Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 83
QUYỂN VIII: ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO
I
MARIUIYTX ĐI TÌM CÔ GÁI ĐỘI MŨ HOA LẠI GẶP MỘT ÔNG ĐỘI MŨ LƯỠI TRAI
Hè qua, rồi thu cũng qua, đông đã đến. Chẳng thấy ông Lơ Blăng, cũng chẳng thấy cô con gái đặt chân đến vườn Luychxămbua nữa. Mariuytx chỉ có độc một ý tưởng, là được thấy lại khuôn mặt dịu dàng, đáng yêu kia. Đi đâu cũng tìm, chỗ nào cũng tìm mà chẳng thấy bóng người yêu. Mariuytx không còn là anh chàng mơ mộng, bồng bột, con người quả quyết, say sưa, rắn rỏi, con người hăng say thách thức cuộc đời, một khối óc xây dựng hết mộng tương lai này đến mộng tương lai khác, một trí tuệ chứa đầy những kế hoạch, những dự định, những kiêu hãnh, những tư tưởng và những ý chí. Chàng như con chó lạc, lúc nào cũng buồn rũ ra. Thế là hết. Chàng chán ngấy công việc, đi chơi thì mệt, ở nhà thì buồn. Trước kia, vũ trụ mênh mông, biết bao hình ảnh, biết bao ánh sáng, biết bao tiếng nói, lời khuyên, biết bao hy vọng, tiền đồ, biết bao lời giáo huấn. Thế mà bây giờ, chàng chỉ thấy vũ trụ trống trải. Không còn gì nữa.
Chàng vẫn suy nghĩ, vì chàng không thể làm gì khác được. Nhưng chàng ngao ngán với cả ý nghĩ của mình. Ý nghĩ của chàng luôn luôn thì thầm với chàng điều này điều nọ, chàng chỉ âm thầm trả lời: Thôi, có ích gì?
Chàng tự trách nhiều khoản: tại sao mình lại theo đuổi nàng. Chỉ trông thấy nàng là mình đủ sung sướng! Nàng nhìn mình, chưa phải là bát ngát rồi sao? Nhưng nàng có vẻ yêu mình, chưa phải là tất cả rồi ư? Mình còn mong gì nữa? Để rồi chẳng còn gì hết. Mình lạ lùng quá. Chỉ tại mình… và … Chàng chẳng nói gì cho Cuốcphêrắc biết, bản tính chàng như vậy. Nhưng Cuốcphêrắc đoán biết tất cả, cũng là bản tính anh ta và rất đỗi sửng sốt, bắt đầu khen Mariuytx đã biết yêu thương. Rồi thấy Mariuytx đâm ra buồn chán vẩn vơ, anh chàng phải bảo: Mày ngu quá đỗi. Nào đi đến Sômie đi.
Nhân một ngày tiết tháng chín, trời trong đẹp. Mariuytx đành để ba chàng Cuốcphêrắc, Bốtxuyê và Gơrăngte dẫn chàng đến dự buổi dạ hội ở Xô, chàng hy vọng tình cờ sẽ gặp người yêu: mơ ước thật là viển vông! Tất nhiên, nàng không có đấy. Gơrăngte lầm bầm một mình: ấy thế mà mọi người đàn bà mất tích đều gặp được ở đây. Mariuytx để mặc các bạn ở lại khiêu vũ, một mình chàng kéo bộ trở về, mỏi mệt, lòng nóng như thiêu, con mắt đục mờ, buồn rười rượi. Xe ngựa nào cũng vang tiếng hát, đầy khách dự hội trở về. Xe chạy rầm rập, bốc bụi mù đường phố làm chàng hốt hoảng. Tuyệt vọng, chàng hít mạnh mùi thơm hăng hắc của dãy cây bồ đào cho đầu óc tỉnh táo ra. Chàng sống ngày càng cô độc, càng mê loạn, đau khổ, âm thầm xót xa trong dạ. Chàng quẩn quanh trong nỗi đau xót như con sói đi đi lại lại trong cạm bẫy, không sao thoát ra được. Con người si tình tìm kiếm người yêu khắp nơi khắp chỗ.
Một lần khác, một cuộc gặp gỡ lạ lùng khiến chàng không sao quên được. Chàng đang đi tha thẩn ở những phố nhỏ bên đại lộ Anhvalit, bỗng gặp một người mặc quần áo thợ, đội mũ lưỡi trai, để lộ một mớ tóc bạc phơ. Mariuytx chú ý đến mớ tóc đẹp, rồi nhìn người ấy đang bước từng bước một, đăm chiêu như có việc gì đau đớn lo phiền lắm. Có điều lạ là hình như đúng ông Lơ Blăng! Cũng mái tóc ấy, cũng nét mặt ấy, dưới vành lưỡi trai cũng dáng điệu ấy, nhưng có vẻ buồn bã hơn. Nhưng tại sao lại bộ áo thợ thuyền? Thế là nghĩa gì? Tại sao lại trá hình như vậy? Mariuytx rất đỗi ngạc nhiên. Lúc định trí lại, chàng vội rảo bước theo người ấy. Biết đâu chàng không tìm thấy dấu vết người yêu? Dù sao cũng phải đến gần xem cho kỹ rồi tìm ra điều bí ẩn chứ! Nghĩ đến đấy thì chậm quá rồi, ông già đã mất hút. Người ấy rẽ sang phố khác. Mariuytx không sao tìm thấy được. Cuộc gặp gỡ ấy làm cho chàng bận tâm mất mấy ngày, sau rồi cũng quên đi. Chàng nghĩ thầm: - Thôi, chắc là hai người giống nhau thôi.
II
BẮT ĐƯỢC CỦA
Mariuytx vẫn ở căn nhà nát Goócbô, chàng chẳng để ý đến ai ở trong nhà cả. Sự thật, dạo ấy nhà cũng chỉ có độc Mariuytx với gia đình Giôngđơrét mà chàng đã trả giúp tiền nhà một lần. Sau lần ấy, chàng chẳng bao giờ trò chuyện với ai, bố, mẹ cũng không, con gái cũng không. Những người thuê khác đã dọn đi hoặc chết rồi, hoặc thiếu tiền nhà bị đuổi đi.
Một ngày đông năm ấy, vào lúc quá trưa, mặt trời hé chút ánh sáng, nhưng ngày đó lại là ngày mồng 2 tháng hai, cái ngày lễ Săngđơlô cổ xưa, mặt trời độc ác báo hiệu sáu tuần lễ rét mướt, cái ngày mà Máchia Lanxbe đã ca vịnh trong hai câu thơ xứng đáng là thơ cổ điển:
Mặt trời dù tỏ, dù mờ nhạt.
Con gấu thung thăng trở lại hang.
Ngày ấy, Mariuytx cũng vừa chui ở cái hang Goócbô ra. Trời vừa tối. Giờ đi ăn. Dù sao rồi cũng phải nghĩ đến chuyện ăn uống, chao ôi! Ái tình dù cao thượng vẫn có những nhược điểm như thế đó!
Chàng vừa bước qua bậc cửa thì chợt thấy bà Bugông vừa quét nhà vừa cất tiếng nói một mình câu bất hủ sau đây:
- Thời buổi này chẳng có cái gì là rẻ sất, cái gì cũng đắt như vàng. Chỉ có công người là rẻ, rẻ thối ra.
Mariuytx từ từ bước ra phía cửa để lên phố Xanh Giắc. Chàng cúi gầm mặt xuống, có vẻ nghĩ ngợi.
Trong sương chiều, bỗng chàng lại bị ai xô phải. Chàng quay lại, thấy hai cô con gái ăn mặc rách rưới, một cô thì dong dỏng cao, người mảnh khảnh, một cô bé hơn. Hai cô có vẻ hoảng hốt, thở hổn hển, đi rõ nhanh, như chạy trốn. Hai cô đi ngược lại, không trông thấy Mariuytx nên đâm sầm phải. Trong bóng tối sâm sẩm, Mariuytx nhận được khuôn mặt nhợt nhạt, đầu tóc rối tung, cái mũ kinh khủng, váy rách tả tơi, chân thì giẫm đất! Hai cô vừa chạy vừa nói chuyện. Cô lớn bảo thầm cô bé:
- Tụi cớm vừa đến. Suýt nữa tóm được tao.
Cô kia trẻ con:
- Tôi cũng trông thấy. Thế là tẩu, tẩu nhé, tẩu bán sống bán chết.
Mariuytx nghe qua mấy câu tiếng lóng, đủ hiểu rằng bọn sen đầm hay cảnh sát suýt nữa tóm được mấy cô bé này và hai cô chạy thoát.
Hai cô đi sâu vào bóng cây um tùm ở đại lộ phía sau. Trong đêm tối, thấy bóng hai người trăng trắng một lát, rồi biến mất.
Mariuytx dừng lại một chốc.
Chàng vừa định đi thì chợt thấy một gói nhỏ xam xám ở ngay dưới chân. Chàng cúi xuống, nhặt cái gói lên. Gói ấy hình như là một phong bì đựng giấy má. Chàng nói:
- Ừ, chắc là của mấy cô bé tội nghiệp đánh rơi đây!
Chàng quay trở lại, cất tiếng gọi, nhưng không thấy gì. Chàng cho là các cô đã đi xa, liền nhét phong bì vào túi rồi đi ăn.
Giữa đường, qua một ngõ hẻm phố Muphơta, chàng thấy một cái áo quan trẻ con đặt trên ba cái ghế tựa, phủ một tấm khăn liệm đen; một ngọn nến leo lắt cháy. Chàng nhớ đến hai cô gái trong bóng tối ban nãy. Chàng nghĩ thầm:
- Khốn nạn! Các bà mẹ thà trông thấy con chết còn ít buồn hơn là thấy chúng sống khổ sống nhục.
Hai cái bóng đã thay đổi vị buồn cho chàng, rồi cũng bay khỏi tâm trí. Chàng lại chìm vào những ý nghĩ của riêng chàng. Chàng nhớ lại sáu tháng qua, sáu tháng yêu đương, hạnh phúc, với những ngày đầy ánh sáng, dưới hàng cây tươi đẹp vườn Luychxămbua. Chàng nghĩ thầm:
- Đời mình bây tối tăm quá. Vẫn thấy biết bao thiếu nữ. Nhưng trước kia, họ xinh tươi thế mà bây giờ thì xấu như ma.
III
BỐN VẺ
Buổi tối, lúc chàng cởi áo đi ngủ, tay chàng bỗng thò vào túi và đụng phải cái gói nhặt được ở dưới phố. Chàng đã quên bẵng đi, chàng nghĩ rằng mở ra thì có địa chỉ của các cô con gái kia, hay dù sao cũng biết người mất của mà đem trả.
Chàng mở phong bì.
Phong bì không dán, đựng bốn bức thư cũng không dán nốt.
Địa chỉ đều có đề cẩn thận.
Cả bốn bức thư đều bốc một mùi thuốc lá hạng bét.
Bức thứ nhất đề như sau:
Kính gửi Lệnh bà Đơ Gơruysơrê hầu tước phu nhân, Quảng trường đối diện Hạ nghị viện, số nhà…
Mariuytx nghĩ thầm cứ đọc may ra thấy cái gì rõ ràng hơn; vả lại bức thư để ngỏ, có lẽ đọc cũng chẳng hại gì.
Bức thư viết như sau:
“Kính thưa hầu tước phu nhân,
Xưa nay, đức khoan dung, đức tin Chúa vẫn là mối liên hệ mật thiết (theo nguyên bản mấy bức thư này đều chứa nhiều lỗi chính tả và ngôn ngữ) giữa mọi người trong xã hội. Vì Chúa, xin Bà lớn hãy rủ lòng thương tới một kẻ vì lòng chân thực và vì lòng chung thành với dòng chính thống thiêng liêng mà phải từ bỏ đất Tây Ban Nha, phải hy sinh cả xương máu, của cải để bảo vệ lấy chính nghĩa; kẻ ấy ngày nay đang sống trong cảnh khốn cùng. Kẻ ấy mong rằng tấm lòng cao quý của Bà lớn sẽ giúp đỡ cho kẻ thuộc dòng máu binh sĩ vinh quang đầy thương tích này được sống qua cơn hoạn nạn. Kẻ ấy tin tưởng ở lòng dân đạo của Bà lớn, ở sự quan tâm của Bà lớn tới một quốc gia gặp bước gian nan. Kẻ ấy tin rằng lời cầu khẩn ấy sẽ không phải là vô ích và ơn ấy sẽ ghi lòng tạc dạ.
Kẻ được hân hạnh dâng lên Bà lớn những lời chúc tụng kính mến nhất, thưa Bà lớn.
ĐÔNG ANVARE
Đại úy kỵ binh quân đội Tây Ban Nha: thuộc phái bảo hoàng,
Hiện tị nạn ở nước Pháp. Kẻ này vì Tổ quốc mà phải lưu vong, nay hết cả tiền bạc nên phải dừng lại ở đây”.
Dưới là chữ ký, không ghi địa chỉ gì hết. Mariuytx hy vọng tìm thấy địa chỉ ở bức thư thứ hai, bức thư này viết như sau:
Kính gửi bà Đơ Môngvecne bá tước phu nhân; phố Cátxét, số nhà…
Mariuytx giở ra đọc:
“Kính thưa bá tước phu nhân,
Kẻ viết là thư này là mẹ sáu đứa trẻ, đứa bé nhất mới được tám tháng. Từ khi sinh cháu bé, thiếp ốm nặng, chồng thiếp bỏ đi từ năm tháng nay, hiện mẹ con thiếp sống trong cảnh cùng cực, không nơi nương tựa.
Thiếp hy vọng ở lòng dân đạo của bá tước phu nhân và xin kính chào phu nhân.
Người đàn bà Badida”.
Mariuytx giở đến bức thứ ba, cũng như hai bức thư trên, bức thư này là một lời kêu xin; bức thư viết như sau:
“Kính gửi ông Pabuốcgiô, cử tri, đại thương gia buôn mũ, phố Xanh Đơni, góc phố Phe.
Chúng tôi xin mạng phép gửi ngài bức thư này để mong ngài giúp đỡ và thương lấy một nhà văn sĩ vừa gửi đến Hý viện nước Pháp một bản kịch. Đề tài là một đề tài lịch sử, chuyện xảy ra ở Ôvecnhơ, dưới thời đế chế. Văn chương, tôi thiết nghĩ, cũng tự nhiên, gọn gàng và có đôi chút giá chị. Có cả bốn đoạn ca xen trong vở kịch. Vở của tôi có đủ tình tiết hài hước, nghiêm trang, đột ngột, theo từng cá tính nhân vật. Một hương vị lãng mạn bàng bạc toàn tác phẩm. Động tác diễn biến bí mật với những tình tiết ly kỳ và kết thúc bằng những kịch cảnh nảy lửa.
Mục đích chính của tôi là làm thỏa mãng dục vọng hiện sôi nổi trong lòng của thời đại chúng ta, tức là vấn đề Thời chang, cái chong chóng kỳ lạ luôn luôn đổi chiều, mỗi lần có gió mới thổi lên.
Mặc dù những cái hay đẹp ấy, tôi vẫn ngại rằng sự ghen tị, lòng ích kỷ của các nhà văn đã sẵn có đặc quyền lại rìm các tác phẩm của tôi, bởi vì tôi hiểu rằng người ta dành cho những kẻ mới vào nghề đủ mọi điều cay đắng.
Thưa ngài, tôi biết ngài là một vị Mạnh thường quân sáng suốt của giới văn học nên đánh bạo cho con gái tôi đến để giãi bày với ngài tình cảnh khốn khó của tôi, hiện mùa đông này trong nhà củi không, bánh cũng không. Tôi xin ngài cái vinh dự được tặng ngài vở kịch trên, cũng như những vở sau này, chính là vì tôi muốn có hân hạnh được ngài bảo chợ, được nêu tên ngài trên sách của tôi. Nếu ngài ra tay cưu mang tôi lúc này, tôi sẽ viết một bài thơ để tạ ơn ngài. Bài thơ này, tôi cố gắng viết cho thật hoàn hảo để kịp đưa hầu ngài xem, rồi in lên đầu vở kịch và ngâm trên sân khấu.
Kính gửi ông bà lời chào kính trọng
GIĂNG PHƠLÔ, nhà văn.
T.B. Dù chỉ là bốn mươi xu thôi.
Tôi xin lỗi ngài đã phải cho con gái tôi đến hầu ngài, đáng lẽ tôi thân đến mới phải, nhưng quần áo tồi tàn quá, tôi không thể ra đường được…”
Mariuytx mở bức thứ tư. Địa chỉ đề như sau: “Kính gửi cụ có lòng từ thiện ở nhà thờ Xanh Giắc đuy Hôpa”. Chỉ có mấy dòng sau đây:
“Thưa cụ có lòng từ thiện,
Nếu cụ quá bộ đến nhà chúng tôi, cụ sẽ thấy một cảnh hoạn nạn khốn cùng, chúng tôi sẽ trình cụ đủ giấy tờ chứng thực tình cảnh của chúng tôi.
Thấy những giấy tờ ấy, tấm lòng nhân hậu của cụ sẽ dung động một nỗi cảm thương hào hiệp. Xưa nay các bậc hiền triết thường vẫn cảm súc mãnh liệt.
Cụ vốn giàu lòng chắc ẩn, xin cụ cũng hiểu cho rằng con người ta có túng thiếu đến cùng cực và khổ tâm lắm mới xin giấy nhà nước chứng thực cho tình cảnh của mình, để mong được giúp đỡ chút nào, làm như thể là mình không được tự do đau khổ, tự do chết đói.
Số mệnh đối với một số người thì quá tàn nhẫn, đối với những người khác lại quá dễ dãi, luôn luôn phù trợ.
Chúng tôi chờ mong cụ đến đằng nhà chúng tôi hoặc được ít tiền giúp đỡ. Xin kính chào cụ, một bậc chượng phu đại lượng.
Người đội ơn cụ: P.PHABĂNGTU, nghệ sĩ sân khấu”.
Đọc bốn bức thư xong, Mariuytx vẫn không hiểu gì thêm.
Trước hết, những người ký tên đều không đề địa chỉ.
Sau là hình như bốn bức thư do bốn người viết khác nhau: nhà quý tộc Anverét, bà Balida, thi sĩ Giăngphơlô và nghệ sĩ Phabăngtu, nhưng có cái lạ là cũng một thứ chữ.
Chắc chắn là một người viết, không thể khác được. Vả cứ xem cùng một thứ giấy xấu, ngả vàng, cùng một mùi thuốc lá và dù người viết có cố gắng thay đổi giọng văn, nhưng cũng những lỗi chính tả giống nhau, cứ đàng hoàng lặp lại trong bức thư của nhà văn Giăngphơlô cũng như của viên đại úy Tây Ban Nha, thì lời ức đoán trên càng có phần đúng.
Cố sức mà đoán cái việc bí mật nhỏ nhặt này cũng chẳng ích lợi gì. Nếu không phải là vật tìm thấy thì hẳn là một trò đùa nhạo. Mariuytx buồn quá chẳng thấy thú vị gì với cái trò chơi hú họa ấy; chàng tưởng như vỉa hè ngoài phố bày đặt ra cái trò ấy để giễu cợt chàng. Chàng lúng túng với bốn bức thư như đang cười cợt chàng.
Chẳng có gì tỏ rằng những bức thư kia là của hai cô con gái gặp ở phố. Dù sao, những bức thư ấy cũng chỉ là những tờ giấy lộn, chẳng có chút giá trị gì.
Mariuytx để cả vào phong bì, vứt vào một xó rồi đi nằm.
Khoảng bảy giờ sáng hôm sau, chàng vừa dậy, ăn sáng xong, định thử làm việc thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ.
Nhà chẳng có gì nên chìa khóa bao giờ cũng móc ở ổ khóa. Họa hoằn một vài khi bận việc khẩn cấp lắm, chàng mới khóa cửa. Ngay những lúc chàng đi vắng, chìa khóa vẫn nằm yên ở cửa. Bà Bugông vẫn bảo chàng:
- Rồi ông đến mất cắp thôi.
Mariuytx trả lời:
- Mất cái gì?
Ấy thế mà một hôm Mariuytx mất một đôi giày cũ: bà Bugông ra vẻ đắc chí lắm.
Lại có tiếng gõ cửa, tiếng gõ nhè nhẹ như lần trước, Mariuytx nói:
- Cứ vào.
Cửa mở.
Mariuytx, mắt không rời quyển sách và những tờ giấy để trên bàn, nói tiếp:
- Bà Bugông hỏi gì đấy?
Một giọng nói, không phải tiếng bà Bugông, trả lời:
- Xin lỗi ông, thưa ông…
Tiếng nói đùng đục, rè rè, khàn khàn như nghẹn ngào, giống như tiếng nói của cụ già bị rượu mạnh làm cho khản giọng.
Mariuytx quay phắt lại thì thấy một thiếu nữ.
I
MARIUIYTX ĐI TÌM CÔ GÁI ĐỘI MŨ HOA LẠI GẶP MỘT ÔNG ĐỘI MŨ LƯỠI TRAI
Hè qua, rồi thu cũng qua, đông đã đến. Chẳng thấy ông Lơ Blăng, cũng chẳng thấy cô con gái đặt chân đến vườn Luychxămbua nữa. Mariuytx chỉ có độc một ý tưởng, là được thấy lại khuôn mặt dịu dàng, đáng yêu kia. Đi đâu cũng tìm, chỗ nào cũng tìm mà chẳng thấy bóng người yêu. Mariuytx không còn là anh chàng mơ mộng, bồng bột, con người quả quyết, say sưa, rắn rỏi, con người hăng say thách thức cuộc đời, một khối óc xây dựng hết mộng tương lai này đến mộng tương lai khác, một trí tuệ chứa đầy những kế hoạch, những dự định, những kiêu hãnh, những tư tưởng và những ý chí. Chàng như con chó lạc, lúc nào cũng buồn rũ ra. Thế là hết. Chàng chán ngấy công việc, đi chơi thì mệt, ở nhà thì buồn. Trước kia, vũ trụ mênh mông, biết bao hình ảnh, biết bao ánh sáng, biết bao tiếng nói, lời khuyên, biết bao hy vọng, tiền đồ, biết bao lời giáo huấn. Thế mà bây giờ, chàng chỉ thấy vũ trụ trống trải. Không còn gì nữa.
Chàng vẫn suy nghĩ, vì chàng không thể làm gì khác được. Nhưng chàng ngao ngán với cả ý nghĩ của mình. Ý nghĩ của chàng luôn luôn thì thầm với chàng điều này điều nọ, chàng chỉ âm thầm trả lời: Thôi, có ích gì?
Chàng tự trách nhiều khoản: tại sao mình lại theo đuổi nàng. Chỉ trông thấy nàng là mình đủ sung sướng! Nàng nhìn mình, chưa phải là bát ngát rồi sao? Nhưng nàng có vẻ yêu mình, chưa phải là tất cả rồi ư? Mình còn mong gì nữa? Để rồi chẳng còn gì hết. Mình lạ lùng quá. Chỉ tại mình… và … Chàng chẳng nói gì cho Cuốcphêrắc biết, bản tính chàng như vậy. Nhưng Cuốcphêrắc đoán biết tất cả, cũng là bản tính anh ta và rất đỗi sửng sốt, bắt đầu khen Mariuytx đã biết yêu thương. Rồi thấy Mariuytx đâm ra buồn chán vẩn vơ, anh chàng phải bảo: Mày ngu quá đỗi. Nào đi đến Sômie đi.
Nhân một ngày tiết tháng chín, trời trong đẹp. Mariuytx đành để ba chàng Cuốcphêrắc, Bốtxuyê và Gơrăngte dẫn chàng đến dự buổi dạ hội ở Xô, chàng hy vọng tình cờ sẽ gặp người yêu: mơ ước thật là viển vông! Tất nhiên, nàng không có đấy. Gơrăngte lầm bầm một mình: ấy thế mà mọi người đàn bà mất tích đều gặp được ở đây. Mariuytx để mặc các bạn ở lại khiêu vũ, một mình chàng kéo bộ trở về, mỏi mệt, lòng nóng như thiêu, con mắt đục mờ, buồn rười rượi. Xe ngựa nào cũng vang tiếng hát, đầy khách dự hội trở về. Xe chạy rầm rập, bốc bụi mù đường phố làm chàng hốt hoảng. Tuyệt vọng, chàng hít mạnh mùi thơm hăng hắc của dãy cây bồ đào cho đầu óc tỉnh táo ra. Chàng sống ngày càng cô độc, càng mê loạn, đau khổ, âm thầm xót xa trong dạ. Chàng quẩn quanh trong nỗi đau xót như con sói đi đi lại lại trong cạm bẫy, không sao thoát ra được. Con người si tình tìm kiếm người yêu khắp nơi khắp chỗ.
Một lần khác, một cuộc gặp gỡ lạ lùng khiến chàng không sao quên được. Chàng đang đi tha thẩn ở những phố nhỏ bên đại lộ Anhvalit, bỗng gặp một người mặc quần áo thợ, đội mũ lưỡi trai, để lộ một mớ tóc bạc phơ. Mariuytx chú ý đến mớ tóc đẹp, rồi nhìn người ấy đang bước từng bước một, đăm chiêu như có việc gì đau đớn lo phiền lắm. Có điều lạ là hình như đúng ông Lơ Blăng! Cũng mái tóc ấy, cũng nét mặt ấy, dưới vành lưỡi trai cũng dáng điệu ấy, nhưng có vẻ buồn bã hơn. Nhưng tại sao lại bộ áo thợ thuyền? Thế là nghĩa gì? Tại sao lại trá hình như vậy? Mariuytx rất đỗi ngạc nhiên. Lúc định trí lại, chàng vội rảo bước theo người ấy. Biết đâu chàng không tìm thấy dấu vết người yêu? Dù sao cũng phải đến gần xem cho kỹ rồi tìm ra điều bí ẩn chứ! Nghĩ đến đấy thì chậm quá rồi, ông già đã mất hút. Người ấy rẽ sang phố khác. Mariuytx không sao tìm thấy được. Cuộc gặp gỡ ấy làm cho chàng bận tâm mất mấy ngày, sau rồi cũng quên đi. Chàng nghĩ thầm: - Thôi, chắc là hai người giống nhau thôi.
II
BẮT ĐƯỢC CỦA
Mariuytx vẫn ở căn nhà nát Goócbô, chàng chẳng để ý đến ai ở trong nhà cả. Sự thật, dạo ấy nhà cũng chỉ có độc Mariuytx với gia đình Giôngđơrét mà chàng đã trả giúp tiền nhà một lần. Sau lần ấy, chàng chẳng bao giờ trò chuyện với ai, bố, mẹ cũng không, con gái cũng không. Những người thuê khác đã dọn đi hoặc chết rồi, hoặc thiếu tiền nhà bị đuổi đi.
Một ngày đông năm ấy, vào lúc quá trưa, mặt trời hé chút ánh sáng, nhưng ngày đó lại là ngày mồng 2 tháng hai, cái ngày lễ Săngđơlô cổ xưa, mặt trời độc ác báo hiệu sáu tuần lễ rét mướt, cái ngày mà Máchia Lanxbe đã ca vịnh trong hai câu thơ xứng đáng là thơ cổ điển:
Mặt trời dù tỏ, dù mờ nhạt.
Con gấu thung thăng trở lại hang.
Ngày ấy, Mariuytx cũng vừa chui ở cái hang Goócbô ra. Trời vừa tối. Giờ đi ăn. Dù sao rồi cũng phải nghĩ đến chuyện ăn uống, chao ôi! Ái tình dù cao thượng vẫn có những nhược điểm như thế đó!
Chàng vừa bước qua bậc cửa thì chợt thấy bà Bugông vừa quét nhà vừa cất tiếng nói một mình câu bất hủ sau đây:
- Thời buổi này chẳng có cái gì là rẻ sất, cái gì cũng đắt như vàng. Chỉ có công người là rẻ, rẻ thối ra.
Mariuytx từ từ bước ra phía cửa để lên phố Xanh Giắc. Chàng cúi gầm mặt xuống, có vẻ nghĩ ngợi.
Trong sương chiều, bỗng chàng lại bị ai xô phải. Chàng quay lại, thấy hai cô con gái ăn mặc rách rưới, một cô thì dong dỏng cao, người mảnh khảnh, một cô bé hơn. Hai cô có vẻ hoảng hốt, thở hổn hển, đi rõ nhanh, như chạy trốn. Hai cô đi ngược lại, không trông thấy Mariuytx nên đâm sầm phải. Trong bóng tối sâm sẩm, Mariuytx nhận được khuôn mặt nhợt nhạt, đầu tóc rối tung, cái mũ kinh khủng, váy rách tả tơi, chân thì giẫm đất! Hai cô vừa chạy vừa nói chuyện. Cô lớn bảo thầm cô bé:
- Tụi cớm vừa đến. Suýt nữa tóm được tao.
Cô kia trẻ con:
- Tôi cũng trông thấy. Thế là tẩu, tẩu nhé, tẩu bán sống bán chết.
Mariuytx nghe qua mấy câu tiếng lóng, đủ hiểu rằng bọn sen đầm hay cảnh sát suýt nữa tóm được mấy cô bé này và hai cô chạy thoát.
Hai cô đi sâu vào bóng cây um tùm ở đại lộ phía sau. Trong đêm tối, thấy bóng hai người trăng trắng một lát, rồi biến mất.
Mariuytx dừng lại một chốc.
Chàng vừa định đi thì chợt thấy một gói nhỏ xam xám ở ngay dưới chân. Chàng cúi xuống, nhặt cái gói lên. Gói ấy hình như là một phong bì đựng giấy má. Chàng nói:
- Ừ, chắc là của mấy cô bé tội nghiệp đánh rơi đây!
Chàng quay trở lại, cất tiếng gọi, nhưng không thấy gì. Chàng cho là các cô đã đi xa, liền nhét phong bì vào túi rồi đi ăn.
Giữa đường, qua một ngõ hẻm phố Muphơta, chàng thấy một cái áo quan trẻ con đặt trên ba cái ghế tựa, phủ một tấm khăn liệm đen; một ngọn nến leo lắt cháy. Chàng nhớ đến hai cô gái trong bóng tối ban nãy. Chàng nghĩ thầm:
- Khốn nạn! Các bà mẹ thà trông thấy con chết còn ít buồn hơn là thấy chúng sống khổ sống nhục.
Hai cái bóng đã thay đổi vị buồn cho chàng, rồi cũng bay khỏi tâm trí. Chàng lại chìm vào những ý nghĩ của riêng chàng. Chàng nhớ lại sáu tháng qua, sáu tháng yêu đương, hạnh phúc, với những ngày đầy ánh sáng, dưới hàng cây tươi đẹp vườn Luychxămbua. Chàng nghĩ thầm:
- Đời mình bây tối tăm quá. Vẫn thấy biết bao thiếu nữ. Nhưng trước kia, họ xinh tươi thế mà bây giờ thì xấu như ma.
III
BỐN VẺ
Buổi tối, lúc chàng cởi áo đi ngủ, tay chàng bỗng thò vào túi và đụng phải cái gói nhặt được ở dưới phố. Chàng đã quên bẵng đi, chàng nghĩ rằng mở ra thì có địa chỉ của các cô con gái kia, hay dù sao cũng biết người mất của mà đem trả.
Chàng mở phong bì.
Phong bì không dán, đựng bốn bức thư cũng không dán nốt.
Địa chỉ đều có đề cẩn thận.
Cả bốn bức thư đều bốc một mùi thuốc lá hạng bét.
Bức thứ nhất đề như sau:
Kính gửi Lệnh bà Đơ Gơruysơrê hầu tước phu nhân, Quảng trường đối diện Hạ nghị viện, số nhà…
Mariuytx nghĩ thầm cứ đọc may ra thấy cái gì rõ ràng hơn; vả lại bức thư để ngỏ, có lẽ đọc cũng chẳng hại gì.
Bức thư viết như sau:
“Kính thưa hầu tước phu nhân,
Xưa nay, đức khoan dung, đức tin Chúa vẫn là mối liên hệ mật thiết (theo nguyên bản mấy bức thư này đều chứa nhiều lỗi chính tả và ngôn ngữ) giữa mọi người trong xã hội. Vì Chúa, xin Bà lớn hãy rủ lòng thương tới một kẻ vì lòng chân thực và vì lòng chung thành với dòng chính thống thiêng liêng mà phải từ bỏ đất Tây Ban Nha, phải hy sinh cả xương máu, của cải để bảo vệ lấy chính nghĩa; kẻ ấy ngày nay đang sống trong cảnh khốn cùng. Kẻ ấy mong rằng tấm lòng cao quý của Bà lớn sẽ giúp đỡ cho kẻ thuộc dòng máu binh sĩ vinh quang đầy thương tích này được sống qua cơn hoạn nạn. Kẻ ấy tin tưởng ở lòng dân đạo của Bà lớn, ở sự quan tâm của Bà lớn tới một quốc gia gặp bước gian nan. Kẻ ấy tin rằng lời cầu khẩn ấy sẽ không phải là vô ích và ơn ấy sẽ ghi lòng tạc dạ.
Kẻ được hân hạnh dâng lên Bà lớn những lời chúc tụng kính mến nhất, thưa Bà lớn.
ĐÔNG ANVARE
Đại úy kỵ binh quân đội Tây Ban Nha: thuộc phái bảo hoàng,
Hiện tị nạn ở nước Pháp. Kẻ này vì Tổ quốc mà phải lưu vong, nay hết cả tiền bạc nên phải dừng lại ở đây”.
Dưới là chữ ký, không ghi địa chỉ gì hết. Mariuytx hy vọng tìm thấy địa chỉ ở bức thư thứ hai, bức thư này viết như sau:
Kính gửi bà Đơ Môngvecne bá tước phu nhân; phố Cátxét, số nhà…
Mariuytx giở ra đọc:
“Kính thưa bá tước phu nhân,
Kẻ viết là thư này là mẹ sáu đứa trẻ, đứa bé nhất mới được tám tháng. Từ khi sinh cháu bé, thiếp ốm nặng, chồng thiếp bỏ đi từ năm tháng nay, hiện mẹ con thiếp sống trong cảnh cùng cực, không nơi nương tựa.
Thiếp hy vọng ở lòng dân đạo của bá tước phu nhân và xin kính chào phu nhân.
Người đàn bà Badida”.
Mariuytx giở đến bức thứ ba, cũng như hai bức thư trên, bức thư này là một lời kêu xin; bức thư viết như sau:
“Kính gửi ông Pabuốcgiô, cử tri, đại thương gia buôn mũ, phố Xanh Đơni, góc phố Phe.
Chúng tôi xin mạng phép gửi ngài bức thư này để mong ngài giúp đỡ và thương lấy một nhà văn sĩ vừa gửi đến Hý viện nước Pháp một bản kịch. Đề tài là một đề tài lịch sử, chuyện xảy ra ở Ôvecnhơ, dưới thời đế chế. Văn chương, tôi thiết nghĩ, cũng tự nhiên, gọn gàng và có đôi chút giá chị. Có cả bốn đoạn ca xen trong vở kịch. Vở của tôi có đủ tình tiết hài hước, nghiêm trang, đột ngột, theo từng cá tính nhân vật. Một hương vị lãng mạn bàng bạc toàn tác phẩm. Động tác diễn biến bí mật với những tình tiết ly kỳ và kết thúc bằng những kịch cảnh nảy lửa.
Mục đích chính của tôi là làm thỏa mãng dục vọng hiện sôi nổi trong lòng của thời đại chúng ta, tức là vấn đề Thời chang, cái chong chóng kỳ lạ luôn luôn đổi chiều, mỗi lần có gió mới thổi lên.
Mặc dù những cái hay đẹp ấy, tôi vẫn ngại rằng sự ghen tị, lòng ích kỷ của các nhà văn đã sẵn có đặc quyền lại rìm các tác phẩm của tôi, bởi vì tôi hiểu rằng người ta dành cho những kẻ mới vào nghề đủ mọi điều cay đắng.
Thưa ngài, tôi biết ngài là một vị Mạnh thường quân sáng suốt của giới văn học nên đánh bạo cho con gái tôi đến để giãi bày với ngài tình cảnh khốn khó của tôi, hiện mùa đông này trong nhà củi không, bánh cũng không. Tôi xin ngài cái vinh dự được tặng ngài vở kịch trên, cũng như những vở sau này, chính là vì tôi muốn có hân hạnh được ngài bảo chợ, được nêu tên ngài trên sách của tôi. Nếu ngài ra tay cưu mang tôi lúc này, tôi sẽ viết một bài thơ để tạ ơn ngài. Bài thơ này, tôi cố gắng viết cho thật hoàn hảo để kịp đưa hầu ngài xem, rồi in lên đầu vở kịch và ngâm trên sân khấu.
Kính gửi ông bà lời chào kính trọng
GIĂNG PHƠLÔ, nhà văn.
T.B. Dù chỉ là bốn mươi xu thôi.
Tôi xin lỗi ngài đã phải cho con gái tôi đến hầu ngài, đáng lẽ tôi thân đến mới phải, nhưng quần áo tồi tàn quá, tôi không thể ra đường được…”
Mariuytx mở bức thứ tư. Địa chỉ đề như sau: “Kính gửi cụ có lòng từ thiện ở nhà thờ Xanh Giắc đuy Hôpa”. Chỉ có mấy dòng sau đây:
“Thưa cụ có lòng từ thiện,
Nếu cụ quá bộ đến nhà chúng tôi, cụ sẽ thấy một cảnh hoạn nạn khốn cùng, chúng tôi sẽ trình cụ đủ giấy tờ chứng thực tình cảnh của chúng tôi.
Thấy những giấy tờ ấy, tấm lòng nhân hậu của cụ sẽ dung động một nỗi cảm thương hào hiệp. Xưa nay các bậc hiền triết thường vẫn cảm súc mãnh liệt.
Cụ vốn giàu lòng chắc ẩn, xin cụ cũng hiểu cho rằng con người ta có túng thiếu đến cùng cực và khổ tâm lắm mới xin giấy nhà nước chứng thực cho tình cảnh của mình, để mong được giúp đỡ chút nào, làm như thể là mình không được tự do đau khổ, tự do chết đói.
Số mệnh đối với một số người thì quá tàn nhẫn, đối với những người khác lại quá dễ dãi, luôn luôn phù trợ.
Chúng tôi chờ mong cụ đến đằng nhà chúng tôi hoặc được ít tiền giúp đỡ. Xin kính chào cụ, một bậc chượng phu đại lượng.
Người đội ơn cụ: P.PHABĂNGTU, nghệ sĩ sân khấu”.
Đọc bốn bức thư xong, Mariuytx vẫn không hiểu gì thêm.
Trước hết, những người ký tên đều không đề địa chỉ.
Sau là hình như bốn bức thư do bốn người viết khác nhau: nhà quý tộc Anverét, bà Balida, thi sĩ Giăngphơlô và nghệ sĩ Phabăngtu, nhưng có cái lạ là cũng một thứ chữ.
Chắc chắn là một người viết, không thể khác được. Vả cứ xem cùng một thứ giấy xấu, ngả vàng, cùng một mùi thuốc lá và dù người viết có cố gắng thay đổi giọng văn, nhưng cũng những lỗi chính tả giống nhau, cứ đàng hoàng lặp lại trong bức thư của nhà văn Giăngphơlô cũng như của viên đại úy Tây Ban Nha, thì lời ức đoán trên càng có phần đúng.
Cố sức mà đoán cái việc bí mật nhỏ nhặt này cũng chẳng ích lợi gì. Nếu không phải là vật tìm thấy thì hẳn là một trò đùa nhạo. Mariuytx buồn quá chẳng thấy thú vị gì với cái trò chơi hú họa ấy; chàng tưởng như vỉa hè ngoài phố bày đặt ra cái trò ấy để giễu cợt chàng. Chàng lúng túng với bốn bức thư như đang cười cợt chàng.
Chẳng có gì tỏ rằng những bức thư kia là của hai cô con gái gặp ở phố. Dù sao, những bức thư ấy cũng chỉ là những tờ giấy lộn, chẳng có chút giá trị gì.
Mariuytx để cả vào phong bì, vứt vào một xó rồi đi nằm.
Khoảng bảy giờ sáng hôm sau, chàng vừa dậy, ăn sáng xong, định thử làm việc thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ.
Nhà chẳng có gì nên chìa khóa bao giờ cũng móc ở ổ khóa. Họa hoằn một vài khi bận việc khẩn cấp lắm, chàng mới khóa cửa. Ngay những lúc chàng đi vắng, chìa khóa vẫn nằm yên ở cửa. Bà Bugông vẫn bảo chàng:
- Rồi ông đến mất cắp thôi.
Mariuytx trả lời:
- Mất cái gì?
Ấy thế mà một hôm Mariuytx mất một đôi giày cũ: bà Bugông ra vẻ đắc chí lắm.
Lại có tiếng gõ cửa, tiếng gõ nhè nhẹ như lần trước, Mariuytx nói:
- Cứ vào.
Cửa mở.
Mariuytx, mắt không rời quyển sách và những tờ giấy để trên bàn, nói tiếp:
- Bà Bugông hỏi gì đấy?
Một giọng nói, không phải tiếng bà Bugông, trả lời:
- Xin lỗi ông, thưa ông…
Tiếng nói đùng đục, rè rè, khàn khàn như nghẹn ngào, giống như tiếng nói của cụ già bị rượu mạnh làm cho khản giọng.
Mariuytx quay phắt lại thì thấy một thiếu nữ.
Bình luận facebook