Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 52: Ngã ngũ
Sau trận chiến ngoài cảng, Bàn cùng Văn Phi và Đô đốc Hạm đội ba Trần Trung theo Trịnh Hoài Đức vào cung. Địa điểm đầu tiên Bàn muốn đến chính là ngôi mộ của cố Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh. Đương thời, Cảnh tuy còn ít tuổi nhưng lại là một trong số ít nhũng người Bàn nể phục nhất. Có lẽ, trên toàn cõi đất Việt, chỉ có ba người hiểu rõ con người Nguyễn Phúc Cảnh nhất, đó là Toản, Đức và còn lại là chính anh. Thắp lên một nén hương, Bàn lầm rầm khấn bái:
“Duệ Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh. Cho phép tôi gọi anh là “cậu” để tỏ vẻ thân tình. Chúng ta gặp nhau không nhiều, nói thật cũng chỉ có ba lần ở trời Tây. Nhưng, phải đã từng sống ở Châu Âu, phải từng chiến đấu ở Châu Âu mới có thể hiểu được tài năng quân sự và tầm nhìn của mình còn rất hạn hẹp. Tôi cũng vậy mà cậu cũng vậy. Chúng ta đi đâu cũng đứng ở hai đầu chiến tuyến. Ở quê nhà, tôi với cậu người Nam kẻ Bắc. Ở xứ người, chúng ta phục vụ cho hai đất nước hùng mạnh nhất. Tôi may mắn hơn cậu ít chút, nhờ mối quan hệ tốt đẹp mà có cơ hội đứng cạnh vị Đại tá, không, giờ đây anh ta đã là một vị tướng tài năng lỗi lạc, Arthur Wellesley. Còn cậu, dù hết sức vất vả nhưng vẫn nhận được sự quý trọng của một thiên tài quân sự đương thời, tướng Napoleon Bonaparte. Bấy nhiêu đó cũng đủ hiểu, dù ít tuổi hơn nhưng cậu vẫn tài giỏi hơn tôi nhiều lắm.
Số phận buộc chúng ta đứng ở hai đầu chiến tuyến. Cậu biết không, với cậu, tôi có hai suy nghĩ hết sức mâu thuẫn. Thứ nhất là hết sức muốn cùng cậu kết giao, là bạn bè của nhau. Thứ nhì thì ngược lại, tôi muốn cùng cậu thư hùng trên chiến trường, một trận thư hùng thật sự. Nói thế cũng có lý do. Sống ở đời, người ta cần có một người bạn tâm giao, lại cần có một đối thủ đích thật. Trớ trêu thay, chính cậu lại có cả “hai con người đó” trong tim tôi.
Giờ đây, sau biến cố vừa qua, có lẽ chiến tranh giữa hai miền sẽ khép lại. Chúng ta đã không còn đứng ở hai đầu chiến tuyến nữa. Thôi thì từ bây giờ, chúng ta xem như là bạn nhé. Mỗi năm chúng ta se lại gặp nhau. Ước mơ đất nước hùng cường của cậu, hãy để cho tôi gánh vác. Yên nghỉ nhé, bạn của tôi”.
Đoạn, Bàn vái lạy ba cái rồi đứng lên. Trịnh Hoài Đức ở bên cạnh cũng bất giác cảm thấy mến mộ vị Vương gia trẻ tuổi của nhà Tây Sơn này. “Có lẽ, họ là những thiên tài thật sự. Chỉ những thiên tài mới hiểu được thiên tài. Dù chỉ qua vài ba lần gặp gỡ hay đối đầu, họ vẫn có thể trở thành bạn tri âm”, ông thầm nghĩ. Như nhớ lại điều gì, Trịnh Hoài Đức vội nói với Bàn:
- Vương gia! Trước lúc mất, Thái tử có để lại một bức thư. Ngài bảo giao cho tướng quân có địa vị cao nhất, nhờ chuyển tận tay nhà vua của các vị.
- Thế à? Vậy tôi sẽ nhận và trao tận tay Quang Toản.
- Thôi, mời Vương gia và hai vị tướng quân đây vào nhà khách, chúng ta sẽ nói chuyện.
Trở về nhà khách, mọi người phân chủ khách rồi ngồi xuống. Khi câu chuyện chưa kịp bắt đầu thì có một người lính Tây Sơn tìm đến:
- Bẩm báo Vương gia! Ty chức có việc cần báo.
- Có việc gì, ngươi nói!
Người lính nói nhỏ vào tai Bàn điều gì đó rồi lui lại chờ lệnh. Bàn suy nghĩ một hồi, lại bảo:
- Ngươi đem bọn họ vào đây.
- Tuân lệnh!
Đoạn, anh quay sang nói với Trịnh Hoài Đức:
- Đại nhân. Tôi có một món quà muốn gửi đến cho các ngài. Lát nữa người của tôi sẽ mang đến.
Cũng vào lúc này, nhà khách đón thêm hai vị. Đó là các ông Lê Quang Định và Hoàng Minh Khánh. Đức đứng lên giới thiệu:
- Để tôi giới thiệu, đây là Lê Quang Định và Hoàng Minh Khánh. Cả ba chúng tôi thuộc nhóm thập nhị tân tú thành Gia Định và được Hoàng thượng giao cho chức quan "Điền Tuấn" trông coi mọi sự vụ lớn nhỏ trong cả nước.
- Để tiện bề làm việc – Bàn nói – ta cũng giới thiệu cho mọi người. Đây là Trung tướng Đặng Văn Phi, Tư lệnh Quân đoàn ba, chắc mọi người cũng đã biết. Còn đây là Đô đốc Trần Trung, Tư lệnh Hạm đội ba của chúng tôi.
- Khoan đã – Đức nói xen vào. – Không phải khi nãy Văn Phi Tướng quân giới thiệu mình là Thống lãnh sao? Vậy còn chức Tư lệnh là thế nào?
- Tư lệnh là vị trí chỉ huy tối cao của một quân đoàn. Nó cũng tương đương với Thống lãnh hay Nguyên soái. Khi nãy, do không có nhiều thời gian giải thích, tôi nói mình là Thống lãnh cho đại nhân dễ hiểu – Văn Phi nói.
- Ra là thế. À, tên của anh là Đặng Văn Phi. Vậy anh có quan hệ gì với Đô đốc Đặng Văn Long không?
- Thượng tướng quân Đặng Văn Long là cha tôi.
Lúc này, có một người chạy vào:
- Bẩm báo Vương gia. Người đã được đưa đến. Và ngoài ra, còn có Phó Tư lệnh Quân đoàn hai, Chuẩn tướng, Bình An Hầu Nguyễn Văn Bảo đến gặp.
- Anh ta cũng đến ư? Mau mời vào.
Nguyễn Văn Bảo là ai mà Bàn phải gọi là anh? Hóa ra, Bảo không phải ai khác mà là con của Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc. Nhớ năm xưa, khi Nguyễn Ánh kéo quân vào đánh Quy Nhơn với trận đại chiến trên đầm Thị Nại, Nguyễn Văn Bảo hay còn gọi là Nguyễn Bảo vì tị hiềm mà không cầu viện Phú Xuân. Anh ta còn chống đối Quang Toản mấy bận, lại còn từng cầu viện Nguyễn Ánh. Sau cái chết của cha, anh đã từng rất phẫn hận, thề một mai sẽ giết chết Toản. Nếu như không có sự xuất hiện của Toản hay chính xác hơn là David Ho làm thay đổi dòng chảy lịch sử, Bảo đã bị chính vua Cảnh Thịnh sai Trần Quang Diệu dìm nước đến chết.
Quang Toản lúc này không còn phải là vị vua trong lịch sử, nghĩ đến tình máu mủ và cũng vì muốn tận dụng tài năng của Bảo, anh khi đó đã tha chết. Không những thế, Toản lại giao anh ta cho Trần Quang Diệu lúc đó còn là Đô đốc dạy dỗ. Qua mấy năm thời gian, cùng với sự tận tâm dạy dỗ của vị chiến tướng tài ba cùng sự khoan hồng và lòng yêu mến của Toản, Bảo đã dần thay đổi định kiến của mình. Anh cũng không còn hận dòng thứ của vua Quang Trung nữa. Anh nhanh chóng chứng tỏ được thực tài của mình khi cùng thầy chinh chiến bảo vệ bờ cõi. Nổi bật nhất là việc anh cùng Đô đốc Lộc tiến lên bình định Thượng Lào và dẹp yên biên giới Miến Điện. Vì mến tài và cũng không có con trai, chính nữ tướng Bùi Thị Xuân khuyên chồng nhận Bảo làm nghĩa tử.
Sự trưởng thành của Bảo làm ba anh em Toản không còn cảm thấy bất an và ghét bỏ người anh họ này nữa. Ngược lại, ba anh em còn tỏ ra yêu mến và coi trọng Bảo hơn xưa không biết nhiều hơn bao nhiêu mà kể. Và cũng chính vì điều này mà Nguyễn Bảo đã triệt để thay đổi suy nghĩ của mình. Martin Luther King, một nhà hoạt động vì nhân quyền nổi tiếng khoảng nửa đầu thế kỷ hai mươi có một câu nói rất nổi tiếng: “Yêu thương là sức mạnh duy nhất có thể biến kẻ thù thành bạn”. Câu nói này có lẽ chính xác hoàn toàn với trường hợp của Bảo. Thời gian qua mau, Bảo dần được cất nhắc lên vị trí Phó Tư lệnh Quân đoàn hai và tước Bình An Hầu. Từ cách nay hai năm, Toản còn cho Bảo theo học cùng Phan Huy Ích. Anh nhận thấy người anh họ của mình ngoài tố chất về quân sự còn có thiên phú về ngoại giao. Toản muốn Bảo phát huy tài năng này của anh. Toản muốn Bảo sẽ là người tiếp theo Bàn xây dựng mối quan hệ bang giao với các nước khác sau này.
Quay trở lại với câu chuyện của chúng ta. Nguyễn Bảo bước vào cùng với bốn người khác, trong đó, hai người là lính Tây Sơn, còn lại chính là Vannier và Dayot, hai sĩ quan đánh thuê Phú Lang Sa phục vụ trong quân Việt Nam.
- Anh hai, chẳng phải anh đang ở đèo Cù Mông sao? Chẳng lẽ…
- Đúng vậy, chiến sự đã kết thúc. Anh đã mang theo thư tín của chú hai, Tổng tư lệnh tạm quyền của hỗn hợp ba quân đoàn đến cho chú. Sự tình thế nào thì anh sẽ nói sau. Trước mắt là xử lý hai tên này.
Tuy rằng nhà Tây Sơn đã đánh tan quân Phú Lang Sa, cứu giang sơn thoát khỏi họa ngoại xâm và biết phe mình đã bị đánh bại nhưng khi thấy đối phương bắt trói hai người có vị trí rất cao trong quân đội của mình, mấy vị quan của nhà Nguyễn cảm thấy thiện cảm của mình với nhà Tây Sơn giảm đi mấy phẩn. Họ thay đổi ngay cái nhìn của mình với những người trước mặt. Sự thay đổi này dù rất nhỏ nhưng làm sao qua khỏi ánh mắt của Bàn. Anh nói:
- Các vị đại nhân. Vừa nãy, tôi có nói sẽ tặng cho các vị một món quà. Thì đây chính là nó.
Mọi người cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. “Thật là trơ trẽn, bắt lấy người của ta giao cho ta mà dám nói là quà”, đó chính là suy nghĩ của họ lúc này. Trong số ba người, Lê Quang Định là người nóng tính nhất, ông ta chất vấn ngay:
- Vương gia, các vị cũng thật là khéo. Bắt lấy người của chúng tôi mà còn nói đó là quà. Các vị phải chăng vì là người chiến thắng mà coi khinh chúng tôi sao?
- Đại nhân đừng vội nổi nóng. Hãy nghe người của tôi trình báo rồi định đoạt sau.
Quay sang một trong hai người lính áp giải bại binh, Bàn nói:
- Trung úy, anh nói xem mọi sự thế nào?
- Bẩm Vương gia, Hầu gia, các vị tướng quân cùng ba vị đại nhân đây. Số là hai người này phục vụ trong đoàn thuyền Bắc phạt của nhà Việt Nam. Khi đến vùng biển Phú Yên, không biết sao họ lại quay sang tấn công chính người của mình. Chính tướng quân Nguyễn Văn Thành cũng vì không phòng bị mà dính phải trọng thương. Hạm đội hai chúng thần do Đô đốc Lý Văn Nghĩa chỉ huy vốn ẩn nấp ngoài khơi rất xa với kế hoạch đánh tập hậu khi đối phương vào đến vùng biển Quy Nhơn đã nhìn thấy tất cả. Đô đốc Nghĩa ban đầu dự tính không xen vào, để mặc cho bọn họ đấu đá, hải quân Tây Sơn chúng ta sẽ là người có lợi. Tuy nhiên, một đội thợ lặn đặc công của chúng ta lúc trước tiếp cận và lẻn lên thuyền của phe nổi loạn đã phát hiện một bí mật.
Quay sang hai người bị trói, anh ta chỉ vào họ và nói tiếp:
- Hai tên này vốn là người Phú Lang Sa. Mấy hôm trước, họ nhận được một bức thư do một người có tên là Danniel nào đó. Người này bảo chúng là nước Phú Lang Sa quyết định xâm chiếm Đại Việt chúng ta. Y khuyên bọn chúng hãy quay mũi thuyền, tấn công lại người phương Nam rồi quay về cảng Bến Nghé trợ chiến. Lúc đó, người Phú Lang Sa “nội ứng ngoại hợp" sẽ dễ dàng tiêu diệt hết binh lính của nhà Việt Nam. Trước đó, trận thư hùng ở đèo Cù Mông sẽ lấy đi phần lớn sinh lực của cả hai miền. Người Phú Lang Sa lúc đó chỉ cần mang theo một binh đoàn là đủ để bình định tất cả.
Quay sang chắp tay với ba người nhà Việt Nam, anh Trung úy lại nói:
- Khi nhận được tin thám báo này, Đô đốc Nghĩa nói, “Binh sĩ hai miền dù gì cũng là dòng giống Lạc Hồng, cùng là anh em. Không thể để bè lũ ngoại xâm giết người anh em của mình được”. Nói vậy, Đô đốc lệnh cho Hạm đội ba tấn công, giải cứu cho đoàn thuyền của tướng Nguyễn Văn Thành. Lúc này, do không kịp phòng bị mà hải quân nhà Việt Nam đã tổn thất hơn một nửa. Đám phản loạn với khoảng hai trăm chiến thuyền cùng thủy thủ đoàn là những người nước ngoài với lợi thế bất ngờ đã làm tướng Thành không thể nào xoay sở, chỉ chờ vào thời điểm bị kết liễu. Chúng tôi đã dùng tên lửa mà tấn công chúng từ xa, giải cứu thành công đoàn thuyền của quân miền Nam, hộ tống họ về cảng Cam Ranh để sửa chữa tàu thuyền và trị thương. Đô đốc nghĩa lại sai Hải đội Cá heo truy kích mười bảy chiến thuyền Hải tặc, về đến vùng biển Lagi thì chúng bị bắt. Thần tức tốc mang theo hai tên này đến đây chờ Vương gia định đoạt.
- Thế à? Vậy thì làm sao Đô đốc Nghĩa biết ta sẽ có mặt ở đây?
- Khởi bẩm. Sau khi Vương gia khởi hành ít hôm, Hoàng thượng có viết một bức mật hàm gửi cho Đô đốc. Trong mật hàm, Hoàng thương có nói Vương gia sẽ bí mật vòng qua Hạm đội ba để không ảnh hưởng đến chiến sự. Ngài căn thời gian rất chuẩn xác, khi thám báo ta xác định Hạm đội một do Vương gia chỉ huy đã đến ngoài khơi Bình Thuận thì thư mới tới, và đó cũng chính là thời điểm bọn phản loạn gây nội chiến.
Tới lúc này, ánh mắt trên mặt của những vị quan nhà Việt Nam đã thay đổi. Họ biết ơn quân đội đối phương và tỏ ra căm hận những tên phản loạn trước mặt. “Quả thực, quân đội của họ quá mạnh, quá xuất sắc. Càng đáng sợ hơn, tầm nhìn và chiến lược của vua trẻ tuổi kia lại quá xa và chuẩn xác đến thế. Hỏi sao mà Hoàng thượng của chúng ta lại không thất bại”, Lê Quang Định thầm nghĩ. Lúc này, Bàn lên tiếng cắt đứt dòng suy nghĩ của họ:
- Các vị, đây là món quà mà chúng tôi tặng. Bởi thế, xử trí thế nào là tùy vào các vị.
- Cám ơn Vương gia – Định lên tiếng. – Chúng tôi sẽ giam bọn chúng vào ngục chờ ngày xử tử.
Quay sang Nguyễn Bảo, Bàn nói:
- Việc thứ nhất đã xong. Giờ thì, anh hai, anh có thể nói đến việc của mình chưa?
- Đây là thư của chú hai Thùy. Chú cứ đọc sẽ hiểu.
Đọc bức thư từ tay của Bảo, mắt Bàn sáng lên. Lẽ ra anh sẽ cười lớn. Thế nhưng, anh biết thế là bất nhã. Gấp thư lại, anh nói vắn tắt:
- Ba vị đại nhân. Trong thư, anh tôi nói trận chiến ở đèo Cù Mông đã kết thúc. Nhà Tây Sơn chúng tôi đã dồn ép vua Gia Long cùng binh sĩ của mình về cố thủ ở thành Phú Yên. Qua gần một tháng không có lương thực, nước uống, tinh thần binh sĩ xuống dốc và rệu rã. Anh tôi hạ lệnh công thành cách nay năm ngày và chiến thắng. Quân của các ngài chống cự rất vất vả. Tuy nhiên, vua Gia Long dù sao cũng là người nhân hậu. Ông ta cho sứ giả đến doanh của chúng tôi. Sứ giả nói họ chấp nhận thua cuộc để bảo toàn tính mạng của bá tính trong thành. Sứ giả còn nói vua Gia Long bảo: “Dù gì chúng ta cũng là người một nhà. Kẻ thù lớn nhất vẫn là người phương Bắc và phương Tây. Do đó, cần phải làm hết sức bảo toàn lực lượng cho giang sơn để chống lại ngoại xâm”. Anh tôi sai người vào tiếp quản thành Phú Yên.
- Thế còn Hoàng thượng, các vị tướng quân và binh sĩ thế nào? Họ có bị bắt nhốt lại không? – Trịnh Hoài Đức hỏi gấp.
- Không sao cả. Binh sĩ của các ngài mười vạn, vẫn còn lại hơn bảy vạn. Anh tôi an trí cho họ ở ngoại thành. Họ không bị giam giữ nhưng chỉ bị quản lý, không cho rời khỏi khu vực. Nói chung, so với người thường, họ chỉ bị hạn chế việc đi lại mà thôi, cơm nước vẫn được lo chu toàn. Phần vua Gia Long. Anh tôi cũng không giam giữ mà an trí tại phủ thành Phú Yên, lấy lẽ cao nhất mà đối đãi. Đồng thời, em tôi là vua Cảnh Thịnh cũng đang vào Phú Yên để hội đàm cùng vua Gia Long. Còn nữa, trong vòng mấy ngày nữa, họ sẽ về đến Gia Định.
Ba vị đại nhân cảm thấy như trút đi được một gánh nặng. Họ thở phào nhẹ nhõm. Ít ra, nhà vua cũng không bị xỉ nhục. Và hơn thế nữa, vua Tây Sơn còn vào tận Phú Yên để hội đàm. Có lẽ nội dung cuộc hội đàm này sẽ mang tính chất ôn hòa hơn. Hai vị vua hẳn là sẽ có một đối sách phù hợp để thống nhất đất nước trong an bình và không có biến động gì lớn, có hại cho giang sơn.
Cuối cùng thì cuộc nội chiến kéo dài mấy mươi năm cũng đã đến hồi kết thúc với chiến thắng cuối cùng có lẽ thuộc về nhà Tây Sơn. Nói là có lẽ là bởi vì còn đó một cuộc hội đàm ở cấp cao nhất của cả hai miền. Cuộc nói chuyện của hai nhà vua sẽ mở ra một con đường xán lạn cho giang sơn hay lại vùi dập tất cả trong thù hận và biển máu? Chưa ai biết trước được. Tất cả còn phải chờ ngày mà họ về đến thành Gia Định.
“Duệ Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh. Cho phép tôi gọi anh là “cậu” để tỏ vẻ thân tình. Chúng ta gặp nhau không nhiều, nói thật cũng chỉ có ba lần ở trời Tây. Nhưng, phải đã từng sống ở Châu Âu, phải từng chiến đấu ở Châu Âu mới có thể hiểu được tài năng quân sự và tầm nhìn của mình còn rất hạn hẹp. Tôi cũng vậy mà cậu cũng vậy. Chúng ta đi đâu cũng đứng ở hai đầu chiến tuyến. Ở quê nhà, tôi với cậu người Nam kẻ Bắc. Ở xứ người, chúng ta phục vụ cho hai đất nước hùng mạnh nhất. Tôi may mắn hơn cậu ít chút, nhờ mối quan hệ tốt đẹp mà có cơ hội đứng cạnh vị Đại tá, không, giờ đây anh ta đã là một vị tướng tài năng lỗi lạc, Arthur Wellesley. Còn cậu, dù hết sức vất vả nhưng vẫn nhận được sự quý trọng của một thiên tài quân sự đương thời, tướng Napoleon Bonaparte. Bấy nhiêu đó cũng đủ hiểu, dù ít tuổi hơn nhưng cậu vẫn tài giỏi hơn tôi nhiều lắm.
Số phận buộc chúng ta đứng ở hai đầu chiến tuyến. Cậu biết không, với cậu, tôi có hai suy nghĩ hết sức mâu thuẫn. Thứ nhất là hết sức muốn cùng cậu kết giao, là bạn bè của nhau. Thứ nhì thì ngược lại, tôi muốn cùng cậu thư hùng trên chiến trường, một trận thư hùng thật sự. Nói thế cũng có lý do. Sống ở đời, người ta cần có một người bạn tâm giao, lại cần có một đối thủ đích thật. Trớ trêu thay, chính cậu lại có cả “hai con người đó” trong tim tôi.
Giờ đây, sau biến cố vừa qua, có lẽ chiến tranh giữa hai miền sẽ khép lại. Chúng ta đã không còn đứng ở hai đầu chiến tuyến nữa. Thôi thì từ bây giờ, chúng ta xem như là bạn nhé. Mỗi năm chúng ta se lại gặp nhau. Ước mơ đất nước hùng cường của cậu, hãy để cho tôi gánh vác. Yên nghỉ nhé, bạn của tôi”.
Đoạn, Bàn vái lạy ba cái rồi đứng lên. Trịnh Hoài Đức ở bên cạnh cũng bất giác cảm thấy mến mộ vị Vương gia trẻ tuổi của nhà Tây Sơn này. “Có lẽ, họ là những thiên tài thật sự. Chỉ những thiên tài mới hiểu được thiên tài. Dù chỉ qua vài ba lần gặp gỡ hay đối đầu, họ vẫn có thể trở thành bạn tri âm”, ông thầm nghĩ. Như nhớ lại điều gì, Trịnh Hoài Đức vội nói với Bàn:
- Vương gia! Trước lúc mất, Thái tử có để lại một bức thư. Ngài bảo giao cho tướng quân có địa vị cao nhất, nhờ chuyển tận tay nhà vua của các vị.
- Thế à? Vậy tôi sẽ nhận và trao tận tay Quang Toản.
- Thôi, mời Vương gia và hai vị tướng quân đây vào nhà khách, chúng ta sẽ nói chuyện.
Trở về nhà khách, mọi người phân chủ khách rồi ngồi xuống. Khi câu chuyện chưa kịp bắt đầu thì có một người lính Tây Sơn tìm đến:
- Bẩm báo Vương gia! Ty chức có việc cần báo.
- Có việc gì, ngươi nói!
Người lính nói nhỏ vào tai Bàn điều gì đó rồi lui lại chờ lệnh. Bàn suy nghĩ một hồi, lại bảo:
- Ngươi đem bọn họ vào đây.
- Tuân lệnh!
Đoạn, anh quay sang nói với Trịnh Hoài Đức:
- Đại nhân. Tôi có một món quà muốn gửi đến cho các ngài. Lát nữa người của tôi sẽ mang đến.
Cũng vào lúc này, nhà khách đón thêm hai vị. Đó là các ông Lê Quang Định và Hoàng Minh Khánh. Đức đứng lên giới thiệu:
- Để tôi giới thiệu, đây là Lê Quang Định và Hoàng Minh Khánh. Cả ba chúng tôi thuộc nhóm thập nhị tân tú thành Gia Định và được Hoàng thượng giao cho chức quan "Điền Tuấn" trông coi mọi sự vụ lớn nhỏ trong cả nước.
- Để tiện bề làm việc – Bàn nói – ta cũng giới thiệu cho mọi người. Đây là Trung tướng Đặng Văn Phi, Tư lệnh Quân đoàn ba, chắc mọi người cũng đã biết. Còn đây là Đô đốc Trần Trung, Tư lệnh Hạm đội ba của chúng tôi.
- Khoan đã – Đức nói xen vào. – Không phải khi nãy Văn Phi Tướng quân giới thiệu mình là Thống lãnh sao? Vậy còn chức Tư lệnh là thế nào?
- Tư lệnh là vị trí chỉ huy tối cao của một quân đoàn. Nó cũng tương đương với Thống lãnh hay Nguyên soái. Khi nãy, do không có nhiều thời gian giải thích, tôi nói mình là Thống lãnh cho đại nhân dễ hiểu – Văn Phi nói.
- Ra là thế. À, tên của anh là Đặng Văn Phi. Vậy anh có quan hệ gì với Đô đốc Đặng Văn Long không?
- Thượng tướng quân Đặng Văn Long là cha tôi.
Lúc này, có một người chạy vào:
- Bẩm báo Vương gia. Người đã được đưa đến. Và ngoài ra, còn có Phó Tư lệnh Quân đoàn hai, Chuẩn tướng, Bình An Hầu Nguyễn Văn Bảo đến gặp.
- Anh ta cũng đến ư? Mau mời vào.
Nguyễn Văn Bảo là ai mà Bàn phải gọi là anh? Hóa ra, Bảo không phải ai khác mà là con của Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc. Nhớ năm xưa, khi Nguyễn Ánh kéo quân vào đánh Quy Nhơn với trận đại chiến trên đầm Thị Nại, Nguyễn Văn Bảo hay còn gọi là Nguyễn Bảo vì tị hiềm mà không cầu viện Phú Xuân. Anh ta còn chống đối Quang Toản mấy bận, lại còn từng cầu viện Nguyễn Ánh. Sau cái chết của cha, anh đã từng rất phẫn hận, thề một mai sẽ giết chết Toản. Nếu như không có sự xuất hiện của Toản hay chính xác hơn là David Ho làm thay đổi dòng chảy lịch sử, Bảo đã bị chính vua Cảnh Thịnh sai Trần Quang Diệu dìm nước đến chết.
Quang Toản lúc này không còn phải là vị vua trong lịch sử, nghĩ đến tình máu mủ và cũng vì muốn tận dụng tài năng của Bảo, anh khi đó đã tha chết. Không những thế, Toản lại giao anh ta cho Trần Quang Diệu lúc đó còn là Đô đốc dạy dỗ. Qua mấy năm thời gian, cùng với sự tận tâm dạy dỗ của vị chiến tướng tài ba cùng sự khoan hồng và lòng yêu mến của Toản, Bảo đã dần thay đổi định kiến của mình. Anh cũng không còn hận dòng thứ của vua Quang Trung nữa. Anh nhanh chóng chứng tỏ được thực tài của mình khi cùng thầy chinh chiến bảo vệ bờ cõi. Nổi bật nhất là việc anh cùng Đô đốc Lộc tiến lên bình định Thượng Lào và dẹp yên biên giới Miến Điện. Vì mến tài và cũng không có con trai, chính nữ tướng Bùi Thị Xuân khuyên chồng nhận Bảo làm nghĩa tử.
Sự trưởng thành của Bảo làm ba anh em Toản không còn cảm thấy bất an và ghét bỏ người anh họ này nữa. Ngược lại, ba anh em còn tỏ ra yêu mến và coi trọng Bảo hơn xưa không biết nhiều hơn bao nhiêu mà kể. Và cũng chính vì điều này mà Nguyễn Bảo đã triệt để thay đổi suy nghĩ của mình. Martin Luther King, một nhà hoạt động vì nhân quyền nổi tiếng khoảng nửa đầu thế kỷ hai mươi có một câu nói rất nổi tiếng: “Yêu thương là sức mạnh duy nhất có thể biến kẻ thù thành bạn”. Câu nói này có lẽ chính xác hoàn toàn với trường hợp của Bảo. Thời gian qua mau, Bảo dần được cất nhắc lên vị trí Phó Tư lệnh Quân đoàn hai và tước Bình An Hầu. Từ cách nay hai năm, Toản còn cho Bảo theo học cùng Phan Huy Ích. Anh nhận thấy người anh họ của mình ngoài tố chất về quân sự còn có thiên phú về ngoại giao. Toản muốn Bảo phát huy tài năng này của anh. Toản muốn Bảo sẽ là người tiếp theo Bàn xây dựng mối quan hệ bang giao với các nước khác sau này.
Quay trở lại với câu chuyện của chúng ta. Nguyễn Bảo bước vào cùng với bốn người khác, trong đó, hai người là lính Tây Sơn, còn lại chính là Vannier và Dayot, hai sĩ quan đánh thuê Phú Lang Sa phục vụ trong quân Việt Nam.
- Anh hai, chẳng phải anh đang ở đèo Cù Mông sao? Chẳng lẽ…
- Đúng vậy, chiến sự đã kết thúc. Anh đã mang theo thư tín của chú hai, Tổng tư lệnh tạm quyền của hỗn hợp ba quân đoàn đến cho chú. Sự tình thế nào thì anh sẽ nói sau. Trước mắt là xử lý hai tên này.
Tuy rằng nhà Tây Sơn đã đánh tan quân Phú Lang Sa, cứu giang sơn thoát khỏi họa ngoại xâm và biết phe mình đã bị đánh bại nhưng khi thấy đối phương bắt trói hai người có vị trí rất cao trong quân đội của mình, mấy vị quan của nhà Nguyễn cảm thấy thiện cảm của mình với nhà Tây Sơn giảm đi mấy phẩn. Họ thay đổi ngay cái nhìn của mình với những người trước mặt. Sự thay đổi này dù rất nhỏ nhưng làm sao qua khỏi ánh mắt của Bàn. Anh nói:
- Các vị đại nhân. Vừa nãy, tôi có nói sẽ tặng cho các vị một món quà. Thì đây chính là nó.
Mọi người cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. “Thật là trơ trẽn, bắt lấy người của ta giao cho ta mà dám nói là quà”, đó chính là suy nghĩ của họ lúc này. Trong số ba người, Lê Quang Định là người nóng tính nhất, ông ta chất vấn ngay:
- Vương gia, các vị cũng thật là khéo. Bắt lấy người của chúng tôi mà còn nói đó là quà. Các vị phải chăng vì là người chiến thắng mà coi khinh chúng tôi sao?
- Đại nhân đừng vội nổi nóng. Hãy nghe người của tôi trình báo rồi định đoạt sau.
Quay sang một trong hai người lính áp giải bại binh, Bàn nói:
- Trung úy, anh nói xem mọi sự thế nào?
- Bẩm Vương gia, Hầu gia, các vị tướng quân cùng ba vị đại nhân đây. Số là hai người này phục vụ trong đoàn thuyền Bắc phạt của nhà Việt Nam. Khi đến vùng biển Phú Yên, không biết sao họ lại quay sang tấn công chính người của mình. Chính tướng quân Nguyễn Văn Thành cũng vì không phòng bị mà dính phải trọng thương. Hạm đội hai chúng thần do Đô đốc Lý Văn Nghĩa chỉ huy vốn ẩn nấp ngoài khơi rất xa với kế hoạch đánh tập hậu khi đối phương vào đến vùng biển Quy Nhơn đã nhìn thấy tất cả. Đô đốc Nghĩa ban đầu dự tính không xen vào, để mặc cho bọn họ đấu đá, hải quân Tây Sơn chúng ta sẽ là người có lợi. Tuy nhiên, một đội thợ lặn đặc công của chúng ta lúc trước tiếp cận và lẻn lên thuyền của phe nổi loạn đã phát hiện một bí mật.
Quay sang hai người bị trói, anh ta chỉ vào họ và nói tiếp:
- Hai tên này vốn là người Phú Lang Sa. Mấy hôm trước, họ nhận được một bức thư do một người có tên là Danniel nào đó. Người này bảo chúng là nước Phú Lang Sa quyết định xâm chiếm Đại Việt chúng ta. Y khuyên bọn chúng hãy quay mũi thuyền, tấn công lại người phương Nam rồi quay về cảng Bến Nghé trợ chiến. Lúc đó, người Phú Lang Sa “nội ứng ngoại hợp" sẽ dễ dàng tiêu diệt hết binh lính của nhà Việt Nam. Trước đó, trận thư hùng ở đèo Cù Mông sẽ lấy đi phần lớn sinh lực của cả hai miền. Người Phú Lang Sa lúc đó chỉ cần mang theo một binh đoàn là đủ để bình định tất cả.
Quay sang chắp tay với ba người nhà Việt Nam, anh Trung úy lại nói:
- Khi nhận được tin thám báo này, Đô đốc Nghĩa nói, “Binh sĩ hai miền dù gì cũng là dòng giống Lạc Hồng, cùng là anh em. Không thể để bè lũ ngoại xâm giết người anh em của mình được”. Nói vậy, Đô đốc lệnh cho Hạm đội ba tấn công, giải cứu cho đoàn thuyền của tướng Nguyễn Văn Thành. Lúc này, do không kịp phòng bị mà hải quân nhà Việt Nam đã tổn thất hơn một nửa. Đám phản loạn với khoảng hai trăm chiến thuyền cùng thủy thủ đoàn là những người nước ngoài với lợi thế bất ngờ đã làm tướng Thành không thể nào xoay sở, chỉ chờ vào thời điểm bị kết liễu. Chúng tôi đã dùng tên lửa mà tấn công chúng từ xa, giải cứu thành công đoàn thuyền của quân miền Nam, hộ tống họ về cảng Cam Ranh để sửa chữa tàu thuyền và trị thương. Đô đốc nghĩa lại sai Hải đội Cá heo truy kích mười bảy chiến thuyền Hải tặc, về đến vùng biển Lagi thì chúng bị bắt. Thần tức tốc mang theo hai tên này đến đây chờ Vương gia định đoạt.
- Thế à? Vậy thì làm sao Đô đốc Nghĩa biết ta sẽ có mặt ở đây?
- Khởi bẩm. Sau khi Vương gia khởi hành ít hôm, Hoàng thượng có viết một bức mật hàm gửi cho Đô đốc. Trong mật hàm, Hoàng thương có nói Vương gia sẽ bí mật vòng qua Hạm đội ba để không ảnh hưởng đến chiến sự. Ngài căn thời gian rất chuẩn xác, khi thám báo ta xác định Hạm đội một do Vương gia chỉ huy đã đến ngoài khơi Bình Thuận thì thư mới tới, và đó cũng chính là thời điểm bọn phản loạn gây nội chiến.
Tới lúc này, ánh mắt trên mặt của những vị quan nhà Việt Nam đã thay đổi. Họ biết ơn quân đội đối phương và tỏ ra căm hận những tên phản loạn trước mặt. “Quả thực, quân đội của họ quá mạnh, quá xuất sắc. Càng đáng sợ hơn, tầm nhìn và chiến lược của vua trẻ tuổi kia lại quá xa và chuẩn xác đến thế. Hỏi sao mà Hoàng thượng của chúng ta lại không thất bại”, Lê Quang Định thầm nghĩ. Lúc này, Bàn lên tiếng cắt đứt dòng suy nghĩ của họ:
- Các vị, đây là món quà mà chúng tôi tặng. Bởi thế, xử trí thế nào là tùy vào các vị.
- Cám ơn Vương gia – Định lên tiếng. – Chúng tôi sẽ giam bọn chúng vào ngục chờ ngày xử tử.
Quay sang Nguyễn Bảo, Bàn nói:
- Việc thứ nhất đã xong. Giờ thì, anh hai, anh có thể nói đến việc của mình chưa?
- Đây là thư của chú hai Thùy. Chú cứ đọc sẽ hiểu.
Đọc bức thư từ tay của Bảo, mắt Bàn sáng lên. Lẽ ra anh sẽ cười lớn. Thế nhưng, anh biết thế là bất nhã. Gấp thư lại, anh nói vắn tắt:
- Ba vị đại nhân. Trong thư, anh tôi nói trận chiến ở đèo Cù Mông đã kết thúc. Nhà Tây Sơn chúng tôi đã dồn ép vua Gia Long cùng binh sĩ của mình về cố thủ ở thành Phú Yên. Qua gần một tháng không có lương thực, nước uống, tinh thần binh sĩ xuống dốc và rệu rã. Anh tôi hạ lệnh công thành cách nay năm ngày và chiến thắng. Quân của các ngài chống cự rất vất vả. Tuy nhiên, vua Gia Long dù sao cũng là người nhân hậu. Ông ta cho sứ giả đến doanh của chúng tôi. Sứ giả nói họ chấp nhận thua cuộc để bảo toàn tính mạng của bá tính trong thành. Sứ giả còn nói vua Gia Long bảo: “Dù gì chúng ta cũng là người một nhà. Kẻ thù lớn nhất vẫn là người phương Bắc và phương Tây. Do đó, cần phải làm hết sức bảo toàn lực lượng cho giang sơn để chống lại ngoại xâm”. Anh tôi sai người vào tiếp quản thành Phú Yên.
- Thế còn Hoàng thượng, các vị tướng quân và binh sĩ thế nào? Họ có bị bắt nhốt lại không? – Trịnh Hoài Đức hỏi gấp.
- Không sao cả. Binh sĩ của các ngài mười vạn, vẫn còn lại hơn bảy vạn. Anh tôi an trí cho họ ở ngoại thành. Họ không bị giam giữ nhưng chỉ bị quản lý, không cho rời khỏi khu vực. Nói chung, so với người thường, họ chỉ bị hạn chế việc đi lại mà thôi, cơm nước vẫn được lo chu toàn. Phần vua Gia Long. Anh tôi cũng không giam giữ mà an trí tại phủ thành Phú Yên, lấy lẽ cao nhất mà đối đãi. Đồng thời, em tôi là vua Cảnh Thịnh cũng đang vào Phú Yên để hội đàm cùng vua Gia Long. Còn nữa, trong vòng mấy ngày nữa, họ sẽ về đến Gia Định.
Ba vị đại nhân cảm thấy như trút đi được một gánh nặng. Họ thở phào nhẹ nhõm. Ít ra, nhà vua cũng không bị xỉ nhục. Và hơn thế nữa, vua Tây Sơn còn vào tận Phú Yên để hội đàm. Có lẽ nội dung cuộc hội đàm này sẽ mang tính chất ôn hòa hơn. Hai vị vua hẳn là sẽ có một đối sách phù hợp để thống nhất đất nước trong an bình và không có biến động gì lớn, có hại cho giang sơn.
Cuối cùng thì cuộc nội chiến kéo dài mấy mươi năm cũng đã đến hồi kết thúc với chiến thắng cuối cùng có lẽ thuộc về nhà Tây Sơn. Nói là có lẽ là bởi vì còn đó một cuộc hội đàm ở cấp cao nhất của cả hai miền. Cuộc nói chuyện của hai nhà vua sẽ mở ra một con đường xán lạn cho giang sơn hay lại vùi dập tất cả trong thù hận và biển máu? Chưa ai biết trước được. Tất cả còn phải chờ ngày mà họ về đến thành Gia Định.
Bình luận facebook