Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 66
VI
MỘT ÍT LỊCH SỬ
Vào thời ấy, cũng sát vào thời kỳ này rồi, thời xảy ra câu chuyện kể trong bộ sách này, chưa có như bây giờ một viên cảnh sát của thành phố ở một góc đường (chưa phải lúc nên bàn hơn thiệt về sự tốt đẹp này). Những trẻ con lang thang đầy cả Pari. Thống kê bấy giờ cho một con số trung bình là 260 trẻ không nhà cửa, nhặt được mỗi năm trong các cuộc đi tuần của cảnh sát trong các khu đất hoang, trong những ngôi nhà đang xây dựng và dưới gầm cầu. Một trong những cái tổ ấy đã trở thành nối tiếng, đã sản sinh ra “những con chim én cầu Accolơ”. Chuyện đó là một triệu chứng xã hội tai hại nhất. Tội ác của người lớn bắt đầu từ cuộc sống lang thang của trẻ nhỏ.
Tuy vậy phải loại trừ Pari. Trong một chừng mực tương đối và mặc dầu thực tế cũ chúng tôi vừa nhắc lại, việc loại trừ ấy rất xác đáng. Trong khi ở bất cứ một thành phố lớn nào khác, một đứa trẻ lang thang sẽ là một người lớn hư hỏng, trong khi ở hầu hết khắp nơi, một đứa trẻ không ai chăm sóc như là đã dành sẵn và giao phó cho những tật xấu thói hư của xã hội nhấn chìm như có định mệnh, làm tiêu tan cả tính lương thiện và lương tri, thì trái lại thằng nhóc của Pari - ta hãy nhấn mạnh vào điểm này - dù xù xì và sứt mẻ rất nhiều ngoài da, bên trong vẫn còn nguyên bản chất. Một điều cao đẹp đáng nhìn, hiện rõ tính thanh niên sáng ngời trong các cuộc cách mạng quần chúng, đó là cái tính ngay thật không mua chuộc được, xuất phát từ ý niệm tiềm tàng trong bầu không khí của Pari, như muối tiềm tàng trong nước bể. Hít thở Pari là giữ gìn tâm hồn trong sạch.
Điểm chúng tôi nói trên đây không tránh cho chúng tôi khỏi se lòng mỗi khi gặp một trẻ nhỏ mà xung quanh người như thấy bay lơ lửng những sợi chỉ gia đình đã bị dứt đứt. Trong nền văn minh hiện đại - hãy còn xa mới hoàn chỉnh này - những gia đình đổ vỡ, tiêu tan trong bóng tối không phải là hiếm có, bất thường, những gia đình không còn biết con cái mình đã ra sao, những gia đình đã bỏ vãi ruột rà của mình trên đường phố. Do đó mà có những số phận con người mờ mịt. Cái đó đã được mệnh danh - cái thực tế đáng buồn ấy đã đi vào ngôn ngữ - là “bị vứt ra mặt đường Pari”.
Nhân đây cũng phải nói là những chuyện đem con bỏ chợ ấy, chế độ quân chủ cũ không ngăn cấm. Một ít cái cảnh “xã hội Ai Cập” hay “bôbêm” ấy, trong những cái tầng lớp dưới của xã hội cũng là điều kiện tiện lợi cho tầng lớp trên và “được việc” cho nhà quyền thế. Thù ghét việc cho con em nhân dân đi học vẫn là một giáo điều kinh viện. “Hay chữ lỏng” thì ích lợi gì? Đó là khẩu hiệu. Mà đứa trẻ lang thang là kết quả tất nhiên của đứa trẻ ngu dốt.
Vả lại triều đình một đôi khi cần trẻ con, lúc ấy họ cho đi hớt trẻ của Pari.
Dưới triều vua Lui XIV - để khỏi phải đi ngược thời gian xa hơn - nhà vua muốn lập một đội hải thuyền. Việc ấy chính đáng, ý kiến tốt. Nhưng hãy xét xem biện pháp thế nào? Không thể có hải thuyền, nếu bên cạnh thuyền buồm mà gió muốn đưa đi đâu thì đưa và để khi cần kéo những thuyền buồn này không có những con thuyền muốn đi đâu cũng được, hoặc bằng mái chèo, hoặc bằng hơi nước. Những thuyền có người chèo[124] trong hải quân lúc bấy giờ, cũng như bây giờ những tàu thủy chạy bằng hơi nước. Vậy thì phải có những galerơ, những thuyền galerơ chỉ có thể đi lại khi có những người galêriêng. Vậy thì phải có những galêriêng. Thủ tướng Conbe ra lệnh cho các quan đầu tỉnh và các tòa án địa phương kết án khổ sai càng nhiều người càng hay. Và các vị thẩm phán đã hết sức tích cực trong việc này. Một người không ngả mũ khi một đám rước thánh đi qua, thế là có thái độ “tín đồ cải cách” phải đi tù khổ sai. Gặp một đứa trẻ ngoài đường phố, miễn nó 15 tuổi rồi và không có chỗ ngủ, thế là cho đi khổ sai. Triều đại lớn! Thế kỷ lớn![125]
[124] Nguyên văn galères - thường thường họ bắt người tù khổ sai chèo. Do nguồn gốc lịch sử ấy mà chữ galères trong tiếng Pháp không những chỉ những chiếc hải thuyền lớn có người chèo mà còn chỉ tội hình khổ sai chung thân nữa; Galérien: người tội phạm bị bắt chèo thuyền.
[125] Lịch sử Pháp còn gọi vua Lui XIV là Lui Đại đế và thế kỷ 17 là thế kỷ lớn.
Dưới triều vua Lui XV, không còn bóng trẻ con ở Pari, cảnh sát hốt chúng đi, không biết để làm chuyện bí mật gì. Người ta thì thầm một cách kinh hãi, những ước đoán quái gở về cái nước tắm đỏ của nhà vua. Bácbiê kể những chuyện đó một cách tự nhiên. Có trường hợp bọn cảnh sát không tìm đủ trẻ em vô thừa nhận, bắt cả trẻ em có bố. Bố chúng thất vọng, xông vào đánh cảnh sát. Trong trường hợp ấy tòa án can thiệp và bắt treo cổ. Treo cổ ai? Bọn bắt người à? Không, những người bố nọ.
VII
BẦY “NHÓC CON” CÓ THỂ CÓ VỊ TRÍ TRONG BẢNG PHÂN LOẠI TẦNG LỚP XÃ HỘI Ở ẤN ĐỘ
Loại nhóc con của Pari hình như là một tầng lớp xã hội. Người ta có thể nói: không phải dễ ai cũng được ở trong các tầng lớp ấy.
Từ “nhóc con” (gamin) được in trên sách lần đầu tiên và từ ngôn ngữ bình dân bước vào ngôn ngữ văn học năm 1834. Chính trong một quyển sách nhỏ nhan đề là “Côlôđơ, anh nghèo kiết” (“Calude Gueux” nhan đề là một cuốn tiểu thuyết của Victo Huygô xuất bản năm 1834) mà danh từ đó xuất hiện. Việc đó làm nhiều người bất bình nhưng danh từ đó đã lọt.
Những yếu tố của sự quý trọng trong giới nhóc con rất đa dạng, phong phú. Chúng tôi đã biết và quen một chú nhóc con rất được kính trọng và khâm phục vì chú này đã được trông thấy một người ngã từ trên tháp của nhà thờ Đức Bà xuống; một chú nữa vì đã lẻn được vào sân sau của điện Anhvailiđơ, nơi mà các bức tường của vòm điện được cất tạm và đã “thó” một ít chì của các tượng đó; một chú thứ ba vì đã trông thấy một chiếc xe hòm chở khách đổ, một chú nữa vì chú này “thân” với một anh lính đã tí nữa chọc thủng mặt một gã tư sản.
Vì thế cho nên ta hiểu được câu than thở này của một chú nhóc con Pari, một lời tổng kết sâu sắc khiến người tầm thường cười mà chẳng hiểu gì: “Trời ơi trời! Số mình đen đủi thay! Mình chưa được trông thấy một gã nào ngã từ gác năm xuống hè mới khổ chứ!”
Câu nói sau này hẳn là một câu nói ý vị của nông dân: “Này ông kia! Bà nhà ông chết vì bệnh, sao ông không đi mời thầy thuốc cho bà ấy? - Chao ôi! Thưa ngài, những kẻ nghèo chúng tôi chết một mình được”. - Nhưng nếu tất cả bẩm tính thụ động và nhạo báng của nông dân nằm trong câu nói kia thì chắc chắn tất cả cái tự do tư tưởng, vô chính phủ của chú bé ngoại ô lại ở trong câu nói này: một tử tù trên chiếc xe đưa hắn ra pháp trường đang lắng nghe cha giải tội. Chú bé Pari kêu to: “Hắn nói với cha cố của hắn đấy, ôi thằng cáy”.
Về mặt tín ngưỡng thì thái độ táo bạo làm tăng giá trị của chú “nhóc con”. Không tín ngưỡng rất là quan trọng.
Dự những vụ hành hình là một nhiệm vụ, chúng chỉ máy chém cho nhau xem và cười. Chúng đặt cho nó tất cả các thứ tên cúng cơm: “thế là hết xúp”. “Tên cảu nhảu”, “bà mụ Thiên Thanh”, “Miếng ngoạm cuối cùng”… Để nhìn cho kỹ, không bỏ sót tí nào, chúng trèo tường, leo lên ban-công, trèo lên ngọn cây, đu người trên cánh cổng sắt, bám vào ống khói lò sưởi. Chú nhóc con bẩm sinh là thợ lợp mái cũng như là thủy thủ. Hắn chẳng sợ mái nhà cũng như cột buồm. Không có đình đám nào vui hơn là đến pháp trường Gơrevơ. Xamxông và linh mục Môngtexơ là những cái tên đại chúng nhất. Họ la ó kẻ tử tội để cho hắn bạo hơn. Có khi họ khâm phục tù nhân ấy: chú nhóc Laxơnerơ thấy tên Đôtông ghê gớm chết một cách dũng cảm quá, đã phải thốt lên câu nói chứa đựng cả một tương lai: “Mình ghen với hắn ta”.
Cái giới “nhóc con” ấy không biết Vônterơ nhưng mà biết Papavoanơ. Trong những chuyện đặt ra họ để lẫn lộn những “chính khách” với những sát nhân. Họ ghi nhớ và truyền lại về sau các trang phục cuối cùng của các nhân vật đó. Họ biết là Tolôrông đội một cái mũ sốp-phơ, Avơrin có một cái mũ lưỡi trai da rái cá, Luven có một cái mũ tròn, ông già Đơ Lapooctơ hói và đi đầu trần, Caxtanh thì hồng hào và rất xinh, Bơri có một bộ râu rômăngtic,[126] Giăng Máctanh vẫn giữ đai quần, Lơcuphê và mẹ hắn cãi nhau; một chú nhóc con nói xen vào: “Thôi đừng trách móc cái oán giận cái sọt của anh”. Một chú khác bé quá, muốn nhìn rõ Đơbácke khi hắn đi qua, đã chọn được một cái cột đèn treo trên bờ sông và leo lên đó. Một cảnh binh đứng gác chỗ ấy, cau mày trợn mắt nhìn chú. Chú nhóc vội nói: “Thưa ngài cảnh binh, cứ cho tôi trèo” và để cho chính quyền cảm động, chú nói thêm: “Cháu không ngã đâu”. Người cảnh binh trả lời: “Mày ngã thì mặc xác mày chứ việc gì đến tao”.
[126] Romantique: Danh từ lãng mạn đi vào ngôn ngữ thông thường của tiếng Pháp.
Trong giới nhóc con, một tai nạn lớn lao là một việc rất đáng kể. Người ta sẽ được trọng vọng cao độ nhất nếu đã bị đứt tay, đứt chân đến “tận xương”.
Quả đấm không phải là yếu tố tầm thường của sự trọng thị. Một câu mà các chú nhóc thường thích nói là: “Ta cũng khá khỏe đấy chứ!” Thuận tay trái là một điều nhiều chú thèm; lác mắt cũng là một điều quý.
VIII
CÂU NÓI LÝ THÚ CỦA ÔNG VUA VỪA QUA
Mùa nực chú nhóc hóa thành con ếch; buổi chiều khi trời sẩm tối, trước các cầu Auxtéclít và Iêna, từ trên những thuyền than và những thuyền giặt, chú lao đầu nhảy xuống sông Xen và nhảy vào tất cả các sự vi phạm luật phong hóa và trật tự thành phố. Thế mà các cảnh binh thành phố vẫn cẩn mật, do đó mà nảy ra một hoàn cảnh rất bi kịch, đã sản sinh ra một lời báo hiệu rất huynh đệ và rất đáng nhớ: cái lời nói ấy nổi tiếng vào khoảng 1830 là một lời báo hiệu có tính chất chiến lược, chú này báo cho chú khác, ngâm nga như một câu thơ của Hôme với một cách điệu khó diễn đạt, như là một điệu Elơđixơ của các thần Panatênê và người ta cảm thấy ở đó có Êvôhê thời cổ xưa. Lời ám hiệu ấy như sau: “Ơ hay Titi, ơ này! Có cọp đấy, có cú đấy, gọn hàng và xéo đi, chuồn cống ấy”.
Đôi khi cái con ruồi ấy - các chú thường gọi nhau như thế - biết đọc; đôi khi biết viết, nhưng chú nào cũng viết vẽ bôi vẽ bác. Các chú không ngần ngại gì tự trang bị cho nhau, không biết bằng một cách bồi dưỡng bí mật lẫn cho nhau nào, tất cả những tài năng cần thiết cho lợi ích công cộng. Từ 1815 đến 1830 các chú bắt chước tiếng kêu của gà tây, từ 1830 đến 1848 các chú vẽ bôi những quả lê trên tường. Một buổi chiều mùa hè vua Lui Philip[127] đi bộ về cung, bắt gặp một chú nhóc, tí xíu, cao bằng chừng này, đang cố nghển lên, mồ hôi, mồ kê nhễ nhại, để vẽ một quả lê khổng lồ, bằng than trên trụ cổng Nơiy. Vua Lui Philip với cái vui tính thừa hưởng của vua Hăngri IV đã giúp chú nhóc con vẽ xong quả lê rồi cho chú một đồng Lui vàng và bảo chú: “Trên đồng tiền này cũng có quả lê đấy!”
[127] Những người phản đối vua Lui Philip vẽ những hình biếm họa, biến mặt vua thành một quả lê.
Chú nhóc con rất ưa thích huyên náo. Cái trạng thái bạo động rất phù hợp với chú. Chú rất ghét các cha cố. Một hôm giữa phố Uynivecxitê, một chú trong nhóm trẻ buồn cười này để tay lên mũi, làm dấu nhạo trước cái cổng lớn của số nhà 69. Một người qua đường hỏi: “Sao mày lại làm cái trò ấy ở cái cổng này?”. Đứa trẻ trả lời: “Trong ấy có một cha xứ”. Thật vậy, nhà ấy là dinh của vị khâm mạng tòa Thánh. Tuy vậy mặc dầu cái tính ngạo mạn kiểu Vônte ấy đến mức độ nào, nếu có dịp chú nhóc con được mời tham gia tốp đồng ca trong nhà thờ, chú nhóc cũng có thể nhận và khi ấy chú phục vụ buổi lễ một cách rất nghiêm trang. Có hai chuyện mà chú nhóc khao khát như Tăngtalơ,[128] chú luôn luôn mơ ước mà không đạt được: đó là lật đổ chính phủ và khâu lại cái quần dài của chú.
Chú nhóc hoàn chỉnh là chú nắm được lý lịch của tất cả cảnh binh thành phố Pari và mỗi khi gặp một cảnh binh bao giờ chúng cũng có thể trông mặt chỉ tên một cách đích xác. Chú đếm tên bọn họ trên đầu ngón tay, nghiên cứu tác phong của họ và có những ghi chú đặc biệt về mỗi một tên cảnh binh ấy. Chú đi guốc vào bụng những nhân viên của sở cảnh sát. Chú có thể nói với bạn, nói ngay, không cần suy nghĩ và nói mạnh dạn: Tên này là một tên phản bội; - tên này rất ác; - tên này to kếch; - tên này lố bịch;[129] - tên này tưởng Pôngnôp là nhà riêng của hắn và cấm không cho người ta dạo mát trên rìa cầu ở ngoài lan can; - tên kia có cái thói “kéo tai các vị”…
[128] Tantale: nhân vật trong thần thoại Hy Lạp bị thần Giuypite bắt chịu tội hình đứng trong nước mà chịu khát, dưới những cây chín cành mà chịu đói.
[129] Tất cả các từ ấy; phản bội, ác, to kếch, lố bịch trong miệng của chú có những ý nghĩa đặc biệt.
IX
HỒN XƯA CỦA XỨ GÔLƠ[130]
[130] Gaule: tên của nước Pháp thời cổ đại.
Có một phần chú bé ấy trong Pôcơlanh,[131] đứa con của chợ Pari và một phần trong Bômácse.
[131] Poquelin: tên thực của Môlie.
Tính nhóc con là một sắc thái của tinh thần Gôloa. Nó làm cho người biết phải trái có thêm sức mạnh cũng như cồn làm rượu vang thêm mạnh. Đôi khi cái tính ấy cũng là một khuyết điểm, Hôme cũng có lúc rườm rà, đúng và có thể nói là Vônte cũng “nhóc”. Đêmulanh là dân ngoại ô. Săngpiône, người vẫn đả kích những phép mầu của thánh, cũng từ hè phố Pari sinh ra; ngày bé, ông đã từng tè trên các cửa nhà thờ Xanh Giăng đơ Bôve và Xanh Têchiên duy Mông; ông đã nhạo báng khá nhiều lần cái hòm thánh tích của nữ thánh Giơnơvievơ cho nên sau này có thể ra mệnh lệnh cho cái lọ đựng máu của thánh Giăngviê.
Chú nhóc Pari biết tôn kính, biết mỉa mai và biết ngỗ ngược. Răng của chú rất tởm vì chú ăn đói và đau dạ dày, nhưng chú có đôi mắt đẹp vì chú thông minh. Ngay cả trước mặt Chúa trời Giêôva, chú cũng có thể nhảy lò cò trên những bậc thềm đưa đến thiên đường. Chú có những cái đá khá mạnh. Lúc nào chú cũng có thể trỗi dậy, lớn lên. Chú lê la ở cống rãnh, nhưng vùng đứng lên ngay khi có cuộc khởi nghĩa, chú vẫn ngỗ ngược cả trong mưa đạn, lúc nãy là một thằng nhãi, bây giờ là một anh hùng! Như em nhỏ thành Tebơ, chú dám vuốt râu sư tử, Bara đánh trống là một nhóc của Pari. Chú hô to: Tiến! Như con ngựa của Kinh thánh nói: Đi! Và trong một phút từ một trẻ nhỏ chú đã trở thành một người khổng lồ.
Đứa con của vũng bùn này cũng là đứa con của lý tưởng. Bạn hãy đo cái tầm rộng đôi cánh từ Môlierơ đến Bara (Bara: thiếu niên anh hùng trong cách mạng Pháp 1789. Một mình bị vây, bị buộc phải hô: “Nhà vua muôn năm” nếu muốn được tha, em đã hô “Cộng hòa muôn năm” và bị giết chết).
Nói tóm lại, để rút tất cả vào một câu, chú nhóc là một trẻ nhỏ vui đùa vì chú nghèo khổ.
MỘT ÍT LỊCH SỬ
Vào thời ấy, cũng sát vào thời kỳ này rồi, thời xảy ra câu chuyện kể trong bộ sách này, chưa có như bây giờ một viên cảnh sát của thành phố ở một góc đường (chưa phải lúc nên bàn hơn thiệt về sự tốt đẹp này). Những trẻ con lang thang đầy cả Pari. Thống kê bấy giờ cho một con số trung bình là 260 trẻ không nhà cửa, nhặt được mỗi năm trong các cuộc đi tuần của cảnh sát trong các khu đất hoang, trong những ngôi nhà đang xây dựng và dưới gầm cầu. Một trong những cái tổ ấy đã trở thành nối tiếng, đã sản sinh ra “những con chim én cầu Accolơ”. Chuyện đó là một triệu chứng xã hội tai hại nhất. Tội ác của người lớn bắt đầu từ cuộc sống lang thang của trẻ nhỏ.
Tuy vậy phải loại trừ Pari. Trong một chừng mực tương đối và mặc dầu thực tế cũ chúng tôi vừa nhắc lại, việc loại trừ ấy rất xác đáng. Trong khi ở bất cứ một thành phố lớn nào khác, một đứa trẻ lang thang sẽ là một người lớn hư hỏng, trong khi ở hầu hết khắp nơi, một đứa trẻ không ai chăm sóc như là đã dành sẵn và giao phó cho những tật xấu thói hư của xã hội nhấn chìm như có định mệnh, làm tiêu tan cả tính lương thiện và lương tri, thì trái lại thằng nhóc của Pari - ta hãy nhấn mạnh vào điểm này - dù xù xì và sứt mẻ rất nhiều ngoài da, bên trong vẫn còn nguyên bản chất. Một điều cao đẹp đáng nhìn, hiện rõ tính thanh niên sáng ngời trong các cuộc cách mạng quần chúng, đó là cái tính ngay thật không mua chuộc được, xuất phát từ ý niệm tiềm tàng trong bầu không khí của Pari, như muối tiềm tàng trong nước bể. Hít thở Pari là giữ gìn tâm hồn trong sạch.
Điểm chúng tôi nói trên đây không tránh cho chúng tôi khỏi se lòng mỗi khi gặp một trẻ nhỏ mà xung quanh người như thấy bay lơ lửng những sợi chỉ gia đình đã bị dứt đứt. Trong nền văn minh hiện đại - hãy còn xa mới hoàn chỉnh này - những gia đình đổ vỡ, tiêu tan trong bóng tối không phải là hiếm có, bất thường, những gia đình không còn biết con cái mình đã ra sao, những gia đình đã bỏ vãi ruột rà của mình trên đường phố. Do đó mà có những số phận con người mờ mịt. Cái đó đã được mệnh danh - cái thực tế đáng buồn ấy đã đi vào ngôn ngữ - là “bị vứt ra mặt đường Pari”.
Nhân đây cũng phải nói là những chuyện đem con bỏ chợ ấy, chế độ quân chủ cũ không ngăn cấm. Một ít cái cảnh “xã hội Ai Cập” hay “bôbêm” ấy, trong những cái tầng lớp dưới của xã hội cũng là điều kiện tiện lợi cho tầng lớp trên và “được việc” cho nhà quyền thế. Thù ghét việc cho con em nhân dân đi học vẫn là một giáo điều kinh viện. “Hay chữ lỏng” thì ích lợi gì? Đó là khẩu hiệu. Mà đứa trẻ lang thang là kết quả tất nhiên của đứa trẻ ngu dốt.
Vả lại triều đình một đôi khi cần trẻ con, lúc ấy họ cho đi hớt trẻ của Pari.
Dưới triều vua Lui XIV - để khỏi phải đi ngược thời gian xa hơn - nhà vua muốn lập một đội hải thuyền. Việc ấy chính đáng, ý kiến tốt. Nhưng hãy xét xem biện pháp thế nào? Không thể có hải thuyền, nếu bên cạnh thuyền buồm mà gió muốn đưa đi đâu thì đưa và để khi cần kéo những thuyền buồn này không có những con thuyền muốn đi đâu cũng được, hoặc bằng mái chèo, hoặc bằng hơi nước. Những thuyền có người chèo[124] trong hải quân lúc bấy giờ, cũng như bây giờ những tàu thủy chạy bằng hơi nước. Vậy thì phải có những galerơ, những thuyền galerơ chỉ có thể đi lại khi có những người galêriêng. Vậy thì phải có những galêriêng. Thủ tướng Conbe ra lệnh cho các quan đầu tỉnh và các tòa án địa phương kết án khổ sai càng nhiều người càng hay. Và các vị thẩm phán đã hết sức tích cực trong việc này. Một người không ngả mũ khi một đám rước thánh đi qua, thế là có thái độ “tín đồ cải cách” phải đi tù khổ sai. Gặp một đứa trẻ ngoài đường phố, miễn nó 15 tuổi rồi và không có chỗ ngủ, thế là cho đi khổ sai. Triều đại lớn! Thế kỷ lớn![125]
[124] Nguyên văn galères - thường thường họ bắt người tù khổ sai chèo. Do nguồn gốc lịch sử ấy mà chữ galères trong tiếng Pháp không những chỉ những chiếc hải thuyền lớn có người chèo mà còn chỉ tội hình khổ sai chung thân nữa; Galérien: người tội phạm bị bắt chèo thuyền.
[125] Lịch sử Pháp còn gọi vua Lui XIV là Lui Đại đế và thế kỷ 17 là thế kỷ lớn.
Dưới triều vua Lui XV, không còn bóng trẻ con ở Pari, cảnh sát hốt chúng đi, không biết để làm chuyện bí mật gì. Người ta thì thầm một cách kinh hãi, những ước đoán quái gở về cái nước tắm đỏ của nhà vua. Bácbiê kể những chuyện đó một cách tự nhiên. Có trường hợp bọn cảnh sát không tìm đủ trẻ em vô thừa nhận, bắt cả trẻ em có bố. Bố chúng thất vọng, xông vào đánh cảnh sát. Trong trường hợp ấy tòa án can thiệp và bắt treo cổ. Treo cổ ai? Bọn bắt người à? Không, những người bố nọ.
VII
BẦY “NHÓC CON” CÓ THỂ CÓ VỊ TRÍ TRONG BẢNG PHÂN LOẠI TẦNG LỚP XÃ HỘI Ở ẤN ĐỘ
Loại nhóc con của Pari hình như là một tầng lớp xã hội. Người ta có thể nói: không phải dễ ai cũng được ở trong các tầng lớp ấy.
Từ “nhóc con” (gamin) được in trên sách lần đầu tiên và từ ngôn ngữ bình dân bước vào ngôn ngữ văn học năm 1834. Chính trong một quyển sách nhỏ nhan đề là “Côlôđơ, anh nghèo kiết” (“Calude Gueux” nhan đề là một cuốn tiểu thuyết của Victo Huygô xuất bản năm 1834) mà danh từ đó xuất hiện. Việc đó làm nhiều người bất bình nhưng danh từ đó đã lọt.
Những yếu tố của sự quý trọng trong giới nhóc con rất đa dạng, phong phú. Chúng tôi đã biết và quen một chú nhóc con rất được kính trọng và khâm phục vì chú này đã được trông thấy một người ngã từ trên tháp của nhà thờ Đức Bà xuống; một chú nữa vì đã lẻn được vào sân sau của điện Anhvailiđơ, nơi mà các bức tường của vòm điện được cất tạm và đã “thó” một ít chì của các tượng đó; một chú thứ ba vì đã trông thấy một chiếc xe hòm chở khách đổ, một chú nữa vì chú này “thân” với một anh lính đã tí nữa chọc thủng mặt một gã tư sản.
Vì thế cho nên ta hiểu được câu than thở này của một chú nhóc con Pari, một lời tổng kết sâu sắc khiến người tầm thường cười mà chẳng hiểu gì: “Trời ơi trời! Số mình đen đủi thay! Mình chưa được trông thấy một gã nào ngã từ gác năm xuống hè mới khổ chứ!”
Câu nói sau này hẳn là một câu nói ý vị của nông dân: “Này ông kia! Bà nhà ông chết vì bệnh, sao ông không đi mời thầy thuốc cho bà ấy? - Chao ôi! Thưa ngài, những kẻ nghèo chúng tôi chết một mình được”. - Nhưng nếu tất cả bẩm tính thụ động và nhạo báng của nông dân nằm trong câu nói kia thì chắc chắn tất cả cái tự do tư tưởng, vô chính phủ của chú bé ngoại ô lại ở trong câu nói này: một tử tù trên chiếc xe đưa hắn ra pháp trường đang lắng nghe cha giải tội. Chú bé Pari kêu to: “Hắn nói với cha cố của hắn đấy, ôi thằng cáy”.
Về mặt tín ngưỡng thì thái độ táo bạo làm tăng giá trị của chú “nhóc con”. Không tín ngưỡng rất là quan trọng.
Dự những vụ hành hình là một nhiệm vụ, chúng chỉ máy chém cho nhau xem và cười. Chúng đặt cho nó tất cả các thứ tên cúng cơm: “thế là hết xúp”. “Tên cảu nhảu”, “bà mụ Thiên Thanh”, “Miếng ngoạm cuối cùng”… Để nhìn cho kỹ, không bỏ sót tí nào, chúng trèo tường, leo lên ban-công, trèo lên ngọn cây, đu người trên cánh cổng sắt, bám vào ống khói lò sưởi. Chú nhóc con bẩm sinh là thợ lợp mái cũng như là thủy thủ. Hắn chẳng sợ mái nhà cũng như cột buồm. Không có đình đám nào vui hơn là đến pháp trường Gơrevơ. Xamxông và linh mục Môngtexơ là những cái tên đại chúng nhất. Họ la ó kẻ tử tội để cho hắn bạo hơn. Có khi họ khâm phục tù nhân ấy: chú nhóc Laxơnerơ thấy tên Đôtông ghê gớm chết một cách dũng cảm quá, đã phải thốt lên câu nói chứa đựng cả một tương lai: “Mình ghen với hắn ta”.
Cái giới “nhóc con” ấy không biết Vônterơ nhưng mà biết Papavoanơ. Trong những chuyện đặt ra họ để lẫn lộn những “chính khách” với những sát nhân. Họ ghi nhớ và truyền lại về sau các trang phục cuối cùng của các nhân vật đó. Họ biết là Tolôrông đội một cái mũ sốp-phơ, Avơrin có một cái mũ lưỡi trai da rái cá, Luven có một cái mũ tròn, ông già Đơ Lapooctơ hói và đi đầu trần, Caxtanh thì hồng hào và rất xinh, Bơri có một bộ râu rômăngtic,[126] Giăng Máctanh vẫn giữ đai quần, Lơcuphê và mẹ hắn cãi nhau; một chú nhóc con nói xen vào: “Thôi đừng trách móc cái oán giận cái sọt của anh”. Một chú khác bé quá, muốn nhìn rõ Đơbácke khi hắn đi qua, đã chọn được một cái cột đèn treo trên bờ sông và leo lên đó. Một cảnh binh đứng gác chỗ ấy, cau mày trợn mắt nhìn chú. Chú nhóc vội nói: “Thưa ngài cảnh binh, cứ cho tôi trèo” và để cho chính quyền cảm động, chú nói thêm: “Cháu không ngã đâu”. Người cảnh binh trả lời: “Mày ngã thì mặc xác mày chứ việc gì đến tao”.
[126] Romantique: Danh từ lãng mạn đi vào ngôn ngữ thông thường của tiếng Pháp.
Trong giới nhóc con, một tai nạn lớn lao là một việc rất đáng kể. Người ta sẽ được trọng vọng cao độ nhất nếu đã bị đứt tay, đứt chân đến “tận xương”.
Quả đấm không phải là yếu tố tầm thường của sự trọng thị. Một câu mà các chú nhóc thường thích nói là: “Ta cũng khá khỏe đấy chứ!” Thuận tay trái là một điều nhiều chú thèm; lác mắt cũng là một điều quý.
VIII
CÂU NÓI LÝ THÚ CỦA ÔNG VUA VỪA QUA
Mùa nực chú nhóc hóa thành con ếch; buổi chiều khi trời sẩm tối, trước các cầu Auxtéclít và Iêna, từ trên những thuyền than và những thuyền giặt, chú lao đầu nhảy xuống sông Xen và nhảy vào tất cả các sự vi phạm luật phong hóa và trật tự thành phố. Thế mà các cảnh binh thành phố vẫn cẩn mật, do đó mà nảy ra một hoàn cảnh rất bi kịch, đã sản sinh ra một lời báo hiệu rất huynh đệ và rất đáng nhớ: cái lời nói ấy nổi tiếng vào khoảng 1830 là một lời báo hiệu có tính chất chiến lược, chú này báo cho chú khác, ngâm nga như một câu thơ của Hôme với một cách điệu khó diễn đạt, như là một điệu Elơđixơ của các thần Panatênê và người ta cảm thấy ở đó có Êvôhê thời cổ xưa. Lời ám hiệu ấy như sau: “Ơ hay Titi, ơ này! Có cọp đấy, có cú đấy, gọn hàng và xéo đi, chuồn cống ấy”.
Đôi khi cái con ruồi ấy - các chú thường gọi nhau như thế - biết đọc; đôi khi biết viết, nhưng chú nào cũng viết vẽ bôi vẽ bác. Các chú không ngần ngại gì tự trang bị cho nhau, không biết bằng một cách bồi dưỡng bí mật lẫn cho nhau nào, tất cả những tài năng cần thiết cho lợi ích công cộng. Từ 1815 đến 1830 các chú bắt chước tiếng kêu của gà tây, từ 1830 đến 1848 các chú vẽ bôi những quả lê trên tường. Một buổi chiều mùa hè vua Lui Philip[127] đi bộ về cung, bắt gặp một chú nhóc, tí xíu, cao bằng chừng này, đang cố nghển lên, mồ hôi, mồ kê nhễ nhại, để vẽ một quả lê khổng lồ, bằng than trên trụ cổng Nơiy. Vua Lui Philip với cái vui tính thừa hưởng của vua Hăngri IV đã giúp chú nhóc con vẽ xong quả lê rồi cho chú một đồng Lui vàng và bảo chú: “Trên đồng tiền này cũng có quả lê đấy!”
[127] Những người phản đối vua Lui Philip vẽ những hình biếm họa, biến mặt vua thành một quả lê.
Chú nhóc con rất ưa thích huyên náo. Cái trạng thái bạo động rất phù hợp với chú. Chú rất ghét các cha cố. Một hôm giữa phố Uynivecxitê, một chú trong nhóm trẻ buồn cười này để tay lên mũi, làm dấu nhạo trước cái cổng lớn của số nhà 69. Một người qua đường hỏi: “Sao mày lại làm cái trò ấy ở cái cổng này?”. Đứa trẻ trả lời: “Trong ấy có một cha xứ”. Thật vậy, nhà ấy là dinh của vị khâm mạng tòa Thánh. Tuy vậy mặc dầu cái tính ngạo mạn kiểu Vônte ấy đến mức độ nào, nếu có dịp chú nhóc con được mời tham gia tốp đồng ca trong nhà thờ, chú nhóc cũng có thể nhận và khi ấy chú phục vụ buổi lễ một cách rất nghiêm trang. Có hai chuyện mà chú nhóc khao khát như Tăngtalơ,[128] chú luôn luôn mơ ước mà không đạt được: đó là lật đổ chính phủ và khâu lại cái quần dài của chú.
Chú nhóc hoàn chỉnh là chú nắm được lý lịch của tất cả cảnh binh thành phố Pari và mỗi khi gặp một cảnh binh bao giờ chúng cũng có thể trông mặt chỉ tên một cách đích xác. Chú đếm tên bọn họ trên đầu ngón tay, nghiên cứu tác phong của họ và có những ghi chú đặc biệt về mỗi một tên cảnh binh ấy. Chú đi guốc vào bụng những nhân viên của sở cảnh sát. Chú có thể nói với bạn, nói ngay, không cần suy nghĩ và nói mạnh dạn: Tên này là một tên phản bội; - tên này rất ác; - tên này to kếch; - tên này lố bịch;[129] - tên này tưởng Pôngnôp là nhà riêng của hắn và cấm không cho người ta dạo mát trên rìa cầu ở ngoài lan can; - tên kia có cái thói “kéo tai các vị”…
[128] Tantale: nhân vật trong thần thoại Hy Lạp bị thần Giuypite bắt chịu tội hình đứng trong nước mà chịu khát, dưới những cây chín cành mà chịu đói.
[129] Tất cả các từ ấy; phản bội, ác, to kếch, lố bịch trong miệng của chú có những ý nghĩa đặc biệt.
IX
HỒN XƯA CỦA XỨ GÔLƠ[130]
[130] Gaule: tên của nước Pháp thời cổ đại.
Có một phần chú bé ấy trong Pôcơlanh,[131] đứa con của chợ Pari và một phần trong Bômácse.
[131] Poquelin: tên thực của Môlie.
Tính nhóc con là một sắc thái của tinh thần Gôloa. Nó làm cho người biết phải trái có thêm sức mạnh cũng như cồn làm rượu vang thêm mạnh. Đôi khi cái tính ấy cũng là một khuyết điểm, Hôme cũng có lúc rườm rà, đúng và có thể nói là Vônte cũng “nhóc”. Đêmulanh là dân ngoại ô. Săngpiône, người vẫn đả kích những phép mầu của thánh, cũng từ hè phố Pari sinh ra; ngày bé, ông đã từng tè trên các cửa nhà thờ Xanh Giăng đơ Bôve và Xanh Têchiên duy Mông; ông đã nhạo báng khá nhiều lần cái hòm thánh tích của nữ thánh Giơnơvievơ cho nên sau này có thể ra mệnh lệnh cho cái lọ đựng máu của thánh Giăngviê.
Chú nhóc Pari biết tôn kính, biết mỉa mai và biết ngỗ ngược. Răng của chú rất tởm vì chú ăn đói và đau dạ dày, nhưng chú có đôi mắt đẹp vì chú thông minh. Ngay cả trước mặt Chúa trời Giêôva, chú cũng có thể nhảy lò cò trên những bậc thềm đưa đến thiên đường. Chú có những cái đá khá mạnh. Lúc nào chú cũng có thể trỗi dậy, lớn lên. Chú lê la ở cống rãnh, nhưng vùng đứng lên ngay khi có cuộc khởi nghĩa, chú vẫn ngỗ ngược cả trong mưa đạn, lúc nãy là một thằng nhãi, bây giờ là một anh hùng! Như em nhỏ thành Tebơ, chú dám vuốt râu sư tử, Bara đánh trống là một nhóc của Pari. Chú hô to: Tiến! Như con ngựa của Kinh thánh nói: Đi! Và trong một phút từ một trẻ nhỏ chú đã trở thành một người khổng lồ.
Đứa con của vũng bùn này cũng là đứa con của lý tưởng. Bạn hãy đo cái tầm rộng đôi cánh từ Môlierơ đến Bara (Bara: thiếu niên anh hùng trong cách mạng Pháp 1789. Một mình bị vây, bị buộc phải hô: “Nhà vua muôn năm” nếu muốn được tha, em đã hô “Cộng hòa muôn năm” và bị giết chết).
Nói tóm lại, để rút tất cả vào một câu, chú nhóc là một trẻ nhỏ vui đùa vì chú nghèo khổ.
Bình luận facebook