Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 91
Tênácđiê nhận xét đúng, điều ấy có thực, dù Mariuytx trong khi bối rối không để ý đến. Ông Lơ Blăng chỉ mới nói có mấy câu, mà nói khẽ và ngay lúc đánh nhau dữ dội với sáu tên kẻ cướp ở gần cửa sổ, ông cũng không kêu lên một tiếng nào, ông vẫn im lặng. Tênácđiê nói tiếp:
- Ừ! Giá ông có kêu: Kẻ cướp! Kẻ cướp! Thì cũng không có gì là quá. Cũng có thể kêu: Quân giết người! Quân giết người! Và tôi cũng không cho thế là đáng ghét. Chạm trán với những người mình không tin cậy như thế này thì có làm ầm lên một chút cũng là tất nhiên. Ông có kêu la thì tôi cũng không làm rầy ông, cũng không cần bịt mồm ông. Vì sao thế? Tôi nói cho ông biết nhé! Nghĩa là cái buồng này chẳng khác gì người điếc. Cái buồng này chỉ được có cái đó thôi và được cái đó thực sự. Chẳng khác gì một cái hầm. Một quả bom nổ ở đây, đội cảnh binh gần nhất cũng chỉ tưởng là tiếng ngáy của một gã say rượu. Đại bác cũng chỉ kêu bùm! Sấm nổ cũng chỉ kêu bụp! Thật là thuận lợi. Dù sao ông cũng đã không kêu, điều đó rất tốt, tôi khen ông và tôi suy luận thế này xin thưa lại: Ông bạn thân mến ơi! Nếu ông kêu thì ai đến? Cảnh sát thôi! Cảnh sát đến, rồi sau đó thì ai? Tòa án. Thế mà ông không kêu cứu. Nghĩa là ông cũng chẳng ưa gì tòa án và cảnh sát đến, cũng như chúng tôi thôi. Từ lâu tôi đã đoán rằng ông cũng muốn giấu một cái gì. Chúng tôi cũng vậy. Như thế chúng ta càng dễ thỏa thuận với nhau.
Mắt Tênácđiê như dán vào mặt ông Lơ Blăng, hình như vừa nói hắn vừa xoáy tia mắt của hắn vào tận đáy tâm hồn người tù nhân của hắn. Vả chăng cái ngôn ngữ của hắn tuy có phần láo xược và lắt léo nhưng cũng vẫn dè dặt thận trọng, trong con người thằng ăn cướp lúc nẫy bây giờ lại còn nét của “một kẻ đã học để làm cố đạo”.
Cái im lặng của người bị bắt, việc ông ta không chịu kêu lên một tiếng dù là một tiếng kêu của bản năng tự vệ khi sinh mệnh bị đe dọa, điều đó làm cho Mariuytx thắc mắc và ngạc nhiên một cách khó chịu.
Sự nhận xét rất đúng của Tênácđiê càng làm thêm dày thêm đặc trước mắt Mariuytx cái màn bí mật bao phủ con người nghiêm nghị và lạ kỳ mà Cuốcphêrắc đã mệnh danh là ông Lơ Blăng. Trong tình thế hết sức khó khăn nguy hiểm, bị trói chằng chịt giữa một bầy đao phủ, như nửa người đã bị chôn xuống một cái hố, ngày càng lún dưới chân, trước vẻ giận dữ hay dịu dàng của Tênácđiê, ông già ấy vẫn lạnh lùng như không. Trong giờ phút như thế này Mariuytx không thể không khâm phục cái vẻ mặt rầu rầu cao cả ấy.
Thật là một tâm hồn chưa hề để cho sợ hãi bén mảng, một tâm hồn chưa hề biết hoang mang là gì. Ông thuộc hạng người trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất vẫn bình tĩnh, không hề mảy may ngạc nhiên. Khủng hoảng cao đến đâu, nguy hiểm khó tránh đến mấy, ông cũng không hề biết cái giây phút hấp hối của người chết đuối mở mắt kinh hoàng trong đáy nước.
Tênácđiê công nhiên đứng dậy, đi tới lò sưởi, nhấc cái bình phong đem dựa vào cạnh giường sát đấy, để lộ ra cái thấy rõ ràng trong lò than cái đục nung trăng lốm đốm những sao đỏ.
Rồi hắn trở lại ngồi bên cạnh ông Lơ Blăng.
- Tôi nói tiếp nhé. Chúng ta có thể thỏa thuận với nhau. Lúc nãy tôi nổi nóng là không đúng, thật là mất trí, cũng thật là quá trớn một cách vô lý và ăn nói xô bồ. Chẳng hạn thấy ông là triệu phú, tôi đòi tiền, nhiều tiền, rất nhiều tiền. Thật là không biết điều. Trời ơi! Ông giàu có thật đấy nhưng cũng có những gánh nặng, ai chả có gánh nặng. Tôi không muốn ông phá sản, tôi không phải là thằng ăn thịt người. Tôi không phải hạng người vì ỷ thế mạnh mà trờ nên lố bịch, buồn cười. Này, ông này, ông cũng biết điều, sẵn sàng chịu hy sinh về phía mình. Tôi chỉ cần hai trăm nghìn phơrăng thôi.
Ông Lơ Blăng không hé một lời, Tênácđiê nói tiếp:
- Ông xem, tôi đã pha khá nhiều nước vào rượu rồi đấy. Tôi không biết ông giàu có đến thế nào, nhưng tôi biết ông không phải là người coi trọng đồng tiền; một người từ thiện như ông cho một người cha nghèo túng như tôi hai trăm nghìn phơrăng có thấm vào đâu. Hẳn ông cũng biết điều. Ông cũng trông thấy hôm nay tôi nhọc công như thế nào, câu chuyện chiều hôm nay tôi xếp đặt công phu như thế nào, đẹp đẽ như thế nào, các vị ở đây đều công nhận như thế. Tất cả công trình ấy không phải chỉ để kiếm món tiền uống năm ba chén rượu, ăn một vài đĩa thịt bò non ở tiệm Đêncayê. Hai trăm nghìn phơrăng cũng đáng lắm. Cái món tiền mọn ấy, ông bỏ ra rồi thì tôi cam đoan với ông là xong xuôi cả, ông không sợ mất một cái chân lông nào. Ông sẽ bảo: tôi không có hai trăm nghìn phơrăng mang theo người. Không! Tôi không quá quắt đâu, tôi không đòi ông có tiền ngay đây đâu. Tôi chỉ cần một điều, ông vui lòng viết như tôi bảo đây.
Đến đây Tênácđiê ngừng lại rồi hắn dằn từng tiếng, vừa nói vừa mỉm cười nhìn về phía lò than:
- Tôi xin báo trước: tôi không thừa nhận là ông không biết viết.
Một vị thẩm phán lỗi lạc của tòa án Anhkidixieeng (Tòa án của Nhà chung thời Trung cổ, ở Tây Ban Nha trừng phạt rất tàn bạo những người bị coi là xúc phạm đạo Giatô) cũng không thể có được cái nụ cười ấy.
Tênácđiê đẩy cái bàn đến chỗ ông Lơ Blăng, lấy một lọ mực, một cây bút và một tờ giấy trong ô kéo vẫn để hé mở, trong đó lấp lánh lưỡi một con dao làm bếp dài.
Hắn đặt tờ giấy trước mặt ông Lơ Blăng và bảo:
- Ông viết đi.
Người tù bây giờ mới nói:
- Tôi bị trói thế này, ông bảo tôi viết làm sao được.
- Ừ nhỉ, Tênácđiê nói - xin lỗi ông, ông nói phải.
Rồi quay lại phía Bigrơnay hắn bảo:
- Cởi cánh tay phải cho ông ấy.
Păngsô, tức là Pơranhtaniê, tức Bigrơnay thi hành lệnh của Tênácđiê. Khi bàn tay phải ông Lơ Blăng được cởi trói rồi, thì Tênácđiê cầm bút chấm vào lọ mực và đưa cho ông.
- Ông ơi, ông phải nhớ rằng ông ở trong tay chúng tôi, số phận của ông do chúng tôi định đoạt, hoàn toàn do chúng tôi định đoạt, quyền lực của con người không thể cứu ông thoát nơi đây. Và chúng tôi cũng rất khổ tâm nếu phải dùng đến những cách xử lý cực đoan không lịch sự. Tôi không biết tên ông, tôi không biết chỗ ở của ông, nhưng tôi báo cho ông biết là chúng tôi sẽ trói ông cho đến khi người đưa cái thư này trở về đây. Bây giờ ông viết đi.
- Viết cái gì? - Người bị trói hỏi.
- Tôi đọc cho ông viết.
Ông Lơ Blăng cầm bút.
Tênácđiê bắt đầu đọc:
- “Con gái ta…”
Người tù nhân rùng mình, ngước mắt lên nhìn Tênácđiê. Hắn bảo:
- Đề: “Con gái yêu của ta…”
Ông Lơ Blăng viết theo, Tênácđiê đọc tiếp:
- Con đến ngay…
Tênácđiê ngừng lại hỏi:
- Ông gọi “con” phải không?[159] Ông Lơ Blăng hỏi:
- Gọi ai?
- Còn vờ gì nữa! Con bé con, con Sơn ca ấy.
[159] Trong nguyên văn, đây là tiếng “tu” để gọi người đối thoại với mình một cách thân mật hoặc âu yếm - không kể khi gọi thần linh thì là thật tôn sùng, hay khi gọi kẻ dưới một cách khinh thường. Trong gia đình Pháp, cha mẹ thường nói tu với con, nhưng một số gia đình kiểu cách, thường thường là quý tộc và tư sản nói với con cái. Ở ta cha mẹ thường nói với con nhưng cũng có người gọi anh, chị, cô, chú.
Ông Lơ Blăng trả lời thản nhiên như không:
- Tôi không hiểu ông muốn nói gì.
- Thôi cứ viết.
Tênácđiê lại tiếp tục đọc:
- “Con đến ngay, bố cần gặp con lắm. Người trao cho con mảnh thư này sẽ dẫn con đi. Bố đợi con. Con cứ đến không ngại gì”.
Ông Lơ Blăng đã viết tất cả như vậy. Tênácđiê bảo thêm:
- À quên, xóa: Con cứ đến không ngại gì đi, viết như thế nó có thể ngờ là chuyện không đơn giản, cần phải đề phòng.
Ông Lơ Blăng xóa mấy chữ ấy.
Tênácđiê nói tiếp:
- Bây giờ ông ký tên đi. Tên ông là gì?
Người tù nhân đặt bút xuống hỏi:
- Cái thư này gửi cho ai?
Tênácđiê trả lời:
- Ông biết quá chứ, gửi cho con bé, tôi vừa bảo ông mà.
Rõ ràng Tênácđiê tránh không nói tên người con gái ấy. Hắn gọi: “Con Sơn ca” hay gọi “con bé” nhưng hắn không gọi tên thật. Thận trọng của con người mánh khóe, không để tiết lộ điều bí mật của mình cho bọn đồng lõa biết. Nói rõ tên là đem cả cái món này biếu cho chúng, là cho chúng biết những điều chúng không nên biết. Hắn nhắc lại:
- Ông ký đi, tên ông là gì?
- Uyếchxuyn Phabơrơ - người tù nhân trả lời.
Tênácđiê nhanh như con mèo thọc tay vào túi áo, rút ra cái khăn lấy của ông Lơ Blăng. Hắn tìm xem chữ ghi trên khăn, giơ cái khăn gần ánh nến:
- U.F. Phải rồi, Uyếchxuyn Phabơrơ. Ký U.F. đi.
Người tù nhân ký, Tênácđiê bảo:
- Gấp thư phải cần cả hai tay kia. Đưa tôi gấp cho.
Gấp thư xong, Tênácđiê lại bảo:
- Đề địa chỉ: cô Phabơrơ ở nhà ông. Tôi biết ông cũng ở gần đây thôi, trong khu vực nhà thờ Xanh Giắc đuy Hôpa, hàng ngày ông vẫn hay đi lễ ở đó mà, nhưng tôi không rõ ông ở phố nào. Tôi thấy ông hiểu hoàn cảnh của ông rồi, ông đã không giấu tên, chắc ông cũng không giấu địa chỉ. Ông tự đề lấy địa chỉ đi.
Người tù nhân suy nghĩ một lát rồi cầm bút viết:
- Cô Phabơrơ, ở nhà ông Uyếchxuyn Phabơrơ, phố Xanh Đôminích (Saint Dominiqu) Đăngphe số 17.
Tênácđiê vội vàng giật lấy bức thư gọi:
- Mẹ mày đâu?
Mụ Tênácđiê chạy đến.
- Thư đây. Mẹ mày biết phải làm gì rồi. Có xe ngựa đợi dưới cổng. Đi ngay rồi về ngay.
Rồi quay lại người cầm búa đồ tể, hắn bảo:
- Mày, mày đã lột mặt nạ thì đi theo mụ tư sản ấy - Mày ngồi đằng sau xe. Cái xe ngựa chờ ở đâu, nhớ rồi chứ?
- Nhớ.
Hắn để chiếc búa vào một xó và đi theo mụ Tênácđiê. Khi họ đi rồi, Tênácđiê thò đầu qua cửa và dặn với theo, qua hành lang:
- Mẹ mày cẩn thận đừng đánh mất bức thư. Hai trăm nghìn phơrăng trong tay mẹ mày đấy!
Mụ Tênácđiê giọng khàn khàn trả lời:
- Mình yên trí. Đã để bức thư vào trong dạ dày rồi.
Một phút sau đã nghe tiếng roi quất ngựa cứ xa dần rồi mất hẳn. Tênácđiê lẩm bẩm:
- Tốt lắm. Xe, ngựa chạy khá đấy. Cứ cái nước đại này chỉ ba khắc đồng hồ là mụ tư sản trở về thôi.
Hắn mang một chiếc ghế lại gần lò sưởi, khoanh tay ngồi xuống ghế và đưa hai chiếc giày bám bùn hơ ở lò than.
- Mình lạnh chân quá.
Ở trong cái tổ quỷ bấy giờ chỉ còn lại Tênácđiê, người tù với năm kẻ cướp. Bọn người ấy, đeo mặt nạ hoặc bôi nhọ mặt, là những người thợ làm than, những người da đen, hay quỷ sứ là tùy con mắt sợ hãi của người ta. Bọn họ nằm ngồi co ro, uể oải, họ đang thực hiện âm mưu tàn bạo của họ thản nhiên như làm việc hàng ngày, bình tĩnh, không giận dữ, không cảm thương, có vẻ chán chường. Họ ngồi dồn vào một xó như một bầy thú, yên lặng. Tênácđiê vẫn sưởi chân. Người bị cầm giữ trở lại trầm ngâm không nói.
Một không khí lặng lẽ âm u thay thế sự huyên náo hung tợn ban nãy.
Ngọn nến đã chảy thành một cái nấm rộng, ánh sáng yếu đuối chiếu lờ mờ gian buồng rộng lớn. Lò than đã bắt đầu vạc, những cái đầu người ghê tởm ấy in trên cách và trên trần những hình thù kỳ quặc.
Chỉ nghe tiếng thở đều đều của lão già say rượu vẫn ngủ yên.
***
Mariuytx chờ đợi, mỗi phút một lo ngại thêm. Bí mật dày đặc hơn bao giờ hết. Cái “con bé” mà Tênácđiê gọi là “Sơn ca” ấy là ai? Có phải “Uyếcxuyn” của chàng không? Người tù khi nghe tên Sơn ca không có vẻ cảm động chút nào và trả lời một cách rất thản nhiên: “Tôi không hiểu ông muốn nói gì”. Nhưng hai chữ U.F. thì khám phá ra rồi: đó là Uyếchxuyn Phabơrơ, mà Uyếchxuyn không phải là Uyếchxuyn nữa. Điều ấy là điều mà Mariuytx thấy chắc chắn nhất. Chàng như bị một thứ ma lực ghê sợ nào đóng cứng người ở chỗ đài quan sát từ đó chàng đang nhìn bao quát cả tấn kịch. Chàng đứng đấy không cựa quậy được, không suy nghĩ được, như bị những hình ảnh ghê tởm diễn ra sát mắt, làm chàng mất hết nhận thức. Chàng chờ đợi, mong mỏi một biến cố gì xảy ra, không tập hợp được ý nghĩ không biết phải làm gì.
Chàng tự nhủ: “Dù sao, nếu Sơn ca là nàng, thì sẽ biết ngay, vì mụ Tênácđiê sẽ dẫn nàng đến đây. Bấy giờ tất cả sẽ sáng tỏ. Ta sẽ hy sinh đời sống của ta, giọt máu cuối cùng của ta nếu cần, nhưng nhất định ta sẽ cứu nàng. Không gì ngăn cản ta được”.
Nửa giờ trôi qua như vậy. Tênácđiê có vẻ đang nghiền ngẫm một ý nghĩ đen tối. Người tù không cựa quậy. Mariuytx từ nãy thỉnh thoảng nghe như ở phía người tù có một tiếng động khe khẽ.
Bỗng nhiên Tênácđiê nói to với người tù:
- Ông Phabơrơ này, cũng chả cần chờ đợi nữa, tôi nói ngay điều này với ông thôi.
Mấy lời đó như bắt đầu muốn hé một tia sáng. Mariuytx lắng tai nghe. Tênácđiê nói tiếp:
- Nhà tôi sắp về, ông đừng nóng ruột. Tôi chắc con Sơn ca là con ông và tất nhiên ông muốn giữ con ông. Nhưng ông hãy chịu khó nghe tôi. Tôi đã bảo nhà tôi ăn mặc như ông thấy, để cho cô tiểu thư nhà ông dễ tin và đi theo. Cả hai người sẽ cùng lên xe với ông bạn tôi ngồi đằng sau. Gần đâu đấy, phía ngoài một cái rào chắn, đỗ sẵn một chiếc xe con thắng hai con ngựa thật khỏe. Tiểu thư nhà ông sẽ được dẫn đến đây: Cô ấy sẽ xuống xe ngựa và lên chiếc xe con với người bạn tôi, còn nhà tôi sẽ về đây báo là việc xong xuôi rồi. Còn tiểu thư nhà ông thì không ai làm gì cả đâu, cái xe con sẽ dẫn cô ấy đến một nơi yên ổn, khi nào ông trao cho tôi số tiền mọn hai trăm nghìn phơrăng thì cô tiểu thư nhà ông sẽ được trả về cho ông. Nếu ông báo cho người ta bắt tôi, thì anh bạn tôi sẽ thí con Sơn ca. Chuyện như thế đấy.
Người tù không nói một lời. Nghĩ một lát, Tênácđiê nói tiếp:
- Ông xem, giản dị lắm. Không tai hại gì, quý hồ ông không muốn tai hại xảy ra. Tôi nói rõ chuyện. Tôi báo trước để ông biết.
Hắn ngừng lại. Người tù vẫn yên lặng, Tênácđiê lại nói:
- Khi nhà tôi về bảo: Con Sơn ca đã lên đường, chúng tôi sẽ thả ông lập tức và ông có thể tự do trở về ngủ ở nhà ông. Ông xem chúng tôi quả không có ác ý gì.
Nhiều hình ảnh ghê sợ hiện lên ý nghĩ của Mariuytx. Sao? Người thiếu nữ mà họ bắt cóc đi như vậy, họ sẽ không đưa về đây? Một tên quỷ sứ trong bọn mang nàng vào trong bóng tối? Vào đâu?… Mà có phải là nàng không? Còn nghi ngờ gì nữa, chính là nàng rồi! Mariuytx thấy trái tim mình ngừng đập. Làm thế nào bây giờ? Bắn phát súng hiệu ư? Nộp tất cả bọn khốn nạn này cho pháp luật ư? Nhưng thằng mang búa ghê tởm kia vẫn ở ngoài tròng, vẫn nắm giữ người thiếu nữ, Mariuytx nhớ lại những lời nói đẫm máu của Tênácđiê: Nếu ông báo cho người ta bắt tôi thì anh bạn tôi sẽ thí con Sơn ca. Bây giờ không phải chỉ là lời di chúc của cha chàng khiến chàng phải ngừng tay mà là cả mối tình của chàng, sinh mệnh của người chàng yêu cũng giữ tay chàng lại.
Tình trạng kinh khủng này đã kéo dài từ hơn một giờ và luôn luôn thay đổi trạng thái. Mariuytx có đủ nghị lực để dựng lại những ức thuyết bi đát nhất và cố tìm một mầm hy vọng nhưng không sao tìm được. Đầu óc chàng rối bời, trái ngược hẳn với sự yên lặng ảm đạm bao phủ cái sào huyệt kia.
Giữa lúc yên lặng ấy bỗng nghe thấy tiếng cổng dưới cầu thang mở ra rồi đóng lại.
Người tù cựa mình trong dây trói.
- Mụ tư sản đã về đây rồi! Tênácđiê kêu.
Hắn chưa nói xong thì mụ Tênácđiê đã nhảy bổ vào trong buồng, mặt đỏ gay, hơi thở hổn hển, mắt nảy lửa; mụ vừa kêu vừa đập hai bàn tay hộ pháp phành phạch vào đùi.
- Địa chỉ giả!
Thằng kẻ cướp đi theo mụ cũng trở về, đi sau mụ và hắn lại đến cầm cái búa giết bò.
- Địa chỉ giả? Tênácđiê hỏi lại.
Mụ Tênácđiê tiếp:
- Chẳng có ma nào! Phố Saint Dominique số 17, không có ai là Uyếchxuyn Phabơrơ. Chẳng ai biết hắn là người nào.
Mụ ngừng lại, nghẹt thở, xong lại nói:
- Ông Tênácđiê ơi! Thằng già này đánh lừa mình. Mình tử tế quá, mình thấy không? Tôi thì tôi hãy bắt đầu rạch cái mồm nó ra làm bốn và nếu nó còn giở trò, tôi sẽ nướng sống nó. Nó thế nào cũng phải nói, nói con gái nó ở đâu, đống vàng của nó ở đâu. Đấy, tôi thì tôi làm như thế đấy. Người ta bảo đàn ông ngu hơn đàn bà cũng phải. Chẳng có ông Phabơrơ nào, phố Xanh Đôminích, thế là lại ba chân bốn cẳng trở về, rồi lại tiền thưởng cho thằng đánh xe và tất cả! Tôi hỏi vợ chồng người gác cổng, mụ vợ là một người đàn bà đẹp đồ sộ, họ chẳng biết cái ngữ ấy.
Mariuytx thở phào. Nàng, - Uyếchxuyn hay Sơn ca, chàng không biết gọi là gì nữa - nàng đã thoát nạn. Trong khi mụ vợ phẫn nộ la hét om sòm, Tênácđiê ngồi lên trên bàn, hắn ngồi một lát không nói năng gì, lắc lư cái cẳng chân phải buông thõng, mơ màng, dữ tợn nhìn cái lò than.
Sau cùng hắn nói với người tù, giọng chậm rãi nhưng hung dữ vô cùng:
- Địa chỉ giả! Đưa địa chỉ giả, mày mong muốn cái gì?
Người tù thét lên, giọng sang sảng:
- Tranh thủ thời gian!
Vừa nói ông vừa hất rơi những dây trói. Dây trói đã bị cắt đứt. Người tù chỉ còn một chân bị trói vào trụ giường.
Bảy tên kẻ cướp chưa kịp nhận ra và xông tới thì ông đã cúi xuống bệ sưởi, giơ tay về phía lò than, rồi lại nhổm dậy. Và bây giờ cả bọn người: Tênácđiê, mụ vợ và mấy thằng kẻ cướp kia sửng sốt lùi về phía cuối buồng, kinh hoàng nhìn ông giơ trên đầu cái đục đỏ sáng rực, ghê rợn. Ông già hầu như hoàn toàn tự do đứng trước mặt chúng, oai hùng ghê gớm.
Trong cuộc điều tra tư pháp tiến hành về vụ gài bẫy ở nhà nát Goócbô, cảnh sát tìm thấy một đồng xu lớn cắt và mài một cách khéo léo lạ lùng: đồng xu ấy là một trong những kỹ xảo mà những người phạm nhân kiên trì của nhà lao đã sản xuất trong bóng tối để dùng trong bóng tối. Đó là những dụng cụ để vượt ngục.
Những sản phẩm ghê tởm và tinh vi của một nghệ thuật kỳ diệu trong nghề kim hoàn, cũng giống như những ẩn dụ của tiếng lóng ở trong thơ ca. Có những “Băngvơnnutô Xelini” trong nhà tù khổ sai, cũng như trong ngôn ngữ có những Vilông. Người cùng khốn khát khao được giải phóng, không cần phải khí cụ đặc biệt gì, chỉ một con dao có thể xẻ đồng xu thành hai mảnh mỏng, khoét trũng hai mảnh đó không động chạm đến hình khắc trên mặt xu, xẻ rãnh trên cạnh đồng xu, làm cho hai mảnh khớp chặt với nhau, có thể tháo ra vặn vào, như một cái hộp. Trong cái hộp ấy giấu một cái lò xo đồng hồ, mảnh lò xo ấy nếu biết dùng có thể cưa đứt một mắt xích lớn hay một chấn song sắt. Người ta tưởng tù nhân chỉ có một đồng xu, không, họ có tự do. Trong những cuộc khám xét sau này của cảnh sát ở cái sào huyệt đó người ta tìm thấy đồng xu lớn ấy, hai mảnh rơi ở dưới gầm giường gần cửa sổ. Người ta cũng tìm thấy một lưỡi cưa con bằng thép xanh có thể giấu trong đồng xu. Khi bọn kẻ cướp lục soát ông già, ông ta trong người chắc có đồng xu ấy nhưng có thể giấu trong lòng bàn tay đến khi tay phải được cởi trói ông ta đã mở đồng xu và dùng lưỡi cưa cắt dây trói. Vì vậy nên Mariuytx đã nghe thấy một tiếng động nhẹ và nhìn thấy những cử động khe khẽ của ông già. Cúi xuống sợ bị lộ, ông ta không cứa được cái dây trói chân trái.
Bọn kẻ cướp bây giờ đã qua cơn kinh ngạc. Bigrơnay bảo Tênácđiê:
- Yên trí! Còn một cẳng bị trói hắn không chuồn được đâu. Tao bảo đảm. Chính tay tao đã trói cái cẳng ấy đấy.
Nhưng người tù nói to hẳn lên:
- Chúng mày là những tên khốn nạn. Tao có cần sống lắm đâu. Nhưng chớ tưởng là có thể bắt tao cung khai, bắt tao viết điều tao không muốn viết, nói điều tao không muốn nói…
Ông vén cánh tay áo bên trái lên bảo:
- Trông đây này.
Đồng thời ông lấy cái đục nung đỏ vẫn cầm trong tay phải dí lên cánh tay. Người ta nghe thấy tiếng thịt cháy xèo xèo, một thứ mùi đặc biệt của những phòng tra tấn bốc lên trong gian buồng. Mariuytx kinh hãi thấy người mình lảo đảo. Bọn kẻ cướp cũng phải rùng mình. Ông già kỳ dị ấy chỉ nhăn mặt một tý, cây sắt đỏ chọc vào cánh tay, thịt cháy bốc khói, ông già bình thản như không, vẻ mặt vô cùng cao cả, ông nhìn Tênácđiê bằng con mắt rất đẹp, không ẩn mảy may căm thù, cả bao nhiêu đau đớn cũng tan đi trong cái bình thản cao cả ấy.
Ở những con người lớn lao, cao cả, những nổi dậy của xác thịt và giác quan đau đớn làm cho tâm hồn thoát xác và hiện lên trán, cũng như những cuộc nổi dậy của lính quèn khiến người chỉ huy phải ra mặt.
- Đồ khốn nạn! - Ông nói - Đừng có sợ tao cũng như tao không sợ chúng bay vậy.
Nhấc cái đục lên, ông ném qua cửa sổ để ngỏ. Cái dụng cụ ghê gớm quay tròn, biến mất trong bóng tối rơi ra xa và tắt hẳn trên mặt tuyết.
Người tù lại nói:
- Chúng bay muốn làm gì tao thì làm đi nào!
Ông chỉ còn hai tay không.
Tênácđiê thét:
- Nắm lấy nó!
Hai tên kẻ cướp đè tay lên hai vai ông, tên kẻ cướp đeo mặt nạ nói giọng bụng tiến đến đứng trước mặt ông, tay cầm cái chìa khóa khổng lồ, sẵn sàng đập vào đầu ông nếu ông hơi cử động một tí.
Cũng lúc ấy Mariuytx nghe thấy ở dưới chân tường, ngay dưới cái lỗ hổng của chàng, hai người mà chàng không thấy mặt thì thầm với nhau:
- Chỉ còn một cách thôi…
- Xẻ người nó ra.
- Phải đấy!
Đó là thằng chồng và con vợ đương bàn tính với nhau.
Tênácđiê từ từ tiến lại gần bàn, rút ô kéo, lấy con dao. Mariuytx mân mê cái báng súng. Do dự lạ lùng! Từ một tiếng đồng hồ nay, lương tâm chàng như nghe thấy hai tiếng gọi, một tiếng gọi bảo chàng tuân theo lời di chúc của cha chàng, một tiếng gọi bảo chàng phải cứu người tù. Hai tiếng gọi không ngừng đấu tranh với nhau khiến lòng chàng rã rời như người sắp chết. Đến bây giờ chàng vẫn nuôi cái hy vọng mơ hồ có thể dung hòa được hai bổn phận ấy, nhưng nay thì không có khả năng nào nữa… Tai họa khẩn cấp, phút chờ đợi cuối cùng đã qua rồi. Tênácđiê đang suy nghĩ, con dao cầm lăm lăm trong tay chỉ cách tù nhân có vài bước.
Mariuytx ngơ ngác nhìn xung quanh, cái nhìn kêu cứu tự nhiên và tối hậu của con người khi tuyệt vọng.
Bỗng nhiên chàng giật mình. Mặt trăng tròn dọi một tia sáng vào phòng chàng và hình như chỉ cho chàng thấy một mảnh giấy dòng chữ to tướng của đứa con gái lớn của Tênácđiê đã viết buổi sáng:
- Bọn cớm đấy!
Một ý nghĩ, một tia sáng vụt qua tâm trí Mariuytx. Chàng đã tìm thấy cái chàng mong đợi, tức là cách giải quyết cái vấn đề ghê gớm đã giày vò chàng từ nãy đến giờ: cứu thoát nạn nhân đồng thời tha cho kẻ sát nhân. Chàng quỳ xuống mặt tủ, giơ tay với mặt giấy, nậy một miếng vôi tường, lấy mảnh giấy bọc lại và ném cả gói ấy qua lỗ hổng sang buồng bên cạnh.
Vừa kịp, Tênácđiê đã khắc phục hết do dự, hết e ngại và đã tiến đến bên người tù.
- Cái gì rơi kia! - Mụ Tênácđiê kêu.
Thằng chồng hỏi:
Mụ vợ đã nhảy tới và nhặt cái gói giấy gói miếng vôi tường, đưa cho chồng. Tênácđiê hỏi:
- Ở đâu ném vào đó?
- Lạ chửa! - Mụ vợ nói - Còn ở đâu ném vào nữa? Ở cửa sổ chứ còn ở đâu.
- Tao trông thấy bay vào - Bigrơnay nói thêm.
Tênácđiê mở nhanh mảnh giấy, đưa gần ngọn nến xem:
- Chữ của con Êpônin. Rầy thật!
Hắn ra hiệu cho mụ vợ, mụ vợ vội vã lại gần, hắn giơ cho vợ xem dòng chữ trên mảnh giấy và nói, giọng trầm đặc:
- Cấp tốc! Cái thang đâu! Thôi cứ bỏ miếng mỡ trong bẫy chuột. Xéo! Xéo!
- Không cắt cổ thằng cha ấy à? - Mụ Tênácđiê hỏi.
- Không có thời giờ.
Bigrơnay hỏi:
- Đi lối nào?
- Lối cửa sổ - Tênácđiê trả lời - Êpônin đã ném qua cửa sổ, nghĩa là phía cửa sổ không bị vây.
Thằng mặt nạ giọng bụng để cái chìa khóa khổng lồ xuống sàn, giơ hai cánh tay lên trời, mở rồi lại nắm nhanh hai bàn tay lại liên tiếp ba lần, không nói một lời. Cũng như hiệu lệnh chiến đấu cho thủy thủ một con tàu. Hai tên kẻ cướp giữ người tù buông tay ra. Chỉ một thoáng, cái thang dây đã buông ngoài cửa sổ, hai móc sắt móc chặt vào khung cửa.
Người tù không chú ý đến sự việc xung quanh.
Ông ta như đang mơ màng hay cầu nguyện.
Cái thang vừa móc xong, thằng Tênácđiê gọi ngay vợ:
- Mẹ mày! Mau lên!
Rồi hắn nhảy ra phía cửa sổ.
Hắn toan bước qua bậu cửa thì Bigrơnay tóm chặt cổ hắn.
- Tao can! Đừng đùa thế! Để chúng tao xuống trước!
Tất cả bọn kẻ cướp đều thét:
- Chúng tao xuống trước!
Tênácđiê bảo:
- Đồ trẻ con! Mất thời giờ. Bọn cớm sau lưng kia kìa!
Một tên kẻ cướp bảo:
- Thế thì rút thăm xem ai xuống trước.
- Điên à! Tênácđiê kêu - Gàn thế! Nhiễu sự thế! Có phí thời giờ không? Rút thăm à? Đoán ngón tay ướt à? Rút cọng rơm à? Hay viết tên bỏ vào mũ…?
Một tiếng người từ ngoài cửa nói vào:
- Ta cho mượn mũ đây!
Cả bọn quay lại nhìn. Người ấy là Giave.
Giave cầm cái mũ ở tay, vừa cười vừa đưa ra.
- Ừ! Giá ông có kêu: Kẻ cướp! Kẻ cướp! Thì cũng không có gì là quá. Cũng có thể kêu: Quân giết người! Quân giết người! Và tôi cũng không cho thế là đáng ghét. Chạm trán với những người mình không tin cậy như thế này thì có làm ầm lên một chút cũng là tất nhiên. Ông có kêu la thì tôi cũng không làm rầy ông, cũng không cần bịt mồm ông. Vì sao thế? Tôi nói cho ông biết nhé! Nghĩa là cái buồng này chẳng khác gì người điếc. Cái buồng này chỉ được có cái đó thôi và được cái đó thực sự. Chẳng khác gì một cái hầm. Một quả bom nổ ở đây, đội cảnh binh gần nhất cũng chỉ tưởng là tiếng ngáy của một gã say rượu. Đại bác cũng chỉ kêu bùm! Sấm nổ cũng chỉ kêu bụp! Thật là thuận lợi. Dù sao ông cũng đã không kêu, điều đó rất tốt, tôi khen ông và tôi suy luận thế này xin thưa lại: Ông bạn thân mến ơi! Nếu ông kêu thì ai đến? Cảnh sát thôi! Cảnh sát đến, rồi sau đó thì ai? Tòa án. Thế mà ông không kêu cứu. Nghĩa là ông cũng chẳng ưa gì tòa án và cảnh sát đến, cũng như chúng tôi thôi. Từ lâu tôi đã đoán rằng ông cũng muốn giấu một cái gì. Chúng tôi cũng vậy. Như thế chúng ta càng dễ thỏa thuận với nhau.
Mắt Tênácđiê như dán vào mặt ông Lơ Blăng, hình như vừa nói hắn vừa xoáy tia mắt của hắn vào tận đáy tâm hồn người tù nhân của hắn. Vả chăng cái ngôn ngữ của hắn tuy có phần láo xược và lắt léo nhưng cũng vẫn dè dặt thận trọng, trong con người thằng ăn cướp lúc nẫy bây giờ lại còn nét của “một kẻ đã học để làm cố đạo”.
Cái im lặng của người bị bắt, việc ông ta không chịu kêu lên một tiếng dù là một tiếng kêu của bản năng tự vệ khi sinh mệnh bị đe dọa, điều đó làm cho Mariuytx thắc mắc và ngạc nhiên một cách khó chịu.
Sự nhận xét rất đúng của Tênácđiê càng làm thêm dày thêm đặc trước mắt Mariuytx cái màn bí mật bao phủ con người nghiêm nghị và lạ kỳ mà Cuốcphêrắc đã mệnh danh là ông Lơ Blăng. Trong tình thế hết sức khó khăn nguy hiểm, bị trói chằng chịt giữa một bầy đao phủ, như nửa người đã bị chôn xuống một cái hố, ngày càng lún dưới chân, trước vẻ giận dữ hay dịu dàng của Tênácđiê, ông già ấy vẫn lạnh lùng như không. Trong giờ phút như thế này Mariuytx không thể không khâm phục cái vẻ mặt rầu rầu cao cả ấy.
Thật là một tâm hồn chưa hề để cho sợ hãi bén mảng, một tâm hồn chưa hề biết hoang mang là gì. Ông thuộc hạng người trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất vẫn bình tĩnh, không hề mảy may ngạc nhiên. Khủng hoảng cao đến đâu, nguy hiểm khó tránh đến mấy, ông cũng không hề biết cái giây phút hấp hối của người chết đuối mở mắt kinh hoàng trong đáy nước.
Tênácđiê công nhiên đứng dậy, đi tới lò sưởi, nhấc cái bình phong đem dựa vào cạnh giường sát đấy, để lộ ra cái thấy rõ ràng trong lò than cái đục nung trăng lốm đốm những sao đỏ.
Rồi hắn trở lại ngồi bên cạnh ông Lơ Blăng.
- Tôi nói tiếp nhé. Chúng ta có thể thỏa thuận với nhau. Lúc nãy tôi nổi nóng là không đúng, thật là mất trí, cũng thật là quá trớn một cách vô lý và ăn nói xô bồ. Chẳng hạn thấy ông là triệu phú, tôi đòi tiền, nhiều tiền, rất nhiều tiền. Thật là không biết điều. Trời ơi! Ông giàu có thật đấy nhưng cũng có những gánh nặng, ai chả có gánh nặng. Tôi không muốn ông phá sản, tôi không phải là thằng ăn thịt người. Tôi không phải hạng người vì ỷ thế mạnh mà trờ nên lố bịch, buồn cười. Này, ông này, ông cũng biết điều, sẵn sàng chịu hy sinh về phía mình. Tôi chỉ cần hai trăm nghìn phơrăng thôi.
Ông Lơ Blăng không hé một lời, Tênácđiê nói tiếp:
- Ông xem, tôi đã pha khá nhiều nước vào rượu rồi đấy. Tôi không biết ông giàu có đến thế nào, nhưng tôi biết ông không phải là người coi trọng đồng tiền; một người từ thiện như ông cho một người cha nghèo túng như tôi hai trăm nghìn phơrăng có thấm vào đâu. Hẳn ông cũng biết điều. Ông cũng trông thấy hôm nay tôi nhọc công như thế nào, câu chuyện chiều hôm nay tôi xếp đặt công phu như thế nào, đẹp đẽ như thế nào, các vị ở đây đều công nhận như thế. Tất cả công trình ấy không phải chỉ để kiếm món tiền uống năm ba chén rượu, ăn một vài đĩa thịt bò non ở tiệm Đêncayê. Hai trăm nghìn phơrăng cũng đáng lắm. Cái món tiền mọn ấy, ông bỏ ra rồi thì tôi cam đoan với ông là xong xuôi cả, ông không sợ mất một cái chân lông nào. Ông sẽ bảo: tôi không có hai trăm nghìn phơrăng mang theo người. Không! Tôi không quá quắt đâu, tôi không đòi ông có tiền ngay đây đâu. Tôi chỉ cần một điều, ông vui lòng viết như tôi bảo đây.
Đến đây Tênácđiê ngừng lại rồi hắn dằn từng tiếng, vừa nói vừa mỉm cười nhìn về phía lò than:
- Tôi xin báo trước: tôi không thừa nhận là ông không biết viết.
Một vị thẩm phán lỗi lạc của tòa án Anhkidixieeng (Tòa án của Nhà chung thời Trung cổ, ở Tây Ban Nha trừng phạt rất tàn bạo những người bị coi là xúc phạm đạo Giatô) cũng không thể có được cái nụ cười ấy.
Tênácđiê đẩy cái bàn đến chỗ ông Lơ Blăng, lấy một lọ mực, một cây bút và một tờ giấy trong ô kéo vẫn để hé mở, trong đó lấp lánh lưỡi một con dao làm bếp dài.
Hắn đặt tờ giấy trước mặt ông Lơ Blăng và bảo:
- Ông viết đi.
Người tù bây giờ mới nói:
- Tôi bị trói thế này, ông bảo tôi viết làm sao được.
- Ừ nhỉ, Tênácđiê nói - xin lỗi ông, ông nói phải.
Rồi quay lại phía Bigrơnay hắn bảo:
- Cởi cánh tay phải cho ông ấy.
Păngsô, tức là Pơranhtaniê, tức Bigrơnay thi hành lệnh của Tênácđiê. Khi bàn tay phải ông Lơ Blăng được cởi trói rồi, thì Tênácđiê cầm bút chấm vào lọ mực và đưa cho ông.
- Ông ơi, ông phải nhớ rằng ông ở trong tay chúng tôi, số phận của ông do chúng tôi định đoạt, hoàn toàn do chúng tôi định đoạt, quyền lực của con người không thể cứu ông thoát nơi đây. Và chúng tôi cũng rất khổ tâm nếu phải dùng đến những cách xử lý cực đoan không lịch sự. Tôi không biết tên ông, tôi không biết chỗ ở của ông, nhưng tôi báo cho ông biết là chúng tôi sẽ trói ông cho đến khi người đưa cái thư này trở về đây. Bây giờ ông viết đi.
- Viết cái gì? - Người bị trói hỏi.
- Tôi đọc cho ông viết.
Ông Lơ Blăng cầm bút.
Tênácđiê bắt đầu đọc:
- “Con gái ta…”
Người tù nhân rùng mình, ngước mắt lên nhìn Tênácđiê. Hắn bảo:
- Đề: “Con gái yêu của ta…”
Ông Lơ Blăng viết theo, Tênácđiê đọc tiếp:
- Con đến ngay…
Tênácđiê ngừng lại hỏi:
- Ông gọi “con” phải không?[159] Ông Lơ Blăng hỏi:
- Gọi ai?
- Còn vờ gì nữa! Con bé con, con Sơn ca ấy.
[159] Trong nguyên văn, đây là tiếng “tu” để gọi người đối thoại với mình một cách thân mật hoặc âu yếm - không kể khi gọi thần linh thì là thật tôn sùng, hay khi gọi kẻ dưới một cách khinh thường. Trong gia đình Pháp, cha mẹ thường nói tu với con, nhưng một số gia đình kiểu cách, thường thường là quý tộc và tư sản nói với con cái. Ở ta cha mẹ thường nói với con nhưng cũng có người gọi anh, chị, cô, chú.
Ông Lơ Blăng trả lời thản nhiên như không:
- Tôi không hiểu ông muốn nói gì.
- Thôi cứ viết.
Tênácđiê lại tiếp tục đọc:
- “Con đến ngay, bố cần gặp con lắm. Người trao cho con mảnh thư này sẽ dẫn con đi. Bố đợi con. Con cứ đến không ngại gì”.
Ông Lơ Blăng đã viết tất cả như vậy. Tênácđiê bảo thêm:
- À quên, xóa: Con cứ đến không ngại gì đi, viết như thế nó có thể ngờ là chuyện không đơn giản, cần phải đề phòng.
Ông Lơ Blăng xóa mấy chữ ấy.
Tênácđiê nói tiếp:
- Bây giờ ông ký tên đi. Tên ông là gì?
Người tù nhân đặt bút xuống hỏi:
- Cái thư này gửi cho ai?
Tênácđiê trả lời:
- Ông biết quá chứ, gửi cho con bé, tôi vừa bảo ông mà.
Rõ ràng Tênácđiê tránh không nói tên người con gái ấy. Hắn gọi: “Con Sơn ca” hay gọi “con bé” nhưng hắn không gọi tên thật. Thận trọng của con người mánh khóe, không để tiết lộ điều bí mật của mình cho bọn đồng lõa biết. Nói rõ tên là đem cả cái món này biếu cho chúng, là cho chúng biết những điều chúng không nên biết. Hắn nhắc lại:
- Ông ký đi, tên ông là gì?
- Uyếchxuyn Phabơrơ - người tù nhân trả lời.
Tênácđiê nhanh như con mèo thọc tay vào túi áo, rút ra cái khăn lấy của ông Lơ Blăng. Hắn tìm xem chữ ghi trên khăn, giơ cái khăn gần ánh nến:
- U.F. Phải rồi, Uyếchxuyn Phabơrơ. Ký U.F. đi.
Người tù nhân ký, Tênácđiê bảo:
- Gấp thư phải cần cả hai tay kia. Đưa tôi gấp cho.
Gấp thư xong, Tênácđiê lại bảo:
- Đề địa chỉ: cô Phabơrơ ở nhà ông. Tôi biết ông cũng ở gần đây thôi, trong khu vực nhà thờ Xanh Giắc đuy Hôpa, hàng ngày ông vẫn hay đi lễ ở đó mà, nhưng tôi không rõ ông ở phố nào. Tôi thấy ông hiểu hoàn cảnh của ông rồi, ông đã không giấu tên, chắc ông cũng không giấu địa chỉ. Ông tự đề lấy địa chỉ đi.
Người tù nhân suy nghĩ một lát rồi cầm bút viết:
- Cô Phabơrơ, ở nhà ông Uyếchxuyn Phabơrơ, phố Xanh Đôminích (Saint Dominiqu) Đăngphe số 17.
Tênácđiê vội vàng giật lấy bức thư gọi:
- Mẹ mày đâu?
Mụ Tênácđiê chạy đến.
- Thư đây. Mẹ mày biết phải làm gì rồi. Có xe ngựa đợi dưới cổng. Đi ngay rồi về ngay.
Rồi quay lại người cầm búa đồ tể, hắn bảo:
- Mày, mày đã lột mặt nạ thì đi theo mụ tư sản ấy - Mày ngồi đằng sau xe. Cái xe ngựa chờ ở đâu, nhớ rồi chứ?
- Nhớ.
Hắn để chiếc búa vào một xó và đi theo mụ Tênácđiê. Khi họ đi rồi, Tênácđiê thò đầu qua cửa và dặn với theo, qua hành lang:
- Mẹ mày cẩn thận đừng đánh mất bức thư. Hai trăm nghìn phơrăng trong tay mẹ mày đấy!
Mụ Tênácđiê giọng khàn khàn trả lời:
- Mình yên trí. Đã để bức thư vào trong dạ dày rồi.
Một phút sau đã nghe tiếng roi quất ngựa cứ xa dần rồi mất hẳn. Tênácđiê lẩm bẩm:
- Tốt lắm. Xe, ngựa chạy khá đấy. Cứ cái nước đại này chỉ ba khắc đồng hồ là mụ tư sản trở về thôi.
Hắn mang một chiếc ghế lại gần lò sưởi, khoanh tay ngồi xuống ghế và đưa hai chiếc giày bám bùn hơ ở lò than.
- Mình lạnh chân quá.
Ở trong cái tổ quỷ bấy giờ chỉ còn lại Tênácđiê, người tù với năm kẻ cướp. Bọn người ấy, đeo mặt nạ hoặc bôi nhọ mặt, là những người thợ làm than, những người da đen, hay quỷ sứ là tùy con mắt sợ hãi của người ta. Bọn họ nằm ngồi co ro, uể oải, họ đang thực hiện âm mưu tàn bạo của họ thản nhiên như làm việc hàng ngày, bình tĩnh, không giận dữ, không cảm thương, có vẻ chán chường. Họ ngồi dồn vào một xó như một bầy thú, yên lặng. Tênácđiê vẫn sưởi chân. Người bị cầm giữ trở lại trầm ngâm không nói.
Một không khí lặng lẽ âm u thay thế sự huyên náo hung tợn ban nãy.
Ngọn nến đã chảy thành một cái nấm rộng, ánh sáng yếu đuối chiếu lờ mờ gian buồng rộng lớn. Lò than đã bắt đầu vạc, những cái đầu người ghê tởm ấy in trên cách và trên trần những hình thù kỳ quặc.
Chỉ nghe tiếng thở đều đều của lão già say rượu vẫn ngủ yên.
***
Mariuytx chờ đợi, mỗi phút một lo ngại thêm. Bí mật dày đặc hơn bao giờ hết. Cái “con bé” mà Tênácđiê gọi là “Sơn ca” ấy là ai? Có phải “Uyếcxuyn” của chàng không? Người tù khi nghe tên Sơn ca không có vẻ cảm động chút nào và trả lời một cách rất thản nhiên: “Tôi không hiểu ông muốn nói gì”. Nhưng hai chữ U.F. thì khám phá ra rồi: đó là Uyếchxuyn Phabơrơ, mà Uyếchxuyn không phải là Uyếchxuyn nữa. Điều ấy là điều mà Mariuytx thấy chắc chắn nhất. Chàng như bị một thứ ma lực ghê sợ nào đóng cứng người ở chỗ đài quan sát từ đó chàng đang nhìn bao quát cả tấn kịch. Chàng đứng đấy không cựa quậy được, không suy nghĩ được, như bị những hình ảnh ghê tởm diễn ra sát mắt, làm chàng mất hết nhận thức. Chàng chờ đợi, mong mỏi một biến cố gì xảy ra, không tập hợp được ý nghĩ không biết phải làm gì.
Chàng tự nhủ: “Dù sao, nếu Sơn ca là nàng, thì sẽ biết ngay, vì mụ Tênácđiê sẽ dẫn nàng đến đây. Bấy giờ tất cả sẽ sáng tỏ. Ta sẽ hy sinh đời sống của ta, giọt máu cuối cùng của ta nếu cần, nhưng nhất định ta sẽ cứu nàng. Không gì ngăn cản ta được”.
Nửa giờ trôi qua như vậy. Tênácđiê có vẻ đang nghiền ngẫm một ý nghĩ đen tối. Người tù không cựa quậy. Mariuytx từ nãy thỉnh thoảng nghe như ở phía người tù có một tiếng động khe khẽ.
Bỗng nhiên Tênácđiê nói to với người tù:
- Ông Phabơrơ này, cũng chả cần chờ đợi nữa, tôi nói ngay điều này với ông thôi.
Mấy lời đó như bắt đầu muốn hé một tia sáng. Mariuytx lắng tai nghe. Tênácđiê nói tiếp:
- Nhà tôi sắp về, ông đừng nóng ruột. Tôi chắc con Sơn ca là con ông và tất nhiên ông muốn giữ con ông. Nhưng ông hãy chịu khó nghe tôi. Tôi đã bảo nhà tôi ăn mặc như ông thấy, để cho cô tiểu thư nhà ông dễ tin và đi theo. Cả hai người sẽ cùng lên xe với ông bạn tôi ngồi đằng sau. Gần đâu đấy, phía ngoài một cái rào chắn, đỗ sẵn một chiếc xe con thắng hai con ngựa thật khỏe. Tiểu thư nhà ông sẽ được dẫn đến đây: Cô ấy sẽ xuống xe ngựa và lên chiếc xe con với người bạn tôi, còn nhà tôi sẽ về đây báo là việc xong xuôi rồi. Còn tiểu thư nhà ông thì không ai làm gì cả đâu, cái xe con sẽ dẫn cô ấy đến một nơi yên ổn, khi nào ông trao cho tôi số tiền mọn hai trăm nghìn phơrăng thì cô tiểu thư nhà ông sẽ được trả về cho ông. Nếu ông báo cho người ta bắt tôi, thì anh bạn tôi sẽ thí con Sơn ca. Chuyện như thế đấy.
Người tù không nói một lời. Nghĩ một lát, Tênácđiê nói tiếp:
- Ông xem, giản dị lắm. Không tai hại gì, quý hồ ông không muốn tai hại xảy ra. Tôi nói rõ chuyện. Tôi báo trước để ông biết.
Hắn ngừng lại. Người tù vẫn yên lặng, Tênácđiê lại nói:
- Khi nhà tôi về bảo: Con Sơn ca đã lên đường, chúng tôi sẽ thả ông lập tức và ông có thể tự do trở về ngủ ở nhà ông. Ông xem chúng tôi quả không có ác ý gì.
Nhiều hình ảnh ghê sợ hiện lên ý nghĩ của Mariuytx. Sao? Người thiếu nữ mà họ bắt cóc đi như vậy, họ sẽ không đưa về đây? Một tên quỷ sứ trong bọn mang nàng vào trong bóng tối? Vào đâu?… Mà có phải là nàng không? Còn nghi ngờ gì nữa, chính là nàng rồi! Mariuytx thấy trái tim mình ngừng đập. Làm thế nào bây giờ? Bắn phát súng hiệu ư? Nộp tất cả bọn khốn nạn này cho pháp luật ư? Nhưng thằng mang búa ghê tởm kia vẫn ở ngoài tròng, vẫn nắm giữ người thiếu nữ, Mariuytx nhớ lại những lời nói đẫm máu của Tênácđiê: Nếu ông báo cho người ta bắt tôi thì anh bạn tôi sẽ thí con Sơn ca. Bây giờ không phải chỉ là lời di chúc của cha chàng khiến chàng phải ngừng tay mà là cả mối tình của chàng, sinh mệnh của người chàng yêu cũng giữ tay chàng lại.
Tình trạng kinh khủng này đã kéo dài từ hơn một giờ và luôn luôn thay đổi trạng thái. Mariuytx có đủ nghị lực để dựng lại những ức thuyết bi đát nhất và cố tìm một mầm hy vọng nhưng không sao tìm được. Đầu óc chàng rối bời, trái ngược hẳn với sự yên lặng ảm đạm bao phủ cái sào huyệt kia.
Giữa lúc yên lặng ấy bỗng nghe thấy tiếng cổng dưới cầu thang mở ra rồi đóng lại.
Người tù cựa mình trong dây trói.
- Mụ tư sản đã về đây rồi! Tênácđiê kêu.
Hắn chưa nói xong thì mụ Tênácđiê đã nhảy bổ vào trong buồng, mặt đỏ gay, hơi thở hổn hển, mắt nảy lửa; mụ vừa kêu vừa đập hai bàn tay hộ pháp phành phạch vào đùi.
- Địa chỉ giả!
Thằng kẻ cướp đi theo mụ cũng trở về, đi sau mụ và hắn lại đến cầm cái búa giết bò.
- Địa chỉ giả? Tênácđiê hỏi lại.
Mụ Tênácđiê tiếp:
- Chẳng có ma nào! Phố Saint Dominique số 17, không có ai là Uyếchxuyn Phabơrơ. Chẳng ai biết hắn là người nào.
Mụ ngừng lại, nghẹt thở, xong lại nói:
- Ông Tênácđiê ơi! Thằng già này đánh lừa mình. Mình tử tế quá, mình thấy không? Tôi thì tôi hãy bắt đầu rạch cái mồm nó ra làm bốn và nếu nó còn giở trò, tôi sẽ nướng sống nó. Nó thế nào cũng phải nói, nói con gái nó ở đâu, đống vàng của nó ở đâu. Đấy, tôi thì tôi làm như thế đấy. Người ta bảo đàn ông ngu hơn đàn bà cũng phải. Chẳng có ông Phabơrơ nào, phố Xanh Đôminích, thế là lại ba chân bốn cẳng trở về, rồi lại tiền thưởng cho thằng đánh xe và tất cả! Tôi hỏi vợ chồng người gác cổng, mụ vợ là một người đàn bà đẹp đồ sộ, họ chẳng biết cái ngữ ấy.
Mariuytx thở phào. Nàng, - Uyếchxuyn hay Sơn ca, chàng không biết gọi là gì nữa - nàng đã thoát nạn. Trong khi mụ vợ phẫn nộ la hét om sòm, Tênácđiê ngồi lên trên bàn, hắn ngồi một lát không nói năng gì, lắc lư cái cẳng chân phải buông thõng, mơ màng, dữ tợn nhìn cái lò than.
Sau cùng hắn nói với người tù, giọng chậm rãi nhưng hung dữ vô cùng:
- Địa chỉ giả! Đưa địa chỉ giả, mày mong muốn cái gì?
Người tù thét lên, giọng sang sảng:
- Tranh thủ thời gian!
Vừa nói ông vừa hất rơi những dây trói. Dây trói đã bị cắt đứt. Người tù chỉ còn một chân bị trói vào trụ giường.
Bảy tên kẻ cướp chưa kịp nhận ra và xông tới thì ông đã cúi xuống bệ sưởi, giơ tay về phía lò than, rồi lại nhổm dậy. Và bây giờ cả bọn người: Tênácđiê, mụ vợ và mấy thằng kẻ cướp kia sửng sốt lùi về phía cuối buồng, kinh hoàng nhìn ông giơ trên đầu cái đục đỏ sáng rực, ghê rợn. Ông già hầu như hoàn toàn tự do đứng trước mặt chúng, oai hùng ghê gớm.
Trong cuộc điều tra tư pháp tiến hành về vụ gài bẫy ở nhà nát Goócbô, cảnh sát tìm thấy một đồng xu lớn cắt và mài một cách khéo léo lạ lùng: đồng xu ấy là một trong những kỹ xảo mà những người phạm nhân kiên trì của nhà lao đã sản xuất trong bóng tối để dùng trong bóng tối. Đó là những dụng cụ để vượt ngục.
Những sản phẩm ghê tởm và tinh vi của một nghệ thuật kỳ diệu trong nghề kim hoàn, cũng giống như những ẩn dụ của tiếng lóng ở trong thơ ca. Có những “Băngvơnnutô Xelini” trong nhà tù khổ sai, cũng như trong ngôn ngữ có những Vilông. Người cùng khốn khát khao được giải phóng, không cần phải khí cụ đặc biệt gì, chỉ một con dao có thể xẻ đồng xu thành hai mảnh mỏng, khoét trũng hai mảnh đó không động chạm đến hình khắc trên mặt xu, xẻ rãnh trên cạnh đồng xu, làm cho hai mảnh khớp chặt với nhau, có thể tháo ra vặn vào, như một cái hộp. Trong cái hộp ấy giấu một cái lò xo đồng hồ, mảnh lò xo ấy nếu biết dùng có thể cưa đứt một mắt xích lớn hay một chấn song sắt. Người ta tưởng tù nhân chỉ có một đồng xu, không, họ có tự do. Trong những cuộc khám xét sau này của cảnh sát ở cái sào huyệt đó người ta tìm thấy đồng xu lớn ấy, hai mảnh rơi ở dưới gầm giường gần cửa sổ. Người ta cũng tìm thấy một lưỡi cưa con bằng thép xanh có thể giấu trong đồng xu. Khi bọn kẻ cướp lục soát ông già, ông ta trong người chắc có đồng xu ấy nhưng có thể giấu trong lòng bàn tay đến khi tay phải được cởi trói ông ta đã mở đồng xu và dùng lưỡi cưa cắt dây trói. Vì vậy nên Mariuytx đã nghe thấy một tiếng động nhẹ và nhìn thấy những cử động khe khẽ của ông già. Cúi xuống sợ bị lộ, ông ta không cứa được cái dây trói chân trái.
Bọn kẻ cướp bây giờ đã qua cơn kinh ngạc. Bigrơnay bảo Tênácđiê:
- Yên trí! Còn một cẳng bị trói hắn không chuồn được đâu. Tao bảo đảm. Chính tay tao đã trói cái cẳng ấy đấy.
Nhưng người tù nói to hẳn lên:
- Chúng mày là những tên khốn nạn. Tao có cần sống lắm đâu. Nhưng chớ tưởng là có thể bắt tao cung khai, bắt tao viết điều tao không muốn viết, nói điều tao không muốn nói…
Ông vén cánh tay áo bên trái lên bảo:
- Trông đây này.
Đồng thời ông lấy cái đục nung đỏ vẫn cầm trong tay phải dí lên cánh tay. Người ta nghe thấy tiếng thịt cháy xèo xèo, một thứ mùi đặc biệt của những phòng tra tấn bốc lên trong gian buồng. Mariuytx kinh hãi thấy người mình lảo đảo. Bọn kẻ cướp cũng phải rùng mình. Ông già kỳ dị ấy chỉ nhăn mặt một tý, cây sắt đỏ chọc vào cánh tay, thịt cháy bốc khói, ông già bình thản như không, vẻ mặt vô cùng cao cả, ông nhìn Tênácđiê bằng con mắt rất đẹp, không ẩn mảy may căm thù, cả bao nhiêu đau đớn cũng tan đi trong cái bình thản cao cả ấy.
Ở những con người lớn lao, cao cả, những nổi dậy của xác thịt và giác quan đau đớn làm cho tâm hồn thoát xác và hiện lên trán, cũng như những cuộc nổi dậy của lính quèn khiến người chỉ huy phải ra mặt.
- Đồ khốn nạn! - Ông nói - Đừng có sợ tao cũng như tao không sợ chúng bay vậy.
Nhấc cái đục lên, ông ném qua cửa sổ để ngỏ. Cái dụng cụ ghê gớm quay tròn, biến mất trong bóng tối rơi ra xa và tắt hẳn trên mặt tuyết.
Người tù lại nói:
- Chúng bay muốn làm gì tao thì làm đi nào!
Ông chỉ còn hai tay không.
Tênácđiê thét:
- Nắm lấy nó!
Hai tên kẻ cướp đè tay lên hai vai ông, tên kẻ cướp đeo mặt nạ nói giọng bụng tiến đến đứng trước mặt ông, tay cầm cái chìa khóa khổng lồ, sẵn sàng đập vào đầu ông nếu ông hơi cử động một tí.
Cũng lúc ấy Mariuytx nghe thấy ở dưới chân tường, ngay dưới cái lỗ hổng của chàng, hai người mà chàng không thấy mặt thì thầm với nhau:
- Chỉ còn một cách thôi…
- Xẻ người nó ra.
- Phải đấy!
Đó là thằng chồng và con vợ đương bàn tính với nhau.
Tênácđiê từ từ tiến lại gần bàn, rút ô kéo, lấy con dao. Mariuytx mân mê cái báng súng. Do dự lạ lùng! Từ một tiếng đồng hồ nay, lương tâm chàng như nghe thấy hai tiếng gọi, một tiếng gọi bảo chàng tuân theo lời di chúc của cha chàng, một tiếng gọi bảo chàng phải cứu người tù. Hai tiếng gọi không ngừng đấu tranh với nhau khiến lòng chàng rã rời như người sắp chết. Đến bây giờ chàng vẫn nuôi cái hy vọng mơ hồ có thể dung hòa được hai bổn phận ấy, nhưng nay thì không có khả năng nào nữa… Tai họa khẩn cấp, phút chờ đợi cuối cùng đã qua rồi. Tênácđiê đang suy nghĩ, con dao cầm lăm lăm trong tay chỉ cách tù nhân có vài bước.
Mariuytx ngơ ngác nhìn xung quanh, cái nhìn kêu cứu tự nhiên và tối hậu của con người khi tuyệt vọng.
Bỗng nhiên chàng giật mình. Mặt trăng tròn dọi một tia sáng vào phòng chàng và hình như chỉ cho chàng thấy một mảnh giấy dòng chữ to tướng của đứa con gái lớn của Tênácđiê đã viết buổi sáng:
- Bọn cớm đấy!
Một ý nghĩ, một tia sáng vụt qua tâm trí Mariuytx. Chàng đã tìm thấy cái chàng mong đợi, tức là cách giải quyết cái vấn đề ghê gớm đã giày vò chàng từ nãy đến giờ: cứu thoát nạn nhân đồng thời tha cho kẻ sát nhân. Chàng quỳ xuống mặt tủ, giơ tay với mặt giấy, nậy một miếng vôi tường, lấy mảnh giấy bọc lại và ném cả gói ấy qua lỗ hổng sang buồng bên cạnh.
Vừa kịp, Tênácđiê đã khắc phục hết do dự, hết e ngại và đã tiến đến bên người tù.
- Cái gì rơi kia! - Mụ Tênácđiê kêu.
Thằng chồng hỏi:
Mụ vợ đã nhảy tới và nhặt cái gói giấy gói miếng vôi tường, đưa cho chồng. Tênácđiê hỏi:
- Ở đâu ném vào đó?
- Lạ chửa! - Mụ vợ nói - Còn ở đâu ném vào nữa? Ở cửa sổ chứ còn ở đâu.
- Tao trông thấy bay vào - Bigrơnay nói thêm.
Tênácđiê mở nhanh mảnh giấy, đưa gần ngọn nến xem:
- Chữ của con Êpônin. Rầy thật!
Hắn ra hiệu cho mụ vợ, mụ vợ vội vã lại gần, hắn giơ cho vợ xem dòng chữ trên mảnh giấy và nói, giọng trầm đặc:
- Cấp tốc! Cái thang đâu! Thôi cứ bỏ miếng mỡ trong bẫy chuột. Xéo! Xéo!
- Không cắt cổ thằng cha ấy à? - Mụ Tênácđiê hỏi.
- Không có thời giờ.
Bigrơnay hỏi:
- Đi lối nào?
- Lối cửa sổ - Tênácđiê trả lời - Êpônin đã ném qua cửa sổ, nghĩa là phía cửa sổ không bị vây.
Thằng mặt nạ giọng bụng để cái chìa khóa khổng lồ xuống sàn, giơ hai cánh tay lên trời, mở rồi lại nắm nhanh hai bàn tay lại liên tiếp ba lần, không nói một lời. Cũng như hiệu lệnh chiến đấu cho thủy thủ một con tàu. Hai tên kẻ cướp giữ người tù buông tay ra. Chỉ một thoáng, cái thang dây đã buông ngoài cửa sổ, hai móc sắt móc chặt vào khung cửa.
Người tù không chú ý đến sự việc xung quanh.
Ông ta như đang mơ màng hay cầu nguyện.
Cái thang vừa móc xong, thằng Tênácđiê gọi ngay vợ:
- Mẹ mày! Mau lên!
Rồi hắn nhảy ra phía cửa sổ.
Hắn toan bước qua bậu cửa thì Bigrơnay tóm chặt cổ hắn.
- Tao can! Đừng đùa thế! Để chúng tao xuống trước!
Tất cả bọn kẻ cướp đều thét:
- Chúng tao xuống trước!
Tênácđiê bảo:
- Đồ trẻ con! Mất thời giờ. Bọn cớm sau lưng kia kìa!
Một tên kẻ cướp bảo:
- Thế thì rút thăm xem ai xuống trước.
- Điên à! Tênácđiê kêu - Gàn thế! Nhiễu sự thế! Có phí thời giờ không? Rút thăm à? Đoán ngón tay ướt à? Rút cọng rơm à? Hay viết tên bỏ vào mũ…?
Một tiếng người từ ngoài cửa nói vào:
- Ta cho mượn mũ đây!
Cả bọn quay lại nhìn. Người ấy là Giave.
Giave cầm cái mũ ở tay, vừa cười vừa đưa ra.
Bình luận facebook