Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 95
IV
NỨT RẠN TỪ MÓNG
Trong lúc câu chuyện kể đây sắp đi vào đám mây mù kinh khủng đang bao phủ dày đặc những bước đầu của triều vua Lui Philip, chúng tôi thấy cần phải giải thích về ông vua ấy chứ không thể nào để nhập nhằng được.
Lui Philip lên ngôi vua không bằng bạo lực, cũng không bằng hành động trực tiếp của ông ta, mà chỉ vì cách mạng chuyển hướng, - chuyển hướng như thế tất nhiên là khác xa với mục đích chân thực ban đầu, nhưng trong công việc đó, công tước Orlêăng, tức là ông ta, chẳng có vai trò chủ động nào cả. Sinh ra là hoàng thân, ông coi mình như đã được bầu lên làm vua. Cái thiên mệnh ấy ông không tự phong cho mình, mà cũng không giành giật lấy; người ta đem dâng cho ông thì ông nhận thôi. Cố nhiên ông cũng sai lầm khi đinh ninh rằng người đem dâng như thế là theo đúng quyền lý, còn ông nhận cũng là việc bổn phận thôi. Do đó ông thành tâm mà lên ngôi vua.
Chúng tôi công nhận Lui Philip lên làm vua rất thành ý, mà phe dân chủ công kích nền quân chủ cũng là thành ý, nên khi người ta hoảng sợ trước những cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng, người ta không đổ tội cho nhà vua mà cũng chẳng đổ tội cho phe dân chủ. Một cuộc xung đột về nguyên lý xã hội cũng chẳng khác gì một cuộc xung đột giữa những lực lượng thiên nhiên.
Đại dương bảo vệ nước, bão tố bảo vệ không khí; nhà vua bênh vực ngôi vua, dân chủ bênh vực nhân dân, cái tương đối là quân chủ chống lại cái tuyệt đối là cộng hòa. Xã hội chảy máu trong cuộc xung đột, nhưng cái gì làm cho xã hội bây giờ phải đau đớn nhất định sẽ là cái cứu vớt xã hội sau này. Và trong trường hợp nào cũng vậy không nên chê trách những kẻ đứng ra chiến đấu. Tất nhiên giữa hai phe phải có một phe nhầm lẫn. Chân lý có phải như tượng thần khổng lồ ở Rốtđơ đâu mà đứng cả hai bờ, một chân ở đất cộng hòa, một chân ở đất quân chủ. Chân lý là một, không thể phân chia, nhất định là chỉ ở về một bên. Có điều kẻ lầm lẫn lại thực tâm mà lầm lẫn; một người mù mắt chẳng tội lỗi gì thì một anh bảo hoàng cũng đâu có phải là một tên kẻ cướp? Những xung đột ghê gớm ấy chẳng qua là do định mệnh. Có bão tố thế nào đấy thì con người cũng không chịu trách nhiệm.
Thôi hãy hoàn thành việc trình bày này.
Chính phủ lên nắm chính quyền năm 1830 vấp ngay phải nhiều khó khăn. Vừa khai sinh hôm qua thì hôm nay đã phải phấn đấu rồi.
Ngồi chưa nóng chỗ đã có cảm giác như có những sức gì mơ hồ đang tỳ mạnh lên cả bộ máy của chính phủ tháng Bảy vừa mới xây nền và chưa có chút gì vững chắc cả.
Sự phản đối phát sinh ngay ngày hôm sau. Có lẽ nó đã hình thành từ đêm trước cũng nên.
Tháng này qua tháng khác, sự phản đối lớn dần lên và từ âm thầm đã biến thành công khai.
Cách mạng tháng Bảy không được vua chúa các nước ngoài thừa nhận, điều ấy chúng tôi đã nói. Ở trên đất Pháp, người ta cũng hiểu nó khác nhau.
Rõ ràng là Chúa bộc lộ ý Chúa trong các biến cố lịch sử, nhưng bộc lộ bằng một ngôn ngữ bí ẩn. Con người liền đem diễn dịch ra, bản dịch làm vội vàng quấy quá mang nhiều nỗi lầm, nhiều khiếm khuyết, nhiều chỗ phản nghĩa. Rất ít người hiểu được lời Chúa. Những người tinh tường, trầm tĩnh, thâm thúy nhất thì đọc chậm, cho nên khi họ mang bản dịch của họ tới thì công việc đã xong rồi. Đã có hai mươi bản dịch rồi. Mỗi bản dịch sinh ra một đảng, mỗi chỗ phản nghĩa đẻ ra một phái. Và mọi đảng tưởng mình có ánh sáng chân chính.
Lắm lúc chính quyền cũng chính là một phái.
Trong các cuộc cách mạng đều có người bơi ngược dòng: đó là những đảng cũ.
Đối với những đảng cũ đã gắn bó với truyền thống do phước lành của Chúa, họ tự cho là có quyền nổi loạn, bởi vì cách mạng sinh ra từ quyền nổi loạn. Lầm rồi, thật vậy, trong các cuộc cách mạng, kẻ nổi loạn không phải là dân chúng mà là vua. Cách mạng trái hẳn với nổi loạn. Cách mạng nào cũng là một diễn biến theo lẽ thường, cho nên là chính đáng; có khi có những tay giả cách mạng làm ô danh cách mạng, nhưng tính cách chính đáng của nó vẫn tồn tại dù bị làm nhơ bẩn, vẫn sống sót dù nhuộm máu. Cách mạng xảy ra không từ ngẫu nhiên mà từ sự cần thiết. Cách mạng là từ giả tạo quay về với thực tiễn. Cách mạng xảy ra vì cần phải xảy ra.
Những đảng chính thống cũ đã công kích cách mạng 1830 với tất cả sự kịch liệt phát sinh từ một lối luân lý sai lạc. Những sai lầm lại là những tên, đạn tốt. Chúng tấn công cách mạng một cách khôn khéo ở những chỗ yếu, chỗ hở, chỗ thiếu lôgich: chúng tấn công cách mạng 1830 ở nền quân chủ mà nó thiết lập. Chúng thét: Nói cách mạng, sao lại có anh vua ấy? Những phe phái là những đứa mù nhằm trúng đích.
Những người cộng hòa cũng thét cái tiếng thét kia. Nhưng họ thét như vậy là hợp lý. Mù quáng ở bè lũ chính thống, lại là sáng suốt ở cánh dân chủ. Cách mạng 1830 phá sản đối với nhân dân. Những người dân chủ chân chính tức giận phải phàn nàn.
Đứng giữa hai luồng công kích của quá khứ và tương lai, bộ máy nhà nước tháng Bảy lúng túng, vất vả. Nó chỉ là khoảnh khắc hiện tại mà phải đối phó một đằng với hàng thế kỷ quân chủ, đằng khác với cái quyền lý muôn đời. Vả lại, bề ngoài nó chẳng còn là cách mạng nữa mà đã trở thành quân chủ rồi, nên chính phủ 1830 buộc lòng phải nhịp bước theo châu Âu. Lại phải giữ gìn hòa bình mới càng phức tạp! Một sự hòa hợp ngược lẽ có khi còn phải trả giá đắt hơn là một cuộc chiến tranh. Từ cuộc xung đột ngầm, luôn luôn bị khóa mõm nhưng luôn luôn gầm gừ, nảy ra cái trạng thái hòa bình vũ trang, lối thoát tốn kém của nền văn minh tự ngờ vực mình.
Nền quân chủ tháng Bảy lồng lên như con ngựa mắc vào cỗ xe của các chính phủ châu Âu. Mettécnich[173] sẵn sàng buộc dây cương vào cổ nó. Bị trào lưu tiến bộ thúc đẩy ở Pháp, nó trở lại thúc đẩy các nền quân chủ lạc hậu khác ở châu Âu. Được kéo, nó trở lại lôi kéo kẻ khác.
[173] Một chính khách Áo thời kỳ đó, rất nhiều thủ đoạn và được coi như là trọng tài của châu Âu.
Trong lúc đó thì bên trong các vấn đề nghèo đói, thợ thuyền, tiền lương, giáo dục, phạm pháp, mãi dâm, số phận người đàn bà, các vấn đề giàu nghèo, sản xuất, tiêu thụ, phân phối, mậu dịch, tiền tệ, quyền của tư sản, quyền của lao động, tất cả vấn đề chồng chất lên xã hội, cao chót vót đến ghê sợ.
Ngoài các đảng phái chính trị chính thức, một phong trào khác xuất hiện. Tiếp theo sự sôi sục của phong trào dân chủ là sự sôi sục của phong trào triết học. Trí thức thấy mình cũng bối rối như quần chúng, bối rối có khác nhưng cũng không kém sâu xa.
Có những nhà tư tưởng suy nghĩ, trong khi đất dưới chân họ, tức là quần chúng nhân dân, do những luồng cách mạng chạy qua, rung lên như bị cơn giật kinh phong khó giải thích. Những nhà tư tưởng đó khi thì riêng lẻ, khi thì tập hợp thành gia đình, hơn thế, thành đoàn thể, nhào nặn những vấn đề xã hội một cách ôn hòa nhưng sâu sắc. Là những người thợ mỏ không nao núng họ bình thản đào hầm của họ dưới chân núi lửa, không bị rầy rà bao nhiêu vì những chấn động ngầm hoặc những lò lửa thoáng thấy. Sự bình thản đó cũng là một cảnh tượng đẹp nhất trong thời đại náo động kia.
Họ để dành cho các đảng phái vẫn đề pháp quyền, còn họ chỉ lo đến vấn đề hạnh phúc.
Phúc lợi của con người, đó là cái họ muốn rút ra từ xã hội.
Họ nâng cao các vấn đề vật chất, vấn đề công nghiệp, nông nghiệp, thương mại lên gần mức trọng vọng của tôn giáo. Trong nền văn minh bấy giờ, một phần nhỏ do Thượng đế xây dựng nên, còn phần lớn là do con người, thì các thứ quyền lợi đã trộn lẫn với nhau, ết dính vào nhau và hỗn hợp thành một thứ đá vô cùng rắn chắc, theo một quy luật mà các nhà kinh tế học đã dày công nghiên cứu.
Họ tập hợp nhau thành nhóm lấy danh hiệu khác nhau nhưng cũng có thể gọi chung họ là những người theo chủ nghĩa xã hội. Họ cố hết sức chọc thủng tầng đá ấy và bắt nguồn nước tươi mát của hạnh phúc phải phụt lên.
Từ vấn đề cái máy chém đến vấn đề chiến tranh, sự nghiên cứu của họ bao trùm tất cả. Bên cạnh cái nhân quyền đã tuyên bố trong cách mạng Pháp, họ nêu thêm quyền của phụ nữ và quyền của trẻ con. Mong rằng độc giả không lấy làm ngạc nhiên, vì lẽ này hay lẽ khác chúng tôi không đi sâu vào lý thuyết của những vấn đề mà chủ nghĩa xã hội đã xướng lên. Chúng tôi chỉ xin nhắc lại thôi.
Bỏ ra ngoài những viễn ảnh của vũ trụ, những cái gì mơ mộng và huyền bí, thì tất cả những vấn đề các nhà xã hội đem ra bàn để giải quyết chỉ thu lại trong hai vấn đề chính:
Vấn đề thứ nhất: Sản xuất ra của cải.
Vấn đề thứ hai: Phân phối các của cải ấy.
Vấn đề thứ nhất chứa đựng vấn đề lao động.
Vấn đề thứ hai bao gồm vấn đề tiền lương.
Trong vấn đề thứ nhất là chuyện sử dụng sức sản xuất. Trong vấn đề thứ hai là chuyện phân phối mọi thứ hưởng thụ.
Sử dụng tốt sức sản xuất là làm cho xã hội phú cường.
Phân phối tốt mọi thứ hưởng thụ là tạo nên hạnh phúc cho cá nhân.
Nói phân phối tốt nghĩa là không phải chia bình quân mà là chia công bằng. Nguyên tắc bình đẳng đầu tiên là sự công bằng.
Bên ngoài, phú cường xã hội; bên trong, hạnh phú cá nhân; hai cái ấy phối hợp lại thành ra xã hội giàu mạnh.
Xã hội giàu mạnh, điều ấy có nghĩa là con người được sung sướng, người công dân được tự do, quốc gia thành lớn mạnh.
Nước Anh giải quyết được vấn đề thứ nhất. Nước Anh làm ra của cải rất giỏi nhưng phân phối rất vụng. Vấn đề chỉ được giải quyết có một mặt, nên đã đưa nước Anh đến hai thái cực: vừa cực kỳ giàu sang vừa cực kỳ nghèo khổ. Mọi thứ hưởng thụ dành cho một vài người, còn mọi thứ thiếu thốn đều dồn cho tất cả kẻ khác, nghĩa là toàn thể dân chúng; đặc quyền, độc quyền, cường bạo nảy ra từ chế độ lao động ấy.
Sự phồn thịnh công cộng ngồi lên lưng sự nghèo khổ riêng tư, sự phú cường của Nhà nước đâm rễ trong cảnh đau đớn của cá nhân, một tình thế như vậy thật là bấp bênh và nguy hiểm! Đó là sự phú cường cấu tạo không đều vì gồm đủ mọi yếu tố vật chất mà lại không có lấy một yếu tố tinh thần nào.
Chủ nghĩa cộng sản và luật ruộng đất cho rằng có thể giải quyết vấn đề thứ hai. Lầm to! Phân chia như thế sẽ giết chết sự sản xuất. Chia đều nhau làm mất tính thi đua. Và do đó cũng làm mất tính lao động. Đó là cách phân chia của hàng thịt, nó giết chết cái mà nó phân chia. Không thể nào bằng lòng với giải pháp ấy được; giết chết của cải như thế không phải là phân phối của cải.
Hai vấn đề đòi hỏi giải quyết song song thì mới giải quyết tốt được. Hai giải pháp đòi hỏi được phối hợp với nhau thành một mà thôi.
Anh chỉ giải quyết vấn đề thứ nhất thì anh sẽ là Vơnidơ, anh sẽ là Anh Cát Lợi. Anh sẽ như Vơnidơ giàu mạnh một cách giả tạo, hay như Anh Cát Lợi rất giàu mạnh về vật chất nhưng anh sẽ là một anh nhà giàu xấu xa. Anh sẽ chết vì bạo lực như Vơnidơ đã chết, hoặc anh sẽ đổ nhào vì phá sản như Anh Cát Lợi sẽ đổ nhào sau này. Thế giới sẽ để mặc anh chết đi và đổ nhào, vì thế giới luôn luôn để mặc cho đổ nhào và chết đi tất cả những cái gì chỉ có nội dung ích kỷ, tất cả những cái gì đối với nhân loại không tiêu biểu cho một đạo đức hay một lý tưởng.
Cố nhiên những tiếng Vơnidơ, Anh Cát Lợi là đúng để chỉ các chế độ xã hội chứ không phải nhân dân các nước ấy, chỉ các tổ chức thống trị áp bức nằm trùm lên các quốc gia chứ không phải bản thân các quốc gia ấy. Chúng tôi bao giờ cũng tôn trọng và có thiện cảm đối với mọi quốc gia. Nhân dân Vơnidơ sẽ sống lại, bọn quý tộc Anh Cát Lợi sẽ nhào đổ, nhưng quốc gia Anh Cát Lợi là bất diệt. Nói xong điều đó, chúng ta tiếp tục.
Giải quyết cả hai vấn đề, khuyến khích người giàu và bảo vệ người nghèo, thủ tiêu sự cùng khổ, chấm dứt sự bóc lột bất công của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, kiềm chế sự ganh ghét bất công của kẻ còn đang đi đối với kẻ đến đích, làm cho tiền lương khớp với sức lao động một cách toán học và thân ái, coi sự giáo dục không mất tiền và cưỡng bách là một yếu tố gắn với việc nuôi trẻ khôn lớn và làm cho khoa học trở thành cơ sở của sức khỏe lành mạnh, phát triển trí tuệ, đồng thời làm cho tay chân có việc làm, làm một dân tộc giàu mạnh đồng thời là một gia đình trong ấy mọi người đều sung sướng, dân chủ hóa tư hữu bằng cách phân phối cho khắp mọi người, chứ không phải thủ tiêu nó đi, làm sao cho mọi người dân bất kỳ ai cũng đều có của, việc ấy cũng không phải khó lắm, nói tóm lại, biết cách làm ra của cải và biết cách phân phối của cải, và như thế là một lúc sẽ đạt được sự vĩ đại về vật chất lẫn sự vĩ đại về tinh thần. Có thế mới đáng gọi là nước Pháp.
Ngoài một đôi phe phái đi lạc hướng thì không kể đấy là tiếng nói của chủ nghĩa xã hội. Đấy là tất cả những điều mà chủ nghĩa xã hội tìm trong sự kiện thực tế, đấy là cảnh mà chủ nghĩa xã hội gợi ra trong mọi đầu óc.
Cố gắng đáng phục và thiêng liêng sao!
Những chủ nghĩa ấy, những học thuyết ấy, những sự phản kháng ấy, sự cần thiết bất ngờ đối với nhà chính trị phải đếm xỉa đến các nhà triết học, một đường lối chính trị mới phải vạch ra cho phù hợp với chế độ cũ mà không quá chống đối với lý tưởng cách mạng. Một tình thế phải tận dụng La Fêyest để cứu vãn Pôlinhắc,[174] sự trực cảm về tiến bộ dưới cái vỏ dân biểu, quốc hội và đường phố, những yêu sách phải cân bằng chung quanh mình, niềm tin tưởng đối với cách mạng, có lẽ cũng có sự nhẫn nhục nào trong việc công nhận một quyền lý tối cao, cái ý chí trung thành với dòng giống, cái tình yêu gia đình, lòng tôn trọng nhân dân, tính ngay thực của chính mình, tất cả những cái ấy làm cho Lui Philip do nghĩ đến, đau xót và từng lúc đã khiến ông thấy mệt nhọc với cái nghề làm vua quá khó khăn, mặc dù ông là người can đảm và có ý chí.
[174] Thủ tướng dưới triều Sáclơ X, đã soạn những sắc dụ phản động làm bùng nổ cuộc cách mạng 1830
Ông cảm thấy như dưới chân ông đang có một sự tan rã đáng sợ, tan rã chứ chưa đến nỗi nát thành tro bụi, vì chưa bao giờ nước Pháp lại xứng là nước Pháp như bấy giờ.
Từng đám mây chồng chất đen kịt ở chân trời. Một bóng đen kỳ dị dần dần kéo đến, bao phủ lên mọi người, mọi vật, mọi tư tưởng; đó là bóng đen thoát ra từ mọi thứ căm hờn, mọi hệ thống tư tưởng. Tất cả những gì bị bóp nghẹt đi một cách vội vàng, bây giờ lại cựa quậy, lên men ngấm ngầm. Trí óc con người rung động trong không khí lo âu của xã hội như lá cây lúc cơn dông sắp kéo đến. Tình hình căng thẳng như hai dòng điện cao thế, có lúc chỉ cần có một người vô danh nói lên, cũng như chỉ cần có vật gì chạm vào hai dòng điện, là đủ làm bật ra chân lý, bật ra ánh sáng. Sau đó, bóng tối mờ mờ lại phủ xuống như cũ. Thỉnh thoảng những tiếng súng ngấm ngầm vang lên, chứng tỏ trong đám mây mù còn chất chứa rất nhiều sấm sét.
Hai mươi tháng đã trôi qua từ cuộc cách mạng tháng Bảy: Năm 1832 mở màn với một vẻ như đe dọa và gần như có việc sắp xảy ra.
Cảnh nghèo đói của nhân dân, người lao động không có bánh mì, vương tước Côngđê cuối cùng chết một cách mờ ám, Bruyxen đuổi họ Natxô như Pari đuổi họ Buốcbông, nước Bỉ muốn về với một ông hoàng Pháp lại được cho một ông hoàng Anh, sự thù hằn của nước Nga Nicôla, sau lưng Pháp là hai con yêu tinh phương Nam, Fécđimăng Tây Ban Nha và Mighen Bồ Đào Nha, đất rung chuyển ở Ý, Méttecnich thò tay qua Bôlônhơ, nước Pháp cộc cằn đối với nước Áo ở Angcôn về phía Bắc thì tiếng đóng áo quan chôn Balan lần nữa, ở khắp châu Âu, những tia mắt giận dữ rình mò Pháp, đồng minh Anh đáng nghi ngờ đang sẵn sàng đẩy nhào những gì đang nghiêng lệch và xông vào những gì đã nhào, thượng viện nấp sau Béccaria bác bỏ bốn án tử hình của tòa án, biểu tượng hoa huệ bị gạch xóa trên xe vua, cây thập tự ở nhà thờ Đức Bà bị nhổ bỏ, Laphaydét bị bôi nhọ, Laphít suy sụp, Bengiamanh Côngxtăng chết nghèo khổ, Cadimia Pêriê chết trong lúc chính quyền suy yếu: bệnh chính trị và bệnh xã hội phát ra cùng một lúc ở hai thủ đô của vương quốc; thủ đô tư tưởng và thủ đô lao động; Ở Pari, nội chiến; ở Lyông, nông dân biến; ở cả hai thành phố chỉ một ánh lửa lò; một màu đỏ hỏa sơn ở trên trán nhân dân; phương nam trở nên cuồng tín, phương tây loạn; nữ công tước Beri hoạt động ở Văngđê, âm mưu, hội kín, khởi biến, dịch tả; tất cả những cái đó rót thêm sự náo động bi đát của biến cố vào sự sôi sục của tư tưởng.
NỨT RẠN TỪ MÓNG
Trong lúc câu chuyện kể đây sắp đi vào đám mây mù kinh khủng đang bao phủ dày đặc những bước đầu của triều vua Lui Philip, chúng tôi thấy cần phải giải thích về ông vua ấy chứ không thể nào để nhập nhằng được.
Lui Philip lên ngôi vua không bằng bạo lực, cũng không bằng hành động trực tiếp của ông ta, mà chỉ vì cách mạng chuyển hướng, - chuyển hướng như thế tất nhiên là khác xa với mục đích chân thực ban đầu, nhưng trong công việc đó, công tước Orlêăng, tức là ông ta, chẳng có vai trò chủ động nào cả. Sinh ra là hoàng thân, ông coi mình như đã được bầu lên làm vua. Cái thiên mệnh ấy ông không tự phong cho mình, mà cũng không giành giật lấy; người ta đem dâng cho ông thì ông nhận thôi. Cố nhiên ông cũng sai lầm khi đinh ninh rằng người đem dâng như thế là theo đúng quyền lý, còn ông nhận cũng là việc bổn phận thôi. Do đó ông thành tâm mà lên ngôi vua.
Chúng tôi công nhận Lui Philip lên làm vua rất thành ý, mà phe dân chủ công kích nền quân chủ cũng là thành ý, nên khi người ta hoảng sợ trước những cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng, người ta không đổ tội cho nhà vua mà cũng chẳng đổ tội cho phe dân chủ. Một cuộc xung đột về nguyên lý xã hội cũng chẳng khác gì một cuộc xung đột giữa những lực lượng thiên nhiên.
Đại dương bảo vệ nước, bão tố bảo vệ không khí; nhà vua bênh vực ngôi vua, dân chủ bênh vực nhân dân, cái tương đối là quân chủ chống lại cái tuyệt đối là cộng hòa. Xã hội chảy máu trong cuộc xung đột, nhưng cái gì làm cho xã hội bây giờ phải đau đớn nhất định sẽ là cái cứu vớt xã hội sau này. Và trong trường hợp nào cũng vậy không nên chê trách những kẻ đứng ra chiến đấu. Tất nhiên giữa hai phe phải có một phe nhầm lẫn. Chân lý có phải như tượng thần khổng lồ ở Rốtđơ đâu mà đứng cả hai bờ, một chân ở đất cộng hòa, một chân ở đất quân chủ. Chân lý là một, không thể phân chia, nhất định là chỉ ở về một bên. Có điều kẻ lầm lẫn lại thực tâm mà lầm lẫn; một người mù mắt chẳng tội lỗi gì thì một anh bảo hoàng cũng đâu có phải là một tên kẻ cướp? Những xung đột ghê gớm ấy chẳng qua là do định mệnh. Có bão tố thế nào đấy thì con người cũng không chịu trách nhiệm.
Thôi hãy hoàn thành việc trình bày này.
Chính phủ lên nắm chính quyền năm 1830 vấp ngay phải nhiều khó khăn. Vừa khai sinh hôm qua thì hôm nay đã phải phấn đấu rồi.
Ngồi chưa nóng chỗ đã có cảm giác như có những sức gì mơ hồ đang tỳ mạnh lên cả bộ máy của chính phủ tháng Bảy vừa mới xây nền và chưa có chút gì vững chắc cả.
Sự phản đối phát sinh ngay ngày hôm sau. Có lẽ nó đã hình thành từ đêm trước cũng nên.
Tháng này qua tháng khác, sự phản đối lớn dần lên và từ âm thầm đã biến thành công khai.
Cách mạng tháng Bảy không được vua chúa các nước ngoài thừa nhận, điều ấy chúng tôi đã nói. Ở trên đất Pháp, người ta cũng hiểu nó khác nhau.
Rõ ràng là Chúa bộc lộ ý Chúa trong các biến cố lịch sử, nhưng bộc lộ bằng một ngôn ngữ bí ẩn. Con người liền đem diễn dịch ra, bản dịch làm vội vàng quấy quá mang nhiều nỗi lầm, nhiều khiếm khuyết, nhiều chỗ phản nghĩa. Rất ít người hiểu được lời Chúa. Những người tinh tường, trầm tĩnh, thâm thúy nhất thì đọc chậm, cho nên khi họ mang bản dịch của họ tới thì công việc đã xong rồi. Đã có hai mươi bản dịch rồi. Mỗi bản dịch sinh ra một đảng, mỗi chỗ phản nghĩa đẻ ra một phái. Và mọi đảng tưởng mình có ánh sáng chân chính.
Lắm lúc chính quyền cũng chính là một phái.
Trong các cuộc cách mạng đều có người bơi ngược dòng: đó là những đảng cũ.
Đối với những đảng cũ đã gắn bó với truyền thống do phước lành của Chúa, họ tự cho là có quyền nổi loạn, bởi vì cách mạng sinh ra từ quyền nổi loạn. Lầm rồi, thật vậy, trong các cuộc cách mạng, kẻ nổi loạn không phải là dân chúng mà là vua. Cách mạng trái hẳn với nổi loạn. Cách mạng nào cũng là một diễn biến theo lẽ thường, cho nên là chính đáng; có khi có những tay giả cách mạng làm ô danh cách mạng, nhưng tính cách chính đáng của nó vẫn tồn tại dù bị làm nhơ bẩn, vẫn sống sót dù nhuộm máu. Cách mạng xảy ra không từ ngẫu nhiên mà từ sự cần thiết. Cách mạng là từ giả tạo quay về với thực tiễn. Cách mạng xảy ra vì cần phải xảy ra.
Những đảng chính thống cũ đã công kích cách mạng 1830 với tất cả sự kịch liệt phát sinh từ một lối luân lý sai lạc. Những sai lầm lại là những tên, đạn tốt. Chúng tấn công cách mạng một cách khôn khéo ở những chỗ yếu, chỗ hở, chỗ thiếu lôgich: chúng tấn công cách mạng 1830 ở nền quân chủ mà nó thiết lập. Chúng thét: Nói cách mạng, sao lại có anh vua ấy? Những phe phái là những đứa mù nhằm trúng đích.
Những người cộng hòa cũng thét cái tiếng thét kia. Nhưng họ thét như vậy là hợp lý. Mù quáng ở bè lũ chính thống, lại là sáng suốt ở cánh dân chủ. Cách mạng 1830 phá sản đối với nhân dân. Những người dân chủ chân chính tức giận phải phàn nàn.
Đứng giữa hai luồng công kích của quá khứ và tương lai, bộ máy nhà nước tháng Bảy lúng túng, vất vả. Nó chỉ là khoảnh khắc hiện tại mà phải đối phó một đằng với hàng thế kỷ quân chủ, đằng khác với cái quyền lý muôn đời. Vả lại, bề ngoài nó chẳng còn là cách mạng nữa mà đã trở thành quân chủ rồi, nên chính phủ 1830 buộc lòng phải nhịp bước theo châu Âu. Lại phải giữ gìn hòa bình mới càng phức tạp! Một sự hòa hợp ngược lẽ có khi còn phải trả giá đắt hơn là một cuộc chiến tranh. Từ cuộc xung đột ngầm, luôn luôn bị khóa mõm nhưng luôn luôn gầm gừ, nảy ra cái trạng thái hòa bình vũ trang, lối thoát tốn kém của nền văn minh tự ngờ vực mình.
Nền quân chủ tháng Bảy lồng lên như con ngựa mắc vào cỗ xe của các chính phủ châu Âu. Mettécnich[173] sẵn sàng buộc dây cương vào cổ nó. Bị trào lưu tiến bộ thúc đẩy ở Pháp, nó trở lại thúc đẩy các nền quân chủ lạc hậu khác ở châu Âu. Được kéo, nó trở lại lôi kéo kẻ khác.
[173] Một chính khách Áo thời kỳ đó, rất nhiều thủ đoạn và được coi như là trọng tài của châu Âu.
Trong lúc đó thì bên trong các vấn đề nghèo đói, thợ thuyền, tiền lương, giáo dục, phạm pháp, mãi dâm, số phận người đàn bà, các vấn đề giàu nghèo, sản xuất, tiêu thụ, phân phối, mậu dịch, tiền tệ, quyền của tư sản, quyền của lao động, tất cả vấn đề chồng chất lên xã hội, cao chót vót đến ghê sợ.
Ngoài các đảng phái chính trị chính thức, một phong trào khác xuất hiện. Tiếp theo sự sôi sục của phong trào dân chủ là sự sôi sục của phong trào triết học. Trí thức thấy mình cũng bối rối như quần chúng, bối rối có khác nhưng cũng không kém sâu xa.
Có những nhà tư tưởng suy nghĩ, trong khi đất dưới chân họ, tức là quần chúng nhân dân, do những luồng cách mạng chạy qua, rung lên như bị cơn giật kinh phong khó giải thích. Những nhà tư tưởng đó khi thì riêng lẻ, khi thì tập hợp thành gia đình, hơn thế, thành đoàn thể, nhào nặn những vấn đề xã hội một cách ôn hòa nhưng sâu sắc. Là những người thợ mỏ không nao núng họ bình thản đào hầm của họ dưới chân núi lửa, không bị rầy rà bao nhiêu vì những chấn động ngầm hoặc những lò lửa thoáng thấy. Sự bình thản đó cũng là một cảnh tượng đẹp nhất trong thời đại náo động kia.
Họ để dành cho các đảng phái vẫn đề pháp quyền, còn họ chỉ lo đến vấn đề hạnh phúc.
Phúc lợi của con người, đó là cái họ muốn rút ra từ xã hội.
Họ nâng cao các vấn đề vật chất, vấn đề công nghiệp, nông nghiệp, thương mại lên gần mức trọng vọng của tôn giáo. Trong nền văn minh bấy giờ, một phần nhỏ do Thượng đế xây dựng nên, còn phần lớn là do con người, thì các thứ quyền lợi đã trộn lẫn với nhau, ết dính vào nhau và hỗn hợp thành một thứ đá vô cùng rắn chắc, theo một quy luật mà các nhà kinh tế học đã dày công nghiên cứu.
Họ tập hợp nhau thành nhóm lấy danh hiệu khác nhau nhưng cũng có thể gọi chung họ là những người theo chủ nghĩa xã hội. Họ cố hết sức chọc thủng tầng đá ấy và bắt nguồn nước tươi mát của hạnh phúc phải phụt lên.
Từ vấn đề cái máy chém đến vấn đề chiến tranh, sự nghiên cứu của họ bao trùm tất cả. Bên cạnh cái nhân quyền đã tuyên bố trong cách mạng Pháp, họ nêu thêm quyền của phụ nữ và quyền của trẻ con. Mong rằng độc giả không lấy làm ngạc nhiên, vì lẽ này hay lẽ khác chúng tôi không đi sâu vào lý thuyết của những vấn đề mà chủ nghĩa xã hội đã xướng lên. Chúng tôi chỉ xin nhắc lại thôi.
Bỏ ra ngoài những viễn ảnh của vũ trụ, những cái gì mơ mộng và huyền bí, thì tất cả những vấn đề các nhà xã hội đem ra bàn để giải quyết chỉ thu lại trong hai vấn đề chính:
Vấn đề thứ nhất: Sản xuất ra của cải.
Vấn đề thứ hai: Phân phối các của cải ấy.
Vấn đề thứ nhất chứa đựng vấn đề lao động.
Vấn đề thứ hai bao gồm vấn đề tiền lương.
Trong vấn đề thứ nhất là chuyện sử dụng sức sản xuất. Trong vấn đề thứ hai là chuyện phân phối mọi thứ hưởng thụ.
Sử dụng tốt sức sản xuất là làm cho xã hội phú cường.
Phân phối tốt mọi thứ hưởng thụ là tạo nên hạnh phúc cho cá nhân.
Nói phân phối tốt nghĩa là không phải chia bình quân mà là chia công bằng. Nguyên tắc bình đẳng đầu tiên là sự công bằng.
Bên ngoài, phú cường xã hội; bên trong, hạnh phú cá nhân; hai cái ấy phối hợp lại thành ra xã hội giàu mạnh.
Xã hội giàu mạnh, điều ấy có nghĩa là con người được sung sướng, người công dân được tự do, quốc gia thành lớn mạnh.
Nước Anh giải quyết được vấn đề thứ nhất. Nước Anh làm ra của cải rất giỏi nhưng phân phối rất vụng. Vấn đề chỉ được giải quyết có một mặt, nên đã đưa nước Anh đến hai thái cực: vừa cực kỳ giàu sang vừa cực kỳ nghèo khổ. Mọi thứ hưởng thụ dành cho một vài người, còn mọi thứ thiếu thốn đều dồn cho tất cả kẻ khác, nghĩa là toàn thể dân chúng; đặc quyền, độc quyền, cường bạo nảy ra từ chế độ lao động ấy.
Sự phồn thịnh công cộng ngồi lên lưng sự nghèo khổ riêng tư, sự phú cường của Nhà nước đâm rễ trong cảnh đau đớn của cá nhân, một tình thế như vậy thật là bấp bênh và nguy hiểm! Đó là sự phú cường cấu tạo không đều vì gồm đủ mọi yếu tố vật chất mà lại không có lấy một yếu tố tinh thần nào.
Chủ nghĩa cộng sản và luật ruộng đất cho rằng có thể giải quyết vấn đề thứ hai. Lầm to! Phân chia như thế sẽ giết chết sự sản xuất. Chia đều nhau làm mất tính thi đua. Và do đó cũng làm mất tính lao động. Đó là cách phân chia của hàng thịt, nó giết chết cái mà nó phân chia. Không thể nào bằng lòng với giải pháp ấy được; giết chết của cải như thế không phải là phân phối của cải.
Hai vấn đề đòi hỏi giải quyết song song thì mới giải quyết tốt được. Hai giải pháp đòi hỏi được phối hợp với nhau thành một mà thôi.
Anh chỉ giải quyết vấn đề thứ nhất thì anh sẽ là Vơnidơ, anh sẽ là Anh Cát Lợi. Anh sẽ như Vơnidơ giàu mạnh một cách giả tạo, hay như Anh Cát Lợi rất giàu mạnh về vật chất nhưng anh sẽ là một anh nhà giàu xấu xa. Anh sẽ chết vì bạo lực như Vơnidơ đã chết, hoặc anh sẽ đổ nhào vì phá sản như Anh Cát Lợi sẽ đổ nhào sau này. Thế giới sẽ để mặc anh chết đi và đổ nhào, vì thế giới luôn luôn để mặc cho đổ nhào và chết đi tất cả những cái gì chỉ có nội dung ích kỷ, tất cả những cái gì đối với nhân loại không tiêu biểu cho một đạo đức hay một lý tưởng.
Cố nhiên những tiếng Vơnidơ, Anh Cát Lợi là đúng để chỉ các chế độ xã hội chứ không phải nhân dân các nước ấy, chỉ các tổ chức thống trị áp bức nằm trùm lên các quốc gia chứ không phải bản thân các quốc gia ấy. Chúng tôi bao giờ cũng tôn trọng và có thiện cảm đối với mọi quốc gia. Nhân dân Vơnidơ sẽ sống lại, bọn quý tộc Anh Cát Lợi sẽ nhào đổ, nhưng quốc gia Anh Cát Lợi là bất diệt. Nói xong điều đó, chúng ta tiếp tục.
Giải quyết cả hai vấn đề, khuyến khích người giàu và bảo vệ người nghèo, thủ tiêu sự cùng khổ, chấm dứt sự bóc lột bất công của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, kiềm chế sự ganh ghét bất công của kẻ còn đang đi đối với kẻ đến đích, làm cho tiền lương khớp với sức lao động một cách toán học và thân ái, coi sự giáo dục không mất tiền và cưỡng bách là một yếu tố gắn với việc nuôi trẻ khôn lớn và làm cho khoa học trở thành cơ sở của sức khỏe lành mạnh, phát triển trí tuệ, đồng thời làm cho tay chân có việc làm, làm một dân tộc giàu mạnh đồng thời là một gia đình trong ấy mọi người đều sung sướng, dân chủ hóa tư hữu bằng cách phân phối cho khắp mọi người, chứ không phải thủ tiêu nó đi, làm sao cho mọi người dân bất kỳ ai cũng đều có của, việc ấy cũng không phải khó lắm, nói tóm lại, biết cách làm ra của cải và biết cách phân phối của cải, và như thế là một lúc sẽ đạt được sự vĩ đại về vật chất lẫn sự vĩ đại về tinh thần. Có thế mới đáng gọi là nước Pháp.
Ngoài một đôi phe phái đi lạc hướng thì không kể đấy là tiếng nói của chủ nghĩa xã hội. Đấy là tất cả những điều mà chủ nghĩa xã hội tìm trong sự kiện thực tế, đấy là cảnh mà chủ nghĩa xã hội gợi ra trong mọi đầu óc.
Cố gắng đáng phục và thiêng liêng sao!
Những chủ nghĩa ấy, những học thuyết ấy, những sự phản kháng ấy, sự cần thiết bất ngờ đối với nhà chính trị phải đếm xỉa đến các nhà triết học, một đường lối chính trị mới phải vạch ra cho phù hợp với chế độ cũ mà không quá chống đối với lý tưởng cách mạng. Một tình thế phải tận dụng La Fêyest để cứu vãn Pôlinhắc,[174] sự trực cảm về tiến bộ dưới cái vỏ dân biểu, quốc hội và đường phố, những yêu sách phải cân bằng chung quanh mình, niềm tin tưởng đối với cách mạng, có lẽ cũng có sự nhẫn nhục nào trong việc công nhận một quyền lý tối cao, cái ý chí trung thành với dòng giống, cái tình yêu gia đình, lòng tôn trọng nhân dân, tính ngay thực của chính mình, tất cả những cái ấy làm cho Lui Philip do nghĩ đến, đau xót và từng lúc đã khiến ông thấy mệt nhọc với cái nghề làm vua quá khó khăn, mặc dù ông là người can đảm và có ý chí.
[174] Thủ tướng dưới triều Sáclơ X, đã soạn những sắc dụ phản động làm bùng nổ cuộc cách mạng 1830
Ông cảm thấy như dưới chân ông đang có một sự tan rã đáng sợ, tan rã chứ chưa đến nỗi nát thành tro bụi, vì chưa bao giờ nước Pháp lại xứng là nước Pháp như bấy giờ.
Từng đám mây chồng chất đen kịt ở chân trời. Một bóng đen kỳ dị dần dần kéo đến, bao phủ lên mọi người, mọi vật, mọi tư tưởng; đó là bóng đen thoát ra từ mọi thứ căm hờn, mọi hệ thống tư tưởng. Tất cả những gì bị bóp nghẹt đi một cách vội vàng, bây giờ lại cựa quậy, lên men ngấm ngầm. Trí óc con người rung động trong không khí lo âu của xã hội như lá cây lúc cơn dông sắp kéo đến. Tình hình căng thẳng như hai dòng điện cao thế, có lúc chỉ cần có một người vô danh nói lên, cũng như chỉ cần có vật gì chạm vào hai dòng điện, là đủ làm bật ra chân lý, bật ra ánh sáng. Sau đó, bóng tối mờ mờ lại phủ xuống như cũ. Thỉnh thoảng những tiếng súng ngấm ngầm vang lên, chứng tỏ trong đám mây mù còn chất chứa rất nhiều sấm sét.
Hai mươi tháng đã trôi qua từ cuộc cách mạng tháng Bảy: Năm 1832 mở màn với một vẻ như đe dọa và gần như có việc sắp xảy ra.
Cảnh nghèo đói của nhân dân, người lao động không có bánh mì, vương tước Côngđê cuối cùng chết một cách mờ ám, Bruyxen đuổi họ Natxô như Pari đuổi họ Buốcbông, nước Bỉ muốn về với một ông hoàng Pháp lại được cho một ông hoàng Anh, sự thù hằn của nước Nga Nicôla, sau lưng Pháp là hai con yêu tinh phương Nam, Fécđimăng Tây Ban Nha và Mighen Bồ Đào Nha, đất rung chuyển ở Ý, Méttecnich thò tay qua Bôlônhơ, nước Pháp cộc cằn đối với nước Áo ở Angcôn về phía Bắc thì tiếng đóng áo quan chôn Balan lần nữa, ở khắp châu Âu, những tia mắt giận dữ rình mò Pháp, đồng minh Anh đáng nghi ngờ đang sẵn sàng đẩy nhào những gì đang nghiêng lệch và xông vào những gì đã nhào, thượng viện nấp sau Béccaria bác bỏ bốn án tử hình của tòa án, biểu tượng hoa huệ bị gạch xóa trên xe vua, cây thập tự ở nhà thờ Đức Bà bị nhổ bỏ, Laphaydét bị bôi nhọ, Laphít suy sụp, Bengiamanh Côngxtăng chết nghèo khổ, Cadimia Pêriê chết trong lúc chính quyền suy yếu: bệnh chính trị và bệnh xã hội phát ra cùng một lúc ở hai thủ đô của vương quốc; thủ đô tư tưởng và thủ đô lao động; Ở Pari, nội chiến; ở Lyông, nông dân biến; ở cả hai thành phố chỉ một ánh lửa lò; một màu đỏ hỏa sơn ở trên trán nhân dân; phương nam trở nên cuồng tín, phương tây loạn; nữ công tước Beri hoạt động ở Văngđê, âm mưu, hội kín, khởi biến, dịch tả; tất cả những cái đó rót thêm sự náo động bi đát của biến cố vào sự sôi sục của tư tưởng.
Bình luận facebook