Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 63: Bắt sống Vĩnh Tuyền
“Trung Hoa phương bắc, đất bao la
Cần chi nam tiến gây thù oán?
Công thành chiếm đất nước Nam ta
Một đòn quét sạch, chớ bảo oan”
Lời thơ ấy không biết từ đâu vang vọng trong một đêm cuối tháng mười một bên bờ nam sông Hồng. Trong cái vẻ tĩnh mịch và lạnh lẽo, bài ca ngâm cứ thế gieo vào lòng những binh sĩ Đại Thanh. Đây chính là lộ quân thứ hai do Ngô Hùng Quang làm thống lĩnh. Họ vốn dĩ đã rất bực dọc do lệnh hạ trại chờ hội quân của Đại Nguyên soái. Đã ba ngày rồi, họ vẫn chưa thấy được bóng dáng của lộ quân kia. Thế mà cứ đêm đến, bài thơ kia cứ mãi được cất lên. Giọng thơ vừa mang tính thê lương, lại có vẻ giận dữ cứ thế vang vọng như lời ai oán của những linh hồn ở chốn cửu u muốn đòi mạng.
Không riêng gì binh sĩ, người giận nhất chính là Ngô Hùng Quang. Binh pháp có câu “Binh quý thần tốc. Thế mà ba ngày, đã ba ngày nay lộ quân này đã phải chôn chân tại đây. Y tỏ ra bực bội vô cùng. “Mà kể ra lúc man di này cũng lạ. Thành quách chả ra hồn người khi mà chẳng thấy hình thù của tường thành. Ấy vậy mà chúng đòi một đòn diệt sạch quân ta”, y nghĩ thầm.
“Chẳng lẽ chúng đang đợi điều gì khi mà đêm nào cũng ngâm thơ?” “Đứng ở bờ Bắc con sông này, mọi động tĩnh trong thành ta thấy hết. Rõ là ban ngày ta vẫn thấy được cư dân buôn bán, đi lại như thường ngày. Thế này là thế nào? Thế này đâu có giống như đang chiến tranh”. Các câu hỏi như thế cứ ong ong vang lên trong đầu viên Phó Nguyên soái.
“Thôi chết! Đã ba ngày nay không nghe được tin tức gì của thằng lõi Vĩnh Tuyền. Lẽ nào...?”
Ngô Hùng Quang bất chợt suy nghĩ thế rồi bước tới tấm bản đồ làm bằng da dê được căng lên trong trướng chỉ huy. Y nhìn thấy gì? Vẻ hoảng hốt và lo lắng hằn lên khuôn mặt đen sạm của y.
“Thôi đúng rồi. Vĩnh Tuyền không thể tiến lên được bước nào, bị vây ở Hà Giang rồi. Y chỉ còn một cách là vòng sang đây. Địa hình ở đây là núi rừng trùng điệp. Đường xá lại dài và nhỏ hẹp. Vĩnh Tuyền vòng sang đây chắc chắn phải trải quân dài ra. Lũ man di An Nam chỉ cần phục kích ở mấy nơi này là có thể xé nhỏ và tiêu diệt. Chúng sẽ vòng ra sau lưng quân ta. Thế này thì...” Lưng áo Ngô Hùng Quang bất chợt ướt đẫm mồ hôi khi nghĩ đến những điều này.
“Người đâu! Mau gọi Hồ Sĩ Nguyên, Vệ Minh đến đây cho ta!” Y lớn tiếng quát tên lính đang đứng gác bên ngoài. “Phải hành động. Nhanh chóng hành động thôi”.
Một lát sau, hai phó tướng của y là Hồ Sĩ Nguyên và Vệ Minh vén cửa, bước vào trong trướng. Phải hiểu giờ này đã rất khuya, cũng dễ là hơn hai giờ sáng rồi. Cả hai viên tướng bước vào dù rất cố gắng nhưng cũng không thể giấu được vẻ mệt mỏi và buồn ngủ. Họ đều nói: “Phó Nguyên soái, đại nhân cho gọi chúng mạt tướng? Có việc gì thế?” Nhìn hai người, Ngô Hùng Quang hỏi:
- Tới rồi à? Hai ngươi có thấy chuyện lạ gì không?
- Ý Phó Nguyên soái là quan quân đám man di này à? Thế thì chả có gì bất thường cả - Hồ Sĩ Nguyên nói.
- Mạt tướng cũng thấy vậy.
- Đồ ngu – Ngô Hùng Quang quát. – Không có gì bất thường chính là rất bất thường đó. Các ngươi làm tướng bao lâu rồi mà sao không tỏ?
Hai viên phó tướng nhìn nhau, cúi đầu tỏ vẻ không hiểu. Ngô Quang Hùng lại nói:
- Sao lại im lặng? Sao không nói gì? Ta bảo các ngươi ngu còn chưa đúng. Phải nói là ăn hại. Cố động não chút đi. Tại sao chúng ta một đường thuận lợi đến đây? Tại sao Vĩnh Tuyền mãi không tiến lên được một bước? Tại sao ba ngày nay vẫn không có tin gì của y? Tại sao cho tới giờ lũ An Nam vẫn áng binh bất động?
- Phó Nguyên soái! Ý của tướng quân phải chăng là lũ man di kia sợ chúng ta bên này mà lo xử lý cánh quân kia trước? – Vệ Minh hỏi.
- Tới giờ phút này mà ngươi còn dám gọi chúng là man di sao? Các ngươi không thấy chúng rất phát triển sao? Man di mà có thể làm được thế này sao?
Ngô Hùng Quang tức giận hỏi một tràng. Đoạn y lắc đầu nói tiếp, giọng điệu có vẻ dịu hơn đôi chút:
- Các ngươi chưa đến Kinh thành của bọn chúng. Ngay cả cố đô cũng chỉ là nhìn từ bên ngoài, chưa hiểu được bọn chúng phát đạt thế nào. Các ngươi đâu có hiểu vì sao lần trước ta phải dùng đường biển để về nước mà không đi đường bộ.
- Phó Nguyên soái – Vệ Minh lại nói. – Chúng mạt tướng biết sai rồi. Xin tướng quân cho chúng mạt tướng biết vì sao lũ man... À, An Nam kia phải làm như vậy.
- Rõ ràng không phải là chúng lánh mạnh mà đánh yếu đâu. Đây là bọn chúng đã sắp đặt ngay từ đầu. Ta e là đã trúng kế bọn chúng rồi. Các ngươi nghĩ xem, cả nước bọn chúng chỉ có một mống dân bé tẹo. Bởi thế, chúng phải dùng mưu. Các ngươi lại đây.
Nói rồi y chỉ vào bản đồ, nói cho hai viên phó tướng những suy nghĩ của mình. Giọng nói của y lúc này không còn vẻ bực dọc nữa. Hai người kia nghe xong bất giác cảm thấy lo sợ. Hồ Sĩ Nguyên nói:
- Vậy theo ý của Phó Nguyên soái có phải là thế này không? Với chúng ta, bọn họ dùng kế kiêu binh. Với cánh quân kia, họ dùng kế lùa dê vào rọ.
- Chính là như thế.
- Vậy ra tình thế chúng ta hiện vô cùng nguy cấp. Chúng sẽ đánh hậu, hai mặt, à không, bốn mặt giáp công chúng ta.
- Mạt tướng nghĩ. Sở dĩ cho đến lúc này chúng vẫn chưa động binh với ta là có lý do. Một là chúng muốn làm tinh thần binh sĩ ta mệt mỏi. Hai là chúng cũng đang đợi cánh quân kia bị diệt rồi mới phản công vây hãm chúng ta. – Võ Minh cũng góp thêm.
- Đúng vậy.
- Vậy ý Đại Nguyên soái bây giờ thế nào? – Vệ Minh hỏi tiếp.
- Tấn công. Ngay sáng sớm, chúng ta sẽ tấn công. Mặc kệ cái lệnh chết tiệt kia. Nếu chờ lâu hơn sẽ đâm ra hỏng bét.
Hai viên phó tướng lúc này đã hiểu ra, vẻ mặt hết sức nghiêm trọng và chờ đợi. Ngô Hùng Quang bắt đầu phân phó:
- Hồ Sĩ Nguyên! Ngươi dẫn theo bảy vạn năm nghìn quân, đầu giờ Thìn đồng loạt vượt sông.
- Mạt tướng tuân lệnh!
- Vũ Minh! Ngươi lĩnh bảy vạn năm nghìn quân cố thủ ở hậu quân phòng ngừa chúng đánh lén. Ta sẽ dẫn mười vạn trung quân vượt sông ngay sau Hồ Sĩ Nguyên.
- Mạt tướng tuân lệnh!
- Được rồi. Các ngươi về chuẩn bị ngay cho kịp.
...............
Cách Cao Bằng hai mươi hai kí lô mét là đèo Mã Phục, đèo cao sáu trăm hai mươi mét với bốn tầng dốc để lên tới đỉnh. Đèo đựơc gọi là Mã Phục vì ở hai bên con đường nhỏ hẹp có hai khối đá vôi lớn thành dốc đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đó là một nếp uốn đá vôi lớn mà đỉnh của nếp uốn bị phá huỷ, hai cánh còn lại châu đầu vào nhau tựa như hai con ngựa.
Đây cũng chính là ngọn đèo mà Vĩnh Tuyền phải đi qua nếu muốn hội quân với Ngô Hùng Quang. Y không còn cách nào khác. Từ Hà Giang, con đường ngắn nhất đến Thăng Long là đi qua Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Một con đường khác là đi qua Bắc Kạn, Thái Nguyên. Tuy nhiên, cả hai con đường này đều bị khóa chặt bởi những người lính du kích của Quân đoàn một. Vả lại, cả hai con đường này đều bắt buộc phải đi qua khá nhiều địa điểm núi rừng hiểm trở, rất thích hợp để đặt phục binh. Vĩnh Tuyền bởi thế nên buộc phải chọn một con đường xa nhất, đi qua Cao Bằng, Lạng Sơn rồi vượt Thái Nguyên mới có thể đến đích. Con đường này tuy dài nhưng ngoài Cao Bằng, Vĩnh Tuyền phải hành quân cẩn thận, còn lại hai địa phương khác vốn dĩ đã bị Ngô Hùng Quang chiếm được.
Vĩnh Tuyền hành quân rất nhanh, chỉ trong một ngày sau khi quyết định chuyển hướng tiến công để đến đây chỉ mất hơn nửa ngày. Y nhanh chóng cho binh sĩ hạ trại nghỉ ngơi, dự định đến ngày hôm sau mới vượt đèo. Kể ra thì Vĩnh Tuyền cũng khá cẩn thận. Ngọn đèo này thật ra cũng chỉ là một ngọn đèo thấp. Hai bên cũng chỉ là những vách núi thoai thoải, muốn tìm một điểm để đặt phục binh cũng khó. Y cho binh sĩ nghỉ ngơi rồi sai mấy người đi do thám địa thế và xem thử có an toàn để vượt qua hay không. Kết quả là ngọn đèo an toàn.
Sáng sớm hôm sau, Vĩnh Tuyền phát lệnh hành quân vượt đèo. Nhìn từ trên cao, đoàn quân trải dài từ đỉnh, kéo dài đến tận chân đèo. Mãi đến khi không còn người nào dưới chân đèo, từng loạt tiếng hô “Giết… Giết… Giết…” vang lên làm mỗi binh sĩ như bị chấn động đến tận tâm can.
Rõ ràng buổi chiều tối hôm qua, Vĩnh Tuyền đã cho người đi do thám địa hình. Mọi việc vốn dĩ rất bình thường, không có thấy bóng dáng một binh một tốt nào của Việt Nam. Thế thì tiếng hô chém giết kia xuất phát từ đâu ra? Cả đoàn quân dừng lại. Mỗi binh sĩ lại dáo dác nhìn xung quanh. “Quái lạ, tiếng hét vang lên nhưng sao lại không thấy người nào? Chẳng lẽ có ma?” đó cũng chính là suy nghĩ của họ lúc này. Thế rồi, mọi người bỗng cảm thấy có một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng.
Tiếng hô giết cứ mỗi mười phút lại vang lên một lần. Đến lần thứ năm, lộ quân của Vĩnh Tuyền bỗng nghe những tiếng rít gió từ trên không trung. Phải biết đèo này có tên là Mã Phục bởi có hai ngọn núi thấp hướng vào nhau như hai cái đầu ngựa đang cúi xuống. Từ trên đỉnh ngọn núi nhỏ đối diện, trên mặt đất và vách núi, người ta nhìn thấy có những cánh cửa hầm mở ra, từng dàn phóng tên lửa xuất hiện. Những tiếng rít xé gió gây ra chính bởi những quả tên lửa rợp trời lao đến.
Lộ quân của Vĩnh Tuyền lúc này không có chỗ nào để núp. Những quả tên lửa lúc này cũng chẳng cần phải tính toán trúng mục tiêu, chỉ cần chúng rớt xuống trên đường đèo là đủ. Quân Thanh lúc này chạy tán loạn, rên la thảm thiết. Nếu nói đúc súng hay đóng thuyền thì phải rất lâu mới hoàn thành một sản phẩm nhưng với tên lửa thì lại khác. Chúng được làm từ tre, một loài cây mọc rất nhiều ở Việt Nam. Thứ duy nhất được làm từ kim loại cũng chỉ có phần đầu đạn rỗng được nhồi đầy thuốc nổ. Bởi vậy, số lượng của chúng thì nhiều vô kể. Cũng cần phải biết, một quả tên lửa uy lực tuy không cao, mỗi quả chỉ có tầm sát thương trong bán kính năm, sáu mét nhưng với số lượng hàng nghìn quả liên tiếp phát nổ cũng dư sức xé đoàn quân đang hoảng hốt thành từng mảnh nhỏ.
Quân Thanh lúc này tiến thì không thể, chỉ còn biết lùi lại phía sau. Nhưng nói lùi cũng chỉ là nói, thực tế thì khác hẳn. Với sự bố trí của Quân đoàn một, các sư đoàn bộ binh vốn đã tiềm phục sẵn trên các ngã đường liên tục gặt hái sinh mạng của đám tàn quân. Mà bố trí của Quân đoàn một cũng đâu đơn giản như thế. Từ hướng Cao Bằng, tiểu đoàn kỵ binh số một và số hai vượt đèo, truy đuổi ráo riết. Hai mươi lăm vạn quân Thanh lúc này chỉ còn hơn mười lăm vạn. Quân số như vậy kể cũng rất nhiều, gấp gần bốn lần quân số của Quân đoàn một. Nhưng đám quân này còn có thể uy hiếp được ai khi mà mỗi binh sĩ đã rơi vào hoảng loạn, ngay cả vũ khí, quân kỳ cũng đành vứt bỏ mà chạy tán loạn.
Phải nói Quân đoàn một ít hơn giặc đến hơn năm lần ban đầu vốn dĩ tưởng chừng như sẽ dễ dàng bị nghiền nát. Nhưng với ưu thế về địa hình, đặc biệt là vũ khí mà nổi bật chính là những quả tên lửa, quân Thanh hầu như không còn tính uy hiếp nào. Họ dần bị dồn vào một vùng bình nguyên rộng dưới chân đèo. Bốn phương, tám hướng xung quanh là các sư đoàn bộ binh với những binh sĩ lăm lăm những khẩu TSG02 trên tay, sẵn sàng nổ súng.
Lúc này, có tiếng loa vang lên: “Ta là Đại tướng Phùng Ngọc Viễn, Tổng tư lệnh Quân đoàn một. Binh sĩ nhà Thanh hãy buông khí giới mà đầu hàng. Bằng không, đừng trách chúng ta vô tình. Ta lặp lại, hãy buông khí giới đầu hàng. Trong nửa canh giờ nữa, các người chưa chịu đầu hàng thì chính là lúc toàn quân bị diệt”.
Lúc này, Vĩnh Tuyền gọi phó tướng của mình là Vương Nham, Phúc Mộc Thanh và Na Lạp Đôn lại bàn bạc. Y nói:
- Các tướng tính xem chúng ta còn bao nhiêu quân.
- Đại Nguyên soái – Na Lạp Đôn nói, – chúng ta còn hơn mười lăm vạn quân.
- Thế thì chúng ta vẫn còn có thể giết sạch bọn chúng. Ta đoán, nhiều lắm chúng chỉ có mười vạn.
- Nguyên soái – Vương Nham nói, – nếu trước đây thì được. Bây giờ thì hơi khó.
- Hừ… – Na Lạp Đôn tức giận. – Ông nói thế là sao? Chẳng lẽ chịu đầu hàng à? Thế thì còn gì là thể diện của Thiên triều? Phải chăng ông chính là muốn làm phản, theo phe lũ man di đó?
- Ông bình tĩnh mà nghe tôi nói. Nguyên soái, hai vị tướng quân. Ý tôi là binh sĩ của chúng ta bây giờ tâm hoảng, khí loạn. Nếu dàn trận đánh nhau với bọn chúng một trận thì không thể. Nhưng nếu cho kỵ binh xếp thành hình mũi tên, mở một đường thì chúng ta có thể khoan thủng phòng tuyến của chúng mà thoát khốn.
- Ông nói thì dễ lắm – Phúc Mộc Thanh nãy giờ im tiếng mới nói. – Nên nhớ chúng còn có những mũi tên kỳ lạ, uy lực khủng khiếp như mới vừa nãy.
- Không cần phải sợ. Tôi nghĩ, vũ khí này tuy uy lực mạnh nhưng chắc số lượng không có bao nhiêu đâu. Vừa nãy chúng đã dùng chắc cũng gần hết. Minh chứng là tại sao từ nãy đến giờ, chúng không còn sử dụng nữa.
- Ta cũng đồng ý với Vương Tướng quân – Vĩnh Tuyền nói. – Ta đang tự hỏi tại sao chúng cho ta nửa canh giờ. Có lẽ là để chúng có đủ thời gian chuẩn bị cho số lượng tiếp tế loại vũ khí này. Vậy thì chúng ta phải hành động thật nhanh.
- Nguyên soái – Vương Nham lại tiếp. – Chúng ta nên xếp thành hai tầng đội hình mũi tên. Nếu như chúng còn một ít thì chỉ có thể bẻ gãy đội hình thứ nhất thôi. Đây là loại vũ khí chỉ dùng một lần. Lúc đó, đội hình thứ hai lại xung phong và chúng ta sẽ an toàn.
- Vậy theo các tướng, chúng ta phải rút về hướng nào?
- Nguyên soái, chúng ta nên theo hướng Bắc mà rút về thác Bản Giốc – Phúc Mộc Thanh nói.
- Tốt! Vậy các tướng mau về chuẩn bị, hai khắc nữa chúng ta hành động.
Hai khắc cũng chính là ba mươi phút. Thời gian mau chóng trôi đi. Đúng lúc này, một hồi kèn lệnh cất cao, một tốp kỵ binh quân Thanh bằng tốc độ nhanh nhất lao đi về hướng Bắc, nơi có Sư đoàn bốn bộ binh đang trấn giữ. Nửa khắc tiếp theo đó là một tốp kỵ binh khác.
Đón tiếp đội ky binh thứ nhất với gần một nghìn người là hơn hai trăm quả tên lửa. Và cũng chỉ có một loạt tên lửa này thôi. Tuy vậy, chúng cũng lấy đi hết tám phần mười đội kỵ binh này. Số còn lại thì không thể nào thoát khỏi những loạt đoạn của bộ binh.
Lúc này, Vĩnh Tuyền cười lớn:
- Ha… Ha… Ha… Quả đúng là chúng chỉ còn bấy nhiêu loại vũ khí đó. Toàn quân theo sát ta tiến lên.
Nói rồi y giục ngựa tiến lên nhưng tốc độ cũng không nhanh lắm. Còn phải nói. Dù gì thì y cũng là Hoàng thất, lẽ nào lại xung phong đi trước để nhận lấy cái chết. Chỉ tội cho đám binh sĩ và tướng tá cấp thấp phải lao lên mà hô giết.
Vĩnh Tuyền và Vương Nham đã tính đúng nhưng cũng chỉ đúng một nửa thôi. Bọn họ đã quên mất, Việt Nam ngoài tên lửa, súng trường bộ binh và thuyền chiến thì còn đó những khẩu đại bác có rãnh xoắn với uy lực vô song. Từng loạt tiếng nổ rung chuyển đất trời vang lên. Những quả đạn đại bác thậm chí còn có lực sát thương vượt xa tên lửa đã vùi dập hoàn toàn đội kỵ binh thứ hai cùng một phần lớn bộ binh chạy theo phía sau. Đoàn quân Thanh bất chợt phải khựng lại, người sau còn đà chạy lại xô ngã người trước. Một cảnh dẫm đạp lên nhau diễn ra.
Tiếng loa lại vang lên: “ Các người chê sống đã quá lâu sao? Nửa canh giờ chưa hết đã vội tìm chết. Dân tộc Việt ta vốn yêu chuộng hòa bình và khoan hồng. Chỉ còn gần một khắc nữa là hết giờ. Các ngươi buông khí giới đầu hàng vẫn còn kịp”.
Lúc này, binh si nhà Thanh sau hai đợt xung phong mở đường máu chỉ còn ngót nghét mười vạn. Họ đã sợ thật sự rồi. Không ai bảo ai, những người đứng đầu hàng bắt đầu buông vũ khí xuống. Có một thì ắt sẽ có hai. Những người khác thấy thế cũng làm theo, có người còn vì quá sợ mà té phịch xuống đất.
Mặc kệ tiếng quát tháo của những chỉ huy và thống lĩnh, số người chấp nhận đầu hàng ngày càng nhiều hơn. Vĩnh Tuyền cùng ba viên tham tướng lúc này cũng biết đại thế đã mất. Bọn họ cũng chấp nhận đầu hàng.
Vậy là lộ quân thứ nhất lúc này đã hoàn toàn sụp đổ. Tính đến thời điểm Ngô Hùng Quang quyết định vượt sông Hồng vẫn còn hơn một ngày. Phùng Ngọc Viễn cho sư đoàn bộ binh số một và số hai thu xếp đám hàng binh rồi tức tốc cùng phần còn lại của Quân đoàn một tiến nhanh về Thăng Long để tạo thành thế gọng kìm, khóa chết Ngô Hùng Quang.
Cần chi nam tiến gây thù oán?
Công thành chiếm đất nước Nam ta
Một đòn quét sạch, chớ bảo oan”
Lời thơ ấy không biết từ đâu vang vọng trong một đêm cuối tháng mười một bên bờ nam sông Hồng. Trong cái vẻ tĩnh mịch và lạnh lẽo, bài ca ngâm cứ thế gieo vào lòng những binh sĩ Đại Thanh. Đây chính là lộ quân thứ hai do Ngô Hùng Quang làm thống lĩnh. Họ vốn dĩ đã rất bực dọc do lệnh hạ trại chờ hội quân của Đại Nguyên soái. Đã ba ngày rồi, họ vẫn chưa thấy được bóng dáng của lộ quân kia. Thế mà cứ đêm đến, bài thơ kia cứ mãi được cất lên. Giọng thơ vừa mang tính thê lương, lại có vẻ giận dữ cứ thế vang vọng như lời ai oán của những linh hồn ở chốn cửu u muốn đòi mạng.
Không riêng gì binh sĩ, người giận nhất chính là Ngô Hùng Quang. Binh pháp có câu “Binh quý thần tốc. Thế mà ba ngày, đã ba ngày nay lộ quân này đã phải chôn chân tại đây. Y tỏ ra bực bội vô cùng. “Mà kể ra lúc man di này cũng lạ. Thành quách chả ra hồn người khi mà chẳng thấy hình thù của tường thành. Ấy vậy mà chúng đòi một đòn diệt sạch quân ta”, y nghĩ thầm.
“Chẳng lẽ chúng đang đợi điều gì khi mà đêm nào cũng ngâm thơ?” “Đứng ở bờ Bắc con sông này, mọi động tĩnh trong thành ta thấy hết. Rõ là ban ngày ta vẫn thấy được cư dân buôn bán, đi lại như thường ngày. Thế này là thế nào? Thế này đâu có giống như đang chiến tranh”. Các câu hỏi như thế cứ ong ong vang lên trong đầu viên Phó Nguyên soái.
“Thôi chết! Đã ba ngày nay không nghe được tin tức gì của thằng lõi Vĩnh Tuyền. Lẽ nào...?”
Ngô Hùng Quang bất chợt suy nghĩ thế rồi bước tới tấm bản đồ làm bằng da dê được căng lên trong trướng chỉ huy. Y nhìn thấy gì? Vẻ hoảng hốt và lo lắng hằn lên khuôn mặt đen sạm của y.
“Thôi đúng rồi. Vĩnh Tuyền không thể tiến lên được bước nào, bị vây ở Hà Giang rồi. Y chỉ còn một cách là vòng sang đây. Địa hình ở đây là núi rừng trùng điệp. Đường xá lại dài và nhỏ hẹp. Vĩnh Tuyền vòng sang đây chắc chắn phải trải quân dài ra. Lũ man di An Nam chỉ cần phục kích ở mấy nơi này là có thể xé nhỏ và tiêu diệt. Chúng sẽ vòng ra sau lưng quân ta. Thế này thì...” Lưng áo Ngô Hùng Quang bất chợt ướt đẫm mồ hôi khi nghĩ đến những điều này.
“Người đâu! Mau gọi Hồ Sĩ Nguyên, Vệ Minh đến đây cho ta!” Y lớn tiếng quát tên lính đang đứng gác bên ngoài. “Phải hành động. Nhanh chóng hành động thôi”.
Một lát sau, hai phó tướng của y là Hồ Sĩ Nguyên và Vệ Minh vén cửa, bước vào trong trướng. Phải hiểu giờ này đã rất khuya, cũng dễ là hơn hai giờ sáng rồi. Cả hai viên tướng bước vào dù rất cố gắng nhưng cũng không thể giấu được vẻ mệt mỏi và buồn ngủ. Họ đều nói: “Phó Nguyên soái, đại nhân cho gọi chúng mạt tướng? Có việc gì thế?” Nhìn hai người, Ngô Hùng Quang hỏi:
- Tới rồi à? Hai ngươi có thấy chuyện lạ gì không?
- Ý Phó Nguyên soái là quan quân đám man di này à? Thế thì chả có gì bất thường cả - Hồ Sĩ Nguyên nói.
- Mạt tướng cũng thấy vậy.
- Đồ ngu – Ngô Hùng Quang quát. – Không có gì bất thường chính là rất bất thường đó. Các ngươi làm tướng bao lâu rồi mà sao không tỏ?
Hai viên phó tướng nhìn nhau, cúi đầu tỏ vẻ không hiểu. Ngô Quang Hùng lại nói:
- Sao lại im lặng? Sao không nói gì? Ta bảo các ngươi ngu còn chưa đúng. Phải nói là ăn hại. Cố động não chút đi. Tại sao chúng ta một đường thuận lợi đến đây? Tại sao Vĩnh Tuyền mãi không tiến lên được một bước? Tại sao ba ngày nay vẫn không có tin gì của y? Tại sao cho tới giờ lũ An Nam vẫn áng binh bất động?
- Phó Nguyên soái! Ý của tướng quân phải chăng là lũ man di kia sợ chúng ta bên này mà lo xử lý cánh quân kia trước? – Vệ Minh hỏi.
- Tới giờ phút này mà ngươi còn dám gọi chúng là man di sao? Các ngươi không thấy chúng rất phát triển sao? Man di mà có thể làm được thế này sao?
Ngô Hùng Quang tức giận hỏi một tràng. Đoạn y lắc đầu nói tiếp, giọng điệu có vẻ dịu hơn đôi chút:
- Các ngươi chưa đến Kinh thành của bọn chúng. Ngay cả cố đô cũng chỉ là nhìn từ bên ngoài, chưa hiểu được bọn chúng phát đạt thế nào. Các ngươi đâu có hiểu vì sao lần trước ta phải dùng đường biển để về nước mà không đi đường bộ.
- Phó Nguyên soái – Vệ Minh lại nói. – Chúng mạt tướng biết sai rồi. Xin tướng quân cho chúng mạt tướng biết vì sao lũ man... À, An Nam kia phải làm như vậy.
- Rõ ràng không phải là chúng lánh mạnh mà đánh yếu đâu. Đây là bọn chúng đã sắp đặt ngay từ đầu. Ta e là đã trúng kế bọn chúng rồi. Các ngươi nghĩ xem, cả nước bọn chúng chỉ có một mống dân bé tẹo. Bởi thế, chúng phải dùng mưu. Các ngươi lại đây.
Nói rồi y chỉ vào bản đồ, nói cho hai viên phó tướng những suy nghĩ của mình. Giọng nói của y lúc này không còn vẻ bực dọc nữa. Hai người kia nghe xong bất giác cảm thấy lo sợ. Hồ Sĩ Nguyên nói:
- Vậy theo ý của Phó Nguyên soái có phải là thế này không? Với chúng ta, bọn họ dùng kế kiêu binh. Với cánh quân kia, họ dùng kế lùa dê vào rọ.
- Chính là như thế.
- Vậy ra tình thế chúng ta hiện vô cùng nguy cấp. Chúng sẽ đánh hậu, hai mặt, à không, bốn mặt giáp công chúng ta.
- Mạt tướng nghĩ. Sở dĩ cho đến lúc này chúng vẫn chưa động binh với ta là có lý do. Một là chúng muốn làm tinh thần binh sĩ ta mệt mỏi. Hai là chúng cũng đang đợi cánh quân kia bị diệt rồi mới phản công vây hãm chúng ta. – Võ Minh cũng góp thêm.
- Đúng vậy.
- Vậy ý Đại Nguyên soái bây giờ thế nào? – Vệ Minh hỏi tiếp.
- Tấn công. Ngay sáng sớm, chúng ta sẽ tấn công. Mặc kệ cái lệnh chết tiệt kia. Nếu chờ lâu hơn sẽ đâm ra hỏng bét.
Hai viên phó tướng lúc này đã hiểu ra, vẻ mặt hết sức nghiêm trọng và chờ đợi. Ngô Hùng Quang bắt đầu phân phó:
- Hồ Sĩ Nguyên! Ngươi dẫn theo bảy vạn năm nghìn quân, đầu giờ Thìn đồng loạt vượt sông.
- Mạt tướng tuân lệnh!
- Vũ Minh! Ngươi lĩnh bảy vạn năm nghìn quân cố thủ ở hậu quân phòng ngừa chúng đánh lén. Ta sẽ dẫn mười vạn trung quân vượt sông ngay sau Hồ Sĩ Nguyên.
- Mạt tướng tuân lệnh!
- Được rồi. Các ngươi về chuẩn bị ngay cho kịp.
...............
Cách Cao Bằng hai mươi hai kí lô mét là đèo Mã Phục, đèo cao sáu trăm hai mươi mét với bốn tầng dốc để lên tới đỉnh. Đèo đựơc gọi là Mã Phục vì ở hai bên con đường nhỏ hẹp có hai khối đá vôi lớn thành dốc đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đó là một nếp uốn đá vôi lớn mà đỉnh của nếp uốn bị phá huỷ, hai cánh còn lại châu đầu vào nhau tựa như hai con ngựa.
Đây cũng chính là ngọn đèo mà Vĩnh Tuyền phải đi qua nếu muốn hội quân với Ngô Hùng Quang. Y không còn cách nào khác. Từ Hà Giang, con đường ngắn nhất đến Thăng Long là đi qua Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Một con đường khác là đi qua Bắc Kạn, Thái Nguyên. Tuy nhiên, cả hai con đường này đều bị khóa chặt bởi những người lính du kích của Quân đoàn một. Vả lại, cả hai con đường này đều bắt buộc phải đi qua khá nhiều địa điểm núi rừng hiểm trở, rất thích hợp để đặt phục binh. Vĩnh Tuyền bởi thế nên buộc phải chọn một con đường xa nhất, đi qua Cao Bằng, Lạng Sơn rồi vượt Thái Nguyên mới có thể đến đích. Con đường này tuy dài nhưng ngoài Cao Bằng, Vĩnh Tuyền phải hành quân cẩn thận, còn lại hai địa phương khác vốn dĩ đã bị Ngô Hùng Quang chiếm được.
Vĩnh Tuyền hành quân rất nhanh, chỉ trong một ngày sau khi quyết định chuyển hướng tiến công để đến đây chỉ mất hơn nửa ngày. Y nhanh chóng cho binh sĩ hạ trại nghỉ ngơi, dự định đến ngày hôm sau mới vượt đèo. Kể ra thì Vĩnh Tuyền cũng khá cẩn thận. Ngọn đèo này thật ra cũng chỉ là một ngọn đèo thấp. Hai bên cũng chỉ là những vách núi thoai thoải, muốn tìm một điểm để đặt phục binh cũng khó. Y cho binh sĩ nghỉ ngơi rồi sai mấy người đi do thám địa thế và xem thử có an toàn để vượt qua hay không. Kết quả là ngọn đèo an toàn.
Sáng sớm hôm sau, Vĩnh Tuyền phát lệnh hành quân vượt đèo. Nhìn từ trên cao, đoàn quân trải dài từ đỉnh, kéo dài đến tận chân đèo. Mãi đến khi không còn người nào dưới chân đèo, từng loạt tiếng hô “Giết… Giết… Giết…” vang lên làm mỗi binh sĩ như bị chấn động đến tận tâm can.
Rõ ràng buổi chiều tối hôm qua, Vĩnh Tuyền đã cho người đi do thám địa hình. Mọi việc vốn dĩ rất bình thường, không có thấy bóng dáng một binh một tốt nào của Việt Nam. Thế thì tiếng hô chém giết kia xuất phát từ đâu ra? Cả đoàn quân dừng lại. Mỗi binh sĩ lại dáo dác nhìn xung quanh. “Quái lạ, tiếng hét vang lên nhưng sao lại không thấy người nào? Chẳng lẽ có ma?” đó cũng chính là suy nghĩ của họ lúc này. Thế rồi, mọi người bỗng cảm thấy có một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng.
Tiếng hô giết cứ mỗi mười phút lại vang lên một lần. Đến lần thứ năm, lộ quân của Vĩnh Tuyền bỗng nghe những tiếng rít gió từ trên không trung. Phải biết đèo này có tên là Mã Phục bởi có hai ngọn núi thấp hướng vào nhau như hai cái đầu ngựa đang cúi xuống. Từ trên đỉnh ngọn núi nhỏ đối diện, trên mặt đất và vách núi, người ta nhìn thấy có những cánh cửa hầm mở ra, từng dàn phóng tên lửa xuất hiện. Những tiếng rít xé gió gây ra chính bởi những quả tên lửa rợp trời lao đến.
Lộ quân của Vĩnh Tuyền lúc này không có chỗ nào để núp. Những quả tên lửa lúc này cũng chẳng cần phải tính toán trúng mục tiêu, chỉ cần chúng rớt xuống trên đường đèo là đủ. Quân Thanh lúc này chạy tán loạn, rên la thảm thiết. Nếu nói đúc súng hay đóng thuyền thì phải rất lâu mới hoàn thành một sản phẩm nhưng với tên lửa thì lại khác. Chúng được làm từ tre, một loài cây mọc rất nhiều ở Việt Nam. Thứ duy nhất được làm từ kim loại cũng chỉ có phần đầu đạn rỗng được nhồi đầy thuốc nổ. Bởi vậy, số lượng của chúng thì nhiều vô kể. Cũng cần phải biết, một quả tên lửa uy lực tuy không cao, mỗi quả chỉ có tầm sát thương trong bán kính năm, sáu mét nhưng với số lượng hàng nghìn quả liên tiếp phát nổ cũng dư sức xé đoàn quân đang hoảng hốt thành từng mảnh nhỏ.
Quân Thanh lúc này tiến thì không thể, chỉ còn biết lùi lại phía sau. Nhưng nói lùi cũng chỉ là nói, thực tế thì khác hẳn. Với sự bố trí của Quân đoàn một, các sư đoàn bộ binh vốn đã tiềm phục sẵn trên các ngã đường liên tục gặt hái sinh mạng của đám tàn quân. Mà bố trí của Quân đoàn một cũng đâu đơn giản như thế. Từ hướng Cao Bằng, tiểu đoàn kỵ binh số một và số hai vượt đèo, truy đuổi ráo riết. Hai mươi lăm vạn quân Thanh lúc này chỉ còn hơn mười lăm vạn. Quân số như vậy kể cũng rất nhiều, gấp gần bốn lần quân số của Quân đoàn một. Nhưng đám quân này còn có thể uy hiếp được ai khi mà mỗi binh sĩ đã rơi vào hoảng loạn, ngay cả vũ khí, quân kỳ cũng đành vứt bỏ mà chạy tán loạn.
Phải nói Quân đoàn một ít hơn giặc đến hơn năm lần ban đầu vốn dĩ tưởng chừng như sẽ dễ dàng bị nghiền nát. Nhưng với ưu thế về địa hình, đặc biệt là vũ khí mà nổi bật chính là những quả tên lửa, quân Thanh hầu như không còn tính uy hiếp nào. Họ dần bị dồn vào một vùng bình nguyên rộng dưới chân đèo. Bốn phương, tám hướng xung quanh là các sư đoàn bộ binh với những binh sĩ lăm lăm những khẩu TSG02 trên tay, sẵn sàng nổ súng.
Lúc này, có tiếng loa vang lên: “Ta là Đại tướng Phùng Ngọc Viễn, Tổng tư lệnh Quân đoàn một. Binh sĩ nhà Thanh hãy buông khí giới mà đầu hàng. Bằng không, đừng trách chúng ta vô tình. Ta lặp lại, hãy buông khí giới đầu hàng. Trong nửa canh giờ nữa, các người chưa chịu đầu hàng thì chính là lúc toàn quân bị diệt”.
Lúc này, Vĩnh Tuyền gọi phó tướng của mình là Vương Nham, Phúc Mộc Thanh và Na Lạp Đôn lại bàn bạc. Y nói:
- Các tướng tính xem chúng ta còn bao nhiêu quân.
- Đại Nguyên soái – Na Lạp Đôn nói, – chúng ta còn hơn mười lăm vạn quân.
- Thế thì chúng ta vẫn còn có thể giết sạch bọn chúng. Ta đoán, nhiều lắm chúng chỉ có mười vạn.
- Nguyên soái – Vương Nham nói, – nếu trước đây thì được. Bây giờ thì hơi khó.
- Hừ… – Na Lạp Đôn tức giận. – Ông nói thế là sao? Chẳng lẽ chịu đầu hàng à? Thế thì còn gì là thể diện của Thiên triều? Phải chăng ông chính là muốn làm phản, theo phe lũ man di đó?
- Ông bình tĩnh mà nghe tôi nói. Nguyên soái, hai vị tướng quân. Ý tôi là binh sĩ của chúng ta bây giờ tâm hoảng, khí loạn. Nếu dàn trận đánh nhau với bọn chúng một trận thì không thể. Nhưng nếu cho kỵ binh xếp thành hình mũi tên, mở một đường thì chúng ta có thể khoan thủng phòng tuyến của chúng mà thoát khốn.
- Ông nói thì dễ lắm – Phúc Mộc Thanh nãy giờ im tiếng mới nói. – Nên nhớ chúng còn có những mũi tên kỳ lạ, uy lực khủng khiếp như mới vừa nãy.
- Không cần phải sợ. Tôi nghĩ, vũ khí này tuy uy lực mạnh nhưng chắc số lượng không có bao nhiêu đâu. Vừa nãy chúng đã dùng chắc cũng gần hết. Minh chứng là tại sao từ nãy đến giờ, chúng không còn sử dụng nữa.
- Ta cũng đồng ý với Vương Tướng quân – Vĩnh Tuyền nói. – Ta đang tự hỏi tại sao chúng cho ta nửa canh giờ. Có lẽ là để chúng có đủ thời gian chuẩn bị cho số lượng tiếp tế loại vũ khí này. Vậy thì chúng ta phải hành động thật nhanh.
- Nguyên soái – Vương Nham lại tiếp. – Chúng ta nên xếp thành hai tầng đội hình mũi tên. Nếu như chúng còn một ít thì chỉ có thể bẻ gãy đội hình thứ nhất thôi. Đây là loại vũ khí chỉ dùng một lần. Lúc đó, đội hình thứ hai lại xung phong và chúng ta sẽ an toàn.
- Vậy theo các tướng, chúng ta phải rút về hướng nào?
- Nguyên soái, chúng ta nên theo hướng Bắc mà rút về thác Bản Giốc – Phúc Mộc Thanh nói.
- Tốt! Vậy các tướng mau về chuẩn bị, hai khắc nữa chúng ta hành động.
Hai khắc cũng chính là ba mươi phút. Thời gian mau chóng trôi đi. Đúng lúc này, một hồi kèn lệnh cất cao, một tốp kỵ binh quân Thanh bằng tốc độ nhanh nhất lao đi về hướng Bắc, nơi có Sư đoàn bốn bộ binh đang trấn giữ. Nửa khắc tiếp theo đó là một tốp kỵ binh khác.
Đón tiếp đội ky binh thứ nhất với gần một nghìn người là hơn hai trăm quả tên lửa. Và cũng chỉ có một loạt tên lửa này thôi. Tuy vậy, chúng cũng lấy đi hết tám phần mười đội kỵ binh này. Số còn lại thì không thể nào thoát khỏi những loạt đoạn của bộ binh.
Lúc này, Vĩnh Tuyền cười lớn:
- Ha… Ha… Ha… Quả đúng là chúng chỉ còn bấy nhiêu loại vũ khí đó. Toàn quân theo sát ta tiến lên.
Nói rồi y giục ngựa tiến lên nhưng tốc độ cũng không nhanh lắm. Còn phải nói. Dù gì thì y cũng là Hoàng thất, lẽ nào lại xung phong đi trước để nhận lấy cái chết. Chỉ tội cho đám binh sĩ và tướng tá cấp thấp phải lao lên mà hô giết.
Vĩnh Tuyền và Vương Nham đã tính đúng nhưng cũng chỉ đúng một nửa thôi. Bọn họ đã quên mất, Việt Nam ngoài tên lửa, súng trường bộ binh và thuyền chiến thì còn đó những khẩu đại bác có rãnh xoắn với uy lực vô song. Từng loạt tiếng nổ rung chuyển đất trời vang lên. Những quả đạn đại bác thậm chí còn có lực sát thương vượt xa tên lửa đã vùi dập hoàn toàn đội kỵ binh thứ hai cùng một phần lớn bộ binh chạy theo phía sau. Đoàn quân Thanh bất chợt phải khựng lại, người sau còn đà chạy lại xô ngã người trước. Một cảnh dẫm đạp lên nhau diễn ra.
Tiếng loa lại vang lên: “ Các người chê sống đã quá lâu sao? Nửa canh giờ chưa hết đã vội tìm chết. Dân tộc Việt ta vốn yêu chuộng hòa bình và khoan hồng. Chỉ còn gần một khắc nữa là hết giờ. Các ngươi buông khí giới đầu hàng vẫn còn kịp”.
Lúc này, binh si nhà Thanh sau hai đợt xung phong mở đường máu chỉ còn ngót nghét mười vạn. Họ đã sợ thật sự rồi. Không ai bảo ai, những người đứng đầu hàng bắt đầu buông vũ khí xuống. Có một thì ắt sẽ có hai. Những người khác thấy thế cũng làm theo, có người còn vì quá sợ mà té phịch xuống đất.
Mặc kệ tiếng quát tháo của những chỉ huy và thống lĩnh, số người chấp nhận đầu hàng ngày càng nhiều hơn. Vĩnh Tuyền cùng ba viên tham tướng lúc này cũng biết đại thế đã mất. Bọn họ cũng chấp nhận đầu hàng.
Vậy là lộ quân thứ nhất lúc này đã hoàn toàn sụp đổ. Tính đến thời điểm Ngô Hùng Quang quyết định vượt sông Hồng vẫn còn hơn một ngày. Phùng Ngọc Viễn cho sư đoàn bộ binh số một và số hai thu xếp đám hàng binh rồi tức tốc cùng phần còn lại của Quân đoàn một tiến nhanh về Thăng Long để tạo thành thế gọng kìm, khóa chết Ngô Hùng Quang.
Bình luận facebook