Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ván bài lật ngửa - Phần II - Chương 10
P2 - Chương 10
Cuối tháng ba. Tình hình có vẻ như đang phát triển đến giai đoạn chót: dồn dập, gay gắt.
Mặt trận Toàn lực quốc gia “tối hậu thư” cho Thủ tướng, kì hạn trong vòng năm ngày phải cải tổ Chính phủ theo cương lĩnh của Mặt trận, bằng không máu sẽ đổ.
Nói cho đúng, dư luận chỉ biết được bức “tối hậu thư” qua thông cáo của ông Diệm. Điều đó có nghĩa là Mặt trận chỉ muốn dọa gà. Nhưng Ngô Đình Diệm hành động không theo thuyết may rủi. Ông nhận thức được rằng mọi mặt đã chín muồi để cho ông có thể mạnh tay. Cho nên, ông phơi bày công khai những gì các giáo phái đang thậm thò thậm thụt. Thông cáo của Chính phủ khá rõ. Trước hết, hãy thống nhất các lực lượng vũ trang vào Quân đội quốc gia, nhiên hậu mới bàn được các vấn đề chính trị. Mà đã gọi là thống nhất các lực lượng vũ trang vào Quân đội quốc gia thì không thể còn quy chế riêng cho bất kì phe nhóm nào.
Tất cả các khả năng đàm phán đều bị bít kín. Ngày 28-3, tướng Paul Ely gặp Ngô Đình Diệm. Tin tức về cuộc gặp gỡ thật mâu thuẫn. Báo Việt chỉ đưa những điều Diệm nói: Pháp nên giữ thái độ trung lập, lo triệt thoái cho sớm khỏi Nam Việt nếu còn muốn lưu lại đây một chút ân tình. Báo Pháp – thật sự, có mỗi tờ Journal d’Exttrême Orient(1) – lại giới thiệu rộng rãi quan điểm của tướng Ely; nên hòa giải, tránh xung đột, xung đột chỉ có lợi cho Cộng sản. Ông ta hứa sẽ dàn xếp và tin là dàn xếp được.
(1) Viễn đông nhật báo
Không ai biết rõ tướng Ely đã làm gì để hòa giải. Nhưng ngày hôm sau – ngày 29-3 – Tổng trưởng Quốc phòng Hồ Thông Minh nạp đơn từ chức. Thủ tướng tiếp nhận một cách ung dung: Thủ tướng kiêm nhiệm Tổng trưởng Quốc phòng.
Và, đêm hôm đó, Công an xung phong bất thần đánh vào trụ sở Cảnh sát Đô thành, bộ Tổng tham mưu – đóng trên đường Trần Hưng Đạo, gần đình Tân Kiểng. Năm quả pháo 75 li rơi vào Dinh Độc Lập – hình như pháo đặt ở Thủ Thiêm. Dinh Độc Lập mới sửa sang xong, gia đình họ Ngô vừa dời đến.
Súng nổ một chập rồi im. Thông cáo của Bình Xuyên khoe chiến công. Thông cáo của Bộ Thông tin chỉ nhận thiệt hại. Mặc dù đúng ra, cả đôi bên đều có người chết và Công an xung phong chết nhiều hơn. Một lần nữa, Bình Xuyên tự đút đầu vào dây thòng lọng. Họ không lường được tai họa của thói huênh hoang.
Ngày 30-3, bốn thành viên Chính phủ từ chức: Trần Văn Soái, tự Năm Lửa, Quốc vụ khanh, Ủy viên Quốc phòng; Lương Trọng Tường, Tổng trưởng Kinh tế; Nguyễn Công Hầu, Tổng trưởng Canh nông; Huỳnh Văn Nhiệm, Bộ truởng Nội vụ. Bốn người đều thuộc giáo phái Hòa Hảo.
Ngô Đình Diệm chấp nhận như đã mỏi lòng chờ đợi: Tổng trưởng Cải cách Nguyễn Đức Thuận kiêm chỗ của Hầu, Tổng trưởng Tài chính Trần Hữu Phương kiêm chỗ của Tường, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Trần Trung Dung kiêm chỗ của Năm Lửa và Tổng trưởng Tư pháp Bùi Văn Thinh kiêm chỗ của Nhiệm. Ổn thỏa cả!
*
Đại tá Lại Văn Sang chuyển văn phòng Tổng nha về bên kia cầu chữ Y từ khi tình hình căng thẳng. Trong các thủ lĩnh Bình Xuyên, Sang nổi tiếng nóng tính nhưng lại là con người biết lo xa. Ông ta nhìn thời cuộc không giống em ông và các quân sư. Nói chung, ông ta không thích bọn quân sư – nói mồm nhiều. Ông ta cũng đặt thiếu tướng Lê Văn Viễn trong một cái khung hiện thực hơn là sự đồn đại. Với Pháp, ông ta bắt đầu lung lay niềm tin. Giả sử toàn bộ lực lượng của Pháp còn tại miền Nam mà cử sự một lượt, thế ăn thua chưa dám đoán chắc, huống gì Pháp một mực án binh bất động. Vụ lính Sénégalais thử nổ súng ở Ngã Bảy mang đến một hậu quả cực kì xấu: Bộ tổng tư lệnh Pháp di tản hết lữ đoàn đó ra Ô Cấp. Paul Ely là tướng, đúng vậy, song có vẻ ông bị trói chân trói tay, và hành động của ông mang hơi hướng chánh khách hơn là sĩ quan.
Từ sau bữa nhậu ở quán Théophile, De Chauvine biến mất, Sang nhắn nhe thế nào cũng không gặp được.
Cuộc nổ súng đêm 29-3 gần như là quyết định của Bảy Viễn. Sang không tán thành. Ông cho rằng đã đánh thì đánh luôn, chớ “thọc lét” kiểu này chỉ lãnh phần thua. Bảy Viễn lập luận khác – dựa theo các quân sư: tạo sức ép.
Tin đáng buồn: Bót Central lủng vài chỗ ở vòng rào, Tổng tham mưu sập nhà để xe, Dinh Độc Lập thì không trầy da đất.
Giữa lúc Hồ Hữu Tường họp báo khoe khoang chiến công, Sang lầm lì với chai rượu mạnh và chiếc radio đang tường thuật lễ quy thuận của tướng Nguyễn Thành Phương, Lê Văn Tất – gồm bốn mươi hai người – tại Dinh Độc Lập. Phương cho biết, nhân danh Đức Hộ pháp, toàn bộ lực lượng Cao Đài từ nay đặt dưới quyền sử dụng của Thủ tướng, chủ đòi một đặc ân: Xin Thủ tướng thương tình tha thứ cho những điều sai quấy trong quá khứ.
Rốp! Chiếc máy thu thanh bán dẫn bị Sang ném vào tường.
- Thằng chó đẻ!
Chiếc máy vẫn chưa chịu dừng tiếng:
“Quý vị thính giả! Hiện diện trong buổi lễ có đại sứ Mỹ Collins, Cao ủy Pháp Paul Ely, các đại sứ các nước thân hữu và đông đảo kí giả trong và ngoài nước…”
Sang rống lên như một con thú dữ:
- Đồ khốn nạn!
Ông ta đạp chiếc máy thu thanh đến khi nó chỉ còn những mảnh vụn.
Tiếng động ở phòng của Sang xô cùng một lúc hai người vào: Ly Kai và Tiểu Phụng.
- Thưa đại tá! – Ly Kai kêu lên thảng thốt.
- Mầy! – Sang quắc mắt ngó Ly Kai. Rồi ông ta nhìn nhanh. Khẩu Colt 12 đặt ở góc bàn.
Ly Kai ba hồn chín vía ù té chạy khỏi phòng. Tiểu Phụng gỡ tay Sang – ông ta nắm khẩu súng rồi.
- Đại tá! Bình tĩnh lại...
Sang buông súng, ngồi phịch xuống ghế thở dốc.
- Đừng đụng đến tôi! – Sang gạt phắt tay Tiểu Phụng – Các người hại tôi...
Tiểu Phụng kéo ghế, ngồi cạnh Sang.
- Tình thế chưa phải đã tuyệt vọng. Đại tá là người có trách nhiệm nặng nề, hễ mất bình tĩnh thì sẽ ảnh hưởng đến binh sĩ.
Giọng Tiểu Phụng điềm đạm, thậm chí hơi nghiêm khắc. Nó hoàn toàn trái ngược với trang phục của cô: chiếc áo hở cổ, jupe cao.
- Tụi Deuxieme Bureau(2) xỏ lá! – Sang rít qua kẽ răng.
(2) Phòng Nhì.
- Đại tá nguyền rủa Phòng Nhì chẳng lợi ích chi. Đại tá toan hành hung với Ly Kai càng thất sách. Ông Diệm sẽ rất vui mừng khi biết tin đại tá không sửa soạn đánh mà ngồi rên rỉ…
Tiểu Phụng trách móc Sang một hồi. Ông ta như lấy dần lại tinh thần.
- Theo cô, tôi nên làm gì?
Sang nhổi thuốc vào tẩu.
- Tôi không đủ sức trả lời câu hỏi của đại tá. Nhưng tôi biết một người có thể giúp ích cho đại tá.
- Ai? De Chauvine?
Tiểu Phụng cười lạt:
- Chính đại tá vừa nguyền rủa Phòng Nhì kia mà!
- Vậy thì ai? – Sang sốt ruột.
- Đại tá có cách gì liên lạc với kĩ sư Luân không? - Tiểu Phụng trả lời gián tiếp.
- Kĩ sư Luân? Tôi có số điện thoại của ông ta, song không thể trao đổi bằng điện thoại được… À! – Sang vỗ đùi – Có thể được… Cò mi Ngọc! Cám ơn cô.
Sang đứng lên, nhanh nhẹn.
Tiểu Phụng vẫn ngồi yên chỗ cũ. Phòng làm việc chỉ còn mỗi mình cô.
Tiểu Phụng ngồi tựa má vào thành ghế, đăm chiêu. Bên ngoài cửa sổ thoáng bóng Ly Kai.
- Đại tá đâu rồi. – Gã thò đầu qua cửa sổ, toan lủi đi. Tiểu Phụng gọi giật:
- Đừng sợ. Đại tá hết nóng rồi. Cứ đứng đó.
Sang hối hả bước vào phòng.
- Bậy quá, trễ một chút!
Ông ta chưa nói hết thì kịp trông theo ngón tay của Tiểu Phụng.
- À! Xì thẩu... Đừng giận, nghen!
Sang cười bả lả;
- Đại Thế Giới đóng cửa luôn, phải không?
- Đóng cửa luôn… - Ly Kai vẫn chưa bớt sợ, vừa trả lời, vừa thủ thế.
- Xì thẩu thấy mở sòng bài dưới Nhà Bè được không?
- Coi mòi khó… Tôi đi xuống đó một chuyến, hễ được thì trình với đại tá.
- Ừ… Xì thẩu cứ đi. Ráng kiếm đồng ra đồng vô cho anh em…
Ly Kai mừng húm, vài phút sau đã lên xe.
- Đại tá vừa nói cái gì? – Tiểu Phụng hỏi.
- Mật vụ bắt cò mi Ngọc rồi!
- Vậy tôi phải giúp đại tá mới được! - Tiểu Phụng vụt đứng lên. Mở ví soi lại mái tóc. Nhưng không hiểu nghĩ sao, cô xếp ví, bước thẳng.
*
Đèn đường đã lên. Xe Luân từ Đại lộ Hồng Thập Tự vừa quẹo vào đường Michel thì gặp Tiểu Phụng. Cô vẫy tay ra hiệu. Luân bảo Lục dừng xe, Thạch xuống trước, tay mân mê báng súng.
- Tôi có thể nói chuyện riêng với ông kĩ sư được không? – Tiểu Phụng giả như không thấy vẻ nghi ngờ của Thạch, hỏi Luân.
Đôi mắt van nài của cô gái buộc Luân phải cùng đi sóng đôi với cô. Hai người thả bộ bên lề, Thạch giữ một khoảng cách với họ.
- Ông kĩ sư khinh em lắm phải không?
Luân lắc đầu.
- Ông kĩ sư biết em là ai không?
Luân vẫn lắc đầu.
- Em là nhân viên Phòng nhì Pháp!
- Cô nói điều đó với tôi để làm gì?
- Ông không ngại những người con gái trong ngành tình báo sao?
- Còn tùy tình báo của nước nào và còn tùy người con gái ấy là ai…
Tiểu Phụng bỗng cầm tay Luân. Trong một thoáng, Luân đoán là cô gái sắp tung ra một đòn cân não – thuộc loại gì, Luân chưa rõ.
- Tôi báo cho ông một tin…
- Khoan! – Luân nói khẽ vào tai Tiểu Phụng. Hai người đang lọt vào bóng một cây. Luân choàng tay qua lưng Tiểu Phụng.
- Cô cho phép tôi!
Cái siết vừa phải của Luân được Tiểu Phụng hưởng ứng buông thả. Cô áp sát người anh, nhắm nghiền mắt, hé môi chờ đón.
- Anh vệ sĩ kia… - Luân bảo nhỏ - Nào, tin gì mà cô cần cho tôi biết?
Luân, vẫn giữ tay trên vai trần của Tiểu Phụng, bước ra khỏi vùng tối. Bây giờ, chính Tiểu Phụng hổn hển:
- Bạn thân của ông vừa bị mật vụ bắt… Ông Cò mi Ngọc!
Luân chấn động tâm thần. Điều mà anh hết sức lo lắng, đã xảy ra. Anh dự đoán trước – sự xúc động của anh được Tiểu Phụng hiểu theo nghĩa khác.
- Tôi cũng vừa được thông báo tin đó!
Luân nói bằng một giọng rầu rầu.
Đến lượt Tiểu Phụng kinh ngạc.
- Vậy sao? Ai báo cho ông?
- Tất nhiên là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu.
- Tôi đã tính lầm! – Tiểu Phụng kêu như cô rên rỉ - Tôi định làm ơn với ông, mà lại… trễ tàu!
Tiểu Phụng nói hai tiếng “trễ tàu” với vẻ ngậm ngùi.
- Dẫu sao tôi cũng cám ơn lòng tốt của cô. Ngọc và tôi là bạn thân… - Luân siết vai Tiểu Phụng.
- Chỉ là bạn thân thôi?
- Chúng tôi cùng chiến đấu chung trong bưng biền…
- Ông không lo ngại cho bản thân khi ông Ngọc bị bắt?
- Cái đáng lo ngại là sinh mạng của anh ấy!
- Ta cho qua chuyện ông Ngọc… Bây giờ, đại tá Lại Văn Sang muốn gặp ông, rất khẩn cấp… - Tiểu Phụng thăm dò mắt Luân.
Luân rời xa Tiểu Phụng một chút.
- Hẳn là Bình Xuyên đang thấy mình rơi vào bước đường cùng. Tôi nghĩ là tôi không thể giúp ích gì cho đại tá.
- Trái lại, rất có ích… Tại sao các ông không hợp đồng với Bình Xuyên? Theo những cái tôi biết, các ông còn để lại nhiều lực lượng ở Đồng Tháp Mười, rừng U Minh, Dương Minh Châu, chiến khu Đ…
- Ai mà xướng xuất việc đánh nhau trong thời điểm nầy, người đó sẽ thất bại!
- Nhưng, cơ hội… Các ông bỏ qua cơ hội sao?
Luân cười:
- Cô có vẻ đi quá phận sự của một nhân viên Phòng nhì Pháp! Người Pháp không thích sự hợp đồng mà cô đã nêu lên.
- Làm việc nầy, tôi không lấy tư cách Phòng Nhì.
- Vậy, cô lấy tư cách gì?
Tiểu Phụng đứng lại, đối mặt với Luân, dưới cột đèn đường:
- Ông Luân! – Giọng cô nghiêm trang và qua đôi mắt cô, Luân tin chắc rằng cô sắp nói những lời chân thật – Tôi là một phụ nữ Việt Hoa. Tôi đi vào cơ quan Phòng Nhì không vì chí hướng. Một cái sẩy chân, và, với người con gái một cái sẩy chân đủ trở thành món nợ mà người đó phải trả suốt đời. Chuyện rất dài, nhưng ông không cần phải mất thì giờ. Tuy chuyện rất dài, nó vẫn có thể diễn đạt thật ngắn. Phòng Nhì dùng tôi, đúng hơn, dùng thân thể tôi, lôi kéo tướng Viễn. Còn vì sao tôi chịu làm nô lệ cho Phòng Nhì thì… phải bắt đầu cắt nghĩa từ một nguyên nhân sâu xa hơn: vì tôi thích tiền, thích son phấn và quần áo… Ông Luân! Tôi gặp ông lần đầu tại nhà đại tá. Tôi hát có phần nào cho ông, nhưng không tự lòng tôi. Tôi chứng kiến ông bắn súng. Thật thà mà nói, tôi không phục ông bắn súng. Có thể còn có người bắn giỏi hơn ông và tôi không thích súng. Cuộc đời tôi tan nát gắn liền với tiếng súng. Song tôi phục những lời ông nói trước khi bắn – trong vô số những người thượng lưu của xã hội mà tôi biết không ai có cái đầu như ông… Từ đó, tôi mến ông! Giá mà tôi có thể hát tặng riêng ông! Tôi từng băn khoăn như vậy…
Dù dưới ánh đèn sáng, Tiểu Phụng vẫn áp sát vào Luân, tay cô mân mê cổ áo anh.
- Ông đừng cười. Có lẽ tôi hơi ngông cuồng. Tuy vậy, tôi chưa bao giờ lôi hi vọng tôi lôi cuốn ông. Cấp trên của tôi có lần đặt ra việc đó, và ông biết cái gì chứa đựng trong sự lôi cuốn ấy – tôi từ chối thẳng. Rồi, tôi gặp ông ở Tổng hành dinh. Ông và đại tá, ông Tài bàn cái gì, tôi nghe cả. Tôi bắt đầu cảm thấy ông tính toán không đúng: Tại sao ông cứ nhất định can họ đánh nhau. Chẳng lẽ họ đánh nhau là gây thiệt hại cho các ông?
- Cô không thể hiểu được chúng tôi! – Luân kêu lên – Nghề tình báo của cô đã nhồi cho cô một lối tính toán độc ác… Không! Chúng tôi trước sau vẫn muốn tránh chết chóc. Kiểu thủ lợi đó xa lạ với lí tưởng của chúng tôi.
- Ông Luân! – Tiểu Phụng nằn nì – Các ông không mất gì cả mà… Ông cứ hứa với đại tá Sang là ông sẽ phối hợp khi Bình Xuyên nổ súng. Hứa thôi, còn phối hợp hay không là do ông…
- Tại sao cô tha thiết đến như vậy? Cô có lợi gì đâu?
Tay Tiểu Phụng bỗng buông lỏng, cô dang xa khỏi Luân.
- Đến tận phút này mà ông vẫn không hiểu… Ai rình rập ông, ai định thủ tiêu ông? Tôi biết cả việc ông gặp nguy nơi “nhị tì”… Tại sao ông không tìm lối an toàn: chính quyền nầy nát thì nguy hiểm giảm hẳn đối với ông, đúng không? Tôi tha thiết là vì vậy!
Luân nhìn sững Tiểu Phụng. Nói gì bây giờ? Luân bối rối. Anh chỉ còn biết khoác tay Tiểu Phụng, tiếp tục bước những bước nặng nề.
Hai người lại lọt vào một bóng cây.
- Tôi không thể hứa với đại tá. Không thể nói láo! – Luân bảo.
Tiểu Phụng đột ngột ghì cổ Luân, hôn thật mạnh vào môi anh.
- Anh cho phép em! – Cô thì thào.
Luân cảm thấy một niềm xót xa tận ruột gan. Anh đỡ lưng Tiểu Phụng, toan hôn lại.
- Không! – Tiểu Phụng tránh mặt Luân – Em yêu anh, em hôn anh. Còn anh, anh đừng ban cho em cái hôn thương hại… Anh hãy dành cho cô gì em gặp ở nhà sách…
Tiểu Phụng gỡ tay Luân, sửa lại tóc:
- Chào ông!...
Một chiếc xích lô máy chờ tới. Tiểu Phụng leo lên.
Bây giờ, Luân mới kịp thấy cô khóc nhòe cả má…
Cuối tháng ba. Tình hình có vẻ như đang phát triển đến giai đoạn chót: dồn dập, gay gắt.
Mặt trận Toàn lực quốc gia “tối hậu thư” cho Thủ tướng, kì hạn trong vòng năm ngày phải cải tổ Chính phủ theo cương lĩnh của Mặt trận, bằng không máu sẽ đổ.
Nói cho đúng, dư luận chỉ biết được bức “tối hậu thư” qua thông cáo của ông Diệm. Điều đó có nghĩa là Mặt trận chỉ muốn dọa gà. Nhưng Ngô Đình Diệm hành động không theo thuyết may rủi. Ông nhận thức được rằng mọi mặt đã chín muồi để cho ông có thể mạnh tay. Cho nên, ông phơi bày công khai những gì các giáo phái đang thậm thò thậm thụt. Thông cáo của Chính phủ khá rõ. Trước hết, hãy thống nhất các lực lượng vũ trang vào Quân đội quốc gia, nhiên hậu mới bàn được các vấn đề chính trị. Mà đã gọi là thống nhất các lực lượng vũ trang vào Quân đội quốc gia thì không thể còn quy chế riêng cho bất kì phe nhóm nào.
Tất cả các khả năng đàm phán đều bị bít kín. Ngày 28-3, tướng Paul Ely gặp Ngô Đình Diệm. Tin tức về cuộc gặp gỡ thật mâu thuẫn. Báo Việt chỉ đưa những điều Diệm nói: Pháp nên giữ thái độ trung lập, lo triệt thoái cho sớm khỏi Nam Việt nếu còn muốn lưu lại đây một chút ân tình. Báo Pháp – thật sự, có mỗi tờ Journal d’Exttrême Orient(1) – lại giới thiệu rộng rãi quan điểm của tướng Ely; nên hòa giải, tránh xung đột, xung đột chỉ có lợi cho Cộng sản. Ông ta hứa sẽ dàn xếp và tin là dàn xếp được.
(1) Viễn đông nhật báo
Không ai biết rõ tướng Ely đã làm gì để hòa giải. Nhưng ngày hôm sau – ngày 29-3 – Tổng trưởng Quốc phòng Hồ Thông Minh nạp đơn từ chức. Thủ tướng tiếp nhận một cách ung dung: Thủ tướng kiêm nhiệm Tổng trưởng Quốc phòng.
Và, đêm hôm đó, Công an xung phong bất thần đánh vào trụ sở Cảnh sát Đô thành, bộ Tổng tham mưu – đóng trên đường Trần Hưng Đạo, gần đình Tân Kiểng. Năm quả pháo 75 li rơi vào Dinh Độc Lập – hình như pháo đặt ở Thủ Thiêm. Dinh Độc Lập mới sửa sang xong, gia đình họ Ngô vừa dời đến.
Súng nổ một chập rồi im. Thông cáo của Bình Xuyên khoe chiến công. Thông cáo của Bộ Thông tin chỉ nhận thiệt hại. Mặc dù đúng ra, cả đôi bên đều có người chết và Công an xung phong chết nhiều hơn. Một lần nữa, Bình Xuyên tự đút đầu vào dây thòng lọng. Họ không lường được tai họa của thói huênh hoang.
Ngày 30-3, bốn thành viên Chính phủ từ chức: Trần Văn Soái, tự Năm Lửa, Quốc vụ khanh, Ủy viên Quốc phòng; Lương Trọng Tường, Tổng trưởng Kinh tế; Nguyễn Công Hầu, Tổng trưởng Canh nông; Huỳnh Văn Nhiệm, Bộ truởng Nội vụ. Bốn người đều thuộc giáo phái Hòa Hảo.
Ngô Đình Diệm chấp nhận như đã mỏi lòng chờ đợi: Tổng trưởng Cải cách Nguyễn Đức Thuận kiêm chỗ của Hầu, Tổng trưởng Tài chính Trần Hữu Phương kiêm chỗ của Tường, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Trần Trung Dung kiêm chỗ của Năm Lửa và Tổng trưởng Tư pháp Bùi Văn Thinh kiêm chỗ của Nhiệm. Ổn thỏa cả!
*
Đại tá Lại Văn Sang chuyển văn phòng Tổng nha về bên kia cầu chữ Y từ khi tình hình căng thẳng. Trong các thủ lĩnh Bình Xuyên, Sang nổi tiếng nóng tính nhưng lại là con người biết lo xa. Ông ta nhìn thời cuộc không giống em ông và các quân sư. Nói chung, ông ta không thích bọn quân sư – nói mồm nhiều. Ông ta cũng đặt thiếu tướng Lê Văn Viễn trong một cái khung hiện thực hơn là sự đồn đại. Với Pháp, ông ta bắt đầu lung lay niềm tin. Giả sử toàn bộ lực lượng của Pháp còn tại miền Nam mà cử sự một lượt, thế ăn thua chưa dám đoán chắc, huống gì Pháp một mực án binh bất động. Vụ lính Sénégalais thử nổ súng ở Ngã Bảy mang đến một hậu quả cực kì xấu: Bộ tổng tư lệnh Pháp di tản hết lữ đoàn đó ra Ô Cấp. Paul Ely là tướng, đúng vậy, song có vẻ ông bị trói chân trói tay, và hành động của ông mang hơi hướng chánh khách hơn là sĩ quan.
Từ sau bữa nhậu ở quán Théophile, De Chauvine biến mất, Sang nhắn nhe thế nào cũng không gặp được.
Cuộc nổ súng đêm 29-3 gần như là quyết định của Bảy Viễn. Sang không tán thành. Ông cho rằng đã đánh thì đánh luôn, chớ “thọc lét” kiểu này chỉ lãnh phần thua. Bảy Viễn lập luận khác – dựa theo các quân sư: tạo sức ép.
Tin đáng buồn: Bót Central lủng vài chỗ ở vòng rào, Tổng tham mưu sập nhà để xe, Dinh Độc Lập thì không trầy da đất.
Giữa lúc Hồ Hữu Tường họp báo khoe khoang chiến công, Sang lầm lì với chai rượu mạnh và chiếc radio đang tường thuật lễ quy thuận của tướng Nguyễn Thành Phương, Lê Văn Tất – gồm bốn mươi hai người – tại Dinh Độc Lập. Phương cho biết, nhân danh Đức Hộ pháp, toàn bộ lực lượng Cao Đài từ nay đặt dưới quyền sử dụng của Thủ tướng, chủ đòi một đặc ân: Xin Thủ tướng thương tình tha thứ cho những điều sai quấy trong quá khứ.
Rốp! Chiếc máy thu thanh bán dẫn bị Sang ném vào tường.
- Thằng chó đẻ!
Chiếc máy vẫn chưa chịu dừng tiếng:
“Quý vị thính giả! Hiện diện trong buổi lễ có đại sứ Mỹ Collins, Cao ủy Pháp Paul Ely, các đại sứ các nước thân hữu và đông đảo kí giả trong và ngoài nước…”
Sang rống lên như một con thú dữ:
- Đồ khốn nạn!
Ông ta đạp chiếc máy thu thanh đến khi nó chỉ còn những mảnh vụn.
Tiếng động ở phòng của Sang xô cùng một lúc hai người vào: Ly Kai và Tiểu Phụng.
- Thưa đại tá! – Ly Kai kêu lên thảng thốt.
- Mầy! – Sang quắc mắt ngó Ly Kai. Rồi ông ta nhìn nhanh. Khẩu Colt 12 đặt ở góc bàn.
Ly Kai ba hồn chín vía ù té chạy khỏi phòng. Tiểu Phụng gỡ tay Sang – ông ta nắm khẩu súng rồi.
- Đại tá! Bình tĩnh lại...
Sang buông súng, ngồi phịch xuống ghế thở dốc.
- Đừng đụng đến tôi! – Sang gạt phắt tay Tiểu Phụng – Các người hại tôi...
Tiểu Phụng kéo ghế, ngồi cạnh Sang.
- Tình thế chưa phải đã tuyệt vọng. Đại tá là người có trách nhiệm nặng nề, hễ mất bình tĩnh thì sẽ ảnh hưởng đến binh sĩ.
Giọng Tiểu Phụng điềm đạm, thậm chí hơi nghiêm khắc. Nó hoàn toàn trái ngược với trang phục của cô: chiếc áo hở cổ, jupe cao.
- Tụi Deuxieme Bureau(2) xỏ lá! – Sang rít qua kẽ răng.
(2) Phòng Nhì.
- Đại tá nguyền rủa Phòng Nhì chẳng lợi ích chi. Đại tá toan hành hung với Ly Kai càng thất sách. Ông Diệm sẽ rất vui mừng khi biết tin đại tá không sửa soạn đánh mà ngồi rên rỉ…
Tiểu Phụng trách móc Sang một hồi. Ông ta như lấy dần lại tinh thần.
- Theo cô, tôi nên làm gì?
Sang nhổi thuốc vào tẩu.
- Tôi không đủ sức trả lời câu hỏi của đại tá. Nhưng tôi biết một người có thể giúp ích cho đại tá.
- Ai? De Chauvine?
Tiểu Phụng cười lạt:
- Chính đại tá vừa nguyền rủa Phòng Nhì kia mà!
- Vậy thì ai? – Sang sốt ruột.
- Đại tá có cách gì liên lạc với kĩ sư Luân không? - Tiểu Phụng trả lời gián tiếp.
- Kĩ sư Luân? Tôi có số điện thoại của ông ta, song không thể trao đổi bằng điện thoại được… À! – Sang vỗ đùi – Có thể được… Cò mi Ngọc! Cám ơn cô.
Sang đứng lên, nhanh nhẹn.
Tiểu Phụng vẫn ngồi yên chỗ cũ. Phòng làm việc chỉ còn mỗi mình cô.
Tiểu Phụng ngồi tựa má vào thành ghế, đăm chiêu. Bên ngoài cửa sổ thoáng bóng Ly Kai.
- Đại tá đâu rồi. – Gã thò đầu qua cửa sổ, toan lủi đi. Tiểu Phụng gọi giật:
- Đừng sợ. Đại tá hết nóng rồi. Cứ đứng đó.
Sang hối hả bước vào phòng.
- Bậy quá, trễ một chút!
Ông ta chưa nói hết thì kịp trông theo ngón tay của Tiểu Phụng.
- À! Xì thẩu... Đừng giận, nghen!
Sang cười bả lả;
- Đại Thế Giới đóng cửa luôn, phải không?
- Đóng cửa luôn… - Ly Kai vẫn chưa bớt sợ, vừa trả lời, vừa thủ thế.
- Xì thẩu thấy mở sòng bài dưới Nhà Bè được không?
- Coi mòi khó… Tôi đi xuống đó một chuyến, hễ được thì trình với đại tá.
- Ừ… Xì thẩu cứ đi. Ráng kiếm đồng ra đồng vô cho anh em…
Ly Kai mừng húm, vài phút sau đã lên xe.
- Đại tá vừa nói cái gì? – Tiểu Phụng hỏi.
- Mật vụ bắt cò mi Ngọc rồi!
- Vậy tôi phải giúp đại tá mới được! - Tiểu Phụng vụt đứng lên. Mở ví soi lại mái tóc. Nhưng không hiểu nghĩ sao, cô xếp ví, bước thẳng.
*
Đèn đường đã lên. Xe Luân từ Đại lộ Hồng Thập Tự vừa quẹo vào đường Michel thì gặp Tiểu Phụng. Cô vẫy tay ra hiệu. Luân bảo Lục dừng xe, Thạch xuống trước, tay mân mê báng súng.
- Tôi có thể nói chuyện riêng với ông kĩ sư được không? – Tiểu Phụng giả như không thấy vẻ nghi ngờ của Thạch, hỏi Luân.
Đôi mắt van nài của cô gái buộc Luân phải cùng đi sóng đôi với cô. Hai người thả bộ bên lề, Thạch giữ một khoảng cách với họ.
- Ông kĩ sư khinh em lắm phải không?
Luân lắc đầu.
- Ông kĩ sư biết em là ai không?
Luân vẫn lắc đầu.
- Em là nhân viên Phòng nhì Pháp!
- Cô nói điều đó với tôi để làm gì?
- Ông không ngại những người con gái trong ngành tình báo sao?
- Còn tùy tình báo của nước nào và còn tùy người con gái ấy là ai…
Tiểu Phụng bỗng cầm tay Luân. Trong một thoáng, Luân đoán là cô gái sắp tung ra một đòn cân não – thuộc loại gì, Luân chưa rõ.
- Tôi báo cho ông một tin…
- Khoan! – Luân nói khẽ vào tai Tiểu Phụng. Hai người đang lọt vào bóng một cây. Luân choàng tay qua lưng Tiểu Phụng.
- Cô cho phép tôi!
Cái siết vừa phải của Luân được Tiểu Phụng hưởng ứng buông thả. Cô áp sát người anh, nhắm nghiền mắt, hé môi chờ đón.
- Anh vệ sĩ kia… - Luân bảo nhỏ - Nào, tin gì mà cô cần cho tôi biết?
Luân, vẫn giữ tay trên vai trần của Tiểu Phụng, bước ra khỏi vùng tối. Bây giờ, chính Tiểu Phụng hổn hển:
- Bạn thân của ông vừa bị mật vụ bắt… Ông Cò mi Ngọc!
Luân chấn động tâm thần. Điều mà anh hết sức lo lắng, đã xảy ra. Anh dự đoán trước – sự xúc động của anh được Tiểu Phụng hiểu theo nghĩa khác.
- Tôi cũng vừa được thông báo tin đó!
Luân nói bằng một giọng rầu rầu.
Đến lượt Tiểu Phụng kinh ngạc.
- Vậy sao? Ai báo cho ông?
- Tất nhiên là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu.
- Tôi đã tính lầm! – Tiểu Phụng kêu như cô rên rỉ - Tôi định làm ơn với ông, mà lại… trễ tàu!
Tiểu Phụng nói hai tiếng “trễ tàu” với vẻ ngậm ngùi.
- Dẫu sao tôi cũng cám ơn lòng tốt của cô. Ngọc và tôi là bạn thân… - Luân siết vai Tiểu Phụng.
- Chỉ là bạn thân thôi?
- Chúng tôi cùng chiến đấu chung trong bưng biền…
- Ông không lo ngại cho bản thân khi ông Ngọc bị bắt?
- Cái đáng lo ngại là sinh mạng của anh ấy!
- Ta cho qua chuyện ông Ngọc… Bây giờ, đại tá Lại Văn Sang muốn gặp ông, rất khẩn cấp… - Tiểu Phụng thăm dò mắt Luân.
Luân rời xa Tiểu Phụng một chút.
- Hẳn là Bình Xuyên đang thấy mình rơi vào bước đường cùng. Tôi nghĩ là tôi không thể giúp ích gì cho đại tá.
- Trái lại, rất có ích… Tại sao các ông không hợp đồng với Bình Xuyên? Theo những cái tôi biết, các ông còn để lại nhiều lực lượng ở Đồng Tháp Mười, rừng U Minh, Dương Minh Châu, chiến khu Đ…
- Ai mà xướng xuất việc đánh nhau trong thời điểm nầy, người đó sẽ thất bại!
- Nhưng, cơ hội… Các ông bỏ qua cơ hội sao?
Luân cười:
- Cô có vẻ đi quá phận sự của một nhân viên Phòng nhì Pháp! Người Pháp không thích sự hợp đồng mà cô đã nêu lên.
- Làm việc nầy, tôi không lấy tư cách Phòng Nhì.
- Vậy, cô lấy tư cách gì?
Tiểu Phụng đứng lại, đối mặt với Luân, dưới cột đèn đường:
- Ông Luân! – Giọng cô nghiêm trang và qua đôi mắt cô, Luân tin chắc rằng cô sắp nói những lời chân thật – Tôi là một phụ nữ Việt Hoa. Tôi đi vào cơ quan Phòng Nhì không vì chí hướng. Một cái sẩy chân, và, với người con gái một cái sẩy chân đủ trở thành món nợ mà người đó phải trả suốt đời. Chuyện rất dài, nhưng ông không cần phải mất thì giờ. Tuy chuyện rất dài, nó vẫn có thể diễn đạt thật ngắn. Phòng Nhì dùng tôi, đúng hơn, dùng thân thể tôi, lôi kéo tướng Viễn. Còn vì sao tôi chịu làm nô lệ cho Phòng Nhì thì… phải bắt đầu cắt nghĩa từ một nguyên nhân sâu xa hơn: vì tôi thích tiền, thích son phấn và quần áo… Ông Luân! Tôi gặp ông lần đầu tại nhà đại tá. Tôi hát có phần nào cho ông, nhưng không tự lòng tôi. Tôi chứng kiến ông bắn súng. Thật thà mà nói, tôi không phục ông bắn súng. Có thể còn có người bắn giỏi hơn ông và tôi không thích súng. Cuộc đời tôi tan nát gắn liền với tiếng súng. Song tôi phục những lời ông nói trước khi bắn – trong vô số những người thượng lưu của xã hội mà tôi biết không ai có cái đầu như ông… Từ đó, tôi mến ông! Giá mà tôi có thể hát tặng riêng ông! Tôi từng băn khoăn như vậy…
Dù dưới ánh đèn sáng, Tiểu Phụng vẫn áp sát vào Luân, tay cô mân mê cổ áo anh.
- Ông đừng cười. Có lẽ tôi hơi ngông cuồng. Tuy vậy, tôi chưa bao giờ lôi hi vọng tôi lôi cuốn ông. Cấp trên của tôi có lần đặt ra việc đó, và ông biết cái gì chứa đựng trong sự lôi cuốn ấy – tôi từ chối thẳng. Rồi, tôi gặp ông ở Tổng hành dinh. Ông và đại tá, ông Tài bàn cái gì, tôi nghe cả. Tôi bắt đầu cảm thấy ông tính toán không đúng: Tại sao ông cứ nhất định can họ đánh nhau. Chẳng lẽ họ đánh nhau là gây thiệt hại cho các ông?
- Cô không thể hiểu được chúng tôi! – Luân kêu lên – Nghề tình báo của cô đã nhồi cho cô một lối tính toán độc ác… Không! Chúng tôi trước sau vẫn muốn tránh chết chóc. Kiểu thủ lợi đó xa lạ với lí tưởng của chúng tôi.
- Ông Luân! – Tiểu Phụng nằn nì – Các ông không mất gì cả mà… Ông cứ hứa với đại tá Sang là ông sẽ phối hợp khi Bình Xuyên nổ súng. Hứa thôi, còn phối hợp hay không là do ông…
- Tại sao cô tha thiết đến như vậy? Cô có lợi gì đâu?
Tay Tiểu Phụng bỗng buông lỏng, cô dang xa khỏi Luân.
- Đến tận phút này mà ông vẫn không hiểu… Ai rình rập ông, ai định thủ tiêu ông? Tôi biết cả việc ông gặp nguy nơi “nhị tì”… Tại sao ông không tìm lối an toàn: chính quyền nầy nát thì nguy hiểm giảm hẳn đối với ông, đúng không? Tôi tha thiết là vì vậy!
Luân nhìn sững Tiểu Phụng. Nói gì bây giờ? Luân bối rối. Anh chỉ còn biết khoác tay Tiểu Phụng, tiếp tục bước những bước nặng nề.
Hai người lại lọt vào một bóng cây.
- Tôi không thể hứa với đại tá. Không thể nói láo! – Luân bảo.
Tiểu Phụng đột ngột ghì cổ Luân, hôn thật mạnh vào môi anh.
- Anh cho phép em! – Cô thì thào.
Luân cảm thấy một niềm xót xa tận ruột gan. Anh đỡ lưng Tiểu Phụng, toan hôn lại.
- Không! – Tiểu Phụng tránh mặt Luân – Em yêu anh, em hôn anh. Còn anh, anh đừng ban cho em cái hôn thương hại… Anh hãy dành cho cô gì em gặp ở nhà sách…
Tiểu Phụng gỡ tay Luân, sửa lại tóc:
- Chào ông!...
Một chiếc xích lô máy chờ tới. Tiểu Phụng leo lên.
Bây giờ, Luân mới kịp thấy cô khóc nhòe cả má…