Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 387-388
Chương 387: Đánh thức
Hắn ta nói: “Bất kể là chiến tranh hay thiên tai, thế nào cũng có người chết đi. Muốn tứ hải thanh bình, bách tính an lạc, chỉ khi nào Đại Sở dân giàu nước mạnh, như thế các nước khác mới không thể tùy tiện phát động chiến tranh, Đại Sở cũng có thể gồng mình qua được bất kỳ thiên tai nào, để bách tính không cần lo lắng”.
Thẩm Nguyệt hỏi: “Những lời này là ai dạy ngươi thế?”
Hạ Du đáp: “Đây là lĩnh ngộ của ta suốt dọc đường. Nhớ tới hố chôn hàng vạn người bên ngoài thành Huyền, nghĩ tới đống lửa thiêu thi cốt ở thành Kinh, sau lưng mỗi một việc, luôn có máu người chảy thành sông”.
Món canh rau dại trong nồi đang sôi ùng ục và bốc khói.
Thẩm Nguyệt mỉm cười: “Một việc mà đến cả ngươi cũng hiểu ra được, thế mà ta nghĩ mãi không thông”.
“Đó là vì liên quan tới đại học sĩ”, Hạ Du đáp: “Một khi liên quan tới người mà mình để tâm, con người rất dễ chui đầu vào ngõ cụt, không thể thoát ra được, sau đó dùng điều kiện khắc nghiệt hơn khi yêu cầu người khác để yêu cầu hắn.
Nhưng thực tế, nếu đổi lại là người khác, chưa chắc có thể làm tốt hơn hắn.
Thẩm Nguyệt, cô hi vọng hắn xấu xa một chút thì tốt, hay là hi vọng hắn lương thiện hơn mới tốt?”
Thẩm Nguyệt nói: “Ta không ngờ những lời này sẽ do ngươi tới an ủi ta. Hạ Du, ngươi trưởng thành rồi”.
Hạ Du đáp: “Ta chỉ biết rằng, nếu một người lương thiện quá, chưa chắc đã có thể sống lâu. Giống như Thanh Hạnh vậy, thà rằng nàng ta xấu xa hơn, cũng không đến mức rời đi sớm như thế”.
Thẩm Nguyệt nghiêng đầu nhìn hắn ta, thấy gương mặt hắn ta lộ ra nét đau thương rất rõ.
“Nếu đại học sĩ không xấu xa hơn một chút, cô hi vọng hắn sẽ giống Thanh Hạnh sao?”
Thẩm Nguyệt cảm thấy căng thẳng.
“Nếu hắn không xấu xa hơn một chút, không tính đến chuyện xa xôi, chỉ biết nhìn cái trước mắt, e là chúng ta cũng không thể đến được thành Huyền mà đã giết chết ở nơi sơn dã không biết tên đó rồi. Nếu hắn không xấu xa,” Hạ Du cũng ngẩng đầu nhìn nàng: “Không thể thành toàn cho danh tiếng hiện giờ của cô”.
Qua hồi lâu, Thẩm Nguyệt đáp lại bằng một câu nhẹ bẫng: “Ngươi muốn nói đỡ cho hắn từ bao giờ thế”.
Hạ Du đáp: “Đến bây giờ ta vẫn cảm thấy cô và hắn không thể nào ở bên nhau, nhưng nếu có một người vì cô lo liệu trước sau, không nề hà sinh tử để bảo vệ cô như hắn, ta cũng chẳng còn lời nào để nói”.
Những chuyện này hắn ta không hỏi không có nghĩa là hắn ta không biết gì.
Sau khi Hạ Du bỏ đi, tận đến khi Tần Như Lương tới nhắc nhở rằng rau dại sắp cháy rồi, Thẩm Nguyệt mới hoàn hồn.
Nàng luống cuống chân tay múc một bát, định nhờ Tần Như Lương đưa cho Tô Vũ giúp nàng.
Không ngờ Tần Như Lương vẫn giữ thành kiến rất nặng nề với Tô Vũ, thẳng thừng từ chối: “Ta tuyệt đối không đi đưa đồ ăn cho hắn đâu, cô có thể bảo Hạ công tử đi thay”.
Ở bên này, Hạ Du nghe thấy, không đợi Thẩm Nguyệt nhắc tên đã nói: “Đừng gọi ta nha, ta bận lắm không rảnh đâu, muốn đưa thì cô tự đưa”.
Tần Như Lương cao ngạo bỏ đi, ngồi cùng một chỗ với đám thân binh mà Hoắc tướng quân để lại.
Còn cái gọi là “bận lắm không rảnh” của Hạ Du là hắn ta ngồi thụp bên ngoài lồng sắt trêu đùa Liễu Thiên Hạc khiến hắn ta tức gần chết.
Thẩm Nguyệt nhìn món canh rau dại trong bát rồi nhìn chiếc xe ngựa mà Tô Vũ đang ở.
Trong xe ngựa vô cùng yên tĩnh, có lẽ hắn đang nghỉ ngơi, chưa từng ra ngoài.
Nhưng cũng phải ăn chút gì đó chứ.
Thẩm Nguyệt mím môi, sau cùng vẫn đứng dậy, đành tự mình đi đưa.
Thẩm Nguyệt bước tới phía trước xe ngựa, con ngựa buộc vào gốc cây đang ăn cỏ, thỉnh thoảng còn phì phì vài tiếng.
Nàng giơ tay nhẹ nhàng vén một góc rèm che, đi vào bên trong.
Tô Vũ thoáng nghiêng người tựa vào vách xe, im lặng nhắm hai mắt. Mi mắt rũ xuống tạo thành một bóng mờ trên gương mặt, giống như cánh bướm tạm thời đậu trên khóe mắt.
Thẩm Nguyệt ngắm nhìn hắn, nhất thời quên mất phải lên tiếng đánh thức hắn.
Bấy giờ nàng mới nhận ra đã lâu lắm rồi mình chưa ngắm kỹ gương mặt của Tô Vũ. Bây giờ nhìn lại, chẳng hiểu sao khiến nàng có cảm giác đau lòng như đã qua một đời.
Nàng luôn để tâm và so đo về chuyện mà Tô Vũ từng làm, nhưng ngó lơ và quên mất bản thân hắn.
Tô Vũ gầy hơn lúc trước, mi mắt thon dài như sơn thủy không tì vết loáng thoáng ẩn chứa vẻ mệt mỏi, cho dù hắn đang ngủ cũng không thể hết được.
Sắc mặt hắn có vẻ nhợt nhạt.
Những lúc thế này trông hắn không tranh không đoạt, mà còn dịu dàng vô hại.
Trước kia Tô Vũ từng nói, lồng ngực của hắn rất chật, chỉ có thể chứa được một người và vài ba chuyện.
Nhưng bây giờ nhìn lại, vài ba chuyện kia e rằng đã bao quát chuyện thiên hạ rồi. Mỗi ngày hắn chứa đựng thiên hạ trong lòng, tính toán, lên kế hoạch, cũng có lúc mệt mỏi.
Thẩm Nguyệt nghĩ, chắc là sẽ có.
Nếu không hắn cũng không đến mức mệt mỏi như thế này, mệt đến mức hoàn toàn không đề phòng gì với người và sự vật xung quanh, đến mức nàng đứng trước xe ngựa của hắn một lúc lâu mà hắn không hề phát giác.
Thẩm Nguyệt không định gọi hắn dậy, vẫn đợi hắn ngủ thêm một lát nữa rồi hẵng dậy ăn cũng được.
Thế là nàng bưng bát canh rau dại, quay người định rời đi.
Thế nhưng không ngờ đúng lúc này có cơn gió từ bên ngoài thổi vào trong xe khiến Tô Vũ giật mình tỉnh giấc.
Thẩm Nguyệt vừa mới quay đi, Tô Vũ mở mắt ra, cất tiếng gọi khàn khàn và ngái ngủ: “A Nguyệt?”
Thẩm Nguyệt dừng bước, quay người trở lại, trông thấy Tô Vũ giơ ngón tay trắng nõn lên nắn nắn sống mũi, nghe thấy hắn chậm rãi và nhẹ nhàng nói: “Nàng đến mà sao không gọi ta dậy”.
Thẩm Nguyệt cụp mắt, hai mắt cay xè: “Thấy chàng ngủ ngon quá nên không quấy rầy chàng”.
Tô Vũ đáp: “Nếu nàng gọi ta, ta có thể tỉnh táo bất cứ lúc nào”.
Hắn vẫn luôn đợi Thẩm Nguyệt.
Thế nhưng hắn nghĩ, có lẽ Thẩm Nguyệt cũng không muốn tới tìm hắn, cũng không muốn trông thấy hắn.
Thẩm Nguyệt ngập ngừng nhưng vẫn nói: “Sau này chàng phải cảnh giác chút, nếu có người đến, chàng phải phát giác ra ngay”.
Bây giờ nàng đứng ở đây một lúc lâu cũng không thấy Tô Vũ tỉnh dậy, chắc hẳn hắn mệt lắm rồi. Tuy nàng không nói ra, nhưng làm sao nhẫn tâm đánh thức hắn được.
Chương 388: Xếp hàng ngắm Tô Vũ
Âm thanh của Tô Vũ vẫn còn lẫn chút biếng nhác khi vừa tỉnh dậy: “Sau này phải cảnh giác chứ, bây giờ bên ngoài có thân binh mà Hoắc tướng quân để lại và cả Tần tướng quân nữa, ta có thể làm biếng mà thả lỏng ở mức độ phù hợp”.
Thẩm Nguyệt không nói thêm gì nữa, đưa bát canh rau dại trong tay cho hắn: “Bên ngoài không có gì ăn được, thứ này dễ ăn hơn lương khô, chàng ăn rồi hẵng nghỉ ngơi”.
Tô Vũ nói lời cảm ơn, Thẩm Nguyệt đáp rằng không cần khách sáo. Giữa hai người dường như bị bít lại bằng một tầng giấy mỏng, có chút xa cách.
Mà sau đó Tô Vũ nhìn nhìn nàng rồi ăn từng miếng một.
Đợi khi hắn ăn xong, Thẩm Nguyệt nhận lại cái bát, nói một câu “chàng nghỉ ngơi cho khỏe” rồi quay đầu rời đi.
Tô Vũ nghiêng người, đôi mắt đen như mực men theo khe hở của rèm cửa sổ mà nhìn ra ngoài, loáng thoáng trông thấy Thẩm Nguyệt đi ngang qua cửa sổ xe của hắn.
Hắn không gọi Thẩm Nguyệt, Thẩm Nguyệt cũng không dừng lại nhìn hắn.
Đợi khi mọi người đã ăn xong rồi nghỉ ngơi một lát, họ tiếp tục lên đường.
Ảnh hưởng và tổn thất mà trận lũ lụt này mang đến không hề ngừng lại khi trời quang mây tạnh mà vẫn tiếp tục lan rộng.
Những gì mà họ trông thấy và nhìn thấy ở thành Vân và thành Kinh chẳng qua chỉ là một góc nhỏ của cả Đại Sở thôi.
Các thành trì khác ở Đại Sở cũng bị mưa lớn tấn công, lũ lớn trên các triền núi bùng nổ còn kinh khủng hơn ở thành Vân và thành Kinh nhiều.
Suốt dọc đường tiến lên phía Bắc, họ gặp vô số nạn dân lưu lạc trên mảnh đất tiêu điều này, không nơi nương tựa.
Danh tiếng của Tĩnh Nguyệt công chúa cũng từ thành Vân đồn tới thành Kinh rồi tiếp tục lan rộng ra các nơi khác.
Chỉ là bách tính chịu khổ chịu nạn đều biết rằng trong triều có một vị Tĩnh Nguyệt công chúa tới dân gian, cứu khổ cứu nạn, chữa thương chữa bệnh, không hề chậm trễ.
Khi bách tính nhắc đến Tĩnh Nguyệt công chúa, không một ai không ngưỡng vọng.
Nghe nói Tĩnh Nguyệt công chúa sẽ đi lên phía Bắc, vô số nạn dân ào ào tập trung về các thành trì phương Bắc.
Con sông chảy qua thành Vân và thành Kinh chưa thể coi là một con sông lớn với lưu vực rộng, trong thời gian lũ lụt vẫn còn cơ hội khơi thông và điều tiết dòng chảy. Nhưng lãnh thổ Đại Sở vẫn còn vài con sông nữa chảy dọc theo hướng Bắc Nam trên một diện tích rộng lớn.
Nước ở các sông thuộc khu vực Giang Nam tăng cao trong thời gian xảy ra lũ lụt, lòng sông vừa rộng vừa sâu nên không thể nào xuống sông điều tiết, chỉ có thể cố hết sức đóng bớt cửa sông, khống chế lượng nước.
Thế nhưng nước lũ như mãnh thú, tràn qua các triền đê, đê điều hàng ngàn dặm mà nát bét như mấy miếng đậu phụ vậy, không chịu nổi sự hoành hành.
Nước lũ vượt qua triền đê, giày xéo bách tính.
Vô số trang viên của người dân bị phá hủy, bách tính lưu lạc, không biết bao nhiêu người cũng vì thế mà bỏ mạng.
Khi nhóm người của Thẩm Nguyệt tới Giang Nam, họ lại bị nhốt bên ngoài thành cùng với các nạn dân kia, không thể tiến vào trong.
Bởi vì thủ thành không chịu cho nạn dân vào bên trong, một khi cổng thành mở ra, nạn dân điên cuồng sẽ ào vào như ong vỡ tổ.
Danh hào của Tĩnh Nguyệt công chúa vang vọng trong nhóm nạn dân này, phần lớn họ sống sót từ trong thiên tai, cũng có một phần khác là vì chiến tranh mà phải rời quê hương tha phương tới nơi này.
Giang Nam là vùng đất màu mỡ trù phú, khả năng dung nạp rất cao, có người trong số họ muốn an cư lạc nghiệp ở nơi này, cũng có người muốn qua Giang Nam để tới nơi khác.
Thế nhưng bây giờ thủ thành đóng chặt cửa thành, không ai tiến vào được, mỗi ngày đều có người chết đói chết rét.
Thẩm Nguyệt công chúa bèn ra lệnh cho thân binh dùng mấy cái nồi sắt ít ỏi đi tới khu vực lân cận tìm hết rau dại có thể ăn được, nấu thành canh chia cho nạn dân đói khát.
Nhưng số lượng nạn dân quá nhiều, sư nhiều cháo ít, canh rau dại vừa mới nấu xong đã xảy ra tranh cướp, đến mức có nạn dân bị bỏng vì nước canh.
Thẩm Nguyệt vô cùng tức giận, lôi vài nạn dân đầu têu tranh cướp ra trách phạt trước đám đông: “Ai cũng muốn sống sót, ai cũng muốn vào thành, vậy thì phải tuân thủ quy tắc. Từ giờ trở đi, nếu còn kẻ nào gây rối loạn trật tự, quyết không nương tay!”
Những lúc như thế này, các nạn dân cần một người đứng ra chỉ huy họ, huống hồ người này còn là Tĩnh Nguyệt công chúa, là hi vọng cuối cùng có thể giúp họ vào thành vào lúc này.
Thủ thành không cho họ vào trong chứ không thể không cho Tĩnh Nguyệt công chúa vào trong.
Thế là nhóm nạn dân vốn ồn ào hỗn loạn lập tức im lìm, mặc cho Thẩm Nguyệt phân chia, ai vào chỗ người nấy.
Trước khi cổng thành mở ra, họ không thể chết đói chết rét ở đây được, thế nào cũng phải ăn no mặc ấm mới được.
Sau đó một bộ phận nạn dân đi tìm rau dại, một bộ phận nạn dân đi nhặt củi, còn một bộ phận khác đi tìm nguồn nước, sau đó mọi người cùng nhau chia sẻ thành quả lao động.
Chỉ cần không giành không cướp, ai cũng có phần.
Đến tối, thời tiết lạnh lẽo, mọi người vây quanh đống lửa, dựa vào nhau cho ấm, không cần phải ôm chặt lấy manh áo mỏng manh tả tơi mà vẫn run rẩy lẩy bẩy trong gió lạnh.
Tần Như Lương và Hạ Du không hề rảnh rỗi, cố hết sắp xếp cho nạn dân.
Tô Vũ cũng xuống khỏi xe ngựa, một khi có người nhiễm thương hàn sẽ tới chỗ hắn chữa trị.
Hắn mặc áo đen, sạch sẽ vô khuyết, khi chăm chú bắt mạch, trông hắn chẳng khác nào một cảnh đẹp giữa nhân gian.
Thẩm Nguyệt phát hiện ra, nạn dân tới chỗ Tô Vũ đa phần là nữ.
Nàng nhìn các nạn dân nữ ở phía sau dần dần xếp thành hàng ngũ, còn bắt đầu chú trọng hình thức bên ngoài của mình, lau mặt vuốt tóc, từng đôi mắt hấp háy cứ thỉnh thoảng lại liếc về phía Tô Vũ mà sáng rực lên, chỉ hận không thể dính chặt vào hắn.
“…”
Hắn ta nói: “Bất kể là chiến tranh hay thiên tai, thế nào cũng có người chết đi. Muốn tứ hải thanh bình, bách tính an lạc, chỉ khi nào Đại Sở dân giàu nước mạnh, như thế các nước khác mới không thể tùy tiện phát động chiến tranh, Đại Sở cũng có thể gồng mình qua được bất kỳ thiên tai nào, để bách tính không cần lo lắng”.
Thẩm Nguyệt hỏi: “Những lời này là ai dạy ngươi thế?”
Hạ Du đáp: “Đây là lĩnh ngộ của ta suốt dọc đường. Nhớ tới hố chôn hàng vạn người bên ngoài thành Huyền, nghĩ tới đống lửa thiêu thi cốt ở thành Kinh, sau lưng mỗi một việc, luôn có máu người chảy thành sông”.
Món canh rau dại trong nồi đang sôi ùng ục và bốc khói.
Thẩm Nguyệt mỉm cười: “Một việc mà đến cả ngươi cũng hiểu ra được, thế mà ta nghĩ mãi không thông”.
“Đó là vì liên quan tới đại học sĩ”, Hạ Du đáp: “Một khi liên quan tới người mà mình để tâm, con người rất dễ chui đầu vào ngõ cụt, không thể thoát ra được, sau đó dùng điều kiện khắc nghiệt hơn khi yêu cầu người khác để yêu cầu hắn.
Nhưng thực tế, nếu đổi lại là người khác, chưa chắc có thể làm tốt hơn hắn.
Thẩm Nguyệt, cô hi vọng hắn xấu xa một chút thì tốt, hay là hi vọng hắn lương thiện hơn mới tốt?”
Thẩm Nguyệt nói: “Ta không ngờ những lời này sẽ do ngươi tới an ủi ta. Hạ Du, ngươi trưởng thành rồi”.
Hạ Du đáp: “Ta chỉ biết rằng, nếu một người lương thiện quá, chưa chắc đã có thể sống lâu. Giống như Thanh Hạnh vậy, thà rằng nàng ta xấu xa hơn, cũng không đến mức rời đi sớm như thế”.
Thẩm Nguyệt nghiêng đầu nhìn hắn ta, thấy gương mặt hắn ta lộ ra nét đau thương rất rõ.
“Nếu đại học sĩ không xấu xa hơn một chút, cô hi vọng hắn sẽ giống Thanh Hạnh sao?”
Thẩm Nguyệt cảm thấy căng thẳng.
“Nếu hắn không xấu xa hơn một chút, không tính đến chuyện xa xôi, chỉ biết nhìn cái trước mắt, e là chúng ta cũng không thể đến được thành Huyền mà đã giết chết ở nơi sơn dã không biết tên đó rồi. Nếu hắn không xấu xa,” Hạ Du cũng ngẩng đầu nhìn nàng: “Không thể thành toàn cho danh tiếng hiện giờ của cô”.
Qua hồi lâu, Thẩm Nguyệt đáp lại bằng một câu nhẹ bẫng: “Ngươi muốn nói đỡ cho hắn từ bao giờ thế”.
Hạ Du đáp: “Đến bây giờ ta vẫn cảm thấy cô và hắn không thể nào ở bên nhau, nhưng nếu có một người vì cô lo liệu trước sau, không nề hà sinh tử để bảo vệ cô như hắn, ta cũng chẳng còn lời nào để nói”.
Những chuyện này hắn ta không hỏi không có nghĩa là hắn ta không biết gì.
Sau khi Hạ Du bỏ đi, tận đến khi Tần Như Lương tới nhắc nhở rằng rau dại sắp cháy rồi, Thẩm Nguyệt mới hoàn hồn.
Nàng luống cuống chân tay múc một bát, định nhờ Tần Như Lương đưa cho Tô Vũ giúp nàng.
Không ngờ Tần Như Lương vẫn giữ thành kiến rất nặng nề với Tô Vũ, thẳng thừng từ chối: “Ta tuyệt đối không đi đưa đồ ăn cho hắn đâu, cô có thể bảo Hạ công tử đi thay”.
Ở bên này, Hạ Du nghe thấy, không đợi Thẩm Nguyệt nhắc tên đã nói: “Đừng gọi ta nha, ta bận lắm không rảnh đâu, muốn đưa thì cô tự đưa”.
Tần Như Lương cao ngạo bỏ đi, ngồi cùng một chỗ với đám thân binh mà Hoắc tướng quân để lại.
Còn cái gọi là “bận lắm không rảnh” của Hạ Du là hắn ta ngồi thụp bên ngoài lồng sắt trêu đùa Liễu Thiên Hạc khiến hắn ta tức gần chết.
Thẩm Nguyệt nhìn món canh rau dại trong bát rồi nhìn chiếc xe ngựa mà Tô Vũ đang ở.
Trong xe ngựa vô cùng yên tĩnh, có lẽ hắn đang nghỉ ngơi, chưa từng ra ngoài.
Nhưng cũng phải ăn chút gì đó chứ.
Thẩm Nguyệt mím môi, sau cùng vẫn đứng dậy, đành tự mình đi đưa.
Thẩm Nguyệt bước tới phía trước xe ngựa, con ngựa buộc vào gốc cây đang ăn cỏ, thỉnh thoảng còn phì phì vài tiếng.
Nàng giơ tay nhẹ nhàng vén một góc rèm che, đi vào bên trong.
Tô Vũ thoáng nghiêng người tựa vào vách xe, im lặng nhắm hai mắt. Mi mắt rũ xuống tạo thành một bóng mờ trên gương mặt, giống như cánh bướm tạm thời đậu trên khóe mắt.
Thẩm Nguyệt ngắm nhìn hắn, nhất thời quên mất phải lên tiếng đánh thức hắn.
Bấy giờ nàng mới nhận ra đã lâu lắm rồi mình chưa ngắm kỹ gương mặt của Tô Vũ. Bây giờ nhìn lại, chẳng hiểu sao khiến nàng có cảm giác đau lòng như đã qua một đời.
Nàng luôn để tâm và so đo về chuyện mà Tô Vũ từng làm, nhưng ngó lơ và quên mất bản thân hắn.
Tô Vũ gầy hơn lúc trước, mi mắt thon dài như sơn thủy không tì vết loáng thoáng ẩn chứa vẻ mệt mỏi, cho dù hắn đang ngủ cũng không thể hết được.
Sắc mặt hắn có vẻ nhợt nhạt.
Những lúc thế này trông hắn không tranh không đoạt, mà còn dịu dàng vô hại.
Trước kia Tô Vũ từng nói, lồng ngực của hắn rất chật, chỉ có thể chứa được một người và vài ba chuyện.
Nhưng bây giờ nhìn lại, vài ba chuyện kia e rằng đã bao quát chuyện thiên hạ rồi. Mỗi ngày hắn chứa đựng thiên hạ trong lòng, tính toán, lên kế hoạch, cũng có lúc mệt mỏi.
Thẩm Nguyệt nghĩ, chắc là sẽ có.
Nếu không hắn cũng không đến mức mệt mỏi như thế này, mệt đến mức hoàn toàn không đề phòng gì với người và sự vật xung quanh, đến mức nàng đứng trước xe ngựa của hắn một lúc lâu mà hắn không hề phát giác.
Thẩm Nguyệt không định gọi hắn dậy, vẫn đợi hắn ngủ thêm một lát nữa rồi hẵng dậy ăn cũng được.
Thế là nàng bưng bát canh rau dại, quay người định rời đi.
Thế nhưng không ngờ đúng lúc này có cơn gió từ bên ngoài thổi vào trong xe khiến Tô Vũ giật mình tỉnh giấc.
Thẩm Nguyệt vừa mới quay đi, Tô Vũ mở mắt ra, cất tiếng gọi khàn khàn và ngái ngủ: “A Nguyệt?”
Thẩm Nguyệt dừng bước, quay người trở lại, trông thấy Tô Vũ giơ ngón tay trắng nõn lên nắn nắn sống mũi, nghe thấy hắn chậm rãi và nhẹ nhàng nói: “Nàng đến mà sao không gọi ta dậy”.
Thẩm Nguyệt cụp mắt, hai mắt cay xè: “Thấy chàng ngủ ngon quá nên không quấy rầy chàng”.
Tô Vũ đáp: “Nếu nàng gọi ta, ta có thể tỉnh táo bất cứ lúc nào”.
Hắn vẫn luôn đợi Thẩm Nguyệt.
Thế nhưng hắn nghĩ, có lẽ Thẩm Nguyệt cũng không muốn tới tìm hắn, cũng không muốn trông thấy hắn.
Thẩm Nguyệt ngập ngừng nhưng vẫn nói: “Sau này chàng phải cảnh giác chút, nếu có người đến, chàng phải phát giác ra ngay”.
Bây giờ nàng đứng ở đây một lúc lâu cũng không thấy Tô Vũ tỉnh dậy, chắc hẳn hắn mệt lắm rồi. Tuy nàng không nói ra, nhưng làm sao nhẫn tâm đánh thức hắn được.
Chương 388: Xếp hàng ngắm Tô Vũ
Âm thanh của Tô Vũ vẫn còn lẫn chút biếng nhác khi vừa tỉnh dậy: “Sau này phải cảnh giác chứ, bây giờ bên ngoài có thân binh mà Hoắc tướng quân để lại và cả Tần tướng quân nữa, ta có thể làm biếng mà thả lỏng ở mức độ phù hợp”.
Thẩm Nguyệt không nói thêm gì nữa, đưa bát canh rau dại trong tay cho hắn: “Bên ngoài không có gì ăn được, thứ này dễ ăn hơn lương khô, chàng ăn rồi hẵng nghỉ ngơi”.
Tô Vũ nói lời cảm ơn, Thẩm Nguyệt đáp rằng không cần khách sáo. Giữa hai người dường như bị bít lại bằng một tầng giấy mỏng, có chút xa cách.
Mà sau đó Tô Vũ nhìn nhìn nàng rồi ăn từng miếng một.
Đợi khi hắn ăn xong, Thẩm Nguyệt nhận lại cái bát, nói một câu “chàng nghỉ ngơi cho khỏe” rồi quay đầu rời đi.
Tô Vũ nghiêng người, đôi mắt đen như mực men theo khe hở của rèm cửa sổ mà nhìn ra ngoài, loáng thoáng trông thấy Thẩm Nguyệt đi ngang qua cửa sổ xe của hắn.
Hắn không gọi Thẩm Nguyệt, Thẩm Nguyệt cũng không dừng lại nhìn hắn.
Đợi khi mọi người đã ăn xong rồi nghỉ ngơi một lát, họ tiếp tục lên đường.
Ảnh hưởng và tổn thất mà trận lũ lụt này mang đến không hề ngừng lại khi trời quang mây tạnh mà vẫn tiếp tục lan rộng.
Những gì mà họ trông thấy và nhìn thấy ở thành Vân và thành Kinh chẳng qua chỉ là một góc nhỏ của cả Đại Sở thôi.
Các thành trì khác ở Đại Sở cũng bị mưa lớn tấn công, lũ lớn trên các triền núi bùng nổ còn kinh khủng hơn ở thành Vân và thành Kinh nhiều.
Suốt dọc đường tiến lên phía Bắc, họ gặp vô số nạn dân lưu lạc trên mảnh đất tiêu điều này, không nơi nương tựa.
Danh tiếng của Tĩnh Nguyệt công chúa cũng từ thành Vân đồn tới thành Kinh rồi tiếp tục lan rộng ra các nơi khác.
Chỉ là bách tính chịu khổ chịu nạn đều biết rằng trong triều có một vị Tĩnh Nguyệt công chúa tới dân gian, cứu khổ cứu nạn, chữa thương chữa bệnh, không hề chậm trễ.
Khi bách tính nhắc đến Tĩnh Nguyệt công chúa, không một ai không ngưỡng vọng.
Nghe nói Tĩnh Nguyệt công chúa sẽ đi lên phía Bắc, vô số nạn dân ào ào tập trung về các thành trì phương Bắc.
Con sông chảy qua thành Vân và thành Kinh chưa thể coi là một con sông lớn với lưu vực rộng, trong thời gian lũ lụt vẫn còn cơ hội khơi thông và điều tiết dòng chảy. Nhưng lãnh thổ Đại Sở vẫn còn vài con sông nữa chảy dọc theo hướng Bắc Nam trên một diện tích rộng lớn.
Nước ở các sông thuộc khu vực Giang Nam tăng cao trong thời gian xảy ra lũ lụt, lòng sông vừa rộng vừa sâu nên không thể nào xuống sông điều tiết, chỉ có thể cố hết sức đóng bớt cửa sông, khống chế lượng nước.
Thế nhưng nước lũ như mãnh thú, tràn qua các triền đê, đê điều hàng ngàn dặm mà nát bét như mấy miếng đậu phụ vậy, không chịu nổi sự hoành hành.
Nước lũ vượt qua triền đê, giày xéo bách tính.
Vô số trang viên của người dân bị phá hủy, bách tính lưu lạc, không biết bao nhiêu người cũng vì thế mà bỏ mạng.
Khi nhóm người của Thẩm Nguyệt tới Giang Nam, họ lại bị nhốt bên ngoài thành cùng với các nạn dân kia, không thể tiến vào trong.
Bởi vì thủ thành không chịu cho nạn dân vào bên trong, một khi cổng thành mở ra, nạn dân điên cuồng sẽ ào vào như ong vỡ tổ.
Danh hào của Tĩnh Nguyệt công chúa vang vọng trong nhóm nạn dân này, phần lớn họ sống sót từ trong thiên tai, cũng có một phần khác là vì chiến tranh mà phải rời quê hương tha phương tới nơi này.
Giang Nam là vùng đất màu mỡ trù phú, khả năng dung nạp rất cao, có người trong số họ muốn an cư lạc nghiệp ở nơi này, cũng có người muốn qua Giang Nam để tới nơi khác.
Thế nhưng bây giờ thủ thành đóng chặt cửa thành, không ai tiến vào được, mỗi ngày đều có người chết đói chết rét.
Thẩm Nguyệt công chúa bèn ra lệnh cho thân binh dùng mấy cái nồi sắt ít ỏi đi tới khu vực lân cận tìm hết rau dại có thể ăn được, nấu thành canh chia cho nạn dân đói khát.
Nhưng số lượng nạn dân quá nhiều, sư nhiều cháo ít, canh rau dại vừa mới nấu xong đã xảy ra tranh cướp, đến mức có nạn dân bị bỏng vì nước canh.
Thẩm Nguyệt vô cùng tức giận, lôi vài nạn dân đầu têu tranh cướp ra trách phạt trước đám đông: “Ai cũng muốn sống sót, ai cũng muốn vào thành, vậy thì phải tuân thủ quy tắc. Từ giờ trở đi, nếu còn kẻ nào gây rối loạn trật tự, quyết không nương tay!”
Những lúc như thế này, các nạn dân cần một người đứng ra chỉ huy họ, huống hồ người này còn là Tĩnh Nguyệt công chúa, là hi vọng cuối cùng có thể giúp họ vào thành vào lúc này.
Thủ thành không cho họ vào trong chứ không thể không cho Tĩnh Nguyệt công chúa vào trong.
Thế là nhóm nạn dân vốn ồn ào hỗn loạn lập tức im lìm, mặc cho Thẩm Nguyệt phân chia, ai vào chỗ người nấy.
Trước khi cổng thành mở ra, họ không thể chết đói chết rét ở đây được, thế nào cũng phải ăn no mặc ấm mới được.
Sau đó một bộ phận nạn dân đi tìm rau dại, một bộ phận nạn dân đi nhặt củi, còn một bộ phận khác đi tìm nguồn nước, sau đó mọi người cùng nhau chia sẻ thành quả lao động.
Chỉ cần không giành không cướp, ai cũng có phần.
Đến tối, thời tiết lạnh lẽo, mọi người vây quanh đống lửa, dựa vào nhau cho ấm, không cần phải ôm chặt lấy manh áo mỏng manh tả tơi mà vẫn run rẩy lẩy bẩy trong gió lạnh.
Tần Như Lương và Hạ Du không hề rảnh rỗi, cố hết sắp xếp cho nạn dân.
Tô Vũ cũng xuống khỏi xe ngựa, một khi có người nhiễm thương hàn sẽ tới chỗ hắn chữa trị.
Hắn mặc áo đen, sạch sẽ vô khuyết, khi chăm chú bắt mạch, trông hắn chẳng khác nào một cảnh đẹp giữa nhân gian.
Thẩm Nguyệt phát hiện ra, nạn dân tới chỗ Tô Vũ đa phần là nữ.
Nàng nhìn các nạn dân nữ ở phía sau dần dần xếp thành hàng ngũ, còn bắt đầu chú trọng hình thức bên ngoài của mình, lau mặt vuốt tóc, từng đôi mắt hấp háy cứ thỉnh thoảng lại liếc về phía Tô Vũ mà sáng rực lên, chỉ hận không thể dính chặt vào hắn.
“…”
Bình luận facebook