắc mẹ được hỏi chứ hả?”
“Chắc chắn là phải xinh rồi.” Tiêu Dã nói: “Mắt nhìn người của con trai mẹ thế nào chứ? Người con để ý chắc chắn là nổi bật trong ngàn vạn người.”
Tiêu Dã có mắt nhìn người thế nào thì bà Tiêu không biết, cũng chưa có đối tượng để tham khảo, nhưng nếu là nổi bật trong ngàn vạn người thì bà rất mong chờ.
…
Ba rưỡi chiều.
Không sai một phút, cánh cửa quán cà phê được đẩy ra, một người tiến vào.
Tiêu Dã ngồi quay lưng về phía cửa nên không trông thấy gì, bà Tiêu ban đầu cũng không nghĩ ngợi xa xôi, vì còn đang mải nhìn ra ngoài qua lớp cửa kính sát sàn đợi một cô gái xứng với danh hiệu “nổi bật trong ngàn vạn người”. Kết quả, người đó lại đi thẳng về phía bên này, kéo chiếc ghế bên cạnh ra, ngồi xuống bên cạnh Tiêu Dã.
Sau đó chào hỏi một cách khiêm tốn và lịch thiệp: “Cháu chào bác gái.” Nguồn : Vietwriter.vn
Âm thanh vang lên bên tai lại là giọng nói của đàn ông, quả thực khiến Tiêu Dã giật nảy mình. Anh ấy ngước mắt lên, con ngươi suýt chút nữa thì rớt ra ngoài vì mở quá to.
Bà Tiêu ngồi đối diện quả thực cũng thảng thốt, lát sau mới nói: “Cậu là?”
“Thưa bác, cháu là cấp trên cũng là bạn tốt của Tiêu Dã, là cộng sự, thi thoảng cũng là khách ngủ chung nhà vài đêm, cháu tên Giang Chấp.” Nói rồi, Giang Chấp vắt một cánh tay khoác lên bả vai Tiêu Dã.
Tiêu Dã cảm thấy da dầu của mình căng lên hết cơn này tới cơn khác.
Bà Tiêu cũng không hổ danh là người phụ nữ đã cùng ông Tiêu vượt qua những lần sóng to gió lớn, tuy là hơi bất ngờ đấy nhưng vẫn giữ nguyên được thần thái điềm đạm và tao nhã của mình. Bà lịch thiệp đáp lời: “Chào cậu Giang, cậu tìm Tiểu Dã nhà tôi có chuyện công việc gì chăng? Thật là ngại quá, hôm nay tôi bắt nó xin nghỉ, bởi vì tôi cần phải gặp con dâu tương lai của tôi.”
Giang Chấp mỉm cười: “Dạ vâng thưa bác, thế nên cháu mới tới đây ạ.”