Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 26
QUYỂN VII: VỤ ÁN SĂNGMÁCHIƠ
I
BÀ XƠ XEMPƠLIT
Những sự việc sắp kể sau đây không phải ở Môngtơrơi người ta đều biết. Nhưng chút ít phong thanh cũng đã để lại trong thành phố này một ấn tượng hết sức đặc biệt. Vì thế chúng tôi thấy phải kể tỉ mỉ, chi tiết, nếu không sách này sẽ có thiếu sót lớn. Trong các chi tiết ấy có đôi ba cái có vẻ vô lý nhưng xin cứ giữ nguyên cho đúng sự thật.
Buổi chiều hôm tiếp Giave, ông Mađơlen đến thăm Phăngtin như thường lệ.
Trước khi vào gặp bệnh nhân, ông cho mời bà xơ Xempơlit đến gặp ông.
Hai bà phước trông coi bệnh xá, bà xơ Pecpêtuy và bà xơ Xempơlit đều là những nhà tu hành từ thiện.
Bà xơ Pecpêtuy là một người đàn bà nhà quê giống bao nhiêu người đàn bà quê khác, một bà phước thô vụng, vào cửa Chúa cũng như vào chợ. Bà đi tu cũng như người ta đi làm người nấu bếp. Hạng người như thế kể ra cũng không hiếm. Các dòng tu thường sẵn sàng đón nhận thứ đồ gốm nặng nề, cục kịch đó để dễ nắn theo khuôn khổ của dòng mình. Thực ra những người quê mùa ấy lại cần thiết cho những công việc nặng nhọc ở tu hành, việc biến đổi cũng chẳng vấp váp gì và cũng chẳng cần công phu là mấy. Ở làng bên hay ở nhà tu kín, cái căn bản dốt nát vẫn giống nhau nên anh nhà quê có thể biến ngay thành nhà tu hành dễ dàng như đã được chuẩn bị sẵn. Cái áo lao động nới rộng ra một tý là có ngay cái áo tu hành vậy.
Bà Pecpêtuy là một người đẫy đà, quê ở Martin, gần xứ Pôngtoa. Bà nói giọng địa phương, lại luôn mồm cầu kinh và luôn mồm lẩm bẩm. Thuốc thang cho bệnh nhân bà cũng tùy người, xem mặt. Ai ngoan đạo thì chén thuốc bà sắc nhiều đường, ai giả dối thì bà cho ít. Đối với người ốm thì bà biết dịu dàng. Đối với người sắp chết thì bà càu nhàu cau có ném Chúa vào mặt người ta, còn cầu nguyện cho người sắp chết thì giọng giận dữ, nặng chình chịch, chẳng chút tôn trọng giờ phút lâm chung của họ. Tính bà lại táo tợn và ngay thẳng. Da mặt lúc nào cũng đỏ gay.
Bà xơ Xempơlit người lại trắng như bạch lạp. Hai bà đứng với nhau thì y như cây bạch lạp đặt cạnh cây nến mỡ bò. Thánh Vanhxăng đơ Pôn đã khéo ghi lại một cách tài tình hình ảnh các bà phước bằng những lời thật đẹp, ca ngợi cuộc đời phụng sự đầy kham khổ nhưng tự do, tự nguyện của các bà ấy: “Các bà sẽ coi nhà người bệnh là nhà tù, căn phòng trọ là buồng cấm, nhà thờ chung trong xứ là nhà nguyện, đường phố hoặc nhà thương là nơi tu kín. Tường lũy, song sắt là ở nơi các bà kính vâng lời Chúa, và chiếc khăn che mặt cho các bà chính là đức khiêm tốn của các bà trước mọi người”. Bà xơ Xempơlit là hình ảnh vô cùng sinh động của lý tưởng ấy. Tuổi tác bà không ai có thể đoán đúng được. Hình như lúc trẻ bà cũng không ra trẻ và bây giờ bà có vẻ chẳng bao giờ già được nữa. Bà thật là một con người - tôi không dám nói là một người đàn bà - điềm đạm, khắc khổ, tiếp xúc với người thì dễ dãi nhưng lạnh lùng và chẳng bao giờ nói điều gì sai sự thật. Bà dịu dàng đến mức tưởng như là mỏng mảnh dễ vỡ, thế mà lại rắn chắc hơn cả sắt đá. Bà săn sóc bệnh nhân với những ngón tay búp măng thanh khiết. Có thể nói trong lời ăn tiếng nói của bà có cả sự yên lặng! Bà chỉ nói đủ cái gì đáng nói. Giọng nói của bà lại có cái gì an ủi, có thể đem lại sự tin tưởng trong một phòng xưng tội và say mê trong một phòng tiếp khách. Con người thanh tao ấy mà chịu được chiếc áo vải thô, chắc vì chiếc áo thô kệch đó nhắc nhủ mình thường xuyên nhớ đến Trời, đến Chúa. Có một chi tiết cần nhấn mạnh là bà không bao giờ nói dối, không bao giờ vì một lợi ích gì dù là vô can đối với mình đi nữa, bà lại chịu nói một lời trái với sự thật, sự thật thiêng liêng. Đó là đặc tính của bà, đó cũng là đặc điểm nổi bật trong đức hạnh của bà trong dòng tu, bà gần như nổi tiếng vì cái nết trung thực không gì lay chuyển đó.
Cha Xica nói về bà trong một bức thư gửi cho người điếc - câm Matxiơ như sau: - Chúng ta dù thành thật, ngay thẳng trong trắng đến đâu, cũng không khỏi có tí bợn trong lòng vì một đôi lần nói dối vặt vãnh, không hại gì. Nhưng bà thì dứt khoát không. Thật ra, có cái gọi là dối vặt vãnh, vô hại không? Nói dối là tuyệt đối sai rồi. Vậy thì có thể nào nói dối tí chút được; đã dối là dối, dối là đi theo ma quỷ rồi. Vì quỷ Xa-tăng còn có tên là Lừa dối. Bà ta nghĩ vậy và đã nghĩ vậy nên làm vậy. Vì thế mà người bà ta trắng như trên đã nói. Màu trắng sáng ngời cả trên môi và trên nét mặt làm cho nụ cười cũng trắng mà mắt nhìn cũng trắng. Lương tâm bà trong suốt như gương không tí mạng nhện không mảy bụi nào. Bước vào dòng thánh Vanhxăng đơ Pôn bà lấy tên Xempơlit là có dụng ý riêng. Là vì đó là tên của một bà thánh. Bà này là người có tiếng trung thực, thà chịu khoét hai vú chứ nhất định không chịu nói sai quê quán của mình; giá đừng nhận là sinh ở Xiracuydơ, mà nói sinh ở Xôgiét thì bà ấy đã khỏi bị giết. Bà xơ Xempơlit lấy tên bà này làm tên thánh của mình thật là xứng đáng.
Hồi mới bước vào nhà dòng, bà có hai tật xấu là ham ăn quà và thích nhận thư từ. Hai tật xấu ấy về sau dần dần bà sửa chữa được. Sách vở bà chỉ đọc mỗi một quyển kinh bằng chữ Latinh in chữ thật lớn. Latinh thì bà không hiểu gì nhưng quyển sách thì bà hiểu.
Người đàn bà từ tâm ấy cảm thấy Phăngtin là con người mà đức hạnh tiềm tàng, nên đem lòng thương và hết sức chăm sóc cho riêng chị.
Ông Mađơlen gọi bà ra một nơi dặn dò bà trông nom cho Phăngtin, giọng nói của ông có vẻ lạ lùng khiến về sau bà nhớ mãi. Nói chuyện xong với bà xơ, ông lại gần Phăngtin.
Ngày nào Phăngtin cũng chờ ông Mađơlen đến thăm như người ta chờ một tia sáng mặt trời ấm áp và tươi vui.
Chị bảo các bà xơ:
- Tôi chỉ sống lúc có ông thị trưởng ở đây thôi.
Hôm ấy chị sốt nhiều. Vừa thấy ông Mađơlen chị hỏi ngay:
- Côdét đâu?
Ông cười đáp:
- Nay mai.
Ông đến thăm Phăngtin cũng như mọi ngày. Có điều hôm ấy ông ở lại lâu đến cả giờ chứ không phải nửa giờ như mọi bận. Làm cho Phăngtin hết sức vui mừng. Ông dặn đi dặn lại mọi người đừng để cho chị phải thiếu một thứ gì. Có lúc người ta thấy mặt ông sa sầm nhưng hiểu ngay đó là tại ông thầy thuốc vừa ghé tai ông nói nhỏ:
- Chị ấy yếu đi nhiều.
Sau đó ông trở về thị sảnh và người hầu việc thấy ông chăm chú xem xét bản đồ giao thông toàn quốc trong phòng, rồi lấy giấy ghi vài chữ số bằng bút chì.
II
SỰ TINH Ý CỦA NGƯỜI CHỦ XE XCÔPHƠLE
Ông đi từ thị sảnh đến đầu tỉnh, tìm vào nhà một người cho thuê xe ngựa. Lão ta người xứ Phơlăngđơrơ tên là Xcôphơle.
Con đường gần nhất là qua một phố ít người đi lại, ở đấy có nhà riêng ông cha xứ. Cha là người đạo đức đáng kính và hay giúp đỡ ý kiến cho mọi người. Lúc ông Mađơlen đi ngang qua nhà cha xứ, ngoài đường chỉ có một người đi. Người ấy thấy như thế này: ông đã đi quá chỗ ấy bỗng dừng lại, đứng im một lúc rồi quay về trước cửa nhà cha xứ. Ông giơ tay nắm lấy chày gõ cửa, giơ lên rồi lại đứng im, suy nghĩ. Một chốc sau, đáng lẽ đập chày gọi cửa, ông lại nhẹ nhàng bỏ chày ra, rồi vội vã đi thẳng, thong thả như ban nãy.
Ông Mađơlen đến nhà lão Xcôphơle, thấy lão chữa bộ yên ngựa.
- Ông Xcôphơle ơi, ông có con ngựa nào không?
- Thưa ngài, ngựa nhà tôi con nào cũng hay cả. Nhưng ngài cho thế nào là ngựa hay mới được chứ?
- Là ngựa đi nổi hai mươi dặm một ngày.
- Ối chà, những hai mươi dặm!
- Phải.
- Đóng vào xe?
- Phải.
- Đi một chuyến như thế rồi thì phải nghỉ bao lâu?
- Hôm sau cần thì phải còn sức đi nữa.
- Cũng lại đi trở về con đường ấy?
- Phải.
- Chà! Chà! Lại những hai mươi dặm!
Ông Mađơlen móc túi lấy tờ giấy có ghi bút chì cho chủ ngựa xem. Trong giấy có ghi mấy con số 5, 5, 8 rưỡi.
- Ông thấy không? Tổng cộng mười chín rưỡi, coi như là hai mươi dặm.
- Thưa ngài, tôi có thể thỏa mãn yêu cầu của ngài. Tôi có con ngựa bạch thấp bé. Chắc ngài đã có một đôi lần trông thấy nó rồi. Giống ngựa miền Bulonne hạ đấy. Nó hăng vô cùng. Trước người ta định dùng làm ngựa cưỡi. Nhưng nó có chứng cất hậu, ai cưỡi cũng bị nó quăng xuống đất. Người ta tưởng nó bất kham, chẳng ai biết dùng để làm gì. Thế là tôi mua và đem đóng nó vào xe. Bẩm té ra đúng ý cu cậu, cu cậu trở nên hiền lành như con gái và phi nhanh như gió. Ấy thế mà chớ dại trèo lên lưng cu cậu, cu cậu không để người ta cưỡi đâu. Ai chẳng có tham vọng riêng. Bắt kéo xe thì được, đem ra cưỡi thì không. Con ngựa này hình như nó đã tự bảo như thế thật đấy.
- Vậy nó đi được chứ?
- Hai mươi dặm của ngài, tôi cho là nó đi chưa đến tám tiếng đồng hồ đâu. Mà cứ luôn luôn nước kiệu lớn đấy. Nhưng phải có những điều kiện như thế này.
- Ông cứ nói.
- Điều thứ nhất, đến nửa đường, ngài cho nó nghỉ xả hơi độ một giờ và cho nó ăn, lúc nó ăn ngài phải đứng đó kẻo bọn làm công ở quán trọ nó ăn bớt, vì tôi thấy các quán trọ, lúa ngựa thường hay bị bọn làm công lấy đổi rượu uống chứ ngựa thì chẳng mấy khi được ăn.
- Tôi sẽ đứng đó.
- Điều thứ hai là… Bẩm, xe để chính ngài dùng phải không?
- Phải.
- Bẩm, thế ngài có biết cầm cương không?
- Có.
- Vậy thì ngài đi không thôi, đừng mang theo hành lý để cho ngựa kéo được nhẹ.
- Đồng ý.
- Nhưng ngài không đem theo ai thì xin ngài chịu khó đứng coi ngựa ăn.
- Được rồi.
- Ngài trả cho ba mươi phơrăng một ngày, kể cả ngày nghỉ. Không kém một trinh. Còn tiền lúa ngựa ăn thì về phần ngài chịu.
Ông Mađơlen mở túi lấy ra ba đồng tiền vàng Napôlêông đặt lên bàn:
- Tôi đặt tiền trước cho hai ngày.
- Điều thứ tư, đường trường như thế mà dùng cỗ xe có mui thì e nặng quá làm nhọc ngựa. Xin ngài bằng lòng dùng cỗ xe nhẹ của tôi đây.
- Tôi bằng lòng.
- Xe thì nhẹ nhưng không có mui.
- Không hề gì.
- Ngài có nhớ bây giờ đang là mùa đông không?
Ông Mađơlen không đáp. Chủ ngựa lại nói:
- Và trời đang lạnh lắm đấy.
Ông Mađơlen vẫn không nói gì. Xcôphơle tiếp:
- Lại có thể có mưa nữa.
Ông Mađơlen ngẩng lên bảo:
- Sáng mai, bốn giờ rưỡi, ông mang xe và ngựa đến trước cửa nhà tôi.
- Xin y hẹn. - Lão Xcôphơle lấy móng tay cạo cạo cái vết đen trên mặt bàn, rồi nói tiếp với cái vẻ vô tình mà dân Flamăng thường khéo xen vào cái tinh khôn của họ: “À! Từ nãy đến giờ tôi quên không nghĩ đến. Ngài thị trưởng chưa cho tôi biết ngài đi đâu. Vậy ngài đi đâu thế?”
Từ lúc bắt đầu câu chuyện, lão đã băn khoăn về việc đó rồi nhưng không hiểu sao lão chưa dám nói.
Ông Mađơlen nói:
- Ngựa của ông hai chân trước có khỏe không?
- Bẩm khỏe lắm. Nhưng đến chỗ dốc thì ngài thong thả cho nó nhờ một tí. Con đường ngài đi có nhiều dốc không?
- Đừng quên sáng mai đến đằng nhà tôi đúng bốn giờ rưỡi sáng nhé! - ông Mađơlen trả lời thế rồi bước ra.
Lão chủ ngựa “đực người” ra đúng như lời lão tự nhận sau đó. Ông thị trưởng ra khỏi được ba bốn phút thì lại thấy mở cửa: vẫn là ông ta.
Trông ông có vẻ lạnh lùng và tư lự.
- Này ông Xcôphơle, con ngựa và cái xe ông cho tôi thuê thứ nọ mang thứ kia, cả đôi đáng giá bao nhiêu?
Chủ ngựa cười ha hả:
- Thứ nọ kéo thứ kia chứ, bẩm ngài.
- Cũng được! Thế bao nhiêu?
- Bẩm ngài muốn mua lại hay sao?
- Không. Nhưng cứ phòng xa, tôi muốn đặt tiền ký quỹ cho ông. Khi tôi về, ông trả lại cho tôi. Cái xe và con ngựa ông định giá bao nhiêu?
- Bẩm ngài năm trăm phơrăng.
- Tiền đây.
Ông Mađơlen để tờ giấy bạc lên bàn rồi đi ra, lần này không trở lại nữa.
Lão Xcôphơle bứt đầu bứt tai tiếc rẻ mãi sao không nói một nghìn phơrăng. Thật ra cả cỗ xe và con ngựa chỉ đáng giá một trăm êquy thôi.
Lão gọi vợ ra kể lại đầu đuôi câu chuyện. “Quái cái nhà ông này đi đâu thế nhỉ?” Vợ chồng bàn nhau. Vợ nói: “Ông ấy đi Pari”. Chồng bảo: “Không phải”. Ông thị trưởng bỏ quên mảnh giấy có ghi bút chì trên lò sưởi; lão cầm lấy cố đoán xem. “Năm, sáu và tám rưỡi? Có lẽ đây là những trạm trên đường thiên lý”. Lão quay lại bảo vợ: “Tìm ra rồi. - Thế nào? - Từ đây đến Hetxdanh năm dặm, từ Hetxdanh đến Xanh Pôn sáu dặm, từ Xanh Pôn đến Arát tám dặm rưỡi. Ông ấy đi Arát”.
Lúc ấy ông Mađơlen về đến nhà.
Lúc trở về, ông đi theo con đường khác dài hơn, không đi ngang qua cửa nhà cha xứ nữa. Hình như ông sợ nó cám dỗ. Đến nhà, ông lên ngay phòng riêng và đóng cửa lại. Việc đó cũng thường thôi, vì có hôm ông cũng đi nghỉ sớm được. Tuy thế, mụ gác cổng, đồng thời cũng là người hầu hạ duy nhất của ông, cũng để ý nhận thấy ông tắt đèn từ lúc tám rưỡi, nên gặp người thủ quỹ về sau đi qua, mụ thuật chuyện lại và thêm:
- Ông thị trưởng ốm đau gì phải không? Tôi coi bộ ông ta làm sao ấy.
Người thủ quỹ ở ngay bên phòng dưới ông Mađơlen. Chẳng để ý gì đến lời mụ gác cổng, hắn đi nằm và ngủ ngay. Vào khoảng nửa đêm, hắn giật mình thức giấc. Trong giấc ngủ hắn nghe như có tiếng động ở tầng trên. Hắn lắng tai nghe. Có tiếng chân người đi đi lại lại. Nghe kỹ thì là tiếng giầy của ông Mađơlen. Hắn kinh ngạc vì thường thì trước giờ ông dậy, trong phòng ông không bao giờ có tiếng động. Một lúc sau lại hình như có tiếng tủ mở ra rồi khép lại. Có tiếng bàn ghế dịch đi rồi im lặng, rồi lại có tiếng chân bước. Hắn ngồi nhổm dậy, tỉnh hẳn, nhìn qua cửa kính sang phía tường trước mặt thấy có ánh sáng đo đỏ ở cửa sổ nào chiếu ra. Cứ cái hướng ánh sáng ấy thì đúng là cái cửa sổ phòng ngủ của ông Mađơlen. Ánh sáng lung linh hình như là có ai đốt cái gì chứ không phải thắp đèn. Bóng sáng không in hình nẹp cửa kính, như thế nghĩa là cửa kính không đóng. Trời rét thế này mà mở toang cả cửa sổ cũng là một điều lạ. Hắn quay qua ngủ lại. Một vài giờ sau, hắn lại thức giấc. Vẫn cái bước chân chậm chạp đều đều đi lại ngay ở trên đầu hắn.
Ánh sáng chiếu sang bức tường vẫn còn, nhưng bây giờ nó mờ mờ và êm ả như ánh sáng một ngọn đèn hay một ngọn nến. Cửa sổ vẫn mở toang.
Sau đây là những việc xảy ra trong phòng ông Mađơlen.
I
BÀ XƠ XEMPƠLIT
Những sự việc sắp kể sau đây không phải ở Môngtơrơi người ta đều biết. Nhưng chút ít phong thanh cũng đã để lại trong thành phố này một ấn tượng hết sức đặc biệt. Vì thế chúng tôi thấy phải kể tỉ mỉ, chi tiết, nếu không sách này sẽ có thiếu sót lớn. Trong các chi tiết ấy có đôi ba cái có vẻ vô lý nhưng xin cứ giữ nguyên cho đúng sự thật.
Buổi chiều hôm tiếp Giave, ông Mađơlen đến thăm Phăngtin như thường lệ.
Trước khi vào gặp bệnh nhân, ông cho mời bà xơ Xempơlit đến gặp ông.
Hai bà phước trông coi bệnh xá, bà xơ Pecpêtuy và bà xơ Xempơlit đều là những nhà tu hành từ thiện.
Bà xơ Pecpêtuy là một người đàn bà nhà quê giống bao nhiêu người đàn bà quê khác, một bà phước thô vụng, vào cửa Chúa cũng như vào chợ. Bà đi tu cũng như người ta đi làm người nấu bếp. Hạng người như thế kể ra cũng không hiếm. Các dòng tu thường sẵn sàng đón nhận thứ đồ gốm nặng nề, cục kịch đó để dễ nắn theo khuôn khổ của dòng mình. Thực ra những người quê mùa ấy lại cần thiết cho những công việc nặng nhọc ở tu hành, việc biến đổi cũng chẳng vấp váp gì và cũng chẳng cần công phu là mấy. Ở làng bên hay ở nhà tu kín, cái căn bản dốt nát vẫn giống nhau nên anh nhà quê có thể biến ngay thành nhà tu hành dễ dàng như đã được chuẩn bị sẵn. Cái áo lao động nới rộng ra một tý là có ngay cái áo tu hành vậy.
Bà Pecpêtuy là một người đẫy đà, quê ở Martin, gần xứ Pôngtoa. Bà nói giọng địa phương, lại luôn mồm cầu kinh và luôn mồm lẩm bẩm. Thuốc thang cho bệnh nhân bà cũng tùy người, xem mặt. Ai ngoan đạo thì chén thuốc bà sắc nhiều đường, ai giả dối thì bà cho ít. Đối với người ốm thì bà biết dịu dàng. Đối với người sắp chết thì bà càu nhàu cau có ném Chúa vào mặt người ta, còn cầu nguyện cho người sắp chết thì giọng giận dữ, nặng chình chịch, chẳng chút tôn trọng giờ phút lâm chung của họ. Tính bà lại táo tợn và ngay thẳng. Da mặt lúc nào cũng đỏ gay.
Bà xơ Xempơlit người lại trắng như bạch lạp. Hai bà đứng với nhau thì y như cây bạch lạp đặt cạnh cây nến mỡ bò. Thánh Vanhxăng đơ Pôn đã khéo ghi lại một cách tài tình hình ảnh các bà phước bằng những lời thật đẹp, ca ngợi cuộc đời phụng sự đầy kham khổ nhưng tự do, tự nguyện của các bà ấy: “Các bà sẽ coi nhà người bệnh là nhà tù, căn phòng trọ là buồng cấm, nhà thờ chung trong xứ là nhà nguyện, đường phố hoặc nhà thương là nơi tu kín. Tường lũy, song sắt là ở nơi các bà kính vâng lời Chúa, và chiếc khăn che mặt cho các bà chính là đức khiêm tốn của các bà trước mọi người”. Bà xơ Xempơlit là hình ảnh vô cùng sinh động của lý tưởng ấy. Tuổi tác bà không ai có thể đoán đúng được. Hình như lúc trẻ bà cũng không ra trẻ và bây giờ bà có vẻ chẳng bao giờ già được nữa. Bà thật là một con người - tôi không dám nói là một người đàn bà - điềm đạm, khắc khổ, tiếp xúc với người thì dễ dãi nhưng lạnh lùng và chẳng bao giờ nói điều gì sai sự thật. Bà dịu dàng đến mức tưởng như là mỏng mảnh dễ vỡ, thế mà lại rắn chắc hơn cả sắt đá. Bà săn sóc bệnh nhân với những ngón tay búp măng thanh khiết. Có thể nói trong lời ăn tiếng nói của bà có cả sự yên lặng! Bà chỉ nói đủ cái gì đáng nói. Giọng nói của bà lại có cái gì an ủi, có thể đem lại sự tin tưởng trong một phòng xưng tội và say mê trong một phòng tiếp khách. Con người thanh tao ấy mà chịu được chiếc áo vải thô, chắc vì chiếc áo thô kệch đó nhắc nhủ mình thường xuyên nhớ đến Trời, đến Chúa. Có một chi tiết cần nhấn mạnh là bà không bao giờ nói dối, không bao giờ vì một lợi ích gì dù là vô can đối với mình đi nữa, bà lại chịu nói một lời trái với sự thật, sự thật thiêng liêng. Đó là đặc tính của bà, đó cũng là đặc điểm nổi bật trong đức hạnh của bà trong dòng tu, bà gần như nổi tiếng vì cái nết trung thực không gì lay chuyển đó.
Cha Xica nói về bà trong một bức thư gửi cho người điếc - câm Matxiơ như sau: - Chúng ta dù thành thật, ngay thẳng trong trắng đến đâu, cũng không khỏi có tí bợn trong lòng vì một đôi lần nói dối vặt vãnh, không hại gì. Nhưng bà thì dứt khoát không. Thật ra, có cái gọi là dối vặt vãnh, vô hại không? Nói dối là tuyệt đối sai rồi. Vậy thì có thể nào nói dối tí chút được; đã dối là dối, dối là đi theo ma quỷ rồi. Vì quỷ Xa-tăng còn có tên là Lừa dối. Bà ta nghĩ vậy và đã nghĩ vậy nên làm vậy. Vì thế mà người bà ta trắng như trên đã nói. Màu trắng sáng ngời cả trên môi và trên nét mặt làm cho nụ cười cũng trắng mà mắt nhìn cũng trắng. Lương tâm bà trong suốt như gương không tí mạng nhện không mảy bụi nào. Bước vào dòng thánh Vanhxăng đơ Pôn bà lấy tên Xempơlit là có dụng ý riêng. Là vì đó là tên của một bà thánh. Bà này là người có tiếng trung thực, thà chịu khoét hai vú chứ nhất định không chịu nói sai quê quán của mình; giá đừng nhận là sinh ở Xiracuydơ, mà nói sinh ở Xôgiét thì bà ấy đã khỏi bị giết. Bà xơ Xempơlit lấy tên bà này làm tên thánh của mình thật là xứng đáng.
Hồi mới bước vào nhà dòng, bà có hai tật xấu là ham ăn quà và thích nhận thư từ. Hai tật xấu ấy về sau dần dần bà sửa chữa được. Sách vở bà chỉ đọc mỗi một quyển kinh bằng chữ Latinh in chữ thật lớn. Latinh thì bà không hiểu gì nhưng quyển sách thì bà hiểu.
Người đàn bà từ tâm ấy cảm thấy Phăngtin là con người mà đức hạnh tiềm tàng, nên đem lòng thương và hết sức chăm sóc cho riêng chị.
Ông Mađơlen gọi bà ra một nơi dặn dò bà trông nom cho Phăngtin, giọng nói của ông có vẻ lạ lùng khiến về sau bà nhớ mãi. Nói chuyện xong với bà xơ, ông lại gần Phăngtin.
Ngày nào Phăngtin cũng chờ ông Mađơlen đến thăm như người ta chờ một tia sáng mặt trời ấm áp và tươi vui.
Chị bảo các bà xơ:
- Tôi chỉ sống lúc có ông thị trưởng ở đây thôi.
Hôm ấy chị sốt nhiều. Vừa thấy ông Mađơlen chị hỏi ngay:
- Côdét đâu?
Ông cười đáp:
- Nay mai.
Ông đến thăm Phăngtin cũng như mọi ngày. Có điều hôm ấy ông ở lại lâu đến cả giờ chứ không phải nửa giờ như mọi bận. Làm cho Phăngtin hết sức vui mừng. Ông dặn đi dặn lại mọi người đừng để cho chị phải thiếu một thứ gì. Có lúc người ta thấy mặt ông sa sầm nhưng hiểu ngay đó là tại ông thầy thuốc vừa ghé tai ông nói nhỏ:
- Chị ấy yếu đi nhiều.
Sau đó ông trở về thị sảnh và người hầu việc thấy ông chăm chú xem xét bản đồ giao thông toàn quốc trong phòng, rồi lấy giấy ghi vài chữ số bằng bút chì.
II
SỰ TINH Ý CỦA NGƯỜI CHỦ XE XCÔPHƠLE
Ông đi từ thị sảnh đến đầu tỉnh, tìm vào nhà một người cho thuê xe ngựa. Lão ta người xứ Phơlăngđơrơ tên là Xcôphơle.
Con đường gần nhất là qua một phố ít người đi lại, ở đấy có nhà riêng ông cha xứ. Cha là người đạo đức đáng kính và hay giúp đỡ ý kiến cho mọi người. Lúc ông Mađơlen đi ngang qua nhà cha xứ, ngoài đường chỉ có một người đi. Người ấy thấy như thế này: ông đã đi quá chỗ ấy bỗng dừng lại, đứng im một lúc rồi quay về trước cửa nhà cha xứ. Ông giơ tay nắm lấy chày gõ cửa, giơ lên rồi lại đứng im, suy nghĩ. Một chốc sau, đáng lẽ đập chày gọi cửa, ông lại nhẹ nhàng bỏ chày ra, rồi vội vã đi thẳng, thong thả như ban nãy.
Ông Mađơlen đến nhà lão Xcôphơle, thấy lão chữa bộ yên ngựa.
- Ông Xcôphơle ơi, ông có con ngựa nào không?
- Thưa ngài, ngựa nhà tôi con nào cũng hay cả. Nhưng ngài cho thế nào là ngựa hay mới được chứ?
- Là ngựa đi nổi hai mươi dặm một ngày.
- Ối chà, những hai mươi dặm!
- Phải.
- Đóng vào xe?
- Phải.
- Đi một chuyến như thế rồi thì phải nghỉ bao lâu?
- Hôm sau cần thì phải còn sức đi nữa.
- Cũng lại đi trở về con đường ấy?
- Phải.
- Chà! Chà! Lại những hai mươi dặm!
Ông Mađơlen móc túi lấy tờ giấy có ghi bút chì cho chủ ngựa xem. Trong giấy có ghi mấy con số 5, 5, 8 rưỡi.
- Ông thấy không? Tổng cộng mười chín rưỡi, coi như là hai mươi dặm.
- Thưa ngài, tôi có thể thỏa mãn yêu cầu của ngài. Tôi có con ngựa bạch thấp bé. Chắc ngài đã có một đôi lần trông thấy nó rồi. Giống ngựa miền Bulonne hạ đấy. Nó hăng vô cùng. Trước người ta định dùng làm ngựa cưỡi. Nhưng nó có chứng cất hậu, ai cưỡi cũng bị nó quăng xuống đất. Người ta tưởng nó bất kham, chẳng ai biết dùng để làm gì. Thế là tôi mua và đem đóng nó vào xe. Bẩm té ra đúng ý cu cậu, cu cậu trở nên hiền lành như con gái và phi nhanh như gió. Ấy thế mà chớ dại trèo lên lưng cu cậu, cu cậu không để người ta cưỡi đâu. Ai chẳng có tham vọng riêng. Bắt kéo xe thì được, đem ra cưỡi thì không. Con ngựa này hình như nó đã tự bảo như thế thật đấy.
- Vậy nó đi được chứ?
- Hai mươi dặm của ngài, tôi cho là nó đi chưa đến tám tiếng đồng hồ đâu. Mà cứ luôn luôn nước kiệu lớn đấy. Nhưng phải có những điều kiện như thế này.
- Ông cứ nói.
- Điều thứ nhất, đến nửa đường, ngài cho nó nghỉ xả hơi độ một giờ và cho nó ăn, lúc nó ăn ngài phải đứng đó kẻo bọn làm công ở quán trọ nó ăn bớt, vì tôi thấy các quán trọ, lúa ngựa thường hay bị bọn làm công lấy đổi rượu uống chứ ngựa thì chẳng mấy khi được ăn.
- Tôi sẽ đứng đó.
- Điều thứ hai là… Bẩm, xe để chính ngài dùng phải không?
- Phải.
- Bẩm, thế ngài có biết cầm cương không?
- Có.
- Vậy thì ngài đi không thôi, đừng mang theo hành lý để cho ngựa kéo được nhẹ.
- Đồng ý.
- Nhưng ngài không đem theo ai thì xin ngài chịu khó đứng coi ngựa ăn.
- Được rồi.
- Ngài trả cho ba mươi phơrăng một ngày, kể cả ngày nghỉ. Không kém một trinh. Còn tiền lúa ngựa ăn thì về phần ngài chịu.
Ông Mađơlen mở túi lấy ra ba đồng tiền vàng Napôlêông đặt lên bàn:
- Tôi đặt tiền trước cho hai ngày.
- Điều thứ tư, đường trường như thế mà dùng cỗ xe có mui thì e nặng quá làm nhọc ngựa. Xin ngài bằng lòng dùng cỗ xe nhẹ của tôi đây.
- Tôi bằng lòng.
- Xe thì nhẹ nhưng không có mui.
- Không hề gì.
- Ngài có nhớ bây giờ đang là mùa đông không?
Ông Mađơlen không đáp. Chủ ngựa lại nói:
- Và trời đang lạnh lắm đấy.
Ông Mađơlen vẫn không nói gì. Xcôphơle tiếp:
- Lại có thể có mưa nữa.
Ông Mađơlen ngẩng lên bảo:
- Sáng mai, bốn giờ rưỡi, ông mang xe và ngựa đến trước cửa nhà tôi.
- Xin y hẹn. - Lão Xcôphơle lấy móng tay cạo cạo cái vết đen trên mặt bàn, rồi nói tiếp với cái vẻ vô tình mà dân Flamăng thường khéo xen vào cái tinh khôn của họ: “À! Từ nãy đến giờ tôi quên không nghĩ đến. Ngài thị trưởng chưa cho tôi biết ngài đi đâu. Vậy ngài đi đâu thế?”
Từ lúc bắt đầu câu chuyện, lão đã băn khoăn về việc đó rồi nhưng không hiểu sao lão chưa dám nói.
Ông Mađơlen nói:
- Ngựa của ông hai chân trước có khỏe không?
- Bẩm khỏe lắm. Nhưng đến chỗ dốc thì ngài thong thả cho nó nhờ một tí. Con đường ngài đi có nhiều dốc không?
- Đừng quên sáng mai đến đằng nhà tôi đúng bốn giờ rưỡi sáng nhé! - ông Mađơlen trả lời thế rồi bước ra.
Lão chủ ngựa “đực người” ra đúng như lời lão tự nhận sau đó. Ông thị trưởng ra khỏi được ba bốn phút thì lại thấy mở cửa: vẫn là ông ta.
Trông ông có vẻ lạnh lùng và tư lự.
- Này ông Xcôphơle, con ngựa và cái xe ông cho tôi thuê thứ nọ mang thứ kia, cả đôi đáng giá bao nhiêu?
Chủ ngựa cười ha hả:
- Thứ nọ kéo thứ kia chứ, bẩm ngài.
- Cũng được! Thế bao nhiêu?
- Bẩm ngài muốn mua lại hay sao?
- Không. Nhưng cứ phòng xa, tôi muốn đặt tiền ký quỹ cho ông. Khi tôi về, ông trả lại cho tôi. Cái xe và con ngựa ông định giá bao nhiêu?
- Bẩm ngài năm trăm phơrăng.
- Tiền đây.
Ông Mađơlen để tờ giấy bạc lên bàn rồi đi ra, lần này không trở lại nữa.
Lão Xcôphơle bứt đầu bứt tai tiếc rẻ mãi sao không nói một nghìn phơrăng. Thật ra cả cỗ xe và con ngựa chỉ đáng giá một trăm êquy thôi.
Lão gọi vợ ra kể lại đầu đuôi câu chuyện. “Quái cái nhà ông này đi đâu thế nhỉ?” Vợ chồng bàn nhau. Vợ nói: “Ông ấy đi Pari”. Chồng bảo: “Không phải”. Ông thị trưởng bỏ quên mảnh giấy có ghi bút chì trên lò sưởi; lão cầm lấy cố đoán xem. “Năm, sáu và tám rưỡi? Có lẽ đây là những trạm trên đường thiên lý”. Lão quay lại bảo vợ: “Tìm ra rồi. - Thế nào? - Từ đây đến Hetxdanh năm dặm, từ Hetxdanh đến Xanh Pôn sáu dặm, từ Xanh Pôn đến Arát tám dặm rưỡi. Ông ấy đi Arát”.
Lúc ấy ông Mađơlen về đến nhà.
Lúc trở về, ông đi theo con đường khác dài hơn, không đi ngang qua cửa nhà cha xứ nữa. Hình như ông sợ nó cám dỗ. Đến nhà, ông lên ngay phòng riêng và đóng cửa lại. Việc đó cũng thường thôi, vì có hôm ông cũng đi nghỉ sớm được. Tuy thế, mụ gác cổng, đồng thời cũng là người hầu hạ duy nhất của ông, cũng để ý nhận thấy ông tắt đèn từ lúc tám rưỡi, nên gặp người thủ quỹ về sau đi qua, mụ thuật chuyện lại và thêm:
- Ông thị trưởng ốm đau gì phải không? Tôi coi bộ ông ta làm sao ấy.
Người thủ quỹ ở ngay bên phòng dưới ông Mađơlen. Chẳng để ý gì đến lời mụ gác cổng, hắn đi nằm và ngủ ngay. Vào khoảng nửa đêm, hắn giật mình thức giấc. Trong giấc ngủ hắn nghe như có tiếng động ở tầng trên. Hắn lắng tai nghe. Có tiếng chân người đi đi lại lại. Nghe kỹ thì là tiếng giầy của ông Mađơlen. Hắn kinh ngạc vì thường thì trước giờ ông dậy, trong phòng ông không bao giờ có tiếng động. Một lúc sau lại hình như có tiếng tủ mở ra rồi khép lại. Có tiếng bàn ghế dịch đi rồi im lặng, rồi lại có tiếng chân bước. Hắn ngồi nhổm dậy, tỉnh hẳn, nhìn qua cửa kính sang phía tường trước mặt thấy có ánh sáng đo đỏ ở cửa sổ nào chiếu ra. Cứ cái hướng ánh sáng ấy thì đúng là cái cửa sổ phòng ngủ của ông Mađơlen. Ánh sáng lung linh hình như là có ai đốt cái gì chứ không phải thắp đèn. Bóng sáng không in hình nẹp cửa kính, như thế nghĩa là cửa kính không đóng. Trời rét thế này mà mở toang cả cửa sổ cũng là một điều lạ. Hắn quay qua ngủ lại. Một vài giờ sau, hắn lại thức giấc. Vẫn cái bước chân chậm chạp đều đều đi lại ngay ở trên đầu hắn.
Ánh sáng chiếu sang bức tường vẫn còn, nhưng bây giờ nó mờ mờ và êm ả như ánh sáng một ngọn đèn hay một ngọn nến. Cửa sổ vẫn mở toang.
Sau đây là những việc xảy ra trong phòng ông Mađơlen.