Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 41
*Chương có nội dung hình ảnh
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter
*********************************
Xem ảnh 1
Khi mẹ còn sống, bà gọi anh là A Lê.
Khi A Lê mười tuổi, mẹ anh qua đời, vì anh nhìn thấy thứ không nên nhìn nên bị Nhung Hải bóp “chết”, ném xuống sông.
Anh mạng lớn không chết, lang bạt mấy ngày thì bị một tên buôn người bắt được. Anh được đưa đến một hang ổ ở Nam Thành, kẻ cầm đầu là một người tên là chị Diêu.
Chị Diêu là một người phụ nữ trẻ tuổi ngoài hai mươi tuổi, dung mạo thanh tú, giống như cô gái nhà bên lương thiện. Khi A Lê bị bắt tới chỗ đó, chị Diêu đang “dạy dỗ” một đứa trẻ có ý đồ bỏ trốn.
“Dạy cho nhớ đời, để sau này khỏi chạy nữa.”
Về sau đứa trẻ đó bị chặt chân ngay trước mặt những đứa trẻ bị bắt cóc khác, những đứa bé vốn đã tê liệt cảm xúc ấy, đứa nào đứa nấy đều gào khóc thảm thiết.
Chỉ mình Nhung Lê không khóc, ánh mắt cậu bé ấy tê dại, ngẩn ngơ, tĩnh mịch không khác gì người chết.
Cũng không phải tất cả đứa trẻ đều bị “dạy dỗ”, nếu nghe lời thì sẽ có “ông nội bà nội” đưa đi, trên cổ đeo một tờ bìa, trên đó viết: Bố cháu đổ bệnh nặng, mẹ cháu đã bỏ cháu đi mất rồi…
Dàn loa bên cạnh sẽ bật một bài hát buồn nẫu ruột, người đi qua sẽ dừng lại xem, nhưng đa số cũng chỉ xem mà thôi.
Bỗng nhiên cái bát phía trước tờ bìa vang lên lanh lảnh, có người vứt một đồng tiền xu vào trong đó.
A Lê ngẩng đầu lên.
Đó là một cô bé mặc chiếc váy màu hồng, tuổi còn nhỏ, chỉ khoảng bảy tám tuổi, lễ phép hỏi: “Anh ăn kẹo không?” Trong tay cô bé là một viên kẹo dẻo: “Ngọt lắm đấy.”
Cô bé ấy đội chiếc mũ lông xù, quàng chiếc khăn thêu hoa lan quân tử.
A Lê không nhận chiếc kẹo ấy.
Cô bé chờ một lúc bèn rụt tay về, đúng lúc này cậu bắt lấy tay cô bé, một đen một trắng, đen là bàn tay lấm lem bùn đất của cậu, trắng là bàn tay không dính chút bụi nào của cô bé.
Cứu tôi.
Cậu bé không nói gì, cũng không thể nói được.
“Bà nội” đi tới kéo cậu bé ra, nói bằng tiếng phổ thông mang theo giọng điệu phương: “Cháu trai, đừng làm em gái sợ, cháu mau bỏ tay ra đi.”
“Ông nội” cũng đi tới kéo cậu ra.
Cậu bé nắm chặt tay cô bé, gương mặt bẩn thỉu lem luốc, gò má sưng đỏ, da bị rách. Trong ánh mắt của cậu bé mười tuổi ấy chỉ có tang thương, cậu nhìn cô bé bằng đôi mắt ửng đỏ.
Cứu tôi, xin hãy cứu tôi…
Lúc này, mẹ của cô bé đã không còn kiên nhẫn, “Lề mề làm gì đấy, mau đi thôi.”
“Anh ơi,“ Trước khi đi, cô bé đặt viên kẹo dẻo vào cái bát, “Ngày mai anh vẫn ở đây chứ ạ? Em để tiền ở nhà, mai em mang tới cho anh.”
Cứu tôi!
Giây phút ấy, A Lê buông tay ra, tia sáng cuối cùng trong ánh mắt đã tắt ngấm, cậu bé cúi đầu xuống nhận thua.
Chờ mẹ con nhà họ đi xa, cậu bị “ông nội” kéo vào trong một con ngõ nhỏ, con ngõ đó đổ nát không một bóng người, chỉ có đồng bọn bọn chúng.
“Muốn kêu cứu à?”
Gã đàn ông đóng giả ông nội thật ra chỉ hơn năm mươi tuổi, gã nhặt một viên gạch dưới đất lên, kéo cậu tới, ra tay đánh vào những nơi không dễ chảy máu.
A Lê ôm đầu, cánh tay để lộ bên ngoài lạnh đến nỗi da nứt toác. Cậu ngồi co ro trong góc tường đếm từng cái, từng cái một, không biết phải bao nhiêu cái nữa cậu mới chết được.
Chết rồi là có thể đi tìm mẹ.
Gã đàn ông vẫn chưa hả giận, giơ chân lên định giẫm.
“Dừng tay lại.”
Hóa ra cô bé đó cũng đi theo, chiếc mũ của cô bé không biết đã rơi ở đâu, trên mái tóc còn dính tuyết. Cô bé xinh xắn điềm đạm, nhưng vì còn nhỏ tuổi nên giọng nói không mấy sức nặng: “Tại sao ông lại đánh anh ấy?”
Gã đàn ông dữ dằn xua tay với cô bé: “Cút đi, đừng lo chuyện bao đồng.”
Cô bé là bé ngoan, khi giả bộ hung dữ cũng rất hiền lành: “Ông không được đánh anh ấy nữa, nếu không cháu sẽ gọi người đến.”
Nhưng làm gì có người ở đây? Cô bé cũng một thân một mình thôi.
Gã đàn ông nghĩ đến điều gì đó, bỗng nhiên cười tươi rói: “Bố mẹ cháu đâu?”
A Lê đang nằm dưới đất vịn tường đứng dậy, cậu đã bị bỏ đói nhiều ngày, không còn chút sức lực nào, phải dùng gần hết sức mình để hét lên: “Mau chạy đi!”
Không chờ cô bé kịp hiểu ra, gã đàn ông kéo áo cô bé lại: “Cô bé, là mày tự tìm đến đấy nhé.”
Gã đang vui mừng nên không để ý xung quanh, đột nhiên một viên gạch đập vào ót gã, gã không giữ được trọng tâm, ngã dúi dụi về phía trước.
A Lê kéo tay cô bé bỏ chạy, con đường lớn phía trước có người gác, họ đành phải rẽ vào một con ngõ nhỏ không người, mấy kẻ phía sau vừa chửi rủa vừa đuổi theo.
Nhưng hai đứa bé mới ngần ấy tuổi dù chạy thế nào cũng không thắng nổi mấy gã đàn ông khỏe mạnh, huống chi cậu bé còn mấy ngày chưa ăn gì, sau lưng còn đang chảy máu, thấm ướt chiếc áo bông, bước chân của cậu bé nặng dần.
Họ chạy vào ngõ cụt, phía trước không có đường, A Lê nhìn xung quanh, chỉ thấy một chiếc thùng rác, cậu xô đổ thùng rác xuống, bảo cô bé chui vào, sau đó dùng sức dựng lên, rồi đậy tờ bìa lên trên miệng thùng.
“Em trốn ở đây nhé, đừng nói gì cả.”
Cô bé ấy có đôi mắt lá liễu sáng ngời: “Anh sẽ quay lại tìm em chứ?”
A Lê lúc ấy mới chỉ mười tuổi, nhưng đã bị ép trưởng thành, trên gương mặt không hề còn nét trẻ con nào: “Sẽ.”
Cô bé nhét viên kẹo vào trong tay cậu, giọng nói lanh lảnh mà mềm mại: “Anh ơi anh đừng sợ, nếu người nhà em không tìm thấy em, họ sẽ đưa chú cảnh sát đến tìm chúng ta thôi.”
Cậu nghiêm túc gật đầu: “Được.”
Lúc đó cô bé vẫn còn nhỏ, không biết mẹ của mình hoàn toàn không tìm mình, A Lê cũng còn nhỏ, không chạy thoát nổi những hung thần thế gian.
Sau đó cậu bị đánh gãy hai chân.
Sau đó cậu căm ghét thế giới này, và chỉ thích đồ ngọt.
…
“Cốc cốc cốc.”
Bên ngoài phòng có người gõ cửa. Nhung Lê tập tễnh ra mở. Là Từ Đàn Hề đến, bên ngoài áo khoác cô còn mặc thêm một chiếc áo choàng, bên dưới mép áo choàng thêu hoa lan quân tử: “Quan Quan tỉnh rồi, nằng nặc đòi qua đây.”
Sau đó nữa, bọn họ từ trẻ con trưởng thành thành người lớn, gặp lại nhau nhưng không quen biết.
Sáng sớm hôm sau trong thôn ầm ĩ, phụ nữ tập trung trước cửa thôn xúm xít xem khung cảnh trên đường.
Thím Hồng Trung của thôn Nhung vẫn xách cái giỏ thức ăn: “Tối qua xảy ra chuyện gì thế? Tôi thấy trên đường có nhiều xe cảnh sát dừng lại lắm.”
“Bà không nghe thấy gì à?” Người bắt lời là Tiếu Nương của thôn Ngô Gia, “Tối qua sở cảnh sát bắt được ba tên chuyên bắt cóc trẻ con, cảnh sát trong thành phố cũng đến, nghe nói hang ổ bọn chúng nằm trong trấn chúng ta.”
Thím Hồng Trung lại hỏi: “Bắt thế nào thế?”
Tiếu Nương đến chỗ bà ta, kể lại: “Tôi nghe người khác kể, ba tên buôn người đó bị bắt ném trước cửa Sở Cảnh sát, đã ký giấy nhận tội hết rồi, hơn nữa chúng còn bị ‘dạy dỗ’, sau đó bị nhét vào bao tải, chảy nhiều máu lắm.”
“Loại súc sinh đấy, đánh chết một tên thì bớt đi một tên.” Thím Hồng Trung vừa đi vừa nhìn: “Không biết là ai làm nhỉ?”
“Tôi cũng không biết, ai cũng nói là ông trời có mắt.”
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter
*********************************
Xem ảnh 1
Khi A Lê mười tuổi, mẹ anh qua đời, vì anh nhìn thấy thứ không nên nhìn nên bị Nhung Hải bóp “chết”, ném xuống sông.
Anh mạng lớn không chết, lang bạt mấy ngày thì bị một tên buôn người bắt được. Anh được đưa đến một hang ổ ở Nam Thành, kẻ cầm đầu là một người tên là chị Diêu.
Chị Diêu là một người phụ nữ trẻ tuổi ngoài hai mươi tuổi, dung mạo thanh tú, giống như cô gái nhà bên lương thiện. Khi A Lê bị bắt tới chỗ đó, chị Diêu đang “dạy dỗ” một đứa trẻ có ý đồ bỏ trốn.
“Dạy cho nhớ đời, để sau này khỏi chạy nữa.”
Về sau đứa trẻ đó bị chặt chân ngay trước mặt những đứa trẻ bị bắt cóc khác, những đứa bé vốn đã tê liệt cảm xúc ấy, đứa nào đứa nấy đều gào khóc thảm thiết.
Chỉ mình Nhung Lê không khóc, ánh mắt cậu bé ấy tê dại, ngẩn ngơ, tĩnh mịch không khác gì người chết.
Cũng không phải tất cả đứa trẻ đều bị “dạy dỗ”, nếu nghe lời thì sẽ có “ông nội bà nội” đưa đi, trên cổ đeo một tờ bìa, trên đó viết: Bố cháu đổ bệnh nặng, mẹ cháu đã bỏ cháu đi mất rồi…
Dàn loa bên cạnh sẽ bật một bài hát buồn nẫu ruột, người đi qua sẽ dừng lại xem, nhưng đa số cũng chỉ xem mà thôi.
Bỗng nhiên cái bát phía trước tờ bìa vang lên lanh lảnh, có người vứt một đồng tiền xu vào trong đó.
A Lê ngẩng đầu lên.
Đó là một cô bé mặc chiếc váy màu hồng, tuổi còn nhỏ, chỉ khoảng bảy tám tuổi, lễ phép hỏi: “Anh ăn kẹo không?” Trong tay cô bé là một viên kẹo dẻo: “Ngọt lắm đấy.”
Cô bé ấy đội chiếc mũ lông xù, quàng chiếc khăn thêu hoa lan quân tử.
A Lê không nhận chiếc kẹo ấy.
Cô bé chờ một lúc bèn rụt tay về, đúng lúc này cậu bắt lấy tay cô bé, một đen một trắng, đen là bàn tay lấm lem bùn đất của cậu, trắng là bàn tay không dính chút bụi nào của cô bé.
Cứu tôi.
Cậu bé không nói gì, cũng không thể nói được.
“Bà nội” đi tới kéo cậu bé ra, nói bằng tiếng phổ thông mang theo giọng điệu phương: “Cháu trai, đừng làm em gái sợ, cháu mau bỏ tay ra đi.”
“Ông nội” cũng đi tới kéo cậu ra.
Cậu bé nắm chặt tay cô bé, gương mặt bẩn thỉu lem luốc, gò má sưng đỏ, da bị rách. Trong ánh mắt của cậu bé mười tuổi ấy chỉ có tang thương, cậu nhìn cô bé bằng đôi mắt ửng đỏ.
Cứu tôi, xin hãy cứu tôi…
Lúc này, mẹ của cô bé đã không còn kiên nhẫn, “Lề mề làm gì đấy, mau đi thôi.”
“Anh ơi,“ Trước khi đi, cô bé đặt viên kẹo dẻo vào cái bát, “Ngày mai anh vẫn ở đây chứ ạ? Em để tiền ở nhà, mai em mang tới cho anh.”
Cứu tôi!
Giây phút ấy, A Lê buông tay ra, tia sáng cuối cùng trong ánh mắt đã tắt ngấm, cậu bé cúi đầu xuống nhận thua.
Chờ mẹ con nhà họ đi xa, cậu bị “ông nội” kéo vào trong một con ngõ nhỏ, con ngõ đó đổ nát không một bóng người, chỉ có đồng bọn bọn chúng.
“Muốn kêu cứu à?”
Gã đàn ông đóng giả ông nội thật ra chỉ hơn năm mươi tuổi, gã nhặt một viên gạch dưới đất lên, kéo cậu tới, ra tay đánh vào những nơi không dễ chảy máu.
A Lê ôm đầu, cánh tay để lộ bên ngoài lạnh đến nỗi da nứt toác. Cậu ngồi co ro trong góc tường đếm từng cái, từng cái một, không biết phải bao nhiêu cái nữa cậu mới chết được.
Chết rồi là có thể đi tìm mẹ.
Gã đàn ông vẫn chưa hả giận, giơ chân lên định giẫm.
“Dừng tay lại.”
Hóa ra cô bé đó cũng đi theo, chiếc mũ của cô bé không biết đã rơi ở đâu, trên mái tóc còn dính tuyết. Cô bé xinh xắn điềm đạm, nhưng vì còn nhỏ tuổi nên giọng nói không mấy sức nặng: “Tại sao ông lại đánh anh ấy?”
Gã đàn ông dữ dằn xua tay với cô bé: “Cút đi, đừng lo chuyện bao đồng.”
Cô bé là bé ngoan, khi giả bộ hung dữ cũng rất hiền lành: “Ông không được đánh anh ấy nữa, nếu không cháu sẽ gọi người đến.”
Nhưng làm gì có người ở đây? Cô bé cũng một thân một mình thôi.
Gã đàn ông nghĩ đến điều gì đó, bỗng nhiên cười tươi rói: “Bố mẹ cháu đâu?”
A Lê đang nằm dưới đất vịn tường đứng dậy, cậu đã bị bỏ đói nhiều ngày, không còn chút sức lực nào, phải dùng gần hết sức mình để hét lên: “Mau chạy đi!”
Không chờ cô bé kịp hiểu ra, gã đàn ông kéo áo cô bé lại: “Cô bé, là mày tự tìm đến đấy nhé.”
Gã đang vui mừng nên không để ý xung quanh, đột nhiên một viên gạch đập vào ót gã, gã không giữ được trọng tâm, ngã dúi dụi về phía trước.
A Lê kéo tay cô bé bỏ chạy, con đường lớn phía trước có người gác, họ đành phải rẽ vào một con ngõ nhỏ không người, mấy kẻ phía sau vừa chửi rủa vừa đuổi theo.
Nhưng hai đứa bé mới ngần ấy tuổi dù chạy thế nào cũng không thắng nổi mấy gã đàn ông khỏe mạnh, huống chi cậu bé còn mấy ngày chưa ăn gì, sau lưng còn đang chảy máu, thấm ướt chiếc áo bông, bước chân của cậu bé nặng dần.
Họ chạy vào ngõ cụt, phía trước không có đường, A Lê nhìn xung quanh, chỉ thấy một chiếc thùng rác, cậu xô đổ thùng rác xuống, bảo cô bé chui vào, sau đó dùng sức dựng lên, rồi đậy tờ bìa lên trên miệng thùng.
“Em trốn ở đây nhé, đừng nói gì cả.”
Cô bé ấy có đôi mắt lá liễu sáng ngời: “Anh sẽ quay lại tìm em chứ?”
A Lê lúc ấy mới chỉ mười tuổi, nhưng đã bị ép trưởng thành, trên gương mặt không hề còn nét trẻ con nào: “Sẽ.”
Cô bé nhét viên kẹo vào trong tay cậu, giọng nói lanh lảnh mà mềm mại: “Anh ơi anh đừng sợ, nếu người nhà em không tìm thấy em, họ sẽ đưa chú cảnh sát đến tìm chúng ta thôi.”
Cậu nghiêm túc gật đầu: “Được.”
Lúc đó cô bé vẫn còn nhỏ, không biết mẹ của mình hoàn toàn không tìm mình, A Lê cũng còn nhỏ, không chạy thoát nổi những hung thần thế gian.
Sau đó cậu bị đánh gãy hai chân.
Sau đó cậu căm ghét thế giới này, và chỉ thích đồ ngọt.
…
“Cốc cốc cốc.”
Bên ngoài phòng có người gõ cửa. Nhung Lê tập tễnh ra mở. Là Từ Đàn Hề đến, bên ngoài áo khoác cô còn mặc thêm một chiếc áo choàng, bên dưới mép áo choàng thêu hoa lan quân tử: “Quan Quan tỉnh rồi, nằng nặc đòi qua đây.”
Sau đó nữa, bọn họ từ trẻ con trưởng thành thành người lớn, gặp lại nhau nhưng không quen biết.
Sáng sớm hôm sau trong thôn ầm ĩ, phụ nữ tập trung trước cửa thôn xúm xít xem khung cảnh trên đường.
Thím Hồng Trung của thôn Nhung vẫn xách cái giỏ thức ăn: “Tối qua xảy ra chuyện gì thế? Tôi thấy trên đường có nhiều xe cảnh sát dừng lại lắm.”
“Bà không nghe thấy gì à?” Người bắt lời là Tiếu Nương của thôn Ngô Gia, “Tối qua sở cảnh sát bắt được ba tên chuyên bắt cóc trẻ con, cảnh sát trong thành phố cũng đến, nghe nói hang ổ bọn chúng nằm trong trấn chúng ta.”
Thím Hồng Trung lại hỏi: “Bắt thế nào thế?”
Tiếu Nương đến chỗ bà ta, kể lại: “Tôi nghe người khác kể, ba tên buôn người đó bị bắt ném trước cửa Sở Cảnh sát, đã ký giấy nhận tội hết rồi, hơn nữa chúng còn bị ‘dạy dỗ’, sau đó bị nhét vào bao tải, chảy nhiều máu lắm.”
“Loại súc sinh đấy, đánh chết một tên thì bớt đi một tên.” Thím Hồng Trung vừa đi vừa nhìn: “Không biết là ai làm nhỉ?”
“Tôi cũng không biết, ai cũng nói là ông trời có mắt.”