Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 59
IV
NHÀ TU VỀ PHƯƠNG DIỆN NGUYÊN TẮC
Nhiều người họp nhau và sống chung với nhau. Căn cứ trên quyền gì? Quyền tự do lập hội.
Họ đóng cửa ở trong nhà của họ. Theo quyền gì? Quyền của mọi người mở hay đóng cửa nhà mình.
Họ không đi ra ngoài. Theo quyền gì? Quyền tự do đi lại, trong đó vô hình chung có quyền ở trong nhà của họ. Ở đấy, ở trong nhà họ, họ làm gì?
Họ nói sẽ, họ luôn luôn nhìn xuống, họ lao động, họ từ bỏ cuộc đời xa hoa, từ bỏ thành thị, những cái vui thể xác, lạc thú, hư danh, kiêu hãnh, quyền lợi riêng. Họ mặc đồ len gai hay đồ vải thô. Không một ai trong bọn họ có cái gì là của riêng. Khi vào đấy, kẻ giàu trở thành nghèo, của riêng họ có, họ đem cho mọi người. Kẻ mà người ta vẫn gọi là quý phái, quý tộc, ngài lãnh chúa phong kiến, ở đây bình đẳng với người nông dân. Buồng tu của mọi người đều giống nhau. Mọi người đều húi tóc, đều mặc một thứ áo tu, đều ăn một thứ bánh đen, ngủ trên một thứ ổ rơm và chết trên cùng một thứ tro. Cùng một cái bị trên lưng, cùng một sợi dây thừng quanh cật. Nếu kỷ luật là đi đất, tất cả mọi người đều đi đất. Có thể có một ông hoàng trong bọn họ, ông hoàng ấy cũng là cái bóng âm thầm như những cái bóng người khác. Không còn tước vị gì nữa. Tên họ cũng mất, chỉ còn có tên riêng thôi. Tất cả mọi người cúi đầu như nhau, dưới những cái tên rửa tội bình đẳng. Họ đã thủ tiêu cái dây họ hàng ruột thịt và dựng lên trong tập thể của họ cái dây họ hàng tinh thần. Họ không có họ hàng nào ngoài loài người nói chung. Họ cứu giúp người nghèo, họ trông nom người ốm. Họ bầu lên những người điều khiển họ. Họ xưng hô với nhau: anh tôi.
Bạn ngắt lời tôi và kêu lên: thế là một nhà tu lý tưởng rồi.
Chỉ cần là một nhà tu thôi, cũng đủ cho tôi phải chú ý rồi. Vì thế trong quyển trên của bộ sách này tôi đã nói đến một nhà tu một cách kính cẩn. Nếu ta không nói đến thời kỳ Trung cổ, không nói đến châu Á, không bàn đến vấn đề lịch sử và chính trị, nếu chỉ nhìn vấn đề về phương diện thuần túy triết học, bỏ tất cả những chuyện tranh cãi, vận động và với điều kiện là nhà tu dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự giác và chỉ có những ngời tự nguyện gia nhập, thì tôi luôn luôn nhìn tập thể nhà tu đó với một sự chú ý nghiêm chỉnh và kính cẩn về vài phương diện. Ở đâu có sự sống chung là có công xã; và ở đâu có công xã là có công quyền. Nhà tu là sản phẩm của công thức: bình đẳng, bác ái. Chao ôi! Tự do sao mà vĩ đại thế! Ôi! Sự biến hóa huy hoàng biết bao! Chỉ cần Tự do là đủ để biến nhà tu thành một chính thể cộng hòa.
Ta hãy bàn tiếp:
Những người đàn ông ấy, những người đàn bà ấy, sống bên trong bốn bức tường này, họ mặc quần áo len thô, họ bình đẳng, họ gọi nhau là “anh em”. Hay lắm. Nhưng họ còn làm cái gì khác nữa chứ?
Phải.
Cái gì?
Họ nhìn ngắm bóng tối. Họ quỳ gối xuống. Họ chắp tay lại.
Thế là nghĩa gì?
V
SỰ CẦU NGUYỆN
Họ cầu nguyện.
Cầu nguyện ai?
Chúa Trời.
Cầu nguyện Chúa Trời. Cầu ấy có ý nghĩa gì?
Có cái vô biên ở ngoài chúng ta không? Cái vô biên ấy có phải là nhất thể không, có tự nó tồn tại không. Có vĩnh cửu không? Có phải nhất định nó có thể chất bởi vì nó là vô biên và nếu nó thiếu thể chát thì nó bị giới hạn ở đấy? Có phải nhất định nó có trí tuệ bởi vì nó là vô biên và nếu nó thiếu trí tuệ thì nó bị giới hạn ở đấy? Cái vô biên ấy có gọi trong đầu óc ta ý niệm bản chất, trong khi ta chỉ cho ta có ý niệm hiện tồn thôi không? Nói cách khác, có phải nó là cái tuyệt đối mà ta là cái tương đối của cái tuyệt đối ấy?
Trong khi có cái vô biên ở ngoài chúng ta, có một cái vô biên ở trong chúng ta không? Hai cái vô biên ấy (ôi, cái số nhiều kinh khủng) có chồng khít lên nhau không? Cái vô biên thứ hai có phải nằm liền sát dưới cái vô biên thứ nhất không? Nó có phải là tấm gương, phản ảnh, tiếng vang, vực thẳm đồng tâm của một cái vực thẳm khác không? Cái vô biên thứ hai là trí tuệ như cái vô biên thứ nhất không? Nó có tư duy không? Nó có yêu không? Nó có ý chí không? Nếu cả hai cái vô biên đều có trí tuệ, mỗi cái đều có một cái nguyên tố tự quyết và có một cái “tôi” trong cái vô biên ở trên cũng như một cái “tôi” trong cái vô biên tầng dưới: cái “tôi” tầng dưới là linh hồn, cái “tôi” tầng trên là Chúa. Thông qua tư duy, làm cho cái vô biên tầng dưới tiếp xúc với cái vô biên tầng trên, thế là cầu nguyện.
Ta đừng tước đi của trí tuệ con người một cái gì cả… Hủy bỏ đi là không tốt! Phải cải tạo và cải biến. Có những năng khiếu của con người hướng về Cõi vô tri: tư duy, mơ mộng, cầu nguyện. Cõi vô tri là đại dương. Lương tri con người là cái gì? Là địa bàn trong Cõi vô tri. Tư duy, mơ mộng, cầu nguyện, đó là những tia huyền bí. Hãy tôn trọng những tia ấy. Những tia huy hoàngấy của linh hồn đi tới đâu? Tới bóng tối, nghĩa là tới ánh sáng.
Cái vĩ đại của chế độ dân chủ là không phủ định, không phủ nhận cái gì của nhân loại. Bên cạnh quyền Người, ít ra có quyền của Linh hồn.
Chà đạp những tín ngưỡng cuồng điên và tôn sùng vô biên, đó là luật đời. Chúng ta không tự giới hạn chúng ta ở việc quỳ gối trước cái gốc cây “Tạo hóa” và chiêm ngưỡng những cành lá mênh mông, đầy tinh tú của nó. Chúng ta có một bổn phận: rèn cặp linh hồn con người bảo vệ cái huyền bí chống cái “phép màu”, tôn thờ cái điều ta không thể hiểu và gạt bỏ cái vô lý, chỉ thừa nhận là không thể lý giải được cái gì cần thiết, làm cho tín ngưỡng trở nên lành mạnh, dọn sạch hết mê tín dị đoan chồng chất lên tôn giáo. Tóm lại bắt sâu cho cây của Chúa.
VI
CẦU NGUYỆN LÀ MỘT ĐIỀU HAY TUYỆT ĐỐI
Còn cách thức cầu nguyện, mọi cách thức đều tốt quý hồ là chân thành. Có thể mở ngược sách nhưng hãy đi vào vô biên.
Chúng ta biết là có một thứ triết học phủ nhận cái vô biên. Cũng có một thứ triết học, xếp vào loại bệnh tật, phủ nhận mặt trời, cái triết học ấy tên gọi là mù.
Đem một giác quan ta không có dựng lên thành một nguồn chân lý, chỉ người mù mới có cái tự tin lạ lùng ấy. Kỳ lạ là cái triết học mò ấy lại lấy những dáng điệu kiêu ngạo, trịnh trọng và thương hại người ta, khi đứng trước cái triết học nhìn thấy Chúa. Người ta tưởng như nghe thấy một con chuột chũi kêu to: “Ôi! Thương hại thay bọn họ với cái mặt trời của họ”.
Chúng ta biết có những nhà triết học vô thần nổi tiếng và có uy thế mạnh. Những con người này, nhờ cái sức mạnh tư duy của họ đã trở lại được với chân lý. Thực ra họ cũng chưa tin hẳn họ là vô thần. Đối với họ cũng cần chỉ là một vấn đề định nghĩa và trong tất cả mọi trường hợp, nếu họ không tin Chúa, vì họ là những trí tuệ lớn, thì chính họ chứng minh là họ có Chúa.
Chúng ta nghiêng mình chào họ là những nhà triết học nhưng vẫn phê bình nghiêm khắc triết học của họ.
Ta hãy bàn tiếp.
Điều đáng phục nữa là họ dùng ngôn ngữ một cách rất tùy tiện. Một trường phái triết học phương Bắc, cũng hơi bị sương mù bao phủ, đã tưởng làm được một cuộc cách mạng trong sự hiểu biết của con người, bằng việc thay từ Sức mạnh bằng từ Ý muốn.
Nói rằng: cái cây muốn mà không nói cái cây lớn lên, điều đó có vẻ như là sáng tạo phong phú thật nếu người ta nói thêm: Vũ trụ muốn. Vì sao? Bởi vì có thể rút ra điều này: cái cây muốn như thế nghĩa là cái cây có một “cái tôi”, vũ trụ muốn, vậy thì có một Chúa.
Còn chúng tôi, khác hẳn với trường phái này, chúng tôi không gạt bỏ cái gì trước khi cân nhắc, đối với chúng tôi thì việc nhận là cái cây có ý chí, như trường phái ấy thừa nhận, còn khó hơn là nhận rằng vũ trụ có một ý chí, điều mà trường phái ấy phủ nhận.
Phủ nhận ý chí của vô biên, nghĩa là Chúa, điều này chỉ có thể ý niệm được với điều kiện là phủ nhận cái vô biên. Chúng tôi đã chứng minh điều đó.
Sự phủ nhận vô biên đã dẫn thẳng tới chủ nghĩa hư không. Tất cả trở thành một “khái niệm của trí tuệ”.
Với chủ nghĩa hư không thì không thể bàn luận gì được. Bởi vì người theo chủ nghĩa hư không không tin rằng người đối thoại của mình có thực và cũng không dám chắc chắn là mình có thực nữa.
Theo quan điểm ấy thì rất có thể rằng chính bản thân người ấy, đối với người ấy, cũng chỉ là một “khái niệm của trí tuệ của người ấy” mà thôi!
Chỉ có một điều là người ấy không nhận ra rằng tất cả những điều người ấy phủ nhận thì người ấy lại thừa nhận gọn một cách trọn vẹn, bởi vì người ấy đã nêu lên cái danh dự “trí tuệ”.
Nói tóm lại, không có một con đường nào mở ra cho tư tưởng, trong một thứ triết học đưa tất cả mọi vấn đề đến một chữ độc âm: - Không.
Đối với chữ không ấy, chỉ có một tiếng trả lời: - Có.
Chủ nghĩa hư không không có tác dụng gì.
Không có hư không. Con số “không” không có - Tất cả đều là một cái gì đó. Chẳng có cái gì lại không phải là gì cả. Con người sống bằng khẳng định hơn là sống bằng “bánh mì”.
Nhìn ra và vạch rõ, cả như thế cũng chưa đủ. Triết học phải là một năng lực. Nỗ lực và kết quả của nó là cải thiện con người. Xôcrat phải nhập vào Ađam và sản sinh ra Mác Oren. Nói cách khác là từ con người của phúc hạnh phải làm nảy ra con người của sự hiểu biết. Phải đổi vườn Eden thành Lixê (Eden: vườn hạnh phúc, trong Kinh thánh, nơi Chúa Trời đã cho giáng sinh người đàn ông đầu tiên Ađam và người đàn bà đầu tiên Evơ; Lycde: nơi nhà triết học Hy lạp Aristote đến giảng dạy cho môn đồ ở thành Athènes)? Khoa học phải là một liều thuốc bổ. Hưởng thụ, ôi mục đích buồn thay và khát vọng yếu đuối thay! Con thú lo hưởng thụ. Tư duy, đó là thắng lợi thực sự của linh hồn. Đưa tư duy cho con người đang khát, trao cái khái niệm Chúa cho tất cả mọi người như một chất rượu bổ, làm cho lương tri và khoa học hòa hợp như anh em trong tâm hồn họ, làm cho họ trở nên nhân nên chính, bởi vì sự đối chiếu huyền bí ấy, đó mới là nhiệm vụ của triết học thực sự. Luân lý là sự khai hoa của những chân lý. Chiêm duy dẫn đến hành động. Cái tuyệt đối phải có tác dụng thực tế. Lý tưởng phải là cái gì thở được, uống được và ăn được cho trí tuệ con người. Chính lý tưởng mới có quyền nói: “Hãy ăn đi! Đây là thịt của ta, đây là máu của ta”. Hiểu biết là một sự giao cảm thiêng liêng. Chỉ với điều kiện ấy nó mới không còn là một sự yêu say khoa học khô khan không kết quả, để trở nên một phương thức duy nhất và cao đẹp tập hợp, đoàn kết loài người và từ một triết học trở thành một tôn giáo.
Triết học không nên là cái bao lơn, dựng trên huyền bí để nhìn vào huyền bí cho thoải mái, không có tác dụng gì khác hơn là tạo thuận lợi cho tính tò mò.
Về phần chúng tôi, chúng tôi chờ một dịp khác sẽ tiếp tục phát triển tư tưởng của chúng tôi. Chúng tôi chỉ giới hạn ở điểm là chúng tôi không quan niệm con người là một khởi điểm, tiến bộ là mục đích nếu thiếu hai cái sức mạnh này là hai động lực: tin và yêu.
Tiến bộ là mục đích, lý tưởng là điển hình.
Lý tưởng là gì? Là Chúa.
Lý tưởng, Tuyệt đối, Hoành chỉnh, Vô biên: những từ đồng nhất.
VII
PHẢI THẬN TRỌNG KHI CẢNH CÁO
Lịch sử và Triết học có những bổn phận muôn đời, đồng thời cũng là những bổn phận giản dị: đả kích Caiphơ giám mục, Đơracông quan tòa, Tơrimanxion nhà lập pháp, Tiberơ hoàng đế; điều đó rõ ràng, trực tiếp và trong suốt, không có một chút bóng tối nào. Nhưng cái quyền sống riêng biệt, với tất cả những trở ngại và lạm hành của nó, cần được xét nhận và kiêng nể. Chế độ nhà tu là một vấn đề của con người.
Khi nói đến những nhà tu, những nơi trú ngụ của lầm lỗi, nhưng cũng là của thơ ngây trong trắng, của sai lạc nhưng cũng là của thiện chí, của ngu dốt nhưng cũng là của tinh thần tận tụy hy sinh, của hình phạt nhưng cũng là của tinh thần tử vì đạo, hầu như lúc nào cũng phải tỏ rõ tán thành hay phản đối.
Một nhà tu là một sự mâu thuẫn. Mục đích là cứu vớt, biện pháp lại là hy sinh. Nhà tu là sự ích kỷ tối cao dẫn tới sự nhẫn nhục tối sao. “Thoái vị để trị vì” hình như là châm ngôn của chế độ nhà tu.
Ở nhà tu kín người ta chịu đựng đau khổ để hưởng thụ, người ta ký một hối phiếu về cái chết. Người ta chiết khấu ánh sáng trên thiên đường bằng đêm tối dưới mặt đất. Ở nhà tu ta chịu đựng địa ngục để sớm lên thiên đường.
Nhận phủ màn che mặt hoặc áo khoác nhà tu là một sự tự sát được trả giá với một cuộc sống vĩnh viễn.
Chúng tôi nghĩ rằng đối với một vấn đề như thế, sự chế giễu không thích hợp chút nào. Tất cả ở đây đều là vấn đề nghiêm chỉnh, cái tốt cũng như cái xấu.
Người chính trực có thể cau mày nhưng không bao giờ mỉm nụ cười nhạo báng. Giận dữ ở đây có thể hiểu được, nhạo báng thì không.
VIII
LÒNG TIN, KỶ LUẬT
Xin nói thêm vài lời.
Chúng ta phê phán, kết án nhà thờ, khi nhà thờ đầy những mưu đồ ám muội; chúng ta khinh bỉ cái tinh thần còn ham say thế tục, nhưng ở đâu chúng ta cũng kính trọng con người suy tưởng.
Chúng tôi cúi chào con người quỳ gối cầu nguyện. Một lòng tin, đó là cái cần thiết cho con người. Tai họa cho ai không tin tưởng cái gì.
Không phải là vô công rồi nghề khi người ta tư lự. Có cái lao động trông thấy và cái lao động không trông thấy.
Chiêm duy là cày đất, tư duy là hành động. Khoanh tay cũng là lao động, chắp tay là hành động. Ngước nhìn trời cao là một sự nghiệp.
Talexơ bốn năm ngồi im. Ông đã xây dựng nền triết học.
Đối với chúng tôi tu sĩ không phải là những kẻ vô công rồi nghề và người ẩn dật không phải là những kẻ lười biếng.
Suy nghĩ về bóng tối là một điều nghiêm chỉnh. Không phủ nhận một điều gì những cái chúng tôi vừa nói, chúng tôi nghĩ rằng luôn luôn nhớ tới nấm mồ là một điều cần thiết đối với người sống. Về điểm này vị linh mục và nhà triết học, nhất trí với nhau. Con người phải chết. Viện trưởng dòng Torapơ đã trả lời đích đáng Oraxơ (Dòng Torapơ: dòng tu hết sức khổ hạnh, thế kỷ 12; Horace: nhà thơ La Mã thế kỷ 1 trước công nguyên làm những bài thơ tươi vui ca ngợi hạnh phúc sống).
Để cho cái chết luôn luôn ít nhiều có mặt trong cuộc sống là kỷ luật của con người hiền triết và cũng là kỷ luật của người khổ hạnh. Về mặt này người tu khổ hạnh và nhà hiền triết gặp nhau.
Có sự lớn mạnh thể chất. Chúng ta muốn có sự lớn mạnh ấy. Cũng có sự cao cả tâm hồn. Chúng ta thiết tha với sự cao cả ấy.
Những người không suy nghĩ và nông nổi nói:
- Cần gì đến những bộ mặt bất động ấy bên phía tín điều: họ dùng làm gì? Họ làm được gì?
Than ôi! Đứng trước cái bóng tối bao bọc chúng ta và chờ đón chúng ta, không biết được sự phân tán mênh mông kia sẽ làm chúng ta thành cái gì, chúng ta trả lời: Có lẽ không có sự nghiệp nào cao cả hơn sự nghiệp của các linh hồn ấy. Và chúng ta nói thêm: có lẽ không có việc làm nào có ích hơn.
Phải có những con người luôn luôn cầu nguyện cho những con người không cầu nguyện bao giờ.
Đối với chúng tôi, vấn đề là có bao nhiêu tư duy hòa vào cầu nguyện.
Lephiđơ cầu nguyện, cái đó vĩ đại. Vônte tôn sùng, cái đó là đẹp: Đeo orexti Voltare (Vônte đã làm Chúa xúc động).
Chúng tôi là những người cho những bài truyền đạo là nghèo nàn và tin ở tính cao cả của cầu nguyện.
Vả lại trong cái giờ phút mà chúng ta đang trải qua lúc này, giờ phút may thay sẽ không để lại hình dáng của nó trong thế kỷ XIX, trong cái giờ mà bao nhiêu người trán cúi thấp tâm hồn không vươn cao, giữa bao nhiêu người lấy hưởng thụ làm đạo lý và luôn luôn bận rộn vì những cái nhất thời và quái dạng của vật chất, bất cứ ai lẩn tránh cuộc đời đều đáng kính. Nhà tu là một sự tự nguyện từ chối hưởng thụ. Hy sinh vì một mục đích sai lầm cũng vẫn là hy sinh. Làm bổn phận thì dù bổn phận đó có là một sai lầm cũng vẫn có cái vĩ đại nhất định.
Cứ xoay quanh chân lý, nhận xét một cách vô tư và triệt để tất cả mọi phương diện, ta phải thấy rằng nhà tu, nhìn riêng bản thân nó và trên lý tưởng, nhất là nhà tu nữ - vì trong xã hội chúng ta người phụ nữ phải chịu đau khổ nhất và trong cái cảnh tù đầy của nó, có hàm một sự phản kháng - nhà tu nữ có một vẻ uy nghiêm nào đó, không thể bàn cãi được.
Cuộc sống giam cầm khắc nghiệt và ảm đạm đến như thế, như chúng ta vừa mô tả một vài đoạn, không phải là sự sống nữa vì không phải là tự do; nó không phải là nấm mồ vì không phải là cảnh viên mãn tối hậu; nó là một nơi kỳ lạ, từ đó người ta nhìn thấy, như đứng trên một ngọn núi cao, một bên cái vực thẳm ta đang sống, một bên cái vực thẳm ta đang sống, một bên cái vực thẳm ta sẽ ở sau này; nó là cái ranh giới nhỏ hẹp, mờ sương chia cách hai thế giới, cái ranh giới vừa được chiếu sáng, vừa bị che tối vì cả hai cái thế giới ấy, ở đấy, ánh sáng yếu ớt của cuộc sống hòa lẫn với những tia lờ mờ của cái chết; đó là nơi trnah tối tranh sáng cạnh mồ.
Về phần chúng tôi, chúng tôi không tin tưởng những điều mà các người phụ nữ đó tin tưởng, như họ, chúng tôi cũng sống với tín ngưỡng, chúng tôi không bao giờ không cảm thấy trong lòng một thứ ghê sợ thiêng liêng trìu mến, một niềm thương hại pha lẫn thèm muốn khi chúng tôi nghĩ đến những con người cúc cung tận tụy ấy, những con người vừa run sợ, vừa tin cậy, những linh hồn thấp bé và oai nghiêm, dám sống trên bờ của huyền bí, trong sự chờ đợi giữa cuộc đời đã đóng kín và cửa trời chưa mở, quay về một cái ánh sáng không trông thấy, chỉ được có cái hạnh phúc là nghĩ rằng họ biết họ đang ở đâu, khao khát mong đợi vực thẳm và huyền bí, mắt đăm đăm nhìn vào bóng tối, yên lặng, quỳ gối, say mê, rung động cả tâm thần, đôi khi như được thấy luồng gió sâu xa của vĩnh cửu nhấc bổng người lên.
NHÀ TU VỀ PHƯƠNG DIỆN NGUYÊN TẮC
Nhiều người họp nhau và sống chung với nhau. Căn cứ trên quyền gì? Quyền tự do lập hội.
Họ đóng cửa ở trong nhà của họ. Theo quyền gì? Quyền của mọi người mở hay đóng cửa nhà mình.
Họ không đi ra ngoài. Theo quyền gì? Quyền tự do đi lại, trong đó vô hình chung có quyền ở trong nhà của họ. Ở đấy, ở trong nhà họ, họ làm gì?
Họ nói sẽ, họ luôn luôn nhìn xuống, họ lao động, họ từ bỏ cuộc đời xa hoa, từ bỏ thành thị, những cái vui thể xác, lạc thú, hư danh, kiêu hãnh, quyền lợi riêng. Họ mặc đồ len gai hay đồ vải thô. Không một ai trong bọn họ có cái gì là của riêng. Khi vào đấy, kẻ giàu trở thành nghèo, của riêng họ có, họ đem cho mọi người. Kẻ mà người ta vẫn gọi là quý phái, quý tộc, ngài lãnh chúa phong kiến, ở đây bình đẳng với người nông dân. Buồng tu của mọi người đều giống nhau. Mọi người đều húi tóc, đều mặc một thứ áo tu, đều ăn một thứ bánh đen, ngủ trên một thứ ổ rơm và chết trên cùng một thứ tro. Cùng một cái bị trên lưng, cùng một sợi dây thừng quanh cật. Nếu kỷ luật là đi đất, tất cả mọi người đều đi đất. Có thể có một ông hoàng trong bọn họ, ông hoàng ấy cũng là cái bóng âm thầm như những cái bóng người khác. Không còn tước vị gì nữa. Tên họ cũng mất, chỉ còn có tên riêng thôi. Tất cả mọi người cúi đầu như nhau, dưới những cái tên rửa tội bình đẳng. Họ đã thủ tiêu cái dây họ hàng ruột thịt và dựng lên trong tập thể của họ cái dây họ hàng tinh thần. Họ không có họ hàng nào ngoài loài người nói chung. Họ cứu giúp người nghèo, họ trông nom người ốm. Họ bầu lên những người điều khiển họ. Họ xưng hô với nhau: anh tôi.
Bạn ngắt lời tôi và kêu lên: thế là một nhà tu lý tưởng rồi.
Chỉ cần là một nhà tu thôi, cũng đủ cho tôi phải chú ý rồi. Vì thế trong quyển trên của bộ sách này tôi đã nói đến một nhà tu một cách kính cẩn. Nếu ta không nói đến thời kỳ Trung cổ, không nói đến châu Á, không bàn đến vấn đề lịch sử và chính trị, nếu chỉ nhìn vấn đề về phương diện thuần túy triết học, bỏ tất cả những chuyện tranh cãi, vận động và với điều kiện là nhà tu dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự giác và chỉ có những ngời tự nguyện gia nhập, thì tôi luôn luôn nhìn tập thể nhà tu đó với một sự chú ý nghiêm chỉnh và kính cẩn về vài phương diện. Ở đâu có sự sống chung là có công xã; và ở đâu có công xã là có công quyền. Nhà tu là sản phẩm của công thức: bình đẳng, bác ái. Chao ôi! Tự do sao mà vĩ đại thế! Ôi! Sự biến hóa huy hoàng biết bao! Chỉ cần Tự do là đủ để biến nhà tu thành một chính thể cộng hòa.
Ta hãy bàn tiếp:
Những người đàn ông ấy, những người đàn bà ấy, sống bên trong bốn bức tường này, họ mặc quần áo len thô, họ bình đẳng, họ gọi nhau là “anh em”. Hay lắm. Nhưng họ còn làm cái gì khác nữa chứ?
Phải.
Cái gì?
Họ nhìn ngắm bóng tối. Họ quỳ gối xuống. Họ chắp tay lại.
Thế là nghĩa gì?
V
SỰ CẦU NGUYỆN
Họ cầu nguyện.
Cầu nguyện ai?
Chúa Trời.
Cầu nguyện Chúa Trời. Cầu ấy có ý nghĩa gì?
Có cái vô biên ở ngoài chúng ta không? Cái vô biên ấy có phải là nhất thể không, có tự nó tồn tại không. Có vĩnh cửu không? Có phải nhất định nó có thể chất bởi vì nó là vô biên và nếu nó thiếu thể chát thì nó bị giới hạn ở đấy? Có phải nhất định nó có trí tuệ bởi vì nó là vô biên và nếu nó thiếu trí tuệ thì nó bị giới hạn ở đấy? Cái vô biên ấy có gọi trong đầu óc ta ý niệm bản chất, trong khi ta chỉ cho ta có ý niệm hiện tồn thôi không? Nói cách khác, có phải nó là cái tuyệt đối mà ta là cái tương đối của cái tuyệt đối ấy?
Trong khi có cái vô biên ở ngoài chúng ta, có một cái vô biên ở trong chúng ta không? Hai cái vô biên ấy (ôi, cái số nhiều kinh khủng) có chồng khít lên nhau không? Cái vô biên thứ hai có phải nằm liền sát dưới cái vô biên thứ nhất không? Nó có phải là tấm gương, phản ảnh, tiếng vang, vực thẳm đồng tâm của một cái vực thẳm khác không? Cái vô biên thứ hai là trí tuệ như cái vô biên thứ nhất không? Nó có tư duy không? Nó có yêu không? Nó có ý chí không? Nếu cả hai cái vô biên đều có trí tuệ, mỗi cái đều có một cái nguyên tố tự quyết và có một cái “tôi” trong cái vô biên ở trên cũng như một cái “tôi” trong cái vô biên tầng dưới: cái “tôi” tầng dưới là linh hồn, cái “tôi” tầng trên là Chúa. Thông qua tư duy, làm cho cái vô biên tầng dưới tiếp xúc với cái vô biên tầng trên, thế là cầu nguyện.
Ta đừng tước đi của trí tuệ con người một cái gì cả… Hủy bỏ đi là không tốt! Phải cải tạo và cải biến. Có những năng khiếu của con người hướng về Cõi vô tri: tư duy, mơ mộng, cầu nguyện. Cõi vô tri là đại dương. Lương tri con người là cái gì? Là địa bàn trong Cõi vô tri. Tư duy, mơ mộng, cầu nguyện, đó là những tia huyền bí. Hãy tôn trọng những tia ấy. Những tia huy hoàngấy của linh hồn đi tới đâu? Tới bóng tối, nghĩa là tới ánh sáng.
Cái vĩ đại của chế độ dân chủ là không phủ định, không phủ nhận cái gì của nhân loại. Bên cạnh quyền Người, ít ra có quyền của Linh hồn.
Chà đạp những tín ngưỡng cuồng điên và tôn sùng vô biên, đó là luật đời. Chúng ta không tự giới hạn chúng ta ở việc quỳ gối trước cái gốc cây “Tạo hóa” và chiêm ngưỡng những cành lá mênh mông, đầy tinh tú của nó. Chúng ta có một bổn phận: rèn cặp linh hồn con người bảo vệ cái huyền bí chống cái “phép màu”, tôn thờ cái điều ta không thể hiểu và gạt bỏ cái vô lý, chỉ thừa nhận là không thể lý giải được cái gì cần thiết, làm cho tín ngưỡng trở nên lành mạnh, dọn sạch hết mê tín dị đoan chồng chất lên tôn giáo. Tóm lại bắt sâu cho cây của Chúa.
VI
CẦU NGUYỆN LÀ MỘT ĐIỀU HAY TUYỆT ĐỐI
Còn cách thức cầu nguyện, mọi cách thức đều tốt quý hồ là chân thành. Có thể mở ngược sách nhưng hãy đi vào vô biên.
Chúng ta biết là có một thứ triết học phủ nhận cái vô biên. Cũng có một thứ triết học, xếp vào loại bệnh tật, phủ nhận mặt trời, cái triết học ấy tên gọi là mù.
Đem một giác quan ta không có dựng lên thành một nguồn chân lý, chỉ người mù mới có cái tự tin lạ lùng ấy. Kỳ lạ là cái triết học mò ấy lại lấy những dáng điệu kiêu ngạo, trịnh trọng và thương hại người ta, khi đứng trước cái triết học nhìn thấy Chúa. Người ta tưởng như nghe thấy một con chuột chũi kêu to: “Ôi! Thương hại thay bọn họ với cái mặt trời của họ”.
Chúng ta biết có những nhà triết học vô thần nổi tiếng và có uy thế mạnh. Những con người này, nhờ cái sức mạnh tư duy của họ đã trở lại được với chân lý. Thực ra họ cũng chưa tin hẳn họ là vô thần. Đối với họ cũng cần chỉ là một vấn đề định nghĩa và trong tất cả mọi trường hợp, nếu họ không tin Chúa, vì họ là những trí tuệ lớn, thì chính họ chứng minh là họ có Chúa.
Chúng ta nghiêng mình chào họ là những nhà triết học nhưng vẫn phê bình nghiêm khắc triết học của họ.
Ta hãy bàn tiếp.
Điều đáng phục nữa là họ dùng ngôn ngữ một cách rất tùy tiện. Một trường phái triết học phương Bắc, cũng hơi bị sương mù bao phủ, đã tưởng làm được một cuộc cách mạng trong sự hiểu biết của con người, bằng việc thay từ Sức mạnh bằng từ Ý muốn.
Nói rằng: cái cây muốn mà không nói cái cây lớn lên, điều đó có vẻ như là sáng tạo phong phú thật nếu người ta nói thêm: Vũ trụ muốn. Vì sao? Bởi vì có thể rút ra điều này: cái cây muốn như thế nghĩa là cái cây có một “cái tôi”, vũ trụ muốn, vậy thì có một Chúa.
Còn chúng tôi, khác hẳn với trường phái này, chúng tôi không gạt bỏ cái gì trước khi cân nhắc, đối với chúng tôi thì việc nhận là cái cây có ý chí, như trường phái ấy thừa nhận, còn khó hơn là nhận rằng vũ trụ có một ý chí, điều mà trường phái ấy phủ nhận.
Phủ nhận ý chí của vô biên, nghĩa là Chúa, điều này chỉ có thể ý niệm được với điều kiện là phủ nhận cái vô biên. Chúng tôi đã chứng minh điều đó.
Sự phủ nhận vô biên đã dẫn thẳng tới chủ nghĩa hư không. Tất cả trở thành một “khái niệm của trí tuệ”.
Với chủ nghĩa hư không thì không thể bàn luận gì được. Bởi vì người theo chủ nghĩa hư không không tin rằng người đối thoại của mình có thực và cũng không dám chắc chắn là mình có thực nữa.
Theo quan điểm ấy thì rất có thể rằng chính bản thân người ấy, đối với người ấy, cũng chỉ là một “khái niệm của trí tuệ của người ấy” mà thôi!
Chỉ có một điều là người ấy không nhận ra rằng tất cả những điều người ấy phủ nhận thì người ấy lại thừa nhận gọn một cách trọn vẹn, bởi vì người ấy đã nêu lên cái danh dự “trí tuệ”.
Nói tóm lại, không có một con đường nào mở ra cho tư tưởng, trong một thứ triết học đưa tất cả mọi vấn đề đến một chữ độc âm: - Không.
Đối với chữ không ấy, chỉ có một tiếng trả lời: - Có.
Chủ nghĩa hư không không có tác dụng gì.
Không có hư không. Con số “không” không có - Tất cả đều là một cái gì đó. Chẳng có cái gì lại không phải là gì cả. Con người sống bằng khẳng định hơn là sống bằng “bánh mì”.
Nhìn ra và vạch rõ, cả như thế cũng chưa đủ. Triết học phải là một năng lực. Nỗ lực và kết quả của nó là cải thiện con người. Xôcrat phải nhập vào Ađam và sản sinh ra Mác Oren. Nói cách khác là từ con người của phúc hạnh phải làm nảy ra con người của sự hiểu biết. Phải đổi vườn Eden thành Lixê (Eden: vườn hạnh phúc, trong Kinh thánh, nơi Chúa Trời đã cho giáng sinh người đàn ông đầu tiên Ađam và người đàn bà đầu tiên Evơ; Lycde: nơi nhà triết học Hy lạp Aristote đến giảng dạy cho môn đồ ở thành Athènes)? Khoa học phải là một liều thuốc bổ. Hưởng thụ, ôi mục đích buồn thay và khát vọng yếu đuối thay! Con thú lo hưởng thụ. Tư duy, đó là thắng lợi thực sự của linh hồn. Đưa tư duy cho con người đang khát, trao cái khái niệm Chúa cho tất cả mọi người như một chất rượu bổ, làm cho lương tri và khoa học hòa hợp như anh em trong tâm hồn họ, làm cho họ trở nên nhân nên chính, bởi vì sự đối chiếu huyền bí ấy, đó mới là nhiệm vụ của triết học thực sự. Luân lý là sự khai hoa của những chân lý. Chiêm duy dẫn đến hành động. Cái tuyệt đối phải có tác dụng thực tế. Lý tưởng phải là cái gì thở được, uống được và ăn được cho trí tuệ con người. Chính lý tưởng mới có quyền nói: “Hãy ăn đi! Đây là thịt của ta, đây là máu của ta”. Hiểu biết là một sự giao cảm thiêng liêng. Chỉ với điều kiện ấy nó mới không còn là một sự yêu say khoa học khô khan không kết quả, để trở nên một phương thức duy nhất và cao đẹp tập hợp, đoàn kết loài người và từ một triết học trở thành một tôn giáo.
Triết học không nên là cái bao lơn, dựng trên huyền bí để nhìn vào huyền bí cho thoải mái, không có tác dụng gì khác hơn là tạo thuận lợi cho tính tò mò.
Về phần chúng tôi, chúng tôi chờ một dịp khác sẽ tiếp tục phát triển tư tưởng của chúng tôi. Chúng tôi chỉ giới hạn ở điểm là chúng tôi không quan niệm con người là một khởi điểm, tiến bộ là mục đích nếu thiếu hai cái sức mạnh này là hai động lực: tin và yêu.
Tiến bộ là mục đích, lý tưởng là điển hình.
Lý tưởng là gì? Là Chúa.
Lý tưởng, Tuyệt đối, Hoành chỉnh, Vô biên: những từ đồng nhất.
VII
PHẢI THẬN TRỌNG KHI CẢNH CÁO
Lịch sử và Triết học có những bổn phận muôn đời, đồng thời cũng là những bổn phận giản dị: đả kích Caiphơ giám mục, Đơracông quan tòa, Tơrimanxion nhà lập pháp, Tiberơ hoàng đế; điều đó rõ ràng, trực tiếp và trong suốt, không có một chút bóng tối nào. Nhưng cái quyền sống riêng biệt, với tất cả những trở ngại và lạm hành của nó, cần được xét nhận và kiêng nể. Chế độ nhà tu là một vấn đề của con người.
Khi nói đến những nhà tu, những nơi trú ngụ của lầm lỗi, nhưng cũng là của thơ ngây trong trắng, của sai lạc nhưng cũng là của thiện chí, của ngu dốt nhưng cũng là của tinh thần tận tụy hy sinh, của hình phạt nhưng cũng là của tinh thần tử vì đạo, hầu như lúc nào cũng phải tỏ rõ tán thành hay phản đối.
Một nhà tu là một sự mâu thuẫn. Mục đích là cứu vớt, biện pháp lại là hy sinh. Nhà tu là sự ích kỷ tối cao dẫn tới sự nhẫn nhục tối sao. “Thoái vị để trị vì” hình như là châm ngôn của chế độ nhà tu.
Ở nhà tu kín người ta chịu đựng đau khổ để hưởng thụ, người ta ký một hối phiếu về cái chết. Người ta chiết khấu ánh sáng trên thiên đường bằng đêm tối dưới mặt đất. Ở nhà tu ta chịu đựng địa ngục để sớm lên thiên đường.
Nhận phủ màn che mặt hoặc áo khoác nhà tu là một sự tự sát được trả giá với một cuộc sống vĩnh viễn.
Chúng tôi nghĩ rằng đối với một vấn đề như thế, sự chế giễu không thích hợp chút nào. Tất cả ở đây đều là vấn đề nghiêm chỉnh, cái tốt cũng như cái xấu.
Người chính trực có thể cau mày nhưng không bao giờ mỉm nụ cười nhạo báng. Giận dữ ở đây có thể hiểu được, nhạo báng thì không.
VIII
LÒNG TIN, KỶ LUẬT
Xin nói thêm vài lời.
Chúng ta phê phán, kết án nhà thờ, khi nhà thờ đầy những mưu đồ ám muội; chúng ta khinh bỉ cái tinh thần còn ham say thế tục, nhưng ở đâu chúng ta cũng kính trọng con người suy tưởng.
Chúng tôi cúi chào con người quỳ gối cầu nguyện. Một lòng tin, đó là cái cần thiết cho con người. Tai họa cho ai không tin tưởng cái gì.
Không phải là vô công rồi nghề khi người ta tư lự. Có cái lao động trông thấy và cái lao động không trông thấy.
Chiêm duy là cày đất, tư duy là hành động. Khoanh tay cũng là lao động, chắp tay là hành động. Ngước nhìn trời cao là một sự nghiệp.
Talexơ bốn năm ngồi im. Ông đã xây dựng nền triết học.
Đối với chúng tôi tu sĩ không phải là những kẻ vô công rồi nghề và người ẩn dật không phải là những kẻ lười biếng.
Suy nghĩ về bóng tối là một điều nghiêm chỉnh. Không phủ nhận một điều gì những cái chúng tôi vừa nói, chúng tôi nghĩ rằng luôn luôn nhớ tới nấm mồ là một điều cần thiết đối với người sống. Về điểm này vị linh mục và nhà triết học, nhất trí với nhau. Con người phải chết. Viện trưởng dòng Torapơ đã trả lời đích đáng Oraxơ (Dòng Torapơ: dòng tu hết sức khổ hạnh, thế kỷ 12; Horace: nhà thơ La Mã thế kỷ 1 trước công nguyên làm những bài thơ tươi vui ca ngợi hạnh phúc sống).
Để cho cái chết luôn luôn ít nhiều có mặt trong cuộc sống là kỷ luật của con người hiền triết và cũng là kỷ luật của người khổ hạnh. Về mặt này người tu khổ hạnh và nhà hiền triết gặp nhau.
Có sự lớn mạnh thể chất. Chúng ta muốn có sự lớn mạnh ấy. Cũng có sự cao cả tâm hồn. Chúng ta thiết tha với sự cao cả ấy.
Những người không suy nghĩ và nông nổi nói:
- Cần gì đến những bộ mặt bất động ấy bên phía tín điều: họ dùng làm gì? Họ làm được gì?
Than ôi! Đứng trước cái bóng tối bao bọc chúng ta và chờ đón chúng ta, không biết được sự phân tán mênh mông kia sẽ làm chúng ta thành cái gì, chúng ta trả lời: Có lẽ không có sự nghiệp nào cao cả hơn sự nghiệp của các linh hồn ấy. Và chúng ta nói thêm: có lẽ không có việc làm nào có ích hơn.
Phải có những con người luôn luôn cầu nguyện cho những con người không cầu nguyện bao giờ.
Đối với chúng tôi, vấn đề là có bao nhiêu tư duy hòa vào cầu nguyện.
Lephiđơ cầu nguyện, cái đó vĩ đại. Vônte tôn sùng, cái đó là đẹp: Đeo orexti Voltare (Vônte đã làm Chúa xúc động).
Chúng tôi là những người cho những bài truyền đạo là nghèo nàn và tin ở tính cao cả của cầu nguyện.
Vả lại trong cái giờ phút mà chúng ta đang trải qua lúc này, giờ phút may thay sẽ không để lại hình dáng của nó trong thế kỷ XIX, trong cái giờ mà bao nhiêu người trán cúi thấp tâm hồn không vươn cao, giữa bao nhiêu người lấy hưởng thụ làm đạo lý và luôn luôn bận rộn vì những cái nhất thời và quái dạng của vật chất, bất cứ ai lẩn tránh cuộc đời đều đáng kính. Nhà tu là một sự tự nguyện từ chối hưởng thụ. Hy sinh vì một mục đích sai lầm cũng vẫn là hy sinh. Làm bổn phận thì dù bổn phận đó có là một sai lầm cũng vẫn có cái vĩ đại nhất định.
Cứ xoay quanh chân lý, nhận xét một cách vô tư và triệt để tất cả mọi phương diện, ta phải thấy rằng nhà tu, nhìn riêng bản thân nó và trên lý tưởng, nhất là nhà tu nữ - vì trong xã hội chúng ta người phụ nữ phải chịu đau khổ nhất và trong cái cảnh tù đầy của nó, có hàm một sự phản kháng - nhà tu nữ có một vẻ uy nghiêm nào đó, không thể bàn cãi được.
Cuộc sống giam cầm khắc nghiệt và ảm đạm đến như thế, như chúng ta vừa mô tả một vài đoạn, không phải là sự sống nữa vì không phải là tự do; nó không phải là nấm mồ vì không phải là cảnh viên mãn tối hậu; nó là một nơi kỳ lạ, từ đó người ta nhìn thấy, như đứng trên một ngọn núi cao, một bên cái vực thẳm ta đang sống, một bên cái vực thẳm ta đang sống, một bên cái vực thẳm ta sẽ ở sau này; nó là cái ranh giới nhỏ hẹp, mờ sương chia cách hai thế giới, cái ranh giới vừa được chiếu sáng, vừa bị che tối vì cả hai cái thế giới ấy, ở đấy, ánh sáng yếu ớt của cuộc sống hòa lẫn với những tia lờ mờ của cái chết; đó là nơi trnah tối tranh sáng cạnh mồ.
Về phần chúng tôi, chúng tôi không tin tưởng những điều mà các người phụ nữ đó tin tưởng, như họ, chúng tôi cũng sống với tín ngưỡng, chúng tôi không bao giờ không cảm thấy trong lòng một thứ ghê sợ thiêng liêng trìu mến, một niềm thương hại pha lẫn thèm muốn khi chúng tôi nghĩ đến những con người cúc cung tận tụy ấy, những con người vừa run sợ, vừa tin cậy, những linh hồn thấp bé và oai nghiêm, dám sống trên bờ của huyền bí, trong sự chờ đợi giữa cuộc đời đã đóng kín và cửa trời chưa mở, quay về một cái ánh sáng không trông thấy, chỉ được có cái hạnh phúc là nghĩ rằng họ biết họ đang ở đâu, khao khát mong đợi vực thẳm và huyền bí, mắt đăm đăm nhìn vào bóng tối, yên lặng, quỳ gối, say mê, rung động cả tâm thần, đôi khi như được thấy luồng gió sâu xa của vĩnh cửu nhấc bổng người lên.
Bình luận facebook