Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ký ức độc quyền - Chương 04 - Phần 2
Thứ Sáu, lại nhận được điện thoại của Bành Vũ, nó nói: “Cô Tiết, ngày mai Bảo tàng Khoa học Kỹ thuật có mở cuộc triển lãm mô hình máy bay lớn lắm, em có vài vé nên muốn mời cô đi cùng.”
“Ồ! Em không học sao?” Lại bớt thu nhập rồi.
“Chủ nhật học, được không ạ?”
“Được.”
“Cô có thể cho em xin số điện thoại của thầy Mộ không?”
“Mộ Thừa Hòa? Tìm thầy làm gì?”
“Hình như thầy cũng rất thích mô hình máy bay, em muốn mời thầy đi cùng, cũng là để cám ơn thầy lần trước mời chúng ta ăn trưa.”
Tôi “ừ” một tiếng, suy nghĩ một lúc lại hỏi: “Lúc nãy em nói đi xem cái gì?”
“Mô hình máy bay.”
“Mô hình thì có gì hay mà xem chứ.” Tôi cảm thấy nhiều lúc hứng thú của phái nam thật là kỳ quặc.
Cũng chẳng biết là Mộ Thừa Hòa quá rảnh rỗi, hay rất có thiện cảm với cậu nhóc Bành Vũ này, hoặc cũng có thể lão thật sự có hứng thú với trò này, tóm lại, lão nhận được điện thoại thì vui vẻ nhận lời ngay.
Lão quàng một chiếc khăn choàng màu nâu đậm, có mặt đúng giờ ngay trước cửa Bảo tàng Khoa học Kỹ thuật, nhập nhóm với chúng tôi.
Quả nhiên nơi đây đang có chương trình triển lãm, hình như là một trong các hoạt động trong tháng về hàng không của Nga do chính phủ tổ chức.
Mô hình máy bay từ trước đến nay của Nga chỉ hướng đến đối tượng thanh thiếu niên có sở thích về mô hình máy bay, tiếp theo còn có lễ biểu dương phi hành gia và giao lưu học thuật.
Lúc tôi học trung học, viện bảo tàng tỉnh này còn rất cũ, nghe nói sau khi tu sửa lại thì có thêm rất nhiều thứ thú vị. Ở bảo tàng, có mô phỏng tái hiện lại mô hình số liệu về kỷ Jura và kỷ Creta[20]. Sảnh hàng không bấy lâu vẫn để trống, không ngờ hôm nay lại đột nhiên có thêm nhiều mô hình máy bay đến vậy.
[20] Kỷ Jura là một kỷ trong niên đại địa chất kéo dài từ khoảng 200 triệu năm trước. Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145,5 ± 4,0 triệu năm trước.
Người đến tham quan phần lớn đều là con trai và phụ huynh đi theo.
Mô hình nơi đây được phân thành năm loại lớn: máy báy chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay vận chuyển, máy bay trực thăng và các loại máy bay khác. Phía trước mỗi mô hình đều có biển chỉ rõ kiểu loại.
Bành Vũ lấy ra một quyển sổ nhỏ, vừa xem vừa ghi chép. Tôi đoán, chắc là nó định về trường khoe khoang với bạn bè đây mà.
Đứng trước các dãy mô hình giống y như thật này, tôi hoàn toàn không thấy chút hứng thú nào.
Với tôi, máy bay chỉ có hai loại, một loại có cánh quạt quay vòng gọi là máy bay trực thăng, một loại không có cánh quạt mà có hai cái cánh thật to gọi là máy bay. Cái có hai cánh ở trong kia, màu trắng là máy bay chở khách, còn cái màu xám xịt là máy bay chiến đấu sao?
Với kiến thức nông cạn như thế, tôi thật không dám tùy tiện phát ngôn ở nơi này, kẻo bị người khác khinh thường.
Trong lúc tâm trạng đang chán ngán, tôi liếc thấy trên máy bay có ghi: Su - 27, Su - 47, Su - 30, tôi hỏi rất tự nhiên: “Su? Không lẽ có nghĩa là Liên Xô?”
Thật không ngờ đáp lại câu hỏi của tôi là tiếng cười giễu cợt của Bành Vũ, nó chỉ qua chiếc bên cạnh có chữ “An - 22, An - 70” rồi nói: “Su là Liên Xô, vậy chẳng lẽ An là Liên An?”
Tôi chau mày, lườm Bành Vũ một cái: “Cô cứ tưởng nó phải có ý nghĩa gì đó.”
“Thì là loại hình thôi, có thể có ý nghĩa gì chứ?”
Mộ Thừa Hòa bật cười: “Thật ra là có hàm ý đấy. Nhưng chữ “Su” đó không có nghĩa là Liên Xô, mà để chỉ người thiết kế ra nó thuộc công ty sản xuất máy bay Sukhoi (Сухой), tiếng Nga viết tắt là Cy, đọc ra thành “Su”. Bất kể là Liên Xô trước đây, hay là nước Nga bây giờ thì máy bay được làm ra đều sẽ đặt tên theo chữ viết tắt của viện thiết kế. Ví dụ Viện thiết kế Mikoyan sẽ viết tắt là МГ, đọc sẽ giống Miko, máy bay của Viện thiết kế Tupolev làm ra sẽ đánh dấu bằng chữ “Tu”.”
“Có rất nhiều viện thiết kế sao?” Bành Vũ nhìn Mộ Thừa Hòa với ánh mắt sáng long lanh đầy ngưỡng mộ.
“Thời kỳ hưng thịnh nhất của Liên Xô có hơn mười viện thiết kế.”
“Nhiều vậy sao!”
“Cách nghiên cứu của mỗi viện thiết kế thường không giống nhau. Kamov sở trưởng máy bay trực thăng, Miko sở trường máy bay ném bom, Tupolev thì sở trường máy bay vận chuyển.”
Bành Vũ sùng bái đến mức muốn cúi rạp đầu.
“Ngoài chữ cái viết tắt phía trước ra, chữ số Ả Rập phía sau cũng có ý nghĩa. Máy bay chiến đấu sẽ dùng số lẻ, những loại khác như: máy bay vận chuyển, ném bom sẽ dùng số chẵn.”
Tôi nghe Mộ Thừa Hòa nói xong, cảm giác đầu tiên chính là chóng mặt, cảm giác thứ hai chính là cảm thấy thực ra lão là một người còn chưa hết thói trẻ con, nếu không, sao lại có thể nói rành rọt về những mô hình con nít như vậy chứ?
5
Sau đó tôi nhìn thấy một chiếc máy bay trực thăng tròn trùng trục, màu cam đỏ, phía trước ghi МГ - 26, lần này thì tôi không còn lờ mờ nữa, thầm nghĩ cái này chắc chắn là do viện thiết kế Mi gì đó làm ra rồi.
Nghĩ như thế, trong lòng tự nhiên cảm thấy những thứ này cũng hơi thú vị, thế là tự mình đi tìm tiếp những chiếc máy bay có chữ МГ, quả nhiên là máy bay trực thăng chiếm đa số.
Trong lòng mừng thầm, mơ hồ có một cảm giác thành công nào đó.
Tôi vừa định quay lại khoe khoang thì một người bước tới gọi: “Thừa Hòa!” Đó là một vị trung niên nho nhã, đeo thẻ công tác trước ngực.
“Viện trưởng Tần.” Mộ Thừa Hòa bắt tay ông ấy.
Tôi nhìn, cũng may Mộ Thừa Hòa đưa tay phải ra, không thì hai người đụng tay rồi.
“Sao rảnh rỗi đến chỗ tôi chơi vậy?”
Mộ Thừa Hòa nói: “Dắt hai đứa nhỏ đến tham quan.”
Sau đó, họ vừa tới chỗ khác vừa trò chuyện.
Rời khỏi viện bảo tàng, bầu trời đột nhiên âm u, Mộ Thừa Hòa lái xe đưa Bành Vũ về trước.
Lúc quay lại, lão hỏi: “Em đi đâu?”
Tôi cười hì hì: “Sao? Chẳng lẽ thầy lại muốn mời em ăn cơm?”
Lão nhìn tôi một cái qua kính chiếu hậu: “Vậy em muốn ăn gì?”
Thấy lão thành thật như vậy, tôi lại có chút ái ngại, gãi gãi đầu rồi khách khí nói: “Em về trường ăn được rồi ạ!”
Lão ta bật xi-nhan rồi rẽ trái: “Có biết món ăn số một của Nga là gì không?”
“Là gì ạ?” Tôi hỏi.
“Trứng cá muối đen ở biển Caspi[21].” Lão trả lời.
[21] Biển Caspi hay Lý Hải là hồ nước lớn nhất trên thế giới, nằm giữa Nga ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Đông tây giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Vì không thông với đại dương nên đây đúng là một hồ nước tuy mang tên “biển”. Hồ này cũng được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối.
Lão nói thế thì tôi liền nhớ ra: “Trứng cá muối đen à, có phải còn có loại màu đỏ nữa không?”
“Ừm, màu đen là cá tầm, màu đỏ là những loại cá khác.”
“Đắt lắm đúng không?”
“Phải, tên lóng của nó là “vàng đen” mà.”
“Thầy đã ăn chưa? Ngon không?”
Bụng tôi bắt đầu cồn cào.
“Không ngon.” Lúc lão trả lời, chân mày hơi nhíu lại, nét mặt đó trông rất trẻ con. “Nhưng nghe họ nói, uống với rượu Vodka sẽ ngon hơn.”
“Vậy chắc chắn là thầy chưa uống Vodka rồi.” Nói đến Vodka, tôi càng có hứng thú. “Thầy à, thầy cảm thấy uống Vodka có đã không?”
Lão cười: “Không biết.”
“Không biết?”
“Tôi không hợp với rượu mạnh nên chưa từng thử.”
Nghe lão nói thế, tôi khẽ thở dài. Hơn nữa, con sâu rượu và con sâu ăn trong bụng tôi có vẻ hồi tỉnh rồi.
Lương tâm của tôi quyết định nghe theo bao tử, liền đổi ý nói: “Thầy muốn mời em ăn gì? Trứng cá muối đen à?”
“Vậy thì tôi không mời nổi.” Khóe môi lão cong lên, khẽ cười.
Cuối cùng Mộ Thừa Hòa đưa tôi đến một quán ăn chuyên về các món rau Hồ Nam, ăn một bữa thỏa thích.
Lúc bước ra khỏi quán, tôi chợt phát hiện tuyết rơi rất nhiều.
Trận tuyết đầu tiên của năm rơi xuống mà không có dấu hiệu báo trước. Những bông hoa tuyết nhỏ li ti bỗng trở nên nổi bật dưới ánh sáng màu vàng cam của đèn đường vừa được bật lên, có thể nhìn thấy rất rõ ràng.
Tôi đưa hai tay lên xoa xoa vào nhau rồi hà ra một làn hơi ấm.
Mộ Thừa Hòa đi lấy xe, lão bước vài bước rồi quay trở lại, đứng ở trước mặt tôi, lấy khăn choàng xuống, quàng vào cổ tôi, nói: “Trời lạnh lắm, đừng để bị ốm.”
Trong giây phút đó, tôi ngẩn người, mãi đến khi lão đi khỏi tôi mới định thần trở lại.
Những năm gần đây, rất ít người quan tâm đến tôi như vậy. Mẹ tôi chỉ biết tôi dạy thêm ở bên ngoài, chưa bao giờ hỏi tôi dạy có khó không, làm thêm có mệt không, thậm chí Tết năm nay tôi cũng đón Tết một mình.
Thầy Trần Đình cũng rất quan tâm đến tôi nhưng cảm giác lại không giống với Mộ Thừa Hòa.
Lão hỏi tôi, cuộc sống có khó khăn không, làm thêm có mệt không. Lão không màng đêm khuya gió rét lái xe đến đón tôi và Bạch Lâm. Và lúc nãy, lão nói với tôi: “Trời lạnh lắm, đừng để bị ốm.”
Tôi cầm khăn choàng, quấn thêm một vòng quanh cổ, cúi xuống, nhẹ nhàng cọ cọ vào chiếc khăn, rất ấm áp, thậm chí trên đó vẫn còn lưu lại hơi ấm của Mộ Thừa Hòa. Mùi gỗ thông vấn vít bên mũi, nhẹ nhàng thoang thoảng.
Chiếc CR-V màu bạc hướng về phía tôi, ấn còi, tôi cười ngô nghê, thoăn thoắt chạy về phía đó. Nước tuyết tan làm mặt đất thêm ẩm ướt, tôi nhất thời bất cẩn, trượt chân một cái, oạch, thế là ngã sấp xuống.
Tôi cắn răng, ê ẩm bò dậy, nhìn lão cười hì hì.
Về đến phòng ký túc xá, Bạch Lâm quan sát tôi một lúc, không kìm được hỏi: “Gì vậy? Đi xem mô hình máy bay về thành kẻ ngơ ngẩn rồi sao? Chuyện gì mà vui quá vậy?”
Cô ấy đi quanh tôi một vòng: “Chẳng lẽ gặp được phú ông tặng một chiếc phi cơ riêng hay sao?”
“Đi, đi, đi!”
Trước khi đèn tắt, dưới sự tra hỏi dồn dập của Bạch Lâm, cuối cùng tôi cũng kể cho họ nghe chuyện đã diễn ra với Mộ Thừa Hòa.
Triệu Hiểu Đường nói trúng tim đen: “Chắc chắn là thầy ấy có ý với cậu.”
Bạch Lâm phụ họa theo: “Còn là tiếng sét ái tình nữa.”
Tống Kỳ Kỳ thì bĩnh tĩnh hơn: “Chắc không phải đâu. Chuyện này không thể nói đùa được.”
Bạch Lâm nói: “Sao lại không phải chứ? Nếu không phải thì quan tâm đến Tiểu Đồng như vậy làm gì? Mộ Thừa Hòa luôn đối xử với Tiểu Đồng rất đặc biệt. Có lần trong văn phòng, họ...” Nói đến đây, cô ấy liền dừng lại.
“Họ?” Triệu Hiểu Đường lâu nay vốn là đứa nhạy cảm lập tức dỏng tai lên, hỏi.
Bạch Lâm nói: “Họ... ở trong văn phòng, mặt đối mặt.” Vẻ mặt của cô ấy có vẻ rất kiềm chế.
“Lần đó lão ta chỉ dạy tớ cách phát âm thôi!” Tôi giả vờ giận dữ.
Triệu Hiểu Đường đập bàn nói: “Tiểu Đồng, chuyện này được! Thân phận không phải vấn đề, tuổi tác không phải khoảng cách.”
6
Ban đêm, tôi thức dậy đi vệ sinh. Bước ra lan can, nhìn ra ngoài trời thấy những bông tuyết vừa bay xuống vừa lớn dần, phủ thành những lớp sáng bạc mỏng mảnh trên cành cây.
Lúc nãy bị bọn chúng cổ động như thế, bây giờ tôi thật sự là có hơi, có hơi...
Trở về giường nằm, tất cả những sự việc đã diễn ra trong hơn một tháng qua giờ đây như những thước phim hiện lên trong đầu tôi, càng khiến tôi không thể nào chợp mắt.
Tôi lấy chiếc điện thoại dưới gối ra, nhìn giờ, rồi không kìm lòng được, mở chức năng soạn tin nhắn, nhập vào ba chữ: “Thưa thầy Mộ”. Nhưng sau đó nói gì nữa? Tôi nghĩ một hồi, lại xóa ba chữ đó đi, sửa thành: “Anh”.
Nhưng “anh” rồi gì nữa?
Lại xóa.
“Cảm ơn thầy mời em ăn cơm.”
Soạn xong, tôi kiểm tra đi kiểm tra lại, cuối cùng vẫn thay chữ “thầy” bằng “anh”, sau khi xác định câu nói không có hàm ý gì mập mờ, tôi gửi đi. Lúc đó đã là một giờ khuya.
Không ngờ chỉ trong một, hai phút, lão đã trả lời tôi. Chỉ ba chữ đơn giản “Không có gì”.
Thì ra, lão cũng chưa ngủ.
Tôi lại nhắn tiếp: “Em còn muốn được mời uống Vodka.”
Lần này lão trả lời còn nhanh hơn lần trước: “Không thành vấn đề.”
Tôi rất muốn tiếp tục đề tài này nhưng lại sợ lão đang làm việc, hoặc đang chuẩn bị nghỉ ngơi, hoặc... Có lẽ tôi nên dừng lại đúng lúc.
Thế là, tôi tắt điện thoại, cố gắng ngủ.
Tôi thấp thỏm chờ đợi tiết học tiếng Nga vào thứ Hai.
Trước khi vào lớp, tôi gấp chiếc khăn choàng thật gọn gàng vuông vắn rồi để vào một túi giấy, mang đến giảng đường.
Lão có mặt đúng giờ, trên cổ là chiếc khăn choàng màu tro đậm.
Tiết đầu hôm nay là học bài khóa. Trước khi dịch, Mộ Thừa Hòa đọc một lần bài học. Lão vừa đọc vừa cầm sách từ từ đi xuống dưới lớp. Khi đọc tiếng Nga, giọng lão sẽ thấp hơn lúc nói chuyện bình thường một chút, chầm chậm và êm dịu, chứ không phải kiểu lên bổng xuống trầm giống như ngâm thơ. Âm bật hơi, âm uốn lưỡi được phát ra một cách rất tự nhiên, thật dễ nghe, chả trách trước đây lão có yêu cầu cao với tôi như vậy.
Lúc trước, nghe người ta nói tiếng Nga và tiếng Đức rất giống nhau, vì khi nghe đều không có cảm giác êm ái, nhẹ nhàng như tiếng Pháp.
Nhưng bây giờ tôi cảm thấy hai ngôn ngữ này đều rất phù hợp với giọng nam. Khi âm xát được phát qua cổ họng, người nghe có một cảm giác vững vàng và đôn hậu.
Tôi nhắm mắt, cơ hồ đắm chìm trong tiếng ngôn ngữ nước ngoài này.
Lần đầu tiên vào lớp, lão nói lão từng sống ở Nga bảy, tám năm. Nhưng mà du học lâu như vậy sao?
Lão tay phải cầm sách, tay trái để trong túi quần, bờ môi mỏng khép mở đọc bài, chân bước chầm chậm. Đi đến bàn của tôi, lão rút tay trái ra, khẽ gõ gõ lên bàn, nhắc nhở tôi, sau đó tiếp tục đi ra phía sau.
Lúc này tôi mới biết Bạch Lâm và các bạn khác đều đã lật sang trang mới rồi, chỉ có tôi vẫn còn ngồi nhìn trang cũ. Xấu hổ quá, tôi vội vàng lật sang trang kế tiếp.
Chiều thứ Ba, tôi không có tiết.
Vừa đúng lúc Lý sư huynh của Bạch Lâm tổ chức sinh nhật nên mời chúng tôi đến một quán lẩu nổi tiếng ở gần trụ sở chính của trường. Sư huynh rất tốt với Bạch Lâm, nhưng Bạch Lâm giống như quả đỗ xanh vậy, kiểu nào cũng không chịu.
Hôm nay, nếu tôi không đi thì Bạch Lâm cũng nhất định không chịu đi. Từ đó có thể thấy, tuy tôi chỉ là một cái đèn, nhưng lại là cái đèn tốt bụng thắp sáng cho cuộc sống của người khác.
Quán lẩu rất náo nhiệt, đặc biệt là trong giai đoạn tuyết rơi thế này, ăn lẩu là một việc được ưu ái nhất.
Ăn uống no nê, bụng căng tròn, ba người chúng tôi định đi dạo quanh khuôn viên của trụ sở chính trong gió rét cắt da cắt thịt.
Đi tới cổng trường, tôi mới biết hóa ra trong tháng hàng không Nga lần trước, trường chúng tôi cũng có chương trình hưởng ứng. Tại cửa phía đông - nơi đông vui nhất của trường - có treo băng rôn rất to với dòng chữ đỏ: “Nhiệt liệt hoan nghênh chuyên gia hàng không đến trường chúng ta chỉ đạo học thuật”, sau đó còn có dòng dịch sang tiếng Anh và tiếng Nga.
Cửa Đông có một bảng thông báo, trên đó thường đăng đủ loại các tin tức học thuật.
Lúc này, bên trong tấm kính ấy, có một thông báo tọa đàm rất lớn.
“Buổi giao lưu học thuật tháng hàng không - Chuyên đề bàn về thiết kế tối ưu hóa tính đàn hồi khí động trong đuôi cánh hình chữ T.”
Có một dòng chữ ngắt xuống bên dưới.
“Người giảng bài: Mộ Thừa Hòa.”
“Mộ Thừa Hòa?” Hai chúng tôi nhìn nhau, cùng kêu lên kinh ngạc, sau đó cố dán mắt vào tấm kính như muốn tìm ra một chút manh mối.
“Hai em cũng biết thầy Mộ?” Lý sư huynh của khoa Vật lý nói xen vào.
“Thầy dạy thay môn tiếng Nga của chúng em cũng tên như thế.” Bạch Lâm khôi phục thần trí sớm hơn tôi một chút, nói với Lý sư huynh.
“Ồ! Vậy thì trùng hợp thật, không sai một chữ nào sao?”
“Phải.” Tôi gật đầu.
Tôi nhớ Mộ Thừa Hòa từng viết tên mình lên bảng khi tự giới thiệu, không thể nhầm được.
“Chẳng lẽ trường chúng ta có hai giảng viên cùng tên cùng họ?” Lý sư huynh chỉnh lại cặp kính dày.
“Dáng người cao cỡ này...” Bạch Lâm đưa tay lên làm dấu. “Gương mặt...”
Đến lúc miêu tả gương mặt, Bạch Lâm nhíu mày, có chút ngập ngừng, không biết có phải là đang lùng tìm trong từ điển của cô ấy cái thành ngữ tôi từng nói dùng để hình dung nụ cười rất đẹp hay không.
“Gương mặt thế nào?” Lý sư huynh cũng tò mò truy hỏi.
Bạch Lâm bực bội nói: “Tóm lại là, cao hơn anh, đẹp trai hơn anh, hấp dẫn hơn anh.”
Tôi đoán chắc trái tim của Lý sư huynh bị tổn thương rồi, hơn nữa còn chảy máu ròng ròng.
Tôi nói: “Thầy của chúng em nói thầy từng sống ở Nga rất nhiều năm.”
Lý sư huynh lập tức nói: “Đúng, thầy Mộ từng học đại học ở Nga.”
Tôi không cam tâm, hỏi tiếp: “Mắt mí lót? Da trắng trắng? Lúc cười khóe môi sẽ cong lên? Đi xe CR-V?”
Lý sư huynh nói như đinh đóng cột: “Chúng ta đang miêu tả cùng một người. Thầy là thầy giáo trong Viện nghiên cứu Lực học thể lỏng của trường chúng ta.”
Vừa nghe xong câu kết luận này, tôi lập tức hóa đá.
Đúng là Mộ Thừa Hòa.
Có thể nào chứ?!
“Không phải chứ?” Bạch Lâm cũng gào lên bi thương nhưng hai mắt lại sáng long lanh.
Sau đó, Lý sư huynh kể cho chúng tôi biết về con người khác của Mộ Thừa Hòa.
“Hai em không biết thầy ấy cũng phải thôi. Nghe nói trước đây, rất nhiều báo chí đều có bài viết về thầy, nhưng những năm gần đây thầy rất im hơi lặng tiếng, do đó những người biết về thầy cũng ít đi.
Trước đây, có một bài báo từng viết chỉ số IQ của thầy rất cao. Năm mười bốn tuổi đã học xong chương trình cấp ba, đại khái là vì chế độ giáo dục trong nước còn hạn chế, thầy đã học đại học bên Nga, chuyên ngành Lực thể lỏng, hai mươi mốt tuổi viết luận văn về vận tốc siêu âm thanh và đạt giải Zhukovsky[22], đây là giải thưởng vật lý cao nhất của Nga, hai mươi ba tuổi thầy đã nhận được bằng tiến sĩ Vật lý học. Sau đó, thầy về trường chúng ta, hai năm sau lại quay trở lại Nga một thời gian, hình như Viện nghiên cứu Tupolev mời thầy tham gia hoạt động gì đó.”
[22] Zhukovsky (1847-1921): nhà toán học, vật lý học người Nga. Ông là người đặt nền móng cho ngành khí động học Nga.
Nghe Lý sư huynh kể rất nhiều chuyện, tôi có chút ấn tượng với cái tên Tupolev này, liền hỏi: “Có phải đó là một viện nghiên cứu thiết kế máy bay ở Nga không?”
“Đúng!” Lý sư huynh nói: “Đó là một trong những viện nghiên cứu thiết kế máy bay vận chuyển hàng đầu thế giới.”
“Lực thể lỏng và máy bay thì có quan hệ gì?” Bạch Lâm chớp chớp mắt hỏi.
“Động lực học không khí là một phân nhánh quan trọng trong lực thể lỏng học, ban đầu chính nhờ nghiên cứu động lực học không khí mà đưa được máy bay lên trời. Đấy là chuyên ngành nghiên cứu trọng tâm của thầy Mộ.” Lý sư huynh nói, vẻ mặt vô cùng ngưỡng mộ. “Chuyên đề đuôi cánh T ngày mai thầy trình bày là một vấn đề quan trọng và nan giải trong thiết kế máy bay.”
“Và sau đó?” Tôi hỏi.
“Năm ngoái thầy đã quay về rồi, còn được đặc cách làm giáo sư.”
“Lẽ nào thầy thật sự là... nhà khoa học huyền thoại?” Tim gan tôi run rẩy, đắn đo hỏi lại.
“Thật mà.” Lý sư huynh gật đầu.
7
Thế là, tôi cứ mãi gặm nhấm những lời nói của Lý sư huynh. Xâu chuỗi từng sự việc lại với nhau, mới biết mình sơ ý đến chừng nào.
Lần đầu tiên Mộ Thừa Hòa bảo tôi đến phòng làm việc của lão, lão nói, tôi chưa từng dạy học cho sinh viên chính quy. Lúc ấy, câu nói này được tôi lý giải rằng, lão chưa từng làm giáo viên.
Lần thứ hai Mộ Thừa Hòa đến đón tôi và Bạch Lâm, chú công an đó nói với lão: “Tôi từng thấy thầy trên báo.”
Thậm chí cả khả năng tính nhẩm siêu phàm của lão, vậy mà tôi vẫn không hề hoài nghi. Rồi sau đó, những lời lão nói với tôi và Bành Vũ, viện trưởng viện bảo tàng đó cũng quen biết lão.
Quá nhiều, quá nhiều, quá nhiều những chi tiết như thế đều bị tôi phớt lờ, đúng là quá sơ ý mà.
Trên đường về khu Tây cùng Bạch Lâm, chiếc xe buýt chở chúng tôi dừng lại, quay đầu ở trước cổng, vòng nửa vòng đến bảng thông báo đó rồi lùi lại. Dưới ánh đèn màu vàng cam, từ xa tôi có thể nhìn thấy tên lão ta phía sau tấm kính, rất nổi bật.
Hóa ra lão là một người xuất sắc như vậy, cơ hồ khiến người ta cảm thấy sau lưng lão có một vòng sáng nhạt.
Hôm sau, tôi trốn học nửa buổi, leo lên xe buýt, đến trụ sở chính nghe buổi báo cáo của Mộ Thừa Hòa. Nhưng đến nơi, tôi mới biết không phải ai muốn vào cũng được.
Bạch Lâm gọi cho tôi.
“Thế nào, thế nào?”
“Không vào được.”
“Hả? Không phải chứ?”
“Cho mình số điện thoại của Lý sư huynh đi, không phải hôm qua anh ấy nói sẽ đến nghe sao? Mình cũng nhìn thấy vài người trong khoa của anh ấy rồi.”
“Được!” Bạch Lâm nói.
Không bao lâu sau thì tôi tìm được Lý sư huynh, cũng may một bạn nữ trong lớp anh đã đăng ký tham dự nhưng vì gia đình có chuyện đột xuất không thể đến, tôi mới có thể vào thay vị trí đó.
Vẫn chưa đến giờ, nhưng không khí trong hội trường đã vô cùng nghiêm túc.
Phía sau có đến mấy cái máy quay, nhân viên trên sân khấu đang kiểm tra micro.
Những dãy trên cùng, mỗi vị trí đều có ghi chú họ tên khách mời. Khu vực dành cho sinh viên được sắp xếp ở cuối cùng, khoa nào ngồi đúng vị trí khoa đó, sơ đồ được vẽ rất rõ ràng, còn có người dẫn lối, quả đúng thật là muốn thêm một người cũng không được.
Hội trường dần đông người.
Ngoại trừ năm đó, khi thay mặt bố lên sân khấu nhận phần thưởng, tôi chưa bao giờ tham gia những cuộc hội thảo nào giống thế này, huống chi, còn có nhiều khách nước ngoài đến dự như vậy.
Mỗi vị trí đều có một quyển sổ tay, bên trong là nội dung tóm tắt bài giảng của Mộ Thừa Hòa bằng ba loại ngôn ngữ: Trung - Anh - Nga.
Khi Mộ Thừa Hòa xuất hiện đúng giờ trên sân khấu, mọi người đều đứng dậy vỗ tay. Thầy mặc âu phục màu xanh lam đậm, không giống phong cách thoải mái thường ngày, bước đi đính đạc, sau khi đứng nghiêm thì cúi chào mọi người rồi mới đi tới vị trí diễn thuyết.
Đây là một bài giảng về mức độ phản ứng nhanh của cánh máy bay, từ đầu đến cuối, ngoại trừ chi tiết tôi biết rằng thầy đang nói tiếng Trung Quốc ra, còn lại chẳng hiểu gì cả.
Nhưng tôi không hề thấy buồn ngủ, không biết là vì không khí nơi đây thực sự không thích hợp, hay là vì những chiếc máy quay ở phía sau.
Tôi nhìn Mộ Thừa Hòa từ xa, thầy đứng đó, để tài liệu xuống, mỉm cười điềm đạm chờ người dẫn chương trình tuyên bố bắt đầu đến phần đặt câu hỏi.
Người đặt câu hỏi rất nhiều, không ngừng nghỉ. Sinh viên cũng có, nhà báo cũng có, thầy đều trả lời bằng tiếng Trung, không có trường hợp ngoại lệ.
Một sư huynh nào đó bên khoa Vật lý ngồi phía trước tôi nhận được micro, kích động đứng dậy đặt câu hỏi, ánh nhìn của Mộ Thừa Hòa cũng chuyển qua phía chúng tôi. Sau đó, thầy nhìn thấy tôi, ánh mắt khẽ lướt qua, không hề dừng lại.
Tiết học tiếng Nga lần sau, tôi lại mang theo cái túi đựng chiếc khăn choàng đó.
Lần trước, Bạch Lâm bảo tôi đừng vội trả lại thầy. Cô ấy nói: “Không thể tùy tiện đem trả như vậy, có thế thì khi đến lúc quan trọng mới có cớ tiếp cận.”
Thật không ngờ, cô ấy nói trúng phóc.
Lúc ra về, tôi cố ý lề mề trong phòng học, đợi khi các bạn đã đi ra gần hết mới xuống cầu thang, chờ Mộ Thừa Hòa.
Thầy đi xuống, vừa rẽ qua thì đã trông thấy tôi đang khờ khạo đứng một mình.
“Thưa thầy!” Tôi chủ động gọi. “Khăn choàng của thầy, cảm ơn thầy.”
Thầy nhận lấy, nghĩ gì đó rồi hỏi tôi: “Hôm đó em không có tiết sao? Sao lại đến nghe buổi tọa đàm?”
“Dạ?”
“Thứ Tư, em trốn học đúng không?” Thầy nhắc nhở tôi.
“À dạ... Em muốn chiêm ngưỡng phong thái của thầy thôi. Bọn Bạch Lâm cũng muốn đến, nhưng em cảm thấy nhiều người cùng nghỉ học thì không hay lắm, nên em đã chủ động đứng ra đại diện cho họ.”
Thầy bật cười.
Tôi và thầy cùng đi ra khỏi giảng đường số bốn.
“Thầy Mộ, thầy thật sự là mẫu người mà mọi người nói sao?”
“Người gì?”
“Thiên tài.”
Thầy khẽ cười, không trả lời ngay, một lúc sau mới nói: “Tôi chỉ là người bình thường.”
“Tại sao thầy lại đến khu Tây dạy chúng em môn học này?”
“Thầy Trần của các em có việc, không ai dạy thay, tôi không đồng ý cũng không được. Bình thường Trần Đình vẫn luôn phải tham dự các cuộc họp Đảng, rất bận. Với lại một tuần cũng chỉ có hai tiết, tôi thấy cũng rất có ý nghĩa, thầy chủ nhiệm khoa của em cũng nói thầy ấy không có ý kiến, vậy nên tôi đã nhận dạy thay.”
Thầy chủ nhiệm khoa đương nhiên là không có ý kiến rồi, mời một giáo sư dạy môn Ngoại ngữ 2, lời quá rồi còn gì.
“Thầy và thầy Trần rất thân sao?” Không biết thầy Trần có từng nói gì về tôi với Mộ Thừa Hòa không.
“Ừm. Chúng tôi quen nhau trong Hiệp hội du học sinh Nga, Trần Đình học ở Học viện Ngoại ngữ Pushkin, tôi ở Đại học Moscow, cách nhau không xa lắm, sau này chúng tôi cùng về nước, khá hợp tính nhau.”
Bất giác chúng tôi đã đến chỗ rẽ ở phía dưới của giảng đường số sáu.
“Tại sao thầy lại học về hàng không? Còn đến Đại học Moscow nữa?”
“Vì Zhukovsky.”
“Zhukovsky?”
“Ông ấy là người sáng lập ra Lực học thể lỏng hiện đại, là cha đẻ của ngành hàng không Nga. Từ lúc tốt nghiệp Đại học Moscow cho đến khi qua đời, ông đều dạy học ở đó, vì vậy tôi cũng có ước mơ đó.”
“Ồ!” Tôi gật đầu.
Thầy nói: “Lúc nhỏ tôi có đọc một quyển sách Zhukovsky viết, trong đó có một câu nói rất ấn tượng, chỉ thoáng chốc đã làm tôi đam mê. Lúc ấy tôi nghĩ, tôi cũng phải trở thành một người như vậy.”
“Là câu gì ạ?” Tôi nhìn thầy.
“Ông ấy nói: con người sinh ra vốn không có cánh, dựa trên tỷ lệ trọng lượng và cơ thịt của nhân loại mà nói, loài chim mạnh gấp bảy mươi hai lần loài người.” Mộ Thừa Hòa dừng lại một lúc, rồi nói tiếp: “Nhưng tôi cho rằng, con người dựa vào trí tuệ của mình chứ không phải cơ thịt, rồi nhất định cũng có lúc có thể bay trên trời cao.”
Lời vừa dứt, tôi lập tức im lặng.
Nhưng thầy lại nhìn tôi, cười tinh nghịch.
Tôi nghiêng đầu nhìn mặt thầy, cảm giác về khoảng cách chẳng biết từ đâu bỗng xuất hiện.
Khi thầy nói: “Nhất định có thể bay trên trời cao”, vẻ mặt trầm tĩnh như mặt nước lặng, nhưng đôi mắt màu nhạt ấy lại trong sáng đến kỳ lạ dưới bầu trời đêm.
Màu tóc và màu mắt của Mộ Thừa Hòa đều không đậm, do đó nước da trông trắng hơn.
Ai cũng nói thiên tài thường cô độc, quái gở, nhưng tính tình của Mộ Thừa Hòa lại giống y như tên của mình, một con người đặc biệt thân thiện và dễ thương.
Bạch Lâm thường thuê tiểu thuyết tình yêu trong một hiệu sách bên con phố buôn bán gần trường về đọc, sau một thời gian dài ảnh hưởng từ tiểu thuyết, tôi cũng cảm thấy: người đàn ông có tình cảm chân thành, sâu đậm, hy sinh vì tình yêu, cam tâm từ bỏ tất cả thường rất dễ làm động lòng phái nữ.
Nhưng trong đêm nay, khi nghe những lời nói của Mộ Thừa Hòa, tôi lại cảm thấy, khi một người đàn ông kiên trì với một niềm tin và suốt đời phấn đấu vì nó, cũng sẽ có một sức hút đặc biệt, làm mê hoặc lòng người.
“Ồ! Em không học sao?” Lại bớt thu nhập rồi.
“Chủ nhật học, được không ạ?”
“Được.”
“Cô có thể cho em xin số điện thoại của thầy Mộ không?”
“Mộ Thừa Hòa? Tìm thầy làm gì?”
“Hình như thầy cũng rất thích mô hình máy bay, em muốn mời thầy đi cùng, cũng là để cám ơn thầy lần trước mời chúng ta ăn trưa.”
Tôi “ừ” một tiếng, suy nghĩ một lúc lại hỏi: “Lúc nãy em nói đi xem cái gì?”
“Mô hình máy bay.”
“Mô hình thì có gì hay mà xem chứ.” Tôi cảm thấy nhiều lúc hứng thú của phái nam thật là kỳ quặc.
Cũng chẳng biết là Mộ Thừa Hòa quá rảnh rỗi, hay rất có thiện cảm với cậu nhóc Bành Vũ này, hoặc cũng có thể lão thật sự có hứng thú với trò này, tóm lại, lão nhận được điện thoại thì vui vẻ nhận lời ngay.
Lão quàng một chiếc khăn choàng màu nâu đậm, có mặt đúng giờ ngay trước cửa Bảo tàng Khoa học Kỹ thuật, nhập nhóm với chúng tôi.
Quả nhiên nơi đây đang có chương trình triển lãm, hình như là một trong các hoạt động trong tháng về hàng không của Nga do chính phủ tổ chức.
Mô hình máy bay từ trước đến nay của Nga chỉ hướng đến đối tượng thanh thiếu niên có sở thích về mô hình máy bay, tiếp theo còn có lễ biểu dương phi hành gia và giao lưu học thuật.
Lúc tôi học trung học, viện bảo tàng tỉnh này còn rất cũ, nghe nói sau khi tu sửa lại thì có thêm rất nhiều thứ thú vị. Ở bảo tàng, có mô phỏng tái hiện lại mô hình số liệu về kỷ Jura và kỷ Creta[20]. Sảnh hàng không bấy lâu vẫn để trống, không ngờ hôm nay lại đột nhiên có thêm nhiều mô hình máy bay đến vậy.
[20] Kỷ Jura là một kỷ trong niên đại địa chất kéo dài từ khoảng 200 triệu năm trước. Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145,5 ± 4,0 triệu năm trước.
Người đến tham quan phần lớn đều là con trai và phụ huynh đi theo.
Mô hình nơi đây được phân thành năm loại lớn: máy báy chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay vận chuyển, máy bay trực thăng và các loại máy bay khác. Phía trước mỗi mô hình đều có biển chỉ rõ kiểu loại.
Bành Vũ lấy ra một quyển sổ nhỏ, vừa xem vừa ghi chép. Tôi đoán, chắc là nó định về trường khoe khoang với bạn bè đây mà.
Đứng trước các dãy mô hình giống y như thật này, tôi hoàn toàn không thấy chút hứng thú nào.
Với tôi, máy bay chỉ có hai loại, một loại có cánh quạt quay vòng gọi là máy bay trực thăng, một loại không có cánh quạt mà có hai cái cánh thật to gọi là máy bay. Cái có hai cánh ở trong kia, màu trắng là máy bay chở khách, còn cái màu xám xịt là máy bay chiến đấu sao?
Với kiến thức nông cạn như thế, tôi thật không dám tùy tiện phát ngôn ở nơi này, kẻo bị người khác khinh thường.
Trong lúc tâm trạng đang chán ngán, tôi liếc thấy trên máy bay có ghi: Su - 27, Su - 47, Su - 30, tôi hỏi rất tự nhiên: “Su? Không lẽ có nghĩa là Liên Xô?”
Thật không ngờ đáp lại câu hỏi của tôi là tiếng cười giễu cợt của Bành Vũ, nó chỉ qua chiếc bên cạnh có chữ “An - 22, An - 70” rồi nói: “Su là Liên Xô, vậy chẳng lẽ An là Liên An?”
Tôi chau mày, lườm Bành Vũ một cái: “Cô cứ tưởng nó phải có ý nghĩa gì đó.”
“Thì là loại hình thôi, có thể có ý nghĩa gì chứ?”
Mộ Thừa Hòa bật cười: “Thật ra là có hàm ý đấy. Nhưng chữ “Su” đó không có nghĩa là Liên Xô, mà để chỉ người thiết kế ra nó thuộc công ty sản xuất máy bay Sukhoi (Сухой), tiếng Nga viết tắt là Cy, đọc ra thành “Su”. Bất kể là Liên Xô trước đây, hay là nước Nga bây giờ thì máy bay được làm ra đều sẽ đặt tên theo chữ viết tắt của viện thiết kế. Ví dụ Viện thiết kế Mikoyan sẽ viết tắt là МГ, đọc sẽ giống Miko, máy bay của Viện thiết kế Tupolev làm ra sẽ đánh dấu bằng chữ “Tu”.”
“Có rất nhiều viện thiết kế sao?” Bành Vũ nhìn Mộ Thừa Hòa với ánh mắt sáng long lanh đầy ngưỡng mộ.
“Thời kỳ hưng thịnh nhất của Liên Xô có hơn mười viện thiết kế.”
“Nhiều vậy sao!”
“Cách nghiên cứu của mỗi viện thiết kế thường không giống nhau. Kamov sở trưởng máy bay trực thăng, Miko sở trường máy bay ném bom, Tupolev thì sở trường máy bay vận chuyển.”
Bành Vũ sùng bái đến mức muốn cúi rạp đầu.
“Ngoài chữ cái viết tắt phía trước ra, chữ số Ả Rập phía sau cũng có ý nghĩa. Máy bay chiến đấu sẽ dùng số lẻ, những loại khác như: máy bay vận chuyển, ném bom sẽ dùng số chẵn.”
Tôi nghe Mộ Thừa Hòa nói xong, cảm giác đầu tiên chính là chóng mặt, cảm giác thứ hai chính là cảm thấy thực ra lão là một người còn chưa hết thói trẻ con, nếu không, sao lại có thể nói rành rọt về những mô hình con nít như vậy chứ?
5
Sau đó tôi nhìn thấy một chiếc máy bay trực thăng tròn trùng trục, màu cam đỏ, phía trước ghi МГ - 26, lần này thì tôi không còn lờ mờ nữa, thầm nghĩ cái này chắc chắn là do viện thiết kế Mi gì đó làm ra rồi.
Nghĩ như thế, trong lòng tự nhiên cảm thấy những thứ này cũng hơi thú vị, thế là tự mình đi tìm tiếp những chiếc máy bay có chữ МГ, quả nhiên là máy bay trực thăng chiếm đa số.
Trong lòng mừng thầm, mơ hồ có một cảm giác thành công nào đó.
Tôi vừa định quay lại khoe khoang thì một người bước tới gọi: “Thừa Hòa!” Đó là một vị trung niên nho nhã, đeo thẻ công tác trước ngực.
“Viện trưởng Tần.” Mộ Thừa Hòa bắt tay ông ấy.
Tôi nhìn, cũng may Mộ Thừa Hòa đưa tay phải ra, không thì hai người đụng tay rồi.
“Sao rảnh rỗi đến chỗ tôi chơi vậy?”
Mộ Thừa Hòa nói: “Dắt hai đứa nhỏ đến tham quan.”
Sau đó, họ vừa tới chỗ khác vừa trò chuyện.
Rời khỏi viện bảo tàng, bầu trời đột nhiên âm u, Mộ Thừa Hòa lái xe đưa Bành Vũ về trước.
Lúc quay lại, lão hỏi: “Em đi đâu?”
Tôi cười hì hì: “Sao? Chẳng lẽ thầy lại muốn mời em ăn cơm?”
Lão nhìn tôi một cái qua kính chiếu hậu: “Vậy em muốn ăn gì?”
Thấy lão thành thật như vậy, tôi lại có chút ái ngại, gãi gãi đầu rồi khách khí nói: “Em về trường ăn được rồi ạ!”
Lão ta bật xi-nhan rồi rẽ trái: “Có biết món ăn số một của Nga là gì không?”
“Là gì ạ?” Tôi hỏi.
“Trứng cá muối đen ở biển Caspi[21].” Lão trả lời.
[21] Biển Caspi hay Lý Hải là hồ nước lớn nhất trên thế giới, nằm giữa Nga ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Đông tây giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Vì không thông với đại dương nên đây đúng là một hồ nước tuy mang tên “biển”. Hồ này cũng được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối.
Lão nói thế thì tôi liền nhớ ra: “Trứng cá muối đen à, có phải còn có loại màu đỏ nữa không?”
“Ừm, màu đen là cá tầm, màu đỏ là những loại cá khác.”
“Đắt lắm đúng không?”
“Phải, tên lóng của nó là “vàng đen” mà.”
“Thầy đã ăn chưa? Ngon không?”
Bụng tôi bắt đầu cồn cào.
“Không ngon.” Lúc lão trả lời, chân mày hơi nhíu lại, nét mặt đó trông rất trẻ con. “Nhưng nghe họ nói, uống với rượu Vodka sẽ ngon hơn.”
“Vậy chắc chắn là thầy chưa uống Vodka rồi.” Nói đến Vodka, tôi càng có hứng thú. “Thầy à, thầy cảm thấy uống Vodka có đã không?”
Lão cười: “Không biết.”
“Không biết?”
“Tôi không hợp với rượu mạnh nên chưa từng thử.”
Nghe lão nói thế, tôi khẽ thở dài. Hơn nữa, con sâu rượu và con sâu ăn trong bụng tôi có vẻ hồi tỉnh rồi.
Lương tâm của tôi quyết định nghe theo bao tử, liền đổi ý nói: “Thầy muốn mời em ăn gì? Trứng cá muối đen à?”
“Vậy thì tôi không mời nổi.” Khóe môi lão cong lên, khẽ cười.
Cuối cùng Mộ Thừa Hòa đưa tôi đến một quán ăn chuyên về các món rau Hồ Nam, ăn một bữa thỏa thích.
Lúc bước ra khỏi quán, tôi chợt phát hiện tuyết rơi rất nhiều.
Trận tuyết đầu tiên của năm rơi xuống mà không có dấu hiệu báo trước. Những bông hoa tuyết nhỏ li ti bỗng trở nên nổi bật dưới ánh sáng màu vàng cam của đèn đường vừa được bật lên, có thể nhìn thấy rất rõ ràng.
Tôi đưa hai tay lên xoa xoa vào nhau rồi hà ra một làn hơi ấm.
Mộ Thừa Hòa đi lấy xe, lão bước vài bước rồi quay trở lại, đứng ở trước mặt tôi, lấy khăn choàng xuống, quàng vào cổ tôi, nói: “Trời lạnh lắm, đừng để bị ốm.”
Trong giây phút đó, tôi ngẩn người, mãi đến khi lão đi khỏi tôi mới định thần trở lại.
Những năm gần đây, rất ít người quan tâm đến tôi như vậy. Mẹ tôi chỉ biết tôi dạy thêm ở bên ngoài, chưa bao giờ hỏi tôi dạy có khó không, làm thêm có mệt không, thậm chí Tết năm nay tôi cũng đón Tết một mình.
Thầy Trần Đình cũng rất quan tâm đến tôi nhưng cảm giác lại không giống với Mộ Thừa Hòa.
Lão hỏi tôi, cuộc sống có khó khăn không, làm thêm có mệt không. Lão không màng đêm khuya gió rét lái xe đến đón tôi và Bạch Lâm. Và lúc nãy, lão nói với tôi: “Trời lạnh lắm, đừng để bị ốm.”
Tôi cầm khăn choàng, quấn thêm một vòng quanh cổ, cúi xuống, nhẹ nhàng cọ cọ vào chiếc khăn, rất ấm áp, thậm chí trên đó vẫn còn lưu lại hơi ấm của Mộ Thừa Hòa. Mùi gỗ thông vấn vít bên mũi, nhẹ nhàng thoang thoảng.
Chiếc CR-V màu bạc hướng về phía tôi, ấn còi, tôi cười ngô nghê, thoăn thoắt chạy về phía đó. Nước tuyết tan làm mặt đất thêm ẩm ướt, tôi nhất thời bất cẩn, trượt chân một cái, oạch, thế là ngã sấp xuống.
Tôi cắn răng, ê ẩm bò dậy, nhìn lão cười hì hì.
Về đến phòng ký túc xá, Bạch Lâm quan sát tôi một lúc, không kìm được hỏi: “Gì vậy? Đi xem mô hình máy bay về thành kẻ ngơ ngẩn rồi sao? Chuyện gì mà vui quá vậy?”
Cô ấy đi quanh tôi một vòng: “Chẳng lẽ gặp được phú ông tặng một chiếc phi cơ riêng hay sao?”
“Đi, đi, đi!”
Trước khi đèn tắt, dưới sự tra hỏi dồn dập của Bạch Lâm, cuối cùng tôi cũng kể cho họ nghe chuyện đã diễn ra với Mộ Thừa Hòa.
Triệu Hiểu Đường nói trúng tim đen: “Chắc chắn là thầy ấy có ý với cậu.”
Bạch Lâm phụ họa theo: “Còn là tiếng sét ái tình nữa.”
Tống Kỳ Kỳ thì bĩnh tĩnh hơn: “Chắc không phải đâu. Chuyện này không thể nói đùa được.”
Bạch Lâm nói: “Sao lại không phải chứ? Nếu không phải thì quan tâm đến Tiểu Đồng như vậy làm gì? Mộ Thừa Hòa luôn đối xử với Tiểu Đồng rất đặc biệt. Có lần trong văn phòng, họ...” Nói đến đây, cô ấy liền dừng lại.
“Họ?” Triệu Hiểu Đường lâu nay vốn là đứa nhạy cảm lập tức dỏng tai lên, hỏi.
Bạch Lâm nói: “Họ... ở trong văn phòng, mặt đối mặt.” Vẻ mặt của cô ấy có vẻ rất kiềm chế.
“Lần đó lão ta chỉ dạy tớ cách phát âm thôi!” Tôi giả vờ giận dữ.
Triệu Hiểu Đường đập bàn nói: “Tiểu Đồng, chuyện này được! Thân phận không phải vấn đề, tuổi tác không phải khoảng cách.”
6
Ban đêm, tôi thức dậy đi vệ sinh. Bước ra lan can, nhìn ra ngoài trời thấy những bông tuyết vừa bay xuống vừa lớn dần, phủ thành những lớp sáng bạc mỏng mảnh trên cành cây.
Lúc nãy bị bọn chúng cổ động như thế, bây giờ tôi thật sự là có hơi, có hơi...
Trở về giường nằm, tất cả những sự việc đã diễn ra trong hơn một tháng qua giờ đây như những thước phim hiện lên trong đầu tôi, càng khiến tôi không thể nào chợp mắt.
Tôi lấy chiếc điện thoại dưới gối ra, nhìn giờ, rồi không kìm lòng được, mở chức năng soạn tin nhắn, nhập vào ba chữ: “Thưa thầy Mộ”. Nhưng sau đó nói gì nữa? Tôi nghĩ một hồi, lại xóa ba chữ đó đi, sửa thành: “Anh”.
Nhưng “anh” rồi gì nữa?
Lại xóa.
“Cảm ơn thầy mời em ăn cơm.”
Soạn xong, tôi kiểm tra đi kiểm tra lại, cuối cùng vẫn thay chữ “thầy” bằng “anh”, sau khi xác định câu nói không có hàm ý gì mập mờ, tôi gửi đi. Lúc đó đã là một giờ khuya.
Không ngờ chỉ trong một, hai phút, lão đã trả lời tôi. Chỉ ba chữ đơn giản “Không có gì”.
Thì ra, lão cũng chưa ngủ.
Tôi lại nhắn tiếp: “Em còn muốn được mời uống Vodka.”
Lần này lão trả lời còn nhanh hơn lần trước: “Không thành vấn đề.”
Tôi rất muốn tiếp tục đề tài này nhưng lại sợ lão đang làm việc, hoặc đang chuẩn bị nghỉ ngơi, hoặc... Có lẽ tôi nên dừng lại đúng lúc.
Thế là, tôi tắt điện thoại, cố gắng ngủ.
Tôi thấp thỏm chờ đợi tiết học tiếng Nga vào thứ Hai.
Trước khi vào lớp, tôi gấp chiếc khăn choàng thật gọn gàng vuông vắn rồi để vào một túi giấy, mang đến giảng đường.
Lão có mặt đúng giờ, trên cổ là chiếc khăn choàng màu tro đậm.
Tiết đầu hôm nay là học bài khóa. Trước khi dịch, Mộ Thừa Hòa đọc một lần bài học. Lão vừa đọc vừa cầm sách từ từ đi xuống dưới lớp. Khi đọc tiếng Nga, giọng lão sẽ thấp hơn lúc nói chuyện bình thường một chút, chầm chậm và êm dịu, chứ không phải kiểu lên bổng xuống trầm giống như ngâm thơ. Âm bật hơi, âm uốn lưỡi được phát ra một cách rất tự nhiên, thật dễ nghe, chả trách trước đây lão có yêu cầu cao với tôi như vậy.
Lúc trước, nghe người ta nói tiếng Nga và tiếng Đức rất giống nhau, vì khi nghe đều không có cảm giác êm ái, nhẹ nhàng như tiếng Pháp.
Nhưng bây giờ tôi cảm thấy hai ngôn ngữ này đều rất phù hợp với giọng nam. Khi âm xát được phát qua cổ họng, người nghe có một cảm giác vững vàng và đôn hậu.
Tôi nhắm mắt, cơ hồ đắm chìm trong tiếng ngôn ngữ nước ngoài này.
Lần đầu tiên vào lớp, lão nói lão từng sống ở Nga bảy, tám năm. Nhưng mà du học lâu như vậy sao?
Lão tay phải cầm sách, tay trái để trong túi quần, bờ môi mỏng khép mở đọc bài, chân bước chầm chậm. Đi đến bàn của tôi, lão rút tay trái ra, khẽ gõ gõ lên bàn, nhắc nhở tôi, sau đó tiếp tục đi ra phía sau.
Lúc này tôi mới biết Bạch Lâm và các bạn khác đều đã lật sang trang mới rồi, chỉ có tôi vẫn còn ngồi nhìn trang cũ. Xấu hổ quá, tôi vội vàng lật sang trang kế tiếp.
Chiều thứ Ba, tôi không có tiết.
Vừa đúng lúc Lý sư huynh của Bạch Lâm tổ chức sinh nhật nên mời chúng tôi đến một quán lẩu nổi tiếng ở gần trụ sở chính của trường. Sư huynh rất tốt với Bạch Lâm, nhưng Bạch Lâm giống như quả đỗ xanh vậy, kiểu nào cũng không chịu.
Hôm nay, nếu tôi không đi thì Bạch Lâm cũng nhất định không chịu đi. Từ đó có thể thấy, tuy tôi chỉ là một cái đèn, nhưng lại là cái đèn tốt bụng thắp sáng cho cuộc sống của người khác.
Quán lẩu rất náo nhiệt, đặc biệt là trong giai đoạn tuyết rơi thế này, ăn lẩu là một việc được ưu ái nhất.
Ăn uống no nê, bụng căng tròn, ba người chúng tôi định đi dạo quanh khuôn viên của trụ sở chính trong gió rét cắt da cắt thịt.
Đi tới cổng trường, tôi mới biết hóa ra trong tháng hàng không Nga lần trước, trường chúng tôi cũng có chương trình hưởng ứng. Tại cửa phía đông - nơi đông vui nhất của trường - có treo băng rôn rất to với dòng chữ đỏ: “Nhiệt liệt hoan nghênh chuyên gia hàng không đến trường chúng ta chỉ đạo học thuật”, sau đó còn có dòng dịch sang tiếng Anh và tiếng Nga.
Cửa Đông có một bảng thông báo, trên đó thường đăng đủ loại các tin tức học thuật.
Lúc này, bên trong tấm kính ấy, có một thông báo tọa đàm rất lớn.
“Buổi giao lưu học thuật tháng hàng không - Chuyên đề bàn về thiết kế tối ưu hóa tính đàn hồi khí động trong đuôi cánh hình chữ T.”
Có một dòng chữ ngắt xuống bên dưới.
“Người giảng bài: Mộ Thừa Hòa.”
“Mộ Thừa Hòa?” Hai chúng tôi nhìn nhau, cùng kêu lên kinh ngạc, sau đó cố dán mắt vào tấm kính như muốn tìm ra một chút manh mối.
“Hai em cũng biết thầy Mộ?” Lý sư huynh của khoa Vật lý nói xen vào.
“Thầy dạy thay môn tiếng Nga của chúng em cũng tên như thế.” Bạch Lâm khôi phục thần trí sớm hơn tôi một chút, nói với Lý sư huynh.
“Ồ! Vậy thì trùng hợp thật, không sai một chữ nào sao?”
“Phải.” Tôi gật đầu.
Tôi nhớ Mộ Thừa Hòa từng viết tên mình lên bảng khi tự giới thiệu, không thể nhầm được.
“Chẳng lẽ trường chúng ta có hai giảng viên cùng tên cùng họ?” Lý sư huynh chỉnh lại cặp kính dày.
“Dáng người cao cỡ này...” Bạch Lâm đưa tay lên làm dấu. “Gương mặt...”
Đến lúc miêu tả gương mặt, Bạch Lâm nhíu mày, có chút ngập ngừng, không biết có phải là đang lùng tìm trong từ điển của cô ấy cái thành ngữ tôi từng nói dùng để hình dung nụ cười rất đẹp hay không.
“Gương mặt thế nào?” Lý sư huynh cũng tò mò truy hỏi.
Bạch Lâm bực bội nói: “Tóm lại là, cao hơn anh, đẹp trai hơn anh, hấp dẫn hơn anh.”
Tôi đoán chắc trái tim của Lý sư huynh bị tổn thương rồi, hơn nữa còn chảy máu ròng ròng.
Tôi nói: “Thầy của chúng em nói thầy từng sống ở Nga rất nhiều năm.”
Lý sư huynh lập tức nói: “Đúng, thầy Mộ từng học đại học ở Nga.”
Tôi không cam tâm, hỏi tiếp: “Mắt mí lót? Da trắng trắng? Lúc cười khóe môi sẽ cong lên? Đi xe CR-V?”
Lý sư huynh nói như đinh đóng cột: “Chúng ta đang miêu tả cùng một người. Thầy là thầy giáo trong Viện nghiên cứu Lực học thể lỏng của trường chúng ta.”
Vừa nghe xong câu kết luận này, tôi lập tức hóa đá.
Đúng là Mộ Thừa Hòa.
Có thể nào chứ?!
“Không phải chứ?” Bạch Lâm cũng gào lên bi thương nhưng hai mắt lại sáng long lanh.
Sau đó, Lý sư huynh kể cho chúng tôi biết về con người khác của Mộ Thừa Hòa.
“Hai em không biết thầy ấy cũng phải thôi. Nghe nói trước đây, rất nhiều báo chí đều có bài viết về thầy, nhưng những năm gần đây thầy rất im hơi lặng tiếng, do đó những người biết về thầy cũng ít đi.
Trước đây, có một bài báo từng viết chỉ số IQ của thầy rất cao. Năm mười bốn tuổi đã học xong chương trình cấp ba, đại khái là vì chế độ giáo dục trong nước còn hạn chế, thầy đã học đại học bên Nga, chuyên ngành Lực thể lỏng, hai mươi mốt tuổi viết luận văn về vận tốc siêu âm thanh và đạt giải Zhukovsky[22], đây là giải thưởng vật lý cao nhất của Nga, hai mươi ba tuổi thầy đã nhận được bằng tiến sĩ Vật lý học. Sau đó, thầy về trường chúng ta, hai năm sau lại quay trở lại Nga một thời gian, hình như Viện nghiên cứu Tupolev mời thầy tham gia hoạt động gì đó.”
[22] Zhukovsky (1847-1921): nhà toán học, vật lý học người Nga. Ông là người đặt nền móng cho ngành khí động học Nga.
Nghe Lý sư huynh kể rất nhiều chuyện, tôi có chút ấn tượng với cái tên Tupolev này, liền hỏi: “Có phải đó là một viện nghiên cứu thiết kế máy bay ở Nga không?”
“Đúng!” Lý sư huynh nói: “Đó là một trong những viện nghiên cứu thiết kế máy bay vận chuyển hàng đầu thế giới.”
“Lực thể lỏng và máy bay thì có quan hệ gì?” Bạch Lâm chớp chớp mắt hỏi.
“Động lực học không khí là một phân nhánh quan trọng trong lực thể lỏng học, ban đầu chính nhờ nghiên cứu động lực học không khí mà đưa được máy bay lên trời. Đấy là chuyên ngành nghiên cứu trọng tâm của thầy Mộ.” Lý sư huynh nói, vẻ mặt vô cùng ngưỡng mộ. “Chuyên đề đuôi cánh T ngày mai thầy trình bày là một vấn đề quan trọng và nan giải trong thiết kế máy bay.”
“Và sau đó?” Tôi hỏi.
“Năm ngoái thầy đã quay về rồi, còn được đặc cách làm giáo sư.”
“Lẽ nào thầy thật sự là... nhà khoa học huyền thoại?” Tim gan tôi run rẩy, đắn đo hỏi lại.
“Thật mà.” Lý sư huynh gật đầu.
7
Thế là, tôi cứ mãi gặm nhấm những lời nói của Lý sư huynh. Xâu chuỗi từng sự việc lại với nhau, mới biết mình sơ ý đến chừng nào.
Lần đầu tiên Mộ Thừa Hòa bảo tôi đến phòng làm việc của lão, lão nói, tôi chưa từng dạy học cho sinh viên chính quy. Lúc ấy, câu nói này được tôi lý giải rằng, lão chưa từng làm giáo viên.
Lần thứ hai Mộ Thừa Hòa đến đón tôi và Bạch Lâm, chú công an đó nói với lão: “Tôi từng thấy thầy trên báo.”
Thậm chí cả khả năng tính nhẩm siêu phàm của lão, vậy mà tôi vẫn không hề hoài nghi. Rồi sau đó, những lời lão nói với tôi và Bành Vũ, viện trưởng viện bảo tàng đó cũng quen biết lão.
Quá nhiều, quá nhiều, quá nhiều những chi tiết như thế đều bị tôi phớt lờ, đúng là quá sơ ý mà.
Trên đường về khu Tây cùng Bạch Lâm, chiếc xe buýt chở chúng tôi dừng lại, quay đầu ở trước cổng, vòng nửa vòng đến bảng thông báo đó rồi lùi lại. Dưới ánh đèn màu vàng cam, từ xa tôi có thể nhìn thấy tên lão ta phía sau tấm kính, rất nổi bật.
Hóa ra lão là một người xuất sắc như vậy, cơ hồ khiến người ta cảm thấy sau lưng lão có một vòng sáng nhạt.
Hôm sau, tôi trốn học nửa buổi, leo lên xe buýt, đến trụ sở chính nghe buổi báo cáo của Mộ Thừa Hòa. Nhưng đến nơi, tôi mới biết không phải ai muốn vào cũng được.
Bạch Lâm gọi cho tôi.
“Thế nào, thế nào?”
“Không vào được.”
“Hả? Không phải chứ?”
“Cho mình số điện thoại của Lý sư huynh đi, không phải hôm qua anh ấy nói sẽ đến nghe sao? Mình cũng nhìn thấy vài người trong khoa của anh ấy rồi.”
“Được!” Bạch Lâm nói.
Không bao lâu sau thì tôi tìm được Lý sư huynh, cũng may một bạn nữ trong lớp anh đã đăng ký tham dự nhưng vì gia đình có chuyện đột xuất không thể đến, tôi mới có thể vào thay vị trí đó.
Vẫn chưa đến giờ, nhưng không khí trong hội trường đã vô cùng nghiêm túc.
Phía sau có đến mấy cái máy quay, nhân viên trên sân khấu đang kiểm tra micro.
Những dãy trên cùng, mỗi vị trí đều có ghi chú họ tên khách mời. Khu vực dành cho sinh viên được sắp xếp ở cuối cùng, khoa nào ngồi đúng vị trí khoa đó, sơ đồ được vẽ rất rõ ràng, còn có người dẫn lối, quả đúng thật là muốn thêm một người cũng không được.
Hội trường dần đông người.
Ngoại trừ năm đó, khi thay mặt bố lên sân khấu nhận phần thưởng, tôi chưa bao giờ tham gia những cuộc hội thảo nào giống thế này, huống chi, còn có nhiều khách nước ngoài đến dự như vậy.
Mỗi vị trí đều có một quyển sổ tay, bên trong là nội dung tóm tắt bài giảng của Mộ Thừa Hòa bằng ba loại ngôn ngữ: Trung - Anh - Nga.
Khi Mộ Thừa Hòa xuất hiện đúng giờ trên sân khấu, mọi người đều đứng dậy vỗ tay. Thầy mặc âu phục màu xanh lam đậm, không giống phong cách thoải mái thường ngày, bước đi đính đạc, sau khi đứng nghiêm thì cúi chào mọi người rồi mới đi tới vị trí diễn thuyết.
Đây là một bài giảng về mức độ phản ứng nhanh của cánh máy bay, từ đầu đến cuối, ngoại trừ chi tiết tôi biết rằng thầy đang nói tiếng Trung Quốc ra, còn lại chẳng hiểu gì cả.
Nhưng tôi không hề thấy buồn ngủ, không biết là vì không khí nơi đây thực sự không thích hợp, hay là vì những chiếc máy quay ở phía sau.
Tôi nhìn Mộ Thừa Hòa từ xa, thầy đứng đó, để tài liệu xuống, mỉm cười điềm đạm chờ người dẫn chương trình tuyên bố bắt đầu đến phần đặt câu hỏi.
Người đặt câu hỏi rất nhiều, không ngừng nghỉ. Sinh viên cũng có, nhà báo cũng có, thầy đều trả lời bằng tiếng Trung, không có trường hợp ngoại lệ.
Một sư huynh nào đó bên khoa Vật lý ngồi phía trước tôi nhận được micro, kích động đứng dậy đặt câu hỏi, ánh nhìn của Mộ Thừa Hòa cũng chuyển qua phía chúng tôi. Sau đó, thầy nhìn thấy tôi, ánh mắt khẽ lướt qua, không hề dừng lại.
Tiết học tiếng Nga lần sau, tôi lại mang theo cái túi đựng chiếc khăn choàng đó.
Lần trước, Bạch Lâm bảo tôi đừng vội trả lại thầy. Cô ấy nói: “Không thể tùy tiện đem trả như vậy, có thế thì khi đến lúc quan trọng mới có cớ tiếp cận.”
Thật không ngờ, cô ấy nói trúng phóc.
Lúc ra về, tôi cố ý lề mề trong phòng học, đợi khi các bạn đã đi ra gần hết mới xuống cầu thang, chờ Mộ Thừa Hòa.
Thầy đi xuống, vừa rẽ qua thì đã trông thấy tôi đang khờ khạo đứng một mình.
“Thưa thầy!” Tôi chủ động gọi. “Khăn choàng của thầy, cảm ơn thầy.”
Thầy nhận lấy, nghĩ gì đó rồi hỏi tôi: “Hôm đó em không có tiết sao? Sao lại đến nghe buổi tọa đàm?”
“Dạ?”
“Thứ Tư, em trốn học đúng không?” Thầy nhắc nhở tôi.
“À dạ... Em muốn chiêm ngưỡng phong thái của thầy thôi. Bọn Bạch Lâm cũng muốn đến, nhưng em cảm thấy nhiều người cùng nghỉ học thì không hay lắm, nên em đã chủ động đứng ra đại diện cho họ.”
Thầy bật cười.
Tôi và thầy cùng đi ra khỏi giảng đường số bốn.
“Thầy Mộ, thầy thật sự là mẫu người mà mọi người nói sao?”
“Người gì?”
“Thiên tài.”
Thầy khẽ cười, không trả lời ngay, một lúc sau mới nói: “Tôi chỉ là người bình thường.”
“Tại sao thầy lại đến khu Tây dạy chúng em môn học này?”
“Thầy Trần của các em có việc, không ai dạy thay, tôi không đồng ý cũng không được. Bình thường Trần Đình vẫn luôn phải tham dự các cuộc họp Đảng, rất bận. Với lại một tuần cũng chỉ có hai tiết, tôi thấy cũng rất có ý nghĩa, thầy chủ nhiệm khoa của em cũng nói thầy ấy không có ý kiến, vậy nên tôi đã nhận dạy thay.”
Thầy chủ nhiệm khoa đương nhiên là không có ý kiến rồi, mời một giáo sư dạy môn Ngoại ngữ 2, lời quá rồi còn gì.
“Thầy và thầy Trần rất thân sao?” Không biết thầy Trần có từng nói gì về tôi với Mộ Thừa Hòa không.
“Ừm. Chúng tôi quen nhau trong Hiệp hội du học sinh Nga, Trần Đình học ở Học viện Ngoại ngữ Pushkin, tôi ở Đại học Moscow, cách nhau không xa lắm, sau này chúng tôi cùng về nước, khá hợp tính nhau.”
Bất giác chúng tôi đã đến chỗ rẽ ở phía dưới của giảng đường số sáu.
“Tại sao thầy lại học về hàng không? Còn đến Đại học Moscow nữa?”
“Vì Zhukovsky.”
“Zhukovsky?”
“Ông ấy là người sáng lập ra Lực học thể lỏng hiện đại, là cha đẻ của ngành hàng không Nga. Từ lúc tốt nghiệp Đại học Moscow cho đến khi qua đời, ông đều dạy học ở đó, vì vậy tôi cũng có ước mơ đó.”
“Ồ!” Tôi gật đầu.
Thầy nói: “Lúc nhỏ tôi có đọc một quyển sách Zhukovsky viết, trong đó có một câu nói rất ấn tượng, chỉ thoáng chốc đã làm tôi đam mê. Lúc ấy tôi nghĩ, tôi cũng phải trở thành một người như vậy.”
“Là câu gì ạ?” Tôi nhìn thầy.
“Ông ấy nói: con người sinh ra vốn không có cánh, dựa trên tỷ lệ trọng lượng và cơ thịt của nhân loại mà nói, loài chim mạnh gấp bảy mươi hai lần loài người.” Mộ Thừa Hòa dừng lại một lúc, rồi nói tiếp: “Nhưng tôi cho rằng, con người dựa vào trí tuệ của mình chứ không phải cơ thịt, rồi nhất định cũng có lúc có thể bay trên trời cao.”
Lời vừa dứt, tôi lập tức im lặng.
Nhưng thầy lại nhìn tôi, cười tinh nghịch.
Tôi nghiêng đầu nhìn mặt thầy, cảm giác về khoảng cách chẳng biết từ đâu bỗng xuất hiện.
Khi thầy nói: “Nhất định có thể bay trên trời cao”, vẻ mặt trầm tĩnh như mặt nước lặng, nhưng đôi mắt màu nhạt ấy lại trong sáng đến kỳ lạ dưới bầu trời đêm.
Màu tóc và màu mắt của Mộ Thừa Hòa đều không đậm, do đó nước da trông trắng hơn.
Ai cũng nói thiên tài thường cô độc, quái gở, nhưng tính tình của Mộ Thừa Hòa lại giống y như tên của mình, một con người đặc biệt thân thiện và dễ thương.
Bạch Lâm thường thuê tiểu thuyết tình yêu trong một hiệu sách bên con phố buôn bán gần trường về đọc, sau một thời gian dài ảnh hưởng từ tiểu thuyết, tôi cũng cảm thấy: người đàn ông có tình cảm chân thành, sâu đậm, hy sinh vì tình yêu, cam tâm từ bỏ tất cả thường rất dễ làm động lòng phái nữ.
Nhưng trong đêm nay, khi nghe những lời nói của Mộ Thừa Hòa, tôi lại cảm thấy, khi một người đàn ông kiên trì với một niềm tin và suốt đời phấn đấu vì nó, cũng sẽ có một sức hút đặc biệt, làm mê hoặc lòng người.