• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

New Tam Thi Ngữ (2 Viewers)

  • Chương 1-5

Chương 1 Hồn đè quan tài

Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn, từ nhỏ tôi sống cùng ông nội. Trong nhà chỉ có hai phòng ngủ, ba mẹ một phòng, tôi và ông nội ngủ một phòng. Cuộc sống cứ duy trì như vậy cho đến ngày tôi vào đại học.

Khi tôi vào đại học được một năm thì ông nội đột ngột qua đời, không có dấu hiệu báo trước, chỉ đơn giản là đi ngủ một giấc sau đó không bao giờ tỉnh lại. Thời điểm tôi chạy từ trường học về đã là sang ngày hôm sau, linh đường của ông nội đã được dựng lên tại nhà chính. Tất cả mọi thứ được an bài ngăn nắp trật tự.

Sau khi về đến nhà chuyện đầu tiên tôi làm là đi tới muốn xem mặt ông nội lần cuối. Người lớn trong nhà đem nắp quan tài mở ra, tôi nhìn thấy ông nội nằm an tĩnh ở đó, cả khuôn mặt đã tái nhợt, nhưng môi dưới vẫn hé mở, hình như có điều gì muốn nói.

Tôi liền hỏi bác cả, ông nội vẫn luôn mở miệng có phải còn di nguyện chưa nói hết hay không? Bác cả nghe tôi nói xong liền trừng mắt dạy dỗ tôi một hồi, còn quát tôi không được nói lung tung.

Tôi hoàn toàn không biết bác vì sao lại đột nhiên nổi giận, ngại chỗ đông người không tiện gặng hỏi, tôi chỉ đành im lặng.

Bác hai trở về muộn hơn so với tôi. Lúc bác ấy trở về đã là chín giờ tối. Bác làm cảnh sát ở một tỉnh khác, công việc bộn bề không thể xin nghỉ sớm hơn. Người trở về việc đầu tiên là nhìn mặt người đã chết, tôi cũng đi theo bác ấy nhìn nhìn, lại phát hiện ông nội vẫn mở miệng, không chỉ vậy tôi còn mơ hồ cảm thấy miệng ông mở còn to hơn lúc tôi trở về.

Bác hai hẳn cũng chú ý tới điểm này, tôi nghe bác ấy nói chuyện với bác cả “miệng cha sao lại mở như vậy? Có cách nào khép lại hay không?”.

Bác cả nhấc mắt, nhìn xung quanh. Thấy không ai để ý tới mới nhỏ giọng nói “Đã thử mọi cách rồi nhưng đều không được”.

Bác hai nghĩ nửa ngày, đi qua lấy một chiếc khăn lông nhúng vào nước ấm đắp lên má ông nội, định để cho các cơ trên mặt giãn ra khiến miệng ông từ từ khép lại. Khăn lông được đổi tới đổi lui vài lần, sau đó bác hai lấy tay thử khép miệng ông nội lại. Không nghĩ tới biện pháp này thế mà lại dùng được, miệng từ từ khép lại nhưng oái oăm thay miệng lại bị méo.

Ông nội tôi lúc sống cũng chưa bao giờ độc miệng với ai, sau khi chết sao lại méo miệng được? Chẳng lẽ ông thật sự có di nguyện chưa được hoàn thành?

Một phòng người chen chúc chứng kiến cảnh này, ai cũng khóc rống lên

.

Chờ khi tiếng khóc đã vơi đi, mọi người đều đã bình tĩnh lại, bác hai lại hỏi, “Trong miệng có để bạc vào không?” (Đây là truyền thống ở nơi tôi, sau khi chết phải để bạc vào trong miệng).

Mẹ tôi nói “Có thả”. Lúc ấy không ai tìm thấy bạc mà ông nội chuẩn bị từ trước nên mẹ tôi liền lấy đôi hoa tai bạc của mình đặt vào trong miệng ông.

Ròng rã mấy ngày, bác cả và bác hai lần lượt thay phiên nhau túc trực bên quan tài của ông. Chỉ có ba tôi một mực quỳ gối, mặc cho mọi người khuyên ngăn.

Ông nội tôi có ba người con trai, ba tôi là con út, tình cảm với ông nội cũng rất tốt đẹp. Lúc còn sống ông nội tôi không đi đâu chỉ thích ở nhà cùng chúng tôi. Mọi việc chăm sóc ông nội đều do một tay ba tôi làm. Mọi người cũng biết tình cảm của ba tôi và ông nội sâu đậm nên cũng không khuyên ngăn nữa.

Ông nội được đặt tại nhà tròn năm ngày, sang ngày thì sáu thì đưa lên núi.

Trước khi đi thầy phong thuỷ làm lễ mở nắp quan tài để gia đình nhìn ông nội một lần cuối, đại ý tiễn đưa ông đi đoạn đường cuối cùng. Khi đó mới năm giờ, trời hãy còn tờ mờ chưa sáng hẳn. Lúc mở nắp quan ra người thân xung quanh đồng loạt hít vào một ngụm khí lạnh.

Sắc mặt ông nội xanh mét, miệng không hề khép lại. Tôi thấy so với ngày hôm trước miệng ông mở càng to hơn. Kích cỡ này so với miệng người bình thường là to hơn rất nhiều, đến nỗi cằm ông suýt nữa đã dán vào ngực.

Tất cả mọi người đều bị hình ảnh này doạ sợ. Ngay cả thầy phong thuỷ cũng không có biện pháp gì, ông ấy nói bản thân chưa từng thấy qua chuyện như vậy. Lát sau còn hỏi bác cả làm sao bây giờ?

Bác cả, bác hai, và ba tôi, ba anh em thương lượng một hồi cuối cùng vẫn giữ nguyên kế hoạch ban đầu, nâng quan lên núi.

Tới nâng quan cho ông nội đều là các thanh niên trai tráng trong thôn, ở đây nhà ai có thân nhân qua đời đều tìm bọn họ giúp đỡ. Bởi vì nơi đây có tục lệ một khi quan tài đã được nâng lên không được nghỉ giữa đường cho nên cần một mạch đi lên núi. Vì vậy người nâng quan yêu cầu là người cao lớn khỏe mạnh. ( Nơi đó của chúng ta không dùng thủ tục hỏa táng, toàn bộ là thổ táng)

Thầy phong thuỷ tiến hành làm lễ, bốn người trai tráng đứng ở bốn phía quan tài, lần lượt xỏ dây thừng rồi lồng cây gậy gỗ vào giữa sau đó đặt lên vai. Đợi thầy phong thuỷ ra lệnh một tiếng lập tức có người đứng bên cạnh cầm pháo hoa chuẩn bị châm lửa.

Thầy phong thuỷ cầm lên cái kiếm gỗ đào, ở trên pháp đàn chém mạnh xuống một kiếm, miệng hô to “Khởi quan!”

Người cầm pháo dùng lửa châm một cái, pháo hoa bắn ra kêu bùm bùm. Bốn người trai tráng nâng quan hét to một tiếng “Khởi”, chỉ nghe tiếng dây thừng kêu lên kẽo kẹt, bốn người ngồi xổm lấy đà nhưng qua một lúc vẫn không thẳng chân đứng dậy được.

Quan tài không nâng lên được!

Sắc mặt ba tôi lập tức biến đổi, phía người nâng đã chuẩn bị gửi gắm chút tiền, vậy mà không nghĩ tới bọn họ lại làm không được việc. Nhưng sự tình cấp bách ba tôi cũng không tiện trách móc, lập tức đi chuẩn bị thêm bốn bao lì xì định đưa tới tiếp cho bọn họ.

Nhưng không nghĩ tới bốn người kia nhất quyết không nhận. Một người trong đó còn dõng dạc nói ông cụ ở trong thôn này là một trưởng bối, tất cả mọi người đều rất kính trọng, không có chuyện bọn họ bỏ qua sự kính trọng ấy mà không chịu dùng hết sức nâng quan tài. Nhưng vấn đề là quan tài này quá nặng, cho dù có cho thêm bao lì xì bọn họ cũng không nâng lên được.

Ba tôi bất đắc dĩ đành đem bao lì xì cất ngược lại trong túi, nhưng trên mặt lại là gấp đến muốn chết.

Trong đội ngũ tiễn đưa linh cữu có không ít thanh niên trai trẻ, bọn họ nghe thấy quan tài vì nặng quá nâng lên không được liền chủ động xin giúp đỡ. Vì thế mọi người lại quấn thêm một cái dây thừng, cũng thêm cả một cái gậy, lặp lại trình tự một lần nữa.

Nhưng sau lúc pháo hoa vang lên, quan tài vẫn không một chút xê dịch.

Lần này tất cả đều phát hoảng , trong đám đông cũng bắt đầu xuất hiện những âm thanh xì xầm. Nói rằng ông nội tôi chắc chắn có tâm nguyện gì đó còn chưa bỏ xuống được.

Ba tôi lo lắng mọi người trong thôn đồn thổi linh tinh vì vậy cùng bác cả đón lấy hai đầu gậy, hai anh em họ cùng nâng.

Tám người, tận tám người nhưng vẫn không nâng được.

Tôi nghe thấy thầy phong thuỷ kia hô lên một tiếng. Ban đầu ông ta cũng nghĩ do người nâng quan chưa dùng hết sức lực, nhưng hiện tại sắc mặt ông ta đột nhiên thay đổi.

Tôi thấy ông ta chạy tới bên cạnh ba và hai bác, hỏi ông cụ trước khi mất có phải có tâm nguyện gì đó chưa làm được hay không.

Ba tôi và hai bác đều nói không có, bình thường ông vẫn ăn ngon ngủ kĩ, không có tâm nguyện gì chưa làm xong cả.

Ba người họ lại suy nghĩ một hồi lại hướng về phía người nâng nói chuyện lần nữa. Nhưng sáu người này dùng bao nhiêu sức lực vẫn không nâng lên được. Cuối cùng ba tôi quỳ gối trước quan tài, vừa dập đầu vừa nói “Cha, nếu cha còn điều gì muốn dặn dò buổi tối hãy tới báo mộng cho con. Hôm nay cha không chịu rời đi chúng con không yên lòng”. Bác cả, bác hai, cả tôi cũng quỳ xuống. Phía sau con cháu trong dòng họ ba đời thấy vậy cũng đồng loạt quỳ theo. Tiếng khóc vang lên, bi thương nhuộm cả một mảng.

Sự tình nói đến cũng thấy thật là lạ. Sau màn quỳ lạy này, quan tài lúc trước tám người nâng không được bây giờ sáu người nâng liền lên.

Ba tôi lo lắng sự tình thay đổi, chạy thật nhanh về phía trước đưa đoàn người lên núi.

Dọc đường đi tôi thấy ba ngay cả thở mạnh cũng không dám, hai mắt nhìn chằm chằm vào quan tài, như là sợ ông nội đổi ý không chịu đi nữa!

Rất may quan tài thuận lợi được đưa vào lòng đất, cũng không phát sinh thêm bất cứ chuyện gì.

Mồ mả đắp xong, người lớn yêu cầu đám con cháu đời thứ ba như chúng tôi về trước, không được ở lại nơi đó. Nghe nói đây là tập tục từ lâu truyền xuống. Tôi theo đám anh chị họ trở về nhà. Giữa nhà linh đường vẫn còn, nhưng ông nội thì đã ra đi mãi mãi. Trong lòng tôi khó chịu, đầu mũi chua xót, nước mắt cũng không nhịn được mà lăn dài.

Mẹ tôi nhìn thấy tôi đứng đó khóc, lập tức kéo tôi sang một bên dạy dỗ một trận, bà nói rằng đưa tang ngày đầu tiên không được khóc. Tôi không rõ ý bà là gì, nhưng vẫn cố kìm nén lại. Mãi sau này mẹ tôi mới nói với tôi, ngày đầu đưa tang nếu khóc người chết sẽ thương tâm lưu luyến không chịu rời đi.

Đêm xuống, tôi ngủ trong căn phòng lúc trước, cảm giác như ông vẫn luôn ở bên cạnh mình. Trước kia cứ đến mùa hè, khi đi ngủ ông nội luôn cầm cây quạt quạt cho tôi ngủ, nhưng từ giờ về sau những ngày tháng như vậy sẽ không còn nữa. Nghĩ đến ông nội nước mắt tôi lại muốn trào xuống, nhưng bên tai vẫn văng vẳng lời mẹ nói, tôi lại nhịn không được khóc. Nếu ông nội luyến tiếc tôi mà không rời đi thì làm sao bây giờ?

Lúc bản thân đang dần chìm vào giấc ngủ, tôi nhìn thấy ông nội mình đi tới, nằm xuống bên cạnh tôi, hệt như lúc trước vậy. Ông nội nằm nghiêng người, cánh tay đưa qua đưa lại như đang quạt gió, nhưng kì lạ là trong tay ông không cầm quạt. Tôi dụi dụi mắt cho tỉnh mới cẩn thận nhìn lại ông. Lúc này ông đang mở miệng thật to, sắc mặt xanh mét, trên người còn mặc một thân áo liệm, là bộ quần áo ngày hôm nay đã hạn táng theo ông.

Sau đó tôi nhìn thấy miệng ông nội khẽ giật.

“A!!!!!” Tôi sợ hãi đến mức hét lên, ngay lập tức mở to mắt ra. Thật may, đây chỉ là một giấc mộng.

Bên ngoài cửa sổ trời còn chưa sáng hẳn. Tôi duỗi tay sờ sờ gối bên cạnh tìm di động định xem mấy giờ rồi. Nhưng di động đâu không thấy, lại sờ thấy một khuôn mặt lạnh băng. Tôi từ từ quay đầu lại, nương theo ánh sáng mỏng manh bên ngoài chiếu vào, tôi nhìn thấy rõ ràng đó là khuôn mặt ông nội với cái miệng đang há to. Mà tay của tôi, vừa khéo đặt bên trong miệng ông…
Chương 2: Tự bò ra ngoài

Chương 2: Tự mình bò ra

Tôi không phải đang nằm mơ, ông nội tôi thật sự đã trở về.

Nhưng không phải ông nội đã được chôn cất rồi ư? Tại sao xác chết của ông cụ lại chạy đến phòng tôi?

Không lâu sau, bác cả tôi chạy tới, nhìn thấy xác ông nội thì chửi bới: “Là tên quỷ xui xẻo mất não nào, đi đào bới nhà cũ (cách gọi mộ của chúng tôi) của người ta thế!”

Sau đó là bác hai, ông ấy nhìn thấy xác chết của ông nội thì nhíu chặt lông mày, nhưng lại không nói gì.

“Giờ phải làm sao?” Ba tôi mở miệng hỏi, hiện tại ông ấy cũng không có chủ kiến gì.

“Còn có thể làm gì? Nhân trời còn chưa sáng thì mau chôn đi. Tiểu Thiên, cháu đi tới đầu thôn gọi thợ nề Trần, chú ý đừng quấy rầy đến người khác. Lão Nhị, lão Tam, ba người chúng ta khiêng thi thể ba vào mộ lại đi.” Bác cả ra lệnh.

Mặc dù mọi người không nói nhưng trong lòng đều biết rõ, xảy ra loại chuyện như này không thể gióng trống khua chiêng xử lý, càng không được để người ngoài biết. Nếu không, chắc chắn người trong thôn sẽ lời ra tiếng vào, bàn tán chuyện nhà chúng tôi.

Sau khi xỏ giày, tôi đi về phía đầu thôn, Lúc đi ra khỏi sân nhỏ, tôi quay đầu nhìn thoáng qua, phát hiện bọn họ cùng nhau quỳ gối bên giường, cung kính dập đầu ba cái rồi mới bắt đầu di chuyển xác chết.

Tôi vội vàng rời đi, sợ chuyện này bị người khác nhìn thấy. Cũng may là tôi quen thuộc đường xá trong thôn, nếu không tôi phải vật lộn khi trời còn chưa sáng mất.

Theo lý mà nói, buổi sáng giữa hè sẽ không quá lạnh, cộng thêm việc tôi chạy chậm suốt quãng đường, chắc chắn cơ thể phải không thấy lạnh. Thế nhưng tôi càng chạy càng lạnh, luôn cảm giác có người thổi gió sau gáy mình.

Sáng sớm ở nông thôn, gà không gáy, mọi người vốn đang ngủ say, sau lưng lại có tiếng bước chân? Càng đừng nói đến lại có người thổi hơi lạnh vào người tôi. Nhưng nếu không có ai thì rốt cuộc từng cơn khí lạnh phả vào cổ tôi đến từ đâu?

Tôi rất muốn quay đầu lại nhìn nhưng nghĩ đến những gì thế hệ đi trước đã dạy, đi đường vào ban đêm không được quay đầu. Bởi vì một khi tôi quay đầu, ngọn lửa trên vai sẽ bị thổi tắt, rất dễ thu hút ma quỷ!

Nói thật, là một sinh viên đại học, trước đây tôi chưa bao giờ tin điều này. Nhưng sau khi gặp được chuyện ông nội tôi, tôi bắt đầu nghi ngờ thế giới quan trước đây của mình. Bởi vậy, mặc dù không có căn cứ, tôi cũng chỉ đành kiên trì tiến về phía trước, không ngoảnh đầu lại!

Nhất định không quay đầu lại!

Vất vả lắm tôi mới đến cửa nhà thợ nề Trần thì phát hiện lưng mình ướt đẫn, đang mùa hè, thế mà tôi lại đổ mồ hôi lạnh.

Tôi cố gắng gọi thợ nề Trần bằng giọng nhỏ nhất có thể vì sợ mấy người hàng xóm sát vách nghe thấy. Thế nhưng thợ nề Trần vẫn không trả lời, tôi đành phải bắt đầu gõ cửa. Tiếng gõ cửa ngày càng lớn, cuối cùng giọng nói của thợ Trần cũng vang lên: “Ai đó?”

“Bác Trần, là cháu, Tiểu Thiên.” Tôi thấp giọng đáp.

Thợ nề Trần mở cửa ra, tôi nhỏ giọng kể lại đơn giản, ông ấy khẽ nhíu mày, sau đó quay vào nhà lấy một cái thùng rồi đi cùng tôi đến mộ ông nội.

Khi chúng tôi đến nghĩa trang, đám người bác cả của tôi đã đến. Tôi tiến lên nhìn thoáng qua mộ của ông nội, phát hiện không có dấu vết bị đào bới. Trên đỉnh mộ chỉ có một cái hố, vừa đủ cho một người ra vào.

Tôi định lại gần để nhìn cho rõ, nhưng bị bác hai giục trở về. Tôi muốn ở lại nhưng họ không cho, họ nói khi người chết chôn xuống đất, người thân cách một thế hệ không được đến hiện trường.

Tuy tôi không biết tại sao nhưng vẫn ngoan ngoãn đi về nhà.

Mấy người ba tôi làm đến hơn mười giờ đêm mới trở lại.

Khi mọi việc xong xuôi, theo truyền thống bác cả mời thợ nề Trần vào nhà ăn cơm,.

Trong bữa tiệc, thợ nề Trần cứ nhíu mày giống như có tâm sự. Tôi liếc bác hai, ông ấy cũng nhíu mày giống hệt thợ nề Trần. Cuối cùng, dưới sự tra hỏi của bác cả tôi, thợ nề Trần cũng nói ra vấn đề ông ấy lo lắng: “Anh Khải Đông, tôi nghĩ anh nên tìm một thầy phong thủy xem chuyện này thử, mộ của ông nhà có gì đó rất kỳ lạ.”

“Kỳ lạ thế nào?”

Thợ nề Trần không lên tiếng, ngược lại bác hai tôi đáp: “Nếu như bọn trộm mộ đào bới từ ngoài vào trong thì phần miệng phía bên ngoài của cái hố phải lớn hơn bên trong, càng đào sâu càng hẹp đi, điều này rất dễ hiểu. Thế nhưng lúc nãy mọi người đều thấy được, rõ ràng miệng bên ngoài mộ của ba lớn hơn, bên trong lại nhỏ, nói cách khác cái hố kia được đào từ trong ra ngoài!”

Bác hai dừng một lát rồi nói tiếp: “Cũng có nghĩa ba mình tự bò ra khỏi mộ!”

Mặc dù đang là mùa hè nhưng những lời này của bác hai lại khiến cho tất cả mọi người đang có mặt ở đây lạnh sống lưng!

Nếu đúng như lời bác hai nói, xác ông nội tự mình chui ra khỏi mộ, như vậy khoa học đã không thể giải quyết được chuyện này. Tóm lại, nó hoàn toàn vượt ra khỏi phạm vi hiểu biết của tôi, vì thế tôi thử đưa ra giả thuyết khác xem có hợp lý hơn không.

“Có phải bọn trộm mộ đục lỗ từ nơi khác, khoan vào trong mộ rồi mới đào thành hang động bò ra từ bên trong không? Như thế nhìn giống như ông nội tự đào hang bò ra vậy.” Tôi nói ra suy nghĩ của mình.

Bác hai gật đầu tỏ vẻ có khả năng này nhưng thợ nề Trần lại lắc đầu, sau khi hít mạnh vài hơi khói thuốc, ông ấy chậm rãi nói: “Lúc xây lại mộ, tôi đã nghĩ đến lời của Tiểu Thiên nên đã đặc biệt đi vào trong quan sát...” Sau đó ông ấy lắc đầu, không nói hết câu tiếp theo nhưng tất cả mọi người đều hiểu được, cái lắc đầu của ông ấy có nghĩa là không có người ngoài nào đi vào mộ.

Sau khi cơm nước xong, bác cả muốn đưa cho thợ nề Trần một phong bì tiền sửa lại ngôi mộ của ông nội, nhưng ông ấy lại từ chối. Ông ấy nói chuyện này quá kỳ lạ, ông ấy cũng không hiểu có nên sửa lại ngôi mộ không, chưa chắc chắn không thể cầm tiền được.

Nói xong thợ nề Trần xoay người rời đi, vừa đi vừa nói: “Đúng là tạo nghiệp, tôi sửa mộ cả đời chưa từng gặp phải chuyện kỳ lạ nào.”

Đợi thợ nề Trần rời đi, bác hai lại bảo muốn lên thị trấn tìm người. Ông ấy không nói rõ đi tìm ai nhưng mọi người đều hiểu ông ấy đi tìm thầy phong thủy mà thợ nề Trần vừa nhắc tới.

Ban ngày mà sắc mặt người trong phòng đều rất u ám, rõ ràng rất lo lắng chuyện của ông nội. Mãi đến lúc ăn cơm tối, bác cả nói tối hôm nay ông ấy muốn đi tới mộ canh giữ một đêm, xem thử rốt cuộc là tên chó chết có mắt không tròng nào dám động vào mộ của ba ông ấy. Bác cả vẫn tin tưởng chuyện này là do có người cố tình làm.

Dù rất sợ nhưng tôi vẫn kiên trì đòi đi theo. Dù sao đây cũng là ông nội của tôi, tôi không thể nào chịu được cảnh mộ của ông bị người ta đào lên. Thấy tôi tỏ thái độ cứng rắn, ba tôi cũng không nói gì nhiều, ông ấy chẳng có tí chủ kiến gì về việc này. Sau bữa ăn, ông ấy cũng cùng đi theo chúng tôi đến mộ ông nội.

Lúc này trời vừa chập choạng tối, bác cả và ba tôi tìm ít củi xung quanh đó, sau đó đốt một đống lửa cách mộ không xa, không phải để sưởi ấm mà để thắp sáng.

Nhờ ánh lửa, tôi thấy ngôi mộ của ông nội tôi im lặng nằm ở đó, dường như chẳng khác gì một ngôi mộ bình thường. Thế nhưng vừa nghĩ đến cảnh ông tôi chui ra khỏi mộ, tôi đã cảm nhận được một sự kỳ lạ khó nói nên lời. Nó giống như một đầu dã thú thời nguyên thủy, chỉ cần há miệng lá có thể cắn nuốt cả ba người chúng tôi.

Ba người ngồi vây xung quanh đống lửa, thời điểm này cũng mặc kệ cái nóng bức của ngọn lửa. Hơn nữa không biết tại sao, thời tiết hôm nay lại không quá nóng, mặc dù chúng tôi đang ngồi bên cạnh đống lửa nhưng sau lưng vẫn cảm thấy hơi ớn lạnh. Tôi không biết liệu ba tôi và bác cả có bị như vậy hay không, tôi không dám hỏi, sợ bọn họ lo lắng.

Thời gian cứ thế trôi qua, bác cả và ba tôi trò chuyện với nhau, thậm chí thỉnh thoảng còn ông nói gà bà nói vịt. Tôi biết thật ra trong lòng hai người bọn họ cũng rất sợ hãi nên mới dùng cách này để dời sự chú ý.

Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng bước chân phía sau, tôi lập tức quay lại đầu hét lên: “Ai dó?”

Thế nhưng tôi lại không phát hiện gì cả. Bác cả và ba tôi hỏi làm sao thế, tôi nói mình nghe thấy tiếng đi đường của người nào đó.

Bác cả và ba tôi liếc nhau, sau đó ba tôi bảo mình đi xung quanh xem sao, kêu tôi ở lại đây, không được nhúc nhích.

Nói xong, ông ấy rút ra một khúc gỗ đang cháy làm ngọn đuốc, lại nhặt một cây gậy gỗ bên cạnh, sau đó mới đi về phía sau lưng tôi.

Tôi và bác cả đều đứng bên đống lửa nhìn ba tôi trong lòng hơi căng thẳng. Mặc dù mộ của ông nội không nằm ở nơi quá trống vắng nhưng chắc chắn không phải là nơi người thường lui tới. Đã trễ như vậy rồi, rốt cuộc là ai tới đây?

“Đứng lại, không được chạy!” Phía xa xa, ba tôi bỗng hét lên, ngay sau đó chúng tôi thấy ba tôi lao vào trong rừng rậm. Ánh lửa tỏa ra từ cây đuốc trên tay ba tôi theo thời gian càng lúc càng xa, cuối cùng chìm vào bóng tối.

Trong một khoảnh khắc, tôi muốn bật khóc. Tôi sợ ba tôi sẽ xảy ra chuyện ngoài ý muốn, gần đây có quá nhiều chuyện xảy ra, tôi không thể chịu đựng thêm đả kích nữa.

Tôi và bác ngồi bên cạnh đống lửa đợi một hồi, thời gian đã trôi qua ít nhất nửa tiếng đồng hồ nhưng ba tôi vẫn chưa về. Tôi bắt đầu thấy hơi lo lắng. Bác cả cũng thế, ông ấy đứng dậy, bảo đi tìm ba tôi, nếu nửa tiếng sau vẫn không quay lại thì tôi về nhà trước đi.

Bác cả cũng rời đi, tôi là người duy nhất còn lại ở ngội mộ. Ban phía xung quanh tối đen như mực, tôi rất sợ hãi, không dám nhìn sang chỗ nào khác, đành phải không ngừng thêm củi vào đống lửa, sợ ánh sáng duy nhất cũng bị dập tắt.

Lưng tôi vẫn còn ớn lạnh, thế là tôi đành xoay người lại, chuẩn bị sưởi ấm phần lưng, hơn nữa quay lưng về phía đống củi, mặt nhìn ra bên ngoài cũng an toàn hơn một chút.

Tay tôi cầm điện thoại di động, cách một lúc lại kiểm tra thời gian. Đã hơn mười một giờ khuya, bác cả cũng rời đi hai mươi phút rồi, tôi ngày càng sợ hãi. Trong đêm đen này, bên cạnh mộ ông nội, dường như tôi có thể nghe thấy nhịp tim và tiếng hít thở của chính mình.

“Sột soạt...” Đột nhiên tôi nghe thấy có âm thanh truyền đến, hơn nữa còn phát ra từ phía mộ ông nội tôi!
Chương 3: Đào mộ

Tôi sợ tới mức vội vàng lùi ra sau vài bước, quay mặt đối diện với mộ ông nội, dựa lưng vào đống lửa. Sau đó tôi bật đèn flash của điện thoại di động, rọi về phía ngôi mộ.

Tôi không nhìn thấy bất cứ người nào nhưng âm thanh sột soạt vẫn tiếp tục vang lên, giống như có ai đó đang dùng móng tay cào cát vậy!

Chẳng lẽ ông nội tôi lại bắt đầu đào hố trong mộ? Ông cụ muốn đi ra nữa ư?

Bịch.

Tôi quỳ thẳng xuống mặt đất, bắt đầu cúi đầu lạy mộ ông nội, vừa khóc vừa dập đầu: “Ông ơi, cháu trai ở đây, ông có chuyện gì cứ báo mộng cho cháu, ông đừng chạy ra ngoài nữa, quá dọa người.”

Tôi vừa khóc vừa kêu, quả nhiên tiếng sột soạt kia thật sự biến mất. Tôi tưởng ông nội tôi đã nghe thấy lời van xin của tôi nên không ra ngoài nữa. Thế nhưng không ngờ, một lúc sau, âm thanh xào xạc lại vang lên. Và lần này, mặc kệ tôi có khóc đến thế nào, tiếng động kia vẫn không biến mất. Thậm chí nó còn lớn hơn, càng ngày càng dồn dập.

Cuối cùng, âm thanh kia cũng dừng lại. Tôi liếc điện thoại, đã qua mười hai giờ, bác cả cũng rời đi hơn nửa tiếng rồi, vẫn chưa trở về. Tôi chuẩn bị nghe theo lời ông ấy dặn, quay về nhà trước.

Chờ đến khi tôi lại chiếu ánh đèn flash của điện thoại vào ngôi mộ của ông nội, tôi hoảng sợ đến mức trái tim suýt chút nữa đã ngừng đập!

Chỉ nhìn thấy một cái đầu há hốc miệng từ từ ló ra trên đỉnh mộ của ông tôi. Khuôn mặt xanh mét nhắm chính xác về phía tôi, đôi mắt khép chặt, cả cái đầu đang bắt đầu sưng vù lên.

Chuyện xảy ra tiếp theo còn kỳ quái hơn, tôi thấy cái miệng đang mở rộng bắt đầu khép lại, và sau đó dưới ánh đèn flash, nứt ra thành một nụ cười cực kỳ kinh khủng!

Ông, ông nội cười với tôi!

“A!!!”

Sau khi hét lớn một tiếng, tôi không còn biết phía sau xảy ra chuyện gì.

Lúc tôi tỉnh dậy lần nữa đã thấy mình nằm ở nhà rồi. Mẹ tôi đang ngồi cạnh giường, thấp giọng nức nở, bác cả và bác hai đang ngồi gần cửa.

Tôi gọi mẹ, bà ấy thấy tôi tỉnh lại, không nói lời nào đã ôm tôi khóc.

Tôi nhìn bác cả và bác hai, bọn họ cũng nhìn tôi, thế nhưng khi ánh mắt chạm nhau, họ lại cúi đầu hút thuốc.

Tôi chợt nhận ra điều gì đó, tôi hỏi, ba tôi đâu?

Vừa hỏi câu này, mẹ tôi càng khóc dữ dội hơn.

Bác cả lấy ra một chiếc giày từ thắt lưng, nói tối hôm qua vừa đuổi theo không bao lâu thì nhặt được giày của ba tôi, người lại không thấy đâu. Sau đó ông ấy nghe tiếng hét của tôi thì chạy về, đúng lúc đụng phải bác hai tới.

Bác hai cũng nói: “Không mời được người ở trấn trên, đối phương kêu bác mau quay về, nói có thể đã xảy ra chuyện không may. Bác về từ rất sớm, không ngờ đi được một thì bị lạc đường, cuối cùng vẫn đến chậm. Lúc nhìn thấy cháu, cháu đã té xỉu bên cạnh đống lửa, ông nội cháu thì đứng bên cạnh cháu.”

Tôi giãy giụa khỏi vòng tay của mẹ, bước xuống giường, bác cả hỏi tôi ầm ĩ cái gì đấy.

Tôi nói muốn đi tìm ba.

Bác cả ngăn tôi lại, nói rằng bí thư thôn đã huy động cả thôn lên núi tìm kiếm rồi, tôi đừng có vào đó nữa. Ba của tôi chỉ có một đứa con trai là tôi, nếu tôi cũng gặp tai nạn thì sẽ có lỗi với ông ấy.

Nghe bác cả tôi nói vậy, mẹ tôi càng khóc lớn hơn, tôi không dám khóc, bởi vì không thể khóc vào thời điểm này.

Đúng lúc này, một người đàn ông trung niên lạ mặt bước vào sân nhà tôi, bác hai vừa nhìn thấy thì lập tức đứng dậy chào hỏi, trên mặt nở nụ cười tươi cười nói: “Bạn học cũ, cuối cùng ông cũng chịu đến đây.”

Người đàn ông trung niên kia thở dài, lắc đầu nói: “Haiz, tôi cũng không muốn tới, chuyện ầm ĩ như vậy, tôi không tới không được. Ông gọi những người lên núi tìm kiếm về đây hết đi, tôi có cách. Haiz, ít người quá, tôi sợ không đè xuống được…”

Bác hai của tôi là một người rất quyết đoán, nhưng sau khi nghe lời bạn học cũ của mình, ông ấy lập tức tìm Vương Thanh Tùng, gọi bà con đang ở trên núi tìm kiếm quay về.

Sau khi người đàn ông trung niên lạ mặt kia lại chào hỏi xong, tất cả mọi người đều cùng nhau đi đến mộ ông nội.

Có vẻ người đàn ông trung niên lạ mặt này khá nổi tiếng, rất nhiều bà con trong thôn đều biết ông ta, gọi ông ta là ngài Trần. Lúc đầu mẹ tôi còn không đồng ý rút hết người tìm kiếm trong núi về, thế nhưng sau khi biết rõ đây là yêu cầu của ngài Trần, bà ấy đành đồng ý.

Sau khi ngài Trần đến nghĩa trang, ông ta không nói tiếng nào, đi một vòng quanh mộ của ông tôi, rồi bấm ngón tay nói với bà con trong thôn để lại hai mươi tám người đàn ông, những người khác trở về hết đi .

Ngài Trần liếc nhìn mộ ông nội, liên tục thở dài mấy tiếng rồi mới lấy ra một số thứ từ trong túi vải ông ta mang theo bên người. Có tiền đồng, chỉ đỏ, một số tờ giấy màu vàng mà sau này tôi mới biết được cái đấy gọi là ‘bùa’, cùng với một số thứ mà tôi không biết gọi như thế nào .

Đầu tiên ngài Trần giăng chỉ đỏ vòng quanh mộ ông nội, trên sợi chỉ còn dán một ít ‘bùa’, sau đó ông ta gọi hai mươi tám người đàn ông đến, phát cho mỗi người một đồng xu để ngậm trong miệng, hơn nữa còn dặn: “Mặc kệ lát nữa xảy ra chuyện gì cũng không được mở miệng, không được nói chuyện, biết chưa?”

Bọn họ rối rít gật đầu, thế là ngài Trần đứng trước mộ ông nội, nhìn sắc trời, đã gần ba giờ chiều.

Bịch!

Không hề báo trước, ngài Trần bất ngờ quỳ xuống trước mộ ông nội, hai tay tạo thành một tư thế rất lạ, thành kính dập đầu lạy ba cái trước mộ.

Sau khi quỳ lạy xong, ông ta không đứng dậy mà tiếp tục quỳ trước ngôi mộ, lẩm bẩm cái gì đó hệt như đang nói chuyện với ngôi mộ: “Bác cả Đình, con cháu bất hiếu Trần Ân Nghĩa vì cứu mạng người nên mới đến đây quấy rầy, nếu có gì bất kính, xin ngài rộng lượng tha thứ.”

Nói xong, ngài Trần vốn tên là Trân Ân Nghĩa ném sáu đồng xu trong tay đi, sau đó khom lưng nhìn kỹ, lắc đầu rồi lại lặp lại các hành động trước đó, dập đầu, nói chuyện, ném đồng xu, khom lưng nhìn, vẫn lắc đầu. Tôi thấy sau khi nhìn đồng xu lần thứ hai, sắc mặt ngài Trần bắt đầu tái nhợt.

Cứ như vậy ngài Trần ném đi ném lại những đồng xu này tận chín lần, đến cuối cùng, mặt mũi ông ta không còn chút máu, người tái nhợt như người chết.

Đến lần thứ mười, sau khi quỳ lạy, ngài Trần không khuyên nhủ nữa mà chỉ tay thẳng vào mộ ông nội tôi mắng: “Lạc Triều Đình, lẽ nào ông thật sự muốn đoạn tử tuyệt tôn à? Nếu không thì ông cho con cháu một điềm lành đi!”

Nói xong, ngài Trần lại ném đồng xu trên tay.

Ngay sau khi đồng xu rơi xuống đất, ngài Trần vội vàng khom lưng quan sát. Lần này, cuối cùng sắc mặt ông ta cũng dịu bớt, thở phào nhẹ nhõm, vất vả đứng lên. Bởi vì thời gian quỳ hơi lâu mà suýt nữa đã ngã sấp xuống, cũng may bác hai tôi nhanh tay nhanh mắt đỡ ông ta.

Ngài Trần vung tay lên, ra lệnh: “Đào mộ!”

Vẻ mặt của mọi người lập tức thay đổi sau khi nghe thấy hai chữ này, kể cả bác hai. Rõ ràng không ai nghĩ rằng lúc trước ngài Trần chuẩn bị nhiều như vậy là để đào mộ!

Tôi cũng vậy, trước đó tôi còn tưởng ngài Trần giữ lại nhiều người như vậy để gia cố mộ ông nội thêm vững chắc, hoàn toàn không ngờ ông ta lại muốn đào mộ!

Sắc mặt bác hai mặt khá khó nhìn, bác cả tôi trực tiếp không đồng ý, còn chỉ thẳng vào mũi ngài Trần mắng chửi. Thế nhưng ngài Trần đã quyết tâm đào mộ, ông ta cũng không giải thích tại sao, chỉ nói với bác hai tôi một câu, nếu không muốn lão Tam chết thì nhanh đào mộ lên đi.

Vừa dứt lời, bác cả và bác hai không còn cách nào khác, vội vàng nhờ mọi người đi đào mộ.

“Nếu không đào mộ thì không kịp.” Ngài Trần liếc nhìn sắc trời, thở dài nói. Mấy người đàn ông kia cũng không dám chậm trễ, cầm cuốc chuẩn bị đào mộ.

“Một nhóm chín người thay phiên nhau đào, còn dư lại một người đứng trên mộ. Nhớ kỹ, mặc kệ đào như thế nào, một khi đã bắt đầu đào thì không được nói chuyện, càng không thể mở miệng. Nếu đồng xu rớt xuống mộ thì tự cầu phúc đi.” Ngài Trần lại dặn dò.

Khoảng thời gian tiếp theo, hai mươi tám người đàn ông thay phiên nhau đào . Bọn họ đều không dám mở miệng nói chuyện, giống y như kịch câm, chỉ có tiếng cuốc đất không ngừng vang lên.

Ngài Trần đi tới đi lui trong nghĩa trang, dường như rất lo lắng.

Bởi vì mộ ông nội tôi đã được gia cố bằng xi măng nên lớp ngoài cùng khó đào nhất. Cũng may đêm qua ông nội tự mình trèo ra, tạo thành một cái hố nên bắt tay vào đào cũng không quá khó.

Một tiếng sau, cuối cùng lớp đất bên ngoài cũng được đào ra, để lộ quan tài bên trong.

Ngài Trần chen ra khỏi đám đông, đi đến ngôi mộ, nhìn thoáng qua chiếc quan tài. Sau đó, trước ánh mắt ngạc nhiên của mọi người, ông ta nhảy xuống nằm đè lên, dán sát mặt vào quan tài như nghe ngóng động tĩnh bên trong.

Chừng một phút sau, ngài Trần bật dậy, vội vàng chỉ vào quan tài và hét lớn: “Mau mở quan tài ra, nhanh lên!”

Sau khi hét lên những lời này, ông ta lập tức ngăn cản mọi người, sau đó kêu những người kia nhổ đồng xu trong miệng ra, xếp thành vòng tròn xung quanh quan tài, ba mặt chín đồng, trên đỉnh mộ chỉ để một đồng.

Nhát búa cạy quan tài đầu tiên là do người đứng trên mộ kia gõ, sau đó tất cả mọi người cùng nhau mở quan tài. Một lúc sau, tất cả đinh tán trên quan tài đều bị rút ra hết, chỉ còn lại bước cuối cùng, mở nắp quan!

Tôi vốn tưởng ngài Trần sẽ cúng bái hành lễ quan tài như trên tivi, không ngờ ông ta lại kêu mọi người cùng nhau nhấc nắp quan tài lên, cả đám nhìn vào bên trong, không kiềm được hít một khí lạnh!

Nằm trong quan tài không phải ông nội mà lại là ba tôi đã mất tích một ngày.
Chương 4: Vạn chuột vái mộ

Tôi chen qua đám đông nhìn vào, quả nhiên là ba tôi!

Chỉ thấy hai mắt ông ấy nhắm chặt, hai tay khoanh trước ngực, trên người lại mặc áo liệm màu xanh!

Thoạt nhìn, ông ấy giống y hệt ông nội tôi lúc được chôn cất!

Thế nhưng điểm khác biệt là trên chân ba tôi mang một chiếc giày vải màu đen, đây là đôi giày thọ dành cho người chết, chiếc kia lại là giày giải phóng kiểu cũ. Đó là đôi giày ba tôi đã đi đêm qua, chiếc còn lại vẫn đang nằm ở chỗ bác cả tôi.

Tại sao ba tôi lại nằm trong quan tài của ông tôi? Nhiều người như vậy cùng đào mới mở được nắp quan tài, ba tôi vào đó bằng cách nào? Điều quan trọng nhất là nếu như ba tôi đang nằm trong quan tài thì ông nội tôi ở đâu rồi? Xác ông tôi đã đi đâu?

“Khiêng người ra ngoài!” Ngài Trần ra lệnh. Mọi người cùng nhau nâng ba tôi lên và đặt ông ấy xuống đất. Tôi nhào tới, òa khóc gọi ba nhưng dù tôi có la hét cỡ nào, ba tôi cũng chỉ nằm yên trên mặt đất, không hề nhúc nhích hệt như đã chết thật. Trong giây phút đó, tôi cảm thấy thế giới quay cuồng, dường như bầu trời đang sụp đổ.

Ngài Trần nhận lấy chiếc giày bác cả tôi nhặt được đêm qua từ tay ông ấy, đưa cho tôi, để tôi đổi lại cho ba.

Tôi bước đến và ngồi xổm bên cạnh chân ba tôi, ngài Trần ngồi bên cạnh tôi, dặn tôi thay giày chậm một chút, trong lòng nhớ đọc thầm mười tám lần, ba ơi về thôi.

Tôi vừa lẩm nhẩm trong lòng vừa thay giày cho ba tôi. Tôi nghe thấy ngài Trần ngồi bên cạnh cũng thì thầm, giống như đang nói: “Giày có trái phải, đường có âm dương, người chết đi đường âm, người sống đi đường dương, nếu đi lạc hay nhanh chóng quay về!”

Ngài Trần nói rất chậm, hơn nữa giọng điệu rất kỳ lạ, giống như đang hát. Chờ đến khi tôi lẩm nhẩm xong mười tám lần, đổi giày lại, ngài Trần cũng vừa nói xong chữ ‘về’. Vừa dứt lời, ông ta duỗi tay vỗ mạnh lên trán ba tôi.

Nói cũng lạ, ngài Trần vừa vỗ xuống một cái này, ba tôi đã ngồi bật dậy khiến bà con xung quanh hoảng sợ lùi về sau mấy bước.

“Mọi người nhìn tôi làm gì thế?” Đây là câu đầu tiên ba tôi nói sau khi tỉnh lại.

Nghe vậy, tôi không nhịn được nữa, nhào tới ôm chầm lấy ba .

Kể từ sau khi lên trung học, tôi không còn ôm ba nữa, bởi vì cảm thấy xấu hổ. Không ngờ giờ sắp tốt nghiệp đại học rồi, tôi lại ôm chặt ông ấy như vậy. Lúc đó tôi nghĩ bản thân nên dành nhiều thời gian hơn cho ba mẹ khi vẫn còn cơ hội, đừng để đến khi họ xuống đất rồi mới thấy hối hận.

Sau khi giải quyết chuyện của ba tôi xong, ngài Trần không vội vàng dẫn mọi người về mà kêu mọi người lấp mộ lại.

Bác cả và bác hai tôi đều rất lo lắng, vội vàng ngăn cản. Bác cả tôi hỏi có phải nên đợi tìm được xác ông nội tôi đem đi chôn cất rồi mới lấp mộ không? Ngài Trần lắc đầu thở dài một tiếng, nói nơi này không thể chôn cất người chết.

Bác cả bảo: “Đây là nơi ông cụ nhà tôi tự chọn khi còn sống, lúc nào cũng dặn sau khi ông cụ chết thì nhất định phải chôn ở nơi này. Bây giờ ông nói không thể chôn ở đây, vậy phải làm sao?”

Tôi nhìn ra được bác cả rất tín nhiệm ngài Trần, ông ta nói nơi này không thể chôn cất, thật ra bác cả tin đấy. Hơn nữa ông nội đã trèo ra mộ hai lần, bây giờ còn không tìm được xác, sự kiên trì lúc trước của bác cả càng lung lay.

Thế nhưng những lời dặn dò của ông nội trước khi qua đời khiến ông ấy rất mâu thuẫn. Tôi chưa bao giờ thấy một ông già sắp sáu mươi tuổi lại bày ra biểu cảm không biết làm sao như vậy. Ông ấy cầm tẩu thuốc ngồi xổm trên mặt đất, hai tay ôm đầu, bất lực như một đứa trẻ.

Nhưng dù vậy, thái độ của ngài Trần vẫn rất cứng rắn, nói rằng nơi này không thể chôn cất thì không được chôn.

Vì vậy dưới sự hướng dẫn của ngài Trần, mấy người đàn ông kia lại vội vàng lấp mộ. Lần này, động tác của bọn họ khá nhanh nhẹn, không lâu sau đã hoàn thành.

Lúc này mặt trời đã lặn, trời cũng tối dần đi, ba tôi ở bên cạnh quan sát tất cả những chuyện này. Dường như ông ấy vẫn chưa lấy lại tinh thần sau trải nghiệm kinh hoàng đêm qua, vẫn đang cố nhớ lại những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian ông ấy hôn mê.

Khi những nắm đất cuối cùng được đắp lên ngôi mộ, ngài Trần mang chiếc giày thọ màu đen mà ba tôi đi lúc trước vào chân của mình, sau đó ông ta đi đến ngôi mộ, dùng chân mang giày thọ giẫm mạnh lên phần đất trên mộ ba lần. Ông ta vừa giậm chân vừa lẩm bẩm trong miệng, có điều khoảng cách hơi xa, giọng lại nhỏ nên tôi không nghe rõ ông ta nói cái gì.

Sau khi ngài Trần giậm chân, ông ta đặt áo liệm ba tôi mặc trước đó lên mộ rồi dùng lửa đốt.

Tôi vốn cho rằng đến đây xem như kết thúc, thế nhưng ngài Trần lại gọi mọi người, kêu bọn họ dựng ngược bia ông nội tôi lại. Lần này, bác cả, bác hai và cả ba tôi đều không đồng ý.

Bia chỉ lên trời, hồn lên thiên đàng; bia chỉ xuống đất, hồn xuống địa ngục.

Đây là câu tục ngữ trẻ con trong thôn ai ai cũng biết, bây giờ ngài Trần lại muốn lật ngược bia của ông nội, đừng nói đến mấy người bác cả, ngay cả tôi cũng không muốn. Như vậy chẳng khác nào đang nguyền rủa ông nội tôi? Tuy rằng ông nội nhiều lần leo ra khỏi mộ nằm cạnh tôi khiến tôi sợ hãi nhưng dù sao ông cụ cũng không hại tôi. Hơn nữa ông cụ là ông nội tôi, sao tôi có thể cho phép chuyện này xảy ra? Dù tôi là sinh viên đại học nhưng sau khi trải những chuyện này, tôi đã vô cùng kính sợ mấy câu tục ngữ dân gian này.

Thái độ của ngài Trần vẫn kiên quyết như cũ, nói nếu không lật ngược bia, sau này xảy ra chuyện gì thì đừng có gọi Trần Ân Nghĩa này nữa.

Tất cả mọi người đều có thể nhận ra mức độ nghiêm trọng trong lời nói của ngài Trần, hoàn toàn không thể thương lượng.

Thế nhưng bên kia là ông nội tôi, bác cả và cha tôi có tư tưởng phong kiến khá nặng, vẫn không chịu để mọi người ra tay. Ngay lúc này, bác hai của tôi đứng dậy: “Hay là nghe lời ngài Trần đi, trời sắp tối rồi, mau làm cho xong chuyện này, nếu không đợi đến khi trời tối hẳn, sợ rằng lại xảy ra tai nạn khác. Lại nói, ông cụ cứ bò ra khỏi mộ mãi, anh không sợ, chẳng lẽ Tiểu Thiên không sợ?”

Bác hai nhắc tới tôi, bác cả và ba tôi liếc mắt nhìn tôi, không nói gì, chỉ cúi đầu, coi như đồng ý.

Ngài Trần vội vàng gọi người đến ra tay, bia vốn không lớn, ba bốn người là đủ rồi

Lúc bia mộ dựng ngược lên, rõ ràng bầu trời tối sầm đi.

Tôi thấy ngài Trần cởi hai chiếc giày dưới chân mình ra, mỗi tay cầm một chiếc, giơ lên cao, sau đó đập mạnh xuống chân tấm bia (lúc này chân bia đã chỉ ngược lên trời). Sau khi ông ta đập ba cái thì ngửa đầu nhìn trời kêu lớn: “Mồ yên mả đẹp, bén rễ xuống đất!”

Ngay khi ngài Trần vừa nói xong, tôi nghe thấy xung quanh mình vang lên tiếng sột soạt, lúc đầu âm thanh này rất nhỏ và xa vời nhưng chỉ trong chốc lát, âm thanh đó dần trở nên lớn hơn, hơn nữa càng ngày càng gần.

Không chỉ mình tôi nghe thấy, tất cả mọi người đều nghe thấy, chắc hẳn trước đây không có ai từng nghe thấy âm thanh kỳ lạ này nên đều hơi sợ hãi. Mấy người đàn ông kia nắm chặt cuốc trong tay, nhìn bọn họ như thể sẽ chiến đấu bất cứ lúc nào.

Cỏ xung quanh bắt đầu chuyển động, giống như có thứ gì đó sắp chui ra. Tôi liếc ngài Trần, phát hiện nét mặt ông ta xoắn lại như sắp vắt ra nước, ngón cái không ngừng bấm tới bấm lui bốn ngón còn lại như đang tính cái gì.

Âm thanh càng ngày càng lớn, trong đám đông đã bắt đầu có người luống cuống. Bác hai tôi và bí thư hét lên đừng hoảng sợ, mọi chuyện đã có ngài Trần.

Bụi cỏ bị đẩy ra, mọi người có thể nhìn thấy là gì: Chuột! Hàng trăm con chuột!

Chúng nhào tới từ bốn phương tám hướng, không hề sợ hãi chạy xuyên qua dưới chân chúng tôi, sau đó dừng lại bên mộ, vây chặt ngôi mộ hết vòng này đến vòng khác, kín kẽ đến mức không lọt một giọt nước.

Bạn có thể tưởng tượng ra khung cảnh đó không? Tất cả những con chuột đen như mực phủ kín mặt đất, chúng không gây ra bất kỳ tiếng động nào, cứ như vậy nằm yên trên mặt đất. Sự im lặng khiến lông tơ trên lưng tất cả mọi người dựng hết lên.

Đột nhiên, toàn bộ lũ chuột đứng lên! Đúng vậy, đứng lên! Chúng nó dùng hai chân sau chống đỡ cơ thể, đứng thẳng dậy. Hai bàn chân trước không ngừng vuốt chòm râu từ dưới lên trên. Bộ râu kia nhìn qua giống y như ba cây hương sừng sững giữa trời đất. Động tác của bọn chúng thành kính và thống nhất, lặp đi lặp lại, không biết mệt mỏi! Tất cả mọi người đều chết lặng! Ở đây chưa có ai từng gặp qua hình ảnh như vậy cả!

Ngài Trần bỗng vô cùng hoảng sợ ‘a’ một tiếng, cả người bắt đầu run rẩy, run rẩy kêu lớn: “Vạn chuột thờ mộ, không có đường sống! Chạy! Chạy mau! Chạy mau!”
Chương 5: Còn có một ngôi mộ khác

Sau khi ngài Trần hét lên liền hoảng sợ bỏ chạy, suýt nữa còn bị ngã, may mà được bác hai bám sát phía sau đỡ kịp. Thế nhưng ngài Trần không quan tâm, vẫn liều mạng chạy về phía trước. Ông ta vừa chạy, tất cả mọi người đều chạy theo. Cảnh tượng này có thể được miêu tả bằng một thành ngữ mà tôi đã học trước đây, chạy trối chết.

Tôi đi theo phía sau bác cả tôi, ba tôi đi cạnh tôi. Giữa cõi u minh tôi bỗng ngoảnh lại nhìn thoáng qua, cảnh tượng kỳ lạ kia vẫn đang diễn ra, khắc sâu vào trong đầu tôi, không thể nào quên được.

Sau khi về thôn, cả đảm tản ra ai về nhà nấy. Mẹ tôi đã chuẩn bị đồ ăn, bà ấy còn chưa biết đã tìm được ba tôi nhưng vẫn chuẩn bị sẵn cơm tối như cũ, chờ chúng tôi trở về. Giây phút mẹ tôi nhìn thấy ba tôi, tôi mới nhận ra rằng thật ra vinh quang và giàu sang đều là giả dối, chỉ có người nhà mới là chân thật. Dù bạn có kiếm được nhiều tiền hơn nữa thì thế nào, chẳng phải sau khi chết đi chỉ còn lại nắm đất vàng thôi à?

Cho tới bây giờ, tôi chưa từng thấy ba mẹ tôi ôm nhau. Theo cách nói của bọn họ, người trong thôn không chuộng kiểu này nhưng đêm hôm đó, dưới ánh đèn mờ ảo, mẹ tôi ôm chặt ba tôi bật khóc nức nở, bà ấy sợ mình buông tay ra thì ba tôi lại biến mất.

Tôi không biết tâm trạng của mẹ tôi như thế nào khi biết tin ba tôi mất tích, nhất là khi đứa con trai duy nhất của bà ấy vẫn đang hôn mê bất tỉnh. Tôi nghĩ chắc hẳn lúc đó là thời điểm mẹ tôi cảm thấy tuyệt vọng nhất trong đời. May mắn thay, bà ấy đã gắng gượng vượt qua, hiện tại chồng và con trai đều bình an không có chuyện gì, có lẽ là điều may mắn duy nhất sau khi ông nội qua đời.

Nhà của ngài Trần ở trên thị trấn, trời đã tối rồi, ông ta không thể quay về, đành phải ở lại nhà tôi một đêm. Kể từ khi ông ta bước vào cửa đến nay, tôi thấy dáng vẻ của ông ta như vẫn chưa tỉnh lại, thỉnh thoảng lại nhìn ra ngoài sân. Mà hướng ông ta nhìn, nếu tôi nhớ không lầm chính là hướng mộ ông nội tôi.

Trên bàn ăn, tay ngài Trần vẫn còn run rẩy giống như vẫn còn sợ. Bác cả và bác hai không nói gì, tôi đành im lặng ăn cơm, không hỏi han. Dù sao tôi cũng sợ mình hỏi xong sẽ dọa đến mẹ tôi.

Thợ nề Trần đã chết, không có dấu hiệu nào, chết ngay trong sân nhà của mình. Chuyện này lan truyền trong thôn sau bữa cơm tối. Bác hai đi kiểm tra, ông ấy là cảnh sát, có quyền lực về mặt này. Khi quay về, ông ấy nói phán đoán ban đầu là nhồi máu cơ tim, nghĩa là chết bất thường vì bệnh tim.

Nhận định này thật thiếu thuyết phục, bởi vì chuyện vạn chuột thờ mộ đã lan rộng khắp thôn làng rồi. Nhiều chuột gây ra động tĩnh như thế, không thể giấu giếm được. Thậm chí còn có người tung tin vịt rằng hễ là người từng chạm vào mộ ông nội tôi đều phải chết. Trong chốc lát, tất cả mọi người đều hoảng sợ, không ai dám tiếp xúc với gia đình chúng tôi.

Sau bữa tối, bác cả nói muốn đến nhà nề Trần để túc trực bên linh cữu. Đây là quy củ, bởi vì nói thế nào thì cái chết của thợ nề Trần có liên quan đến nhà tôi. Tôi nói tôi cũng muốn đi nhưng bác cả sợ tôi sẽ xảy ra chuyện nên đã từ chối ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, ngài Trần lại bảo để tôi đi theo cũng được, thế là tôi cùng với bác cả và bác hai đến nhà thợ nề Trần. Tôi không ngờ ngài Trần cũng đi theo, chẳng qua ông ta vẫn luôn đi ở phía sau, không nói một lời.

Linh đường của thợ nề Trần đã được dựng xong. Bởi vì ông ấy không có con nối dõi nên không có ai bằng lòng nghiên cứu sâu nguyên nhân cái chết của ông ấy. Nếu không, theo những gì bác hai của tôi nói, có ai chịu bỏ ra một số tiền cho một người không liên quan lên thị trấn hoặc thành phố khám bác sĩ, ai sẵn sàng tiêu hao sức người và sức của vì ông ấy?

Vì vậy, sau khi tham khảo ý kiến của bí thư và một số người lớn tuổi trong thôn, mọi người quyết định gom tiền xây linh đường cho thợ nề Trần, ba ngày sau sẽ chôn cất.

Sau khi đến linh đường của thợ nề Trần, tôi thấy chỉ có một mình Vương Nhị Cẩu đang trông linh cữu. Chẳng qua nghĩ lại cũng đúng, không có ai muốn dính dáng quá nhiều với thợ nề Trần nhưng Vương Nhị Cẩu thì khác. Gã ta là một tên sâu rượu, hơn nữa còn là một người đàn ông độc thân. Chỉ cần cho gã ta một ít tiền và rượu, gã ta sẽ sẵn sàng làm bất cứ điều gì.

Thấy chúng tôi đến, Vương Nhị Cẩu loạng choạng bỏ đi. Sau khi Vương Nhị Cẩu rời đi, bác hai kêu tôi đi đóng cửa sân. Lúc tôi quay lại, bác cả và bác hai đang bận nhóm lửa, ngài Trần thì đứng trước linh đường thợ nề Trần, thắp ba nén hương.

Sau khi ngài Trần dâng hương xong, ông ấy bảo tôi quỳ trước linh đường, cúi đầu lạy thợ nề Trần ba cái. Tuy tôi không rõ nguyên nhân nhưng vẫn làm theo. Mặc kệ thế nào, ngài Trần chính là người đã cứu mạng ba tôi, lại có bản lĩnh, tôi không thể không khâm phục ông ta.

Nếu giáo viên đại học của tôi biết rằng tôi ngưỡng mộ một người làm nghề phong kiến mê tín, đoán chừng sẽ nhảy dựng lên chỉ vào mặt tôi mắng chửi quá.

Sau khi bác cả và bác hai nhóm lửa xong, hai người cũng thắp ba cây hương cho thợ nề Trần. Bác cả còn nói với linh đường của ông ấy: “Chú em Trần, Tiểu Thiên chỉ là một đứa trẻ, dù cậu có tâm nguyện gì cũng đừng tìm nó, cứ đến tìm tôi, anh cả hoàn thành giúp cậu.”

Sau khi mọi việc xong xuôi, bốn người chúng tôi ngồi trước linh đường thợ nề Trần, ngoài sân đốt lửa, cũng không phải để sưởi ấm mà vì thắp sáng.

Ánh lửa chập chờn, in hằn trên gương mặt của mấy người bác cả, dấu vết lưu lại theo năm tháng trên mặt họ có vẻ càng tang thương dưới ánh lửa. Tôi thấy tất cả bọn họ đều đang nhíu chặt mày, tôi biết rõ chắc chắn trong lòng bọn họ đang có tâm sự. Đặc biệt là ngài Trần cũng theo chúng tôi đến nhà thợ nề Trần túc trực bên linh cữu, chuyện này không thích hợp lắm. Chắc hẳn ông ta muốn nói điều gì đó nhưng không tiện thảo luận trong nhà tôi.

Quả nhiên, bác hai tôi là người đầu tiên lên tiếng: “Bạn học cũ, nơi này không có người ngoài, ông có gì muốn nói thì cứ nói thẳng đi.”

Ngài Trần hút một điếu thuốc, không nói gì. Bác cả và bác hai cũng không vội vàng truy hỏi mà kiên nhẫn chờ đợi.

Ngài Trần lại lấy ra một điếu thuốc khác, liếc nhìn tôi, rồi hỏi, nhóc có hút thuốc không?

Tôi lắc đầu nói không.

Ngài Trần gật đầu, bảo đứa trẻ ngoan, không hút thuốc là chuyện tốt, sau này cũng đừng hút. Khi nào tôi tốt nghiệp đại học thì hãy tìm một nơi bên ngoài an cư lập nghiệp, đừng quay trở lại đây.

Tôi nói nơi này là quê hương của tôi.

Ngài Trần cười đáp, rừng thiêng nước độc, ở đây có gì tốt. Quê hương liên quan gì đến nhà? Chờ sau khi tôi ổn định cuộc sống bên ngoài, không phải nhà của tôi sẽ ở bên ngoài à. Giống như khi ông nội tôi đến đây sống, nơi này liền trở thành quê tôi.

Tôi không rõ tại sao ngài Trần lại bất ngờ nói những lời này, dù đây là lần đầu tiên tôi gặp ông ngài Trần nhưng dường như ông ta lại rất hiểu tôi.

Ngài Trần nói xong thì vỗ vai tôi một cái, rồi bảo bác hai, đừng đi tìm xác ông nội nữa, không tìm được đâu.

Bác hai tôi còn chưa kịp mở miệng, bác cả tôi đã không đồng ý, nói: “Người chết là chuyện lớn, đều xem trọng mồ yên mả đẹp. Nếu như không tìm được xác ông nội, chờ sau khi tôi chết rồi nào có mặt mũi đi gặp ông cụ?”

Ngài Trần lắc đầu nói, dù ông ấy có xuống dưới (thường ở đây chúng tôi không nói từ chết mà đổi sang một cách khác gọi là ‘xuống dưới’) cũng không nhìn thấy ông cụ đâu.

Bác hai hỏi, tại sao?

Ngài Trần thở dài một tiếng, rít mạnh một hơi thuốc rồi nói: “Ba ông bình yên hơn nửa đời người, sao đến lúc sắp chết lại xảy ra chuyện này? Để tôi nói cho ông biết, con người có ba hồn bảy vía, hiểu chứ? Sau khi chết, ba hồn bảy vía này vốn phải rời khỏi cơ thể nhưng ba ông lại trói buộc chúng vào trong cơ thể rồi. Vì vậy cho dù ông có xuống dưới cũng không gặp được ông cụ đâu.”

Nghe xong, cả ba chúng tôi đều choáng váng! Đặc biệt là tôi, đối với một người được giáo dục theo chủ nghĩa duy vật biện chứng hơn mười năm thì việc nghe một người đàn ông tuổi trung niên nói rằng trên đời này có ba hồn bảy vía là điều vô lý không thể giải thích được. Chẳng phải như vậy có nghĩa trên đời này có ma quỷ tồn tại à? Điều này ảnh hưởng đến thế giới quan tôi vất vả xây dựng hơn mười năm qua, trong một thoáng không thể chấp nhận được.

Hơn nữa, những gì ngài Trần nói không chỉ đơn giản là sự tồn tại của ma quỷ mà còn có vây khốn những thứ này trong xác chết, điều này càng khiến người ta khó chấp nhận. Nếu không gặp phải những chuyện này, chắc chắn tôi sẽ ngả mũ bái phục trước độ mê tính của ngài Trần mất. Bác cả và bác hai tôi cũng khó chấp nhận, nhưng điều họ khó tiếp nhận là linh hồn ông nội tôi không thể đầu thai chứ không phải vấn đề thế giới quan.

Vì vậy, tôi không nói, đợi ngài Trần nói tiếp. Thế nhưng bác cả tôi lại lo lắng hỏi ngài Trần: “Tại sao ba tôi lại làm chuyện đó?”

Ngài Trần nặng nề rít thêm một hơi thuốc lá, tiếp tục nói: “Việc này lát nữa tôi sẽ nói tiếp, tôi hỏi các ông, mấy người có biết ngôi mộ của bác Đình có vấn đề không?”

Chắc chắn trước khi chôn cất thì không biết, nhưng hiện tại ngay cả tôi cũng biết chắc chắn ngôi mộ này có vấn đề. Nếu không có chuyện gì thì tại sao ông nội tôi lại bò ra ngoài nhiều lần được? Nhưng vấn đề nằm ở chỗ nào thì chúng tôi không đều không rõ.

Ngài Trần nhìn tôi, rồi nhìn bác cả và bác hai, thả ra một câu chưa khiến người ta hoảng sợ thì chết không yên: “Phía dưới mộ của bác Đình, còn có một ngôi mộ khác!”
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom