• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim (1 Viewer)

  • Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim - Chương 11 - Phần 2

Những lá thư hồi âm là cách tốt nhất để chỉ cho một người đàn ông thấy mong muốn của người phụ nữ


Đôi khi phụ nữ hỏi tôi: “Nếu tôi nói với anh ta điều tôi muốn lắng nghe thì anh ta sẽ nói nhưng làm thế nào tôi biết được anh ta không chỉ nói điều đó? Tôi e rằng anh ta thực sự không có ý định đó” Đây là một câu hỏi quan trọng. Nếu một người đàn ông không yêu một người phụ nữ thì anh ta sẽ không băn khoăn về việc phải trao cho cô ấy những mong muốn đó. Thậm chí anh ta cố gắng gửi lời đáp lại tương tự như lời của cô ấy. rất hiếm khi anh ta thực sự cố gắng hồi âm Nếu anh ta có vẻ không chân thật, đó chính là bởi vì anh ta đang học những điều mới mẻ. Biết một cách hồi âm mới là vô cùng khó khăn. Đối với anh ta, điều này có thể gây yếu đuối. Đây là thời điểm khủng hoảng. Anh ta cần nhiều lời động viên và khuyến khích. Anh ta cần có ý kiến phản hồi cho biết anh ta đang đi trên con đường đúng Nếu mọi nỗ lực của anh ta ủng hộ cô dường như giả dối, thường là vì anh ta sợ rằng những cố gắng đó không hiệu quả. Nếu một người phụ nữ đánh giá cao nỗ lực của anh ta thì sau này anh ta sẽ cảm thấy an tâm hơn và như thế anh ta sẽ chân thành hơn. Người đàn ông đó không vụng về. Khi anh ta cảm thấy rằng người phụ nữ tiếp nhận anh ta và anh ta có thể đáp lại theo cách tạo ra một sự khác biệt đích thực, anh ta sẽ thực hiện nó. Hãy cho anh ấy thời gian Phụ nữ cũng có thể biết rất nhiều về nam giới và những gì họ cần bằng cách lắng nghe thư hồi âm của một người đàn ông. Nói chung phụ nữ thường bị lúng túng trước phản ứng của đàn ông đối với cô ta. Cô ấy thường không có ý kiến giải thích tại sao đàn ông lại bác bỏ mọi nỗ lực của cô ấy ủng hộ anh ta. Cô ta hiểu lầm những gì anh ta cần. Đôi khi cô ta bác bỏ anh ấy bởi vì nghĩ rằng anh ta muốn cô ấy phải từ bỏ chính mình. Trong nhiều trường hợp, người đàn ông thực sự muốn phụ nữ tin tưởng, đánh giá cao và chấp nhận anh ta Để nhận được sự đồng tình, chúng ta không chỉ phải cho người bạn đời biết những gì chúng ta cần mà còn phải sẵn lòng ủng hộ họ. Những lá thư hồi âm đảm bảo rằng một người sẽ mở lòng để được chấp nhận. Nếu không thì sự truyền đạt sẽ không có tác dụng. Thái độ chia sẻ những cảm xúc bị tổn thương nói lên rằng “Chẳng có gì anh/em nói có thể làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn” song nó không chỉ phản tác dụng mà còn làm tổn thương tới người bạn đời. Tốt hơn hết là không nên nói vào những lúc này Đây là một ví dụ một bức thư tình và lá thư hồi âm của nó. Chú ý là lời hồi âm vẫn ở bên dưới phần tái bút, nhưng nó dài hơn một chút và chi tiết hơn những điều đã nói ở trên


Một bức thư tình và thư hồi âm về sự phản đối của người đàn ông


Khi Theresa muốn chồng mình, Paul, ủng hộ mình, anh ta phản đối và có vẻ bị áp lực với yêu cầu của cô Paul thân yêu,


1. Sự giận hờn: Em giận vì anh phản đối lại em. Em giận rằng anh không đưa ra ý kiến giúp em. Em giận vì em luôn phải thắc mắc. Em thực sự phải làm điều đó quá nhiều với anh. Em cần sự giúp đỡ của anh


2. Nỗi buồn: Em buồn vì anh không muốn giúp em. Em buồn vì em cảm thấy cô đơn. Em muốn làm nhiều thứ cùng một lúc. Em không có được sự đồng tìn của anh


3. Sự sợ hãi: Em sợ phải yêu cầu sự giúp đỡ của anh. Em sợ cơn giận dữ của anh. Em sợ anh từ chối và em lại thấy bị tổn thương


4. Sự hối tiếc: Em xin lỗi vì bực tức với anh. Em xin lỗi vì đã cằn nhằn và chỉ trích anh. Em tiếc rằng mình đã không thông cảm với anh nhiều hơn. Em xin lỗi em đã cho quá nhiều và cũng đòi hỏi anh như vậy


5. Tình yêu: Em yêu anh. Em biết rằng anh đang cố hết sức mình. Em biết anh thực sự quan tâm đến em. Em muốn nói chuyện với anh theo cách thân mật hơn. Anh cũng là một người cha đáng yêu của con chúng ta Em yêu anh. Theresa


Hồi âm:


Theresa thân yêu,


Cảm ơn em đã yêu anh nhiều đến vậy. Cảm ơn em vì đã chia sẻ cảm xúc với anh. Anh hiểu rằng anh đã làm em tổn thương khi hành động như thể là mọi yêu cầu của em là quá đòi hỏi. Anh cũng hiểu em bị tổn thương khi phản đối em. Anh xin lỗi vì không giúp em thường xuyên hơn. Em xứng đáng được nhận sự đồng tình của anh và anh muốn ủng hộ em nhiều hơn. Anh thực sự yêu em và anh cảm thấy hạnh phúc khi có em làm vợ Anh yêu em, Paul BƯỚC 3: CHIA SẺ BỨC THƯ TÌNH VÀ LÁ THƯ HỒI ÂM CỦA BẠN


Việc chia sẻ những bức thư của bạn là rất quan trọng vì những lý do sau:


• Tạo cho người bạn đời một cơ hội được giúp đỡ bạn


• Cho phép bạn hiểu mong muốn của chính mình


• Điều này làm cho người bạn đời của bạn có ý kiến phản hồi một cách thân mật và tôn trọng hơn


• Nó thúc đẩy sự thay đổi trong quan hệ


• Tạo ra sự mật thiết và đam mê


• Điều này chỉ cho người bạn đời của bạn biết điều gì là quan trọng đối với bạn và ủng hộ bạn thì sẽ thành công như thế nào


• Nó giúp cho các cặp vợ chồng có thể tái đối thoại khi cuộc nói chuyện không thành công


• Điều đó chỉ cho chúng ta biết làm thế nào để lắng nghe những cảm nhận phản đối một cách an toàn Có năm cách chia sẻ những bức thư của bạn được phác thảo dưới đây. Trong trường hợp này, cô ấy đã viết thư và cách thức này có lợi ích như thể anh ta đã làm điều đó


1. Anh ấy đọc to cả hai bức thư khi cô ta hiện diện. Sau đó anh ôm cô ấy vào lòng và trao lời đáp lại yêu thương của chính mình vì hiểu rằng đó là điều cô muốn lắng nghe


2. Cô ta đọc to cả hai bức thư cho anh ta nghe. Và anh ta vẫn hành động như vậy


3. Trước tiên anh ta đọc lớn bức thư hồi âm cho cô gái nghe. Sau đó lại đọc bức thư tình của cô. Người đàn ông sẽ dễ dàng hơn nhiều khi lắng nghe cảm xúc của đối phương, anh ta sẽ biết đáp lại như thế nào. Hãy cho người đàn ông biết những gì yêu cầu ở anh ta. Anh ta sẽ không cảm thấy hoang mang nhiều lắm khi biết những gì yêu cầu ở anh ta. Sau khi anh ta đọc bức thư tình của cô ấy, anh ta sẽ ôm cô ấy vào lòng và trao cho cô những gì mà cô ấy mong muốn ở anh


4. Trước tiên cô ấy sẽ đọc bức thư hồi âm của mình cho anh ta nghe. Sau đó cô lại đọc bức thư tình lên. Cuối cùng anh ta cũng hành động tương tự


5. Cô ấy đưa những bức thư của mình trao cho anh ta để anh ta đọc chúng riêng trong vòng 24 tiếng. Sau đó anh ấy sẽ cảm ơn cô ta vì đã viết những bức thư đó đồng thời trao cho cô ta những điều cô mong muốn


Phải làm gì nếu người bạn đời của bạn không hồi âm lại theo cách yêu thương thân mật


Dựa trên những kinh nghiệm từng trải trong quá khứ cho thấy một số người gặp nhiều khó khăn khi nghe những bức thư tình. Trong trường hợp này họ không hy vọng là sẽ đọc chúng. Thậm chí khi người bạn đời muốn nghe một bức thư thôi thì họ cũng không thể đáp lại đúng cách đầy âu yếm. Hãy lấy trường hợp Paul và Theresa làm ví dụ Nếu Paul không cảm thấy yêu thương hơn sau khi anh ta lắng nghe bức thư của người bạn đời, đó là bởi vì anh ta không thể đáp lại tình yêu vào thời điểm đó. Nhưng sau này, suy nghĩ của anh ta sẽ thay đổi Khi đọc những bức thư này, người đàn ông có thể cảm thấy phải chịu đựng cơn giận dữ và đau đớn cuối cùng cũng trở nên bảo thủ. Những lúc này, anh ta cần có thời gian suy nghĩ về những điều mà mình đã được nghe Đôi khi một người nghe một bức thư tình chỉ bằng thái độ giận dữ, phải mất một lúc họ mới có thể hiểu được tình yêu. Sau khoảng thời gian đó anh ta sẽ đọc lại và sẽ cảm thấy hối hận và yêu thương đặc biệt. Trước khi tôi đọc một bức thư tình của vợ mình, tôi đọc lời yêu thương trước nhất và rồi mới đọc cả lá thư Nếu một người đàn ông thấy buồn sau khi đọc thư, anh ta cũng có thể hồi âm bức thư đó, cho phép anh ta tìm hiểu những cảm xúc đang tới. Tôi không thể biết điều gì đang làm tôi phiền muộn cho đến khi vợ tôi chia sẻ thư tình với mình, và đột nhiên tôi có cảm xúc viết thư. Bằng cách này, tôi có thể tìm lại tình yêu của mình và lắng nghe tâm sự của cô ấy Nếu người đàn ông ngay lập tức không thể đáp lại tình yêu, anh ta cần biết rằng mọi thứ đều ổn cả và điều này không đáng bị chê trách. Người bạn đời của anh ta cần phải hiểu và chấp nhận yêu cầu của chồng mình để suy nghĩ về mọi thứ trong giây lát. Có lẽ là để ủng hộ người bạn đời, anh ta có thể nói một điều như sau: “Cảm ơn em vì đã viết bức thư này. Anh muốn có một khoảng thời gian để suy nghĩ về nó và chúng ta sẽ nói chuyện sau”. Điều quan trọng là anh ta không bộc lộ ý kiến phản đối bức thư đó. Việc chia sẻ những bức thư cần có một khoảng thời gian đúng lúc Tất cả những lời gợi ý trên áp dụng cho cả nữ giới. Tôi muốn khuyên rằng những cặp vợ chồng nên đọc những bức thư mà họ viết cho nhau nghe, công việc này rất hiệu quả bởi vì nó giúp cho họ biết lắng nghe đối phương. Đây là kinh nghiệm cho cả hai giới và hãy nhìn nhận những điều phù hợp với bạn


THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG BỨC THƯ TÌNH


Việc chia sẻ những bức thư tình có thể gây sự sợ hãi, ngượng ngùng. Một người đang viết những cảm xúc thực của chính mình thường sẽ cảm thấy bị tổn thương. Nếu người bạn đời của họ bác bỏ, điều này có thể rất đau đớn. Mục đích của việc chia sẻ những bức thư là để cởi mở tấm lòng sao cho những đôi vợ chồng có thể gần nhau hơn. Nó sẽ có hiệu quả nếu tiến trình này được tiến hành an toàn. Những người nhận được thư tình cần phải tôn trọng tâm trạng của người viết thư. Nếu họ không ủng hộ thật sự và tôn trọng thì họ không xứng đáng để lắng nghe những điều đó Cần phải thực hiện việc chia sẻ những bức thư với một ý nghĩ đúng đắn theo tinh thần của hai lời phát biểu sau:


Sự bày tỏ mục đích muốn viết và chia sẻ một bức thư tình


Tôi đã viết bức thư này để tìm thấy những cảm xúc đích thực và trao cho bạn tình yêu mà bạn xứng đáng được nhận. Với tư cách là một phần của quá trình đó, tôi muốn chia sẻ với bạn những cảm xúc phủ định trong lòng mình, những điều mà tôi ấp ủ bấy lâu Sự thông cảm của bạn sẽ giúp tôi cởi mở tấm lòng và tiếp tục công việc của chính mình. Tôi tin rằng bạn thực sự quan tâm và đáp lại tình cảm của chính mình theo cách tốt nhất bạn có thể Tôi đánh giá cao tấm lòng của bạn đã lắng nghe và ủng hộ tôi. Thêm vào đó tôi hy vọng là bức thư này sẽ giúp bạn thấu hiểu được mong muốn, nhu cầu và ước mơ của chính mình Còn người đang nghe bức thư này lại cần phải tìm hiểu tinh thần của sự bày tỏ sau:


Bày tỏ ý định muốn lắng nghe một bức thư


Tôi hứa sẽ làm hết sức mình để hiểu được giá trị cảm xúc của bạn, để chấp nhận những điểm khác biệt của chúng ta, để tôn trọng yêu cầu của bạn như thể là tôi làm cho chính mình. Và tôi đánh giá cao rằng bạn đã cố gắng hết sức mình để truyền đạt tình yêu của bạn. Tôi xin hứa sẽ lắng nghe và không chỉnh sửa hay từ chối cảm xúc của bạn. Tôi hứa sẽ tiếp nhận và không cố thay đổi bạn. Tôi sẵn sàng lắng nghe bởi vì tôi thật sự quan tâm và tin rằng chúng ta có thể giải quyết công việc này Vài lần đầu tiên khi bạn thực hành phương pháp viết thư, sẽ chắn chắn hơn nếu bạn thực sự đọc to những lời bày tỏ này. Chúng sẽ giúp bạn ghi nhớ sẽ tôn trọng cảm xúc người bạn đời của mình và đáp lại bằng sự yêu thương và thận trọng NHỮNG BỨC THƯ TÌNH NGẮN GỌN


Nếu bạn buồn và không có đủ 20 phút để viết thư tình, bạn có thể viết một bức thư ngắn gọn. Mất khoảng 3 đến 5 phút và nó rất hữu ích. Đây là một vài ví dụ:


Max thân yêu,


1. Em giận vì anh trễ hẹn!


2. Em buồn vì anh đã lãng quên em


3. Em sợ rằng anh không thực sự quan tâm đến em


4. Em xin lỗi là em đã sao lãng


5. Em yêu anh và em tha thứ cho anh vì trễ hẹn. Em biết anh thực sự yêu em. Cảm ơn anh vì đã cố gắng Yêu anh, Sandie Henry thân yêu,


1. Em giận rằng anh đã quá mệt mỏi. Em giận rằng anh chỉ mải xem tivi


2. Em buồn vì anh không nói chuyện với em


3. Em sợ rằng chúng ta sẽ đi về hai phía. Em sợ em đã làm cho anh giận dữ


4. Em xin lỗi vì đã bác bỏ anh trong bữa cơm tối nay. Em xin lỗi anh vì đã trách anh vì những vấn đề của hai ta


5. Em mong nhớ tình yêu của anh. Anh có thể dành cho em 1 giờ đêm nay và anh có thể ngay lập tức chia sẻ với em những điều tiếp tục xảy ra trong cuộc đời của mình được không?


Yêu anh, Lesley Tái bút: Điều em muốn lắng nghe ở anh là:


Lesley yêu quí,


Cám ơn em vì đã viết thư cho anh bày tỏ cảm xúc của chính mình. Anh hiểu rằng em rất nhớ anh. Đêm nay chúng ta có khoảng thời gian đặc biệt giữa 8h và 9h Yêu em, Henry


THỜI ĐIỂM ĐỂ VIẾT NHỮNG LÁ THƯ TÌNH


Thời điểm thích hợp để viết những bức thư tình là bất kì khi nào bạn cảm thấy chán nản và muốn cảm thấy thoải mái hơn. Dưới đây là một số cách thông thường mà bạn có thể tham khảo để viết những lá thư tình


1. Viết thư tình cho một người bạn thân


2. Viết thư tình cho một người bạn, một đứa trẻ hay một thành viên trong gia đình bạn


3. Thư tình cảm gửi cho một khách hàng hay một đồng nghiệp. Thay cho cau anh yêu em ở cuối thư. Bạn có thể lựa chọn những câu kiểu như: “Tôi đánh giá cao”, và “Tôi tôn trọng”. Trong hầu hết các tình huống, tôi không ủng hộ việc chia sẻ bức thư này


4. Thư tình dành cho chính bản thân bạn


5. Thư tình cảm dành cho Chúa Trời hay Đấng Tối Cao. Hãy chia sẻ những nỗi ưu phiền của bạn trong cuộc sống này và hãy cầu xin Người giúp đỡ


6. Thư tình yêu hoán đổi vai trò nếu bạn thấy khó tha thứ cho một ai đó. Gỉa vờ là họ trong vài phút, hãy viết một lá thư tình với tư cách là bản thân họ rồi gửi cho chính bạn. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì bạn trở nên độ lượng một cách nhanh chóng


7. Thư cho quỷ dữ. Nếu bạn thực sự thấy buồn chán, những cảm xúc của bạn lại rất ích kỉ và đáng lên án, thì bạn hãy trút hết những cảm xúc ấy vào một bức thư, sau đó đốt luôn bức thư áy đi. Đừng trông mong gì vào việc đối phương sẽ đọc được lá thư ấy nếu như cả hai người đều có thể kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực và cả hai đều sẵn sàng làm việc này. Trong tình huống đó, ngay cả những bức thư dành cho quỷ cũng tỏ ra rất hữu ích


8. Thư tình hoán đổi vị trí. Khi cuộc sống hiện tại khiến bạn cảm thấy chán nản và bạn luôn hoài niệm về những cảm xúc mơ hồ thời thơ bé, hãy tưởng tượng bạn có thể quay ngược thời gian và viết một lá thư cho cha hoặc mẹ của bạn để chia sẻ tâm tư của mình cũng như nhờ họ giúp đỡ


LÍ DO KHIẾN CHÚNG TA CẦN VIẾT NHỮNG LÁ THƯ TÌNH


Khi chúng ta đọc xong cuốn sách này, ta sẽ hiểu rằng đối với nữ giới, việc chia sẻ những cảm xúc của họ cũng như việc cảm thấy được quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng từ phái người đàn ông, là điều cực kì quan trọng. Đối với người đàn ông, thì sự chấp nhận và lòng tin của người đàn bà cũng quan trọng như thế. Rắc tối lớn nhất trong các mối quan hệ xảy ra khi người đàn bà chia sẻ những cảm xúc buồn của họ mà kết quả thì người đàn ông lại cảm thấy họ không được yêu thương Đối với người đàn ông, thì những cảm xúc tiêu cực của người đàn bà có vẻ như là sự chỉ trích, trách móc, khắt khe và phẫn nộ. Một người đàn ông hắt hủi những cảm xúc đó của người đàn bà, thì cô ta sẽ cảm thấy người đàn ông không yêu thương mình. Sự thành công trong mỗi mối quan hệ chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố. Việc chờ đợi sự giãi bày hoàn mĩ là một điều phi thực tế. Cũng may, giữa hiện thực và sự hoàn mĩ không còn chỗ trống dành cho sự tăng trưởng


Những mong muốn phải mang tính thực tế


Mong chờ sự giãi bày diễn ra suôn sẻ là một điều phi thực tế vì có một vài cảm xúc cực kì khó bộc lộ mà lại không làm tổn thương đến người nghe. Ngay cả những cặp có nhiều mối quan hệ tình cảm lí tưởng thì đôi khi cũng tỏ ra băn khoăn không biết nên giãi bày cảm xúc như thế nào cho có hiệu quả đối với cả hai. Thực sự mà nói, thấu hiểu quan điểm của người khác là điều cực kì khó khăn, đặc biệt là khi anh ta hoặc cô ta lại chẳng thèm đả động gì đến những chuyện mà bạn muốn nghe. Cũng rất khó tôn trọng quan điểm của người khác một khi tình cảm của bạn đang bị tổn thương Có rất nhiều đôi đã nghĩ lầm rằng việc họ thiếu khả năng giãi bày cảm xúc một cách thành công đồng nghĩa với chuyện họ yêu nhau chưa đủ. Tất nhiên tình yêu có nhiều cách để giãi bày nhưng kĩ năng giãi bày còn quan trọng hơn nhiều. Cũng may kĩ năng này có thể học được


Học cách giao tiếp như thế nào


Trong nhiều thế hệ trước đây, cái gọi là thổ lộ lòng mình thường bị coi là chạy trốn những cảm xúc tiêu cực. Chuyện này diễn ra cũng khá thường xuyên cứ như thể những cảm xúc tiêu cực này là một điều gì đó ủy mị, đáng xấu hổ và nên được giữ kín Ở các gia đình ít hiểu biết hơn, thì những điều bị cho là bộc lộ tình cảm bao gồm cả việc giả vờ hay viện cớ vào những cảm xúc tiêu cực thông qua những hình phạt về mặt thể xác như những lời chỉ trích, măng chửi, đánh đòn, quất bằng roi và tất cả những kiểu lạm dụng lời nói… Tất cả đều vì mục đích giúp lũ trẻ học được những điều hay lẽ phải thông qua những điều sai trái Nếu cha mẹ chúng ta học được cách giãi bày tình cảm mà chẳng cần kìm nén những cảm xúc tiêu cực, khi còn nhỏ, chúng ta đã rất an tâm để có thể khám phá và phát hiện những cảm xúc cũng như những phản ứng tiêu cực của bản thân mình thông qua việc làm đi làm lại và tiếp tục mắc lỗi. Và thông qua những lần giãi bày tình cảm tích cực, hẳn là chúng ta sẽ rút ra được cách giãi bày tình cảm một cách thành công nhất là đối với những cảm xúc khó diễn tả. Kết quả của 18 năm liên tục thử nghiệm và thất bại, dần dần chúng ta cũng đúc rút được kinh nghiệm để bộc lộ cảm xúc của mình một cách tôn trọng và đánh giá cao người nghe.


Giá như quá khứ của chúng ta mà khác


Giá như quá khứ của chúng ta mà khác, thì chúng ta sẽ quan sát một cách thành công và lắng nghe chăm chú xem mẹ ta giãi bày và bộc lộ những nỗi bực dọc, thất vọng của bà như thế nào. Hàng ngày chúng ta cũng quan sát được cách cha mình yêu thương và thấu hiểu mẹ những thứ mà bà cần từ phía người chồng thân yêu của mình. Chúng ta sẽ thấy mẹ tin tưởng cha và chia sẻ những cảm xúc của bà một cách cởi mở mà chẳng hề phản đối và buộc tội ông. Chúng ta cũng sẽ hiểu ra được làm thế nào để một người dù chán nản nhưng không hề xa lánh người khác thông qua những biểu hiện như đánh mất lòng tin, kìm hãm cảm xúc, trốn tránh, bất đồng về tình cảm hoặc là lạnh nhạt thờ ơ Qua 18 năm trưởng thành trong gia đình, chúng ta dần dần có thể làm chủ được cảm xúc chỉ khi chúng ta làm chủ được những họat động khác như đi dạo, làm toán. Giãi bày tình cảm cũng là một kĩ năng yêu cầu bạn phải học hỏi giống như chuyện đi dạo, nhảy xa, hát hò, đọc sách và cân đối chuyện tiền nong chi tiêu Nhưng điều này lại không hề xảy ra theo đúng cách đó đối với hầu hết chúng ta. Thay vào đó, chúng ta lại dùng 18 năm ấy để học lấy cách giãi bày thất bại. Bởi vì chúng ta thiếu sự dạy dỗ, chỉ bảo về cách giãi bày tình cảm. Việc giãi bày tình cảm quả thực là một nhiệm vụ khó khăn và dường như không thể thực hiện được nhất là khi ai đó trong số chúng ta cũng đều có nhiều tình cảm tiêu cực Để có thể nhận thức điều này khó đến mức nào, hãy cân nhắcn kĩ lưỡng câu trả lời cho những câu hỏi sau:


1. Khi bạn cảm thấy tức giận hay phẫn nộ, bạn sẽ bộc lộ cảm xúc này như thế nào nếu như hồi nhỏ cha mẹ bạn hoặc là hay cãi lộn hoặc là cùng nhau né tránh việc tranh cãi


2. Bạn sẽ làm như thế nào để khiến lũ trẻ chịu lắng nghe mà bạn không cần gào thét hay trừng phạt chúng, nếu như cha mẹ bạn vẫn thường gào thét và phạt bạn để duy trì quyền kiểm sóat của họ


3. Bạn sẽ yêu cầu người khác giúp đỡ bạn như thế nào nếu như hồi nhỏ bạn liên tục cảm thấy bị phớt lờ và thất vọng


4. Bạn mở lòng và chia sẻ những cảm xúc của mình như thế nào nếu như bạn ngại người ta từ chối bạn


5. Bạn sẽ nói chuyện với đối phương như thế nào đây nếu như bạn căm thù họ


6. Bạn sẽ nói câu “Tôi xin lỗi” như thế nào đây nếu như hồi nhỏ bạn rất hay mắc lỗi lầm


7. Bạn có thể chấp nhận những lỗi lầm của bản thân như thế nào đây nếu như bạn ngại sự trừng phạt và sự từ chối


8. Bạn có thể bộc lộ cảm xúc của bạn như thế nào đây nếu như người ta liên tục từ chối và mắng mỏ vì bạn hay buồn và hay khóc


9. Bạn định yêu cầu điều bạn muốn như thế nào nếu hồi nhỏ người ta liên tục đổ lỗi cho bạn mỗi khi bạn muốn yêu cầu thêm điều gì đó


10. Làm thế nào để bạn có thể hiểu được những điều bạn đang cảm nhận, nếu như mẹ của bạn không có thời gian, sự kiên trì để hỏi xem bạn cảm thấy ra sao hay điều gì đang khiến bạn bận tâm


11. Làm thế nào để bạn có thể chấp nhận những nhược điểm của cha mẹ, nếu như hồi nhỏ bạn luôn phải cố tỏ ra hoàn hảo để xứng đáng với tình yêu


12. Làm thế nào để bạn có thể lắng nghe nỗi niềm của người khác nếu như chẳng có ai buồn lắng nghe nỗi niềm của bạn


13. Làm thế nào để bạn có thể tha thứ cho người khác nếu như chẳng ai làm thế với bạn


14. Bạn sẽ khóc như thế nào và hàn gắn nỗi niềm ra sao nếu như hồi nhỏ người ta liên tục yêu cầu bạn không được khóc, “Khi nào thì mày mới lớn đây hả?” hay “Chỉ có bọn con nít mới khóc thôi”


15. Làm thế nào để bạn có thể cảm nhận thấy nỗi thất vọng của đối phương nếu như hồi nhỏ bạn phải nhận lỗi với mẹ mặc dù trước đó bạn hiểu rất rõ rằng bạn chẳng có tội tình gì cả


16. Làm thế nào để bạn có thể hiểu được cơn thịnh nộ của đối phương nếu như hồi nhỏ cha mẹ bạn vẫn thường trút hết giận dữ lên đầu bạn thông qua việc quát tháo và trách móc bạn


17. Làm thế nào để bạn có thể mở rộng tấm lòng và tin tưởng vào đối phương nếu như người đầu tiên bạn rất tin tưởng một cách hồn nhiên lại quay lại lừa dối bạn ở một phương diện nào đó


18. Bạn sẽ giãi bày cảm xúc của mình một cách tình cảm và tôn trọng người khác như thế nào đây nếu như bạn không có 18 năm luyện tập mà không hề gặp phải sự đe dọa sẽ bị từ chối hay xa lánh nào Câu trả lời cho tất cả 18 tình huống trên đều giống nhau: Có thể học cách giãi bày tình cảm nhưng chúng ta cần phải thực hiện một cách có hiệu quả. Chúng ta phải bù lại 18 năm sao nhãng kia. Cha mẹ chúng ta có hoàn mĩ đến đâu đi chăng nữa cũng không thành vấn đề, vì có ai thực sự hoàn mĩ đâu. Nếu như bạn gặp rắc rối khi giãi bày tình cảm, chuyện này không phải là lời nguyền hay lỗi của đối phương. Chỉ đơn giản là bạn rèn luyện vẫn chưa đủ và còn thiếu sự an toàn để luyện tập Khi đọc những câu hỏi trên đây, bạn có thể trào dâng nhiều cảm xúc. Đừng lãng phí cơ hội đặc biệt này để có thể hàn gắn những cảm xúc của chính bạn. Ngay bây giờ hãy viết cho cha hoặc mẹ bạn một lá thư thật tình cảm. Đơn giản bạn chỉ cần cầm lấy một chiếc bít, vài ba tời giấy và bắt đầu bộc lộ cảm xúc của mình, hãy nhớ phải sử dụngthể thư thật tình cảm. Giờ thì hãy thử ngay đi và bạn sẽ rất ngạc nhiên với kết quả cho mà xem.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom