Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 31
VI
BÀ XƠ XEMPƠLÍT ĐƯỢC THỬ THÁCH
Giữa lúc ấy Phăngtin đang vui.
Đêm trước chị ngủ không yên. Ho xé phổi, sốt tăng gấp bội, suốt đêm mộng mị. Buổi sáng lúc thầy thuốc vào thăm chị còn đương cơn mê sảng. Ông ta có vẻ lo ngại và dặn hễ ông Mađơlen đến thì cho gọi ông ta ngay.
Cả buổi sáng, chị rầu rĩ ít nói, tay gập gập cái khăn trải giường, miệng lẩm bẩm tính như đang ước lượng từng chặng đường. Hai con mắt sâu hoắm nhìn trừng trừng. Cái nhìn không còn tinh thần, song chốc chốc lại sáng lên, long lanh như ngôi sao. Hình như khi một giờ u ám nào đó sắp đến thì ánh sáng trên trời lại lùa vào những cặp mắt đã tắt hết ánh sáng của trần gian!
Mỗi lần bà xơ Xempơlit hỏi chị thấy trong người thế nào, chị lại trả lời vẻn vẹn một câu:
- Đỡ nhiều rồi. Tôi muốn gặp ông Mađơlen.
Mấy tháng trước, khi Phăngtin vừa mất sự e lệ cuối cùng, sự xấu hổ cuối cùng và niềm vui cuối cùng thì chị là cái bóng của chị; đến nay thì chị đã hóa ra cái bóng ma của chị. Sự đớn đau thể xác đã hoàn thành sự nghiệp đau khổ của tinh thần. Con người hăm lăm tuổi ấy thế mà trán nhăn, má chảy, cánh mũi lép kẹp, răng lồi, mặt chì, cổ xương xẩu, xương vai nhô lên, tay chân khẳng khiu, nước da sạm, trong mớ tóc vàng lại lẫn nhiều sợi bạc. Than ôi! Bệnh hoạn làm nên tuổi già là thế đấy!
Đến trưa, thầy thuốc lại đến, dặn dò về thuốc thang rồi hỏi ông thị trưởng đã sang thăm chưa và lắc đầu.
Ông Mađơlen ngày nào cũng đến thăm Phăngtin vào lúc ba giờ chiều. Ông luôn giữ đúng giờ, đúng giờ khắc cũng là dấu hiệu của sự tốt bụng.
Gần đến hai giờ rưỡi, chị bắt đầu bồn chồn. Chỉ hai mươi phút đồng hồ, chị hỏi bà xơ đến hơn mười lần:
- Thưa bà, mấy giờ rồi?
Chuông đồng hồ đánh ba giờ. Đến tiếng thứ ba, Phăngtin lúc thường khó nhọc lắm mới trở mình được, bỗng dưng ngồi nhổm dậy. Chị lẩy bẩy, chắp hai bàn tay xương xẩu, vàng bủng lại, thở dài một tiếng như cất một cái gì đang đè xuống lồng ngực. Chị quay lại nhìn ra cửa.
Không có ai vào, cửa vẫn đóng chặt.
Chị ngồi như thế đến mười lăm phút, mắt dán chặt vào cánh cửa, yên lặng, nhịn thở. Bà xơ chẳng dám hỏi han gì.
Đồng hồ nhà dưới điểm ba giờ mười lăm. Phăngtin gieo mình xuống gối. Chị vẫn không nói năng gì, ngón tay trở lại gấp gấp cái khăn trải giường.
Nửa giờ qua, rồi một giờ. Vẫn chẳng có ai đến cả. Mỗi lần chuông đồng hồ điểm giờ, chị lại ngồi nhổm dậy, nhìn ra cửa, rồi lại nằm phịch xuống.
Ai cũng nhìn thấy chị muốn gì, nhưng chị không hề nói đến tên ai cả, không phàn nàn, không oán trách. Chỉ có ho một cách ghê sợ. Hình như có cái gì ảm đạm sa xuống người chị. Mặt chị tái nhợt, môi tím ngắt. Có lúc lại nhếch mép mỉm cười.
Chuông năm giờ. Bấy giờ bà xơ nghe thấy chị thì thầm một mình:
- Mai thì tôi đi rồi mà hôm nay ông ấy lại chẳng đến thì có hại không?
Bà xơ Xempơlit cũng ngạc nhiên tại sao ông Mađơlen mãi chưa đến.
Phăngtin nhìn lên đỉnh màn như cố nhớ lại điều gì. Bỗng chị cất tiếng hát, giọng yếu ớt như hơi thở:
Dạo chơi khắp phố ngoại thành,
Ta mua bao thứ xinh, xinh tuyệt vời!
Xanh, xanh biếc, hồng, hồng tươi,
Tôi yêu tôi quý những người tôi yêu.
Hôm qua bên bếp lửa nghèo,
Đức Mẹ mỹ miều ghé lại nhà tôi.
Bảo rằng: “Ta thể tình người,
Đem cho đứa bé như lời người xin”.
- Em ơi, ra phố nhanh lên,
Mua ta cuộn chỉ, cây kim, xấp hàng.
Dạo chơi qua khắp phố phường,
Tôi mua bao thứ phi thường là xinh,
Bên lò sưởi
Đặt chiếc nôi
Nơ xanh đỏ
Nôi đẹp tươi.
Ví trời có đổi
Ngôi sao sáng ngời,
Tôi cũng không thích
Bằng đứa con tôi,
Đức mẹ phúc đức!
Ơn mẹ không nguôi.
- Cô ơi! Vải làm gì đây?
Vải mua cho bé, cắt may đi nào!
Xanh, xanh biếc, hồng, hồng tươi
Tôi yêu tôi quý những người tôi yêu.
- Giặt vải đi,
- Giặt ở đâu?
- Giặt ở ngoài sông
Mà đừng làm bẩn,
Mà đừng làm hỏng,
Rồi may chiếc váy
Có dây đeo vai,
Để tôi thêu thùa,
Để tôi thêu hoa.
- Cô ơi! Bé có còn đâu,
Áo quần chi nữa mà khâu vải này?
- Em ơi! Đã thế em may
Cho ta tấm áo liệm thây ta cùng,
Dạo chơi khắp phố ngoại thành,
Ta mua bao thứ xinh xinh tuyệt vời!
Xanh, xanh biếc, hồng, hồng tươi
Tôi yêu tôi quý những người tôi yêu.
Bài hát ấy là một bài ru con đã cũ lắm. Trước kia chị thường hát để ru con bé Côdét, nhưng năm năm nay vắng con, chị không nghĩ đến nữa. Hôm nay, chị lại hát giọng buồn thảm và êm ru làm cho đến cả người tu hành cũng phải khóc. Bà xơ đã từng quen với khắc khổ cũng cảm thấy có một giọt lệ ứa lên khóe mắt.
Đồng hồ đánh sáu giờ. Phăngtin như không nghe thấy gì, chị không chú ý đến quanh mình nữa. Bà xơ Xempơlit sai một bà hộ lý đi hỏi bà gác cổng nhà máy xem ông thị trưởng đã về chưa và ông có sang ngay bên nhà thương không.
Một lát sau bà hộ lý trở về.
Phăngtin vẫn nằm yên, như đang theo đuổi những ý nghĩ riêng. Bà hộ lý khe khẽ kể lại cho bà xơ: ông thị trưởng đi đâu từ trước sáu giờ sáng ấy. Trời rét như thế này mà chỉ dùng một cỗ xe không mui đóng một con ngựa bạch. Mà lại đi một mình, không ai đánh xe cho cả. Chả biết ông ấy đi đường nào. Có người nói là thấy ông ấy rẽ sang con đường đi Arát, có người nói là gặp ông ấy ở con đường đi Pari. Lúc ra đi ông ấy vẫn dịu dàng nhỏ nhẹ như mọi ngày, chỉ dặn bà canh cổng là tối nay ông ấy chưa về thôi.
Trong khi hai người quay lưng lại phía giường thì thào với nhau, kẻ hỏi người đoán như thế, thì Phăngtin nhanh nhẹn nhỏm dậy, quỳ xuống giường, chống hai tay nắm chặt vào chiếc gối dài, nhô đầu lên khỏi diềm màn, cố ý lắng nghe. Người mắc bệnh nội thương, thân hình gầy gộc như xác chết mà có khi đột nhiên cử động nhẹ nhàng như người khỏe mạnh là thế! Bỗng chị kêu lên:
- Ra các bà đang nói chuyện về ông Mađơlen! Sao lại nói thầm? Ông ấy đang làm gì? Sao không thấy ông ấy đến?
Tiếng nói gay gắt, khàn khàn, nghe như tiếng đàn ông. Hai người đàn bà sợ hãi quay lại.
Phăngtin kêu lên:
- Trả lời tôi đi!
Người hộ lý ấp úng:
- Bà gác cổng bảo rằng hôm nay ông không đến được.
Bà xơ dỗ dành:
- Con ạ, cứ bình tĩnh nằm xuống đi.
Phăngtin vẫn cứ quỳ. Chị nói to, giọng như đòi hỏi thảm thiết:
- Ông ấy không đến được? Sao vậy? Các bà có biết vì lẽ gì không? Các bà vừa thì thầm với nhau đấy. Tôi muốn biết rõ mà.
Người hộ lý ghé vào tai bà xơ:
- Bà cứ bảo ông đang bận họp hội đồng thành phố!
Bà xơ hơi đỏ mặt: người hộ lý vừa xui bà nói dối. Nhưng bà biết nói thật với Phăngtin cũng là một điều tai hại; có thể làm cho bệnh tình của chị thêm nguy kịch, trong lúc chị đang ốm nặng như thế này. Bà trấn tĩnh ngay được, đưa mắt nhìn chị, bình yên và buồn rầu:
- Ông thị trưởng đi vắng.
Phăngtin ngồi xổm lên, đôi mắt sáng quắc. Một nỗi vui sướng rạng rỡ hiện lên trên nét mặt đau đớn.
- Đi rồi à? Ông đi đón con Côdét đấy! - Chị thét lên.
Rồi chị giơ hai tay lên trời, vẻ mặt vô cùng sung sướng. Đôi mắt chị mấp máy. Chị lẩm bẩm cầu nguyện.
Cầu nguyện xong, chị nói:
- Bà xơ ơi, tôi lại xin nằm xuống nghỉ. Bây giờ ai bảo gì tôi cũng xin theo. Lúc nãy tôi thật không phải, tôi xin lỗi bà, tôi đã nói to; nói to như thế là không nên, tôi cũng biết thế, nhưng bà biết cho tôi quá mà! Chúa Trời thật nhân từ, ông Mađơlen thật nhân từ, bà ơi, ông ấy đi Môngphécmây đón con Côdét nhà tôi đấy.
Chị nằm xuống cùng bà xơ sửa lại cái gối, rồi hôn vào chiếc thánh giá nhỏ bằng bạc bà xơ cho chị, mà chị đang đeo trên cổ.
- Con ạ, bây giờ thì cố nằm yên mà nghỉ, không nên nói nữa.
Phăngtin giơ bàn tay ướt lạnh ra nắm bàn tay bà xơ. Bà xót xa khi thấy bàn tay chị đầy mồ hôi.
- Ông ấy đi Pari sáng nay rồi. Mà thực ra không cần phải qua Pari làm gì. Môngphécmây từ đây đến thì ở xế về bên trái. Bà có nhớ hôm qua, khi nói đến Côdét ông ấy có bảo tôi: “Nó sắp tới, nó sắp tới” không? Ông ấy muốn dành cho tôi một cái vui bất ngờ mà! Bà ạ, ông ấy bảo tôi ký một cái giấy cho vợ chồng Tênácđiê để đón con bé về. Họ không còn nói được vào đâu nữa bà nhỉ? Họ phải trả con Côdét thôi. Vì đã trả đủ tiền cho họ rồi mà. Trả tiền rồi mà còn giữ con tôi lại thì có nhà chức trách. Bà xơ ơi, bà để tôi nói, bà đừng ra hiệu bắt tôi im. Tôi sung sướng quá. Tôi đỡ lắm rồi. Tôi lại thấy đói, muốn ăn đây. Đã gần năm năm rồi không được trông thấy cháu. Bà ơi, bà không thể biết được lòng mẹ thương con như thế nào! Rồi bà xem, cháu nó kháu lắm kia. Bà có biết không, ngón tay nó thon thon, hồng hồng xinh đáo để. Đôi bàn tay ấy sẽ đẹp lắm. Mới đầy năm mà hai bàn tay trông mới dễ ghét chứ! Đẹp thế đấy! Giờ có lẽ nó đã lớn lắm. Bảy tuổi rồi còn gì. Một cô tiểu thư! Tôi vẫn gọi cháu là Côdét, nhưng chính tên nó là Ơphơradi kia… Trời ơi! Hằng bao nhiêu năm mà không nhìn gì đến con cái thế cũng không phải. Phải hiểu rằng đời người có vĩnh viễn đâu! Ồ! Ông thị trưởng lại đi hộ tôi, thực ông ấy tốt bụng quá! Trời rét lắm phải không? Ông ấy có đem áo khoác chứ? Mai thì ông ấy về, phải không bà? Mai thì vui như hội, bà nhỉ? Sáng mai bà nhớ nhắc tôi đội mũ có đăng-ten nhé! Môngphécmây là một vùng rộng lắm đấy. Trước tôi đã đi bộ qua đó. Cũng xa lắm. Nhưng nay thì đã có xe đi nhanh hơn nhiều. Mai thì ông ấy về với Côdét. Đây đến Môngphécmây mấy cây số bà nhỉ?
Bà xơ chẳng rõ xa gần thế nào, đáp:
- Ờ, tôi chắc là đến mai thì ông ấy về.
- Mai! Mai tôi sẽ được thấy Côdét? Bà xơ ơi, bà xem đây này, tôi khỏi bệnh rồi. Tôi mừng đến điên đây này. Ai muốn, tôi nhảy múa cho mà xem.
Cách nhau có mười lăm phút, ai trông thấy Phăngtin lúc nãy và lúc này cũng phải lấy làm lạ. Giờ thì da dẻ chị hồng hào hẳn ra, tiếng nói nhanh nhảu tự nhiên, nét mặt tươi tỉnh. Có lúc lại cười và lẩm bẩm một mình. Cái mừng của người mẹ có khác gì cái mừng của con trẻ!
Bà xơ bảo chị:
- Thôi, giờ thì thích rồi nhé! Nghe tôi, đừng nói chuyện nữa.
Phăngtin đặt đầu xuống gối thì thầm:
- Ừ, nằm xuống sắp được gặp con rồi, phải ngoan lên nhé! Bà xơ Xempơlit nói phải. Ở đây ai cũng phải cả.
Chị nằm yên không động đậy, không quay ngang quay ngửa nữa. Mắt mở to nhìn khắp nơi, dáng sung sướng, chị không nói gì nữa.
Bà xơ buông cửa màn, mong chị sẽ ngủ thiếp đi.
Vào khoảng giữa bảy và tám giờ, thầy thuốc đến. Thấy im lặng, ông tưởng chị ngủ, rón bước vào đến gần bên giường. Ông mở hé cửa màn. Dưới ánh đèn chong, chị đang mở to hai mắt, bình tĩnh nhìn ông. Chị hỏi:
- Thưa ông, có phải người ta sẽ cho cháu cái giường để cháu ngủ cạnh tôi không?
Y sĩ tưởng chị nói sảng. Chị tiếp:
- Ông nhìn hộ xem, còn đủ chỗ đấy chứ!
Ông gọi riêng bà phước ra một chỗ hỏi bà về câu chuyện của Phăngtin. Bà cắt nghĩa rằng nhân việc ông Mađơlen đi vắng một hai ngày, chị ta nghĩ rằng ông thị trưởng đi Môngphécmây, vì chưa rõ thực hư thế nào nên bà tưởng cũng không cần cho chị biết là chị lầm. Với lại biết đâu đoán như chị ta lại hóa ra đúng. Ông thầy thuốc cũng đồng ý ngay.
Ông đến gần Phăngtin. Chị lại nói:
- Ông này, có như thế, sáng dậy tôi mới hỏi han con chó con được và ban đêm, không ngủ tôi mới nằm nghe nó ngủ được, nó thở nhẹ nhàng làm sao, cứ nghe cũng đủ khoan khoái cho tôi rồi.
- Chị đưa tay đây, tôi xem - người thầy thuốc bảo.
Chị vừa giơ tay vừa cười nói:
- A, này! Rõ ràng là ông chưa được biết nhỉ! Tôi khỏi rồi mà. Mai thì con Côdét nó về đây.
Ông thầy thuốc ngạc nhiên. Trông chị khá lên thật, thở đã dễ dàng. Mạch đi đã thấy mạnh. Một thứ sinh lực gì làm cho con người kiệt quệ nay hồi tỉnh lại.
Chị nói tiếp:
- Thưa ông, có phải bà xơ nói ông là ông thị trưởng đã đi tìm con bé?
Ông ta bảo phải giữ thật yên lặng và hết sức tránh những cảm xúc mạnh. Ông dặn cho uống nước Canh-ki-na nguyên chất sắc lên và nếu ban đêm còn sốt nữa thì cho uống thuốc an thần. Ra về ông ta còn dặn bà xơ:
- Khá rồi đấy. Nếu phúc ngày mai ông thị trưởng đem con chị ta về thật thì biết đâu đấy? - Có những bệnh chuyển biến rất lạ, người ta đã thấy có kẻ mừng quá mà khỏi bệnh thật. Bệnh này là nội thương mà nặng lắm rồi. Nhưng biết đâu được những cái chuyện huyền bí ấy! Có lẽ cứu được chị ta cũng nên.
VII
VỪA ĐẾN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐI NGAY
Gần tám giờ, chiếc xe đi trên đường khi nãy mới tiến qua cánh cổng lớn của nhà trạm tỉnh Arát. Người hành khách ta theo dõi từ lâu, bấy giờ bước xuống xe. Ông lơ đãng trả lời những câu mời mọc săn đón của bọn hàng quán, cho người đánh ngựa đưa con ngựa thuê sau về, dắt con ngựa bạch nhỏ xuống tàu ngựa. Rồi ông đẩy cửa bước vào một cái phòng chơi bi-a ở tầng dưới, kéo ghế ngồi, tì tay lên bàn. Quãng đường ông tính bốn tiếng. Nghĩ cho phải thì không phải lỗi tại ông và ông cũng thấy vui vui vì sự đến muộn đó.
Mụ chủ quán bước vào.
- Ông khách có ngủ lại không? Có ăn cơm tối không?
Ông lắc đầu.
- Người hầu ngựa nói rằng ngựa của ông nhọc lắm.
Bây giờ ông mới lên tiếng.
- Sáng mai nó có thể lại đi ngay được không?
- Ồ thưa ông phải để cho nó nghỉ hai ngày là ít.
- Có phải bàn giấy nhà trạm cũng ở ngay đây không?
- Thưa phải.
Mụ chủ quán dẫn ông đến chỗ bàn giấy. Ông đưa giấy thông hành ra và hỏi xem có thể đi xe thư về Môngtơrơi Xuya Me ngay đêm nay được không? Vừa may chỗ bên cạnh người chuyển thư hãy còn. Ông trả tiền và giữ chỗ ấy. Người thư ký dặn ông:
- Thưa ông, phải có mặt ở đây đúng một giờ sáng để xe chạy.
Xong xuôi, ông bước ra khỏi khách sạn, đi về phía các phố.
Ông chưa đến Arát bao giờ, đường phố lại tối, nên cứ đi liều.
Hình như ông cố tình không muốn hỏi thăm đường ai cả. Ông qua con sông Cơranhsông rồi lạc vào một khu toàn những phố nhỏ ngóc ngách.
Một người hàng phố cầm đèn đi qua. Lưỡng lự mãi, ông mới nhìn trước sau như sợ có người nghe thấy và quyết định hỏi:
- Thưa ông, nhờ ông trỏ dùm cho tòa án ở chỗ nào.
Người hàng phố đã có tuổi đáp:
- Ông không phải là người tỉnh này à? Vậy ông theo tôi, tôi cũng đi về phía tòa án đấy, chỗ tỉnh đường mà. Hiện nay tòa án đang sửa chữa, chỗ xử án tạm đặt ở tỉnh đường đây.
- Phiên tòa đại hình cũng xử ở đấy à?
- Tất nhiên. Đây này, tỉnh đường ngày nay nguyên là dinh giám mục trước thời cách mạng đó. Rồi năm 1872 ông Côngdiê làm giám mục có cho xây thêm một phòng khá rộng. Nay phiên tòa lập ở đó.
Đi nửa đường, người ấy lại nói thêm:
- Nếu ông muốn xem thì hơi muộn. Thường thì các phiên toàn tan từ sáu giờ kia.
Lúc đến chỗ công viên, người ấy trỏ cho ông bốn cửa sổ dài còn sáng đèn ở mặt trước một ngôi nhà to lù lù trong bóng tối.
- May cho ông, vừa đến kịp. Ông có trông thấy bốn cái cửa sổ sáng kia không? Chỗ tòa đại hình đấy. Còn đèn sáng, tất là chưa xử xong. Có lẽ việc kéo dài nên tòa họp cả phiên tối. Ông cần biết việc ấy sao? Có phải là một vụ đại hình không? Ông đến làm chứng à?
- Tôi không có việc gì ở phiên tòa cả. Tôi cần gặp ông luật sư.
- Thế thì lại khác. Kia, cửa tòa kia. Người lính gác ở đấy. Ông cứ đi lối cầu thang lớn.
Ông làm y theo lời người hàng phố chỉ dẫn. Một lúc sau, ông bước vào một phòng rất đông người. Đây đó từng nhóm luật sư mặc áo dài đứng lẫn vào đám đông, đang thì thào với nhau.
Cái cảnh những người mặc áo dài đen tụm năm tụm ba ở ngoài phòng án để to nhỏ với nhau vẫn làm cho người ta se lòng lại. Những lời họ nói chẳng mấy khi là những lời nhân từ và thương xót. Thường chỉ là những câu kết án nghĩ trước. Ai đang mơ màng qua đó, cũng tưởng đây là những tổ ong ghê rợn, chứa những bầy ma quái vo ve đang cùng nhau dựng nên đủ mọi kiến trúc tăm tối. Căn buồng rộng chỉ có một ngọn đèn. Trước kia đây là cái phòng đợi trong tòa giám mục; nay dùng làm chỗ tạm nghỉ. Một cái cửa lớn hai cánh đóng chặt ngăn với phòng xử án.
Trong phòng ánh sáng mập mờ, nên ông không ngần ngại hỏi ngay một luật sư mới vừa bắt gặp:
- Thưa ông, xử đến đâu rồi?
- Xong rồi.
- Xong rồi!
Ông nhắc lại bằng một giọng khác thường, khiến người luật sư phải quay lại.
- Thưa ông, tôi hỏi khí không phải, ông là người nhà người ta phải không?
- Không, tôi không quen ai ở đây cả. Thế có kết án không?
- Có chứ. Có cách nào khác được đâu.
- Khổ sai?… Chung thân.
Ông hỏi câu nữa, giọng nhỏ đi, chú ý mới nghe rõ:
- Lý lịch đã được xác định rồi à?
Người trạng sư đáp: Lý lịch gì? Có gì mà phải xác định lý lịch. Vụ án thực giản dị. Mụ ấy đã giết con, tang chứng đầy đủ. Tòa xét không phải là chủ tâm trước nên mới kết án chung thân.
- Thế là một người đàn bà?
- Còn là gì nữa, mụ Limôđanh mà! Ông định nói việc nào?
- Không. Nhưng xong rồi sao phòng xử còn đèn sáng thế?
- Xử đến việc khác, đã bắt đầu được hai giờ rồi.
- Việc gì nữa?
- Ờ, việc này cũng rõ ràng lắm. Tên này là một tên đói khát, một tên tù khổ sai đi đày về, tái phạm về tội ăn trộm. Tôi chẳng nhớ tên nó là gì nữa. Trông mặt nó thực là tay đại bợm. Cứ cái bộ mặt ấy cũng đủ tống cổ nó đi đày khổ sai rồi.
- Thưa ông, có cách gì vào được phòng xử án không?
- Có lẽ cũng khó đấy. Trong phòng đông lắm. Nhưng tòa vừa nghỉ, có nhiều người ra, khi nào tòa tiếp tục, ông thử vào xem.
- Vào lối nào?
- Lối cửa lớn này.
Người luật sư bỏ đi nơi khác. Trong phút chốc ông thấy trăm ngàn nỗi cảm xúc ùa đến một lần làm cho lòng ông rối bời. Lời nói của người ngoài cuộc kia đâm thẳng vào tim ông có lúc như mũi kim lạnh buốt, có lúc lại như lưỡi dao cháy bỏng.
Khi ông được biết là tòa xử chưa xong, ông thở đánh phào một cái. Song ông cũng không thể nói rõ thở phào như thế là vì ông bằng lòng hay là vì ông đau đớn.
Ông đến gần mấy đám đông người nghe xem họ nói gì. Phiên tòa này xử nhiều việc lắm, ông Chánh án phải đưa ra xử hôm nay cho xong hai vụ án giản dị và chóng vánh này. Bắt đầu là vụ giết con, giờ đến vụ tên tù khổ sai, tên tái phạm, tên “ngựa quen đường cũ”. Thằng này có ăn trộm táo, song chứng cứ chưa chắc chắn; điều chắc chắn là nó đã từng đi đày ở Tulông. Cái ấy mới nguy cho nó. Vả tòa đã hỏi cung nó rồi, chứng cứ cũng khai cả rồi; chỉ còn luật sư cãi và công tố buộc tội; nhưng chắc đến nửa đêm mới xong. Thằng ấy thì thế nào cũng bị rồi; ông chưởng lý tài lắm, không kẻ nào bị ông buộc tội mà thoát được! - Ông lại là người tài hoa, biết cả làm thơ kia đấy.
Một người mõ tòa đứng gần cửa vào buồng xử án. Ông lại gần hỏi:
- Thưa ông, sắp mở cửa chưa?
- Cửa không mở nữa đâu.
- Sao thế? Sắp xử lại rồi mà không mở cửa à? Có phải tòa đang nghỉ không?
- Tòa vừa mới tiếp tục, nhưng không mở nữa.
- Tại sao?
- Tại trong phòng chật cả rồi.
- Sao? Không còn lấy một chỗ à?
- Không còn chỗ nào. Cửa đóng rồi. Không ai vào được cả.
Im lặng một lúc, người mõ tòa lại bảo:
- Cũng còn hai ba chỗ nữa sau ghế ông chánh án, nhưng ông chánh án chỉ dành cho những vị khách quen thôi.
Nói xong hắn quay đi.
Ông cúi đầu bước đi, qua phòng đợi, thong thả từng bậc một xuống cầu thang, dáng ngập ngừng. Chừng như ông đang tự hỏi xem nên làm gì. Cuộc tranh đấu bản thân gay go từ hôm qua đến nay vẫn chưa dứt và cứ mỗi lúc lại bắt sang một tình tiết mới. Xuống đến chân cầu thang, ông đứng tựa vào lan can, khoanh tay lại. Bỗng ông mở cúc áo ngoài, rút ví ra, lấy bút chì và mảnh giấy ghé vào chỗ đèn sáng viết vội vàng dòng chữ như sau: Ông Mađơlen thị trưởng Môngtơrơi Xuya Me. Rồi ông bước nhanh lên thang gác, rẽ đám đông, đến thẳng trước mặt người mõ tòa, đưa cho hắn mảnh giấy và dõng dạc bảo:
- Đem cái này vào cho ông Chánh án.
Người mõ tòa cầm lấy mảnh giấy nhìn qua rồi đi vào.
BÀ XƠ XEMPƠLÍT ĐƯỢC THỬ THÁCH
Giữa lúc ấy Phăngtin đang vui.
Đêm trước chị ngủ không yên. Ho xé phổi, sốt tăng gấp bội, suốt đêm mộng mị. Buổi sáng lúc thầy thuốc vào thăm chị còn đương cơn mê sảng. Ông ta có vẻ lo ngại và dặn hễ ông Mađơlen đến thì cho gọi ông ta ngay.
Cả buổi sáng, chị rầu rĩ ít nói, tay gập gập cái khăn trải giường, miệng lẩm bẩm tính như đang ước lượng từng chặng đường. Hai con mắt sâu hoắm nhìn trừng trừng. Cái nhìn không còn tinh thần, song chốc chốc lại sáng lên, long lanh như ngôi sao. Hình như khi một giờ u ám nào đó sắp đến thì ánh sáng trên trời lại lùa vào những cặp mắt đã tắt hết ánh sáng của trần gian!
Mỗi lần bà xơ Xempơlit hỏi chị thấy trong người thế nào, chị lại trả lời vẻn vẹn một câu:
- Đỡ nhiều rồi. Tôi muốn gặp ông Mađơlen.
Mấy tháng trước, khi Phăngtin vừa mất sự e lệ cuối cùng, sự xấu hổ cuối cùng và niềm vui cuối cùng thì chị là cái bóng của chị; đến nay thì chị đã hóa ra cái bóng ma của chị. Sự đớn đau thể xác đã hoàn thành sự nghiệp đau khổ của tinh thần. Con người hăm lăm tuổi ấy thế mà trán nhăn, má chảy, cánh mũi lép kẹp, răng lồi, mặt chì, cổ xương xẩu, xương vai nhô lên, tay chân khẳng khiu, nước da sạm, trong mớ tóc vàng lại lẫn nhiều sợi bạc. Than ôi! Bệnh hoạn làm nên tuổi già là thế đấy!
Đến trưa, thầy thuốc lại đến, dặn dò về thuốc thang rồi hỏi ông thị trưởng đã sang thăm chưa và lắc đầu.
Ông Mađơlen ngày nào cũng đến thăm Phăngtin vào lúc ba giờ chiều. Ông luôn giữ đúng giờ, đúng giờ khắc cũng là dấu hiệu của sự tốt bụng.
Gần đến hai giờ rưỡi, chị bắt đầu bồn chồn. Chỉ hai mươi phút đồng hồ, chị hỏi bà xơ đến hơn mười lần:
- Thưa bà, mấy giờ rồi?
Chuông đồng hồ đánh ba giờ. Đến tiếng thứ ba, Phăngtin lúc thường khó nhọc lắm mới trở mình được, bỗng dưng ngồi nhổm dậy. Chị lẩy bẩy, chắp hai bàn tay xương xẩu, vàng bủng lại, thở dài một tiếng như cất một cái gì đang đè xuống lồng ngực. Chị quay lại nhìn ra cửa.
Không có ai vào, cửa vẫn đóng chặt.
Chị ngồi như thế đến mười lăm phút, mắt dán chặt vào cánh cửa, yên lặng, nhịn thở. Bà xơ chẳng dám hỏi han gì.
Đồng hồ nhà dưới điểm ba giờ mười lăm. Phăngtin gieo mình xuống gối. Chị vẫn không nói năng gì, ngón tay trở lại gấp gấp cái khăn trải giường.
Nửa giờ qua, rồi một giờ. Vẫn chẳng có ai đến cả. Mỗi lần chuông đồng hồ điểm giờ, chị lại ngồi nhổm dậy, nhìn ra cửa, rồi lại nằm phịch xuống.
Ai cũng nhìn thấy chị muốn gì, nhưng chị không hề nói đến tên ai cả, không phàn nàn, không oán trách. Chỉ có ho một cách ghê sợ. Hình như có cái gì ảm đạm sa xuống người chị. Mặt chị tái nhợt, môi tím ngắt. Có lúc lại nhếch mép mỉm cười.
Chuông năm giờ. Bấy giờ bà xơ nghe thấy chị thì thầm một mình:
- Mai thì tôi đi rồi mà hôm nay ông ấy lại chẳng đến thì có hại không?
Bà xơ Xempơlit cũng ngạc nhiên tại sao ông Mađơlen mãi chưa đến.
Phăngtin nhìn lên đỉnh màn như cố nhớ lại điều gì. Bỗng chị cất tiếng hát, giọng yếu ớt như hơi thở:
Dạo chơi khắp phố ngoại thành,
Ta mua bao thứ xinh, xinh tuyệt vời!
Xanh, xanh biếc, hồng, hồng tươi,
Tôi yêu tôi quý những người tôi yêu.
Hôm qua bên bếp lửa nghèo,
Đức Mẹ mỹ miều ghé lại nhà tôi.
Bảo rằng: “Ta thể tình người,
Đem cho đứa bé như lời người xin”.
- Em ơi, ra phố nhanh lên,
Mua ta cuộn chỉ, cây kim, xấp hàng.
Dạo chơi qua khắp phố phường,
Tôi mua bao thứ phi thường là xinh,
Bên lò sưởi
Đặt chiếc nôi
Nơ xanh đỏ
Nôi đẹp tươi.
Ví trời có đổi
Ngôi sao sáng ngời,
Tôi cũng không thích
Bằng đứa con tôi,
Đức mẹ phúc đức!
Ơn mẹ không nguôi.
- Cô ơi! Vải làm gì đây?
Vải mua cho bé, cắt may đi nào!
Xanh, xanh biếc, hồng, hồng tươi
Tôi yêu tôi quý những người tôi yêu.
- Giặt vải đi,
- Giặt ở đâu?
- Giặt ở ngoài sông
Mà đừng làm bẩn,
Mà đừng làm hỏng,
Rồi may chiếc váy
Có dây đeo vai,
Để tôi thêu thùa,
Để tôi thêu hoa.
- Cô ơi! Bé có còn đâu,
Áo quần chi nữa mà khâu vải này?
- Em ơi! Đã thế em may
Cho ta tấm áo liệm thây ta cùng,
Dạo chơi khắp phố ngoại thành,
Ta mua bao thứ xinh xinh tuyệt vời!
Xanh, xanh biếc, hồng, hồng tươi
Tôi yêu tôi quý những người tôi yêu.
Bài hát ấy là một bài ru con đã cũ lắm. Trước kia chị thường hát để ru con bé Côdét, nhưng năm năm nay vắng con, chị không nghĩ đến nữa. Hôm nay, chị lại hát giọng buồn thảm và êm ru làm cho đến cả người tu hành cũng phải khóc. Bà xơ đã từng quen với khắc khổ cũng cảm thấy có một giọt lệ ứa lên khóe mắt.
Đồng hồ đánh sáu giờ. Phăngtin như không nghe thấy gì, chị không chú ý đến quanh mình nữa. Bà xơ Xempơlit sai một bà hộ lý đi hỏi bà gác cổng nhà máy xem ông thị trưởng đã về chưa và ông có sang ngay bên nhà thương không.
Một lát sau bà hộ lý trở về.
Phăngtin vẫn nằm yên, như đang theo đuổi những ý nghĩ riêng. Bà hộ lý khe khẽ kể lại cho bà xơ: ông thị trưởng đi đâu từ trước sáu giờ sáng ấy. Trời rét như thế này mà chỉ dùng một cỗ xe không mui đóng một con ngựa bạch. Mà lại đi một mình, không ai đánh xe cho cả. Chả biết ông ấy đi đường nào. Có người nói là thấy ông ấy rẽ sang con đường đi Arát, có người nói là gặp ông ấy ở con đường đi Pari. Lúc ra đi ông ấy vẫn dịu dàng nhỏ nhẹ như mọi ngày, chỉ dặn bà canh cổng là tối nay ông ấy chưa về thôi.
Trong khi hai người quay lưng lại phía giường thì thào với nhau, kẻ hỏi người đoán như thế, thì Phăngtin nhanh nhẹn nhỏm dậy, quỳ xuống giường, chống hai tay nắm chặt vào chiếc gối dài, nhô đầu lên khỏi diềm màn, cố ý lắng nghe. Người mắc bệnh nội thương, thân hình gầy gộc như xác chết mà có khi đột nhiên cử động nhẹ nhàng như người khỏe mạnh là thế! Bỗng chị kêu lên:
- Ra các bà đang nói chuyện về ông Mađơlen! Sao lại nói thầm? Ông ấy đang làm gì? Sao không thấy ông ấy đến?
Tiếng nói gay gắt, khàn khàn, nghe như tiếng đàn ông. Hai người đàn bà sợ hãi quay lại.
Phăngtin kêu lên:
- Trả lời tôi đi!
Người hộ lý ấp úng:
- Bà gác cổng bảo rằng hôm nay ông không đến được.
Bà xơ dỗ dành:
- Con ạ, cứ bình tĩnh nằm xuống đi.
Phăngtin vẫn cứ quỳ. Chị nói to, giọng như đòi hỏi thảm thiết:
- Ông ấy không đến được? Sao vậy? Các bà có biết vì lẽ gì không? Các bà vừa thì thầm với nhau đấy. Tôi muốn biết rõ mà.
Người hộ lý ghé vào tai bà xơ:
- Bà cứ bảo ông đang bận họp hội đồng thành phố!
Bà xơ hơi đỏ mặt: người hộ lý vừa xui bà nói dối. Nhưng bà biết nói thật với Phăngtin cũng là một điều tai hại; có thể làm cho bệnh tình của chị thêm nguy kịch, trong lúc chị đang ốm nặng như thế này. Bà trấn tĩnh ngay được, đưa mắt nhìn chị, bình yên và buồn rầu:
- Ông thị trưởng đi vắng.
Phăngtin ngồi xổm lên, đôi mắt sáng quắc. Một nỗi vui sướng rạng rỡ hiện lên trên nét mặt đau đớn.
- Đi rồi à? Ông đi đón con Côdét đấy! - Chị thét lên.
Rồi chị giơ hai tay lên trời, vẻ mặt vô cùng sung sướng. Đôi mắt chị mấp máy. Chị lẩm bẩm cầu nguyện.
Cầu nguyện xong, chị nói:
- Bà xơ ơi, tôi lại xin nằm xuống nghỉ. Bây giờ ai bảo gì tôi cũng xin theo. Lúc nãy tôi thật không phải, tôi xin lỗi bà, tôi đã nói to; nói to như thế là không nên, tôi cũng biết thế, nhưng bà biết cho tôi quá mà! Chúa Trời thật nhân từ, ông Mađơlen thật nhân từ, bà ơi, ông ấy đi Môngphécmây đón con Côdét nhà tôi đấy.
Chị nằm xuống cùng bà xơ sửa lại cái gối, rồi hôn vào chiếc thánh giá nhỏ bằng bạc bà xơ cho chị, mà chị đang đeo trên cổ.
- Con ạ, bây giờ thì cố nằm yên mà nghỉ, không nên nói nữa.
Phăngtin giơ bàn tay ướt lạnh ra nắm bàn tay bà xơ. Bà xót xa khi thấy bàn tay chị đầy mồ hôi.
- Ông ấy đi Pari sáng nay rồi. Mà thực ra không cần phải qua Pari làm gì. Môngphécmây từ đây đến thì ở xế về bên trái. Bà có nhớ hôm qua, khi nói đến Côdét ông ấy có bảo tôi: “Nó sắp tới, nó sắp tới” không? Ông ấy muốn dành cho tôi một cái vui bất ngờ mà! Bà ạ, ông ấy bảo tôi ký một cái giấy cho vợ chồng Tênácđiê để đón con bé về. Họ không còn nói được vào đâu nữa bà nhỉ? Họ phải trả con Côdét thôi. Vì đã trả đủ tiền cho họ rồi mà. Trả tiền rồi mà còn giữ con tôi lại thì có nhà chức trách. Bà xơ ơi, bà để tôi nói, bà đừng ra hiệu bắt tôi im. Tôi sung sướng quá. Tôi đỡ lắm rồi. Tôi lại thấy đói, muốn ăn đây. Đã gần năm năm rồi không được trông thấy cháu. Bà ơi, bà không thể biết được lòng mẹ thương con như thế nào! Rồi bà xem, cháu nó kháu lắm kia. Bà có biết không, ngón tay nó thon thon, hồng hồng xinh đáo để. Đôi bàn tay ấy sẽ đẹp lắm. Mới đầy năm mà hai bàn tay trông mới dễ ghét chứ! Đẹp thế đấy! Giờ có lẽ nó đã lớn lắm. Bảy tuổi rồi còn gì. Một cô tiểu thư! Tôi vẫn gọi cháu là Côdét, nhưng chính tên nó là Ơphơradi kia… Trời ơi! Hằng bao nhiêu năm mà không nhìn gì đến con cái thế cũng không phải. Phải hiểu rằng đời người có vĩnh viễn đâu! Ồ! Ông thị trưởng lại đi hộ tôi, thực ông ấy tốt bụng quá! Trời rét lắm phải không? Ông ấy có đem áo khoác chứ? Mai thì ông ấy về, phải không bà? Mai thì vui như hội, bà nhỉ? Sáng mai bà nhớ nhắc tôi đội mũ có đăng-ten nhé! Môngphécmây là một vùng rộng lắm đấy. Trước tôi đã đi bộ qua đó. Cũng xa lắm. Nhưng nay thì đã có xe đi nhanh hơn nhiều. Mai thì ông ấy về với Côdét. Đây đến Môngphécmây mấy cây số bà nhỉ?
Bà xơ chẳng rõ xa gần thế nào, đáp:
- Ờ, tôi chắc là đến mai thì ông ấy về.
- Mai! Mai tôi sẽ được thấy Côdét? Bà xơ ơi, bà xem đây này, tôi khỏi bệnh rồi. Tôi mừng đến điên đây này. Ai muốn, tôi nhảy múa cho mà xem.
Cách nhau có mười lăm phút, ai trông thấy Phăngtin lúc nãy và lúc này cũng phải lấy làm lạ. Giờ thì da dẻ chị hồng hào hẳn ra, tiếng nói nhanh nhảu tự nhiên, nét mặt tươi tỉnh. Có lúc lại cười và lẩm bẩm một mình. Cái mừng của người mẹ có khác gì cái mừng của con trẻ!
Bà xơ bảo chị:
- Thôi, giờ thì thích rồi nhé! Nghe tôi, đừng nói chuyện nữa.
Phăngtin đặt đầu xuống gối thì thầm:
- Ừ, nằm xuống sắp được gặp con rồi, phải ngoan lên nhé! Bà xơ Xempơlit nói phải. Ở đây ai cũng phải cả.
Chị nằm yên không động đậy, không quay ngang quay ngửa nữa. Mắt mở to nhìn khắp nơi, dáng sung sướng, chị không nói gì nữa.
Bà xơ buông cửa màn, mong chị sẽ ngủ thiếp đi.
Vào khoảng giữa bảy và tám giờ, thầy thuốc đến. Thấy im lặng, ông tưởng chị ngủ, rón bước vào đến gần bên giường. Ông mở hé cửa màn. Dưới ánh đèn chong, chị đang mở to hai mắt, bình tĩnh nhìn ông. Chị hỏi:
- Thưa ông, có phải người ta sẽ cho cháu cái giường để cháu ngủ cạnh tôi không?
Y sĩ tưởng chị nói sảng. Chị tiếp:
- Ông nhìn hộ xem, còn đủ chỗ đấy chứ!
Ông gọi riêng bà phước ra một chỗ hỏi bà về câu chuyện của Phăngtin. Bà cắt nghĩa rằng nhân việc ông Mađơlen đi vắng một hai ngày, chị ta nghĩ rằng ông thị trưởng đi Môngphécmây, vì chưa rõ thực hư thế nào nên bà tưởng cũng không cần cho chị biết là chị lầm. Với lại biết đâu đoán như chị ta lại hóa ra đúng. Ông thầy thuốc cũng đồng ý ngay.
Ông đến gần Phăngtin. Chị lại nói:
- Ông này, có như thế, sáng dậy tôi mới hỏi han con chó con được và ban đêm, không ngủ tôi mới nằm nghe nó ngủ được, nó thở nhẹ nhàng làm sao, cứ nghe cũng đủ khoan khoái cho tôi rồi.
- Chị đưa tay đây, tôi xem - người thầy thuốc bảo.
Chị vừa giơ tay vừa cười nói:
- A, này! Rõ ràng là ông chưa được biết nhỉ! Tôi khỏi rồi mà. Mai thì con Côdét nó về đây.
Ông thầy thuốc ngạc nhiên. Trông chị khá lên thật, thở đã dễ dàng. Mạch đi đã thấy mạnh. Một thứ sinh lực gì làm cho con người kiệt quệ nay hồi tỉnh lại.
Chị nói tiếp:
- Thưa ông, có phải bà xơ nói ông là ông thị trưởng đã đi tìm con bé?
Ông ta bảo phải giữ thật yên lặng và hết sức tránh những cảm xúc mạnh. Ông dặn cho uống nước Canh-ki-na nguyên chất sắc lên và nếu ban đêm còn sốt nữa thì cho uống thuốc an thần. Ra về ông ta còn dặn bà xơ:
- Khá rồi đấy. Nếu phúc ngày mai ông thị trưởng đem con chị ta về thật thì biết đâu đấy? - Có những bệnh chuyển biến rất lạ, người ta đã thấy có kẻ mừng quá mà khỏi bệnh thật. Bệnh này là nội thương mà nặng lắm rồi. Nhưng biết đâu được những cái chuyện huyền bí ấy! Có lẽ cứu được chị ta cũng nên.
VII
VỪA ĐẾN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐI NGAY
Gần tám giờ, chiếc xe đi trên đường khi nãy mới tiến qua cánh cổng lớn của nhà trạm tỉnh Arát. Người hành khách ta theo dõi từ lâu, bấy giờ bước xuống xe. Ông lơ đãng trả lời những câu mời mọc săn đón của bọn hàng quán, cho người đánh ngựa đưa con ngựa thuê sau về, dắt con ngựa bạch nhỏ xuống tàu ngựa. Rồi ông đẩy cửa bước vào một cái phòng chơi bi-a ở tầng dưới, kéo ghế ngồi, tì tay lên bàn. Quãng đường ông tính bốn tiếng. Nghĩ cho phải thì không phải lỗi tại ông và ông cũng thấy vui vui vì sự đến muộn đó.
Mụ chủ quán bước vào.
- Ông khách có ngủ lại không? Có ăn cơm tối không?
Ông lắc đầu.
- Người hầu ngựa nói rằng ngựa của ông nhọc lắm.
Bây giờ ông mới lên tiếng.
- Sáng mai nó có thể lại đi ngay được không?
- Ồ thưa ông phải để cho nó nghỉ hai ngày là ít.
- Có phải bàn giấy nhà trạm cũng ở ngay đây không?
- Thưa phải.
Mụ chủ quán dẫn ông đến chỗ bàn giấy. Ông đưa giấy thông hành ra và hỏi xem có thể đi xe thư về Môngtơrơi Xuya Me ngay đêm nay được không? Vừa may chỗ bên cạnh người chuyển thư hãy còn. Ông trả tiền và giữ chỗ ấy. Người thư ký dặn ông:
- Thưa ông, phải có mặt ở đây đúng một giờ sáng để xe chạy.
Xong xuôi, ông bước ra khỏi khách sạn, đi về phía các phố.
Ông chưa đến Arát bao giờ, đường phố lại tối, nên cứ đi liều.
Hình như ông cố tình không muốn hỏi thăm đường ai cả. Ông qua con sông Cơranhsông rồi lạc vào một khu toàn những phố nhỏ ngóc ngách.
Một người hàng phố cầm đèn đi qua. Lưỡng lự mãi, ông mới nhìn trước sau như sợ có người nghe thấy và quyết định hỏi:
- Thưa ông, nhờ ông trỏ dùm cho tòa án ở chỗ nào.
Người hàng phố đã có tuổi đáp:
- Ông không phải là người tỉnh này à? Vậy ông theo tôi, tôi cũng đi về phía tòa án đấy, chỗ tỉnh đường mà. Hiện nay tòa án đang sửa chữa, chỗ xử án tạm đặt ở tỉnh đường đây.
- Phiên tòa đại hình cũng xử ở đấy à?
- Tất nhiên. Đây này, tỉnh đường ngày nay nguyên là dinh giám mục trước thời cách mạng đó. Rồi năm 1872 ông Côngdiê làm giám mục có cho xây thêm một phòng khá rộng. Nay phiên tòa lập ở đó.
Đi nửa đường, người ấy lại nói thêm:
- Nếu ông muốn xem thì hơi muộn. Thường thì các phiên toàn tan từ sáu giờ kia.
Lúc đến chỗ công viên, người ấy trỏ cho ông bốn cửa sổ dài còn sáng đèn ở mặt trước một ngôi nhà to lù lù trong bóng tối.
- May cho ông, vừa đến kịp. Ông có trông thấy bốn cái cửa sổ sáng kia không? Chỗ tòa đại hình đấy. Còn đèn sáng, tất là chưa xử xong. Có lẽ việc kéo dài nên tòa họp cả phiên tối. Ông cần biết việc ấy sao? Có phải là một vụ đại hình không? Ông đến làm chứng à?
- Tôi không có việc gì ở phiên tòa cả. Tôi cần gặp ông luật sư.
- Thế thì lại khác. Kia, cửa tòa kia. Người lính gác ở đấy. Ông cứ đi lối cầu thang lớn.
Ông làm y theo lời người hàng phố chỉ dẫn. Một lúc sau, ông bước vào một phòng rất đông người. Đây đó từng nhóm luật sư mặc áo dài đứng lẫn vào đám đông, đang thì thào với nhau.
Cái cảnh những người mặc áo dài đen tụm năm tụm ba ở ngoài phòng án để to nhỏ với nhau vẫn làm cho người ta se lòng lại. Những lời họ nói chẳng mấy khi là những lời nhân từ và thương xót. Thường chỉ là những câu kết án nghĩ trước. Ai đang mơ màng qua đó, cũng tưởng đây là những tổ ong ghê rợn, chứa những bầy ma quái vo ve đang cùng nhau dựng nên đủ mọi kiến trúc tăm tối. Căn buồng rộng chỉ có một ngọn đèn. Trước kia đây là cái phòng đợi trong tòa giám mục; nay dùng làm chỗ tạm nghỉ. Một cái cửa lớn hai cánh đóng chặt ngăn với phòng xử án.
Trong phòng ánh sáng mập mờ, nên ông không ngần ngại hỏi ngay một luật sư mới vừa bắt gặp:
- Thưa ông, xử đến đâu rồi?
- Xong rồi.
- Xong rồi!
Ông nhắc lại bằng một giọng khác thường, khiến người luật sư phải quay lại.
- Thưa ông, tôi hỏi khí không phải, ông là người nhà người ta phải không?
- Không, tôi không quen ai ở đây cả. Thế có kết án không?
- Có chứ. Có cách nào khác được đâu.
- Khổ sai?… Chung thân.
Ông hỏi câu nữa, giọng nhỏ đi, chú ý mới nghe rõ:
- Lý lịch đã được xác định rồi à?
Người trạng sư đáp: Lý lịch gì? Có gì mà phải xác định lý lịch. Vụ án thực giản dị. Mụ ấy đã giết con, tang chứng đầy đủ. Tòa xét không phải là chủ tâm trước nên mới kết án chung thân.
- Thế là một người đàn bà?
- Còn là gì nữa, mụ Limôđanh mà! Ông định nói việc nào?
- Không. Nhưng xong rồi sao phòng xử còn đèn sáng thế?
- Xử đến việc khác, đã bắt đầu được hai giờ rồi.
- Việc gì nữa?
- Ờ, việc này cũng rõ ràng lắm. Tên này là một tên đói khát, một tên tù khổ sai đi đày về, tái phạm về tội ăn trộm. Tôi chẳng nhớ tên nó là gì nữa. Trông mặt nó thực là tay đại bợm. Cứ cái bộ mặt ấy cũng đủ tống cổ nó đi đày khổ sai rồi.
- Thưa ông, có cách gì vào được phòng xử án không?
- Có lẽ cũng khó đấy. Trong phòng đông lắm. Nhưng tòa vừa nghỉ, có nhiều người ra, khi nào tòa tiếp tục, ông thử vào xem.
- Vào lối nào?
- Lối cửa lớn này.
Người luật sư bỏ đi nơi khác. Trong phút chốc ông thấy trăm ngàn nỗi cảm xúc ùa đến một lần làm cho lòng ông rối bời. Lời nói của người ngoài cuộc kia đâm thẳng vào tim ông có lúc như mũi kim lạnh buốt, có lúc lại như lưỡi dao cháy bỏng.
Khi ông được biết là tòa xử chưa xong, ông thở đánh phào một cái. Song ông cũng không thể nói rõ thở phào như thế là vì ông bằng lòng hay là vì ông đau đớn.
Ông đến gần mấy đám đông người nghe xem họ nói gì. Phiên tòa này xử nhiều việc lắm, ông Chánh án phải đưa ra xử hôm nay cho xong hai vụ án giản dị và chóng vánh này. Bắt đầu là vụ giết con, giờ đến vụ tên tù khổ sai, tên tái phạm, tên “ngựa quen đường cũ”. Thằng này có ăn trộm táo, song chứng cứ chưa chắc chắn; điều chắc chắn là nó đã từng đi đày ở Tulông. Cái ấy mới nguy cho nó. Vả tòa đã hỏi cung nó rồi, chứng cứ cũng khai cả rồi; chỉ còn luật sư cãi và công tố buộc tội; nhưng chắc đến nửa đêm mới xong. Thằng ấy thì thế nào cũng bị rồi; ông chưởng lý tài lắm, không kẻ nào bị ông buộc tội mà thoát được! - Ông lại là người tài hoa, biết cả làm thơ kia đấy.
Một người mõ tòa đứng gần cửa vào buồng xử án. Ông lại gần hỏi:
- Thưa ông, sắp mở cửa chưa?
- Cửa không mở nữa đâu.
- Sao thế? Sắp xử lại rồi mà không mở cửa à? Có phải tòa đang nghỉ không?
- Tòa vừa mới tiếp tục, nhưng không mở nữa.
- Tại sao?
- Tại trong phòng chật cả rồi.
- Sao? Không còn lấy một chỗ à?
- Không còn chỗ nào. Cửa đóng rồi. Không ai vào được cả.
Im lặng một lúc, người mõ tòa lại bảo:
- Cũng còn hai ba chỗ nữa sau ghế ông chánh án, nhưng ông chánh án chỉ dành cho những vị khách quen thôi.
Nói xong hắn quay đi.
Ông cúi đầu bước đi, qua phòng đợi, thong thả từng bậc một xuống cầu thang, dáng ngập ngừng. Chừng như ông đang tự hỏi xem nên làm gì. Cuộc tranh đấu bản thân gay go từ hôm qua đến nay vẫn chưa dứt và cứ mỗi lúc lại bắt sang một tình tiết mới. Xuống đến chân cầu thang, ông đứng tựa vào lan can, khoanh tay lại. Bỗng ông mở cúc áo ngoài, rút ví ra, lấy bút chì và mảnh giấy ghé vào chỗ đèn sáng viết vội vàng dòng chữ như sau: Ông Mađơlen thị trưởng Môngtơrơi Xuya Me. Rồi ông bước nhanh lên thang gác, rẽ đám đông, đến thẳng trước mặt người mõ tòa, đưa cho hắn mảnh giấy và dõng dạc bảo:
- Đem cái này vào cho ông Chánh án.
Người mõ tòa cầm lấy mảnh giấy nhìn qua rồi đi vào.
Bình luận facebook