Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ký ức độc quyền - Chương 05 - Phần 1
Chương 5
Thầy có biết không?
1
Thường trước ngày mùng Mười hằng tháng, tôi đều phải nộp một bài báo cáo tư tưởng tháng trước.
Trong khoa tôi, nếu tính cả tôi nữa thì tổng cộng có năm người, sau khi tốt nghiệp lớp Đảng nghiệp dư[23] thì sẽ trở thành đối tượng bồi dưỡng của lớp Đảng viên dự bị. Mỗi tháng chúng tôi phải nộp một bài báo cáo tư tưởng. Hai tháng đầu, khi Trần Đình còn ở đây, chúng tôi nộp cho Trần Đình, vì thầy là ủy viên Đảng. Bây giờ thầy đi công tác, chúng tôi đành nộp cho cô Lý, mà cô ấy thỉnh thoảng mới xuất hiện ở khu Tây.
[23] Lớp Đảng nghiệp dư: trước khi học cảm tình Đảng thì ở Trung Quốc, mỗi một địa phương đều có một lớp học về Đảng, sau mỗi khóa học sẽ tổ chức thi, thi đỗ mới có thể tiếp tục học sang lớp cảm tình Đảng.
Trường khác thế nào tôi không biết, còn ở trường chúng tôi, ủy viên Đảng ngoài việc quản lý công tác sinh viên còn đảm trách việc tiến cử sinh viên xuất sắc vào Đảng.
Tôi nghĩ, nếu được vào Đảng thì thầy Trần Đình sẽ là người giới thiệu tôi.
Trước khi đi đào tạo ở nơi khác, thầy cũng thường trò chuyện với tôi, tìm hiểu về tình hình tư tưởng của tôi. Về hoàn cảnh gia đình tôi, thầy và thư ký Ngô trong trường cũng hiểu được ít nhiều nên họ đặc biệt quan tâm đến tôi.
Thậm chí, sau khi biết tôi chọn môn tiếng Nga, thầy còn cho tôi làm lớp trưởng môn của thầy.
Buổi chiều, sau khi kết thúc tiết đọc hiểu thứ hai, chúng tôi ra khỏi phòng học, đúng lúc gặp thư ký Ngô rất quan tâm đến tôi.
Thấy tôi từ xa, thầy đã gọi: “Tiểu Tiết!”
Tôi kéo Bạch Lâm đứng lại, cười với thầy: “Chào thầy Ngô!”
Thầy vốn không thích người ta gọi mình là thư ký hay giáo sư gì đó, mà chỉ thích được gọi bằng “thầy”, cho nên, lâu nay tôi luôn cảm thấy thầy rất giống một học giả.
“Học hành theo kịp chứ?” Thầy cười híp mắt hỏi.
“Dạ, cũng được ạ!” Tôi trả lời có chút xấu hổ.
“Cuộc thi diễn thuyết 129 hôm qua không thấy em, tôi cứ tưởng em sẽ tiếp tục đại diện cho Học viện Ngoại ngữ chúng ta đi thi chứ?”
Tôi cười: “Sao có thể như thế được ạ? Học viện chúng ta đầy ắp nhân tài, năm ngoái chỉ là em may mắn thôi ạ!”
Trong lúc thầy nói chuyện với tôi, người đi qua đi lại dần dần đông lên, không ít người dừng lại chào thầy, tôi cũng ngại đứng lại hàn huyên thêm nên vội vàng chào tạm biệt.
Không ngờ thư ký Ngô gọi tôi lại, nói: “Tiểu Tiết, có thời gian thì đến nhà tôi ăn cơm nhé!”
Giáng sinh sắp đến, kỳ thi cuối kỳ cũng đã cận kề, mọi người bắt đầu bận rộn hơn.
Lớp chúng tôi có ba mươi người, trong đó nam chỉ có năm, thực ra con số này đã được xem là nhiều, cho nên đa số nữ sinh trong lớp đều là “hàng xuất khẩu”, những ai còn độc thân thì cũng nhân dịp gần Giáng sinh này mà tích cực tìm cho mình một lối thoát.
Đến cả Tống Kỳ Kỳ, bây giờ mỗi ngày cũng đến sát giờ tắt đèn mới về phòng, thật là có chút gì đó không bình thường.
Và điều này khiến chúng tôi càng nghi ngờ.
Bạch Lâm ngồi trên giường, nói: “Tôi thấy thật kỳ lạ quá! Lễ Giáng sinh yên lành thế mà lại bị mọi người biến thành lễ Tình nhân.”
“Sao Kỳ Kỳ còn chưa về nhỉ? Muộn chút nữa là phải trèo tường đấy.”
“Có phải đang yêu không?” Bạch Lâm hỏi.
“Không biết nữa.” Tôi nói. “Chưa nghe cậu ấy nhắc đến.”
Triệu Hiểu Đường đột nhiên lên tiếng: “Mình có chuyện này về Tống Kỳ Kỳ muốn kể các cậu nghe.”
“Chuyện gì?” Tôi và Bạch Lâm cùng hỏi.
“Tuần trước mình đi chơi về trông thấy một người đàn ông lái xe chở Kỳ Kỳ về.”
“Ồ!” Tôi nhớ đến chiếc CR-V của Mộ Thừa Hòa.
“Đáng lẽ mình cũng không để ý, nhưng mà lúc xuống xe, người đó kéo tay Kỳ Kỳ lại.” Triệu Hiểu Đường tiếp tục.
“Không phải chứ!” Bạch Lâm thốt lên. “Hiểu Đường, chuyện trọng đại thế mà đến bây giờ cậu mới nhớ ra là cần phải báo cáo lại với bọn này!”
“Thì mình cũng chỉ nghĩ là thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện thôi mà.” Triệu Hiểu Đường vừa chải mái tóc xoăn dài vừa điềm đạm nói.
Lâu nay, cô ấy vẫn luôn như vậy, vẻ mặt lúc nào cũng thờ ơ, nhưng ở bên ngoài thì kết giao với rất nhiều bạn. Với việc riêng của các bạn cùng phòng, cô ấy không mấy để tâm, có ai đó khóc thì cô ấy cũng chẳng biết đường mà đến động viên, an ủi. Cô ấy và Bạch Lâm hoàn toàn trái ngược nhau.
“Các cậu đừng nói là mình nói đó!” Triệu Hiểu Đường bổ sung.
Nhưng khi Tống Kỳ Kỳ vừa về tới thì Bạch Lâm không thể chờ lâu hơn, lập tức nhảy tới trước, vờ bóp cổ cô ấy rồi nói: “Kỳ Kỳ, có chuyện tốt mà không cho chúng tôi biết nhé! Thật là tệ quá!”
“Thành thật thì tha!” Tôi cười.
“Chuyện tốt gì?” Tống Kỳ Kỳ hỏi lại.
“Hỷ sự đó, có người nhìn thấy rồi.” Bạch Lâm nói lớn, nhưng cũng may là cô ấy không bán đứng Triệu Hiểu Đường.
Nghe thấy từ “hỷ sự”, Tống Kỳ Kỳ lập tức hiểu ra, nhưng lại một mực chối: “Hỷ sự gì chứ! Mấy cậu nhìn lầm rồi.”
Bạch Lâm cười ha hả nói: “Tiểu Tống à, cậu ngập ngừng thế này càng làm tụi mình ngửi được mùi gian tình đó nhé.”
Đây vốn dĩ là một câu nói đùa vô cùng bình thường, từ “gian tình” cũng thường xuyên được chúng tôi treo trên cửa miệng. Nhưng không ngờ, Tống Kỳ Kỳ vừa nghe thấy câu nói ấy thì sắc mặt trắng bệch, nói to: “Nói bậy bạ gì vậy?” Sau đó, cô ấy lập tức cầm đồ ngủ vào phòng vệ sinh.
Bạch Lâm còn muốn hỏi nhưng bị tôi kéo lại, tôi lắc đầu với cô ấy.
Khi cô ấy vào phòng vệ sinh rồi, ba chúng tôi mới nhìn nhau.
Tôi nói nhỏ: “Hơi lạ.” Tống Kỳ Kỳ ngày thường nhã nhặn ít nói, không phải là người hơi tí là giận.
Bạch Lâm nói: “Mình cũng thấy thế.”
Triệu Hiểu Đường giơ hai tay lên: “Xem như tôi không nói gì cả.”
Đêm hôm ấy, không khí trong phòng thật ngột ngạt. Trước khi tắt đèn, tôi và Bạch Lâm cố gắng nói đùa với nhau, mong làm cho cả bốn người vui vẻ hơn, nhưng Triệu Hiểu Đường không phối hợp chút nào, chỉ mải mê đắp mặt nạ và lên mạng. Tống Kỳ Kỳ thì không nói gì, yên lặng như thường ngày.
Chẳng biết có phải vì thế mà mùa xuân đã đến với phòng của chúng tôi trong trời đông lạnh lẽo này một cách kỳ lạ như thế không?
Trong khoảng thời gian này, một người tên Lưu Khải đã xuất hiện trong cuộc sống của tôi với tác phong rất nhiệt tình.
Thật ra, khi Lưu Khải chào tôi trong thư viện, tôi vẫn chưa nhớ ra cậu ta là ai, ngại ngùng hỏi lại: “Bạn à, xin hỏi tôi thật sự quen biết bạn sao?” Ha ha, thế là tôi vừa ứng phó với những câu hàn huyên của cậu ta, vừa lục tìm trong trí nhớ tên gọi của người này. Tôi đoán là đến cuối cùng, cậu ta cũng không biết tôi thực sự không biết cậu ta là ai.
Tôi thường xuyên gặp trường hợp như thế khi nghe điện thoại, đối phương dùng số lạ gọi đến, không nói rõ họ tên, sau khi nói tạm biệt, tôi cũng không biết người vừa trò chuyện với mình là ai.
Hôm sau, khi đến nhà ăn số ba mua cơm, lúc chú đầu bếp lắc lắc cái muôi bớt mấy hạt cơm xuống, tôi mới sực nhớ ra nhân vật bí ẩn hôm qua là Lưu Khải, người đã nhặt được thẻ cơm của Bạch Lâm.
2
Tiết học của Mộ Thừa Hòa vẫn thế.
Thời tiết ngày càng lạnh, mọi người chỉ mong sao tiết học được rút ngắn lại để nhanh chóng đến giờ nghỉ, lập tức trở về phòng chui vào chăn ấm. Lần này thầy cũng cho học liền hai tiết, tan học sớm hơn mười phút.
Chỉ còn chưa đến một tháng nữa là đến kỳ nghỉ đông. Rất nhiều môn học tự chọn đều chuẩn bị thi hết kỳ, môn tiếng Nga cũng thế. Cho nên, sau khi giảng xong, thầy bảo tôi tan học đến phòng làm việc của thầy để lấy tài liệu ôn tập, rồi hỏi xem bạn nào cần thì photo ra.
Thầy nói: “Tài liệu này có chứa tám mươi phần trăm nội dung thi, bảo các bạn cố gắng ôn tập.”
Tôi mở to mắt: “Hai tờ giấy này là được tám mươi điểm rồi sao?”
Thầy mỉm cười gật đầu.
Tôi vui mừng nói ào ào: “Thầy vạn tuế!”
“Em đừng có thu nhỏ, mang vào phòng thi đấy.” Thầy bổ sung.
“... Sao lại làm thế ạ?” Tôi ngượng nghịu cúi đầu, người này đúng là toàn nhắc những chuyện không nên nhắc.
Lúc này, người đi lại rất ít.
Tôi và thầy cùng xuống tầng một, đúng lúc gặp một người bạn học, hình như bạn ấy để quên gì đó trong lớp nên quay lại lấy. Nhìn thấy Mộ Thừa Hòa, bạn đó gật đầu chào rồi vội vã đi lên.
Tuyết vẫn đang rơi, tôi bật ô, do dự không biết có nên đi chung với thầy không.
Chính lúc này, ở đúng chỗ rẽ có một chiếc xe đi qua. Thầy túm lấy cánh tay tôi, kéo sượt một cái trở về đường đi bộ, cùng lúc chiếc ô đã bật lên rạch qua mặt thầy. Thầy khựng lại, chớp chớp mắt, thần sắc có chút kỳ lạ.
“Thầy có sao không? Vào mắt hả thầy?” Tôi căng thẳng hỏi.
Thầy cúi thấp đầu, lấy ngón tay dụi mắt, sau đó ngước lên nhìn tôi, lại chớp mắt: “Hình như kính sát tròng bị rơi mất rồi.”
“Hả?” Tôi nói. “Thầy đừng dụi nữa, để em xem.”
Sau đó tôi gập ô lại, kiễng chân lên nhìn vào con mắt bị thầy dụi đỏ cả lên.
“Bên kia thì thế nào ạ?”
“Vẫn còn.” Thầy nói.
“Thầy đừng cử động nữa, cầm đồ giúp em.” Tôi nói xong thì chẳng cần suy nghĩ, đưa ô và cặp cho thầy, cúi xuống bật điện thoại, muốn nhờ ánh sáng yếu ớt của chiếc điện thoại để tìm lại miếng kính bị rơi đó.
“Bỏ đi.” Thầy nói. “Khó tìm lắm.”
“Đừng xem thường em, em có hỏa nhãn kim tinh đấy! Trước đây cặp tóc của em bị rơi xuống đất, em tìm là thấy liền...” Tôi chưa nói xong thì đã ngồi xổm xuống đất, tháo găng tay, thận trọng mò tìm trên tuyết.
Tôi không dám nhấc chân lên, sợ vật thể nhỏ bé đó sẽ bị mình giẫm phải.
Những bông hoa tuyết vẫn bay bay, rơi trên tóc tôi, rơi trên vai tôi rồi đột nhiên ngừng lại, trong tích tắc chẳng thấy bông tuyết nào rơi nữa.
Tôi ngẩng lên, nhìn thấy Mộ Thừa Hòa đã bật ô che cho tôi. Tôi cười với thầy, rồi tiếp tục tìm.
“Mắt thầy bị cận bao nhiêu độ ạ?” Tôi vừa tìm vừa hỏi.
“Mắt trái sáu độ, mắt phải năm độ rưỡi.”
“Cận nặng quá, hai mắt của em chỉ có 0,5 độ thôi. Ngưỡng mộ chưa?”
“Ừm, ngưỡng mộ thật!” Thầy rất biết cách phối hợp.
Sau đó, tôi đứng dậy, nhặt miếng kính áp tròng nhỏ xíu trong suốt đó đưa cho thầy, cười hì hì nói: “Thầy xem, chẳng phải là đã tìm được hay sao?”
Tuy năm ngón tay đều đỏ ửng vì lạnh nhưng tôi hoàn toàn không quan tâm đến chúng, còn cố ý thể hiện nét mặt đắc ý của một kẻ chiến thắng.
Thầy có chút hoảng hốt, cúi nhìn tay tôi, rồi ánh mắt từ từ dịch chuyển lên phía trên, điểm dừng lại cuối cùng chính là gương mặt tôi, bất giác bật cười: “Em đúng là một đứa trẻ.” Khi nói những lời này, ánh mắt của thầy dịu dàng hơn, dường như trong đêm đông lạnh giá, tôi cảm thấy có chút ấm áp xuyên qua cả tuyết lạnh.
Tôi bĩu môi phản đối: “Em không phải trẻ con, em hai mươi mốt tuổi rồi!”
Tôi có cảm giác rất kỳ quặc, trước đây cứ mãi hy vọng mình đừng bao giờ trưởng thành, nhưng khi Mộ Thừa Hòa nói tôi thật trẻ con thêm một lần nữa, tôi lại có cảm giác ngược lại, tôi muốn nhanh chóng xếp mình vào danh sách những người đã thành niên.
Hôm sau, tôi ngồi trong phòng vệ sinh, vừa định bấm nút xả nước thì nghe thấy bên ngoài có người vừa rửa tay vừa nói: “Con bé Tiết Đồng lớp cậu...”
Tôi khựng lại.
“Làm sao?” Nữ sinh B hỏi.
“Mình và cô ta học chung lớp tiếng Nga, thấy cô ta và thầy dạy tiếng Nga cùng đi xuống, nhìn rất là... gì gì nhé! Mình đã thấy mấy lần rồi.” Nữ sinh A nói.
“Bạn ấy à...” Nữ sinh B nói lấp lửng.
“Nghe nói học kỳ sau thư ký Ngô còn cho cô ta ở lại trường thực tập nữa, thật đúng là làm người khác có chút ganh tị.”
Vì năm tư phải thi Anh văn cấp tám nên trường chúng tôi đã đẩy thời gian thực tập từ năm tư lên học kỳ hai năm ba, và vì thế, mọi người đều đang cố gắng tìm một chỗ thực tập tốt.
“Chuyện bình thường thôi. Rất nhiều giảng viên quý bạn ấy, nên việc bạn ấy ở lại trường thực tập là chuyện đương nhiên.”
“Tại sao?”
“Thôi đi, nói chuyện người khác ở sau lưng cũng không tốt. Dù gì bạn ấy cũng không đáng ghét.”
Nữ sinh A càng tò mò hơn: “Nói đi mà, chẳng lẽ nhà cô ta có người chống lưng sao?”
“Không phải như vậy.”
“Thế thì tại sao?”
“Chắc vì bố của bạn ấy.”
“Bố?”
Nghe người khác nói đến bố tôi, tôi xối nước, mở cửa bước ra. Họ nhìn thấy tôi thì ngớ cả người. Tôi rất bình tĩnh đi tới trước gương rửa tay, sau đó nói: “Bố tôi không phải là nhân vật to lớn gì, chỉ là một tài xế taxi, sau đó đã ra đi trong một lần làm việc nghĩa.”
Tôi khóa vòi nước, không tìm được chỗ lau tay, bèn lau lau lên quần jean rồi rời khỏi đó.
Năm tôi học lớp mười hai, bố đã qua đời.
Nghe mọi người kể lại, sau khi cướp vàng, từ tiệm vàng đi ra, bọn cướp đã đổi xe và lên xe của bố, chúng cầm dao ép bố chở chúng ra khỏi thành phố A. Lúc đó, bố tôi nói dối chúng là đi đường khác cho gần, nhưng kỳ thực bố đã đi đường vòng chở chúng đến đồn cảnh sát. Bố tôi vừa nhìn thấy xe cảnh sát ở bên ngoài liền gọi to, tên cướp ngồi trên xe đã đâm bố tôi.
Vụ việc đó đã được chương trình Tin tức hiện trường của đài truyền hình tỉnh năm ấy phát đi phát lại, cùng với lời trần thuật đẫm nước mắt của viên cảnh sát trực hôm đó, ngoài ra trên xe và dưới đất còn có những vũng máu nhói mắt, nhìn thấy mà đau lòng.
Sau đó, rất nhiều lãnh đạo đã đến nhà thăm chúng tôi. Hài cốt của bố được đặt trong nghĩa trang liệt sĩ của thành phố, bố tôi trở thành liệt sĩ.
Lúc ấy, tôi không thể nào chấp nhận được sự thật này.
Bố tôi dáng người mập mạp, ông góp vốn với bạn bè để trở thành tài xế taxi, vì ngày nào cũng phải nấu cơm cho tôi và mẹ nên bố toàn chạy ca đêm, buổi sáng chỉ ngủ một lát rồi thức dậy nấu cơm. Tính bố rất ôn hòa nhưng không thể chịu được nếu nhìn thấy người khác bắt nạt tôi. Bố là người rất nhát gan, ngay cả tầng trên tầng dưới có đôi chút xích mích với nhau, bố cũng không muốn tranh chấp để không đắc tội người khác, còn suốt ngày cười hì hì làm người giải hòa, hoàn toàn trái ngược với cá tính mạnh mẽ, nghiêm khắc của mẹ. Thật sự rất khó tưởng tượng, một ngày nào đó bố trở thành anh hùng chống lại những tên cướp lưu manh, vô lại.
Khi thông tin bố cấp cứu trong bệnh viện nhưng kết quả không như mong đợi nên đã ra đi truyền đến tai ông nội, bệnh tim của ông đột phát, từ đó trở đi đành phải sống cuộc đời thực vật.
Trong cùng một ngày, hai người yêu thương tôi nhất trên đời này mãi mãi không thể cười với tôi được nữa.
Lúc ấy, bà nội chỉ vào mẹ mà mắng: “Cũng tại người đàn bà như cô hại tôi nhà tan cửa nát, cô là đồ Sao Chổi, làm dâu nhà tôi hai mươi năm, không sinh được cháu trai mà bây giờ còn cướp mất mạng của con trai tôi. Cô cảm thấy cô là cảnh sát, cô là anh hùng, cô cái gì cũng giỏi hơn nó chứ gì? Cô lúc nào cũng xem thường nó, chỉ biết nói con tôi vô dụng, không phải đàn ông. Nếu không phải cô suốt ngày đả kích nó, nó sẽ làm chuyện khờ dại như vậy sao?”
3
Buổi sáng thức dậy, Bạch Lâm khều khều tôi: “Tối qua mơ thấy gì vậy? Nửa đêm mình thấy cậu nói mơ ú a ú ớ.”
“Vậy à?” Tôi rửa mặt.
“Thật đấy. Chắc chắn không phải đang học thuộc lòng từ vựng.” Cô ấy nói nghiêm túc.
Năm thứ hai, kỳ thi Anh văn cấp bốn đã từng khiến chúng tôi như phát điên. Những lúc phải chịu áp lực quá lớn tôi thường hay nói mơ trong khi ngủ, và nội dung toàn là từ vựng tôi đã học hôm đó...
“Không phải là cậu mơ mà khóc đấy chứ?”
Tôi nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ nghiêm túc: “Hình như mơ thấy cậu và Lý sư huynh cưới nhau, sau đó cậu cứ nằng nặc nhét hoa vào tay mình.”
Bạch Lâm lườm tôi một cái, giận đùng đùng nói: “Cậu muốn ăn đòn phải không?”
Ngày thi cận kề, sinh viên tự học trong thư viện ngày càng nhiều, đâu đâu cũng thấy không khí rất khẩn trương. Tôi mới xem được vài trang bài đọc đã thấy buồn ngủ, bèn lấy sổ nhật ký ra viết.
Trước đây, tôi luôn cảm thấy trên thế giới này, tôi chắc chắn sẽ khác người, tôi có năng lực mà người khác không có. Ví dụ, tôi sẽ thông minh hơn người khác, có thể là thiên phú đặc biệt trong phương diện nào đó mà chỉ là chưa phát hiện ra, có thể là trách nhiệm cứu vớt vận mệnh của trái đất, thậm chí tôi còn cho rằng không chừng một ngày nào đó mình sẽ giống nhân vật trong Truyện cô tiên Kaguya[24], được sinh vật ngoài hành tinh nhắm trúng.
[24] Truyện cô tiên Kaguya: thủy tổ của tiểu thuyết Nhận Bản. Không rõ ai là tác giả và ra đời lúc nào, nhưng có thể truyện này đã được một ông quan hay tăng nhân giỏi chữ Hán viết cuối thế kỷ thứ IX.
Tất cả những suy nghĩ kỳ quái ấy đều khiến tôi luôn nghĩ rằng mình thực sự không giống những người xung quanh, mãi cho đến khi tôi gặp Mộ Thừa Hòa.
Sự xuất hiện của thầy khiến tôi nhận ra rằng, thì ra tôi cũng chỉ là một người bình thường, và thầy mới là duy nhất.
Nhân sinh quan và giá trị quan của tôi từ đó tan thành mây khói.
Nghe nói, nếu như cái chúng ta nhìn thấy là một chiếc xe thì những người có chỉ số IQ cao sẽ nhìn thấy nguyên lý vận hành của máy phát động cơ bên trong. Cho nên tôi nghĩ, khi tôi nói chuyện với thầy, có khi nào thầy đang tính phân tử nước bắn ra từ miệng tôi với vận tốc bao nhiêu và trong khoảng thời gian bao lâu thì bay đến mặt thầy không nhỉ?
Haizz... Tự nhiên lại nghĩ đến Mộ Thừa Hòa rồi.
Tôi lấy điện thoại ra, suy nghĩ nửa ngày trời cũng không kiếm được cái cớ nào để nhắn tin cho thầy.
Bạch Lâm nhìn tôi, rồi nói một cách thần bí: “Ranh con này biết yêu rồi đấy.”
“Hừ... Hừ!”
Trước hai tiết học tiếng Nga cuối cùng của học kỳ, Trần Đình và Mộ Thừa Hòa đã cùng nhau xuất hiện ở giảng đường số bốn.
Tôi và Bạch Lâm trông thấy họ, có chút kinh ngạc, rồi cùng nhau hỏi: “Thầy Trần, thầy về rồi à?”
“Ừm.” Trần Đình dịu dàng cười nói: “Hai em không chọc phá thầy Mộ chứ?”
Tôi lén nhìn Mộ Thừa Hòa, chột dạ nói: “Làm sao dám ạ, thầy Mộ khó tính hơn thầy nhiều!”
Cuối cùng, người vào lớp dạy hai tiết cuối vẫn là Mộ Thừa Hòa.
Thầy bước lên bục, dặn dò những điều cần lưu ý cho kỳ thi rồi nói: “Đây là buổi cuối cùng tôi dạy các em.”
Mọi người đều sững sờ, sau đó mới hiểu ra thầy không phải chỉ muốn nói tới kỳ nghỉ nghỉ đông, mà là sẽ không dạy thay nữa, lớp học bắt đầu rì rầm.
Đồng hương của Tiểu Bạch kéo tay áo của Bạch Lâm, lau nước mắt.
Bạch Lâm không khách khí nói: “Đau lòng gì chứ? Còn thầy Trần Đình mà. Chẳng phải lúc trước cậu rất thích Trần Đình sao?”
Đồng hương Tiểu Bạch ủ ê: “Nhưng từ lúc nhìn thấy Thừa Hòa của chúng ta, mình đã không còn hứng thú với thầy Trần của mấy cậu nữa. Chả trách Khổng Tử nói: từ xa xỉ trở về tiết kiệm là rất khó. Hóa ra là như thế này đây.”
“Nói mò à?” Bạch Lâm khinh bỉ. “Cậu tưởng tôi học ở Học viện Ngoại ngữ thì không học Văn học sao, câu này rõ ràng là danh ngôn của Âu Dương Tu[25].”
[25] Âu Dương Tu (1007 - 1072) có tên tự là Vĩnh Thúc, hiệu “Tuý Ông”, là nhà thơ thời Tống ở Trung Quốc.
“Khổng Tử!”
“Âu Dương Tu!”
Hai người cứ cãi nhau, không ai nhường ai.
Tôi xoa trán: “Không phải của Khổng Tử cũng không phải của Âu Dương Tu, mà là của Tư Mã Quang. Hai cậu sau này ra đường hãy cố gắng đừng nói gì, như vậy người ta sẽ không biết mình không có văn hóa.”
Giờ giải lao, Mộ Thừa Hòa về văn phòng, tôi mang tài liệu lần trước trả cho thầy. Đi tới cửa phòng, đúng lúc nghe thấy tiếng của Trần Đình, hóa ra thầy cũng chưa đi.
Tôi khẽ mỉm cười, định đi vào, nhưng lại nghe họ nhắc đến tên tôi. Tai của tôi trời sinh đã thính, tôi bèn hiếu kỳ, dừng bước.
“Cô bé đó khá thú vị.” Đây là tiếng của Mộ Thừa Hòa.
“Nhà cô bé như vậy, lúc đi tôi cũng lo lắng lắm. Chỉ sợ không có mặt ở đây khi cô bé gặp khó khăn, trong nhà lại không có người lớn.” Trần Đình nói.
“Thật ra, cô nhóc ấy kiên cường hơn chúng ta tưởng rất nhiều.” Mộ Thừa Hòa nói.
Trên hành lang, bất ngờ có một cơn gió lạnh thổi tới, làm cho tóc mái trên trán của tôi bay lòa xòa. Cùng lúc ấy, trái tim tôi cũng có chút rối loạn. Hóa ra, Mộ Thừa Hòa biết hết. Tất cả chỉ là chúng tôi đã hiểu lầm.
Ngay từ đầu thầy đối xử đặc biệt với tôi, thì ra chỉ là thay Trần Đình chăm sóc tôi mà thôi, không giống như tôi, Bạch Lâm và những người khác đã tưởng.
Tay tôi bất lực buông thõng, trong lòng có chút khó chịu.
Hóa ra, chỉ là tự mình đa tình thôi.
Một người xuất sắc như thế làm sao có thể động lòng với một “đứa trẻ” miệng còn hơi sữa chứ? Tôi nhấc khóe miệng lên tự trào, nụ cười méo xệch.
Bọn họ lại nói thêm một vài câu nữa, đại khái có liên quan đến tôi.
Nhưng tôi không còn tâm trí để tiếp tục nghe nữa, tôi quay người, khẽ dựa vào tường, toàn thân như không còn sức lực, năm ngón tay buông lỏng, hai tờ tài liệu rơi xuống đất.
Đề cương Mộ Thừa Hòa đưa cho tôi đa phần là in ra, nhưng trong đó có vài điểm trọng tâm được chính thầy viết ghi chú, bản gốc đã bị tôi ích kỷ giữ lại rồi, bây giờ tôi trả cho thầy cũng là bản photo. Nếu thầy có hỏi, tôi cũng nghĩ sẵn câu trả lời rồi, cứ nói đã bất cẩn làm mất, thầy cũng chẳng để ý.
Thầy chỉ gửi cho tôi hai tin nhắn, được tôi lưu trong điện thoại. Tin nhắn đầu tiên là: “Không có gì.” Tin nhắn thứ hai là: “Không thành vấn đề.”
Lần trước đi nghe buổi tọa đàm, tài liệu buổi diễn giảng hôm đó tôi cũng kẹp vào nhật ký.
Ngoài ra còn gì nữa nhỉ? Hết rồi.
Tôi từ từ ngồi xuống, nhặt tờ giấy lên. Ánh đèn trong phòng cơ hồ rọi đến tay tôi, tôi nhanh chóng nhặt lên rồi rút tay lại.
Sau đó, tôi nghe thấy Trần Đình nói một câu .
Vì trước câu nói đó thầy đã ngừng lại rất lâu, do đó dù không hề cố tình, tôi vẫn nghe thấy rõ ràng.
Trần Đình nói: “Giữa cậu và Tiết Đồng có gì sao?”
Trần Đình có chút ngập ngừng rồi lại nói: “Thừa Hòa, đừng vì một vài điểm giống nhau nào đó về gia đình mà cậu lại dành cho cô bé hết tình cảm cậu không nhận được lúc nhỏ.”
Thầy có biết không?
1
Thường trước ngày mùng Mười hằng tháng, tôi đều phải nộp một bài báo cáo tư tưởng tháng trước.
Trong khoa tôi, nếu tính cả tôi nữa thì tổng cộng có năm người, sau khi tốt nghiệp lớp Đảng nghiệp dư[23] thì sẽ trở thành đối tượng bồi dưỡng của lớp Đảng viên dự bị. Mỗi tháng chúng tôi phải nộp một bài báo cáo tư tưởng. Hai tháng đầu, khi Trần Đình còn ở đây, chúng tôi nộp cho Trần Đình, vì thầy là ủy viên Đảng. Bây giờ thầy đi công tác, chúng tôi đành nộp cho cô Lý, mà cô ấy thỉnh thoảng mới xuất hiện ở khu Tây.
[23] Lớp Đảng nghiệp dư: trước khi học cảm tình Đảng thì ở Trung Quốc, mỗi một địa phương đều có một lớp học về Đảng, sau mỗi khóa học sẽ tổ chức thi, thi đỗ mới có thể tiếp tục học sang lớp cảm tình Đảng.
Trường khác thế nào tôi không biết, còn ở trường chúng tôi, ủy viên Đảng ngoài việc quản lý công tác sinh viên còn đảm trách việc tiến cử sinh viên xuất sắc vào Đảng.
Tôi nghĩ, nếu được vào Đảng thì thầy Trần Đình sẽ là người giới thiệu tôi.
Trước khi đi đào tạo ở nơi khác, thầy cũng thường trò chuyện với tôi, tìm hiểu về tình hình tư tưởng của tôi. Về hoàn cảnh gia đình tôi, thầy và thư ký Ngô trong trường cũng hiểu được ít nhiều nên họ đặc biệt quan tâm đến tôi.
Thậm chí, sau khi biết tôi chọn môn tiếng Nga, thầy còn cho tôi làm lớp trưởng môn của thầy.
Buổi chiều, sau khi kết thúc tiết đọc hiểu thứ hai, chúng tôi ra khỏi phòng học, đúng lúc gặp thư ký Ngô rất quan tâm đến tôi.
Thấy tôi từ xa, thầy đã gọi: “Tiểu Tiết!”
Tôi kéo Bạch Lâm đứng lại, cười với thầy: “Chào thầy Ngô!”
Thầy vốn không thích người ta gọi mình là thư ký hay giáo sư gì đó, mà chỉ thích được gọi bằng “thầy”, cho nên, lâu nay tôi luôn cảm thấy thầy rất giống một học giả.
“Học hành theo kịp chứ?” Thầy cười híp mắt hỏi.
“Dạ, cũng được ạ!” Tôi trả lời có chút xấu hổ.
“Cuộc thi diễn thuyết 129 hôm qua không thấy em, tôi cứ tưởng em sẽ tiếp tục đại diện cho Học viện Ngoại ngữ chúng ta đi thi chứ?”
Tôi cười: “Sao có thể như thế được ạ? Học viện chúng ta đầy ắp nhân tài, năm ngoái chỉ là em may mắn thôi ạ!”
Trong lúc thầy nói chuyện với tôi, người đi qua đi lại dần dần đông lên, không ít người dừng lại chào thầy, tôi cũng ngại đứng lại hàn huyên thêm nên vội vàng chào tạm biệt.
Không ngờ thư ký Ngô gọi tôi lại, nói: “Tiểu Tiết, có thời gian thì đến nhà tôi ăn cơm nhé!”
Giáng sinh sắp đến, kỳ thi cuối kỳ cũng đã cận kề, mọi người bắt đầu bận rộn hơn.
Lớp chúng tôi có ba mươi người, trong đó nam chỉ có năm, thực ra con số này đã được xem là nhiều, cho nên đa số nữ sinh trong lớp đều là “hàng xuất khẩu”, những ai còn độc thân thì cũng nhân dịp gần Giáng sinh này mà tích cực tìm cho mình một lối thoát.
Đến cả Tống Kỳ Kỳ, bây giờ mỗi ngày cũng đến sát giờ tắt đèn mới về phòng, thật là có chút gì đó không bình thường.
Và điều này khiến chúng tôi càng nghi ngờ.
Bạch Lâm ngồi trên giường, nói: “Tôi thấy thật kỳ lạ quá! Lễ Giáng sinh yên lành thế mà lại bị mọi người biến thành lễ Tình nhân.”
“Sao Kỳ Kỳ còn chưa về nhỉ? Muộn chút nữa là phải trèo tường đấy.”
“Có phải đang yêu không?” Bạch Lâm hỏi.
“Không biết nữa.” Tôi nói. “Chưa nghe cậu ấy nhắc đến.”
Triệu Hiểu Đường đột nhiên lên tiếng: “Mình có chuyện này về Tống Kỳ Kỳ muốn kể các cậu nghe.”
“Chuyện gì?” Tôi và Bạch Lâm cùng hỏi.
“Tuần trước mình đi chơi về trông thấy một người đàn ông lái xe chở Kỳ Kỳ về.”
“Ồ!” Tôi nhớ đến chiếc CR-V của Mộ Thừa Hòa.
“Đáng lẽ mình cũng không để ý, nhưng mà lúc xuống xe, người đó kéo tay Kỳ Kỳ lại.” Triệu Hiểu Đường tiếp tục.
“Không phải chứ!” Bạch Lâm thốt lên. “Hiểu Đường, chuyện trọng đại thế mà đến bây giờ cậu mới nhớ ra là cần phải báo cáo lại với bọn này!”
“Thì mình cũng chỉ nghĩ là thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện thôi mà.” Triệu Hiểu Đường vừa chải mái tóc xoăn dài vừa điềm đạm nói.
Lâu nay, cô ấy vẫn luôn như vậy, vẻ mặt lúc nào cũng thờ ơ, nhưng ở bên ngoài thì kết giao với rất nhiều bạn. Với việc riêng của các bạn cùng phòng, cô ấy không mấy để tâm, có ai đó khóc thì cô ấy cũng chẳng biết đường mà đến động viên, an ủi. Cô ấy và Bạch Lâm hoàn toàn trái ngược nhau.
“Các cậu đừng nói là mình nói đó!” Triệu Hiểu Đường bổ sung.
Nhưng khi Tống Kỳ Kỳ vừa về tới thì Bạch Lâm không thể chờ lâu hơn, lập tức nhảy tới trước, vờ bóp cổ cô ấy rồi nói: “Kỳ Kỳ, có chuyện tốt mà không cho chúng tôi biết nhé! Thật là tệ quá!”
“Thành thật thì tha!” Tôi cười.
“Chuyện tốt gì?” Tống Kỳ Kỳ hỏi lại.
“Hỷ sự đó, có người nhìn thấy rồi.” Bạch Lâm nói lớn, nhưng cũng may là cô ấy không bán đứng Triệu Hiểu Đường.
Nghe thấy từ “hỷ sự”, Tống Kỳ Kỳ lập tức hiểu ra, nhưng lại một mực chối: “Hỷ sự gì chứ! Mấy cậu nhìn lầm rồi.”
Bạch Lâm cười ha hả nói: “Tiểu Tống à, cậu ngập ngừng thế này càng làm tụi mình ngửi được mùi gian tình đó nhé.”
Đây vốn dĩ là một câu nói đùa vô cùng bình thường, từ “gian tình” cũng thường xuyên được chúng tôi treo trên cửa miệng. Nhưng không ngờ, Tống Kỳ Kỳ vừa nghe thấy câu nói ấy thì sắc mặt trắng bệch, nói to: “Nói bậy bạ gì vậy?” Sau đó, cô ấy lập tức cầm đồ ngủ vào phòng vệ sinh.
Bạch Lâm còn muốn hỏi nhưng bị tôi kéo lại, tôi lắc đầu với cô ấy.
Khi cô ấy vào phòng vệ sinh rồi, ba chúng tôi mới nhìn nhau.
Tôi nói nhỏ: “Hơi lạ.” Tống Kỳ Kỳ ngày thường nhã nhặn ít nói, không phải là người hơi tí là giận.
Bạch Lâm nói: “Mình cũng thấy thế.”
Triệu Hiểu Đường giơ hai tay lên: “Xem như tôi không nói gì cả.”
Đêm hôm ấy, không khí trong phòng thật ngột ngạt. Trước khi tắt đèn, tôi và Bạch Lâm cố gắng nói đùa với nhau, mong làm cho cả bốn người vui vẻ hơn, nhưng Triệu Hiểu Đường không phối hợp chút nào, chỉ mải mê đắp mặt nạ và lên mạng. Tống Kỳ Kỳ thì không nói gì, yên lặng như thường ngày.
Chẳng biết có phải vì thế mà mùa xuân đã đến với phòng của chúng tôi trong trời đông lạnh lẽo này một cách kỳ lạ như thế không?
Trong khoảng thời gian này, một người tên Lưu Khải đã xuất hiện trong cuộc sống của tôi với tác phong rất nhiệt tình.
Thật ra, khi Lưu Khải chào tôi trong thư viện, tôi vẫn chưa nhớ ra cậu ta là ai, ngại ngùng hỏi lại: “Bạn à, xin hỏi tôi thật sự quen biết bạn sao?” Ha ha, thế là tôi vừa ứng phó với những câu hàn huyên của cậu ta, vừa lục tìm trong trí nhớ tên gọi của người này. Tôi đoán là đến cuối cùng, cậu ta cũng không biết tôi thực sự không biết cậu ta là ai.
Tôi thường xuyên gặp trường hợp như thế khi nghe điện thoại, đối phương dùng số lạ gọi đến, không nói rõ họ tên, sau khi nói tạm biệt, tôi cũng không biết người vừa trò chuyện với mình là ai.
Hôm sau, khi đến nhà ăn số ba mua cơm, lúc chú đầu bếp lắc lắc cái muôi bớt mấy hạt cơm xuống, tôi mới sực nhớ ra nhân vật bí ẩn hôm qua là Lưu Khải, người đã nhặt được thẻ cơm của Bạch Lâm.
2
Tiết học của Mộ Thừa Hòa vẫn thế.
Thời tiết ngày càng lạnh, mọi người chỉ mong sao tiết học được rút ngắn lại để nhanh chóng đến giờ nghỉ, lập tức trở về phòng chui vào chăn ấm. Lần này thầy cũng cho học liền hai tiết, tan học sớm hơn mười phút.
Chỉ còn chưa đến một tháng nữa là đến kỳ nghỉ đông. Rất nhiều môn học tự chọn đều chuẩn bị thi hết kỳ, môn tiếng Nga cũng thế. Cho nên, sau khi giảng xong, thầy bảo tôi tan học đến phòng làm việc của thầy để lấy tài liệu ôn tập, rồi hỏi xem bạn nào cần thì photo ra.
Thầy nói: “Tài liệu này có chứa tám mươi phần trăm nội dung thi, bảo các bạn cố gắng ôn tập.”
Tôi mở to mắt: “Hai tờ giấy này là được tám mươi điểm rồi sao?”
Thầy mỉm cười gật đầu.
Tôi vui mừng nói ào ào: “Thầy vạn tuế!”
“Em đừng có thu nhỏ, mang vào phòng thi đấy.” Thầy bổ sung.
“... Sao lại làm thế ạ?” Tôi ngượng nghịu cúi đầu, người này đúng là toàn nhắc những chuyện không nên nhắc.
Lúc này, người đi lại rất ít.
Tôi và thầy cùng xuống tầng một, đúng lúc gặp một người bạn học, hình như bạn ấy để quên gì đó trong lớp nên quay lại lấy. Nhìn thấy Mộ Thừa Hòa, bạn đó gật đầu chào rồi vội vã đi lên.
Tuyết vẫn đang rơi, tôi bật ô, do dự không biết có nên đi chung với thầy không.
Chính lúc này, ở đúng chỗ rẽ có một chiếc xe đi qua. Thầy túm lấy cánh tay tôi, kéo sượt một cái trở về đường đi bộ, cùng lúc chiếc ô đã bật lên rạch qua mặt thầy. Thầy khựng lại, chớp chớp mắt, thần sắc có chút kỳ lạ.
“Thầy có sao không? Vào mắt hả thầy?” Tôi căng thẳng hỏi.
Thầy cúi thấp đầu, lấy ngón tay dụi mắt, sau đó ngước lên nhìn tôi, lại chớp mắt: “Hình như kính sát tròng bị rơi mất rồi.”
“Hả?” Tôi nói. “Thầy đừng dụi nữa, để em xem.”
Sau đó tôi gập ô lại, kiễng chân lên nhìn vào con mắt bị thầy dụi đỏ cả lên.
“Bên kia thì thế nào ạ?”
“Vẫn còn.” Thầy nói.
“Thầy đừng cử động nữa, cầm đồ giúp em.” Tôi nói xong thì chẳng cần suy nghĩ, đưa ô và cặp cho thầy, cúi xuống bật điện thoại, muốn nhờ ánh sáng yếu ớt của chiếc điện thoại để tìm lại miếng kính bị rơi đó.
“Bỏ đi.” Thầy nói. “Khó tìm lắm.”
“Đừng xem thường em, em có hỏa nhãn kim tinh đấy! Trước đây cặp tóc của em bị rơi xuống đất, em tìm là thấy liền...” Tôi chưa nói xong thì đã ngồi xổm xuống đất, tháo găng tay, thận trọng mò tìm trên tuyết.
Tôi không dám nhấc chân lên, sợ vật thể nhỏ bé đó sẽ bị mình giẫm phải.
Những bông hoa tuyết vẫn bay bay, rơi trên tóc tôi, rơi trên vai tôi rồi đột nhiên ngừng lại, trong tích tắc chẳng thấy bông tuyết nào rơi nữa.
Tôi ngẩng lên, nhìn thấy Mộ Thừa Hòa đã bật ô che cho tôi. Tôi cười với thầy, rồi tiếp tục tìm.
“Mắt thầy bị cận bao nhiêu độ ạ?” Tôi vừa tìm vừa hỏi.
“Mắt trái sáu độ, mắt phải năm độ rưỡi.”
“Cận nặng quá, hai mắt của em chỉ có 0,5 độ thôi. Ngưỡng mộ chưa?”
“Ừm, ngưỡng mộ thật!” Thầy rất biết cách phối hợp.
Sau đó, tôi đứng dậy, nhặt miếng kính áp tròng nhỏ xíu trong suốt đó đưa cho thầy, cười hì hì nói: “Thầy xem, chẳng phải là đã tìm được hay sao?”
Tuy năm ngón tay đều đỏ ửng vì lạnh nhưng tôi hoàn toàn không quan tâm đến chúng, còn cố ý thể hiện nét mặt đắc ý của một kẻ chiến thắng.
Thầy có chút hoảng hốt, cúi nhìn tay tôi, rồi ánh mắt từ từ dịch chuyển lên phía trên, điểm dừng lại cuối cùng chính là gương mặt tôi, bất giác bật cười: “Em đúng là một đứa trẻ.” Khi nói những lời này, ánh mắt của thầy dịu dàng hơn, dường như trong đêm đông lạnh giá, tôi cảm thấy có chút ấm áp xuyên qua cả tuyết lạnh.
Tôi bĩu môi phản đối: “Em không phải trẻ con, em hai mươi mốt tuổi rồi!”
Tôi có cảm giác rất kỳ quặc, trước đây cứ mãi hy vọng mình đừng bao giờ trưởng thành, nhưng khi Mộ Thừa Hòa nói tôi thật trẻ con thêm một lần nữa, tôi lại có cảm giác ngược lại, tôi muốn nhanh chóng xếp mình vào danh sách những người đã thành niên.
Hôm sau, tôi ngồi trong phòng vệ sinh, vừa định bấm nút xả nước thì nghe thấy bên ngoài có người vừa rửa tay vừa nói: “Con bé Tiết Đồng lớp cậu...”
Tôi khựng lại.
“Làm sao?” Nữ sinh B hỏi.
“Mình và cô ta học chung lớp tiếng Nga, thấy cô ta và thầy dạy tiếng Nga cùng đi xuống, nhìn rất là... gì gì nhé! Mình đã thấy mấy lần rồi.” Nữ sinh A nói.
“Bạn ấy à...” Nữ sinh B nói lấp lửng.
“Nghe nói học kỳ sau thư ký Ngô còn cho cô ta ở lại trường thực tập nữa, thật đúng là làm người khác có chút ganh tị.”
Vì năm tư phải thi Anh văn cấp tám nên trường chúng tôi đã đẩy thời gian thực tập từ năm tư lên học kỳ hai năm ba, và vì thế, mọi người đều đang cố gắng tìm một chỗ thực tập tốt.
“Chuyện bình thường thôi. Rất nhiều giảng viên quý bạn ấy, nên việc bạn ấy ở lại trường thực tập là chuyện đương nhiên.”
“Tại sao?”
“Thôi đi, nói chuyện người khác ở sau lưng cũng không tốt. Dù gì bạn ấy cũng không đáng ghét.”
Nữ sinh A càng tò mò hơn: “Nói đi mà, chẳng lẽ nhà cô ta có người chống lưng sao?”
“Không phải như vậy.”
“Thế thì tại sao?”
“Chắc vì bố của bạn ấy.”
“Bố?”
Nghe người khác nói đến bố tôi, tôi xối nước, mở cửa bước ra. Họ nhìn thấy tôi thì ngớ cả người. Tôi rất bình tĩnh đi tới trước gương rửa tay, sau đó nói: “Bố tôi không phải là nhân vật to lớn gì, chỉ là một tài xế taxi, sau đó đã ra đi trong một lần làm việc nghĩa.”
Tôi khóa vòi nước, không tìm được chỗ lau tay, bèn lau lau lên quần jean rồi rời khỏi đó.
Năm tôi học lớp mười hai, bố đã qua đời.
Nghe mọi người kể lại, sau khi cướp vàng, từ tiệm vàng đi ra, bọn cướp đã đổi xe và lên xe của bố, chúng cầm dao ép bố chở chúng ra khỏi thành phố A. Lúc đó, bố tôi nói dối chúng là đi đường khác cho gần, nhưng kỳ thực bố đã đi đường vòng chở chúng đến đồn cảnh sát. Bố tôi vừa nhìn thấy xe cảnh sát ở bên ngoài liền gọi to, tên cướp ngồi trên xe đã đâm bố tôi.
Vụ việc đó đã được chương trình Tin tức hiện trường của đài truyền hình tỉnh năm ấy phát đi phát lại, cùng với lời trần thuật đẫm nước mắt của viên cảnh sát trực hôm đó, ngoài ra trên xe và dưới đất còn có những vũng máu nhói mắt, nhìn thấy mà đau lòng.
Sau đó, rất nhiều lãnh đạo đã đến nhà thăm chúng tôi. Hài cốt của bố được đặt trong nghĩa trang liệt sĩ của thành phố, bố tôi trở thành liệt sĩ.
Lúc ấy, tôi không thể nào chấp nhận được sự thật này.
Bố tôi dáng người mập mạp, ông góp vốn với bạn bè để trở thành tài xế taxi, vì ngày nào cũng phải nấu cơm cho tôi và mẹ nên bố toàn chạy ca đêm, buổi sáng chỉ ngủ một lát rồi thức dậy nấu cơm. Tính bố rất ôn hòa nhưng không thể chịu được nếu nhìn thấy người khác bắt nạt tôi. Bố là người rất nhát gan, ngay cả tầng trên tầng dưới có đôi chút xích mích với nhau, bố cũng không muốn tranh chấp để không đắc tội người khác, còn suốt ngày cười hì hì làm người giải hòa, hoàn toàn trái ngược với cá tính mạnh mẽ, nghiêm khắc của mẹ. Thật sự rất khó tưởng tượng, một ngày nào đó bố trở thành anh hùng chống lại những tên cướp lưu manh, vô lại.
Khi thông tin bố cấp cứu trong bệnh viện nhưng kết quả không như mong đợi nên đã ra đi truyền đến tai ông nội, bệnh tim của ông đột phát, từ đó trở đi đành phải sống cuộc đời thực vật.
Trong cùng một ngày, hai người yêu thương tôi nhất trên đời này mãi mãi không thể cười với tôi được nữa.
Lúc ấy, bà nội chỉ vào mẹ mà mắng: “Cũng tại người đàn bà như cô hại tôi nhà tan cửa nát, cô là đồ Sao Chổi, làm dâu nhà tôi hai mươi năm, không sinh được cháu trai mà bây giờ còn cướp mất mạng của con trai tôi. Cô cảm thấy cô là cảnh sát, cô là anh hùng, cô cái gì cũng giỏi hơn nó chứ gì? Cô lúc nào cũng xem thường nó, chỉ biết nói con tôi vô dụng, không phải đàn ông. Nếu không phải cô suốt ngày đả kích nó, nó sẽ làm chuyện khờ dại như vậy sao?”
3
Buổi sáng thức dậy, Bạch Lâm khều khều tôi: “Tối qua mơ thấy gì vậy? Nửa đêm mình thấy cậu nói mơ ú a ú ớ.”
“Vậy à?” Tôi rửa mặt.
“Thật đấy. Chắc chắn không phải đang học thuộc lòng từ vựng.” Cô ấy nói nghiêm túc.
Năm thứ hai, kỳ thi Anh văn cấp bốn đã từng khiến chúng tôi như phát điên. Những lúc phải chịu áp lực quá lớn tôi thường hay nói mơ trong khi ngủ, và nội dung toàn là từ vựng tôi đã học hôm đó...
“Không phải là cậu mơ mà khóc đấy chứ?”
Tôi nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ nghiêm túc: “Hình như mơ thấy cậu và Lý sư huynh cưới nhau, sau đó cậu cứ nằng nặc nhét hoa vào tay mình.”
Bạch Lâm lườm tôi một cái, giận đùng đùng nói: “Cậu muốn ăn đòn phải không?”
Ngày thi cận kề, sinh viên tự học trong thư viện ngày càng nhiều, đâu đâu cũng thấy không khí rất khẩn trương. Tôi mới xem được vài trang bài đọc đã thấy buồn ngủ, bèn lấy sổ nhật ký ra viết.
Trước đây, tôi luôn cảm thấy trên thế giới này, tôi chắc chắn sẽ khác người, tôi có năng lực mà người khác không có. Ví dụ, tôi sẽ thông minh hơn người khác, có thể là thiên phú đặc biệt trong phương diện nào đó mà chỉ là chưa phát hiện ra, có thể là trách nhiệm cứu vớt vận mệnh của trái đất, thậm chí tôi còn cho rằng không chừng một ngày nào đó mình sẽ giống nhân vật trong Truyện cô tiên Kaguya[24], được sinh vật ngoài hành tinh nhắm trúng.
[24] Truyện cô tiên Kaguya: thủy tổ của tiểu thuyết Nhận Bản. Không rõ ai là tác giả và ra đời lúc nào, nhưng có thể truyện này đã được một ông quan hay tăng nhân giỏi chữ Hán viết cuối thế kỷ thứ IX.
Tất cả những suy nghĩ kỳ quái ấy đều khiến tôi luôn nghĩ rằng mình thực sự không giống những người xung quanh, mãi cho đến khi tôi gặp Mộ Thừa Hòa.
Sự xuất hiện của thầy khiến tôi nhận ra rằng, thì ra tôi cũng chỉ là một người bình thường, và thầy mới là duy nhất.
Nhân sinh quan và giá trị quan của tôi từ đó tan thành mây khói.
Nghe nói, nếu như cái chúng ta nhìn thấy là một chiếc xe thì những người có chỉ số IQ cao sẽ nhìn thấy nguyên lý vận hành của máy phát động cơ bên trong. Cho nên tôi nghĩ, khi tôi nói chuyện với thầy, có khi nào thầy đang tính phân tử nước bắn ra từ miệng tôi với vận tốc bao nhiêu và trong khoảng thời gian bao lâu thì bay đến mặt thầy không nhỉ?
Haizz... Tự nhiên lại nghĩ đến Mộ Thừa Hòa rồi.
Tôi lấy điện thoại ra, suy nghĩ nửa ngày trời cũng không kiếm được cái cớ nào để nhắn tin cho thầy.
Bạch Lâm nhìn tôi, rồi nói một cách thần bí: “Ranh con này biết yêu rồi đấy.”
“Hừ... Hừ!”
Trước hai tiết học tiếng Nga cuối cùng của học kỳ, Trần Đình và Mộ Thừa Hòa đã cùng nhau xuất hiện ở giảng đường số bốn.
Tôi và Bạch Lâm trông thấy họ, có chút kinh ngạc, rồi cùng nhau hỏi: “Thầy Trần, thầy về rồi à?”
“Ừm.” Trần Đình dịu dàng cười nói: “Hai em không chọc phá thầy Mộ chứ?”
Tôi lén nhìn Mộ Thừa Hòa, chột dạ nói: “Làm sao dám ạ, thầy Mộ khó tính hơn thầy nhiều!”
Cuối cùng, người vào lớp dạy hai tiết cuối vẫn là Mộ Thừa Hòa.
Thầy bước lên bục, dặn dò những điều cần lưu ý cho kỳ thi rồi nói: “Đây là buổi cuối cùng tôi dạy các em.”
Mọi người đều sững sờ, sau đó mới hiểu ra thầy không phải chỉ muốn nói tới kỳ nghỉ nghỉ đông, mà là sẽ không dạy thay nữa, lớp học bắt đầu rì rầm.
Đồng hương của Tiểu Bạch kéo tay áo của Bạch Lâm, lau nước mắt.
Bạch Lâm không khách khí nói: “Đau lòng gì chứ? Còn thầy Trần Đình mà. Chẳng phải lúc trước cậu rất thích Trần Đình sao?”
Đồng hương Tiểu Bạch ủ ê: “Nhưng từ lúc nhìn thấy Thừa Hòa của chúng ta, mình đã không còn hứng thú với thầy Trần của mấy cậu nữa. Chả trách Khổng Tử nói: từ xa xỉ trở về tiết kiệm là rất khó. Hóa ra là như thế này đây.”
“Nói mò à?” Bạch Lâm khinh bỉ. “Cậu tưởng tôi học ở Học viện Ngoại ngữ thì không học Văn học sao, câu này rõ ràng là danh ngôn của Âu Dương Tu[25].”
[25] Âu Dương Tu (1007 - 1072) có tên tự là Vĩnh Thúc, hiệu “Tuý Ông”, là nhà thơ thời Tống ở Trung Quốc.
“Khổng Tử!”
“Âu Dương Tu!”
Hai người cứ cãi nhau, không ai nhường ai.
Tôi xoa trán: “Không phải của Khổng Tử cũng không phải của Âu Dương Tu, mà là của Tư Mã Quang. Hai cậu sau này ra đường hãy cố gắng đừng nói gì, như vậy người ta sẽ không biết mình không có văn hóa.”
Giờ giải lao, Mộ Thừa Hòa về văn phòng, tôi mang tài liệu lần trước trả cho thầy. Đi tới cửa phòng, đúng lúc nghe thấy tiếng của Trần Đình, hóa ra thầy cũng chưa đi.
Tôi khẽ mỉm cười, định đi vào, nhưng lại nghe họ nhắc đến tên tôi. Tai của tôi trời sinh đã thính, tôi bèn hiếu kỳ, dừng bước.
“Cô bé đó khá thú vị.” Đây là tiếng của Mộ Thừa Hòa.
“Nhà cô bé như vậy, lúc đi tôi cũng lo lắng lắm. Chỉ sợ không có mặt ở đây khi cô bé gặp khó khăn, trong nhà lại không có người lớn.” Trần Đình nói.
“Thật ra, cô nhóc ấy kiên cường hơn chúng ta tưởng rất nhiều.” Mộ Thừa Hòa nói.
Trên hành lang, bất ngờ có một cơn gió lạnh thổi tới, làm cho tóc mái trên trán của tôi bay lòa xòa. Cùng lúc ấy, trái tim tôi cũng có chút rối loạn. Hóa ra, Mộ Thừa Hòa biết hết. Tất cả chỉ là chúng tôi đã hiểu lầm.
Ngay từ đầu thầy đối xử đặc biệt với tôi, thì ra chỉ là thay Trần Đình chăm sóc tôi mà thôi, không giống như tôi, Bạch Lâm và những người khác đã tưởng.
Tay tôi bất lực buông thõng, trong lòng có chút khó chịu.
Hóa ra, chỉ là tự mình đa tình thôi.
Một người xuất sắc như thế làm sao có thể động lòng với một “đứa trẻ” miệng còn hơi sữa chứ? Tôi nhấc khóe miệng lên tự trào, nụ cười méo xệch.
Bọn họ lại nói thêm một vài câu nữa, đại khái có liên quan đến tôi.
Nhưng tôi không còn tâm trí để tiếp tục nghe nữa, tôi quay người, khẽ dựa vào tường, toàn thân như không còn sức lực, năm ngón tay buông lỏng, hai tờ tài liệu rơi xuống đất.
Đề cương Mộ Thừa Hòa đưa cho tôi đa phần là in ra, nhưng trong đó có vài điểm trọng tâm được chính thầy viết ghi chú, bản gốc đã bị tôi ích kỷ giữ lại rồi, bây giờ tôi trả cho thầy cũng là bản photo. Nếu thầy có hỏi, tôi cũng nghĩ sẵn câu trả lời rồi, cứ nói đã bất cẩn làm mất, thầy cũng chẳng để ý.
Thầy chỉ gửi cho tôi hai tin nhắn, được tôi lưu trong điện thoại. Tin nhắn đầu tiên là: “Không có gì.” Tin nhắn thứ hai là: “Không thành vấn đề.”
Lần trước đi nghe buổi tọa đàm, tài liệu buổi diễn giảng hôm đó tôi cũng kẹp vào nhật ký.
Ngoài ra còn gì nữa nhỉ? Hết rồi.
Tôi từ từ ngồi xuống, nhặt tờ giấy lên. Ánh đèn trong phòng cơ hồ rọi đến tay tôi, tôi nhanh chóng nhặt lên rồi rút tay lại.
Sau đó, tôi nghe thấy Trần Đình nói một câu .
Vì trước câu nói đó thầy đã ngừng lại rất lâu, do đó dù không hề cố tình, tôi vẫn nghe thấy rõ ràng.
Trần Đình nói: “Giữa cậu và Tiết Đồng có gì sao?”
Trần Đình có chút ngập ngừng rồi lại nói: “Thừa Hòa, đừng vì một vài điểm giống nhau nào đó về gia đình mà cậu lại dành cho cô bé hết tình cảm cậu không nhận được lúc nhỏ.”