Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 20: Hạt nổ và chuyến dạo chơi trên sông Hương
Sông Hương sông nước nên thơ
Liễu xanh soi bóng đôi bờ, đẹp sao.
Thương em má thắm môi đào,
Đường xa vạn dặm cũng vào thăm em.
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Từ rất lâu, dòng sông Hương êm đềm đã trở thành một nét đẹp rất riêng của xứ Huế mộng mơ. Dòng nước mát ngọt từ con sông đã nuôi lớn tâm hồn con người nơi đây. Kể làm sao hết những tao nhân mặt khách, những thi nhân đưa chân dạo bước đến chốn này.
Cũng như mọi ngày, dòng sông Hương vẫn êm đềm chảy. Đâu đó giữa dòng là những chiếc thuyền thơ. Nổi bật nhất có lẽ là chiếc thuyền hai lầu sơn màu đỏ thắm. Tiếng nhã nhạc du dương cứ dìu dặt vang xa. Trên lầu hai, hai anh em Toản cùng Ngô Thì Nhiệm và Phan Huy Ích đưa sứ bộ Anh Cát Lợi đi tham quan sông Hương. Sóng nước dập dìu, ngồi dùng mỹ vị, rượu ngon, lại xem ca múa quả không còn gì là thú vị hơn nữa.
Rượu qua mấy tuần, chợt Augustus cất lên bài hát "Scarborough Fair", một bài dân ca Anh Cát Lợi. Những người Anh Cát Lợi khác cũng hoà giọng cùng ông. Lời bài hát réo rắt, vui tai. Quả thật, dù là ở Quốc gia nào, những làn điệu dân ca luôn là những gì tinh tuý nhất, đẹp nhất. Và cũng phải nói, Augustus không hổ danh là một nghệ thuật gia chân chính. Ông dễ dàng hoà mình vào khung cảnh nên thơ xung quanh.
- Ngài thấy sao, David? Augustus hỏi.
- Tôi chỉ biết đây là bài dân ca rất hay. Thế thôi, cảm nhận của tôi về ca phú thật không bằng những vị ngồi đây. Nhất là Jack.
Bàn đang lim dim chợt tỉnh lại trong mộng mị.
- Scaborough ôi Scarborogough! Nàng thơ của ta, - Bàn như vẫn còn chìm trong cảm xúc mà bài dân ca mang lại. - Bài dân ca thật hay, Augustus ạ. Tôi không kiềm được cảm xúc.
Chợt nghe văng vẳng xa xa câu hò:
Khoan ơi khoan mời bạn khoan là hò lơ ơ ơ ...... là khoan ơ......
Mở lời chào bạn hiền xa
Ham vui tới Huế hay là đang tìm ai? hò ơ .......
Muốn thân nhau mượn câu hò tiếng hát, tâm sự đổi trao
Chừ xin mời thanh niên nữ với nam, hò ơ ơ ơ ....
Thanh niên nam nữ ta mạnh dạn bước vào chơi là hò chơi hò ơ ơ ơ.....
Này hỡi anh ơi, chừ em hỏi anh nì
Trong trăm loại dầu có dầu gì là dầu không thắp
Trong trăm thứ bắp có bắp chi là bắp không rang
Trong ngàn thứ than có than chi là than không quạt
Trong hàng thứ bạc có bạc chi là loại bạc không đổi kêu mà không kêu ?
Trai nam nhi bên chàng đối đặng
Dải lụa đào trao là em trao.
Hò ơ...
Lời ca réo rắt, du dương của nàng thiếu nữ như rót mật vào tai. Không hiểu Toản lúc này có cảm giác thế nào. Cậu chỉ nghe giọng hát rất hay, tuy xa lạ nhưng có gì đó rất quen tai. Cậu ứng đối ngay lập tức:
Trong trăm loại dầu có nắng dãi mưa dầu là loại dầu không thắp
Trong trăm thứ bắp có lắp bắp mồm lắp bắp miệng là bắp không rang
Trong ngàn thứ than có than thở thở than là than không quạt
Trong hàng loại bạc có bạc tình bạc nghĩa là bạc không đổi kêu mà không kêu
Trai nam nhi anh đà đối đặng
Gái xuân thời em tính răng?
Hò ơ.....
Giọng người thiếu nữ:
Chứ em hỏi anh nì
Chữ chi là chữ chôn xuống đất
Chữ chi là chữ cất lên cao
Chữ chi nặng mà không ai mang nỗi
Chữ chi mà gió thổi bay là không bay?
Trai nam nhi bên chàng đối đặng
Miếng trầu cay hò ơ ơ ơ..... là cho chàng
Toản lại tiếp. Cậu, chính cậu cũng không hiểu vì sao mình lại thuộc câu hò, trong tiềm thức chăng:
Hai chữ tiền tài anh bỏ xuống đất
Hai chữ nhân nghĩa anh cất trên cao
Hai chữ nhớ thương muốn tha không nỗi
Chữ tình chữ nghĩa gió thổi bay cũng không bay
Trai nam nhi anh đà đối đặng
Gái xuân thời em tính răng?
Hò lờ ơ ơ... là hò là khoan ....
- Hi… hi…, anh nói đó nha. Hai chữ tiền tài anh bỏ xuống đất. Vậy là em không phải khấu đầu quỳ bái đúng không anh Toản?
- Em là… là Lan nhi đúng không?
- Em là Đoàn Thị Ngọc Lan.
Đây quả là người quen của Toản. Còn nhớ cô bé gái nhỏ ngày trước hỏi Toản “Hoàng thượng có ăn được không?” giờ đã là thiếu nữ mười ba. Theo lẽ, giờ này cô bé có thể xuất giá được rồi chẳng phải có câu ca dao “Lấy chồng từ thuở mười ba – Đến năm mười tám thiếp đà năm con” hay sao.
- Lan nhi, – Toản hòi – sao em đi thuyền ở đây?
- Không lẽ em không thể à? Lúc này sao anh lại thế. Em nhớ ngày trước anh hiền lắm, đâu có cấm đoán ai. Người ta hại anh mà anh còn tha.
- Không… không… không… a – Toản xem chừng rất bối rối. – Anh không có ý đó. Anh… anh chỉ ngạc nhiên thôi.
- Nhà em ở đầu nguồn trên kia. Hôm nay em nghe có người hát rất hay, lại bằng thứ tiếng nước ngoài nên mới lại gần xem thì thấy anh.
- Thế thì lại đây, anh giới thiệu cho.
Đoạn Toản sai lính giúp Lan nhi lên thuyền.
- Lan Nhi, đây là Thái tử nước Anh Cát Lợi, Ngài George F. Augustus, đây là Mã Kim Đa tướng quân.
Quay sang Augustus, cậu tiếp:
- Đây là Đoàn Thị Ngọc Lan, là…
- Là em vợ của tôi, – Bàn cười phá lên. – Chào em, anh là anh chồng tương lai của em đây.
- Anh… anh ba… – mặt Toản lúc này chợt đỏ bừng. – Người ta còn…
- Anh ba…, – Lan nhi gọi Bàn, làm chính anh cũng ngạc nhiên. – Vậy quà ra mắt em dâu đâu?
- A… Cô em dâu này anh định rồi. Thật hợp ý anh. Ha… ha… Vậy nhé, anh có cây quạt xếp đây. Trên quạt có bài thơ do chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương tặng. Em cũng chắc là người yêu thơ. Em thấy thế nào?
- Nể mặt cô Hương, em tạm tha cho anh đấy. Sau này không được chọc anh Toản nữa.
- Em nói cô Hương là thế nào? – Toản chen vào.
- Cô Hương là thầy dạy em.
Lúc này, mọi người tỏ ra ngạc nhiên. Không ngờ cô bé gái nhỏ nhắn đáng yêu này lại có mối quan hệ rất không tầm thường với hai nữ sĩ nổ danh. Các quan còn lén lút trao đổi với nhau một nét cười ý nhị. Họ nghĩ: “Cũng tốt, đã đến lúc Hoàng thượng nhà ta lập thân rồi. Ít ra cô bé Lan nhi này là người có tài, có sắc. Xứng đôi… tuyệt đối xứng đôi”.
Tiếng cười nói, tiếng ca hát, tiếng ngâm thơ lại bỗng chốc kéo dài. Chuyến dạo chơi trên sông Hương hôm nay được tô điểm bằng sự gặp lại giữa Toản và Lan nhi. Liệu rằng giữa hai người sẽ nên mối lương duyên?
***
Mấy ngày sau, Toản lại mời Augustus cùng đoàn sứ bộ đến thao trường của Ngự lâm quân. Như đã hứa, Toản muốn Augustus nhìn thấy một loại vũ khí mới có thể giúp Anh Cát Lợi có thể áp chế Phú Lang Sa năm mươi năm.
Trước mặt mọi người, Toản lấy ra một nhúm bột. Cậu nói:
- Thái tử. Vũ khí tôi muốn cho Ngài xem chính là làm từ thứ này.
- Thứ bột này à? – Augustus ngạc nhiên hỏi – Thế không lẽ ra trận, chúng ta phóng đống bột này vào mặt quân thù chứ?
- Ngài hãy chờ xem. Việc còn chưa hết. Nhân đây, tôi xin giới thiệu với Ngài, đây là anh tôi, Bắc Định Vương Nguyễn Quang Thùy, cũng như Jack, Ngài có thể gọi anh là William.
Cả hai cúi chào nhau. Đoạn Thùy nói:
- Để tôi cho Ngài xem. Thứ bột này được dùng làm một thứ mà Ngài sẽ biết sau một chốc nữa. Trước tiên là đặc tính của nó. Người đâu?
Thùy ra hiệu cho một người lính bước tới. Anh bảo người lính lấy một nhúm nhỏ bột để trên chiếc bàn đá trước mặt, đoạn vung búa gõ nhẹ lên. Lúc này, một tiếng xẹt vang lên cùng với một tia lửa nhỏ. Mấy vị quan viên đi theo cùng đoàn sứ bộ Anh Cát Lợi chợt giật mình.
- Ngài cũng biết Đại Việt đã cải tiến viên đạn rối đấy. – Thùy nói tiếp – Từ một viên đồng hình cầu, chúng tôi đã gắn nó vào một vỏ đồng khác nhồi đầy thuốc súng. Tuy nhiên, việc sử dụng loại đạn này có một nhược điểm. Đó là chiếc mỏ gà sẽ phải hư hao sau một thời gian. Đó chính là lý do chúng tôi cung cấp những chiếc mỏ gà dự phòng cho các Ngài.
Augustus gật đầu ra vẻ đã hiểu. Thùy lại tiếp:
- Nay chúng tôi lại cải tiến viên đạn mới này. Phần đạn hay dùng hình cầu cũng được thay đổi. Nó là một viên chì hình trụ với mũi nhọn, sau khi thành hình, chúng tôi cho nó áo qua một lớp đồng để cố định hình. Phần này chúng tôi gọi nó là đầu đạn, chính là thứ sẽ ghim vào ngực, vào đầu, vào thân thể kẻ thù. Nó có đường kính là bảy ly sáu. Phần thứ hai là vỏ đạn với một vỏ đồng, đáy có gờ để cố định vào súng; dưới đáy vỏ là một bọc giấy chứa chất bột này, chúng tôi gọi là hạt nổ, phía trên là thuốc súng. Hai phần này gắn kết vào nhau. Ngài xem.
Nói rồi, Thùy đưa cho mọi người xem viên đạn mới. Nó có tổng chiều dài là bốn mươi phân, riêng phần đầu đạn dài mười lăm phân và có hình trụ như Thùy nói.
- Khi bắn, – Thùy tiếp. – Sẽ có một vật đập vào hạt nổ. Tia lửa sinh ra và đốt thuốc súng. Đoàng, viên đạn bay ra và kết liễu kẻ thù.
Dừng lại cho mọi người kịp tiêu hóa những lời mình mới nói, Thùy lại cầm lấy một cây Điểu thương. Cây súng này cũng có sự khác biệt ít nhiều so với loại trước đây. Nhất là phần mỏ gà.
- Chúng tôi đã cải tiến nó, – Thùy nói. – Chiếc mỏ gà vốn đập từ trên cao xuống thì được thay bằng “con thỏ” đập từ đằng sau và không có gắn đá lửa. Ngài xem, tôi sẽ thử.
Đoạn anh sai người lấy ra một bia bắn. “Đặt xa hai trăm mét”. Anh cố tình dùng hệ đơn vị mét để Augustus cùng tùy tùng có thể dễ hình dung. Anh nạp đạn, ngắm bắn, kéo cò. Một tiếng nổ “đoàng” chát chúa vang lên gần như ngay lập tức với thời điểm anh kéo cò súng. Nếu xét về tốc độ, việc như thế này đã nhanh hơn gấp đôi so với các loại súng kíp trước đây và nhanh hơn gấp rưỡi so với chính cây Điểu thương trong lần cải tiến trước. Viên đạn cũng nhanh chóng đáp chính xác lên mục tiêu, dư lực còn đủ để xuyên qua bia bắn dày năm mươi phân.
- Ngài thấy thế nào? – Lúc này Toản mới lên tiếng.
- Tuyệt… tuyệt… quá tuyệt. David, nước Đại Việt các Ngài quả có quá nhiều nhân tài. Ngài có thể cho chúng tôi biết thứ bột này từ đâu mà ra không?
- Đây cũng chính là lời hứa của tôi mà. Thứ bột này, – Toản vốc lấy một nhúm, rải xuống – chính là lấy từ các Ngài đó. Nó chính là thủy ngân được pha trộn với Acid Nitric, chắc Ngài cũng biết loại acid này?
- Hóa ra là vậy. – Augustus gật gù.
- Hôm nay tôi đã chỉ cho Ngài thấy thứ mà tôi gọi là hạt nổ. Ngài có hài lòng về nó chứ?
- Hài lòng… hết sức hài lòng.
Vậy đó, cuối cùng Toản cũng giải được bài toán tìm cách để nâng cao năng lực của vũ khí. Cậu không hề có cái gì gọi là phát minh trừ hạt nổ. Tất cả đều là những cải tiến thứ hiện có: Súng Điểu thương. Cậu hiểu, thế giới chưa cần đến những vũ khí nóng thật sự vào lúc này và cũng chưa có một Quốc gia nào đủ sức để chế tạo. Việc đó phải để cho các thế hệ tương lai.
Một niềm vui bất ngờ nữa đến với Toản. Anh Cát Lợi giờ đây không dùng trò chơi hai mặt với Đại Việt nữa. Hay nói đúng hơn là họ… không dám. Tuy Toản đã tỏ ra hào phóng khi chia sẻ bí quyết về hạt nổ, nhưng ai biết được Đại Việt đã làm tới mức nào. Ít ra, xuất phát điểm về vũ khí mới, Anh Cát Lợi đang đứng đằng sau Đại Việt. Augustus lúc này đã trịnh trọng tuyên bố sẽ thu nhận những du học sinh người Việt cùng với việc trao lại công nghệ luyện thép và dệt vải đáng tự hào cho đất nước này.
Liễu xanh soi bóng đôi bờ, đẹp sao.
Thương em má thắm môi đào,
Đường xa vạn dặm cũng vào thăm em.
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Từ rất lâu, dòng sông Hương êm đềm đã trở thành một nét đẹp rất riêng của xứ Huế mộng mơ. Dòng nước mát ngọt từ con sông đã nuôi lớn tâm hồn con người nơi đây. Kể làm sao hết những tao nhân mặt khách, những thi nhân đưa chân dạo bước đến chốn này.
Cũng như mọi ngày, dòng sông Hương vẫn êm đềm chảy. Đâu đó giữa dòng là những chiếc thuyền thơ. Nổi bật nhất có lẽ là chiếc thuyền hai lầu sơn màu đỏ thắm. Tiếng nhã nhạc du dương cứ dìu dặt vang xa. Trên lầu hai, hai anh em Toản cùng Ngô Thì Nhiệm và Phan Huy Ích đưa sứ bộ Anh Cát Lợi đi tham quan sông Hương. Sóng nước dập dìu, ngồi dùng mỹ vị, rượu ngon, lại xem ca múa quả không còn gì là thú vị hơn nữa.
Rượu qua mấy tuần, chợt Augustus cất lên bài hát "Scarborough Fair", một bài dân ca Anh Cát Lợi. Những người Anh Cát Lợi khác cũng hoà giọng cùng ông. Lời bài hát réo rắt, vui tai. Quả thật, dù là ở Quốc gia nào, những làn điệu dân ca luôn là những gì tinh tuý nhất, đẹp nhất. Và cũng phải nói, Augustus không hổ danh là một nghệ thuật gia chân chính. Ông dễ dàng hoà mình vào khung cảnh nên thơ xung quanh.
- Ngài thấy sao, David? Augustus hỏi.
- Tôi chỉ biết đây là bài dân ca rất hay. Thế thôi, cảm nhận của tôi về ca phú thật không bằng những vị ngồi đây. Nhất là Jack.
Bàn đang lim dim chợt tỉnh lại trong mộng mị.
- Scaborough ôi Scarborogough! Nàng thơ của ta, - Bàn như vẫn còn chìm trong cảm xúc mà bài dân ca mang lại. - Bài dân ca thật hay, Augustus ạ. Tôi không kiềm được cảm xúc.
Chợt nghe văng vẳng xa xa câu hò:
Khoan ơi khoan mời bạn khoan là hò lơ ơ ơ ...... là khoan ơ......
Mở lời chào bạn hiền xa
Ham vui tới Huế hay là đang tìm ai? hò ơ .......
Muốn thân nhau mượn câu hò tiếng hát, tâm sự đổi trao
Chừ xin mời thanh niên nữ với nam, hò ơ ơ ơ ....
Thanh niên nam nữ ta mạnh dạn bước vào chơi là hò chơi hò ơ ơ ơ.....
Này hỡi anh ơi, chừ em hỏi anh nì
Trong trăm loại dầu có dầu gì là dầu không thắp
Trong trăm thứ bắp có bắp chi là bắp không rang
Trong ngàn thứ than có than chi là than không quạt
Trong hàng thứ bạc có bạc chi là loại bạc không đổi kêu mà không kêu ?
Trai nam nhi bên chàng đối đặng
Dải lụa đào trao là em trao.
Hò ơ...
Lời ca réo rắt, du dương của nàng thiếu nữ như rót mật vào tai. Không hiểu Toản lúc này có cảm giác thế nào. Cậu chỉ nghe giọng hát rất hay, tuy xa lạ nhưng có gì đó rất quen tai. Cậu ứng đối ngay lập tức:
Trong trăm loại dầu có nắng dãi mưa dầu là loại dầu không thắp
Trong trăm thứ bắp có lắp bắp mồm lắp bắp miệng là bắp không rang
Trong ngàn thứ than có than thở thở than là than không quạt
Trong hàng loại bạc có bạc tình bạc nghĩa là bạc không đổi kêu mà không kêu
Trai nam nhi anh đà đối đặng
Gái xuân thời em tính răng?
Hò ơ.....
Giọng người thiếu nữ:
Chứ em hỏi anh nì
Chữ chi là chữ chôn xuống đất
Chữ chi là chữ cất lên cao
Chữ chi nặng mà không ai mang nỗi
Chữ chi mà gió thổi bay là không bay?
Trai nam nhi bên chàng đối đặng
Miếng trầu cay hò ơ ơ ơ..... là cho chàng
Toản lại tiếp. Cậu, chính cậu cũng không hiểu vì sao mình lại thuộc câu hò, trong tiềm thức chăng:
Hai chữ tiền tài anh bỏ xuống đất
Hai chữ nhân nghĩa anh cất trên cao
Hai chữ nhớ thương muốn tha không nỗi
Chữ tình chữ nghĩa gió thổi bay cũng không bay
Trai nam nhi anh đà đối đặng
Gái xuân thời em tính răng?
Hò lờ ơ ơ... là hò là khoan ....
- Hi… hi…, anh nói đó nha. Hai chữ tiền tài anh bỏ xuống đất. Vậy là em không phải khấu đầu quỳ bái đúng không anh Toản?
- Em là… là Lan nhi đúng không?
- Em là Đoàn Thị Ngọc Lan.
Đây quả là người quen của Toản. Còn nhớ cô bé gái nhỏ ngày trước hỏi Toản “Hoàng thượng có ăn được không?” giờ đã là thiếu nữ mười ba. Theo lẽ, giờ này cô bé có thể xuất giá được rồi chẳng phải có câu ca dao “Lấy chồng từ thuở mười ba – Đến năm mười tám thiếp đà năm con” hay sao.
- Lan nhi, – Toản hòi – sao em đi thuyền ở đây?
- Không lẽ em không thể à? Lúc này sao anh lại thế. Em nhớ ngày trước anh hiền lắm, đâu có cấm đoán ai. Người ta hại anh mà anh còn tha.
- Không… không… không… a – Toản xem chừng rất bối rối. – Anh không có ý đó. Anh… anh chỉ ngạc nhiên thôi.
- Nhà em ở đầu nguồn trên kia. Hôm nay em nghe có người hát rất hay, lại bằng thứ tiếng nước ngoài nên mới lại gần xem thì thấy anh.
- Thế thì lại đây, anh giới thiệu cho.
Đoạn Toản sai lính giúp Lan nhi lên thuyền.
- Lan Nhi, đây là Thái tử nước Anh Cát Lợi, Ngài George F. Augustus, đây là Mã Kim Đa tướng quân.
Quay sang Augustus, cậu tiếp:
- Đây là Đoàn Thị Ngọc Lan, là…
- Là em vợ của tôi, – Bàn cười phá lên. – Chào em, anh là anh chồng tương lai của em đây.
- Anh… anh ba… – mặt Toản lúc này chợt đỏ bừng. – Người ta còn…
- Anh ba…, – Lan nhi gọi Bàn, làm chính anh cũng ngạc nhiên. – Vậy quà ra mắt em dâu đâu?
- A… Cô em dâu này anh định rồi. Thật hợp ý anh. Ha… ha… Vậy nhé, anh có cây quạt xếp đây. Trên quạt có bài thơ do chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương tặng. Em cũng chắc là người yêu thơ. Em thấy thế nào?
- Nể mặt cô Hương, em tạm tha cho anh đấy. Sau này không được chọc anh Toản nữa.
- Em nói cô Hương là thế nào? – Toản chen vào.
- Cô Hương là thầy dạy em.
Lúc này, mọi người tỏ ra ngạc nhiên. Không ngờ cô bé gái nhỏ nhắn đáng yêu này lại có mối quan hệ rất không tầm thường với hai nữ sĩ nổ danh. Các quan còn lén lút trao đổi với nhau một nét cười ý nhị. Họ nghĩ: “Cũng tốt, đã đến lúc Hoàng thượng nhà ta lập thân rồi. Ít ra cô bé Lan nhi này là người có tài, có sắc. Xứng đôi… tuyệt đối xứng đôi”.
Tiếng cười nói, tiếng ca hát, tiếng ngâm thơ lại bỗng chốc kéo dài. Chuyến dạo chơi trên sông Hương hôm nay được tô điểm bằng sự gặp lại giữa Toản và Lan nhi. Liệu rằng giữa hai người sẽ nên mối lương duyên?
***
Mấy ngày sau, Toản lại mời Augustus cùng đoàn sứ bộ đến thao trường của Ngự lâm quân. Như đã hứa, Toản muốn Augustus nhìn thấy một loại vũ khí mới có thể giúp Anh Cát Lợi có thể áp chế Phú Lang Sa năm mươi năm.
Trước mặt mọi người, Toản lấy ra một nhúm bột. Cậu nói:
- Thái tử. Vũ khí tôi muốn cho Ngài xem chính là làm từ thứ này.
- Thứ bột này à? – Augustus ngạc nhiên hỏi – Thế không lẽ ra trận, chúng ta phóng đống bột này vào mặt quân thù chứ?
- Ngài hãy chờ xem. Việc còn chưa hết. Nhân đây, tôi xin giới thiệu với Ngài, đây là anh tôi, Bắc Định Vương Nguyễn Quang Thùy, cũng như Jack, Ngài có thể gọi anh là William.
Cả hai cúi chào nhau. Đoạn Thùy nói:
- Để tôi cho Ngài xem. Thứ bột này được dùng làm một thứ mà Ngài sẽ biết sau một chốc nữa. Trước tiên là đặc tính của nó. Người đâu?
Thùy ra hiệu cho một người lính bước tới. Anh bảo người lính lấy một nhúm nhỏ bột để trên chiếc bàn đá trước mặt, đoạn vung búa gõ nhẹ lên. Lúc này, một tiếng xẹt vang lên cùng với một tia lửa nhỏ. Mấy vị quan viên đi theo cùng đoàn sứ bộ Anh Cát Lợi chợt giật mình.
- Ngài cũng biết Đại Việt đã cải tiến viên đạn rối đấy. – Thùy nói tiếp – Từ một viên đồng hình cầu, chúng tôi đã gắn nó vào một vỏ đồng khác nhồi đầy thuốc súng. Tuy nhiên, việc sử dụng loại đạn này có một nhược điểm. Đó là chiếc mỏ gà sẽ phải hư hao sau một thời gian. Đó chính là lý do chúng tôi cung cấp những chiếc mỏ gà dự phòng cho các Ngài.
Augustus gật đầu ra vẻ đã hiểu. Thùy lại tiếp:
- Nay chúng tôi lại cải tiến viên đạn mới này. Phần đạn hay dùng hình cầu cũng được thay đổi. Nó là một viên chì hình trụ với mũi nhọn, sau khi thành hình, chúng tôi cho nó áo qua một lớp đồng để cố định hình. Phần này chúng tôi gọi nó là đầu đạn, chính là thứ sẽ ghim vào ngực, vào đầu, vào thân thể kẻ thù. Nó có đường kính là bảy ly sáu. Phần thứ hai là vỏ đạn với một vỏ đồng, đáy có gờ để cố định vào súng; dưới đáy vỏ là một bọc giấy chứa chất bột này, chúng tôi gọi là hạt nổ, phía trên là thuốc súng. Hai phần này gắn kết vào nhau. Ngài xem.
Nói rồi, Thùy đưa cho mọi người xem viên đạn mới. Nó có tổng chiều dài là bốn mươi phân, riêng phần đầu đạn dài mười lăm phân và có hình trụ như Thùy nói.
- Khi bắn, – Thùy tiếp. – Sẽ có một vật đập vào hạt nổ. Tia lửa sinh ra và đốt thuốc súng. Đoàng, viên đạn bay ra và kết liễu kẻ thù.
Dừng lại cho mọi người kịp tiêu hóa những lời mình mới nói, Thùy lại cầm lấy một cây Điểu thương. Cây súng này cũng có sự khác biệt ít nhiều so với loại trước đây. Nhất là phần mỏ gà.
- Chúng tôi đã cải tiến nó, – Thùy nói. – Chiếc mỏ gà vốn đập từ trên cao xuống thì được thay bằng “con thỏ” đập từ đằng sau và không có gắn đá lửa. Ngài xem, tôi sẽ thử.
Đoạn anh sai người lấy ra một bia bắn. “Đặt xa hai trăm mét”. Anh cố tình dùng hệ đơn vị mét để Augustus cùng tùy tùng có thể dễ hình dung. Anh nạp đạn, ngắm bắn, kéo cò. Một tiếng nổ “đoàng” chát chúa vang lên gần như ngay lập tức với thời điểm anh kéo cò súng. Nếu xét về tốc độ, việc như thế này đã nhanh hơn gấp đôi so với các loại súng kíp trước đây và nhanh hơn gấp rưỡi so với chính cây Điểu thương trong lần cải tiến trước. Viên đạn cũng nhanh chóng đáp chính xác lên mục tiêu, dư lực còn đủ để xuyên qua bia bắn dày năm mươi phân.
- Ngài thấy thế nào? – Lúc này Toản mới lên tiếng.
- Tuyệt… tuyệt… quá tuyệt. David, nước Đại Việt các Ngài quả có quá nhiều nhân tài. Ngài có thể cho chúng tôi biết thứ bột này từ đâu mà ra không?
- Đây cũng chính là lời hứa của tôi mà. Thứ bột này, – Toản vốc lấy một nhúm, rải xuống – chính là lấy từ các Ngài đó. Nó chính là thủy ngân được pha trộn với Acid Nitric, chắc Ngài cũng biết loại acid này?
- Hóa ra là vậy. – Augustus gật gù.
- Hôm nay tôi đã chỉ cho Ngài thấy thứ mà tôi gọi là hạt nổ. Ngài có hài lòng về nó chứ?
- Hài lòng… hết sức hài lòng.
Vậy đó, cuối cùng Toản cũng giải được bài toán tìm cách để nâng cao năng lực của vũ khí. Cậu không hề có cái gì gọi là phát minh trừ hạt nổ. Tất cả đều là những cải tiến thứ hiện có: Súng Điểu thương. Cậu hiểu, thế giới chưa cần đến những vũ khí nóng thật sự vào lúc này và cũng chưa có một Quốc gia nào đủ sức để chế tạo. Việc đó phải để cho các thế hệ tương lai.
Một niềm vui bất ngờ nữa đến với Toản. Anh Cát Lợi giờ đây không dùng trò chơi hai mặt với Đại Việt nữa. Hay nói đúng hơn là họ… không dám. Tuy Toản đã tỏ ra hào phóng khi chia sẻ bí quyết về hạt nổ, nhưng ai biết được Đại Việt đã làm tới mức nào. Ít ra, xuất phát điểm về vũ khí mới, Anh Cát Lợi đang đứng đằng sau Đại Việt. Augustus lúc này đã trịnh trọng tuyên bố sẽ thu nhận những du học sinh người Việt cùng với việc trao lại công nghệ luyện thép và dệt vải đáng tự hào cho đất nước này.