Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 39
Thái tức Cao lang thọ bất cao
Khổ đàn tâm lực vị nhi tào
Ân uy tịnh dụng vô kỳ thị
Phú quý vô vong mẫu thị lao
Huyện Bình Diêu, tỉnh Sơn Tây, có thày đồ họ Triệu, tên Thành Long, có một gái, tên Thường Nga. Vì Thường Nga có eo thon nhỏ, dễ thương, nên dân làng thường gọi đùa bằng lộng danh Tế Liễu (Liễu Nhỏ).
Tế Liễu thực thà chất phác, nói chẳng dư lời, đặc biệt là chẳng nói xấu ai bao giờ. Vì tư chất thông minh lại được cha chỉ dạy nên Tế Liễu rất giỏi văn chương. Tế Liễu ưa đọc sách tướng số, thích xem tướng cho người.
Năm mười ba tuổi, có đám tới hỏi, xin cưới. Triệu bà hỏi ý, Tế Liễu đòi xem mặt, rồi chê xấu tướng, chẳng ưng. Trong sáu năm liền, đám nào tới hỏi, cũng xin xem mặt, rồi chê xấu tướng, chẳng ưng đám nào. Triệu bà giận lắm, nói: “Ai tới hỏi, cũng chê xấu tướng thì định ở vậy tới già hay sao?” Tế Liễu đáp: “Muốn lấy chí người thắng số trời, song số trời mạnh hơn, chẳng sao thắng nổi. Những đám đã tới hỏi đều thấy chẳng vừa ý. Thôi! Từ nay xin để tùy ý cha mẹ!”
Trong huyện, có nho sinh họ Cao, tên Trường Lộc, con nhà dòng dõi, nổi tiếng danh sĩ. Năm mười tám tuổi, Trường Lộc cưới vợ. Năm sau, vợ sanh con trai, đặt tên Trường Phúc. Bốn năm sau, vợ bị bạo bệnh rồi mất. Năm ấy, Trường Lộc hết tang vợ, nhờ bà mối tới hỏi Tế Liễu cho mình làm vợ kế.
Bà mối tới nhà họ Triệu, nói chuyện. Triệu bà gọi Tế Liễu ra, hỏi mát: “Có đám nhà họ Cao tới hỏi, có ưng không hay lại cần phải xem tướng trước đã?” Tế Liễu đáp: “Ðã xin thưa là để tùy ý cha mẹ!” Ông bà Triệu bèn nhận lời gả, rồi tháng sau, cho cưới.
Cưới xong, hai vợ chồng rất tương đắc.
Năm ấy, Trường Phúc lên năm. Vì mẹ đẻ đã mất nên quấn quýt mẹ kế, đi đâu cũng đòi đi theo. Không cho đi thì khóc thất thanh, chẳng chịu nín. Tế Liễu trông nom, nuôi nấng rất chu đáo.
Năm sau, Tế Liễu sanh trai, tự đặt tên con là Trường Hỗ. Chồng hỏi: “Trường Hỗ có nghĩa gì?” Tế Liễu đáp: “Chẳng có nghĩa gì cả, chợt nghĩ ra thì đặt thế thôi!” Hỏi: “Mai sau, mong gì ở con?” Ðáp: “Chỉ mong con ở gần mình lúc tuổi già” Chồng cười.
Vì là nho sinh nên tuy có chút ruộng đất của cha mẹ để lại song Trường Lộc chỉ biết giữ sổ chi thu, còn canh tác thì phải thuê người. Vì chi tiêu bừa bãi nên bị thiếu hụt luôn, năm nào cũng nạp thuế trễ cho huyện.
Từ ngày về nhà chồng, Tế Liễu chỉ giở sổ chi thu ra coi có một lần. Một hôm, Trường Lộc để sổ lẫn trong đống sách rồi quên đi. Lúc cần sổ để trả công thợ, tìm mãi chẳng thấy. Ðang lúng túng chẳng biết phải làm thế nào thì Tế Liễu tới đọc vanh vách từng khoản chi thu trong sổ cho nghe. Ai hiện diện cũng phải kinh ngạc. Tế Liễu bèn nói với chồng: “Xin để cho thiếp trông nom công việc cầy cấy, giữ sổ chi thu trong một năm, xem có làm nổi không?” Trường Lộc cười rồi thuận cho.
Nửa năm sau, thấy vợ trông nom công việc còn giỏi hơn mình, Trường Lộc phục lắm.
Một hôm, giữa mùa thuế, Trường Lộc sang hàng xóm uống rượu. Ở nhà, lính huyện tới đòi thuế, đập cổng ầm ầm. Tế Liễu sai con ở ra khất, nói hôm sau sẽ xin đem thuế lên huyện nạp. Lính chẳng chịu đi, cứ đứng ở cổng quát tháo ầm ĩ. Tế Liễu phải sai tiểu đồng chạy sang hàng xóm mời chồng về. Trường Lộc về, khất với lính thì lính chịu đi. Trường Lộc cười, nói: “Chắc bây giờ nàng mới biết đàn bà thông minh cũng chẳng bằng đàn ông ngu dốt phải không?” Tế Liễu bật khóc. Trường Lộc sợ quá, vội an ủi vợ. Tế Liễu nín, song vẫn buồn. Trường Lộc nói: “Ta thương nàng lắm! Ðàn bà mà phải trông nom cả công việc cầy cấy lẫn giữ sổ sách chi thu thì vất vả quá. Thôi để ta trông nom cho!” Tế Liễu chẳng nghe, đáp: “Xin cứ để cho thiếp trông nom thêm một năm nữa xem sao!” Trường Lộc cười, nói: “Tùy ý nàng!”
Tế Liễu thức khuya, dậy sớm, làm lụng chăm chỉ, một mình quán xuyến mọi gia vụ, chẳng để chồng phải nhúng tay. Vì thế, Trường Lộc thầm cám ơn vợ.
Năm sau, Tế Liễu dành riêng tiền thuế một nơi rồi tới ngày đáo hạn, bảo chồng đem lên huyện nạp. Vì thế, nhà chẳng còn bị lính tới đòi thuế nữa. Trường Lộc càng phục vợ.
Tế Liễu dự trù mọi món chi thu cho gia đình đâu vào đấy nên gia đình mỗi ngày một đỡ túng thiếu. Chồng mừng lắm, chỉ việc ăn chơi, ngâm vịnh.
Trường Lộc thường cùng vợ bàn chuyện văn chương, rất tương đắc. Một hôm, Trường Lộc đùa vợ, ra câu đối: “Liễu Nhỏ, sao nhỏ thế! Mày nhỏ, eo nhỏ, gót sen nhỏ, lại mừng lo toan thậm nhỏ” Tế Liễu ứng khẩu, đối: “Chàng Cao, quả là cao! Phẩm cao, chí cao, chữ nghĩa cao, những mong tuổi thọ tột cao”
Một hôm, Tế Liễu đi qua tiệm bán quan tài trong làng. Thấy trong tiệm có một cỗ quan tài rất đẹp, Tế Liễu vào hỏi giá thì chủ tiệm nói giá quá cao. Thấy mình chẳng đủ tiền mua, Tế Liễu bèn về bàn với chồng cho mình đi vay mượn để mua. Trường Lộc can, nói: “Vợ chồng mình còn trẻ, đâu đã cần phải dùng tới quan tài?” Tế Liễu nói: “Xin cứ để cho thiếp được tự quyền định liệu!” Trường Lộc liền ưng thuận. Tế Liễu bèn đi vay mượn để mua, rồi thuê người khiêng về, cất kỹ vào kho.
Năm sau, phú ông họ Tiền trong làng qua đời. Gia nhân nhà phú ông nghe nói Tế Liễu có mua được một cỗ quan tài rất đẹp, bèn tới gặp Trường Lộc, xin mua lại với giá gấp đôi. Trường Lộc thấy lãi quá, bèn vào nhà trong, nói với vợ: “Mua một mà bán được hai thì lãi quá rồi! Bán đi để lấy tiền mà chi tiêu! Lúc nào gặp dịp, sẽ mua cỗ khác!” Tế Liễu đáp: “Thiếp chẳng muốn bán!” Trường Lộc hỏi: “Lãi nhiều như thế, sao chẳng chịu bán?” Tế Liễu lặng im, không đáp. Trường Lộc hỏi: “Sao không trả lời?” Tế Liễu chỉ rưng rưng nước mắt. Trường Lộc lấy làm lạ song vì không muốn làm buồn lòng vợ nên ra phòng khách, nói rằng vợ mình chẳng muốn bán. Gia nhân nhà phú ông đành ra về.
Năm sau. Nhân lễ sinh nhật thứ 25 của chồng, Tế Liễu nói: “Năm nay vận hạn chàng xấu lắm, chỉ nên ở nhà, chẳng nên đi xa” Trường Lộc cười, nói: “Vận hạn xấu thì ở nhà cũng đâu có tốt ra được?” Tế Liễu lại rưng rưng nước mắt. Trường Lộc vội an ủi vợ, song Tế Liễu vẫn chẳng vui. Ngày nào Trường Lộc cũng cưỡi ngựa tới nhà bạn bè, yến ẩm, ngâm vịnh thơ phú. Bữa nào thấy chồng chậm về, Tế Liễu cũng sai tiểu đồng đi tìm ở khắp mọi nhà quen. Bạn bè thấy thế, thường đem chuyện ấy ra chế giễu Trường Lộc để cười đùa với nhau.
Ba tháng sau, một hôm Trường Lộc cưỡi ngựa tới nhà bạn dự tiệc. Ðang uống rượu, bỗng thấy trong người khó chịu, bèn xin phép ra về. Dọc đường, bị xây xẩm mặt mày rồi ngã từ trên mình ngựa xuống đất mà chết. Người làng tới báo tin. Tế Liễu òa lên khóc rồi thuê người theo mình đi khiêng xác chồng về khâm liệm.
Sáng sau, người làng tới phúng điếu thì thấy xác Trường Lộc đã được đặt nằm trong cỗ quan tài đẹp. Lúc đó, họ mới phục tài tiên tri của Tế Liễu.
Chồng chết, một mình Tế Liễu vừa phải trông nom công việc làm ăn, vừa phải dạy dỗ con cái.
Ba năm sau, Trường Phúc lên 10. Ðầu mùa thu, Tế Liễu cho đi học. Vì cha chết, Trường Phúc chẳng sợ mẹ kế nên thường trốn học để đi theo trẻ chăn trâu. Tế Liễu la mắng thế nào, Trường Phúc cũng chẳng nghe. Dùng roi vọt, vẫn chứng nào tật nấy. Tế Liễu bèn đổi cách dạy con, gọi lên, ôn tồn nói: “Không muốn đi học nữa thì thôi, chẳng ai ép! Tuy nhiên, nhà nghèo, chẳng thể ăn không ngồi rồi được, phải theo gia nhân đi làm. Nếu chẳng nghe, bị đánh đòn, đừng có oán!” Nói xong, bắt cởi quần áo lành, mặc quần áo rách, đi chăn heo. Chăn heo về, bắt rửa nồi, nấu cháo, ngồi ăn với gia nhân.
Ba hôm sau, Trường Phúc thấy mình khổ cực quá, bèn lên gặp mẹ, quỳ xuống đất, thưa: “Con xin đi học lại!” Tế Liễu quay mặt đi, không đáp. Chẳng biết làm thế nào, Trường Phúc đành sụt sùi, quay xuống bếp, tiếp tục nấu cháo, chăn heo. Hết thu sang đông, thân không áo ấm, chân không giày lành, mưa dầm ướt át, co đầu rụt cổ, trông tựa ăn mày. Người làng trông thấy, ai cũng thương con, trách mẹ. Ðàn ông trong làng, ai có vợ kế cũng đem chuyện Tế Liễu ra để làm gương răn vợ. Phong thanh nghe thấy lời người làng chê trách, Tế Liễu cứ bỏ mặc ngoài tai, giả vờ như chẳng biết.
Một hôm, Trường Phúc dắt đàn heo đi chăn, thấy mình khổ cực quá, bèn bỏ mặc đàn heo, trốn đi mất tích. Tế Liễu nghe tin, cũng cứ lờ đi, chẳng hỏi han gì.
Ba tháng sau, người làng thấy Trường Phúc rách rưới, thân hình tiều tụy, ốm nhom ốm nhách, ăn mày dọc đường, mon men về nhà. Tới cổng, Trường Phúc chẳng dám vào nhà mà sang nhờ Thái bà ở hàng xóm phía đông sang xin giùm mẹ mình cho mình về. Thái bà thương hại, sang xin giùm. Tế Liễu nói: “Nhờ bà về bảo nó, liệu sức có chịu nổi trăm roi thì hãy xin về! Bằng không, hãy tìm nẻo khác mà đi!” Thái bà về lập lại. Trường Phúc nghe xong, vội chạy vụt về nhà, vào gặp mẹ, òa lên khóc, thưa: “Xin chịu trăm roi!” Tế Liễu hỏi: “Ðã hối hận chưa?” Trường Phúc đáp: “Ðã hối hận rồi!” Nói: “Ðã hối hận rồi thì còn đánh làm chi? Bây giờ, hãy xuống bếp nấu cháo, rồi đi chăn heo! Lần này mà còn trốn nữa thì sẽ cấm cửa, chẳng cho về!” Trường Phúc òa lên khóc, thưa: “Xin đánh trăm roi rồi cho đi học lại!” Tế Liễu nghiêm nét mặt, nói: “Không được!” Trường Phúc lại òa lên khóc, chạy sang nhờ Thái bà. Thái bà thương hại, lại dắt về xin giùm. Tế Liễu nói: “Cho nó đi học, thế nào rồi nó cũng lại trốn đi chơi!” Thái bà nói: “Chắc nó chẳng dám thế nữa đâu!” Tế Liễu hỏi: “Sao bà biết?” Thái bà đáp: “Tôi xin bảo đảm” Tế Liễu nói: “Nể lời bà, tôi cho nó về đi học lại, nhưng trước hết nó phải quỳ xuống đất, lạy tạ bà đi đã!” Trường Phúc vội quỳ ngay xuống đất, lạy tạ Thái bà. Thái bà phải đứng im nhận lạy, chẳng dám né tránh vì sợ Tế Liễu không cho con đi học lại. Thái bà cáo biệt. Tế Liễu bắt Trường Phúc đi tắm gội sạch sẽ, cho mặc quần áo mới rồi cho ăn một bữa ngon.
Hôm sau, Tế Liễu dắt cả hai con cùng tới trường xin học. Trường Phúc vốn thông minh, nay lại đổi hẳn tính nết, học hành chăm chỉ, nên văn hay chữ tốt. Trường Hỗ thì ngu si, lười biếng, học nửa năm mà chưa viết nổi tên mình.
Ba năm sau, thi nhập học trường huyện, Trường Phúc đậu, Trường Hỗ hỏng. Tế Liễu cho Trường Phúc tiền lên huyện trọ học. Quan trung thừa họ Dương ở huyện thấy Trường Phúc văn hay chữ tốt, liền xuất quỹ, phát cho chút học bổng. Vì thế, Tế Liễu cũng đỡ tốn.
Thấy Trường Hỗ dốt nát, Tế Liễu gọi lên, nói: “Học chẳng được thì theo đuổi làm chi? Vừa tốn tiền vừa phí thời giờ, vô ích. Hãy bỏ học, quay về mà làm ruộng” Vốn thích được nhàn rỗi, thoạt nghe nói được bỏ học, Trường Hỗ mừng lắm song khi nghe nói phải làm ruộng thì lại sợ nên đáp: “Bắt bỏ học thì xin vâng nhưng xin đừng bắt đi làm!” Tế Liễu giận lắm, mắng: “Học chẳng được mà lại chẳng chịu đi làm thì toan sống bám vào người khác hay sao?” Trường Hỗ đáp: “Chừng nào không sống bám được thì hãy hay!” Tế Liễu giận quá, lấy roi đánh. Trường Hỗ uất ức song cũng chẳng làm chi được.
Sáng sau, Tế Liễu đánh thức Trường Hỗ dậy sớm, bắt đốc thúc gia nhân ra đồng làm ruộng. Chỉ cho mặc quần áo thường, ăn thức ăn thường, còn bao nhiêu quần áo đẹp, thức ăn ngon đều để dành để gửi lên huyện cho Trường Phúc. Nghĩ mẹ bất công, Trường Hỗ bất bình song chẳng dám nói ra.
Sau mùa gặt, Tế Liễu gọi Trường Hỗ lên, bảo: “Nông vụ đã xong, chẳng thể ăn không ngồi rồi được! Phải đem chút vốn mà tập đi buôn!” Vốn ham mê cờ bạc, được mẹ cho đi buôn, Trường Hỗ mừng lắm. Tế Liễu bèn đưa cho mười lạng vàng, bảo: “Hãy lên tỉnh buôn vải, đem về đây mà bán!” Trường Hỗ lên tỉnh, đem vàng vào sòng đánh bạc. Thua hết, sợ quá, về qua chỗ anh, rủ cùng về thăm mẹ. Trường Phúc liền theo em về. Tới nhà, Tế Liễu hỏi: “Vải đâu?” Trường Hỗ đáp: “Dọc đường, bị giặc cướp hết rồi!” Tế Liễu hỏi: “Chứ không phải là đi đánh bạc, bị thua hết rồi hay sao?” Trường Hỗ sợ quá, chẳng hiểu tại sao mẹ mình lại biết, song vẫn chối: “Bị cướp chứ đâu có đánh bạc!” Tế Liễu hỏi: “Thế không nhìn thấy Trương Bảo trong sòng bạc hay sao?” Lúc đó Trường Hỗ mới vỡ lẽ là con bạc chuyên nghiệp Trương Bảo, người cùng làng, nhìn thấy mình trong sòng bạc nên về mách với mẹ mình. Trương Hỗ đành thú tội: “Xin lỗi mẹ, con trót dại!” Tế Liễu lấy roi quất túi bụi. Trường Phúc bất nhẫn, quỳ xuống đất xin chịu đòn thay em. Tế Liễu quẳng roi đi. Từ đó, cứ mỗi lần Trường Hỗ đi đâu Tế Liễu cũng khám xét xem có ăn cắp tiền nhà để đem đi đánh bạc hay không. Vì thế, cũng đỡ.
Nghe nói huyện Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, có danh ca họ Lý, đẹp nổi tiếng trong vùng, Trường Hỗ vẫn ước ao được gặp. Cuối năm ấy, nhân dịp đám khách buôn trong làng rủ nhau đi Lạc Dương buôn hàng Tết, Trường Hỗ xin mẹ cho mình theo đám khách đi buôn. Tế Liễu chẳng suy nghĩ, lấy ngay ba mươi lạng vàng vụn và một đĩnh vàng khối đưa cho, nói: “Mới tập đi buôn, chẳng mong kiếm được nhiều lời. Ba mươi lạng vàng vụn này cũng đủ làm vốn. Còn đĩnh vàng khối này là của ông nội mày để lại. Cho để phòng hờ khi bị quẫn bách chứ chẳng phải là cho để tiêu bậy!” Trường Hỗ vâng dạ rối rít, rồi vội cầm vàng, theo đám khách lên đường.
Trường Hỗ vừa đi, Tế Liễu liền lên huyện thành Bình Diêu, tới nhà trọ, nói với Trường Phúc: “Mười ba hôm nữa, mẹ muốn con về làng để mẹ nhờ một việc! Nhớ xin phép nhà trường cho nghỉ học mười ngày, nghe không?” Trường Phúc hỏi: “Thưa, mẹ muốn sai con làm việc gì?” Tế Liễu im lặng chẳng đáp, nét mặt rầu rầu. Trường Phúc chẳng dám hỏi nữa. Tế Liễu ra về.
Ba ngày sau, đám khách buôn tới huyện Lạc Dương. Trường Hỗ nói với đám khách: “Tôi có chút việc, xin được đi riêng!” Ðám khách ưng thuận. Trường Hỗ bèn đi riêng, tới thẳng nhà Lý cơ xin ở. Lý cơ đòi tiền trước. Trường Hỗ vội lấy ba mươi lạng vàng vụn đưa ra. Sau mười ngày, Lý cơ nói: “Chỗ vàng vụn ấy hết rồi, còn tiền thì ở lại, hết tiền thì đi đi!” Trương Hỗ yên chí là mình còn một đĩnh vàng khối nên đáp: “Còn chứ hết thế nào được!” Lý cơ hỏi: “Ðâu? Ðưa coi!” Trương Hỗ liền móc bọc đưa ra. Lý cơ cầm lên soi thì thấy là vàng giả nên giận lắm, nói xiên xỏ: “Công tử mà cũng biết tiêu vàng giả cơ ư?” Trường Hỗ giật mình kinh hãi. Lý cơ lạnh lùng, nói mát: “Công tử muốn ở lại chơi bao lâu mà chẳng được? Ðĩnh vàng này còn lâu lắm mới hết!” Trường Hỗ sợ quá, chẳng biết phải làm thế nào, vội năn nỉ: “Xin nghĩ tới tình nghĩa trong mười ngày qua mà cho ở lại thêm ít bữa để xoay sở!” Lý cơ chẳng đáp, đi ra khỏi nhà.
Lát sau, Trường Hỗ đang ngồi tính kế, bỗng thấy hai lính huyện xông vào nhà, giở dây ra, trói mình lại. Trường Hỗ hỏi: “Tôi có tội gì?” Lính đáp: “Tội tiêu vàng giả” Lúc đó Trường Hỗ mới vỡ lẽ là Lý cơ đã lên huyện tố cáo mình. Lính giải Trường Hỗ về huyện.
Quan tể huyện Lạc Dương là người họ Chu, tính rất nghiêm khắc. Chu công ra lệnh cho lính đánh Trường Hỗ đủ trăm roi rồi nhốt vào ngục, bắt nhịn đói một ngày. Trường Hỗ chẳng có tiền để hối lộ quản ngục nên bị ngược đãi. Ðói quá, Trường Hỗ phải xin chút cơm tù của tù nhân trong ngục để cầm hơi.
Ở Bình Diêu, Trường Phúc ghi tâm lời mẹ dặn. Ðúng mười ba hôm, tới trường xin phép nghỉ học mười ngày rồi về làng trình mẹ, nói: “Hôm nay con đã xin nghỉ học, về đây trình mẹ để mẹ sai bảo!” Tế Liễu hỏi: “Con còn nhớ ngày trước, lúc con bỏ nhà trốn đi không?” Trường Phúc đáp: “Thưa còn!” Tế Liễu nói: “Lúc đó, ai cũng chê trách mẹ là mẹ kế tàn nhẫn với con chồng, nhưng chẳng ai biết là đêm nào nước mắt mẹ cũng ướt đẫm giường chiếu! Lúc đó, nếu mẹ chẳng chịu mang tiếng ác với đời thì sao con có được ngày nay?” Nói xong, bật khóc. Trường Phúc chẳng dám nói một lời, chỉ kính cẩn đứng chắp tay, lắng nghe. Tế Liễu gạt nước mắt, nói tiếp: “Bây giờ, em con cũng đang lang thang như con ngày trước. Nó xin tiền để đi buôn song mẹ chắc nó chỉ muốn xin tiền để đi chơi! Ðể khuất nhục nó, mẹ đã cho nó một đĩnh vàng giả! Vì thế, giờ này mẹ chắc nó đang bị nằm tù ở huyện Lạc Dương vì tội tiêu vàng giả. Chu huyện tể là học trò cũ của Dương trung thừa. Dương công quý con lắm. Con nên trình bày chuyện này với Dương công rồi xin Dương công viết thư nói với Chu công tha tội cho nó để cho nó có cơ hội hối cải. Nếu Dương công thuận viết thư cho con thì con phải đem ngay đi Lạc Dương mà trình Chu công!” Trường Phúc nói: “Con xin tuân lệnh mẹ! Con đi ngay bây giờ!”
Trường Phúc vội trở lại huyện thành Bình Diêu, tới xin gặp Dương công, trình bày câu chuyện. Dương công bèn viết một lá thư, phong kín lại rồi trao cho Trường Phúc. Trường Phúc nhận thư rồi lạy tạ Dương công, tức tốc lên đường, đem thư đi Lạc Dương.
Tới nơi, Trường Phúc hỏi thăm tin tức thì được biết em mình đã bị tống giam vào ngục từ ba hôm trước. Trường Phúc vội tới thẳng ngục, xin viên quản ngục cho vào gặp em. Thấy Trường Phúc là một nho sinh hiền lành, mặt mũi sáng sủa, viên quản ngục liền cho vào. Thấy anh, Trường Hỗ ngượng quá, chẳng dám ngửng mặt lên, cứ cúi đầu mà khóc. Thấy em mặt mũi bẩn thỉu, thân hình tiều tụy, Trường Phúc cũng khóc theo.
Lát sau, Trường Phúc cám ơn viên quản ngục rồi tới thẳng huyện, trình thư của Dương công lên Chu công. Chu công đọc thư xong liền ra lệnh cho viên quản ngục thả Trường Hỗ. Hai anh em bèn tới huyện lạy tạ Chu công rồi cùng lên đường về quê.
Tới nhà, Trường Hỗ quỳ gối, lết từ ngoài sân vào nhà, tới cạnh mẹ, lạy xin tha tội. Tế Liễu hỏi: “Ðã toại nguyện chưa?” Trường Hỗ chẳng dám đáp, chỉ rưng rưng nước mắt. Trường Phúc cũng quỳ gối xuống cạnh em. Tế Liễu quát: “Ðứng cả dậy”
Từ đó, Trường Hỗ hối hận, một mình trông nom mọi công việc trong nhà, chẳng để mẹ phải nhúng tay. Trường Hỗ thức khuya dậy sớm, tính toán sổ sách, đốc thúc gia nhân. Hôm nào mệt quá, Trường Hỗ ngủ quên, đến trưa mới dậy, cũng không thấy bị mẹ la mắng như trước nữa. Trường Hỗ muốn đi buôn lắm song chẳng dám nói với mẹ.
Ba tháng sau, Trường Phúc lại về thăm nhà. Trường Hỗ nhờ anh nói với mẹ ý muốn của mình. Trường Phúc trình lại. Tế Liễu mừng lắm, cầm cố, vay mượn, lấy tiền cho Trường Hỗ đi buôn. Hơn nửa năm sau, Trường Hỗ kiếm được rất nhiều lời, đem về nạp mẹ hết. Năm ấy, Trường Phúc đi thi hương, đậu cử nhân.
Ba năm sau. Trường Phúc đi thi hội, đậu tiến sĩ, được bổ làm quan. Trong ba năm ấy, Trường Hỗ đi buôn, lời trên vạn lạng. Từ đó, gia đình Tế Liễu trở thành một gia đình quyền quý ở Sơn Tây.
Một hôm, có một khách buôn, bạn của Trường Hỗ, từ Lạc Dương tới Sơn Tây có việc. Xong việc, khách ghé vào thăm Trường Hỗ. Vào nhà, thấy một vị phu nhân rất trẻ, dáng vẻ quý phái, phục sức giản dị, khách bèn hỏi thăm gia nhân xem là ai thì được biết chính là thân mẫu của Trường Hỗ. Khách về Lạc Dương. Bạn bè tới thăm, hỏi chuyện gia đình Trường Hỗ. Khách thuật chuyện mình thấy Tế Liễu rồi kết luận: “Trông phu nhân còn trẻ lắm, chỉ chừng ngoài ba mươi. Chẳng thể ngờ được phu nhân lại là thân mẫu của bạn Trường Hỗ!”
Khổ đàn tâm lực vị nhi tào
Ân uy tịnh dụng vô kỳ thị
Phú quý vô vong mẫu thị lao
Huyện Bình Diêu, tỉnh Sơn Tây, có thày đồ họ Triệu, tên Thành Long, có một gái, tên Thường Nga. Vì Thường Nga có eo thon nhỏ, dễ thương, nên dân làng thường gọi đùa bằng lộng danh Tế Liễu (Liễu Nhỏ).
Tế Liễu thực thà chất phác, nói chẳng dư lời, đặc biệt là chẳng nói xấu ai bao giờ. Vì tư chất thông minh lại được cha chỉ dạy nên Tế Liễu rất giỏi văn chương. Tế Liễu ưa đọc sách tướng số, thích xem tướng cho người.
Năm mười ba tuổi, có đám tới hỏi, xin cưới. Triệu bà hỏi ý, Tế Liễu đòi xem mặt, rồi chê xấu tướng, chẳng ưng. Trong sáu năm liền, đám nào tới hỏi, cũng xin xem mặt, rồi chê xấu tướng, chẳng ưng đám nào. Triệu bà giận lắm, nói: “Ai tới hỏi, cũng chê xấu tướng thì định ở vậy tới già hay sao?” Tế Liễu đáp: “Muốn lấy chí người thắng số trời, song số trời mạnh hơn, chẳng sao thắng nổi. Những đám đã tới hỏi đều thấy chẳng vừa ý. Thôi! Từ nay xin để tùy ý cha mẹ!”
Trong huyện, có nho sinh họ Cao, tên Trường Lộc, con nhà dòng dõi, nổi tiếng danh sĩ. Năm mười tám tuổi, Trường Lộc cưới vợ. Năm sau, vợ sanh con trai, đặt tên Trường Phúc. Bốn năm sau, vợ bị bạo bệnh rồi mất. Năm ấy, Trường Lộc hết tang vợ, nhờ bà mối tới hỏi Tế Liễu cho mình làm vợ kế.
Bà mối tới nhà họ Triệu, nói chuyện. Triệu bà gọi Tế Liễu ra, hỏi mát: “Có đám nhà họ Cao tới hỏi, có ưng không hay lại cần phải xem tướng trước đã?” Tế Liễu đáp: “Ðã xin thưa là để tùy ý cha mẹ!” Ông bà Triệu bèn nhận lời gả, rồi tháng sau, cho cưới.
Cưới xong, hai vợ chồng rất tương đắc.
Năm ấy, Trường Phúc lên năm. Vì mẹ đẻ đã mất nên quấn quýt mẹ kế, đi đâu cũng đòi đi theo. Không cho đi thì khóc thất thanh, chẳng chịu nín. Tế Liễu trông nom, nuôi nấng rất chu đáo.
Năm sau, Tế Liễu sanh trai, tự đặt tên con là Trường Hỗ. Chồng hỏi: “Trường Hỗ có nghĩa gì?” Tế Liễu đáp: “Chẳng có nghĩa gì cả, chợt nghĩ ra thì đặt thế thôi!” Hỏi: “Mai sau, mong gì ở con?” Ðáp: “Chỉ mong con ở gần mình lúc tuổi già” Chồng cười.
Vì là nho sinh nên tuy có chút ruộng đất của cha mẹ để lại song Trường Lộc chỉ biết giữ sổ chi thu, còn canh tác thì phải thuê người. Vì chi tiêu bừa bãi nên bị thiếu hụt luôn, năm nào cũng nạp thuế trễ cho huyện.
Từ ngày về nhà chồng, Tế Liễu chỉ giở sổ chi thu ra coi có một lần. Một hôm, Trường Lộc để sổ lẫn trong đống sách rồi quên đi. Lúc cần sổ để trả công thợ, tìm mãi chẳng thấy. Ðang lúng túng chẳng biết phải làm thế nào thì Tế Liễu tới đọc vanh vách từng khoản chi thu trong sổ cho nghe. Ai hiện diện cũng phải kinh ngạc. Tế Liễu bèn nói với chồng: “Xin để cho thiếp trông nom công việc cầy cấy, giữ sổ chi thu trong một năm, xem có làm nổi không?” Trường Lộc cười rồi thuận cho.
Nửa năm sau, thấy vợ trông nom công việc còn giỏi hơn mình, Trường Lộc phục lắm.
Một hôm, giữa mùa thuế, Trường Lộc sang hàng xóm uống rượu. Ở nhà, lính huyện tới đòi thuế, đập cổng ầm ầm. Tế Liễu sai con ở ra khất, nói hôm sau sẽ xin đem thuế lên huyện nạp. Lính chẳng chịu đi, cứ đứng ở cổng quát tháo ầm ĩ. Tế Liễu phải sai tiểu đồng chạy sang hàng xóm mời chồng về. Trường Lộc về, khất với lính thì lính chịu đi. Trường Lộc cười, nói: “Chắc bây giờ nàng mới biết đàn bà thông minh cũng chẳng bằng đàn ông ngu dốt phải không?” Tế Liễu bật khóc. Trường Lộc sợ quá, vội an ủi vợ. Tế Liễu nín, song vẫn buồn. Trường Lộc nói: “Ta thương nàng lắm! Ðàn bà mà phải trông nom cả công việc cầy cấy lẫn giữ sổ sách chi thu thì vất vả quá. Thôi để ta trông nom cho!” Tế Liễu chẳng nghe, đáp: “Xin cứ để cho thiếp trông nom thêm một năm nữa xem sao!” Trường Lộc cười, nói: “Tùy ý nàng!”
Tế Liễu thức khuya, dậy sớm, làm lụng chăm chỉ, một mình quán xuyến mọi gia vụ, chẳng để chồng phải nhúng tay. Vì thế, Trường Lộc thầm cám ơn vợ.
Năm sau, Tế Liễu dành riêng tiền thuế một nơi rồi tới ngày đáo hạn, bảo chồng đem lên huyện nạp. Vì thế, nhà chẳng còn bị lính tới đòi thuế nữa. Trường Lộc càng phục vợ.
Tế Liễu dự trù mọi món chi thu cho gia đình đâu vào đấy nên gia đình mỗi ngày một đỡ túng thiếu. Chồng mừng lắm, chỉ việc ăn chơi, ngâm vịnh.
Trường Lộc thường cùng vợ bàn chuyện văn chương, rất tương đắc. Một hôm, Trường Lộc đùa vợ, ra câu đối: “Liễu Nhỏ, sao nhỏ thế! Mày nhỏ, eo nhỏ, gót sen nhỏ, lại mừng lo toan thậm nhỏ” Tế Liễu ứng khẩu, đối: “Chàng Cao, quả là cao! Phẩm cao, chí cao, chữ nghĩa cao, những mong tuổi thọ tột cao”
Một hôm, Tế Liễu đi qua tiệm bán quan tài trong làng. Thấy trong tiệm có một cỗ quan tài rất đẹp, Tế Liễu vào hỏi giá thì chủ tiệm nói giá quá cao. Thấy mình chẳng đủ tiền mua, Tế Liễu bèn về bàn với chồng cho mình đi vay mượn để mua. Trường Lộc can, nói: “Vợ chồng mình còn trẻ, đâu đã cần phải dùng tới quan tài?” Tế Liễu nói: “Xin cứ để cho thiếp được tự quyền định liệu!” Trường Lộc liền ưng thuận. Tế Liễu bèn đi vay mượn để mua, rồi thuê người khiêng về, cất kỹ vào kho.
Năm sau, phú ông họ Tiền trong làng qua đời. Gia nhân nhà phú ông nghe nói Tế Liễu có mua được một cỗ quan tài rất đẹp, bèn tới gặp Trường Lộc, xin mua lại với giá gấp đôi. Trường Lộc thấy lãi quá, bèn vào nhà trong, nói với vợ: “Mua một mà bán được hai thì lãi quá rồi! Bán đi để lấy tiền mà chi tiêu! Lúc nào gặp dịp, sẽ mua cỗ khác!” Tế Liễu đáp: “Thiếp chẳng muốn bán!” Trường Lộc hỏi: “Lãi nhiều như thế, sao chẳng chịu bán?” Tế Liễu lặng im, không đáp. Trường Lộc hỏi: “Sao không trả lời?” Tế Liễu chỉ rưng rưng nước mắt. Trường Lộc lấy làm lạ song vì không muốn làm buồn lòng vợ nên ra phòng khách, nói rằng vợ mình chẳng muốn bán. Gia nhân nhà phú ông đành ra về.
Năm sau. Nhân lễ sinh nhật thứ 25 của chồng, Tế Liễu nói: “Năm nay vận hạn chàng xấu lắm, chỉ nên ở nhà, chẳng nên đi xa” Trường Lộc cười, nói: “Vận hạn xấu thì ở nhà cũng đâu có tốt ra được?” Tế Liễu lại rưng rưng nước mắt. Trường Lộc vội an ủi vợ, song Tế Liễu vẫn chẳng vui. Ngày nào Trường Lộc cũng cưỡi ngựa tới nhà bạn bè, yến ẩm, ngâm vịnh thơ phú. Bữa nào thấy chồng chậm về, Tế Liễu cũng sai tiểu đồng đi tìm ở khắp mọi nhà quen. Bạn bè thấy thế, thường đem chuyện ấy ra chế giễu Trường Lộc để cười đùa với nhau.
Ba tháng sau, một hôm Trường Lộc cưỡi ngựa tới nhà bạn dự tiệc. Ðang uống rượu, bỗng thấy trong người khó chịu, bèn xin phép ra về. Dọc đường, bị xây xẩm mặt mày rồi ngã từ trên mình ngựa xuống đất mà chết. Người làng tới báo tin. Tế Liễu òa lên khóc rồi thuê người theo mình đi khiêng xác chồng về khâm liệm.
Sáng sau, người làng tới phúng điếu thì thấy xác Trường Lộc đã được đặt nằm trong cỗ quan tài đẹp. Lúc đó, họ mới phục tài tiên tri của Tế Liễu.
Chồng chết, một mình Tế Liễu vừa phải trông nom công việc làm ăn, vừa phải dạy dỗ con cái.
Ba năm sau, Trường Phúc lên 10. Ðầu mùa thu, Tế Liễu cho đi học. Vì cha chết, Trường Phúc chẳng sợ mẹ kế nên thường trốn học để đi theo trẻ chăn trâu. Tế Liễu la mắng thế nào, Trường Phúc cũng chẳng nghe. Dùng roi vọt, vẫn chứng nào tật nấy. Tế Liễu bèn đổi cách dạy con, gọi lên, ôn tồn nói: “Không muốn đi học nữa thì thôi, chẳng ai ép! Tuy nhiên, nhà nghèo, chẳng thể ăn không ngồi rồi được, phải theo gia nhân đi làm. Nếu chẳng nghe, bị đánh đòn, đừng có oán!” Nói xong, bắt cởi quần áo lành, mặc quần áo rách, đi chăn heo. Chăn heo về, bắt rửa nồi, nấu cháo, ngồi ăn với gia nhân.
Ba hôm sau, Trường Phúc thấy mình khổ cực quá, bèn lên gặp mẹ, quỳ xuống đất, thưa: “Con xin đi học lại!” Tế Liễu quay mặt đi, không đáp. Chẳng biết làm thế nào, Trường Phúc đành sụt sùi, quay xuống bếp, tiếp tục nấu cháo, chăn heo. Hết thu sang đông, thân không áo ấm, chân không giày lành, mưa dầm ướt át, co đầu rụt cổ, trông tựa ăn mày. Người làng trông thấy, ai cũng thương con, trách mẹ. Ðàn ông trong làng, ai có vợ kế cũng đem chuyện Tế Liễu ra để làm gương răn vợ. Phong thanh nghe thấy lời người làng chê trách, Tế Liễu cứ bỏ mặc ngoài tai, giả vờ như chẳng biết.
Một hôm, Trường Phúc dắt đàn heo đi chăn, thấy mình khổ cực quá, bèn bỏ mặc đàn heo, trốn đi mất tích. Tế Liễu nghe tin, cũng cứ lờ đi, chẳng hỏi han gì.
Ba tháng sau, người làng thấy Trường Phúc rách rưới, thân hình tiều tụy, ốm nhom ốm nhách, ăn mày dọc đường, mon men về nhà. Tới cổng, Trường Phúc chẳng dám vào nhà mà sang nhờ Thái bà ở hàng xóm phía đông sang xin giùm mẹ mình cho mình về. Thái bà thương hại, sang xin giùm. Tế Liễu nói: “Nhờ bà về bảo nó, liệu sức có chịu nổi trăm roi thì hãy xin về! Bằng không, hãy tìm nẻo khác mà đi!” Thái bà về lập lại. Trường Phúc nghe xong, vội chạy vụt về nhà, vào gặp mẹ, òa lên khóc, thưa: “Xin chịu trăm roi!” Tế Liễu hỏi: “Ðã hối hận chưa?” Trường Phúc đáp: “Ðã hối hận rồi!” Nói: “Ðã hối hận rồi thì còn đánh làm chi? Bây giờ, hãy xuống bếp nấu cháo, rồi đi chăn heo! Lần này mà còn trốn nữa thì sẽ cấm cửa, chẳng cho về!” Trường Phúc òa lên khóc, thưa: “Xin đánh trăm roi rồi cho đi học lại!” Tế Liễu nghiêm nét mặt, nói: “Không được!” Trường Phúc lại òa lên khóc, chạy sang nhờ Thái bà. Thái bà thương hại, lại dắt về xin giùm. Tế Liễu nói: “Cho nó đi học, thế nào rồi nó cũng lại trốn đi chơi!” Thái bà nói: “Chắc nó chẳng dám thế nữa đâu!” Tế Liễu hỏi: “Sao bà biết?” Thái bà đáp: “Tôi xin bảo đảm” Tế Liễu nói: “Nể lời bà, tôi cho nó về đi học lại, nhưng trước hết nó phải quỳ xuống đất, lạy tạ bà đi đã!” Trường Phúc vội quỳ ngay xuống đất, lạy tạ Thái bà. Thái bà phải đứng im nhận lạy, chẳng dám né tránh vì sợ Tế Liễu không cho con đi học lại. Thái bà cáo biệt. Tế Liễu bắt Trường Phúc đi tắm gội sạch sẽ, cho mặc quần áo mới rồi cho ăn một bữa ngon.
Hôm sau, Tế Liễu dắt cả hai con cùng tới trường xin học. Trường Phúc vốn thông minh, nay lại đổi hẳn tính nết, học hành chăm chỉ, nên văn hay chữ tốt. Trường Hỗ thì ngu si, lười biếng, học nửa năm mà chưa viết nổi tên mình.
Ba năm sau, thi nhập học trường huyện, Trường Phúc đậu, Trường Hỗ hỏng. Tế Liễu cho Trường Phúc tiền lên huyện trọ học. Quan trung thừa họ Dương ở huyện thấy Trường Phúc văn hay chữ tốt, liền xuất quỹ, phát cho chút học bổng. Vì thế, Tế Liễu cũng đỡ tốn.
Thấy Trường Hỗ dốt nát, Tế Liễu gọi lên, nói: “Học chẳng được thì theo đuổi làm chi? Vừa tốn tiền vừa phí thời giờ, vô ích. Hãy bỏ học, quay về mà làm ruộng” Vốn thích được nhàn rỗi, thoạt nghe nói được bỏ học, Trường Hỗ mừng lắm song khi nghe nói phải làm ruộng thì lại sợ nên đáp: “Bắt bỏ học thì xin vâng nhưng xin đừng bắt đi làm!” Tế Liễu giận lắm, mắng: “Học chẳng được mà lại chẳng chịu đi làm thì toan sống bám vào người khác hay sao?” Trường Hỗ đáp: “Chừng nào không sống bám được thì hãy hay!” Tế Liễu giận quá, lấy roi đánh. Trường Hỗ uất ức song cũng chẳng làm chi được.
Sáng sau, Tế Liễu đánh thức Trường Hỗ dậy sớm, bắt đốc thúc gia nhân ra đồng làm ruộng. Chỉ cho mặc quần áo thường, ăn thức ăn thường, còn bao nhiêu quần áo đẹp, thức ăn ngon đều để dành để gửi lên huyện cho Trường Phúc. Nghĩ mẹ bất công, Trường Hỗ bất bình song chẳng dám nói ra.
Sau mùa gặt, Tế Liễu gọi Trường Hỗ lên, bảo: “Nông vụ đã xong, chẳng thể ăn không ngồi rồi được! Phải đem chút vốn mà tập đi buôn!” Vốn ham mê cờ bạc, được mẹ cho đi buôn, Trường Hỗ mừng lắm. Tế Liễu bèn đưa cho mười lạng vàng, bảo: “Hãy lên tỉnh buôn vải, đem về đây mà bán!” Trường Hỗ lên tỉnh, đem vàng vào sòng đánh bạc. Thua hết, sợ quá, về qua chỗ anh, rủ cùng về thăm mẹ. Trường Phúc liền theo em về. Tới nhà, Tế Liễu hỏi: “Vải đâu?” Trường Hỗ đáp: “Dọc đường, bị giặc cướp hết rồi!” Tế Liễu hỏi: “Chứ không phải là đi đánh bạc, bị thua hết rồi hay sao?” Trường Hỗ sợ quá, chẳng hiểu tại sao mẹ mình lại biết, song vẫn chối: “Bị cướp chứ đâu có đánh bạc!” Tế Liễu hỏi: “Thế không nhìn thấy Trương Bảo trong sòng bạc hay sao?” Lúc đó Trường Hỗ mới vỡ lẽ là con bạc chuyên nghiệp Trương Bảo, người cùng làng, nhìn thấy mình trong sòng bạc nên về mách với mẹ mình. Trương Hỗ đành thú tội: “Xin lỗi mẹ, con trót dại!” Tế Liễu lấy roi quất túi bụi. Trường Phúc bất nhẫn, quỳ xuống đất xin chịu đòn thay em. Tế Liễu quẳng roi đi. Từ đó, cứ mỗi lần Trường Hỗ đi đâu Tế Liễu cũng khám xét xem có ăn cắp tiền nhà để đem đi đánh bạc hay không. Vì thế, cũng đỡ.
Nghe nói huyện Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, có danh ca họ Lý, đẹp nổi tiếng trong vùng, Trường Hỗ vẫn ước ao được gặp. Cuối năm ấy, nhân dịp đám khách buôn trong làng rủ nhau đi Lạc Dương buôn hàng Tết, Trường Hỗ xin mẹ cho mình theo đám khách đi buôn. Tế Liễu chẳng suy nghĩ, lấy ngay ba mươi lạng vàng vụn và một đĩnh vàng khối đưa cho, nói: “Mới tập đi buôn, chẳng mong kiếm được nhiều lời. Ba mươi lạng vàng vụn này cũng đủ làm vốn. Còn đĩnh vàng khối này là của ông nội mày để lại. Cho để phòng hờ khi bị quẫn bách chứ chẳng phải là cho để tiêu bậy!” Trường Hỗ vâng dạ rối rít, rồi vội cầm vàng, theo đám khách lên đường.
Trường Hỗ vừa đi, Tế Liễu liền lên huyện thành Bình Diêu, tới nhà trọ, nói với Trường Phúc: “Mười ba hôm nữa, mẹ muốn con về làng để mẹ nhờ một việc! Nhớ xin phép nhà trường cho nghỉ học mười ngày, nghe không?” Trường Phúc hỏi: “Thưa, mẹ muốn sai con làm việc gì?” Tế Liễu im lặng chẳng đáp, nét mặt rầu rầu. Trường Phúc chẳng dám hỏi nữa. Tế Liễu ra về.
Ba ngày sau, đám khách buôn tới huyện Lạc Dương. Trường Hỗ nói với đám khách: “Tôi có chút việc, xin được đi riêng!” Ðám khách ưng thuận. Trường Hỗ bèn đi riêng, tới thẳng nhà Lý cơ xin ở. Lý cơ đòi tiền trước. Trường Hỗ vội lấy ba mươi lạng vàng vụn đưa ra. Sau mười ngày, Lý cơ nói: “Chỗ vàng vụn ấy hết rồi, còn tiền thì ở lại, hết tiền thì đi đi!” Trương Hỗ yên chí là mình còn một đĩnh vàng khối nên đáp: “Còn chứ hết thế nào được!” Lý cơ hỏi: “Ðâu? Ðưa coi!” Trương Hỗ liền móc bọc đưa ra. Lý cơ cầm lên soi thì thấy là vàng giả nên giận lắm, nói xiên xỏ: “Công tử mà cũng biết tiêu vàng giả cơ ư?” Trường Hỗ giật mình kinh hãi. Lý cơ lạnh lùng, nói mát: “Công tử muốn ở lại chơi bao lâu mà chẳng được? Ðĩnh vàng này còn lâu lắm mới hết!” Trường Hỗ sợ quá, chẳng biết phải làm thế nào, vội năn nỉ: “Xin nghĩ tới tình nghĩa trong mười ngày qua mà cho ở lại thêm ít bữa để xoay sở!” Lý cơ chẳng đáp, đi ra khỏi nhà.
Lát sau, Trường Hỗ đang ngồi tính kế, bỗng thấy hai lính huyện xông vào nhà, giở dây ra, trói mình lại. Trường Hỗ hỏi: “Tôi có tội gì?” Lính đáp: “Tội tiêu vàng giả” Lúc đó Trường Hỗ mới vỡ lẽ là Lý cơ đã lên huyện tố cáo mình. Lính giải Trường Hỗ về huyện.
Quan tể huyện Lạc Dương là người họ Chu, tính rất nghiêm khắc. Chu công ra lệnh cho lính đánh Trường Hỗ đủ trăm roi rồi nhốt vào ngục, bắt nhịn đói một ngày. Trường Hỗ chẳng có tiền để hối lộ quản ngục nên bị ngược đãi. Ðói quá, Trường Hỗ phải xin chút cơm tù của tù nhân trong ngục để cầm hơi.
Ở Bình Diêu, Trường Phúc ghi tâm lời mẹ dặn. Ðúng mười ba hôm, tới trường xin phép nghỉ học mười ngày rồi về làng trình mẹ, nói: “Hôm nay con đã xin nghỉ học, về đây trình mẹ để mẹ sai bảo!” Tế Liễu hỏi: “Con còn nhớ ngày trước, lúc con bỏ nhà trốn đi không?” Trường Phúc đáp: “Thưa còn!” Tế Liễu nói: “Lúc đó, ai cũng chê trách mẹ là mẹ kế tàn nhẫn với con chồng, nhưng chẳng ai biết là đêm nào nước mắt mẹ cũng ướt đẫm giường chiếu! Lúc đó, nếu mẹ chẳng chịu mang tiếng ác với đời thì sao con có được ngày nay?” Nói xong, bật khóc. Trường Phúc chẳng dám nói một lời, chỉ kính cẩn đứng chắp tay, lắng nghe. Tế Liễu gạt nước mắt, nói tiếp: “Bây giờ, em con cũng đang lang thang như con ngày trước. Nó xin tiền để đi buôn song mẹ chắc nó chỉ muốn xin tiền để đi chơi! Ðể khuất nhục nó, mẹ đã cho nó một đĩnh vàng giả! Vì thế, giờ này mẹ chắc nó đang bị nằm tù ở huyện Lạc Dương vì tội tiêu vàng giả. Chu huyện tể là học trò cũ của Dương trung thừa. Dương công quý con lắm. Con nên trình bày chuyện này với Dương công rồi xin Dương công viết thư nói với Chu công tha tội cho nó để cho nó có cơ hội hối cải. Nếu Dương công thuận viết thư cho con thì con phải đem ngay đi Lạc Dương mà trình Chu công!” Trường Phúc nói: “Con xin tuân lệnh mẹ! Con đi ngay bây giờ!”
Trường Phúc vội trở lại huyện thành Bình Diêu, tới xin gặp Dương công, trình bày câu chuyện. Dương công bèn viết một lá thư, phong kín lại rồi trao cho Trường Phúc. Trường Phúc nhận thư rồi lạy tạ Dương công, tức tốc lên đường, đem thư đi Lạc Dương.
Tới nơi, Trường Phúc hỏi thăm tin tức thì được biết em mình đã bị tống giam vào ngục từ ba hôm trước. Trường Phúc vội tới thẳng ngục, xin viên quản ngục cho vào gặp em. Thấy Trường Phúc là một nho sinh hiền lành, mặt mũi sáng sủa, viên quản ngục liền cho vào. Thấy anh, Trường Hỗ ngượng quá, chẳng dám ngửng mặt lên, cứ cúi đầu mà khóc. Thấy em mặt mũi bẩn thỉu, thân hình tiều tụy, Trường Phúc cũng khóc theo.
Lát sau, Trường Phúc cám ơn viên quản ngục rồi tới thẳng huyện, trình thư của Dương công lên Chu công. Chu công đọc thư xong liền ra lệnh cho viên quản ngục thả Trường Hỗ. Hai anh em bèn tới huyện lạy tạ Chu công rồi cùng lên đường về quê.
Tới nhà, Trường Hỗ quỳ gối, lết từ ngoài sân vào nhà, tới cạnh mẹ, lạy xin tha tội. Tế Liễu hỏi: “Ðã toại nguyện chưa?” Trường Hỗ chẳng dám đáp, chỉ rưng rưng nước mắt. Trường Phúc cũng quỳ gối xuống cạnh em. Tế Liễu quát: “Ðứng cả dậy”
Từ đó, Trường Hỗ hối hận, một mình trông nom mọi công việc trong nhà, chẳng để mẹ phải nhúng tay. Trường Hỗ thức khuya dậy sớm, tính toán sổ sách, đốc thúc gia nhân. Hôm nào mệt quá, Trường Hỗ ngủ quên, đến trưa mới dậy, cũng không thấy bị mẹ la mắng như trước nữa. Trường Hỗ muốn đi buôn lắm song chẳng dám nói với mẹ.
Ba tháng sau, Trường Phúc lại về thăm nhà. Trường Hỗ nhờ anh nói với mẹ ý muốn của mình. Trường Phúc trình lại. Tế Liễu mừng lắm, cầm cố, vay mượn, lấy tiền cho Trường Hỗ đi buôn. Hơn nửa năm sau, Trường Hỗ kiếm được rất nhiều lời, đem về nạp mẹ hết. Năm ấy, Trường Phúc đi thi hương, đậu cử nhân.
Ba năm sau. Trường Phúc đi thi hội, đậu tiến sĩ, được bổ làm quan. Trong ba năm ấy, Trường Hỗ đi buôn, lời trên vạn lạng. Từ đó, gia đình Tế Liễu trở thành một gia đình quyền quý ở Sơn Tây.
Một hôm, có một khách buôn, bạn của Trường Hỗ, từ Lạc Dương tới Sơn Tây có việc. Xong việc, khách ghé vào thăm Trường Hỗ. Vào nhà, thấy một vị phu nhân rất trẻ, dáng vẻ quý phái, phục sức giản dị, khách bèn hỏi thăm gia nhân xem là ai thì được biết chính là thân mẫu của Trường Hỗ. Khách về Lạc Dương. Bạn bè tới thăm, hỏi chuyện gia đình Trường Hỗ. Khách thuật chuyện mình thấy Tế Liễu rồi kết luận: “Trông phu nhân còn trẻ lắm, chỉ chừng ngoài ba mươi. Chẳng thể ngờ được phu nhân lại là thân mẫu của bạn Trường Hỗ!”
Bình luận facebook