Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 25
QUYỂN VI: GIAVE
I
BẮT ĐẦU YÊN NGHỈ
Ông Mađơlen sai người vực Phăngtin về bệnh xá thợ thuyền đặt ngay ở nhà riêng của ông. Ông giao chị cho hai bà xơ trông nom. Đặt chị vào giường nằm thì chị lên cơn sốt nặng. Một phần đêm chị mê sảng, nói huyên thuyên. Nhưng sau rồi chị cũng ngủ yên.
Mãi đến trưa hôm sau, Phăngtin mới tỉnh dậy. Nghe có tiếng người thở ở đầu giường, chị vạch màn trông ra thì thấy ông Mađơlen đang đứng yên nhìn vật gì ở trên đầu giường. Con mắt của ông đầy vẻ trắc ẩn, lo âu và hình như cầu khẩn. Chị trông theo thì thấy ông đương chăm chắm nhìn cây thánh giá đóng ở trên tường.
Trong tâm trí Phăngtin, hình ảnh ông Mađơlen đã khác trước. Trông ông như có ánh hào quang tỏa ra. Ông mê mải như đang cầu nguyện. Chị nhìn ông một lúc lâu không dám lên tiếng, mãi sau chị mới khẽ hỏi:
- Thưa ông, ông làm gì đấy?
Ông Mađơlen đứng ở đó đã một tiếng đồng hồ. Ông chờ Phăngtin tỉnh dậy. Ông nắm lấy tay chị, nghe mạch rồi hỏi:
- Cô thấy trong mình thế nào?
- Thưa khá. Tôi ngủ được. Hình như khỏe hơn nhiều. Chắc không việc gì.
Bây giờ ông mới trả lời câu hỏi đầu tiên của chị, làm như vừa mới nghe ra:
- Tôi cầu nguyện Chúa khổ nạn ở trên kia.
Trong thâm tâm ông muốn nói thêm: vì người đàn bà khổ nạn dưới này.
Cả đêm hôm qua và sáng hôm nay ông Mađơlen đi dò hỏi về việc Phăngtin. Bây giờ ông biết rõ tất cả những tình tiết thương tâm trong đời chị. Ông nói tiếp:
- Cô là một người mẹ đau khổ. Thôi, không nên thở than nữa, cũng nhờ thế mà ngày nay cô mới hưởng quả phúc. Loài người làm nên thiên thần như thế đó. Không phải lỗi ở họ: họ có biết cách gì khác hơn đâu. Cô xem đấy, cảnh địa ngục cô vừa thoát khỏi chính là tầng thứ nhất của thiên đường. Phải qua đó trước.
Ông thở dài não nuột. Còn Phăngtin thì nhìn vào ông mỉm cười một nụ cười huyền diệu, tuy có khuyết hai chiếc răng.
Cũng trong đêm ấy, Giave viết một bức thư. Sáng sớm hôm sau hắn thân hành đến tận nhà bưu điện Môngtơrơi để gửi. Thư gửi đi Pari, đề: “Kính đệ ông Sabuiê, bí thư của ông giám đốc sở cảnh sát”.
Cũng vì câu chuyện ở bót cảnh vệ đồn đại ra ngoài nên bà phụ trách bưu chính và một vài người thóc mách trông thấy phong thư và nhận ra chữ Giave thì đoán là hắn đệ đơn xin từ chức.
Về phần ông Mađơlen, ông viết thư ngay cho vợ chồng Tênácđiê, Phăngtin nợ chúng một trăm hai mươi phơrăng, ông gửi cho chúng ba trăm. Ông bảo chúng trừ đi các khoản còn lại thì dùng làm chi phí để đưa con Côdét đến Môngtơrơi, mẹ nó đang ốm cần được gặp nó.
Bức thư làm cho Tênácđiê lóa mắt. Hắn bảo vợ:
- Mẹ kiếp, chớ buông con bé ra! Ai ngờ con chim sâu lại sắp hóa ra con bò sữa. Tao đoán ra rồi. Chắc lại có thằng ngốc dại gái nào ăn phải bùa con mẹ nó đây chứ gì!
Nó phúc đáp bằng một tờ kê nợ năm trăm linh mấy phơrăng, làm rất khéo. Tờ kê có đính hóa đơn không ai có thể ngờ vực, một cái của thầy thuốc, một cái của hiệu bào chế. Cộng trên ba trăm phơrăng. Đó là những đơn thật trong dịp hai đứa con nó bị ốm một trận lớn chứ con Côdét có đau ốm gì. Vấn đề là ở chỗ khéo chữa tên đi. Dưới tờ khai, Tênácđiê ghi chú: tạm nhận ba trăm phơrăng.
Ông Mađơlen lập tức gửi thêm ba trăm phơrăng với mấy chữ: “Đưa con Côdét sang ngay”. Thấy thế, Tênácđiê lại bảo:
- Trời! Thế này thì lại càng phải giữ rịt lấy con bé.
Bệnh tình của Phăngtin vẫn không đỡ. Chị vẫn nằm ở nhà thương.
Khi nhận săn sóc cho “thứ gái đĩ ấy”, các bà xơ có ý ghê tởm. Ai đã xem những bức khắc chìm ở Remxơ chắc còn nhớ hình các trinh nữ đoan chính bĩu môi trước những chị em lẳng lơ. Còn các việc thời cổ thì những đạo cô thanh tâm khinh bỉ những hạng người lang chạ từ xưa chẳng qua là những phản ứng tự nhiên của lòng tự trọng sâu xa của phụ nữ. Các bà xơ cũng phản ứng như vậy nhưng mãnh liệt hơn vì các bà là những kẻ đi đạo Chúa. Nhưng chỉ vài ngày sau, Phăngtin đã lấy được cảm tình của các bà. Chị ăn nói dịu ngọt và khiêm tốn, nhất là tấm lòng mẹ của chị đã làm cho các bà cảm động. Một hôm các bà nghe thấy chị nói giữa cơn sốt nặng: “Tôi là một người tội lỗi, song lúc nào con tôi được đến với tôi thì tức là Chúa đã tha thứ cho tôi. Khi trước tôi còn là con người hư hỏng, tôi không dám đem con Côdét về nhà, tôi không nỡ để con tôi phải nhìn tôi ngơ ngác và buồn rầu. Thế nhưng lại chính vì chút máu rơi ấy mà thân tôi nên nông nỗi này. Chính vì thế mà Chúa tha thứ cho tôi. Bao giờ con Côdét ở đây, lúc ấy là lúc tôi chịu phúc Chúa ban cho. Tôi sẽ nhìn nó, nhìn cái mặt ngây thơ vô tội ấy thì lòng tôi cũng hồ hởi ra. Nó không biết gì hết. Nó đương còn là thiên thần, phải không các bà xơ? Ở vào tuổi ấy, cánh thiên thần đã rụng đâu!”
Ông Mađơlen mỗi ngày đến thăm Phăngtin hai lần, lần nào chị cũng hỏi:
- Con Côdét sắp về chưa?
Ông trả lời:
- Có lẽ sáng mai. Tôi nhờ đón nó đây, không sớm thì chiều thôi.
Nét mặt xanh xao của người mẹ rạng rỡ lên:
- Ôi chao ôi! Tôi sẽ sung sướng biết là chừng nào!
Như trên đã nói, bệnh tình của Phăngtin không thuyên giảm, trái lại mỗi ngày một thêm trầm trọng. Nắm tuyết giá lạnh áp vào giữa hai xương bả vai làm cho mồ hôi không thoát ra được, do đó chứng bệnh âm ỉ xưa nay bùng phát ra dữ dội. Người ta bắt đầu chữa bệnh phổi cho chị theo một phương pháp đang còn thí nghiệm.
Thầy thuốc nghe ngực Phăngtin rồi lắc đầu. Ông Mađơlen hỏi:
- Thế nào?
- Hình như người này có đứa con, chị muốn được thấy mặt?
- Vâng.
- Nếu vậy ông nên mau cho tìm con chị về.
Ông Mađơlen giật mình.
Phăngtin hỏi:
- Thầy thuốc bảo thế nào, thưa ông?
Ông Mađơlen gượng cười:
- Ông ấy bảo phải tìm ngay cháu bé về đây. Có nó cô sẽ khỏe ngay.
- Ồ, thật thế đấy! Nhưng không hiểu vì lẽ gì mà vợ chồng Tênácđiê cứ giữ mãi con Côdét thế nhỉ? Trời ơi! Nó sắp về rồi. Thôi, lần này thì hạnh phúc chẳng còn xa xôi gì nữa!
Nhưng tên Tênácđiê nhất định “không chịu buông con bé”. Nó viện đủ mọi lý do, chẳng đâu vào đâu cả! Nào là con Côdét ươn mình, như thế thì trời mùa đông thế này không thể lên đường được, nào là còn mấy món nợ vặt kêu réo quá, nó đang lục tìm các hóa đơn…
Ông Mađơlen bảo:
- Tôi phải cho người đi mang con Côdét về mới được. Nếu cần tôi sẽ đi lấy.
Phăngtin bèn đọc cho ông viết một bức thư rồi chị ký xuống dưới:
Ông Tênácđiê,
Ông giao con Côdét cho người này. Người ta sẽ trả đủ những khoản vặt vãnh còn thiếu. Trân trọng kính chào ông.
Giữa lúc ấy lại xảy ra một biến cố nghiêm trọng. Cuộc đời của chúng ta như gọt trong một khối đá huyền bí, dù chúng ta có dày công mài giũa thế nào đi nữa, dạng vân đen của số mệnh cũng vẫn mãi mãi hiện lên.
II
THẾ NÀO MÀ GIĂNG LẠI HÓA RA SĂNG
Một buổi sáng, ông Mađơlen ở trong phòng giấy, đang giải quyết nốt mấy việc khẩn thiết của tòa thị chính, phòng khi ông phải đích thân đi Môngphécmây. Có người báo viên thanh tra cảnh sát Giave xin vào yết kiến. Nghe thấy nói đến Giave, ông Mađơlen không nén được một cảm giác khó chịu. Từ ngày xảy ra việc lôi thôi ở sở cảnh sát, Giave càng lánh mặt ông và ông cũng không gặp hắn lần nào nữa.
- Cho vào.
Giave bước vào.
Ông Mađơlen vẫn ngồi bên lò sưởi, tay cầm bút, mắt để vào tập hồ sơ mà ông vừa giở từng tờ vừa phê chú. Đó là những biên bản vi cảnh. Ông không bỏ công việc vì Giave. Thấy nói đến hắn, ông không thể không nghĩ thương cho Phăngtin, cho nên ông làm mặt lạnh.
Giave chào ông thị trưởng rất cung kính. Ông ngồi quay lưng về phía hắn, tay không ngừng ghi chú.
Giave bước lên hai ba bước và yên lặng chờ.
Người thầy tướng nào đã theo dõi tâm linh Giave, biết Giave là con người man rợ phục vụ văn minh, là sự hỗn hợp kỳ dị của người La Mã và người Spác,[66] của người thầy tu và anh cai lính, là tên gián điệp không nói dối, thằng mật thám trong sạch, người ấy lại từng biết hắn có thành kiến ngầm từ lâu với ông Mađơlen và đã xung đột với ông về vụ Phăngtin, nếu người thầy tướng ấy lúc bấy giờ lại trông thấy Giave thì hẳn phải tự hỏi: “Có việc gì xảy ra thế?”
[66] Người La Mã cương nghị, tôn trọng nhiệm vụ; người Spác anh dũng và khắc khổ
Ai đã biết rõ Giave là người ngay thẳng, minh bạch, thành thực, liêm khiết, nghiêm khắc và ác liệt tất đoán ra là hắn vừa mới sống qua một diễn biến nội tâm lớn lao. Giave không có ý nghĩ gì mà không hiện ngay lên nét mặt. Hắn cũng như những người cục khác, dễ bốc nóng và cũng dễ lành. Nhưng không bao giờ lại thấy vẻ mặt hắn kỳ lạ và bất ngờ như lúc này. Lúc vào, hắn cúi chào ông Mađơlen, nét mặt không có chút gì là hờn oán, giận dỗi và nghi ngờ gì nữa. Hắn dừng lại cách ghế ông vài bước và hắn đứng yên. Dáng điệu của hắn rất là phục tòng. Hắn vừa thô kệch, vừa thật thà, vừa nghiêm lạnh, như một người chưa bao giờ dịu ngọt, nhưng luôn nhẫn nại. Hắn đứng chờ, hắn không nói, không nhúc nhích chân tay; hắn khúm núm một cách thành khẩn và kiên trì một cách bình tĩnh, mặc cho ông thị trưởng lúc nào muốn quay lưng lại thì quay, tay hắn cầm mũ, mắt nhìn xuống, dáng người hắn vừa giống anh lính đứng trước người sĩ quan, vừa giống tên tội phạm đứng trước quan tòa. Bao nhiêu tính tình cũng như bao nhiêu ý nghĩ người ta thường gán cho hắn nay không thấy một tý gì cả. Khuôn mặt kín và thật như đá của hắn đượm một vẻ buồn bã vô hạn. Tất cả con người hắn là sự biểu hiện của sự hạ mình, sự kiên quyết và sự cam chịu can đảm.
Mãi sau, ông thị trưởng bỏ bút quay lại:
- Thế nào? Cái gì đó? Có việc gì thế, ông Giave?
Giave đứng lặng một hồi. Khi hắn trả lời thì giọng hắn trang nghiêm mà buồn buồn, nhưng vẫn thật thà đơn giản:
- Bẩm ông thị trưởng, có một việc vi phạm nặng.
- Việc gì?
- Bẩm, có một viên chức cấp dưới vô lễ đối với quan trên, vô lễ rất nặng. Bổn phận tôi là báo cáo việc ấy với ngài.
- Viên chức cấp dưới ấy là ai thế?
- Là tôi.
- Là ông? Thế vị quan trên kia là ai?
- Thưa ông, là ngài thị trưởng.
Ông Mađơlen ngồi thẳng người lên. Giave vẫn nghiêm khắc cúi mặt nói tiếp:
- Thưa ông, tôi đến xin ông tư lên cấp trên cách chức tôi.
Ông Mađơlen kinh ngạc, há miệng toan nói, Giave không để ông nói, vẫn tiếp:
- Tôi biết thế nào ông cũng hỏi sao tôi không xin từ chức, nhưng từ chức còn nhẹ quá. Từ chức còn là danh giá. Tôi đã phạm lỗi phải chịu trừng phạt, nhà nước phải đuổi tôi về mới đúng.
Ngừng một tí, hắn lại nói:
- Thưa ông, hôm nọ ông nghiêm khắc với tôi một cách bất công. Hôm nay thì xin ông lấy công tâm mà nghiêm khắc cho.
Ông Mađơlen kêu lên:
- Thế nào mới được chứ? Cái gì mà lý sự khó hiểu thế? Như thế nghĩa là thế nào? Ông xúc phạm tôi ở chỗ nào? Ông đã làm gì tôi? Ông có lỗi gì đối với tôi? Ông tự buộc tội ông, yêu cầu thay ông…
- Đuổi về.
- Ừ thì đuổi về, đúng đấy. Nhưng tôi không hiểu gì cả?
- Thưa ông thị trưởng, để tôi xin nói rõ.
Giave thở dài não ruột. Vẫn buồn rầu, vẫn nghiêm nghị hắn nói:
- Thưa ông, cách đây sáu tuần lễ, cái ngày có chuyện lôi thôi về người gái điếm ấy, tôi giận quá nên đi tố cáo ông.
- Tố cáo!
- Vâng, tố cáo với ông giám đốc cảnh sát Pari.
Ông Mađơlen vốn cũng như Giave không mấy khi cười, nghe thấy thế cũng phải phì cười.
- Tố cáo thị trưởng đã xâm phạm quyền hạn của cảnh sát?
- Không. Tố cáo ngài là một tên tù khổ sai cũ.
Mặt ông thị trưởng tái nhợt.
Giave vẫn cúi đầu nói tiếp:
- Tôi cho là như thế. Từ lâu tôi tưởng tượng ra như vậy. Dáng người giống nhau, việc ông hỏi han tìm tòi ở Phavơrôn, cái sức khỏe của ông, chuyện ông cứu Phôsơlơvăng, tài bắn súng của ông, bước đi hơi khập khiễng của ông và còn gì nữa, biết bao nhiêu thứ! Toàn là nhảm nhí! Thế mà tôi đã đồ rằng ông là một thằng tên là Giăng Vangiăng…
- Một thằng tên là?… Ông nói tên là gì?
- Giăng Vangiăng. Một thằng tù khổ sai mà tôi được biết hai mươi năm trước đây, khi tôi còn là cai ngục ở Tulông. Mãn hạn tù, hình như tên Giăng Vangiăng lại ăn trộm ở nhà một ông giám mục. Rồi hắn lại cầm khí giới cướp giật một thằng bé Xavoa giữa đường cái quan. Đã tám năm nay hắn trốn biệt, không biết bằng cách nào, tìm mãi không ra. Tôi thì cứ tưởng là… Thế rồi tôi làm thật! Cũng là do tôi giận. Tôi đã tố cáo ông với người giám đốc cảnh sát.
Ông Mađơlen từ nãy lại cầm tập hồ sơ xem. Hoàn toàn bình thản, ông hỏi:
- Thế người ta bảo làm sao?
- Là tôi điên.
- Thật ư?
- Người ta nói có lý, tôi điên thật.
- Cũng may là ông tự biết.
- Bẩm không biết thế nào được, người ta đã bắt được chính tên Giăng Vangiăng rồi!
Tờ giấy ông Mađơlen đương cầm lìa khỏi tay. Ông ngẩng lên nhìn chằm chằm vào mặt Giave, nói giọng khó tả:
- À!
Giave vẫn nói:
- Thưa ngài, đầu đuôi thế này. Nghe như ở miền này, về phía Aidi Lơhôclôsê có một thằng cha gọi là SăngMáchiơ. Hắn nghèo khổ lắm, không ai để ý. Cái ngữ ấy chẳng biết chúng sống bằng cách nào. Mùa thu gần đây, lão SăngMáchiơ bị bắt về tội trộm táo ở vườn nhà tên… thôi cũng không cần nhớ làm gì. Đã xét nghiệm là trộm có trèo tường, bẻ cây. Người ta bắt lão SăngMáchiơ, tay lão còn cầm một cành táo. Người ta giam lão lại. Đến đây mới chỉ là một vụ thường phạm thôi. Nhưng rồi mới biết quả thật có lưới Trời! Vì nhà giam đổ nát, quan dự thẩm cho đưa SăngMáchiơ về nhà lao Arát. Ở nhà lao Arát có tên Bơrơvê vốn là tù khổ sai mãn hạn, nay không biết về tội gì lại phải giam. Hắn tỏ ra biết hối cải nên được lấy lên coi cổng. Thưa ngài, vừa giải tên SăngMáchiơ đến thì tên Bơrơvê đã kêu ngay lên: “Ô này! Tớ biết thằng này mà! Cùng bọn khổ sai trước cả đây. Nhìn tớ xem nào! Cậu là Giăng Vangiăng!” SăngMáchiơ làm bộ ngớ ngẩn:
- Giăng Vangiăng! Giăng Vangiăng nào nhỉ?
- Thôi, đừng vờ vịt nữa. Mày chính là Giăng Vangiăng! Mày trước có ở ngục Tulông. Đã hai mươi năm nay rồi. Bọn mình ở với nhau mãi mà!
Thằng SăngMáchiơ chối. Ối chà! Còn lạ gì. Người ta điều tra, người ta xoắn vào chuyện ấy và người ta tìm ra thế này:
Trước đây khoảng ba mươi năm. Tên SăngMáchiơ làm nghề xén cây ở nhiều nơi, nhất là Phavơrôn. Đến đây thì mất dấu vết nó. Mãi bao nhiêu năm sau mới thấy lại nó ở Ôvécnhơ, rồi ở Pari; nó khai rằng ở đấy nó làm nghề chữa xe và có một đứa con gái làm thợ giặt, nhưng chẳng có bằng chứng gì cả. Rồi nó đến ở xứ này. Thế còn Giăng Vangiăng trước khi vào tù vì tội trộm thì làm nghề gì? Cũng xén cây. Ở đâu? Cũng Phavơrôn. Lại còn một sự kiện nữa: Thằng Giăng Vangiăng ấy, tên thánh nó là Giăng và tên mẹ nó là Máchiơ. Có lạ gì! Đi tù về nó lấy tên họ mẹ để đổi tên nó thành Giăng Máchiơ cho dễ trốn tránh. Thế rồi nó đến ở Ôvecnhơ. Ở đấy tiếng Giăng giọng địa phương đọc ra Săng, cho nên mới gọi là SăngMáchiơ. Nó cứ để vậy và thế là nó hóa ra SăngMáchiơ. Thưa, ngài vẫn theo dõi câu chuyện đấy chứ? Người ta cho hỏi ở Phavơrôn, gia đình Giăng Vangiăng không còn ai. Chẳng biết là phiêu bạt đi đâu. Bẩm, ngài còn lạ gì, ở các tầng lớp hạ lưu ấy, những chuyện cả một gia đình tiêu biến đi không phải là hiếm. Tìm mãi mà chẳng thấy gì. Cái hạng ấy nếu không là bùn nhơ thì cũng là tro bụi thôi. Vả lại đầu mối câu chuyện cách đây ba mươi năm, ở Phavơrôn không còn ai biết Giăng Vangiăng nữa. Người ta hỏi ở Tulông. Ngoài tên Bơrơvê chỉ còn hai tên khổ sai nữa có biết Giăng Vangiăng, hai thằng khổ sai chung thân Côsơpay và Sơniđiơ. Lôi hai thằng ấy đem đi nhận diện. Gặp nhau, chúng nó nhận ra ngay. Cả ba đều nói đó là Giăng Vangiăng. Cũng tuổi ấy, năm mươi tư, cũng vóc người ấy, cũng dáng điệu ấy. Nghĩa là đích thị nó. Giữa lúc ấy thì tôi gửi giấy tố cáo ngài ở vụ cảnh sát Trung ương. Họ trả lời rằng tôi mất trí bởi vì tên Giăng Vangiăng hiện đang bị giam cứu tại Arát. Ngài tưởng tượng xem tôi ngạc nhiên thế nào, vì tôi cứ đinh ninh rằng đã nắm cổ tên Giăng Vangiăng ở đây rồi! Tôi bèn viết thư cho ông dự thẩm. Ông ta cho đòi tôi đến và đem tên SăngMáchiơ ra đối chứng…
- Kết quả là thế nào?
Giave thẳng thắn và buồn rầu nói:
- Thưa ngài, chân lý vẫn là chân lý. Tôi bực lắm, nhưng quả thật thằng ấy là Giăng Vangiăng rồi. Tôi cũng nhận ra nó.
Ông Mađơlen khe khẽ hỏi:
- Ông có chắc không?
Giave cười một cách đau đớn, tỏ ra mình chắc chắn cả mười phần.
- Thưa, chắc.
Hắn đứng lặng một lát, dáng suy nghĩ, ngón tay tự nhiên mân mê đĩa mùn cưa thấm mực để trên bàn. Hắn nói tiếp:
- Hơn thế nữa, bây giờ tôi được nhìn mặt chính tên Giăng Vangiăng rồi, tôi không hiểu làm sao trước kia tôi lại có thể lầm được. Thưa ông thị trưởng, xin ông tha lỗi cho tôi.
Kiêu hãnh như hắn mà chịu van xin khuất phục một người sáu tuần lễ trước đây đã làm hắn mất thể diện trước mặt bọn lính gác và đã quát đuổi hắn ra khỏi cửa, Giave tỏ ra là người chân chất và có nhân cách, nhưng hắn đâu có biết thế. Ông Mađơlen không để ý tới lời cầu xin ấy, ông hỏi đột ngột:
- Thế người ấy khai thế nào?
- À vâng, thưa ngài, câu chuyện ấy thành nghiêm trọng. Nếu phải là Giăng Vangiăng thì là tái phạm. Trèo tường, bẻ táo, nếu là do một đứa trẻ thì chỉ là một vụ phá phách ranh mãnh, nếu là một người lớn thì là một tội trừng trị; nếu lại là một tên khổ sai thì chính là một tội đại hình. Có leo trèo, có lấy cắp, có cả. Thế là không phải việc của tòa án trừng trị nữa, mà phải đến tòa đại hình. Không phải chỉ mấy ngày phạt giam mà là đi khổ dịch chung thân ở hải thuyền. Với lại còn cái vụ thằng xứ Xavoa, tôi mong thế nào rồi cũng vạch ra. Ối chà! Còn là lắm chuyện làm cho phải vùng vẫy hoảng lên. Vâng, phải vùng hoảng nếu là một đứa khác. Nhưng Giăng Vangiăng là một thằng xảo quyệt. Ấy! Tôi nhận đích ra nó cũng còn chính vì điểm ấy nữa. Kẻ khác thì thấy nóng đến đít, đã cuống quít lên, kêu trời kêu đất như chiếc ấm nước reo trên bếp lửa, đã thề sống thề chết là không phải Giăng Vangiăng… nhưng hắn thì có vẻ không hiểu, hắn chỉ nói: “Tôi là SăngMáchiơ, tôi chỉ biết có chừng ấy!” Hắn làm bộ kinh ngạc, hắn giả vờ ngu si, thế mới khôn chứ. Ối chà! Thằng ấy láu đấy! Nhưng không sao, tang chứng đã rành rành ra đấy. Bốn người nhận được mặt nó. Thằng bợm già tránh sao khỏi tội. Việc đưa ra tòa đại hình Arát. Tôi sắp đi làm chứng nay mai. Tôi đã được giấy tống đạt.
Ông Mađơlen đã quay vào bàn giấy, cầm tập hồ sơ điềm nhiên xem từng tờ, vừa đọc vừa viết như bận rộn lắm.
Ông nói với Giave:
- Được rồi ông Giave ạ. Thực ra, tôi cũng chẳng cần biết các chi tiết ấy làm gì. Chúng ta mất thì giờ vô ích. Chúng ta còn nhiều việc khẩn cấp hơn. Ông Giave, ông đến ngay nhà bà Buydôpiê bán thuốc lá ở góc phố Xanh Xôn. Ông bảo bà ấy đệ đơn kiện tên đánh xe Sêtnêlông. Tên ấy là một đứa vũ phu, nó suýt để xe đè chết hai mẹ con bà ta. Phải trừng phạt nó mới được. Rồi ông đến nhà ông Sacxenlê ở phố Săngpinhi xem việc ông ta thưa người hàng xóm để ống máng nước mưa chảy sang làm hỏng cả nền nhà ông ta như thế nào. Đoạn ông đến khám và lập biên bản về mấy vụ vi cảnh mà người ta mới báo cáo cho tôi, ở phố Guybua, tại nhà quả phụ Đôri và ở phố Garơ tại nhà bà Lư Bôtxê. Nhưng có lẽ tôi giao cho ông nhiều việc quá. Ông sắp đi vắng cơ mà? Có phải ông vừa bảo là tám chín hôm nữa phải đi Arát về việc ấy không?
- Thưa ông, phải đi sớm hơn.
- Hôm nào nhỉ?
- Bẩm hình như tôi đã trình với ông là đến mai tòa sẽ xử và nội đêm nay tôi phải đáp xe đi ngay.
Ông Mađơlen khẽ rùng mình:
- Xử mấy hôm mới xong?
- Chỉ một ngày là cùng. Chậm lắm là tối mai tuyên án. Nhưng tôi không cần chờ tuyên án, vì án ấy thế nào mà chẳng thành, khai xong, tôi về ngay.
- Được rồi.
Ông Mađơlen nói thế và giơ tay ra hiệu cho Giave lui ra.
Giave đứng yên.
- Bẩm, xin lỗi ngài.
- Gì đó nữa?
- Thưa ông thị trưởng, còn việc nữa xin nhắc ông.
- Việc gì vậy?
- Việc cách chức tôi.
Ông Mađơlen đứng dậy:
- Ông Giave, ông là một người có nhân cách, tôi quý trọng ông. Ông phóng đại sự sai lầm của ông. Huống hồ việc này cũng lại là một vụ xúc phạm đối với riêng tôi thôi. Ông Giave ạ, ông đáng được thăng chức chứ không phải giáng đâu. Tôi muốn lưu ông lại.
Giave giương mắt nhìn ông Mađơlen. Trong con người trong sạch, người ta như thấy cái lương tâm của hắn không sáng suốt cho lắm, nhưng đoan chính và cương trực. Hắn bình tĩnh nói:
- Thưa ông thị trưởng, tôi không thể ưng thuận như thế được.
- Một lần nữa, tôi nói việc ấy chỉ can cập riêng tôi.
Vẫn theo đuổi ý nghĩ riêng của mình, Giave nói tiếp:
- Bảo là phóng đại thì tôi không phóng đại. Đấy, tôi nghĩ như thế này. Tôi đã nghi ngờ ngài rất vô lý. Cái ấy không hề gì. Bọn chúng tôi vẫn có quyền được nghi ngờ mặc dầu nghi ngờ người trên mình là quá lạm. Nhưng trong cơn nóng giận, để báo thù, tôi đã tố giác ngài là một tên tù khổ sai, mặc dù chẳng có bằng cứ. Tố cáo một người đáng tôn kính, một ông thị trưởng, một quan thẩm phán là tù khổ sai, điều ấy mới là nặng. Nặng lắm. Tôi là viên chức chính quyền mà tôi lại xúc phạm vào chính quyền bằng cách xúc phạm ngài! Giả sử dưới quyền tôi có kẻ nào đó không xứng đáng làm viên chức nữa và tống cổ đi. Thế thì phải tính thế nào đối với tôi chứ? Bẩm ông thị trưởng, cho tôi nói một lời nữa. Trong đời tôi, tôi thường nghiêm khắc, nghiêm khắc với người khác. Thật là đúng. Tôi làm thế là phải. Bây giờ nếu tôi không tự nghiêm khắc với tôi thì những việc tôi làm trước là đúng nay sẽ hóa ra không đúng nữa. Có lẽ nào tôi lại vị nể tôi hơn kẻ khác? Không thể được. Thế nào! Tôi chỉ biết trừng trị người ta mà không biết tự trừng trị mình à? Chẳng hóa ra mình là thằng khốn nạn! Chẳng hóa ra những đứa đã gọi tôi là “Thằng Giave bần tiện” lại có lý hay sao? Bẩm ngài thị trưởng, tôi không cầu mong ngài xử tốt đối với tôi. Cái tốt ấy khi ngài xử với kẻ khác đã làm cho tôi bất bình, cho nên tôi cũng không muốn ngài đối xử tốt với tôi. Cái tốt nó xử cho đứa gái điếm hơn ông tư sản, anh cảnh sát hơn ông thị trưởng, kẻ ở dưới hơn người ở trên, cái tốt ấy tôi cho là cái tốt xấu. Cứ tốt với nhau kiểu ấy thì xã hội sẽ tan rã mất! Ôi chao! Tốt thì dễ, công bằng mới là khó! Ấy, nếu ngài mà quả là cái tên tù tôi đoán thì không bao giờ tôi thương hại đâu! Nếu mà thế, thì ngài đã biết tay tôi! Thưa ông thị trưởng, tôi xử với người ta thế nào thì tôi phải xử với tôi thế ấy. Những khi tôi trừng trị kẻ làm sằng, khi tôi đàn áp bọn gian phi, tôi thường tự nhủ: “Còn mày đấy, nếu mày cũng làm láo, cũng phạm lỗi thì đừng có hòng thoát!” Tôi đã làm láo, tôi đi bắt được tôi phạm lỗi! Cho chết! Đuổi, cách, tống cổ về! Đúng lắm. Tôi có hai cánh tay khỏe, tôi về cày cuốc cũng được không sao. Thưa ông thị trưởng, việc quan phải thế để răn người. Tôi yêu cầu chỉ có thế, là cách chức viên thanh tra Giave.
Giọng hắn vừa khiêm nhượng vừa kiêu hãnh, vừa thất vọng vừa tin tưởng khiến cho con người lương thiện khác thường thấy trở thành vĩ đại một cách kỳ quặc.
Ông Mađơlen bảo: “Để tôi xét sau” và chìa tay cho Giave.
Giave giật lùi và phản khán:
- Thưa ông thị trưởng, xin lỗi ông, không thể thế được. Một ông thị trưởng không bắt tay một tên mật thám.
Hắn lẩm bẩm nói thêm:
- Mật thám, đúng thế. Một khi ta đã lạm quyền cảnh sát thì ta chỉ còn là một thằng mật thám thôi.
Hắn cúi rạp xuống chào ông Mađơlen rồi đi ra cửa. Đến cửa hắn quay lại mắt vẫn nhìn xuống:
- Thưa ngài thị trưởng, tôi xin cứ làm việc cho đến khi có người thay thế.
Hắn đi ra. Ông Mađơlen ngồi mơ màng lắng nghe bước chân rắn rỏi, vững chắc của Giave xa dần ở ngoài hành lang.
I
BẮT ĐẦU YÊN NGHỈ
Ông Mađơlen sai người vực Phăngtin về bệnh xá thợ thuyền đặt ngay ở nhà riêng của ông. Ông giao chị cho hai bà xơ trông nom. Đặt chị vào giường nằm thì chị lên cơn sốt nặng. Một phần đêm chị mê sảng, nói huyên thuyên. Nhưng sau rồi chị cũng ngủ yên.
Mãi đến trưa hôm sau, Phăngtin mới tỉnh dậy. Nghe có tiếng người thở ở đầu giường, chị vạch màn trông ra thì thấy ông Mađơlen đang đứng yên nhìn vật gì ở trên đầu giường. Con mắt của ông đầy vẻ trắc ẩn, lo âu và hình như cầu khẩn. Chị trông theo thì thấy ông đương chăm chắm nhìn cây thánh giá đóng ở trên tường.
Trong tâm trí Phăngtin, hình ảnh ông Mađơlen đã khác trước. Trông ông như có ánh hào quang tỏa ra. Ông mê mải như đang cầu nguyện. Chị nhìn ông một lúc lâu không dám lên tiếng, mãi sau chị mới khẽ hỏi:
- Thưa ông, ông làm gì đấy?
Ông Mađơlen đứng ở đó đã một tiếng đồng hồ. Ông chờ Phăngtin tỉnh dậy. Ông nắm lấy tay chị, nghe mạch rồi hỏi:
- Cô thấy trong mình thế nào?
- Thưa khá. Tôi ngủ được. Hình như khỏe hơn nhiều. Chắc không việc gì.
Bây giờ ông mới trả lời câu hỏi đầu tiên của chị, làm như vừa mới nghe ra:
- Tôi cầu nguyện Chúa khổ nạn ở trên kia.
Trong thâm tâm ông muốn nói thêm: vì người đàn bà khổ nạn dưới này.
Cả đêm hôm qua và sáng hôm nay ông Mađơlen đi dò hỏi về việc Phăngtin. Bây giờ ông biết rõ tất cả những tình tiết thương tâm trong đời chị. Ông nói tiếp:
- Cô là một người mẹ đau khổ. Thôi, không nên thở than nữa, cũng nhờ thế mà ngày nay cô mới hưởng quả phúc. Loài người làm nên thiên thần như thế đó. Không phải lỗi ở họ: họ có biết cách gì khác hơn đâu. Cô xem đấy, cảnh địa ngục cô vừa thoát khỏi chính là tầng thứ nhất của thiên đường. Phải qua đó trước.
Ông thở dài não nuột. Còn Phăngtin thì nhìn vào ông mỉm cười một nụ cười huyền diệu, tuy có khuyết hai chiếc răng.
Cũng trong đêm ấy, Giave viết một bức thư. Sáng sớm hôm sau hắn thân hành đến tận nhà bưu điện Môngtơrơi để gửi. Thư gửi đi Pari, đề: “Kính đệ ông Sabuiê, bí thư của ông giám đốc sở cảnh sát”.
Cũng vì câu chuyện ở bót cảnh vệ đồn đại ra ngoài nên bà phụ trách bưu chính và một vài người thóc mách trông thấy phong thư và nhận ra chữ Giave thì đoán là hắn đệ đơn xin từ chức.
Về phần ông Mađơlen, ông viết thư ngay cho vợ chồng Tênácđiê, Phăngtin nợ chúng một trăm hai mươi phơrăng, ông gửi cho chúng ba trăm. Ông bảo chúng trừ đi các khoản còn lại thì dùng làm chi phí để đưa con Côdét đến Môngtơrơi, mẹ nó đang ốm cần được gặp nó.
Bức thư làm cho Tênácđiê lóa mắt. Hắn bảo vợ:
- Mẹ kiếp, chớ buông con bé ra! Ai ngờ con chim sâu lại sắp hóa ra con bò sữa. Tao đoán ra rồi. Chắc lại có thằng ngốc dại gái nào ăn phải bùa con mẹ nó đây chứ gì!
Nó phúc đáp bằng một tờ kê nợ năm trăm linh mấy phơrăng, làm rất khéo. Tờ kê có đính hóa đơn không ai có thể ngờ vực, một cái của thầy thuốc, một cái của hiệu bào chế. Cộng trên ba trăm phơrăng. Đó là những đơn thật trong dịp hai đứa con nó bị ốm một trận lớn chứ con Côdét có đau ốm gì. Vấn đề là ở chỗ khéo chữa tên đi. Dưới tờ khai, Tênácđiê ghi chú: tạm nhận ba trăm phơrăng.
Ông Mađơlen lập tức gửi thêm ba trăm phơrăng với mấy chữ: “Đưa con Côdét sang ngay”. Thấy thế, Tênácđiê lại bảo:
- Trời! Thế này thì lại càng phải giữ rịt lấy con bé.
Bệnh tình của Phăngtin vẫn không đỡ. Chị vẫn nằm ở nhà thương.
Khi nhận săn sóc cho “thứ gái đĩ ấy”, các bà xơ có ý ghê tởm. Ai đã xem những bức khắc chìm ở Remxơ chắc còn nhớ hình các trinh nữ đoan chính bĩu môi trước những chị em lẳng lơ. Còn các việc thời cổ thì những đạo cô thanh tâm khinh bỉ những hạng người lang chạ từ xưa chẳng qua là những phản ứng tự nhiên của lòng tự trọng sâu xa của phụ nữ. Các bà xơ cũng phản ứng như vậy nhưng mãnh liệt hơn vì các bà là những kẻ đi đạo Chúa. Nhưng chỉ vài ngày sau, Phăngtin đã lấy được cảm tình của các bà. Chị ăn nói dịu ngọt và khiêm tốn, nhất là tấm lòng mẹ của chị đã làm cho các bà cảm động. Một hôm các bà nghe thấy chị nói giữa cơn sốt nặng: “Tôi là một người tội lỗi, song lúc nào con tôi được đến với tôi thì tức là Chúa đã tha thứ cho tôi. Khi trước tôi còn là con người hư hỏng, tôi không dám đem con Côdét về nhà, tôi không nỡ để con tôi phải nhìn tôi ngơ ngác và buồn rầu. Thế nhưng lại chính vì chút máu rơi ấy mà thân tôi nên nông nỗi này. Chính vì thế mà Chúa tha thứ cho tôi. Bao giờ con Côdét ở đây, lúc ấy là lúc tôi chịu phúc Chúa ban cho. Tôi sẽ nhìn nó, nhìn cái mặt ngây thơ vô tội ấy thì lòng tôi cũng hồ hởi ra. Nó không biết gì hết. Nó đương còn là thiên thần, phải không các bà xơ? Ở vào tuổi ấy, cánh thiên thần đã rụng đâu!”
Ông Mađơlen mỗi ngày đến thăm Phăngtin hai lần, lần nào chị cũng hỏi:
- Con Côdét sắp về chưa?
Ông trả lời:
- Có lẽ sáng mai. Tôi nhờ đón nó đây, không sớm thì chiều thôi.
Nét mặt xanh xao của người mẹ rạng rỡ lên:
- Ôi chao ôi! Tôi sẽ sung sướng biết là chừng nào!
Như trên đã nói, bệnh tình của Phăngtin không thuyên giảm, trái lại mỗi ngày một thêm trầm trọng. Nắm tuyết giá lạnh áp vào giữa hai xương bả vai làm cho mồ hôi không thoát ra được, do đó chứng bệnh âm ỉ xưa nay bùng phát ra dữ dội. Người ta bắt đầu chữa bệnh phổi cho chị theo một phương pháp đang còn thí nghiệm.
Thầy thuốc nghe ngực Phăngtin rồi lắc đầu. Ông Mađơlen hỏi:
- Thế nào?
- Hình như người này có đứa con, chị muốn được thấy mặt?
- Vâng.
- Nếu vậy ông nên mau cho tìm con chị về.
Ông Mađơlen giật mình.
Phăngtin hỏi:
- Thầy thuốc bảo thế nào, thưa ông?
Ông Mađơlen gượng cười:
- Ông ấy bảo phải tìm ngay cháu bé về đây. Có nó cô sẽ khỏe ngay.
- Ồ, thật thế đấy! Nhưng không hiểu vì lẽ gì mà vợ chồng Tênácđiê cứ giữ mãi con Côdét thế nhỉ? Trời ơi! Nó sắp về rồi. Thôi, lần này thì hạnh phúc chẳng còn xa xôi gì nữa!
Nhưng tên Tênácđiê nhất định “không chịu buông con bé”. Nó viện đủ mọi lý do, chẳng đâu vào đâu cả! Nào là con Côdét ươn mình, như thế thì trời mùa đông thế này không thể lên đường được, nào là còn mấy món nợ vặt kêu réo quá, nó đang lục tìm các hóa đơn…
Ông Mađơlen bảo:
- Tôi phải cho người đi mang con Côdét về mới được. Nếu cần tôi sẽ đi lấy.
Phăngtin bèn đọc cho ông viết một bức thư rồi chị ký xuống dưới:
Ông Tênácđiê,
Ông giao con Côdét cho người này. Người ta sẽ trả đủ những khoản vặt vãnh còn thiếu. Trân trọng kính chào ông.
Giữa lúc ấy lại xảy ra một biến cố nghiêm trọng. Cuộc đời của chúng ta như gọt trong một khối đá huyền bí, dù chúng ta có dày công mài giũa thế nào đi nữa, dạng vân đen của số mệnh cũng vẫn mãi mãi hiện lên.
II
THẾ NÀO MÀ GIĂNG LẠI HÓA RA SĂNG
Một buổi sáng, ông Mađơlen ở trong phòng giấy, đang giải quyết nốt mấy việc khẩn thiết của tòa thị chính, phòng khi ông phải đích thân đi Môngphécmây. Có người báo viên thanh tra cảnh sát Giave xin vào yết kiến. Nghe thấy nói đến Giave, ông Mađơlen không nén được một cảm giác khó chịu. Từ ngày xảy ra việc lôi thôi ở sở cảnh sát, Giave càng lánh mặt ông và ông cũng không gặp hắn lần nào nữa.
- Cho vào.
Giave bước vào.
Ông Mađơlen vẫn ngồi bên lò sưởi, tay cầm bút, mắt để vào tập hồ sơ mà ông vừa giở từng tờ vừa phê chú. Đó là những biên bản vi cảnh. Ông không bỏ công việc vì Giave. Thấy nói đến hắn, ông không thể không nghĩ thương cho Phăngtin, cho nên ông làm mặt lạnh.
Giave chào ông thị trưởng rất cung kính. Ông ngồi quay lưng về phía hắn, tay không ngừng ghi chú.
Giave bước lên hai ba bước và yên lặng chờ.
Người thầy tướng nào đã theo dõi tâm linh Giave, biết Giave là con người man rợ phục vụ văn minh, là sự hỗn hợp kỳ dị của người La Mã và người Spác,[66] của người thầy tu và anh cai lính, là tên gián điệp không nói dối, thằng mật thám trong sạch, người ấy lại từng biết hắn có thành kiến ngầm từ lâu với ông Mađơlen và đã xung đột với ông về vụ Phăngtin, nếu người thầy tướng ấy lúc bấy giờ lại trông thấy Giave thì hẳn phải tự hỏi: “Có việc gì xảy ra thế?”
[66] Người La Mã cương nghị, tôn trọng nhiệm vụ; người Spác anh dũng và khắc khổ
Ai đã biết rõ Giave là người ngay thẳng, minh bạch, thành thực, liêm khiết, nghiêm khắc và ác liệt tất đoán ra là hắn vừa mới sống qua một diễn biến nội tâm lớn lao. Giave không có ý nghĩ gì mà không hiện ngay lên nét mặt. Hắn cũng như những người cục khác, dễ bốc nóng và cũng dễ lành. Nhưng không bao giờ lại thấy vẻ mặt hắn kỳ lạ và bất ngờ như lúc này. Lúc vào, hắn cúi chào ông Mađơlen, nét mặt không có chút gì là hờn oán, giận dỗi và nghi ngờ gì nữa. Hắn dừng lại cách ghế ông vài bước và hắn đứng yên. Dáng điệu của hắn rất là phục tòng. Hắn vừa thô kệch, vừa thật thà, vừa nghiêm lạnh, như một người chưa bao giờ dịu ngọt, nhưng luôn nhẫn nại. Hắn đứng chờ, hắn không nói, không nhúc nhích chân tay; hắn khúm núm một cách thành khẩn và kiên trì một cách bình tĩnh, mặc cho ông thị trưởng lúc nào muốn quay lưng lại thì quay, tay hắn cầm mũ, mắt nhìn xuống, dáng người hắn vừa giống anh lính đứng trước người sĩ quan, vừa giống tên tội phạm đứng trước quan tòa. Bao nhiêu tính tình cũng như bao nhiêu ý nghĩ người ta thường gán cho hắn nay không thấy một tý gì cả. Khuôn mặt kín và thật như đá của hắn đượm một vẻ buồn bã vô hạn. Tất cả con người hắn là sự biểu hiện của sự hạ mình, sự kiên quyết và sự cam chịu can đảm.
Mãi sau, ông thị trưởng bỏ bút quay lại:
- Thế nào? Cái gì đó? Có việc gì thế, ông Giave?
Giave đứng lặng một hồi. Khi hắn trả lời thì giọng hắn trang nghiêm mà buồn buồn, nhưng vẫn thật thà đơn giản:
- Bẩm ông thị trưởng, có một việc vi phạm nặng.
- Việc gì?
- Bẩm, có một viên chức cấp dưới vô lễ đối với quan trên, vô lễ rất nặng. Bổn phận tôi là báo cáo việc ấy với ngài.
- Viên chức cấp dưới ấy là ai thế?
- Là tôi.
- Là ông? Thế vị quan trên kia là ai?
- Thưa ông, là ngài thị trưởng.
Ông Mađơlen ngồi thẳng người lên. Giave vẫn nghiêm khắc cúi mặt nói tiếp:
- Thưa ông, tôi đến xin ông tư lên cấp trên cách chức tôi.
Ông Mađơlen kinh ngạc, há miệng toan nói, Giave không để ông nói, vẫn tiếp:
- Tôi biết thế nào ông cũng hỏi sao tôi không xin từ chức, nhưng từ chức còn nhẹ quá. Từ chức còn là danh giá. Tôi đã phạm lỗi phải chịu trừng phạt, nhà nước phải đuổi tôi về mới đúng.
Ngừng một tí, hắn lại nói:
- Thưa ông, hôm nọ ông nghiêm khắc với tôi một cách bất công. Hôm nay thì xin ông lấy công tâm mà nghiêm khắc cho.
Ông Mađơlen kêu lên:
- Thế nào mới được chứ? Cái gì mà lý sự khó hiểu thế? Như thế nghĩa là thế nào? Ông xúc phạm tôi ở chỗ nào? Ông đã làm gì tôi? Ông có lỗi gì đối với tôi? Ông tự buộc tội ông, yêu cầu thay ông…
- Đuổi về.
- Ừ thì đuổi về, đúng đấy. Nhưng tôi không hiểu gì cả?
- Thưa ông thị trưởng, để tôi xin nói rõ.
Giave thở dài não ruột. Vẫn buồn rầu, vẫn nghiêm nghị hắn nói:
- Thưa ông, cách đây sáu tuần lễ, cái ngày có chuyện lôi thôi về người gái điếm ấy, tôi giận quá nên đi tố cáo ông.
- Tố cáo!
- Vâng, tố cáo với ông giám đốc cảnh sát Pari.
Ông Mađơlen vốn cũng như Giave không mấy khi cười, nghe thấy thế cũng phải phì cười.
- Tố cáo thị trưởng đã xâm phạm quyền hạn của cảnh sát?
- Không. Tố cáo ngài là một tên tù khổ sai cũ.
Mặt ông thị trưởng tái nhợt.
Giave vẫn cúi đầu nói tiếp:
- Tôi cho là như thế. Từ lâu tôi tưởng tượng ra như vậy. Dáng người giống nhau, việc ông hỏi han tìm tòi ở Phavơrôn, cái sức khỏe của ông, chuyện ông cứu Phôsơlơvăng, tài bắn súng của ông, bước đi hơi khập khiễng của ông và còn gì nữa, biết bao nhiêu thứ! Toàn là nhảm nhí! Thế mà tôi đã đồ rằng ông là một thằng tên là Giăng Vangiăng…
- Một thằng tên là?… Ông nói tên là gì?
- Giăng Vangiăng. Một thằng tù khổ sai mà tôi được biết hai mươi năm trước đây, khi tôi còn là cai ngục ở Tulông. Mãn hạn tù, hình như tên Giăng Vangiăng lại ăn trộm ở nhà một ông giám mục. Rồi hắn lại cầm khí giới cướp giật một thằng bé Xavoa giữa đường cái quan. Đã tám năm nay hắn trốn biệt, không biết bằng cách nào, tìm mãi không ra. Tôi thì cứ tưởng là… Thế rồi tôi làm thật! Cũng là do tôi giận. Tôi đã tố cáo ông với người giám đốc cảnh sát.
Ông Mađơlen từ nãy lại cầm tập hồ sơ xem. Hoàn toàn bình thản, ông hỏi:
- Thế người ta bảo làm sao?
- Là tôi điên.
- Thật ư?
- Người ta nói có lý, tôi điên thật.
- Cũng may là ông tự biết.
- Bẩm không biết thế nào được, người ta đã bắt được chính tên Giăng Vangiăng rồi!
Tờ giấy ông Mađơlen đương cầm lìa khỏi tay. Ông ngẩng lên nhìn chằm chằm vào mặt Giave, nói giọng khó tả:
- À!
Giave vẫn nói:
- Thưa ngài, đầu đuôi thế này. Nghe như ở miền này, về phía Aidi Lơhôclôsê có một thằng cha gọi là SăngMáchiơ. Hắn nghèo khổ lắm, không ai để ý. Cái ngữ ấy chẳng biết chúng sống bằng cách nào. Mùa thu gần đây, lão SăngMáchiơ bị bắt về tội trộm táo ở vườn nhà tên… thôi cũng không cần nhớ làm gì. Đã xét nghiệm là trộm có trèo tường, bẻ cây. Người ta bắt lão SăngMáchiơ, tay lão còn cầm một cành táo. Người ta giam lão lại. Đến đây mới chỉ là một vụ thường phạm thôi. Nhưng rồi mới biết quả thật có lưới Trời! Vì nhà giam đổ nát, quan dự thẩm cho đưa SăngMáchiơ về nhà lao Arát. Ở nhà lao Arát có tên Bơrơvê vốn là tù khổ sai mãn hạn, nay không biết về tội gì lại phải giam. Hắn tỏ ra biết hối cải nên được lấy lên coi cổng. Thưa ngài, vừa giải tên SăngMáchiơ đến thì tên Bơrơvê đã kêu ngay lên: “Ô này! Tớ biết thằng này mà! Cùng bọn khổ sai trước cả đây. Nhìn tớ xem nào! Cậu là Giăng Vangiăng!” SăngMáchiơ làm bộ ngớ ngẩn:
- Giăng Vangiăng! Giăng Vangiăng nào nhỉ?
- Thôi, đừng vờ vịt nữa. Mày chính là Giăng Vangiăng! Mày trước có ở ngục Tulông. Đã hai mươi năm nay rồi. Bọn mình ở với nhau mãi mà!
Thằng SăngMáchiơ chối. Ối chà! Còn lạ gì. Người ta điều tra, người ta xoắn vào chuyện ấy và người ta tìm ra thế này:
Trước đây khoảng ba mươi năm. Tên SăngMáchiơ làm nghề xén cây ở nhiều nơi, nhất là Phavơrôn. Đến đây thì mất dấu vết nó. Mãi bao nhiêu năm sau mới thấy lại nó ở Ôvécnhơ, rồi ở Pari; nó khai rằng ở đấy nó làm nghề chữa xe và có một đứa con gái làm thợ giặt, nhưng chẳng có bằng chứng gì cả. Rồi nó đến ở xứ này. Thế còn Giăng Vangiăng trước khi vào tù vì tội trộm thì làm nghề gì? Cũng xén cây. Ở đâu? Cũng Phavơrôn. Lại còn một sự kiện nữa: Thằng Giăng Vangiăng ấy, tên thánh nó là Giăng và tên mẹ nó là Máchiơ. Có lạ gì! Đi tù về nó lấy tên họ mẹ để đổi tên nó thành Giăng Máchiơ cho dễ trốn tránh. Thế rồi nó đến ở Ôvecnhơ. Ở đấy tiếng Giăng giọng địa phương đọc ra Săng, cho nên mới gọi là SăngMáchiơ. Nó cứ để vậy và thế là nó hóa ra SăngMáchiơ. Thưa, ngài vẫn theo dõi câu chuyện đấy chứ? Người ta cho hỏi ở Phavơrôn, gia đình Giăng Vangiăng không còn ai. Chẳng biết là phiêu bạt đi đâu. Bẩm, ngài còn lạ gì, ở các tầng lớp hạ lưu ấy, những chuyện cả một gia đình tiêu biến đi không phải là hiếm. Tìm mãi mà chẳng thấy gì. Cái hạng ấy nếu không là bùn nhơ thì cũng là tro bụi thôi. Vả lại đầu mối câu chuyện cách đây ba mươi năm, ở Phavơrôn không còn ai biết Giăng Vangiăng nữa. Người ta hỏi ở Tulông. Ngoài tên Bơrơvê chỉ còn hai tên khổ sai nữa có biết Giăng Vangiăng, hai thằng khổ sai chung thân Côsơpay và Sơniđiơ. Lôi hai thằng ấy đem đi nhận diện. Gặp nhau, chúng nó nhận ra ngay. Cả ba đều nói đó là Giăng Vangiăng. Cũng tuổi ấy, năm mươi tư, cũng vóc người ấy, cũng dáng điệu ấy. Nghĩa là đích thị nó. Giữa lúc ấy thì tôi gửi giấy tố cáo ngài ở vụ cảnh sát Trung ương. Họ trả lời rằng tôi mất trí bởi vì tên Giăng Vangiăng hiện đang bị giam cứu tại Arát. Ngài tưởng tượng xem tôi ngạc nhiên thế nào, vì tôi cứ đinh ninh rằng đã nắm cổ tên Giăng Vangiăng ở đây rồi! Tôi bèn viết thư cho ông dự thẩm. Ông ta cho đòi tôi đến và đem tên SăngMáchiơ ra đối chứng…
- Kết quả là thế nào?
Giave thẳng thắn và buồn rầu nói:
- Thưa ngài, chân lý vẫn là chân lý. Tôi bực lắm, nhưng quả thật thằng ấy là Giăng Vangiăng rồi. Tôi cũng nhận ra nó.
Ông Mađơlen khe khẽ hỏi:
- Ông có chắc không?
Giave cười một cách đau đớn, tỏ ra mình chắc chắn cả mười phần.
- Thưa, chắc.
Hắn đứng lặng một lát, dáng suy nghĩ, ngón tay tự nhiên mân mê đĩa mùn cưa thấm mực để trên bàn. Hắn nói tiếp:
- Hơn thế nữa, bây giờ tôi được nhìn mặt chính tên Giăng Vangiăng rồi, tôi không hiểu làm sao trước kia tôi lại có thể lầm được. Thưa ông thị trưởng, xin ông tha lỗi cho tôi.
Kiêu hãnh như hắn mà chịu van xin khuất phục một người sáu tuần lễ trước đây đã làm hắn mất thể diện trước mặt bọn lính gác và đã quát đuổi hắn ra khỏi cửa, Giave tỏ ra là người chân chất và có nhân cách, nhưng hắn đâu có biết thế. Ông Mađơlen không để ý tới lời cầu xin ấy, ông hỏi đột ngột:
- Thế người ấy khai thế nào?
- À vâng, thưa ngài, câu chuyện ấy thành nghiêm trọng. Nếu phải là Giăng Vangiăng thì là tái phạm. Trèo tường, bẻ táo, nếu là do một đứa trẻ thì chỉ là một vụ phá phách ranh mãnh, nếu là một người lớn thì là một tội trừng trị; nếu lại là một tên khổ sai thì chính là một tội đại hình. Có leo trèo, có lấy cắp, có cả. Thế là không phải việc của tòa án trừng trị nữa, mà phải đến tòa đại hình. Không phải chỉ mấy ngày phạt giam mà là đi khổ dịch chung thân ở hải thuyền. Với lại còn cái vụ thằng xứ Xavoa, tôi mong thế nào rồi cũng vạch ra. Ối chà! Còn là lắm chuyện làm cho phải vùng vẫy hoảng lên. Vâng, phải vùng hoảng nếu là một đứa khác. Nhưng Giăng Vangiăng là một thằng xảo quyệt. Ấy! Tôi nhận đích ra nó cũng còn chính vì điểm ấy nữa. Kẻ khác thì thấy nóng đến đít, đã cuống quít lên, kêu trời kêu đất như chiếc ấm nước reo trên bếp lửa, đã thề sống thề chết là không phải Giăng Vangiăng… nhưng hắn thì có vẻ không hiểu, hắn chỉ nói: “Tôi là SăngMáchiơ, tôi chỉ biết có chừng ấy!” Hắn làm bộ kinh ngạc, hắn giả vờ ngu si, thế mới khôn chứ. Ối chà! Thằng ấy láu đấy! Nhưng không sao, tang chứng đã rành rành ra đấy. Bốn người nhận được mặt nó. Thằng bợm già tránh sao khỏi tội. Việc đưa ra tòa đại hình Arát. Tôi sắp đi làm chứng nay mai. Tôi đã được giấy tống đạt.
Ông Mađơlen đã quay vào bàn giấy, cầm tập hồ sơ điềm nhiên xem từng tờ, vừa đọc vừa viết như bận rộn lắm.
Ông nói với Giave:
- Được rồi ông Giave ạ. Thực ra, tôi cũng chẳng cần biết các chi tiết ấy làm gì. Chúng ta mất thì giờ vô ích. Chúng ta còn nhiều việc khẩn cấp hơn. Ông Giave, ông đến ngay nhà bà Buydôpiê bán thuốc lá ở góc phố Xanh Xôn. Ông bảo bà ấy đệ đơn kiện tên đánh xe Sêtnêlông. Tên ấy là một đứa vũ phu, nó suýt để xe đè chết hai mẹ con bà ta. Phải trừng phạt nó mới được. Rồi ông đến nhà ông Sacxenlê ở phố Săngpinhi xem việc ông ta thưa người hàng xóm để ống máng nước mưa chảy sang làm hỏng cả nền nhà ông ta như thế nào. Đoạn ông đến khám và lập biên bản về mấy vụ vi cảnh mà người ta mới báo cáo cho tôi, ở phố Guybua, tại nhà quả phụ Đôri và ở phố Garơ tại nhà bà Lư Bôtxê. Nhưng có lẽ tôi giao cho ông nhiều việc quá. Ông sắp đi vắng cơ mà? Có phải ông vừa bảo là tám chín hôm nữa phải đi Arát về việc ấy không?
- Thưa ông, phải đi sớm hơn.
- Hôm nào nhỉ?
- Bẩm hình như tôi đã trình với ông là đến mai tòa sẽ xử và nội đêm nay tôi phải đáp xe đi ngay.
Ông Mađơlen khẽ rùng mình:
- Xử mấy hôm mới xong?
- Chỉ một ngày là cùng. Chậm lắm là tối mai tuyên án. Nhưng tôi không cần chờ tuyên án, vì án ấy thế nào mà chẳng thành, khai xong, tôi về ngay.
- Được rồi.
Ông Mađơlen nói thế và giơ tay ra hiệu cho Giave lui ra.
Giave đứng yên.
- Bẩm, xin lỗi ngài.
- Gì đó nữa?
- Thưa ông thị trưởng, còn việc nữa xin nhắc ông.
- Việc gì vậy?
- Việc cách chức tôi.
Ông Mađơlen đứng dậy:
- Ông Giave, ông là một người có nhân cách, tôi quý trọng ông. Ông phóng đại sự sai lầm của ông. Huống hồ việc này cũng lại là một vụ xúc phạm đối với riêng tôi thôi. Ông Giave ạ, ông đáng được thăng chức chứ không phải giáng đâu. Tôi muốn lưu ông lại.
Giave giương mắt nhìn ông Mađơlen. Trong con người trong sạch, người ta như thấy cái lương tâm của hắn không sáng suốt cho lắm, nhưng đoan chính và cương trực. Hắn bình tĩnh nói:
- Thưa ông thị trưởng, tôi không thể ưng thuận như thế được.
- Một lần nữa, tôi nói việc ấy chỉ can cập riêng tôi.
Vẫn theo đuổi ý nghĩ riêng của mình, Giave nói tiếp:
- Bảo là phóng đại thì tôi không phóng đại. Đấy, tôi nghĩ như thế này. Tôi đã nghi ngờ ngài rất vô lý. Cái ấy không hề gì. Bọn chúng tôi vẫn có quyền được nghi ngờ mặc dầu nghi ngờ người trên mình là quá lạm. Nhưng trong cơn nóng giận, để báo thù, tôi đã tố giác ngài là một tên tù khổ sai, mặc dù chẳng có bằng cứ. Tố cáo một người đáng tôn kính, một ông thị trưởng, một quan thẩm phán là tù khổ sai, điều ấy mới là nặng. Nặng lắm. Tôi là viên chức chính quyền mà tôi lại xúc phạm vào chính quyền bằng cách xúc phạm ngài! Giả sử dưới quyền tôi có kẻ nào đó không xứng đáng làm viên chức nữa và tống cổ đi. Thế thì phải tính thế nào đối với tôi chứ? Bẩm ông thị trưởng, cho tôi nói một lời nữa. Trong đời tôi, tôi thường nghiêm khắc, nghiêm khắc với người khác. Thật là đúng. Tôi làm thế là phải. Bây giờ nếu tôi không tự nghiêm khắc với tôi thì những việc tôi làm trước là đúng nay sẽ hóa ra không đúng nữa. Có lẽ nào tôi lại vị nể tôi hơn kẻ khác? Không thể được. Thế nào! Tôi chỉ biết trừng trị người ta mà không biết tự trừng trị mình à? Chẳng hóa ra mình là thằng khốn nạn! Chẳng hóa ra những đứa đã gọi tôi là “Thằng Giave bần tiện” lại có lý hay sao? Bẩm ngài thị trưởng, tôi không cầu mong ngài xử tốt đối với tôi. Cái tốt ấy khi ngài xử với kẻ khác đã làm cho tôi bất bình, cho nên tôi cũng không muốn ngài đối xử tốt với tôi. Cái tốt nó xử cho đứa gái điếm hơn ông tư sản, anh cảnh sát hơn ông thị trưởng, kẻ ở dưới hơn người ở trên, cái tốt ấy tôi cho là cái tốt xấu. Cứ tốt với nhau kiểu ấy thì xã hội sẽ tan rã mất! Ôi chao! Tốt thì dễ, công bằng mới là khó! Ấy, nếu ngài mà quả là cái tên tù tôi đoán thì không bao giờ tôi thương hại đâu! Nếu mà thế, thì ngài đã biết tay tôi! Thưa ông thị trưởng, tôi xử với người ta thế nào thì tôi phải xử với tôi thế ấy. Những khi tôi trừng trị kẻ làm sằng, khi tôi đàn áp bọn gian phi, tôi thường tự nhủ: “Còn mày đấy, nếu mày cũng làm láo, cũng phạm lỗi thì đừng có hòng thoát!” Tôi đã làm láo, tôi đi bắt được tôi phạm lỗi! Cho chết! Đuổi, cách, tống cổ về! Đúng lắm. Tôi có hai cánh tay khỏe, tôi về cày cuốc cũng được không sao. Thưa ông thị trưởng, việc quan phải thế để răn người. Tôi yêu cầu chỉ có thế, là cách chức viên thanh tra Giave.
Giọng hắn vừa khiêm nhượng vừa kiêu hãnh, vừa thất vọng vừa tin tưởng khiến cho con người lương thiện khác thường thấy trở thành vĩ đại một cách kỳ quặc.
Ông Mađơlen bảo: “Để tôi xét sau” và chìa tay cho Giave.
Giave giật lùi và phản khán:
- Thưa ông thị trưởng, xin lỗi ông, không thể thế được. Một ông thị trưởng không bắt tay một tên mật thám.
Hắn lẩm bẩm nói thêm:
- Mật thám, đúng thế. Một khi ta đã lạm quyền cảnh sát thì ta chỉ còn là một thằng mật thám thôi.
Hắn cúi rạp xuống chào ông Mađơlen rồi đi ra cửa. Đến cửa hắn quay lại mắt vẫn nhìn xuống:
- Thưa ngài thị trưởng, tôi xin cứ làm việc cho đến khi có người thay thế.
Hắn đi ra. Ông Mađơlen ngồi mơ màng lắng nghe bước chân rắn rỏi, vững chắc của Giave xa dần ở ngoài hành lang.
Bình luận facebook