• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full [Vụ án có thật] Những ngày cuối tháng 4 (1 Viewer)

Chương 7. MÀN KỊCH CỦA THẦN KRISHNA (P2)

Xe của Phi chở Minh, Tiệp và Vân ra khỏi hẻm chừng năm mười phút. Tôi bắt đầu lững thững bước ra khỏi hẻm. Đi về phía khu Now Zone, phải băng qua một đoạn đường tối, thiếu ánh đèn, không quá khó thấy bóng người phía trước. Dưới bóng tối mờ nhạt, tôi nhận ra cặp mắt lấp lánh sau chiếc kính lỗi thời. Vị giáo sư mái tóc hoa râm đứng trước mặt tôi.

- Anh quả là người thông minh đã hiểu ra thông điệp mà tôi dành cho anh.

- Khi thấy vị trí treo tranh ở ba bức tường riêng biệt mà không tập trung ở một bức tường là tôi hiểu ý ông muốn nói: ông đã bắt đầu theo dõ tôi. Như ba bức tranh nhìn về giữa nhà, nơi chúng tôi sẽ đứng ở đó. Như những tên thẩm phán bắt đầu tra hỏi tội phạm.

- Để tôi xem anh nào, anh thông minh và kín kẽ, bề ngoài dưới thân xác một kẻ tầm thường, đôi lúc ngờ nghệch, bông lơn, trẻ con. Với nhiều kẻ, anh là kẻ tầm thường ưa nói dóc, với một số người anh thật sự uyên bác, với số ít người anh mang lại sự kính trọng, và phần lớn nhiều người khác thích coi thường anh vì chúng đánh giá anh qua hành động mà chúng không hiểu. Anh thông minh đến mức anh không để lộ một tài năng nào rõ rệt, chỉ có kẻ càng quen biết lâu mới hiểu được anh. Anh phức tạp hơn tôi tưởng.

- Để tôi nói về ông, ông là một giáo sư đa ngành, kiến thức uyên bác nhưng hầu như vô danh ở trường đại học bởi những bài giảng dở ẹc một cách cố ý. Ông vờ đãng trí và sinh viên coi thường, đồng nghiệp không để tâm và xem ông không phải tai họa ảnh hưởng đến sự cạnh tranh quyền lực trên giảng đường.

- Nhưng anh biết về tôi ít hơn tôi biết về anh. Anh có cần tôi nói ra thêm không?

- Tôi nghĩ không cần, tôi chỉ hỏi một điều cần hỏi, kẻ thứ ba trong vụ này là ai? Hay hắn cần được nuôi dưỡng và xuất hiện vào màn cuối vở kịch?

- Ha ha... Cậu trai trẻ thông minh lắm, nói ta biết tại sao cậu biết?

- Ông tự nhận mình là thần Vishnu, thì chắc chắn vị thần hủy diệt Shiva được trân trọng dành cho Trần Mạnh Khoa. Trong ba vị thần, còn thiếu vắng kẻ xây dựng, thần tạo hóa, tái tạo Brahma.

- Ha ha... Ta không nghĩ anh lại hỏi điều đó. Này, ban đầu ta vẫn chưa tìm ra được kẻ thích hợp cho vai diễn của Brahma. Nhưng sau đêm vừa qua, ta biết, và ta chọn anh vào màn vũ kịch tuyệt vời này. Anh chính là thần Brahma trong vở kịch của ta. Hỏi thế được rồi, chào chàng trai trẻ. Ta rất hào hứng xem anh diễn trên vở kịch của ta, sân khấu này do ta làm chủ. Và anh phải tuân theo.

Chiếc lưng còm của lão tiến qua khỏi ánh sáng Now Zone và mất dần về phía vòng xoay.

***

Một con người đặc biệt, tôi thầm nghĩ về tay giáo sư già. Bên kia đường, chiếc xe nhấp nháy đèn xi nhan rồi queo trái sang chỗ tôi đứng, chiếc dream Thái tuy cũ kỹ nhưng xem chừng được chăm sóc cẩn thận. Người và xe dừng trước chỗ tôi đứng, đẩy nhẹ cái nón bảo hiểm lên, chú Sáu Liêm ngắn gọn:

- Lên xe.

Trên đường chú chạy về hướng quận nhất, rẽ nhanh qua đường Hai Bà Trưng và nhanh chóng hướng về khu Lăng Ông Bà Chiểu. Căn hộ chú Sáu Liêm nhỏ nhắn khiêm tốn trong hẻm tối, một khu xóm lao động của những người còn bận chờ đổi đời ở thế hệ kế tiếp, một quan điểm của người Á Châu, cha mẹ sẽ hi sinh cơ hội xóa dốt của mình để đổi bằng thời gian lao động chân tay với hi vọng con cái họ đổi đời, đổi đời đơn giản trong đầu họ, lao động trí óc, sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, ngồi phòng máy lạnh mặc đồ công sở, nghĩa là đổi đời. Bước qua cửa chính là loại cửa kéo bằng sắt rất phổ biến ở Saigon những năm chín mươi, chú Sáu tư lự, hít một hơi thật sâu, nói "Anh trai ra ở phòng cuối trong kia, ta phải làm vậy để an toàn nhất cho mấy đứa, đi theo ta". Cửa phòng mở, mùi khói thuốc là xộc vào mũi tôi, ánh đèn sáng lên, người đánh cờ già nua trước cổng bệnh viện đang rít một hơi thuốc với khuôn mặt đắc ý nhìn em trai của mình.

- Sao Liêm? Mày vẫn còn hứng thú nhốt thằng anh của mày ở đây như cách mày đã làm với cha của mình sao?

- Ấy nào, anh em chúng ta hiểu tính nhau, anh không cần những đòn tâm lý đó, nó vô tác dụng với em.

- Vậy mà không, mắt mày thay đổi và biểu lộ cảm xúc ngay khi tao nhắc về nhà. Tao biết, một nỗi ăn năn trào dâng trên khóe mắt của mày, rất nhanh, mày lấy cân bằng lại. Tao thấy bên trong mày nỗi khắc khoải, mày mong chờ một điều gì đó mà mãi mãi vẫn không có được. Hà hà... có phải...mày đang chờ... - rồi giọng lão rít lên như rắn - cái xác của cha nhìn mày mà nói "Cha tha lỗi cho con". Ha ha... Mày xem mày kìa, thằng sướt mướt già đầu, mẹ kiếp, mày nghĩ mày thắng được tao sao. Còn thằng nhãi nhép cao nhồng này, để tao xem mày thế nào...

- Không cần, - tôi nhìn thẳng măt lão - Tôi thì thấy ông đang mất kiểm soát nặng nề, từ vết dép trên tường, vết long của cửa phòng, hẳn ông đã đá rất nhiều vào nó, đúng không? Một nơi tuyệt vời giam giữ một kẻ ham suy nghĩ như ông, nhưng xem ra chú Sáu đã quá nhân hậu với ông. Ông tin tôi đi, sau đêm nay, ông sẽ được ở một căn phòng khác, không có màu sắc gì ngoại trừ màu trắng dã của tường, không kệ sách, không trang trí và sự im lặng của trang giấy trắng. Tôi biết ông sợ hãi điều đó, nó hiện lên trên nếp nhăn trên đầu, xem nào, trán ông, ở trạng thái bình thường đã năm, sáu, bảy... à há, mười một nếp gấp, coi kìa, từ thái dương đến đỉnh đầu tóc ông thưa hơn, quăn hơn và nhiều xơ xác hơn. Ông biết tôi thấy gì không? Một sự đau khổ đến kiệt quệ, một kẻ ngày đêm ôm lấy đầu, khuôn mặt nhăn nheo vì sợ hãi, ông không ít lần bức tóc của mình để đổi lấy một vài sự đau đớn thể xác nhằm lấn át cái đau của tinh thần. Ôi kìa, ông lại xúc động, đừng mãnh liệt, với độ tuổi ngoài bảy mươi như ông mà sử dụng vũ lực với tôi là điều không khôn ngoan.

- Tao thì thấy về mày, xem nào...

- Ông không thấy nhiều về tôi đúng tôi, ông mong chờ một đôi mắt sợ sệt trên cơ thể ốm yếu của tôi. Ông muốn thấy dữ kiện của một kẻ bị gia đình ruồng rẫy mà trông tôi vẫn tràn đầy hạnh phúc của tình gia đình, ông thấy toàn mâu thuẫn và hơn hết không có một nỗi buồn sâu kín nào để ông tấn công vào.

- Mày nói khá tốt về tao và tao cũng biết rằng mày đã chuẩn bị trước cho cuộc gặp mặt này. Nhưng dẫu sao mày cũng không nhiều tình cảm với mẹ mày, ngắn gọn, mày muốn biết gì, chàng trai trẻ.

- Tôi muốn biết về kẻ mà ông tôn thờ nhất.

- Mày nghĩ mày có thể chống lại giáo sư Lâm à, Mày...

- Cảm ơn ông, tên lão ta là Lâm. Ông lại kích động, đó là điều không khôn ngoan lúc này. Lão ta cho ông những gì mà khiến một người lớn tuổi hơn lão và thông minh không kém lão lại phục tùng lão? Ông không nói sao? Để tôi nói. Lão ta cho ông cái ông đang cần, và hơn hết, lão cứu vớt đời ông. Trên đời này, chỉ có kẻ cứu vớt đời kẻ khác mới được tôn thờ như vậy. Ông sẽ được ban cho cái gì thì cứu vớt đời ông? Tôi đoán nhé, nỗi chán chường khi tôi bước vào phòng này cho thấy cái ông sợ hãi, ha ha, đúng rồi, xem mặt ông kìa, nỗi chán chường. Một kẻ thông minh như ông sợ hãi nhất là nhìn thấy đầu óc của mình tiêu hao theo năm tháng, những nơ-ron thần kinh mất dần với tuổi tác,thời gian tát lên trí tuệ ông những sự khổ tâm đau đớn của kẻ biết mình có tàimà không được trọng dụng. Lão giáo sư đã cho ông một công việc và hơn nữa...

- Mày là con quỷ, con quỷ từ địa ngục trồi lên trên đôi mắt lồi của mày!

- Đừng nóng giận, kẻ thích tôn thờ kẻ khác thì chỉ có bị ám ảnh về đức tin. Ông yêu mến một sự hứa hẹn về một sự giải thoát như thể ông là môn đồ của Chúa Jesu đang nghe rao giảng về sự diệt vong và cảm giác mình đang mang sứ mệnh cứu chuộc loài người.

- Đúng! Tao cần rửa sạch tội lỗi bao gồm cả tên quái thai như mày.

- À, lại cảm ơn ông cho tôi một thông tin quan trọng, lão giáo sư Lâm có một kế hoạch sâu xa về con người. Còn gì nữa? Sao ông im lặng? Ôi thôi, sự im lặng của ông làm tôi tan nát cõi lòng, ông biết không? Ông sợ mình phản bội lại chúa tể của mình sao?

Lão ta nhìn tôi và chú Sáu với đôi mắt rực lửa, lão nhe hàm răng trắng hếu ra với khuôn mặt biến dạng. Tôi hét lớn.

- Chú Sáu, phụ cháu một tay!

Không kịp nữa, lão tự cắn đứt lưỡi mình.

***

Nhìn thấy nỗi ưu tư của chú Sáu Liêm khi đưa anh mình ra băng ca cấp cứu, tôi lại cảm thấy có lỗi. Chú Sáu hiểu việc đó, vỗ vai tôi trấn an, "Không sao cả, vì không ai biết anh của ta sẽ làm vậy, cháu chờ ở đây, ta đưa ổng đến bệnh viện rồi về ngay, Phi cũng sắp sang tới rồi".

Đi loanh hoanh nhà chú Sáu không bao lâu thì có tiếng chuông, tôi mở cửa với dáng Phi tươi cười.

- Tôi có biết chuyện của anh chú Sáu. Ban nãy chú Sáu đã gọi điện cho tôi, anh đừng dằn vặt mình.

- Phi, anh biết không, tôi đôi lúc có nhiều nỗi khổ tâm hơn chính những gì mình trải qua. Tôi không kiểm soát được sự kích thích trí óc của mình, tôi lao vào nó như một điều không thể tránh, tôi không biết quan tâm đến cảm giác người xung quanh miễn nó thỏa mãn trí óc của mình.

- Tôi biết anh luôn muốn né tránh trí thông minh của mình. Anh cố tạo vẻ ngoài nghờ nghệch đôi khi đáng cười để che dấu...

- Không phải Phi à. Không ai có thể đóng kịch hằng ngày dù đó có là diễn viên xuất sắc. Tôi chỉ có thể làm là không để đầu óc của mình hoạt động quá nhiều, khi đầu óc tôi không hoạt đầu nhiều, thì tôi như bao con người khác, ngớ ngẩn, trí nhớ lệch lạc, lời nói bôi trơn, nhận định kém cỏi,và hay nói bừa bãi. Không một ai có thể làm kẻ thông minh suốt ngày, không kẻ nào nhìn đâu cũng ra hàng loạt dữ kiện để suy luận và phán đoán. Nếu khôn khéo, chúng cần biết giữ gìn năng lượng để dùng đúng lúc, đúng nơi. Và tôi thường không dùng trí óc của mình vào việc vô bổ như nhìn ngắm người này phán xét người kia một cách thường xuyên. Nói thì nói như vậy, một khi tôi điên cuồng suy nghĩ thì không khéo lại làm tổn hại đến người khác.

- Thôi, anh buồn làm tôi cũng không vui, hãy xem tôi có tin gì cho anh?

- Tôi đoán là tin không vui cho lắm từ đôi mắt của anh.

- Có lẽ lần sau tôi nên đeo kính râm.

- Anh là người trung thực hiếm có, đôi mắt anh không thể dối lừa ai. Nói cho tôi biết điều gì xảy ra trong trại giam?

- Khi tôi hỏi và khai thác chúng về lão giáo sư...

- Chúng cắn lưỡi tự tử đúng không? Như anh chú Sáu Liêm.

- Đúng vậy.

- Tôn giáo chở che tâm hồn con người lớn đến mức con người sẽ phục tùng nó một cách vô điều kiện. Khi cần, những niềm tin cuồng tín sẽ tự hủy hoại cả bản thân mình với hi vọng được hiến mình cho lý tưởng. Điều đó không khác gì với tôi và anh đang tận hiến mình cho lý tưởng của mình.

- Nhưng trước khi ba tay bảo vệ đó tự cắn lưỡi, tôi cũng biết được vài thông tin của ông giáo sư.

- Tôi hi vọng nó không trùng với những gì tôi đang có. Anh ngồi xuống đây, thoải mái kể tôi nghe nào.

- Tay giáo sư có một gia đình nhỏ.

- Cái này tôi đã biết, khi nhìn thấy chiếc nhẫn trên tay trái của lão.

- Anh đã gặp ông ta?

- Chuyện dài dòng lắm, tôi sẽ kể anh nghe, anh cứ tiếp.

- Ông ta không có con cái và dạy môn tâm lý học ở trường Nhân Văn.

- Đây là thông tin đắt giá. Làm cách nào anh moi được tin từ ba tay bảo vệ... à à, tôi hiểu, chúng quá đần độn để biết rằng mình để lộ thông tin. Vậy cuối cùng điều gì khiến chúng biết là chúng để lộ tin về người mà chúng kính yêu để phải cắn lưỡi thế kia?

- Và đó là thông tin đắt giá nhất đêm nay: tên họ của lão giáo sư.

- Ôi trời... Cái đó tôi đã biết. Anh khá hơn tôi ở cái họ. Xùy xùy, vậy mà làm thấy ghê.

- Ha ha... anh thật trẻ con lắm.

- Nhưng không sao, anh biết không, những kẻ tự cho mình thông minh thì chúng lo đối đầu với những đối thủ xứng tầm và bỏ quên những gì nhỏ nhặt. Như tay họa sĩ khi xem tranh chúng vẫn thói quen khó bỏ từ khi chúng học vẽ là phân tích bố cục, nhìn về màu sắc, soi vào kỹ thuật. Hiển nhiên, chúng sẽ bỏ bớt vài thứ, và lần này, vị giáo sư khả kính kia đã bỏ qua ba nhân tố mới. À há, mới nhắc Tào Tháo. Phi, anh mở cửa dùm tôi đón ba minh tinh màn bạc của đêm nay.

Minh, Tiệp và Vân hào hứng bước vào vừa đi vừa sôi nổi bàn tán. Tiệp nhìn tôi chắc lưỡi "Nhà gì khó kiếm dễ sợ". Tôi liếc nhìn đồng hồ đã mười một giờ hơn, tôi cần về nhà nghỉ ngơi nên nhanh chóng lấy thông tin.

- Thôi nào, đầu tiên là Minh, nhà lão giáo sư ở đâu? - Tôi hỏi.

- Khu cư xá Đô Thành quận ba, nằm đối diện trường Bàn Cờ.

- Rất tốt, cảm ơn em, em có chú ý gì về xung quanh ngôi nhà?

- Gần đó có hai tiệp văn phòng phẩm, một quán ăn nhỏ...Hết rồi.

- Ôi, Minh ơi, anh rất buồn về sự sơ suất của em. Em không để ý khu vực đó vắng người ngay cả vào thời điểm đông người nhất, hơn hết, em không nhận ra được bản quảng cáo dạy vẽ ôn thi vào Đại học Kiến Trúc và Mỹ Thuật của lão à? Ba đứa không cần giật mình. Tới Vân, em có theo lời anh lấy mẩu sơn trên cửa và dấu vân tay trên nắm cửa không? Tốt, nhiệm vụ của em là phân tích cho anh thành phần sơn và lưu dấu vân tay vào máy tính cho anh, nếu có quá nhiều dấu vân tay thì em nhờ Minh, một chuyên gia công nghệ giúp em táchnó ra. Sau cùng, Tiệp, em là người tuyệt vời của đêm nay. Lão ta khi về đã gặp ai?

- Sao anh biết?

- Không nhiều thời gian, em cứ trả lời, có phải một tay đàn ông, tầm trung, mặc veston sang trọng, dáng vẻ bề uy và trên đôi mắt thoáng chút tự ti?

- Đúng vậy!

- Em biết nhiệm vụ khi em có ống nhòm từ Phi là để làm gì không?

- Nhìn khẩu hình của miệng đoán lời thoại.

- Rất thông minh, cái anh cần nhất đêm nay là mẩu đối thoại đó.

- Rất ngắn gọn anh ơi, lão giáo sư hỏi "Khoa đã về đến dưới chưa?" "Rồi thưa thầy" "Thủ tiêu ngay bọn chúng nếu cần, chúng không đủ thông minh để giữ kín chuyện" "Dạ vâng, thưa giáo sư" "Tốt, anh đi về, tối mai giải quyết chúng và những vật anh đang giữ, ngày mốt đưa cho tôi".

- Haha... Tiệp ơi, em là thiên tài của đêm nay.Toàn bộ đã phơi ra ánh sáng, dù đôi chỗ còn hơi tăm tối. Phi, sao anh nhìn tôi kỳ lạ vậy?

- Anh không giải thích là không bước ra khỏi cửa này đâu - Vân vờ nghiêm giọng.

- Không, anh cần về nghỉ ngơi, anh sẽ giải thích vào trưa mai.

- Không được, - Tiệp chặn tôi lại -, sao anh biết lão ta sẽ gặp người đàn ông kia?

- Nếu em giao việc cho một kẻ vào buổi chiều thì em sẽ phải tìm hắn vào buổi tối, nhất là khi lão ta gặp anh, hẳn có nhiều kế hoạch mà lão cần thay đổi, hì, em đừng ngạc nhiên hỏi anh là lão gặp anh khi nào. Người đàn ông mà ba đứa em gặp chính là kẻ đã dọn nhà cho Trần Mạnh Khoa chiều nay. Phi. Ngày mai, chính xác là tối mai, chúng ta sẽ dồn sức đánh một trận lớn để tuần sau nghỉ lễ luôn. Tôi quá mệt mỏi với những bọn nhiều hoang tưởng này rồi.

[còn nữa]
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom