Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 158
Giăng Vangiăng ngừng lại. Mariuytx vẫn nghe. Không ai ngắt được những chuỗi ý nghĩ, những niềm khắc khoải triền miên ấy. Giăng Vangiăng lại hạ thấp giọng, nhưng lúc này giọng không âm thầm nữa, mà ghê rợn.
- Ông hỏi vì sao tôi nói? Không ai tố cáo, không ai truy nã, không ai săn bắt tôi, ông bảo thế. Có! Tôi có bị tố cáo, có, tôi có bị truy nã, có, tôi có bị săn bắt, bởi ai? Bởi chính tôi: chính tôi đã chặn đường tôi, tôi lôi tôi đi, tôi đẩy tôi đi, tôi tự bắt tôi, tôi tự xử tôi, và khi mình lại tự nắm giữ mình thì nắm chắc lắm.
Ông tự tay nắm lấy áo mình, kéo lại phía Mariuytx, ông nói tiếp:
- Ông nhìn cái nắm tay này, ông có thấy nó nắm cái cổ áo này và sẽ không để rời ra không? Lương tâm lại còn nắm chắc hơn thế. Muốn sung sướng, thưa ông, thì không nên bao giờ hiểu bổn phận là gì, vì khi đã hiểu bổn phận rồi, thì bổn phận hết sức khắc nghiệt, người ta tưởng như bổn phận trừng phạt ta vì ta đã hiểu thế nào là bổn phận. Nhưng không phải thế. Bổn phận ban thưởng ta, nó dẫn ta vào một địa ngục mà ta cảm thấy có Chúa Trời bên cạnh mình. Vừa tự xé ruột xong thì lòng lại thấy yên tĩnh với lòng.
Ông Pôngmécxi, cái việc này không hợp với lẽ thường, việc tôi là một người lương thiện. Trước mắt ông tôi có tự hạ tôi, thì tôi mới đề cao tôi được trước mắt tôi. Chuyện thế này tôi đã làm một lần, nhưng không đau xót nhiều như bây giờ, nó chẳng đáng kể gì. Vâng, một người lương thiện. Tôi sẽ không còn là một người lương thiện nữa nếu tôi cứ để ông quý mến tôi, bây giờ ông khinh miệt tôi thì tôi lại là người lương thiện. Thật là một định mệnh độc ác: tôi chỉ có thể ăn cắp lòng kính trọng của mọi người đối với tôi, nhưng sự kính trọng ấy lại làm thâm tâm tôi nhục nhã, lại giày vò tôi, để cho tôi được tự trọng thì đành phải để mọi người khinh rẻ tôi. Bây giờ tôi mới ngẩng đầu lên được. Tôi là một tên tù khổ sai tuân theo lương tâm của hắn. Tôi biết như vậy cũng không phải là bình thường. Nhưng ông nghĩ tôi biết làm thế nào. Thực là như vậy. Tôi đã tự hứa hẹn với tôi, tôi phải giữ lời hứa. Có những sự gặp gỡ ràng buộc chúng ta. Có những sự ngẫu nhiên lôi ta vào bổn phận. Ông Pôngmécxi, thưa ông, ông thấy đó, đời tôi thật lắm nỗi éo le.
Giăng Vangiăng lại dừng một lát, nuốt nước bọt một cách khó nhọc, như thể lời nói của ông có một dư vị cay đắng. Ông nói tiếp.
- Khi người ta mang một nỗi nhục nhã ghê gớm như vậy, người ta không có quyền bắt những người khác vô tình phải chung chịu, người ta không có quyền truyền sang họ cái dịch tễ đó, không có quyền làm họ sa dần xuống cái vực thẳm của mình mà không biết, không có quyền vứt bừa bãi cái áo tù đỏ của mình lên cuộc đời họ, không có quyền mang cái đau khổ của mình lén lút luồn vào cái hạnh phúc của người khác. Đến bên những người lành mạnh, mang cái ung nhọt vô hình của mình mà cọ xát vào người họ, thật là ghê tởm. Phôsơlơvăng có cho tôi mượn tên nhưng tôi không có quyền sử dụng cái tên ấy, hắn cho nhưng tôi không có quyền nhận. Một cái tên là một con người.
Thưa ông, ông xem, tôi cũng có suy nghĩ một chút, sách vở có đọc chút ít; tuy tôi là một nông dân, tôi cũng hiểu biết sự vật. Ông thấy tôi nói năng cũng nghe được. Tôi đã tự giáo dục tôi. Thật thế, lấy một cái tên và giấu mình dưới cái tên ấy, là một điều bất lương; những chữ cái, người ta cũng ăn cắp như ăn cắp một ví tiền hay một chiếc đồng hồ. Là một chữ ký giả mạo bằng xương, bằng thịt, là một cái chìa khóa giả biết nói biết đi, giả mạo chìa khóa để mở cửa vào nhà người lương thiện, không bao giờ dám nhìn thẳng, chỉ nhìn nghiêng thôi, trong thâm tâm mình là một người đê nhục, không! Không! Không! Không thể được! Thà chịu đau khổ đổ máu, đổ nước mắt, thà tự tay mình cấu xé da thịt mình, thà quằn quại thâu đêm, thà tự giày vò tim óc mình. Đó, vì sao tôi đến để kể tất cả với ông, tự nguyện nói tất cả với ông, như ông đã bảo.
Giăng Vangiăng thở một cách nặng nề và nói lớn lên lời cuối cùng này:
- Để sống, xưa kia tôi đã ăn cắp một cái bánh, bây giờ để sống tôi không muốn ăn cắp một cái tên.
Mariuytx ngắt lời:
- Để sống! Ông không cần cái tên ấy để sống à?
Giăng Vangiăng ngẩng đầu lên rồi lại cúi xuống mấy lần, trả lời:
- À! Tôi biết tôi mà.
Im lặng một lát. Cả hai người đều không nói gì cả, mỗi người đắm đuối trong một vực tư tưởng. Mariuytx đã ngồi xuống gần một chiếc bàn, một ngón tay gấp tì vào khóe miệng. Giăng Vangiăng đi đi lại lại. Ông dừng lại trước một tấm gương và đứng im. Ông nhìn vào tấm gương mà không biết có mình, rồi nói một mình như tự trả lời cho mình:
- Còn bây giờ thì lòng mình nhẹ hẳn!
Ông lại đi và bước về đầu kia phòng khách. Khi quay trở lại, ông thấy Mariuytx, đang nhìn ông đi. Bấy giờ ông nói với Mariuytx, bằng một giọng khó tả:
- Chân tôi hơi kéo lê. Bây giờ thì ông hiểu tại sao.
Khi ông đã quay hẳn về phía Mariuytx:
- Và bây giờ, thưa ông, ông thử hình dung như thế này; tôi không nói gì cả, tôi vẫn là ông Phôsơlơvăng, tôi đến ở nhà ông, tôi là người gia đình ông, tôi ở trong phòng tôi, sáng sáng đi giầy vải sang ăn cơm, chiều chiều cả ba người chúng ta cùng đi xem hát, tôi đi chơi cùng bà Pôngmécxi đến cung điện Tuylơri và quảng trường Rôian. Chúng ta cùng sống với nhau, ông cho tôi cũng là người như ông, rồi một hôm tôi ở đây, ông cũng ở đây, chúng ta cùng chuyện trò, cười nói, bỗng nhiên có người thét lên “Giăng Vangiăng” và một bàn tay kinh khủng, bàn tay cảnh sát từ trong bóng tối nhô ra và dứt cái mặt nạ của tôi!
Ông lại ngừng, Mariuytx đã đứng lên, rùng mình.
Giăng Vangiăng tiếp:
- Ông nghĩ sao?
Mariuytx trả lời bằng sự yên lặng.
Giăng Vangiăng lại nói:
- Ông xem đó, tôi nói ra là phải. Thôi! Hãy tận hưởng hạnh phúc của ông, hãy ở trên thiên đường, cứ là thiên thần của một thiên thần, cứ rạng rỡ như ở trên mặt trời, vui hưởng cái hạnh phúc ấy, đừng băn khoăn vì chuyện một tên đọa đày khốn nạn làm thế tự phanh ngực ra để làm bổn phận của hắn. Trước mặt ông chỉ là một người khốn khổ.
Mariuytx vượt qua phòng khách, khi đến gần Giăng Vangiăng, chàng đưa tay cho ông.
Nhưng bàn tay Giăng Vangiăng không chìa ra, Mariuytx phải đưa tay mình đến tận nơi tìm bắt bàn tay ấy. Giăng Vangiăng cứ để mặc Mariuytx và chàng cảm thấy như một bàn tay đá. Mariuytx nói:
- Ông tôi có nhiều bạn hữu, tôi có thể xin cho ông được ân xá.
- Vô ích - Giăng Vangiăng đáp. Người ta tưởng tôi đã chết, thế là được rồi. Người ta không theo dõi những kẻ đã chết. Những kẻ chết được quyền cứ việc mục rữa dần. Chết thì cũng như được ân xá vậy.
Ông rút bàn tay mình ra khỏi tay Mariuytx và nói một cách đường hoàng, nghiêm nghị:
- Làm tròn bổn phận của tôi, đó là người bạn mà tôi cầu cứu; tôi chỉ cần một sự ân xá, đó là sự ân xá của lương tâm tôi.
Giữa lúc ấy, ở đầu kia phòng khách, cánh cửa hé mở từ từ và trong khung cửa nửa khép nửa mở, cái đầu Côdét hiện ra. Người ta chỉ nhìn thấy vẻ mặt dễ mến của nàng; đầu nàng xõa tóc trông rất xinh, mí mắt còn mọng vì ngủ. Nàng làm như một con chim ở trong tổ thò đầu ra, nhìn chồng rồi nhìn Giăng Vangiăng vừa cười vừa nói. Trông nàng như một nụ cười nở trong lòng một đóa hoa hồng.
- Không sai rồi! Các ngài lại đương bàn chuyện chính trị! Thật là ngớ ngẩn! Sao không vào với người ta?
Giăng Vangiăng giật mình.
Mariuytx lắp bắp:
- Côdét! …
Rồi chàng không nói được gì nữa. Trông họ giống hai người phạm lỗi.
Côdét vẻ mặt rạng rỡ nhìn hết người này lại nhìn người kia. Trong khóe mắt của nàng như thoáng thấy những khoảng thiên đường. Nàng nói:
- Tôi bắt được các ngài quả tang nhé! Tôi vừa nghe thấy đằng sau cửa cha Phôsơlơvăng của tôi nói nào là lương tâm… nào là làm bổn phận… chẳng chính trị thì là gì đấy? Tôi không thích. Ai lại mới sáng hôm sau mà đã nói chuyện chính trị. Không đúng.
- Em tưởng lầm đấy - Mariuytx trả lời - Chúng tôi bàn chuyện làm ăn; bàn chuyện cái số tiền sáu trăm nghìn phơrăng kia gửi đâu cho lợi nhất…
Côdét cắt ngang:
- Không phải những cái đó đâu! Tôi vào nhé. Có bằng lòng không?
Nàng cương quyết bước qua ngưỡng cửa, vào trong phòng khách.
Nàng mặc một cái áo khoác trắng rất nhiều nếp, ống tay khá rộng, dài từ cổ xuống tận chân, ở phần trên tô vàng của những bức tranh Trung thế kỷ vẫn có những cái bọc đựng thiên thần như vậy.
Nàng tự ngắm mình từ đầu đến chân trong một tấm gương lớn, rồi ngây ngất say sưa nói:
- Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu. Trời! Vui quá!
Xong nàng trịnh trọng chào Mariuytx và Giăng Vangiăng rồi nói tiếp:
- Thế này nhé, em ở đây với các ngài, em ngồi vào ghế này, nửa giờ nữa thì ăn cơm sáng, các ngài muốn nói chuyện gì thì nói. Em biết đàn ông thì phải nói chuyện, em sẽ ngoan ngoãn nghe.
Mariuytx cầm tay nàng và nói rất âu yếm:
- Chúng tôi nói chuyện làm ăn mà.
- À mà ban nãy - Côdét đáp - em vừa mở cửa sổ. Vô số chim sẻ ở đâu mới bay đến vườn. Chim thật chứ không phải là người trá hình. Hôm nay là thứ tư ngày lễ Tro, nhưng không phải là lễ của bầy chim.
- Anh bảo em là chúng tôi nói chuyện làm ăn, em hãy đi đi, em bé Côdét của anh, để chúng tôi nói chuyện một lát, toàn những con số cả, em nghe chán ngay.
- Anh Mariuytx, sáng nay anh thắt chiếc ca-vát xinh quá. Đức ông làm dáng lắm thưa đức ông ạ! Không! Em không chán đâu.
- Anh bảo là em sẽ chán mà, em nghe anh đi.
- Không, ngồi với cha, với anh thì chán thế nào được! Em không hiểu nhưng em vẫn nghe được, nghe những giọng thân yêu thì có cần gì hiểu. Cùng ngồi với nhau, thế là em thích rồi. Em cứ ở đây nào.
- Em là em Côdét yêu quý của anh. Nhưng không thể được.
- Phải thể được!
- Phải.
- Được rồi - Côdét đáp. Em mang theo bao nhiêu là tin tức, nếu em ở lại thì em nói cho mà nghe. Ông còn ngủ này, dì anh đi lễ này, lò sưởi phòng của cha Phôsơlơvăng un khói này. Nicôlét đã gọi thợ thông lò sưởi này. Tútxanh và Nicôlét đã có chuyện cãi cọ với nhau rồi này, Nicôlét thì chê Tútxanh nói lắp này. Thế thì các ông sẽ không được biết gì cả. A! Không thể được à? Em, đến lượt em, em cũng sẽ nói không thể được, cho ngài xem. Để coi ai được ai nào? Thôi, em xin anh, anh Mariuytx bé bỏng của em ơi, để em ở đây với cha và anh.
- Anh cam đoan với em là chỉ có thể hai chúng tôi ở đây với nhau được thôi.
- Hừ, thế em cũng kể là một người à?
Giăng Vangiăng không nói một lời nào. Côdét quay lại phía ông:
- Còn cha, cha này, trước hết con muốn cha phải đến hôn con. Cha sao không bênh con lại ngồi ì ra đấy? Cha của con mà thế à? Cha xem đấy, con lấy chồng rất khổ, chồng con đánh con đấy. Nào, cha hôn con ngay đi nào.
Giăng Vangiăng lại gần.
Côdét quay lại phía Mariuytx:
- Còn anh thì em chẳng thèm.
Rồi nàng giơ trán cho Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng tiến thêm một bước lại gần nàng.
Côdét bỗng nhiên lùi lại:
- Cha! Sao cha xanh thế! Hay là cánh tay cha đau quá!
- Không, tay khỏi rồi, Giăng Vangiăng trả lời.
- Hay là cha mất ngủ?
- Không phải.
- Hay là cha có điều gì buồn?
- Không.
- Hôn con đi. Cha mạnh khỏe, cha ngủ được, cha vui lòng thì con không rầy rà cha nữa.
Nói rồi nàng lại giơ trán cho Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng đặt một chiếc hôn trên cái vầng trán phảng phất ánh sáng thiên đường.
- Cha cười đi.
Giăng Vangiăng cười. Nụ cười của một bóng ma.
- Bây giờ cha bênh con đi, cha bảo chồng con đi.
- Côdét! - Mariuytx kêu.
- Cha ơi! Cha cứ gắt lên đi. Cha bảo chồng con là con phải ở đây. Nói chuyện có con thì có làm sao! Các người cho tôi là ngu lắm à? Chuyện các người nói kỳ lạ thế kia à? Chuyện làm ăn gửi tiền ngân hàng, việc lớn nhỉ? Đàn ông chả có cái gì mà họ cũng làm ra vẻ bí mật. Em muốn ngồi ở đây. Sáng nay em xinh lắm, nhìn em này, anh Mariuytx!
Nàng nhìn Mariuytx, nhún vai một cách rất đáng yêu và làm bộ hờn dỗi trông rất xinh. Một tia điện như lóe lên giữa hai con người ấy. Có ai ngồi đấy họ cũng tưởng như không.
- Anh yêu em! - Mariuytx nói.
- Em quý anh! - Côdét nói.
Rồi hai người không cưỡng được, ôm chầm lấy nhau.
Côdét vừa nắn lại một nếp trên chiếc áo khoác của nàng, vừa bĩu môi một cách đắc thắng và nói:
- Bây giờ em cứ ngồi đây.
Mariuytx trả lời bằng giọng năn nỉ:
- Cái ấy thì không được. Chúng tôi cần nói nốt với nhau một điều.
- Lại không à?
Mariuytx nói một cách nghiêm nghị:
- Côdét, anh cam đoan với em là không thể được.
- À! Lên giọng ông chồng đấy, thưa ông. Được rồi! Tôi đi đây. Cha, cha không bênh vực con. Ông chồng tôi, ông cha tôi, các ông thật là chuyên chế. Tôi sẽ mách ông ngoại. Các ngài đừng tưởng tôi thèm trở lại và năn nỉ các ngài đâu, các ngài lầm đấy. Tôi tự trọng lắm. Tôi sẽ đợi các ngài. Để rồi các ngài xem vắng tôi các ngài có chán không? Tôi đi đây. Được lắm.
Rồi nàng đi ra.
Hai giây sau, cửa lại mở, cái mặt hồng tươi của nàng lại hiện ra giữa hai cánh cửa, nàng thét to:
- Tôi giận lắm đấy.
Cửa lại đóng và bóng tối trở lại.
Côdét chẳng khác gì một tia sáng mặt trời lạc hướng, vừa xuyên qua đêm tối mà không hay.
Mariuytx xem lại cửa thật đóng chưa và lẩm bẩm:
- Tội nghiệp Côdét, khi nàng biết chuyện…
Giăng Vangiăng nghe câu ấy bủn rủn cả chân tay. Ông nhìn Mariuytx, mắt đờ đẫn và nói:
- Côdét, à phải. Ông sẽ nói lại với Côdét. Đúng lắm. Ừ, mà tôi quên không nghĩ đến chuyện ấy. Có sức làm việc này mà không có sức làm việc khác. Thưa ông, tôi xin ông, tôi van ông, xin ông lấy điều thiêng liêng nhất hứa với tôi là không nói lại với Côdét. Ông biết thôi, riêng ông, cũng đủ rồi chứ! Tôi đã nói tất cả, tự tôi nói ra, không ai bắt buộc, tôi có thể nói với cả vũ trụ này, cả mọi người, cũng thế thôi, nhưng nó, nó không hiểu được điều đó, nó sẽ khiếp sợ. Một người tù khổ sai? Là cái gì, người ta sẽ phải giải nghĩa cho nó, phải bảo nó: khổ sai nghĩa là đi làm khổ dịch ở chiến thuyền. Nó đã trông thấy một lần một dây tù khổ sai. Trời ơi! Trời!
Ông ngồi phịch xuống chiếc ghế, hai tay ôm mặt không nghe thấy tiếng gì, những nhìn hai vai nhô lên, hạ xuống, thì biết ông đang khóc. Nước mắt âm thầm, nước mắt ghê gớm.
Tiếng thổn thức nghẹn ngào làm cho người ta nghẹt thở. Ông như bị co giật, phải ngả người ra đằng sau, trên lưng ghế như để thở, buông thõng hai cánh tay. Mariuytx nhìn rõ mặt ông chan hòa nước mắt. Chàng nghe thấy ông nói rất rõ như từ một nơi sâu thẳm: Ôi! Tôi muốn chết cho rồi.
- Ông yên lòng. Mariuytx nói. Tôi sẽ giữ bí mật của ông cho riêng tôi thôi.
Mariuytx có cảm xúc một phần nào những chưa đúng mức, vì từ một tiếng đồng hồ rồi bắt buộc phải làm quen với một sự bất ngờ ghê gớm; nhìn thấy một tên tù khổ sai xuất hiện trước mắt mình, chồng lên trên con người ông Phôsơlơvăng, bị cái thực tế thảm hại ấy dần dần lấn át, Mariuytx cảm thấy tự nhiên giữa chàng và con người ấy có một sự ngăn cách do hoàn cảnh đó gây ra. Chàng nói thêm:
- Tôi cần phải nói đến số tiền người ta gửi ông mà ông đã giữ và trả lại một cách trung thành, rất lương thiện. Đó là một hành động ngay thẳng. Ông đáng hưởng một phần thưởng vì chỗ đó. Ông muốn bao nhiêu, ông cứ định lấy số, tôi sẽ đưa ông. Đừng sợ lấy nhiều.
Giăng Vangiăng dịu dàng trả lời:
- Xin cảm ơn ông.
Ông yên lặng một lát vẻ suy nghĩ, vô tình lấy đầu ngón tay trỏ đưa đi đưa lại trên móng ngón tay cái, rồi cất cao giọng:
- Thế là đã hầu hết. Tôi chỉ còn một điều nữa…
- Điều gì?
Giăng Vangiăng ngập ngừng, ngập ngừng một lần cuối cùng, mà gần như hết hơi, ông lắp bắp nói không ra tiếng:
- Bây giờ ông đã biết cả rồi, ông là người quyết định, ông xét xem tôi có nên không gặp Côdét nữa không?
- Tôi tưởng như thế là hơn. Mariuytx lạnh lùng trả lời.
Giăng Vangiăng nói lẩm bẩm trong mồm:
- Tôi sẽ không gặp Côdét nữa.
- Nói rồi, Giăng Vangiăng đi ra phía cửa. Ông đặt tay lên quả nắm, cái chốt quay, cửa hé mở vừa đủ để bước ra, nhưng ông đứng im một phút rồi khép cửa lại và quay về phía Mariuytx. Mặt ông từ xanh xao đã biến thành nhợt nhạt, không còn giọt lệ nào trong mắt, mà là một ngọn lửa bi hùng. Giọng nói ông trở lại bình thản một cách lạ lùng. Ông nói:
- Này, thưa ông, nếu ông bằng lòng, tôi sẽ đến với Côdét. Tôi xin nói thật với ông là tôi muốn gặp Côdét lắm. Nếu tôi không muốn gặp Côdét thì tôi đã không nói thật tất cả với ông, tôi đã đi xa rồi, nhưng vì tôi muốn sống ở nơi Côdét sống, và lại muốn được gặp Côdét cho nên tôi đã thành thật nói hết với ông. Ông hiểu ý nghĩ của tôi chứ, điều đó cũng dễ hiểu thôi. Ông đã xem chín năm rồi, Côdét sống bên cạnh tôi. Chúng tôi đã ở cái nhà nát ngoài đại lộ, rồi trong cái nhà tu kín, rồi gần vườn Luýchxămbua. Ông đã gặp Côdét, lần đầu tiên ở vườn ấy. Ông còn nhớ cái mũ nhung xanh của nó chứ? Sau chúng tôi lại đến ở khu Anhvalít, phố Pơluymê, nhà có cái vườn và cái hàng rào sắt. Tôi ở trong cái sân đằng sau, ngày ngày nghe Côdét chơi dương cầm. Đấy là tất cả cuộc đời của tôi. Chúng tôi không bao giờ rời nhau. Cuộc đời ấy đã kéo dài chín năm và bao tháng nữa. Tôi như cha nó, nó như là con tôi. Không biết ông có hiểu cho tôi không, thưa ông Pôngmécxi, nhưng ra đi bây giờ không nhìn thấy nó nữa, không nói với nó nữa, không còn gì nữa, thật là khó khăn. Nếu ông không cho là bất tiện, tôi sẽ thỉnh thoảng đến thăm Côdét. Tôi không đến luôn đâu, tôi không ở lâu đâu. Ông sẽ bảo người ta tiếp tôi ở cái phòng nhỏ bên dưới, ở tầng dưới đất. Tôi có thể ra vào lối cửa sau, cửa dành cho người ở, nhưng e họ nghi ngờ. Có lẽ tôi cứ ra vào cửa chính mọi người ra vào thì hơn. Thưa ông, thật vậy, tôi rất muốn gặp Côdét, gặp một chút, họa hoằn thôi, tùy ý ông. Ông hãy tự đặt mình vào địa vị tôi. Đời tôi chỉ còn có thế thôi, vả lại cũng nên cẩn thận. Nếu không bao giờ trở lại nữa thì kết quả cũng không tốt, người ta sẽ lấy làm lạ. Thế này chẳng hạn, tôi sẽ đến buổi chiều, khi trời bắt đầu tối.
- Tối nào ông cũng đến, Mariuytx đáp. Côdét sẽ đợi ông.
- Ông tốt quá, thưa ông. Giăng Vangiăng nói.
Mariuytx chào Giăng Vangiăng, hạnh phúc đưa chân tuyệt vọng ra cửa, hai người chia tay nhau.
- Ông hỏi vì sao tôi nói? Không ai tố cáo, không ai truy nã, không ai săn bắt tôi, ông bảo thế. Có! Tôi có bị tố cáo, có, tôi có bị truy nã, có, tôi có bị săn bắt, bởi ai? Bởi chính tôi: chính tôi đã chặn đường tôi, tôi lôi tôi đi, tôi đẩy tôi đi, tôi tự bắt tôi, tôi tự xử tôi, và khi mình lại tự nắm giữ mình thì nắm chắc lắm.
Ông tự tay nắm lấy áo mình, kéo lại phía Mariuytx, ông nói tiếp:
- Ông nhìn cái nắm tay này, ông có thấy nó nắm cái cổ áo này và sẽ không để rời ra không? Lương tâm lại còn nắm chắc hơn thế. Muốn sung sướng, thưa ông, thì không nên bao giờ hiểu bổn phận là gì, vì khi đã hiểu bổn phận rồi, thì bổn phận hết sức khắc nghiệt, người ta tưởng như bổn phận trừng phạt ta vì ta đã hiểu thế nào là bổn phận. Nhưng không phải thế. Bổn phận ban thưởng ta, nó dẫn ta vào một địa ngục mà ta cảm thấy có Chúa Trời bên cạnh mình. Vừa tự xé ruột xong thì lòng lại thấy yên tĩnh với lòng.
Ông Pôngmécxi, cái việc này không hợp với lẽ thường, việc tôi là một người lương thiện. Trước mắt ông tôi có tự hạ tôi, thì tôi mới đề cao tôi được trước mắt tôi. Chuyện thế này tôi đã làm một lần, nhưng không đau xót nhiều như bây giờ, nó chẳng đáng kể gì. Vâng, một người lương thiện. Tôi sẽ không còn là một người lương thiện nữa nếu tôi cứ để ông quý mến tôi, bây giờ ông khinh miệt tôi thì tôi lại là người lương thiện. Thật là một định mệnh độc ác: tôi chỉ có thể ăn cắp lòng kính trọng của mọi người đối với tôi, nhưng sự kính trọng ấy lại làm thâm tâm tôi nhục nhã, lại giày vò tôi, để cho tôi được tự trọng thì đành phải để mọi người khinh rẻ tôi. Bây giờ tôi mới ngẩng đầu lên được. Tôi là một tên tù khổ sai tuân theo lương tâm của hắn. Tôi biết như vậy cũng không phải là bình thường. Nhưng ông nghĩ tôi biết làm thế nào. Thực là như vậy. Tôi đã tự hứa hẹn với tôi, tôi phải giữ lời hứa. Có những sự gặp gỡ ràng buộc chúng ta. Có những sự ngẫu nhiên lôi ta vào bổn phận. Ông Pôngmécxi, thưa ông, ông thấy đó, đời tôi thật lắm nỗi éo le.
Giăng Vangiăng lại dừng một lát, nuốt nước bọt một cách khó nhọc, như thể lời nói của ông có một dư vị cay đắng. Ông nói tiếp.
- Khi người ta mang một nỗi nhục nhã ghê gớm như vậy, người ta không có quyền bắt những người khác vô tình phải chung chịu, người ta không có quyền truyền sang họ cái dịch tễ đó, không có quyền làm họ sa dần xuống cái vực thẳm của mình mà không biết, không có quyền vứt bừa bãi cái áo tù đỏ của mình lên cuộc đời họ, không có quyền mang cái đau khổ của mình lén lút luồn vào cái hạnh phúc của người khác. Đến bên những người lành mạnh, mang cái ung nhọt vô hình của mình mà cọ xát vào người họ, thật là ghê tởm. Phôsơlơvăng có cho tôi mượn tên nhưng tôi không có quyền sử dụng cái tên ấy, hắn cho nhưng tôi không có quyền nhận. Một cái tên là một con người.
Thưa ông, ông xem, tôi cũng có suy nghĩ một chút, sách vở có đọc chút ít; tuy tôi là một nông dân, tôi cũng hiểu biết sự vật. Ông thấy tôi nói năng cũng nghe được. Tôi đã tự giáo dục tôi. Thật thế, lấy một cái tên và giấu mình dưới cái tên ấy, là một điều bất lương; những chữ cái, người ta cũng ăn cắp như ăn cắp một ví tiền hay một chiếc đồng hồ. Là một chữ ký giả mạo bằng xương, bằng thịt, là một cái chìa khóa giả biết nói biết đi, giả mạo chìa khóa để mở cửa vào nhà người lương thiện, không bao giờ dám nhìn thẳng, chỉ nhìn nghiêng thôi, trong thâm tâm mình là một người đê nhục, không! Không! Không! Không thể được! Thà chịu đau khổ đổ máu, đổ nước mắt, thà tự tay mình cấu xé da thịt mình, thà quằn quại thâu đêm, thà tự giày vò tim óc mình. Đó, vì sao tôi đến để kể tất cả với ông, tự nguyện nói tất cả với ông, như ông đã bảo.
Giăng Vangiăng thở một cách nặng nề và nói lớn lên lời cuối cùng này:
- Để sống, xưa kia tôi đã ăn cắp một cái bánh, bây giờ để sống tôi không muốn ăn cắp một cái tên.
Mariuytx ngắt lời:
- Để sống! Ông không cần cái tên ấy để sống à?
Giăng Vangiăng ngẩng đầu lên rồi lại cúi xuống mấy lần, trả lời:
- À! Tôi biết tôi mà.
Im lặng một lát. Cả hai người đều không nói gì cả, mỗi người đắm đuối trong một vực tư tưởng. Mariuytx đã ngồi xuống gần một chiếc bàn, một ngón tay gấp tì vào khóe miệng. Giăng Vangiăng đi đi lại lại. Ông dừng lại trước một tấm gương và đứng im. Ông nhìn vào tấm gương mà không biết có mình, rồi nói một mình như tự trả lời cho mình:
- Còn bây giờ thì lòng mình nhẹ hẳn!
Ông lại đi và bước về đầu kia phòng khách. Khi quay trở lại, ông thấy Mariuytx, đang nhìn ông đi. Bấy giờ ông nói với Mariuytx, bằng một giọng khó tả:
- Chân tôi hơi kéo lê. Bây giờ thì ông hiểu tại sao.
Khi ông đã quay hẳn về phía Mariuytx:
- Và bây giờ, thưa ông, ông thử hình dung như thế này; tôi không nói gì cả, tôi vẫn là ông Phôsơlơvăng, tôi đến ở nhà ông, tôi là người gia đình ông, tôi ở trong phòng tôi, sáng sáng đi giầy vải sang ăn cơm, chiều chiều cả ba người chúng ta cùng đi xem hát, tôi đi chơi cùng bà Pôngmécxi đến cung điện Tuylơri và quảng trường Rôian. Chúng ta cùng sống với nhau, ông cho tôi cũng là người như ông, rồi một hôm tôi ở đây, ông cũng ở đây, chúng ta cùng chuyện trò, cười nói, bỗng nhiên có người thét lên “Giăng Vangiăng” và một bàn tay kinh khủng, bàn tay cảnh sát từ trong bóng tối nhô ra và dứt cái mặt nạ của tôi!
Ông lại ngừng, Mariuytx đã đứng lên, rùng mình.
Giăng Vangiăng tiếp:
- Ông nghĩ sao?
Mariuytx trả lời bằng sự yên lặng.
Giăng Vangiăng lại nói:
- Ông xem đó, tôi nói ra là phải. Thôi! Hãy tận hưởng hạnh phúc của ông, hãy ở trên thiên đường, cứ là thiên thần của một thiên thần, cứ rạng rỡ như ở trên mặt trời, vui hưởng cái hạnh phúc ấy, đừng băn khoăn vì chuyện một tên đọa đày khốn nạn làm thế tự phanh ngực ra để làm bổn phận của hắn. Trước mặt ông chỉ là một người khốn khổ.
Mariuytx vượt qua phòng khách, khi đến gần Giăng Vangiăng, chàng đưa tay cho ông.
Nhưng bàn tay Giăng Vangiăng không chìa ra, Mariuytx phải đưa tay mình đến tận nơi tìm bắt bàn tay ấy. Giăng Vangiăng cứ để mặc Mariuytx và chàng cảm thấy như một bàn tay đá. Mariuytx nói:
- Ông tôi có nhiều bạn hữu, tôi có thể xin cho ông được ân xá.
- Vô ích - Giăng Vangiăng đáp. Người ta tưởng tôi đã chết, thế là được rồi. Người ta không theo dõi những kẻ đã chết. Những kẻ chết được quyền cứ việc mục rữa dần. Chết thì cũng như được ân xá vậy.
Ông rút bàn tay mình ra khỏi tay Mariuytx và nói một cách đường hoàng, nghiêm nghị:
- Làm tròn bổn phận của tôi, đó là người bạn mà tôi cầu cứu; tôi chỉ cần một sự ân xá, đó là sự ân xá của lương tâm tôi.
Giữa lúc ấy, ở đầu kia phòng khách, cánh cửa hé mở từ từ và trong khung cửa nửa khép nửa mở, cái đầu Côdét hiện ra. Người ta chỉ nhìn thấy vẻ mặt dễ mến của nàng; đầu nàng xõa tóc trông rất xinh, mí mắt còn mọng vì ngủ. Nàng làm như một con chim ở trong tổ thò đầu ra, nhìn chồng rồi nhìn Giăng Vangiăng vừa cười vừa nói. Trông nàng như một nụ cười nở trong lòng một đóa hoa hồng.
- Không sai rồi! Các ngài lại đương bàn chuyện chính trị! Thật là ngớ ngẩn! Sao không vào với người ta?
Giăng Vangiăng giật mình.
Mariuytx lắp bắp:
- Côdét! …
Rồi chàng không nói được gì nữa. Trông họ giống hai người phạm lỗi.
Côdét vẻ mặt rạng rỡ nhìn hết người này lại nhìn người kia. Trong khóe mắt của nàng như thoáng thấy những khoảng thiên đường. Nàng nói:
- Tôi bắt được các ngài quả tang nhé! Tôi vừa nghe thấy đằng sau cửa cha Phôsơlơvăng của tôi nói nào là lương tâm… nào là làm bổn phận… chẳng chính trị thì là gì đấy? Tôi không thích. Ai lại mới sáng hôm sau mà đã nói chuyện chính trị. Không đúng.
- Em tưởng lầm đấy - Mariuytx trả lời - Chúng tôi bàn chuyện làm ăn; bàn chuyện cái số tiền sáu trăm nghìn phơrăng kia gửi đâu cho lợi nhất…
Côdét cắt ngang:
- Không phải những cái đó đâu! Tôi vào nhé. Có bằng lòng không?
Nàng cương quyết bước qua ngưỡng cửa, vào trong phòng khách.
Nàng mặc một cái áo khoác trắng rất nhiều nếp, ống tay khá rộng, dài từ cổ xuống tận chân, ở phần trên tô vàng của những bức tranh Trung thế kỷ vẫn có những cái bọc đựng thiên thần như vậy.
Nàng tự ngắm mình từ đầu đến chân trong một tấm gương lớn, rồi ngây ngất say sưa nói:
- Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu. Trời! Vui quá!
Xong nàng trịnh trọng chào Mariuytx và Giăng Vangiăng rồi nói tiếp:
- Thế này nhé, em ở đây với các ngài, em ngồi vào ghế này, nửa giờ nữa thì ăn cơm sáng, các ngài muốn nói chuyện gì thì nói. Em biết đàn ông thì phải nói chuyện, em sẽ ngoan ngoãn nghe.
Mariuytx cầm tay nàng và nói rất âu yếm:
- Chúng tôi nói chuyện làm ăn mà.
- À mà ban nãy - Côdét đáp - em vừa mở cửa sổ. Vô số chim sẻ ở đâu mới bay đến vườn. Chim thật chứ không phải là người trá hình. Hôm nay là thứ tư ngày lễ Tro, nhưng không phải là lễ của bầy chim.
- Anh bảo em là chúng tôi nói chuyện làm ăn, em hãy đi đi, em bé Côdét của anh, để chúng tôi nói chuyện một lát, toàn những con số cả, em nghe chán ngay.
- Anh Mariuytx, sáng nay anh thắt chiếc ca-vát xinh quá. Đức ông làm dáng lắm thưa đức ông ạ! Không! Em không chán đâu.
- Anh bảo là em sẽ chán mà, em nghe anh đi.
- Không, ngồi với cha, với anh thì chán thế nào được! Em không hiểu nhưng em vẫn nghe được, nghe những giọng thân yêu thì có cần gì hiểu. Cùng ngồi với nhau, thế là em thích rồi. Em cứ ở đây nào.
- Em là em Côdét yêu quý của anh. Nhưng không thể được.
- Phải thể được!
- Phải.
- Được rồi - Côdét đáp. Em mang theo bao nhiêu là tin tức, nếu em ở lại thì em nói cho mà nghe. Ông còn ngủ này, dì anh đi lễ này, lò sưởi phòng của cha Phôsơlơvăng un khói này. Nicôlét đã gọi thợ thông lò sưởi này. Tútxanh và Nicôlét đã có chuyện cãi cọ với nhau rồi này, Nicôlét thì chê Tútxanh nói lắp này. Thế thì các ông sẽ không được biết gì cả. A! Không thể được à? Em, đến lượt em, em cũng sẽ nói không thể được, cho ngài xem. Để coi ai được ai nào? Thôi, em xin anh, anh Mariuytx bé bỏng của em ơi, để em ở đây với cha và anh.
- Anh cam đoan với em là chỉ có thể hai chúng tôi ở đây với nhau được thôi.
- Hừ, thế em cũng kể là một người à?
Giăng Vangiăng không nói một lời nào. Côdét quay lại phía ông:
- Còn cha, cha này, trước hết con muốn cha phải đến hôn con. Cha sao không bênh con lại ngồi ì ra đấy? Cha của con mà thế à? Cha xem đấy, con lấy chồng rất khổ, chồng con đánh con đấy. Nào, cha hôn con ngay đi nào.
Giăng Vangiăng lại gần.
Côdét quay lại phía Mariuytx:
- Còn anh thì em chẳng thèm.
Rồi nàng giơ trán cho Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng tiến thêm một bước lại gần nàng.
Côdét bỗng nhiên lùi lại:
- Cha! Sao cha xanh thế! Hay là cánh tay cha đau quá!
- Không, tay khỏi rồi, Giăng Vangiăng trả lời.
- Hay là cha mất ngủ?
- Không phải.
- Hay là cha có điều gì buồn?
- Không.
- Hôn con đi. Cha mạnh khỏe, cha ngủ được, cha vui lòng thì con không rầy rà cha nữa.
Nói rồi nàng lại giơ trán cho Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng đặt một chiếc hôn trên cái vầng trán phảng phất ánh sáng thiên đường.
- Cha cười đi.
Giăng Vangiăng cười. Nụ cười của một bóng ma.
- Bây giờ cha bênh con đi, cha bảo chồng con đi.
- Côdét! - Mariuytx kêu.
- Cha ơi! Cha cứ gắt lên đi. Cha bảo chồng con là con phải ở đây. Nói chuyện có con thì có làm sao! Các người cho tôi là ngu lắm à? Chuyện các người nói kỳ lạ thế kia à? Chuyện làm ăn gửi tiền ngân hàng, việc lớn nhỉ? Đàn ông chả có cái gì mà họ cũng làm ra vẻ bí mật. Em muốn ngồi ở đây. Sáng nay em xinh lắm, nhìn em này, anh Mariuytx!
Nàng nhìn Mariuytx, nhún vai một cách rất đáng yêu và làm bộ hờn dỗi trông rất xinh. Một tia điện như lóe lên giữa hai con người ấy. Có ai ngồi đấy họ cũng tưởng như không.
- Anh yêu em! - Mariuytx nói.
- Em quý anh! - Côdét nói.
Rồi hai người không cưỡng được, ôm chầm lấy nhau.
Côdét vừa nắn lại một nếp trên chiếc áo khoác của nàng, vừa bĩu môi một cách đắc thắng và nói:
- Bây giờ em cứ ngồi đây.
Mariuytx trả lời bằng giọng năn nỉ:
- Cái ấy thì không được. Chúng tôi cần nói nốt với nhau một điều.
- Lại không à?
Mariuytx nói một cách nghiêm nghị:
- Côdét, anh cam đoan với em là không thể được.
- À! Lên giọng ông chồng đấy, thưa ông. Được rồi! Tôi đi đây. Cha, cha không bênh vực con. Ông chồng tôi, ông cha tôi, các ông thật là chuyên chế. Tôi sẽ mách ông ngoại. Các ngài đừng tưởng tôi thèm trở lại và năn nỉ các ngài đâu, các ngài lầm đấy. Tôi tự trọng lắm. Tôi sẽ đợi các ngài. Để rồi các ngài xem vắng tôi các ngài có chán không? Tôi đi đây. Được lắm.
Rồi nàng đi ra.
Hai giây sau, cửa lại mở, cái mặt hồng tươi của nàng lại hiện ra giữa hai cánh cửa, nàng thét to:
- Tôi giận lắm đấy.
Cửa lại đóng và bóng tối trở lại.
Côdét chẳng khác gì một tia sáng mặt trời lạc hướng, vừa xuyên qua đêm tối mà không hay.
Mariuytx xem lại cửa thật đóng chưa và lẩm bẩm:
- Tội nghiệp Côdét, khi nàng biết chuyện…
Giăng Vangiăng nghe câu ấy bủn rủn cả chân tay. Ông nhìn Mariuytx, mắt đờ đẫn và nói:
- Côdét, à phải. Ông sẽ nói lại với Côdét. Đúng lắm. Ừ, mà tôi quên không nghĩ đến chuyện ấy. Có sức làm việc này mà không có sức làm việc khác. Thưa ông, tôi xin ông, tôi van ông, xin ông lấy điều thiêng liêng nhất hứa với tôi là không nói lại với Côdét. Ông biết thôi, riêng ông, cũng đủ rồi chứ! Tôi đã nói tất cả, tự tôi nói ra, không ai bắt buộc, tôi có thể nói với cả vũ trụ này, cả mọi người, cũng thế thôi, nhưng nó, nó không hiểu được điều đó, nó sẽ khiếp sợ. Một người tù khổ sai? Là cái gì, người ta sẽ phải giải nghĩa cho nó, phải bảo nó: khổ sai nghĩa là đi làm khổ dịch ở chiến thuyền. Nó đã trông thấy một lần một dây tù khổ sai. Trời ơi! Trời!
Ông ngồi phịch xuống chiếc ghế, hai tay ôm mặt không nghe thấy tiếng gì, những nhìn hai vai nhô lên, hạ xuống, thì biết ông đang khóc. Nước mắt âm thầm, nước mắt ghê gớm.
Tiếng thổn thức nghẹn ngào làm cho người ta nghẹt thở. Ông như bị co giật, phải ngả người ra đằng sau, trên lưng ghế như để thở, buông thõng hai cánh tay. Mariuytx nhìn rõ mặt ông chan hòa nước mắt. Chàng nghe thấy ông nói rất rõ như từ một nơi sâu thẳm: Ôi! Tôi muốn chết cho rồi.
- Ông yên lòng. Mariuytx nói. Tôi sẽ giữ bí mật của ông cho riêng tôi thôi.
Mariuytx có cảm xúc một phần nào những chưa đúng mức, vì từ một tiếng đồng hồ rồi bắt buộc phải làm quen với một sự bất ngờ ghê gớm; nhìn thấy một tên tù khổ sai xuất hiện trước mắt mình, chồng lên trên con người ông Phôsơlơvăng, bị cái thực tế thảm hại ấy dần dần lấn át, Mariuytx cảm thấy tự nhiên giữa chàng và con người ấy có một sự ngăn cách do hoàn cảnh đó gây ra. Chàng nói thêm:
- Tôi cần phải nói đến số tiền người ta gửi ông mà ông đã giữ và trả lại một cách trung thành, rất lương thiện. Đó là một hành động ngay thẳng. Ông đáng hưởng một phần thưởng vì chỗ đó. Ông muốn bao nhiêu, ông cứ định lấy số, tôi sẽ đưa ông. Đừng sợ lấy nhiều.
Giăng Vangiăng dịu dàng trả lời:
- Xin cảm ơn ông.
Ông yên lặng một lát vẻ suy nghĩ, vô tình lấy đầu ngón tay trỏ đưa đi đưa lại trên móng ngón tay cái, rồi cất cao giọng:
- Thế là đã hầu hết. Tôi chỉ còn một điều nữa…
- Điều gì?
Giăng Vangiăng ngập ngừng, ngập ngừng một lần cuối cùng, mà gần như hết hơi, ông lắp bắp nói không ra tiếng:
- Bây giờ ông đã biết cả rồi, ông là người quyết định, ông xét xem tôi có nên không gặp Côdét nữa không?
- Tôi tưởng như thế là hơn. Mariuytx lạnh lùng trả lời.
Giăng Vangiăng nói lẩm bẩm trong mồm:
- Tôi sẽ không gặp Côdét nữa.
- Nói rồi, Giăng Vangiăng đi ra phía cửa. Ông đặt tay lên quả nắm, cái chốt quay, cửa hé mở vừa đủ để bước ra, nhưng ông đứng im một phút rồi khép cửa lại và quay về phía Mariuytx. Mặt ông từ xanh xao đã biến thành nhợt nhạt, không còn giọt lệ nào trong mắt, mà là một ngọn lửa bi hùng. Giọng nói ông trở lại bình thản một cách lạ lùng. Ông nói:
- Này, thưa ông, nếu ông bằng lòng, tôi sẽ đến với Côdét. Tôi xin nói thật với ông là tôi muốn gặp Côdét lắm. Nếu tôi không muốn gặp Côdét thì tôi đã không nói thật tất cả với ông, tôi đã đi xa rồi, nhưng vì tôi muốn sống ở nơi Côdét sống, và lại muốn được gặp Côdét cho nên tôi đã thành thật nói hết với ông. Ông hiểu ý nghĩ của tôi chứ, điều đó cũng dễ hiểu thôi. Ông đã xem chín năm rồi, Côdét sống bên cạnh tôi. Chúng tôi đã ở cái nhà nát ngoài đại lộ, rồi trong cái nhà tu kín, rồi gần vườn Luýchxămbua. Ông đã gặp Côdét, lần đầu tiên ở vườn ấy. Ông còn nhớ cái mũ nhung xanh của nó chứ? Sau chúng tôi lại đến ở khu Anhvalít, phố Pơluymê, nhà có cái vườn và cái hàng rào sắt. Tôi ở trong cái sân đằng sau, ngày ngày nghe Côdét chơi dương cầm. Đấy là tất cả cuộc đời của tôi. Chúng tôi không bao giờ rời nhau. Cuộc đời ấy đã kéo dài chín năm và bao tháng nữa. Tôi như cha nó, nó như là con tôi. Không biết ông có hiểu cho tôi không, thưa ông Pôngmécxi, nhưng ra đi bây giờ không nhìn thấy nó nữa, không nói với nó nữa, không còn gì nữa, thật là khó khăn. Nếu ông không cho là bất tiện, tôi sẽ thỉnh thoảng đến thăm Côdét. Tôi không đến luôn đâu, tôi không ở lâu đâu. Ông sẽ bảo người ta tiếp tôi ở cái phòng nhỏ bên dưới, ở tầng dưới đất. Tôi có thể ra vào lối cửa sau, cửa dành cho người ở, nhưng e họ nghi ngờ. Có lẽ tôi cứ ra vào cửa chính mọi người ra vào thì hơn. Thưa ông, thật vậy, tôi rất muốn gặp Côdét, gặp một chút, họa hoằn thôi, tùy ý ông. Ông hãy tự đặt mình vào địa vị tôi. Đời tôi chỉ còn có thế thôi, vả lại cũng nên cẩn thận. Nếu không bao giờ trở lại nữa thì kết quả cũng không tốt, người ta sẽ lấy làm lạ. Thế này chẳng hạn, tôi sẽ đến buổi chiều, khi trời bắt đầu tối.
- Tối nào ông cũng đến, Mariuytx đáp. Côdét sẽ đợi ông.
- Ông tốt quá, thưa ông. Giăng Vangiăng nói.
Mariuytx chào Giăng Vangiăng, hạnh phúc đưa chân tuyệt vọng ra cửa, hai người chia tay nhau.
Bình luận facebook