Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 82
QUYỂN VII: PATƠRÔNG MINET
I
MỎ VÀ THỢ MỎ
Xã hội con người bao giờ cũng có cái nhà trong cái rạp hát, người ta gọi là tầng dưới thứ ba. Lớp đất dưới chân xã hội ở đâu cũng bị đào khoét, khi thì vì cái tốt, khi thì vì cái xấu. Những công trình ấy chồng chất lên nhau: có những tầng ở trên và những tầng ở dưới. Có phía trên và phía dưới, trong cái hầm mỏ mờ mịt đôi khi đổ sập dưới nền văn minh đó và chúng ta thường xéo lên nó một cách thản nhiên, vô tư lự. Nhóm Bách khoa thế kỷ trước cũng là một cái hầm mỏ gần như lộ thiên. Đêm tối vốn là cái lồng ấp âm u của đạo Gia tô nguyên thủy, chỉ chờ đợi một cơ hội để nổ bùng dưới các triều đại Xêda và đã làm cho nhân loại tràn ngập ánh sáng. Vì trong đêm tối thiêng liêng có ánh sáng tiềm tàng. Núi lửa chứa đầy một thứ bóng tối có thể cháy bùng lên. Mọi thứ phún thạch bốc lửa đều bắt đầu bằng bóng tối. Những hầm mộ sâu, nơi cử hành buổi lễ mi-sa đầu tiên, không chỉ là tầng hầm của Rômơ, chúng là cái địa đạo của cả trái đất.
Ở dưới cấu trúc xã hội, cái kiến trúc kỳ công của một túp lều ấy, có những hang hốc đủ mọi loại: có cái hầm tôn giáo, có cái hầm triết học, có cái hầm chính trị, có cái hầm kinh tế, có cái hầm cách mạng. Kẻ thì đào cuốc với tư tưởng, kẻ thì đào cuốc với con số, kẻ thì đào cuốc với lòng giận dữ. Người ta gọi nhau và trả lời nhau từ hầm mộ này sang hầm mộ khác. Những lý tưởng không tưởng đi lại bên dưới mặt đất, chia tách ra theo mọi hướng và có khi gặp nhau và kết nghĩa anh em với nhau. Giăng Giắc (nhà văn cách mạng lớn của nước Pháp thế kỷ 18) cho Điôgienơ (nhà triết học cổ Hy Lạp, nổi tiếng với giai thoại giữa ban ngày xách đèn đi tìm con người) mượn cuốc và Điôgienơ cho Giăng Giắc mượn đèn. Khi những lý tưởng không tưởng ấy chống lại nhau thì Canvanh (thủ lĩnh đạo Gia tô cải cách ở Pháp thế kỷ XVI) xoắn tóc Xôxanh (thủ lĩnh đạo Gia tô cải cách ở Ý thế kỷ XVI). Nhưng không cái gì làm ngừng lại tạm thời hoặc ngăn chặn tất cả những năng lực ấy vươn mục đích và cái hoạt động rộng lớn, song song ấy, đi, lại, lên, xuống, rồi lại dâng lên trong đêm tối và làm thay đổi từ từ cái mặt trên bằng cái tầng dưới, cái bên ngoài bằng cái bên trong: một đàn kiến vô tận, lúc nhúc, không ai biết. Xã hội bên trên khó có thể biết gì về các công trình đào bới ấy, nó để nguyên cho xã hội cái bề mặt và làm thay đổi cả ruột gan của nó. Bao nhiêu tầng lớp trong lòng đất, bấy nhiêu công trình khác nhau, bấy nhiêu khoáng sản khai thác khác nhau. Từ những sự đào bới sâu thẳm ấy sẽ khai quật được gì? Tương lai.
Càng xuống sâu, những người đào bới ấy càng bí mật. Đến một mức sâu mà nhà triết học xã hội còn hiểu biết được, công việc ấy còn tốt; quá cái mức sâu ấy, công việc đào bới đã mập mờ và hai mặt; sâu hơn nữa nó trở thành ghê gớm. Đến một chiều sâu nào đó, trí tuệ của con người văn minh không thâm nhập vào được những cái hang tối ấy, cái giới hạn con người còn có thể thở được đã bị vượt qua, có thể bắt đầu xuất hiện những con quái vật. Các bậc thang đi xuống rất lạ lùng, mỗi bậc thang ấy là một tầng mà triết học có thể đặt chân đứng và người ta có thể gặp một trong những người thợ, có khi thần tiên có khi quái đản. Ở tầng dưới Giăng Huyxơ có Luyte, dưới Luyte có Đêcáctơ, dưới Đêcáctơ có Vônte, dưới Vônte có Côngdorxê, dưới Côngdorxê có Rôbexpie, dưới Rôbexpie có Mara, dưới Mara có Babớp, và cứ thế nối tiếp. Xuống sâu hơn nữa, mịt mờ, ở giới hạn giữa cái lờ mờ đến cái mù mịt không trông thấy gì, người ta thấy những con người âm u khác, có lẽ chưa tồn tại. Những người thợ hôm qua là những bóng ma, những người thợ ngày mai là những ấu trùng mà con mắt của trí tuệ chỉ nhìn thấy lờ mờ. Công cuộc cấu tạo cái phôi thai của tương lai là một viễn ảnh của triết học.
Một thế giới trong cõi mông muội, hãy còn ở trạng thái bào thai, hình dáng kỳ lạ thay!
Xanh Ximông, Ouen, Phuriê (những nhà xã hội học không tưởng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19) cũng ở đấy, trong những kẽ hầm bên.
Mặc dầu có một sợi dây thiêng liêng vô hình ràng buộc họ với nhau mà họ không biết, những con người đi mở đường trong lòng đất ấy luôn luôn tưởng rằng họ đơn độc, tuy họ không đơn độc chút nào: công việc của họ rất khác nhau và ánh sáng bình thường của người này khác xa với những tia chói lòa của người khác. Người thì tươi vui như cảnh thiên đường, kẻ thì thảm thê bi đát. Tuy vậy, mặc dầu họ khác nhau đến mức nào, tất cả những con người ấy, từ người ở trên tầng cao nhất, đến người ở dưới tầng đen tối âm u nhất, từ người khôn ngoan nhất đến người điên rồ nhất, họ có một điều giống nhau. Điều ấy là: tinh thần vô tư. Mara (nhà cách mạng Pháp, rất hăng hái kết tội nhà vua, 1743-1793) cũng quên mình như Giêsu. Họ gạt họ ra ngoài rìa, họ bỏ quên họ, họ không nghĩ chút nào đến họ. Họ nhìn thấy tất cả cái gì không phải họ. Họ có một cái nhìn và cái nhìn ấy đi dõi tìm cái tuyệt đối. Người thứ nhất có tất cả bầu trời trong mắt; người cuối cùng, dù khó hiểu đến đâu, dưới nét mày vẫn có các ánh sáng xanh nhạt của vô biên vô tận. Dù họ làm gì, ta cũng phải tôn kính những ai mang dấu hiệu: con người ngời sao.
Con người đen tối là dấu hiệu khác.
Với con người này bắt đầu tội ác. Trước con người không có ánh mắt, thì hãy suy nghĩ, hãy run sợ. Trật tự xã hội có những thợ mỏ đen tối của nó! Có một điểm mà sự đào sâu là sự chôn vùi và ở đó thì ánh sáng tắt hẳn.
Ở bên dưới tất cả những hầm mỏ mà chúng tôi vừa chỉ ra, ở dưới tất cả những đường hầm, ở dưới tất cả cái hệ thống mênh mông những tĩnh mạch ngầm của tiến bộ và không tưởng, sâu hơn nhiều nữa, trong lòng trái đất, thấp hơn cả Mara, thấp hơn cả Babớp, thấp hơn nữa, thấp hơn nhiều nữa và không có liên lạc gì với cái tầng trên, có cái hầm cuối cùng, một nơi khủng khiếp. Đó là nơi mà chúng tôi đã gọi là tầng ngầm thứ ba. Đó là hố của đêm tối, hầm của những người mù Inferi.[156]
[156] Lớp người hạ đẳng.
Nơi này nối liền với vực thẳm.
II
TẦNG ĐÁY
Ở đây lòng vô tư bay biến. Con quỷ ác hình thành lờ mờ. Ai cũng chỉ vì mình thôi. Cái tôi không mắt ấy gào rú, tìm kiếm, mò mẫm và gặm nhấm. Tên Uygôlanh (một tên bạo chúa khát máu ở Ý, thế kỷ 13, sau bị bắt và bị giam với các con hắn trong một cái tháp để cho chết đói. Nhà thơ Ý Đăngtơ đã dựng lên một cảnh kinh khủng trong Hài kịch thần thánh, Uygôlanh gặm cái sọ của kẻ thù hắn trong Tháp đói) của xã hội nằm ở trong cái vực ấy.
Những cái bóng hung dữ lẩn quất, lần mò trong hố ấy, gần như thú dữ gần như yêu ma, không hề nghĩ gì đến sự tiến hóa chung mà chúng không hề biết, cả về ý niệm lẫn danh từ. Họ chỉ lo nghĩ đến sự thỏa thích cá nhân. Họ hình như là vô ý thức, ở trong con người họ có một thứ xóa bỏ ghê sợ. Họ có hai mẹ nhưng đều là mẹ ghẻ: dốt nát và nghèo đói. Họ có một người dẫn đường là sự thiếu thốn. Tất cả các hình thái của sự thỏa thuê ở họ đều xuất phát từ thèm khát. Họ háu ăn một cách tàn bạo, nghĩa là họ hung tợn, không phải như một tên bạo chúa, mà là như một con hổ đói. Từ đau khổ, những con ấu trùng ấy chuyển sang tội ác: huyết lệ tất nhiên, thoát thai kinh khủng, lô gích của bóng tối. Cái lê la ở tầng đáy thứ ba này không phải là sự đòi hỏi của tuyệt đối bị bóp nghẹt, đó là sự phản kháng của vật chất. Con người trở thành mãng xà. Đói khát là điểm xuất phát; làm quỷ Xatăng đó là đích. Từ cái hầm ấy Laxơne (tên những kẻ cướp giết người ghê gớm đã bị trừng phạt) chui ra.
Bạn đọc vừa thấy, ở quyển bốn, một ngăn của cái tầng trên của hầm mỏ, cái hầm mỏ lớn của chính trị, cách mạng và triết lý. Ở đấy, như chúng tôi vừa nói, tất cả đều cao quý, trong sáng, xứng đáng, lương thiện. Ở đó người ta cũng có thể lầm lẫn và có lẫm lẫn thật, nhưng cái lầm cũng đáng kính vì nó rất dũng cảm. Tất cả công việc họ làm ở đấy, có một cái tên: Sự tiến bộ.
Bây giờ đến lúc ta nhòm vào các vực sâu khác, những vực sâu ghê tởm.
Ta phải nhấn mạnh vào điểm này, ở dưới đáy xã hội vẫn có cái hầm lớn của tội ác, có cho đến ngày dốt nát bị xóa bỏ.
Cái hầm ấy ở dưới tất cả các hầm khác và là kẻ thù của tất cả cái khác. Đó là sự căm thù tất cả, không chừa sót gì. Nó không biết nhà triết học là gì: con dao găm của nó chưa bao giờ gọt bút viết. Cái đen tối của nó không có chút quan hệ nào với cái đen tối tuyệt vời của nghiên mực. Chưa bao giờ những ngón tay của đêm tối, co cứng lại dưới cái hầm ngột ngạt ấy, đã mở một quyển sách, hay giở một tờ báo. Babớp đối với Cáctusơ là một kẻ bóc lột, Mara là một nhà quý tộc đối với Sinđeranơ (tên những kẻ cướp giết người ghê gớm đã bị trừng phạt). Mục đích của cái hầm ấy là làm sụp đổ tất cả.
Tất cả. Cả đến những cái hầm phía trên mà nó căm thù. Trong cái lúc nhúc ghê tởm của nó, nó khoét, nó đào cho sụp đổ hết, không phải chỉ riêng cái trật tự xã hội hiện giờ. Nó cố phá cho đổ triết học, đổ khoa học, đổ luật pháp, đổ tư tưởng con người, đổ văn minh, đổ cách mạng, đổ tiến bộ. Tên nó chỉ đơn giản là ăn cắp, làm đĩ, giết người và ám sát. Nó là đêm tối âm u và nó muốn tất cả là hỗn mang, đảo lộn. Cái nóc hầm của nó lợp bằng ngu dốt.
Tất cả các hầm khác ở bên trên chỉ nhằm có một mục đích là xóa bỏ cái tầng đáy đó. Tất cả các tổ chức cùng một lúc của triết học và của tiến bộ đều hướng vào mục đích ấy, bằng sự cải thiện cái thực tế cũng như bằng sự chiêm ngưỡng cái tuyệt đối. Phá hủy cái hầm Ngu dốt, bạn sẽ tiêu diệt được con chuột chũi: Tội ác.
Chúng ta hãy cô đọng lại bằng vài lời một phần những cái chúng tôi vừa viết. Mối nguy hiểm duy nhất của xã hội là bóng tối.
Nhân loại là đồng nhất. Tất cả mọi người đều nặn bằng một loại đất sét. Không có một sự khác biệt nào trong số phận ít nhất là ở trên mặt đất này. Cũng là bóng tối lúc đầu, cùng là da thịt lúc còn sống, cùng là tro bụi lúc chết, nhưng ngu dốt trộn vào chất người ấy, làm cho nó đen đi. Cái màu đen không xóa được đó thấm vào bên trong con người và trở thành cái ác.
III
BABE, GƠLƠME, CƠLACƠXU VÀ MÔNGPACNAXƠ
Một bộ tứ những tên kẻ cướp: Cơlacơxu, Gơlơme, Babe và Mônpacnaxơ, từ 1830 đến 1835, thống trị cái đáy thứ ba của Pari.
Gơlơme là một thứ đô lực sĩ sa thải. Hang ổ của nó là cống ngầm Acsơ Mariông. Nó cao gần hai thước, cơ ngực rắn như đá, bắp tay cứng như đồng, hơi thở như gió lùa cửa hang, thân thì hộ pháp, sọ lại sọ chim. Trông hắn tưởng như là Ecquyn Phacneđơ, mặc một cái quần vải mịn và một cái áo nhung sợi. Gơlơme với hình vóc hộ pháp đó có thể khuất phục những con quái vật, nhưng hắn thấy cứ làm quái vật lại gọn hơn. Trán thấp, thái dương rộng, ngót bốn mươi tuổi, mắt nhăn nheo, tóc ngắn và cứng, má lông lá như bàn chải, bộ râu lởm chởm: có thể hình dung được con người ấy. Những bắp thịt xin được lao động, cái ngu đần của hắn lại không muốn thế. Nó là một sức mạnh lười biếng. Nó giết người vì uể oải. Người ta cho là hắn sinh trưởng ở thuộc đảo. Có lẽ hắn đã nhúng tay vào vụ ám sát thống chế Bruynơ, vì năm 1815, hắn làm phu khuân vác ở Avinhông. Sau cái thời tập sự ấy hắn đã trở thành kẻ cướp chính thống.
Cái vẻ trong bỏng của Babe trái ngược hẳn với dòng thịt ụ của Gơlơme. Babe gầy và thông suốt. Nó tuy trong, mà bí ẩn. Có thể nhìn suốt qua xương của hắn, nhưng không thể nhìn gì sau con người của hắn. Hắn bảo hắn làm ngành hóa chất. Hắn đã là hề chào khách với Bôbesơ và hề diễn với Bôbinô. Hắn từng là diễn viên hài kịch ở Xanh Mibien. Hắn là con người có chủ định nói năng hoạt bát, mỉm cười có mục đích, điệu bộ có tình ý. Hắn chuyên nghề bán rong những tượng bán thân bằng thạch cao và những chân dung của “ngài quốc trưởng”. Thêm nữa hắn làm nghề nhổ răng. Hắn đã làm trò ở các chợ phiên và đã có một cái quầy hàng với kèn rao và tấm biển này: “Babe nghệ sĩ nhổ răng, viện sĩ các viện hàn lâm, làm những thí nghiệm vật lý về kim khí và á kim, nhổ răng và rút những chân răng mà các bạn đồng nghiệp đã bỏ lại. Giá một cái răng: một phơrăng 50 xăngtim; hai cái răng: hai phơrăng; 3 cái răng: hai phơrăng 50. Đừng bỏ lỡ cơ hội”. (Câu “Đừng bỏ lỡ cơ hội” có nghĩa là hãy nhổ cho nhiều răng vào). Hắn có vợ và đã có con. Hắn không biết vợ và các con hắn bây giờ ở đâu. Hắn đã bỏ rơi vợ con như người ta đánh mất chiếc khăn tay. Một ngoại lệ rất quý giá trong xã hội đen tối của hắn; hắn đọc báo. Một hôm, khi hắn còn có vợ và con cùng ở với hắn, trong gian hàng lưu động của hắn, hắn đã đọc trên báo Lơ mexagiee cái tin một bà mẹ sinh ra một hài nhi có cái mồm bê, hài nhi đó có thể nuôi được. Hắn đã kêu to lên: “Đây là cả một cái gia tài! Sao vợ ta chẳng khôn khéo cho ta một đứa con như thế này nhỉ?”
Từ đó hắn đã bỏ tất cả, để “kinh doanh Pari”. Kinh doanh Pari là thuật ngữ của chính hắn.
Cơlacơxu là cái gì? Cơlacơxu là đêm tối. Hắn chỉ xuất hiện khi bầu trời đã đen xịt, buổi tối hắn từ cái lỗ của hắn chui ra, rồi lại chui vào cái lỗ ấy trước khi ngày rạng. Cái lỗ ấy ở đâu, chẳng ai biết. Trong đêm tối dày đặc nhất, khi nói chuyện với đồng đảng của hắn, hắn cũng quay lưng lại. Tên hắn có phải là Cơlacơxu không? Không. Hắn bảo tên tôi là Paduytu (có nghĩa là: chẳng phải thế đâu). Nếu thình lình có một cây đèn sáng, tức thì hắn đeo mặt nạ vào. Hắn nói giọng bụng. Babe bảo: “Cơlacơxu là một con thú ăn đêm có hai giọng”. Cơlacơxu, con người mơ hồ, lang thang, ghê gớm. Người ta không chắc là hắn có một cái tên. Cơlacơxu chỉ là một mệnh danh; người ta cũng không chắc là hắn có một giọng nói của hắn, cái bụng của hắn nói nhiều hơn cái miệng. Người ta cũng không chắc là hắn có một gương mặt, người ta mới nhìn thấy được cái mặt nạ của hắn thôi. Hắn ở đó, rồi biến đi như một cái bóng; những xuất hiện của hắn là từ dưới đất chui lên.
Một con người rùng rợn: đó là Mônpacnaxơ. Mônpacnaxơ là một đứa trẻ con chưa đến hai mươi tuổi, một khuôn mặt xinh, cặp môi như những trái anh đào, một mái tóc đen đẹp, mắt sáng ánh mùa xuân. Hắn có đủ tật xấu và đang vươn đến tất cả mọi tội ác. Đã nếm cái vị ác, hắn đâm ra thèm khát cái hung tàn. Một thằng nhóc biến thành tên đểu cáng, tên đểu cáng thành kẻ sát nhân. Nó xinh trai, “kiều mị”, duyên dáng, khỏe, lười, hung dữ. Mũ của nó vành bên trái hơi cong hớt lên, để lộ một mớ tóc, theo kiểu 1829. Nó sống bằng ăn cướp. Cái áo khoác dài của nó may theo kiểu đẹp nhất, nhưng đã sờn. Mônpacnaxơ đẹp hình người khoác y phục mẫu, nhưng có vẻ nghèo đói và có dáng đã giết người. Nguyên nhân của mọi tội giết người của hắn là sự thèm muốn được điển trai. Cô gái lẳng lơ đầu tiên nào đã bảo hắn: Anh đẹp đấy, đã ném vào lòng hắn cái vệt đen tối và đã biến gã Aben ấy thành một thằng Canh (nhân vật trong kinh thánh Gia tô, Cain đã giết em là Abel, Abel đẹp trai)? Thấy mình xinh trai, hắn muốn làm người lịch sự, mà cái lịch sự nhất là ở nể. Đối với kẻ nghèo, ở nể tức là tội ác. Ít có kẻ lưu manh nào nguy hiểm đáng sợ như Mônpacnaxơ. Mới mười tám tuổi, hắn đã rải đằng sau hắn mấy xác chết. Trong cái bóng của tên khốn nạn ấy, nhiều xác khách qua đường đã nằm sóng sượt, hai tay buông xuôi, sấp mặt trên một vũng máu. Tóc uốn quăn, chải sáp, áo bó sát sườn, hông như hông phụ nữ, một cái ngực như ngực sĩ quan Phổ, những lời khen ngợi xì xào của bầy gái đầu đường quanh hắn, cái ca vát thắt rất tài tình, một nắm đấm thép trong túi, một bông hoa ở ve áo, đó là tên công tử của mộ địa.
IV
TỔ CHỨC CỦA BỌN NÀY
Với bốn đứa chúng nó, bọn này như một thần Prôtê, muôn hình vạn dạng luồn lách qua hàng rào của cảnh sát, cố thoát khỏi những con mắt rình mò của Viđôc (một tên lưu manh sau trở thành chánh mật thám ở Pari đầu thế kỷ 19), “dưới mọi hình dáng, gốc cây, ngọn lửa, suối nước”, tráo tên lẫn nhau, dùng mẹo của nhau và che chứa lẫn nhau, thay đổi hình dạng như người ta bỏ cái mũi giả ở một người, đôi khi tự nhân lên đến mức Côcô Lacua tưởng là cả một đám đông.
Với những chi nhánh của chúng và cả một hệ thống chằng chịt quan hệ ngầm của chúng, Babe, Gơlơme, Cơlacơxu và Mônpacnaxơ bao thầu tất cả những vụ cướp bóc, lừa bẫy trong hạt Xenơ. Chúng làm những cuộc đảo chánh từ dưới, lật đổ người qua đường. Những kẻ có âm mưu loại ấy, có trí tưởng tượng của lũ ăn đêm, đều nhờ bọn chúng thực hiện âm mưu của họ. Họ nói cho chúng biết cái dàn ý. Chúng làm nhiệm vụ đạo diễn. Chúng làm việc dựa vào đề cương kịch bản. Lúc nào chúng cũng tìm được nhân lực tương xứng và thích ứng cho mọi vụ cướp bóc, hành hung cần có viện trợ và được nhiều tiền. Một tội ác cần phải tìm những cánh tay thực hiện thì chúng cho mướn những kẻ đồng lõa. Chúng có một đoàn diễn viên của đêm tối sẵn sàng biểu diễn tất cả các thảm kịch của hang hầm. Chúng thường hội họp nhau khi trời bắt đầu tối, tức là vào giờ thức dậy của chúng, trong những bãi cỏ hoang gần khu Xanpêtrie. Chúng bàn bạc ở đó. Chúng có mười hai giờ đêm đen trước mặt chúng. Chúng ấn định thời dụng biểu của thời gian ấy.
Patơrông Minét đó là cái tên mà bọn người sống trong những hang hầm đặt cho bốn tên này. Trong cái ngôn ngữ cổ kính, kỳ quái của đại chúng, mỗi ngày một mờ nhạt đi, Patơrông Minét có nghĩa là buổi sớm mai, cũng như giữa chó và sói (nghĩa là lúc mà mắt không phân biệt được chó và sói, lúc nhá nhem) có nghĩa là sẩm tối. Cái danh từ ấy có lẽ do từ cái giờ mà công việc ám muội của chúng kết thúc, bình minh là lúc các bóng ma tan biến và các bọn kẻ cướp chia tay nhau. Bốn thằng này được người ta biết với cái mệnh danh ấy. Khi vị chánh án tòa đại hình đến gặp Laxơnerơ trong nhà tù và hỏi hắn về một tội phạm mà hắn chối không nhận: “Thế kẻ nào đã làm việc đó”. Vị chánh án hỏi thế và Laxơnerơ đã trả lời một câu bí mật đối với vị thẩm phán ấy, nhưng rất rõ rệt đối với cảnh sát: “Có lẽ là Patơrông Minét”.
Người ta có thể đoán nội dung một vở kịch khi nghe danh sách các nhân vật, người ta cũng có thể đánh giá một bọn côn đồ với danh sách những tên côn đồ ấy. Đây là những tên của những kẻ côn đồ có gắn bó với bọn Patơrông Minét, vì những cái tên ấy còn nổi lại trong những bản báo cáo đặc biệt:
Păngsô, còn gọi là Pranhtaniê, là Bigrơnay.
Bruygiông (có cả một triều đại Bruygiông; chúng tôi không muốn bỏ cái ý muốn nói vài lời về cái dòng dõi ấy).
Bulattơruyen, gã phu đường chúng ta đã thoáng thấy rồi.
Lavơrơ.
Phinixte.
Ômer Ooguy, da đen.
Mácđixoa.
Đêpêsơ.
Phônlơroa, tự là Bucơchie.
Glôriơ, tù khổ sai mãn hạn.
Barơcarôxơ, tự là Đuypông.
Lexplanađơ đuy Xuýt.
Puxagơrivơ.
Cácmanhôle.
Guyđơniê, tự Bidarô.
Mănggiơđăngten.
Lêpiêăngle.
Đơmi-lia, tức là Hai-Tỉ.
… và …
Chúng tôi bỏ qua một số tên, không phải là những tên ghê gớm nhất. Những cái tên ấy là những biểu tượng. Nó không chỉ tên một người, mà chỉ tên một loại. Mỗi cái tên ấy chỉ một loại nấm dị hình ở những đáy hầm của nền văn minh.
Những nhân vật ấy không ưa lộ diện, không phải là những nhân vật người ta thường gặp ngoài phố. Ban ngày, mệt mỏi sau những đêm hung dữ của chúng, chúng đi ngủ, khi thì trong những lò thạch cao, khi thì trong những mỏ đá đã bỏ ở MôngMáctơrơ hay Môngrugiơ, đôi khi trong các cống ngầm. Chúng chui xuống đất.
Những bọn người ấy bây giờ thế nào? Chúng vẫn còn. Chúng xưa kia vẫn có. Oraxơ đã nói đến chúng: Ambubaiarumcollegia, pharMácopoloe, medici, mimoe (Phường đàn sáo, lang băm, ăn xin, trò hề). Khi xã hội vẫn như thế này thì chúng vẫn như thế ấy. Dưới cái trần hầm đen tối của chúng, chúng luôn luôn tái sinh từ lòng nước rỉ của xã hội. Chúng hiện trở về, luôn luôn y như thế; chỉ có điều là chúng không giữ nguyên những tên cũ và không mang những hình dáng cũ.
Tiêu diệt những cá nhân đi, bộ tộc vẫn tồn tại.
Chúng vẫn có những năng khiếu cũ. Từ kẻ ăn mày lang thang đến trộm cắp lén lút, cái dòng giống này còn nguyên vẹn không pha. Chúng đoán biết những ví tiền trong túi: chúng đánh hơi những chiếc đồng hồ trong bao. Vàng, bạc đối với chúng có mùi ngửi thấy. Có những kẻ tư sản ngây thơ mà người ta có thể gọi là dễ bị đánh cắp. Bọn chúng kiên trì theo dõi những người tư sản này. Khi một người nước ngoài, một người tỉnh lẻ đi qua, chúng rùng mình như con nhện.
Những con người đó trông thật dễ sợ khi nửa đêm, trong một phố vắng, ta gặp chúng. Hình như chúng không phải là người, nhưng là những bóng sương mù sống; người ta có thể bảo là chúng thường gắn với bóng tối thành một khối, chúng không tách rời đêm tối, chúng không có linh hồn nào khác là đêm tối và chỉ trong chốc lát thôi, để trong vài phút sống một sự sống quái đản, ghê gớm, chúng mới tách mình khỏi đêm tối.
Lấy gì để làm cho tiêu tan những ấu trùng, những dòi bọ ấy? Ánh sáng tràn trề. Không một con dơi nào chống lại được bình minh. Hãy rọi ánh sáng vào xã hội từ phía dưới.
I
MỎ VÀ THỢ MỎ
Xã hội con người bao giờ cũng có cái nhà trong cái rạp hát, người ta gọi là tầng dưới thứ ba. Lớp đất dưới chân xã hội ở đâu cũng bị đào khoét, khi thì vì cái tốt, khi thì vì cái xấu. Những công trình ấy chồng chất lên nhau: có những tầng ở trên và những tầng ở dưới. Có phía trên và phía dưới, trong cái hầm mỏ mờ mịt đôi khi đổ sập dưới nền văn minh đó và chúng ta thường xéo lên nó một cách thản nhiên, vô tư lự. Nhóm Bách khoa thế kỷ trước cũng là một cái hầm mỏ gần như lộ thiên. Đêm tối vốn là cái lồng ấp âm u của đạo Gia tô nguyên thủy, chỉ chờ đợi một cơ hội để nổ bùng dưới các triều đại Xêda và đã làm cho nhân loại tràn ngập ánh sáng. Vì trong đêm tối thiêng liêng có ánh sáng tiềm tàng. Núi lửa chứa đầy một thứ bóng tối có thể cháy bùng lên. Mọi thứ phún thạch bốc lửa đều bắt đầu bằng bóng tối. Những hầm mộ sâu, nơi cử hành buổi lễ mi-sa đầu tiên, không chỉ là tầng hầm của Rômơ, chúng là cái địa đạo của cả trái đất.
Ở dưới cấu trúc xã hội, cái kiến trúc kỳ công của một túp lều ấy, có những hang hốc đủ mọi loại: có cái hầm tôn giáo, có cái hầm triết học, có cái hầm chính trị, có cái hầm kinh tế, có cái hầm cách mạng. Kẻ thì đào cuốc với tư tưởng, kẻ thì đào cuốc với con số, kẻ thì đào cuốc với lòng giận dữ. Người ta gọi nhau và trả lời nhau từ hầm mộ này sang hầm mộ khác. Những lý tưởng không tưởng đi lại bên dưới mặt đất, chia tách ra theo mọi hướng và có khi gặp nhau và kết nghĩa anh em với nhau. Giăng Giắc (nhà văn cách mạng lớn của nước Pháp thế kỷ 18) cho Điôgienơ (nhà triết học cổ Hy Lạp, nổi tiếng với giai thoại giữa ban ngày xách đèn đi tìm con người) mượn cuốc và Điôgienơ cho Giăng Giắc mượn đèn. Khi những lý tưởng không tưởng ấy chống lại nhau thì Canvanh (thủ lĩnh đạo Gia tô cải cách ở Pháp thế kỷ XVI) xoắn tóc Xôxanh (thủ lĩnh đạo Gia tô cải cách ở Ý thế kỷ XVI). Nhưng không cái gì làm ngừng lại tạm thời hoặc ngăn chặn tất cả những năng lực ấy vươn mục đích và cái hoạt động rộng lớn, song song ấy, đi, lại, lên, xuống, rồi lại dâng lên trong đêm tối và làm thay đổi từ từ cái mặt trên bằng cái tầng dưới, cái bên ngoài bằng cái bên trong: một đàn kiến vô tận, lúc nhúc, không ai biết. Xã hội bên trên khó có thể biết gì về các công trình đào bới ấy, nó để nguyên cho xã hội cái bề mặt và làm thay đổi cả ruột gan của nó. Bao nhiêu tầng lớp trong lòng đất, bấy nhiêu công trình khác nhau, bấy nhiêu khoáng sản khai thác khác nhau. Từ những sự đào bới sâu thẳm ấy sẽ khai quật được gì? Tương lai.
Càng xuống sâu, những người đào bới ấy càng bí mật. Đến một mức sâu mà nhà triết học xã hội còn hiểu biết được, công việc ấy còn tốt; quá cái mức sâu ấy, công việc đào bới đã mập mờ và hai mặt; sâu hơn nữa nó trở thành ghê gớm. Đến một chiều sâu nào đó, trí tuệ của con người văn minh không thâm nhập vào được những cái hang tối ấy, cái giới hạn con người còn có thể thở được đã bị vượt qua, có thể bắt đầu xuất hiện những con quái vật. Các bậc thang đi xuống rất lạ lùng, mỗi bậc thang ấy là một tầng mà triết học có thể đặt chân đứng và người ta có thể gặp một trong những người thợ, có khi thần tiên có khi quái đản. Ở tầng dưới Giăng Huyxơ có Luyte, dưới Luyte có Đêcáctơ, dưới Đêcáctơ có Vônte, dưới Vônte có Côngdorxê, dưới Côngdorxê có Rôbexpie, dưới Rôbexpie có Mara, dưới Mara có Babớp, và cứ thế nối tiếp. Xuống sâu hơn nữa, mịt mờ, ở giới hạn giữa cái lờ mờ đến cái mù mịt không trông thấy gì, người ta thấy những con người âm u khác, có lẽ chưa tồn tại. Những người thợ hôm qua là những bóng ma, những người thợ ngày mai là những ấu trùng mà con mắt của trí tuệ chỉ nhìn thấy lờ mờ. Công cuộc cấu tạo cái phôi thai của tương lai là một viễn ảnh của triết học.
Một thế giới trong cõi mông muội, hãy còn ở trạng thái bào thai, hình dáng kỳ lạ thay!
Xanh Ximông, Ouen, Phuriê (những nhà xã hội học không tưởng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19) cũng ở đấy, trong những kẽ hầm bên.
Mặc dầu có một sợi dây thiêng liêng vô hình ràng buộc họ với nhau mà họ không biết, những con người đi mở đường trong lòng đất ấy luôn luôn tưởng rằng họ đơn độc, tuy họ không đơn độc chút nào: công việc của họ rất khác nhau và ánh sáng bình thường của người này khác xa với những tia chói lòa của người khác. Người thì tươi vui như cảnh thiên đường, kẻ thì thảm thê bi đát. Tuy vậy, mặc dầu họ khác nhau đến mức nào, tất cả những con người ấy, từ người ở trên tầng cao nhất, đến người ở dưới tầng đen tối âm u nhất, từ người khôn ngoan nhất đến người điên rồ nhất, họ có một điều giống nhau. Điều ấy là: tinh thần vô tư. Mara (nhà cách mạng Pháp, rất hăng hái kết tội nhà vua, 1743-1793) cũng quên mình như Giêsu. Họ gạt họ ra ngoài rìa, họ bỏ quên họ, họ không nghĩ chút nào đến họ. Họ nhìn thấy tất cả cái gì không phải họ. Họ có một cái nhìn và cái nhìn ấy đi dõi tìm cái tuyệt đối. Người thứ nhất có tất cả bầu trời trong mắt; người cuối cùng, dù khó hiểu đến đâu, dưới nét mày vẫn có các ánh sáng xanh nhạt của vô biên vô tận. Dù họ làm gì, ta cũng phải tôn kính những ai mang dấu hiệu: con người ngời sao.
Con người đen tối là dấu hiệu khác.
Với con người này bắt đầu tội ác. Trước con người không có ánh mắt, thì hãy suy nghĩ, hãy run sợ. Trật tự xã hội có những thợ mỏ đen tối của nó! Có một điểm mà sự đào sâu là sự chôn vùi và ở đó thì ánh sáng tắt hẳn.
Ở bên dưới tất cả những hầm mỏ mà chúng tôi vừa chỉ ra, ở dưới tất cả những đường hầm, ở dưới tất cả cái hệ thống mênh mông những tĩnh mạch ngầm của tiến bộ và không tưởng, sâu hơn nhiều nữa, trong lòng trái đất, thấp hơn cả Mara, thấp hơn cả Babớp, thấp hơn nữa, thấp hơn nhiều nữa và không có liên lạc gì với cái tầng trên, có cái hầm cuối cùng, một nơi khủng khiếp. Đó là nơi mà chúng tôi đã gọi là tầng ngầm thứ ba. Đó là hố của đêm tối, hầm của những người mù Inferi.[156]
[156] Lớp người hạ đẳng.
Nơi này nối liền với vực thẳm.
II
TẦNG ĐÁY
Ở đây lòng vô tư bay biến. Con quỷ ác hình thành lờ mờ. Ai cũng chỉ vì mình thôi. Cái tôi không mắt ấy gào rú, tìm kiếm, mò mẫm và gặm nhấm. Tên Uygôlanh (một tên bạo chúa khát máu ở Ý, thế kỷ 13, sau bị bắt và bị giam với các con hắn trong một cái tháp để cho chết đói. Nhà thơ Ý Đăngtơ đã dựng lên một cảnh kinh khủng trong Hài kịch thần thánh, Uygôlanh gặm cái sọ của kẻ thù hắn trong Tháp đói) của xã hội nằm ở trong cái vực ấy.
Những cái bóng hung dữ lẩn quất, lần mò trong hố ấy, gần như thú dữ gần như yêu ma, không hề nghĩ gì đến sự tiến hóa chung mà chúng không hề biết, cả về ý niệm lẫn danh từ. Họ chỉ lo nghĩ đến sự thỏa thích cá nhân. Họ hình như là vô ý thức, ở trong con người họ có một thứ xóa bỏ ghê sợ. Họ có hai mẹ nhưng đều là mẹ ghẻ: dốt nát và nghèo đói. Họ có một người dẫn đường là sự thiếu thốn. Tất cả các hình thái của sự thỏa thuê ở họ đều xuất phát từ thèm khát. Họ háu ăn một cách tàn bạo, nghĩa là họ hung tợn, không phải như một tên bạo chúa, mà là như một con hổ đói. Từ đau khổ, những con ấu trùng ấy chuyển sang tội ác: huyết lệ tất nhiên, thoát thai kinh khủng, lô gích của bóng tối. Cái lê la ở tầng đáy thứ ba này không phải là sự đòi hỏi của tuyệt đối bị bóp nghẹt, đó là sự phản kháng của vật chất. Con người trở thành mãng xà. Đói khát là điểm xuất phát; làm quỷ Xatăng đó là đích. Từ cái hầm ấy Laxơne (tên những kẻ cướp giết người ghê gớm đã bị trừng phạt) chui ra.
Bạn đọc vừa thấy, ở quyển bốn, một ngăn của cái tầng trên của hầm mỏ, cái hầm mỏ lớn của chính trị, cách mạng và triết lý. Ở đấy, như chúng tôi vừa nói, tất cả đều cao quý, trong sáng, xứng đáng, lương thiện. Ở đó người ta cũng có thể lầm lẫn và có lẫm lẫn thật, nhưng cái lầm cũng đáng kính vì nó rất dũng cảm. Tất cả công việc họ làm ở đấy, có một cái tên: Sự tiến bộ.
Bây giờ đến lúc ta nhòm vào các vực sâu khác, những vực sâu ghê tởm.
Ta phải nhấn mạnh vào điểm này, ở dưới đáy xã hội vẫn có cái hầm lớn của tội ác, có cho đến ngày dốt nát bị xóa bỏ.
Cái hầm ấy ở dưới tất cả các hầm khác và là kẻ thù của tất cả cái khác. Đó là sự căm thù tất cả, không chừa sót gì. Nó không biết nhà triết học là gì: con dao găm của nó chưa bao giờ gọt bút viết. Cái đen tối của nó không có chút quan hệ nào với cái đen tối tuyệt vời của nghiên mực. Chưa bao giờ những ngón tay của đêm tối, co cứng lại dưới cái hầm ngột ngạt ấy, đã mở một quyển sách, hay giở một tờ báo. Babớp đối với Cáctusơ là một kẻ bóc lột, Mara là một nhà quý tộc đối với Sinđeranơ (tên những kẻ cướp giết người ghê gớm đã bị trừng phạt). Mục đích của cái hầm ấy là làm sụp đổ tất cả.
Tất cả. Cả đến những cái hầm phía trên mà nó căm thù. Trong cái lúc nhúc ghê tởm của nó, nó khoét, nó đào cho sụp đổ hết, không phải chỉ riêng cái trật tự xã hội hiện giờ. Nó cố phá cho đổ triết học, đổ khoa học, đổ luật pháp, đổ tư tưởng con người, đổ văn minh, đổ cách mạng, đổ tiến bộ. Tên nó chỉ đơn giản là ăn cắp, làm đĩ, giết người và ám sát. Nó là đêm tối âm u và nó muốn tất cả là hỗn mang, đảo lộn. Cái nóc hầm của nó lợp bằng ngu dốt.
Tất cả các hầm khác ở bên trên chỉ nhằm có một mục đích là xóa bỏ cái tầng đáy đó. Tất cả các tổ chức cùng một lúc của triết học và của tiến bộ đều hướng vào mục đích ấy, bằng sự cải thiện cái thực tế cũng như bằng sự chiêm ngưỡng cái tuyệt đối. Phá hủy cái hầm Ngu dốt, bạn sẽ tiêu diệt được con chuột chũi: Tội ác.
Chúng ta hãy cô đọng lại bằng vài lời một phần những cái chúng tôi vừa viết. Mối nguy hiểm duy nhất của xã hội là bóng tối.
Nhân loại là đồng nhất. Tất cả mọi người đều nặn bằng một loại đất sét. Không có một sự khác biệt nào trong số phận ít nhất là ở trên mặt đất này. Cũng là bóng tối lúc đầu, cùng là da thịt lúc còn sống, cùng là tro bụi lúc chết, nhưng ngu dốt trộn vào chất người ấy, làm cho nó đen đi. Cái màu đen không xóa được đó thấm vào bên trong con người và trở thành cái ác.
III
BABE, GƠLƠME, CƠLACƠXU VÀ MÔNGPACNAXƠ
Một bộ tứ những tên kẻ cướp: Cơlacơxu, Gơlơme, Babe và Mônpacnaxơ, từ 1830 đến 1835, thống trị cái đáy thứ ba của Pari.
Gơlơme là một thứ đô lực sĩ sa thải. Hang ổ của nó là cống ngầm Acsơ Mariông. Nó cao gần hai thước, cơ ngực rắn như đá, bắp tay cứng như đồng, hơi thở như gió lùa cửa hang, thân thì hộ pháp, sọ lại sọ chim. Trông hắn tưởng như là Ecquyn Phacneđơ, mặc một cái quần vải mịn và một cái áo nhung sợi. Gơlơme với hình vóc hộ pháp đó có thể khuất phục những con quái vật, nhưng hắn thấy cứ làm quái vật lại gọn hơn. Trán thấp, thái dương rộng, ngót bốn mươi tuổi, mắt nhăn nheo, tóc ngắn và cứng, má lông lá như bàn chải, bộ râu lởm chởm: có thể hình dung được con người ấy. Những bắp thịt xin được lao động, cái ngu đần của hắn lại không muốn thế. Nó là một sức mạnh lười biếng. Nó giết người vì uể oải. Người ta cho là hắn sinh trưởng ở thuộc đảo. Có lẽ hắn đã nhúng tay vào vụ ám sát thống chế Bruynơ, vì năm 1815, hắn làm phu khuân vác ở Avinhông. Sau cái thời tập sự ấy hắn đã trở thành kẻ cướp chính thống.
Cái vẻ trong bỏng của Babe trái ngược hẳn với dòng thịt ụ của Gơlơme. Babe gầy và thông suốt. Nó tuy trong, mà bí ẩn. Có thể nhìn suốt qua xương của hắn, nhưng không thể nhìn gì sau con người của hắn. Hắn bảo hắn làm ngành hóa chất. Hắn đã là hề chào khách với Bôbesơ và hề diễn với Bôbinô. Hắn từng là diễn viên hài kịch ở Xanh Mibien. Hắn là con người có chủ định nói năng hoạt bát, mỉm cười có mục đích, điệu bộ có tình ý. Hắn chuyên nghề bán rong những tượng bán thân bằng thạch cao và những chân dung của “ngài quốc trưởng”. Thêm nữa hắn làm nghề nhổ răng. Hắn đã làm trò ở các chợ phiên và đã có một cái quầy hàng với kèn rao và tấm biển này: “Babe nghệ sĩ nhổ răng, viện sĩ các viện hàn lâm, làm những thí nghiệm vật lý về kim khí và á kim, nhổ răng và rút những chân răng mà các bạn đồng nghiệp đã bỏ lại. Giá một cái răng: một phơrăng 50 xăngtim; hai cái răng: hai phơrăng; 3 cái răng: hai phơrăng 50. Đừng bỏ lỡ cơ hội”. (Câu “Đừng bỏ lỡ cơ hội” có nghĩa là hãy nhổ cho nhiều răng vào). Hắn có vợ và đã có con. Hắn không biết vợ và các con hắn bây giờ ở đâu. Hắn đã bỏ rơi vợ con như người ta đánh mất chiếc khăn tay. Một ngoại lệ rất quý giá trong xã hội đen tối của hắn; hắn đọc báo. Một hôm, khi hắn còn có vợ và con cùng ở với hắn, trong gian hàng lưu động của hắn, hắn đã đọc trên báo Lơ mexagiee cái tin một bà mẹ sinh ra một hài nhi có cái mồm bê, hài nhi đó có thể nuôi được. Hắn đã kêu to lên: “Đây là cả một cái gia tài! Sao vợ ta chẳng khôn khéo cho ta một đứa con như thế này nhỉ?”
Từ đó hắn đã bỏ tất cả, để “kinh doanh Pari”. Kinh doanh Pari là thuật ngữ của chính hắn.
Cơlacơxu là cái gì? Cơlacơxu là đêm tối. Hắn chỉ xuất hiện khi bầu trời đã đen xịt, buổi tối hắn từ cái lỗ của hắn chui ra, rồi lại chui vào cái lỗ ấy trước khi ngày rạng. Cái lỗ ấy ở đâu, chẳng ai biết. Trong đêm tối dày đặc nhất, khi nói chuyện với đồng đảng của hắn, hắn cũng quay lưng lại. Tên hắn có phải là Cơlacơxu không? Không. Hắn bảo tên tôi là Paduytu (có nghĩa là: chẳng phải thế đâu). Nếu thình lình có một cây đèn sáng, tức thì hắn đeo mặt nạ vào. Hắn nói giọng bụng. Babe bảo: “Cơlacơxu là một con thú ăn đêm có hai giọng”. Cơlacơxu, con người mơ hồ, lang thang, ghê gớm. Người ta không chắc là hắn có một cái tên. Cơlacơxu chỉ là một mệnh danh; người ta cũng không chắc là hắn có một giọng nói của hắn, cái bụng của hắn nói nhiều hơn cái miệng. Người ta cũng không chắc là hắn có một gương mặt, người ta mới nhìn thấy được cái mặt nạ của hắn thôi. Hắn ở đó, rồi biến đi như một cái bóng; những xuất hiện của hắn là từ dưới đất chui lên.
Một con người rùng rợn: đó là Mônpacnaxơ. Mônpacnaxơ là một đứa trẻ con chưa đến hai mươi tuổi, một khuôn mặt xinh, cặp môi như những trái anh đào, một mái tóc đen đẹp, mắt sáng ánh mùa xuân. Hắn có đủ tật xấu và đang vươn đến tất cả mọi tội ác. Đã nếm cái vị ác, hắn đâm ra thèm khát cái hung tàn. Một thằng nhóc biến thành tên đểu cáng, tên đểu cáng thành kẻ sát nhân. Nó xinh trai, “kiều mị”, duyên dáng, khỏe, lười, hung dữ. Mũ của nó vành bên trái hơi cong hớt lên, để lộ một mớ tóc, theo kiểu 1829. Nó sống bằng ăn cướp. Cái áo khoác dài của nó may theo kiểu đẹp nhất, nhưng đã sờn. Mônpacnaxơ đẹp hình người khoác y phục mẫu, nhưng có vẻ nghèo đói và có dáng đã giết người. Nguyên nhân của mọi tội giết người của hắn là sự thèm muốn được điển trai. Cô gái lẳng lơ đầu tiên nào đã bảo hắn: Anh đẹp đấy, đã ném vào lòng hắn cái vệt đen tối và đã biến gã Aben ấy thành một thằng Canh (nhân vật trong kinh thánh Gia tô, Cain đã giết em là Abel, Abel đẹp trai)? Thấy mình xinh trai, hắn muốn làm người lịch sự, mà cái lịch sự nhất là ở nể. Đối với kẻ nghèo, ở nể tức là tội ác. Ít có kẻ lưu manh nào nguy hiểm đáng sợ như Mônpacnaxơ. Mới mười tám tuổi, hắn đã rải đằng sau hắn mấy xác chết. Trong cái bóng của tên khốn nạn ấy, nhiều xác khách qua đường đã nằm sóng sượt, hai tay buông xuôi, sấp mặt trên một vũng máu. Tóc uốn quăn, chải sáp, áo bó sát sườn, hông như hông phụ nữ, một cái ngực như ngực sĩ quan Phổ, những lời khen ngợi xì xào của bầy gái đầu đường quanh hắn, cái ca vát thắt rất tài tình, một nắm đấm thép trong túi, một bông hoa ở ve áo, đó là tên công tử của mộ địa.
IV
TỔ CHỨC CỦA BỌN NÀY
Với bốn đứa chúng nó, bọn này như một thần Prôtê, muôn hình vạn dạng luồn lách qua hàng rào của cảnh sát, cố thoát khỏi những con mắt rình mò của Viđôc (một tên lưu manh sau trở thành chánh mật thám ở Pari đầu thế kỷ 19), “dưới mọi hình dáng, gốc cây, ngọn lửa, suối nước”, tráo tên lẫn nhau, dùng mẹo của nhau và che chứa lẫn nhau, thay đổi hình dạng như người ta bỏ cái mũi giả ở một người, đôi khi tự nhân lên đến mức Côcô Lacua tưởng là cả một đám đông.
Với những chi nhánh của chúng và cả một hệ thống chằng chịt quan hệ ngầm của chúng, Babe, Gơlơme, Cơlacơxu và Mônpacnaxơ bao thầu tất cả những vụ cướp bóc, lừa bẫy trong hạt Xenơ. Chúng làm những cuộc đảo chánh từ dưới, lật đổ người qua đường. Những kẻ có âm mưu loại ấy, có trí tưởng tượng của lũ ăn đêm, đều nhờ bọn chúng thực hiện âm mưu của họ. Họ nói cho chúng biết cái dàn ý. Chúng làm nhiệm vụ đạo diễn. Chúng làm việc dựa vào đề cương kịch bản. Lúc nào chúng cũng tìm được nhân lực tương xứng và thích ứng cho mọi vụ cướp bóc, hành hung cần có viện trợ và được nhiều tiền. Một tội ác cần phải tìm những cánh tay thực hiện thì chúng cho mướn những kẻ đồng lõa. Chúng có một đoàn diễn viên của đêm tối sẵn sàng biểu diễn tất cả các thảm kịch của hang hầm. Chúng thường hội họp nhau khi trời bắt đầu tối, tức là vào giờ thức dậy của chúng, trong những bãi cỏ hoang gần khu Xanpêtrie. Chúng bàn bạc ở đó. Chúng có mười hai giờ đêm đen trước mặt chúng. Chúng ấn định thời dụng biểu của thời gian ấy.
Patơrông Minét đó là cái tên mà bọn người sống trong những hang hầm đặt cho bốn tên này. Trong cái ngôn ngữ cổ kính, kỳ quái của đại chúng, mỗi ngày một mờ nhạt đi, Patơrông Minét có nghĩa là buổi sớm mai, cũng như giữa chó và sói (nghĩa là lúc mà mắt không phân biệt được chó và sói, lúc nhá nhem) có nghĩa là sẩm tối. Cái danh từ ấy có lẽ do từ cái giờ mà công việc ám muội của chúng kết thúc, bình minh là lúc các bóng ma tan biến và các bọn kẻ cướp chia tay nhau. Bốn thằng này được người ta biết với cái mệnh danh ấy. Khi vị chánh án tòa đại hình đến gặp Laxơnerơ trong nhà tù và hỏi hắn về một tội phạm mà hắn chối không nhận: “Thế kẻ nào đã làm việc đó”. Vị chánh án hỏi thế và Laxơnerơ đã trả lời một câu bí mật đối với vị thẩm phán ấy, nhưng rất rõ rệt đối với cảnh sát: “Có lẽ là Patơrông Minét”.
Người ta có thể đoán nội dung một vở kịch khi nghe danh sách các nhân vật, người ta cũng có thể đánh giá một bọn côn đồ với danh sách những tên côn đồ ấy. Đây là những tên của những kẻ côn đồ có gắn bó với bọn Patơrông Minét, vì những cái tên ấy còn nổi lại trong những bản báo cáo đặc biệt:
Păngsô, còn gọi là Pranhtaniê, là Bigrơnay.
Bruygiông (có cả một triều đại Bruygiông; chúng tôi không muốn bỏ cái ý muốn nói vài lời về cái dòng dõi ấy).
Bulattơruyen, gã phu đường chúng ta đã thoáng thấy rồi.
Lavơrơ.
Phinixte.
Ômer Ooguy, da đen.
Mácđixoa.
Đêpêsơ.
Phônlơroa, tự là Bucơchie.
Glôriơ, tù khổ sai mãn hạn.
Barơcarôxơ, tự là Đuypông.
Lexplanađơ đuy Xuýt.
Puxagơrivơ.
Cácmanhôle.
Guyđơniê, tự Bidarô.
Mănggiơđăngten.
Lêpiêăngle.
Đơmi-lia, tức là Hai-Tỉ.
… và …
Chúng tôi bỏ qua một số tên, không phải là những tên ghê gớm nhất. Những cái tên ấy là những biểu tượng. Nó không chỉ tên một người, mà chỉ tên một loại. Mỗi cái tên ấy chỉ một loại nấm dị hình ở những đáy hầm của nền văn minh.
Những nhân vật ấy không ưa lộ diện, không phải là những nhân vật người ta thường gặp ngoài phố. Ban ngày, mệt mỏi sau những đêm hung dữ của chúng, chúng đi ngủ, khi thì trong những lò thạch cao, khi thì trong những mỏ đá đã bỏ ở MôngMáctơrơ hay Môngrugiơ, đôi khi trong các cống ngầm. Chúng chui xuống đất.
Những bọn người ấy bây giờ thế nào? Chúng vẫn còn. Chúng xưa kia vẫn có. Oraxơ đã nói đến chúng: Ambubaiarumcollegia, pharMácopoloe, medici, mimoe (Phường đàn sáo, lang băm, ăn xin, trò hề). Khi xã hội vẫn như thế này thì chúng vẫn như thế ấy. Dưới cái trần hầm đen tối của chúng, chúng luôn luôn tái sinh từ lòng nước rỉ của xã hội. Chúng hiện trở về, luôn luôn y như thế; chỉ có điều là chúng không giữ nguyên những tên cũ và không mang những hình dáng cũ.
Tiêu diệt những cá nhân đi, bộ tộc vẫn tồn tại.
Chúng vẫn có những năng khiếu cũ. Từ kẻ ăn mày lang thang đến trộm cắp lén lút, cái dòng giống này còn nguyên vẹn không pha. Chúng đoán biết những ví tiền trong túi: chúng đánh hơi những chiếc đồng hồ trong bao. Vàng, bạc đối với chúng có mùi ngửi thấy. Có những kẻ tư sản ngây thơ mà người ta có thể gọi là dễ bị đánh cắp. Bọn chúng kiên trì theo dõi những người tư sản này. Khi một người nước ngoài, một người tỉnh lẻ đi qua, chúng rùng mình như con nhện.
Những con người đó trông thật dễ sợ khi nửa đêm, trong một phố vắng, ta gặp chúng. Hình như chúng không phải là người, nhưng là những bóng sương mù sống; người ta có thể bảo là chúng thường gắn với bóng tối thành một khối, chúng không tách rời đêm tối, chúng không có linh hồn nào khác là đêm tối và chỉ trong chốc lát thôi, để trong vài phút sống một sự sống quái đản, ghê gớm, chúng mới tách mình khỏi đêm tối.
Lấy gì để làm cho tiêu tan những ấu trùng, những dòi bọ ấy? Ánh sáng tràn trề. Không một con dơi nào chống lại được bình minh. Hãy rọi ánh sáng vào xã hội từ phía dưới.
Bình luận facebook