-
3. AI và Sự Sống
Tôi là người.
Hôm nay mình học AI. Như mọi khi trên đường về , mình lại nghĩ đến những điều khó hiểu sau bài học. Ban đầu nghĩ về con người, tại sao con người bản chất chỉ là những phân tử ráp lại nhưng lại có khả năng suy nghĩ, ý thức, tư duy? Những hoạt động bên trong con người bản chất cũng chỉ là những nguyên tử truyền qua truyền lại theo một cách tác động kết hợp nào đó. Liệu những thứ đó gộp lại có là công thức duy nhất cho sự tư duy không? Nếu một ngày máy tính có thể tư duy thông minh như con người, như vậy tức là không có công thức duy nhất cho sự tư duy. Suy ra trên không gian con người đang tồn tại, hoàn toàn có thể có các dạng thông minh khác, dựa vào những nhân tố khác, từ nguyên tử khác, không nhất định phải là vật chất hiện hữu con người biết đến. Mặc dù nếu máy tính không thể thông minh, ta cũng không khẳng định được rằng, không có dạng trí tuệ khác tồn tại. Nhưng giả sử trí tuệ dạng như con người (trí tuệ từ não bộ, neuron) là duy nhất thì chẳng phải cái “công thức cho trí tuệ” là tồn tại, như vậy mọi sự xảy ra trong thế giới đều dựa trên một nguyên tắc để tiến lên, một vũ trụ khác muốn có sự sống thông minh thì phải hội tụ đủ các yếu tố cần thiết như vũ trụ này, thế thì ta hoàn toàn có thể dự báo được tương lai vũ trụ chính mình đang sống, vì cũng sẽ có nguyên tắc nào đó cho sự phát triển.
Nhưng theo mình thì điều đó không thể, nên mình nghĩ kiểu thông minh con người không là trung tâm của vũ trụ, dạng sự sống phụ thuộc vào vật chất như các sinh vật trên trái đất cũng không là biểu hiện duy nhất của sự sống.
Thế rồi mình tự hỏi, tại sao sự sống xuất hiện. Người ta định nghĩa sự sống như thế nào là phù hợp. Liệu sự sống có là tất yếu không, nó không xuất hiện dạng này thì cũng ở dạng khác. Thầy giáo toán học của mình nói rằng, những điều con người cho là tri thức đều là tương đối. Vì họ phải chấp nhận những thứ mang tính bản chất là đúng, ví dụ như câu hỏi, tại sao electron xoay quanh nhân nguyên tử => vì nó mang dòng điện trái dấu. Tại sao chúng mang điện, tại sao chúng trái dấu? Như vậy có những thứ, con người chỉ đặt tên để gọi, đặt giả thuyết để làm nền tảng định nghĩa thế giới. Một khi những thứ này đột nhiên trở nên sai, mọi thứ chứng minh từ nó đều sai theo.
Quay lại giả thuyết vũ trụ sinh ra từ vụ nổ Bigbang, không ai biết thế giới trước điểm kì dị như thế nào, tại sao vật chất sinh ra để rồi bị nén lại tại một điểm. Người ta nói trước khi vụ nổ xảy ra thì thời gian không tồn tại???
Mình không biết đúng hay sai, nhưng mình lại đặt câu hỏi, chẳng lẽ đột nhiên vật chất xuất hiện ở dạng bị nén ở 1 điểm để mà nổ tung?
Mình nghĩ đa số mọi người đều nghĩ đến điều này rồi. Nhiều người bạn của mình theo đạo thì họ có một niềm tin mơ hồ vào chúa. Họ luôn lãng tránh trả lời câu hỏi liệu ai mới thật tạo ra thế giới, người theo đạo chỉ tin tưởng mơ hồ vào sự tồn tại của một đấng tối cao. Một số người thì thẳng thừng không tin vào giả thuyết khoa học đặt ra và cho rằng đấng tối cao tạo ra mọi thứ, nhưng chả nhẽ đấng tối cao tự nhiên sinh ra. Về mặt này, cả khoa học và tôn giáo đều xuất phát giống nhau, đó là sẽ có một thứ tự nhiên xuất hiện đầu tiên. Như vậy không thể biết giữa tôn giáo và khoa học, cái gì mới định nghĩa đúng về thế giới. Chỉ có thể theo đánh giá cái nào phù hợp, hợp lý hơn đối với hiểu biết của con người hiện tại.
Nhưng rồi có những điều cả khoa học lẫn tôn giáo đều không giải thích được, chỉ có thể mơ hồ xác nhận sự tồn tại của điều đó. Như một số người nhớ mình đã từng sống cuộc sống khác, đã chết một lần rồi, họ từng sống mà không nằm trong một cơ thể, một người từ thế kỷ trước xuất hiện ở thế kỷ này, vật chất kì lạ, vật thể vô hình. Mọi kiến thức về vật lý, sinh học đều không giải thích được. Đó là những miền đất tri thức kì diệu bao la luôn thúc đẩy con người khám phá.
Mình có nghe nói nhiều người có thể thức tỉnh những năng lực ấn dấu bên trong con người, như là con mắt thứ 3, tiên tri, bùa phép. Nó đều là những thứ con người tìm thấy, nhận thức, sử dụng một cách gì đó không biết được là tại sao lại có thể.
Những điều đó làm mình càng tin rằng, sự sống không phải là thứ có thể định nghĩa được, nó có thể ở bất kì dạng nào dù con người có biết đến hay không. Nó không nhất định bao gồm sinh sản, sống chết, cạnh tranh, cộng sinh…
Không biết liệu có ai đã từng tự hỏi, liệu vật chất có trước hay sự sống có trước. Câu hỏi này khá là mơ hồ vì định nghĩa vật chất và sự sống cũng không có nền tảng kiểm tra nào. Nếu cho rằng những thứ tồn tại đều là vật chất. Vậy những giấc mơ, những hình ảnh mờ ảo trong não con người là gì??? Nếu xem vật chất và sự sống là một, vậy thì các vật chất chưa biết đến có thể chứa đựng những sự sống chưa biết đến tồn tại song song với hiện tại thế giới này. Ngày ngày xung quanh chúng ta, chỉ là chúng ta không thể tác động hoặc nhận thấy.
Quay lại câu hỏi tại sao trí tuệ xuất hiện, mình nghĩ có thể là dó quá trình cạnh tranh để tồn tại, thuở xưa khi thế giới chỉ có các thể sống đơn bào, chúng bắt đầu cạnh tranh chất dinh dưỡng để tồn tại, cứ như vậy chúng dần dần hành động có mục đích hơn và thông minh hơn.
Mình lại đi xa hơn, tại sao chúng lại cạnh tranh? => giả thuyết trước đó thì chúng không cần, nhưng khi số lượng chúng tăng lên, chúng cần cạnh tranh nhau để có chất dinh dưỡng tồn tại.
Thế vậy tại sao chúng lại cần chất dinh dưỡng? bản chất chúng trước đó chỉ là các nguyên tử va chạm rồi thay đổi trật tự. Ban đầu là những hạt lớn và nặng, chúng va đập dưới sức ép và vận tốc, sau đó vỡ ra thành những hạt bé hơn. Chúng đập nhau đến khi nào chỉ còn là những hạt bé không thể vỡ ra được nữa, hoặc không còn đủ điều kiện để làm chúng vỡ ra nữa. Tại sao chúng lại cần những hạt khác? Nếu là để duy trì hoạt động hóa sinh bên trong nó thì tai sao chúng lại cần những thứ đó. Nếu là để tạo ra những chất liệu tạo nên chính nó thì tại sao chúng lại trở thành những thứ chỉ có thông qua các hoạt động hóa sinh mới duy trì sự ổn định của vật chất cấu thành nó. Hay nói cách khác là nền móng thuở sơ khai của sự sống.
Thời điểm hiện tại, có lẽ con người là loài vật chứa đựng nhiều bí mật nhất trái đất này. Vô số những câu hỏi tại sao chúng ta có thể mơ, tại sao chúng ta có thể nhớ, chúng ta có thể cảm thấy buồn, vui, giận. Tại sao chúng ta có thể nhận thức được sự tồn tại của mình. Nếu một ngày nào đó, máy tính có thể vui, buồn, mơ mọng như con người, điều ấy thực đáng mong đợi.
Hôm nay mình học AI. Như mọi khi trên đường về , mình lại nghĩ đến những điều khó hiểu sau bài học. Ban đầu nghĩ về con người, tại sao con người bản chất chỉ là những phân tử ráp lại nhưng lại có khả năng suy nghĩ, ý thức, tư duy? Những hoạt động bên trong con người bản chất cũng chỉ là những nguyên tử truyền qua truyền lại theo một cách tác động kết hợp nào đó. Liệu những thứ đó gộp lại có là công thức duy nhất cho sự tư duy không? Nếu một ngày máy tính có thể tư duy thông minh như con người, như vậy tức là không có công thức duy nhất cho sự tư duy. Suy ra trên không gian con người đang tồn tại, hoàn toàn có thể có các dạng thông minh khác, dựa vào những nhân tố khác, từ nguyên tử khác, không nhất định phải là vật chất hiện hữu con người biết đến. Mặc dù nếu máy tính không thể thông minh, ta cũng không khẳng định được rằng, không có dạng trí tuệ khác tồn tại. Nhưng giả sử trí tuệ dạng như con người (trí tuệ từ não bộ, neuron) là duy nhất thì chẳng phải cái “công thức cho trí tuệ” là tồn tại, như vậy mọi sự xảy ra trong thế giới đều dựa trên một nguyên tắc để tiến lên, một vũ trụ khác muốn có sự sống thông minh thì phải hội tụ đủ các yếu tố cần thiết như vũ trụ này, thế thì ta hoàn toàn có thể dự báo được tương lai vũ trụ chính mình đang sống, vì cũng sẽ có nguyên tắc nào đó cho sự phát triển.
Nhưng theo mình thì điều đó không thể, nên mình nghĩ kiểu thông minh con người không là trung tâm của vũ trụ, dạng sự sống phụ thuộc vào vật chất như các sinh vật trên trái đất cũng không là biểu hiện duy nhất của sự sống.
Thế rồi mình tự hỏi, tại sao sự sống xuất hiện. Người ta định nghĩa sự sống như thế nào là phù hợp. Liệu sự sống có là tất yếu không, nó không xuất hiện dạng này thì cũng ở dạng khác. Thầy giáo toán học của mình nói rằng, những điều con người cho là tri thức đều là tương đối. Vì họ phải chấp nhận những thứ mang tính bản chất là đúng, ví dụ như câu hỏi, tại sao electron xoay quanh nhân nguyên tử => vì nó mang dòng điện trái dấu. Tại sao chúng mang điện, tại sao chúng trái dấu? Như vậy có những thứ, con người chỉ đặt tên để gọi, đặt giả thuyết để làm nền tảng định nghĩa thế giới. Một khi những thứ này đột nhiên trở nên sai, mọi thứ chứng minh từ nó đều sai theo.
Quay lại giả thuyết vũ trụ sinh ra từ vụ nổ Bigbang, không ai biết thế giới trước điểm kì dị như thế nào, tại sao vật chất sinh ra để rồi bị nén lại tại một điểm. Người ta nói trước khi vụ nổ xảy ra thì thời gian không tồn tại???
Mình không biết đúng hay sai, nhưng mình lại đặt câu hỏi, chẳng lẽ đột nhiên vật chất xuất hiện ở dạng bị nén ở 1 điểm để mà nổ tung?
Mình nghĩ đa số mọi người đều nghĩ đến điều này rồi. Nhiều người bạn của mình theo đạo thì họ có một niềm tin mơ hồ vào chúa. Họ luôn lãng tránh trả lời câu hỏi liệu ai mới thật tạo ra thế giới, người theo đạo chỉ tin tưởng mơ hồ vào sự tồn tại của một đấng tối cao. Một số người thì thẳng thừng không tin vào giả thuyết khoa học đặt ra và cho rằng đấng tối cao tạo ra mọi thứ, nhưng chả nhẽ đấng tối cao tự nhiên sinh ra. Về mặt này, cả khoa học và tôn giáo đều xuất phát giống nhau, đó là sẽ có một thứ tự nhiên xuất hiện đầu tiên. Như vậy không thể biết giữa tôn giáo và khoa học, cái gì mới định nghĩa đúng về thế giới. Chỉ có thể theo đánh giá cái nào phù hợp, hợp lý hơn đối với hiểu biết của con người hiện tại.
Nhưng rồi có những điều cả khoa học lẫn tôn giáo đều không giải thích được, chỉ có thể mơ hồ xác nhận sự tồn tại của điều đó. Như một số người nhớ mình đã từng sống cuộc sống khác, đã chết một lần rồi, họ từng sống mà không nằm trong một cơ thể, một người từ thế kỷ trước xuất hiện ở thế kỷ này, vật chất kì lạ, vật thể vô hình. Mọi kiến thức về vật lý, sinh học đều không giải thích được. Đó là những miền đất tri thức kì diệu bao la luôn thúc đẩy con người khám phá.
Mình có nghe nói nhiều người có thể thức tỉnh những năng lực ấn dấu bên trong con người, như là con mắt thứ 3, tiên tri, bùa phép. Nó đều là những thứ con người tìm thấy, nhận thức, sử dụng một cách gì đó không biết được là tại sao lại có thể.
Những điều đó làm mình càng tin rằng, sự sống không phải là thứ có thể định nghĩa được, nó có thể ở bất kì dạng nào dù con người có biết đến hay không. Nó không nhất định bao gồm sinh sản, sống chết, cạnh tranh, cộng sinh…
Không biết liệu có ai đã từng tự hỏi, liệu vật chất có trước hay sự sống có trước. Câu hỏi này khá là mơ hồ vì định nghĩa vật chất và sự sống cũng không có nền tảng kiểm tra nào. Nếu cho rằng những thứ tồn tại đều là vật chất. Vậy những giấc mơ, những hình ảnh mờ ảo trong não con người là gì??? Nếu xem vật chất và sự sống là một, vậy thì các vật chất chưa biết đến có thể chứa đựng những sự sống chưa biết đến tồn tại song song với hiện tại thế giới này. Ngày ngày xung quanh chúng ta, chỉ là chúng ta không thể tác động hoặc nhận thấy.
Quay lại câu hỏi tại sao trí tuệ xuất hiện, mình nghĩ có thể là dó quá trình cạnh tranh để tồn tại, thuở xưa khi thế giới chỉ có các thể sống đơn bào, chúng bắt đầu cạnh tranh chất dinh dưỡng để tồn tại, cứ như vậy chúng dần dần hành động có mục đích hơn và thông minh hơn.
Mình lại đi xa hơn, tại sao chúng lại cạnh tranh? => giả thuyết trước đó thì chúng không cần, nhưng khi số lượng chúng tăng lên, chúng cần cạnh tranh nhau để có chất dinh dưỡng tồn tại.
Thế vậy tại sao chúng lại cần chất dinh dưỡng? bản chất chúng trước đó chỉ là các nguyên tử va chạm rồi thay đổi trật tự. Ban đầu là những hạt lớn và nặng, chúng va đập dưới sức ép và vận tốc, sau đó vỡ ra thành những hạt bé hơn. Chúng đập nhau đến khi nào chỉ còn là những hạt bé không thể vỡ ra được nữa, hoặc không còn đủ điều kiện để làm chúng vỡ ra nữa. Tại sao chúng lại cần những hạt khác? Nếu là để duy trì hoạt động hóa sinh bên trong nó thì tai sao chúng lại cần những thứ đó. Nếu là để tạo ra những chất liệu tạo nên chính nó thì tại sao chúng lại trở thành những thứ chỉ có thông qua các hoạt động hóa sinh mới duy trì sự ổn định của vật chất cấu thành nó. Hay nói cách khác là nền móng thuở sơ khai của sự sống.
Thời điểm hiện tại, có lẽ con người là loài vật chứa đựng nhiều bí mật nhất trái đất này. Vô số những câu hỏi tại sao chúng ta có thể mơ, tại sao chúng ta có thể nhớ, chúng ta có thể cảm thấy buồn, vui, giận. Tại sao chúng ta có thể nhận thức được sự tồn tại của mình. Nếu một ngày nào đó, máy tính có thể vui, buồn, mơ mọng như con người, điều ấy thực đáng mong đợi.