-
Phần II
17.
Năm mười ba tuổi, dưới sự dạy dỗ của Huỳnh Nhi, ta học được ngâm thơ làm phú, tài năng dần dần bộc lộ.
Ta ngày đêm khổ luyện cầm kỳ thư họa, Lục Ý lén hỏi có phải ta muốn làm hoa khôi không.
Ta nói với nàng, ta muốn về nhà.
Lục Ý nghe vậy nhìn ta đầy thương hại.
Vì tú bà vẫn luôn nói ta là do bà ta nhặt được.
Không hề nha… Ta có nhà.
Chẳng qua là lạc đường thôi.
18.
Ta định tự xây dựng cơ nghiệp cho mình.
Lợi dụng hoàn cảnh nơi ta đang sống —— thanh lâu.
Ta muốn xây dựng lên một trung tâm tình báo số một.
19.
Ta không dám lôi kéo quá nhiều người, không phải ai cũng nguyện ý mà hơn nữa là không phải ai cũng thích hợp.
Ta đưa cho Huỳnh Nhi một quyển sổ, dặn nàng ghi lại những gì khách vô tình nói ra trên giường.
20.
Thật không ngờ, tin tức tình báo đầu tiên mà ta nhận được lại là vị hoa khôi tỷ tỷ được chuộc thân kia… đã ch*t.
Sau khi được vị thế tử kia mua về, chưa đến một năm sau nàng đã bị mang tặng cho một vị tướng quân.
Phu nhân của vị tướng quân kia là một ác phụ nổi danh, hoa khôi tỷ tỷ bị nàng ta tra tấn đến ch*t.
X/á/c bị ném ra bãi tha ma.
Ta cùng Huỳnh Nhi, Lục Ý, Hồng Lăng ra bãi tha ma tìm mất ba ngày, mới tìm thấy th/i th/ể của hoa khôi tỷ tỷ mang về.
21.
Tú bà luôn luôn khắc nghiệt cũng không đuổi chúng ta ra ngoài, ngầm đồng ý cho chúng ta mang th/i th/ể về chôn trong hậu viện.
Các tỷ tỷ trong lâu mỗi người góp ít bạc, chúng ta mua cho hoa khôi tỷ tỷ cỗ quan tài tốt nhất.
Tú bà bủn xỉn cũng góp bạc.
22.
Ta rất quý vị hoa khôi tỷ tỷ này.
Nàng rất đẹp, rất dịu dàng, ta chưa từng thấy nàng lớn tiếng với ai.
Đối xử với ai cũng hòa nhã thân thiện.
Nàng rất giỏi thêu thùa, nàng từng nói chờ đến khi góp đủ tiền chuộc thân, nàng sẽ làm một tú nương.
Rất nhiều quần áo của ta đều do nàng làm do, bộ nào cũng đẹp mỹ mãn…
23.
Vào ngày hoa khôi tỷ tỷ được chuộc thân, ta từng hỏi nàng không muốn làm tú nương nữa sao?
Nàng cười nói với ta: “Tiểu Ngư Nhi, sẽ không ai dùng đồ thêu của tỷ đâu, dù tỷ có thêu đẹp thế nào thì vẫn chỉ là một nữ tử thanh lâu…”
Nàng cười nhưng khóe mắt vương lệ.
24.
Ôi hoa khôi tỷ tỷ của ta, nàng thông minh như vậy, sao lại không biết một khi đã chấp nhận làm thiếp, mệnh của nàng sẽ không còn trong tay nàng nữa…
Cho dù là thiếp thất của thế tử đi nữa, trong thời thế này, cũng chỉ là từ một món đồ chơi biến thành một món đồ chơi quý giá hơn chút mà thôi.
25.
Từ khi hoa khôi tỷ tỷ mất, tâm tình Lục Ý liền không tốt, nàng luôn lo lắng cho tương lai của mình.
“Lo lắng làm gì”, ta an ủi nàng, “Chắc hẳn không có tương lai nào thảm hơn làm nữ tử thanh lâu nữa đâu.”
Lục Ý càng khóc lớn hơn, nàng nói nàng nhớ nương: “Nếu nương ta còn sống, ta chắc chắn sẽ không bị bán vào đây…”
26.
Lục Ý lớn hơn ta vài tuổi, trong nhà chỉ có một ca ca.
Năm nàng mười ba tuổi, bị tẩu tẩu bán vào đây.
Khi nàng mới đến, thân thể gầy gò khiến hai mắt càng to đến đáng sợ.
Tú bà lấy lý do này mà bớt một nửa tiền mua nàng. Vậy là chỉ tốn một lượng bạc, mua cả đời của Lục Ý.
27.
Khi Lục Ý mới đến, ăn một hơi ba cái màn thầu, uống nửa xô nước, ban đêm bụng căng trướng lên, dọa cho Hồng Lăng sợ mất ngủ.
Sau này, dù có đủ ăn, nàng vẫn không sửa được tật tham ăn.
Mỗi khi uống say, tú bà thường nói với chúng ta: “Nam nhân không có kẻ nào tốt! Không có kẻ nào đáng để dựa dẫm! Các ngươi phải nhớ, làm cái nghề này, muốn tồn tại được, tuyệt đối không được động tâm với nam nhân!”
Lục Ý cực kỳ quý mạng, nàng chép lại những lời này, dán trong phòng, ngày nào cũng niệm đi niệm lại.
28.
Năm Thiên Nguyên thứ 4, Tây Nam đại hạn, ngàn dặm đất đai cằn cỗi.
Hoàng Thượng mở quốc khố cứu tế.
Một tháng sau, tin tức hạn hán bị tin một cửa hàng mới khai trương trong kinh thành áp đi.
Giảo Nguyệt Lâu không có gì thay đổi, bọn ta ở kinh thành, đại hạn Tây Nam cách chúng ta quá xa.
X/á/c ch*t đói chất đầy hay nạn đổi con cho nhau để ăn cũng chỉ là mấy dòng trên giấy, quý nhân kinh thành không quá quan tâm.
29.
Ấn tượng duy nhất của ta với đại hạn Tây Nam là Tiết Nhị. Hắn là dân chạy nạn đến đây nhờ cậy.
Thúc thúc hắn là ông lão phụ trách đổ hương đêm trong Giảo Nguyệt Lâu, ông đã cầu tú bà mấy ngày nhưng bà ấy vẫn không đồng ý thu nhận Tiết Nhị.
Tiết Nhị quá gầy, cảm giác như gió thổi qua cũng lung lay, tú bà sợ thu nhận hắn cũng không làm được gì.
Tiết Nhị khom lưng đứng ở cửa sau, quần áo trên người không vừa, rộng thùng thình, chỉ để lộ một đoạn cẳng tay gầy trơ xương, da xanh xám, nhìn mà sợ.
Hắn nhìn ta, hai má hóp lại, hốc mắt sâu hoắm. Đằng trước là thúc thúc hắn, ông lão đầu đã bạc bỏ hết tôn nghiêm, khom lưng cầu khẩn tú bà.
“Ta đã nói mấy lần rồi, đây không phải chỗ làm từ thiện? Hắn gầy như vậy, cho chạy việc chắc là dọa khách nhân chạy hết…”
Tú bà mất kiên nhẫn, bảo người đuổi Tiết Nhị ra ngoài.
30.
Cuối tháng, ta ôm sổ tính tiền đến tìm tú bà đang đánh bài lá: “Người làm trong lâu không đủ, đặc biệt là người chạy việc ở phía trước, mỗi ngày đều làm không hết việc…”
“Vậy đi tìm thêm vài người về, đi đi, đừng có phiền ta đánh bài…”
Tiết Nhị cứ vậy vào được Giảo Nguyệt Lâu, Hồng Lăng sắp xếp cho hắn ở hậu viện làm chút việc vặt, chờ cho hắn có thêm chút da thịt mới ra phía trước chạy việc được.
31.
Nửa tháng sau, tú bà phát hiện Tiết Nhị ở trong hậu viện, đang định nổi giận thì ta giành nói trước: “Tiền thuê năm đầu tiên của hắn sẽ giảm một nửa, chỉ cần bao ăn ở là được…”
Tú bà cuối cùng cũng đồng ý.
Một tháng sau, Tiết Nhị bắt đầu có thêm chút da thịt, ta khá bất ngờ khi phát hiện hắn cũng đẹp trai, ta bảo hắn theo hộ viện trong lâu học chút công phu cho khỏe người.
32.
Những lúc rảnh rỗi, ta sẽ đưa hắn cùng đến miếu Thành Hoàng bỏ hoang ngoài thành. Ở đó có rất nhiều ăn mày, chủ yếu là mấy đứa nhỏ, không giành được vị trí trong thành nên đành ở ngoại ô, ta sẽ mang chút cơm canh cho bọn chúng.
Thỉnh thoảng ta cũng dạy chúng viết chữ rồi bảng cửu chương…
Đồng thời cũng tìm kiếm người truyền tin tình báo cho ta.
33.
Ban đầu, ta cùng Tiết Nhị chọn mấy tên tiểu khất cái để phụ trách truyền tin.
Sau khi tích góp được ít tiền, chúng ta liền mở một trà lâu nhỏ, người phụ trách quản lý là Xuyên Tử, một tên ăn mày chúng ta cứu về.
Hắn lưu lạc từ nhỏ, mới mười hai tuổi nhưng khá khéo léo, ta cảm thấy hắn rất thích hợp để bán tin tình báo.
34.
Năm Thiên Nguyên thứ 6, Tiết Nhị rời Giảo Nguyệt Lâu, dùng tiền chúng ta kiếm được sau thời gian bán tin tình báo, mở một tiêu cục. Hắn chiêu mộ một đám tay chân, mặt ngoài là làm nghề hộ tống, đồng thời cũng ngầm bảo vệ cho tin tình báo ở trà lâu.
Việc làm ăn của chúng ta ngày càng mở rộng.
35.
Thiên Nguyên năm thứ 7, cũng không có gì đặc biệt, chỉ là ta đã mười bảy tuổi, phải ra tiếp khách.
Trung tâm tình báo của ta cũng đã bước đầu hình thành.
Bên trong có ta, Huỳnh Nhi, Lục Ý hỏi thăm tin tức.
Bên ngoài có Tiết Nhị thay chúng ta liên hệ người mua, người bán tin.
Rất mệt, nhưng cũng kiếm được không ít.
36.
Trong lễ chải tóc, ta đàn một khúc Phượng Cầu Hoàng, tài danh vang dội khắp nơi.
Đồng thời giá của ta cũng lên như diều gặp gió.
Tú bà cười đến híp mắt.
37.
Hồng Lăng khóc đến sưng mắt, trước lễ chải tóc của ta, nàng đã lấy ra tất cả tài sản tích góp được đưa cho tú bà, cầu tú bà đừng để ta tiếp khách.
Huỳnh Nhi, Lục Ý cũng vậy, dốc hết hầu bao cho ta.
Rất nhiều tỷ tỷ trong lâu từng chứng kiến ta lớn lên cũng góp tiền.
38.
Từ giây phút bị ném vào thanh lâu, ta đã nghĩ mình không thể toàn thân mà thoát ra.
Ta tự nhủ, mình là phụ nữ thời đại mới, tiếp khách thì sao, còn chưa biết ai “chơi” ai.
39.
Ta bật khóc nức nở.
40.
Tú bà không đồng ý, bà mắng chúng ta một hồi rồi nói, giá của ta đã lên tới năm ngàn lượng, đừng có ngăn cản việc kiếm tiền của bà.
Hồng Lăng còn chưa từ bỏ ý định, chạy đôn chạy đáo khắp nơi vì ta.
Nước mắt ta lại rơi, lúc trước không phải chính nàng nói ta phải chấp nhận số phận sao?
41.
Buổi tối, tú bà chải tóc cho ta: “Con ghét ma ma không?”
Ta lắc đầu, tuy rằng tú bà tính hay lươn lẹo, khắc nghiệt bủn xỉn, lại còn cứng rắn, ép buộc rất nhiều tỷ tỷ tiếp khách.
Nhưng bà ấy đối với chúng ta cũng không tồi. Tú bà không đuổi những tỷ tỷ đã lớn tuổi xuống sắc đi, để cho họ ở lại làm việc vặt trong lâu, không phải lo ăn lo mặc.
Giá chuộc thân tú bà đưa ra cũng không cao, các tỷ tỷ chỉ cần tích góp đủ tiền chuộc thân, bà sẽ lập tức thả người.
Tuy tú bà luôn mắng các tỷ tỷ si tâm vọng tưởng, nhưng chỉ cần ai sau khi ra ngoài cuộc sống không tốt, muốn quay lại, bà ấy cũng sẽ hùng hùng hổ hổ đi đón họ về nhà.
42.
Tú bà lại hỏi: “Con có oán ma ma không?”
Ta trầm mặc, rất lâu sau mới chậm rãi gật đầu.
Tay tú bà run lên, kéo tóc ta hơi đau.
Nước mắt còn rơi trước cả ta.
43.
Thiên Nguyên năm thứ 8, vào đông, mấy cây mai trong viện nở hoa, Lục Ý rất vui, cây này là do nàng tự tay gieo.
44.
Dĩ Tú Trang mở hội thi thêu.
Lục Ý kéo ta đi cùng. Kĩ năng thêu thùa của nàng là do hoa khôi tỷ tỷ dạy dỗ, trò còn giỏi hơn thầy.
Lão bản Dĩ Tú Trang lại không đồng ý cho Lục Ý đăng ký, nói đây là hội thi nghiêm túc, người tham gia đều là những nữ tử đàng hoàng.
Ta tức đến mức muốn lật bàn, chúng ta không ăn trộm không cướp giật, thuế hoàng thành nộp không thiếu một xu.
Lão bản vẫn là không chịu, ông ta nói: “Cô nãi nãi đừng làm khó dễ ta, để các ngươi tham gia là đắc tội những tiểu thư phu nhân khác, vậy là xong đời cửa hàng của ta rồi…”
Lục Ý kéo tay ta rời đi.
Ở chỗ ngoặt, công tử của lão bản Dĩ Tú Trang ngăn chúng ta lại, hắn là khách quen của ta, hắn bảo chúng ta giao thêu phẩm cho hắn, để hắn trở về thuyết phục cha mình.
Lục Ý vô cùng vui mừng giao đồ cho hắn, mắt lóe lên ánh sáng hy vọng.
45.
Ba ngày sau là ngày công bố kết quả hội thi thêu, Lục Ý đã trang điểm chải chuốt từ sớm.
Lại rơi đúng vào cuối tháng, ta còn một đống sổ sách rối tinh rối mù chưa tính xong nên Huỳnh Nhi đi cùng Lục Ý.
Nàng ấy ba bước gộp thành một, nhảy chân sáo ra ngoài, suýt nữa va phải bình hoa.
Tú bà mắng: “Nha đầu ch*t tiệt kia, đừng cho mà vui mừng quá sớm, không được cái giải gì đâu!”
Tuy nói vậy nhưng đêm qua tú bà vẫn cho Lục Ý nghỉ, dặn nàng đi ngủ sớm chút để hôm nay tươi tỉnh hơn.
46.
Lục Ý vui mừng nhảy nhót ra ngoài, lúc về lại là được khiêng về, nàng ấy suýt chút nữa bị đánh ch*t.
Khi nghe tin, ta đang tính toán sổ sách, hất bay cả bàn tính xuống đất.
Ta chạy như đi/ê/n đến phòng Lục Ý, Hồng Lăng với Huỳnh Nhi cũng đã ở đó.
Tóc tai Huỳnh Nhi lộn xộn, trên mặt cũng có vết máu.
Lục Ý co người nằm trên giường, xiêm y màu lam bị nhiễm đỏ, m/á/u chảy thành dòng, bao phủ toàn bộ thân mình mỏng manh yếu đuối của nàng.
Nàng nỉ non: “Không phải trộm, là ta thêu…”
“Sao lại thế này?”
Huỳnh nhi nói, các nàng cùng đi đến Dĩ Tú Trang, phát hiện thêu phẩm của Lục Ý đã giành giải nhất, nhưng tên người được công bố lại không phải nàng.
Bức tranh thêu ánh trăng đêm chiếu xuống dòng sông hoa đó lại biến thành thêu phẩm của một nữ nhi nha dịch. Cô nương đó cầm phần thưởng giải nhất hội thêu cười cười nói nói trên đài.
Huỳnh Nhi tức giận vạch trần mọi chuyện.
Hiện trường một mảnh hỗn loạn.
Công tử của lão bản kéo các nàng sang một chỗ, hắn nói không thuyết phục được cha mình, hắn đang định mang thêu phẩm đến trả lại cho Lục Ý thì gặp ngay nha dịch tới cửa hàng, người đó nói nữ nhi của mình sắp về nhà chồng, nếu có thanh danh thiện nữ thì tốt.
Vậy là cha hắn trực tiếp mang thêu phẩm của Lục Ý đưa cho nha dịch, hắn cũng không kịp ngăn cản.
Công tử Dĩ Tú Trang không ngừng xin lỗi, hứa sẽ cho các nàng lời giải thích thỏa đáng.
Lục Ý với Huỳnh Nhi cũng không còn cách nào khác, chỉ có thể đi về.
47.
Trên đường về, một đám lưu manh chặn các nàng lại.
Bọn họ kéo Lục Ý ra giữa đường, xé rách xiêm y của nàng, vừa đ/á/nh vừa nói nàng là đồ ăn trộm.
Dám nhận vơ thêu phẩm của nữ tử đoan chính là của mình.
Mọi người chung quanh vây lại, chỉ chỉ trỏ trỏ bọn họ.
Từng ánh mắt, từng lời nói so với trực tiếp đ/á/nh đập còn đau đớn hơn.
“Không phải, các ngươi nói dối!”
“Là ta thêu, là ta thêu!……”
Đám người thấy Lục Ý đ/iê/n cuồng giải thích, lại càng hưng phấn hơn, bọn họ mắng chửi, phỉ nhổ rồi ném đồ lên người Lục Ý.
Huỳnh Nhi với công tử của Dĩ Tú Trang khó khăn lắm mới kéo được Lục Ý ra, đưa nàng về.
48.
Lục Ý phát sốt, chúng ta ngày đêm chăm sóc cho nàng.
Ba ngày sau, nàng tỉnh lại, câu đầu tiên nàng nói là: “Ta không nói dối, đó là thêu phẩm của ta…”
Hồng Lăng nghe vậy rơi nước mắt, nàng nắm tay Lục Ý: “Hài tử ngoan, ta biết, là do muội thêu…”
Lục Ý ngẩn ngẩn ngơ ngơ quay sang nhìn, nước mắt thấm ướt gối.
49.
Tên nha dịch kia bình thường quen thói ức hiếp người khác, nữ nhi của ông ta cũng vậy, ác danh truyền khắp làng trên xóm dưới, mọi người sao lại không biết kĩ năng thêu của nàng ta đến đâu.
Đám người xem náo nhiệt đó sao lại không biết là Lục Ý bị oan.
Nhưng biết thì sao? Bọn họ cũng chỉ muốn xem một hồi kịch vui, cho nên dù là thanh danh của Lục Ý, hay kể cả mạng của Lục Ý, cũng chẳng quan trọng…
Chỉ vì, chúng ta là nữ tử thanh lâu.
Chúng ta trời sinh là hồ ly tinh quyến rũ người khác, được định sẵn ở tầng lớp hạ lưu, không xứng được bênh vực…
Nhưng mà, chúng ta có sự lựa chọn sao…?
Năm mười ba tuổi, dưới sự dạy dỗ của Huỳnh Nhi, ta học được ngâm thơ làm phú, tài năng dần dần bộc lộ.
Ta ngày đêm khổ luyện cầm kỳ thư họa, Lục Ý lén hỏi có phải ta muốn làm hoa khôi không.
Ta nói với nàng, ta muốn về nhà.
Lục Ý nghe vậy nhìn ta đầy thương hại.
Vì tú bà vẫn luôn nói ta là do bà ta nhặt được.
Không hề nha… Ta có nhà.
Chẳng qua là lạc đường thôi.
18.
Ta định tự xây dựng cơ nghiệp cho mình.
Lợi dụng hoàn cảnh nơi ta đang sống —— thanh lâu.
Ta muốn xây dựng lên một trung tâm tình báo số một.
19.
Ta không dám lôi kéo quá nhiều người, không phải ai cũng nguyện ý mà hơn nữa là không phải ai cũng thích hợp.
Ta đưa cho Huỳnh Nhi một quyển sổ, dặn nàng ghi lại những gì khách vô tình nói ra trên giường.
20.
Thật không ngờ, tin tức tình báo đầu tiên mà ta nhận được lại là vị hoa khôi tỷ tỷ được chuộc thân kia… đã ch*t.
Sau khi được vị thế tử kia mua về, chưa đến một năm sau nàng đã bị mang tặng cho một vị tướng quân.
Phu nhân của vị tướng quân kia là một ác phụ nổi danh, hoa khôi tỷ tỷ bị nàng ta tra tấn đến ch*t.
X/á/c bị ném ra bãi tha ma.
Ta cùng Huỳnh Nhi, Lục Ý, Hồng Lăng ra bãi tha ma tìm mất ba ngày, mới tìm thấy th/i th/ể của hoa khôi tỷ tỷ mang về.
21.
Tú bà luôn luôn khắc nghiệt cũng không đuổi chúng ta ra ngoài, ngầm đồng ý cho chúng ta mang th/i th/ể về chôn trong hậu viện.
Các tỷ tỷ trong lâu mỗi người góp ít bạc, chúng ta mua cho hoa khôi tỷ tỷ cỗ quan tài tốt nhất.
Tú bà bủn xỉn cũng góp bạc.
22.
Ta rất quý vị hoa khôi tỷ tỷ này.
Nàng rất đẹp, rất dịu dàng, ta chưa từng thấy nàng lớn tiếng với ai.
Đối xử với ai cũng hòa nhã thân thiện.
Nàng rất giỏi thêu thùa, nàng từng nói chờ đến khi góp đủ tiền chuộc thân, nàng sẽ làm một tú nương.
Rất nhiều quần áo của ta đều do nàng làm do, bộ nào cũng đẹp mỹ mãn…
23.
Vào ngày hoa khôi tỷ tỷ được chuộc thân, ta từng hỏi nàng không muốn làm tú nương nữa sao?
Nàng cười nói với ta: “Tiểu Ngư Nhi, sẽ không ai dùng đồ thêu của tỷ đâu, dù tỷ có thêu đẹp thế nào thì vẫn chỉ là một nữ tử thanh lâu…”
Nàng cười nhưng khóe mắt vương lệ.
24.
Ôi hoa khôi tỷ tỷ của ta, nàng thông minh như vậy, sao lại không biết một khi đã chấp nhận làm thiếp, mệnh của nàng sẽ không còn trong tay nàng nữa…
Cho dù là thiếp thất của thế tử đi nữa, trong thời thế này, cũng chỉ là từ một món đồ chơi biến thành một món đồ chơi quý giá hơn chút mà thôi.
25.
Từ khi hoa khôi tỷ tỷ mất, tâm tình Lục Ý liền không tốt, nàng luôn lo lắng cho tương lai của mình.
“Lo lắng làm gì”, ta an ủi nàng, “Chắc hẳn không có tương lai nào thảm hơn làm nữ tử thanh lâu nữa đâu.”
Lục Ý càng khóc lớn hơn, nàng nói nàng nhớ nương: “Nếu nương ta còn sống, ta chắc chắn sẽ không bị bán vào đây…”
26.
Lục Ý lớn hơn ta vài tuổi, trong nhà chỉ có một ca ca.
Năm nàng mười ba tuổi, bị tẩu tẩu bán vào đây.
Khi nàng mới đến, thân thể gầy gò khiến hai mắt càng to đến đáng sợ.
Tú bà lấy lý do này mà bớt một nửa tiền mua nàng. Vậy là chỉ tốn một lượng bạc, mua cả đời của Lục Ý.
27.
Khi Lục Ý mới đến, ăn một hơi ba cái màn thầu, uống nửa xô nước, ban đêm bụng căng trướng lên, dọa cho Hồng Lăng sợ mất ngủ.
Sau này, dù có đủ ăn, nàng vẫn không sửa được tật tham ăn.
Mỗi khi uống say, tú bà thường nói với chúng ta: “Nam nhân không có kẻ nào tốt! Không có kẻ nào đáng để dựa dẫm! Các ngươi phải nhớ, làm cái nghề này, muốn tồn tại được, tuyệt đối không được động tâm với nam nhân!”
Lục Ý cực kỳ quý mạng, nàng chép lại những lời này, dán trong phòng, ngày nào cũng niệm đi niệm lại.
28.
Năm Thiên Nguyên thứ 4, Tây Nam đại hạn, ngàn dặm đất đai cằn cỗi.
Hoàng Thượng mở quốc khố cứu tế.
Một tháng sau, tin tức hạn hán bị tin một cửa hàng mới khai trương trong kinh thành áp đi.
Giảo Nguyệt Lâu không có gì thay đổi, bọn ta ở kinh thành, đại hạn Tây Nam cách chúng ta quá xa.
X/á/c ch*t đói chất đầy hay nạn đổi con cho nhau để ăn cũng chỉ là mấy dòng trên giấy, quý nhân kinh thành không quá quan tâm.
29.
Ấn tượng duy nhất của ta với đại hạn Tây Nam là Tiết Nhị. Hắn là dân chạy nạn đến đây nhờ cậy.
Thúc thúc hắn là ông lão phụ trách đổ hương đêm trong Giảo Nguyệt Lâu, ông đã cầu tú bà mấy ngày nhưng bà ấy vẫn không đồng ý thu nhận Tiết Nhị.
Tiết Nhị quá gầy, cảm giác như gió thổi qua cũng lung lay, tú bà sợ thu nhận hắn cũng không làm được gì.
Tiết Nhị khom lưng đứng ở cửa sau, quần áo trên người không vừa, rộng thùng thình, chỉ để lộ một đoạn cẳng tay gầy trơ xương, da xanh xám, nhìn mà sợ.
Hắn nhìn ta, hai má hóp lại, hốc mắt sâu hoắm. Đằng trước là thúc thúc hắn, ông lão đầu đã bạc bỏ hết tôn nghiêm, khom lưng cầu khẩn tú bà.
“Ta đã nói mấy lần rồi, đây không phải chỗ làm từ thiện? Hắn gầy như vậy, cho chạy việc chắc là dọa khách nhân chạy hết…”
Tú bà mất kiên nhẫn, bảo người đuổi Tiết Nhị ra ngoài.
30.
Cuối tháng, ta ôm sổ tính tiền đến tìm tú bà đang đánh bài lá: “Người làm trong lâu không đủ, đặc biệt là người chạy việc ở phía trước, mỗi ngày đều làm không hết việc…”
“Vậy đi tìm thêm vài người về, đi đi, đừng có phiền ta đánh bài…”
Tiết Nhị cứ vậy vào được Giảo Nguyệt Lâu, Hồng Lăng sắp xếp cho hắn ở hậu viện làm chút việc vặt, chờ cho hắn có thêm chút da thịt mới ra phía trước chạy việc được.
31.
Nửa tháng sau, tú bà phát hiện Tiết Nhị ở trong hậu viện, đang định nổi giận thì ta giành nói trước: “Tiền thuê năm đầu tiên của hắn sẽ giảm một nửa, chỉ cần bao ăn ở là được…”
Tú bà cuối cùng cũng đồng ý.
Một tháng sau, Tiết Nhị bắt đầu có thêm chút da thịt, ta khá bất ngờ khi phát hiện hắn cũng đẹp trai, ta bảo hắn theo hộ viện trong lâu học chút công phu cho khỏe người.
32.
Những lúc rảnh rỗi, ta sẽ đưa hắn cùng đến miếu Thành Hoàng bỏ hoang ngoài thành. Ở đó có rất nhiều ăn mày, chủ yếu là mấy đứa nhỏ, không giành được vị trí trong thành nên đành ở ngoại ô, ta sẽ mang chút cơm canh cho bọn chúng.
Thỉnh thoảng ta cũng dạy chúng viết chữ rồi bảng cửu chương…
Đồng thời cũng tìm kiếm người truyền tin tình báo cho ta.
33.
Ban đầu, ta cùng Tiết Nhị chọn mấy tên tiểu khất cái để phụ trách truyền tin.
Sau khi tích góp được ít tiền, chúng ta liền mở một trà lâu nhỏ, người phụ trách quản lý là Xuyên Tử, một tên ăn mày chúng ta cứu về.
Hắn lưu lạc từ nhỏ, mới mười hai tuổi nhưng khá khéo léo, ta cảm thấy hắn rất thích hợp để bán tin tình báo.
34.
Năm Thiên Nguyên thứ 6, Tiết Nhị rời Giảo Nguyệt Lâu, dùng tiền chúng ta kiếm được sau thời gian bán tin tình báo, mở một tiêu cục. Hắn chiêu mộ một đám tay chân, mặt ngoài là làm nghề hộ tống, đồng thời cũng ngầm bảo vệ cho tin tình báo ở trà lâu.
Việc làm ăn của chúng ta ngày càng mở rộng.
35.
Thiên Nguyên năm thứ 7, cũng không có gì đặc biệt, chỉ là ta đã mười bảy tuổi, phải ra tiếp khách.
Trung tâm tình báo của ta cũng đã bước đầu hình thành.
Bên trong có ta, Huỳnh Nhi, Lục Ý hỏi thăm tin tức.
Bên ngoài có Tiết Nhị thay chúng ta liên hệ người mua, người bán tin.
Rất mệt, nhưng cũng kiếm được không ít.
36.
Trong lễ chải tóc, ta đàn một khúc Phượng Cầu Hoàng, tài danh vang dội khắp nơi.
Đồng thời giá của ta cũng lên như diều gặp gió.
Tú bà cười đến híp mắt.
37.
Hồng Lăng khóc đến sưng mắt, trước lễ chải tóc của ta, nàng đã lấy ra tất cả tài sản tích góp được đưa cho tú bà, cầu tú bà đừng để ta tiếp khách.
Huỳnh Nhi, Lục Ý cũng vậy, dốc hết hầu bao cho ta.
Rất nhiều tỷ tỷ trong lâu từng chứng kiến ta lớn lên cũng góp tiền.
38.
Từ giây phút bị ném vào thanh lâu, ta đã nghĩ mình không thể toàn thân mà thoát ra.
Ta tự nhủ, mình là phụ nữ thời đại mới, tiếp khách thì sao, còn chưa biết ai “chơi” ai.
39.
Ta bật khóc nức nở.
40.
Tú bà không đồng ý, bà mắng chúng ta một hồi rồi nói, giá của ta đã lên tới năm ngàn lượng, đừng có ngăn cản việc kiếm tiền của bà.
Hồng Lăng còn chưa từ bỏ ý định, chạy đôn chạy đáo khắp nơi vì ta.
Nước mắt ta lại rơi, lúc trước không phải chính nàng nói ta phải chấp nhận số phận sao?
41.
Buổi tối, tú bà chải tóc cho ta: “Con ghét ma ma không?”
Ta lắc đầu, tuy rằng tú bà tính hay lươn lẹo, khắc nghiệt bủn xỉn, lại còn cứng rắn, ép buộc rất nhiều tỷ tỷ tiếp khách.
Nhưng bà ấy đối với chúng ta cũng không tồi. Tú bà không đuổi những tỷ tỷ đã lớn tuổi xuống sắc đi, để cho họ ở lại làm việc vặt trong lâu, không phải lo ăn lo mặc.
Giá chuộc thân tú bà đưa ra cũng không cao, các tỷ tỷ chỉ cần tích góp đủ tiền chuộc thân, bà sẽ lập tức thả người.
Tuy tú bà luôn mắng các tỷ tỷ si tâm vọng tưởng, nhưng chỉ cần ai sau khi ra ngoài cuộc sống không tốt, muốn quay lại, bà ấy cũng sẽ hùng hùng hổ hổ đi đón họ về nhà.
42.
Tú bà lại hỏi: “Con có oán ma ma không?”
Ta trầm mặc, rất lâu sau mới chậm rãi gật đầu.
Tay tú bà run lên, kéo tóc ta hơi đau.
Nước mắt còn rơi trước cả ta.
43.
Thiên Nguyên năm thứ 8, vào đông, mấy cây mai trong viện nở hoa, Lục Ý rất vui, cây này là do nàng tự tay gieo.
44.
Dĩ Tú Trang mở hội thi thêu.
Lục Ý kéo ta đi cùng. Kĩ năng thêu thùa của nàng là do hoa khôi tỷ tỷ dạy dỗ, trò còn giỏi hơn thầy.
Lão bản Dĩ Tú Trang lại không đồng ý cho Lục Ý đăng ký, nói đây là hội thi nghiêm túc, người tham gia đều là những nữ tử đàng hoàng.
Ta tức đến mức muốn lật bàn, chúng ta không ăn trộm không cướp giật, thuế hoàng thành nộp không thiếu một xu.
Lão bản vẫn là không chịu, ông ta nói: “Cô nãi nãi đừng làm khó dễ ta, để các ngươi tham gia là đắc tội những tiểu thư phu nhân khác, vậy là xong đời cửa hàng của ta rồi…”
Lục Ý kéo tay ta rời đi.
Ở chỗ ngoặt, công tử của lão bản Dĩ Tú Trang ngăn chúng ta lại, hắn là khách quen của ta, hắn bảo chúng ta giao thêu phẩm cho hắn, để hắn trở về thuyết phục cha mình.
Lục Ý vô cùng vui mừng giao đồ cho hắn, mắt lóe lên ánh sáng hy vọng.
45.
Ba ngày sau là ngày công bố kết quả hội thi thêu, Lục Ý đã trang điểm chải chuốt từ sớm.
Lại rơi đúng vào cuối tháng, ta còn một đống sổ sách rối tinh rối mù chưa tính xong nên Huỳnh Nhi đi cùng Lục Ý.
Nàng ấy ba bước gộp thành một, nhảy chân sáo ra ngoài, suýt nữa va phải bình hoa.
Tú bà mắng: “Nha đầu ch*t tiệt kia, đừng cho mà vui mừng quá sớm, không được cái giải gì đâu!”
Tuy nói vậy nhưng đêm qua tú bà vẫn cho Lục Ý nghỉ, dặn nàng đi ngủ sớm chút để hôm nay tươi tỉnh hơn.
46.
Lục Ý vui mừng nhảy nhót ra ngoài, lúc về lại là được khiêng về, nàng ấy suýt chút nữa bị đánh ch*t.
Khi nghe tin, ta đang tính toán sổ sách, hất bay cả bàn tính xuống đất.
Ta chạy như đi/ê/n đến phòng Lục Ý, Hồng Lăng với Huỳnh Nhi cũng đã ở đó.
Tóc tai Huỳnh Nhi lộn xộn, trên mặt cũng có vết máu.
Lục Ý co người nằm trên giường, xiêm y màu lam bị nhiễm đỏ, m/á/u chảy thành dòng, bao phủ toàn bộ thân mình mỏng manh yếu đuối của nàng.
Nàng nỉ non: “Không phải trộm, là ta thêu…”
“Sao lại thế này?”
Huỳnh nhi nói, các nàng cùng đi đến Dĩ Tú Trang, phát hiện thêu phẩm của Lục Ý đã giành giải nhất, nhưng tên người được công bố lại không phải nàng.
Bức tranh thêu ánh trăng đêm chiếu xuống dòng sông hoa đó lại biến thành thêu phẩm của một nữ nhi nha dịch. Cô nương đó cầm phần thưởng giải nhất hội thêu cười cười nói nói trên đài.
Huỳnh Nhi tức giận vạch trần mọi chuyện.
Hiện trường một mảnh hỗn loạn.
Công tử của lão bản kéo các nàng sang một chỗ, hắn nói không thuyết phục được cha mình, hắn đang định mang thêu phẩm đến trả lại cho Lục Ý thì gặp ngay nha dịch tới cửa hàng, người đó nói nữ nhi của mình sắp về nhà chồng, nếu có thanh danh thiện nữ thì tốt.
Vậy là cha hắn trực tiếp mang thêu phẩm của Lục Ý đưa cho nha dịch, hắn cũng không kịp ngăn cản.
Công tử Dĩ Tú Trang không ngừng xin lỗi, hứa sẽ cho các nàng lời giải thích thỏa đáng.
Lục Ý với Huỳnh Nhi cũng không còn cách nào khác, chỉ có thể đi về.
47.
Trên đường về, một đám lưu manh chặn các nàng lại.
Bọn họ kéo Lục Ý ra giữa đường, xé rách xiêm y của nàng, vừa đ/á/nh vừa nói nàng là đồ ăn trộm.
Dám nhận vơ thêu phẩm của nữ tử đoan chính là của mình.
Mọi người chung quanh vây lại, chỉ chỉ trỏ trỏ bọn họ.
Từng ánh mắt, từng lời nói so với trực tiếp đ/á/nh đập còn đau đớn hơn.
“Không phải, các ngươi nói dối!”
“Là ta thêu, là ta thêu!……”
Đám người thấy Lục Ý đ/iê/n cuồng giải thích, lại càng hưng phấn hơn, bọn họ mắng chửi, phỉ nhổ rồi ném đồ lên người Lục Ý.
Huỳnh Nhi với công tử của Dĩ Tú Trang khó khăn lắm mới kéo được Lục Ý ra, đưa nàng về.
48.
Lục Ý phát sốt, chúng ta ngày đêm chăm sóc cho nàng.
Ba ngày sau, nàng tỉnh lại, câu đầu tiên nàng nói là: “Ta không nói dối, đó là thêu phẩm của ta…”
Hồng Lăng nghe vậy rơi nước mắt, nàng nắm tay Lục Ý: “Hài tử ngoan, ta biết, là do muội thêu…”
Lục Ý ngẩn ngẩn ngơ ngơ quay sang nhìn, nước mắt thấm ướt gối.
49.
Tên nha dịch kia bình thường quen thói ức hiếp người khác, nữ nhi của ông ta cũng vậy, ác danh truyền khắp làng trên xóm dưới, mọi người sao lại không biết kĩ năng thêu của nàng ta đến đâu.
Đám người xem náo nhiệt đó sao lại không biết là Lục Ý bị oan.
Nhưng biết thì sao? Bọn họ cũng chỉ muốn xem một hồi kịch vui, cho nên dù là thanh danh của Lục Ý, hay kể cả mạng của Lục Ý, cũng chẳng quan trọng…
Chỉ vì, chúng ta là nữ tử thanh lâu.
Chúng ta trời sinh là hồ ly tinh quyến rũ người khác, được định sẵn ở tầng lớp hạ lưu, không xứng được bênh vực…
Nhưng mà, chúng ta có sự lựa chọn sao…?
Bình luận facebook