Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 34
QUYỂN VIII: HẬU QUẢ
I
ÔNG MAĐƠLEN NHÌN TÓC MÌNH Ở CÁI GƯƠNG NÀO
Trời vừa hửng sáng. Phăngtin sốt và trằn trọc suốt đêm, nhưng trong mơ chập chờn toàn những cảnh sung sướng. Đến sáng chị mới ngủ yên. Bà xơ Xempơlit chăm sóc cho chị cả đêm, bây giờ mới lựa được lúc chị ngủ để đi pha một liều thuốc canh-ki-na nữa. Bà ở trong phòng thuốc của bệnh xá một lúc lâu, loay hoay với những thuốc, những chai. Mọi vật buổi sớm còn mờ mờ, phải nhìn sát mới trông rõ. Bỗng bà quay đầu lại và khẽ kêu lên. Ông Mađơlen vừa lẳng lặng đi vào đứng sững ngay trước mặt bà. Bà kêu lên:
- Ông thị trưởng đấy à?
Ông ta hỏi khẽ:
- Bệnh tình chị ấy ra sao?
- Bây giờ thì đã khá. Đã có lúc chúng tôi ngại quá đấy!
Bà kể lại cho ông nghe, hôm qua Phăngtin đã nguy lắm, nhưng nay lại đỡ nhiều vì chị ta tưởng ông đi Môngphécmây tìm con bé của chị. Bà xơ không dám hỏi thẳng ông, nhưng cứ nhìn dáng điệu ông, bà ta cũng biết ngay không phải ông ở đấy về.
Ông bảo:
- Thế cũng được. Bà cứ để chị ta tin như thế là phải.
- Vâng, nhưng thưa ông, bây giờ chị ta sẽ được gặp ông mà lại chưa được thấy con thì chúng tôi biết nói với chị ta thế nào?
Ông trầm ngâm một lúc rồi bảo:
- Có Chúa sẽ mách bảo cho ta.
Bà xơ thì thầm trong miệng:
- Nhưng lẽ đâu lại đi nói dối.
Trong phòng sáng hẳn lên. Ánh sáng chiếu thẳng vào mặt ông Mađơlen. Bà xơ vô tình nhìn lên thấy rõ. Bà kêu:
- Trời ơi! Thưa ông, ông làm sao thế? Tóc ông bạc trắng cả.
- Bạc trắng à!
Bà xơ không có gương soi. Bà lục trong túi đựng đồ vặt, lấy ra một chiếc kính nhỏ thầy thuốc vẫn dùng để thử xem người hấp hối đã tắt thở chưa. Ông Mađơlen cầm miếng kính giơ lên soi đầu và bảo: ờ nhỉ!
Ông lơ đãng nói thế, tâm trí như còn đang nghĩ đâu đâu. Bà xơ lạnh cả người, cảm thấy có sự gì lạ lùng mới xảy ra. Ông lại hỏi:
- Tôi vào thăm chị ta được không?
Bà xơ rụt rè hỏi gặng:
- Thế ông thị trưởng không cho đón đứa con về cho mẹ nó sao?
- Có chứ, nhưng phải chờ vài ba hôm nữa.
Bà khẽ nói:
- Thế thì từ hôm nay đến hôm ấy đừng để chị ta gặp ông thị trưởng, chị ta sẽ không biết rằng ông thị trưởng đã về. Như thế dễ bào chị ta dằn lòng đợi. Khi đứa bé đã về rồi, thì chị ta yên trí là ông thị trưởng đã đi đón nó thực. Như vậy ta không phải nói dối.
Ông có vẻ suy nghĩ một lát rồi ôn tồn và nghiêm nghị bảo:
- Bà xơ ạ, không được. Tôi cần gặp chị ta ngay. Có lẽ tôi vội.
Hình như bà xơ không chú ý đến hai tiếng “có lẽ” nó làm cho lời nói của ông thị trưởng khó hiểu và lạ lùng. Bà cúi đầu cung kính đáp:
- Nếu vậy thì chị ta đang ngủ, nhưng ông thị trưởng cứ vào cũng được.
Ông nhắc bà xơ chú ý đến cánh cửa mở không được tốt, tiếng cọt kẹt có thể làm cho người ốm đang ngủ phải giật mình, rồi đi vào phòng của Phăngtin, đến gần chỗ chị nằm và vén màn lên. Chị đang ngủ. Hơi thở khò khè đặc biệt của bệnh phổi nghe rất thương tâm. Bà mẹ nào có con mang chứng nan y ấy mà ban đêm thức nhìn con ngủ, tất phải não lòng với tiếng khò khè bi đát ấy. Chị thở khó khăn thế mà nét mặt vẫn tươi tỉnh lắm, trông khác hẳn lúc thức. Màu da xanh xao hóa trắng phau, hai má đỏ hồng. Hai hàng lông mi dài và ánh như tơ vàng là chút nhan sắc cuối cùng còn rớt lại của thời hoa niên trinh bạch. Hai mắt vẫn nhắm mà hàng mi cứ mấp máy. Toàn thân của chị khe khẽ rung như có đôi cánh đang vỗ nhè nhẹ và sắp bay bổng lên mang chị theo đi; đôi cánh vô hình mắt không trông thấy nhưng lòng ta cảm thấy rõ ràng. Nhìn vẻ người chị, chẳng ai dám bảo đó là một người bệnh đã đến lúc gần tuyệt vọng. Chị sắp cất cánh đi chứ không phải là sắp chết…
Khi có bàn tay lại gần và hái hoa thì cành cây dường rung rung nửa như lẩn tránh, nửa như hiến dâng. Thân thể con người hình như cũng có chút rung rinh ấy khi những ngón tay huyền bí của tử thần sắp hái linh hồn để đem đi.
Ông Mađơlen đứng lặng yên bên giường một lúc lâu, hết nhìn người bệnh lại nhìn lên cây thánh giá, y như lúc hai tháng trước đây, ông đến thăm chị lầm đầu tiên trong phòng này. Hôm nay trong phòng cũng vẫn hai con người ấy, trông cùng một dáng điệu như hôm xưa: chị thì ngủ, ông thì cầu nguyện. Có điều trong hai tháng vừa qua, tóc chị trở nên hoa râm và đầu ông đã thành bạc trắng.
Bà xơ không theo ông vào. Ông đứng bên giường, ngón tay để lên miệng như ra hiệu cho một người nào khác im tiếng.
Phăngtin chợt mở mắt nhìn thấy ông. Chị mỉm cười bình tĩnh hỏi:
- Côdét đâu?
II
PHĂNGTIN SUNG SƯỚNG
Chị không tỏ vẻ ngạc nhiên hay vui mừng. Cả người chị là hiện thân của vui mừng. Chị chỉ hỏi một câu: “Côdét đâu?” Nhưng giọng chị tin tưởng sâu xa chắc chắn vô cùng, không lộ một mảy may lo âu ngờ vực, làm cho ông Mađơlen không biết nói sao. Chị lại bảo:
- Tôi biết ngay là ông đứng đấy. Tôi ngủ nhưng vẫn trông thấy ông. Tôi trông thấy ông từ lâu rồi. Tôi nhìn theo ông suốt đêm. Ông đứng giữa một ánh hào quang và chung quanh ông có đủ mọi thứ thiên thần.
Ông nhìn lên cây thánh giá. Chị lại tiếp:
- Nhưng mà, Côdét đâu hở ông? Sao ông không đặt nó vào giường cho tôi để thức dậy tôi thấy nó ngay?
Ông lơ đãng trả lời một câu gì đó, về sau cũng không nhớ ra là mình đã nói gì.
May sao ông thầy thuốc được tin báo cũng vừa tới. Ông này đỡ lời hộ ông thị trưởng.
- Chị cứ nằm yên, còn cháu bé kia rồi.
Mắt Phăngtin sáng ngời, vẻ mặt rạng rỡ hẳn lên. Chị chắp hai tay lại với cái dáng điệu một người cầu khẩn thiết tha và dịu dàng nhất:
- Ồ! Ẵm cháu đến đây cho tôi.
Cảm động thay cái ảo tưởng của lòng mẹ! Chị vẫn cho là Côdét còn bé nhỏ phải ẵm đến. Ông thầy thuốc lại bảo:
- Chưa được. Hãy khoan đã. Chị còn hơi sốt đấy. Trông thấy cháu chị lại xúc động và ốm thêm. Chờ khỏi bệnh đã.
Chị cáu kỉnh ngắt lời:
- Tôi khỏi rồi cơ mà! Tôi bảo là tôi khỏi rồi! Con khỉ, cái nhà ông này! Ơ kìa! Tôi muốn gặp ngay con tôi mà.
- Đấy, có phải thế không, chị lại nóng nảy lên rồi. Chị mà chưa giữ được bình tĩnh thì tôi nhất định chưa cho gặp con vội. Không phải chỉ cốt trông thấy mặt con, mà còn phải sống để nuôi con nữa chứ. Bao giờ chị biết điều hơn, tôi sẽ tự tay dẫn nó vào với chị.
Người mẹ đáng thương ấy cúi đầu phục tùng:
- Thưa y sĩ, xin ông tha lỗi cho tôi. Tôi thành thực mong ông thứ lỗi cho tôi. Trước kia có bao giờ tôi dám nói như thế đâu. Đắng cay nhiều quá rồi, nên có đôi khi tôi nói càn mà không biết mình đã nói gì. Tôi hiểu rồi, ông sợ tôi xúc động quá chứ gì. Tôi đợi đến bao giờ cũng được, nhưng tôi xin thề với ông là có được gặp mặt con tôi thì tôi cũng không làm sao đâu. Tôi đã trông thấy cháu rồi. Từ chiều tối hôm qua tới giờ, tôi không rời mắt nhìn theo nó. Ông ạ, giá có mang cháu đến cho tôi bây giờ, tôi cũng chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện cháu thôi. Có gì đâu. Đã cất công đến tận Môngphécmây đón cháu về cho tôi thì lẽ tất nhiên là tôi muốn được gặp nó ngay chứ sao? Tôi không nổi nóng đâu. Tôi biết là tôi sắp được sung sướng lắm. Cả đêm tôi mơ thấy những bóng trắng và những người mỉm cười với tôi. Khi nào y sĩ muốn dẫn con Côdét đến cho tôi gặp cũng được. Tôi không còn sốt nữa, tôi khỏi rồi cơ mà. Tôi cảm thấy trong mình chẳng còn bệnh tật gì nữa, nhưng tôi vẫn cứ phải làm như tôi còn ốm và phải nằm yên để chiều lòng các bà xơ ở đây. Bao giờ các bà ấy thấy tôi thật yên tĩnh, các bà chắc sẽ bảo: cho đứa bé vào với mẹ nó được rồi.
Ông Mađơlen ngồi xuống chiếc ghế đặt cạnh giường. Phăngtin quay mặt về phía ông. Rõ ràng là chị cố gắng làm ra vẻ bình tĩnh và “ngoan ngoãn” như chị nói, để cho mọi người thấy rằng chị đã bình tĩnh rồi thì không còn làm khó dễ nữa mà cho chị được gặp mặt con. Trong lúc ốm yếu người ta thường sinh ra trẻ con như thế. Chị muốn cố gắng nằm yên nhưng không khỏi hỏi ông Mađơlen hàng trăm câu hỏi.
- Thế nào, ông thị trưởng đi đường có được bình yên không? Thực là nhân đức quá, cái việc ông đi đón cháu về cho tôi, ông thị trưởng ạ. Xin ông cho tôi biết qua cháu nó thế nào? Cháu đi đường có mệt lắm không? Tội nghiệp! Chắc cháu chả nhận ra được tôi đâu. Đã bao lâu rồi còn gì! Khốn nạn, chắc cháu quên rồi! Trẻ em chóng quên lắm. Như loài chim ấy. Nay thấy thế này, mai thấy thế khác, chẳng lưu tâm đến một cái gì. Quần áo cháu có đủ mặc không? Cánh Tênácđiê có tắm rửa cho cháu sạch sẽ không? Chả biết họ cho ăn uống ra sao? Chao ôi! Trong cảnh bần hàn, mỗi khi tôi nghĩ đến những điều ấy thì lòng tôi đau như xé ông ạ! Giờ thì hết rồi. Tôi sung sướng quá! Trời ơi! Tôi muốn thấy con tôi quá! Ông thị trưởng ơi! Ông thấy cháu nó có xinh không? Nó trông xinh lắm có phải không ông? Đi đường ngồi xe chắc lạnh lắm! Có thể cho tôi gặp nó một lát thôi không? Rồi lại ẵm nó ra ngay mà. Ông là chủ nhân ở đây, ông cho phép nhé, nhé!
Ông cầm lấy tay Phăngtin:
- Côdét xinh lắm. Côdét khỏe mạnh. Rồi chị sẽ được thấy nó, hãy cứ bình tĩnh. Chị nói nhiều quá, lại thò cả tay ra ngoài giường, rồi lại ho đấy.
Thực vậy, chị vừa nói vừa ho rũ rượi.
Chị nằm yên, sợ nằn nì mãi thêm hỏng việc. Chị đang muốn mọi người tin ở chị. Và chị bắt sang những chuyện bâng quơ:
- Làng Môngphécmây cũng xinh đấy chứ? Mùa hè đến đấy chơi được. Vợ chồng nhà Tênácđiê làm ăn có khá không nhỉ? Xứ ấy khách qua lại cũng chẳng nhiều gì. Quán cơm nhà ấy cũng là loại tồi thôi.
Ông Mađơlen vẫn nắm lấy bàn tay chị và nhìn chị, lo lắng. Ông đến thăm chị để nói những điều mà bây giờ đây ông lại băn khoăn không nỡ nói ra. Ông thầy thuốc thăm bệnh xong đã về, chỉ còn bà xơ Xempơlit ở lại trong phòng với hai người thôi.
Giữa cảnh tĩnh mịch ấy, bỗng Phăngtin reo lên:
- Tôi nghe thấy tiếng nó rồi! Trời ơi! Tôi nghe thấy tiếng nó rồi!
Chị giơ tay ra hiệu để mọi người yên lặng, cố nín thở và lắng tai nghe, có vẻ khoái chí lắm.
Bấy giờ có một đứa trẻ đang chơi ở ngoài sân, con của bà gác cổng hay của một người thợ nào đó. Cũng là một sự tình cờ như vẫn thường hay xảy ra, do một bàn tay huyền bí cố tình xếp đặt trong những trường hợp bi thảm như vậy. Đứa bé, một em gái đi đi lại lại, chạy nhảy cho ấm, vừa cười vừa hát véo von. Chao ôi! Còn có chuyện gì mà trò chơi trẻ con không xen vào? Chính Phăngtin đã nghe thấy con bé ấy đang hát.
- Trời ơi! Con Côdét nhà tôi! Tôi nhận ra được tiếng nó mà!
Đứa bé chợt đến gần rồi lại chợt đi ra xa, tiếng nó nhỏ dần.
Phăngtin cố nghe một lúc nữa rồi mặt sa sầm xuống và ông Mađơlen thấy chị lẩm bẩm:
- Cái ông thầy thuốc này tai ác làm sao, không cho ta được nhìn thấy con ta! Mặt mũi ông ấy gì mà đáng ghét thế!
Nhưng rồi những ý nghĩ vui vẻ trở lại. Chị ngả đầu xuống gối lẩm bẩm một mình:
- Giờ thì mẹ con ta sắp được sung sướng rồi! Ta sẽ có một cái vườn nhỏ trước hết! Ông Mađơlen đã hứa như thế mà. Con ta chơi đùa ở ngoài vườn. Nó chắc thuộc mặt chữ rồi, ta sẽ bắt nó đánh vần. Nó tha hồ mà đuổi bắt bướm trong cỏ. Ta ngồi nhìn nó chạy chơi. Rồi nó sẽ chịu lễ lần đầu. Ừ nhỉ! Bao giờ thì nó chịu lễ lần đầu?
Chị giơ ngón tay ra đếm:
- “…Một, hai, ba, bốn… nó lên bảy. Còn năm năm nữa. Nó sẽ trùm khăn trắng, đi tất có rua, trông ra vẻ tiểu thư rồi. Bà xơ ơi, tôi rõ thật lẩn thẩn, bây giờ mà tôi đã nghĩ đến chuyện con gái tôi chịu lễ lần đầu rồi đấy!”
Và chị bật cười.
Ông Mađơlen đã buông tay chị ra. Ông lẳng lặng nghe chị nói như nghe tiếng gió thoảng, mắt nhìn xuống đất, tâm trí đang theo đuổi những ý nghĩ vô cùng tận. Bỗng chị ngừng bặt, làm ông cũng chợt ngẩng lên. Trông mặt chị có vẻ sợ hãi ghê gớm.
Chị không nói nữa, không thở nữa, chống tay nghểnh dậy. Cái vai gầy guộc trật ra ngoài áo. Nét mặt lúc nãy còn hớn hở giờ thì tái mét. Hai con mắt thao láo, khủng khiếp, nhìn thẳng về đằng trước, phía cuối phòng, như có cái gì ghê sợ lắm. Ông vội hỏi:
- Trời ơi! Sao thế hở Phăngtin?
Chị không trả lời, mắt vẫn trân trân nhìn ra đằng trước, một tay nắm lấy tay ông, một tay ra hiệu cho ông nhìn lại phía sau.
Ông quay lại và trông thấy Giave.
III
GIAVE ĐẮC Ý
Đầu đuôi câu chuyện như thế này.
Ông Mađơlen vừa bước ra khỏi phòng xử án tòa Đại hình thì đồng hồ đánh mười hai giờ rưỡi. Ông về đến nhà trọ vừa kịp đáp chuyến xe thư ông đã giữ chỗ trước. Ông tới nhà lúc gần sáu giờ sáng. Việc trước tiên là đem gửi ngay phong thư cho nhà ngân hàng Laphít, rồi ông đến nhà thương thăm Phăngtin.
Lúc ông vừa ra khỏi phòng xử án Đại hình thì ông công tố cũng vừa qua cái phút kinh ngạc ban đầu. Ông lại lên tiếng phàn nàn cho cái cử chỉ điên cuồng của ông thị trưởng đáng kính của thành phố Môngtơrơi Xuya Me mà ông tuyên bố là nhận định của ông vẫn không có gì thay đổi. Cái việc xảy ra mới rồi sẽ xét sau. Bây giờ thì xin hãy kết tội tên SăngMáchiơ này đã và chính thật nó là Giăng Vangiăng. Sự cố chấp của ông công tố rõ ràng là trái hẳn với ý kiến chung của công chúng, của các quan tòa và các ông hội thẩm. Luật sư không phải khó nhọc gì mà cũng bác bỏ được lời cáo trạng ấy. Luật sư chỉ dựa vào lời phát giác của ông Mađơlen, tức là tên Giăng Vangiăng, để chứng tỏ rằng việc này đã thành đảo ngược hết rồi. Đứng trước tòa bây giờ chỉ là một người vô tội. Luật sư cũng rút ra từ sự việc này một vài kết luận hùng hồn nhưng sáo cũ về những lầm lẫn của tòa án. Viên Chánh án, trong lời tóm tắt thẩm kết, cũng đồng ý với luật sư và chỉ trong vài phút, tòa tuyên án tha bổng cho SăngMáchiơ.
Nhưng viên công tố cần phải có một tên Giăng Vangiăng, nên không còn SăngMáchiơ thì ông cho bắt Mađơlen.
Ngay sau khi tha tên SăngMáchiơ, ông công tố và ông Chánh án hội ý với nhau về “sự cần thiết phải cho đi bắt ngay ông thị trưởng thành phố Môngtơrơi Xuya Me”. Câu này là do tự tay ông viết trên bản nháp báo cáo gửi lên trên. Ông Chánh án, sau phút xúc động ban đầu, cũng không có ý kiến gì trở ngại. Dù sao pháp luật cũng phải theo con đường của nó. Với lại, nói cho cùng, ông Chán h án dù là người tốt bụng và khá thông minh đấy, nhưng ông còn là một nhà bảo hoàng khá vững vàng và khá hăng, cho nên ông thấy khó chịu khi ông thị trưởng Môngtơrơi Xuya Me nhắc đến cuộc đổ bộ ở Can, lại nói là Hoàng đế chứ không gọi là Bônapác.
Thế là trát truy nã được gởi ngay đi. Ông công tố sai riêng một người phóng ngựa một mạch đi Môngtơrơi giao cho viên thanh tra Giave.
Trên kia đã nói Giave khai xong ở tòa thì về ngay Môngtơrơi. Y vừa thức dậy thì người ta đem trát truy nã và áp giải cũng vừa tới. Người này vốn là một tên cảnh sát lành nghề, chỉ cần vài câu là đủ cho Giave biết rõ việc vừa xảy ra ở Arát. Tờ trát truy nã có chữ ký của ông công tố, viết như sau: “Thanh tra Giave phải bắt cho được tên Mađơlen thị trưởng Môngtơrơi, tên ấy tại phiên tòa hôm nay đã được nhận ra chính là tên tù khổ sai Giăng Vangiăng đi đày được tha về”.
Ai không quen biết Giave mà lại gặp hắn đang đi vào hành lang nhà thương lúc bấy giờ thì không thể đoán ra được đã xảy ra việc gì, vì trông hắn vẫn ung dung như mọi ngày. Hắn lạnh lùng, bình tĩnh, nghiêm trang, mái tóc hoa râm chải thật mượt tận hai thái dương. Hắn cứ thói quen thong thả bước lên thang gác. Nhưng ai đã biết rõ tâm tính hắn và nhận xét kỹ hắn lúc ấy hẳn phải giật mình. Cái đai cổ áo bằng da, đáng lẽ đóng ở đằng sau gáy lại trẹo về phía tai trái. Điều đó chứng tỏ hắn đang bối rối phi thường. Giave có một cá tính đặc biệt, không bao giờ có sự thất thố trong nhiệm vụ, cũng như không bao giờ để có nếp nhăn trên bộ y phục cảnh sát, rất nguyên tắc đối với bọn độc ác cũng như rất tề chỉnh đối với bộ quần áo. Thế mà hôm ấy hắn đóng cúc cổ áo cẩu thả như vậy, thì thế nào trong bụng hắn phải có điều gì xúc động ghê gớm lắm, có thể gọi được là một cơn động đất ngầm vậy.
Hắn đi một mình, khi qua bót canh gần đấy, hắn lấy theo một viên cai và bốn tên lính, nhưng để cả bọn đứng lại ở dưới sân. Hắn hỏi mụ gác cổng buồng nằm của Phăngtin. Mụ này không nghi ngờ gì cả vì vẫn thường quen thấy có lính tráng đến hỏi ông thị trưởng.
Đến phòng Phơrăngxoa, Giave vặn chìa khóa, đẩy cửa nhẹ nhàng như một người hộ lý hay một tên chó săn, rồi bước vào.
Nói cho đúng thì hắn không bước vào. Hắn đứng sững ở giữa cái cửa hé mở, đầu đội mũ, tay trái thu vào trong chiếc áo ngoài đóng khuy đến tận cằm. Chỗ khuỷu tay nom rõ cái chuôi bằng chì của cây gậy to tướng thu ở sau áo. Hắn đứng yên như vậy một lúc mà không ai biết. Bỗng Phăngtin nhìn lên trông thấy và ra hiệu cho ông Mađơlen quay đầu lại.
Vừa lúc cái nhìn của ông Mađơlen bắt gặp cái nhìn của Giave, thì hắn không nhúc nhích, không cử động, không bước tới mà trông hắn vô cùng dữ tợn. Không một tình cảm nào của con người lại có thể trở nên ghê gớm như sự vui mừng.
Đó là cái mặt của tên quỷ sứ vừa mới túm lại được kẻ bị nó ám. Chắc chắn phen này bắt được đúng Giăng Vangiăng. Điều đó làm hiện rõ lên nét mặt hắn tất cả ý nghĩ hắn ấp ủ trong lòng. Khuấy nước, bùn vẩn lên trên là thế. Hắn lấy làm nhục đã để gần mất dấu và trong chốc lát lại đi nhận nhầm phải tên SăngMáchiơ. Bây giờ thì cái bẽ bàng ấy đã xóa nhòa trước sự kiêu hãnh cho là mình đã đoán đúng và đã có từ lâu một linh cảm không sai.
Cái vẻ đắc ý của Giave lộ liễu trong dáng điệu nghênh ngang của hắn. Trên cái trán hẹp của hắn loáng lên hình thù kỳ dị của sự chiến thắng. Cái bộ mặt mãn nguyện ấy phơi bày tất cả cái gì ghê tởm nhất.
Lúc này Giave sung sướng như được lên tiên. Hắn không hiểu được thật rõ ràng nhưng nhờ trực giác cũng cảm thấy mơ hồ vai trò cần thiết của mình và sự thắng lợi mình vừa thu được. Hắn, Giave, hắn là hiện thân của công lý, của ánh sáng, của chân lý, những cái này có nhiệm vụ thiêng liêng tiêu diệt các thứ tội lỗi. Đằng sau hắn, chung quanh hắn là uy quyền, là lẽ phải, sự việc đã phán xét, là trách nhiệm của pháp luật, là yêu cầu trừng phạt của xã hội nhưng vì sao như ở một cõi nào hết sức sâu thẳm. Hắn là kẻ bảo vệ trật tự, hắn là nước đem sấm sét của pháp luật trả thù cho xã hội, giúp việc đắc lực cho tuyệt đối. Người hắn như có ánh hào quang bao quanh. Trong chiến thắng của hắn hình như còn chút ít thách thức và chiến đấu. Hắn đứng đó, kiêu hãnh, rạng rỡ, phơi bày lên nền trời xanh cái vẻ ác thú phi thường của một thiên thần hung ác. Công việc hắn làm có thêm một cái bóng đáng sợ, nó làm hiện rõ cái gươm rực lửa của xã hội trên nắm tay khép chặt của hắn. Vừa sung sướng vừa giận dữ, hắn giày dưới gót chân mình tội ác, tật xấu, sự nổi loạn, sự trụy lạc, tất cả xấu xa của địa ngục. Hắn tiêu diệt, hắn mỉm cười, hắn hớn hở, hắn là một thánh Misen quái đản, nhưng rõ ràng là cao cả.
Giave đáng kinh hãi thật nhưng không có gì bần tiện.
Tính ngay thẳng, chân thật, lòng trong trắng, tin tưởng, tinh thần trách nhiệm, là những cái hễ lầm đường, có thể xấu xa thật, nhưng dù xấu xa cũng vẫn cao cả. Sự cao cả đó là đặc tính của lương tâm, nên dù rơi vào sai lầm ghê rợn cũng vẫn còn. Đó là những đức tốt đẹp chỉ có một vết xấu là lầm đường. Trong nỗi vui chính đáng nhưng nhẫn tâm của một tên cuồng tín đang nhúng tay vào một việc tàn bạo, vẫn giữ được vẻ rạng rỡ, đáng kính mặc dù có thê thảm.
Chắc hẳn Giave không ngờ! Trong niềm hạnh phúc dễ sợ của hắn quả thật hắn chỉ là một thằng đáng thương như mọi thằng ngu dốt khác mà thôi. Không gì xót xa và dễ sợ bằng bộ mặt trên đó bày rõ điều mà người ta có thể gọi là tất cả cái xấu xa của cái tốt.
I
ÔNG MAĐƠLEN NHÌN TÓC MÌNH Ở CÁI GƯƠNG NÀO
Trời vừa hửng sáng. Phăngtin sốt và trằn trọc suốt đêm, nhưng trong mơ chập chờn toàn những cảnh sung sướng. Đến sáng chị mới ngủ yên. Bà xơ Xempơlit chăm sóc cho chị cả đêm, bây giờ mới lựa được lúc chị ngủ để đi pha một liều thuốc canh-ki-na nữa. Bà ở trong phòng thuốc của bệnh xá một lúc lâu, loay hoay với những thuốc, những chai. Mọi vật buổi sớm còn mờ mờ, phải nhìn sát mới trông rõ. Bỗng bà quay đầu lại và khẽ kêu lên. Ông Mađơlen vừa lẳng lặng đi vào đứng sững ngay trước mặt bà. Bà kêu lên:
- Ông thị trưởng đấy à?
Ông ta hỏi khẽ:
- Bệnh tình chị ấy ra sao?
- Bây giờ thì đã khá. Đã có lúc chúng tôi ngại quá đấy!
Bà kể lại cho ông nghe, hôm qua Phăngtin đã nguy lắm, nhưng nay lại đỡ nhiều vì chị ta tưởng ông đi Môngphécmây tìm con bé của chị. Bà xơ không dám hỏi thẳng ông, nhưng cứ nhìn dáng điệu ông, bà ta cũng biết ngay không phải ông ở đấy về.
Ông bảo:
- Thế cũng được. Bà cứ để chị ta tin như thế là phải.
- Vâng, nhưng thưa ông, bây giờ chị ta sẽ được gặp ông mà lại chưa được thấy con thì chúng tôi biết nói với chị ta thế nào?
Ông trầm ngâm một lúc rồi bảo:
- Có Chúa sẽ mách bảo cho ta.
Bà xơ thì thầm trong miệng:
- Nhưng lẽ đâu lại đi nói dối.
Trong phòng sáng hẳn lên. Ánh sáng chiếu thẳng vào mặt ông Mađơlen. Bà xơ vô tình nhìn lên thấy rõ. Bà kêu:
- Trời ơi! Thưa ông, ông làm sao thế? Tóc ông bạc trắng cả.
- Bạc trắng à!
Bà xơ không có gương soi. Bà lục trong túi đựng đồ vặt, lấy ra một chiếc kính nhỏ thầy thuốc vẫn dùng để thử xem người hấp hối đã tắt thở chưa. Ông Mađơlen cầm miếng kính giơ lên soi đầu và bảo: ờ nhỉ!
Ông lơ đãng nói thế, tâm trí như còn đang nghĩ đâu đâu. Bà xơ lạnh cả người, cảm thấy có sự gì lạ lùng mới xảy ra. Ông lại hỏi:
- Tôi vào thăm chị ta được không?
Bà xơ rụt rè hỏi gặng:
- Thế ông thị trưởng không cho đón đứa con về cho mẹ nó sao?
- Có chứ, nhưng phải chờ vài ba hôm nữa.
Bà khẽ nói:
- Thế thì từ hôm nay đến hôm ấy đừng để chị ta gặp ông thị trưởng, chị ta sẽ không biết rằng ông thị trưởng đã về. Như thế dễ bào chị ta dằn lòng đợi. Khi đứa bé đã về rồi, thì chị ta yên trí là ông thị trưởng đã đi đón nó thực. Như vậy ta không phải nói dối.
Ông có vẻ suy nghĩ một lát rồi ôn tồn và nghiêm nghị bảo:
- Bà xơ ạ, không được. Tôi cần gặp chị ta ngay. Có lẽ tôi vội.
Hình như bà xơ không chú ý đến hai tiếng “có lẽ” nó làm cho lời nói của ông thị trưởng khó hiểu và lạ lùng. Bà cúi đầu cung kính đáp:
- Nếu vậy thì chị ta đang ngủ, nhưng ông thị trưởng cứ vào cũng được.
Ông nhắc bà xơ chú ý đến cánh cửa mở không được tốt, tiếng cọt kẹt có thể làm cho người ốm đang ngủ phải giật mình, rồi đi vào phòng của Phăngtin, đến gần chỗ chị nằm và vén màn lên. Chị đang ngủ. Hơi thở khò khè đặc biệt của bệnh phổi nghe rất thương tâm. Bà mẹ nào có con mang chứng nan y ấy mà ban đêm thức nhìn con ngủ, tất phải não lòng với tiếng khò khè bi đát ấy. Chị thở khó khăn thế mà nét mặt vẫn tươi tỉnh lắm, trông khác hẳn lúc thức. Màu da xanh xao hóa trắng phau, hai má đỏ hồng. Hai hàng lông mi dài và ánh như tơ vàng là chút nhan sắc cuối cùng còn rớt lại của thời hoa niên trinh bạch. Hai mắt vẫn nhắm mà hàng mi cứ mấp máy. Toàn thân của chị khe khẽ rung như có đôi cánh đang vỗ nhè nhẹ và sắp bay bổng lên mang chị theo đi; đôi cánh vô hình mắt không trông thấy nhưng lòng ta cảm thấy rõ ràng. Nhìn vẻ người chị, chẳng ai dám bảo đó là một người bệnh đã đến lúc gần tuyệt vọng. Chị sắp cất cánh đi chứ không phải là sắp chết…
Khi có bàn tay lại gần và hái hoa thì cành cây dường rung rung nửa như lẩn tránh, nửa như hiến dâng. Thân thể con người hình như cũng có chút rung rinh ấy khi những ngón tay huyền bí của tử thần sắp hái linh hồn để đem đi.
Ông Mađơlen đứng lặng yên bên giường một lúc lâu, hết nhìn người bệnh lại nhìn lên cây thánh giá, y như lúc hai tháng trước đây, ông đến thăm chị lầm đầu tiên trong phòng này. Hôm nay trong phòng cũng vẫn hai con người ấy, trông cùng một dáng điệu như hôm xưa: chị thì ngủ, ông thì cầu nguyện. Có điều trong hai tháng vừa qua, tóc chị trở nên hoa râm và đầu ông đã thành bạc trắng.
Bà xơ không theo ông vào. Ông đứng bên giường, ngón tay để lên miệng như ra hiệu cho một người nào khác im tiếng.
Phăngtin chợt mở mắt nhìn thấy ông. Chị mỉm cười bình tĩnh hỏi:
- Côdét đâu?
II
PHĂNGTIN SUNG SƯỚNG
Chị không tỏ vẻ ngạc nhiên hay vui mừng. Cả người chị là hiện thân của vui mừng. Chị chỉ hỏi một câu: “Côdét đâu?” Nhưng giọng chị tin tưởng sâu xa chắc chắn vô cùng, không lộ một mảy may lo âu ngờ vực, làm cho ông Mađơlen không biết nói sao. Chị lại bảo:
- Tôi biết ngay là ông đứng đấy. Tôi ngủ nhưng vẫn trông thấy ông. Tôi trông thấy ông từ lâu rồi. Tôi nhìn theo ông suốt đêm. Ông đứng giữa một ánh hào quang và chung quanh ông có đủ mọi thứ thiên thần.
Ông nhìn lên cây thánh giá. Chị lại tiếp:
- Nhưng mà, Côdét đâu hở ông? Sao ông không đặt nó vào giường cho tôi để thức dậy tôi thấy nó ngay?
Ông lơ đãng trả lời một câu gì đó, về sau cũng không nhớ ra là mình đã nói gì.
May sao ông thầy thuốc được tin báo cũng vừa tới. Ông này đỡ lời hộ ông thị trưởng.
- Chị cứ nằm yên, còn cháu bé kia rồi.
Mắt Phăngtin sáng ngời, vẻ mặt rạng rỡ hẳn lên. Chị chắp hai tay lại với cái dáng điệu một người cầu khẩn thiết tha và dịu dàng nhất:
- Ồ! Ẵm cháu đến đây cho tôi.
Cảm động thay cái ảo tưởng của lòng mẹ! Chị vẫn cho là Côdét còn bé nhỏ phải ẵm đến. Ông thầy thuốc lại bảo:
- Chưa được. Hãy khoan đã. Chị còn hơi sốt đấy. Trông thấy cháu chị lại xúc động và ốm thêm. Chờ khỏi bệnh đã.
Chị cáu kỉnh ngắt lời:
- Tôi khỏi rồi cơ mà! Tôi bảo là tôi khỏi rồi! Con khỉ, cái nhà ông này! Ơ kìa! Tôi muốn gặp ngay con tôi mà.
- Đấy, có phải thế không, chị lại nóng nảy lên rồi. Chị mà chưa giữ được bình tĩnh thì tôi nhất định chưa cho gặp con vội. Không phải chỉ cốt trông thấy mặt con, mà còn phải sống để nuôi con nữa chứ. Bao giờ chị biết điều hơn, tôi sẽ tự tay dẫn nó vào với chị.
Người mẹ đáng thương ấy cúi đầu phục tùng:
- Thưa y sĩ, xin ông tha lỗi cho tôi. Tôi thành thực mong ông thứ lỗi cho tôi. Trước kia có bao giờ tôi dám nói như thế đâu. Đắng cay nhiều quá rồi, nên có đôi khi tôi nói càn mà không biết mình đã nói gì. Tôi hiểu rồi, ông sợ tôi xúc động quá chứ gì. Tôi đợi đến bao giờ cũng được, nhưng tôi xin thề với ông là có được gặp mặt con tôi thì tôi cũng không làm sao đâu. Tôi đã trông thấy cháu rồi. Từ chiều tối hôm qua tới giờ, tôi không rời mắt nhìn theo nó. Ông ạ, giá có mang cháu đến cho tôi bây giờ, tôi cũng chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện cháu thôi. Có gì đâu. Đã cất công đến tận Môngphécmây đón cháu về cho tôi thì lẽ tất nhiên là tôi muốn được gặp nó ngay chứ sao? Tôi không nổi nóng đâu. Tôi biết là tôi sắp được sung sướng lắm. Cả đêm tôi mơ thấy những bóng trắng và những người mỉm cười với tôi. Khi nào y sĩ muốn dẫn con Côdét đến cho tôi gặp cũng được. Tôi không còn sốt nữa, tôi khỏi rồi cơ mà. Tôi cảm thấy trong mình chẳng còn bệnh tật gì nữa, nhưng tôi vẫn cứ phải làm như tôi còn ốm và phải nằm yên để chiều lòng các bà xơ ở đây. Bao giờ các bà ấy thấy tôi thật yên tĩnh, các bà chắc sẽ bảo: cho đứa bé vào với mẹ nó được rồi.
Ông Mađơlen ngồi xuống chiếc ghế đặt cạnh giường. Phăngtin quay mặt về phía ông. Rõ ràng là chị cố gắng làm ra vẻ bình tĩnh và “ngoan ngoãn” như chị nói, để cho mọi người thấy rằng chị đã bình tĩnh rồi thì không còn làm khó dễ nữa mà cho chị được gặp mặt con. Trong lúc ốm yếu người ta thường sinh ra trẻ con như thế. Chị muốn cố gắng nằm yên nhưng không khỏi hỏi ông Mađơlen hàng trăm câu hỏi.
- Thế nào, ông thị trưởng đi đường có được bình yên không? Thực là nhân đức quá, cái việc ông đi đón cháu về cho tôi, ông thị trưởng ạ. Xin ông cho tôi biết qua cháu nó thế nào? Cháu đi đường có mệt lắm không? Tội nghiệp! Chắc cháu chả nhận ra được tôi đâu. Đã bao lâu rồi còn gì! Khốn nạn, chắc cháu quên rồi! Trẻ em chóng quên lắm. Như loài chim ấy. Nay thấy thế này, mai thấy thế khác, chẳng lưu tâm đến một cái gì. Quần áo cháu có đủ mặc không? Cánh Tênácđiê có tắm rửa cho cháu sạch sẽ không? Chả biết họ cho ăn uống ra sao? Chao ôi! Trong cảnh bần hàn, mỗi khi tôi nghĩ đến những điều ấy thì lòng tôi đau như xé ông ạ! Giờ thì hết rồi. Tôi sung sướng quá! Trời ơi! Tôi muốn thấy con tôi quá! Ông thị trưởng ơi! Ông thấy cháu nó có xinh không? Nó trông xinh lắm có phải không ông? Đi đường ngồi xe chắc lạnh lắm! Có thể cho tôi gặp nó một lát thôi không? Rồi lại ẵm nó ra ngay mà. Ông là chủ nhân ở đây, ông cho phép nhé, nhé!
Ông cầm lấy tay Phăngtin:
- Côdét xinh lắm. Côdét khỏe mạnh. Rồi chị sẽ được thấy nó, hãy cứ bình tĩnh. Chị nói nhiều quá, lại thò cả tay ra ngoài giường, rồi lại ho đấy.
Thực vậy, chị vừa nói vừa ho rũ rượi.
Chị nằm yên, sợ nằn nì mãi thêm hỏng việc. Chị đang muốn mọi người tin ở chị. Và chị bắt sang những chuyện bâng quơ:
- Làng Môngphécmây cũng xinh đấy chứ? Mùa hè đến đấy chơi được. Vợ chồng nhà Tênácđiê làm ăn có khá không nhỉ? Xứ ấy khách qua lại cũng chẳng nhiều gì. Quán cơm nhà ấy cũng là loại tồi thôi.
Ông Mađơlen vẫn nắm lấy bàn tay chị và nhìn chị, lo lắng. Ông đến thăm chị để nói những điều mà bây giờ đây ông lại băn khoăn không nỡ nói ra. Ông thầy thuốc thăm bệnh xong đã về, chỉ còn bà xơ Xempơlit ở lại trong phòng với hai người thôi.
Giữa cảnh tĩnh mịch ấy, bỗng Phăngtin reo lên:
- Tôi nghe thấy tiếng nó rồi! Trời ơi! Tôi nghe thấy tiếng nó rồi!
Chị giơ tay ra hiệu để mọi người yên lặng, cố nín thở và lắng tai nghe, có vẻ khoái chí lắm.
Bấy giờ có một đứa trẻ đang chơi ở ngoài sân, con của bà gác cổng hay của một người thợ nào đó. Cũng là một sự tình cờ như vẫn thường hay xảy ra, do một bàn tay huyền bí cố tình xếp đặt trong những trường hợp bi thảm như vậy. Đứa bé, một em gái đi đi lại lại, chạy nhảy cho ấm, vừa cười vừa hát véo von. Chao ôi! Còn có chuyện gì mà trò chơi trẻ con không xen vào? Chính Phăngtin đã nghe thấy con bé ấy đang hát.
- Trời ơi! Con Côdét nhà tôi! Tôi nhận ra được tiếng nó mà!
Đứa bé chợt đến gần rồi lại chợt đi ra xa, tiếng nó nhỏ dần.
Phăngtin cố nghe một lúc nữa rồi mặt sa sầm xuống và ông Mađơlen thấy chị lẩm bẩm:
- Cái ông thầy thuốc này tai ác làm sao, không cho ta được nhìn thấy con ta! Mặt mũi ông ấy gì mà đáng ghét thế!
Nhưng rồi những ý nghĩ vui vẻ trở lại. Chị ngả đầu xuống gối lẩm bẩm một mình:
- Giờ thì mẹ con ta sắp được sung sướng rồi! Ta sẽ có một cái vườn nhỏ trước hết! Ông Mađơlen đã hứa như thế mà. Con ta chơi đùa ở ngoài vườn. Nó chắc thuộc mặt chữ rồi, ta sẽ bắt nó đánh vần. Nó tha hồ mà đuổi bắt bướm trong cỏ. Ta ngồi nhìn nó chạy chơi. Rồi nó sẽ chịu lễ lần đầu. Ừ nhỉ! Bao giờ thì nó chịu lễ lần đầu?
Chị giơ ngón tay ra đếm:
- “…Một, hai, ba, bốn… nó lên bảy. Còn năm năm nữa. Nó sẽ trùm khăn trắng, đi tất có rua, trông ra vẻ tiểu thư rồi. Bà xơ ơi, tôi rõ thật lẩn thẩn, bây giờ mà tôi đã nghĩ đến chuyện con gái tôi chịu lễ lần đầu rồi đấy!”
Và chị bật cười.
Ông Mađơlen đã buông tay chị ra. Ông lẳng lặng nghe chị nói như nghe tiếng gió thoảng, mắt nhìn xuống đất, tâm trí đang theo đuổi những ý nghĩ vô cùng tận. Bỗng chị ngừng bặt, làm ông cũng chợt ngẩng lên. Trông mặt chị có vẻ sợ hãi ghê gớm.
Chị không nói nữa, không thở nữa, chống tay nghểnh dậy. Cái vai gầy guộc trật ra ngoài áo. Nét mặt lúc nãy còn hớn hở giờ thì tái mét. Hai con mắt thao láo, khủng khiếp, nhìn thẳng về đằng trước, phía cuối phòng, như có cái gì ghê sợ lắm. Ông vội hỏi:
- Trời ơi! Sao thế hở Phăngtin?
Chị không trả lời, mắt vẫn trân trân nhìn ra đằng trước, một tay nắm lấy tay ông, một tay ra hiệu cho ông nhìn lại phía sau.
Ông quay lại và trông thấy Giave.
III
GIAVE ĐẮC Ý
Đầu đuôi câu chuyện như thế này.
Ông Mađơlen vừa bước ra khỏi phòng xử án tòa Đại hình thì đồng hồ đánh mười hai giờ rưỡi. Ông về đến nhà trọ vừa kịp đáp chuyến xe thư ông đã giữ chỗ trước. Ông tới nhà lúc gần sáu giờ sáng. Việc trước tiên là đem gửi ngay phong thư cho nhà ngân hàng Laphít, rồi ông đến nhà thương thăm Phăngtin.
Lúc ông vừa ra khỏi phòng xử án Đại hình thì ông công tố cũng vừa qua cái phút kinh ngạc ban đầu. Ông lại lên tiếng phàn nàn cho cái cử chỉ điên cuồng của ông thị trưởng đáng kính của thành phố Môngtơrơi Xuya Me mà ông tuyên bố là nhận định của ông vẫn không có gì thay đổi. Cái việc xảy ra mới rồi sẽ xét sau. Bây giờ thì xin hãy kết tội tên SăngMáchiơ này đã và chính thật nó là Giăng Vangiăng. Sự cố chấp của ông công tố rõ ràng là trái hẳn với ý kiến chung của công chúng, của các quan tòa và các ông hội thẩm. Luật sư không phải khó nhọc gì mà cũng bác bỏ được lời cáo trạng ấy. Luật sư chỉ dựa vào lời phát giác của ông Mađơlen, tức là tên Giăng Vangiăng, để chứng tỏ rằng việc này đã thành đảo ngược hết rồi. Đứng trước tòa bây giờ chỉ là một người vô tội. Luật sư cũng rút ra từ sự việc này một vài kết luận hùng hồn nhưng sáo cũ về những lầm lẫn của tòa án. Viên Chánh án, trong lời tóm tắt thẩm kết, cũng đồng ý với luật sư và chỉ trong vài phút, tòa tuyên án tha bổng cho SăngMáchiơ.
Nhưng viên công tố cần phải có một tên Giăng Vangiăng, nên không còn SăngMáchiơ thì ông cho bắt Mađơlen.
Ngay sau khi tha tên SăngMáchiơ, ông công tố và ông Chánh án hội ý với nhau về “sự cần thiết phải cho đi bắt ngay ông thị trưởng thành phố Môngtơrơi Xuya Me”. Câu này là do tự tay ông viết trên bản nháp báo cáo gửi lên trên. Ông Chánh án, sau phút xúc động ban đầu, cũng không có ý kiến gì trở ngại. Dù sao pháp luật cũng phải theo con đường của nó. Với lại, nói cho cùng, ông Chán h án dù là người tốt bụng và khá thông minh đấy, nhưng ông còn là một nhà bảo hoàng khá vững vàng và khá hăng, cho nên ông thấy khó chịu khi ông thị trưởng Môngtơrơi Xuya Me nhắc đến cuộc đổ bộ ở Can, lại nói là Hoàng đế chứ không gọi là Bônapác.
Thế là trát truy nã được gởi ngay đi. Ông công tố sai riêng một người phóng ngựa một mạch đi Môngtơrơi giao cho viên thanh tra Giave.
Trên kia đã nói Giave khai xong ở tòa thì về ngay Môngtơrơi. Y vừa thức dậy thì người ta đem trát truy nã và áp giải cũng vừa tới. Người này vốn là một tên cảnh sát lành nghề, chỉ cần vài câu là đủ cho Giave biết rõ việc vừa xảy ra ở Arát. Tờ trát truy nã có chữ ký của ông công tố, viết như sau: “Thanh tra Giave phải bắt cho được tên Mađơlen thị trưởng Môngtơrơi, tên ấy tại phiên tòa hôm nay đã được nhận ra chính là tên tù khổ sai Giăng Vangiăng đi đày được tha về”.
Ai không quen biết Giave mà lại gặp hắn đang đi vào hành lang nhà thương lúc bấy giờ thì không thể đoán ra được đã xảy ra việc gì, vì trông hắn vẫn ung dung như mọi ngày. Hắn lạnh lùng, bình tĩnh, nghiêm trang, mái tóc hoa râm chải thật mượt tận hai thái dương. Hắn cứ thói quen thong thả bước lên thang gác. Nhưng ai đã biết rõ tâm tính hắn và nhận xét kỹ hắn lúc ấy hẳn phải giật mình. Cái đai cổ áo bằng da, đáng lẽ đóng ở đằng sau gáy lại trẹo về phía tai trái. Điều đó chứng tỏ hắn đang bối rối phi thường. Giave có một cá tính đặc biệt, không bao giờ có sự thất thố trong nhiệm vụ, cũng như không bao giờ để có nếp nhăn trên bộ y phục cảnh sát, rất nguyên tắc đối với bọn độc ác cũng như rất tề chỉnh đối với bộ quần áo. Thế mà hôm ấy hắn đóng cúc cổ áo cẩu thả như vậy, thì thế nào trong bụng hắn phải có điều gì xúc động ghê gớm lắm, có thể gọi được là một cơn động đất ngầm vậy.
Hắn đi một mình, khi qua bót canh gần đấy, hắn lấy theo một viên cai và bốn tên lính, nhưng để cả bọn đứng lại ở dưới sân. Hắn hỏi mụ gác cổng buồng nằm của Phăngtin. Mụ này không nghi ngờ gì cả vì vẫn thường quen thấy có lính tráng đến hỏi ông thị trưởng.
Đến phòng Phơrăngxoa, Giave vặn chìa khóa, đẩy cửa nhẹ nhàng như một người hộ lý hay một tên chó săn, rồi bước vào.
Nói cho đúng thì hắn không bước vào. Hắn đứng sững ở giữa cái cửa hé mở, đầu đội mũ, tay trái thu vào trong chiếc áo ngoài đóng khuy đến tận cằm. Chỗ khuỷu tay nom rõ cái chuôi bằng chì của cây gậy to tướng thu ở sau áo. Hắn đứng yên như vậy một lúc mà không ai biết. Bỗng Phăngtin nhìn lên trông thấy và ra hiệu cho ông Mađơlen quay đầu lại.
Vừa lúc cái nhìn của ông Mađơlen bắt gặp cái nhìn của Giave, thì hắn không nhúc nhích, không cử động, không bước tới mà trông hắn vô cùng dữ tợn. Không một tình cảm nào của con người lại có thể trở nên ghê gớm như sự vui mừng.
Đó là cái mặt của tên quỷ sứ vừa mới túm lại được kẻ bị nó ám. Chắc chắn phen này bắt được đúng Giăng Vangiăng. Điều đó làm hiện rõ lên nét mặt hắn tất cả ý nghĩ hắn ấp ủ trong lòng. Khuấy nước, bùn vẩn lên trên là thế. Hắn lấy làm nhục đã để gần mất dấu và trong chốc lát lại đi nhận nhầm phải tên SăngMáchiơ. Bây giờ thì cái bẽ bàng ấy đã xóa nhòa trước sự kiêu hãnh cho là mình đã đoán đúng và đã có từ lâu một linh cảm không sai.
Cái vẻ đắc ý của Giave lộ liễu trong dáng điệu nghênh ngang của hắn. Trên cái trán hẹp của hắn loáng lên hình thù kỳ dị của sự chiến thắng. Cái bộ mặt mãn nguyện ấy phơi bày tất cả cái gì ghê tởm nhất.
Lúc này Giave sung sướng như được lên tiên. Hắn không hiểu được thật rõ ràng nhưng nhờ trực giác cũng cảm thấy mơ hồ vai trò cần thiết của mình và sự thắng lợi mình vừa thu được. Hắn, Giave, hắn là hiện thân của công lý, của ánh sáng, của chân lý, những cái này có nhiệm vụ thiêng liêng tiêu diệt các thứ tội lỗi. Đằng sau hắn, chung quanh hắn là uy quyền, là lẽ phải, sự việc đã phán xét, là trách nhiệm của pháp luật, là yêu cầu trừng phạt của xã hội nhưng vì sao như ở một cõi nào hết sức sâu thẳm. Hắn là kẻ bảo vệ trật tự, hắn là nước đem sấm sét của pháp luật trả thù cho xã hội, giúp việc đắc lực cho tuyệt đối. Người hắn như có ánh hào quang bao quanh. Trong chiến thắng của hắn hình như còn chút ít thách thức và chiến đấu. Hắn đứng đó, kiêu hãnh, rạng rỡ, phơi bày lên nền trời xanh cái vẻ ác thú phi thường của một thiên thần hung ác. Công việc hắn làm có thêm một cái bóng đáng sợ, nó làm hiện rõ cái gươm rực lửa của xã hội trên nắm tay khép chặt của hắn. Vừa sung sướng vừa giận dữ, hắn giày dưới gót chân mình tội ác, tật xấu, sự nổi loạn, sự trụy lạc, tất cả xấu xa của địa ngục. Hắn tiêu diệt, hắn mỉm cười, hắn hớn hở, hắn là một thánh Misen quái đản, nhưng rõ ràng là cao cả.
Giave đáng kinh hãi thật nhưng không có gì bần tiện.
Tính ngay thẳng, chân thật, lòng trong trắng, tin tưởng, tinh thần trách nhiệm, là những cái hễ lầm đường, có thể xấu xa thật, nhưng dù xấu xa cũng vẫn cao cả. Sự cao cả đó là đặc tính của lương tâm, nên dù rơi vào sai lầm ghê rợn cũng vẫn còn. Đó là những đức tốt đẹp chỉ có một vết xấu là lầm đường. Trong nỗi vui chính đáng nhưng nhẫn tâm của một tên cuồng tín đang nhúng tay vào một việc tàn bạo, vẫn giữ được vẻ rạng rỡ, đáng kính mặc dù có thê thảm.
Chắc hẳn Giave không ngờ! Trong niềm hạnh phúc dễ sợ của hắn quả thật hắn chỉ là một thằng đáng thương như mọi thằng ngu dốt khác mà thôi. Không gì xót xa và dễ sợ bằng bộ mặt trên đó bày rõ điều mà người ta có thể gọi là tất cả cái xấu xa của cái tốt.