Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 33
X
PHƯƠNG PHÁP CHỐI CÃI
Đã đến lúc kết thúc cuộc tranh cãi. Ông Chánh án gọi bị cáo đứng dậy và theo thủ tục hỏi: “Anh còn muốn nói thêm điều gì để bào chữa cho anh nữa không”. Hắn đứng sững như không nghe thấy gì, hai tay cứ mân mê cái mũ vải bẩn thỉu đến ghê tởm.
Ông Chánh án nhắc lại câu hỏi một lần nữa.
Lần này hắn nghe rõ. Hình như hắn đã hiểu. Hắn có cái cử chỉ một người vừa bừng tỉnh dậy. Hắn đưa mắt nhìn chung quanh một lượt, nhìn đám đông, nhìn bọn sen đầm, nhìn ông luật sư biện hộ, những ông hội thẩm, các quan tòa. Hắn để nắm tay to tướng lên chỗ vành gỗ trước mặt, nhìn quanh lượt nữa rồi bỗng nhiên nhìn thẳng vào ông công tố, cất tiếng nói. Người ta có cảm tưởng là một hỏa sơn phun lửa. Hình như bao nhiêu lời nói đều muốn xô cả ra ngoài miệng một lúc, lủng củng, dồn dập, xô đẩy nhau, lẫn lộn. Hắn nói:
- Tôi xin nói như thế này. Rằng tôi trước làm nghề chữa xe ở Pari. Chính ngay ở hiệu ông Balu. Công việc nặng nhọc lắm. Cái nghề chữa xe bao giờ cũng phải làm ở ngoài trời, trong sân, chủ tốt mới cho làm trong nhà trại, có bao giờ được ở trong xưởng cửa ngõ tử tế, vì cần phải có chỗ rộng, các ông ạ. Mùa đông rét mướt quá phải đập vào cánh tay cho đỡ cóng, nhưng mà chủ không muốn thế, bảo mất thời giờ. Cầm, nắn sắt trong sắt trong lúc giá đóng ngay trong kẽ đá lát sân, khổ lắm! Làm nghề ấy nó chóng già người đi. Chưa đến tuổi đã lụ khụ như ông lão rồi. Đến bốn mươi tuổi là kiệt sức. Tôi thì tôi đã năm mươi ba, nhiều gian truân lắm. Mà bọn thợ thuyền thì tai ác lắm! Thấy ai già yếu thì động một tí chúng gọi là con cóc già, con bò già! Tôi chỉ còn kiếm được mỗi ngày ba mươi xu; họ cố tình trả công rẻ mạt, họ lấy nê là mình già yếu mà. Tôi đã vậy, trước kia tôi lại còn đứa con gái làm nghề thợ giặt ở bến sông, nó cũng kiếm phần nó được một ít. Cả hai cha con ngày ấy làm ăn cũng tiềm tiệm đủ. Nó làm cũng cực nhọc lắm. Suốt ngày ngâm nửa mình trong bể giặt. Trời mưa, trời tuyết, gió bấc vun vút vào mặt như cắt thịt cũng mặc. Trời lạnh nước đóng thành băng cũng phải giặt. Lắm khách không có nhiều quần áo, đưa giặt chờ lấy ngay, nếu không làm thì mất khách. Gỗ ván ghép chẳng ra sao nên nước rỉ ra khắp chỗ. Áo quần ướt ngoài ướt trong, tất cả. Rét đến thấu xương. Con bé nó cũng có làm ở nhà giặt Con Đỏ, ở đấy có vòi nước, nên khỏi dầm vào bể. Mở vòi là giặt, rồi quay ra sau lưng mà xát. Làm việc chỗ kín nên ít lạnh hơn. Nhưng lại có hơi nước nóng cũng đáng sợ, vì nó xông lên hại mắt lắm.
Làm đến bảy giờ tối mới về, nhọc mệt lắm phải đi nằm ngay. Chồng nó lại còn đánh đập cho nữa. Nó chết rồi. Chúng tôi chẳng biết gì là sung sướng. Thật là một con bé đảm đang, không đi hội hè nhảy nhót bao giờ, ngoan ngoãn dễ bảo, tôi nhớ có một ngày thứ ba béo, nó đi ngủ lúc tám giờ. Thế đấy. Tôi nói thật đấy. Các ông cứ cho hỏi mà xem. À, đi hỏi? Tôi ngốc thật! Pari như một cái hố thẳm. Ai mà biết được lão SăngMáchiơ là ai? Nhưng mà tôi bảo cứ hỏi ông Balu, cứ đến hỏi ông Balu. Ngoài ra, tôi không hiểu các ông muốn gì tôi.
Hắn lặng im và đứng sững đó. Hắn đã nói một thôi, nói to và nhanh. Giọng hắn xẵng và khàn khàn, có vẻ thực thà nhưng có pha tức giận và dữ tợn. Một lần hắn ngừng nói để chào một người nào đó trong đám đông. Bao nhiêu những lời hắn nói ra như để cho mọi người cùng đinh ninh với hắn, hắn như vứt ra lung tung trước mặt, thành từng tràng như những cơn nấc. Mỗi lời hắn lại kèm thêm điệu bộ của thợ rừng bửa củi. Khi hắn dứt lời thì cử tọa cười rộ lên. Hắn nhìn đám đông thấy người ta cười, không hiểu sao, cũng cười theo.
Thật là quái gở.
Ông Chánh án vốn là người có ý tứ và tốt bụng bèn lên tiếng.
Ông nhắc “các ông hội thẩm” rằng “cái ông Balu, chủ nhà hàng chữa xe mà bị cáo khai đã làm công ở đó, có khai ra cũng vô ích vì hắn đã vỡ nợ và bỏ đi, không biết nay ở đâu rồi”. Quay về phía bị cáo, ông khuyên hắn nghe cho kỹ điều ông sắp nói rồi tiếp:
- Anh đang ở vào cái cảnh ngộ cần phải suy nghĩ cho chín. Anh đang bị nghi có nhiều tội có thể bị án nặng lắm đấy. Bị cáo, vì anh mà tôi hỏi tại anh một lần cuối cùng, anh phải phân giải rõ ràng hai điều này: thứ nhất, anh có trèo tường vào trong trại Pierông bẻ cành và ăn trộm táo, nghĩa là phạm tội ăn trộm có trèo tường, có hay không? Thứ hai, anh có phải tên tù khổ sai Giăng Vangiăng đi đày về, phải không?
Bị cáo lắc đầu có vẻ tự tin, như đã thực hiểu và biết là mình phải trả lời như thế nào. Hắn há miệng quay về phía ông Chánh án và nói:
- Trước hết…
Rồi hắn nhìn cái mũ, nhìn cái trần nhà và lặng im.
Ông công tố giọng nghiêm khắc:
- Bị cáo, coi chừng đấy! Anh không trả lời gì vào câu hỏi người ta hỏi anh. Lúng túng thế là gian rồi. Đích anh không phải là tên SăngMáchiơ mà là tên tù khổ sai Giăng Vangiăng, trước còn đội tên Giăng Máchiơ là họ đằng mẹ nữa. Anh đã đến đất Ôvécnhơ, anh sinh ra ở Phavơrôn và làm nghề xén cây ở đấy. Đích là anh đã trèo tường ăn trộm táo chín ở trong trại Pierông. Các ông hội thẩm sẽ nhận xét những việc ấy.
Bị cáo đã ngồi xuống. Thấy ông công tố nói thế, hắn lại đứng phắt dậy:
- Ông, ông độc ác thực! Tôi định nói thế này. Ban nãy tôi chưa nghĩ ra. Tôi không trộm cắp gì cả. Tôi nghèo đến nỗi nhiều hôm không có cái ăn. Tôi ở Ayli đến. Trời vừa mưa to xong, vùng tôi đi qua đều một màu vàng đục. Hồ ao cũng tràn đầy. Hai bên đường chỉ còn những ngọn cỏ li ti lòi lên mặt cát. Tôi thấy một cành cây gãy rơi dưới đất. Trên cành có quả táo. Tôi nhặt lên, có ngờ nó lại mang tai vạ đến cho mình đâu. Đã ba tháng nay tôi bị giam và bị người ta dằn vặt đủ điều. Thế mà tôi không nói gì được, họ vu vạ cho tôi và bảo tôi: “Trả lời đi!” Viên sen đầm thương hại tôi, thích vào khuỷu tay, khẽ giục tôi: “Trả lời đi chứ!” Tôi thì tôi không biết cách nói, tôi có học hành gì đâu, tôi nghèo khổ lắm. Đấy là chỗ các ông không xét cho tôi. Tôi không trộm cắp, tôi thấy rơi ở đường thì tôi nhặt. Ông bảo là Giăng Vangiăng, Giăng Máchiơ! Tôi có biết những người ấy là ai đâu! Đấy là bọn nhà quê. Tôi làm công cho ông Balu ở phố Nhà thương. Tôi tên là SăngMáchiơ. Các ông biết được cả chỗ tôi sinh kể cũng tài thật. Chính tôi, tôi cũng không biết. Có phải ai cũng được cha mẹ đẻ ra trong nhà trong cửa đâu. Được thế thì hay quá. Tôi tin rằng cha mẹ tôi cũng là hạng cầu bơ cầu bất thôi. Thật ra tôi cũng chả biết. Lúc bé người ta gọi tôi là Bé, giờ lớn người ta gọi tôi là Lão. Tên cúng cơm của tôi là thế đó. Các ông muốn cho việc ấy ra thế nào thì mặc ý. Tôi có ở Ôvécnhơ, tôi có ở Phavơrôn thì cũng được. Thế thì làm sao? Có lẽ nào đã ở Ôvécnhơ và đã ở Phavơrôn thì cứ phải là người đi đày về hay sao? Tôi bảo là tôi không ăn trộm. Tôi là lão SăngMáchiơ. Tôi làm công cho ông Balu. Tôi có nơi ở hẳn nhiên. Các ông cứ nói bậy mãi làm tôi phát bực mình lên đây! Tại sao thiên hạ cứ đeo theo mà làm hại tôi thế này!
Ông công tố vẫn đứng. Ông ta nói với ông Chán án:
- Thưa ông Chánh án, tên bị cáo chối cãi, làm như mình là thằng ngốc nghếch, nhưng lúng túng không lừa được ai - Tôi nói cho nó biết thế đấy - Và đã thế thì tôi xin tòa lại cho đòi ba tên Bơrơvê, Côsơpay và Sơniđiơ cùng viên thanh tra cảnh sát Giave ra đây để đối cứu một lần nữa về lý lịch tên tù khổ sai Giăng Vangiăng.
Ông Chánh án đáp:
- Tôi xin nói để ông tố biết rằng viên thanh tra cảnh sát Giave vì bận công vụ ở một quận gần đây, khi khai xong đã xin ra khỏi tòa và rời khỏi thành phố rồi. Chúng tôi đã chuẩn bị sau khi được sự đồng ý của ông và của luật sư bên bị cáo.
Ông công tố tiếp lời:
- Thưa ông Chánh án, đúng như thế. Ông Giave hiện không có mặt ở đây, tôi thấy cần nhắc lại với các ông hội thẩm lời ông ta khai trước đây. Giave là một người được tín nhiệm. Tính thẳng thắn tuyệt đối của ông ta trong khi thừa hành những chức vụ thấp nhưng quan trọng đã làm cho ông ta có nhiều uy tín đấy. Đây là lời khai của ông ta: “Tôi không cần phải nêu ra những suy luận lý trí và những tang chứng cụ thể để gạt bỏ những lời chối cãi của bị cáo. Tôi nhận được nó rõ ràng. Người này không phải tên là SăngMáchiơ, nó là một thằng tù khổ sai cũ rất hung dữ, rất đáng sợ tên là Giăng Vangiăng. Người ta bất đắc dĩ phải thả nó ra vì nó đã hết hạn tù. Nó đã bị mười chín năm khổ sai về tội trộm cướp. Đã năm sáu lần nó tìm cách vượt ngục. Ngoài tội cướp tiền của thằng bé Giecve và tội ăn trộm ở trại Pierông, tôi còn nghi nó là thủ phạm vụ trộm ở nhà Đức cố giám mục thành Đinhơ nữa. Tôi quen mặt nó vì trước đây tôi làm quản đề lao ở nhà ngục Tulông. Một lần nữa, tôi xin khai là tôi nhận được mặt nó rõ ràng”.
Lời khai chứng rành mạch như thế làm cho công chúng và ban hội thẩm đều tin cả. Cuối cùng ông công tố lại yêu cầu không có Giave thì còn ba người làm chứng nữa là Bơrơvê, Côsơpay và Sơniđiơ, tòa cứ cho gọi cả ra để nghe họ khai lại và để tòa trịnh trọng hỏi lại họ lần nữa.
Ông Chánh án ra lệnh cho mõ tòa và một lúc sau cửa ở phòng chứng tá mở ra. Mõ tòa, theo sau có một sen đầm sẵn sàng ra tay, đưa tù nhân Bơrơvê vào. Cử tọa trong phòng như ngừng thở và mọi trái tim đều hồi hộp.
Tên cựu tù Bơrơvê mặc thứ áo đen và xám của các nhà ngục. Hắn trạc tuổi sáu mươi, nét mặt giống hệt một anh chạy việc và dáng điệu chẳng khác một thằng lừa bịp. Hai tính cách ấy có lúc đi với nhau. Vì tái phạm nên hắn lại vào tù và ở đó hắn đã làm một thứ gác cửa ngục. Đúng là loại người mà cấp trên thường nói: “Hắn muốn tâng công”. Các cha tuyên úy cũng làm chứng cho những thói ngoan đạo của hắn. Xin đừng quên là việc này xảy ra dưới thời quân chủ Phục hưng. Ông Chánh án bảo:
- Bơrơvê, anh đã bị nhục án nên không được phép tuyên thệ…
Bơrơvê cúi đầu nhìn xuống.
- Song, ngay con người mà pháp luật đã tước mất phẩm giá cũng có thể trời còn thương mà để lại cho chút ý thức về danh dự và công lý. Trong giờ phút nghiêm trọng này ta kêu gọi chút ý thức còn lại ấy. Nếu nó còn, và ta mong rằng nó còn thật, thì anh hãy nghĩ kỹ đi rồi hãy trả lời. Hãy nhìn cho kỹ: một mặt, người ấy có thể do lời nói của anh mà bị tội vạ, nhưng mặt khác tòa lại có thể nhờ lời nói của anh mà biết rõ trắng đen. Giờ phút này rất quan trọng. Anh còn thời giờ để phản cung nếu xét ra trước mình đã khai lầm. - Bị cáo đứng dậy! - Bơrơvê! Nhìn cho kỹ bị cáo, cố nhớ cho ra và nói cho đúng điều lương tâm ánh bảo, nói: người này có phải là Giăng Vangiăng, bạn đồng ngục với anh trước kia, như anh đã khai không?
Bơrơvê nhìn bị cáo, rồi quay về phía quan tòa:
- Thưa quan Chánh án, đúng thế. Chính tôi đã nhận ra nó trước tiên và tôi vẫn giữ nguyên lời khai. Người này là Giăng Vangiăng. Bị tống ngục năm 1796 và được tha năm 1815. Tôi cũng được ra năm sau. Giờ thì coi bộ nó lù đù, có lẽ tại nó có tuổi nên mụ người đi. Trong tù nó là thằng tinh quái ngấm ngầm. Tôi nhận chính là nó đấy ạ!
Ông Chánh án nói:
- Cho anh về chỗ. Bị cáo, cứ đứng đấy.
Người ta lại dẫn tên Sơniđiơ chung thân khổ sai vào. Nhìn chiếc áo đỏ và chiếc mũ xanh đủ biết là hắn vẫn bị giam ở nhà lao Tulông, nay được đưa đến đây để làm chứng. Hắn vào khoảng trên dưới năm mươi tuổi. Người bé nhỏ, nhăn nheo, vàng bủng, nhưng có vẻ nhanh nhẹn, trâng tráo, hấp tấp. Trông tay chân và toàn thân thì ốm yếu như có bệnh tật mà con mắt nhìn lại có một sức mạnh vô cùng… Bạn tù gọi hắn là thằng “Không có Chúa”.
Ông Chánh án cũng nói với hắn những lời đại khái như đã nói với tên Bơrơvê. Khi ông ta nhắc lại cho hắn biết là tù phạm không được quyền tuyên thệ, hắn ngẩng lên nhìn thẳng vào chỗ công chúng. Ông Chánh án bảo hắn nên chú ý và cũng hỏi lại hắn xem lần này hắn vẫn nhận đúng bị cáo như lần trước không. Hắn phá lên cười:
- Còn gì nữa! Sao lại không biết! Hai đứa bị xích chung với nhau năm năm trời mà. Anh già, làm mặt giận đấy à?
Ông Chánh án truyền:
- Cho anh về chỗ.
Mõ tòa dẫn Côsơpay vào. Tên tù chung thân này cũng bị đưa từ nhà lao đến và vẫn mặc áo đỏ như tên Sơniđiơ. Hắn vừa là nông dân xứ Luốcđơ, vừa là dân miền núi cục mịch xứ Pirênê. Trước hắn làm nghề chăn cừu trên núi và từ chăn cừu sa ngã thành kẻ cướp. Trông người cũng man rợ như bị cáo và có phần ngớ ngẩn hơn. Chẳng qua cũng là một hạng người khốn khổ, lúc sinh trời định nặn thành thú dữ, nhưng xã hội lại chuốc cho ra một tên tù khổ sai.
Ông Chánh án tìm cách lay động tên này bằng mấy lời cảm động và nghiêm trang rồi hỏi hắn như đã hỏi hai tên kia, rằng hắn còn nhất quyết nhận có biết rõ cái người đứng trước mặt hắn kia không. Côsơpay trả lời:
- Giăng Vangiăng chứ còn ai nữa! Chính người ta còn gọi nó là Giăng Kích vì nó khỏe lắm.
Những lời khẳng định của ba tên này cố nhiên là thành thực và vô tư. Trông chỗ công chúng có tiếng xì xào. Thật là triệu chứng không tốt cho bị cáo. Tiếng xì xào ấy tăng thêm và lan rộng mỗi khi có lời khai mới thêm vào lời khai trước. Hắn đứng nghe, vẻ mặt ngạc nhiên. Theo lời buộc tội thì làm ra vẻ ngạc nhiên là cách chống chế chủ yếu của hắn. Tên thứ nhất vừa khai xong, mấy viên sen đầm ngồi bên cạnh nghe hắn lầm bầm trong miệng: “Hay chưa, cái thằng!” Đến tên thứ hai, hắn lại nói rõ thêm một tí, giọng như người vừa ý: “Hay nhỉ!” Đến tên thứ ba, hắn reo lên: “Giỏi thật!” Ông Chánh án hỏi:
- Bị cáo, anh nghe rõ rồi đấy. Anh có gì nói không?
Hắn đáp:
- Tôi nói: Giỏi thật!
Sự ồn ào trong đám công chúng lan ra đến chỗ các viên hội thẩm. Việc rành rành ra rồi, bị cáo nguy mất rồi.
Ông Chánh án ra lệnh:
- Mõ tòa đâu, giữ trật tự. Việc thẩm cứu thế là xong.
Giữa lúc ấy có tiếng động ở ngay bên cạnh ông Chánh án. Có tiếng người thét lên:
- Bơrơvê, Sơniđiơ, Côsơpay! Nhìn đây.
Ai nghe tiếng thét ấy cũng phải lạnh người vì nó thảm đạm và ghê gớm làm sao! Mọi người quay cả về phía đó. Trong đám quan khách ngồi sau ghế thẩm phán có một người vừa đứng dậy, đẩy cái cánh cửa thấp ngăn chỗ quan tòa với vành móng ngựa, tiến ra đứng ngay giữa phòng xử án. Ông Chánh án, ông công tố, ông Batamaboa, đến hai chục người đều nhận ra người ấy và cùng kêu lên:
- Ông Mađơlen!
XI
SĂNGMÁCHIƠ MỖI LÚC MỘT THÊM NGẠC NHIÊN
Chính ông ta thật, ánh đèn trên bàn viên lục sự chiếu rõ vào mặt. Tay ông cầm mũ, quần áo hoàn toàn chỉnh tề, cái áo khoác ngoài đóng cúc cẩn thận. Mặt ông tái xanh. Người ông hơi run run. Mái tóc trên đầu ông, lúc mới đến Arát hãy còn lốm đốm, nay đã bạc trắng. Mà chỉ trong một giờ ông ngồi đây.
Mọi người đều ngẩng lên. Cảm giác thực là khó tả. Công chúng ngơ ngác. Tiếng kêu thì thảm thiết, thế mà người đứng kia lại có vẻ điềm tĩnh lạ thường, mới đầu chẳng ai hiểu ra làm sao cả. Họ tự hỏi ai đã thét lên thế. Vì không thể tin được rằng cái người bình tĩnh kia lại đã kêu lên ghê rợn như vậy.
Nhưng người ta chỉ lưỡng lự có vài giây thôi. Ông Chánh án và ông công tố chưa kịp nói gì, cả bọn lính sen đầm và mõ tòa chưa kịp có một cử động gì thì cái người mà hết thảy đều gọi là ông Mađơlen đã tiến đến chỗ ba tên làm chứng Bơrơvê, Côsơpay và Sơniđiơ:
- Các anh không nhận ra được ta à?
Cả ba đều ngẩn người ra, lắc đầu tỏ ra không biết. Côsơpay cuống lên, vội giơ tay chào theo kiểu nhà binh. Ông Mađơlen quay nhìn bọn quan tòa và bọn hội thẩm rồi ôn tồn nói:
- Các ông hội thẩm. Xin các ông tha cho người bị cáo đi. Ông Chánh án! Xin cho bắt tôi đi. Người mà ông đang truy nã không phải người này, mà là tôi đấy. Tôi chính là Giăng Vangiăng.
Ai nấy đều nín thở. Phút choáng váng vì ngạc nhiên đã qua, trong phòng im lặng như nơi nhà mồ. Trong phòng vụt có không khí thiêng liêng. Mọi người cảm thấy sợ hãi một cách thành kính như đang chứng kiến một cái gì vĩ đại đang xảy ra.
Ông Chánh án thương hại và buồn rầu lộ ra nét mặt. Ông ra hiệu với viên công tố và nói nhỏ mấy lời với bọn hội thẩm rồi quay sang hỏi công chúng. Giọng ông có cái gì đặc biệt khiến mọi người đều thông cảm:
- Ở đây có ông thầy thuốc nào không?
Ông công tố lên tiếng:
- Thưa các ngài hội thẩm, việc xảy ra thật lạ lùng và bất ngờ làm náo động cả phiên tòa. Nhưng chúng tôi cũng như các ngài đều chỉ có một cảm tưởng như nhau, không cần phải nói ra làm gì. Các ngài đều biết, hay ít nhất cũng nghe tiếng vị này là ông thị trưởng Mađơlen ở Môngtơrơi Xuya Me. Trong hàng dự thính nếu có ai là thầy thuốc thì chúng tôi cũng xin đồng ý với ngài Chánh án yêu cầu lại giúp cho ông Mađơlen và đưa hộ ông ta về nhà.
Ông Mađơlen không để cho ông công tố nói hết. Ông lên tiếng ngắt lời, giọng rất từ tốn và dõng dạc. Sau đây là nguyên văn những lời ông nói, đúng như một người đã chứng kiến việc này, ở phiên tòa về là chép ngay, cũng như nhiều người đã nghe ở đây còn như thấy văng vẳng bên tai mình, mặc dù từ đó đến nay đã gần bốn mươi năm:
- Xin cảm ơn ông công tố, nhưng tôi có điên đâu. Đây này. Ban nãy, suýt nữa các ông phạm phải một điều sai lầm lớn. Xin các ông hãy thả người này ra. Tôi đến đây để làm một nhiệm vụ. Chính tôi mới là tên khốn nạn đó.
Ở đây, chỉ riêng tôi là biết rõ sự thật và tôi xin nói lên. Điều mà tôi đang làm đây có Chúa ở trên soi xét cho, thế là đủ. Tôi đã đến đây, các ông có thể bắt tôi đi. Dù sao tôi đã dốc lòng tu tỉnh. Tôi đổi họ thay tên, tôi trở nên giàu có, tôi được làm thị trưởng; tôi muốn quay về với những người lương thiện. Hình như việc ấy khó thành thực. Kể ra có rất nhiều cái tôi không thể nói ra được, tôi không dám đem chuyện đời tôi để kể ra đây, một ngày kia rồi người ta sẽ biết. Tôi quả có ăn trộm nhà Đức giám mục; tôi quả có cướp tiền của thằng bé Giecve. Người ta bảo trước kia Giăng Vangiăng là một đứa cùng khốn rất độc ác, điều ấy cũng có thể. Mọi lỗi lầm có lẽ không phải đều do hắn cả. Vâng, thưa các ông thẩm phán, một kẻ đã sa ngã như tôi thì không còn được chỉ trích Trời và dạy khôn người đời nữa. Nhưng các ông xem đấy, cái cảnh khổ nhục mà tôi đã tìm cách thoát khỏi là một sự tai hại. Chốn lao tù tạo ra những thằng tù. Có công nhận như thế hay không là tùy ở các ông. Trước khi phải tù, tôi là một kẻ quê mùa cục mịch, một đứa ngu ngốc; tôi đã biến cải ở trong tù. Trước thì ngớ ngẩn, sau thì thành độc ác. Xưa chỉ là cành củi khô, sau thì thành khúc gỗ cháy. Về sau, lòng quảng đại nhân từ đã cứu vớt tôi, cũng như trước kia sự nghiêm khắc đã làm tôi hư hỏng. Nhưng mà xin lỗi các ông, các ông không thể hiểu những điều tôi vừa nói đâu. Các ông đến nhà tôi sẽ thấy trong đống tro đồng hào mà tôi đã cướp của thằng bé Giecve bảy năm trước đây. Tôi nói thế là đủ. Bắt giam tôi đi. Trời ơi! Ông công tố lắc đầu, các ông chắc bảo: “Ông Mađơlen hóa điên rồi!” Các ông không tin tôi! Thật là đáng buồn. Ít ra cũng xin các ông đừng làm tội oan người này. Sao! Bọn các anh này không nhận ra được tôi à? Ước gì có Giave ở đây nhỉ. Anh ta thì nhận ra tôi ngay!
Giọng của ông có cái gì buồn rầu, độ lượng và âm thầm rất khó tả:
Ông quay sang hỏi ba tên tù khổ sai:
- Tôi thì tôi nhận ra được các anh! Bơrơvê, còn nhớ không?…
Ông ngừng lại, lưỡng lự một tí rồi tiếp:
- Anh còn nhớ ở trong tù anh vẫn có cái đai quần đan ô vuông không?
Bơrơvê giật mình sợ hãi, nhìn ông từ đầu đến chân. Ông vẫn nói tiếp:
- Sơniđiơ (Nguyên văn Chenidieu đọc tương tự như Je nin Dieu: Tôi không thừa nhận Chúa) anh vẫn tự xưng là thằng “không có Chúa”. Vai bên phải anh có vết bỏng lớn. Một hôm anh dí vai vào một cái hỏa lò than hồng để cố xóa mấy chữ KSCT (Khổ sai chung thân. Nguyên bản: T.F.P: Travaux forcés a perpétuité) mà nó vẫn cứ rõ. Có phải thế không? Nói đi!
Sơniđiơ đáp:
- Đúng thế.
Ông quay lại nói với Côsơpay:
- Côsơpay, cánh tay trái anh có trổ một hàng chữ màu xanh bằng thuốc súng: “Ngày 1 tháng 3 năm 1815” tức là ngày Đức hoàng đế đổ bộ lên bến Candơ. Vén tay áo lên xem nào.
Côsơpay vén tay áo lên. Bao nhiêu con mắt đều đổ dồn vào cánh tay để trần. Một người lính sen đầm cầm đèn soi vào: hàng chữ có thật.
Con người tội nghiệp ấy quay nhìn sang chỗ công chúng và chỗ quan tòa với một nụ cười trông đến não ruột, cái nụ cười đắc thắng mà cũng là cái nụ cười thất vọng.
- Đấy nhé, có phải chính tôi là Giăng Vangiăng không nào.
Trong phòng bấy giờ không còn ai là quan tòa, là công tố viên, là lính sen đầm nữa. Chỉ toàn là những con mắt đăm đăm và những tấm lòng cảm động thôi. Người ta quên cả nhiệm vụ của mình phải làm lúc đó; công tố viên quên rằng mình phải buộc tội. Chánh án quên rằng mình đang ngồi xử. Luật sư cũng quên rằng mình đến đây để biện hộ. Lạ lùng là không một ai hỏi ai, không một uy quyền nào lên tiếng cả. Những cảnh tượng vĩ đại nó như thế: nó chiếm đoạt cả tâm hồn người ta và bắt người ta phải lặng yên mà chiêm ngưỡng. Có lẽ chẳng ai biết được mình đang có cảm xúc gì. Chắc cũng chẳng ai bảo là mình thấy ở đấy như có một ánh sáng gì đang chói lọi. Nhưng ai nấy đều thấy lòng mình rạng rỡ lên.
Rành rành trước mắt mọi người là Giăng Vangiăng. Điều đó chói rực lên. Con người này xuất hiện đủ làm cho sự kiện vừa mới đây còn mù mờ, nay bỗng dưng sáng tỏ hẳn ra. Chẳng cần phải giải thích nữa, toàn thể quần chúng có mặt, trong một chớp sáng nhanh như điện, đều hiểu ngay và hiểu đầy đủ rằng đây là cảnh tượng đơn sơ nhưng cao cả của một con người tự bó tay nộp mình cho pháp luật để cho một người khác khỏi phải tù tội oan thay cho mình. Mọi thứ vụn vặt, mọi ngập ngừng, mọi sự chống đối linh tinh có thể đều tan đi trước ánh sáng rực rỡ của hành vi lồng lộng này.
Lúc ấy cảm giác đó không có gì ngăn cản nổi, nhưng rồi nó qua rất nhanh.
Giăng Vangiăng nói tiếp:
- Tôi không muốn quấy rầy phiên tòa nhiều nữa. Các ông chưa muốn bắt tôi thì tôi xin đi đây. Tôi còn nhiều việc phải làm cho xong đã. Ông công tố đã biết tôi là ai rồi, biết tôi sẽ về đâu, lúc nào ông cho người đến bắt tôi cũng được.
Ông đi ra phía cửa chính. Không một ai lên tiếng, không một ai giơ tay ngăn ông lại. Hết thảy đều tránh cho ông đi. Bấy giờ ông như có cái gì thiêng liêng khiến đám đông muôn người phải bước lùi và nép mình trước một con người. Ông thong thả bước ra. Về sau cũng không ai biết được người nào đã mở cửa cho ông lúc bấy giờ, song ra đến cửa thì rõ ràng đã thấy cửa mở sẵn rồi. Trước khi bước ra ông còn quay lại nói:
- Thưa ông công tố, tôi xin đợi lệnh ông.
Và ông nói với công chúng:
- Các ông bà có mặt ở đây, chắc ai cũng thấy ái ngại cho tôi có phải không? Trời ơi! Nhưng nghĩ lại cái việc mà ban nãy suýt nữa tôi đã làm thì tôi lại thấy bây giờ tôi đáng quý biết bao nhiêu! Dù sao, những việc như thế này đừng xảy ra thì vẫn tốt hơn.
Ông đi ra. Cánh cửa đóng lại như lúc nó mở ra. Vì khi người ta làm điều gì cao thượng, thì chắc thế nào trong đám đông cũng có kẻ sẵn lòng giúp đỡ mình.
Non một giờ sau, tòa tuyên án tha bổng cho tên SăngMáchiơ và tên này được thả ngay tức khắc. Hắn vừa đi ra vừa ngơ ngác, tưởng như người đời đều điên hết và không hiểu việc hắn vừa nghe thấy ra làm sao cả.
PHƯƠNG PHÁP CHỐI CÃI
Đã đến lúc kết thúc cuộc tranh cãi. Ông Chánh án gọi bị cáo đứng dậy và theo thủ tục hỏi: “Anh còn muốn nói thêm điều gì để bào chữa cho anh nữa không”. Hắn đứng sững như không nghe thấy gì, hai tay cứ mân mê cái mũ vải bẩn thỉu đến ghê tởm.
Ông Chánh án nhắc lại câu hỏi một lần nữa.
Lần này hắn nghe rõ. Hình như hắn đã hiểu. Hắn có cái cử chỉ một người vừa bừng tỉnh dậy. Hắn đưa mắt nhìn chung quanh một lượt, nhìn đám đông, nhìn bọn sen đầm, nhìn ông luật sư biện hộ, những ông hội thẩm, các quan tòa. Hắn để nắm tay to tướng lên chỗ vành gỗ trước mặt, nhìn quanh lượt nữa rồi bỗng nhiên nhìn thẳng vào ông công tố, cất tiếng nói. Người ta có cảm tưởng là một hỏa sơn phun lửa. Hình như bao nhiêu lời nói đều muốn xô cả ra ngoài miệng một lúc, lủng củng, dồn dập, xô đẩy nhau, lẫn lộn. Hắn nói:
- Tôi xin nói như thế này. Rằng tôi trước làm nghề chữa xe ở Pari. Chính ngay ở hiệu ông Balu. Công việc nặng nhọc lắm. Cái nghề chữa xe bao giờ cũng phải làm ở ngoài trời, trong sân, chủ tốt mới cho làm trong nhà trại, có bao giờ được ở trong xưởng cửa ngõ tử tế, vì cần phải có chỗ rộng, các ông ạ. Mùa đông rét mướt quá phải đập vào cánh tay cho đỡ cóng, nhưng mà chủ không muốn thế, bảo mất thời giờ. Cầm, nắn sắt trong sắt trong lúc giá đóng ngay trong kẽ đá lát sân, khổ lắm! Làm nghề ấy nó chóng già người đi. Chưa đến tuổi đã lụ khụ như ông lão rồi. Đến bốn mươi tuổi là kiệt sức. Tôi thì tôi đã năm mươi ba, nhiều gian truân lắm. Mà bọn thợ thuyền thì tai ác lắm! Thấy ai già yếu thì động một tí chúng gọi là con cóc già, con bò già! Tôi chỉ còn kiếm được mỗi ngày ba mươi xu; họ cố tình trả công rẻ mạt, họ lấy nê là mình già yếu mà. Tôi đã vậy, trước kia tôi lại còn đứa con gái làm nghề thợ giặt ở bến sông, nó cũng kiếm phần nó được một ít. Cả hai cha con ngày ấy làm ăn cũng tiềm tiệm đủ. Nó làm cũng cực nhọc lắm. Suốt ngày ngâm nửa mình trong bể giặt. Trời mưa, trời tuyết, gió bấc vun vút vào mặt như cắt thịt cũng mặc. Trời lạnh nước đóng thành băng cũng phải giặt. Lắm khách không có nhiều quần áo, đưa giặt chờ lấy ngay, nếu không làm thì mất khách. Gỗ ván ghép chẳng ra sao nên nước rỉ ra khắp chỗ. Áo quần ướt ngoài ướt trong, tất cả. Rét đến thấu xương. Con bé nó cũng có làm ở nhà giặt Con Đỏ, ở đấy có vòi nước, nên khỏi dầm vào bể. Mở vòi là giặt, rồi quay ra sau lưng mà xát. Làm việc chỗ kín nên ít lạnh hơn. Nhưng lại có hơi nước nóng cũng đáng sợ, vì nó xông lên hại mắt lắm.
Làm đến bảy giờ tối mới về, nhọc mệt lắm phải đi nằm ngay. Chồng nó lại còn đánh đập cho nữa. Nó chết rồi. Chúng tôi chẳng biết gì là sung sướng. Thật là một con bé đảm đang, không đi hội hè nhảy nhót bao giờ, ngoan ngoãn dễ bảo, tôi nhớ có một ngày thứ ba béo, nó đi ngủ lúc tám giờ. Thế đấy. Tôi nói thật đấy. Các ông cứ cho hỏi mà xem. À, đi hỏi? Tôi ngốc thật! Pari như một cái hố thẳm. Ai mà biết được lão SăngMáchiơ là ai? Nhưng mà tôi bảo cứ hỏi ông Balu, cứ đến hỏi ông Balu. Ngoài ra, tôi không hiểu các ông muốn gì tôi.
Hắn lặng im và đứng sững đó. Hắn đã nói một thôi, nói to và nhanh. Giọng hắn xẵng và khàn khàn, có vẻ thực thà nhưng có pha tức giận và dữ tợn. Một lần hắn ngừng nói để chào một người nào đó trong đám đông. Bao nhiêu những lời hắn nói ra như để cho mọi người cùng đinh ninh với hắn, hắn như vứt ra lung tung trước mặt, thành từng tràng như những cơn nấc. Mỗi lời hắn lại kèm thêm điệu bộ của thợ rừng bửa củi. Khi hắn dứt lời thì cử tọa cười rộ lên. Hắn nhìn đám đông thấy người ta cười, không hiểu sao, cũng cười theo.
Thật là quái gở.
Ông Chánh án vốn là người có ý tứ và tốt bụng bèn lên tiếng.
Ông nhắc “các ông hội thẩm” rằng “cái ông Balu, chủ nhà hàng chữa xe mà bị cáo khai đã làm công ở đó, có khai ra cũng vô ích vì hắn đã vỡ nợ và bỏ đi, không biết nay ở đâu rồi”. Quay về phía bị cáo, ông khuyên hắn nghe cho kỹ điều ông sắp nói rồi tiếp:
- Anh đang ở vào cái cảnh ngộ cần phải suy nghĩ cho chín. Anh đang bị nghi có nhiều tội có thể bị án nặng lắm đấy. Bị cáo, vì anh mà tôi hỏi tại anh một lần cuối cùng, anh phải phân giải rõ ràng hai điều này: thứ nhất, anh có trèo tường vào trong trại Pierông bẻ cành và ăn trộm táo, nghĩa là phạm tội ăn trộm có trèo tường, có hay không? Thứ hai, anh có phải tên tù khổ sai Giăng Vangiăng đi đày về, phải không?
Bị cáo lắc đầu có vẻ tự tin, như đã thực hiểu và biết là mình phải trả lời như thế nào. Hắn há miệng quay về phía ông Chánh án và nói:
- Trước hết…
Rồi hắn nhìn cái mũ, nhìn cái trần nhà và lặng im.
Ông công tố giọng nghiêm khắc:
- Bị cáo, coi chừng đấy! Anh không trả lời gì vào câu hỏi người ta hỏi anh. Lúng túng thế là gian rồi. Đích anh không phải là tên SăngMáchiơ mà là tên tù khổ sai Giăng Vangiăng, trước còn đội tên Giăng Máchiơ là họ đằng mẹ nữa. Anh đã đến đất Ôvécnhơ, anh sinh ra ở Phavơrôn và làm nghề xén cây ở đấy. Đích là anh đã trèo tường ăn trộm táo chín ở trong trại Pierông. Các ông hội thẩm sẽ nhận xét những việc ấy.
Bị cáo đã ngồi xuống. Thấy ông công tố nói thế, hắn lại đứng phắt dậy:
- Ông, ông độc ác thực! Tôi định nói thế này. Ban nãy tôi chưa nghĩ ra. Tôi không trộm cắp gì cả. Tôi nghèo đến nỗi nhiều hôm không có cái ăn. Tôi ở Ayli đến. Trời vừa mưa to xong, vùng tôi đi qua đều một màu vàng đục. Hồ ao cũng tràn đầy. Hai bên đường chỉ còn những ngọn cỏ li ti lòi lên mặt cát. Tôi thấy một cành cây gãy rơi dưới đất. Trên cành có quả táo. Tôi nhặt lên, có ngờ nó lại mang tai vạ đến cho mình đâu. Đã ba tháng nay tôi bị giam và bị người ta dằn vặt đủ điều. Thế mà tôi không nói gì được, họ vu vạ cho tôi và bảo tôi: “Trả lời đi!” Viên sen đầm thương hại tôi, thích vào khuỷu tay, khẽ giục tôi: “Trả lời đi chứ!” Tôi thì tôi không biết cách nói, tôi có học hành gì đâu, tôi nghèo khổ lắm. Đấy là chỗ các ông không xét cho tôi. Tôi không trộm cắp, tôi thấy rơi ở đường thì tôi nhặt. Ông bảo là Giăng Vangiăng, Giăng Máchiơ! Tôi có biết những người ấy là ai đâu! Đấy là bọn nhà quê. Tôi làm công cho ông Balu ở phố Nhà thương. Tôi tên là SăngMáchiơ. Các ông biết được cả chỗ tôi sinh kể cũng tài thật. Chính tôi, tôi cũng không biết. Có phải ai cũng được cha mẹ đẻ ra trong nhà trong cửa đâu. Được thế thì hay quá. Tôi tin rằng cha mẹ tôi cũng là hạng cầu bơ cầu bất thôi. Thật ra tôi cũng chả biết. Lúc bé người ta gọi tôi là Bé, giờ lớn người ta gọi tôi là Lão. Tên cúng cơm của tôi là thế đó. Các ông muốn cho việc ấy ra thế nào thì mặc ý. Tôi có ở Ôvécnhơ, tôi có ở Phavơrôn thì cũng được. Thế thì làm sao? Có lẽ nào đã ở Ôvécnhơ và đã ở Phavơrôn thì cứ phải là người đi đày về hay sao? Tôi bảo là tôi không ăn trộm. Tôi là lão SăngMáchiơ. Tôi làm công cho ông Balu. Tôi có nơi ở hẳn nhiên. Các ông cứ nói bậy mãi làm tôi phát bực mình lên đây! Tại sao thiên hạ cứ đeo theo mà làm hại tôi thế này!
Ông công tố vẫn đứng. Ông ta nói với ông Chán án:
- Thưa ông Chánh án, tên bị cáo chối cãi, làm như mình là thằng ngốc nghếch, nhưng lúng túng không lừa được ai - Tôi nói cho nó biết thế đấy - Và đã thế thì tôi xin tòa lại cho đòi ba tên Bơrơvê, Côsơpay và Sơniđiơ cùng viên thanh tra cảnh sát Giave ra đây để đối cứu một lần nữa về lý lịch tên tù khổ sai Giăng Vangiăng.
Ông Chánh án đáp:
- Tôi xin nói để ông tố biết rằng viên thanh tra cảnh sát Giave vì bận công vụ ở một quận gần đây, khi khai xong đã xin ra khỏi tòa và rời khỏi thành phố rồi. Chúng tôi đã chuẩn bị sau khi được sự đồng ý của ông và của luật sư bên bị cáo.
Ông công tố tiếp lời:
- Thưa ông Chánh án, đúng như thế. Ông Giave hiện không có mặt ở đây, tôi thấy cần nhắc lại với các ông hội thẩm lời ông ta khai trước đây. Giave là một người được tín nhiệm. Tính thẳng thắn tuyệt đối của ông ta trong khi thừa hành những chức vụ thấp nhưng quan trọng đã làm cho ông ta có nhiều uy tín đấy. Đây là lời khai của ông ta: “Tôi không cần phải nêu ra những suy luận lý trí và những tang chứng cụ thể để gạt bỏ những lời chối cãi của bị cáo. Tôi nhận được nó rõ ràng. Người này không phải tên là SăngMáchiơ, nó là một thằng tù khổ sai cũ rất hung dữ, rất đáng sợ tên là Giăng Vangiăng. Người ta bất đắc dĩ phải thả nó ra vì nó đã hết hạn tù. Nó đã bị mười chín năm khổ sai về tội trộm cướp. Đã năm sáu lần nó tìm cách vượt ngục. Ngoài tội cướp tiền của thằng bé Giecve và tội ăn trộm ở trại Pierông, tôi còn nghi nó là thủ phạm vụ trộm ở nhà Đức cố giám mục thành Đinhơ nữa. Tôi quen mặt nó vì trước đây tôi làm quản đề lao ở nhà ngục Tulông. Một lần nữa, tôi xin khai là tôi nhận được mặt nó rõ ràng”.
Lời khai chứng rành mạch như thế làm cho công chúng và ban hội thẩm đều tin cả. Cuối cùng ông công tố lại yêu cầu không có Giave thì còn ba người làm chứng nữa là Bơrơvê, Côsơpay và Sơniđiơ, tòa cứ cho gọi cả ra để nghe họ khai lại và để tòa trịnh trọng hỏi lại họ lần nữa.
Ông Chánh án ra lệnh cho mõ tòa và một lúc sau cửa ở phòng chứng tá mở ra. Mõ tòa, theo sau có một sen đầm sẵn sàng ra tay, đưa tù nhân Bơrơvê vào. Cử tọa trong phòng như ngừng thở và mọi trái tim đều hồi hộp.
Tên cựu tù Bơrơvê mặc thứ áo đen và xám của các nhà ngục. Hắn trạc tuổi sáu mươi, nét mặt giống hệt một anh chạy việc và dáng điệu chẳng khác một thằng lừa bịp. Hai tính cách ấy có lúc đi với nhau. Vì tái phạm nên hắn lại vào tù và ở đó hắn đã làm một thứ gác cửa ngục. Đúng là loại người mà cấp trên thường nói: “Hắn muốn tâng công”. Các cha tuyên úy cũng làm chứng cho những thói ngoan đạo của hắn. Xin đừng quên là việc này xảy ra dưới thời quân chủ Phục hưng. Ông Chánh án bảo:
- Bơrơvê, anh đã bị nhục án nên không được phép tuyên thệ…
Bơrơvê cúi đầu nhìn xuống.
- Song, ngay con người mà pháp luật đã tước mất phẩm giá cũng có thể trời còn thương mà để lại cho chút ý thức về danh dự và công lý. Trong giờ phút nghiêm trọng này ta kêu gọi chút ý thức còn lại ấy. Nếu nó còn, và ta mong rằng nó còn thật, thì anh hãy nghĩ kỹ đi rồi hãy trả lời. Hãy nhìn cho kỹ: một mặt, người ấy có thể do lời nói của anh mà bị tội vạ, nhưng mặt khác tòa lại có thể nhờ lời nói của anh mà biết rõ trắng đen. Giờ phút này rất quan trọng. Anh còn thời giờ để phản cung nếu xét ra trước mình đã khai lầm. - Bị cáo đứng dậy! - Bơrơvê! Nhìn cho kỹ bị cáo, cố nhớ cho ra và nói cho đúng điều lương tâm ánh bảo, nói: người này có phải là Giăng Vangiăng, bạn đồng ngục với anh trước kia, như anh đã khai không?
Bơrơvê nhìn bị cáo, rồi quay về phía quan tòa:
- Thưa quan Chánh án, đúng thế. Chính tôi đã nhận ra nó trước tiên và tôi vẫn giữ nguyên lời khai. Người này là Giăng Vangiăng. Bị tống ngục năm 1796 và được tha năm 1815. Tôi cũng được ra năm sau. Giờ thì coi bộ nó lù đù, có lẽ tại nó có tuổi nên mụ người đi. Trong tù nó là thằng tinh quái ngấm ngầm. Tôi nhận chính là nó đấy ạ!
Ông Chánh án nói:
- Cho anh về chỗ. Bị cáo, cứ đứng đấy.
Người ta lại dẫn tên Sơniđiơ chung thân khổ sai vào. Nhìn chiếc áo đỏ và chiếc mũ xanh đủ biết là hắn vẫn bị giam ở nhà lao Tulông, nay được đưa đến đây để làm chứng. Hắn vào khoảng trên dưới năm mươi tuổi. Người bé nhỏ, nhăn nheo, vàng bủng, nhưng có vẻ nhanh nhẹn, trâng tráo, hấp tấp. Trông tay chân và toàn thân thì ốm yếu như có bệnh tật mà con mắt nhìn lại có một sức mạnh vô cùng… Bạn tù gọi hắn là thằng “Không có Chúa”.
Ông Chánh án cũng nói với hắn những lời đại khái như đã nói với tên Bơrơvê. Khi ông ta nhắc lại cho hắn biết là tù phạm không được quyền tuyên thệ, hắn ngẩng lên nhìn thẳng vào chỗ công chúng. Ông Chánh án bảo hắn nên chú ý và cũng hỏi lại hắn xem lần này hắn vẫn nhận đúng bị cáo như lần trước không. Hắn phá lên cười:
- Còn gì nữa! Sao lại không biết! Hai đứa bị xích chung với nhau năm năm trời mà. Anh già, làm mặt giận đấy à?
Ông Chánh án truyền:
- Cho anh về chỗ.
Mõ tòa dẫn Côsơpay vào. Tên tù chung thân này cũng bị đưa từ nhà lao đến và vẫn mặc áo đỏ như tên Sơniđiơ. Hắn vừa là nông dân xứ Luốcđơ, vừa là dân miền núi cục mịch xứ Pirênê. Trước hắn làm nghề chăn cừu trên núi và từ chăn cừu sa ngã thành kẻ cướp. Trông người cũng man rợ như bị cáo và có phần ngớ ngẩn hơn. Chẳng qua cũng là một hạng người khốn khổ, lúc sinh trời định nặn thành thú dữ, nhưng xã hội lại chuốc cho ra một tên tù khổ sai.
Ông Chánh án tìm cách lay động tên này bằng mấy lời cảm động và nghiêm trang rồi hỏi hắn như đã hỏi hai tên kia, rằng hắn còn nhất quyết nhận có biết rõ cái người đứng trước mặt hắn kia không. Côsơpay trả lời:
- Giăng Vangiăng chứ còn ai nữa! Chính người ta còn gọi nó là Giăng Kích vì nó khỏe lắm.
Những lời khẳng định của ba tên này cố nhiên là thành thực và vô tư. Trông chỗ công chúng có tiếng xì xào. Thật là triệu chứng không tốt cho bị cáo. Tiếng xì xào ấy tăng thêm và lan rộng mỗi khi có lời khai mới thêm vào lời khai trước. Hắn đứng nghe, vẻ mặt ngạc nhiên. Theo lời buộc tội thì làm ra vẻ ngạc nhiên là cách chống chế chủ yếu của hắn. Tên thứ nhất vừa khai xong, mấy viên sen đầm ngồi bên cạnh nghe hắn lầm bầm trong miệng: “Hay chưa, cái thằng!” Đến tên thứ hai, hắn lại nói rõ thêm một tí, giọng như người vừa ý: “Hay nhỉ!” Đến tên thứ ba, hắn reo lên: “Giỏi thật!” Ông Chánh án hỏi:
- Bị cáo, anh nghe rõ rồi đấy. Anh có gì nói không?
Hắn đáp:
- Tôi nói: Giỏi thật!
Sự ồn ào trong đám công chúng lan ra đến chỗ các viên hội thẩm. Việc rành rành ra rồi, bị cáo nguy mất rồi.
Ông Chánh án ra lệnh:
- Mõ tòa đâu, giữ trật tự. Việc thẩm cứu thế là xong.
Giữa lúc ấy có tiếng động ở ngay bên cạnh ông Chánh án. Có tiếng người thét lên:
- Bơrơvê, Sơniđiơ, Côsơpay! Nhìn đây.
Ai nghe tiếng thét ấy cũng phải lạnh người vì nó thảm đạm và ghê gớm làm sao! Mọi người quay cả về phía đó. Trong đám quan khách ngồi sau ghế thẩm phán có một người vừa đứng dậy, đẩy cái cánh cửa thấp ngăn chỗ quan tòa với vành móng ngựa, tiến ra đứng ngay giữa phòng xử án. Ông Chánh án, ông công tố, ông Batamaboa, đến hai chục người đều nhận ra người ấy và cùng kêu lên:
- Ông Mađơlen!
XI
SĂNGMÁCHIƠ MỖI LÚC MỘT THÊM NGẠC NHIÊN
Chính ông ta thật, ánh đèn trên bàn viên lục sự chiếu rõ vào mặt. Tay ông cầm mũ, quần áo hoàn toàn chỉnh tề, cái áo khoác ngoài đóng cúc cẩn thận. Mặt ông tái xanh. Người ông hơi run run. Mái tóc trên đầu ông, lúc mới đến Arát hãy còn lốm đốm, nay đã bạc trắng. Mà chỉ trong một giờ ông ngồi đây.
Mọi người đều ngẩng lên. Cảm giác thực là khó tả. Công chúng ngơ ngác. Tiếng kêu thì thảm thiết, thế mà người đứng kia lại có vẻ điềm tĩnh lạ thường, mới đầu chẳng ai hiểu ra làm sao cả. Họ tự hỏi ai đã thét lên thế. Vì không thể tin được rằng cái người bình tĩnh kia lại đã kêu lên ghê rợn như vậy.
Nhưng người ta chỉ lưỡng lự có vài giây thôi. Ông Chánh án và ông công tố chưa kịp nói gì, cả bọn lính sen đầm và mõ tòa chưa kịp có một cử động gì thì cái người mà hết thảy đều gọi là ông Mađơlen đã tiến đến chỗ ba tên làm chứng Bơrơvê, Côsơpay và Sơniđiơ:
- Các anh không nhận ra được ta à?
Cả ba đều ngẩn người ra, lắc đầu tỏ ra không biết. Côsơpay cuống lên, vội giơ tay chào theo kiểu nhà binh. Ông Mađơlen quay nhìn bọn quan tòa và bọn hội thẩm rồi ôn tồn nói:
- Các ông hội thẩm. Xin các ông tha cho người bị cáo đi. Ông Chánh án! Xin cho bắt tôi đi. Người mà ông đang truy nã không phải người này, mà là tôi đấy. Tôi chính là Giăng Vangiăng.
Ai nấy đều nín thở. Phút choáng váng vì ngạc nhiên đã qua, trong phòng im lặng như nơi nhà mồ. Trong phòng vụt có không khí thiêng liêng. Mọi người cảm thấy sợ hãi một cách thành kính như đang chứng kiến một cái gì vĩ đại đang xảy ra.
Ông Chánh án thương hại và buồn rầu lộ ra nét mặt. Ông ra hiệu với viên công tố và nói nhỏ mấy lời với bọn hội thẩm rồi quay sang hỏi công chúng. Giọng ông có cái gì đặc biệt khiến mọi người đều thông cảm:
- Ở đây có ông thầy thuốc nào không?
Ông công tố lên tiếng:
- Thưa các ngài hội thẩm, việc xảy ra thật lạ lùng và bất ngờ làm náo động cả phiên tòa. Nhưng chúng tôi cũng như các ngài đều chỉ có một cảm tưởng như nhau, không cần phải nói ra làm gì. Các ngài đều biết, hay ít nhất cũng nghe tiếng vị này là ông thị trưởng Mađơlen ở Môngtơrơi Xuya Me. Trong hàng dự thính nếu có ai là thầy thuốc thì chúng tôi cũng xin đồng ý với ngài Chánh án yêu cầu lại giúp cho ông Mađơlen và đưa hộ ông ta về nhà.
Ông Mađơlen không để cho ông công tố nói hết. Ông lên tiếng ngắt lời, giọng rất từ tốn và dõng dạc. Sau đây là nguyên văn những lời ông nói, đúng như một người đã chứng kiến việc này, ở phiên tòa về là chép ngay, cũng như nhiều người đã nghe ở đây còn như thấy văng vẳng bên tai mình, mặc dù từ đó đến nay đã gần bốn mươi năm:
- Xin cảm ơn ông công tố, nhưng tôi có điên đâu. Đây này. Ban nãy, suýt nữa các ông phạm phải một điều sai lầm lớn. Xin các ông hãy thả người này ra. Tôi đến đây để làm một nhiệm vụ. Chính tôi mới là tên khốn nạn đó.
Ở đây, chỉ riêng tôi là biết rõ sự thật và tôi xin nói lên. Điều mà tôi đang làm đây có Chúa ở trên soi xét cho, thế là đủ. Tôi đã đến đây, các ông có thể bắt tôi đi. Dù sao tôi đã dốc lòng tu tỉnh. Tôi đổi họ thay tên, tôi trở nên giàu có, tôi được làm thị trưởng; tôi muốn quay về với những người lương thiện. Hình như việc ấy khó thành thực. Kể ra có rất nhiều cái tôi không thể nói ra được, tôi không dám đem chuyện đời tôi để kể ra đây, một ngày kia rồi người ta sẽ biết. Tôi quả có ăn trộm nhà Đức giám mục; tôi quả có cướp tiền của thằng bé Giecve. Người ta bảo trước kia Giăng Vangiăng là một đứa cùng khốn rất độc ác, điều ấy cũng có thể. Mọi lỗi lầm có lẽ không phải đều do hắn cả. Vâng, thưa các ông thẩm phán, một kẻ đã sa ngã như tôi thì không còn được chỉ trích Trời và dạy khôn người đời nữa. Nhưng các ông xem đấy, cái cảnh khổ nhục mà tôi đã tìm cách thoát khỏi là một sự tai hại. Chốn lao tù tạo ra những thằng tù. Có công nhận như thế hay không là tùy ở các ông. Trước khi phải tù, tôi là một kẻ quê mùa cục mịch, một đứa ngu ngốc; tôi đã biến cải ở trong tù. Trước thì ngớ ngẩn, sau thì thành độc ác. Xưa chỉ là cành củi khô, sau thì thành khúc gỗ cháy. Về sau, lòng quảng đại nhân từ đã cứu vớt tôi, cũng như trước kia sự nghiêm khắc đã làm tôi hư hỏng. Nhưng mà xin lỗi các ông, các ông không thể hiểu những điều tôi vừa nói đâu. Các ông đến nhà tôi sẽ thấy trong đống tro đồng hào mà tôi đã cướp của thằng bé Giecve bảy năm trước đây. Tôi nói thế là đủ. Bắt giam tôi đi. Trời ơi! Ông công tố lắc đầu, các ông chắc bảo: “Ông Mađơlen hóa điên rồi!” Các ông không tin tôi! Thật là đáng buồn. Ít ra cũng xin các ông đừng làm tội oan người này. Sao! Bọn các anh này không nhận ra được tôi à? Ước gì có Giave ở đây nhỉ. Anh ta thì nhận ra tôi ngay!
Giọng của ông có cái gì buồn rầu, độ lượng và âm thầm rất khó tả:
Ông quay sang hỏi ba tên tù khổ sai:
- Tôi thì tôi nhận ra được các anh! Bơrơvê, còn nhớ không?…
Ông ngừng lại, lưỡng lự một tí rồi tiếp:
- Anh còn nhớ ở trong tù anh vẫn có cái đai quần đan ô vuông không?
Bơrơvê giật mình sợ hãi, nhìn ông từ đầu đến chân. Ông vẫn nói tiếp:
- Sơniđiơ (Nguyên văn Chenidieu đọc tương tự như Je nin Dieu: Tôi không thừa nhận Chúa) anh vẫn tự xưng là thằng “không có Chúa”. Vai bên phải anh có vết bỏng lớn. Một hôm anh dí vai vào một cái hỏa lò than hồng để cố xóa mấy chữ KSCT (Khổ sai chung thân. Nguyên bản: T.F.P: Travaux forcés a perpétuité) mà nó vẫn cứ rõ. Có phải thế không? Nói đi!
Sơniđiơ đáp:
- Đúng thế.
Ông quay lại nói với Côsơpay:
- Côsơpay, cánh tay trái anh có trổ một hàng chữ màu xanh bằng thuốc súng: “Ngày 1 tháng 3 năm 1815” tức là ngày Đức hoàng đế đổ bộ lên bến Candơ. Vén tay áo lên xem nào.
Côsơpay vén tay áo lên. Bao nhiêu con mắt đều đổ dồn vào cánh tay để trần. Một người lính sen đầm cầm đèn soi vào: hàng chữ có thật.
Con người tội nghiệp ấy quay nhìn sang chỗ công chúng và chỗ quan tòa với một nụ cười trông đến não ruột, cái nụ cười đắc thắng mà cũng là cái nụ cười thất vọng.
- Đấy nhé, có phải chính tôi là Giăng Vangiăng không nào.
Trong phòng bấy giờ không còn ai là quan tòa, là công tố viên, là lính sen đầm nữa. Chỉ toàn là những con mắt đăm đăm và những tấm lòng cảm động thôi. Người ta quên cả nhiệm vụ của mình phải làm lúc đó; công tố viên quên rằng mình phải buộc tội. Chánh án quên rằng mình đang ngồi xử. Luật sư cũng quên rằng mình đến đây để biện hộ. Lạ lùng là không một ai hỏi ai, không một uy quyền nào lên tiếng cả. Những cảnh tượng vĩ đại nó như thế: nó chiếm đoạt cả tâm hồn người ta và bắt người ta phải lặng yên mà chiêm ngưỡng. Có lẽ chẳng ai biết được mình đang có cảm xúc gì. Chắc cũng chẳng ai bảo là mình thấy ở đấy như có một ánh sáng gì đang chói lọi. Nhưng ai nấy đều thấy lòng mình rạng rỡ lên.
Rành rành trước mắt mọi người là Giăng Vangiăng. Điều đó chói rực lên. Con người này xuất hiện đủ làm cho sự kiện vừa mới đây còn mù mờ, nay bỗng dưng sáng tỏ hẳn ra. Chẳng cần phải giải thích nữa, toàn thể quần chúng có mặt, trong một chớp sáng nhanh như điện, đều hiểu ngay và hiểu đầy đủ rằng đây là cảnh tượng đơn sơ nhưng cao cả của một con người tự bó tay nộp mình cho pháp luật để cho một người khác khỏi phải tù tội oan thay cho mình. Mọi thứ vụn vặt, mọi ngập ngừng, mọi sự chống đối linh tinh có thể đều tan đi trước ánh sáng rực rỡ của hành vi lồng lộng này.
Lúc ấy cảm giác đó không có gì ngăn cản nổi, nhưng rồi nó qua rất nhanh.
Giăng Vangiăng nói tiếp:
- Tôi không muốn quấy rầy phiên tòa nhiều nữa. Các ông chưa muốn bắt tôi thì tôi xin đi đây. Tôi còn nhiều việc phải làm cho xong đã. Ông công tố đã biết tôi là ai rồi, biết tôi sẽ về đâu, lúc nào ông cho người đến bắt tôi cũng được.
Ông đi ra phía cửa chính. Không một ai lên tiếng, không một ai giơ tay ngăn ông lại. Hết thảy đều tránh cho ông đi. Bấy giờ ông như có cái gì thiêng liêng khiến đám đông muôn người phải bước lùi và nép mình trước một con người. Ông thong thả bước ra. Về sau cũng không ai biết được người nào đã mở cửa cho ông lúc bấy giờ, song ra đến cửa thì rõ ràng đã thấy cửa mở sẵn rồi. Trước khi bước ra ông còn quay lại nói:
- Thưa ông công tố, tôi xin đợi lệnh ông.
Và ông nói với công chúng:
- Các ông bà có mặt ở đây, chắc ai cũng thấy ái ngại cho tôi có phải không? Trời ơi! Nhưng nghĩ lại cái việc mà ban nãy suýt nữa tôi đã làm thì tôi lại thấy bây giờ tôi đáng quý biết bao nhiêu! Dù sao, những việc như thế này đừng xảy ra thì vẫn tốt hơn.
Ông đi ra. Cánh cửa đóng lại như lúc nó mở ra. Vì khi người ta làm điều gì cao thượng, thì chắc thế nào trong đám đông cũng có kẻ sẵn lòng giúp đỡ mình.
Non một giờ sau, tòa tuyên án tha bổng cho tên SăngMáchiơ và tên này được thả ngay tức khắc. Hắn vừa đi ra vừa ngơ ngác, tưởng như người đời đều điên hết và không hiểu việc hắn vừa nghe thấy ra làm sao cả.
Bình luận facebook